1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông

44 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,69 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI (8)
    • 1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội (8)
    • 1.2. Các khía cạch của trách nhiệm xã hội (9)
      • 1.2.1. Khía cạnh kinh tế (9)
      • 1.2.2. Khía cạnh pháp lý (10)
      • 1.2.3. Khía cạnh đạo đức (10)
      • 1.2.4. Khía cạnh nhân văn (11)
  • PHẦN 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG (12)
    • 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông (12)
      • 2.1.1. Khái quát về Tổng công ty Truyền thông (12)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ (12)
      • 2.1.3. Lĩnh vực kinh doanh (13)
      • 2.1.4. Cơ cấu tổ chức (14)
      • 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông (14)
    • 2.2. Thực trạng trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT media (0)
      • 2.2.1. Thực hiện nghĩa vụ kinh tế (0)
      • 2.2.2. Thực hiện nghĩa vụ pháp luật (24)
      • 2.2.3. Thực hiện nghĩa vụ đạo đức (28)
      • 2.2.4. Thực hiện đóng góp xã hội (30)
    • 2.3. Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media (33)
      • 2.3.1. Ưu điểm (33)
      • 2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân (34)
  • PHẦN 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY VNPT MEDIA (35)
    • 3.1. Định hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Media (35)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT Media (36)
      • 3.2.1. Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội (36)
      • 3.2.2. Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh (38)
      • 3.2.3. Giải pháp áp dụng thành công bộ tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội (38)
      • 3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội (40)
  • KẾT LUẬN (42)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (43)
    • YBảng 2.1. Mức độ hiểu biết của người lao động của VNPT-Media về trách nhiệm xã hội (0)

Nội dung

Lợi ích của TNXH còn mang lại cho chính nội bộ doanh nghiệp qua sự cải thiện quan hệ trong công việc, niềm tin, sự gắn bó và hài lòng của người lao động trong doanh nghiệp.TNXH doanh ngh

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

Khái niệm trách nhiệm xã hội

Trách nhiệm với xã hội được hình thành và gắn liền với doanh nghiệp bởi bất cứ DN nào hoạt động cũng đều góp phần đóng góp cho cộng đồng, xã hội Vậy, cần làm rõ khái niệm trách nhiệm xã hội là gì?

Trách nhiệm xã hội (CSR – Corporate Social Responsibility) ngày cảng ảnh hưởng tới nhiều DN và các đối tượng liên quan, các doanh nghiệp cần đặt ra mục đích là phải quan tâm tới việc hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có tác động ra sao đến các vấn đề xã hội như vấn đề về môi trường sinh thái, vấ đề về môi trường lao động, an sinh xã hội… có rất nhiều khái niệm khác nhau về TNXH đã được các học giả đưa ra Mỗi tổ chức, DN, Chính phủ nhìn nhận CSR dưới những góc độ và quan điểm riêng, phụ thuộc vào điều kiện, đặc điểm và trình độ phát triển của mình.

Keith Davis (1973) cho rằng“CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vượt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế và công nghệ” [15].

Eells và Waltson (1974): “Theo nghĩa rộng nhất, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự quan tấm đến các nhu cầu và mục tiêu của xã hội vượt trên lợi ích kinh tế truyền thống và một sự quan tâm lớn hơn đến vai trò của doanh nghiệp trong việc hỗ trợ và cải thiện trật tự xã hội”.

Carroll (1999): “Trách nhiệm xã hội là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định” [14].

Hội đồng doanh nghiệp thế giới vì sự phát triển bền vững nêu lên khái niệm: “Trách nhiệm xã hội là sự cam kết của doanh nghiệp nhằm đóng góp cho phát triển kinh tế bền vững thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên của gia đình họ, cho cộng đồng và cho toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội”.

Như vậy, hiện nay có khá nhiểu quan điểm và khái niệm về trách nhiệm xã hội khác nhau, nhưng tựu trung lại có thể hiểu trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như sau:

- Trách nhiệm xã hội là nghĩa vụ mà một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nói chung.

- Có trách nhiệm với xã hội là tăng đến mức tối đa các tác dụng tích cực và giảm tới tối thiểu các hậu quả tiêu cực đối với xã hội

- Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng cách đạt một chứng chỉ quốc tế hoặc áp dụng những bộ quy tắc ứng xử (Code ofConduct - CoC).

Các khía cạch của trách nhiệm xã hội

Thực hiện nghĩa vụ ở khía cạnh kinh tế trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là doanh nghiệp “phải sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà xã hội cần và muốn với một mức giá có thể duy trì DN và làm thỏa mãn trách nhiệm của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động, phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ như thế nào trong hệ thống xã hội Trong khi thực hiện các công việc này, các DN thực sự góp phần vào tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của DN”. Tuy nhiên, những điều kiện tiên quyết khi thực hiện nghĩa vụ kinh tế trong doanh nghiệp là cần phải đảm bảo đạt được lợi nhuận kỳ vọng, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tăng trưởng doannh nghiệp bền vững.

Thực hiện nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động là tạo môi trường làm việc tốt, an toàn, vệ sinh, không gian làm việc với cơ sở vật chất thân thiện cho người lao động, tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân của họ ở nơi lao động, tạo ra những cơ hội, khả năng thăng tiến, phát triển chuyên môn và đào tạo cho người lao động, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, công nhận thành tích và hưởng thù lao, khen thưởng xứng đáng với những đóng góp của người lao động cho doanh nghiệp.

Thực hiện nghĩa vụ xã hội trên khía cạnh kinh tế của doanh nghiệp đối với khách hàng, với người tiêu dùng chính là cung cấp các sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ đảm bảo chất lượng Tuy nhiê, trong thời đại toàn cầu hóa như hiện nay thì sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt vẫn chưa đủ mà doanh nghiệp còn cần phải quan tâm đến các vấn đề về chất lượng, an toàn sản phẩm cho sức khỏe của cộng đồng, xã hội, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường, thông tin sản phẩm minh bạch, giá cả ổn định, phân phối, cạnh tranh lành mạnh.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh kinh tế chính là cơ sở cho toàn bộ hoạt động của mỗi doanh nghiệp Có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn các nghĩa vụ kinh tế trong kinh doanh đều được điều tiết bởi hệ thống trách nhiệm pháp lý. Theo đó, các doanh ngiệp cần nhận thức về trách nhiệm của mình khi muốn duy trì, phát triển, tối đa hóa lợi nhuận thì họ không thể không quan tâm tới sức ép của dư luận xã hội vốn vừa là khách hàng, người tiêu dùng, cán bộ công nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp, cổ đông, nhà phân phối và các bên liên quan.

Thực hiện trách nhiệm xã hội trên khía cạnh nghĩa vụ pháp lý là một phần của “bản cam kết” giữa DN và cộng đồng, xã hội Chính phủ có trách nhiệm ban hành các hành lang pháp lý, các văn bản luật, những quy tắc, những chuẩn mực đạo đức Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là doanh nghiệp đó là “phải thực hiện đầy đủ những quy định về pháp lý chính thức đối với các bên hữu quan” Với hệ thống những điều luật như vậy sẽ giúp Nhà nước điều tiết được các hoạt động kinh tế, xã hội, hoạt động cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ không làm tổn hại tới môi trường, thúc đẩy sự an toàn, bình đẳng giữa các doanh nghiệp Các nghĩa vụ pháp lý được thể chế hóa trong luật dân sự và luật hình sự.

Nghĩa vụ pháp lý trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm năm khía cạnh:

- An toàn và bình đẳng.

- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

Thực hiện nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội cũng là một trong những cơ sở nền tảng để từ đó xây dựng các hoạt động của doanh nghiệp Xã hội buộc các doanh nghiệp phải thực hiện, thi hành các hành vi được chấp nhận thông qua nghĩa vụ pháp lý. Các DN nếu như không thực hiện nghĩa vụ pháp lý một cách nghiêm chỉnh, DN có thể phải gánh chịu những hậu quả không hề nhỏ và không thể tồn tại bền vững, lâu dài.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với khía cạnh đạo đức là những hành vi và hoạt động của các doanh nghiệp được cộng đồng và xã hội mong đợi dù cho chúng không được thể chế hóa trong luật.

Thực hiện khía cạnh đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn, chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm của các đối tượng liên quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở hữu, cộng đồng Nói cách khác, những chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng liên quan về đúng - sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là tự nguyện đối với mọi doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào mức độ cam kết của doanh nghiệp nhưng nó lại có vai trò quan trọng đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên khía cạnh đạo đức thường được biểu hiện qua những quy định, những nguyên tắc, những giá trị đạo đức, bản sắc văn hóa doanh nghiệp được trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của doanh nghiệp Thông qua các công bố trong các tài liệu này về quan điểm của tổ chức, của doanh nghiệp trong việc huy động và sử dụng tất cả các nguồn lực để đạt được mục tiêu/sứ mệnh của doanh nghiệp Những nguyên tắc và giá trị đạo đức của doanh nghiệp đã trở thành kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của các thành viên trong doanh nghiệp và các bên liên quan.

Thực hiện TNXH của DN trên khía cạnh nhân văn, từ thiện thường liên quan đến khía cạnh nghĩa vụ đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội Những hoạt động của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự kỳ vọng, mong đợi của cộng đồng, được thực hiện thông qua các chương trình xã hội như trao tặng học bổng cho sinh viên, học sinh, chương trình giao lưu tặng quà cho người nghèo, những người có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật, người già neo đơn, trẻ em mồ côi,… có thể thấy rằng “nhân đạo chiến lược” đã được các DN củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân DN.

Những đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội của DN có thể trên cả bốn phương diện:nâng cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho Chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI TỔNG CÔNG TY TRUYỀN THÔNG

Tổng quan về Tổng công ty Truyền thông

2.1.1 Khái quát về Tổng công ty Truyền thông

Tổng công ty Truyền thông (gọi tắt là VNPT-Media) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 89/QĐ-VNPT-HĐTV- TCCB ngày 08/05/2015 của Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Là một đơn vị kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực số, Tổng công ty Truyền thông phải luôn vận động để phát triển sản phẩm, dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe, đa dạng của các đối tượng khách hàng Tổng công ty Truyền thông luôn đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái tích hợp trọn gói các dịch vụ đa phương tiện trên nền tảng công nghệ và Internet lớn nhất Việt Nam, từ đó mang sản phẩm - dịch vụ của Tổng công ty đến với thị trường quốc tế. Để làm được điều này, Tổng công ty Truyền thông đề ra chiến lược phát triển xoay quanh 4 giá trị cốt lõi:

- Con người là chìa khóa

- Khách hàng là trung tâm

- Đối tác đáng tin cậy

Với sứ mệnh mang những tiện ích, lợi ích của công nghệ thông tin và viễn thông đến cho người dùng Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông đã và đang không ngừng tiến xa trên chiến lược đưa công nghệ thông tin và viễn thông của Việt Nam sánh ngang tầm thế giới.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

- Tổ chức sản xuất kinh doanh theo quy hoạch, kế hoạch và chính sách của Nhà nước, của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

- Kinh doanh có lãi; đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ;

- Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh;

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và quyền tham gia quản lý Tổng công ty của người lao động theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định của Nhà nước về quốc phòng, an ninh, văn hóa, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường;

- Thực hiện việc quản lý rủi ro và bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, con người của Tổng công ty trong sản xuất kinh doanh;

- Bảo toàn và phát triển vốn được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam giao và vốn do Tổng công ty Truyền thông tự vay;

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh, bao gồm cả vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do VNPT giao.

- Thực hiện tham gia các nghĩa vụ công ích theo quy định của pháp luật và của VNPT.

- Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tổng công ty.

- Xây dựng và phát triển Tổng công ty Truyền thông thành một trong các Tổng công ty mạnh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, năng động, hiệu quả, hiện đại; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích;

- Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; làm nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả

- Dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện;

- Tổ chức nghiên cứu, phát triển, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dịch vụ phần mềm, dịch vụ nội dung, giá trị gia tăng, truyền thông, truyền hình;

- Quản lý và thực hiện hoạt động truyền hình, cung cấp chương trình thuê bao;

- Thực hiện các hoạt động xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ; hoạt động điện ảnh, sản xuất chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; hoạt động sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình

- Thương mại, phân phối các sản phẩm thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin;

- Dịch vụ quảng cáo, nghiên cứu thị trường, tổ chức hội nghị hội thảo, triển lãm liên quan đến lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin;

- Dịch vụ tài chính trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông đa phương tiện;

- Xác định là một trong những Tổng công ty chủ chốt của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng công ty Truyền thông luôn phấn đấu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ về mọi mặt để trở thành thương hiệu có uy tín trong lĩnh vực truyền hình, truyền thông, nội dung, giá trị gia tăng, góp phần đưa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam đạt mục tiêu trở thành Doanh nghiệp Viễn thông - Công nghệ thông tin hàng đầu quốc gia, giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin Việt Nam.

Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức VNPT- Media (Nguồn: Tổng công ty Truyền thông) 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty Truyền thông

- Triết lý kinh doanh của VNPT-Media: Khách hàng là trung tâm - Chất lượng là linh hồn - Hiệu quả là thước đo

Triết lý kinh doanh của VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng được làm rõ như sau:

Khách hàng là trung tâm: VNPT-Media luôn xác định khách hàng là nguồn sống, là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VNPT-Media.

Chất lượng là linh hồn: VNPT-Media luôn xác định đảm bảo về chất lượng dịch vụ là sự sống còn, là giá trị của VNPT-Media trên thị trường.

Hiệu quả là thước đo: VNPT-Media đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPTMedia, là lợi thế cạnh tranh và trách nhiệm xã hội của VNPT-Media.

- Văn hóa kinh doanh của VNPT-Media:

Với việc đưa ra đạo đức trong kinh doanh của VNPT nói chung và của VNPT-Media nói riêng là chữ Tín với Nhà nước, với cộng đồng, với khách hàng, với người lao động để thấy Tổng công ty Truyền thông luôn đề cao chữ “Tín” trong đạo đức nghề nghiệp Trong môi trường kinh doanh hiện đại chữ “Tín” không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là nhân cách, là đạo đức của đội ngũ lao động VNPT-Media.

Không chỉ đưa ra đạo đức trong kinh doanh, VNPT-Media còn khẳng định giá trị bằng sự “Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả” qua sự nỗ lực phấn đấu, chuyên biệt hóa các lĩnh vực hoạt động để tạo ra những sản phẩm dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông tốt nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng Tổng công ty Truyền thông chú trọng cải tiến, tạo lập tính tự chủ trong mọi hoạt động, đặc biệt là kinh doanh để tạo ra sự khác biệt trong từng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, giữ vững niềm tin của khách hàng Đó là sự kết tinh của trí tuệ đội ngũ và văn hóa Tập đoàn Bưu chính Viễn thông nói chung và Tổng công ty Truyền thông nói riêng Không những thế VNPT-Media còn đề cao tính hiệu quả trong mọi hoạt động để phát triển bền vững, đồng thời luôn nỗ lực giải quyết tốt, hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, sự hài lòng của khách hàng và lợi ích người lao động Con đường ngắn nhất để củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Truyền thông, nâng cao lợi thế của Tổng công ty Truyền thông là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đánh giá chung về thực hiện trách nhiệm xã hội tại VNPT-Media

Hoạt động sản xuất kinh doanh của VNPT-Media đã góp một phần không nhỏ nhằm thúc đẩy tiến bộ khoa học - công nghệ cho đất nước Đây là một trong những khía cạnh thuộc về trách nhiệm kinh tế mà ít có doanh nghiệp nào có thể thực hiện tốt được.

Hiện nay, VNPT-Media đã thực hiện chế độ trả lương, thưởng và các khoản phụ cấp phù hợp với các quy định của pháp luật Nguời lao động được hưởng mức đãi ngộ tương xứng với công sức bỏ ra.

Trách nhiệm kinh tế về đào tạo và nâng cao trình độ cho người lao động đang được thực hiện tương đối tốt tại VNPT-Media Các khóa đào tạo của VNPT-Media bài bản,

VNPT-Media Qua các khóa đào tạo này, đã định hướng cho nhân viên phát triển toàn diện cả về năng lực làm việc lẫn tư cách đạo đức.

Trách nhiệm kinh tế về chất lượng dịch vụ của VNPT-Media đang cung cấp đang không ngừng được nâng cao trong những năm gần đây: Tăng tỉ lệ kết nối cuộc gọi, tỉ lệ tin nhắn truyền đi tới đích, giảm số cuộc gọi bị gián đoạn

Thông qua việc đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cao, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho đất nước ta và còn góp phần quan trọng làm tăng trưởng GDP của Quốc gia, VNPT-Media đang tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng kinh tế của đất nước.

VNPT-Media đang thực hiện nghiêm chỉnh những quy định pháp luật về chính sách bảo hiểm cho người lao động, vấn đề an toàn và bảo hộ lao động cũng đang được triển khai tốt.

VNPT-Media đã thể hiện tốt trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp mình trong việc đáp ứng yêu cầu của khách hàng về cả chất lượng và giá cước dịch vụ.

VNPT-Media là doanh nghiệp kinh doanh nhưng không quên trách nhiệm với cộng đồng Ở Việt Nam hiện mới có các điều luật cấm các doanh nghiệp không được làm gì để ảnh hưởng xấu tới xã hội, tới cộng đồng và chưa có văn bản nào quy định cụ thể về trách nhiệm thực hiện xã hội của các doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội đang từng bước thay đổi theo sự chuyển đổi mô hình tại VNPT-Media, đã dần ngấm vào máu; thịt của Người VNPT-Media và trở thành một nét văn hóa đặc trưng của VNPT-Media.

2.3.2 Nhược điểm và nguyên nhân

Lực lượng lao động trong lĩnh vực CNTT của VNPT-Media còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển thêm các tính năng mới để tạo ra các ứng dụng đột phá cho dịch vụ.

Chưa có cơ chế đãi ngộ đủ mạnh để tuyển dụng nhân sự chuyên môn cao, đặc biệt là nhân sự CNTT Mô hình tổ chức hiện tại còn cứng nhắc, chưa linh hoạt trong sản xuất kinh doanh.

Chưa xây dựng được bộ tiêu chí riêng cho mình về thực hiện TNXH hoặc áp dụng cụ thể tiêu chí nào hoặc bộ quy tắc nào trong Tổng công ty

Một lí do dẫn đến việc thực hiện TNXH chưa thực sự hiệu quả là do thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện Và cũng chính nguyên nhân này dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau gây lãng phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH Trong khi đó, mức độ hiểu biết của người lao động VNPT về TNXH và việc thực hiện TNXH còn nhiều hạn chế, đồng thời việc thực hiện TNXH trong hoạt động thực tiễn của VNPT vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng của nó.

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện TNXH tại VNPT-Media, cần phải có những biện pháp mang tính toàn diện, đồng bộ trên tất cả các khía cạnh: thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người lao động, an ninh quốc gia, khách hàng và đối tác.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY VNPT MEDIA

Định hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Media

Tiếp tục thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần giảm chi phí và tăng năng suất Một doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất nhờ đầu tư, lắp đặt các thiết bị mới, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lao động.

Tiếp tục thực hiện chế độ lương, thưởng hợp lý, môi trường lao động sạch sẽ và an toàn, các cơ hội đào tạo và chế độ bảo hiểm y tế và giáo dục đều góp phần giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, do đó giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới Tất cả cái đó góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động.

Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của VNPT-Media Trách nhiệm xã hội có thể giúp VNPT-Media tăng giá trị thương hiệu và uy tín đáng kể Đến lượt nó, uy tín giúp VNPT-Media tăng doanh thu, hấp dẫn các đối tác, nhà đầu tư và người lao động.

Thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần thu hút nguồn lao động giỏi Nguồn lao động giỏi, có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, những doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, có chế độ bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một chiến lược nhằm tìm kiếm lợi nhuận dài hạn cho VNPT-Media, đi cùng với phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ môi trường.

Cụ thể, trách nhiệm xã hội của VNPT-Media được thể hiện qua các mặt: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (iv) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (v) Quan hệ tốt với người lao động; (vi) Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong VNPT-Media.

Có thể nói, trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong bối cảnh hiện nay là sự cam kết về chất lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng Lòng tin của người tiêu dùng và cộng đồng.

Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là VNPTMedia cần đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.

Một số giải pháp nhằm thực hiện trách nhiệm xã hội tại Công ty VNPT Media

3.2.1 Đào tạo, nâng cao nhận thức của nguồn nhân lực, trước hết là bộ phận cán bộ lãnh đạo, quản lý trách nhiệm xã hội

Một lý do dẫn đến việc thực hiện TNXH chưa thực sự hiệu quả là do thiếu thông tin, vai trò định hướng dẫn dắt TNXH chưa rõ ràng nên vấn đề nhận thức và hiểu biết, tiếp cận và áp dụng chưa đầy đủ và toàn diện Đây là nguyên nhân dẫn đến việc còn nhiều cách hiểu, cách làm khác nhau gây lãng phí thậm chí làm sai lệch đi ý nghĩa của TNXH.

Ban Lãnh đạo cần phải xem xét những điều kiện và khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vấn đề tài chính trong việc đầụ tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và cân đối hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được; cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và tạo thế cạnh tranh và nâng cao uy tín cho thương hiệu của DN trên trường quốc tế.

VNPT-Media cần mang mục tiêu phúc lợi xã hội vào các thương hiệu của mình, từ quá trình sáng tạo sản phẩm đến chiến lược gắn kết với nhân viên, cùng với hoạt động truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn Thực tế cho thấy, những năm qua, khi hàng loạt DN vi phạm các chuẩn mực môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm thì cả xã hội và DN mới hiểu TNXH không còn là chuyện xa vời nữa.

Việc cần phải tăng cường hơn nữa nhận thức cho người lao động về TNXH là điều hết sức cần thiết Làm cho người lao động hiểu rằng TNXH bao gồm nhiều nội dung rất quan

29 trọng chứ không chỉ là việc làm từ thiện hay những đóng góp cho xã hội mà là một yêu cầu của phát triển bền vững, là vì lợi ích thiết thực của chính bản thân VNPT-Media.

Phát triển bền vững là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là quá trình phát triển mà trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt cơ bản là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là việc làm vừa thỏa mãn nhu cầu trước mắt nhưng không để lại hậu quả cho thế hệ tương lai, nhằm bảo đảm sự phát triển của VNPT-Media.

Một số đề xuất cụ thể nhằm Đào tạo, nâng cao nhận thức của mỗi một nhân viên trong Tổng công ty về TNXH và việc thực hiện TNXH nhất là đối với các cán bộ lãnh đạo:

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ: hiện nay VNPTMedia có các trang thông tin nội bộ như Tạp chí Xã hội thông tin, bản tin cập nhật hàng ngày, hàng tuần… Đây là những địa chỉ để những người làm việc ở VNPT-Media thường xuyên sinh hoạt cũng như tiếp xúc, chỉ một thông điệp từ ban lãnh đạo, thông tin sẽ nhanh chóng được truyền tải tới phần lớn người lao động

- Tổ chức các khóa đào tạo cho những quản lý doanh nghiệp, các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty về các hoạt động cũng như lợi ích của việc thực hiện TNXH.

VNPT-Media cần đẩy mạnh việc phối hợp, hợp tác với các trung tâm viện nghiên cứu về TNXH có uy tín ở Việt Nam cũng như trên thế giới như UNIDO, ILO, UNEP nhằm đưa ra các giải pháp, các chương trình đào tạo về TNXH phù hợp cho nhân viên của mình VNPT-Media phải cho người lao động trực tiếp tham gia vào những hoạt động đó thì họ mới hiểu rõ hơn, mới có ý thức rõ ràng hơn về việc thực hiện TNXH của doanh nghiệp

- Nâng cao nhận thức đến từng cán bộ công nhân viên về các nội dung trong bộ quy tắc ứng xử “Văn hóa VNPT-Media” Để tạo được đặc trưng riêng của văn hóa VNPT-Media trong bối cảnh hội nhập quốc tế cần chú trọng tới các nội dung sau:

+ Tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển DN

+ Coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của DN để bồi dưỡng ý thức văn hóa DN cho toàn thể công nhân viên chức

+ Coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của DN, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho DN

+ Coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên DN.

Cùng với các nội dung trên, trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, DN cần chú ý tới 4 đặc điểm sau: tính tập thể; tính quy phạm; tính độc đáo; tính thực tiễn

3.2.2 Thực hiện chiến lược phát triển bền vững dựa trên nền tảng văn hóa kinh doanh và trách nhiệm xã hội Để Tổng công ty Truyền thông thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình thì trước tiên phải là một doanh nghiệp phát triển bền vững trong mọi lĩnh vực VNPT-Media đang ngày càng được khách hàng tin dùng, điều đó đã trở nên vô cùng giá trị và gìn giữ được hình ảnh, vị thế thị trường ấy là trách nhiệm cốt lõi, lớn lao của mỗi người lao động trong VNPT-Media Muốn người VNPT-Media không ngủ quên trên chiến thắng, say sưa với thành công, cần thiết phải xây dựng một VNPT Media “Tăng trưởng và phát triển bền vững”, “Chạm tới mọi cảm xúc”.

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức VNPT-  Media (Nguồn: Tổng công ty Truyền thông) 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức VNPT- Media (Nguồn: Tổng công ty Truyền thông) 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến thực hiện trách nhiệm xã hội tại Tổng công ty (Trang 14)
Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Bảng 2.2. Tổng hợp doanh thu thực hiện các dịch vụ của VNPT-Media (Trang 21)
Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Bảng 2.3. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ kinh tế (Trang 22)
Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Bảng 2.4. Đóng góp của VNPT-Media tới bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, kinh phí công đoàn (Trang 25)
Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Bảng 2.5. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ pháp luật (Trang 26)
Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ - bài tiểu luận môn văn hoá doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh đề tài phân tích thực trạng trách nhiệm xã hội tại tổng công ty truyền thông
Bảng 2.7. Đánh giá trách nhiệm xã hội của VNPT-Media trong thực hiện nghĩa vụ (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN