1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

94 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 1,4 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (9)
    • 1.1. BỐI CẢNH THỰC TIỄN VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI (9)
    • 1.2. MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (12)
    • 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI (13)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (15)
    • 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (15)
      • 2.1.1. Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng (15)
      • 2.1.2. Hệ thống kiểm soát nội bộ (23)
      • 2.1.3. Khuôn mẫu về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng của Ủy ban Basel (29)
    • 2.2. CÁC LÝ THUYẾT NỀN GIẢI THÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG (30)
      • 2.2.1. Lý thuyết người đại diện (30)
      • 2.2.2. Lý thuyết thể chế (Instutional theory) (32)
      • 2.2.3. Lý thuyết lựa chọn sai (wrong choice theory) (33)
      • 2.2.4. Lý thuyết rủi ro đạo đức (moral hazard theory) (33)
      • 2.2.5. Lý thuyết quản lý kém (bad management theory) (34)
    • 2.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC (34)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới (34)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (48)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM NIÊM YẾT VIỆT NAM (48)
      • 3.1.1 Mô hình nghiên cứu (48)
      • 3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu (51)
      • 3.1.3. Thu thập dữ liệu (57)
    • 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (58)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (62)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (62)
    • 4.2. PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (65)
    • 4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG (67)
    • 4.4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG (75)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (80)
    • 5.1. KẾT LUẬN (80)
    • 5.2. MỘT SỐ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (81)
      • 5.2.1. Đối với các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam (81)
      • 5.2.2. Đối với các ngân hàng nhà nước (84)
    • 5.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU TIẾP (85)
  • KẾT LUẬN (87)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (88)

Nội dung

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

BỐI CẢNH THỰC TIỄN VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

Ngân hàng thương mại (NHTM) với vai trò là trung gian tài chính, là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn trong nền kinh tế nên hai hoạt động chính của NHTM là huy động vốn và cấp tín dụng Hoạt động cấp tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng nhất và mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng (NH) Tuy nhiên, hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng được cho là rủi ro lớn nhất, có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến hoạt động của NH

Sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, hoạt động của các NHTM Việt Nam rơi vào bất ổn, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, nợ xấu tăng cao Để khắc phục những tồn tại cũng nhƣ đảm bảo cho các NHTM có một nền tảng phát triển bền vững, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã chỉ đạo ngành ngân hàng thực hiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” (Ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ) và đề án “Cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” (Ban hành kèm theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/7/2017của Thủ tướng Chính phủ) Thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp đƣợc đƣa ra trong các đề án đã tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng (TDTD) nói chung và hoạt động tín dụng của các NHTM nói riêng, cụ thể: Lợi nhuận của các NHTM đƣợc cải thiện đáng kể;

Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tính bình quân cho các tổ chức tín dụng tăng từ 6,3% năm 2015 lên trên 10% năm 2018; Tỷ lệ nợ xấu nội bảng đã giảm mạnh từ 17,21% vào ngày 30/9/2012 xuống dưới 2% vào cuối năm 2018 Để đạt đƣợc những kết quả khả quan nhƣ trên, một trong những giải pháp quan trọng đƣợc đƣa ra trong các đề án này là các NHTM cần nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB), kiểm toán nội bộ (KTNB) để có khả năng tự kiểm soát một cách có hiệu quả các loại rủi ro trong hoạt động, trước hết là rủi ro tín dụng (RRTD) và rủi ro thanh toán Để đánh giá ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, từ đó có thể đƣa ra những hàm ý nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống kiểm soát nội bộ, góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, đề tài “Tác động của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam” cần thiết đƣợc thực hiện.

MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Mục tiêu nghiên cứu tổng quát: Nghiên cứu tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:

+ Đo lường mức độ tác động của từng yếu tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam

+ Đƣa ra hàm ý chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các NHTM niêm yết Việt Nam từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Mức độ tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam như thế nào?

- Cần có những gợi ý, khuyến nghị nào để hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các NHTM niêm yết Việt Nam?

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tƣợng nghiên cứu là tác động của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của NHTM

 Thời gian nghiên cứu: từ năm 2008 – 2018

 Phạm vi nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu bao gồm 16 NHTM cổ phần niêm yết có số liệu trên các báo cáo tài chính đƣợc công bố đầy đủ Dữ liệu thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, Tổ chức tiền tệ quốc tế.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng Các phương pháp ước lượng cụ thể được sử dụng: bình phương nhỏ nhất (Pool OLS hay POLS), tác động cố định (Fixed Effect hay FEM), tác động ngẫu nhiên (Random Effect hay REM) và hồi quy moment tổng quát hệ thống (System GMM) đƣợc đề tài sử dụng trên dữ liệu bảng và hồi quy từng bước để lựa chọn mô hình ước lượng hiệu quả nhất

Các bước nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Bước 2 : Tổng quan cơ sở lý thuyết, dựa trên cơ sở lý thuyết và khảo lƣợc các nghiên cứu trước nhóm tác giả xác định khe hổng nghiên cứu

Bước 3: Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Bước 4: Xây dựng phương pháp xử lý và mô hình nghiên cứu

Bước 5: Trình bày và thảo luận kết quả nghiên cứu

Bước 6: Kết luận và rút ra hàm ý

Quy trình nghiên cứu được tóm tắt theo hình 1.1 dưới đây:

Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Các kết quả nghiên cứu sẽ là tài liệu tham khảo về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro tín dụng của NHTM cho NHNN, NHTM, nhà nghiên cứu

Cơ quan quản lý nhà nước có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để hiểu mức độ chính sách ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong ngành ngân hàng từ đó xây dựng các chiến lƣợc can thiệp và phối hợp nhằm tạo điều kiện cho xử lý và hạn chế rủi ro tín dụng các ngân hàng thương mại Việt Nam

Những kết quả của nghiên cứu này cũng có thể là có giá trị đối với các NHTM vì qua đây có thể thấy đƣợc tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của ngân hàng Các nhà quản trị NHTM có thể xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp.

KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

Đề tài gồm có 5 chương:

Chương 1: Tổng quan về đề tài Chương này sẽ trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, qua đó xác định mục tiêu nghiên cứu tổng quát, mục tiêu nghiên cứu cụ thể và câu hỏi nghiên cứu; trình bày phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu; đóng góp thực tiễn của đề tài và cuối chương sẽ trình bày kết cấu khái quát của các chương

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Chương 2 của đề tài sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và khảo lược các nghiên cứu trước về tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng Qua đó, chương này sẽ thảo luận để xác định khoảng trống nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu; mô tả các bước của quy trình nghiên cứu; xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến và xây dựng thang đo đo lường biến phụ thuộc, các biến độc lập của mô hình

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4 trình bày các kết quả nghiên cứu và thảo luận về kết quả nghiên cứu nhằm giải quyết các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách Chương 5 trình bày kết luận vấn đề nghiên cứu, những kết quả đạt đƣợc của nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách trên cơ sở kết quả nghiên cứu Cuối chương sẽ trình bày những hạn chế của đề tài

Chương 1 đã trình bày khái quát những nội dung chính của đề tài nghiên cứu, bao gồm: Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu đề tài nghiên cứu Những nội dung này chính là cơ sở để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết, xác định các lý thuyết nền và khảo lược các nghiên cứu liên quan đến đề tài ở chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng

Theo nguồn gốc từ La tinh cổ xƣa thì tín dụng là "credese", có nghĩa là

"tín nhiệm" hoặc "tin tưởng" Qua nhiều thế kỷ, ý nghĩa của thuật ngữ này vẫn còn gần với bản gốc đó là “cho vay” hoặc "tín dụng", dựa trên niềm tin rằng người vay có thể được giao phó hoàn trả số tiền cùng với lãi suất, theo các điều khoản đã thoả thuận, niềm tin này nhất thiết phải đặt trên hai nguyên tắc cơ bản là có thời hạn vay, sẵn sàng trả các khoản tiền tạm ứng và có hoàn trả lại các quỹ (Golin và Delhaise, 2013)

Theo khoản 14 điều 4 Luật số: 47/2010/QH12, Luật Các Tổ Chức Tín Dụng định nghĩa thì cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác

Theo Nguyễn Minh Kiều (2012), tín dụng NH là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ NH cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định

Nhƣ vậy, có thể hiểu tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với chủ thể đi vay (các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó Ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, chủ thể đi vay có trách nhiệm phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho Ngân hàng khi đến hạn thanh toán

* Khái niệm rủi ro tín dụng

Trong tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội, rủi ro thường hàm chứa trong nó là khả năng xảy ra tổn thất Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, rủi ro có thể xuất hiện bất ngờ và gây tổn thất lớn tới lợi nhuận cũng nhƣ sự an toàn của ngân hàng

Rủi ro tín dụng là một trong những loại rủi ro lâu đời nhất, lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây hậu quả nặng nề đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng vì các khoản tín dụng thường chiếm quá nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra từ 70% đến 90% thu nhập cho ngân hàng Rủi ro tín dụng cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa khó khăn nhất, đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu để ngăn ngừa, hạn chế và giảm thiểu tối đa những thiệt hại có thể xảy ra

Rủi ro tín dụng đƣợc rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu và đƣa ra những khái niệm khác nhau, tiêu biểu nhƣ:

Theo Koch, (1995) “Rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn của thu nhập thuần và giá trị của vốn tín dụng xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn”

Theo Joel (2017) thì “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán đƣợc nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong hoạt động tín dụng của NH”

Rủi ro tín dụng là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hoặc không hoàn trả gốc so với thời gian ấn định trong hợp đồng tín dụng (Hồ Diệu, 2002)

Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán gốc và lãi không đúng kì hạn

Theo Joel Bessis (2015), rủi ro tín dụng là những tổn thất do khách hàng vay không trả đƣợc nợ hoặc sự giảm sút chất lƣợng tín dụng của khoản vay

Theo ủy ban giám sát Basel, rủi ro tín dụng là khả năng người đi vay hoặc đối tác của NH thất bại trong việc thực hiện các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận Rủi ro tín dụng còn gọi là rủi ro vỡ nợ, phát sinh từ việc không chắc chắn liên quan đến việc không hoàn trả các khoản nợ từ phía khách hàng cho ngân hàng

Những khái niệm trên đều chứa đựng cách hiểu chung nhất về rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi khách hàng không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ theo hợp đồng tín dụng đã kí giữa ngân hàng và khách hàng

Tại Việt Nam, thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng Thông tƣ này cho rằng “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”

2.1.1.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng

Về cơ bản, tín dụng luôn hàm chứa trong nó sự bất cân xứng về thông tin, đây là hiện tượng phổ biến xảy ra trước và sau khi khoản vay được giải ngân Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng, tuy nhiên, có thể khái quát rủi ro tín dụng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau đây:

* Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau từ phía khách hàng, từ đó gây ra tổn thất trong hoạt động tín dụng ngân hàng nhƣ:

CÁC LÝ THUYẾT NỀN GIẢI THÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG

2.2.1 Lý thuyết người đại diện

Tác giả Jensen và Meckling (1976) trong tác phẩm “Lý thuyết về công ty:

Hành vi nhà quản trị, chi phí người đại diện và cấu trúc sở hữu” đã giới thiệu các quan điểm về lý thuyết người đại diện (Agency theory) Lý thuyết này đã được nghiên cứu từ trước và có cơ sở từ tâm lý học đó là: con người vốn có khuynh hướng cá nhân (individualistic), cơ hội (opportunistic), và tư lợi (self- interest); tuy nhiên vấn đề ở đây là làm sao để các cá nhân dung hòa lợi ích để cùng có lợi và phát triển Nghiên cứu này của Jensen và Meckling cho rằng chủ sở hữu (hội đồng quản trị) (shareholders) và người đại diện (agent) hay nhà quản lý (ban giám đốc) (managers) luôn có sự đối nghịch về lợi ích Người sở hữu vốn quan tâm đến giá trị công ty, giá cổ phiếu (cũng là lợi ích của chính họ) Trong khi đó, ban giám đốc về cơ bản không quan tâm nhiều đến lợi ích cổ đông mà thường chỉ quan tâm đến lợi ích của mình là chính (lương, thưởng, phụ cấp, nguồn thu khác dựa trên vị trí công tác của mình) Điều này làm phát sinh một loạt chi phí “Agency Cost” (tạm dịch là chi phí người đại diện, hay còn gọi là chi phí Giám đốc Trên cơ sở đó, các nhà kinh tế tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ người đại diện, cũng như về các loại chi phí Giám đốc Theo lý thuyết người đại diện, chi phí Giám đốc chỉ bằng không khi chủ sở hữu vốn cũng chính là Giám đốc công ty Những loại hình công ty cổ phần là rất phổ biến trong nền kinh tế thị trường và các Giám đốc thường được thuê từ bên ngoài, nên các chi phí này là không thể tránh khỏi khi Giám đốc và cổ đông luôn không đồng nhất về lợi ích

Cùng với nghiên cứu của Jensen và Meckling (1976), một nghiên cứu khác về chi phí đại diện sau đó đã đƣợc thực hiện bởi Fama và Jensen (1983) Nghiên cứu này đƣa ra kết luận rằng trong một công ty luôn có sự tách biệt giữa quyền sở hữu và kiểm soát Nói cách khác, người sở hữu thực sự của công ty không tham gia vào việc quản lý công ty và chi phí đại diện sẽ xuất hiện vì tình trạng bất cân xứng thông tin giữa nhà quản lý và các cổ đông Nhà quản lý có nhiều thông tin về tình hình công ty và họ sẽ dùng quyền quản lý để trục lợi cho bản thân

Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu thực nghiệm khác tìm hiểu về ảnh hưởng của mức độ sở hữu của các nhà đầu tư tổ chức đến chi phí đại diện Chẳng hạn, các nghiên cứu của Brickley, Lease và Smith (1988) cho rằng do đặc tính riêng có so với các cổ đông là cá nhân, các nhà đầu tƣ tổ chức hoàn toàn có đủ khả năng và động lực để đóng vai trò nhƣ những kiểm soát viên trong công ty, do đó có thể làm giảm chi phí đại diện

Lý thuyết người đại diện vận dụng cho nghiên cứu này cho thấy nền tảng cho tác động của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng Cụ thể là, ban giám đốc khi tham gia điều hành các NHTM quan tâm đến lợi ích cá nhân, ban giám đốc có nhiều thông tin và quyền lực trong hoạt động tín dụng nên có thể quyết định cho vay chỉ định mà không quan tâm đến khâu thẩm định tín dụng và có thể dẫn đến rủi ro tín dụng Trong khi hội đồng quản trị quan tâm đến hiệu quả hoạt động tín dụng, đến lợi nhuận mà NHTM có thể thu đƣợc và lại có ít thông tin hơn ban giám đốc Vì vậy, hội đồng quản trị NHTM cần xây dựng và yêu cầu vận hành hệ thống KSNB hữu hiệu, hiệu quả và tuân thủ để giảm thiểu các rủi ro của hoạt động tín dụng

2.2.2 Lý thuyết thể chế (Instutional theory)

Lý thuyết thể chế đƣợc nghiên cứu từ những năm 1970 Lý thuyết thể chế nhấn mạnh đến việc xây dựng một hệ thống quy định, quy trình hoạt động kinh doanh đến các thành viên trong tổ chức để đơn vị có thể hoạt động đúng đắn mang lại hiệu quả kinh doanh nhƣ k vọng (Akwaa-Sekyi và Gené, 2017)

Hoạt động kinh doanh của NHTM gắn liền với việc cung ứng những sản phẩm mang tính dịch vụ, gắn liền giữa huy động vốn với phân phối và sử dụng vốn, tƣ vấn tài chính Hoạt động kinh doanh của NHTM mang tính hệ thống, có nhiều rủi ro tiềm ẩn và chịu ảnh hưởng dây chuyền lẫn nhau Chẳng hạn, quỹ đạo của sự thất bại của NHTM liên quan đến hoạt động tín dụng thường là rủi ro tín dụng dẫn đến rủi ro thanh khoản; rủi ro thanh khoản dẫn đến mất khả năng thanh toán, phá sản Chính vì vậy, HĐQT và các nhà quản trị cấp cao phải chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp, xác định mục tiêu (bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động) của đơn vị Trong đó, việc xác định mục tiêu là tiền đề cho việc định hướng hoạt động của ngân hàng đem lại kết quả tốt nhất, đồng thời hạn chế đƣợc rủi ro

Lý thuyết thể chế vận dụng cho nghiên cứu này để củng cố cho việc các NHTM cần xây dựng một hệ thống KSNB với những quy định, tiêu chuẩn để người quản lý (ban giám đốc) và các nhân viên hành xử vì mục tiêu của NH và hạn chế tối thiểu rủi ro tín dụng Cụ thể, HĐQT của NH sẽ thiết lập khẩu vị rủi ro tổng thể của NH Trên cơ sở đó, rủi ro có thể chấp nhận đƣợc của từng hoạt động, cụ thể là hoạt động tín dụng sẽ đƣợc thiết lập Nếu NH có khẩu vị rủi ro cao thì ngân hàng sẽ thiết lập chính sách tín dụng dễ dãi hơn, điều này dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có khả năng tăng cao và ngƣợc lại Ngoài ra, ban giám đốc ngân hàng thường có tham vọng tạo ra các tài sản rất rủi ro (các cơ sở tín dụng) với danh nghĩa k vọng lợi nhuận cao hơn và điều này cũng sẽ làm cho rủi ro tín dụng tăng cao Nhƣ vậy, để hạn chế rủi ro tín dụng, điều cần thiết nhất đối với các NHTM là hội đồng quản trị phải xây dựng những quy định, tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu tuân thủ để giảm thiểu các rủi ro của hoạt động tín dụng

2.2.3 Lý thuyết lựa chọn sai (wrong choice theory)

Lý thuyết lựa chọn sai (Pagano và Jappelli, 1994) cho thấy việc chia sẻ thông tin làm giảm sự lựa chọn bất lợi bằng cách cải thiện thông tin về những người nộp đơn xin vay; hay Richard (2011) cho rằng bên sở hữu nhiều thông tin hơn về một mặt hàng cụ thể sẽ được giao dịch (trong trường hợp này là người vay) có thể đàm phán các điều khoản tối ƣu cho giao dịch so với bên kia (trong trường hợp này là người cho vay), bên nào biết ít hơn về cùng một mặt hàng cụ thể đƣợc giao dịch có thể đƣa ra quyết định đúng hay sai liên quan đến giao dịch cùng với sự lựa chọn trái phép và các nguy cơ đạo đức đã dẫn đến sự tích lũy đáng kể rủi ro tín dụng trong các ngân hàng (Bofondi và Gobbi, 2003) Lý thuyết lựa chọn sai vận dụng cho nghiên cứu này để giải thích cho việc NHTM cần phải thiết lập hệ thống KSNB sao cho thông tin về khách hàng vay vốn dễ tiếp cận, đầy đủ, chính xác, kịp thời, từ đó giúp hạn chế rủi ro tín dụng

2.2.4 Lý thuyết rủi ro đạo đức (moral hazard theory)

Lý thuyết rủi ro đạo đức đƣợc đề xuất bởi Keeton và Morris (1987), cho rằng các NHTM có mức vốn tương đối thấp khuyến khích rủi ro đạo đức thể hiện qua gia tăng mức độ rủi ro của danh mục cho vay Saurina và cộng sự

(2007) cho rằng mức độ cạnh tranh thị trường cao sẽ khiến lợi nhuận của các NHTM giảm; do đó họ sẵn sàng chấp nhận mức rủi ro cao hơn nhằm tìm kiếm lợi nhuận cũng nhƣ sẵn lòng cho vay các khách hàng có mức độ tín nhiệm thấp hơn, dẫn đến gia tăng rủi ro tín dụng Lý thuyết rủi ro đạo đức vận dụng trong nghiên cứu này để giải thích cho việc ngân hàng cần thiết lập hệ thống KSNB với quy trình chặt chẽ, hoạt động kiểm soát và giám sát đƣợc thiết kế hợp lý để giảm thiểu những rủi ro liên quan đến đạo đức mà cụ thể là rủi ro tín dụng

2.2.5 Lý thuyết quản lý kém (bad management theory)

Theo lý thuyết quản lý kém của Berger và DeYoung (1997), các ngân hàng hoạt động hiệu quả sẽ có khả năng quản lý rủi ro tín dụng tốt hơn các ngân hàng yếu, khả năng quản lý đó đƣợc xem là một phần năng lực cốt lõi của ngân hàng; ngƣợc lại sự yếu kém trong hiệu quả của việc giám sát và kiểm soát sẽ khiến rủi ro tín dụng sẽ tăng lên Lý thuyết quản lý kém vận dụng trong nghiên cứu này nhằm củng cố cho việc các NHTM cần thiết lập hệ thống KSNB với hoạt động kiểm soát và giám sát chặt chẽ để hoạt động của ngân hàng tuân thủ đúng các cơ chế, chính sách, quy trình đã đƣợc xây dựng, đó là điều kiện cần thiết để hoạt động của ngân hàng đạt hiệu quả và rủi ro tín dụng đƣợc hạn chế đến mức thấp nhất.

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Olatunji (2009) đã nghiên cứu tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến lĩnh vực ngân hàng ở Nigeria Mục tiêu của bài viết là đánh giá liệu hệ thống kiểm soát nội bộ có thể giúp các NHTM phát hiện gian lận, sai sót trong rủi ro hoạt động hay không Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 50 chi nhánh của NH Wema ở phía Tây Nam của Nigeria Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và suy luận từ bảng câu hỏi Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thiếu hệ thống kiểm soát nội bộ tốt, là nguyên nhân chính gây ra gian lận trong ngân hàng và các ngân hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả có thể ngăn chặn và chống lại mối đe dọa gian lận

Guy và Lowe (2011), nghiên cứu về rủi ro tín dụng và sự bền vững của ngân hàng thương mại tại Barbados trong giai đoạn 1996 - 2010, kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất có ảnh hưởng ngược chiều đến rủi ro tín dụng

Louzis và cộng sự (2012) nghiên cứu rủi ro tín dụng thể hiện qua nợ xấu của hệ thống ngân hàng Hy Lạp với các khoản vay (cho vay tiêu dùng, cho vay kinh doanh, và thế chấp) trong giai đoạn 2003 - 2009, tác giả nhận thấy rằng các khoản nợ xấu đƣợc giải thích bởi một số yếu tố vi mô thuộc về ngân hàng cụ thể nhƣ khả năng sinh lời thể hiện qua suất sinh lời trên tài sản và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tác động nghịch chiều đến nợ xấu; hay một NHTM có hiệu quả quản lý suy giảm sẽ tác động gia tăng nợ xấu

Curak và cộng sự (2013) nghiên cứu các yếu tố có thể quyết định rủi ro tín dụng thể hiện nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Đông Nam Châu Âu với mẫu nghiên cứu là 69 ngân hàng tại 10 quốc gia trong giai đoạn 2003 - 2010 Nhóm tác giả tìm thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa quy mô ngân hàng và nợ xấu, các ngân hàng lớn có thể giải quyết tốt vấn đề thông tin bất cân xứng Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng khẳng định nhân viên ngân hàng có kinh nghiệm và trình độ cao và thông tin có chất lƣợng tốt, các ngân hàng lớn sẽ hiệu quả hơn trong phân tích tín dụng và giám sát các khoản cho vay tới khách hàng, qua đó giảm rủi ro tín dụng

Jin và cộng sự (2013) nghiên cứu mẫu gồm 216 ngân hàng có áp dụng tiêu chuẩn KSNB theo quy định của FDICIA và so sánh hành vi chấp nhận rủi ro được đo lường bằng 3 biến: biến động của lãi ròng; biến động của thu nhập và hệ số Z-score so với mẫu kiểm soát 922 ngân hàng không áp dụng trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006 Các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu sử dụng ước lượng bình phương nhỏ nhất và bình phương nhỏ nhất có trọng số và đã kết luận rằng việc tuân thủ các tiêu chuẩn KSNB theo quy định của FDICIA giúp cho các NH giảm thiểu rủi ro, ít thất bại hay khó khăn tài chính trong khủng hoảng kinh tế từ năm 2007 – 2010 Trong giai đoạn trước khủng hoảng, các NH tuân thủ tiêu chuẩn KSNB thì báo cáo tài chính hiệu quả và kịp thời hơn, giúp nhận diện nhanh rủi ro và điều chỉnh kế hoạch tài chính kịp thời

Ameur (2016) nghiên cứu các yếu tố có thể giải thích cho rủi ro tín dụng trong cho vay của trường hợp 10 NHTM tại Tunisia trong giai đoạn 2000 - 2013 Phương pháp ước lượng theo GMM chỉ ra rằng rủi ro tín dụng tại các NHTM được giải thích ngược chiều bởi yếu tố lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Cho và Chung (2016) đã đánh giá ảnh hưởng của những yếu kém trong hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM đến rủi ro tín dụng Các tác giả sử dụng 8.167 quan sát của NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2002 – 2013 trong mô hình gồm các biến độc lập đƣợc sử dụng là sự yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng dƣ nợ cho vay, tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản, quy mô tài sản; biến phụ thuộc được đo lường bằng tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ Phương pháp nghiên cứu định lượng thực hiện ước lượng bình phương tối thiểu hai giai đoạn bằng mô hình probit đƣợc sử dụng trong hai giai đoạn Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kiểm soát nội bộ là một yếu tố quan trọng để ƣớc tính tổn thất cho vay Sự yếu kém của hệ thống KSNB làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng

Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nghiên cứu về tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các NHTM Tây Ban Nha Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ thông tin đƣợc công bố của 80 NH niêm yết tại Tây Ban Nha trong giai đoạn từ năm 2004 – 2013 Phương pháp nghiên cứu mà các tác giả sử dụng là phương pháp định lượng sử dụng các ước lượng như: mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Akwaa-Sekyi và Gené (2016) nhận định rằng KSNB bao gồm 5 thành phần là: môi trường kiểm soát (MTKS), đánh giá rủi ro (ĐGRR), hoạt động kiểm soát (HĐKS), thông tin và truyền thông (TTTT) và hoạt động giám sát (HĐGS) và tác giả đã xây dựng các biến đại diện cho 5 thành phần của hệ thống KSNB Từ đó, tác giả nghiên cứu sự tác động của 5 thành phần này đến rủi ro tín dụng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính hữu hiệu của KSNB tại NH ở Tây Ban Nha không cao, một trong những nguyên nhân vì HĐQT của NH chƣa hoạt động hiệu quả, khiến cho các ngân hàng niêm yết ở Tây Ban Nha rơi vào tình trạng vỡ nợ nghiêm trọng KSNB tác động có ý nghĩa thống kê đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS Có tồn tại vấn đề đại diện tại các NH này

Tiếp đến, Akwaa-Sekyi và Gené (2017) tiến hành mở rộng nghiên cứu tại

23 nước thuộc liên minh Châu Âu trong giai đoạn từ năm 2008-2014 Kết quả nghiên cứu cho thấy, các NH ở Châu Âu đã thiết lập KSNB đạt hữu hiệu vì mục tiêu hoạt động và tuân thủ đều đạt đƣợc Tuy nhiên, rủi ro tín dụng tại các NH này vẫn cao mặc dù các biện pháp đang đƣợc thực hiện bởi NH Trung ƣơng châu Âu KSNB tác động tích cực đến rủi ro tín dụng KSNB tác động có ý nghĩa thông kê đến rủi ro tín dụng, đặc biệt là qua các thành phần cấu thành KSNB là MTKS, ĐGRR, HĐKS và HĐGS Ngoài ra, các tác giả còn chứng minh vấn đề đại diện có tác động đáng kể đến rủi ro tín dụng chứng tỏ vấn đề đại diện vẫn còn tồn tại ở các NH này Hơn nữa, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra tính hữu hiệu, hiệu quả và tuân thủ (các mục tiêu của hệ thống KSNB) có tác động làm giảm rủi ro tín dụng

Salas và Saurina (2002) đã kết hợp các biến kinh tế vĩ mô và vi mô để nghiên cứu sự tác động đến rủi ro tín dụng thể hiện nợ xấu của các ngân hàng Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985 - 1997; kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng có quy mô lớn hơn sẽ có nợ xấu ít hơn, tăng trưởng tín dụng nhiều sẽ dẫn tới nợ xấu nhiều hơn

Rajan và Dhal (2003) phân tích rủi ro tín dụng của NHTM ở Ấn Độ với kết quả nghiên cứu quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng; trong khi đó Khemraj và Pasha (2009) nghiên cứu các yếu tố quyết định đến rủi ro tín dụng thể hiện qua nợ xấu của các NHTM Guyana trong giai đoạn 1994 - 2004, kết quả cho thấy quy mô ngân hàng có ý nghĩa thống kê và tác động cùng chiều đến nợ xấu

Fofack (2005) nghiên cứu rủi ro tín dụng thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại vùng tiểu bang Châu Phi Sahara trong năm 1990; kết quả cho thấy tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều lên nợ xấu, một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài làm tăng tỷ lệ nợ xấu; hay những thay đổi lãi suất và tỷ lệ lạm phát cũng sẽ làm tỷ lệ nợ xấu thay đổi cùng chiều

Messai và Jouini (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của 85 ngân hàng ở ba quốc gia (Ý, Hy Lạp và Tây Ban Nha) trong giai đoạn

2004 - 2008 Các quốc gia này đã phải đối mặt với các vấn đề khó khăn tài chính sau cuộc khủng hoảng nợ dưới chuẩn năm 2008 Các biến được sử dụng là các biến kinh tế vĩ mô bao gồm tốc độ tăng GDP, tỷ lệ thất nghiệp và lãi suất và các biến đặc thù của ngân hàng nhƣ tỷ suất sinh lợi của tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng Dựa trên dữ liệu bảng, các tác giả đã nhận thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng - GDP, khả năng sinh lời của tài sản ngân hàng và cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp, dự phòng rủi ro tín dụng và lãi suất thực tế

Abid và cộng sự (2014) đã áp dụng các phương pháp dữ liệu bảng để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của các ngân hàng Tunisia Các tác giả đã cho thấy rằng các biến số kinh tế vĩ mô, chính xác là tỷ lệ tăng trưởng GDP thực, tỷ lệ lạm phát và lãi suất cho vay thực có ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu

PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CÁC NHTM NIÊM YẾT VIỆT NAM

Mô hình đo lường tác động của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết Việt Nam đƣợc xây dựng dựa theo nghiên cứu của Akwaa- Sekyi và Gené (2016, 2017) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) để thiết lập biến phụ thuộc để đo lường rủi ro tín dụng là tỷ lệ nợ xấu – NPL (Non Performing Loan), các biến độc lập để đo lường các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB là: môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát So với nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) tại Việt Nam, nghiên cứu bổ sung thêm biến trễ rủi ro tín dụng (Đỗ

Qu nh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015)), nhóm biến mục tiêu của hệ thống KSNB theo Akwaa-Sekyi và Gené (2017) Các biến kiểm soát đƣợc thêm vào mô hình thể hiện đặc điểm riêng của NHTM nhƣ: quy mô NHTM, đặc điểm riêng của Việt Nam như: Tăng trưởng kinh tế, lạm phát

Mô hình đƣợc thể hiện nhƣ sau:

NPL i,t = f (α,NPL t-1 , BS it , RA it , CL it , TIME it , AQ it , OP it , ME it , CC it , SIZE it , GDP t , INF t , u it )

Bảng 3.1: Giới thiệu các biến được sử dụng trong mô hình và cách đo lường

Tên biến Cách đo lường Ký hiệu Nghiên cứu trước

Rủi ro tín dụng Tỷ lệ nợ xấu = Dƣ nợ từ nhóm 3,

Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017)

Biến trễ rủi ro tín dụng Lag (tỷ lệ nợ xấu năm trước) NPL i,t-1 Đỗ Qu nh Anh và Nguyễn Đức Hùng

(2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015)

Môi trường kiểm soát Số lượng thành viên của hội đồng quản trị

Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) Đánh giá rủi ro Tỷ lệ tài sản có rủi ro = Tổng tài sản có rủi ro/ Tổng tài sản

Hoạt động kiểm soát Tỷ lệ giới hạn tín dụng = Dƣ nợ tín dụng / Tổng tài sản

Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017)

Thông tin và truyền thông Tính kịp thời của thông tin = Số ngày kể từ cuối năm đến ngày ký báo cáo kiểm toán

Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017)

Giám sát Chất lƣợng kiểm toán (1: công ty kiểm toán Big Four, 0: công ty kiểm toán khác)

Akwaa-Sekyi và Gené (2016) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017)

Hiệu quả hoạt động = Lợi nhuận sau thuế/Tài sản có rủi ro bình quân

Hiệu quả quản lý = Tổng chi phí/Tổng thu nhập ME it

Tuân thủ = Dƣ nợ tín dụng /Tiền gửi khách hàng và TCTD

Biến kiểm soát Đặc điểm riêng của

Quy mô ngân hàng = Ln(Total asset)

SIZE it Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và

Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) Đặc điểm riêng của quốc gia

Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế GDP t Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và

Tỷ lệ lạm phát INF t Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017) và

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Việc đặt các giả thuyết nghiên cứu nhằm cung cấp cái nhìn sơ bộ và kết luận giả định về tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc

3.1.2.1 Biến trễ rủi ro tín dụng (NPL i,t-1 )

* Biến trễ rủi ro tín ro tín dụng (NPL i,t-1 ): được đo lường bằng tỷ lệ nợ xấu của năm trước, dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên của các NHTM

Các nghiên cứu thực nghiệm đƣợc lƣợc khảo tại mục 2.3 đều chỉ ra rằng rủi ro tín dụng năm hiện tại chịu ảnh hưởng của rủi ro tín dụng trong quá khứ với độ trễ là một năm và đây là ảnh hưởng cùng chiều, vì vậy đề tài cũng đưa ra k vọng rủi ro tín dụng năm trước có có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng năm nay trong cho vay của các NHTM Việt Nam, tương tự nghiên cứu thực nghiệm của Đỗ Qu nh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015)

Giả thuyết H1: Biến trễ rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng

3.1.2.2 Các biến thuộc về cấu thành của hệ thống KSNB

* Biến Môi trường kiểm soát (BS)

Hội đồng quản trị là nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường kiểm soát (BS) Phong cách điều hành của hội đồng quản trị sẽ quyết định giá trị đạo đức, cơ cấu tổ chức, quy trình báo cáo, chính sách nhân sự, khẩu vị rủi ro của NHTM Môi trường kiểm soát chi phối ý thức nhân viên trong tổ chức phải tuân theo quy định, làm việc với hiệu quả tốt nhất, có đạo đức trong quá trình tác nghiệp và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật (Coca-Cola Amatil, 2011) NHTM có số lƣợng thành viên hội đồng quản trị có trình độ, kinh nghiệm cao là điều kiện để giảm thiểu sự kiêm nhiệm trong công việc cũng nhƣ gia tăng tính độc lập trong điều hành và gia tăng sự kiểm soát, giám sát với Ban giám đốc, từ đó làm giảm rủi ro tín dụng Đề tài đo lường môi trường kiểm soát bằng số lượng thành viên hội đồng quản trị có trình độ, kinh nghiệm, dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo thường niên của NHTM và có k vọng tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H2: Môi trường kiểm soát có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng

* Biến Đánh giá rủi ro (RA) Đánh giá rủi ro (RA) trong NHTM bao gồm các bước như: xác định khẩu vị rủi ro của ngân hàng, xác định mục tiêu hoạt động, sau đó NHTM thực hiện nhận diện và đo lường rủi ro cho từng hoạt động Tùy vào kết quả đánh giá rủi ro mà các NHTM quyết định danh mục tài sản có rủi ro Cho và Chung (2016) và Akwaa-Sekyi và Gené (2017) nhận định đánh giá rủi ro tốt giúp làm giảm rủi ro tín dụng của NHTM Đề tài đo lường việc đánh giá rủi ro bằng tỷ lệ giữa tài sản có rủi ro với tổng tài sản, dữ liệu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của NHTM và cũng k vọng đánh giá rủi ro có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H3: Đánh giá rủi ro của NHTM có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng

* Biến Hoạt động kiểm soát (CL)

NHTM cần có chính sách tín dụng cụ thể Đây là công cụ định hướng xây dựng các thủ tục kiểm soát hoạt động tín dụng, thủ tục phê duyệt tín dụng, phân chia nhiệm vụ và kiểm soát vật chất Đề tài đo lường hoạt động kiểm soát (CL) bằng tỷ lệ giới hạn tín dụng, dữ liệu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của NHTM.Việc NHTM thường xuyên kiểm soát hoạt động tín dụng sẽ giúp tỷ lệ giới hạn tín dụng nằm trong mức cho phép, từ đó làm giảm rủi ro tín dụng Do đó, đề tài k vọng hoạt động kiểm soát có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H4: Hoạt động kiểm soát có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng

* Biến Thông tin và truyền thông (TIME)

Thông tin và truyền thông (TIME) cần thực hiện tốt cả nội bộ và bên ngoài Thông tin truyền thông không tốt là nguyên nhân gây ra các quyết định thiếu đúng đắn, nhất là rủi ro về lựa chọn sai, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng Đề tài đo lường thông tin và truyền thông bằng tính kịp thời của việc công bố báo cáo tài chính, dữ liệu được lấy từ báo cáo thường niên của NHTM và k vọng thông tin và truyền thông tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017)

Giả thuyết H5: Thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng

Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là để đảm bảo tính trung thực và hợp lý của thông tin Trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, các công ty kiểm toán sẽ thực hiện đánh giá hệ thống KSNB của ngân hàng Những công ty kiểm toán có kinh nghiệm sẽ có những đánh giá về hệ thống KSNB của NHTM đầy đủ và chính xác hơn hay nói cách khác là chất lƣợng kiểm toán sẽ tốt hơn (AQ) Vì vậy, đề tài k vọng khi NHTM đƣợc kiểm toán báo cáo tài chính bằng các công ty trong 04 công ty (KPMG, PWC, Earnst and Young và Deloitte) thì chất lƣợng kiểm toán tốt hơn và làm giảm rủi ro tín dụng Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017) Dữ liệu về công ty kiểm toán được lấy tư báo cáo thường niên của NHTM

Giả thuyết H6: Hoạt động giám sát có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng

3.1.2.3 Các biến thể hiện mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ

Hệ thống KSNB có mục tiêu là hiệu quả hoạt động, hiệu quả quản lý và tuân thủ (Akwaa-Sekyi và Gené, 2017)

* Biến Hiệu quả hoạt động (OP) Đề tài đo lường hiệu quả hoạt động (OP) bằng chỉ tiêu tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản có rủi ro, dữ liệu đƣợc lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại Papa (2015) nhận định tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản có rủi ro thể hiện phản ứng, sự thay đổi của NH trong chu k kinh tế Khi hoạt động của ngân hàng thuận lợi, hiệu quả hoạt động tốt, ngân hàng có xu hướng mạo hiểm và đầu tư cho những hoạt động có rủi ro hơn, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng Papa (2015) đã chứng minh tỷ lệ này giảm do các NH ở Châu Âu chuyển đổi việc áp dụng từ Basel I sang Basel II trong giai đoạn từ năm 2005 – 2012 Đề tài k vọng hiệu quả hoạt động tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H7: Hiệu quả hoạt động có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng

* Biến hiệu quả quản lý (ME)

Hiệu quả quản lý (ME) được đo lường thông qua tỷ lệ giữa chi phí và thu nhập, dữ liệu được lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại Hiệu quả quản lý của một ngân hàng đƣợc đánh giá tốt khi thực hiện quản lý các hoạt động kinh doanh tốt, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đồng vốn kinh doanh,

… và ngƣợc lại, nếu hiệu quả quản lý không tốt đồng nghĩa với việc quản lý các hoạt động còn nhiều hạn chế và đây là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng Do đó, đề tài k vọng hiệu quả quản lý tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Louzis et al (2012), Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H8: Hiệu quả quản lý có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng

Mục tiêu tuân thủ (CC) của hệ thống KSNB đo lường bằng tỷ lệ giữa dư nợ tín dụng với số dƣ tiền gửi khách hàng và các TCTD, dữ liệu đƣợc lấy từ bảng cân đối kế toán của NHTM Hoạt động của NHTM phải tuân thủ những luật lệ, quy định của các cấp có thẩm quyền để làm giảm rủi ro tín dụng Tuy nhiên, với mong muốn đạt lợi nhuận cao hơn, các NH có thể vi phạm những quy định an toàn cần thiết, từ đó làm gia tăng rủi ro tín dụng Vì vậy, đề tài k vọng biến tuân thủ có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng nhƣ nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

Giả thuyết H9: Tuân thủ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng 3.1.2.4 Đặc điểm riêng của ngân hàng

* Biến quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô của ngân hàng (SIZE) được đo lường bởi logarit của tổng tài sản bình quân, dữ liệu tổng tài sản bình quân đƣợc tính từ số liệu của bảng cân đối kế toán

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu sử dụng hồi quy đa nhân tố để phân tích tác động của các nhân tố thuộc hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết Việt Nam giai đoạn từ 2008 – 2018 trên phần mềm Stata Đề tài sử dụng dữ liệu của

16 NHTM niêm yết Việt Nam hình thành bộ dữ liệu bảng cân bằng Cấu trúc dữ liệu bảng đƣợc kết hợp từ 2 thành phần: thành phần dữ liệu chéo (cross – section) và thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time - series) Khi kết hợp 2 dữ liệu giúp nghiên cứu những thay đổi của rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết Việt Nam

Việc kết hợp 2 loại dữ liệu có nhiều lợi thế và thuận lợi trong phân tích, đặc biệt khi muốn quan sát, phân tích sự biến động của các nhóm đối tƣợng nghiên cứu sau các biến cố hay theo thời gian cũng nhƣ phân tích sự khác biệt giữa các giữa các nhóm đối tƣợng nghiên cứu Về mặt kinh tế lƣợng, hồi quy dữ liệu bảng sẽ gặp một số vấn đề như đa cộng tuyến (MultiColinear), tự tương quan (Autocorrelation), phương sai thay đổi (Heteroskedasticity) Nghiên cứu sẽ sử dụng kiểm định để lựa chọn mô hình dự báo phù hợp giữa các mô hình POLS, FEM, REM Tuy nhiên các phương pháp trên cho kết quả nhưng vẫn còn tồn tại hiện tượng tự tương quan giữa các sai số và hiện tượng nội sinh nên đề tài sử dụng phương pháp ước lượng GMM để loại bỏ và cho kết quả phù hợp nhất Đầu tiên, tác giả sử dụng mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất (POLS) để kiểm định tác động của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng Tuy nhiên, phương pháp POLS có một số giả thiết cần đáp ứng, khi các giả thiết bị vi phạm như: phương sai thay đổi, tự tương quan, đa cộng tuyến thì kết quả ƣớc lƣợng POLS trở nên không hiệu quả, bị chệch và không vững hoặc không tồn tại Ngoài ra phương pháp POLS yêu cầu cố định về thời gian và đối tượng nên kết quả hồi quy không thể hiện đƣợc những đặc điểm khác biệt giữa các doanh nghiệp trong mẫu dữ liệu Để khắc phục nhược điểm của phương pháp POLS, trước tiên, tác giả tiến hành hồi quy lần lƣợt 2 mô hình POLS và FEM, tác giả sử dụng kiểm định Fisher: với giả thiết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H0: αi =0 với mọi α i (chọn mô hình POLS)

H1: tồn tại αi ≠0 (chọn mô hình FEM)

Kết quả thể hiện thông qua hệ số thống kê p-value từ kiểm định

Nếu p ≥ α, chấp nhận H0, chọn mô hình POLS

Nếu p < α, bác bỏ H0, chọn mô hình FEM

Phương pháp kiểm định mô hình REM (mô hình tác động ngẫu nhiên) cho phép xem xét sự khác biệt về đối tƣợng trong mô hình nên mô hình sẽ không có hiện tượng tự tương quan Tuy nhiên, kết quả của mô hình REM bị giảm bậc tự do

Sau khi ƣớc lƣợng, tiến hành kiểm định Hausman để xác định biến độc lập và sai số ngẫu nhiên có tương quan với nhau hay không để lựa chọn giữa FEM và REM Giả thiết đƣợc đặt ra nhƣ sau:

H0: Sai số ngẫu nhiên và các biến độc lập trong mô hình không tương quan (chọn mô hình REM)

H1: Sai số ngẫu nhiên và các biến độc lập trong mô hình có tương quan (chọn mô hình FEM)

Nếu p-value < 0.05, bác bỏ H0 Khi đó, REM không phù hợp, nên sử dụng FEM

Tuy nhiên các mô hình ƣớc lƣợng sử dụng hồi quy trong cùng nhóm (within regression) đem lại ƣớc lƣợng bị chệch đối với dữ liệu bảng động nên mô hình GMM được đề xuất sử dụng: đó là phương pháp GMM hệ thống (SystemGMM) do Arellano và Bond (1995) đề xuất để gia tăng tính hiệu quả của kết quả ƣớc lƣợng, khắc phục đƣợc các vấn đề nội sinh và hiện tƣợng tự tương quan giữa các sai số

Chương 3 xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam, thiết kế và đo lường các biến đại diện cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong mô hình, giới thiệu dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 16 NHTM niêm yết tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2018 Chương 3 cũng xác định rõ phương pháp nghiên cứu được đề tài sử dụng là phương pháp định lượng với các bước kiểm định được sử dụng là: POLS, REM, FEM, SGMM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4.1 mô tả giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 4.1: Thông kê mô tả các biến trong nghiên cứu

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm Stata

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nợ xấu trung bình của các NHTM là 2.1%, độ lệch chuẩn 1.3% cho thấy nợ xấu giữa các NHTM có sự biến thiên trong thời điểm nghiên cứu cao

 Tỷ lệ nợ xấu (NPL):

Biến NPL có giá trị trung bình là 0.021 (2.1%), NPL nhỏ nhất là 0% của NHTMCP Liên Việt và Tiên Phong vào năm 2008, tỷ lệ nợ xấu cao nhất là 9% của NHTMCP Sài Gòn Hà Nội năm 2012 Độ lệch chuẩn là 0.013 cho thấy tỷ lệ nợ xấu giữa các NHTM có sự khác biệt lớn

 Số thành viên hội đồng quản trị (BS)

Biến BS đo lường số lượng thành viên của HĐQT Chỉ số BS có giá trị nhỏ nhất là NHTMCP Việt Nam thịnh vƣợng có 03 thành viên vào năm 2008 (nợ xấu 2.91%) và giá trị cao nhất là ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Xuất Nhập khẩu có 17 thành viên vào năm 2015 Giá trị trung bình của mẫu là 8 với độ lệch chuẩn là 2 Nhƣ vậy, nhân tố số thành viên HĐQT của các NHTM niêm yết Việt Nam có sự khác biệt rõ rệt cùng với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có sự khác biệt cao nên tác giả cho rằng nhân tố số lƣợng thành viên HĐQT sẽ là nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng của NHTM

 Tỷ lệ tài sản có rủi ro (RA)

Biến RA được đo lường bằng Tổng tài sản có rủi ro chia cho Tổng tài sản Kết quả thống kê cho thấy biến RA có giá trị trung bình 82.4%, giá trị nhỏ nhất là của NHTMCP xuất nhập khẩu năm 2011 với giá trị là 25.7% (nợ xấu 1.61%), cao nhất là 99.1% của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2011 (nợ xấu 0.58%), độ phân tán khá lớn là 12.1% Từ kết quả thống kê có thể nói có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ tài sản có rủi ro giữa các NH trong mẫu nghiên cứu

 Tỷ lệ giới hạn tín dụng (CL)

Biến Tỷ lệ giới hạn tín dụng được đo lường bằng tỷ lệ giữa Dư nợ tín dụng và Tổng tài sản Biến CL có giá trị trung bình là 0.538 với độ lệch chuẩn là 0.128

CL có giá trị nhỏ nhất là 0.114 của NHTMCP Tiên Phong vào năm 2008 (nợ xấu 0%) và CL cao nhất là 0.753 của NHTMCP đầu tƣ và phát triển năm 2018 (nợ xấu 1.89%)

 Tính kịp thời của công bố thông tin BCTC (TIME)

Số ngày công bố BCTC kiểm toán trung bình là 78 ngày, độ lệch chuẩn cũng khá lớn là 20 ngày Số ngày công bố BCTC kiểm toán cao nhất là 149 ngày của NHTMCP Sài Gòn Thương Tín năm 2015 (nợ xấu 1.86%), thấp nhất là 15 ngày của NHTMCP Tiên Phong năm 2017 (nợ xấu 1.1%)

 Loại công ty kiểm toán (AQ)

Trên 90% các NHTM Việt Nam lựa chọn công ty kiểm toán Big4 là chủ yếu vì giá trị trung bình của AQ là 0.903 Do không có sự khác biệt nhiều trong việc lựa chọn công ty kiểm toán trong mẫu nghiên cứu của các NHTM Việt Nam nên tác giả cho rằng loại công ty kiểm toán không tác động đến tỷ lệ nợ xấu

 Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có rủi ro (OP)

Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên Tổng tài sản có rủi ro là 0.012 Độ lệch chuẩn cũng khá lớn là 0.012 Giá trị OP nhỏ nhất là -0.081 là của NH Tiên Phong năm 2011 và lớn nhất là 0.059 của NH Liên Việt năm 2009

 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (ME)

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập trung bình là 0.504, độ lệch chuẩn khá lớn là 0.136 Giá trị chi phí trên thu nhập nhỏ nhất là 0.252 của NHTMCP Bưu Điện Liên Việt năm 2008 (nợ xấu 0%) và lớn nhất là 0.927 năm 2013 của NHTMCP Quốc dân (nợ xấu 6.28%)

 Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với tiền gửi khách hàng và các tổ chức tín dụng (CC)

Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng so với tiền gửi khách hàng và các tổ chức tín dụng trung bình là 0.736, giá trị lớn nhất là 0.924, giá trị nhỏ nhất là 0.193, độ lệch chuẩn 0.196 cho thấy có sự khác biệt nhiều giữa các ngân hàng

 Quy mô của NHTM (SIZE)

Biến SIZE được đo lường bằng giá trị tổng tài sản của đơn vị, tuy nhiên, do giá trị của biến này chênh lệch lớn với các biến khác nên để đồng nhất trong dữ liệu nghiên cứu của biến SIZE đƣợc lấy Logarit (tổng tài sản) Giá trị bình quân của mẫu nghiên cứu là 18.587, NHTM có quy mô nhỏ nhất là NH Tiên Phong 14.699 năm 2008 và lớn nhất là 20.996 năm 2018 của NHTMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam độ lệch chuẩn khá thấp 1.213

 Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (GDP)

Biến vĩ mô GDP có giá trị trung bình là 0.0611, độ lệch chuẩn không cao 0.006, dao động từ 0.052 đến 0.071

 Tỷ lệ lạm phát (INF)

Biến vĩ mô lạm phát INF có giá trị trung bình 0.081 nhƣng độ lệch chuẩn khá cao 0.066, tỷ lệ lạm phát thấp nhất vào năm 2015: 0.009 và cao nhất vào năm 2008: 0.231.

PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN

Hệ số tương quan của đa số các biến đều thấp, tuy nhiên cũng còn tồn tại tương quan mạnh giữa các cặp biến GDP-INF, ME-OP và tương quan rất mạnh (0.8307) giữa cặp biến CL-CC Các biến độc lập trong mô hình có hệ số tương quan cao có thể dẫn dến mô hình bị đa cộng tuyến và kết quả chiều tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc bị sai Tiếp theo, đề tài kiểm định tính đa cộng tuyến của mô hình thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF, hệ số này của mô hình có giá trị trung bình không cao: 2.21 dao động từ 1.14 đến 5.10 cho thấy mô hình không bị đa cộng tuyến

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình

NPL BS RA CL TIME AQ OP ME CC SIZE GDP INF

Nguồn: Tác giả xủa lý từ phần mềm Stata

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Để đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết Việt Nam, đề tài lần lƣợt sử dụng các kiểm định để lựa chọn mô hình dự báo phù hợp giữa 4 mô hình: POLS, FEM, REM, SGMM

Kết quả hồi quy của mô hình POLS (Bảng 4.3) cho thấy tác động của các biến thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng giải thích đƣợc 51.82% Còn lại là các nhân tố khác không đƣợc đề cập trong mô hình Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập tác động đến NPL với mức ý nghĩa 1% nhƣ SIZE; với mức ý nghĩa 5% nhƣ BS; với mức ý nghĩa 10% nhƣ biến trễ NPL, ME, GDP, INF các biến RA, CL, TIME, OP, CC không có ý nghĩa thống kê

Bảng 4.3 : Kết quả mô hình hồi quy POLS

Coef Độ lệch chuẩn Thống kê t Ý nghĩa thống kê (P-value)

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Bảng 4.4: K vọng dấu và kết quả của mô hình POLS

Biến độc lập K vọng Kết quả mô hình POLS

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Bảng 4.4 cho thấy trong nhóm các biến có kết quả hồi quy bằng ƣớc lƣợng hồi quy gộp (POLS) có ý nghĩa thống kê, biến L.NPL, ME, INF có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng; các biến BS, SIZE, GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng và đúng dấu với k vọng ban đầu

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi chi2(52) = 97.78 Prob > chi2 = 0.0000 Cameron và Trivedi‟s decomposition of IM-test

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Thông qua thực hiện kiểm định VIF, hệ số VIF của mô hình POLS (Bảng 4.5) là 2.24 cho thấy mô hình POLS không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến Tuy nhiên, thông qua kiểm định white, kết quả p-value = 0.0000 < 5% (Bảng 4.6) nên mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi, làm cho kết quả ước lượng của mô hình POLS không đáng tin cậy

POLS giả định không có sự khác biệt về các yếu tố không quan sát đƣợc, không đo lường được và không thay đổi theo thời gian nhưng tác động đến rủi ro tín dụng giữa các ngân hàng khác nhau trong khi mô hình các yếu tố ảnh hưởng cố định (FEM) là mô hình phản ánh đƣợc sự khác biệt của mỗi ngân hàng đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ giữa phần dƣ với các biến độc lập nên tác giả tiến hành hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định để lựa chọn mô hình phù hợp hơn giữa mô hình POLS và FEM

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định (FEM)

Biến Hệ số Coef Độ lệch chuẩn Thống kê t Ý nghĩa thống kê (P-value)

_cons -0.052 0.037 -1.390 0.166 0.022 sigma_u 0.006 sigma_e 0.010 rho 0.289 (fraction of variance due tou_i)

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Bảng 4.7 cho thấy mô hình FEM cho kết quả các biến CL, AQ, OP có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, các biến L.NPL, ME, GDP, INF có ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Tiếp theo, đề tài thực hiện kiểm định Breusch và Pagan Lagrangian để lựa chọn mô hình POLS hay FEM Kết quả cho thấy p-value = 1.000 > 0.05 nên mô hình FEM là mô hình phù hợp

Tuy nhiên, để tuân thủ quy trình lựa chọn mô hình, tác giả tiếp tục tiến hành ƣớc lƣợng theo mô hình REM, xem xét các yếu tố không quan sát đƣợc, thay đổi theo thời gian và có tác động đến rủi ro tín dụng; chúng là các biến số ngẫu nhiên, không tương quan với các biến giải thích khác trong mô hình REM

Theo bảng 4.8, kết quả mô hình REM cho thấy tác động của các biến thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng giải thích đƣợc 52,78% Còn lại là các nhân tố khác không đƣợc đề cập trong mô hình Các biến có tác động đến rủi ro tín dụng nhƣ: biến SIZE có ý nghĩa ở mức 10%, biến BS có ý nghĩa ở mức 5% và các biến L.NPL, ME, GDP, INF có ý nghĩa ở mức 1% Kết quả cho thấy các biến L.NPL, ME, INF có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng; trong khi các biến BS, SIZE, GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng Các biến RA, CL, TIME, AQ, OP, CC không có ý nghĩa thống kê

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng ngẫn nhiên (REM)

Biến Hệ số Coef Độ lệch chuẩn Thống kê z Ý nghĩa thống kê (P-value)

_cons -0.032 0.024 -1.300 0.191 0.016 sigma_u 0 sigma_e 0.010 rho 0 (fraction of variance due to u_i)

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Bảng 4.9: K vọng dấu và kết quả của mô hình POLS, REM, FEM

Biến độc lập K vọng Kết quả mô hình POLS

Kết quả mô hình REM

Kết quả mô hình FEM

Nguồn: Tổng hợp của tác giả Để lựa chọn mô hình FEM hay REM, tác giả thực hiện kiểm định Hausman, kết quả cho thấy giá trị p là 0.000 z = 0.035

Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.87 Pr > z = 0.384

Sargan test of overid restrictions: chi2(2) = 0.43 Prob > chi2 = 0.808

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

Bảng 4.10 cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% các biến L.NPL, ME có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng; biến GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng mức ý nghĩa 5%, biến BS có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng; các biến OP, CC, INF có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng mức ý nghĩa 10%, các biến CL, TIME, SIZE có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng Đề tài đã thực hiện kiểm định Sargan Test để kiểm định sự ngoại sinh của các biến công cụ trong mô hình SGMM Kết quả cho thấy hệ số p-value của mô hình 0.808 > 5%, kết luận biến công cụ đƣợc sử dụng trong mô hình SGMM là biến ngoại sinh Ngoài ra, kiểm định tự tương quan bậc hai Abond test cho kết quả p-value của mô hình SGMM là 0,384 lớn hơn 5%, kết luận phần dƣ của mô hình SGMM không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai Biến công cụ được sử dụng trong mô hình đều thỏa mãn hai kiểm định đề ra Nhƣ vậy, sử dụng mô hình GMM với biến trễ của biến phụ thuộc làm biến công cụ đã giải quyết đƣợc hiện tƣợng nội sinh trong mô hình Các kết quả tìm thấy đƣợc trong mô hình là vững và hoàn toàn có thể phân tích đƣợc.

BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG

Căn cứ vào kết quả hồi quy theo các mô hình ƣớc lƣợng POLS, FEM, REM, SGMM, tác giả tổng hợp kết quả trong bảng 4.11

Kết quả tác động của các nhân tố thuộc hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam trong mô hình SGMM cụ thể là:

- Biến tr rủi ro tín dụng của NHTM (L NPL): Với giả thuyết đề tài đã đề cập ở chương 3, tác giả k vọng rủi ro tín dụng (RRTD) năm hiện tại chịu ảnh hưởng của RRTD năm trước và kết quả hồi quy đa biến đã ủng hộ k vọng của tác giả với hệ số hồi quy là 0.0467 tại mức ý nghĩa 1% Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đỗ Qu nh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014), Trần Trọng Phong và cộng sự (2015)

- Biến môi trường kiểm soát (BS): Kết quả hồi quy đa biến với hệ số hồi quy

-0,0233 tại mức ý nghĩa 5% cho thấy môi trường kiểm soát có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng của NHTM niêm yết tại Việt Nam Kết quả này phù hợp với k vọng ban đầu của tác giả và cũng ủng hộ lý thuyết đại diện cho rằng số lƣợng thành viên Hội đồng quản trị có trình độ, kinh nghiệm cao là điều kiện để giảm thiểu sự kiêm nhiệm trong điều hành, từ đó giảm rủi ro tín dụng Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2016, 2017)

- Biến đánh giá rủi ro (RA): Kết quả hồi quy mô hình SGMM không có ý nghĩa thống kê nghĩa là trong nghiên cứu này chƣa tìm thấy tác động của nhân tố đánh giá rủi ro trong hệ thống KSNB ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam

Bảng 4.11: Kết quả hồi quy và kiểm định các mô hình

White White's test for Ho: homoskedasticity against Ha: unrestricted heteroskedasticity chi2(49) = 97.78 Prob > chi2 = 0.0000 Breusch và

Test: Var(u) = 0 chibar2(01) = 0.00 Prob > chibar2 1.0000

Hausman Test: Ho: difference in coefficients not systematic chi2(12) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 50.93 Prob>chi2 = 0.0000 (V_b-V_B is not positive definite) Sargan test chi2(2) = 0.43 Prob > chi2 = 0.808

Abond test Arellano-Bond test for AR(2) in first differences: z = -0.87 Pr

Nguồn: Tác giả xử lý từ phần mềm Stata

- Biến hoạt động kiểm soát (CL): Với hệ số hồi quy 0.0225 tại mức ý nghĩa

10% cho thấy hoạt động kiểm soát có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của NHTM niêm yết tại Việt Nam Kết quả này không ủng hộ lý thuyết quản lý kém, không ủng hộ k vọng của tác giả cũng nhƣ không phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Kim Quốc Trung (2017), Akwaa-Sekyi và Gené (2017) Điều này có thể lý giải là vì giai đoạn nghiên cứu của đề tài là giai đoạn mà khủng hoảng tài chính toàn cầu đã lan sang các nước trên thế giới Một trong những hệ quả lớn của khủng hoảng tài chính đối với các NHTM Việt Nam là tình hình nợ xấu trở nên ngày càng trầm trọng hơn từ cuối năm

2007, và đỉnh điểm là năm 2012, NHNN đƣa ra một tỷ lệ nợ xấu là 17.21% vào ngày 30/9/2012

- Biến thông tin và truyền thông (TIME): Theo kết quả hồi quy, biến TIME có hệ số hồi quy 0.0109 tại mức ý nghĩa 10% cho thấy thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến RRTD nhƣ nghiên cứu của Sandra Pepur và Klime Poposki (2013) và Nguyễn Kim Quốc Trung (2017) Kết quả này cùng phù hợp với k vọng của tác giả

- Biến giám sát (AQ): Kết quả hồi quy cho thấy biến AQ không có ý nghĩa thống kê Vì theo thực tế dữ liệu nghiên cứu, hầu hết các NHTM niêm yết tại Việt Nam đều lựa chọn công ty kiểm toán thuộc nhóm BIG4 nên biến AQ không có sự khác biệt giữa các NHTM, từ đó không biểu hiện ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng

- Biến hiệu quả hoạt động (OP): Biến hiệu quả hoạt động có hệ số hồi quy

0.165 tại mức ý nghĩa 5% cho thấy hiệu quả hoạt động tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng đúng nhƣ k vọng của tác giả cũng nhƣ phù hợp với nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

- Biến hiệu quả quản lý (ME): Hệ số hồi quy của biến hiệu quả quản lý là

0.035 tại mức ý nghĩa thống kê 1% cho thấy hiệu quả quản lý tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng đúng nhƣ k vọng của tác giả cũng nhƣ phù hợp với nghiên cứu của Ines Ghazouani Ben Ameur (2016), Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

- Biến tuân thủ (CC): Với hệ số hồi quy 0.001 tại mức ý nghĩa thống kê 5%, biến tuân thủ có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng nhƣ k vọng của tác giả và nghiên cứu của Akwaa-Sekyi và Gené (2017)

- Biến quy mô ngân hàng (SIZE): Hệ số hồi quy của biến SIZE là -0.003 tại mức ý nghĩa thống kê 10% cho thấy đặc điểm ngân hàng tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng đúng nhƣ k vọng của tác giả và phù hợp với các nghiên cứu: Salas và Saurina (2002), Rajan và Dhal (2003), Marijana Curak, Sandra Pepur và Klime Poposki (2013)

- Biến tăng trưởng kinh tế (GDP): Với hệ số hồi quy -0.651 tại mức ý nghĩa

1% cho thấy biến tăng trưởng kinh tế tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng Điều này phù hợp với k vọng của tác giả cũng nhƣ các nghiên cứu: Fofack (2005), Kester Guy và Shane Lowe (2011), Ines Ghazouani Ben Ameur (2016)

- Biến tỷ lệ lạm phát (INF): Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng tại mức ý nghĩa 1% và hệ số hồi quy là 0.0527 Kết quả này ủng hộ k vọng của tác giả cũng nhƣ phù hợp với nghiên cứu của Fofack (2005)

Chương 4 đề cập đến ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam Với kết quả hồi quy đa biến gồm 6 biến độc lập đại diện cho hệ thống kiểm soát nội bộ như: môi trường kiểm soát, hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông có ý nghĩa thống kê Trong đó, biến môi trường kiểm soát có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng; hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam Các biến đại diện cho mục tiêu của hệ thống KSNB nhƣ hiệu quả quản lý, hiệu quả hoạt động và tuân thủ có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam Các biến kiểm soát cũng có ý nghĩa thống kê: quy mô của NHTM, tăng trưởng kinh tế có tác động ngƣợc chiều, lạm phát có tác động cùng chiều đến rủi ro tín dụng của các NHTM niêm yết tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu của chương 4 sẽ là cơ sở để đề xuất các hàm ý chính sách ở chương 5.

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:43

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước  33  Bảng 4.1: Thông kê mô tả các biến trong nghiên cứu  53  Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình  57 - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước 33 Bảng 4.1: Thông kê mô tả các biến trong nghiên cứu 53 Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình 57 (Trang 6)
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Hình 1.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 12)
Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu trước - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu trước (Trang 41)
Bảng 3.1: Giới thiệu các biến được sử dụng trong mô hình và cách đo lường - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 3.1 Giới thiệu các biến được sử dụng trong mô hình và cách đo lường (Trang 49)
Bảng 3.2: Danh sách các NHTM niêm yết tại Việt Nam  1  ACB  NHTMCP Á Châu - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 3.2 Danh sách các NHTM niêm yết tại Việt Nam 1 ACB NHTMCP Á Châu (Trang 58)
Bảng 4.1 mô tả giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ  lệch chuẩn của các biến trong nghiên cứu nhƣ sau: - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.1 mô tả giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn của các biến trong nghiên cứu nhƣ sau: (Trang 62)
Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan các biến trong mô hình (Trang 66)
Bảng 4.3 : Kết quả mô hình hồi quy POLS - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.3 Kết quả mô hình hồi quy POLS (Trang 67)
Bảng 4.4: K  vọng dấu và kết quả của mô hình POLS - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.4 K vọng dấu và kết quả của mô hình POLS (Trang 68)
Bảng 4.4 cho thấy trong nhóm các biến có kết quả hồi quy bằng ƣớc lƣợng hồi  quy gộp (POLS) có ý nghĩa thống kê, biến  L.NPL, ME, INF có tác động cùng  chiều với rủi ro tín dụng; các biến BS, SIZE, GDP có tác động ngƣợc chiều đến  rủi ro tín dụng và đúng  - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.4 cho thấy trong nhóm các biến có kết quả hồi quy bằng ƣớc lƣợng hồi quy gộp (POLS) có ý nghĩa thống kê, biến L.NPL, ME, INF có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng; các biến BS, SIZE, GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng và đúng (Trang 68)
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi (Trang 69)
Bảng 4.7: Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định (FEM) - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng cố định (FEM) (Trang 70)
Bảng 4.8: Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng ngẫn nhiên (REM) - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy theo mô hình ước lượng ảnh hưởng ngẫn nhiên (REM) (Trang 72)
Bảng 4.9: K  vọng dấu và kết quả của mô hình POLS, REM, FEM  Biến độc lập  K  vọng  Kết quả - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.9 K vọng dấu và kết quả của mô hình POLS, REM, FEM Biến độc lập K vọng Kết quả (Trang 73)
Bảng 4.10 cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% các biến L.NPL, ME có tác động  cùng chiều với rủi ro tín dụng; biến GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín  dụng - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.10 cho thấy, ở mức ý nghĩa 1% các biến L.NPL, ME có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng; biến GDP có tác động ngƣợc chiều đến rủi ro tín dụng (Trang 74)
Bảng 4.11: Kết quả hồi quy và kiểm định các mô hình - Báo cáo nghiên cứu khoa học cấp trường: Tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy và kiểm định các mô hình (Trang 76)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w