1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Quốc triều hình luật - Những nội dung cơ bản và giá trị kế thừa trong lĩnh vực lập pháp nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam

66 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT=============

Chu Phương Hồng Mai

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ KẾTHỪA TRONG LĨNH VỰC LẬP PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học: QH-2018-L

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘIKHOA LUẬT

BỘ MÔN LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT=============

Chu Phương Hồng Mai

QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊKẾ THỪA TRONG LĨNH VỰC LẬP PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU

XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCNGÀNH: LUẬT HỌC

Hệ đào tạo: Chính quyKhóa học: QH-2018-L

Người hướng dẫn khoa học: TS Phan Thị Lan Phương

HÀ NỘI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan báo cáo này là nghiên cứu của riêng tôi Các tài liệu, tưliệu được sử dụng trong báo cáo có nguồn dẫn rõ ràng, các kết quả nghiên cứu làquá trình lao động trung thực của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Chu Phương Hồng Mai

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU6Chương I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ VÀ SỰ RA ĐỜI QUỐC

1 Hoàn cảnh ra đời của Quốc Triều Hình Luật 14

2.1 Pháp luật là công cụ hữu hiệu để xây dựng và quản lý đất nước 15

2.3 Coi trọng hiền tài hướng tới việc xây dựng đội ngũ quan lại bảo vệ

3 Các yếu tố tác động đến sự ra đời Quốc Triều Hình Luật 223.1 Yếu tố chính trị - xã hội, kinh tế và giáo dục 22

Chương II: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA CỦA QUỐC TRIỀU HÌNHLUẬT TRONG LĨNH VỰC LẬP PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY

1 Đảm bảo tính nguyên tắc trong xây dựng pháp luật 361.1 Thừa nhận nguyên tắc chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép36

1.2 Kết hợp hài hòa mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, phong tục,

1.3 Nguyên tắc nhân đạo trong thực thi pháp luật 39

Trang 5

2 Hình thức thể hiện nội dung pháp luật 403 Cách thức xây dựng các quy phạm pháp luật 42III Bài học và sự kế thừa các giá trị trong lĩnh vực lập pháp của Quốc TriềuHình Luật nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam

1 Bài học về kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật đối với hoạtđộng xây dựng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp

1.1 Đảm bảo tính nguyên tắc trong xây dựng pháp luật 431.1.1 Nguyên tắc chỉ được làm những gì mà luật cho phép 431.1.2 Hài hòa mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, phong tục và

2.1 Kế thừa các giá trị lập pháp tiến bộ của Quốc Triều Hình Luật trong

2.2 Kế thừa giá trị trong lĩnh vực lập pháp của Quốc Triều Hình Luật vềtổ chức xây dựng bộ máy nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng bộmáy nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 55

2.2.1 Đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền 552.2.2 Bài học và sự kế thừa trong lĩnh vực lập pháp của Quốc TriềuHình Luật nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng bộ máy Nhà nước pháp

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Lịch sử lập pháp Việt Nam được hình thành và phát triển song song với lịchsử của đất nước, pháp luật Việt Nam đã trải qua quá trình xây dựng và phát triển lâudài Nếu như ở thời đại phong kiến các bậc đế vương coi pháp luật là yếu tố quantrọng để cai trị đất nước, thì ngày nay việc xây dựng nhà nước pháp quyền là sứmệnh quan trọng quyết định sự trường tồn của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Hiện nay đất nước chúng ta đang trong giai đoạn tiếp tục xây dựng và hoànthiện nhà nước pháp quyền, nhất là trong thời điểm này - khi dự thảo lần một của

"Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩaViệt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" vừa được hoàn thành Một

trong các nhân tố quan trọng quyết định đến sự phát triển của nhà nước pháp quyềnlà hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật Đây được xem là yếu tố tiên quyếttrong việc tôn trọng và bảo vệ pháp luật ở Việt Nam nói riêng và các nhà nước phápquyền trên thế giới nói chung.

Từ thực tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền tại Việt Nam người nghiên cứunhận thấy yêu cầu đặt ra đối ngành lập pháp không chỉ là các yêu cầu về kiến thứcxã hội, kinh nghiệm xây dựng pháp luật, mà kiến thức từ việc học hỏi, kế thừa cácgiá trị tiến bộ trong lịch sử lập pháp của dân tộc là vô cùng quan trọng Chính từthực tiễn đó, người nghiên cứu xin đưa ra một số quan điểm xuất phát từ việc họchỏi các giá trị lập pháp của Bộ Luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật) thời Lê Sơ.Qua đó làm cơ sở xây dựng các quy định pháp luật tiến bộ, phù hợp với thực tiễn xãhội và hiệu quả, nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu

Việc xây dựng hệ thống pháp luật phù hợp với thực tiễn xã hội trong giaiđoạn mới được đặt ra như một vấn đề cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng nhànước pháp quyền ở Việt Nam Để làm được điều đó cần có quá trình nghiên cứu vàlàm việc thực sự nghiêm túc của các nhà lập pháp, cùng với sự học hỏi và kế thừagiá trị tiến bộ trong lĩnh vực lập pháp của dân tộc Một trong các tài liệu lịch sửđược các nhà lập pháp đánh giá cao về khả năng tư duy và dành nhiều thời gian

Trang 7

nghiên cứu là Quốc triều Hình Luật Đến thời điểm hiện tại, có không ít những tàiliệu khoa học nghiên cứu về Quốc triều Hình Luật Tuy nhiên đa số các nghiên cứumới chỉ dừng lại ở các giá trị nhân đạo, giá trị đương đại của bộ Luật mà chưa cómột tài liệu nào đi sâu vào nghiên cứu về giá trị tiến bộ trong lĩnh vực lập pháp củaQuốc Triều Hình Luật Hiện nay, có một số nghiên cứu liên quan đến Quốc Triều

Hình Luật như: “Quốc Triều Hình Luật - các giá trị nhân văn tiến bộ và sự kế thừatrong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay” của tác giảLương Văn Tuấn; “Kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật” của tác giảTrần Quang Thành; “Nghiên cứu lịch sử hình thành, nội dung cơ bản và những giátrị của Quốc triều Hình luật thời nhà Lê” của TS Lê Thị Sơn với các chuyên đề nổibật như: “Tư tưởng Đức Trị và pháp trị trong Quốc triều Hình luật”, “Những đặcđiểm cơ bản của pháp luật hình sự thời nhà Lê trong Quốc triều Hình luật”, “Vấnđề tội phạm trong Quốc triều Hình luật”, “Vấn đề hình phạt trong Quốc triều Hìnhluật”; và “Quốc Triều Hình Luật” đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt Nam thờiphong kiến” của tác giả Lê Thị Khánh Ly Đây là những công trình có giá trị trong

cả khoa học nghiên cứu lẫn thực tiễn xây dựng pháp luật ở Việt Nam, tạo tiền đềcho những nghiên cứu sâu hơn về giá trị kế thừa trong lĩnh vực lập pháp của QuốcTriều Hình Luật Trên cơ sở đó, tác giả hy vọng sẽ tiếp thu được những giá trị cốtlõi, tinh hoa nhất của các công trình nghiên cứu ở trên, cùng với sự tìm hiểu vànghiên cứu thực sự nghiêm túc của mình để đưa ra những phân tích rõ ràng nhất vềnhững giá trị kế thừa trong lĩnh vực lập pháp của Quốc Triều Hình Luật, làm cơ sởcho việc nghiên cứu, xây dựng hệ thống pháp luật trong quá trình xây dựng và hoànthiện nhà nước pháp quyền Việt nam.

3 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận về lĩnh vực lập pháp của Quốc TriềuHình Luật thời Lê Sơ, từ đó chỉ ra giá trị của nó trong việc xây dựng hệ thống phápluật của Việt Nam hiện nay đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Để đạtđược những mục tiêu đề ra bên trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận về bối cảnh lịch sử và tư tưởng lậppháp của Quốc Triều Hình Luật phân tích trong mối tương quan giữa nộidung và kỹ thuật lập pháp, thực tiễn việc áp dụng pháp luật thời Lê Sơ;

Trang 8

- Nghiên cứu, làm rõ các nguyên tắc xây dựng, cách thức xây dựng, hình thứcnội dung các quy phạm pháp luật trong Quốc Triều Hình Luật;

- Qua đó, chỉ ra được những bài học vận dụng, giá trị kế thừa lĩnh vực lậppháp của Quốc Triều Hình Luật trong việc nghiên cứu và xây dựng pháp luậtvà bộ máy nhà nước đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở ViệtNam.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu về nội dung lập pháp của QuốcTriều Hình Luật, giá trị lập pháp của Quốc Triều Hình Luật trong việc xây dựng nhànước pháp quyền ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận nghiên cứu những nội dung cơ bản của BộLuật Hồng Đức, tập trung đi sâu vào tư tưởng lập pháp và kỹ thuật lập pháp của BộLuật Đồng thời nghiên cứu việc xây dựng pháp luật hiện nay nhằm đáp ứng yêucầu xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biệnchứng Mác-Lênin, các phương pháp chuyên ngành khoa học pháp lý để nghiên cứucác vấn đề lý luận và pháp lý của đề tài, phương pháp lịch sử để thấy được nhữnggiá trị kế thừa trong lĩnh vực lập pháp của Quốc Triều Hình Luật, phương pháplogic pháp lý, phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp để làm rõ giá trị lập phápcủa Quốc Triều Hình Luật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

Trang 9

Chương I: BỐI CẢNH LỊCH SỬ THỜI LÊ SƠ VÀ SỰ RA ĐỜI QUỐCTRIỀU HÌNH LUẬT

I Bối cảnh lịch sử thời Lê Sơ1 Chính trị - xã hội thời Lê Sơ

Về chính trị

Sau chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi chính thức lên ngôi vua lấyniên hiệu là Thuận Thiên, quốc hiệu là Đại Việt, cho đóng đô ở Đông Kinh (ThăngLong - Hà Nội) Triều đại Lê Sơ bắt đầu từ đây và trải qua mười đời vua, giai đoạncực thịnh nhất chính là thời vua Lê Thánh Tông, đây cũng là thời điểm Bộ LuậtHồng Đức ra đời.

Thời Vua Lê Thái Tổ (1428 - 1433), Lê Lợi chính thức lên ngôi vua và điều

hành đất nước vào năm 1428 Các tướng lĩnh chỉ huy đã sát cánh bên Lê Lợi trongcuộc khởi nghĩa Lam Sơn cũng tham gia vào bộ máy chính quyền nhà Lê, cùng LêLợi xây dựng chính quyền và quản lý các vùng giải phóng Đây là những tướng sĩanh dũng trên chiến trường, là những con người gan dạ bước ra từ cuộc chiến giànhlại độc lập của dân tộc Tuy nhiên kinh nghiệm chiến tranh dày dặn của họ dườngnhư là chưa đủ để cùng vua cai quản và điều hành đất nước Sau khi hòa bình lập lại

những công thần này ngày càng trở nên ỷ lại, “ngủ quên trên chiến thắng”, thích

cuộc sống hưởng thụ, xa hoa Dưới thời vua Lê Thái Tổ đã bắt đầu xuất hiện tìnhtrạng quan lại nhũng nhiễu, cậy quyền thế, lấn át nhà vua Tuy nhiên với sự tài năngvà bản lĩnh của vua Lê Thái Tổ ông vẫn khống chế được đội ngũ công thần, kiểmsoát quyền lực và điều hành tốt công việc của đất nước.

Đến thời vua Lê Thái Tông (1433 - 1442), ông lên ngôi vua khi mới 10 tuổi.

Bởi lên ngôi vua khi tuổi còn quá nhỏ nên công việc triều chính chủ yếu được cácquan đại thần sắp xếp và đảm nhiệm Các đại thần lúc đó là Tư đồ Lê Sát, Tư khấuLê Ngân và Đô đốc Phạm Văn Vấn là những tướng lĩnh đã sát cánh bên vua Lê Lợitừ những ngày đầu dựng nước Tuy nhiên, hoàn cảnh khách quan này đã tạo điềukiện thuận lợi để các vị đại thần lạm quyền, lộng quyền, chia bè kết phái, cô lập vàsát hại những người có tài như Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Trú, Mãi đến khi vua TháiTông 15 tuổi ông đã lên nắm quyền và bố trí lại đội ngũ quan lại, loại bỏ các quyền

Trang 10

thần lộng hành, bình ổn đất nước Điều đáng tiếc là khoảng thời gian đó không kéodài bao lâu thì vua Lê Thái Tông đã phế lập hoàng tử Nghi Dân để lập Bang Cơ -con của thần phi Nguyễn Thị Anh lên làm hoàng tử, điều này đã khiến cho bọnquyền thần có mưu đồ bất chính có thêm cơ hội ngấm ngầm chia bè kết phát làmlũng đoạn triều chính.

Thời vua Lê Nhân Tông (1443 - 1459), khi Lê Nhân Tông lên ngôi vua thì

sự xung đột trong cung đình vẫn là một mối đe dọa lớn tới sự tồn tại của nhà Lê Sơ.Đỉnh điểm là cuối năm 1459 Lê Nghi Dân - vị hoàng tử đã bị vua Lê Thái Tông phếlập đã tiến hành cuộc chính biến lật đổ vua Lê Nhân Tông Tuy nhiên, ngay sau đónhóm các đại thần khai quốc do Nguyễn Xí và Đinh Liệt đứng đầu đã đứng lên trừkhử nghịch đảng, triều đại Lê Nghi Dân chỉ tồn tại vỏn vẹn 8 tháng.

Vua Lê Thánh Tông (1460-1497), sau khi trừ khử nghịch đảng Lê Nghi Dân

các đại thần đã đưa hoàng tử Tư Thành tức vua Lê Thánh Tông lên làm vua, mở rathời kỳ thịnh vượng của đất nước Lê Thánh Tông sau đó được xem là vị vua anhminh, tài ba trong lịch sử dân tộc, ông đã thiết lập lại triều chính, siết chặt kỷ cương,tạo lập nền kinh tế - chính trị cho quốc gia Điểm sáng nhất trong giai đoạn trị vì đấtnước của vua Lê Thánh Tông nói riêng cũng như trong lịch sử triều đại phong kiếnnói chung có thể nói đó là sự ra đời của Bộ Luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật)- thành tựu lớn trong lịch sử lập pháp Việt Nam.

Hệ tư tưởng thời này, Nho giáo được lấy làm tư tưởng chính thống để cai trị

quốc gia Với tư tưởng “Sùng Nho trọng Đạo là việc hàng đầu” (Bia Văn Miếu 1442) xã hội thời Lê Sơ tập trung vào việc thể chế hoá tư tưởng Nho giáo vào thựctiễn đất nước, từng bước xây dựng hướng nhà nước theo mô hình quân chủ tập

-quyền quan liêu Đến thời vua Lê Thánh Tông đã ban hành Huấn dân đại cáo để

dạy con người cách cư xử với nhau theo quan niệm Nho gia Tư tưởng Nho giáo chiphối mạnh mẽ dưới thời vua Lê Thánh Tông trong suốt quá trình xây dựng bộ máynhà nước, quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội Với những nỗ lực cải cách bộ máynhà nước, dưới thời vua Lê Thánh Tông đã đạt đến nhà nước quân chủ tập quyềncao độ.

Về xã hội thời Lê Sơ, xã hội thời Lê Sơ tồn tại hai giai cấp là giai cấp thống

trị và giai cấp bị trị Giai cấp thống trị bao gồm vua, quan, quý tộc và địa chủ phongkiến; giai cấp bị trị có ba tầng lớp là nông dân, thương nhân, thợ thủ công và nô tì.

Trang 11

Trong giai cấp thống trị thì vua là người đứng đầu và có quyền lực cao nhất,dưới vua là quan lại, địa chủ và quý tộc, họ sở hữu nhiều ruộng đất, được cho là giaicấp bóc lột Sau vua là quan lại - những người giữ trọng trách trong bộ máy thốngtrị, sau quan lại là tầng lớp địa chủ vừa và nhỏ, họ làm giàu bằng bóc lột địa tô vàbóc lột thuế thông qua nhà nước, quyền lợi của họ gắn liền với quyền lợi của nhànước phong kiến.

Giai cấp bị trị gồm nông dân, thương nhân, thợ thủ công và nô tì, trong đótầng lớp nông dân là nhiều hơn cả, chiếm đại đa số trong xã hội Nông dân được coilà lực lượng sản xuất chính để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, chính vì vậyhọ là giai cấp bị bóc lột, nghèo khổ nhất trong xã hội Cùng với sự phát triển củagiao thương, buôn bán thì tầng lớp thương nhân và thợ thủ công ngày càng xuấthiện đông đảo Dưới thời Lê sơ thì tầng thợ thủ công còn nhỏ bé và hầu như là chưatách khỏi sản xuất nông nghiệp, thời kỳ này thợ thủ công giỏi bị trưng tập, tổ chứclại thành các bộ phận như binh lính, được cấp lương, làm việc dưới sự quản lý củanhà nước và không có quyền bỏ việc Vị trí, địa vị và vai trò của tầng lớp này trongxã hội chưa thực sự được chú trọng.1Tầng lớp thương nhân cũng phát triển hơn, donhà Lê chú trọng vào việc thành lập các chợ để nhân dân có thêm điều kiện trao đổihàng hóa nhưng chỉ ở trong phạm vi địa phương Tuy nhiên, thì nhà Lê sơ vẫn chútrọng thực thi các chính sách ức thương đối với trong nước và cả với nước ngoàinên nền kinh tế hàng hóa ở thời kỳ này vẫn chưa có những bước phát triển lớn.

Về chế độ nô tỳ thì hầu như đã tan rã sau chính sách hạn nô của vua Hồ QuýLy Đến triều nhà Lê đã cho phép nô tỳ được chuộc thân để trở thành người tự do.Mặc dù, có giảm về số lượng nhưng nô tỳ vẫn là một tầng lớp đáng kể trong xã hộithời bấy giờ Nô tỳ có địa vị và thân phận thấp kém nhất trong xã hội.

Thời kỳ này xã hội vẫn bị chia làm hai tầng lớp cơ bản là giai cấp bị trị vàgiai cấp thống trị, đây là hệ tư tưởng xuyên suốt triều đại phong kiến Việt Nam Nêncho dù tư tưởng của các vị vua thời Lê Sơ đã có nhiều tiến bộ, song vẫn thoát rađược những quan điểm và hệ tư tưởng truyền thống này Chính vì vậy cuộc sốngcủa người dân dưới triều đại Lê Sơ dù đã được quan tâm, chăm lo nhưng cũng chỉ làcải thiện, nhà nước thời kỳ này vẫn bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng Nho giáo nên1Lương Văn Tuấn (2013), “Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiệnxây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.”, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà

Nội tr.31

Trang 12

trong các quy định của Bộ Luật Hồng Đức vẫn thể hiện tư tưởng của việc xây dựngnhà nước quân chủ tập quyền chứ chưa phải là nhà nước của dân và hoàn toàn là vìlợi ích của nhân dân.

2 Tình hình kinh tế thời Lê Sơ

Sau chiến thắng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì yêu cầu cấp thiết đặt ra lúcbấy giờ là khôi phục nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh Nhờ những chính sáchtích cực của nhà Lê nên nền kinh tế của đất nước dưới thời Lê Sơ được phục hồinhanh chóng, nhìn chung các ngành kinh tế đều phát triển bình ổn và đặc biệt nhàLê chú trọng phát triển nông nghiệp Cụ thể khi hòa bình được lập lại, nhà Lê nắmtrong tay vô số ruộng đất của quan chức, của những nhà quyền thế tiền triều hay củanhững gia đình tuyệt tự do chiến tranh, đây được xem là điều kiện thuận lợi để nhànước tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất Với tinh thần gắn quyền lợi về ruộngđất với nghĩa vụ của người dân, ngay từ thời vua Lê Thái Tổ đã ban hành sắc chỉcho các đại thần bàn định số ruộng đất để cấp cho quan và dân Việc làm này vừa làcơ sở đảm bảo quyền lợi cho các công thần đã có công xây dựng đất nước và cũnglà đảm bảo cho người dân có ruộng đất để canh tác, tạo tiền đề cho nền kinh tế nôngnghiệp phát triển Vua Lê Thái Tổ giao cho các đại thần bàn định và cấp ruộng đất

cho quan và dân, ông đã từng nói với các công thần rằng: “Như người đi đánh giặcthì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu Người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấcđất mà còn ở những kẻ du thủ du thực, không có ích gì cho nước lại có quá thừaruộng đất hoặc đi làm nghề trộm cướp Thành ra không có ai chịu hết lòng vớinước, chỉ ham nghĩa phú quý mà thôi Nay ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định sốruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng, trong từ đại thần trở xuống, dướiđến người già yếu, mồ côi, góa chồng, đàn ông, đàn bà trở lên, loại nào được cấpbao nhiêu thì tâu lên” qua đó ta thấy bên cạnh việc tạo điều kiện cho chế độ tư hữu

ruộng đất phát triển vua Lê Thái Tổ cũng sát sao trong việc chia cho ai, chia như thếnào, và ông còn trừng trị những kẻ có hành vi xâm lấn bờ mốc ruộng đất, lấn chiếmruộng đất công, Nhìn chung thời Lê Sơ lấy tư tưởng “trọng nông” làm tiền đề đẩymạnh phát triển kinh tế, nhà vua còn quan tâm đến việc xây dựng hệ thống đê ngănlũ và đắp đê ngăn mặn xâm lấn Nhờ tinh thần khuyến nông và trọng nông, nền kinh

Trang 13

tế nông nghiệp dưới triều Lê Sơ phát triển mạnh mẽ và là nền kinh tế chủ yếu củanhà nước lúc bấy giờ.

Thời kỳ hưng thịnh nhất của nhà Lê Sơ có thể nói là dưới thời vua Lê ThánhTông, đất nước phát triển về mọi mặt, kinh tế thời kì này cũng phát triển Vua LêThánh Tông đặc biệt quan tâm chính sách phát triển kinh tế như sửa đổi luật thuếkhoá, điền địa và khuyến khích nông nghiệp Ngoài ra thời vua Lê Thánh Tông cácngành kinh tế khác như in ấn, gốm sứ cũng phát triển lên một tầm cao mới Nhìnchung nền kinh tế dưới triều Lê Sơ đã phát triển một cách ổn định, chủ yếu vẫn làkinh tế nông nghiệp, giao thương buôn bán đã được cải thiện phần nhiều nhưng vẫnchưa thực sự phát triển Nguồn gốc của vấn đề này xuất phát từ tư tưởng lập phápcủa nhà vua “giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nướcngoài”, thể hiện ở nội dung các điều luật như điều 76 Bộ Luật Hồng Đức quy định

“Những người đem mắm muối bán ra nước ngoài, thì bị xử lưu đi châu xa” và “Nếu

đem gỗ lim, vàng sống, vỏ quế, trân châu, ngà voi bán cho thuyền buôn nước ngoài

thì bị tội biếm ba tư” Có thể thấy chính sách phòng bị đối với quân xâm lược nước

ngoài của các nhà vua đã vô tình kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế, việc giaothương chỉ diễn ra trong nước, chính vì vậy nền kinh tế chủ yếu thời kỳ này vẫn làkinh tế nông nghiệp.

3 Giáo dục thời Lê Sơ

Giáo dục thời Lê Sơ rất được coi trọng, ngay từ thời vua Lê Thái Tổ đã chútrọng đến việc đào tạo nhân tài cho đất nước Nền giáo dục trong nước lúc bấy giờđược mở rộng, các trấn đều phải xây trường học Con nhà quan lại và con em cácnhà trong dân có học lực xuất sắc sẽ được tuyển chọn theo học ở Quốc Tử Giám vànhà Thái học Thời Lê Sơ không cấm con em các nhà thường dân đi học như nhàLý, nhà Trần, chỉ trừ con nhà hát xướng và người đang bị tội tù đày thì không đượcđi học Con em các nhà lương thiện đều có thể đi học tại trường học được mở ở cáclộ, ngoài các trường do nhà nước mở thì ở các địa phương cũng có các trường lớp tưnhân do các nhà Nho không đỗ đạt hoặc đã đỗ đạt nhưng thôi làm quan về dạy học.2

2Tham khảo: Giáo dục khoa cử thời Lê Sơ,

https://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%C3%A1o_d%E1%BB%A5c_khoa_c%E1%BB%AD_th%E1%BB%9Di_L%C3%AA_s%C6%A1, truy cập: 20-04-2022

Trang 14

Các đời vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, chính vì vậy Nho giáođược dùng này làm tư tưởng chính thống để cai trị quốc gia Giáo dục thời Lê Sơcũng được xây dựng trên tư tưởng Nho giáo, sách giáo khoa lấy tứ thư ngũ kinh làmgiáo án Tầng lớp Nho sĩ cũng từ đó mà xuất hiện ngày càng đông đảo Đến thờivua Lê Thánh Tông thì Nho giáo đã được coi là tiêu chuẩn cho quan lại, quan lạitrong bộ máy nhà nước thời này đều là những người đã trải qua kì thi tuyển chọnmới được làm quan Chính đội ngũ quan lại xuất thân từ các Nho sĩ sẽ góp phần luậthóa các quan hệ xã hội thời Lê Sơ theo tư tưởng Nho giáo.

II Sự ra đời Quốc Triều Hình Luật1 Hoàn cảnh ra đời của Quốc Triều Hình Luật

Quốc Triều Hình Luật còn được gọi là Lê Triều Hình Luật hay Bộ luật HồngĐức ra đời vào thời Lê Sơ (1428 - 1527) Hiện nay, có hai luồng quan điểm về sự rađời của bộ Luật này Theo quan điểm thứ nhất thì Bộ luật được khởi soạn và hoànthành dưới thời vua Lê Thánh Tông với sự tiến bộ vượt bậc cả về nội dung lẫn kỹthuật lập pháp Quan điểm thứ hai lại cho rằng Bộ Luật được nghiên cứu và biênsoạn từ thời vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và sau đó tiếp tục được nghiên cứu, bổ sungtrong các đời vua tiếp theo Đến thời Vua Lê Thánh Tông việc nghiên cứu và biênsoạn được hoàn thành, cho ra đời “Bộ Luật Hồng Đức” hoàn chỉnh cả về kỹ thuậtlập pháp lẫn nội dung quy phạm pháp luật Quan điểm thứ hai này cũng phù hợp vớiquan điểm của các nhà sử học thuộc Viện Sử học Việt Nam, bởi theo nghiên cứunhững ghi chép chính sử về các sự kiện lập pháp thời nhà Lê Sơ trong một số điềukhoản của Bộ Luật Hồng Đức có quy định cụ thể về cấp hành chính lộ và một sốchức quan đã tồn tại trước thời vua Thánh Tông, đồng thời qua so sánh một số điềukhoản trong Bộ luật với thực tiễn áp dụng pháp luật được ghi lại trong chính sử thìquan điểm Bộ Luật Hồng Đức được khởi soạn từ thời Thái Tổ và hoàn thành dướithời vua Thánh Tông sẽ hợp lý hơn cả3 Có thể nói dưới thời vua Lê Thánh Tông bộluật được hoàn chỉnh theo một nghĩa đúng nhất và vua Lê Thánh Tông là người cóđóng góp quan trọng cho sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức Trong lịch sử chế độ

3Tham khảo: Lương Văn Tuấn (2008), Những giá trị đương đại của Bộ Luật Hồng Đức, Luận văn thạc sĩ

ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội.

Trang 15

phong kiến Việt Nam thì đây được coi là bộ luật điển hình, hoàn thiện nhất, đánhdấu thời kỳ phát triển rực rỡ của đất nước dưới triều Lê Sơ.

2 Tư tưởng lập pháp thời Lê Sơ

Các vị vua thời Lê Sơ có nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của pháp luật vớitư cách là một trong những công cụ quan trọng để quản lý đất nước Ngay từ thờivua Lê Thái Tổ việc xây dựng nền pháp luật phát triển và hiệu quả đã được coi

trọng, vua Lê Thái Tổ từng nói: “từ xưa tới nay, trị nước phải có pháp luật, khôngcó pháp luật thì sẽ loạn Cho nên học tập đời xưa, đặt ra pháp luật là để dạy chocác tướng hiệu, quan lại, dưới đến dân chúng trăm họ biết thế nào là thiện, là ác,điều thiện thì làm, điều chẳng lành thì tránh, chớ để phạm pháp”4 Tư tưởng coi

trọng pháp luật cũng từ đó mà hình thành xuyên suốt trong quá trình lập pháp quacác đời vua Lê Sơ, cho đến thời vua Lê Thánh Tông quan điểm này càng được củngcố, hoàn thiện một cách toàn diện nhất Ông luôn có ý thức xây dựng nền pháp luậtnghiêm minh, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn xã hội.

2.1 Pháp luật là công cụ hữu hiệu để xây dựng và quản lý đất nướcPháp luật là công cụ để quản lý đất nước

Kế thừa tư tưởng coi trọng pháp luật của vua Lê Thái Tổ, các đời vua sau đóvẫn tiếp tục giữ vững tư tưởng “trị nước phải có pháp luật” Nối tiếp hệ tư tưởng đó,sang đến thời vua Lê Thánh Tông trị vì, ông đã cho ban hành nhiều chính sách, chủtrương có tính sáng tạo và thực thi cao, đồng thời giữ vững tư tưởng coi trọng pháp

luật từ thời vua Lê Thái Tổ Vua Lê Thánh Tông cho rằng: “Trị nước phải có phápluật, không có pháp luật thì sẽ loạn Đặt ra pháp luật là trên để răn dạy quan lại,dưới là để dân chúng trăm họ biết mà thực hiện Mọi rối loạn đều bắt đầu từ sự rốiloạn về kỷ cương”5 Vua Lê Thánh Tông hiểu rõ muốn trị nước tốt thì phải có hệ

thống pháp luật chuẩn chỉ làm khuôn mẫu để dân chúng trăm họ biết mà thực hiện,

đặc biệt trước dân thì phải lấy quan làm mẫu, pháp luật trước tiên là để răn dạy quanlại, sau đó là để dân chúng noi theo mà thực hiện, như vậy thì mới có thể giữ vữngkỷ cương phép nước.

5Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2, kỷ nhà Lê, NXB Khoa học xã hội, H.1985.

4Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch tập 3, NXB Khoa học Xã hội, 1998, tr 291.

Trang 16

Quan tâm đến tính thực thi, hiệu quả áp dụng của pháp luật

Vua Lê Thánh Tông thấu hiểu sâu sắc tính thực thi của pháp luật, nên ôngkhông chỉ chú trọng đến việc thiết lập pháp luật mà còn quan tâm đến việc áp dụngpháp luật hiệu quả trên thực tế, việc xây dựng hệ thống pháp luật như vậy mới thựcsự hoàn thiện và có ý nghĩa Theo ông việc giáo dục pháp luật đến người dân làtrách nhiệm của quan lại, phải làm cho dân hiểu pháp luật mà tuân theo Pháp luậtkhông phải chỉ để trừng trị người dân mà đối với quan lại pháp luật cũng khôngngoại lệ, bất kể giàu hay nghèo, dân hay quan đều bình đẳng trước pháp luật Nếuvới quan lại mà thực hiện pháp luật không nghiêm thì sao có thể nói đến việc ngườidân thực hiện pháp luật nghiêm được Điều này được thể hiện rõ qua việc Lê Bôphạm tội tham nhũng và có xin được chuộc tội bằng tiền, lúc đó vua Lê Thánh Tông

đã nói rằng: “Nếu cho Lê Bô được chuộc tội có nghĩa là người có quyền thế, ngườigiàu có dùng của hối lộ thì được miễn tội, còn người nghèo hèn thì vô cớ bị chịu tội,là cả gan vi phạm phép tắc của tổ tông lập ra để trừng trị kẻ ngoan cố không biếtrăn chừa Đại lý tự phải chiếu luật trị tội”6 Dù Lê Bô là người có công lớn trongviệc dẹp loạn Nghi Dân và đưa Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nhưng vua Lê ThánhTông vẫn rất kiên định dù là quan hay dân, có công lớn hay không cũng đều phảichịu tội nếu phạm tội Qua đó ta thấy việc coi trọng pháp luật đã thấm nhuần trongtư tưởng của vị vua anh minh này Ông từng khẳng định với quần thần của mình:“Pháp luật là phép công của Nhà nước, ta và các ngươi đều phải tuân theo” và “đặtluật để trừ kẻ gian, sao dung được cho bọn coi thường pháp luật”7 Chính từ nhữngtư tưởng đó vua Lê Thánh Tông đã khiến cho pháp luật dưới thời của ông hoànthiện một cách đúng nghĩa nhất.

Xây dựng pháp luật xuất phát từ tư tưởng trọng pháp

Ông đã ra lệnh cho các quan lại giúp việc dưới quyền sưu tập và nghiên cứupháp luật các triều đại trước do các vị vua tiền nhiệm ban hành Qua quá trìnhnghiên cứu thực tiễn xã hội và chắt lọc những tinh hoa của pháp luật Việt Cổ, vuaLê Thánh Tông bước đầu đã cho biên soạn và ra đời các tập sách “Hồng Đức thiệnchính thư”, “Quốc Triều Hồng Đức niên gian chư cung thể thức” (hướng dẫn cách

7Pháp luậtViệt Nam (2017), Thành tựu cải cách pháp luật dưới triều Vua Lê Thánh Tông,

https://baophapluat.vn/thanh-tuu-cai-cach-phap-luat-duoi-trieu-vua-le-thanh-tong-post240516.html, truy cậpngày: 21-04-2022.

6Tham khảo: Trần Quang Thành (2015), Kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật, Luận văn thạc sĩLuật học ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội, tr.17

Trang 17

thức làm đơn từ), “Lê Triều quan chế”, “Thiên nam dư hạ tập”, “Sĩ họa châm quy”8,đặc biệt nhất phải kể đến là Bộ Quốc Triều Hình Luật - đỉnh cao của thành tựu lậppháp Việt Nam Trong Quốc Triều Hình Luật tư tưởng coi trọng tính thực thi phápluật của vua Lê Thánh Tông được nội luật hóa cụ thể qua các điều luật: điều 119,điều 121, điều 150, điều 156, điều 161, điều 195, điều 211, điều 225 - đây là 10 điềuluật quy định về việc xử phạt quan lại có hành vi thi hành pháp luật không nghiêm9

hay đặc biệt như điều 122 nói rõ về việc khi nhận được chiếu, chỉ, chế, sắc do nhàvua ban ra thì phải thi hành, không sẽ bị xử tội “Phàm nhận được chế sắc phải thi

hành việc gì mà làm trái đi thì phải tội đồ, làm sai lầm thì xử tội biếm hay phạt”.

Bởi có những tư tưởng lập pháp và chính sách cai trị đúng đắn nên trong suốtgần 40 năm trị vì đất nước, vua Lê Thánh Tông đã đưa triều đình thoát khỏi tìnhtrạng quan lại nhũng nhiễu, đất nước từ đó không còn tình trạng rối ren, bước sangmột trang mới của thời kì thịnh vượng Trình độ lập pháp thời kì này cũng đạt đếnđộ đỉnh cao, pháp luật thời Lê Sơ dưới triều Lê Thánh Tông là hoàn thiện nhất cả vềtrình độ lập pháp và hiệu quả thi hành, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điều chỉnh mọilĩnh vực hoạt động của đất nước Pháp luật thời vua Lê Thánh Tông không chỉ dừnglại trong các điều luật mà còn phải có tính thực thi, được áp dụng hiệu quả trong đờisống xã hội Có thể khẳng định đây là một hệ thống pháp luật “hoàn chỉnh” nhấttrong suốt triều đại các đời vua nhà Lê Sơ.

2.2 Kết hợp giữa Đức trị và Pháp trị

Thời Lê Sơ với tư tưởng “trọng Nho sùng đạo” của các vị vua nhà Lê, Nhogiáo đã ảnh hưởng lên mọi mặt đời sống xã hội thời này Tư tưởng lập pháp thời LêSơ cũng xuất phát và dựa trên quan điểm của Nho giáo Yếu tố chủ đạo trong tưtưởng trị nước của Nho giáo là đạo đức Theo học thuyết của Khổng Tử thì đạo đứchuyết thống (tự nhiên) và chính trị quyện làm một, nho giáo coi đạo đức là hình tháiý thức có chức năng điều chỉnh hành vi con người trong xã hội Chính vì vậy, bêncạnh việc sử dụng dụng pháp luật để cai trị đất nước thì các vị vua thời Lê Sơ cũngcoi trọng chủ trương dùng tư cách đạo đức để cảm hóa dân chúng Đức trị trước hết

9Tham khảo: Trần Quang Thành (2015), Kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật, Luận văn thạc sĩ

Luật học ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội, tr.12.

8Tham khảo: Trần Quang Thành (2015), Kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật, Luận văn thạc sĩ

Luật học ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật,Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội.tr.12.

Trang 18

phải xuất phát từ vua, quan lại rồi mới đến nhân dân, quan lại phải là người có đạođức, coi trọng pháp luật, phép tắc, lễ nghi thì từ đó dân mới nhìn vào mà noi theo.Tuy làm vua nhưng Lê Thánh Tông luôn tự hướng mình theo kỷ cương phép nước,không cho phép mình đứng trên đạo đức và pháp luật, không được làm trái pháp

luật, ông đã từng tuyên bố: “Người ta sở dĩ khác giống cầm thú là vì có lễ làmkhuôn phép giữ gìn”10 Với chính sách, hệ tư tưởng và đường lối trị nước rõ ràng,vua Lê Thánh Tông đã khéo léo kết hợp giữa đức trị và pháp trị, pháp trị tác độngđến đức trị, buộc đức trị lan rộng đến mọi tầng lớp xã hội từ quan lại đến người dân,thấm nhuần trong hệ tư tưởng của nhân dân Ngược lại đức trị lại là cơ sở, tiền đềcho pháp trị trở nên có ý nghĩa, duy trì bền vững trong xã hội, nó ăn sâu vào hệ tưtưởng thời Lê Sơ như sợi dây “trói buộc” con người ta tuân theo pháp luật.

2.3 Coi trọng hiền tài hướng tới việc xây dựng đội ngũ quan lại bảo vệ pháp luậtTuyển chọn người tài để cùng vua xây dựng và bảo vệ pháp luật

Muốn cai trị đất nước bằng pháp luật thì việc xây dựng hệ thống pháp luậtthôi là chưa đủ, mà pháp luật phải được thực thi trong đời sống thì mới phát huy hếtgiá trị của nó Dưới triều Lê Sơ các vị vua đã hiểu rõ việc muốn thực thi hóa phápluật thì trước tiên phải từ quan rồi mới đến dân, quan lại mới là đối tượng tác độngchính để thực hiện nền pháp trị nghiêm minh Để xây dựng được đội ngũ quan lạihiểu biết và tôn trọng pháp luật thì phải bắt đầu từ gốc rễ của người làm quan đó làtư cách, phẩm hạnh và học thức.

Tư tưởng trọng dụng hiền tài cũng là để phục vụ cho việc xây dựng pháp luậtvà bảo vệ đất nước Tư tưởng này được đề cập rất rõ ràng trong các bài văn bia thời

Lê Sơ, bia số 4, khoa Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận 7 (1466) viết: “Trời đất vôtâm mà nên đức hóa, nhờ bốn mùa để giúp công; thánh nhân hữu tâm mà khônglầm, dùng người tài để giúp trị Người tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn; phải cóđào tạo sau mới có người tài…” 11 Các vua thời Lê Sơ quan niệm “phải có đào tạosau mới có tài” và “người tài đối với quốc gia quan hệ rất lớn”, có nghĩa là muốnquốc gia phát triển bền vững thì phải biết trọng dụng người tài, muốn có người tàiđể cùng vua cai trị đất nước thì phải xuất phát từ việc đào tạo Chính sách cai trị và

11Đỗ Văn Ninh (2001), Văn bia Quốc Tử Giám Hà Nội, NXB Văn hóa Thông Tin, Hà Nội, tr.106.

10Đại Việt sử ký toàn thư, t.2 Sđd, tr.438.

Trang 19

hệ tư tưởng thời Lê Sơ rất rõ ràng và theo một thể thống nhất, tư tưởng trọng dụngngười tài và tư tưởng giáo dục cũng nằm trong mối quan hệ mật thiết với nhau Thờivua Lê Thánh Tông ông đề cao tư tưởng pháp luật của quan lại, ông cho rằng quanlại vừa là người am hiểu luật và thực thi pháp luật vừa là người giám sát việc thựchiện pháp luật của nhân dân.

Về việc tuyển chọn người tài, vua Lê Thánh Tông đã bỏ luật cha truyền connối đối với các công thần, ai có công thì người ấy hưởng, chỉ trọng dụng người tàiđức Hệ thống quan lại thời kỳ này đã được hoàn chỉnh và kiện toàn, mặc dù trongQuốc triều Hình luật không có điều luật nào quy định về tiêu chuẩn của quan lạinhưng có thể thấy qua những điều luật các phẩm chất để đánh giá quan lại đó là:siêng năng, chuyên cần, trung thực, liêm khiết Bên cạnh đó quan lại cũng cần tuântheo các tiêu chuẩn, yêu cầu nhất định khi thực thi nhiệm vụ của mình như tôn trọngnghi thức, nghi lễ, đúng tác phong công việc Trong kỳ thi Hội ba năm được tổ chứcmột lần, thực thi pháp luật cũng được coi là một môn thi chính, Chỉ dụ của vua Lê

Thánh Tông năm 1462 có nói: “Kỳ thứ nhất thi Tứ thư, kinh nghĩa,; Kỳ thứ hai thiChiếu, Chế, Biểu (thi pháp luật), Kỳ thứ ba thi thơ; Kỳ thứ tư thi một bài vănsách….”12 Ngay từ việc tuyển chọn đầu vào của quan lại vua Lê Thánh Tông đã cónhững yêu cầu nhất định về sự hiểu biết pháp luật của người làm quan Việc tuyểnchọn kỹ càng này trước là để chọn người có tài am hiểu pháp luật, sau là để xâydựng pháp luật, nội luật hóa tư tưởng cai trị đất nước của vua Từ những căn cứ trêncó thể thấy vua Lê Thánh Tông là vị vua anh minh, có tầm nhìn xa và rộng trongviệc lập pháp.

Việc thực thi pháp luật của quan lại

Việc thực thi pháp luật của quan lại cũng được vua coi trọng và đặc biệt quantâm Trong Bộ Luật Hồng Đức có những quy định rất rõ ràng về hình phạt dành choquan lại nếu không thực hiện nghiêm pháp luật như điều 121 “Việc công đáng phảilàm, mà lần chần để chậm lại, hay những việc phải định do hội đồng, mà làm trái lệ

(như việc họp chầu hay tính sổ thuế v.v) thì xử tội biếm, hay bãi chức theo tội nặng

nhẹ Về việc quân thì lại xử khác” Cơ chế thanh tra, kiểm tra giám sát cũng đãđược phát huy hiệu quả ở thời kì này Vua Thánh Tông cho thiết lập với các cơ quan12Ngô Sĩ Liên (1993), Đại Việt Sử Ký toàn thư, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.396.

Trang 20

kiểm tra, giám sát quan lại trong bộ máy nhà nước nhằm phát hiện, ngăn chặnnhững sai lầm, tội lỗi do những người có chức, có quyền gây ra, tránh tình trạngquan lại lộng quyền, lạm quyền như các thời vua trước.

Dưới thời vua Lê Thánh Tông Ngự sử Đài được đặt ở vị trí quan trọng, có đủcác chức Đô Ngự sử (Chánh Tam phẩm), Phó Đô Ngự sử (Chánh Tứ phẩm), Thiêmđô Ngự sử (Chánh Ngũ phẩm), thường do những người có học vị tiến sĩ nắm giữ.Các cơ quan thanh tra, giám sát được thiết lập theo một hệ thống bài bản TrongNgự sử Đài còn có Giám sát Ngự sử làm nhiệm vụ giám sát quan lại ở cấp Đạo trởxuống Mỗi Đạo lại lập cơ quan giám sát riêng là Hiến sát Sứ ty với chức tráchthanh tra quan lại.13 Vua Thánh Tông ngay từ đầu đã đề cao vai trò và trách nhiệmcác quan lại, không chỉ quan lại trong triều đình, các đại thần dưới quyền vua mà cảtrong Đạo, Phủ, Huyện ông cũng đề cao vai trò của quan lại đối với công việc củađất nước, xem họ là đại diện của vua, thực hiện việc “tuyên dương đức chính củavua, quan hệ trực tiếp đến sự tồn vong của Nhà nước”.

Ngoài Ngự Sử Đài còn có Lục Khoa, đứng đầu mỗi Khoa có Đô cấp Sựtrung Lục Khoa là cơ quan thanh tra ở 6 Bộ, có trách nhiệm giám sát hoạt động ởcác bộ và tâu hặc quan lại sai trái và các việc không đúng thể thức ở mỗi Bộ Đểtránh việc quan lại kết bè, kéo phái, lộng quyền, lạm quyền thì dưới thời ThánhTông chế độ thanh tra vừa diễn ra độc lập vừa tác động qua lại lẫn nhau Bên trêngiám sát bên dưới, nếu bên trên sai bên dưới có quyền tâu hặc lên Ví dụ, một quanTri phủ mắc lỗi thì quan Hiến sát có quyền tâu hặc thẳng lên Ngự sử Đài hoặc trựctiếp lên Bộ Hình, thậm chí lên cả vua, không cần thông qua Giám sát Ngự sử Triềuđình sẽ cử ngay quan về điều tra, nếu quan Tri phủ có lỗi hoặc vi phạm pháp luật sẽbị xử lý nghiêm khắc Cả quan Đô Ngự sử cũng có thể bị người khác tâu hặc nếuphạm lỗi.14Chính nhờ các cơ chế giám sát quan lại mà tư tưởng tôn trọng và bảo vệpháp luật dưới thời vua Lê Thánh Tông được thực thi hóa nghiêm túc, cũng vì thếmà nền pháp luật thời vua Thánh Tông phát triển và thực sự có hiệu lực trong sâurộng mọi tầng lớp xã hội.

14PGS TS Nguyễn Hoài Văn (2013) Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh, Giám sát quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay, Báo Thanh Tra.

13PGS TS Nguyễn Hoài Văn (2013) Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí

Minh, Giám sát quan lại thời Lê Thánh Tông và ý nghĩa đối với công tác cán bộ hiện nay, Báo Thanh Tra.

Trang 21

2.4 Tư tưởng lấy dân làm gốc

Các bậc quân vương thời Lê sơ thấm nhuần tư tưởng “quốc dĩ dân vi bản”(nước lấy dân làm gốc), chính vì vậy đời sống của nhân dân rất được coi trọng Từchính sách kinh tế, xã hội cho đến pháp luật đều thể hiện tấm lòng yêu thương muôndân của vua, coi trọng đời sống và quyền lợi của muôn dân Ngay từ thời Lê TháiTổ ông đã có những chính sách chia ruộng đất cho dân, phát triển kinh tế nôngnghiệp, cải thiện đời sống cho người dân, tấm lòng của vua Lê Thái Tổ thể hiện qua

lời thơ ông từng viết “Duy dục biên manh xích tử tô” (mong cứu dân đen cõi biên

thùy) Các vị vua thời Lê Sơ chủ trương nới nhẹ tô thuế, cứu tế dân nghèo khi gặpkhó khăn, ban hành chính sách quân điền Trước tiên là đời vua Lê Thái Tổ, khi lênngôi Lê Thái Tổ đã lệnh cho các đại thần: “Nếu thấy trẫm có chính lệnh hà khắc,thuế má nặng nề, ngược hại lương dân, thưởng công, phạt tội không đúng, khôngtheo đúng phép xưa, hay các đại thần, quan lại tướng hiệu, quan chức trong ngoàikhông giữ phép, nhận hối lộ, nhiễu hại lương dân, thiên tư phi pháp, thì phải lập tứcdâng sớ đàn hặc ngay”15 Chủ chương này vẫn phát huy xuyên suốt đến thời vua Lê

Thái Tông, vào năm 1437 Vua xuống chiếu “mấy năm nay hạn hán sâu bọ liên tiếpxảy ra, tai dịch có luôn, phải giảm bớt hình phạt, giảm thuế khóa để yên lòngdân”16 Không chỉ quan tâm đến đời sống kinh tế của nhân dân mà thời Lê Sơ cònchú trọng xây dựng và sử dụng pháp luật khuyến thiện, trừ ác bảo vệ cuộc sống anbình của dân, xử tội nặng nếu quan lại lợi dụng quyền thế ức hiếp nhân dân, nhậnhối lộ của dân Lê Thái Tông đã nói “Hễ kẻ nào nhận một quan tiền hối lộ thì chémkhông tha”17.

Những tư tưởng đó đã được đúc kết và củng cố hơn nữa khi nó được nội luậthóa trong Bộ Luật Hồng Đức, cụ thể qua điều 120; 138; 139; 140; 162; 163; 172;173, quy định về xử phạt quan lại tham ô và lạm quyền ức hiếp dân lành Điều 138quy định: “Quan ty làm trái luật mà ăn hối lộ từ 1 quan đến 9 quan thì xử tội biếm

hoặc bãi chức, từ 10 đến 19 quan thì xử tội đồ hay lưu, từ 20 quan trở lên thì xử tội

chém”, điều 163 quy định: “Các quan tướng soái tại các phiên chấn đến những

17Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, HN.1998.

16PGS.TSKH NGUYỄN HẢI KẾ (2013), NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI LÊ SƠ – MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CĂNBẢN CỦA NỀN TẢNG CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI, Bài nghiên cứu của Khoa Lịch Sử -

Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN).

15 Đại Việt sử ký toàn thư, tập II, NXB Khoa học xã hội, HN.1998.

Trang 22

châu, huyện ở trấn thành sách nhiễu tiền tài của nhân dân thì xử biếm ba bậc, phảibồi thường gấp đôi số tiền trả lại cho dân…”18 Ta thấy mọi chính sách xây dựngphát triển đất nước của nhà Lê sơ đều đem lại quyền lợi cho nhân dân, xây dựng nhànước vì nhân dân đây là điều không phải triều đại phong kiến nào cũng làm được.Các vị vua đứng đầu triều đình có ý thức trong việc giám sát, hoàn thiện chính sách,pháp luật sao cho hợp với lợi ích của muôn dân Do vậy, đất nước thời Lê Sơ nóichung và đặc biệt là nhà nước và pháp luật dưới thời vua Lê Thánh Tông nói riêngđược coi là thời kỳ phát triển thịnh vượng, hoàng kim của chế độ phong kiến ViệtNam.

3 Các yếu tố tác động đến sự ra đời Quốc Triều Hình Luật

3.1 Yếu tố chính trị - xã hội, kinh tế và giáo dục

Trước “Quốc triều hình luật” đã có bộ luật của các triều đại trước như: Hình

thư đời Lý và Hình thư nhà Trần, tư tưởng chính trị pháp lý của các bộ luật trên làđề cao tính nghiêm minh của pháp luật Pháp luật với hệ thống hình phạt nặng, đadạng, mang tính răn đe cùng quá trình thực thi pháp luật nghiêm khắc sẽ quyết địnhtrật tự, sự vững mạnh của xã hội, củng cố mô hình trung ương tập quyền Để tiếp

nối thừa kế trực tiếp thành tựu từ các bộ luật của các triều đại trước, “Quốc triềuhình luật” ra đời như là một điều tất yếu để quy định rõ về các mối quan hệ chính

trị, kinh tế, giáo dục theo tư tưởng trị nước, an dân của các vị vua thời Lê Sơ.

Do nhu cầu phát triển của chế độ Trung ương tập quyền, các hoạt động lậppháp của nhà Lê được đẩy mạnh nhằm xác lập sự thống trị của nhà Lê Các vua đầutriều đã sớm có ý thức xây dựng những quy định, và luật lệ để quản lý các vấn đềtrong nước: Lê Lợi đã huy động một số đại thần soạn luật lệ về kiện tụng, về phânchia ruộng đất, về hình phạt, ân xá, … Đến thời Lê Thái Tông đã xây dựng nhữngnguyên tắc xử các vụ án kiện cáo, hối lộ và về những hành động giao thiệp vớingười nước ngoài Đời Lê Nhân Tông đã ban hành 14 điều luật về quyền tư hữuruộng đất Và đỉnh cao của quá trình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê chính

là việc ban hành “Quốc triều hình luật”.

18Quốc triều hình luật, NXB Pháp lý, HN.1991, tr.80-113.

Trang 23

Về chính trị, do nhà Lê được thiết lập bằng thành quả của cuộc chiến tranh

giải phóng nên tầng lớp đại công thần khai quốc có địa vị, vai trò, thế lực và có tầmảnh hưởng rất lớn trong triều đình, nhất là ở nửa đầu thế kỷ XV Thế lực của các đạicông thần khai quốc luôn là mối quan ngại của Thái Tổ trong suốt thời gian cuối đờiông vì Thái Tử Nguyên Long còn nhỏ tuổi Đây là điều kiện khách quan tạo thêmnhiều cơ hội cho các quan đại thần vốn là các công thần lộng hành, lạm quyền vàkéo bè, kết thành các đảng phái nhằm mục đích hòng lũng đoạn triều đình Đó cũngchính là lý do vì sao mà Thái Tổ bức tử công thần Trần Nguyên Hãn giết Thái úy LêVăn Xảo Dưới thời Thái Tông, Nhân Tông, các đại công thần Lê Sát, Lê Ngân,Trịnh Khả, Nguyễn Trãi đều lần lượt bị khép vào các tội chuyên quyền, mưu phảnnghịch và bị giết hại Hai cuộc chính biến cung đình liên tiếp trong những năm1459, 1460 đã cho Thánh Tông thấy được vai trò, thế lực rất lớn của các đại côngthần trong việc phế lập Hoàng đế Điều đó chính là nguyên nhân cho thấy các vuađầu triều Lê Sơ luôn phải đề phòng nguy cơ tiếm quyền, lộng quyền, lạm quyềntrực tiếp từ các đại công thần.19 Bởi vậy, đây chính là nguyên nhân, yếu tố đề caovai trò của pháp luật qua các đời vua và đến đời vua Lê Thánh Tông đặt ra các tiêuchí nhất định thông qua các quy định của pháp luật về việc tuyển chọn quan lại,trách nhiệm của quan lại đối với đất nước và nhân dân, quan lại không chỉ có đức cótài mà còn phải có tâm với dân Điển hình như các điều luật 168, 294, 295 trong BộLuật Hồng Đức quy định về trách nhiệm của quan lại phải cứu giúp những ngườiốm đau, không ai chăm sóc; thu nuôi những người già, trẻ em, phụ nữ góa chồng,

không có người thân thích Hơn nữa, khi xây dựng “Quốc triều hình luật” đã đặt ra

các điều khoản nhằm hạn chế thế lực, ảnh hưởng của các đại thần, như: các điều 78,168, 204, 208, 216, 128, 230, 330, 337, 370, 372, 626…, nhằm buộc họ phải tuyệtđối trung thành, tận tụy với các nhà vua được quy định tại các điều 107, 232, 233,234, 236, 624, 625…Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các điều khoản nhằm hạnchế thế lực, ảnh hưởng của các đại thần, các vua nhà Lê sơ còn đặt ra các điềukhoản nhằm đề phòng nguy cơ tái xâm lược một lần nữa của nhà Minh Chính vì

thế, trong “Quốc triều hình luật” các vua Lê sơ đã quy định các điều khoản nhằm

trừng trị nghiêm khắc người nào thông đồng hoặc tiết lộ công việc của nhà nước

19TS Lê Thị Sơn (chủ biên) (2004), “Quốc Triều hình luật lịch sử hình thành, nội dung và giá trị”, Nxb

Khoa học xã hội, tr.68.

Trang 24

cho người nước ngoài, được quy định tại các điều 75, 79…bên cạnh đó, còn quyđịnh thêm các điều 71, 612, 613 trừng phạt nặng những người tự tiện vượt qua cáctrấn quan ải biên giới hoặc đưa người nước ngoài vào trong nước Chính vì tìnhhình chính trị rối ren, lục đục, cần phải có những chính sách pháp luật chặt chẽ, tấtcả các điều khoản nêu trên là một trong nhiều biện pháp chính trị nhằm bảo vệ toànvẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia trong hoàn cảnh đất nước ta vừa giành được độclập dân tộc.

Về kinh tế - xã hội, khác với các triều đại trước, nhà Lê lên ngôi không phải

bằng sự chuyển giao vương quyền từ dòng họ này sang dòng họ khác nên khôngđược kế thừa nguồn tài chính dự trữ từ triều trước Chính sách ruộng đất của triềunhà Trần trước đó đã dẫn đến sự tập trung ruộng đất vào tay của những gia đình cóthế lực, mà chính sách hạn điền của vua Hồ Quý Ly mới được thi hành trong mộtkhoảng thời gian ngắn nên chưa thể giảm bớt đáng kể thế lực kinh tế của họ TriềuLê sơ bên cạnh việc tạo điều kiện cho chế độ tư hữu ruộng đất phát triển như chophép mua bán ruộng đất, trừng trị những kẻ có hành vi xâm hại quyền sở hữu tưnhân về ruộng đất… cũng đã có những biện pháp nhằm ngăn cấm các hành vi xâmlấn bờ mốc ruộng đất, lấn chiếm ruộng đất công để biến thành ruộng tư hữu của địa

chủ, cường hào địa phương Một trong nhiều biện pháp hạn chế sự “chiếm công vitư” là phát triển đồn điền nhà nước nhằm: “Để hết sức làm ruộng, rộng nguồn tíchtrữ cho nhà nước” 20 Và chính vì tư tưởng “trọng nông” nên nhà Lê sơ luôn quan

tâm ban hành các chính sách nhằm củng cố và đẩy mạnh phát triển nền kinh tế nôngnghiệp, khôi phục lại đồng ruộng bị bỏ hoang sau chiến tranh, xây dựng hệ thống đêđiều ngăn mặn Dẫn đến nền kinh tế nông nghiệp ngày càng phát triển, xã hội ngàycàng hưng thịnh hơn Bên cạnh đó, nhà nước nghiêm trị từ quan đến dân nếu phạmcác tội tự tiện buôn bán với người nước ngoài Nhà nước không khuyến khích pháttriển thương nghiệp giữa các vùng miền trong cả nước mà chỉ cho phép mở chợ ởcác thôn quê nhằm phục vụ nhu cầu tự sản tự tiêu các sản phẩm nông nghiệp và mộtsố sản phẩm thủ công trong từng vùng miền Dưới sức nặng của hệ tư tưởng Nhogiáo và quyết tâm vận dụng Nho giáo vào đời sống xã hội, thời Lê sơ đã hình thànhquan niệm về vị trí, thứ hạng của các nhóm cư dân cơ bản theo thứ tự cao thấp là sĩ,20Lương Văn Tuấn (2013),“Quốc triều hình luật - các giá trị nhân văn, tiến bộ và sự kế thừa trong điều kiện

xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.”, Luận án tiến sĩ Luật học, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà

Nội, tr.29.

Trang 25

nông, công, thương Tình hình kinh tế - xã hội nói trên là bối cảnh cơ bản cho sự giatăng vai trò của pháp luật Dưới thời Lê sơ, các nhà vua đã xác định rõ cần phải sửdụng đến luật pháp là một công cụ hữu hiệu để quản lý nền kinh tế - xã hội nhằmduy trì lại trật tự, kỷ cương cũng như củng cố chế độ phong kiến tập quyền quanliêu Nhà Lê sơ chú trọng vào nền nông nghiệp lúa nước nên nhiều chính sách phápluật được ban hành đã chú trọng việc khuyến nông và ưu tiên bảo vệ người nôngdân khỏi nạn tham nhũng, cường hào hay người quyền thế ức hiếp nhằm bảo vệ nềnsản xuất của triều đại.

Về kết cấu xã hội, Trong thời kỳ này chế độ chiếm hữu ruộng đất tư hữu của

địa chủ phát triển thêm một bước cao mới khiến cho địa vị của giai cấp này ngàycàng được củng cố trong xã hội Còn giai cấp nông dân thời này là lực lượng laođộng chính để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội, vù vậy mà họ được nhà nướcquan tâm và đã ban hành nhiều chính sách cũng như các biện pháp bảo vệ, khuyếnkhích họ sản xuất nông nghiệp Chính sách trọng nông của nhà Lê đã khẳng địnhvai trò và vị trí của người nông dân trong xã hội là hết sức lớn lao thời vua LêThánh Tông đề cao tư tưởng coi nghề nông là nghề gốc.

Chính vì những tác động của nền kinh tế - xã hội như: nền kinh tế nôngnghiệp bị tàn phá sau chiến tranh, tầng lớp giai cấp có nhiều sự thay đổi…đã đặt rayêu cầu cần phải có pháp luật điều chỉnh, đề cao vai trò của pháp luật trong xã hộilúc bấy giờ, pháp luật được coi là một biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh nền kinh tếcũng như những bất ổn trong xã hội Yêu cầu cấp thiết lúc bấy giờ là cần phải có

một bộ luật hoàn chỉnh để áp dụng, chính vì thế mà “Quốc triều hình luật” đã rađời Nhiều điều khoản trong “Quốc triều hình luật” quy định trách nhiệm của quan

chức địa phương trong việc quản lý, sử dụng ruộng đất công, nếu không làm tròntrách nhiệm của mình thì sẽ bị trừng phạt nặng, được quy định tại các điều 347, 348,350 Bên cạnh đó cũng có nhiều điều khoản quy định trách nhiệm của quan chức địaphương trong việc quản lý tài sản cũng như các nguồn lợi của nhà nước, trong việcnộp thuế nếu không làm tròn trách nhiệm sẽ bị trừng trị được quy định tại các điều176, 177, 351, 352, 367, 368 Những hành vi lạm chiếm, lạm bản, ấn lậu ruộngcông làm ruộng tư, trốn thuế cũng bị nghiêm trị, quy định tại các điều 340, 353.Nhiều điều khoản quy định trách nhiệm của quan chức địa phương trong việc khôiphục, bảo đảm, phát triển sản xuất nông nghiệp, nếu không làm tròn trách nhiệm sẽ

Trang 26

bị trừng phạt, được quy định trong "Quốc triều hình luật" tai các điều 181, 182,

347, 350 Các tội ẩn lậu dân định, bắt dân định làm nô tỳ cũng bị nghiêm trị, quy

định tại các điều 168, 285, 330 Ngoài ra, trong "Quốc triều hình luật" cũng có rất

nhiều điều khoản nhằm giải quyết kịp thời các tranh chấp đất đai, tài sản, ổn địnhđời sống kinh tế xã hội trong dân chúng, bao gồm cả sản xuất nông nghiệp, đượcquy định rõ ràng tại các điều 355, 356, 357, 360, 362, 378, 379, 383, 384…

Về giáo dục, dưới thời Lê sơ nền giáo dục được quan tâm nhiều và rất phát

triển, trong vòng một thế kỷ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi Tiến sĩ, lấy đỗ989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên Dưới thời Lê sơ, giáo dục và thi cử phát triển là cơ sởđào tạo nhân tài cho đất nước Chính vì, các vua nhà Lê sơ thấy được tầm quantrọng của giáo dục, trọng dụng nhân tài để xây dựng phát triển đất nước nên càngquan tâm, đầu tư nhiều cho nền giáo dục Trên cơ sở đó, các nhân tài dưới thời nhà

Lê đã góp phần xây dựng nên hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, điển hình là bộ “Quốctriều hình luật” Người tài không chỉ tài giỏi về kiến thức, năng lực mà còn phải là

một người có đạo đức Quốc Triều Hình Luật đã thể chế quan điểm chính danh củaNho giáo nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là tư vấn, phụ tá và thựcthi quyền lực của nhà vua theo đúng cương vị của mình Điều 103 quy định quan lạicó nghĩa vụ tuyệt đối trung thành với nhà vua ở cương vị bề tôi như: nghĩa vụ tônkính nhà vua (Điều 102, 125, 126 ); Nghĩa vụ thực hiện mệnh lệnh của nhà vuamột cách nhanh chóng, cẩn trọng (Điều 119, 122, 123); Nghĩa vụ phải làm tròn bổnphận ở cương vị được giao và không vượt quá chức phận (Điều 121, 124, 174, 326,521).21Bên cạnh đó, “Quốc Triều Hình Luật” còn quy định nghiêm ngặt các nghi

thức tế lễ trong triều ở Điều 104, 105, 106, 108, 109 và trừng phạt những hành vibất kính với nhà vua ở Điều 118, 125, 126, 136; trừng phạt những hành vi tiếm lễxâm hại đến đặc quyền chỉ thuộc về nhà vua ở Điều 114, 135 nhằm bảo vệ và đềcao lễ vua tôi Tại các Điều 485, 504 quy định con cháu không được tố cáo ông bà,cha mẹ, nô tỳ không được tố cáo chủ Ngoài ra, các điều luật trong bộ luật triều Lêcòn xử phạt rất nghiêm khắc đối với những kẻ xâm phạm tính mạng, sức khoẻ củangười khác mà không phân cấp theo địa vị xã hội đối với những kẻ phạm tội được

21Nguyễn Minh Tuấn (2004), Những giá trị tích cực của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức, Tạp chí Khoa

học, Đại học Quốc gia Hà nội, Chuyên san Kinh tế – Luật, tr.40.

Trang 27

quy định tại điều 467, điều 470…Đó là những giá trị, yếu tố của tư tưởng Nho giáolà cơ sở ra đời của Quốc triều hình luật.

3.2 Yếu tố tư tưởng

Yếu tố tư tưởng dẫn đến sự hình thành của “Quốc triều hình luật” là vô cùngphong phú và quan trọng Để hình thành nên các tư tưởng tiến bộ của “Quốc triềuhình luật” trong giai đoạn này, các nhà lập pháp thời Lê luôn chịu sự chi phối bởimột số yếu tố sau đây: Một là, những giá trị truyền thống như lòng yêu nước,

thương nòi, ý thức độc lập dân tộc, tinh thần đoàn kết đồng cam cộng khổ, yêuchuộng hòa bình, sống có tình có nghĩa theo tiêu chuẩn tình làng nghĩa nước đãđược hình thành trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước của dân tộc Hơn nữa,đất nước vừa trải qua một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trường kỳ, gian khổ,dân tộc ta đã thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh nên bài học xương máu về tìnhđoàn kết dân tộc chống kẻ thù chung; nỗi khổ nhục của người mất nước, mất nhà vẫn luôn nhắc nhở những nhà lãnh đạo triều Lê sơ về vị trí, vai trò của người dân

trong bảo vệ dân tộc và phát triển đất nước thời bình Hai là, hoàn cảnh lịch sử thế

kỷ XV đã đặt nhà Lê sơ đối diện với nhiều khó khăn có tính chất sống còn của dântộc nhưng người Việt lúc đó lại mang trong mình một niềm tự hào của đất nước độclập hoàn toàn và đang hăng say tái thiết đất nước Trước đòi hỏi đó, tư tưởng Nhogiáo với hệ thống những quan điểm thể hiện tính yêu chuộng hòa bình mang đậmchất nhân văn sâu sắc và hướng tư tưởng con người vào hành động thiết thực đểphấn đấu xây dựng xã hội thịnh trị đã vượt trội lên so với Phật giáo và Đạo giáo đểtrở thành hệ tư tưởng phù hợp với thực tiễn đất nước và mong muốn của vị quốcchủ sáng suốt là Lê Thánh Tông nên ông đã nhanh chóng đưa hệ tư tưởng này lên vịtrí độc tôn Sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy phạmpháp luật được ghi nhận trong Quốc Triều Hình Luật, không chỉ dưới khía cạnh nhưgia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng nhữngchính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân, chính sáchổn định sản xuất nông nghiệp Và yếu tố tư tưởng đã chi phối, là nền tảng xây dựng

nên các điều luật có giá trị vững bền trong “Quốc triều hình luật”, như: Tại Điều

504 quy định con cháu không được tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ không được tố cáo

chủ, Điều 485 quy định: “Ông bà cha mẹ bị người ta đánh, con cháu đánh lại mà

Trang 28

không bị què gãy, bị thương thì không phải tội.” Quốc Triều Hình Luật quy định về

thất xuất (bảy trường hợp người chồng được phép bỏ vợ), đây là những căn cứ màngười vợ rất dễ mắc phải Cũng trong bộ luật này nhà làm luật cũng quy định 3trường hợp đặc biệt (tam bất khứ) buộc người chồng không được phép bỏ vợ QuốcTriều Hình Luật có những điều luật bảo vệ quyền làm dân tự do của dân đinh, vànhững hình phạt cụ thể nhằm chống lại sự vô lý đối với dân đinh và những thườngdân nói chung (Điều 165: Điều 453; Điều 365…); Các điều luật trong bộ luật triềuLê còn xử phạt rất nghiêm khắc đối với những kẻ xâm phạm tính mạng, sức khoẻcủa người khác mà không phân cấp theo địa vị xã hội đối với những kẻ phạm tội(Điều 467; Điều 470…).

4 Ý nghĩa sự ra đời Quốc Triều Hình Luật

4.1 Đối với xã hội thời Lê Sơ

Điều chỉnh các mối quan hệ về chính trị, kinh tế, xã hội của nhà nước

Quốc Triều Hình Luật ra đời góp giải quyết tình hình rối ren của đất nước,tình trạng lộng quyền của quan lại từ các đời vua trước thời Lê Thánh Tông, nângcao trách nhiệm của quan lại đối với việc thực hiện pháp luật và chính sách của vua,qua đó xác lập nền pháp trị nghiêm minh, củng cố lại triều đình và bảo vệ độc lậpchủ quyền của đất nước Ngoài ra sự ra đời của bộ Luật này đã tổng hợp tất cả tưtưởng của nhà vua liên quan đến vấn đề đời sống kinh tế của nhân dân, liên quanđến vấn đề công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thương buôn bán, đặc biệt nhất làvấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp, các chính sách liên quan đến ruộng đất củanhân dân Đồng thời quy định rõ trách nhiệm của quan lại đối với đời sống của nhândân, chăm lo cho đời sống của nhân dân, xử phạt nghiêm minh những việc làmthiếu trách nhiệm của quan lại, hành vi nhũng nhiễu và nhận hối lộ của nhân dân.Qua đó thể hiện rõ ràng tư tưởng lấy dân làm gốc của nhà vua Như vậy Bộ LuậtHồng Đức trên là để củng cố quyền lực của nhà vua, nền hòa bình của đất nước, saulà để củng cố trách nhiệm của quan lại đối với đất nước, và đồng thời cũng thể hiệntấm lòng của nhà vua đối với nhân dân, nói chung bộ Luật Hồng Đức đã tổng quangần như đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội lúc bấy giờ Dân chúng được an lòng,quan lại giàu trách nhiệm và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

Trang 29

Bộ Luật Hồng Đức cho thấy tư tưởng tiến bộ vượt thời đại cả về lập pháp lẫnchính sách cai trị đất nước thời Lê Sơ và đặc biệt là vua Lê Thánh Tông, đồng thờinó cũng thể hiện tính nhân văn sâu sắc, đề cao giá trị của người dân, giá trị của conngười trong xã hội lúc bấy giờ.

Nội luật hóa tư tưởng cai trị đất nước và bảo vệ quyền lực của nhà vua, thể hiệnsự in đậm của tư tưởng Nho giáo trong chính sách cai trị đất nước thời Lê Sơ

Sự ra đời của Quốc Triều Hình Luật là đúc kết tất cả những tư tưởng và giátrị lập pháp của các vị đế vương thời Lê Sơ trước đó, được coi đỉnh cao của quátrình xây dựng hệ thống luật pháp của nhà Lê Bộ luật góp phần giúp vua Lê ThánhTông có thể quản lý đất nước một cách thống nhất và chặt chẽ Bất kì một bộ luậtnào ra đời trước hết cũng phải đặt quyền lợi của nhà nước, lợi ích của giai cấp thốngtrị lên trên cả Quốc Triều Hình Luật cũng không ngoại lệ, nó giúp củng cố quyềnlực của nhà vua và triều đình Điều này được thể hiện qua những hình phạt nghiêmkhắc với những hành vi xâm phạm đến lợi ích, sự an toàn và bình yên của Vua,Hoàng tộc và chính quyền đương thời Tại điều 2 Quốc Triều Hình Luật quy định vềmười tội thập ác, trong đó tội mưu phản (mưu mô làm nguy đến xã tắc) được xếpđầu tiên, tiếp theo là tội Mưu đại nghịch (mưu phá hủy tông miếu, lăng tẩm và cungđiện của nhà vua) xếp thứ hai, Mưu chống đối (mưu phản nước theo giặc) xếp thứba, sau đó mới đến các tội bất hiếu với ông bà, cha mẹ Qua đó ta thấy quyền lợi củanhà vua và triều đình được đặt lên trên cả, các quy định về tội phạm và hình phạt vềlĩnh vực này được quy định rất kĩ và cụ thể, tập trung trong các chương: Danh lệ,Vệ cấm, Vi chế, Đạo tặc, Trá nguỵ và Tạp luật Tư tưởng bảo vệ quyền lực của vuavà triều đình trong Quốc Triều Hình Luật cũng xuất phát từ tư tưởng bảo vệ chế độvương quyền của Nho giáo Có thể thấy tư tưởng Nho giáo in đậm trong mọi quanhệ pháp luật được quy định trong Quốc Triều Hình Luật, không chỉ trong quan hệvua - tôi mà còn trong các mối quan hệ gia đình, xã hội, trong các quan hệ về kinhtế bằng những chính sách về nông nghiệp, quân điền, an dân và chính sách ổn địnhsản xuất nông nghiệp.

4.2 Đối với lịch sử lập pháp Việt Nam

Quốc Triều Hình Luật được đánh giá là đỉnh cao của thành tựu lập pháp ViệtNam thời phong kiến, có ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn nhiều bộ luật

Trang 30

khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này “Quốc triều Hình luật khôngchỉ là bộ luật chính thức của Việt Nam dưới thời Lê Sơ, mà còn được các triều đạikhác sau này sử dụng cho đến hết thế kỷ XVIII Và cho đến khi Nguyễn Ánh lập ratriều Nguyễn năm 1802 Để củng cố chế độ phong kiến, bảo vệ quyền lực vươngtriều và ổn định xã hội sau một thời gian dài biến động, ngay khi lên ngôi, Gia Longđã lập tức cho biên soạn một bộ luật mới Và đến năm 1815, Bộ Hoàng Việt luật lệ(còn gọi là Bộ luật Gia Long) đã được ban hành Đây là bộ luật được xây dựng trêncơ sở khảo xét, tham chiếu Bộ luật Hồng Đức và bộ luật của nhà Mãn Thanh (TrungQuốc), tuy nhiên có nhiều phần đã được chỉnh sửa và lược bỏ cho phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam lúc bấy giờ.”22Dù đã trả qua hơn 5 thế kỷ, song giá trị lậppháp mà Quốc Triều Hình Luật để lại vẫn trường tồn mãi với nền lập pháp nướcnhà Trước hết là việc xây dựng pháp luật một cách hệ thống, bài bản bao trùm lênmọi mặt của đời sống xã hội Trong cách thức xây dựng các điều luật của QuốcTriều Hình Luật quy định rất rõ ràng về từng hành vi phạm tội và chế tài xử phạt.Đây là điều mà không phải bộ Luật phong kiến nào cũng làm được và nó là nềntảng cho việc xây dựng các bộ luật của triều đại sau này Thứ hai là tư tưởng thượngtôn pháp luật đã được hình thành rõ nét trong Quốc Triều Hình Luật Xây dựng hệthống pháp luật bình đẳng, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, dù là quan haydân nếu phạm tội đều bị xử phạt Trong bộ Luật Hồng Đức quy định rất cụ thể vềtrách nhiệm của quan lại trong việc thực hiện các sắc, chỉ, chiếu, dụ do vua ban, quyđịnh xử phạt nghiêm minh với các hành vi làm trái luật Ngay từ đầu việc tuyểnchọn hệ thống quan lại để xây dựng và bảo vệ pháp luật cũng được vua Lê ThánhTông chú trọng quan tâm, quan lại được tuyển chọn trên các tiêu chí cụ thể về họcthức, đạo đức và phẩm chất, đều là các bậc hiền tài của đất nước Và đặc biệt là tưtưởng lấy dân làm gốc, xây dựng nhà nước vì nhân dân, mọi chính sách đều là đểchăm lo cho đời sống của nhân dân Đây đều là những đặc điểm cơ bản, là nền đểxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Có thể nói tầm nhìn củaQuốc Triều Hình Luật đã “vươn xa” hơn vài thế kỷ để đến ngày hôm nay các giá trịlập pháp vẫn còn hiện hữu và trở thành di sản pháp luật quý giá đối với hiện tại vàcả tương lai của ngành lập pháp dân tộc.

22Thanh Thủy (2010), Các bộ luật cổ của Việt Nam: Giá trị với đương đại…, Trang thông tin tỉnh Uỷ Đồng

Nai.

Trang 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chính hoàn cảnh lịch sử chính trị - xã hội, kinh tế, giáo dục và hệ tư tưởng“sùng Nho trọng đạo” đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự hình thành củaQuốc Triều Hình Luật Tư tưởng cai trị đất nước, kiểm tra, giám sát, nâng cao tráchnhiệm của đất nước của quan lại cũng xuất phát từ việc trong suốt thời đại Lê Sơcủa các vị vua trước đó luôn xuất hiện tình trạng quan lại cậy quyền cậy thế lộngquyền trong triều đình, lấn át vua, và nhũng nhiễu dân lành Các quy định về ruộngđất, tô thuế xuất phát thực trạng thời vua Lê Thái Tổ ruộng đất sau chiến tranh cònbỏ trống, nhà vua đã có những quy định cụ thể và phân chia ruộng đất cho ngườidân và tư tưởng khuyến nông của các vị vua tiền triều cũng xuất phát từ đó mà nốitiếp đến đời vua Lê Thánh Tông Cuối cùng hệ tư tưởng và những quy định phápluật về ruộng đất trước đó của các vị vua đời trước đã được đúc kết thành các quyđịnh cụ thể trong Quốc Triều Hình Luật Nói về chính sách cai trị đất nước trongQuốc Triều Hình Luật đã cho thấy quan điểm xây dựng pháp luật là phương tiện đểquản lý đất nước, và quan lại nằm dưới quyền vua, quan lại vừa là người thực hiệnpháp luật vừa là người bảo vệ pháp luật, đồng thời giúp vua giám sát việc thực hiệnpháp luật của dân chúng, các cơ quan trong triều đình cũng giám sát việc thực hiệnpháp luật, thực hiện công việc công của nhau Như vậy tư tưởng lập pháp và cai trịđất nước thời Lê Sơ đều được luật hóa, thể hiện rõ trong Quốc Triều Hình Luật Cóthể khẳng định Quốc Triều Hình Luật là đỉnh cao của thành tựu lập pháp Việt Namtrong thế kỉ XV nói riêng và là dấu ấn nổi bật trong lịch sử lập pháp Việt Nam nóichung Bộ luật vừa cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của chế độ phong kiến trungương tập quyền thời Lê Sơ, vừa cho thấy sự kết hợp hài hòa giữa quyền lợi của giaicấp gắn liền với lợi ích của dân tộc, sự phát triển đời sống kinh tế của nhân dân.

Nghiên cứu tư tưởng lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật ta không khỏingạc nhiên khi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác từ quá trình xây dựng Bộ Luậtcho đến khi bộ Luật được ban hành Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu ngườinghiên cứu không khỏi ngạc nhiên với những tư tưởng lập pháp tiến bộ thời Lê Sơvà phạm vi điều chỉnh của bộ Luật bao trùm nhiều quy phạm pháp luật ở nhiều lĩnhvực xã hội khác nhau như hành chính, hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, Nhữngnguyên tắc và nội dung của bộ Luật được quy định một cách cụ thể, chi tiết, thể

Trang 32

hiện sự nghiên cứu chuyên sâu của các nhà làm luật với vấn đề mà Bộ luật điềuchỉnh Nghiên cứu Quốc Triều Hình Luật ta thấy các đặc trưng của nhà nước phápquyền như đã hiện hữu trong tư tưởng lập pháp thời kì này: Coi trọng việc xây dựngpháp luật và tổ chức thi hành pháp luật với tư tưởng pháp luật là công cụ quan trọngđể xây dựng và quản lý đất nước, Kết hợp Đức trị và Pháp trị, tập trung tổ chức việcthực hiện pháp luật và chú trọng xây dựng đội ngũ quan lại bảo vệ pháp luật, và đặcbiệt tư tưởng lấy dân làm gốc, quan tâm và chăm lo đến đời sống của nhân dân, dùthời kỳ đó vẫn bị ảnh hưởng bởi tư tưởng giai cấp hẹp hòi nhưng những người dânở tầng lớp dưới trong xã hội vẫn được bảo đảm cơ bản quyền dân chủ, tự do và sựtiến bộ trong tư tưởng lập pháp thể hiện rõ ràng nhất trong việc không có sự phâncấp về bảo vệ nhân phẩm, danh dự cũng như trách nhiệm của con người trước phápluật Chính tất cả các yếu tố và hệ tư tưởng chuẩn mực này đã ảnh hưởng lớn đến sựthành công của Lê Triều Hình Luật là yếu tố quan trọng để cai trị nhà nước và đưađất nước đến sự phồn thịnh suốt những năm trị vì sau đó của vua Lê Thánh Tông.Dù đất nước và thế giới hiện nay đã thay đổi rất nhiều sau hơn 5 thế kỷ ra đời củaBộ Luật Hồng Đức nhưng những nguyên lý coi trọng vai trò của pháp luật và tinhthần lập pháp xuất phát từ thực tiễn xã hội, kết hợp với các giá trị lịch sử, văn hóacủa dân tộc và học hỏi sự phát triển trong lập pháp của các nước văn minh vẫn luônlà quan điểm không bao giờ thay đổi và luôn có giá trị với sự nghiệp lập pháp vàxây dựng nhà nước pháp quyền của Việt Nam hiện nay.23

23Xem thêm: Trần Quang Thành (2015), Kỹ thuật lập pháp trong Quốc Triều Hình Luật, Luận văn thạc sĩ

Luật học ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật, Khoa Luật (ĐHQGHN), Hà Nội, tr37.

Trang 33

Chương II: NỘI DUNG VÀ GIÁ TRỊ KẾ THỪA CỦA QUỐC TRIỀU HÌNHLUẬT TRONG LĨNH VỰC LẬP PHÁP NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂYDỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VIỆT NAM

I Nội dung lập pháp của Quốc Triều Hình Luật

Quốc Triều Hình Luật bao gồm 13 chương với 722 điều, được ra đời vào thờiLê Sơ đã mang lại những ấn tượng sâu sắc với ngành lập pháp trong triều đại phongkiến Việt Nam nói riêng và đối với lịch sử lập pháp Việt Nam nói chung QuốcTriều Hình Luật được xây dựng với nội dung lập pháp vô cùng độc đáo và sáng tạo.Về mặt nội dung, Quốc Triều Hình Luật chứa đựng nhiều quy định nhân văn vượttrội so với ý thức hệ phong kiến đương thời.

Trước hết, Bộ Luật khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục của dântộc, như Vua Lê Thánh Tông đã từng nói rằng: “Các quan viên là những người gângốc của xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục Vậy phải lấy lễ, nghĩa, liêm, sĩmà dạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ nhượng, bỏ hết lòng gian phi,để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có đông đúc, mình cũng được tiếng làngười trưởng giả trong làng”.

Thứ hai, bộ luật xây dựng dựa trên tư tưởng lập pháp nhân đạo bênh vực và

bảo vệ phái yếu thế Tư tưởng nhân văn sâu sắc này được thể hiện qua những quyđịnh bảo vệ phụ nữ, người già, trẻ em, người tàn tật, góa phụ, Cụ thể qua một sốđiều luật như Điều 403 và Điều 404 Bộ luật Hồng Đức quy định xử rất nặng đối vớinhững trường hợp xâm phạm thân thể, tiết hạnh của người phụ nữ hay “gian dâmvới con gái nhỏ 12 tuổi trở xuống, dù nó thuận tình thì vẫn xử như tội hiếp dâm”.Hay các quy định xử phạt nặng với hành vi bạo lực gia đình như “chồng đánh vợ bịthương thì xử như tội đánh người bị thương nhưng nhẹ hơn 3 bậc Nếu đánh chết thìxử như tội đánh chết người nhưng nhẹ hơn 3 bậc, tiền đền mạng bớt 3 phần Cố ýgiết vợ thì giảm một bậc tội; nếu có tội bị chồng đánh, không may chết thì xử riêng.Đánh vợ bé bị thương, sứt gãy trở lên thì nhẹ tội hơn đánh vợ 2 bậc….”24

Thứ ba, nội dung của bộ luật còn phản ánh đời sống chính trị, kinh tế, xã hội nướcta thời Lê Sơ.

24Tham khảo: Vua Lê Thánh Tông điều hành đất nước và chống tham nhũng bằng “Quốc triều hình luật”,

http://cdfund.org.vn/en/tin-tuc/p49/c64/n197/Vua-Le-Thanh-Tong-dieu-hanh-dat-nuoc-va-chong-tham-nhung-bang-Quoc-trieu-hinh-luat.html, truy cập: 25-04-2022.

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:30

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w