1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam. Nguyễn Hiền Phương chủ biên, Nguyễn Thị Kim Ngân (Phần 1)

206 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình luận về quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam
Tác giả PGS. TS. Nguyễn Hiền Phương, PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Ngân, TS. Đỗ Thị Dung, TS. Lê Thị Anh Đào, NCS. Nguyễn Thị Thu Hường, TS. Nguyễn Thị Tuyết Vân, ThS. Nguyễn Tiến Dũng, NCS. Đoàn Xuân Trường, CN. Huỳnh Phương Anh
Người hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hiền Phương
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Thể loại sách chuyên khảo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 206
Dung lượng 43,98 MB

Nội dung

Để giới thiệu với bạn đọc những quy định pháp luậi quế tế, cụ thể là Công ước quốc tế về quyển của người khuyết tật và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam trên cáclĩnh vực chủ yếu như giá

Trang 1

PGS TS NGUVEN HIEN PHƯƠNG

THEO CONG UOC qudc TẾ

VÀ THUC TRANG NỘI LUẬT HOA 6 VIỆT NAM

-‘cy 1Ä

Ea NHA XUẤT BAN CONG AN NHÂN DAN

Trang 2

PGS TS NGUVEN HIEN PHƯƠNG

(Chu bién)

_ BÌNH LUẬN

VE QUYEN CUA NGUOI KHUYẾT TAT

THEO CONG UOC QU0C TE

VA THUC TRANG NOI LUAT HOA 0 VIỆT NAM

NHA XUAT BAN CONG AN NHAN DAN

Trang 3

TẠP THẺ TÁC GIÁ

PGS TS Nguyễn Thị Kim NgânPGS TS Nguyễn Hiền Phương

TS Đỗ Thị Dung

TS Lê Thị Anh Đào

NCS Nguyễn Thị Thu Hường

TS Nguyễn Thị Tuyết Vân

ThS Nguyễn Tiến Dũng

NCS Đoàn Xuân Trường

CN Huỳnh Phương Anh

258-2021/CXBIPH/08-03/CAND

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Người khuyết tật với những đặc điểm riêng của mình

thường gặp phải những khó khăn trong việc thụ hưởngquyền trong các lĩnh vực của cuộc sống so với các đối tượng

khác Đảm bảo bình đẳng không phân biệt đối xử và thúc

đẩy thụ hưởng quyền của người khuyết tật không chỉ là

vấn để của riêng quốc gia tiến bộ nào mà đã trở thành vấn

đề toàn cầu trong điều chỉnh pháp luật

Một sự kiện lớn trong khuôn khổ quyền của người

khuyết tật là việc thông qua Công ước quốc tế về quyềncủa người khuyết tật (CRPR) (ngày 13/12/2006) của Đại

hội đồng Liên hợp quốc Có thể nói, Công ước CRPD được

coi như khung pháp lý quốc tế, trên cơ sở đó các quốc gia

phê chuẩn Công ưóc và nội luật hoá thực hiện nhằm đảm

bảo quyền cho người khuyết tật Tính đến năm 2020, trên

thế giới có 182 quốc gia đã tham gia phê chuẩn Công ước

này Việt Nam là một trong những quốc gia ngay từ đầu

đã có những động thái mạnh mẽ thể hiện thái độ và quan điểm của mình và chính thức phê chuẩn Công ước này vào

ngày 28/12/2014 Bằng Luật Người khuyết tật năm 2010

và một số văn bản liên quan Việt Nam đã thực hiện điều

chỉnh pháp luật quốc gia trong mối tương quan dam bao

sự tương thích và nâng cao hơn nữa quyền của ngườikhuyết tật trên mọi lĩnh vực Bên cạnh những thành công

đạt được, pháp luật hiện hành cũng như thực tiễn thực

3

Trang 5

hiện còn nhiều hạn chế cần được nghiên cứu nhằm đề ra

những kiến nghị, giải pháp hoàn thiện

Để giới thiệu với bạn đọc những quy định pháp luậi

quế tế, cụ thể là Công ước quốc tế về quyển của người

khuyết tật và thực trạng nội luật hoá ở Việt Nam trên cáclĩnh vực chủ yếu như giáo dục, y tế, trợ giúp xã hội, tiép cậncác dịch vụ xã hội cơ bản hay trong lao động, việc làm, tupháp Nhà Xuất bản Công an nhân dân xuất bản cuối

sách chuyên khảo “Bình luận về quyền của người

khuyết tật theo Công ước quốc tế và thực trạng nộiluật hoá ở Việt Nam’ Cuốn sách là kết quả nghiên cứu

của tập thể các giảng viên đại học và các chuyên gia có kinh

nghiệm giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực Luật Ngườikhuyết tật ở Việt Nam do PGS.TS Nguyễn Hiền Phương -Phó Viện trưởng Viện Luật so sánh Trường Đại học Luật

Ha Nội là chủ biên và chịu trách nhiệm về nội dung

Cuốn sách không chỉ cung cấp những vấn đề lý luận

về quyền của người khuyết tật mà còn bình luận chuyênsâu từng nội dung quyền trong các lĩnh vực của cuộc sống

từ tiếp cận so sánh, soi chiếu giữa quy định của Công ưócquốc tế về quyền của người khuyết tật và quy định pháp

luật quốc gia Những kết quả nghiên cứu của cuốn sách cógiá trị hữu ích trong hoạt động nghiên cứu, giảng dạy họctập và đặc biệt trong việc hoàn thiện pháp luật quốc giahướng tới sự tương thích với pháp luật quốc tế, ngày càng

nâng cao hơn nữa vị thế của người khuyết tật

Hy vọng cuốn sách sẽ luôn là tài liệu hữu ích với mỗibạn đọc!

Trân trọng giới thiệu!

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN

Trang 6

c „— CHUONG | |

MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VỀ NGƯỜI KHUYÊT TAT

VÀ QUYỀN CUA NGƯỜI KHUYET TAT

NCS Nguyễn Thị Thu Hường”

1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1.1 Khái niệm người khuyết tật

Khuyét tật là một hiện tượng đã, đang và sẽ tồn tại

như một rhần trong cuộc sống loài người Khuyết tật tạonên sự đa dạng cho tự nhiên và cộng đồng xã hội Nhà

nước, xã Oi và tất cả mọi người phải thừa nhận và tôn

trọng sự k¬ác biệt này.

Người khuyết tat (NKT) là người có sự khác biệt về

thể chất, tinh thần va họ gặp phải nhiều khó khăn trongcuộc sống so với người bình thường Để loại bỏ những bấtcông NKT gặp phải và tăng cường cơ hội bình đẳng cho họ

thì việc hiểu đúng thuật ngữ NKT là rất quan trong

Thuật ngữ NKT là một khái niệm dễ thay đổi, tuỳthuộc vào hoàn cảnh lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội khác

nhau mà ›ó những cách hiểu khác nhau Theo thời gian,

Trường Dei học Khoa học - Đại hoc Thái Nguyên

Trang 7

thuật ngữ NKT không chi thay đổi về hình thức (nói cáchkhác là thuật ngữ được sử dụng để mô tả tình trạngkhuyết tật) mà còn thay đổi về nội hàm của thuật ngũ

này Công ước về quyền của NKT năm 2006 ghi nhận

“thừa nhận rằng sự khuyết tật là một khái niệm luôn tiến

triển” Điều này được thể hiện rõ nét qua các văn bản của

Liên hợp quốc, văn kiện của Tổ chức Lao động quốc tê

(ILO) cũng như pháp luật của các quốc gia trên thế gidi

Thuật ngữ NKT trong pháp luật quốc tế có sự thay đổi

trong cách gọi chủ thể này Từ “handicapped”, “disabled

person” (người tàn tật) được thay thế bởi “people withdisabilities” (người khuyết tật) Thuật ngữ “handicap” có

lịch sử lâu hơn vì hồ sơ cho thấy rằng nó được sử dụng lần

đầu tiên vào những năm 1500 -1600 Mặt khác, khuyết tật(disability) có lịch sử ngắn hơn nó được thay thế thuật ngữ

tan tat (handicap) vào năm 1990)

Trong một số văn bản pháp lý quốc tế trước đây, thuật

ngữ “người tàn tật” được sử dung để chỉ NKT Trong

Tuyên ngôn về quyền của NKT được Đại hội đồng Liênhợp quốc thông qua ngày 09/12/1975 sử dụng thuật ngữ

“handicapped” Công ước Quyền trẻ em được Đại hội đồng

Liên hợp quốc phê chuẩn ngày 20/11/1989 sử dụng thuật

ngữ “trẻ em tàn tật” (disabled child) Trong văn ban cua

Tổ chức Lao động Quốc tế như Khuyến nghị số 99 về phục

hồi chức năng nghề nghiệp cho NKT năm 1955; Công ước

* Gene Balinggan (2019), “The difference between handicapped and

disabled”, Diference Between.

Trang 8

số 159 về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm choNKT năm 1983; Khuyến nghị số 168 về phục hồi chứcnăng nghề nghiệp và việc làm cho NKT năm 1983 đều sử

dụng thuật ngữ “disabled person” Đến ngày 13/12/2006

tại kỳ họp lần thứ 61 của Đại hội đồng Liên hợp quốc các

đại biểu đã nhất trí thông qua Công ước về Quyền của

người khuyết tật (CRPD) Công ước đã chính thức sử dụng

thuật ngữ “people with disabitity” (người khuyết tật)

Pháp luật Việt Nam quy định về NKT cũng có sự thay

đối theo thời gian Các vấn đề liên quan đến NKT được ghi

nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ trước chođến nay Vấn đề này được ghi nhận tại Điều 14 Hiến phápnăm 1946; Điều 32 Hiến pháp năm 1959; Điều 59, Điều

67, Điều 74 Hiến pháp năm 1992 đều sử dụng thuật ngữ

“người tàn tật” Một số văn bản khác như Pháp lệnh người

tàn tật năm 1998: Bộ luật Lao động năm 1994; Nghị định

số 81-CP ngày 23/11/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn

thi hành một số điều của BLLĐ về người tàn tật; Luật Bảo

vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 đều sử dụng thuật ngữ

“người tàn tật”; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

năm 1991; Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 sử

dụng thuật ngữ “trẻ em tàn tật” Thực ra cách gọi này là

phù hợp với các văn ban của Liên hợp quốc va ILO ở thời

điểm đó.

Đến năm 2001, Quốc hội ban hành Nghị quyết số

51/QH10 sửa đối, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm

1992, trong đó sửa doi Điều 59 dùng từ “khuyết tật” thay

cho từ “tàn tật” Sau này trong Hiến pháp 2013 và nhiều

7

Trang 9

luật chuyên ngành khác như Luật Người khuyết tật năm

2010; Bộ luật Lao động năm 2012; Luật Giao thông đường

bộ năm 2008; Luật Khám chữa bệnh năm 2009; Luật Thể dục thể thao năm 2006 đã thống nhất sử dụng thuật ngữ

“người khuyết tật”

Việc thay đổi cách sử dụng thuật ngữ “người khuyết

tật” thay thế “người tàn tật” có ý nghĩa rất quan trọng Bởi

từ “khuyết tật” thường mang sắc thái tốt hon từ “tàn tat”.

Từ “tàn” trong cụm từ “tàn tật” thường gợi đến hình ảnh

tiêu cực, tạo cảm giác không còn kha năng gì, không có

tương lai và điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lựcphấn đấu vượt lên hoàn cảnh khó khăn Còn từ “khuyết”

trong cụm từ “khuyết tật” mang ý nghĩa suy giảm chức

năng nhưng vẫn còn khả năng phục hồi và còn hy vọng

Việc các quốc gia sử dụng thuật ngữ “người khuyết tat” là

phù hợp với xu hướng chung hiện nay.

Pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia khi định

nghĩa NKT không chỉ thay đổi về mặt từ ngữ mà còn có sự

thay đổi về nội hàm của khái niệm Điều đó được thể hiện

rõ nét qua quy định trong các văn bản của Liên hợp quốc

từ xưa cho đến nay Theo Tuyên ngôn về quyền của NKTnăm 1975 của Đại Hội đồng Liên hợp quốc thì thuật ngữ

người tan tat (handicapped) là bat cứ người nào mà không

có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng

phần, những sự cần thiết của một số cá nhân bình thường

hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt bẩm sinh hay không bẩm sinh về những khả năng về thể chất hay tâm

thần của họ Quy tắc tiêu chuẩn về bình dang cơ hội cho

Trang 10

NKT do Đại Hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày

20/12/1993, thuật ngữ “khuyết tật” có nghĩa là mất hay

hạn chế cơ hội tham gia vào cuộc sống cộng đồng ở mức độ

bình dang với những người khác Nó miêu tả sự đối mặt

giữa NKT và môi trường Mục đích của thuật ngữ này là

nhấn mạnh vào những thiếu sót của môi trường và của

nhiều hoạt động có tổ chức của xã hội, ví dụ như, thông

tin, liên lạc và giáo dục, ngăn cản NKT tham gia một cách

bình đẳng Điều 1 Công ước Quốc tế về quyền NKT

(CRPD) năm 2006 của Liên hợp quốc quy định NKT bao

gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất,

tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với

những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham

gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình

đẳng với những người khác.

Trong một số văn ban của ILO cũng có sự quy địnhkhác nhau về thuật ngữ NKT Theo Khuyến nghị số 99của ILO về phục hồi chức năng nghề nghiệp cho NKT năm

1955 thì NKT có nghĩa là một cá nhân có triển vọng đảmbảo và duy trì việc làm phù hợp giảm đáng kể do suy yếu

về thể chất hoặc tinh thần Theo Công ước số 159 của ILO

về phục hồi chức năng lao động và việc làm cho NKT năm

1983, thuật ngữ NKT dùng để chỉ một cá nhân có triển

vọng bảo đảm, duy trì, thăng tiến trong công việc phù hợp

bị giảm đáng kể do sự suy yếu về thể chất hoặc tinh than

được công nhận hợp lệ Khuyến nghị số 168 của ILO về

phục hồi chức nang lao động và việc làm cho NKT 1983,

NKT chỉ một cá nhân mà khả năng có việc làm phù hợp,

B

Trang 11

trụ lâu dài với công việc đó và thăng tiến với nó bị giảm

sút đáng kể do hậu quả của một khiếm khuyết về thể chất

hoặc tâm thần được thừa nhận

Một số quốc gia trên thế giới cũng có định nghĩa

khác nhau về NKT Luật về Người khuyết tật Hoa Kỳ

năm 1990 (sửa đổi năm 2008) thì cho rằng khuyết tật có

nghĩa là đối với cá nhân có khiếm khuyết về thể chất

hoặc tinh thần giới hạn đáng kể một hoặc nhiều hoạt

động sinh hoạt chính của cá nhân đó, có hồ sơ về sự suyyếu đó hoặc được coi là có suy yếu Các hoạt động chínhtrong cuộc sống bao gồm, nhưng không bị giới hạn, chăm

sóc bản thân, thực hiện các công việc thủ công, nhìn,nghe, ăn, ngủ, đi, đứng, nâng, uốn, nói, thở, học, đọc, tậptrung, suy nghĩ, giao tiếp và làm việc Đồng thời kháiniệm khuyết tật này không áp dụng với những suy giảm

tạm thời có thời gian thực tế hoặc dự kiến là 6 tháng

hoặc ít hơn So với Luật NKT năm 1990 của Hoa Kỳ thì

định nghĩa này không có gì thay đổi, luật sửa đổi năm

2008 chỉ làm rõ một số thuật ngữ như “các hoạt động

sinh hoạt chính”, cách hiểu về “một suy yếu”.

Điều 2 Luật Bảo vệ Người khuyết tật Trung Quốc năm

1990 quy định: “NKT là một trong những người bị bấtthường, mất mát của một cơ quan nhất định hoặc chứcnăng, tâm lí hay sinh lí, hoặc trong cấu trúc giải phẫu và

những người đã mất toàn bộ hoặc một phần khả năng tham

gia vào các hoạt động một cách bình thường” Khai niệm

NKT đã được tiếp cận đầy đủ hơn tại Điều 5 Luật Bảo vệ

Quyền người khuyết tật Trung Quốc năm 1990 (sửa đối

Trang 12

năm 2015): “NKT là những người có sự sai lệch hoặc mất

mát do suy yếu về thể chất hoặc tinh than, bị hạn chế tham

gia vào các hoạt động sống thông thường và tham gia vào

xã hội; và họ, sau các quá trình đánh giá của uy ban baogồm các chuyên gia từ y học, công tác xã hội, giáo dục đặc

biệt và tư vấn và đánh giá việc làm, có thể được coi là chịu

một trong các loại trục trặc sau đây và đưa ra một nhận

dạng khuyết tật: chức năng tâm thần và cấu trúc của hệ

thần kinh; chức năng cảm giác và đau; mắt, tai, nghe và các

cảm giác liên quan; chức năng và cấu trúc liên quan đếngiọng nói và lời nói; chức năng và cấu trúc liên quan đến hệ

thống tim mạch, huyết học, miễn dịch và hô hấp; chức năng

và cấu trúc liên quan đến hệ thống tiêu hoá, trao đổi chất

và nội tiết; chức năng và cấu trúc liên quan đến hệ thốngsinh dục và sinh sản; chức năng và cấu trúc liên quan đến

hệ thần kinh và vận động: chức năng và cấu trúc liên quan

đến da”

Theo Điều 2 Luật Co bản về Người khuyết tật Nhật

Bản năm 2004 thì “Người khuyết tật có nghĩa là những cánhân có cuộc sống hàng ngày hoặc đời sống xã hội bị hạn

chế đáng kể và liên tục do khuyết tật về thể chất, trí tuệ

hoặc tinh than’

Tại Điều 3 Luật về bình dang của Người khuyết tật

(Đạo luật về người khuyết tật - BGG) năm 2002 thuộc

cuốn thứ 9 cua Bộ luật xã hội Đức định nghĩa người

khuyết tật là người có chức năng về thể lực, trí tuệ hoặc

tâm lý tiến triển không bình thường so với người có cùng

độ tuổi trong thời gian trên 6 tháng và sự không bình

1]

Trang 13

thường này là nguyên nhân dẫn đến việc họ bị hạn chếtham gia vào cuộc sống xã hội Đến năm 2018, luật này

được sửa đổi và người khuyết tật được định nghĩa như sau:

Người khuyết tật là những người bị suy yếu về thể chất.tâm lý, tinh thần hoặc giác quan lâu dài, tương tác với các

rào can về thái độ và môi trường, có thể can trỏ họ tham

gia bình đẳng trong xã hội Một dài hạn là một khoảng

thời gian có khả năng kéo dài hơn sáu tháng

Tại Điều 2 Bộ luật An sinh xã hội, quyển số 9 Bộ Luật

xã hội Đức về phục hồi chức năng và sự tham gia của NKT

(SGB) năm 2001 (sửa đổi năm 2017) định nghĩa người

khuyết tật, nếu chức năng thé chất, khả năng tinh thần

hoặc sức khoẻ tâm thần của họ với giảm sút hơn sáu tháng

so với tình trạng bình thường của cuộc sống, do đó, việctham gia vào xã hội bị suy giảm

Ö Ấn Độ, Luật Quyền của NKT năm 2018 đã thay thế

cho Luật Người khuyết tật năm 1995 Cả hai văn bản luật

đều sử dụng thuật ngữ “người khuyết tật” (people withdisability) Mục 2 Phần 1 Luật Quyền của Người khuyết

tật năm 2018 của Ấn Độ quy định người bị khuyết tật

(person with disability), người khuyết tật bao gồm những

người bị suy yếu về thể chất, tinh thần, trí tuệ hoặc giác

quan lâu dài, tương tác với các rào can khác nhau có thé

can trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ vào xã hội

trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Theo Đạo luật Bình dang Anh năm 2010 khuyết tật có nghĩa là một tình trạng thể chất hoặc tinh thần có ảnh hưởng đáng kể và lâu dài đến khả năng của bạn để thực

Trang 14

hiện các hoạt động hàng ngày Đạo luật Bình đẳng Anh

bảo vệ cả NKT trong quá khứ nếu một người có tình trạng

sức khoẻ thâm thần trong quá khứ kéo dài hơn 12 thángnhưng bây giờ đã hồi phục thì vân được bảo vệ khỏi sự

phân biệt đối xử

Trong pháp luật Việt Nam khái niệm NKT được ghi

nhận trong Pháp lệnh Người tàn tật năm 1998 và hiện

nay là Luật NKT 2010 Điều 1 Pháp lệnh người tàn tậtquy định: Người tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay

nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những

dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động,

khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khókhăn Khoản 1 Điều 2 Luật NKT 2010 quy định NKT là

người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể

hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao đông, sinh hoạt, hoc tập gặp kho khăn Như

vậy, khái niệm NKT trong Luật NKT năm 2010 chi thay

đổi về từ ngữ, NKT được thay cho người tàn tật, còn nội

dung khái niệm thì không có gì khác biệt.

Xét về nội hàm thuật ngữ NKT trong pháp luật quốc

tế và các quốc gia hiện nay đang được tiếp cận theo hai góc

độ là góc độ y tế và góc độ xã hội

Thứ nhất tiếp cận khuyết tật dưới góc độ y tế

Theo quan điểm này cho rằng khuyết tật là tình trạng

suy giảm thể chất, tinh thần của cá nhân, từ đó đã làm

ảnh hưởng đến cuộc sống của họ Do cơ thể có những

khiếm khuyết đã khiến họ bị khuyết tật, như vậy khuyết

tật là ở chính con người đó Để khắc phục khuyết tật thì cá

13

Trang 15

nhân đó phải thay đổi Tuyên bố về quyền NKT năm 1975

của Liên hợp quốc, Khuyến nghị số 99 về phục hồi chứcnăng nghề nghiệp cho NKT năm 1955; Công ước số 159 về

phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm cho NKT năm

1983; Khuyến nghị số 168 về phục hồi chức năng nghề

nghiệp và việc làm cho NKT năm 1983 của ILO và pháp

luật của một số quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Hoa

Kỳ, Anh, Việt Nam hiện nay vẫn tiếp cận dưới góc độ y

tế Điều này cũng dễ hiểu bởi biểu hiện đầu tiên để xácđịnh khuyết tật là do sự khiếm khuyết của cơ thể, nênnhiều quốc gia van nhấn mạnh đến yếu tố y học để xác

định tình trạng khuyết tật Thậm chí, một số quốc gia khi

định nghĩa về NKT còn coi khiếm khuyết cơ thể là căn cứ

duy nhất xác định tình trạng khuyết tật (như quy định vềNKT trong luật bảo vệ NKT năm 1990 của Trung Quốc)

Quan điểm y tế về khuyết tật cũng có ưu điểm là cố

gắng tìm ra cách chữa trị cho NKT để họ khắc phục tốthơn về tình trạng sức khoẻ và giúp họ điều chỉnh bản thân

để chung sống cũng những bất lợi một cách tự lập? Tuy nhiên quan điểm này hạn chế ở chỗ xem NKT là đối tượng

đặc biệt và cần phải được đối xử đặc biệt như giáo dục đặc

biệt, giao thông đặc biệt, vui chơi giải trí đặc biệt Vôhình chung đã tách biệt, loại trừ NKT với cuộc sống, khi

đó NKT càng cảm thấy mình không bình thường, từ đó

hình thành tâm lý tự t1, tự cô lập chính mình Mọi người

? Nguyễn Hữu Chí (2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật, NXB.

Công an nhân dân, Hà Nội, tr.14.

Trang 16

trong xã hội cũng xem NKT là những người đặc biệt, từ đó hình thành thai độ coi thường, xa lánh NKT Bên cạnh đó,

tại các nước có nền kinh tế chậm phát triển, việc không có

khả năng cung cấp đầy đủ những dịch vụ chăm sóc sứckhoẻ, giáo dục, việc làm cho toàn dân đã trở thành lý dobiện hộ cho việc không cung cấp những dịch vụ cho NKT

và họ coi đó là hiển nhiên” Tiếp cận khuyết tật dưới góc độ

y tế thì trách nhiệm của các chủ thể đối với NKT rất hạn

chế chỉ bảo gồm cơ sở y tế, cơ sở giáo dục chuyên biệt

Thứ hai, tiếp cận dưới góc độ xã hội

Theo quan điểm này, người bị khiếm khuyết về thể

chất nhưng do những rào can xã hội đã biến họ thành

khuyết tật Với quan điểm này, coi xã hội là vấn đề và giải pháp là phải thay đổi xã hội Một số văn bản pháp luật tiếp cận khái niệm NKT theo quan điểm này như Quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ hội cho NKT năm 1993 của Liên hợp

quốc, Công ước quốc tế về quyền NKT năm 2006, Luật về

bình dang NKT của Đức năm 2009 sửa đổi năm 2018, Luật

quyền NKT An Độ năm 2018

Tiếp cận khuyết tật theo quan điểm xã hội là cách tiếp cận tiến bộ Bởi phần cơ thể bị mất, chức năng bị suy giảm

là sự thật hiển nhiên và làm sao để sự mất mát, khiếm

khuyết trở nên lành lặn, bình thường là điều rất khó thựchiện Trong khi đó, nếu loại bo các rào can xã hội (như

thay đổi cơ sở vật chất, thể chế hay nhận thức) để người có

* Nguyễn Thị Báo (2011), Pháp luật về quyền của NET ở Việt Nam

hiện nay, NEB Tu phắp, Hà Nội, trờn,

15

Trang 17

khiếm khuyết không trở thành khuyết tật lại khả thi hơn

rất nhiều Cách tiếp cận này sẽ giải quyết gốc rễ của việcNKT bi tách khỏi cuộc sống Khi những rào can xã hộiđược loại bo, NKT sẽ có cơ hội được sống, học tập, làm việc,vul chơi, giải trí cùng những người bình thường từ đó NKT

sẽ cảm thấy mình được đối xử bình đẳng, họ sẽ tự tin hơn

vươn lên trong cuộc sống Cộng đồng xã hội cũng sẽ cảmthông, chia sẻ và sống có trách nhiệm với NKT Nhà nước

sẽ ghi nhận va bảo đảm các điều kiện để NKT được thực

hiện các quyền của mình Tiếp cận khuyết tật theo quan

điểm xã hội thì cả xã hội phải có trách nhiệm với NKT mà không riêng chủ thể nào.

Qua phân tích cho thấy, khái niệm NKT là một khái

niệm dé thay đổi và phụ thuộc vào việc các quốc gia tiếp cận

dưới góc độ nào Tuy nhiên, để phù hợp với văn bản của các

tổ chức quốc tế cũng như với xu thế chung hiện nay và để

đảm bảo quyền cho NKT thì nên tiếp cận khái niệm theo cả

hai góc độ y tế và xã hội/quyền Có thể hiểu “NKT là người

bị khiếm khuyết lâu dài về thể chất hoặc tinh thần được biểu hiện dưới dạng tật khi tương tác với các rào

can xã hội khiến cho họ bị mat hoặc hạn chế cơ hội

tham gia bình đẳng trong cuộc sống”.

1.2 Đặc điểm người khuyết tật

Từ khái niệm về NKT có thể thấy NKT có một số đặc

trưng sau:

Thứ nhất, NET là người bị khiếm khuyết lâu dài về thể

chất hoặc tinh than

Trang 18

Bất kỳ NKT nào cũng bị khiếm khuyết về thể chất

hoặc tinh thần NKT có thể bị khiếm khuyết một haynhiều bộ phận cơ thể, suy giảm chức năng hoặc có rối loạn

về tâm sinh lý Khiếm khuyết đó đã khiến cho sức khoẻ,

khả năng vận động, nghe, nói, nhận thức của NKT không

được như người bình thường Những khiếm khuyết đó

được biểu hiện dưới dạng tật với nhiều dạng tật và mức độ

khác nhau Trên thế giới cũng như ở Việt Nam chỉ ra một

số dạng khuyết tật như sau: khiếm thính (khuyết tậtnghe), khiếm thị (khuyết tật nhìn), khuyết tật trí tuệ,khuyết tật ngôn ngữ, khuyết tật vận động

Khiếm thính (khuyết tật nghe): Người khiếm thính là

những người bị mất hoặc suy giảm sức nghe kéo theo

những hạn chế về phát triển ngôn ngữ nói cũng như khả

năng giao tiếp Do không có khả năng tri giác thế giới âm

thanh đặc biệt là ngôn ngữ âm thanh nên NKT nghe

không bắt chước nói được Do đó, NKT nghe thườngkhuyết tật nói Khiếm thính được chia làm 4 mức độ: điếcnhẹ (nghe được hầu hết những âm thanh đơn nhưng

không nghe được tiếng nói thầm), điếc vừa (có thể nghe

được những âm thanh to, nghe được tiếng nói chuyện bìnhthường), điếc nặng (chỉ nghe được tiếng nói to sat tai), điếc

sâu (hầu như không nghe được trừ một số âm thanh thật

to như tiếng sấm, tiếng trống)”

1 Trần Ngọc Giao, Lê Van Mạc (2010), Quan lý giáo dục hoà nhập,

NXB Phụ nữ, Hà Nội, tr.31.

° Trần Ngọc Giao, Lê Văn Mạc, tldd chú thích 55, tr.31.

17

Trang 19

Khiém thị (khuyết tật nhìn): Người khiếm thi là người

có tật về mắt như hỏng mắt, không đủ sức nhận biết thếgiới hữu hình bằng mắt hoặc nhìn thấy không rõ rang’

Khuyết tật trí tuệ khi chức năng trí tuệ dưới mức

trung bình (chỉ số thông minh đạt gần 70 hoặc thấp hơn

70 trên một lần thực hiện trách nhiệm cá nhân) Bị thiếuhụt hoặc khiếm khuyết ít nhất hai trong số những hành vithích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kỹ

năng xã hộ1/ cá nhân, sử dụng các tiện ích trong cộng

đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường, làm việc, giải trí,

sức khoẻ, an toàn Tật xuất hiện trước 18 tuổi

Khuyết tật ngôn ngữ là những người có khó khăn

đáng kể về nói và/hoặc về đọc viết, làm ảnh hưởng tiêu cực

đến quá trình giao tiếp và học tập Có hai nhóm trẻ

khuyết tật ngôn ngữ chính: khó khăn về nói và khó khănđọc viết Các dạng khó khăn về nói thường gặp gồm nói

ngọng, nói lắp, nói khó, không nói được, mất ngôn ngữ ,

khó khăn đọc viết: quá trình học đọc gặp khó khăn đáng

kể, mặc dù nhận được những hướng dẫn như mọi học sinh

khác Khó khăn về đọc thường kéo theo khó khăn viết vàtính toán ở các mức độ khác nhauŸ

Khuyết tật vận động là những người có cơ quan vận

động bị tổn thương, biểu hiện đầu tiên là có khó khăn khi ngồi, nằm, di chuyển, cầm nắm Do đó, NKT vận động

° Trần Ngọc Giao, Lê Van Mạc, tldd chú thích 55, tr.32.

7 Trần Ngọc Giao, Lê Văn Mac, tldd chú thích 55, tr.33.

8 Trần Ngọc Giao, Lê Văn Mạc, tldd chú thích 55, tr.37.

Trang 20

gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân, vui chơi,

học tập và lao động".

Sự khiếm khuyết về thể chất, tinh thần được biểu

hiện dưới dạng tật phải lâu dài, tức là liên tục và kéo dài

trong một khoảng thời gian nhất định Đồng thời để đảm

bảo rằng sự khiếm khuyết đó đã xuất hiện trong quá khứvan có ở hiện tai và sẽ ton tại ở tương lai chứ không phải

là những khiếm khuyết chỉ mới xuất hiện, chỉ có ở hiện

tại Đối với những khiếm khuyết tạm thời trong thời gianngắn thường không khiến cho các rào cản xã hội ảnh

hưởng đến cuộc sống của NKT Để xác định khoảng thời

gian bao lâu được coi là “lâu dài” thì còn phụ thuộc vào

quan điểm của mỗi quốc gia Tuy nhiên, nhiều quốc gia

như Hoa Ky, Nhật Bản đều quy định khoảng thời gian này

là 6 tháng.

Thứ hai, rào cần xã hội là nguyên nhân chính gây ratình trạng khuyết tật

Những khiếm khuyết về thể chất va tinh thần không

phải nguyên nhân chính gây ra tình trạng khuyết tật Nếu

môi trường sống, học tập, làm việc của NKT được trang bị

cơ sở vật chất phù hợp thì những NKT vẫn có thể sống,

học tập, lao động như những người không khuyết tật

Những NKT nhìn vẫn có thé đọc nếu có sách, báo chữ nổi dành cho họ, họ có thể tham gia giao thông nếu như đường

có tấm lát nổi NKT vận động có thể tới trường, vào lớp

nếu như trường lớp có dốc lên xuống cho người sử dụng xe

* Tran Ngọc Giao, Lê Văn Mạc, tldd chú thích 55, tr.38.

I9

Trang 21

lăn; hay NKT trí tuệ cũng có thể học nếu như có mộtchương trình giáo dục phù hợp với họ Như vậy, nguyên

nhân chính dẫn đến khuyết tật không phải thuộc về cánhân NKT mà thuộc về xã hội Do xã hội đã tạo ra nhữngrào cản nên đã khiến cho khiếm khuyết trở thành khuyết

tật Có ba loại rào can chính là rào can về nhận thức, rào

can về cơ sở vật chất và rào can về chính sách

Rào cần về nhận thức là một rào cản vô hình nhưnglại có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc NKT được tham gia

bình đẳng vào các hoạt động xã hội Nhiều gia đình có

NKT có thái độ coi thường, ruồng bỏ, hắt hủi NKT, coi

NKT là tai hoạ, gánh nặng cả cuộc đời Thậm chí lăng mạ, không chăm sóc, không cho ăn, khoá xích trong nhà, nhốt

trong cũI Cũng có nhiều gia đình vẫn chăm sóc NKT,

nhưng vì danh dự đã giấu kín việc thành viên gia đình họ

bị khuyết tật Cộng đồng xã hội nơi NKT sinh sống vẫn có

tâm lý coi NKT là vô dụng, không có khả năng gi Nhiều

trường học vẫn nghĩa rằng NKT không có khả năng học

tập hoặc nếu học tập cũng sẽ ảnh hưởng đến những họcsinh không khuyết tật Từ đó, dẫn đến tỷ lệ NKT di hocthấp hoặc có đi học nhưng không học cao Các đơn vị sửdụng lao động vẫn còn nghi ngại về khả năng làm việc củaNKT nên từ chối nhận NKT vào làm việc hoặc có nhận vàolàm thì cũng làm công việc lương thấp, thời hạn hợp đồng

ngắn Về phía nhà nước, nhiều quốc gia chưa quan tâm

đến NKT Hoặc hiểu chưa đúng về NKT nên các chính

sách ban hành chưa phù hợp, chưa bảo đảm được quyền

lợi cho NKT Bản thân NKT còn tập trung quá nhiều vào

Trang 22

những khiếm khuyết của cơ thể mình, họ nghĩ mình

không bình thường, họ tin vào sự kì thị mà xã hội dành

cho họ, do đó, họ thường tự ti, mặc cam với ban thân và

cảm thấy không thể hoà nhập với cộng đồng.

Rao can về cơ sở vật chất là rào can lớn nhất khiếncho người có khiếm khuyết trở thành NKT Do cơ sở vật

chất không phù hợp với từng dang tật nên NKT rất khó

khăn để tiếp cận với giao thông, trường học, cơ quan, bệnh

viện, công trình công cộng, khu vui chơi giải trí, khu du

lịch để thực hiện các quyền tham gia giao thông, học tập,

làm việc, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí, du lịch như

những người bình thường Nhiều trường học chưa có tài liệuhọc tập phù hợp với người khiếm thính, khiếm thị, giáo viênkhông có kỹ năng dạy cho NKT nên NKT khó tiếp thu kịp

bài; trường học xây dựng chưa phù hợp với NKT vận động

nên khiến cho họ khó khăn vào trường, vào lớp; nhiều cơ sởkhám chữa bệnh chưa đáp ứng về cơ sở vật chất như công

trình xây dựng chưa phù hợp để NKT tiếp cận, vật tư y tế

còn nghèo nàn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của NKT;

công trình giao thông chưa được xây dựng đồng bộ nên

NKT khó khăn khi tham gia giao thông Do đó, nếu cơ sở

vật chất được đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng của

NKT thì họ mới có thể tham gia đầy đủ vào đời sống xã hội

và hưởng mọi quyền lợi từ cộng đồng

Rào cần về chính sách cũng là một nguyên nhân dẫn

đến tình trạng khuyết tật NKT bị “lãng quên” trong chính

sách của nhà nước NKT cũng có mong muốn được thamgia mọi mặt vào đời sống xã hội nhưng pháp luật quốc gia

2]

Trang 23

chưa bao quát hết, còn nhiều lĩnh vực còn bỏ ngỏ, không

quy định riêng cho NKT nên NKT không thể tham gia

được Nhiều quy định không khả thi, chính sách phúc lợi

xã hội chưa đáp ứng được những nhu cầu của NKT, hoặc

có quy định ghi nhận quyền của NKT nhưng không quy

định cơ chế để đảm bảo thực hiện quyền trên thực tế.

Thứ ba, NKT bị mất hoặc hạn chế cơ hội tham gia bình

đẳng trong cuộc sống.

Do các rào cản xã hội về nhận thức, cơ sở vật chất,chính sách nên đã khiến cho NKT không được thực hiện

quyền con người và các quyền cơ bản khác một cách bình

đẳng và toàn diện trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội Mặc

dù pháp luật quốc tế và các quốc gia vẫn ghi nhận tất cả

mọi người đều bình dang khi tham gia vào các hoạt động

xã hội nhưng điều đó dường như rất khó khăn đối vớiNKT Một người khiếm thính sẽ không nghe được nếukhông có ngôn ngữ ký hiệu, người sử dụng xe lăn sẽ không

lên được tầng cao của toà nhà nếu toà nhà đó không có

thang máy hoặc thang máy không tiếp cận được, người

khiếm thị sẽ không sử dụng được máy tính nếu không có

phần mềm đọc màn hình điều đó có nghĩa là để NKT có

thể bình đẳng tiếp cận thông tin, tiếp cận công trình xây

dựng, học tập, làm việc, di chuyển thì cần phải tạo cho

họ một cơ sở vật chất phù hợp để họ khắc phục những hạn

chế của cơ thể và từ đó thực hiện các quyền của mình

Để xoá bỏ sự bất bình đẳng thì cần phải xoá bỏ được

các rào can như sự kỳ thị, đảm bao cơ sở vật chất phùhợp với từng dạng tật, pháp luật của nhà nước không

Trang 24

thể hiện sự phân biệt đối xử mà còn cần có thêm những

quy định ưu tiên dành cho NKT NKT có những khiếm

khiếm, cơ thể bị hạn chế một số khả năng như nghe, nói,

nhìn, vận động, nhận thức Nên cùng tham gia một hoạt

động, NKT có quyền, nghĩa vụ như người không khuyết

tật thì đó cũng chưa phải là bình đẳng bởi NKT luôn ở

vạch xuất phát điểm thấp hơn so với người không

khuyết tật Do đó, để đưa NKT cùng vạch xuất phát hoặc giảm sự chênh lệch về xuất phát điểm thì nhà nước

cần dành thêm cho họ sự ưu tiên, ưu đãi Tuy nhiên, nên

cân nhắc các ưu tiên, ưu đãi ở mức độ vừa phải, bởi nếu

dành quá nhiều ưu tiên, ưu đãi cho NKT lại thành bất

bình đẳng Ưu tiên ở mức độ vừa phải cùng với việc xoá

bỏ đi sự kỳ thị và đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với

từng dạng tật để NKT có thể tự mình thực hiện quyền

của mình thì đó mới là bình đẳng thực chất.

NKT bị đối xử bất bình đẳng là hiện tượng phổ biến

ở các quốc gia trên thế giới, kể cả các quốc gia có nền kinh tế phát triển Hiện nay, các quốc gia đã và đang nỗ lực xoá bỏ những rào cản này, nhưng thực tế nó vẫn tồn

tại Do đó, từ xưa cho đến nay NKT vẫn bị mất hoặc hạn

chế cơ hội tham gia bình đẳng vào cuộc sống Có thể

trong tương lai, khi điều kiện kinh tế - xã hội phát triển

thì những rào can này được xoá bỏ hoàn toàn thì khi đó

đặc điểm này của NKT sẽ không còn nữa và khái niệm NKT cũng sẽ thay đổi Bởi khái niệm NKT luôn luôn là

một khái niệm phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội và rất dễ

thay đổi.

a

Trang 25

2 KHÁI NIỆM VA ĐẶC ĐIỂM QUYỀN CUA

NGƯỜI KHUYET TAT

2.1 Khái niệm quyền của người khuyết tat

Quyền của NKT là quyền con người của NKT tồn tại

bên cạnh quyền con người của những nhóm người khác

như quyền phụ nữ, quyền trẻ em, quyền người cao tuổi,

quyền người thiểu số, quyền người lao động Do đó, để có

cái nhìn chính xác về quyền của NKT thì trước hết cần tìm

hiểu về quyền con người.

Quyền con người hay nhân quyền (human rights) làvấn đề mang tính chính trị pháp lý, xuất hiện từ rất sớm

Tư tưởng về quyền con người được xuất hiện từ thời kỳ cổ

đại'? và từ đó cho đến nay tư tưởng về quyền con người da,đang va sẽ tiếp tục được ghi nhận trong các văn bản pháp

lý quốc gia và quốc tế Các bộ luật cổ xưa đã phản ánh cácquan niệm về sự công bằng, nhân phẩm, quyền lợi chính

đáng của con người như Bộ luật Hamurabi (khoảng năm

1780 TCN); Bộ luật Manu (khoảng năm 1200 TCN); LuậtAsoka (khoảng năm 271-231 TCN); Hiến pháp Medina donhà tiên tri Mohammad sáng lập vào năm 622; Hiến

chương Magna Carta do vua John nước Anh ban hành năm

1215 Sau này có Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776,

Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền của Pháp năm

'° Nguyễn Dang Dung, Vũ Công Giao, La Khanh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội, tr.49.

Trang 26

1791, Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam nam 1945 Cùng

nhiều bản hiến pháp của các quốc gia trên thế giới hiện nay

đều ghi nhận tư tưởng quyền con người như quyền tự do cá

nhân, quyền được đối xử bình đẳng, công bằng

Cho đến khi Liên hợp quốc ra đời thông qua Hiến

chương Liên hợp quốc vào ngày 24/10/1945, thông quaTuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền năm 1948 và hai Công

ước quốc tế về các Quyền dân sự, chính trị năm 1966 vàCông ước Quyền kinh tế, văn hoá, xã hội vào năm 1966 đãchính thức khai sinh ra ngành luật quốc tế về quyền con

người, đã đặt nền móng cho việc xây dựng một nền văn

hoá mới về quyền con người

Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945 đã khuyến

khích sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do cơbản cho mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ,ngôn ngữ hay tôn giáo và khuyến khích mọi người côngnhận mối tương quan giữa các dân tộc trên thế gidi

Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 đã ghi

nhận mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm

cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xửvới nhau trong tình bác ái Ai cũng được hưởng nhữngquyền tự do ghi trong bản Tuyên ngôn này không phân

biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da,

nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm,nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất

cứ thân trạng nào khác.

Cả hai Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trịnăm 1966 (Công ước ICCPR) và Công ước quốc tế về quyền

Bác

Trang 27

kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966 (Công ước ICESCR) đều

thừa nhận phẩm giá vốn có và những quyền bình đẳng,

không thể chuyển nhượng của mọi thành viên trong cộng

đồng nhân loại là nền tảng cho tự do, công lý và hoà bìnhtrên thế giới, những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn

có của con người, các quốc gia có nghĩa vụ thúc đẩy sự tôn

trọng và tuân thủ chung các quyền và tự do của con người.Sau khi Tuyên ngôn Quốc tế về quyền con người

(UDHR) được thông qua năm 1948, một số khu vực trên

thế giới đã thiết lập các hệ thống riêng để bảo vệ quyền

con người Đến nay, có ba châu lục là châu Âu, châu Mỹ,

châu Phi đã thiết lập được cơ chế khu vực để bảo vệ và

thúc đẩy quyền con người Châu Âu là khu vực đi đầu trên thế giới về phát triển cơ chế bảo vệ quyền con người ở khu

vực Ở châu Âu có Công ước châu Âu về Nhân quyền (Công

ước bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản) Công

ước được thông qua ngày 04/11/1950 và có hiệu lực vàonăm 1953 với những nội dung nhằm bảo vệ nhân quyền và

các quyền tự do căn bản cho công dân ở châu Âu Quyền

con người cũng được ghi nhận và bảo vệ ở khu vực châu

Mỹ khá sớm Ngay từ năm 1948, Tuyên ngôn châu Mỹ về

các quyền và nghĩa vụ của con người đã được thông qua.Đến ngày 22/11/1969, Công ước châu Mỹ về Nhân quyền(Hiệp ước San José) được các nước châu Mỹ chấp thuận.

Công ước đã tái khẳng định những nguyên tắc nền tảng

trong Tuyên ngôn châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của

con người, trong đó ghi nhận con người có các quyền dân

sự, chính trị và các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá Nền

Trang 28

tảng của hệ thống văn kiện khu vực về quyền con người ở

châu Phi là Hiến chương châu Phi về quyền con người và

quyền các dân tộc được thông qua ngày 27/06/1981 và có

hiệu lực vào năm 1986 Chau A là châu lục lén nhất trên

thế giới với dân số chiếm một nửa nhân loại nhưng là châulục duy nhất hiện chưa thiết lập được cơ chế chung về bảo

vệ và thúc đẩy các quyền con người Có lẽ châu Á là châu

lục có quá nhiều khác biệt về tôn giáo, văn hoá, lịch sử,

chính trị và cả kinh tế,

Tuy nhiên, ở châu Á cũng tồn tại những văn kiện và

thiết chế chung Trong khu vực thế giới A Rap có Tuyên bố

Cairo về quyền con người trong các quốc gia Hồi giáo năm

1990; Tuyên bố về bảo vệ người tị nạn và người bị chuyển

dịch trong thế giới Ả Rập năm 1992: Hiến chương Ả Rập

về quyền con người thông qua vào ngày 15/09/1994 và

được sửa đối trong Hội nghị thượng đỉnh A Rap 6 Tunisia

năm 2004, Hiến chương có hiệu lực vào ngày 16/03/2008

Các quốc gia ở Đông Nam Á có Tuyên bố nhân quyền

ASEAN (AHRD) Đây là văn bản tuyên bố chung về nhân

quyền của các nước ASEAN được thông qua 18/11/2012

Tuyên bố Nhân quyền ASEAN gồm 40 điều khoản, khẳng

định mọi công dan ASEAN có 4 nhóm quyền căn bản về

dân sự và chính trị, về kinh tế, xã hội và văn hoá, quyền

phát triển và quyền hưởng hoà bình Như vậy, trong những văn bản kể trên đều ghi nhận con người có quyền

1! Khoa Luat - Dai học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Ly luận

và Pháp luật về Quyền con người, NXB Chính trị quốc gia.

27

Trang 29

sống, quyền được đối xử nhân đạo, công bằng, quyền có

cuộc sống riêng tư, quyền lập hội, kết hôn

Ở cấp độ quốc gia, quyền con người cũng được khẳng

định trong các bản tuyên ngôn và hệ thống pháp luật của

mỗi quốc gia Trong lời nói đầu của Tuyên ngôn Độc lập của

Hoa Kỳ năm 1776 khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được tạo hoá

ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó

có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.Trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền củaPháp năm 1791 có 17 điều, trong đó có nhiều điều chú

trọng đến quyền tự do, bình dang về quyền lợi và biện pháp

bảo đảm quyền Hay trong bản Tuyên ngôn Độc lập của

Việt Nam năm 1945 đã khai sinh ra nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hoà Tuyên ngôn khẳng định “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền

ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầuhạnh phúc” Như vậy, trong các bản tuyên ngôn của một số

quốc gia cũng đều khẳng định con người từ khi sinh ra đã

được hưởng các quyền tự nhiên, vốn có như quyền được

sống, được đối xử bình đẳng, quyền tự do

Tất cả những văn bản kể trên của Liên hợp quốc, khu

vực hay quốc gia đều ghi nhận về quyền con người nhưng

không có văn bản nào đưa ra định nghĩa về quyền con người.Khái niệm quyền con người đã được đề cập trong một

số tài liệu trong nước và nước ngoài Ỏ phạm vi quốc tế có

định nghĩa của Văn phòng Cao uỷ Liên hợp quốc về quyền

Trang 30

con người được sử dụng khá phổ biến, theo đó quyền con

người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu và các nhóm

chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn

hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản

của con người' Một số tài liệu trong nước định nghĩa vềquyền con người như sau: Quyền con người thường được

hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con

người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia vàcác thoả thuận pháp lý quốc tế” Quyền con người là

phẩm giá, nhu cau, lợi ích, nang lực vốn có và chỉ có 6 con

người - với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại,

được thể chế hoá trong pháp luật quốc tế và pháp luật

quốc gia"

Qua đó có thể thấy, quyền con người là quyền bẩm

sinh, vốn có, là quyền tự nhiên, con người sinh ra đã đượchưởng Tuy nhiên, quyền tự nhiên, vốn có đó sẽ không có

cơ sở thực hiện trên thực tế nếu như không được nhà nước

ghi nhận bằng pháp luật bởi chỉ khi mang tính pháp lý các

quyền tự nhiên mới trở thành quyền con người Bên cạnh

đó, pháp luật là cơ sở đảm bảo quyền con người được tôntrọng và thực hiện.

2 United Nation (1994), Human rights: Question and answer, tr.4.

!# Nguyễn Dang Dung, Vũ Công Giao, La Khanh Tùng (2011), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội, tr.38.

' Trung tâm nghiên cứu quyền con người Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình lý luận về quyền con người, Hà

Nội, tr.31.

29

Trang 31

Từ đó, có thể hiểu quyền con người là những lợi

ích tự nhiên, vốn có của con người được pháp luật

quốc tế và quốc gia ghi nhận và bảo vệ

Quyền của NKT không được quy định riêng trong Tuyênngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 và hai Công ước vềQuyền dân sự, chính trị và Quyền kinh tế, xã hội, văn hoánăm 1966 Các Công ước ghi nhận tất cả mọi người sinh ra

đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi, không bị

phân biệt vì bất cứ lý do nào Điều đó có nghĩa rằng, quyền

con người là quyền vốn có dành cho tất cả mọi người trong đó

có NKT, là giá trị thuộc về toàn nhân loại, không phụ thuộc

vào sự thừa nhận của một quốc gia hay tổ chức nào và nhà

nước có nghĩa vụ tôn trọng những quyền đó

Trong hai Công ước về Quyền dân sự, chính trị và

Quyền kinh tế, xã hội, văn hoá năm 1966 có các điều

khoản về quyền trẻ em, phụ nữ và người thiểu số nhưngkhông có quy định riêng về NKT Theo Ủy ban về Quyền

kinh tế, xã hội, văn hoá, việc không có một điều ước

riêng hay những điều khoản cụ thể liên quan đến vấn đề

quyền của NKT trong hai công ước quốc tế cơ bản về

quyền con người năm 1966 là do nhận thức không đầy

đủ về tầm quan trọng của vấn đề này chứ không phải là

sự lãng quên các quyền con người của NKT', Tuy nhiên,những quy định trên đã đưa ra những chuẩn mực chung

về quyền con người và quyền của NKT

!* Đoạn 6 Khuyến nghị chung số 5 năm 1994 của Uy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hoá.

Trang 32

Tính đến thời điểm trước năm 2007 chỉ có duy nhất 2

công ước quốc tế của Liên hợp quốc có giá trị pháp lý ràng

buộc đề cập trực tiếp đến quyền của NKT là Công ước về

xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (Công

ước CEDAW) được thông qua ngày 18/12/1979 va Công

ước về Quyền trẻ em (Công ước CRC) được thông qua

ngày 21/11/1989 Điểm e Khoản 1 Điều 11 Công ước

CEDAW ghi nhận “Quyền được hưởng an sinh xã hội, đặcbiệt trong các trường hợp về hưu, thất nghiệp, đau ốm,tàn tật, tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao độngkhác, cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương”

Còn trong Công ước CRC ghi nhận trẻ em khuyết tật

được đối xử bình dang như những trẻ em khác Công ước dành riêng Điều 23 để ghi nhận quyền của trẻ em khuyết

tật: “Quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em khuyết

tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc

sống đầy đủ và tươm tất, thừa nhận quyền của trẻ em

khuyết tật được chăm sóc đặc biệt và tùy theo các nguồn

luc sẵn co, để bảo dam rằng trẻ em khuyết tật được tiếp

cận một cách hiệu qua và được nhận sự giáo dục, đào tạo,

dich vụ y tế, phục hồi chức nang, việc làm, vui chơi, giải

trí để trẻ em có thể hoà nhập tối đa vào xã hội và phát

triển năng lực cá nhân”

Qua các văn kiện trên cho thấy NKT cũng có những

quyền cơ bản và bình đẳng hưởng quyền như các chủ thể

khác trong xã hội, mặc dù, sự thừa nhận đó chưa được ghi

nhận trong một văn bản thống nhất về NKT Cho đến khi

Công ước Quyền người khuyết tật (Công ước CRPD) được

3]

Trang 33

Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào ngày

13/12/2006, và được mở để ký vào ngày 30/3/2007 Sau khiđược nước thứ 20 phê chuẩn, Công ước có hiệu lực vào

ngày 03/5/2008 Tính đến tháng 11 năm 2019, có 163

người ký và 181 bên, bao gồm 190 quốc gia và Liên minh

châu Au.

Công ước sau nhiều thập kỷ làm việc của Liên hợp

quốc đã thay đối thai độ va cách tiếp cận đối với NKT Dua

lên một tầm cao mới từ việc xem NKT là “đối tượng” của

từ thiện, điều trị y tế và bảo trợ xã hội tới việc việc xem

NKT là “chủ thể” có quyền, có khả năng thực hiện những

quyền đó và đưa ra quyết định cho cuộc sống của chính

mình dựa trên sự tự do và bình đẳng cũng như việc trỏ

thành một thành viên tích cực của xã hội

Công ước Quyền của NKT năm 2006 đã thừa nhận các

quyền và tự do cơ bản của con người có tính phổ quát nằm

trong một chỉnh thể thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và

liên quan lẫn nhau, và rằng cần bảo đảm cho NKT đượchưởng đầy đủ các quyền này mà không có sự phân biệt

nào Mục đích của Công ước là thúc đẩy, bảo vệ và bảo

đảm cho NKT được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ

tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, và thúc

đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ

'® United Nations (2020), Convention on the Rights of Persons with

Disabilities,

https://treaties.un.org/Pages/ViewDetails.aspx?src=TREATY&mtds g_no=lIV-15&chapter=4&clang=_en.

Trang 34

Công ước ghi nhận day đủ các quyền cơ bản mà NKTcũng như tất cả mọi người đều được hưởng trên mọi lĩnh

vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội Bên cạnh

đó, Công ước CRPD còn ghi nhận các quyển dành riêngcho NKT như quyền được cung cấp những dịch vụ y tế đặcbiệt, quyền được tập luyện, phục hồi chức năng, quyền

được tiếp cận bình đẳng trên cơ sở loại bỏ những rào cản

và chướng ngại

Công ước quyền NKT năm 2006 đặc biệt quan tâm

đến tính chất ton thương kép của phụ nữ và trẻ em khuyết

tật Bởi phụ nữ và trẻ em khuyết tật đặc biệt là trẻ em gái

khuyết tật thường dễ bị bạo hành, thương tổn hoặc lạm dụng, bị đối xử vô trách nhiệm hoặc bất cẩn, ngược đãi hay

bóc lột NKT phải đối mặt với nhiều trở ngại trong cuộc

đấu tranh cho quyền bình đẳng Mặc dù cả nam và nữ

khuyết tật đều bị phân biệt đối xử, phụ nữ khuyết tật bị

phân biệt gấp đôi do phân biệt đối xử dựa trên giới tính và

tình trạng khuyết tật của họ So với nam khuyết tật, phụ

nữ khuyết tật thường nghèo hơn, không biết chữ hoặc

không có kỹ năng nghề nghiệp, và hầu hết trong số họ đềuthất nghiệp Họ ít được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi

chức năng, họ không có nhiều khả năng được hỗ trợ từ giađình hoặc cộng đồng và họ thường phải chịu sự cô lập xãhội lớn hơn do khuyết tật!” Trẻ em khuyết tật cần đượcbảo vệ vì: 1) Trẻ em khuyết tật thường không tồn tại chính

‘7 Arthur O'Reilly (2003), The right to decent work of persons with

disabilities, International Labour Office - Geneva, tr.48.

33

Trang 35

thức vì không được đăng ký khi sinh; ii) Trẻ em khuyết tật

cần được bảo vệ hơn khỏi bạo lực và các mối đe dọa đối với

cuộc sống, vì các em dé bị bạo hành hơn; iii) Trẻ emkhuyết tật hiếm khi được thông báo về các quyền của

minh và do đó không thể tham gia day đủ và hiệu quả vào

các quyết định liên quan đến các em”

Như vậy, Công ước quốc tế về Quyền NKT đã ghinhận NKT có các quyền cơ bản như tất cả những ngườikhác nhưng bên cạnh đó cũng có những quyền riêng màchỉ NKT được hưởng Công ước đặc biệt quan tâm đến

những NKT có tính tổn thương kép như NKT nữ, trẻ em

khuyết tật, trẻ em gái khuyết tật Công ước đưa ra các

biện pháp nhằm thúc đẩy, bảo vệ và bảo đảm cho NKT

được hưởng thụ đầy đủ các quyền và bình đẳng thụ

hưởng quyền

Bên cạnh các công ước quốc tế, Liên hợp quốc còn phê

chuẩn hai bản tuyên ngôn và hai văn kiện pháp lý khác về

quyền NKT Liên hợp quốc đã thông qua Tuyên ngôn về

Quyền của NKT tâm thần vào ngày 24/12/1971; Tuyênngôn về Quyền của NKT thông qua ngày 09/12/1975; Các

nguyên tắc bảo vệ người mắc bệnh tâm thần và cải thiện

việc chăm sóc sức khoẻ tâm thần được thông qua ngày

17/12/1991; Các quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ hội

cho NKT được thông qua ngày 20/12/1998.

'® Marianne Schulze (2010), Understanding the UN Convention on

the rights of persons with disabilities, Handicap International,

tr.66.

Trang 36

Tuyên ngôn về Quyền của NKT năm 1975 đã ghi

nhận NKT về tâm thần có các quyền ở mức tối đa có thể

như những người bình thường khác NKT về tâm thần có

quyền được chăm sóc sức khoẻ, vật lý trị liệu phù hợp,

được đảm bảo về kinh tế và mức sống đầy đủ, có quyềnđược bảo vệ không bị bóc lột, lạm dụng và đối xử hạ nhục

Họ có quyền được giáo dục, đào tạo, phục hồi chức năng,

làm việc phù hợp với khả năng và tiém năng của mình.Đối với NKT về tâm thần nặng mà buộc phải hạn chế hoặcphủ nhận một số quyền của họ thì pháp luật phải quy

định cụ thể.

Ngoài 4 văn bản trên, còn có các văn bản của ILO vềquyền lao động, việc làm của NKT Công ước số 159 vềphục hồi hướng nghiệp và việc làm cho NKT năm 1983;

Khuyến nghị số 168 về phục hồi hướng nghiệp và việc làmđối với NKT năm 1975; Khuyến nghị số 99 về phục hồi

hướng nghiệp và việc làm cho NKT năm 1975.

Các nước trên thế giới cũng ghi nhận quyền NKT

trong pháp luật quốc gia Nhiều quốc gia đã ban hành luật

điều chỉnh riêng về NKT và quyền NKT Ở Hoa Kỳ, quyền

NKT được ghi nhận trong Luật NKT năm 1990 (sửa đổi

năm 2008); ở Trung Quốc, quyền NKT được ghi nhận

trong Luật NKT năm 1990 (sửa đổi năm 2015); ở Nhật

Bản, quyền NKT được ghi nhận trong Luật Cơ bản về

NKT năm 2004; ở Ấn Độ, quyền NKT được ghi nhận trong

Luật Quyền NKT năm 2018: ở Việt Nam, quyền NKT' đượcghi nhận trong Luật NKT năm 2010

ao

Trang 37

Qua đó, có thể hiểu quyền của NKT là tất cả cácquyền và tự do cơ bản của con người và quyền ưu

tiên so với những người khác được ghi nhận trong

pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

2.2 Đặc điểm quyền của người khuyết tật

Quyền NKT trước hết là quyền con người nên quyền

NKT có day đủ đặc điểm của quyền con người Kể từ khi

Tuyên ngôn Nhân quyền năm 1948 được thông qua thì

cộng đồng quốc tế đã công nhận quyền con người có một số

đặc trưng như: Quyền con người là bất khả xâm phạm;

quyền con người là không thể chia cắt, phụ thuộc lẫn nhau

và liên quan đến nhau; quyền con người là phổ quát

Thứ nhất, quyền con người là bất khả xâm phạm

Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có với

tất cả mọi người, gắn liền với sự tồn tại của con người nói

chung và NKT nói riêng Đó là những quyền mà ngay từkhi sinh ra con người đã được hưởng và chỉ chấm dứt khi

con người không còn tôn tại Những quyền này tôn tại

khách quan và tất cả quốc gia phải công nhận Quyền

sống, quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền được tự do

an toàn cá nhân, quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc

trừng phạt tàn ác vô nhân đạo, quyền không bị bóc lột, bạo

hành, lạm dụng, quyền sống độc lập, quyền tự do biểu đạt

chính kiến, quyền được tôn trọng cuộc sống riêng tư,quyền được giáo dục, quyền được chăm sóc sức khoẻ,quyền được lao động và có việc làm, quyền được tham gia

vào hoạt động văn hoá, vui chơi, giải trí, thể dục thể

Trang 38

thao Đây đều là những quyền cơ bản, quan trọng với tất

cả mọi người, bởi nếu không có quyền này con người không

thể sống như một con người Do đó, không một quốc gia

nào, nhóm người hay cá nhân nào có quyền tước bỏ hoặchạn chế quyền con người Tất cả các quốc gia phải có nghĩa

vụ ghi nhận và bảo đảm thực hiện

Quyền cá nhân van nằm trong quyền xã hội, do đó,trong một số trường hợp vì lợi ích chung của xã hội, cácquốc gia có quyền đặt ra những hạn chế quyền con người.Việc hạn chế quyền con người không phải tuỳ tiện mà chỉ

áp dụng trong trường hợp như khi các quốc gia thúc đẩy

phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ (Điều 4 Công ước

ICESCR) hay trong thời gian có tình trạng khẩn cấp xây

ra đe doa sự sống còn của quốc gia và đã được chính thứccông bố (khoản 1 Điều 4 Công ước ICESCR) Việc hạn chếquyền con người phải được ghi nhận trong pháp luật quốcgia và phải bảo đảm sự hạn chế đó không trái với bản chấtquyền con người và không chứa đựng sự phân biệt đối xử

nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo

hay nguồn gốc xã hội

Thứ hai, quyền con người không thể chia cắt và phụ

thuộc lẫn nhau

Các quyền con người có mối quan hệ nội tại và

không thể tách biệt với nhau Việc hưởng thụ một quyền

có mối quan hệ mật thiết với quyền khác và không cóquyền nào quan trọng hơn quyền nào Điều này có nghĩa

là quyền dân sự, chính trị cũng như quyền kinh tế, xã

hội, văn hoá đều được đối xử bình dang, không có quyền

37

Trang 39

nào được ưu tiên hơn quyền nào Mỗi quyền đều có ýnghĩa và giá trị riêng đối với mỗi người nên tất cả cácquyền đều phải được bảo đảm thực hiện như nhau Tuy

nhiên, điều đó không đồng nghĩ với việc quyền con người

phải được quan tâm với mức độ giống nhau trong mọi

trường hợp Bởi trong một số hoàn cảnh cụ thể, với một

số chủ thể đặc thù thì có những quyền lại có giá trị hơn hắn so với quyền khác Ví dụ như khi con người được tự

do thì quyền được đảm bao thu nhập, quyền được lao

động, giáo dục được ưu tiên hơn nhưng khi con người

bị bắt giữ vô cớ thì quyền tự do lại là điều con người

quan tâm duy nhất

Thứ ba, quyền con người mang tính phổ biến

Quyền con người được áp dụng bình đẳng cho tất cả

mọi người trên thế giới Con người không bị phân biệtđối xử vì bất kỳ lý do nào như chủng tộc, màu da, nam

nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, quan niệm, nguồngốc, dân tộc, xã hội, tài sản, dòng dõi hay “bất cứ thân

trạng nào khác” (Điều 2 Tuyên ngôn quyền con người

năm 1948).

Việc thực hiện và hưởng thụ quyền trên thực tế còn

phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử, nền văn hoá, sự phát

triển kinh tế - xã hội của từng khu vực, từng quốc gia Khi

xã hội càng phát triển thì quyền con người càng được quan

tâm và bảo đảm cao hơn

Bên cạnh những đặc điểm chung, quyền của NKT còn

có những đặc điểm riêng như tính ưu tiên, tính hạn chế và

tính dae thủ,

Trang 40

Một là tính ưu tiên của quyền của NKT.

Về nguyên tắc mọi người đều được hưởng quyền bình

dang như nhau nhưng sự bình dang thực chat chi đạt được

trong điều kiện các chủ thể có năng lực và thực hiện ở

những hoàn cảnh như nhau NKT thường có sức khoẻ hoặcnhận thức hạn chế hơn, mức thu nhập thường thấp hơn so

với người bình thường nên để giúp NKT đến gần vạch xuất

phát khi thực hiện quyền thì cần dành cho họ một sốquyền uu tiên so với người không khuyết tật Ví dụ trong

giáo dục, NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn, được

miễn/giảm một số môn học/nội dung môn học, được miễn

giảm học phí, được miễn giảm giá vé khi tham gia phươngtiện giao thông công cộng

NKT có nhiều dạng tật như khuyết tật vận động;

khuyết tật nghe, nói; khuyết tật nhìn; khuyết tật thần

kinh, tâm thần; khuyết tật trí tuệ; khuyết tật khác vàNKT có các mức độ khuyết tật như khuyết tật đặc biệtnặng, khuyết tật nặng, khuyết tật nhẹ Mức độ khuyết tật,

dạng khuyết tật, giới tính, độ tuổi là căn cứ để xác định

quyền ưu tiên cho NKT

NKT có mức độ khuyết tật nặng hơn được hưởngnhiều quyền ưu tiên hon so với NKT nhẹ Ví dụ: mức trợ

cấp xã hội hàng tháng dành cho NKT đặc biệt nặng sẽcao hơn mức trợ cấp dành cho NKT nhẹ Dựa vào dạng

tật thì NKT tâm thần được hưởng một số quyền ưu tiên

mà NKT khác lại không được hưởng Ví dụ NKT tâm

thần dẫn đến không có/mất khả năng nhận thức và điều

khiển hành vi thì dù thực hiện hành vi vi phạm pháp

39

Ngày đăng: 07/04/2024, 14:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w