1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sách chuyên khảo: Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại

316 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 2

Nhà xuất bản Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Trang 4

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các biểu tượng là trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) đang len lỏi vào cuộc sống và tác động mạnh mẽ đến thế giới của chúng ta trên tất cả các lĩnh vực Sự tác động này đang dần làm thay đổi môi trường kinh doanh và các nhu cầu của khách hàng trước đây, từ đó đặt ra những thách thức lớn chưa từng có cho các ngành công nghiệp, các nhà sản xuất và các tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng

Cách đây khoảng 25 năm, Bill Gates đã từng khẳng định rằng: “Các sản phẩm và dịch vụ tài chính của ngân hàng rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên các ngân hàng không cần thiết phải xây dựng và mở rộng các chi nhánh để phục vụ nhu cầu của khách hàng” Sự khẳng định này đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn trong thời đại công nghiệp 4.0 hay còn gọi là thời đại công nghệ số Để tồn tại và phát triển, các ngân hàng cần phải chủ động thay đổi để bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại Ngân hàng số (Digital banking) có thể được xem là xu thế phát triển của các ngân hàng thương mại (NHTM) hiện nay Đây là ngân hàng có mức độ tự động hóa cao, có khả năng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua hệ thống Internet Với sự tiếp cận mới này, các ngân hàng thương mại không cần thiết phải mở rộng thêm các trụ sở hay chi nhánh mà vẫn có nhiều cơ hội để tiếp cận và cung cấp dịch vụ ngân hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng Đó chính là lý do tại sao, trong chương trình Big Future – chương trình cập nhật xu hướng mới về công nghệ - khoa học, Bill Gates một lần nữa đã khẳng định “Ngân hàng số đã thay đổi cuộc sống của con người”

Với mục đích giúp cho các đọc giả nhận thấy được tầm quan trọng và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0 đến quá trình phát triển của hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương

Trang 5

4 Sách chuyên khảo

mại nói riêng, nhóm tác giả đã tiến hành triển khai và biên soạn tài liệu tham khảo này Cấu trúc của tài liệu tham khảo này gồm có 5 chương và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý giúp cho người đọc dễ theo dõi và có cái nhìn cụ thể về vấn đề được thảo luận Từ việc tổng hợp các lý thuyết liên quan đến công nghệ số, ngân hàng số, các tác động và lợi ích mà công nghệ số và ngân hàng số mang lại, nhóm tác giả đi sâu hơn vào việc xác định các nhân tố chính tác động đến hiệu quả tài chính của các NHTM trong thời đại công nghệ số, đồng thời xác định mức độ tác động của các nhân tố này đến sự hoạt động hiệu quả của các NHTM thông qua việc xây dựng bảng câu hỏi khảo sát và mô hình thống kê định lượng Từ đó, nhóm tác giả cũng đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho các NHTM trong thời đại công nghiệp 4.0 nhằm giúp người đọc và các nhà quản lý ngân hàng có thêm nguồn tư liệu để tham khảo Nội dung của sách chuyên khảo này gồm có các chương như sau:

Chương 1: Công nghệ số và tác động của nó đến nền kinh tế Chương 2: Ngân hàng số và hiệu quả tài chính của ngân hàng trong thời đại công nghệ số

Chương 3: Kinh nghiệm thực nghiệm nghiên cứu

Chương 4: Ứng dụng phân tích tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của các Ngân hàng thương mại

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Bên cạnh cấu trúc của tài liệu tham khảo được trình bày hợp lý, nội dung phân tích dễ hiểu, nhóm tác giả cũng diễn giải các kết quả nghiên cứu một cách cụ thể, chi tiết thông qua hệ thống các bảng biểu, sơ đồ và hình ảnh minh họa được trình bày đẹp và sắp xếp rõ ràng

Tài liệu tham khảo này thật sự cần thiết đối với các bạn sinh viên thuộc khối ngành kinh tế nói chung và các bạn sinh viên Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói riêng trong việc tìm hiểu sự tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của các NHTM trong thời đại mới Bên cạnh đó, tài liệu này cũng là nguồn tham khảo hữu ích đối với các đọc giả muốn tìm hiểu về lĩnh vực tài chính – ngân hàng và

Trang 6

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 5

các nhà quản lý ngân hàng trong việc cải thiện hiệu quả tài chính của NHTM trong thời đại công nghệ số

Lời cuối cùng, nhóm tác giả xin tri ân và gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Quý Thầy/Cô, bạn bè đồng nghiệp đã hỗ trợ nhiệt tình để nhóm tác giả hoàn thành được cuốn sách quý giá này Đồng thời nhóm tác giả rất mong nhận được sự góp ý và phê bình của các bạn đọc để giúp cuốn sách được hoàn thiện hơn và trở thành nguồn tài liệu tham khảo tin cậy của tất cả các bạn

Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng!

Trang 7

LỜI GIỚI THIỆU 3

1.2 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ HAY CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ? 24

1.3 CÁC THÁCH THỨC TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 29

1.4 CÁC LỢI ÍCH TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 34

1.5 TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐẾN NGÀNH NGÂN HÀNG 39

1.6 TỪ CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN THỜI ĐẠI THÔNG TIN HAY CÔNG NGHỆ SỐ 42

1.7 TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN NỀN KINH TẾ VÀ HỆ THỐNG NGÂN HÀNG 43

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 46

CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG SỐ VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ 47

2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG SỐ 47

Trang 8

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 7

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng số 48 2.1.2 Sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện

tử/ngân hàng trực tuyến 50 2.1.3 Cơ hội và thách thức liên quan đến triển khai Ngân

hàng số 52 2.1.5 Xu hướng và các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng số 55 2.1.6 Các nhân tố tác động đến ý định sử dụng ngân hàng số

của khách hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay 61 2.1.7 Các mô hình đo lường ý định sử dụng ngân hàng số

của khách hàng trong thời đại công nghệ số hiện nay 66 2.2 HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG TRONG

THỜI ĐẠI NGÂN HÀNG SỐ 70 2.2.1 Khái niệm hiệu quả tài chính 70 2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính của NHTM 71 2.2.3 Các yếu tố tác động đến hiệu quả tài chính của NHTM

trong thời đại Ngân hàng số 73

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 80CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 81

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 81 3.2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 86

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 94CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA

CÔNG NGHỆ SỐ ĐẾN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM 95

4.1 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 95 4.1.1 Quy trình nghiên cứu 95

Trang 9

8 Sách chuyên khảo

4.1.2 Mục tiêu nghiên cứu 96

4.1.3 Nghiên cứu sơ bộ 97

4.1.4 Các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu đề xuất và thang đo các nhân tố 99

4.1.5 Bảng khảo sát 111

4.1.6 Quy mô kích thước mẫu 112

4.1.7 Quá trình thu thập dữ liệu 112

4.1.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 114

4.2 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 124

4.2.1 Thiết kế nghiên cứu 124

4.2.2 Kết quả nghiên cứu tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại trên địa bàn TP.HCM 125

4.3 SO SÁNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỚI CÁC NGHIÊN CỨU ĐI TRƯỚC 195

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 199

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ 200

5.1 KẾT LUẬN 200

5.2 CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ 203

5.2.1 Các hàm ý quản trị đối với nhân tố Nhận thức rủi ro 204

5.2.2 Các hàm ý quản trị đối với nhân tố Khả năng sử dụng 206 5.2.3 Các hàm ý quản trị đối với nhân tố Chức năng ngân hàng số 207

5.2.4 Các hàm ý quản trị đối với nhân tố Giá trị nhận được 208

5.2.5 Các hàm ý quản trị đối với nhân tố Chất lượng dịch vụ của ngân hàng số 209

5.3 CÁC KIẾN NGHỊ KHÁC 211

5.3.1 Cải tiến quy trình Thu hút – Đào tạo và phát triển – Duy trì nguồn nhân lực 211

Trang 10

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 9

5.3.2 Xác định khách hàng tiềm năng 216

5.3.3 Phân tích đối thủ cạnh tranh 217

5.3.4 Gia tăng thực hiện công tác truyền thông 217

5.3.5 Đối với Ngân hàng nhà nước và Chính phủ 219

5.4 HẠN CHẾ CỦA TÀI LIỆU VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 220

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 222

KẾT LUẬN 223

TÀI LIỆU THAM KHẢO 225

PHỤ LỤC 239

Trang 11

AEPS: AAADHAAR Enabled Payment Systems Hệ thống thanh toán kích hoạt

ANOVA: Analysis of Variance Phân tích phương sai ATM: Automated teller machine

Máy rút tiền tự động

BBPS: Bharat Bill Payment System Hệ thống thanh toán hóa đơn BHIM: Bharat Interface for Money

Giao diện kiểm soát giao dịch CPS: Sensing or Cyber-physical system

Hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng ECS: Electronic Clearing Services

Dịch vụ thanh toán bù trừ điện tử EFA: Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

Định dạng, định danh IMPS: Immediate Payment Service

Dịch vụ thanh toán tức thời

IoS: Business Service or Internet of services Dịch vụ kinh doanh hoặc Internet dịch vụ IoT: Networking or Internet of things

Mạng hoặc Internet của vạn vật KMO: Kaiser – Meyer – Olkin

Chỉ số KMO

Trang 12

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 11

NACH: National Automated Clearing House Ứng dụng hỗ trợ dịch vụ thanh toán bù trừ NEFT: National Electronic Funds Transfer

Chuyển tiền điện tử quốc gia NHTM: Ngân hàng thương mại NHNN: Ngân hàng nhà nước

Sig.: Significance of Testing (p-value) Mức ý nghĩa của phép kiểm định SMS: Short Message Services

Dịch vụ tin nhắn ngắn

SPSS: Statistical Package for the Social Sciences Phần mềm thống kê dành cho khoa học xã hội định lượng PIN: Personal Identification Number

Số nhận dạng cá nhân, Mật khẩu PPI: Prepaid Payment Instruments

Công cụ thanh toán trả trước QĐ: Quyết định

QR: Quick Response Code Mã phản hồi nhanh

RTLS: Real Time Locating Systems Hệ thống định vị

TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTg: Thủ tướng Chính phủ UPI: Unified Payments Interface

Giao diện thanh toán hợp nhất VIF: Variance Inflation Factor

Nhân tố phóng đại phương sai

Trang 13

Bảng 1.1: Các định nghĩa về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

4 26

Bảng 1.2: Các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 31

Bảng 1.3: Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 35

Bảng 2.1: Sự khác biệt giữa ngân hàng số và ngân hàng điện tử/ngân hàng trực tuyến 50

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước 92

Bảng 4.1: Các thang đo thuộc các nhân tố trong mô hình nghiên cứu 108

Bảng 4.2: Bảng phân bổ mẫu khảo sát 114

Bảng 4.3: Các giả thuyết của kiểm định One-Sample T-Test 116

Bảng 4.4: Các giả thuyết của kiểm định Independent-Sample Test 122

T-Bảng 4.5: Các giả thuyết của kiểm định One-Way Anova 123

Bảng 4.6: Thống kê các đối tượng khảo sát 125

Bảng 4.7: Thống kê các biến 128

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định Kolmogorov-Smirnov phân phối chuẩn 132

Bảng 4.9: Kết quả kiểm định One-Sample T-Test 139

Bảng 4.10: Kết quả thống kê tổng nhân tố Giá trị nhận được 144

Bảng 4.11: Kết quả thống kê tổng nhân tố Chức năng ngân hàng số145 Bảng 4.12: Kết quả thống kê tổng nhân tố Chất lượng dịch vụ ngân hàng số 146

Bảng 4.13: Kết quả thống kê tổng nhân tố Sự gắn kết giữa nhân viên - khách hàng 147

Trang 14

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 13

Bảng 4.14: Kết quả thống kê tổng nhân tố Nhận thức rủi ro 148

Bảng 4.15: Kết quả thống kê tổng nhân tố Khả năng sử dụng 149

Bảng 4.16: Kết quả thống kê tổng nhân tố Kinh nghiệm của khách hàng 150

Bảng 4.17: Kết quả thống kê tổng nhân tố Sự hài lòng của khách hàng 151

Bảng 4.18: Kết quả thống kê tổng nhân tố Lòng trung thành của khách hàng 152

Bảng 4.19: Kết quả thống kê tổng nhân tố Hiệu quả tài chính 153

Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha 155

Bảng 4.21: Kiểm định KMO các biến thuộc các nhân tố 156

Bảng 4.22: Kết quả phân tích phương sai trích các biến thuộc các nhân tố 157

Bảng 4.23: Kết quả xoay nhân tố 159

Bảng 4.24: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa 168

Bảng 4.25: Kết quả trọng số chuẩn hóa CFA 170

Bảng 4.26: Giá trị độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích các nhân tố 172

Bảng 4.27: Tính toán giá trị P-value của các hệ số tương quan tứng cặp 173

Bảng 4.28: Các nhân tố đưa vào phân tích tương quan 175

Bảng 4.29: Kết quả phân tích tương quan 176

Bảng 4.30: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phân tích mô hình SEM mối quan hệ giữa các nhân tố theo hệ số chuẩn hóa 181

Bảng 4.31: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính SEM các nhân tố theo hệ số hồi quy 181

Bảng 4.32: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính SEM của các nhân tố theo hệ số chuẩn hóa 184

Trang 15

14 Sách chuyên khảo

Bảng 4.33: Kết quả kiểm định Bootstrap 185

Bảng 4.34: Tổng hợp các kết quả mô hình 190

Bảng 4.35: Kết quả kiểm định T-Test biến Giới tính 191

Bảng 4.36: Kết quả kiểm định ANOVA biến Trình độ học vấn 192

Bảng 4.37: Kết quả kiểm định ANOVA biến Độ tuổi 193

Bảng 4.38: Kết quả kiểm định ANOVA biến Thu nhập hàng tháng 194 Bảng 4.39: Tổng hợp so sánh kết quả nghiên cứu 198

Trang 16

Hình 1.1: Máy hơi nước, biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần

Hình 1.7: Lịch sử bốn (04) cuộc cách mạng công nghiệp 24

Hình 1.8: Dự báo số người dùng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á (đơn vị tính: triệu người) 40

Hình 2.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi của khách hàng 61

Hình 2.2: Mô hình DeLone và McLean (2003) 67

Hình 2.3: Mô hình đơn giản hành vi của khách hàng 68

Hình 2.4: Mô hình chi tiết hành vi của khách hàng 68

Hình 3.1: Kết quả nghiên cứu của Quresh và cộng sự (2010) 87

Hình 3.2: Kết quả nghiên cứu của Keisidou và cộng sự (2013) 88

Hình 3.3: Kết quả nghiên cứu của Kamau và cộng sự (2015) 89

Hình 3.4: Kết quả nghiên cứu của Narteh (2018) 90

Hình 3.5: Kết quả nghiên cứu của Mbama và Ezepue (2018) 92

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 96

Hình 4.3: Tỷ lệ Giới tính (%) 126

Trang 17

16 Sách chuyên khảo

Hình 4.4: Tỷ lệ Trình độ học vấn (%) 127

Hình 4.6: Tỷ lệ Thu nhập hàng tháng (%) 128

Hình 4.7: Đồ thị Histogram các biến 139

Hình 4.8: Kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa 169

Hình 4.9: Kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính SEM thể hiện mối quan hệ các nhân tố (theo hệ số chuẩn hóa) 180

Hình 4.10: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính SEM thể hiện tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại 186

Trang 18

Trong chương 1, tác giả đã trình bày lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp, khái niệm cơ bản về công nghệ số và tác động của công nghệ số đến nền kinh tế, điều này làm tiền đề cho sự bùng phát của ngân hàng số trong bối cảnh xã hội hiện nay

1.1 LỊCH SỬ CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LÀM NỀN TẢNG CHO VIỆC BÙNG PHÁT THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ SỐ

Trong suốt lịch sử, nhân loại đã trải qua các cuộc cách mạng công nghiệp bằng cách không chỉ dựa vào sự phát triển kỹ thuật mà còn phát minh ra các nguồn lực mới để tạo ra thêm các phương tiện kỹ thuật mới Do đó, ngành công nghiệp đã được hưởng lợi từ những tiến bộ về chất và có tác động quá lớn đến nỗi chúng được biết đến là cuộc cách mạng công nghiệp Và lịch sử nhân loại đã trải qua 4 giai đoạn về cách mạng công nghiệp, đó là: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và đến nay đang là Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, từ năm 1765

Cuộc cách mạng đầu tiên này kéo dài từ cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19 Nó chứng kiến sự xuất hiện của cơ giới hóa, một quá trình thay thế nông nghiệp bằng công nghiệp là nền tảng của cấu trúc kinh tế của xã hội Khai thác than hàng loạt cùng với việc phát minh ra động cơ hơi nước đã tạo ra một loại năng lượng mới đẩy mạnh tất cả các quá trình nhờ vào sự phát triển của đường sắt, giúp ích cho việc tăng tốc trao đổi kinh tế Các phát minh lớn khác như rèn và bí quyết mới trong tạo hình kim loại dần dần tạo ra các bản thiết kế cho các

Trang 19

18 Sách chuyên khảo

nhà máy Trong thời kỳ này, nền kinh tế giản đơn, quy mô nhỏ, dựa trên lao động chân tay được thay thế bằng công nghiệp và chế tạo máy móc quy mô lớn (Stearns & Peter, 2017)

Hình 1.1: Máy hơi nước, biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Đáng nhìn nhận nhất là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất về việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa trong hoạt động sản xuất kinh doanh Trong số các thành tựu đáng nể nhất đó là “thoi bay” của Giôn Kay vào năm 1733 có tác dụng làm gia tăng năng suất lên gấp 2, hay các phát minh xe kéo sợi của Giôn Ha-gơ-rếp năm 1764 làm gia tăng năng suất lên gấp 8 Đến năm 1769, việc kéo sợi được cải tiến bằng súc vật và đến năm 1785 được nâng cấp lên thành hơi nước Tuy nhiên, điều đáng lưu ý nhất đó là năm 1784, Giêm Oát phát minh ra động cơ hơi nước, tạo động lực cho sự phát triển máy dệt, mở đầu quá trình cơ giới hóa ngành công nghiệp dệt Chính phát minh vĩ đại này đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ và trở thành hiện tượng phổ biến, đồng thời mang tính tất yếu đối với tất cả các quốc gia tư bản (Stearns & Peter, 2017)

Trang 20

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 19

Động cơ hơi nước đã xuất hiện nhưng nguyên liệu cấu tạo nên nó vẫn chưa đủ bền để đáp ứng cho quá trình hoạt động lâu dài của động cơ Mãi đến năm 1885, khi Henry Bessemer phát minh ra lò cao để luyện gang lòng thành thép mới đánh dấu tốt cho sự đóng góp của máy hơi nước, được biết đến là một loại kim loại bền nên có thể đáp ứng cho việc sản xuất máy hơi nước với quá trình hoạt động liên tục

Nhờ vào đó, vào năm 1804, chiếc đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước đầu tiên trên thế giới đã ra đời, đến năm 1807 tiếp tục chiếc tàu thủy đầu tiên chạy bằng hơi nước do Robert Fulton chế tạo cũng đã ra đời, một bước phát triển đáng nhớ của ngành giao thông vận tải (Stearns & Peter, 2017)

Hình 1.2: Xe lửa chạy bằng hơi nước, đánh dấu sự trỗi dậy của cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, từ năm 1870

Gần một thế kỷ sau vào cuối thế kỷ 19, những tiến bộ công nghệ mới đã khởi xướng sự xuất hiện của một nguồn năng lượng mới: điện, khí đốt và dầu mỏ Kết quả là, sự phát triển của động cơ đốt được đặt ra để sử dụng những tài nguyên mới này cho toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế Ngành thép bắt đầu phát triển và phát triển mạnh mẽ hơn

Trang 21

20 Sách chuyên khảo

bao giờ hết Ngành hóa học cũng phát triển để mang lại cho kinh tế các sản phẩm như thuốc nhuộm và phân bón Các phương thức liên lạc cũng được cách mạng hóa với việc phát minh ra điện báo, điện thoại và các phương thức vận chuyển cũng như sự xuất hiện của ô tô và máy bay vào đầu thế kỷ 20 Tất cả những phát minh này đã được thực hiện bằng cách tập trung nghiên cứu và cấu trúc xung quanh một mô hình kinh tế và công nghiệp dựa trên các nhà máy lớn dựa trên nguồn năng lượng mới: điện, khí đốt và dầu mỏ (Stearns & Peter, 2017)

Hình 1.3: Động cơ điện, biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, từ năm 1969

Gần một thế kỷ sau, vào nửa sau của thế kỷ 20, một cuộc cách mạng công nghiệp thứ ba đã xuất hiện với sự xuất hiện của một loại năng lượng mới có tiềm năng vượt qua các bậc tiền bối, đó là: năng lượng hạt nhân Cuộc cách mạng này chứng kiến sự trỗi dậy của điện điện tử với hệ bán dẫn và bộ vi xử lý, nhưng cũng là sự trỗi dậy của viễn thông và máy tính Công nghệ mới này đã dẫn đến việc sản xuất vật liệu thu nhỏ, đặc biệt là nghiên cứu không gian và công nghệ sinh học Đối với ngành công nghiệp, cuộc cách mạng này đã tạo ra kỷ

Trang 22

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 21

nguyên tự động hóa cấp cao trong sản xuất nhờ hai phát minh chính: robot tự động và robot điều khiển theo lập trình (Stearns & Peter, 2017)

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã giúp ích trong việc tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực của xã hội, giảm thiểu các phương tiện sản xuất không cần thiết mà vẫn đảm bảo khối lượng hàng hóa cung ứng cho nền kinh tế Điều này đã dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu của nền kinh tế giữa các khu vực nông, lâm, thủy sản – công nghiệp & xây dựng – dịch vụ Đổi mới lực lượng sản xuất để phục vụ cho tốc độc phát triển của nền kinh tế ngày một nhanh hơn (Stearns & Peter, 2017)

Hình 1.4: Sản xuất tự động hóa dây chuyền, biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Với sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet đó là điều đáng quan tâm trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba Chính sự phát triển của những tiến bộ công nghệ đó đã tạo tiền đề cho cho cách mạng công nghiêp lần thứ ba thật đáng ghi nhớ trong lịch sử loài người Cho đến cuối thế kỉ 20, cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã mở rộng trên khắp thế giới, mang sự kết nối thông tin mạnh mẽ hơn nhờ vào sự phát triển vượt bậc của Internet và các tiến bộ công nghệ thông tin điện tử

Trang 23

22 Sách chuyên khảo

Hình 1.5: Công nghệ thông tin, điện, điện tử, sản phẩm tiêu biểu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất, lần thứ hai sử dụng năng lượng điện để tạo ra sản xuất hàng loạt và lần thứ ba sử dụng công nghệ thông tin và điện tử để tự động hóa sản xuất Ngày nay, một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang được tiến hành dựa trên cuộc cách mạng thứ ba và cuộc cách mạng kỹ thuật số đã diễn ra từ giữa thế kỷ trước Cuộc cách mạng thứ tư được đặc trưng bởi công nghệ hợp nhất làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học đối với các ngành công nghiệp trên toàn thế giới Phạm vi và độ sâu của những thay đổi này là dấu hiệu của sự biến đổi đối với toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ diễn ra trên 3 lĩnh vực chính gồm Công nghệ sinh học, Kỹ thuật số và Vật lý, những yếu tố cốt lõi của Kỹ thuật số trong CMCN 4.0 sẽ là: Trí tuệ nhân tạo (AI), Vạn vật kết nối - Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data) Trên lĩnh vực công nghệ sinh học, Cách mạng Công nghiệp 4.0 tập trung vào nghiên cứu để tạo ra những bước nhảy vọt trong Nông

Trang 24

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 23

nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu Và cuối cùng là lĩnh vực Vật lý với robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới (graphene, skyrmions…) và công nghệ nano (Stearns & Peter, 2017)

Hình 1.6: Big Data và IoT (Internet of Things), biểu tượng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Nguồn: Stearns và Peter (2017)

Ngành công nghiệp của ngày hôm nay và ngày mai đó là cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm kết nối tất cả các phương tiện sản xuất để cho phép tương tác trong thời gian thực Các nhà máy 4.0 giúp giao tiếp giữa những con người và máy móc trong một dây chuyền sản xuất nhờ vào công nghệ như Cloud, Big Data và Internet Các ứng dụng cho lĩnh vực công nghiệp: cải thiện việc ra quyết định trong thời gian thực, dự đoán hàng tồn kho dựa trên sản xuất, cải thiện sự phối hợp giữa các công việc, v.v Ngày qua ngày, tất cả những cải tiến này đang dần tối ưu hóa các công cụ sản xuất và tiết lộ những khả năng vô tận cho tương lai của ngành công nghiệp 4.0, sự giao thoa cho một hệ thống toàn cầu kết nối với nhau (Stearns & Peter, 2017)

Trang 25

1.2 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ HAY CÔNG NGHIỆP 4.0 LÀ GÌ?

Môi trường kinh doanh hiện tại của các tổ chức đang thay đổi hoàn toàn, và nhu cầu khách hàng ngày càng khắt khe và thay đổi nhanh chóng là lý do cơ bản thúc đẩy các cuộc cách mạng công nghiệp ở các thời kỳ khác nhau Những cuộc cách mạng này đã mang đến cho thế giới những thay đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực khác nhau, đặt ra những thách thức lớn cho các ngành công nghiệp và nhà sản xuất, dẫn đến những đổi mới và biến đổi lớn, và ảnh hưởng đáng kể đến con người (Huang, 2017)

Hiện tại, nhu cầu linh hoạt và đáp ứng thời gian thực đối với những thay đổi trên thị trường đang trở thành một vấn đề thiết yếu (Schmidt & cộng sự, 2015) Vì vậy, nhiều tổ chức đã điều chỉnh quy trình sản xuất của mình để tập trung vào các sản phẩm cá nhân trong một thời điểm thích hợp Như chúng ta có thể quan sát, quá trình số hóa và ảo hóa đảm bảo và tạo ra một số cơ hội cho các nhà sản xuất để tạo ra các giá trị mới và thúc đẩy sự đổi mới để đạt được thành công

Trang 26

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 25

cạnh tranh hơn trong kinh doanh Ngày nay, tất cả các tổ chức phải kết hợp đổi mới trong quy trình sản xuất của mình và để duy trì hoạt động trong bối cảnh toàn cầu hóa và đảm bảo các hệ thống sản xuất hoàn hảo hơn, được đặc trưng bởi tính linh hoạt, khả năng thích ứng, nhanh nhẹn, chủ động, v.v Tự động hóa sản xuất (được gọi là Công nghiệp 4.0 hoặc nhà máy thông minh) là con đường cuối cùng cho việc này Do đó, nhà máy thông minh đóng vai trò chính là tối ưu hóa sự di chuyển của hàng hóa bằng cách cung cấp thông tin cần thiết cho nhà điều hành thích hợp trong thời điểm thích hợp (Schmidt & cộng sự, 2015)

Cốt lõi của Công nghiệp 4.0 này là Internet vạn vật cho phép kết nối máy móc, sản phẩm, hệ thống và con người Nói tóm lại, thuật ngữ Công nghiệp 4.0 xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 11 năm 2011 bởi chính phủ Đức xuất phát từ một sáng kiến về chiến lược công nghệ cao cho năm 2020 và kể từ đó khái niệm này được sử dụng trên khắp châu Âu Ở Hoa Kỳ và nói chung là thế giới nói tiếng Anh, các thuật ngữ như Internet, Internet của vạn vật cũng được sử dụng (Deloitte, 2015) Nó có thể được định nghĩa là việc kết hợp các sản phẩm thông minh vào các quy trình kỹ thuật số và vật lý và chính các quy trình kỹ thuật số và vật lý tương tác với nhau (Schmidt & cộng sự, 2015) Để hiểu chính xác Công nghiệp 4.0, một số định nghĩa gần đây được trình bày bao gồm tổng quan như bên dưới

Theo Saurabh và cộng sự (2018), Công nghiệp 4.0 là cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư được đặc trưng bởi sự kết hợp của các thành phần kỹ thuật mới và các nguyên tắc chính để thiết kế và hình thành nên nó, để có được một mạng lưới giá trị hoặc tích hợp theo chiều ngang và dọc (Schmidt & cộng sự, 2015)

Trang 27

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 là viết tắt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và được hiểu rõ nhất là một cấp độ tổ chức và kiểm soát mới đối với toàn bộ chuỗi giá trị của vòng đời sản phẩm, nó hướng đến các yêu cầu ngày càng cá nhân hóa của khách hàng

MacDougall (2014)

Công nghiệp 4.0 hoặc Công nghiệp thông minh đề cập đến sự phát triển công nghệ từ các hệ thống nhúng sang các hệ thống vật lý không gian mạng Nó kết nối các công nghệ sản xuất hệ thống nhúng và các quy trình sản xuất thông minh để mở đường cho một thời đại công nghệ mới sẽ thay đổi hoàn toàn các chuỗi giá trị sản xuất, công nghiệp và mô hình kinh doanh McKinsey

Digital (2015)

Công nghiệp 4.0 được coi là số hóa của ngành sản xuất, với các cảm biến nhúng trong hầu như tất cả các thành phần sản phẩm và thiết bị sản xuất, hệ thống vật lý không gian mạng phổ biến và phân tích tất cả dữ liệu liên quan

Deloitte (2015)

Thuật ngữ Công nghiệp 4.0 dùng để chỉ một giai đoạn phát triển hơn nữa trong tổ chức và quản lý toàn bộ quy trình chuỗi giá trị liên quan đến ngành sản xuất

Pfohl và cộng sự (2015)

Công nghiệp 4.0 là tổng hợp của tất cả các đổi mới đột phá được tạo ra và thực hiện trong chuỗi giá trị để giải quyết các xu hướng số hóa, tự động hóa, minh bạch, di động, mô đun hóa, hợp tác mạng và xã hội hóa các sản phẩm và quy trình

Hermann và cộng sự

(2015)

Công nghiệp 4.0 là một thuật ngữ cho các vấn đề liên quan đến công nghệ và khái niệm về tổ chức mang tính chất chuỗi giá trị Trong các Nhà máy thông minh có cấu trúc mô-đun của Công nghiệp 4.0, thông qua “Internet của vạn vật” và “Hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng” máy móc có thể giao tiếp và hợp tác với con người trong thời gian thực

Mohamed (2018)

Công nghiệp 4.0 - cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tập trung vào số hóa từ đầu đến cuối của tất cả các tài sản vật chất và tích hợp vào các hệ sinh thái kỹ thuật số

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 28

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 27

Các thành phần chính hình thành nên khái niệm Công nghiệp 4.0

3- Hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng (CPS): Đây là thuật ngữ mô tả sự hợp nhất của kỹ thuật số (mạng) với quy trình công việc thực (vật lý) Trong sản xuất, điều này có nghĩa là các bước sản xuất vật lý được kèm theo các quy trình dựa trên tính toán, sử dụng khái niệm điện toán có mặt khắp nơi Một hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng bao gồm các cảm biến và cơ cấu chấp hành mà nó có thể thu thập và gửi dữ liệu

4- Mạng hoặc Internet của vạn vật (IoT): Với IoT, doanh nghiệp có thể giám sát mọi sản phẩm của họ trong thời gian thực và quản lý kiến trúc hậu cần của họ IoT là một phần của CPS cho phép giao tiếp với các CPS khác và giữa CPS và người dùng

5- Thu thập và phân tích dữ liệu (Khai thác dữ liệu lớn và dữ liệu): Công nghiệp 4.0 ngụ ý sự gia tăng lớn về sự đa dạng, khối lượng và tốc độ tạo dữ liệu Các loại và số lượng dữ liệu được thu thập đã tăng lên do những tiến bộ trong công nghệ cảm biến và các sản phẩm có chứa công suất tính toán

6- Dịch vụ kinh doanh hoặc Internet dịch vụ (IoS): Điều này cho phép các nhà cung cấp dịch vụ của họ qua Internet Nó bao gồm những người tham gia, cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ, mô hình kinh doanh và bản thân các dịch vụ (Mohamed, 2018)

Các nguyên tắc chính được xem xét trong cuộc cách mạng công

nghiệp lần thứ 4 đã được đề cập trong một số nghiên cứu (ví dụ như: Obitko & Jirkovsky, 2015) và được Ủy ban Công nghệ Điện, Điện tử & Thông tin của DIN và VDE (The German Commission for Electrical, Electronic & Information Technologies of DIN và VDE) công nhận vào năm 2013 là:

Trang 29

28 Sách chuyên khảo

1- Khả năng tương tác, trong đó tiêu chuẩn hóa và ngôn ngữ dễ hiểu là điều rất quan trọng, vì điều đó có nghĩa là các tổ chức, con người và hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng (CPS) được kết nối bằng IoT và IoS một cách hiệu quả

2- Ảo hóa, qua hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng (CPS), thế giới vật lý có thể được liên kết với thế giới ảo Nói cách khác, dữ liệu từ các cảm biến được liên kết với các mô hình ảo và mô phỏng Do đó, một bản sao ảo của thế giới vật lý được tạo ra và cho phép hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng (CPS) giám sát các quá trình vật lý

3- Thời gian thực, phân tích dữ liệu liên tục là cần thiết để phản ứng với mọi thay đổi trong môi trường trong thời gian thực, chẳng hạn như định tuyến hoặc xử lý các lỗi

4- Phân cấp, có nghĩa là trao quyền tự chủ, nguồn lực và trách nhiệm cho các cấp thấp hơn của hệ thống phân cấp tổ chức Các tác nhân riêng lẻ phải tự đưa ra quyết định và ủy thác các quyết định cho cấp cao hơn trong trường hợp thất bại hoặc tình huống phức tạp

5- Định hướng dịch vụ Kiến trúc hướng dịch vụ (SOA), một mẫu kiến trúc trong thiết kế phần mềm máy tính trong đó các thành phần ứng dụng cung cấp dịch vụ cho các thành phần khác thông qua giao thức truyền thông, thông thường qua mạng, cho phép đóng gói các dịch vụ khác nhau để kết hợp chúng và để tạo thuận lợi cho việc sử dụng chúng

6- Bảo mật thông tin và quyền riêng tư của thông tin sẽ được nhấn mạnh trong quá trình trao đổi dữ liệu bằng công nghệ thông tin và thông tin (Mohamed, 2018)

Nói tóm lại, công nghiệp 4.0, với tư cách là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, có sứ mệnh nhấn mạnh việc số hóa từ đầu đến cuối của tất cả các tài sản vật chất và tích hợp vào hệ sinh thái kỹ thuật số với các chuỗi giá trị, nó đề cập đến một bước phát triển thêm trong tổ chức và quản lý toàn bộ quy trình chuỗi giá trị liên quan đến ngành sản xuất Trong các nhà máy thông minh có cấu trúc mô-đun của Công nghiệp 4.0, CPS giám sát các quy trình vật lý, tạo ra một bản sao

Trang 30

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 29

ảo của thế giới vật lý và đưa ra các quyết định phi tập trung Qua Internet vạn vật (IoT), các Hệ thống cảm biến hoặc vật lý mạng (CPS) giao tiếp và hợp tác với nhau và cùng với con người thực hiện các hoạt động trong thời gian thực Thông qua IoS, tất cả các dịch vụ đều được cung cấp và sử dụng bởi những người tham gia chuỗi giá trị cho các yêu cầu và sản phẩm ngày càng cá nhân hóa của khách hàng

(Koch & cộng sự, 2014)

1.3 CÁC THÁCH THỨC TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Theo Pereira và cộng sự (2017), cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến những thách thức về công nghệ rất lớn, có ảnh hưởng lớn đến nhiều khía cạnh trong ngành sản xuất hiện nay Do đó, điều cần thiết là phải phát triển một chiến lược cho tất cả các tác nhân tham gia vào toàn bộ quá trình vận hành, để đạt được sự đồng thuận về các vấn đề bảo mật và kết cấu có liên quan trước khi bắt đầu triển khai những vấn đề liên quan đến công nghệ (Wang & cộng sự, 2016) Hơn nữa, nhiều tác giả nói rằng thực hiện các vấn đề liên quan đến công nghiệp 4.0 là một nhiệm vụ khó khăn và có thể phải mất mười năm hoặc hơn để thực hiện Việc áp dụng quy trình sản xuất mới này bao gồm nhiều khía cạnh, và đối mặt với nhiều loại khó khăn và thách thức, bao gồm các thách thức về khoa học, công nghệ và kinh tế, các vấn đề xã hội cũng như các vấn đề chính trị

Các khía cạnh thách thức lớn nhất đối với các tổ chức khi muốn áp dụng các phương pháp mới trong quá trình vận hành tổ chức trong thời đại cuộc cách mạng 4.0 đó là kỹ năng và trình độ của nhân viên, ví dụ: kỹ năng giải quyết vấn đề, phân tích dữ liệu, khả năng đối phó với những thay đổi liên tục và các công việc mới chưa lường trước được Thật vậy, họ có thể thử nghiệm các công nghệ mới với các nhiệm vụ phức tạp mới: thu thập, xử lý và trực quan hóa dữ liệu theo đúng quy trình sản xuất (Hendrik & cộng sự, 2017) Công nghiệp 4.0 sẽ dẫn đến những thay đổi sâu sắc tiềm năng trong một số lĩnh vực vượt ra ngoài lĩnh vực công nghiệp và cho phép tạo ra các mô hình

Trang 31

30 Sách chuyên khảo

kinh doanh mới (Mohamed, 2018)

Những thách thức và vấn đề khác của các tổ chức đó là việc liên quan đến sự đổi mới về các thành phần công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật số và sự phát triển của công nghệ mới đã ngày càng tăng cường vai trò quan trọng trong mọi tổ chức Công nghiệp 4.0 bao gồm cung cấp một phương thức sản xuất mới có liên quan chặt chẽ với việc số hóa từ đầu đến cuối của tất cả các tài sản vật chất và tích hợp vào hệ sinh thái kỹ thuật số của tất cả các đối tác chuỗi giá trị Mặc dù, theo nghiên cứu của McKinsey Digital (2015), phần lớn các tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành, dường như không sẵn sàng bắt đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và do dự phải thực hiện một số công việc để ngăn cản các nhà sản xuất không có/hoặc chưa có sự tiến bộ về công nghệ để bắt kịp xu thế Công nghiệp 4.0 (Dennis & cộng sự, 2017) Iyer (2018) chỉ ra rằng ngành sản xuất hiện đang mang lại cả cơ hội và thách thức, vì vậy cả các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách đều không thể dựa vào các phản ứng cũ để vận hành tổ chức của mình trong môi trường sản xuất mới Do đó, một thách thức nghiêm trọng của các nhà sản xuất sẽ là giải quyết việc ra quyết định dựa trên một số yếu tố: tiền lương, hàng tồn kho, các quy định nghề nghiệp, công tác hậu cần, v.v Kết quả rất có thể là một loại tổ chức sản xuất hoàn toàn mới - một doanh nghiệp được kết nối sử dụng dữ liệu lớn và dữ liệu phân tích để đáp ứng nhanh chóng và dứt khoát với các điều kiện thay đổi và cũng có thể theo đuổi các cơ hội dài hạn Dưới đây là những thách thức mà các tổ chức phải đối mặt trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệ 4.0

Trang 32

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 31

Bảng 1.2: Các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tác giả Các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Dennis và cộng sự

(2017)

- Sự không chắc chắn về lợi ích tài chính sẽ đạt được khi kinh doanh do thiếu đi các dự đoán về các khoản sinh lời mà các nhà đầu tư có được

- Không có chiến lược phù hợp nào để áp dụng chung cho các đơn vị/tổ chức khác nhau mà phải áp dụng các chiến lược riêng lẻ cho từng đơn vị/tổ chức

- Đối mặt với việc thiếu đi những tài năng và kỹ năng, ví dụ: nhà khoa học xử lý dữ liệu

- Thiếu sự can đảm để vượt qua các khó khăn, thách thức - Vấn đề về an ninh mạng ngày càng quan trọng

Samuel Nilsen và

Eric Nyberg

(2016)

- Sự kết nối các vấn đề theo chiều ngang (cùng cấp như đồng nghiệp – đồng nghiệp) lẫn chiều dọc (khác cấp như lãnh đạo - nhân viên) gặp nhiều khó khăn

- Quản lý vòng đời và kỹ thuật của các thiết bị công nghệ - Vai trò của con người ngày càng thay đổi, họ trở thành một nhạc trưởng trong công việc

Stock và Seliger ( 2016 )

- Các thiết bị sản xuất sẽ được đặc trưng bởi việc áp dụng các công cụ máy móc và robot tự động cao Thiết bị sẽ có thể thích ứng linh hoạt với các thay đổi trong các yếu tố tạo giá trị khác, ví dụ: các robot sẽ làm việc cùng nhau với các công nhân trong các nhiệm vụ chung

- Các công việc hiện tại trong sản xuất đang đối mặt với rủi ro cao khi được tự động hóa ở mức độ lớn Số lượng công nhân do đó sẽ giảm Các công việc sản xuất còn lại sẽ chứa nhiều công việc tri thức cũng như các nhiệm vụ ngắn hạn và khó lập kế hoạch hơn Các công nhân ngày càng phải giám sát các thiết bị tự động, đang được tích hợp trong việc ra quyết định phi tập trung và đang tham gia vào các hoạt động kỹ thuật

- Sự phức tạp của tổ chức ngày càng tăng trong hệ thống sản

Trang 33

32 Sách chuyên khảo Tác giả Các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

xuất có thể được quản lý bởi một trung tâm xử lý tự động đó là công nghệ tối ưu Do đó, việc ra quyết định sẽ được chuyển từ một trường hợp trung tâm sang các bộ phận phi tập trung Các trường hợp phi tập trung sẽ tự động xem xét thông tin của chính họ cho việc ra quyết định Quyết định sẽ được đưa ra bởi các công nhân hoặc thiết bị sử dụng các phương pháp từ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo

- Các công nghệ sản xuất phụ gia còn được gọi là in 3D sẽ ngày càng được triển khai trong các quy trình tạo giá trị, vì chi phí sản xuất phụ gia đã giảm nhanh chóng trong những năm qua bằng cách tăng đồng thời về tốc độ và độ chính xác Điều này cho phép các thiết kế về khoa học trở nên phức tạp hơn, mạnh hơn và nhẹ hơn cũng như ứng dụng sản xuất phụ gia cho số lượng cao hơn và quy mô lớn hơn của sản phẩm

Wang và cộng sự

(2016)

- Cơ chế ra quyết định và đàm phán thông minh: Trong hệ thống sản xuất thông minh cần nhiều khả năng tự chủ và mang tính bao quát hơn vì các yếu tố chính của hệ thống tự tổ chức để tự mình ra quyết định mà không có sự tham gia của con người, tức là thiếu đi tính tự chủ của con người trong các hệ thống ra quyết định

- Tiến trình xử lý tốc độ cao: Hệ thống Internet vạn vật được sử dụng ngày nay có thể cung cấp đủ về mặt chất lượng và khối lượng dữ liệu lớn nhưng nó cũng cần đến tốc độ xử lý để đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội

- Mô hình hóa và phân tích hệ thống: Trong mô hình hóa hệ thống, để giảm các phương trình động học và đề xuất các mô hình điều khiển phù hợp, các hệ thống nên được mô hình hóa thành hệ thống sản xuất tự tổ chức Vấn đề này vẫn còn nằm trong giai đoạn nghiên cứu

- Các thao tác vật lý được mô đun hóa và linh hoạt: Khi xử lý một sản phẩm, thiết bị gia công hoặc thử nghiệm phải được nhóm lại và làm việc cùng nhau nhưng khi ra quyết định phải liên quan đến tất cả các bộ phân Vì vậy, cần phải tạo ra đơn vị truyền tải được mô đun hóa và thông minh có thể tự động

Trang 34

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 33

Tác giả Các thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

cấu hình lại các tuyến sản xuất

Saurabh và cộng sự (2018)

- An ninh mạng: Với sự kết nối và sử dụng các tiêu chuẩn công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn đi kèm với Công nghiệp 4.0, nhu cầu bảo mật thông tin, dây chuyền sản xuất và dữ liệu hệ thống khỏi các mối đe dọa an ninh mạng tăng lên đáng kể

- Sản xuất dữ liệu lớn và phân tích cụ thể: Đây là một thách thức để đảm bảo chất lượng cao và tính toàn vẹn toàn của dữ liệu được ghi lại từ hệ thống sản xuất Các vấn đề liên quan đến việc phân tích dữ liệu với khối lượng lớn là một thách thức ngày càng tăng

- Vấn đề đầu tư: Vấn đề đầu tư là vấn đề khá chung đối với hầu hết các sáng kiến dựa trên công nghệ mới trong sản xuất Đầu tư đáng kể là cần thiết để thực hiện các công việc liên quan thời đại cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Việc thực hiện tất cả các trụ cột của ngành công nghiệp 4.0 đòi hỏi đầu tư rất lớn

- Sự đổi mới: Khả năng đổi mới cao đang trở thành một yếu tố thành công thiết yếu cho nhiều tổ chức

- Cá nhân hóa sản phẩm: Theo thời gian, người mua đã có cơ hội xác định các điều kiện về giao dịch của họ Xu hướng này dẫn đến sự cá nhân hóa sản phẩm ngày càng tăng, nó được gọi là tiêu chuẩn riêng lẻ của mỗi một khách hàng theo nhu cầu của họ

- Sự linh hoạt: cần có sự linh hoạt trong vấn đề sản xuất để đáp ứng mọi nhu cầu của xã hội

- Sự phân cấp: Quá trình tự động hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ, do đó việc phân cấp ngày càng thu hẹp, không còn có quá trình sự phân chia lãnh đạo – nhân viên

- Bền vững hơn: Do sự gia tăng về nguồn lực có chất lượng cao nên các tổ chức sẽ có tính bền vững về nguồn lực trong quá trình sản xuất cảu mình

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trang 35

34 Sách chuyên khảo

Để thúc đẩy các tổ chức đang tiến tới nền Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi kỹ thuật số, một số nghiên cứu (Yasanur Kayikci, 2018; Lopes Nunes & cộng sự, 2017) cho thấy cơ hội và việc cần phải tập trung vào lợi ích của quy trình sản xuất mới Do đó, bối cảnh thị trường mới và lĩnh vực công nghiệp tương lai bao gồm cả quy trình thông minh đại diện cho một số cơ hội liên quan đến lợi nhuận và tăng trưởng, nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức Hơn nữa, bắt đầu đầu tư vào nhà máy thông minh có nghĩa là những thay đổi sâu sắc, trong mọi khía cạnh của chuỗi giá trị tổ chức, như quy trình phát triển sản phẩm, tiếp thị, sản xuất, hậu cần, dịch vụ hậu mãi và vấn đề

bảo mật cần phải được nâng cao hơn (Lopes Nunes & cộng sự, 2017) 1.4 CÁC LỢI ÍCH TỪ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Việc tích hợp các sản phẩm thông minh với sản xuất thông minh, hậu cần thông minh và mạng thông minh cũng như Internet vạn vật dẫn đến việc chuyển đổi chuỗi giá trị hiện tại và xuất hiện các mô hình kinh doanh mới và sáng tạo, biến nhà máy thông minh trở thành yếu tố chính của cơ sở hạ tầng thông minh trong tương lai Từ quan điểm cơ sở hạ tầng mới này, một số lợi ích và lợi nhuận sẽ phát sinh (Mohamed, 2018) Trong thực tế, tạo nên những mô hình ảo và tăng cường cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về các tính năng và lợi ích của sản phẩm, tạo điều kiện cho việc khám phá tương tác tất cả các chức năng của sản phẩm giữa các bên liên quan là điều rất cần thiết trong môi trường công nghiệp 4.0 Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách thức kinh doanh mới và một nguồn lực tạo ra giá trị mới, đặc biệt là cho các tổ chức kinh doanh theo phương thức truyền thống (chỉ có sản xuất và bán đi hoặc mua đi bán lại) Một trong những vấn đề lớn nhất của Công nghiệp 4.0 là giá trị và tầm quan trọng ngày càng tăng của dữ liệu Các tổ chức cần nghĩ về dữ liệu như một nguyên liệu thô quý giá Do đó, các tổ chức sẽ cần thay đổi cách họ suy nghĩ và quản lý lượng lớn dữ liệu và thông tin Đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với các tổ chức sản xuất truyền thống (McKinsey Digital, 2015) Sử dụng công nghệ sản xuất được lập trình linh hoạt kết hợp

Trang 36

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 35

với tăng tính linh hoạt của máy móc sẽ mang lại nhiều lợi ích, đó có thể là sự thay đổi cá nhân theo hướng tích cực, phân bổ nguồn lực/nâng cao công suất hơn, thời gian được rút ngắn hơn và giảm độ phức tạp trong quá trình sản xuất với ít ràng buộc hơn Điều này cho phép các quy trình sản xuất nhanh hơn, rẻ hơn, dễ dàng hơn và đa dạng hơn Công nghiệp 4.0 có nhiều lợi ích cho các tổ chức theo nhiều hướng khác nhau Công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều lợi ích, ví dụ như giảm chi phí lao động, đơn giản hóa quy trình kinh doanh và giảm sự thiếu chính xác của việc quản lý hàng tồn kho, cũng như minh bạch hơn trong quy trình hậu cần (Chi phí hậu cần; Thời gian giao hàng; Sự chậm trễ vận chuyển, Thay đổi số lượng lô hàng, Giảm hàng tồn kho, Mất/thiệt hại hàng hóa; Tần suất dịch vụ; Độ chính xác dự báo; Độ tin cậy, Tính linh hoạt; Khối lượng vận chuyển, Ứng dụng, v.v.) Tất cả những điều này là chìa khóa để tăng năng suất và doanh thu, do đó, có thể kích thích tăng trưởng kinh tế (Mohamed, 2018)

Bảng 1.3: Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Tác giả Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

Ekaterina Uglovskaia

Trang 37

36 Sách chuyên khảo Tác giả Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

- Điều kiện làm việc an toàn hơn - Nơi làm việc mới hơn

- Cân bằng cuộc sống công việc hơn - Tăng doanh thu cho tổ chức

- Tổ chức đổi mới hình ảnh theo hướng tích cực

Waibel và cộng sự

(2018)

- Giảm sản xuất thừa thải và chất thải không cần thiết - Giảm tiêu thụ năng lượng vì các nhiệm vụ sản xuất được quản lý rất chặt chẽ

- Giảm chất thải đặc biệt là trong giai đoạn phát triển sản phẩm

- Giảm chi phí vận chuyển và đi lại - Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên

- Đóng góp tích cực vào việc quản lý nhà máy sản xuất rất linh hoạt

Pereira và Romero

- Các mô hình kinh doanh sáng tạo mới, chuỗi giá trị đang trở nên nhạy bén hơn, tăng khả năng cạnh tranh thông qua việc loại bỏ các rào cản giữa thông tin và cấu trúc vật lý - Số hóa bao gồm sự hội tụ giữa thế giới vật lý và thế giới ảo và sẽ có tác động rộng khắp trong mọi lĩnh vực kinh tế - Sự đổi mới theo chiều hướng công nghệ hóa sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và khả năng cạnh tranh

- Chuyển đổi công việc và các kỹ năng cần thiết, tránh những gì được gọi là thất nghiệp công nghệ, xác định lại các công việc hiện tại và thực hiện các biện pháp để điều chỉnh lực lượng lao động cho các công việc mới sẽ được tạo ra

Trang 38

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 37

Tác giả Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

- Năng lực mới và cần thiết phải tạo cơ hội để có được các kỹ năng cần thiết thông qua đào tạo chất lượng cao

Hugo Karre và

cộng sự (2017)

- Công nhân sẽ có một phần lớn hơn nhiều khi thực hiện các nhiệm vụ phức tạp và gián tiếp như cộng tác với máy móc trong công việc hàng ngày của họ

- Công nhân sẽ phải (1) giải quyết các vấn đề không có khuôn khổ cụ thể, (2) làm việc với thông tin mới và (3) thực hiện một số nhiệm vụ thủ công không thường xuyên

- Giảm việc sử dụng sức lực, tư duy cao hơn bằng cách sử dụng khung xương, thiết bị định vị, robot hoặc tự động hóa các nhiệm vụ đơn điệu; Giảm đi sự ghi nhớ không cần thiết bằng cách hiển thị thông tin chi tiết và các yêu cầu có sẵn lên màn hình; Giảm số lượng lỗi xảy ra bằng cách quan sát thời gian thực hiện quy trình và hướng dẫn công việc dựa trên kỹ năng

Yasanur (2018)

- Chi phí hậu cần được giảm thiểu: Thay đổi trong tiết kiệm chi phí hậu cần về vận chuyển, lưu kho, vận chuyển hàng tồn kho và chi phí quản lý

- Thời gian giao hàng được cải tiến: Thay đổi trong cải tiến giao hàng, thời gian chu kỳ, thời gian giao hàng

- Vận chuyển chậm trễ được giảm thiểu: Thay đổi số lượng lô hàng bị trì hoãn

- Giảm hàng tồn kho: Thay đổi về khối lượng hàng tồn kho - Mất/hư hỏng: Thay đổi số lượng hàng hóa bị mất và / hoặc bị hư hỏng do hư hỏng, trộm cắp và tai nạn

- Tần suất dịch vụ: Thay đổi tốc độ sử dụng (hệ số tải), khoảng thời gian thường xuyên được gia tăng

- Dự báo chính xác: Cho thấy chính xác số lượng hàng hóa, dịch vụ

- Độ tin cậy: Thay đổi về chất lượng hậu cần về vận chuyển, hàng tồn kho và kho bãi, ví dụ: giao hàng đúng thời gian theo lịch trình

Trang 39

38 Sách chuyên khảo Tác giả Các lợi ích từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4

- Tính linh hoạt: Thay đổi các điều kiện lập kế hoạch theo hướng cụ thể và rõ ràng, dễ theo dõi

- Khối lượng vận chuyển: Khối lượng vận chuyển được nâng cao mà không phải mất thêm chi phí

- Ứng dụng: Các ứng dụng phù hợp để số hóa trong các quy trình hậu cần

McKinsey Digital (2015)

- Tăng mạnh tính hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính - Công nghiệp 4.0 được coi là một trong những động lực chính cho sự tăng trưởng của mức doanh thu, ngay cả khi việc triển khai bất cứ công việc lớn hay nhỏ cũng sẽ đòi hỏi các khoản đầu tư đáng kể cho các doanh nghiệp

- Số liệu thống kê được tạo và thu thập theo cách tự động, vì vậy phản hồi nhanh hơn

- Dự báo sẽ dẫn đến tăng 6% việc làm trong mười năm tới

Koch và cộng sự (2014)

- Tăng năng suất: hiệu quả hoạt động sẽ tăng trung bình 3,3% mỗi năm trong 5 năm tiếp theo dẫn đến giảm chi phí trung bình hàng năm là 2,6%

- Doanh thu sẽ tăng nhanh hơn và cao hơn chi phí phát sinh để tự động hóa hoặc số hóa quy trình sản xuất theo Công nghiệp 4.0

- Tăng năng suất: Chỉ riêng ngành công nghiệp ô tô, năng suất dự kiến sẽ tăng 10%, 20% một khi Công nghiệp 4.0 được thực hiện đầy đủ

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy sự kết nối của con người, công nghệ thông tin và hệ thống các mạng tạo giá trị cao như Internet vạn vật, tự động tối ưu hóa và tự tổ chức vận hành tác động đến tất cả các quy trình của tổ chức khi tổ chức quyết định áp dụng cách sản xuất mới trong thời đại công nghiệp 4.0 Ví dụ, dữ liệu lớn đáp ứng nhu cầu của mọi tổ chức, khả năng xử lý dữ liệu Tuy nhiên, một số lợi ích rõ ràng có thể được xác định từ việc triển khai Công nghiệp 4.0 là tính linh hoạt, tiêu chuẩn chất lượng, hiệu quả, v.v Do

Trang 40

Tác động của công nghệ số đến hiệu quả tài chính của NHTM 39

đó, điều này sẽ cho phép các tổ chức đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo ra các giá trị mới và cao hơn Tuy nhiên, phần lớn các tổ chức ngần ngại bắt đầu các quy trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ do các rào cản thực hiện đó có thể là vấn đề về tài chính và thiếu kiến thức

Đối với hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh bằng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ; đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô hình chuẩn trong tương lai, trong đó bao gồm hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt

Đồng thời, những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Một số ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như Internet, điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn (Big Data), IoT,… sẽ giúp các ngân hàng thương mại trong nước định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị, thanh toán điện tử, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong tương lai

Công nghệ số sẽ góp phần thay đổi dịch vụ, doanh thu và hiệu quả kinh doanh Đến năm 2018, việc kinh doanh sử dụng công nghệ số sẽ đóng góp 44% doanh thu ngân hàng (so với mức 32% năm 2014 theo Tập đoàn BamBoo Capital) Đến năm 2020, tài sản do các chuyên gia tư vấn trực tuyến tự động (robo-adviser) quản lý sẽ tăng 68%/năm, lên

Ngày đăng: 08/05/2024, 00:42

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w