Giải pháp nâng cao trách nhiệm xã hội tại VNPT Media trong lĩnh vực truyền thông

MỤC LỤC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI TẠI CÔNG TY VNPT MEDIA

Định hướng thực hiện trách nhiệm xã hội của VNPT Media

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, để nâng cao hơn nữa việc thực hiện TNXH tại VNPT- Media, cần phải có những biện pháp mang tính toàn diện, đồng bộ trên tất cả các khía cạnh: thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ đối với người lao động, an ninh quốc gia, khách hàng và đối tác. Cụ thể, trách nhiệm xã hội của VNPT-Media được thể hiện qua các mặt: (i) Bảo vệ môi trường; (ii) Đóng góp cho cộng đồng xã hội; (iii) Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; (iv) Bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; (v) Quan hệ tốt với người lao động; (vi) Bảo đảm lợi ích cho cổ đông và người lao động trong VNPT-Media. Muốn sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cao, việc đầu tiên là VNPTMedia cần đảm bảo hoạt động của mình không gây ra những tác hại đối với môi trường sinh thái, tức là phải thể hiện sự thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất của mình.

Ban Lãnh đạo cần phải xem xét những điều kiện và khả năng, nguồn lực của doanh nghiệp mình, đặc biệt là vấn đề tài chính trong việc đầụ tư cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng và cân đối hiệu quả giữa đầu tư và lợi nhuận thu được; cũng như chiến lược phát triển doanh nghiệp một cách bền vững và tạo thế cạnh tranh và nâng cao uy tín cho thương hiệu của DN trên trường quốc tế. VNPT-Media cần mang mục tiêu phúc lợi xã hội vào các thương hiệu của mình, từ quá trình sáng tạo sản phẩm đến chiến lược gắn kết với nhân viên, cùng với hoạt động truyền thông tiếp thị để thu hút và tiếp cận người tiêu dùng tốt hơn. Phát triển bền vững là một yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là quá trình phát triển mà trong đó có sự kết hợp hài hòa giữa ba mặt cơ bản là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường, là việc làm vừa thỏa mãn nhu cầu trước mắt nhưng không để lại hậu quả cho thế hệ tương lai, nhằm bảo đảm sự phát triển của VNPT-Media.

- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin nội bộ: hiện nay VNPTMedia có các trang thông tin nội bộ như Tạp chí Xã hội thông tin, bản tin cập nhật hàng ngày, hàng tuần… Đây là những địa chỉ để những người làm việc ở VNPT-Media thường xuyên sinh hoạt cũng như tiếp xúc, chỉ một thông điệp từ ban lãnh đạo, thông tin sẽ nhanh chóng được truyền tải tới phần lớn người lao động. Người lao động VNPT nói chung và VNPT-Media nói riêng phải có một niềm tin mãnh liệt rằng những giá trị mà VNPT đã đúc kết được trong nhiều năm qua, qua văn hóa, phương châm hành động, những chuẩn mực về tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, hành động quyết liệt, tư duy đột phá và tinh thần chấp nhận gian khổ, coi khó khăn là lý do tồn tại, là động lực phát triển sẽ tiếp tục đồng hành cùng họ. Theo yêu cầu của tiêu chuẩn, người lãnh đạo cần định kỳ xem xét lại sự phù hợp, duy trì tính hiệu quả liên tục về chính sách của Tập đoàn, xem xét các quy trình và hiệu quả của chúng tương ứng với các yêu cầu của tiêu chuẩn và các yêu cầu khác mà doanh nghiệp phải tuân thủ.

Đối với VNPT-Media khi xây dựng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đều mong muồn duy trì và tăng cường để nó là một bộ phận không thể thiếu trong sự phát triển của Tổng công ty cũng cần phải duy trì những điểm mạnh trong việc thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của mình và ngày càng hoàn thiện, phát triển đưa nó lên một tầm cao mới. Bộ phận này có nhiệm vụ giám sát tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của người đứng đầu bộ máy điều hành VNPT-Media trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, Điều lệ, các quy định của Tổng công ty. Căn cứ chức năng nhiệm vụ đó của bộ phận Kiểm soát nội bộ, Ban lãnh đạo Tổng công ty sẽ có những đánh giá tổng kết các chương trình hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm rút kinh nghiệm và hoàn thiện hơn vào thời gian tiếp theo.

Đối với cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp thực hiện công tác liên quan đến trách nhiệm xã hội thì luôn nâng cao tinh thần đánh giá và tự đánh giá trong nội bộ đơn vị nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trong số những hậu quả xấu do việc chậm trễ tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là ý thức của nhân viên không được nâng cao, phàn nàn của khách hàng ngày càng nhiều, nhiều cơ hội và công việc kinh doanh bị bỏ lỡ, năng suất làm việc thấp, chậm thích ứng với những thay đổi mới, hiệu quả làm việc bị ảnh hưởng xấu. Khi Tổng công ty đã có nhiều năm hoạt động kinh nghiệm và cách thức hoạt động của nó đã ăn sâu sẽ cản trở sự thích ứng với những thay đổi và sự cạnh tranh trên thị trường, vì vậy lãnh đạo và nhân viên trong Tập đoàn phải quan tâm chú ý.