GIỚI THIỆU
Tổng quan về công ty
CÔNG TY CỔ PHẦN VISAHO
-Mục tiêu: Giúp cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ của VISAHO đều luôn tươi cười và cảm thấy hạnh phúc: "Chúng tôi sẽ cố gắng hết mình vì nụ cười của khách hàng".
-Địa chỉ : Tầng 6 Toà Miss AoDai, 21 Nguyễn Trung Ngạn, TP Hồ Chí Minh. -Lĩnh vực kinh doanh: Bất động sản.
-Hệ thống máy bơm nước chữa cháy Diesel Versa VD3N.24 được đưa vào hoạt động từ: 20/01/2021.
Hệ thống bảo trì hiện tại của công ty
- Bảo trì thường xuyên và bảo trì phòng ngừa – bảo trì sau 50 giờ làm việc, bảo trì sau 200 giờ làm việc Ngoài ra là bảo trì sửa chữa, thay thế khi có hư hỏng xảy ra. Trong đó nội dung bảo trì thường xuyên và sau 50 giờ, sau 200 giờ làm việc được qui định rõ ràng cho mỗi lần bảo trì:
Bảo trì thường xuyên Kiểm tra hệ thống mũ, vít, nước làm mát, bình accqui, độ kín của chân không mồi nước.
Khe hở supap, độ nén xi-lanh, vệ sinh bộ chế hòa khí, độ kín của hệ thống cung cấp nhiên liệu, thay và đảm bảo dầu không rò rì, sự bắt chặt bình accqui, độ kín của hệ thống chân không.
Bảo trì sau 200 giờ Thay dầu cho bộ lọc khí, thay dầu cát te, rửa bộ chế hòa khí, xả cặn bẩn trong thùng xăng.
Kiểm tra độ chặt của ecu bắt khối máy với bệ máy quang nhíp, kiểm tra điện áp mỗi ngăn phải lớn hơn 1,7 Vôn, điều chỉnh khe hở tiếp điểm, làm sạch tiếp điểm.
Làm sach chấu đánh lửa, điều chỉnh khe hở của chấu đánh lửa và kiểm tra khả năng đánh lửa.
Kiểm tra sự bám chặt của bơm ly tâm.
Bảng 1.1:Nội dung bảo dưỡng định kì máy bơm nước chữa cháy tại Công Ty
Cổ Phần Visaho (Nguồn: Sinh viên tổng hợp)
Hình 1.1: Qui trình bảo trì bảo dưỡng định kì của Công Ty Cổ Phần VisahoNguồn: Sinh viên tổng hợp
Hình 1.2:Qui trình sửa chữa khi có hư hỏng của Công Ty Cổ Phần VisahoNguồn: Sinh viên tổng hợp
Lý do chọn đề tài
-Thống kê về các thông số hoạt động của máy bơm nước chữa cháy của Công Ty
Cổ Phần Visaho trong tháng 10-tháng 12 năm 2022:
Thời gian TB giữa các lỗi MTBF (giờ) 50 49 48
Thời gian sửa chữa trung bình MTTR
Bảng 1.2: Thông số hoạt động của máy bơm nước chữa cháy giai đoạn T10- T12 năm 2022 của Công Ty Cổ Phần Visaho
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
-Mặc dù có nội dung qui định bảo trì thường xuyên, bảo trì định kì rõ ràng nhưng các chỉ số vẫn không được cải thiện mà ngược lại độ tin cậy của máy móc, thiết bị giảm, thông số về thời gian bảo trì, sửa chữa trung bình khi có bảo trì định kì, hư hỏng tăng làm thời gian dừng máy trung bình tăng Những vấn đề trên dẫn đến khả năng sẵn sàng liên tục giảm là vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết cần phải được phân tích kĩ càng nguyên nhân và đưa ra những biện pháp khắc phục kịp thời khi đây là vấn đề về khả năng sẵn sàng hoạt động của máy bơm nước chữa cháy – một phần của hệ thống chữa cháy làm giảm khả năng đảm bào an toàn, tính mạng của người lao động đang làm việc tại công ty.
Hình 1.3: Máy bơm nước chữa cháy tại Công Ty Cổ Phần Visaho
Nguồn: Sinh viên tổng hợp
Lí do chọn đề tài:
-Tình mạng con người nói chung và người lao động nói riêng luôn là vấn đề ưu tiên hàng đầu tại bất kì nơi nào Hệ thống chữa cháy - một bộ phận của hệ thống phòng cháy chữa cháy là công cụ ra đời nhằm nâng cao vấn đề an toàn của người lao động.Căn cứ theo thông tư 52/TT-BCA về qui định bảo trì, bảo dưỡng hệ thống chữa cháy một cách chi tiết, cụ thể của chính phủ ban hành ngày 28 tháng 10 năm 2014 càng cho thấy được tầm quan trọng của hệ thống chữa cháy và trong đó là hệ thống máy bơm nước chữa cháy Chính vì thế, lắp đặt hệ thống máy bơm nước chữa cháy nhằm nâng cao an toàn cho người lao động trong mỗi công ty là trách nhiệm, nghĩa vụ,bổn phận của mỗi công công ty là điều không thể thiếu sót và Công Ty Cổ PhầnVisaho cũng không ngoại lệ Công Ty Cổ Phần Visaho đã lắp đặt hệ thống máy bơm nước chữa cháy động cơ diesel versar VD3N.24 đưa vào hoạt động ngày20/01/2021
-Tuy nhiên qua tình hình bảo trì hiện tại của doanh nghiệp và thống kê các số liệu hoạt động trong 3 tháng gần nhất cụ thể là giai đoạn tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2022 của hệ thống máy bơm nước chữa cháy của Công Ty Cổ Phần Visaho thì khả năng sẵn sàng hoạt động của máy trong điều kiện bình thường liên tục giảm trong những tháng gần đây ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ an toàn cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp Chính vì vậy, nhóm quyết định chọn đề tài:
Bảo trì và sửa chữa hệ thống máy bơm nước chữa cháy tại Công ty Cổ phần Visaho gặp phải một số hạn chế Bằng cách sử dụng biểu đồ đánh giá ưu tiên FMEA, các lỗi chính được xác định và tập trung cải tiến Biểu đồ xương cá phân tích nguyên nhân gốc rễ của các lỗi, dẫn đến các giải pháp cải thiện khả năng sẵn sàng hoạt động của máy bơm Các giải pháp này bao gồm tăng cường độ tin cậy, giảm thời gian dừng máy trong quá trình bảo trì định kỳ và sửa chữa, từ đó đảm bảo hoạt động bình thường, nâng cao độ an toàn cho người lao động.
Mục tiêu của đề tài
-Nêu ra được hệ thống bảo trì hiện tại của doanh nghiệp và các số liệu thống kê khả năng hoạt động của máy bơm nước chữa cháy trong giai đoạn tháng 10 – tháng 12 năm 2022 thông qua sử dụng các số liệu thống kê và qui định bảo trì, bảo dưỡng của Công Ty Cổ Phần Visaho.
-Tìm ra các lỗi cần ưu tiên khắc phục thông qua chỉ ra được các lỗi mà máy bơm nước chữa cháy gặp phải trong tháng 10, tháng 11 và tháng 12 năm 2022 và tiến hành đánh giá các lỗi bằng các chỉ số S, O, D từ đó tính ra được hệ số số rủi ro RPN1 qua bảng khảo sát FMEA
- Đối tượng khảo sát: Các cấp quản lí, nhân viên bảo trì, nhân viên sửa chữa và một số người lao động quan tâm đến hệ thống phòng cháy chữa cháy đang làm việc tại Công Ty Cổ Phần Visaho
Xác định các nguyên nhân gốc rễ qua biểu đồ xương cá thông qua khảo sát ở nhiều cấp quản lý, nhân viên bảo trì, nhân viên sửa chữa và một số người lao động liên quan.
-Đánh giá lại chỉ số RPN2 qua S2, O2, D2 sau khi tìm ra được giải pháp cho các lỗi và đưa ra kết luận.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Bảo trì, bảo dưỡng
-Bảo trì và bảo dưỡng là những hoạt động chăm sóc về mặt kĩ thuật , điều chỉnh,sửa chữa hay thay thế một số linh kiện, chi tiết bên trong các loại máy móc, thiết bị nhằm.
Mục đích của bảo trì, bảo dưỡng
-Nhằm hệ thống hoá các thủ tục thực hiện trong bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại công ty.
-Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị máy móc.
-Đảm bảo hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa trang thiết bị máy móc được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cũng như sử dụng hiệu quả của các loại trang thiết bị máy móc.
-Giảm thiểu mức độ hao mòn, hư hỏng và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại trang thiết bị, máy móc.
Quy định này cụ thể hóa các trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận và phòng ban trong việc thông báo hư hỏng, giữ gìn và bảo vệ trang thiết bị máy móc tại công ty Điều này giúp tránh tình trạng trốn tránh trách nhiệm và xác định rõ người liên quan khi xảy ra hư hỏng thiết bị, góp phần tăng tính minh bạch và hiệu quả trong công tác quản lý trang thiết bị máy móc.
Phạm vi của bảo trì, bảo dưỡng
-Toàn thể các bộ phận phòng ban thuộc khối khu vực văn phòng và khối kinh doanh dịch vụ.
-Đối với các công ty, các đơn vị cung cấp sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng bên ngoài khi vào làm việc cần phối hợp thực hiện đúng quy trình nhằm đảm bảo việc sửa chữa,bảo trì, bảo dưỡng hoặc thay thế trang thiết bị máy móc được diễn ra hiệu quả.
Biểu đồ xương cá
-Biểu đồ xương cá (Fishbone Diagram), hay còn gọi là biểu đồ Ishikawa, là biểu đồ thể hiện mối tương quan giữa nguyên nhân và kết quả Đây là phương pháp nằm trong 7 QC Tools – bộ công cụ dùng để quản lý và kiểm định chất lượng:
.Biểu đồ xương cá được coi là công cụ tìm kiếm nguyên nhân Biểu đồ này hay được dùng khi muốn phân tích, tư duy logic các vấn đề xảy ra có liên quan đến nhau để từ đó truy xuất, dự đoán các nguyên nhân gốc rễ gây ra các vấn đề nghiêm trọng là gì.
.Việc phân tích biểu đồ xương cá giúp các nhà quản lý, doanh nghiệp có thể hình dung vấn đề trên cả một quá trình xuyên suốt, xác định được nguyên nhân chính xác, gốc rễ của vấn đề.
.Các nhà quản lý có thể sử dụng biểu đồ xương cá để tìm kiếm lý do khiến một quy trình hoặc một thành phẩm thất bại hoặc không đạt kết quả mong muốn
Công cụ này cũng dùng để nghiên cứu, dự báo những vấn đề và mối nguy tiềm ẩn, từ đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa kịp thời, đảm bảo chất lượng sản xuất..Biểu đồ xương cá được sử dụng khi các nhà quản lý cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất.
FMEA
-FMEA (viết tắt của Failure Mode and Effects Analysis) được hiểu là phân tích dạng lỗi và các ảnh hưởng đến thành phẩm hoặc đầu ra của quy trình Cụ thể: Failure (Sự sai hỏng): Sự sai hỏng trong FMEA được nhấn mạnh là những lỗi tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai chứ ko phải những lỗi đã xảy ra Mode (Cách thức): Mang ý nghĩa là phương thức, nguyên nhân gây ra sai hỏng Cần phân biệt Failure Mode (cơ chế, nguyên nhân) với Defect (thiên về phân loại phế phẩm) Effect ( Ảnh hưởng, tác động): Mang ý nghĩa là Ảnh hưởng của những lỗi sai này là gì? Hậu quả như thế nào? Tác động ra sao tới đầu ra (thành phẩm) của quá trình Analysis (Phân tích): Mang ý nghĩa là phân tích nguyên nhân lỗi sai, từ đó đưa ra cách thức cải tiến phù hợp
-Đây là một công cụ quản lý chất lượng toàn diện dùng để phát hiện ra các lỗi tiềm ẩn có thể tồn tại trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc quy trình sản xuất Mục tiêu là loại bỏ các dạng hư hỏng và giảm thiểu những rủi ro.
-Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần lưu ý, FMEA không phải giải pháp thay thế quy trình quản trị sản xuất của nhà máy Thay vào đó, FMEA giúp nâng cao kỹ thuật
-Thang đo mức độ nghiêm trọng (S):
Mức độ tác động Tiêu chuẩn đánh giá Phân loại
Các lỗi nghiêm trọng khó lường hàng phải bị loại bỏ hàng loạt 10
Rất nghiêm trọng Các lỗi nghiêm trọng lỗi cần phải loại bỏ 9
Rất lớn Các lỗi nghiêm trọng hàng phải được tái chế hàng loạt 8
Lớn Các lỗi nghiêm trọng phải được tái chế lại 7 Đáng lưu ý Các lỗi đòi hỏi phải đợi nguyên vật liệu mới để làm lại 6
Trung bình Các lỗi đòi hỏi thời gian khắc phục dài 5
Vừa Các lỗi có thể phát hiện bằng mắt thường và sửa chữa được 4
Nhẹ Các lỗi bên ngoài tuy nhiên có thể ảnh hưởng đến công đoạn sau 3
Rất nhẹ Các lỗi liên quan đến thao tác, va chạm gây lỗi 2
Các lỗi có thể sửa chữa, khắc phục nhanh chóng và không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm.
-Thang đo đánh giá mức độ xuất hiện (O)
Mức độ tác động Phân loại
Lỗi xuất hiện thường xuyên và số lượng nhiều
Lỗi thường xuyên xảy ra 7
Tỉ lệ lỗi trung bình 6
Tỉ lệ lỗi không cao 5 Ít khi xảy ra lỗi 4
Lỗi xảy ra không thường xuyên 2
Có vẻ không có sai lỗi
Mức độ tác động Phân loại
Gần như không phát hiện được 10
Có thể phát hiện ngay 1
Tổng quan các nghiên cứu liên quan
-Nghiên cứu “Quản lí bảo trì và phương pháp quản lí bảo trì” (2022) của Ths Nguyễn Xuân Hách đã nêu lên được tầm quan trọng của bảo trì, bảo dưỡng khi chi phí tiêu tốn cho một giờ máy móc thiết bị của các tổ chức là rất lớn và nêu ra lợi ích của việc bảo trì, bảo dưởng đúng cách Tác giả đã đề xuất mô hình quản lí ITG-một phần mềm quản lí bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa từng bộ phận trong máy móc thiết bị nhằm theo dõi, giám sát một cách cụ thể tình hình của mỗi một bộ phận của máy mọc thiết bị để có thể lên lịch bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả.
-Nghiên cứu” Bảo dưỡng bảo trì máy công nghiệp” (2022) của Khoa cơ khí máy Trường Đại học sự phạm kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh nêu ra các vấn đề, nguyên nhân gây ra những vấn đề về độ tin cậy, khả năng sẵn sàng giảm…như vấn đề vệ sinh, tay nghề của người lao động còn thấp…từ đó nêu ra được các giải pháp khắc phục cho các vấn đề xung quanh ngoài các vấn đề chuyên môn, kĩ thuật Có thể nói bài phân tích rất kĩ, đầy đủ cũng như tính ứng dụng rất cao khi các vấn đề được nêu đầy đủ, rõ ràng và xuất hiện trong hầu hết các doanh nghiệp.
-Nghiên cứu” Thực trạng bảo trì, bảo dưỡng tại Việt Nam” (2022) của Tiến sĩ Võ Thành Tân tổng hợp các phương pháp bảo trì, bảo dưỡng hiện tại cũng như nêu ra thực trạng bảo trì, bảo dưỡng tại Việt Nam là chưa có ý thức cho việc bảo trì, bảo dưỡng khi hơn 50% doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu chỉ tập trung bảo trì, bảo dưỡng cơ hội – chỉ bảo trì khi có hư hỏng, hỏng hóc Từ đó nêu bật vai trò tích cực của bảo trì phòng ngừa – bảo trì định kì, bảo trì thường xuyên và bảo trì dự đoán, đề xuất các doanh nghiệp ngoài phương pháp bảo trì cơ hội nên cân nhắc cho hệ thống bảo trì thường xuyên, phòng ngừa và định kì.
-Nghiên cứu” Qui trình bảo trì hệ thống chữa cháy” (2018) của Ths Nguyễn Hưng Phát nhận định rằng hệ thống bảo trì chữa cháy chưa được đầy đủ thông qua trích dẫn các hướng dẫn bảo trì hệ thống phòng cháy, chữa cháy từ đó nêu ra được qui tắc, thứ tự kiểm tra cho mỗi lần bảo trì, bảo dưỡng của hệ thống chữa cháy trong đó có hệ thống máy bơm nước chữa cháy Bài nghiên cứu thể hiện khá đầy đủ các nội dung bảo trì, bảo dưỡng cho hệ thống phòng chữa cháy nói chung và hệ thống máy bơm nước chữa cháy nói riêng mang tính tham khảo cho các doanh nghiệp đang sử dụng hình thức bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, định kì đối với hệ thống này.-Nghiên cứu” Công thức bảo trì hệ thống phòng cháy chữa cháy” (2021) của Ths.sHoàng Thái Hưng nhận xét rằng hầu hết thiếu khuyết trong việc bảo trì, bảo dưỡng của doanh nghiệp Việt Nam là chưa ý thức được thời gian nào cần tiến hành bảo trì bảo dưỡng trong đó có các doanh nghiệp đang sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy Bài nghiên cứu nêu ra được thời gian cần tiến hành bảo trì, bảo dưỡng định kì cho hệ thống phòng cháy chữa cháy Bài viết đi giải quyết đúng vấn đề mà rất nhiều doanh nghiệp đang gặp phải, là một bài nghiên cứu khá sâu sắc.
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ
Các vấn đề về máy bơm nước chữa cháy Công Ty Cổ Phần Visaho gặp phải trong giai đoạn T10-T12 năm 2022
-Các lỗi: +Máy bơm không lên nước
+Buồng máy bơm chữa cháy không được mồi đầy nước
+Máy bơm chữa cháy không mở van đầu ra sau khi sử dụng +Cánh máy bơm chữa cháy bị đảo ngược
+Máy bơm nước chữa cháy chạy một thời gian chết máy liên tục
+Máy bơm nước chữa cháy khởi động không lên
+Máy bơm nước chữa cháy chạy nhanh nóng +Máy bơm nước chữa cháy khởi động có khói đen
Bảng 1.3: Bảng lỗi máy bơm nước gặp phải trong giai đoạn T10-T12 năm 2022
-Trên đây là các lỗi trong tháng 10, tháng 11, tháng 12 năm 2022 mà hệ thống máy bơm nước chữa cháy của Công Ty Cổ phần Visaho đã gặp phải Hệ thống các lỗi này sẽ được tiến hành khảo sát bằng công cụ FMEA cụ thể là bảng khảo sát S, O, D đã được trình bày ở phần cơ sở lí thuyết để tìm ra các lỗi cần ưu tiên giải quyết.-Đối tượng: Bảng khảo sát FMEA dành cho các cấp quản lí, nhân viên bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa thay thế và người lao động có quan tâm đến hệ thống máy bơm nước chữa cháy sẽ được trình bày ở phụ lục 3 cụ thể là bảng 3.1.
Biểu đồ FMEA
Sau khi tiến hành khảo sát các lỗi thông qua bảng khảo sát FMEA để xác định mức độ nghiêm trọng (S), khả năng xảy ra (O) và khả năng phát hiện (D), từ đó tính được chỉ số rủi ro (RPN1) của từng lỗi Quá trình này giúp xác định 5 lỗi có RPN1 lớn nhất, tạo nên sơ đồ FMEA ban đầu.
1 Bơm chạy không lên nước 9 8 3 216
2 Máy chạy một thời gian chết máy 9 7 3 189
3 Máy khởi động không lên 9 6 3 162
4 Máy khởi động có khói đen 9 3 3 81
Bảng 1.4: Bảng FMEA đánh giá RPN1 sau khi khảo sát
+Bơm chạy không lên nước
+Máy chạy một thời gian chết máy
+Máy khởi động không lên
+Máy khởi động có khói đen
-Những lỗi nêu trên là các lỗi thông qua bảng khảo sát FMEA tại bảng 3.1 phụ lục 3 từ đó tính ra được những lỗi chỉ số rủi ro cao nhất Công Ty Cổ Phần Visaho cần tiến hành khắc phục các lỗi này trước tiên theo thứ tự chỉ số RPN1 từ cao đến thấp. -Để tiến hành khắc phục các lỗi thì cần phải tìm ra các nguyên nhân chung từ đó tiến hành khảo sát các nguyên nhân chung nhằm tim ra được các nguyên nhân cốt lõi và tiến hành đi cải thiện, khắc phục các nguyên nhân cốt lõi gây ra các lỗi, vấn đề nêu trên Bảng khảo sát nguyên nhân chủ yếu của.
Phân tích nguyên nhân chung
3.3.1.Máy bơm nước chữa cháy chạy không lên nước
.Bể nước mồi chứa nhiều cặn hay khối lượng nước phân bổ chưa được hợp lí.
.Hệ thống máy bơm li tâm bị hư hỏng không đảm bảo được khả năng hút nước của hệ thống máy bơm chính.
.Che chắn còn hạn chế dẫn đến khói bụi.
.Công tác tư vấn bảo trì kém.
.Ý thức làm việc chưa tốt.
.Tay nghề còn hạn chế.
.Các lỗi hư hỏng liên quan đến các bộ phân chưa có trong nội dung bảo trì. Chưa có công tác giám sát phù hợp về điều kiện thời gian, hiệu quả và chất lượng bảo trì, sửa chữa.
.Môi trường đặt máy chưa đảm bảo như khói bụi, ẩm ướt mưa làm giảm độ tin cậy của máy.
.Môi trường làm việc nhân viên bảo trì, sửa chữa chưa tốt làm công tác bảo trì không có năng suất cao
3.3.2.Máy chạy một thời gian chết máy
.Máy cạn dầu không có nhiên liệu để chạy.
.Cấu tạo của máy bởi các bộ phận kém chất lượng làm cho các bộ phận không ăn khớp, hoạt động không như mong muốn hay các bộ phận bị đặt sai lệch chỗ. Che chắn máy không tốt dình mưa, khói bụi…
.Công tác tư vấn bảo trì kém.
.Ý thức làm việc chưa tốt.
.Tay nghề còn hạn chế
.Môi trường đặt máy chưa đảm bảo như khói bụi, ẩm ướt mưa làm giảm độ tin cậy của máy.
.Môi trường làm việc nhân viên bảo trì, sửa chữa chưa tốt làm công tác bảo trì không có năng suất cao
.Các lỗi hư hỏng liên quan đến các bộ phân chưa có trong nội dung bảo trì. Chưa có công tác giám sát phù hợp về điều kiện thời gian, hiệu quả và chất lượng bảo trì, sửa chữa.
3.3.3 Máy khởi động không lên
.Do sắp hết dầu máy không có đủ nhiên liệu để hoạt động đúng công suất. Bình accqui cạn nguồn không cung cấp được nguồn điện cho hệ thống đánh lửa và hệ thống phun dầu, máy chạy không được
.Che chắn máy chưa tốt dẫn đến khói bụi, nắng làm giảm chất lượng máy. +Con người:
.Ý thức làm việc chưa tốt
.Công tác tư vấn bảo trỉ chưa tốt.
Các lỗi hư hỏng liên quan đến các bộ phân chưa có trong nội dung bảo trì. Chưa có công tác giám sát phù hợp về điều kiện thời gian, hiệu quả và chất lượng bảo trì, sửa chữa.
.Môi trường đặt máy chưa đảm bảo như khói bụi, ẩm ướt mưa làm giảm độ tin cậy của máy.
.Môi trường làm việc nhân viên bảo trì, sửa chữa chưa tốt làm công tác bảo trì không có năng suất cao
3.3.4.Máy khởi động có khói đen
.Ý thức làm việc chưa tốt.
.Điều kiện đặt máy chưa tốt tạo điều kiện cho khói bụi, nhiệt độ cao giảm độ tin cậy của máy.
.Môi trường làm việc nhân viên bảo trì, sửa chữa chưa tốt làm công tác bảo trì không có năng suất cao
+Phương pháp bảo trì, bảo dưỡng
.Các lỗi hư hỏng liên quan đến các bộ phân chưa có trong nội dung bảo trì.
.Chưa có công tác giám sát phù hợp về điều kiện thời gian, hiệu quả và chất lượng bảo trì, sửa chữa.
->Từ các lỗi đã phân tích thì nhóm đã lập ra được bảng khảo sát các nguyên nhân cốt lõi gây nên các lỗi từ các nguyên nhân chung-Bảng 3.2, bảng 3.3, bảng 3.4, bảng 3.5 tại phụ lục 3.
Biểu đồ xương cá
-Sau khi tiến hành khảo sát các đối tượng là các cấp quản lí, nhân viên bảo trì và người lao động có quan tâm đến hệ thống máy bơm nước chữa cháy tại doanh nghiệp thì đã tìm ra các nguyên nhân cốt lõi cho các lỗi.
3.4.1.Máy chạy không lên nước xxx
Máy móc Con người Ý thức tồi Bơm li tâm
Không lên nước Chỗ đặt xấu
Hình 1.4 Biểu đồ xương cá máy chạy không lên nước
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy các nguyên nhân chủ yếu do:
-Máy móc, thiết bị: Hệ thống bơm li tâm hỏng.
-Con người: Ý thức làm việc chưa tốt.
-Phương pháp bảo trì: Chưa có sự giám sát về chất lượng cũng như hiệu quả của công tác sau mỗi lần bảo trì, sửa chữa.
-Môi trường: Môi trường đặt máy chưa tốt tác động xấu đến máy móc thiết bị.
3.4.2.Máy chạy một thời gian chết máy:
Máy móc Con người Ý thức Cạn dầu
Chết máy Chỗ đặt xấu
-Máy móc, thiết bị: Cạn dầu, thiếu nhiên liệu để tiếp tục hoạt động.
-Con người: Ý thức chưa tốt
Công tác bảo trì trang thiết bị chưa được giám sát chặt chẽ về chất lượng và hiệu quả sau mỗi lần thực hiện, bao gồm bảo trì, sửa chữa hoặc mua sắm thiết bị mới Điều này gây ra những khó khăn trong việc đánh giá mức độ cải thiện hiệu suất thiết bị và tác động của công tác bảo trì đối với hiệu quả hoạt động tổng thể của hệ thống.
-Môi trường: Môi trường đặt máy chưa tốt tác động xấu đến máy móc thiết bị.
3.4.3.Máy khởi động không lên
Hình 1.6 Biểu đồ xương cá máy khởi động không lên
Qua sơ đồ trên ta có thể thấy các nguyên nhân chủ yếu do:
Tư vấn kém Cấu tạo kém
Chết máy Chỗ đặt xấu
Cấu tạo của máy bơm nước chữa cháy kém chất lượng chủ yếu do quá trình mua sắm chưa được kiểm tra kỹ lưỡng Khi tiến hành sửa chữa, thay thế các bộ phận, người ta thường sử dụng những bộ phận giá rẻ không đạt chuẩn Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của máy bơm nước chữa cháy.
-Con người: Công tác tư vấn bảo trì kém.
-Phương pháp bảo trì: Chưa có sự giám sát về chất lượng cũng như hiệu quả của công tác sau mỗi lần bảo trì, sửa chữa hay mua sắm thiết bị.
-Môi trường: Môi trường đặt máy chưa tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng máy.
3.4.4.Máy khởi động có khói đen
Hình 1.7 Biểu đồ xương cá máy chạy không lên nước
Che chắn chưa tốt Tư vấn kém
Không lên nước Chỗ đặt xấu
-Máy móc, thiết bị: Che chắn máy chưa tốt làm máy bị ảnh hưởng bởi khói bụi, nhiệt độ cao hay ẩm ướt gây ra lỗi trên.
-Con người: Công tác tư vấn bảo trì kém.
-Phương pháp bảo trì: Chưa có sự giám sát về chất lượng cũng như hiệu quả của công tác sau mỗi lần bảo trì, sửa chữa.
-Môi trường: Môi trường đặt máy chưa tốt tác động xấu đến máy móc thiết bị.
GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT
Giải pháp
4.1.1.Máy bơm chạy không lên nước
Giải pháp sẽ tập trung chủ yếu làm giảm khả năng xảy ra của lỗi cụ thể: -Máy bơm li tâm là một phần trong nội dung bảo trì định kì của doanh nghiệp nhưng vẫn xảy ra vấn đề, cho nên doanh nghiệp cần chú ý kĩ công tác bảo trì cho hệ thống này kĩ hơn Đặc biệt là công tác nhân viên và phương pháp bảo trì từ các cấp quản lí.
-Ý thức làm việc chưa tốt dẫn đến thực hiện công tác bảo trì định kì cho máy bơm li tâm quoa loa cần phải được điều chỉnh bằng cách đưa ra các qui định về thưởng phạt, huấn luyện chuyên sâu hơn về kiến thức hay tầm quan trọng của bảo trì…
-Phương pháp bảo trì bảo dưỡng cần phải có sự giám sát hợp lí từ người có chuyên môn để đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng bảo trì, sửa chữa
-Cần xem xét môi trường đặt máy kĩ càng, xem xét điều kiện đặt máy có đảm bảo về công tác tránh giảm khói bụi, nhiệt độ cao hay ẩm ướt không.
4.1.2.Máy chạy một thời gian chết máy
Để giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi cụ thể, các doanh nghiệp cần chú trọng công tác kiểm tra dầu nhớt, vốn là một phần trong bảo trì định kỳ nhưng thường gặp vấn đề Do vậy, doanh nghiệp cần tăng cường bảo trì hệ thống này, đặc biệt là đào tạo nhân viên và cải thiện phương pháp bảo trì.
-Cải thiện tác phong, ý thức làm việc của nhân viên bằng các qui định cũng như công tác giám sát hợp lí, các khóa huấn luyện chuyên sâu về tầm quan trọng của công tác bảo trì….
-Phương pháp bảo trì bảo dưỡng cần phải có sự giám sát hợp lí từ người có chuyên môn để đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả, chất lượng bảo trì, sửa chữa nội dung nhiên liệu định kì
-Cần xem xét môi trường đặt máy kĩ càng, xem xét điều kiện đặt máy có đảm bảo về công tác tránh giảm khói bụi, nhiệt độ cao hay ẩm ướt không cũng là một phần giảm thiểu khả năng xảy ra lỗi.
4.1.3.Máy khởi động không lên
Giải pháp sẽ tập trung chủ yếu làm giảm khả năng xảy ra của lỗi cụ thể: -Chất lượng của bộ phận trong máy không đạt chất lượng dẫn đến lỗi này, công ty nên xem xét về đầu tư thêm chi phí cho các bộ phận chất lượng mỗi lần sửa chữa, thay thế hay kiểm tra kĩ càng lúc đầu mua thiết bị Tiêu chuẩn hóa tầm quan trọng của chất lượng bộ phận tốt từ đó thay đổi ý thức, quan niệm của nhân viên, các cấp quản lí.
Cần xem xét môi trường đặt máy kĩ càng, xem xét điều kiện đặt máy có đảm bảo về công tác tránh giảm khói bụi, nhiệt độ cao hay ẩm ướt không.
4.1.4.Máy khởi động có khói đen
Giải pháp sẽ tập trung chủ yếu làm giảm khả năng xảy ra của lỗi cụ thể: -Vệ sinh là một phần đã được qui định trong nội dung bảo trì nhưng vẫn xảy ra lỗi này vì thế doanh nghiệp cần xem xét ki cách làm việc của nhân viên cũng như
-Phương pháp bảo trì cần phải bổ sung thêm sự giám sát phù hợp đảm bảo tiến độ, hiệu quả của nội dung bảo trì định kì là vấn đề vệ sinh.
Bảng FMEA sau khi đề xuất giải pháp
RPN1 Nguyên nhân Giải pháp RPN2 So sánh
Bơm li tâm hư, ý thức làm việc tồi, chưa có giám sát
, môi trường để máy chưa tốt
Chú ý bảo trì bơm li tâm, điều chỉnh thái độ làm việc, có người giám sát bảo trì, kiểm tra môi trường đặt máy kèm theo mỗi lần bảo trì.
Hết nhớt, ý thức làm việc chưa tốt, chưa có giám sát, môi trường đặt máy chưa tốt.
Chú ý kiểm tra nhớt kĩ trong định kì theo nội dung, điều chỉnh thái độ làm việc, có người giám sát bảo trì, kiểm tra môi trường đặt máy kèm theo mỗi lần bảo trì.
Cấu tạo kém chất lượng, công tác tư vấn bảo trì kém, chưa có sự giám sát, môi trường đặt máy chưa tốt.
Tiêu chuẩn hóa vấn đề chất lượng bộ phận máy.
Vệ sinh kém, ý thức làm việc chưa tốt, chưa có giám sát, môi trường đặt máy khói bụi, mưa
Chú ý theo dõi, giám sát quá trình vệ sinh máy định kì, nâng cao
54 RPN2Doanh nghiệp chú ý hệ thống hóa và luôn cập nhật nội dung bảo trì định kì: đưa vấn đề kiểm tra môi trường đặt máy, môi trường làm việc vào nội dung bảo trì định kì.
-Sử dụng phương pháp bảo trì tự quản thêm vào hệ thống bảo trì hiện tại của doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức về các vấn đề chăm sóc, theo dõi máy hàng ngày thông qua nâng cao hiểu biết của nhân viên về về máy móc thiết bị. -Tìm hiểu, sử dụng phần mềm quản lí tình trạng máy móc, thiết bị như phần mềm theo dõi như ITG để theo dõi sát sao cụ thể, các thông số bảo trì cũng như thông số hoạt động của từng bộ phần của từng loại máy móc.
Việc áp dụng phương pháp 5S cũng là một yếu tố góp phần bảo đảm yếu tố vệ sinh, giúp mọi công tác bảo trì diễn ra thuận lợi hơn, đồng thời tăng độ tin cậy của hệ thống máy bơm nước chữa cháy.
-Đề tài nhóm thực hiện tập trung giải quyết vấn đề về khả năng sẵn sàng của máy bơm nước chữa cháy thông qua các khảo sát các lỗi, nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sẵn sàng và đưa ra biện pháp, giải pháp nâng cao độ tin cậy, thời gian dừng máy mỗi lần cũng như khả năng sửa chữa, bảo trì cho máy bơm nước chữa cháy tại Công Ty Cổ Phần Visaho nhằm mang tính chất tham khảo.
-Các giải pháp, đề xuất mang tính chất tham khảo cho Công Ty thực hiện giải quyết các lỗi cốt lõi để có thể theo thứ tự ưu tiên cần triển khai thực tế và đánh giá kết quả RPN2.
Đề tài nghiên cứu vẫn còn hạn chế về tính chủ quan trong thông tin, chưa sát với thực tiễn tại các doanh nghiệp Đặc biệt, đối với RPN2, cần tiến hành đánh giá kỹ lưỡng hơn thông qua các hoạt động thực tế để có được những đánh giá và kết quả chính xác.
-Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo: giải quyết chuyên sâu một thông số cụ thể như độ tin cậy trong khả năng sẵn sàng vì đi giải quyết khả năng sẵn sàng đề tài còn rất rộng dẫn đến nghiên cứu chưa được sâu sắc.