BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYEN MAI THUYỀN
HOÀN THIỆN CHE ĐỊNH PHÁP LUẬT VE LAY PHIẾU TÍN NHIEM VA BO PHIẾU TÍN NHIEM TRONG CÁC CƠ QUAN DAN CỬ
O VIET NAM HIEN NAY
Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 60380102
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã
được ghi rõ nguôn gôc.
Tác giả luận văn
Nguyễn Mai Thuyên
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Bộ môn Luật Hiến pháp Trường Đại học Luật Hà Nội, các thầy cô giáo trong và ngoài trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bay tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới thầy giáo — TS Tô Văn Hòa, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo và hướng dẫn tận tình, chu đáo dé tôi có thé hoàn thành được luận văn này.
Ha Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2014Tác giả luận văn
Nguyễn Mai Thuyên
Trang 4LOT NÓI DAU ¿- 2-5252 +E2EES E9 121121521111111211211 115111111111 1tr | CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LAY PHIẾU TÍN NHIỆM VA BO PHIẾU TÍN NHIỆM TRONG CÁC CƠ QUAN DAN 9 0 6 1.1 Khái niệm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 6 1.2 Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín
1.2.1 Mục dich, mục tiéu cua lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm 10 1.2.2 Y nghĩa của lấy phiếu tin nhiệm va bỏ phiếu tin nhiệm 13
1.3 Một sô yêu cau về mặt lý luận đôi với lay phiêu tín nhiệm va bỏ
phiếu tín nhiệm - - - + E+SEE+E£EEEEEEEE2E12117151111111111 11.11 xe 15 1.3.1 Chủ thể lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm - - 16 1.3.2 Đối tượng áp dung lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm 18 1.3.3 Quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tin nhiém 20 1.3.4 Hậu quả pháp ly của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm 22 1.4 Pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở một số quốc gia trên thế giới 2-2 + SE E9 12E12112111711112112111111111111 11.11 xe 23
1.4.1 Pháp luật Vương quốc Anh về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin 1.4.2 Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín HiÏỆIH - + SE Sk‡EE+E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE111111111111e 11x 26
1.4.3 Pháp luật Liên bang Nga về lấy phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tin CHƯƠNG 2: THUC TRANG LAY PHIẾU TÍN NHIEM VA BO PHIẾU TÍN NHIEM TRONG CAC CO QUAN DAN CU Ở VIỆT NAM HIEN
2.1 Quá trình hình thành va phát triển của chế định về lay phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam - 2-5 + erxexerxez 31 2.2 Thực trang pháp luật về lấy phiếu tin nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân CỬ: - - - 133321111 111891111811 cv re 36
Trang 52.2.1 Chủ thể có quyên lấy phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm 36 2.2.2 Đối tượng áp dụng của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm 37 Basic GAM CE (HINH tiệt TRUIÊN AO TÍN POET caauasnaiai nhang nga E4) nites At i 100861188 40 2.2.4 Quy trình lay phiếu tin nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm - 43 2.2.4.1 Quy trình lấy phiếu tin nhiỆN - - s5 Ss+E+EeEeEerEeEekereerered 43 2.2.4.2 Quy trình bỏ phiếu tin nhiỆNM - 52-5 Ss+E+EeEeEvrkeErtereerered 46 2.2.5 Hậu quả pháp lý của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tin nhiệm 49 2.3 Thực tiễn lay phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan
dân cử ở Việt Nam hiện nay c6 2c 132 1133111111 rerke 52
2.3.1 Thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân 52 2.3.2 Thực tiễn bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân 55 CHUONG 3: MOT SO VAN DE ĐẶT RA VA QUAN DIEM, DE XUẤT HOAN THIEN PHAP LUAT VE LAY PHIEU TIN NHIEM VA BO PHIEU TIN NHIEM TRONG CAC CO QUAN DAN CU O VIET NAM
HIEN NAY 1 4 5 59
3.1 Một số van đề đặt ra đối với lay phiếu tin nhiệm va bỏ phiếu tin nhiệm trong các cơ quan dan cử ở Việt Nam -<5- 59
3.1.1 Về đối tượng áp dung lấy phiếu tin nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 59 3.1.2 Về thời điểm lấy phiếu tin nhiỆN - +2 2+s+Sk+E‡+eE+Eerexered 61 3.1.3 Về căn cứ đánh giá tin nhiỆN - 2-52 ©s+E+E+E+EeEEeErkereerered 61 3.1.4 Về quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 63 3.1.5 Về xử lý kết qua lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm 64 3.2 Quan điểm, đề xuất hoàn thiện pháp luật về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam hiện nay 66
3.2.1 Quan điểm hoàn thiện pháp luật về lay phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dan cứ ở Viet Nam hiện nay - 66 3.2.2 Một số dé xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về lấy phiếu tin nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dan cu ở Việt Nam hiện nay 69 KẾT LUẬN 5 52- SE SE 1E 1 11 11811211111111111111111111111E 111111 rrk 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Đôi mới tô chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đặc biệt là tăng cường hoạt động giám sát là quan điểm nhất quán của
Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo bộ máy nhà nước Từ khi Nhà
nước Việt Nam ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến việc củng cố, kiện toàn các cơ quan dân cử Mục tiêu đặt ra là bảo đảm cho các cơ quan này đủ năng lực, quyền hạn đề thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, trong đó có chức năng giám sát Văn kiện Đại hội đại biéu toàn quốc lần thứ XI nhân mạnh: “đổi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm Quốc hội thực sự là cơ quan đại biéu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định và giám sát các van dé quan trọng của đất nước, nhất là các công trình trọng điểm của quốc gia, việc phân bổ và thực hiện ngân sách; giám sát hoạt động của các cơ quan tư pháp, công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí” Đây là một trong những biện pháp đây mạnh cải cách bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế, đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong những năm gần đây, các cơ quan dân cử đã dành nhiều thời gian và
nỗ lực cho hoạt động giám sát va đã đạt được những kết quả tích cực Chất vấn,
giám sát văn bản ngày càng trở thành công cụ quan trọng dé các đại biểu dân cử thực hiện vai trò đại điện nhân dân để giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước, đảm bảo các cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phục vụ
lợi ích của nhân dân Tuy nhiên, chất lượng giám sát còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới Trong đó, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn là công cụ giám sát mạnh nhất nhưng vẫn chưa được sử dụng hữu hiệu Là các cơ quan do nhân dân bâu ra và trao quyên lực nhà nước,
Trang 7Quốc hội, Hội đồng nhân dân có vai trò quan trọng trong việc hình thành bộ máy nhà nước và giám sát hoạt động của nhà nước Đồng thời, Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải gián tiếp chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của các cơ quan do mình hình thành Lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ quan trong dé các cơ quan này thực hiện điều đó Hiện nay, van đề lay phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm được ghi nhận trong nhiều văn bản khác nhau như Hiến pháp, Luật tô chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân và gần đây được cụ thê hóa trong một nghị quyết do Quốc hội ban hành Mặc dù đã được luật quy định nhưng nhiều năm qua công cụ bỏ phiếu tín nhiệm chưa lần nào được các cơ quan dân cử sử dụng Lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành tại kỳ họp thứ Năm Quốc hội khóa XIII và tại Hội đồng nhân dân các cấp, đã đạt những kết qua đáng ghi nhận, được cử tri và nhân dân đánh giá cao nhưng hiện vẫn tôn tại nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, đáng lưu ý là việc tạm dừng lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp Quốc hội tới.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm chưa phát huy được vai trò, hiệu quả trong thực hiện chức năng giám sát của cơ quan dân cử, trong đó sự thiếu toàn diện và sự bất cập của pháp luật là nguyên nhân quan trọng Đề khắc phục được tình trạng này, van đề hoàn thiện pháp luật về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan dân cử là một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong giai đoạn hiện nay Nhận thức được điều đó, tác giả đã lựa chọn đề tai: “Hoàn thiện chế định pháp luật về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ cho mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ giám sát quan trọng của cơ quan dân cử, được Đảng, Nhà nước, các đại biểu và nhân dân quan tâm Về vân dé này, có thê kê đên một sô công trình như:
Trang 8Luận cứ khoa học dé xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội, đề tài khoa học cấp Nhà nước do Văn phòng Quốc hội chủ trì.
Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới cơ cấu tô chức và phương thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện hiện nay, luận an tiễn sĩ luật học của tác giả Lê Thanh Vân; Hoàn thiện pháp luật về bỏ phiếu tin nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bau hoặc phê chuẩn, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Trần Thị Hoa
Các sách: M6 hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của GS.TS Tran Ngoc Đường (2009), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội; Quốc hội Việt Nam trong nhà nước pháp quyên, Chính phủ trong nhà nước pháp quyền của GS.TS Nguyễn Dang Dung chủ biên, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội
Một số bài báo chuyên khảo như “Bỏ phiếu tín nhiệm - bàn về thủ tục khả thi” của Ths Vũ Van Nhiêm, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 5/2004; “Quy định về bỏ phiếu tin nhiệm: từ mong muốn đến hiện thực ” của TS Vũ Đức Khiên, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2009; “Lại bàn về bỏ phiếu tín nhiệm” của TS Bùi Ngọc Thanh, tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2012
Tuy nhiên, các công trình này mới dừng lại ở việc đề cập đến một số khía cạnh liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện cơ chế lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong tong thé là một phương thức giám sát của cơ quan dân cử, đặc biệt chưa xem xét lay phiéu tin nhiém va bỏ phiếu tín nhiệm trong một chỉnh thé Chính vì vậy, dé tài là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về hoạt động lây phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm theo Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác của Việt Nam.
3 Phạm vi nghiên cứu đề tài
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, tác giả tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và khung pháp lý về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong phạm vi Hiên pháp và các văn bản có liên quan khác của Việt Nam như Luật tô chức
Trang 9Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Nghị quyết SỐ 35/2012/QH13 Bên cạnh đó có sự đối chiếu với hiến pháp pháp luật một số nước để rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam Đồng thời, từ nghiên cứu, đánh giá pháp luật và thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, tác gia đưa ra một số quan điểm, đề xuất hoàn thiện chế định pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử ở nước ta hiện nay 4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tác giả chủ yêu sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ dụng trong khoa học xã hội như phương pháp phân tích, tổng hợp để tìm hiểu các quy định và thực tiễn lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, khái quát để đánh giá cơ chế nay và kết luận, đưa ra các kiến nghị phù hợp; phương pháp lich sử dé thay được sự phát triển của chế định này trong lịch sử lập hiến; phương pháp so sánh dé tìm hiểu pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm các nước, tham khảo những yếu tố hợp lý góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp so sánh, hệ thong, thống ké dé giải quyết các van dé lý luận và thực tiễn mà dé tài đặt ra.
5 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là thông qua kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân, qua đó góp phần đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước.
Đề đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm như khái niệm, mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của pháp luật về lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, quy định pháp luật một số nước về vẫn đề này.
- Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về lay phiếu tin nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử.
- Nghiên cứu, đánh giá thực tiễn và đưa ra đề xuất cụ thé dé hoàn thiện
Trang 10pháp luật nhằm đảm bảo tính khả thi của hoạt động lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
6 Những đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu cho thấy luận văn có những đóng góp mới sau đây: - Luận văn làm rõ một số van đề lý luận lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tin nhiệm như khái niệm, mục đích, ý nghia dé làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về vấn đề này.
- Từ nghiên cứu pháp luật và thực tiễn về lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, luận văn chỉ ra những điểm hạn chế, bất cập hiện nay trong các quy định về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam dé tạo cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật.
- Luận văn bước đầu đưa ra những đề xuất có tính gợi mở cho việc hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực thi pháp luật lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam hiện nay.
7 Cơ cầu của luận văn
Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có bố cục gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số van dé lý luận về lay phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử
Chương 2: Thực trang lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cở ở Việt Nam hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và quan điểm, đề xuất hoàn thiện pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm trong các cơ quan dân cử ở Việt Nam hiện nay
Trang 11CHƯƠNG 1
MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE LAY PHIẾU TÍN NHIỆM VA BO PHIẾU TÍN NHIEM TRONG CAC CO QUAN DAN CỬ 1.1 Khái niệm lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tin nhiệm
“Tín nhiệm”, theo Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “tin tưởng mà giao
phó, trông cậy vào nhiệm vụ, sự việc cụ thể nào đó” [18] Tu này xuat phát từ
chứ “tín” trong tiếng Hán thông dụng, có nghĩa là tin tưởng Trong Tiếng Anh, “tín nhiệm” là “confidence”, có nghĩa là “niềm tin” và được giải thích là niềm tin đặt vào ai đó hoặc việc gì đó Trái lại, bất tín nhiệm nghĩa là mat niềm tin vào ai hoặc việc gì đó Do vậy, bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm có thé hiểu là bỏ phiếu cho niềm tin hoặc bỏ phiếu thể hiện sự mắt niềm tin
Từ cách hiểu thông thường như vậy, thuật ngữ “tin nhiệm ” được xem xét dưới góc độ pháp lý, trở thành hành vi được pháp luật quy định liên quan đến việc đánh giá niềm tin đối với một chủ thể, trên cơ sở việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định hai cơ chế liên quan đến van đề tín nhiệm, đó là lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2, Nghị quyết số 35/2012/QH13, Jay phiếu tín nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thăm dò mức độ tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ của cơ quan, tô chức có thẩm quyên Day là thuật ngữ pháp lý mới ở Việt Nam, lần đầu tiên được quy định trong một văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành Như vậy, lẫy phiếu tín nhiệm là hành vi thăm dò mức độ tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước Phiếu tín nhiệm là thước đo lòng tin của các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân — những người đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân đối với các chức danh quan trọng Với ba mức tín nhiệm là tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, lấy phiếu tín nhiệm là bước đệm dé đi đến bỏ phiếu tín nhiệm Qua
Trang 12trình lay phiếu được tiễn hành dân chủ, khách quan, công băng, công khai sẽ là cơ sở quan trọng để bố trí và sử dụng cán bộ Kết quả của việc lấy phiếu tín nhiệm là một trong những căn cứ quan trọng để các cơ quan, tổ chức liên quan xem xét trong việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với phẩm chat, năng lực và khả năng công hiến của mỗi người, đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, khi các cấp có thâm quyền đang đây mạnh công tác quy hoạch cán bộ
Bên cạnh khái niệm lay phiéu tin nhiém 1a khai niém bo phiéu tin nhiém Bỏ phiếu tin nhiệm là thuật ngữ pháp lý hiện được đề cập trong Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức Quốc hội, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân và một số văn bản pháp luật khác Các văn bản này mới chỉ đề cập đến bỏ phiếu tín nhiệm như là một công cụ thực hiện quyền giám sát của các cơ quan dân cử chứ chưa có giải thích cụ thể Nghị quyết 35/2012/QH13 lần dau tiên giải thích thuật ngữ bỏ phiếu tin nhiệm dưới góc độ pháp lý như sau:
“Bỏ phiếu tin nhiệm là việc Quốc hội, Hội đồng nhân dân thể hiện sự tín nhiệm hoặc không tín nhiệm đối với người giữ chức vụ đo Quốc hội, Hội đồng nhân dân bau hoặc phê chuẩn để làm cơ sở cho việc miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức người không được Quốc hội, Hội đồng nhân dân tín nhiệm” (Khoản 2 Điều 2).
Nếu như lấy phiếu tín nhiệm là dé thăm dò, là bước đệm thì bỏ phiếu tín nhiệm là bước tiếp theo, không nhằm mục đích thăm dò nữa mà có giá trị quyết định Dựa vào kết quả bỏ phiếu với hai mức là tín nhiệm hay không tín nhiệm, cơ quan dân cử sẽ có căn cứ để quyết định sinh mệnh chính trị của một người do
mình bầu hoặc phê chuẩn Người giữ chức vụ nếu không được một tỷ lệ đại biểu
nhất định tín nhiệm sẽ phải đôi mặt với một trong các chế tài có thể đặt ra liên quan đến sự chấm dứt chức vụ dang đảm nhiệm Lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những công cụ hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, thậm chí là công cụ giảm sát mạnh nhất hiện nay Là các cơ quan do nhân dân hình thành bằng con đường bầu cử trực tiếp, Quốc hội, Hội đồng nhân có
Trang 13vai trò to lớn trong việc hình thành bộ máy nhà nước Do đó, cơ quan này sẽ có quyền giám sát các chức danh do mình bầu hoặc phê chuẩn có thực hiện đúng và hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn được giao hay không Đồng thời, co quan dân cử hình thành nên các chức danh này thì phải chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của chức danh do mình hình thành Đây chính là trách nhiệm của cơ quan dân cử, của người đại biểu dân cử trước cử tri, trước nhân dân.
Trong hai khái niệm này, lẫy phiếu tín nhiệm là khái niệm còn tương đối mới mẻ trong kho từ vựng pháp lý của Việt Nam Ngay từ bản Hiến pháp đặt nền móng cho lich sử lập hiến Việt Nam — Hiến pháp 1946, thuật ngữ “bỏ phiếu tín nhiệm” đã được ghi nhận Song, những quy định đó trong Hiến pháp năm 1946 không được kế thừa và phát huy trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980 và 1992 Đến khi sửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001 và trong các văn bản pháp luật sau này, bỏ phiếu tín nhiệm được ghi nhận là một trong những quyền hạn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp để đảm bảo hiệu quả việc thực hiện chức năng giám sát của các cơ quan này Ngày 21 tháng 11 năm 2012 tại ky họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn Đây là lần đầu tiên thuật ngữ “Jay phiếu tín nhiệm ” được ghi nhận, cũng là lần đầu tiên có một văn bản quy định tương đối tập trung, đầy đủ và chi tiết về hoạt động lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.Về mặt thực tiễn, cả lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đều là hoạt động rất mới Nếu như lẫy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành tại kỳ họp thứ Năm, Quốc hội khóa XIII và tại Hội đồng nhân dân các cấp thì bỏ phiếu tín nhiệm đến nay chưa thực hiện bao giờ Trong khi đó, bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động tương đối phô biến trên nghị trường thế giới Đây là công cụ quan trọng để Nghị viện/Quốc hội các nước thực hiện quyền giám sát của mình, đặc biệt là giám sát khối hành pháp.
Khác với nhiều nước trên thế giới, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam mang nhiều nét đặc thù, xuất phát từ đặc trưng của hệ thống
Trang 14chính trị Việt Nam Một /d, có lẽ ít có nước nao đề cập đến thuật ngữ “lấy phiếu tin nhiệm ` là một hình thức giám sát cua Quốc hộiNghị viện Ở các nhà nước tô chức quyền lực theo nguyên tắc tam quyền phân lập với chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng, cơ quan dân cử có thé áp dụng những công cụ giám sát mạnh mẽ, quyết liệt Bỏ phiếu tin nhiém/bat tín nhiệm là hình thức kiểm soát quyền lực thường được sử dụng ở những nước này Có thé coi đây như là khâu cuối cùng trong quá trình giám sát mà kết quả của nó là sự thé hiện rõ nhất trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện Kết quả bỏ phiếu tín nhiém/bat tín nhiệm thường dẫn tới sự từ chức của Chính phủ và có thé là sự giải tan Nghị viện Đôi khi hoạt động nay còn gắn với những thủ đoạn chính trị, là hình thức “tan công” lẫn nhau giữa dang cam quyền và đảng đối lập.
Bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay được tô chức theo nguyên tắc “quyên lực nhà nước là thong nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước "(Điều 2 Hiến pháp 2013), với cơ chế một đảng lãnh đạo Chính vì thế, hoạt động giám sát của Quốc hội đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là đối với Chính phủ không mạnh mẽ như ở các nước có chế độ đa đảng Về cơ bản, hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những cảnh báo, nhắc nhở, không có khả năng áp dụng chế tài của giám sát, làm cho hiệu quả hoạt động giám sát không cao Với bỏ phiếu tín nhiệm, đây là quyền Quốc hội tìm cơ sở dé quy kết trách nhiệm chính trị đối với
các cán bộ cao cấp Trách nhiệm này được xác lập dựa trên sự tín nhiệm, nếu sự
tín nhiệm không còn thì có thể áp dụng các biện pháp chế tài miễn nhiệm, bãi nhiệm hoặc phê chuẩn việc miễn nhiệm, cách chức Trong khi đó, lay phiếu tín nhiệm là một bước dé thăm dò mức độ tín nhiệm, làm căn cứ cho việc phân loại, đánh giá, bố trí cán bộ của cơ quan, tổ chức có thấm quyền Kết quả lấy phiếu tín nhiệm là một trong những cơ sở để tiến tới bỏ phiếu tín nhiệm chứ không ngay lập tức dẫn tới các chế tài Day là một cơ chế tương đối mềm dẻo, linh hoạt và thích hợp với điều kiện Việt Nam.
Trang 15Hai là, nêu như ở nhiều nước, đối tượng áp dụng của bỏ phiếu tin nhiém/bat tín nhiệm chủ yếu là Chính phủ hành pháp thì ở Việt Nam, đối tượng của lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm rất rộng, là rất nhiều các cơ quan, chức vụ Pháp luật các quốc gia đều quy định Chính phủ phải chịu trách nhiệm
chính trị trước Nghị viện/Quốc hội về những hoạt động của mình Vấn đề tín
nhiệm thường đặt ra đối với Chính phủ liên quan đến kết quả hoạt động của Chính phủ hoặc một động thái, một dự luật, một chính sách của Chính phủ Đối tượng áp dụng của lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ta nằm ở cả ba nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp Ở trung ương, các đối tượng này bao gồm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, các thành viên khác của Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ; Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng kiểm toán nhà nước Ở địa phương, Hội đồng nhân dân lấy phiếu tín nhiệm hoặc bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, ủy viên thường trực Hội đồng nhân dân, Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân [10] Đây là các chức danh do cơ quan dân cử hình thành bằng con đường bầu hoặc phê chuẩn, thuộc quyền giám sát của các cơ quan này đã được Hiến pháp Việt Nam ghi nhận.
1.2 Mục đích, mục tiêu, ý nghĩa của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
1.2.1 Mục đích, mục tiêu của lấy phiéu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Như đã phân tích, lay phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm là một trong những hình thức giảm sát quan trọng của cơ quan dân cử Bởi vậy, mục đích của hoạt động này gắn với mục đích của hoạt động giám sát Đây là công cụ để các cơ quan đại diện — co quan quyén lực nhà nước “theo dõi, xem xét, đánh giá” hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như những người giữ các chức vụ quan
Trang 16trọng trong quá trình thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Cùng với các hình thức giám sát khác, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đảm bảo tính trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, đảm bảo toàn bộ bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quả Mục đích của lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được quy định rõ ràng, thống nhất trong Nghị quyết 35/2012/QH13: “Việc lấy phiếu tin nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giảm sát cua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm thấy được
mức độ tin nhiệm của mình dé phan đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu
quả hoạt động; làm cơ sở dé cơ quan, tổ chức có thẩm quyên xem xét đánh gid, bồ trí, sử dung cán bộ” (Điều 3)
Từ quy định này có thé thấy các mục đích cơ bản của hoạt động lay phiêu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Mot là, lây phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân Như đã phân tích, đây là các cơ quan đại diện của nhân dân, được nhân dân trao gửi quyền lực Quyền lực ấy phải được sử dụng một cách có hiệu quả nhất, trong đó có quyền giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước Cơ quan dân cử giám sát bằng nhiều hình thức, nhiều công cụ khác nhau Nếu như kết quả của các hình thức giám sát khác như xét báo cáo công tác, chất vẫn và trả lời chất van, không trực tiếp dẫn tới hậu quả pháp ly thì kết quả lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm mang tính chất quyết định hơn, có thê dẫn tới chế tài áp dụng đối với các đối tượng bị giám sát Có thê nói, đây là vũ khí mạnh nhất mà cơ quan dân cử có được để kiểm soát quyên lực nhà nước Đề nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giảm sat của Quốc hội, Hội đồng nhân dân cần nâng cao hiệu quả của từng hình thức giám sát, trong đó có hình thức lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Hai /à, lay phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm giúp người được lấy phiếu, bỏ phiếu thấy được mức độ tín nhiệm của
mình dé phan dau, rén luyén, nang cao chat lượng va hiệu qua hoạt động Có thể
coi việc lây phiêu tín nhiệm như một tâm gương đê người cán bộ có cơ hội soi
Trang 17lại mình, nhìn nhận lại bản thân Nếu nhận được sự tin tưởng, đánh giá cao từ các đại biểu sẽ là động lực dé người cán bộ không ngừng phan đấu, vươn lên Nếu qua đánh giá cho thấy uy tín, lòng tin dành cho người cán bộ sụt giảm thì đây là lời cảnh báo, nhắc nhở họ kip thời sửa chữa, khắc phục sai lầm Ba 1d, lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm làm co sở dé cơ quan, tổ chức có thâm quyền xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ Sự đánh giá tín nhiệm của đại biểu dân cử là thước đo trung thực nhất, chính xác nhất phâm chất, đạo đức cũng như năng lực công tác của người cán bộ, từ đó cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có thể thiết kế phương án, kế hoạch đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ một cách hợp lý.
Cùng hướng tới một mục đích chung song về mặt lý luận, hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm và lây phiếu tín nhiệm lai nham đạt được những mục tiêu cụ thể có sự khác nhau nhất định.
Bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động đánh giá tín nhiệm có tính chất quyết định mà kết quả của hoạt động này có thê trực tiếp dẫn tới hậu quả pháp lý Với hai mức “tín nhiệm” hoặc “không tín nhiệm”, mục tiêu của bỏ phiếu tín nhiệm là trả lời cho câu hỏi cán bộ lãnh đạo còn được tín nhiệm hay không Từ đó sẽ quyết định xem cán bộ còn tại vi hay không bởi đây đã là cuộc đánh giá tập thé mang tính quyết liệt và đem lại hậu quả pháp lý ngay lập tức Trong khi đó, hoạt động lấy phiếu tín nhiệm là đánh giá tín nhiệm trong một quá trình, có tính chất thăm dò, nhắc nhở Việc này được làm thường xuyên và không nặng nề Mục tiêu của hoạt động lay phiếu tín nhiệm là trả lời câu hỏi mức độ tín nhiệm của cán bộ đến đâu mà có thể chưa đem lại hậu quả pháp lý Từ lá phiếu tín nhiệm các đại biểu dân cử dành cho mỗi cán bộ - công bộc của dân, người cán bộ biết được mình đang ở mức độ tín nhiệm như thé nào Nếu kết quả lay phiếu tín nhiệm là quá thấp đối với một cán bộ nào đó thì uy tín cũng như tính chính danh của cán bộ đó sẽ không còn, vì thế sẽ đi đến bước tiếp theo trong quy trình là bỏ phiêu tín nhiệm.
Trang 181.2.2 Ý nghĩa của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Việc ghi nhận lay phiéu tin nhiém, bo phiéu tín nhiệm là một trong các công cụ giám sát quan trọng của các cơ quan dân cử ở Việt Nam có ý nghĩa quan trọng cả về mặt pháp lý và về thực tiễn.
Thứ nhất, lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm củng cô uy tín, sự
lãnh đạo của Đảng với công tác can bộ.
Ở Việt Nam, Đảng cộng sản là đại diện cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Điều đó đã được trang trọng ghi nhận trong Điều 4 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Đảng thống nhất công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào các cơ quan nhà nước Việc lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm đối với những chức danh do cơ quan dân cử bau hoặc phê chuẩn chính là một giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI của Đảng nhằm giải quyết những van dé cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay Nghị quyết chỉ ra rằng “ôi bộ phận không nhỏ cán bộ, dang viên, trong đó có những dang viên giữ vị trí lãnh dao, quan ly, kể cả một số cán bộ cao cap, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lỗi sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt ly tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cua địa vi, cục bộ, tham những, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc ” Trên cơ sở đó, Nghị quyết nhẫn mạnh một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là cấp trung ương và giao cho Đảng đoàn Quốc hội triển khai Nghị quyết Trung ương 4 bằng những nghị quyết cụ thé Việc đây mạnh kiểm tra, kiểm điểm, phê bình trong Đảng cũng phải song song với giám sát, đánh giá trong Nhà nước và phải được tiến hành thường xuyên Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ chủ chốt là dấu ấn, sự phát triển và cụ thể hóa Nghị quyết của Hội nghị Trung ương 4 nham tiếp tục làm trong sạch bộ máy nhà nước Thực hiện việc lay phiêu tín nhiệm, bỏ phiêu tín nhiệm một cách dân chủ, đông bộ, công
Trang 19khai, minh bạch và hiệu quả là triển khai Nghị quyết Trung ương 4, góp phần củng cô lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào Nhà nước.
Thứ hai, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tin nhiệm đối với các chức danh do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bau hoặc phê chuẩn sẽ mở rộng dân chủ trong đánh giá và sử dụng cán bộ, khang định bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam.
Dân chủ là thuộc tính, là bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bản chất này thé hiện rất rõ trong từng quy định của hiến pháp Việt Nam Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là quyền của Quốc hội, Hội đồng nhân dân nhưng thực chất là quyền của nhân dân Nhân dân - với tư cách là người chủ quyền lực nhà nước sẽ thông qua người đại điện của mình để thực hiện quyên kiểm soát quyền lực nhà nước Trong nhiều công cụ giám sát mà cơ quan dân cử sử dụng dé qua đó nhân dân kiểm soát quyền lực nhà nước, lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ giám sát tương đối hữu hiệu Việc lay phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là cách dé đại biểu thé hiện chính kiến, cách đánh giá đối với từng chức danh đã được mình lựa chọn và cũng là cách để đại biểu giám sát công việc của những chức danh này, những việc đã làm được, chưa được, từ đó có thé quy kết trách nhiệm đối với từng người Kết quả giám sát sẽ đưa ra các “chỉ số”, các “thang bậc” tín nhiệm của các chức danh cán bộ chủ chốt dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống cũng như năng lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Có thé nói, đây chính là thước đo của lòng dân đối với các “công bộc” của dân Đồng thời, hoạt động lấy phiếu
tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm cũng là thước đo chất lượng của người đại biéu
nhân dân, là một kênh dé nhân dân giám sát người dai diện của mình Thước đo này chính là sự trung thực, công tâm, khách quan, có chính kiến, có bản lĩnh, dám chịu trách nhiệm, không bị chi phối bởi quyền lực và các mỗi quan hệ lợi ích, xứng đáng là những người đại diện ưu tú cho nhân dân Việc Quốc hội ban hành văn bản để quy định cụ thể cơ chế giám sát này, đặc biệt là lấy phiếu tín
Trang 20nhiệm cho thấy tiễn trình mở rộng dân chủ đang là một tín hiệu hết sức tích cực trong đời sống chính trị-xã hội của nước ta.
Tht ba, thực hiện lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tin nhiệm có ý nghĩa quan trong trong xáy dung đội ngũ can bộ.
Kết quả lay phiếu tín nhiệm là sơ sở quan trong để cơ quan, tổ chức có thầm quyền xem xét, đánh giá, bố tri, sử dụng cán bộ Hệ quả của việc lay phiéu không chỉ nhằm khích lệ, động viên, ghi nhận thành tích công tác khi người đó được đánh giá tín nhiệm cao, mà còn có tác dụng “nhắc nhở, cảnh báo” đòi hỏi người được lẫy phiếu tín nhiệm phải nỗ lực hơn nữa khi nhận được kết quả tín nhiệm thấp Với quy định “øgười được lấy phiếu tin nhiệm có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh gia “tín nhiệm thấp ” thì có thể xin từ chức”, nghị quyết 35/2012/QH13 đã tạo điều kiện thực hiện cơ chế từ chức, hay nói cách khác là khai mở van hóa từ chức ở Việt Nam Kết qua lay phiếu tín nhiệm chính là một chỉ số khách quan dé người người cán bộ lựa chon giải pháp tốt nhất cho mình, trong danh dự, văn hóa - là từ chức Ở xã hội phương Đông như chúng ta rất khó thực hiện việc từ chức bởi quan niệm từ chức coi như kết thúc sự nghiệp chính trị và vì nó kéo theo nhiều hệ lụy Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay về từ chức thông qua kết qua lay phiếu tín nhiệm rõ ràng là tín hiệu mạnh mẽ và trực tiếp gửi đến cán bộ lãnh đạo do cơ quan dân cử bầu hoặc phê chuẩn răng, nếu không từ chức thì có thé sẽ phải đối mặt với hậu quả pháp lý nghiêm khắc hơn Đây là ý nghĩa rất quan trọng của quy định về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.
1.3 Một số yêu cầu về mặt lý luận đối với lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ giám sát quan trọng của cơ quan dân cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân thay mặt nhân dân sử dụng công cụ nay một cách hiệu qua chỉ khi dựa trên nền tảng pháp lý vững chắc Muốn vậy, pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm phải được xây dựng đáp ứng những yêu câu cơ bản vê mặt lý luận Đó là các yêu câu vê mặt
Trang 21chủ thê áp dụng, đối tượng áp dụng, quy trình thủ tục và hậu quả pháp lý của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
1.3.1 Chủ thể lấy phiéu tín nhiệm và bỏ phiéu tín nhiệm
Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, và vì nhân dân Quyền lực nhà nước được thực hiện theo chế độ tập quyên, theo nguyên tắc tập trung dân chủ, trong đó nhân dân là chủ thé, là nguồn gốc tối cao của quyền lực nhà nước Nhân dân thực hiện quyền lực của mình thông qua cơ quan đại diện do nhân dân trực tiếp bầu ra, thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước [Š] Vì vậy Quốc hội và Hội đồng nhân dân có vi trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong bộ máy nhà nước Điều 69 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định:
“Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ””.
Quốc hội là cơ quan Nhà nước duy nhất do nhân dân cả nước trực tiếp bau ra theo nguyên tắc bau cử dân chủ Nhân dân được quyền lựa chọn những đại biểu ưu tú, đủ đức và tài dé đại điện cho ý chí nguyện vọng của mình, đồng thời cũng có quyền bãi nhiệm họ khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri cả nước Hơn nữa, thành phần và cơ cấu của Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội đại điện cho các giai cấp, mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội Tất cả hoạt động của Quốc hội, đại biểu Quốc hội đều thé hiện ý chí, nguyện vọng và bảo vệ lợi ích nhân dân Mặt khác, xuất phát từ nguồn gốc của quyền lực Nhà nước: tất cả quyên lực Nhà nước thuộc về nhân dân (Điều 2 Hiến pháp), Quốc hội - cơ quan duy nhất ở Trung ương nhận được sự ủy quyền của nhân dân cả nước, thay mặt nhân dân cả nước quyết định những vấn đề trọng đại của quốc gia, được xác định là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Quốc hội thực hiện quyên lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn dé quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước Trong đó, giám sát tôi cao là chức năng rất quan trọng Với chức năng này, Quốc hội “theo dõi, xem xét, đánh giá” các cơ quan nhà nước trong việc thực thi Hiên pháp và các văn bản do
Trang 22Quốc hội ban hành, từ đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân Trên tinh thần phân công, phân nhiệm quyền lực, giám sát của Quốc hội chủ yếu tập trung vào các cơ quan nhà nước ở trung ương, gồm các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao Thông qua hoạt động giám sát của Quốc hội, nhân dân giám sát, kiểm soát, kiểm tra hoạt động của các cơ quan nhà nước, từ đó đảm bảo cho Nhà nước thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, dé nhà nước thực sự là nhà nước
“của nhân dan, do nhân dan và vì nhân dan”.
Ở địa phương, Hội đồng nhân dân được xác định là “cơ quan quyên lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ÿ chí, nguyện vọng và quyên làm chủ của nhân dân, do nhân dan địa phương bau ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” (Khoản 1 Điều 113 Hiến pháp 2013) Trong tổ chức bộ máy nhà nước, Hội đồng nhân dân là tổ chức chính quyền gan gũi nhân dân nhất, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân, nam vững những đặc điểm của địa phương Với vị trí pháp lý đó, Hội đồng nhân dân thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc tô chức thực thi pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức và công dân ở địa phương Nếu như giám sát của Quốc hội là giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước thì Hội đồng nhân dân thực hiện việc giám sát trong phạm vi địa phương Các cơ quan này thực hiện giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau như xét báo cáo công tác của các đối tượng chịu sự giám sát, xem xét văn bản có dấu hiệu trái với văn bản do cơ quan dân cử ban hành, thông qua hoạt động chất vấn, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm hoặc thành lập đoàn giám sát Trong các hình thức đó, lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là hình thức giám sát quan trọng.
Bên cạnh chức năng giám sát, quyên lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm của cơ quan dân cử còn xuất phát từ trách nhiệm của các cơ quan này trong bộ máy nhà nước Là cơ quan đại diện và quyền lực tối cao, Quốc hội thành lập các cơ quan nhà nước ở trung ương thông qua bâu, miễn nhiệm, bãi
Trang 23nhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước; phê chuẩn đề nghị bồ nhiệm, miễn nhiệm,
cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính
phủ Ở địa phương, Hội đồng nhân dân bầu ra các thành viên của Uỷ ban nhân
dân cùng cấp Vi vậy, Quốc hội, Hội đồng nhân dân phải gián tiếp chịu trách
nhiệm về tính hiệu quả hoạt động của các cơ quan do mình hình thành và trao một phần quyên lực Lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là công cụ giúp các cơ quan dân cử thực hiện điều đó Lá phiếu chính là thước đo trách nhiệm của từng đại biểu và hơn hết là trách nhiệm của Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước cử tri, trước nhân dân Chủ thé lay phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm phải là tập thể cơ quan dân cử với tư cách là người thụ hưởng quyền này Nói cách khác, quyền lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm phải được thực hiện bởi toàn thể đại biểu của cơ quan dân cử Các cơ quan của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, ké cả Ủy ban thường vụ Quốc hội hay Thường trực Hội đồng nhân dân, chỉ đóng vai trò tạo điều kiện về thủ tục dé toàn thé đại biểu của cơ quan dân cử thực hiện quyền lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm chứ không được thay Quốc hội hay Hội đồng nhân dân thực hiện các quyền này dưới bất kỳ hình thức nào.
1.3.2 Đối tượng áp dung lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Đối tượng áp dung lay phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là các đối tượng thuộc quyền giám sát của cơ quan dân cử, song phải là các đối tượng “thích hợp”, bởi lẽ đây là cơ chế chịu trách nhiệm mà pháp luật tạo ra dé các cơ quan dân cử thực hiện giám sát đối với các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước, cũng là giám sát hoạt động của nhà nước Được cơ quan dân cử hình thành để gánh vác nhiệm vụ được giao, trong hoạt động của mình, các chức danh này phải nhận được sự tín nhiệm về chính tri của các đại biêu dân cử Tuy
Trang 24nhiên cần có sự phân biệt rõ ràng dựa trên đặc thù công việc mà mỗi chức danh đảm nhiệm Đối với các chức danh đứng đầu cơ quan của Quốc hội, trưởng ban của Hội đồng nhân dân, cần thấy rang đây là các cơ quan phục vụ, sản pham chủ yếu là đầu vào cho hoạt động của Quốc hội, Hội đồng nhân dân Các cơ quan này không có nhiệm vụ, quyền hạn riêng mà hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan dân cử nên thường không đưa ra các quyết định giải quyết cuối cùng và vì vậy hoạt động ít dẫn tới va chạm về quyên lợi Với nguyên tắc làm việc tập thé, việc xác định trách nhiệm của cá nhân người đứng đầu các cơ quan này cũng không rõ ràng.
Vì lẽ đó, về mặt lý luận, đối tượng áp dụng của lẫy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm chỉ nên là các chức danh có phạm vi nhiệm vụ, quyên hạn riêng Đó là các chức danh nguyên thủ quốc gia, các chức danh thuộc cơ quan chấp hành và cơ quan tư pháp Ở trung ương, các chức danh này bao gồm Chủ tịch
nước, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên của Chính phủ, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan tối cao Ở địa phương, đôi tượng áp dụng là Chủ tịch và các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp Đây là
những đối tượng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn riêng, do đó dễ có cơ sở xác
định trách nhiệm, hiệu quả hoạt động và mức độ tín nhiệm Đối với các chức danh thuộc các cơ quan tư pháp, mặc dù “tư pháp là hoạt động độc lập, là cái khiên đỡ cuối cùng cho sự nghiệp bảo vệ tự do của người dân” [21], song Hiến pháp cũng xác định rõ ràng “Toa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyên tư pháp” (Điều 102 Hiến pháp 2013); “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” (Điều 107 Hiến pháp) Với phạm vi thâm quyền riêng như vậy, cùng với vị trí hién định của các cơ quan dân cử trong bộ máy nhà nước, việc xem xét, đánh giá tín nhiệm các chức danh đứng đầu các cơ quan này là cần thiết và có cơ
SO.
Trang 25Trong số các đối tượng phân tích trên đây, thành viên Chính phủ và ủy ban nhân dân các cấp là các đối tượng “thích hợp” nhất và quan trọng nhất để Quốc hội, Hội đồng nhân dân lay phiéu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Đây là những cơ quan chấp hành, trực tiếp thực hiện các công việc nhà nước, đề xuất và sử dụng ngân sách, đề xuất chính sách, pháp luật và tô chức thi hành Vì lẽ đó, tính trách nhiệm cũng như tính va chạm của các cơ quan này rất cao Nguy cơ lạm quyền của cơ quan chấp hành cũng thường cao hơn các cơ quan thuộc nhánh quyền lực khác Đây cũng là đối tượng giám sát chủ yếu của Quốc hộiNghị viện các nước, theo đó, việc theo dõi, đánh giá cơ quan hành pháp
thường tập trung vào tính hiệu quả, tin cậy, minh bach và trung thực trong hoạt
động điều hành đất nước hoặc chi tiêu các khoản ngân sách đo cơ quan lập pháp đã phê duyệt.
1.3.3 Quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Trong chế định pháp luật về lây phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm, quy trình, thủ tục là hết sức quan trọng Xây dựng được quy trình, thủ tục day đủ, thé hiện sự dân chủ, công khai, minh bạch nhưng thận trọng, chặt chẽ là yêu cầu cơ bản để đảm bảo thành công của việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm Quy trình, thủ tục về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm gồm những quy định về kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, quy trình thảo luận, phát biểu ý
kiến, báo cáo, tranh luận, phản biện của các chủ thé tham gia, bỏ phiếu, kiểm
phiếu, xử lý kết quả Khi xây dựng quy trình, thủ tục cần xác định rõ ràng quy trình riêng, đồng thời phải nhìn nhận lay phiếu tín nhiệm va bỏ phiếu tín nhiệm trong một tong thé thông nhất như một công cụ giám sát của cơ quan dân cử.
Đối với lay phiéu tín nhiệm, đây là hoạt động nhằm mục đích thăm dò tín nhiệm đối với các chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước nên phải được tiến hành thường xuyên, định kỳ tại các kỳ hop của co quan dân cử Quy trình, thủ tục lây phiếu tín nhiệm cần được quy định đảm bảo việc đánh giá tín nhiệm được tiễn hành một cách dễ dàng, nhanh chóng, đúng dan, kết quả đánh giá chính xác, khách quan Trong đó, cân quy định cụ thê vê báo cáo của người
Trang 26được đưa ra lay phiếu tín nhiệm Đây là cơ sở chủ yếu dé các đại biểu dựa vào đó đánh giá tín nhiệm Báo cáo gồm những nội dung gì, độ dài ra sao, cơ chế nào để kiểm chứng tính khách quan, trung thực của báo cáo là những vấn đề pháp luật cần tính đến khi quy định về lay phiếu tín nhiệm.
Khác với lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là hoạt động đánh giá tín nhiệm có tính chất quyết định Bỏ phiếu tín nhiệm gan liền với trách nhiệm chính trị của người cán bộ, hậu quả của nó có thể ngay lập tức dẫn tới sự cham dứt sự nghiệp chính trị của một cán bộ chủ chốt Vì vậy, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm phải được quy định một cách thận trọng, chặt chẽ trong từng bước, từng khâu Về mặt lý luận, quy trình này cần đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, quy định về quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm phải rõ ràng Đây là yêu cầu quan trọng, tiên quyết đối với pháp luật nói chung và khung pháp lý về bỏ phiếu tín nhiệm nói riêng Nếu thiếu đi yếu tô rõ ràng, minh bạch thì các quy định của pháp luật khó có thể đảm bảo tính khả thi Điều này đòi hỏi các nội dung liên quan đến cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm phải được chi tiết hóa, cụ thể hóa, đặc biệt là nội dung về quy trình, thủ tục Mặc dù đã được đề cập đến từ lâu nhưng suốt một thời gian dai ở Việt Nam không thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm một phần cũng bởi các quy định liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm nằm rải rác trong nhiều văn bản, trong khi đó không có văn bản nào quy định đầy đủ, rõ ràng về mặt thủ tục, quy trình Quy trình này cần được quy định cụ thể trong một văn bản, từ bước kiến nghị trình cơ quan dân cử bỏ phiếu tín nhiệm đến bước giải trình của đối tượng đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, thảo luận, bỏ phiếu và kiểm phiếu, xử lý kết quả bỏ phiếu.
Hai là, quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm phải được quy định đảm bao yếu tô khả thi Pháp luật về bỏ phiếu tín nhiệm là cơ sở để cơ quan dân cử thực hiện quyền giám sát đối với các chức danh quan trọng của bộ máy nhà nước trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đồng thời đây cũng là kênh để cử tri, nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan do mình bầu ra và trao quyền lực nhà nước Vì vậy, các quy định pháp luật phải được xây dựng đảm bảo việc
Trang 27bỏ phiếu tín nhiệm có thé được tiến hành trên thực tế Tinh khả thi thé hiện rõ ràng trong từng bước của quy trình bỏ phiếu tín nhiệm Chang hạn, ở bước đầu tiên, với kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm cần xác định rõ chủ thể có quyền kiến nghị, cơ chế dé kiến nghị được trình lên co quan dân cử xem xét Hay ở khâu xử lý kết quả bỏ phiếu, nếu cán bộ không còn được tín nhiệm thì nên quy định cơ quan dân cử có quyền quyết định hình thức xử lý ngay chứ không cần thông qua khâu trung gian rồi mới quyết định Các quy định mang tính khả thi sẽ đảm bảo cho hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo mục tiêu, mục đích đã đề ra.
Ba là, đảm bảo quyền của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân Lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là phương tiện để nhân dân kiểm soát quyên lực nhà nước Nhân dân không thé tự mình kiểm soát được quyền lực nha nước mà phải thông qua cơ quan đại diện của mình Pháp luật phải tạo ra cơ sở pháp ly dé đại biểu của dân có thé dé dàng thực hiện được quyền đại diện cho nhân dân Cần xây dựng cơ chế để cho phép bất kỳ đại biểu nào cũng có thể thực hiện được một cách có hiệu quả quyền kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm, như cơ chế vận động, thu thập chữ ký ủng hộ kiến nghị
1.3.4 Hậu quả pháp lý của lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Hậu quả pháp lý của lay phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm là hậu quả phát sinh đối với đối tượng áp dụng căn cứ vào kết quả lay phiếu hoặc bỏ phiếu Lay phiếu tín nhiệm là dé thăm dò ý kiến, mức độ tín nhiệm của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân về cán bộ Bỏ phiếu là dé thé hiện quan điểm có giữ cán bộ đó lại làm việc tiếp nữa hay không Về mặt tất yếu, bỏ phiếu tín nhiệm thì quy trình chặt chẽ hơn, hậu quả pháp lý nặng nề hơn.
Lay phiếu tín nhiệm không có hậu quả pháp lý trực tiếp mà chủ yếu có tác dung nhắc nhở, ghi nhận mức độ tín nhiệm của cán bộ Kết quả lay phiếu tin nhiệm là cơ sở dé cơ quan, t6 chức có thầm quyền xem xét, đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ Việc phân định các mức phiếu khác nhau cũng nhằm phục vụ cho mục đích này Hậu quả pháp lý đối với lấy phiếu tín nhiệm cần được xác định
Trang 28rõ, tương ứng với tỷ lệ các loại phiếu “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp” mà người cán bộ nhận được Pháp luật phải quy định phương án để cơ quan, tô chức có thâm quyền bồ trí, sử dụng lại cán bộ khi bị đa số đại biểu đánh giá tín nhiệm thấp trong một lần lấy phiếu Trong mối liên hệ với bỏ phiếu tín nhiệm, cần thấy rằng lấy phiếu tín nhiệm là bước đi thứ nhất, hay là bước đệm dé đi đến bỏ phiếu tín nhiệm Kết quả lay phiếu tín nhiệm là một trong những cơ sở dé đưa cán bộ ra bỏ phiếu tín nhiệm Vậy, xác định kết quả lay phiếu thé nào là hợp lý dé dẫn tới bỏ phiếu tín nhiệm cũng là yêu cầu đặt ra về mặt lý luận đối với pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm.
Với bỏ phiếu tín nhiệm, thông thường, kết quả của việc bỏ phiếu sẽ xảy ra hai trường hợp Một là, đối tượng áp dụng vẫn được cơ quan dân cử tín nhiệm Hai là, đối tượng áp dụng không được cơ quan dân cử tín nhiệm Khi không còn được tín nhiệm thì bước tiếp theo sẽ là quyết định sinh mệnh chính trị đối với người đó, hay nói cách khác là chế tài áp dụng với cán bộ trong trường hợp mất tín nhiệm Từ chức, cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm là các hậu quả pháp lý có thê đặt dựa trên kết quả bỏ phiếu tín nhiệm.
1.4 Pháp luật về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm ở một số quốc gia trên thế giới
Quốc hội các nước thực hiện chức năng giám sát bằng các hình thức rất đa dạng Ở chính thê đại nghị, Quốc hội có thể thực hiện chức năng này bằng các hình thức khác nhau như: nghe báo cáo ở phiên toàn thể, chất vấn, lập các đoàn kiểm tra, bỏ phiếu bat tín nhiệm, thay đổi các thành viên của Chính phủ cho đến lật đồ cả Chính phủ - hành pháp Trong đó, bỏ phiếu tin nhiệm/bất tín nhiệm là hình thức kiểm soát quyền lực tương đối hiệu quả, thé hiện rõ nhất trách nhiệm của Chính phủ trước Nghị viện Ở các nhà nước tô chức theo mô hình chính thé cộng hòa tông thống, bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm gần như không đặt ra Các hình thức biểu hiện chức năng giám sát của Quốc hội trong mô hình chính thể cộng hòa tổng thống tương đối đơn giản như luận tội và buộc tội các quan chức cao cap, điêu trân tại các ủy ban cua Quôc hội Đại biêu Quôc hội ở các
Trang 29nước này cũng có quyền kiến nghị bỏ phiếu bat tín nhiệm đối với các bộ trưởng, song thâm quyên này chỉ có ý nghĩa biểu tượng Thành viên Chính phủ chi bị phế truất nếu bị tiến hành luận tội và bị kết luận có tội Tổng thống — nguodi đứng đầu cơ quan hành pháp, cũng do nhân dân bầu ra có vị trí ngang bằng với Quốc hội trong cơ chế cân băng và đối trọng Tuy nhiên, đã có lần các nghị sĩ Quốc hội Hoa Kỳ sử dụng thành công kiến nghị bất tín nhiệm đối với Ngoại
trưởng Dean Acheson vào những năm 1950 [19].
Ở nhiều nước trên thế giới có sự phân biệt giữa bỏ phiếu tín nhiệm (vote of confidence) và bỏ phiếu bat tín nhiệm (vote of nonconfidence) Bỏ phiếu tin nhiệm nghĩa là Chính phủ tự minh đặt van đề liên quan đến một hoạt động nao đó mà Chính phủ muốn Quốc hội đồng ý Trách nhiệm chính trị đặt ra là sự từ chức tập thé của Chính phủ nếu như không được Quốc hội tín nhiệm Vi dụ năm 1990 Thủ tướng Thụy Điển đưa “kiến nghị cả gói” để nghị viện biểu quyết và tuyên bố nếu nghị viện không thông qua “kiến nghị cả gói”, Chính phủ sẽ tự từ chức mà không đợi thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm Nghị viện Thụy Điền không thông qua kiến nghị và Chính phủ đã tự từ chức [31] Bỏ phiếu bất tín nhiệm xuất phát từ phía Nghị viện, thể hiện thái độ không đồng tình của Nghị viện/Quốc hội đối với đường lối, chính sách, những động thái cụ thể nào đó hoặc dự luật của Chính phủ Hệ quả của việc bỏ phiếu bất tín nhiệm là sự từ
chức của Chính phủ hoặc có thê là sự giải tán của Nghị viện/Quốc hội theo quy
định của một số nước.
1.4.1 Pháp luật Vương quốc Anh về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm Ở Anh, các hình thức bỏ phiếu được xác định bao gồm: bỏ phiếu tín nhiệm do Chính phủ khởi xướng, bỏ phiếu bất tín nhiệm do phe đối lập khởi xướng và một số kiến nghị khác trong những trường hợp nhất định được coi là kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm hoặc bat tín nhiệm Dé phân biệt ba dạng kiến nghị về tín nhiệm nói trên so với các dạng kiến nghị khác, ở Anh thường dựa vào các yếu tố như chủ thé trình kiến nghị, lịch trình, hệ quả
Trang 30Về chủ thé trình kiến nghị, kiến nghị tín nhiệm do Chính phủ đề xuất, kiến nghị bất tín nhiệm thường xuất phát từ phe đối lập, còn kiến nghị khác nhưng thỉnh thoảng được coi là kiến nghị tín nhiém/bat tín nhiệm có thé do nghị sỹ của cả hai phe đưa ra Kiến nghị bỏ phiếu tín nhiém/bat tín nhiệm có thé được đưa ra thảo luận vào bất kỳ ngày nào trong tuần Nếu vào các ngày theo lịch trình đã dành cho chính phủ mà phe đối lập vẫn đệ trình kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, chính phủ vẫn phải dành thời gian cho việc thảo luận chung về kiến nghị Thậm chi, trong thời gian nghỉ, Nghị viện vẫn có thé được triệu tập dé thảo luận về kiến nghị này.
Kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc tín nhiệm thường liên quan đến một vấn đề chính trị quan trọng hiện hành hoặc vấn đề chính sách của Chính phủ từ những vấn đề chính sách lớn như chương trình cải cách sau chiến tranh, chính sách ở Trung Đông, kết quả hoạt động của Chính phủ trong 100 ngày đầu, đến những van dé thuộc công việc hàng ngày của Chính phủ như như giảm lương bộ trưởng, một vụ điều tra hình sự Tuy nhiên, đôi khi một kiến nghị bình thường cũng có thé trở thành vấn đề tín nhiệm hoặc bắt tín nhiệm Trong lịch sử Nghị viện Anh quốc đã có khá nhiều kiến nghị bỏ phiếu tin nhiém/bat tín nhiệm được đệ trình.
Trong bản kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm do Chính phủ trình dé Hạ viện thảo luận thường có câu “Hạ viện vẫn tín nhiệm Chính phủ của Nữ hoàng” Còn bản kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm của phe đối lập thì đề “Hạ viện không còn tín nhiệm Chính phủ của Nữ hoàng” [30].
Về hệ quả của bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm, nếu chính phủ không
nhận được tín nhiệm của Nghị viện hoặc bị biểu quyết bất tín nhiệm, điều này
hoặc dẫn đến giải tán Nghị viện, hoặc chính phủ phải từ chức Ở đây có một bên là quyền của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giải tán Nghị viện, và bên kia là nghĩa vụ và thâm quyén của Hoàng gia chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu của Thủ tướng Nếu kết quả bỏ phiếu cho thấy, khi Nghị viện không còn niềm tin vào chính phủ thì chính phủ phải từ chức; nêu còn niêm tin, chính phủ còn cơ sở đê
Trang 31tại vị; và néu qua kết quả bỏ phiếu thấy rằng, Nghị viện mất niềm tin một cách
thiếu cơ sở, chính phủ có quyền đề nghị giải tán Nghị viện.
Trong hai hình thức này, bỏ phiếu bất tín nhiệm có lẽ là cơ chế có tính tập quán Nghị viện quan trọng nhất ở Anh, bởi lẽ theo mô hình đại nghị của Anh, số phận của Chính phủ phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của đa số nghị sỹ Việc yêu cầu Chính phủ phải nhận được sự tín nhiệm của Viện Dân biểu là nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp không thành văn của Anh Đặc biệt, bỏ phiếu bất tín nhiệm càng quan trọng khi Chính phủ không chiếm đa số trong Hạ viện, hoặc khi có bất đồng trong nội bộ đảng cầm quyền Trong những trường hợp như thé, Chính phủ buộc phải tìm kiếm sự ủng hộ từ các đảng khác, các nhóm nghị sỹ hoặc các nghị sỹ để giành phần thắng trong cuộc bỏ phiếu Mặc dù có ý nghĩa quan trọng như vậy, nhưng cho đến nay, ở Anh vẫn chưa có những quy định chính thức trong luật hoặc Quy chế Nghị viện về bỏ phiếu bất tín nhiệm, mà vẫn tiễn hành theo tiền lệ, tập quán nghị viện Theo thống kê của dai BBC, từ năm 1945 đến năm 2004 có 23 lần Nghị viện bỏ phiếu bat tín nhiệm và 3 lần bỏ phiếu tín nhiệm Lịch sử Nghị viện Anh cho thấy các cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thường gắn với Chính phủ Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2009, lần đầu tiên trong vòng hon 300 năm, một Chu tịch Hạ viện Anh phải từ chức vi sức ép bỏ phiếu bat tín nhiệm của các nghị sỹ [32].
1.4.2 Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm
Pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức cũng có sự phân biệt giữa cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu bat tín nhiệm Theo quy định của Hiến pháp, kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm xuất phát từ Chính phủ, thông qua đó Thủ tướng có thể biết được sự ủng hộ của Hạ viện đối với chính sách của mình đến đâu, để có sự điều chỉnh hợp lý Nếu Thủ tướng không nhận được sự ủng hộ của Hạ viện, Thủ tướng có thể lựa chọn một trong 3 cách thực hiện dưới đây:
Cách 1: Thủ tướng vẫn tiếp tục điều hành Chính phủ, nhưng lúc này là một Chính phủ thiểu số Việc đề nghị bỏ phiếu tín nhiệm là quyền của Thủ
Trang 32tướng và cũng không ép buộc Thủ tướng phải từ chức ngay khi không đạt được tín nhiệm da số, nhưng van đề ở chỗ nếu chi được thiểu số ủng hộ, Thủ tướng sẽ gặp nhiều khó khăn trong điều hành Chính phủ và tình trạng ấy là không thể mãi kéo dai.
Cách 2: Thủ tướng từ chức và Hạ nghị viện bầu Thủ tướng mới theo Điều 63 Hiến pháp Đức.
Cách 3: Thủ tướng có thé đề nghị Tống thống liên bang giải tán Hạ viện theo Điều 68 Khoản 1 Hiến pháp Giải tán Nghị viện phải diễn ra trong vòng 21 ngày ké từ khi có kết quả thăm dò không đủ phiếu tín nhiệm Sau khi giải tán Hạ viện, một Hạ nghị viện mới phải được bầu trong vòng 60 ngày (Khoản 1 Điều 39 Hiến pháp).
Đối với bỏ phiếu bất tín nhiệm, kiến nghị xuất phát từ Nghị viện Bất kỳ Hạ nghị sĩ nào cũng có quyền kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Thủ tướng và các thành viên Chính phủ Kiến nghị này phải được ít nhất 1/4 tổng số nghị sĩ của Nghị viện ký ủng hộ Cũng như một số nước khác, Hiến pháp Đức nói đến khái niệm “bỏ phiếu bat tín nhiệm có tính chất xây dung’ Cuộc bỏ phiéu được công nhận nếu nghị viện không chỉ thông qua nghị quyết bất tín nhiệm mà còn xác định người đứng đầu Chính phủ mới Theo Điều 67 Hiến pháp Đức, Bundestag (Hạ viện Đức) chi có thé phản ánh sự bat tín nhiệm đối với Thủ tướng liên bang băng cách bầu ra người kế nhiệm qua việc biểu quyết của đa số thành viên Hạ viện và đề nghị Tổng thống liên bang truất quyền Thủ tướng cũ Tổng thống buộc phải làm điều đó và chỉ định người được bầu Thủ tướng mới Cách làm như vậy cho phép tránh những cuộc khủng hoảng Chính phủ kéo dài do nghịviện một thời gian dài không thành lập được Chính phủ mới.
Cho đến nay ở nước Đức có hai lần Hạ nghị viện tiễn hành bỏ phiếu bat tín nhiệm Thủ tướng vào năm 1972 và 1982, tuy nhiên chỉ một lần Hạ nghị viện bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công vào năm 1982 Năm đó Thủ tướng đương nhiệm Helmut Schmidt (thuộc Đảng SPD) bị Hạ viện bỏ phiếu bất tín nhiệm và
Trang 33người kế nhiệm là Helmut Kohl (thuộc Đảng CDU) được bầu làm Thủ tướng [35].
1.4.3 Pháp luật Liên bang Nga về lấy phiếu tin nhiệm và bỏ phiéu tín nhiệm Tại Nga, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga có thé chủ động đặt van đề bỏ phiếu tín nhiệm Chính phủ Liên bang trước Duma Quốc gia Đề nghị này cần phải có ly do hợp lý, còn văn ban của đề nghị đó phải được phổ biến ngay lập tức trong các đại biêu Duma Quốc gia Quyết định về việc tín nhiệm Chính phủ được thông qua bằng đa số phiếu trong tổng số đại biểu của Duma Quốc gia, kết quả biểu quyết được thể hiện bằng Nghị quyết Nếu Duma Quốc gia bỏ phiếu không tín nhiệm, Tổng thống Liên bang Nga trong vòng 7 ngày quyết định việc cách chức Chính phủ Liên bang hoặc giải tán Duma quốc gia và ấn định cuộcbầu cử mới.
Bên cạnh đó, theo Hiến pháp Liên bang Nga năm 1993, Điều 103, Duma Quốc gia có quyền “quyết định vẻ việc tín nhiệm Chính phủ Liên bang Nga” Nhóm dai biéu Duma Quốc gia có số lượng không dưới 1/5 tổng số đại biểu có quyền đề xuất kiến nghị về việc bỏ phiếu bat tín nhiệm Chính phủ Kiến nghị được trình lên Hội đồng Duma Quốc gia có kèm theo dự thảo Nghị quyết của Duma Quốc gia và danh sách và chữ ký của những đại biểu Duma Quốc gia dé xuất.
Duma Quốc gia phải xem xét vấn đề bất tín nhiệm Chính phủ trong vòng một tuần ké từ khi kiến nghị được đưa ra.
Thủ tướng Chính phủ hoặc một trong các Phó thủ tướng có quyền phát biểu tại phiên họp của Duma Quốc gia thảo luận về kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm Trong quá trình thảo luận bỏ phiếu bất tín nhiệm, các đại biểu Duma Quốc gia đặt câu hỏi cho Thủ tướng và những thành viên khác của Chính phủ, bày tỏ ý kiến đồng ý với việc bỏ phiếu bat tín nhiệm hay phản đối kiến nghị Thủ tướng hoặc Phó thủ tướng phát biểu cuối cùng.
Trong quá trình thảo luận, Thủ tướng Chính phủ và những thành viên khác của Chính phủ Liên bang Nga có thể được phát biểu để cung cấp thêm
Trang 34thông tin, nhưng không quá ba phút Quá trình thảo luận chấm dứt khi có đề nghị cham dứt được da số các đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Nếu trong qua trình thảo luận vẫn đề này, các đại biểu đã có kiến nghị bỏ phiếu bắt tín nhiệm nhưng quyết định rút khỏi danh sách kiến nghị, đồng thời số lượng đại biểu kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm ít hơn 1/5 tổng số đại biểu Duma Quốc gia, van đề bỏ phiếu bat tín nhiệm sé bị loại khỏi chương trình làm việc của Duma Quốc gia mà không cần biểu quyết bồ sung.
Duma Quốc gia thông qua Nghị quyết bất tín nhiệm Chính phủ khi có đa sỐ của tổng số đại biểu Duma tán thành Sau khi Duma bỏ phiếu bất tín nhiệm, Tổng thống có thé tuyên bố cách chức Chính phủ liên bang hoặc có thé không đồng ý với quyết định của Duma Quốc gia Trong trường hợp Tổng thống Liên bang không đồng ý với quyết định của Duma Quốc và trong vòng ba tháng Duma Quốc gia một lần nữa lại bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với Chính phủ, Tổng thống hoặc phải tuyên bố cách chức Chính phủ Liên bang hoặc giải tán Duma Quốc gia (Điều 117 Hiến pháp Nga).
Từ quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm có thé thấy một số điểm sau:
Một là, pháp luật các nước không quy định về van dé lẫy phiếu tín nhiệm Đây là cơ chế giám sát tương đối mềm dẻo mà có lẽ chỉ pháp luật Việt Nam ghi nhận, xuất phát từ những đặc thù về chế độ chính trị ở nước ta Ở nhiều nước, đặc biệt là những nước mà đảng phái chính trị được tổ chức theo hình thức da đảng, chức năng giám sát được thực hiện với những biện pháp mang tính chất quyết liệt, có thé ngay lập tức dẫn đến hậu quả pháp lý Bởi vậy, các nước quy định van dé bỏ phiếu tín nhiém/bat tín nhiệm chứ không dé cập đến lay phiếu tín nhiệm với mục đích thăm dò dé làm bước đệm như Việt Nam.
Hai là, pháp luật các nước có sự phân biệt giữa bỏ phiếu tín nhiệm — xuất phat từ Chính phủ và bỏ phiếu bat tín nhiệm — lời cảnh báo từ Nghị viện Tuy nhiên, nêu nghiên cứu hai phương thức này theo quy định của các nước, so sánh
Trang 35với quy định pháp luật Việt Nam có thé thấy thực chất phương thức bỏ phiếu tín nhiệm ở nước ta đối với thế giới chính là bỏ phiếu bắt tín nhiệm.
Ba là, nhiều nước quy định van đề bỏ phiếu tín nhiém/bat tín nhiệm thành những điều khoản riêng với nội dung tương đối cụ thé trong Hiến pháp — đạo luật cơ bản của Nhà nước Trong khi đó ở Việt Nam hiện nay, Hiến pháp chỉ đề cập đến thuật ngữ “bỏ phiếu tín nhiệm” như một quyền hạn của Quốc hội Quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm, lây phiếu tín nhiệm ở nước ta được cụ thể hóa trong một nghị quyết do Quốc hội ban hành.
Bon là, pháp luật các nước quy định khá rõ ràng quy trình, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm/bất tín nhiệm về thời gian, quy trình thảo luận, quyền và nghĩa
vụ của đối tượng đưa ra bỏ phiếu, báo cáo, tranh luận Thủ tục để đi đến bỏ
phiếu theo quy định ở các nước này cũng không quá khó khăn Chăng hạn, để kiến nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm được thảo luận tại Nghị viện/Quốc hội chỉ cần ít nhất 10% tông số đại biểu ký tên vào bản kiến nghị (trong khi tỷ lệ này ở nước ta là ít nhất 20% tổng số đại biéu Quốc hội kiến nghị) Pháp luật các nước cũng đưa ra những cách thức cụ thé dé có thé vận dong, thu thap du sé luong dai biéu tối thiểu ký tên vào kiến nghị Với khung pháp lý như vậy, việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiém/bat tín nhiệm trở nên dé dàng hon và trên thực tế công cụ này thường xuyên được Chính phủ hoặc Nghị viện các nước sử dụng.
Trang 36CHƯƠNG 2
THỰC TRANG LAY PHIẾU TÍN NHIỆM VA BO PHIẾU TÍN NHIỆM TRONG CÁC CƠ QUAN DẦN CỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của chế định về lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam
Trong chặng đường gần 70 năm của lịch sử lập hiến Việt Nam, đến nay chúng ta đã có các bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và gần đây nhất là Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013 Mỗi bản Hiến pháp ra đời đều là sự đánh dấu một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử dân tộc Việt Nam Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm cũng được ghi nhận khác nhau ở mỗi thời kỳ.
Vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm được đề cập đến ngay từ bản hiến pháp đầu tiên của lịch sử lập hiến Việt Nam — Hiến pháp 1946 Điều này thể hiện tam quan trọng của cơ chế chịu trách nhiệm của bộ máy nhà nước trước Nghị viện nhân dân Điều 39 và Điều 54 của Hiến pháp 1946 xác định chủ thé, đối tượng cũng như trình tự, thủ tục bỏ phiếu tín nhiệm.
Điều 39 Hiến pháp 1946 quy định:
“Dau mỗi khoá họp, sau khi Ban thường vu báo cáo công việc, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm Ban thường vụ có thể nêu ra, nếu có một phần tư tổng số nghị viên yêu cầu Toàn Ban thường vụ phải từ chức nếu không được tin nhiệm Nhân viên Ban thường vụ cũ có thể được bầu lại”.
Hiến pháp 1946 trước hết xác định thâm quyên bỏ phiếu tín nhiệm của Nghị viện đối với Ban thường vụ Nghị viện Theo đó, thời điểm bỏ phiếu tín nhiệm là “đầu mỗi khóa họp, sau khi Ban Thường vụ báo cáo công việc” Trên cơ sở báo cáo công việc của Ban thường vụ, Nghị viện có thể xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan này, từ đó cân nhắc việc bỏ phiếu tín nhiệm Kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm xuất phát từ một phan tư số thành viên Nghị viện.
Trang 37Hậu quả pháp lý của việc bỏ phiếu tín nhiệm trong trường hợp này là sự từ chức của cơ quan thường trực Nghị viện khi không còn được Nghị viện tín nhiệm. Nghị viện cũng có thể xem xét bầu lại nhân viên cũ vào Ban Thường vụ mới nếu xét thấy cần thiết Đây là cơ chế chịu trách nhiệm tập thể của Ban Thường vụ trước Nghị viện.
Bên cạnh đó, Hiễn pháp 1946 cũng xác định mối quan hệ giữa Nghị viện
với Chính phủ xoay quanh vấn đề tín nhiệm:
“Bộ trưởng nào không được Nghị viên tin nhiệm thì phải từ chức.
Toàn thé Nội các không phải chịu liên đới trách nhiệm về hành vi một Bộ trưởng.
Thủ tướng phải chịu trách nhiệm VỀ con đường chính trị của Nội các Nhưng Nghị viện chỉ có thể biểu quyết về van dé tín nhiệm khi Thủ tướng, Ban
thường vụ hoặc một phân tư tổng số Nghị viện nêu van đề ay ra.
Trong hạn 24 giờ sau khi Nghị viện biểu quyết không tin nhiệm Nội các thì Chủ tịch nước Việt Nam có quyền đưa vấn dé tín nhiệm ra Nghị viện thảo luận lại Cuộc thảo luận lan thứ hai phải cách cuộc thảo luận lan thứ nhất là 48 giờ Sau cuộc biểu quyết này, Nội các mat tín nhiệm phải từ chức” (Điều 54 Hiến pháp năm 1946).
Theo quy định này, đối tượng đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm là Nội các hoặc các thành viên cao cấp của Nội các (các bộ trưởng) Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm cá nhân về công việc được phân công phụ trách Hậu quả pháp lý đặt ra nêu bộ trưởng nào không còn được Nghị viện tín nhiệm là sự từ chức của Bộ trưởng Đối với tập thể nội các (bao gồm Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có thể có phó thủ tưởng), kiến nghị bỏ phiếu tín nhiệm nội các xuất phát từ chính Thủ tướng, Ban Thường vụ hoặc ít nhất một phan tư nghị viên yêu cau Nếu Nội các không còn được Nghị viện tín nhiệm thì Nội các phải từ chức Có thê thay, trong Hiến pháp 1946, hậu quả pháp lý được xác định trong các trường hợp mat tín nhiệm luôn là sự từ chức của đối tượng bị đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm, dù đối tượng ấy là Ban Thường vụ, Bộ trưởng hay Nội các.
Trang 38Như vậy, Hiến pháp 1946 mặc dù không có nhiều điều khoản quy định về bỏ phiếu tín nhiệm nhưng đã xác định được một cách cơ bản nhất về mặt chủ thé, đối tượng, quy trình và hậu quả pháp lý của van dé nay Đây là một giá trị không thé phủ nhận của bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, thé hiện sự tiến bộ trong tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước.
Ở địa phương, Sắc lệnh số 63/SL về việc tổ chức các cơ quan chính quyền nhân dân địa phương gồm Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính là văn bản đầu tiên đặt nền móng cho việc xây dựng chính quyền địa phương, trong đó, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân được quy định thông qua một công cụ duy nhất là bỏ phiếu tín nhiệm Theo đó, Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính dưới hình thức “cả gói”, tức là không bỏ phiếu tin nhiệm cá nhân thành viên Uy ban hành chính mà bỏ phiếu tín nhiệm cả Uỷ ban hành chính Tại các điều thứ 18, 28, 48 và 59 quy định Uỷ ban hành chính các cấp đều có khả năng bị Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm, trong đó Hội đồng nhân dân xã có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính cấp xã và huyện, Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính cấp tỉnh và ky Chang hạn, Điều thứ 18 của Sắc lệnh quy định:
“Nếu một phan ba (1⁄3) số hội viên Hội đồng nhân dân xã yêu cau phúc quyết Uỷ ban hành chính xã thì Uỷ ban hành chính xã phải triệu tập ngay Hội đồng nhân dân xã để bỏ phiếu tín nhiệm Khi bỏ phiếu tín nhiệm thì những người có chân trong Uỷ ban hành chính cũng bỏ phiếu như những hội viên khác trong Hội đông nhân dân xã Nếu quá nửa tổng số hội viên Hội dong nhân dân xã bỏ phiếu không tín nhiệm Uỷ ban hành chính thì Uỷ ban hành chính xã bắt buộc phải từ chức Những uỷ viên phải từ chức van giữ tư cách hội viên Hội dong nhân dân xã ”.
Theo quy định tại Sắc lệnh 63, cấp huyện và kỳ không thành lập Hội đồng nhân dân mà chi có Uy ban hành chính Quy trình để “khởi động” việc bỏ phiếu tín nhiệm cũng được quy định rõ, đó là khi có một phần ba tổng số hội viên Hội đồng nhân dân yêu cầu (đối với cấp không có Hội đồng nhân dân thì một phần
Trang 39ba tong số hội viên của Hội đồng nhân dân tat cả các đơn vị hành chính cấp dưới yêu cầu) thì việc bỏ phiếu tín nhiệm buộc phải diễn ra Hậu quả pháp lý trong trường hợp Uy ban hành chính không hội đủ số phiếu tín nhiệm của đại biéu Hội đồng nhân dân cũng được quy định rõ ràng và trực tiếp, đó là Uỷ ban hành chính bắt buộc phải từ chức.
Một điểm đáng lưu ý nữa là việc bỏ phiếu tín nhiệm Uỷ ban hành chính còn được tiễn hành ở cả cấp chính quyền không tổ chức Hội đồng nhân dân là cấp huyện, cấp kỳ, tức là Uỷ ban hành chính ở tất cả các cấp đều bị giám sát bởi Hội đồng nhân dân Mặc dù quy định đầu tiên về việc Hội đồng nhân dân bỏ phiếu tín nhiệm Uy ban hành chính con đơn giản nhưng đã mang nhiều điểm rất tiến bộ.
Những quy định về bỏ phiếu tín nhiệm trong thời kỳ Hiến pháp 1946 không được kế thừa ở Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 Hiến pháp 1959 là bản hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam Khác với Hiến pháp 1946, bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1959 được xây dựng theo mô hình xã hội chủ nghĩa, vai trò lãnh đạo của Đảng bắt đầu được ghi nhận trong Lời nói đầu của Hiến pháp Tiếp đó, Đại hội lần thứ IV của Đảng (1976) đã xác định: “Nhà nước XHCN là Nhà nước chuyên chính vô sản, một tô chức thực hiện quyên làm chủ tập thể của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, một tô chức thông qua đó Đảng thực hiện sự lãnh đạo của mình doi với tiến trình phát triển xã hội ” [17] Trên tinh thần đó, và do chịu ảnh hưởng của Hiến pháp Liên Xô năm 1977, Hiến pháp 1980 khang định “Nha nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là nhà nước chuyên chính vô sản” (Điều 2) Với quan điểm xây dựng nhà nước chuyên chính vô sản, dé cao tuyệt đối vai trò lãnh đạo của Đảng thì ở thời kỳ này, quy định về bỏ phiếu tín nhiệm như Hiến pháp 1946 không còn phù hợp Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của cán bộ nha nước lúc này được xem xét chủ yêu trong mối quan hệ với Đảng lãnh đạo, là trách nhiệm trước Đảng Vì vậy, van đề bỏ phiếu tín nhiệm, hay nói cách khác là cơ chê chịu trách nhiệm của cơ quan nhà nước, của các cán bộ chủ chôt trước
Trang 40nhân dân (thông qua các cơ quan đại diện) không được đề cập đến trong Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và các văn bản pháp luật khác.
Đến khi sửa đôi, b6 sung Hiến pháp 1992 vào năm 2001, vấn dé bỏ phiếu tín nhiệm mới được ghi nhận trở lại và trở thành một trong những công cụ giảm sát của cơ quan dân cử Theo quy định tại khoản 7 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001, Quốc hội có quyền “bd phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bau hoặc phê chuẩn” So với Hién pháp 1946, Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 chỉ quy định chung chung chủ thé có thẩm quyền bỏ phiếu tín nhiệm chứ không quy định cụ thé, chi tiết như Hiến pháp 1946 Cu thé hóa quy định của Hiến pháp, các văn bản sau đó được ban hành đã xác định các nội dung liên quan đến bỏ phiếu tín nhiệm Đó là Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001, sửa đổi năm 2007; Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003; Quy chế hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/2006/QH11; Quy chế hoạt động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 27/2004/QH11 Ở địa phương, vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm được quy định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 2003; Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQHII Các văn bản này đã thiết lập cơ sở pháp lý cho hoạt động bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội, Hội đồng nhân dân ở Việt Nam Tuy nhiên, vì không được quy định tập trung mà nằm rải rác trong nhiều văn bản khác nhau đã dẫn tới sự khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc mặc dù đã có khung pháp lý nhưng suốt một thời gian dài bỏ phiếu tín nhiệm vẫn chưa được tiễn hành trên thực tế.
Trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở Việt Nam, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử là yêu cầu cấp thiết Với tinh thần đó, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 35/2012/QH13 về việc lay phiếu tin nhiệm, bỏ phiêu tín nhiệm đôi với những người giữ các chức vụ do Quoc hội,