1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

87 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tài Sản Thương Hiệu Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả TS. Trần Văn Đạt, ThS. Đinh Thu Quỳnh, ThS. Võ Thị Ngọc Linh, TS. Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể loại báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2021
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,97 MB

Cấu trúc

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI (12)
  • 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU (13)
  • 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (14)
  • 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (14)
  • 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU (14)
  • 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (14)
  • 7. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU (15)
  • 8. KẾT CẤU NGHIÊN CỨU (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (15)
    • 1.1. Khái niệm về thương hiệu (17)
    • 1.2. Khái niệm thương hiệu của trường đại học (17)
    • 1.3. Khái niệm tài sản thương hiệu (19)
    • 1.4. Khái niệm tài sản thương hiệu trường học (20)
    • 1.5. Tổng quan các nghiên cứu liên quan về nhân tố tác động đến tài sản thương hiệu trường đại học (21)
      • 1.5.1. Nhận diện thương hiệu (22)
      • 1.5.2. Đội ngũ giảng viên (23)
      • 1.5.3. Dịch vụ thư viện (24)
      • 1.5.4. Điều kiện sống (25)
      • 1.5.5. Xây dựng và phát triển nghề nghiệp (25)
      • 1.5.6. Cơ sở vật chất (25)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (29)
    • 2.1. Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí (29)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (29)
      • 2.1.2. Sứ mệnh - Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi (30)
      • 2.1.3. Hoạt động đào tạo (32)
      • 2.1.4. Tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự (36)
    • 2.2. Nhận diện thương hiệu (38)
      • 2.2.1. Biểu trưng (logo) (38)
      • 2.2.2. Đồng phục (40)
        • 2.2.2.1. Đồng phục của cán bộ, giảng viên, công nhân viên (40)
        • 2.2.2.2. Đồng phục sinh viên (41)
    • 2.3. Đội ngũ giảng viên (Lecturer ) (43)
    • 2.4. Dịch vụ thư viện (Library services) (45)
    • 2.5. Điều kiện sống (Student Living) (51)
      • 2.5.1. Ký túc xá (51)
      • 2.5.2. Căng tin (55)
    • 2.6. Xây dựng và phát triển nghề nghiệp (Career Development) (56)
      • 2.6.1. Công tác hỗ trợ sinh viên phát triển nghề nghiệp (56)
      • 2.6.2. Công tác hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng mềm (60)
    • 2.7. Cơ sở vật chất (physical facilities) (62)
    • 2.8. So sánh khác biệt trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (68)
    • 2.9. Đánh giá về thực trạng tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (73)
      • 2.9.1. Điểm mạnh (73)
      • 2.9.2. Điểm yếu (73)
  • CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU (16)
    • 3.1. Nhận diện thương hiệu (76)
    • 3.2. Đội ngũ giảng viên (78)
    • 3.3. Dịch vụ thư viện (78)
    • 3.4. Điều kiện sống (80)
    • 3.5. Xây dựng và phát triển nghề nghiệp (81)
    • 3.6. Cơ sở vật chất (82)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Phân tích thực trạng tài sản thương hiệu của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh , đồng thời, đánh giá điểm mạnh điểm yếu về thực trạng tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Sau đó đề xuất một giải pháp để xây dựng tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Phân tích thực trạng tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao tài sản thương hiệu cho Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Thực trạng tài sản thương hiệu ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh như thế nào?

Những giải pháp nào nhằm nâng cao tài sản thương hiệu Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh ?

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng để giải quyết hiệu quả những vấn đề xoay quanh đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu các lý thuyết liên quan đến tài sản thương hiệu trường đại học Kê khai các nguyên nhân chính, những khó khăn rào cản thông qua dữ liệu thứ cấp có sẵn, tiến hành lập biểu để so sánh Ngoài ra, Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng việc phỏng vấn các chuyên gia, xây dựng mô hình nghiên cứu từ các nguồn internet, sách, báo, tạp chí và các nghiên cứu có liên quan

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tỷ lệ, tần suất, được sử dụng để làm rõ các thuộc tính của mẫu nghiên cứu.

Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Kết quả nghiên cứu này sẽ cung cấp cho các nhà quản lý hiểu về thực trạng về tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Từ đó nhà trường có thể xây dựng kế hoạch để phát triển và kiểm soát được tài sản thương hiệu Kết quả nghiên cứu cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho những tổ chức, cá nhân quan tâm đến vấn đề tài sản thương hiệu trường đại học

KẾT CẤU NGHIÊN CỨU

Nội dung chính của chương là giới thiệu tổng quát về nghiên cứu, bao gồm lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa, những đóng góp của đề tài và cấu trúc được thực hiện trong những chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Khái niệm về thương hiệu

Thương hiệu là loại tài sản lâu dài nếu được duy trì ở trạng thái tốt và liên tục thì nó có thể cung cấp cho người tiêu dùng những giá trị mà họ yêu cầu (Murphy, 1987) Việc xây dựng thương hiệu như một ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý vì nhận thức về thương hiệu ngày càng gia tăng, mặt khác, thương hiệu được xem như một tài sản vô hình có giá trị nhất mà các công ty hay các tổ chức có được (Keller và Lehmann, 2006) Theo hiệp hội Marketing Hoa Kỳ thì “Thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, hoặc hình vẽ kiểu thiết kế hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ cuả các đối thủ cạnh tranh” Theo Kotler, 1994 thương hiệu được xem như là một cái tên, biểu tượng, ký hiệu hay một sự phối hợp của các yếu tố trên nhằm mục đích để nhận dạng sản phẩm hay dịch vụ của một nhà sản xuất và phân biệt với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh

Dù có nhiều quan điểm về khái niệm thương hiệu, tuy nhiên điểm chung có thể nhận thấy ở các quan điểm đó là: thương hiệu là những dấu hiệu được nhà sản xuất hoặc các nhà phân phối hàng hóa hoặc cung cung ứng dịch vụ sử dụng trong thương mại nhằm ám chỉ sự liên quan giữa hàng hóa hay dịch vụ với người có quyền sự dụng dấu hiệu đó với tư cách là chủ sở hữu hoặc người đăng ký thương hiệu Thương hiệu là một trong những yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các sản phẩm Thương hiệu là yếu tố giúp người tiêu dùng không bị lẫn lộn, giúp người tiêu dùng vượt qua mọi sự lựa chọn vốn ngày càng đa dạng khi mua một sản phẩm hay dịch vụ.

Khái niệm thương hiệu của trường đại học

McNally và Speak (2002) định nghĩa “Thương hiệu giáo dục đại học là nhận thức hay cảm xúc được duy trì bởi người tiêu dùng hoặc người tiêu dùng tiềm năng mô tả các kinh nghiệm liên quan đến việc giao dịch với một tổ chức học thuật, với sản phẩm và dịch vụ của tổ chức học thuật” Theo Temple (2006) “Thương hiệu của một trường đại học thể hiện chức năng về cách thức tổ chức, thực hiện tốt trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

Gatfield và cộng sự (1999) cho rằng các yếu tố làm nổi bật lên thương hiệu của trường đại học đó chính là: Sự công nhận về chất lượng giảng dạy của giáo viên và nguồn lực; Cơ sở vật chất của trường hay còn được gọi là các tính năng bổ sung; Sự hướng dẫn hay sự truy cập vào các tiện ích của trường Mặt khác, Gray và cộng sự (2003) cho thương hiệu của các cơ sở giáo dục đại học được định vị từ các yếu tố môi trường học tập, triển vọng nghề nghiệp của sinh viên sau khi hoàn thành chương trình học tại trường và điểm đến của sự hội nhập văn hóa của trường đại học Ngoài ra, thương hiệu trong giáo dục đại học được xây dựng do hai yếu tố chính đó là quảng bá và bộ nhận diện thương hiệu, bao gồm: logo, phương châm, tài liệu quảng cáo, hoạt động quảng cáo, linh vật hay biểu tượng, tên gọi và những thứ tương tự thuộc về trường đại học (Argenti, 2000; Bunzel, 2007; Jevons, 2006) Đối với tài sản thương hiệu của trường đại học thì Black (2008) đề cập về lời hứa thương hiệu và vai trò của tất cả giảng viên, nhân viên và cán bộ quản lý như một đại diện cho sự tin cậy của tổ chức trong việc thực hiện các lời hứa của tổ chức giáo dục đại học Ng và Forbes (2009) đã phát triển mô hình khoảng cách hấp dẫn tại trường đại học của sinh viên thông qua đánh giá về chất lượng dịch khi trải nghiệm học tập và sử dụng các tiện ích của trường đại học, ngoài ra, trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã nhấn mạnh mức độ phức tạp của sự trải nghiệm này vì nó đồng thời xuất hiện không có cấu trúc, không có sự chắc do các sinh viên không có mục tiêu và định hướng (học tập, nghề nghiệp, bản thân, xã hội) tại trường đại học giống nhau Mặt khác, Ng và Forbes (2009) nhấn mạnh vai trò quan trọng của sự tin tưởng đối với việc trải nghiệm hiệu quả Đồng thời, Spake và cộng sự (2010) và Joseph cộng sự (2012) cho rằng sinh viên ngày càng đánh giá cao lối sống tiện nghi và xa xỉ đối với ký túc xá, khu vui chơi giải trí hay các trung tâm của sinh viên tại các trường đại học mà họ theo học, do đó, các trường đại học hay cao đẳng nhận ra sự phức tạp của việc ghi nhận tốt về trải nghiệm của sinh viên trong quá trình theo học hay chính điều này tác động rất lớn đến thương hiệu của trường đại học.

Khái niệm tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu là hiệu ứng khác biệt tích cực giữa kiến thức của người tiêu dùng về thương hiệu và điều này được hình thành từ phản ứng của họ đối với sản phẩm hoặc dịch vụ (Keller, 1993) Yoo và Donthu (2001) định nghĩa tài sản thương hiệu như một sự khác biệt trong việc lựa chọn của người tiêu dùng giữa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng và sản phẩm không có thương hiệu ở cùng một cấp độ về các đặc tính sản phẩm Theo Aaker (1991) thì tài sản thương hiệu là giá trị tăng thêm do thương hiệu mang lại, bao gồm lòng trung thành thương hiệu, nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận, sự liên tưởng thương hiệu và các tài sản thương hiệu khác

Một thương hiệu mạnh sẽ tạo ra mức độ nhận biết thương hiệu và lòng trung thành thương hiệu của người tiêu dùng cao hơn, đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa tổ chức và người tiêu dùng tốt hơn và dẫn đến tạo ra tài sản thương hiệu (Aaker, 1996; Keller, 1993) Tài sản thương hiệu được xem như một chỉ số quan trọng trong hoạt động tiếp thị, một lợi thế cạnh tranh quan trọng trong việc kinh doanh thành công (CobbWalgren và cộng sự, 1995; Christodoulides và cộng sự, 2015) Aaker (1991) cho rằng tài sản thương hiệu là một khái niệm đa chiều bao gồm nhận thức thương hiệu, liên kết thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng trung thành thương hiệu Ngoài ra, tài sản thương hiệu bao gồm tính cách thương hiệu

(Aaker 1997), văn hóa tổ chức (Buil và cộng sự 2008) và niềm tin thương hiệu (Atilgan và cộng sự 2005; Christodoulides và cộng sự, 2006; Liao và Wu, 2009)

Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang cho rằng giá trị thương hiệu bao gồm bốn thành phần chính là: (1) nhận biết thương hiệu, (2) lòng ham muốn thương hiệu, (3) chất lượng cảm nhận và (4) lòng trung thành thương hiệu Aaker (1991, 1996) đánh giá tài sản thương hiệu theo quan điểm dựa vào người tiêu dùng được phân thành 2 loại: (1) Đánh giá tài sản thương hiệu dựa vào lý thuyết tín hiệu (signalling theory) bắt nguồn từ học thuyết kinh tế thông tin dựa trên điều kiện thông tin thị trường là nguồn thông tin không hoàn hảo và bất cân xứng; (2) Đánh giá tài sản thương hiệu dựa vào lý thuyết tâm lý học nhận thức (cognitive psychology) xuất phát từ thái độ của người tiêu dùng Cả hai phương pháp này đều có ưu và nhược riêng Tuy nhiên, nghiên cứu này đi theo hướng thứ 2 (dựa vào lý thuyết tâm lý học nhận thức) để thực hiện việc đo lường các thành phần của tài sản thương hiệu Phương hướng này được nhận định là phổ biến và phù hợp để áp dụng cho những nước có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam.

Khái niệm tài sản thương hiệu trường học

Về tổng thể thì thương hiệu công ty và thương hiệu trường học không khác nhau nhiều lắm Tuy nhiên, do sự khác nhau cơ bản về tính chất hoạt động trong lĩnh vực hoạt động nên từ đó chúng có những khác biệt Sản phẩm của các trường đại học là dịch vụ đào tạo, sản phẩm tri thức; nó mang đầy đủ ý nghĩa, đặc tính của sản phẩm dịch vụ như: tính vô hình, tính phức tạp, tính tổng hợp, tính không đồng nhất,…

Theo Pinar và cộng sự (2014) cho thấy rằng trong các thứ tạo nên giá trị tài sản thương hiệu cốt lõi của trường đại học thì chất lượng cảm nhận (liên quan đến giảng viên) là tài sản thương hiệu quan trọng nhất, vì tại trường đại học thì hoạt động học tập và nghiên cứu vẫn được xem là hoạt động quan trọng nhất, do đó, giảng viên là người truyền đạt kiến thức và định hướng cho người học một cách trực tiếp vì vậy chất lượng cảm nhận được đánh giá một cách trực quan Ngoài ra, để tạo ra được một thương hiệu trường đại học mạnh thì danh tiếng trường đại học, lòng trung thành thương hiệu và nhận thức về thương hiệu là các yếu tố quan trọng Mỗi trường đại học đều có quá trình hình thành và phát triển, do đó, thương hiệu của tổ chức cũng theo thời gian và phát triển theo Trong quá trình hoạt động của mình thì các hoạt động hay các giá trị tích cực mà trường đem lại cho người học hay xã hội sẽ tạo nên hiệu ứng được đông đảo người biết đến và có niềm tin, sự quen thuộc hay sự trung thành với thương hiệu

Ngoài ra, Pinar và cộng sự (2014) cho rằng dịch vụ thư viện là khía cạnh quan trọng trong việc tạo ra tài sản thương hiệu của trường đại học, nhu cầu được tiếp nhận và mở rộng kiến thức đối với người học tại đại học là vô cùng cấp thiết, liên tục Ngoài việc được tiếp thu kiến thức từ giảng viên thì nhu cầu mở rộng sự hiểu biết chuyên sâu về chuyên môn luôn hiện hữu, do đó, thư viện là nơi lưu trữ khối lượng kiến thức lớn này vì vậy tài sản thương hiệu của trường đại học có thể đo lường bằng sự phong phú và đa dạng của lượng tài liệu có tại thư viện của trường đại học đó Ngoài ra, khía cạnh về đời sống sinh viên, triển vọng nghề nghiệp và cơ sở vật chất là các yếu tố có ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu Tóm lại, nhận thức về các khía cạnh tạo ra tài sản thương hiệu của trường đại học được hiểu chính là kỳ vọng của sinh viên (vai trò như khách hàng) và nó không thể hiện việc các trường đại học đã hoạt động thế nào để đáp ứng được kỳ vọng của sinh viên

Do đó, xây dựng được tài sản thương hiệu trường đại học thành công và hiệu quả, các trường đại học cần phải tạo ra được sự khác biệt hoặc tạo ra khoảng cách giữa tầm quan trọng của nhận thức về kỳ vọng và hiệu suất của các thước đo tài sản thương hiệu trường đại học.

Tổng quan các nghiên cứu liên quan về nhân tố tác động đến tài sản thương hiệu trường đại học

Keller (2008) cho rằng nhận diện thương hiệu là sự công nhận thương hiệu và những hành động liên quan đến sự gợi nhớ thương hiệu Hai nhân tố góp phần quan trọng trong việc hình thành lẫn duy trì tài sản thương hiệu hay nói cách khác chúng giúp cho các trường đại học xây dựng được hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ Mặt khác, theo Pinar và cộng sự (2014) thì nhận diện thương hiệu là việc mà người dùng xác định được các dấu hiệu riêng của một thương hiệu bao gồm hình ảnh, logo hay sản phẩm dịch vụ thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng,… và những điểu này thuộc một tổ chức Đồng thời, nhận diện thương hiệu được xem là sự công nhận hay niềm tin được xác định rõ ràng đối với sản phẩm hay xếp hạng của sản phẩm đó (Aaker, 1991) Mặt khác, giai đoạn đầu của quá trình tiêu dùng hàng hóa đó chính là sự nhận diện thương hiệu, đây được xem là hành động đo lường được sức mạnh của thương hiệu, hay nói cách khác đối với một doanh nghiệp nếu sức mạnh thương hiệu càng lớn thì sẽ kích thích niềm tin lẫn hành vi ra quyết định mua hàng càng lớn Mức độ nhận diện thương hiệu được phổ biến rộng rãi đến từ các hoạt động liên quan đến quảng cáo, truyền thông, quan hệ xã hội, sự truyền miệng, chính sách bán hàng – khuyến mãi ưu đãi (Aaker, 1991) Ngoài ra, sự nhận diện thương hiệu bao gồm các yếu tố vô hình lẫn hữu hình có tính đại diện cho một tổ chức hay doanh nghiệp Lassar & ctg (1995) đã phát triển dựa trên mô hình của Aaker, bao gồm 5 yếu tố cấu thành: (1) chất lượng cảm nhận về thương hiệu (perceived quality); (2) giá trị cảm nhận (perceived value); (3) ấn tượng về thương hiệu (brand image); (4) lòng tin về thương hiệu của khách hàng (trustworthiness) và (5) cảm tưởng khách hàng về thương hiệu (commitment)

Sự nhận biết thương hiệu là khả năng khách hàng nhận biết và phân biệt thương hiệu với một tập thương hiệu hiện diện trên thương trường (Aeker 1991) Nhận biết thương hiệu là một thành phần quan trọng của tài sản thương hiệu (Keller,1993) Khi một người tiêu dùng quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó thì điều đầu tiên là họ phải nhận biết thương hiệu đó Như vậy, nhận biết thương hiệu là yếu tố đầu tiên để người tiêu dùng phân loại một thương hiệu trong một tập các thương hiệu cạnh tranh Cho nên, nhận biết thương hiệu là một yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu và khi đối diện với một tập các công cụ nhận dạng thương hiệu, khách hàng có thể ở một trong các trạng thái mức độ sau:

- Không hề nhận biết thương hiệu là gì Có thể đó là do khách hàng không phải là đối tượng mục tiêu của thương hiệu và cũng không quan tâm đến thương hiệu hoặc có thể do doanh nghiệp quảng bá thương hiệu chưa hiệu quả

- Nhận biết nhưng cần phải có gợi ý hoặc hỗ trợ (added recognition) cần phải có những gợi ý thì mới biết thương hiệu - Nhận biết đầu tiên: Có thể mới chỉ nhắc đến chủng loại sản phẩm của thương hiệu thì trong tâm trí khách hàng hiện ra ngay thương hiệu ở nấc thang nhận thức đầu tiên Đối với các trường đại học thì sự nhận diện thương hiệu của các tổ chức này là giai đoạn đầu tiên đối với người học khi lựa chọn địa điểm để học đại học (Aaker, 1991) Sự nhận diện thương hiệu của các trường cũng đến từ các yếu tố vô hình đại diện như logo, hình ảnh, thành tích được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mối quan hệ cộng đồng do sự truyền miệng của những người học thuộc các niên khóa trước Ngoài những yếu tố vô hình thì các yếu tố hữu hình như địa điểm tọa lạc, các yếu tố vật chất mang tính biểu tượng cũng đem lại sự nhận diện thương hiệu cho các trường đại học (Pinar và cộng sự , 2014)

Theo Pinar và cộng sự (2014) cho rằng mục đích lớn nhất của người học khi học tại các trường đại học chính là thu thập kiến thức chuyên môn và sự định hướng kiến thức, vì vậy, yếu tố đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành tài sản thương hiệu Giảng viên là ngoài là người truyền đạt kiến thức chuyên môn còn là người có quá trình trao đổi với người học về những kiến thức thực hành về nghề nghiệp trong tương lai, mặt khác, hoạt động nghiên cứu khoa học của người học thì rất cần sự hướng dẫn của giảng viên Do đó, trong tài sản thương hiệu của trường đại học thì đội ngũ giảng viên được đánh giá thông qua chất lượng cảm nhận của người học một cách trực tiếp và yếu tố này là yếu tố thường sẽ tạo ra hiệu ứng truyền miệng của người học kéo dài từ niên khóa này sang niên khóa khác Trong khi không trực tiếp điều tra giá trị thương hiệu trường đại học, Ivy (2008) xác định bảy các yếu tố khác biệt mà sinh viên thấy quan trọng trong việc lựa chọn trường học Theo thứ tự quan trọng, quan trọng nhất đầu tiên, các yếu tố là chương trình (lựa chọn chuyên ngành, môn tự chọn), sự nổi bật (danh tiếng), giá cả (học phí), bản cáo bạch (giao tiếp qua thư trực tiếp), con người (tương tác với giảng viên, nhân viên và các sinh viên), quảng cáo (công khai và phương tiện truyền thông điện tử), và phí bảo hiểm

Các tổ chức giáo dục đại học là các tổ chức dịch vụ (Hennig-Thurau và các cộng sự 2001) Các khái niệm về Marketing mối quan hệ có tầm quan trọng cao trong Marketing dịch vụ, và đặc biệt là các dịch vụ đòi hỏi phải tiếp xúc rộng và tiếp xúc lâu dài thì mới có được kết quả Chính vì thế mà duy trì mối quan hệ với các sinh viên trường đại học trong một môi trường giáo dục đại học có thể có được những lợi ích lâu dài cho các trường đại học hiện nay

Theo Pinar và cộng sự (2014) thì việc học của sinh viên tại trường đại học chủ yếu là thời gian tự nghiên cứu và mở rộng kiến thức một cách chủ động Vì vậy, ngoài thời gian tham gia các lớp học thì việc tự học và tìm kiếm tài liệu tại thư viện là hoạt động thường xuyên và rất quan trọng Đối với tài sản thương hiệu thì dịch vụ thư viện là giá trị hữu hình thiết thực nhất đối với việc học của sinh viên, nếu thư viện của trường đại học có sức chứa lớn và lưu trữ số lượng tài liệu càng lớn thì điều này càng thu hút sự quan tâm và sử dụng thư viện càng nhiều của sinh viên, từ đó, niềm tin về môi trường học thuật thuận lợi ngày càng gia tăng và làm cho thương hiệu của trường đại học ngày càng được khẳng định (Ng and Forbes, 2009)

1.5.4 Điều kiện sống Đối với sinh viên thì ngoài nhu cầu học tập thì nhu cầu được ăn, ở tại những cơ sở đáng tin cậy và chất lượng tốt là thật sự cần thiết Hiện này, với việc tạo ra sự thuận lợi cho các sinh viên tại các vùng xa xôi đến để học tập thì các trường đại học đã đầu tư các cơ sở như ký túc xá, căn tin tại khuôn viên trường để phục vụ nhu cầu lưu trú và ăn uống một cách tiện lợi và nhanh chóng Nói cách khác, nếu các trường đại học có sự đầu tư tập trung cho điều kiện sống được đảm bảo thì sinh viên sẽ được tạo ra sự thoải mái, yên tâm để học tập cho với sinh viên, điều này góp phần làm gia tăng sự đánh giá cao của sinh viên đối với trường hay thương hiệu của trường đại học cũng từ đó được nâng cao (Vũ Thị Phương Anh, 2009)

1.5.5 Xây dựng và phát triển nghề nghiệp

Theo Nguyen và Forbes (2009) sinh viên tại các trường đại học ngoài việc học các kiến thức chuyên môn thì kỹ năng thực hành nghề nghiệp là vấn đề thực sự rất quan trọng Mặt khác, khi học tại các trường đại học thì hầu hết sinh viên đều có sự kì vọng vào chương trình mình được học có khả năng đáp ứng được nhu cầu công việc trong tương lai hay việc chứng nhận hoàn thành chương trình học sẽ giúp cho sinh viên thuận lợi trong việc có một công việc tốt, thể hiện được sức mạnh to lớn của thương hiệu Ngoài ra, các trường đại học được xem là các tổ chức đáng tin cậy để các doanh nghiệp hay các tổ chức liên quan có sự liên kết để tạo việc làm cho sinh viên theo học có cơ hội thực hành nghề nghiệp hay làm việc lâu dài tại các địa điểm đó, đây chính là các hoạt động tạo ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cho người học đồng thời tạo nên giá trị thực sự cho tài sản thương hiệu của trường đại học

Pinar và cộng sự (2014) cho rằng phụ thuộc loại hình và chuyên ngành đào tạo của các trường đại học thì sẽ sự đầu tư khác nhau về cơ sở vật chất của trường Tuy nhiên, điểm cơ bản nhất mà các trường đại học luôn chú trọng để đầu tư cơ sở vật chất đó chính là hệ thống giảng đường và các thiết bị phục cho việc giảng dạy, nghiên cứu, học tập của đội ngũ giảng viên và sinh viên Mặt khác theo Ng and Forbes (2009) thì việc học đại học cần sự phát triển toàn diện về trí lực cũng như thể lực và các kỹ năng cần thiết để làm việc, do đó, trường đại học sẽ ưu tiên phát triển các cơ sở hay địa điểm để sinh viên phát triển thể chất, hội họp và tham gia các tổ chắc nhằm phát triển kỹ năng Tóm lại, việc đầu tư vào cơ vật chất là một điều kiện thúc đẩy cho sự phát triển toàn diện của sinh viên và chính điều này tạo ra lòng trung thành của thương hiệu hay kích thích gia tăng tài sản thương hiệu của trường đại học Trải nghiệm cuộc sống sinh viên nói chung là tất cả những trải nghiệm của sinh viên như vậy qua mỗi và mọi cuộc gặp gỡ tạo nên sinh viên cuộc sống, bao gồm cả những cuộc gặp gỡ trong ký túc xá của họ, thanh toán học phí, cơ sở vật chất trong khuôn viên trường, hoặc các sự kiện thể thao có thể nâng cao hoặc hạn chế trải nghiệm dịch vụ cốt lõi của học sinh Do đó, ngoài các khía cạnh tài sản thương hiệu cốt lõi, các yếu tố hỗ trợ này cũng là được đưa vào nghiên cứu này như một phần của việc đo lường tài sản thương hiệu của trường đại học Sử dụng tài sản thương hiệu và trường đại học tài liệu về thương hiệu làm nền tảng, chúng tôi đã xác định hai nhóm giá trị thương hiệu có liên quan để tạo thương hiệu trường đại học và tài sản thương hiệu Các yếu tố tạo ra giá trị cốt lõi là một phần của hoạt động dựa trên người tiêu dùng các khía cạnh tài sản thương hiệu được thiết lập trong tài liệu bao gồm nhận thức về thương hiệu, chất lượng cảm nhận, hiệp hội thương hiệu, hiệp hội tổ chức, lòng trung thành với thương hiệu, cảm xúc thương hiệu, lòng tin thương hiệu, môi trường học tập và danh tiếng Sự hỗ trợ các yếu tố tạo ra giá trị bao gồm trải nghiệm của sinh viên với ký túc xá, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nghề nghiệp, cơ sở vật chất

Parves Sultan và Ho Yin Wong (2012) đã chứng minh được chất lượng dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sự tin cậy và sự hài lòng Nếu gia tăng thêm một đơn vị chất lượng dịch vụ sẽ cho ta được một kết quả gần như gia tăng một đơn vị của sự tin cậy và hài lòng Mà sự tin cậy và sự hài lòng lại tác động đến hình ảnh của trường đại học

Chính vì vậy, hai tác giả Sultan và Wong đề nghị chia chất lượng dịch vụ cảm nhận thành 3 yếu tố thành phần chính gồm:

(3) Chất lượng cơ sở vật chất

Chương 1, tác giả đã trình bày khái quát về thương hiệu: Khái niệm thương hiệu, thương hiệu trường đại học, các nghiên cứu liên quan về tài sản thương hiệu trường đại học.

THỰC TRẠNG VỀ TÀI SẢN THƯƠNG HIỆU CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày đầu thành lập (16/12/1976) cho đến nay có nhiều tên gọi khác nhau như: Cơ sở 2 Trường Cao cấp Nghiệp vụ Ngân Hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh , Chi nhánh Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu Khoa học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh , Học viện Ngân hàng - Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 20 tháng 8 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 174/2003/QĐ- TTg về việc thành lập Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở tách Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh của Học viện Ngân hàng ra thành một đơn vị độc lập, với tên gọi Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Với hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển, Trường Đại học Ngân Hàng Thành phố Hồ Chí Minh từ trường đào tạo chuyên ngành tài chính – ngân hàng đã trở thành một trong những trường đại học công lập hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực kinh tế, tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, pháp luật trong hệ thống giáo dục Việt Nam

Ghi nhận những đóng góp của Trường, Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba, Hạng Nhì, Hạng Nhất, Huân chương Độc lập Hạng Ba, Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước Việt Nam cùng nhiều bằng khen của Thống đốc, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban nhân dân các tỉnh thành,…

Ngày 3 tháng 8 năm 2017, Trường ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã được cấp Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đào tạo (theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015

Trên từng chặng đường phát triển, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh luôn lấy chất lượng đào tạo làm gốc để xây dựng và khẳng định thương hiệu Nhiều giảng viên của Trường tham các đề án khoa học cấp Nhà nước, cấp

Bộ, cấp thành phố, cấp trường Trường còn là nơi tổ chức các hội thảo, tọa đàm khoa học về Kinh tế - Tài Chính - Ngân hàng - Pháp luật, là nơi chuyển giao công nghệ cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức quốc tế phi Chính phủ, các doanh nghiệp và hệ thống ngân hàng Việt Nam

Các chương trình đào tạo tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng theo cách tiếp cận CDIO, chuẩn AUN - QA để đáp ứng nhu cầu của người học với các bậc đào tạo từ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ với các hệ đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, liên kết quốc tế…nhiều chương trình đạt chứng chỉ kiểm định về tiêu chuẩn chất lượng của các tổ chức có uy tín ở trong và ngoài nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, Afnor - Pháp) Trong đó, có hai chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng đã đạt chuẩn AUN-QA của hệ thống các trường đại học trong khối Asean

2.1.2 Sứ mệnh - Tầm nhìn – Giá trị cốt lõi

Trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, theo quan điểm của Đảng và Nhà nước tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội Do đó, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh xác định hướng phát triển với:

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp cho xã hội và ngành ngân hàng nguồn nhân lực chất lượng cao, các nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, cùng với dịch vụ tư vấn và các hoạt động phục vụ cộng đồng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh kiến tạo hệ sinh thái giáo dục, mang đến cơ hội và kỹ năng học tập suốt đời hướng đến phát triển con người toàn diện, sáng tạo, với tinh thần phụng sự tổ quốc, phụng sự nhân dân

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh định hướng trở thành đại học đa ngành và liên ngành nằm trong nhóm các đại học hàng đầu khu vực và châu lục trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, quản lý, pháp luật, xã hội và nhân văn Chúng tôi tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kinh doanh, quản lý và tiên phong trong giải quyết các vấn đề liên ngành

Chính trực (Honesty and Integrity)

Sự chính trực luôn hàm chứa sự trung thực trong mọi hành động Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh luôn nhất quán giữa tư duy - lời nói - hành động Đoàn kết (Unity) Đoàn kết tạo nên sự thống nhất để có sức mạnh tổng hợp Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh lấy phương châm đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên có liên quan để cùng nhau phát triển

Tiên phong (Being the Pioneer)

Tiên phong để tạo ra và dẫn dắt xu hướng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh tiên phong trong ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào các hoạt động đào tạo, nghiên cứu, quản lý, điều hành

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ,…; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng liên kết các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm

Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh triển khai mô hình đào tạo

“trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường

Nhận diện thương hiệu

Nhận diện thương hiệu đề cập đến những yếu tố có thể trông thấy và gây liên tưởng đến thương hiệu Các yếu tố này bao gồm tên công ty, biểu trưng (logo), slogan, tòa nhà, cách trang trí, đồng phục, màu sắc chủ đạo của công ty và các vật phẩm Marketing Nói cách khác, hệ thống nhận diện thương hiệu là sự diễn đạt bản sắc của một công ty bằng việc sử dụng hình ảnh, văn từ, biểu tượng và màu sắc Hệ thống nhận diện thương hiệu cần được thể hiện một cách thống nhất, đồng bộ, qua đó tạo nên đặc điểm riêng giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác Tính đến năm 2021, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tương đối tốt các yếu tố nhận diện thương hiệu

Trước tiên hết, không thể không nhắc đến biểu trưng (logo) của Trường Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng chính thức biểu trưng của trường từ năm 1997 để đáp ứng nhu cầu phát triển thương hiệu Thêm vào đó, để bảo hộ cho thương hiệu, vào năm 2015 Ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành làm thủ tục pháp lý đăng ký nhãn hiệu riêng của trường Ngày 26/1/2015, theo Quyết định số 4924 của Cục Sở hữu Trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ đã đồng ý cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho trường ĐH Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Nguồn: Trang web nhà trường

Mỗi chi tiết, đường nét của biểu trưng thể hiện những thông điệp riêng nhưng thống nhất trong một tổng thể hoàn chỉnh hình tròn Nổi bật trong hình tròn là hình ảnh Chợ Bến Thành, một trong những biểu tượng văn hoá của Thành phố

Hồ Chí Minh , một thành phố trẻ trung, năng động, sáng tạo, một trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ hàng đầu của cả nước Vị trí trung tâm của biểu trưng là hình ảnh đồng tiền cổ với bốn đường vòng cung phía trong tạo thành một vòng tròn kết nối, thể hiện sự sung túc, toàn vẹn và tính linh động, nhanh nhạy với sự luân chuyển liên tục Ngoài ra, đồng tiền còn mang ý nghĩa truyền thống nổi bật, thể hiện bản chất và đặc trưng riêng của ngành ngân hàng Trang vở trắng đang

Hình 2.2: Biểu trưng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh mở gợi ra bao ý nghĩa sâu sắc cũng như những kiến thức bổ ích nơi giảng đường đại học Màu sắc chủ đạo của biểu trưng là màu xanh nước biển nổi bật trên nền màu trắng Theo Widrich (2013), màu xanh nước biển mang lại cảm giác về sự tin tưởng và an toàn nên rất phù hợp cho ngành Ngân hàng Có thể thấy, thiết kế của biểu trưng giúp xây dựng hình ảnh về một trường đại học phát triển, năng động, sáng tạo, qua đó gia tăng nhận biết thương hiệu

Tiếp đến, tương ứng với màu sắc của biểu trưng, nhà trường cũng đã chọn

2 màu chủ đạo để thể hiện trên trang web là màu xanh biển và màu trắng Sự đồng điệu về màu sắc của biểu trưng và trang web giúp cho tăng sự nhận diện cho thương hiệu của nhà trường

Hình 2.3 Trang web trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ

2.2.2.1 Đồng phục của cán bộ, giảng viên, công nhân viên

Một yếu tố nữa cũng góp phần làm gia tăng nhận diện thương hiệu cho trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh chính là đồng phục cho đội ngũ nhân sự và sinh viên Đối với đồng phục cho đội ngũ nhân sự, hiện tại Trường chưa có quy định về đồng phục cho toàn thể cán bộ, giảng viên, công nhân viên mà mới chỉ có quy định về trang phục như sau:

Thứ hai hàng tuần: Nữ: Áo dài truyền thống, giày hoặc dép có quai hậu; Nam: sơ mi trắng, cà vạt và quần tây sậm màu, giày hoặc dép có quai hậu

Các buổi hội nghị cấp trường: trang phục như ngày thứ hai hàng tuần cộng thêm: Nữ: áo vest đen; Nam: áo vest

Tuy nhiên, trong các hoạt động đối ngoại như thi đấu thể thao, giao lưu với cơ quan, tổ chức bên ngoài, Trường có sử dụng áo đồng phục và thay đổi theo từng hoạt động cụ thể chứ chưa có tính thống nhất cho tất cả các sự kiện Ngoài ra, mỗi đơn vị trong trường cũng có những bộ đồng phục riêng để thể hiện bản sắc của đơn vị

Cũng với mục tiêu là tạo ra hình ảnh thống nhất về thương hiệu, màu xanh biển và màu trắng tiếp tục được sử dụng trong đồng phục của sinh viên Theo đó, nhà trường đã đưa ra quy định đồng phục cho sinh viên như sau:

Bảng 2.3 Quy định đồng phục sinh viên

Thứ hai Áo dài màu xanh nước biển (có thêu logo trường) kết hợp với quần màu trắng Áo sơ mi trắng dài tay (có thêu logo trường), quần tây sẫm màu

Thứ sáu Áo sơ mi vàng, tay lửng, có nơ (có thêu logo trường), váy màu đen Áo bỏ trong váy Áo sơ mi vàng, tay ngắn (có thêu logo trường), quần sẫm màu Áo bỏ trong quần

Nguồn: Cẩm nang sinh viên

Hình 2.4 Đồng phục sinh viên ngân hàng thứ hai hàng tuần

Nguồn: Trang web nhà trường

Ngoài bộ đồng phục xanh trắng, để thể hiện bản sắc ngành Ngân hàng phù hợp với biểu trưng, SV trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn có bộ đồng phục mặc vào thứ sáu hàng tuần với tông màu vàng chủ đạo đồng điệu với hình ảnh đồng tiền trên biểu trưng

Hình 2.5 Đồng phục sinh viên thứ sáu hàng tuần

Nguồn: Trang web nhà trường Đồng phục thể dục cũng cùng tông màu xanh trắng đồng nhất với biểu trưng, tạo được dấu ấn cho thương hiệu, giúp thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được ghi nhớ tốt hơn

Hình 2.6 Đồng phục thể dục của sinh viên

Nguồn: Trang web nhà trường

Đội ngũ giảng viên (Lecturer )

Được sự quan tâm chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và Vụ Tổ chức cán bộ (NHNN) về công tác quản trị nguồn nhân lực, Đảng ủy, Ban Giám hiệu Nhà trường luôn xác định xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, viên chức, nhất là đội ngũ cán bộ giảng dạy là chiến lược trọng tâm, quan trọng để đảm bảo quy mô và chất lượng đào tạo Nhờ có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ tốt cũng như chính sách đãi ngộ hợp lý, điều kiện làm việc được cải thiện, trong những năm qua Trường đã đẩy nhanh được số lượng giảng viên học tập nâng cao trình độ cũng như thu hút được đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị về công tác tại trường góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bảng 2.4 Thống kê nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 ĐVT: Người

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ (2021)

Nhìn vào bảng 3.4 có thể thấy trong năm học 2020 – 2021, số lượng giảng viên có học vị tiến sỹ của nhà trường tăng thêm 20 người, tỉ lệ tăng là 25% so với năm học 2019-2020 Tỉ lệ tăng này cho thấy sự nỗ lực rất lớn trong việc nâng cao trình độ của tập thể giảng viên cũng như sự động viên, hỗ trợ kịp thời, liên tục từ Ban giám hiệu nhà trường Ngoài ra, số lượng giảng viên của trường đạt học vị thạc sỹ, tiến sỹ từ các nước tiên tiến như Mỹ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan và cả Đài Loan và số lượng được cử đi đào tạo ở các quốc gia này cũng ngày càng gia tăng

Bảng 2.5 Số lượng giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài

STT Từ năm 2017 Từ tháng 01 – 07/2018

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2017 – 2018 Không chỉ thế, trong mỗi năm học, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cũng như cử giảng viên tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước để nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học Tất cả những nỗ lực trên cho thấy trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giảng viên không chỉ về số lượng mà còn về năng lực và trình độ tiếp cận với kiến thức hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển của khu vực và thế giới

Mặc dù đạt được nhiều chuyển biến tích cực, đội ngũ giảng viên của Trường vẫn còn nhiều vấn đề phải giải quyết trong thời gian tới, như: số lượng giảng viên còn thiếu so với yêu cầu mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành học Số lượng giảng viên là chuyên gia đầu ngành chưa nhiều, nhất là những ngành mới Số lượng đội ngũ giảng viên có học vị tiến sỹ và học hàm giáo sư, phó giáo sư trong những năm qua mặc dù tăng nhanh về số lượng, nhưng vẫn chưa đủ so với yêu cầu đặt ra; cơ cấu đội ngũ giảng viên của các khoa/bộ môn, ngành chưa đồng đều; năng lực của một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa đáp ứng tốt yêu cầu của quá trình đổi mới và hội nhập cũng như thích ứng với đòi hỏi ngày càng cao của giáo dục đại học trong bối cảnh mới.

Dịch vụ thư viện (Library services)

Thư viện - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh , tên giao dịch quốc tế Library of Banking University of Ho Chi Minh City, Thư viện là một đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh , có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý thông tin, tư liệu, thư viện phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học Để đáp ứng nhu cầu dọc sách, nghiên cứu ngày càng tăng của đội ngũ cán bộ, giảng viên và sinh viên, ngày 25/09/2014, mô hình thư viện mới đã được khánh thành và đi vào hoạt động tại cơ sở Thủ Đức

Nguồn: Trang web thư viện trường

Cơ sở vật chất mới của thư viện có phòng đọc với diện tích 2400 m2 đảm bảo 600 chỗ ngồi cùng với phòng Đa phương tiện (Multimedia) diện tích 80 m2 được trang bị 66 máy vi tính kết nối Internet tốc độ cao giúp người đọc truy cập vào các kho dữ liệu trực tuyến dễ dàng, nhanh chóng Thư viện có sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài theo ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học với gần 12.000 đầu sách, gần 70.000 bản sách các loại Ngoài ra, thư viện còn được trang bị 3 kiosk tra cứu tài liệu, máy in, máy scan, đầu đọc mã vạch để phục vụ việc tra cứu, in ấn tài liệu cho người đọc Cơ sở dữ liệu sách điện tử của thư việc rất đa dạng với các nguồn uy tín trong và ngoài nước:

Bảng 2.6 Cơ sở dữ liệu điện tử của thư viện

T Tên CSDL Hạn sử dụng Đường dẫn Tài khoản Mật khẩu

Bao gồm các tài liệu:

- Bài tạp chí toàn văn của hơn 26 tạp chí chuyên ngành

Theo hạn sử dụng thẻ Thư viện http://library.b uh.edu.vn/

MS viên chức Đăng nhập lần đầu: mặc định là

Mã số sinh viên/MS thẻ/MS viên chức

Người đăng nhập phải đổi

- Đề thi, đáp án đã qua sử dụng (Dự kiến) ngay mật khẩu để bảo vệ tài khoản sử dụng

Trên trang Thư viện http://sachweb vn

3 CSDL sách điện tử tiếng Anh: Gale

Gồm 38 giáo trình tiếng Anh

Trên trang Thư viện http://infotrac. galegroup.co m/itweb/vnbu h

Tự động đăng nhập từ mạng nội bộ Trường

Từ mạng ngoài Trường vui lòng liên hệ Thư viện

4 CSDL Thư viện pháp luật

5 Cơ sở dữ liệu Liên hợp Thư viện Việt

Khoa học và Công nghệ

- Cơ sở dữ liệu Công bố Khoa học và Công nghệ Việt Nam

- Báo cáo kết quả đề tài NCKH

Tự động đăng nhập từ mạng nội bộ Trường

Từ mạng ngoài Trường vui lòng liên hệ Thư viện

6 Bạn đọc đặc biệt của

Cục Thông tin Khoa học và công nghệ quốc gia:

2021 http://db.vista. gov.vn/login.a spx

- Bộ sưu tập sách điện tử IG Publishing

Collection- Các cơ sở dữ liệu miễn phí

2021 Sử dụng trên máy tính nội bộ tại Viện Đào tạo Quốc tế hoặc Thư viện Để sử dụng Bạn đọc vui lòng đăng ký theo link: https://forms.gle/3K eJJgypARrZqWro7

8 STINET - Mạng Liên kết Thông tin Khoa học và Công nghệ

Bao gồm: Sách, bài trích tạp chí, luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khoa học, cơ sở dữ liệu chuyên gia của các Trường Đại học, Viện, Sở,

Lâu dài http://www.sti net.gov.vn/

Không phải đăng nhập bàn Thành phố Hồ

9 CSDL chia sẻ của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Tài liệu toàn văn nội sinh của ĐHQGHN

Lâu dài http://db.lic.vn u.edu.vn/login

CSDL dùng chung cho các trường Đại học, Cao đẳng:

- Bộ CSDL Tạp chí điện tử đa ngành:

- Bộ CSDL Tạp chí điện tử chuyên ngành kinh tế: Emerald e-

- Bộ CSDL sách điện tử Elsevier-

- Bộ CSDL sách điện tử iG Publishing

- Bộ CSDL sách điện tử Springer

2022 https://journal s.sagepub.com https://www.e merald.com/ https://www.s ciencedirect.c om/ https://portal.i gpublish.com/ iglibrary/ https://link.spr inger.com/

Tự động đăng nhập từ mạng nội bộ Trường

- Đăng ký Thư viện để tạo tài khoản – Người học tự kích hoạt tài khoản qua email cá nhân (Form đăng ký - Emerald và Sage)

- Đăng ký Springer email tên miền thuộc Trường: (Form đăng ký - Springer) Thư viện sẽ tập hợp email để gửi cho NXB

Bộ cơ sở dữ liệu Kinh tế - Tài chính - Vĩ mô

2021 Sử dụng trên máy tính nội bộ tại Thư Để sử dụng Bạn đọc vui lòng đăng ký theo link: https://forms.gle/3KeJJgyp viện ARrZqWro7 Nguồn: Trang web thư viện trường Đáng chú ý là từ năm 2020, nhà trường đã đầu tư mua về quyền truy cập cơ sở dữ liệu Eikon - Data stream của Thompson Reuters để phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa học cho cán bộ, giảng viên và sinh viên Không chỉ cung cấp cho người đọc nguồn tư liệu dồi dào, cập nhật, thư viện trường còn có không gian cho các hoạt động học nhóm của sinh viên Hàng năm, thư viện cũng tổ chức cuộc thi viết cảm nhận về sách để tạo sân chơi cũng như khích lệ các bạn sinh viên rèn luyện thói quen đọc sách, nghiên cứu

Thư viện cũng đã sắp xếp thời gian phục vụ bạn đọc liên tục các ngày trong tuần từ 7g30 đến 18g30 (không nghỉ giữa giờ) và cả ngày thứ 7 từ 7g30 – 15g30 (không nghỉ giữa giờ) Thêm vào đó, các quy định về mượn, trả sách, làm thẻ thư viện, gia hạn tài liệu cũng được quy định rõ ràng và thông tin đầy đủ đến bạn đọc

Thư viện đã liên tục tổ chức nhiều buổi giới thiệu sách mới, tài liệu mới thông qua những cuộc thi “Bạn đọc với Thư viện”, triển lãm sách, hội nghị độc giả… để kích thích, động viên sự tìm tòi học hỏi của sinh viên Bên cạnh đó, các buổi học với đề tài “Sử dụng Thư viện hiện đại”, "Truy cập thông tin Internet”,

’’Phương pháp đọc sách hiệu quả”… được tổ chức thường xuyên Kết quả là đã tạo điều kiện cho sinh viên hiểu, gắn bó và quen thuộc hơn với cách tìm kiếm thông tin, khai thác thông tin, thảo luận, làm việc theo nhóm… để thu được những kiến thức mới và có những đánh giá, nhận xét của riêng mình Từ đó, sinh viên hình thành thói quen học tập chủ động, sáng tạo hơn

Nhìn chung, dịch vụ thư viện của nhà trường càng ngày càng được cải tiến về cả số lượng và chất lượng Cụ thể theo như Báo cáo tổng kết năm học 2020-

2021 của nhà trường BUH (2021) thì trong năm học 2020 – 2021, thư viện chú trọng công tác số hoá tài liệu và cung cấp tính năng đọc tài liệu trực tuyến nên đã thu hút số lượng độc giả tăng gần 8 lần so với năm học 2019 – 2020 Tuy nhiên, do dịch bệnh covid 19 hoành hành 2 năm gần đây nên việc mua bổ sung các đầu sách mới gặp nhiều khó khăn Thêm vào đó, mô hình kiến trúc của thư viện tuy có tính độc đáo nhưng các trang thiết bị như bàn, ghế chưa phù hợp với vẻ bề ngoài Cách thiết kế, trang trí các không gian bên trong chưa tạo được điểm nhấn, sự thu hút cũng như tính hiện đại, năng động.

Điều kiện sống (Student Living)

Với số lượng sinh viên tăng dần qua từng năm, Trường luôn chú trọng cải thiện cơ sở vật chất để tạo điều kiện sinh hoạt tốt nhất, thoải mái nhất cho sinh viên Hiện tại, Trường đang vận hành 2 toà nhà với 3 khu ký túc xá với tổng số chỗ ở là 2216 chỗ, trong đó dành cho nam là 504 chỗ và dành cho nữ là 1712 chỗ Riêng toà nhà ký túc xá 9 tầng khu K với tổng mức đầu tư là 172 tỷ đồng, chiều cao là 32,85m, diện tích xây dựng 2.446 m2, tổng diện tích sàn 22.014 m2 mới đưa vào sử dụng từ tháng 09/2015 có 6 thang máy, hệ thống báo cháy tự động, giám sát ra vào bằng thẻ từ, camera quan sát và wifi phủ kín tòa nhà Ngoài ra, khu ký túc xá K còn có tầng dịch vụ bao gồm nhà ăn, phòng tập GYM, phòng giặt, cửa hàng tiện ích, phòng dành cho việc tiếp khách, phòng dành riêng cho người nhà đến thăm

Hình 2.8 Toà nhà ký túc xá khu K

Không chỉ có nhiều tiện ích, các mức giá phòng cũng được nhà trường tính toán để hỗ trợ được nhiều nhất cho sinh viên

Bảng 2.7 Bảng giá phòng ký túc xá

Nguồn: Trang web Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Với các mức giá rất hợp lý cho sinh viên như trong bảng 3.7, mỗi phòng ở tại ký túc xá vẫn được trang bị đầy đủ các tiện ích, cụ thể như sau:

Phòng chuẩn được trang bị như sau: 04 giường sắt đôi, ổ điện từng giường ở, 02 quạt đảo, 08 tủ đựng đồ; 04 bàn học, 08 ghế ngồi học; Có chỗ phơi đồ riêng, có nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, được trang bị hệ thống báo cháy tự động

Phòng dịch vụ A, B được trang bị như sau: 04 giường gỗ, ổ điện từng giường ở,

02 quạt đảo, 08 tủ đựng đồ.; 04 bàn học, 04 ghế ngồi học; Tivi truyền hình cáp, lò vi sóng, tủ lạnh; Có chỗ phơi đồ riêng, có nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, được trang bị hệ thống báo cháy tự động

Phòng dịch vụ K được trang bị như sau: 05 giường gỗ, ổ điện từng giường ở, 02 quạt đảo, 05 tủ đựng đồ; 03 bàn học, 05 ghế ngồi học; Tivi truyền hình cáp, Lò vi sóng, tủ lạnh; Có chỗ phơi đồ riêng, có nhà vệ sinh và nhà tắm riêng, được trang bị hệ thống báo cháy tự động

Hình 2.9 Trang thiết bị phòng ở ký túc xá

Nguồn: Trang web Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Không chỉ chú trọng đầu tư trang thiết bị trong phòng ở mà cảnh quan xung quanh ký túc xá cũng được nhà trường chăm chút để tạo không gian sống tốt nhất cho sinh viên

Hình 2.10 Quang cảnh xung quanh ký túc xá

Nguồn: Trang web Trường Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, nhà trường cũng đã trình lên Ngân hàng nhà nước dự án xây dựng khu ký túc xá mới giai đoạn 2021 – 2025 và đã được phê duyệt Tuy nhiên, vấn đề cần được quan tâm đó là việc bảo trì, bảo dưỡng để duy trì chất lượng trang thiết bị trong phòng ở của ký túc xá luôn được ổn định, tránh tình trạng xuống cấp hoặc quá chênh lệch giữa các khu ký túc xá mới và cũ Thêm vào đó, việc tăng cường hoạt động quản lý ký túc xá để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sinh viên khi ở trong ký túc xá cũng là vấn đề không dễ dàng

Với ưu thế về diện tích, nhà trường dành không gian rộng rãi cho khu vực căng tin Các tủ đồ ăn, thức uống được xếp cả hàng dài phục vụ nhu cầu của đông đảo các bạn sinh viên Theo Edu2ReviewTeam (2020), căng tin trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh được xếp hạng 7/10 trong số 10 căng tin trường đại học tốt ở Thành phố Hồ Chí Minh nhờ vào các ưu điểm như không gian rộng rãi, nhân viên dễ thương, cơm trưa khá ngon và vệ sinh cộng với đồ ăn vặt đa dạng Yếu tố chưa nhận được sự ủng hộ nhiều của các bạn sinh viên là cách thiết kế, trang trí của căng tin chưa đẹp, chưa thể hiện được bản sắc riêng hoặc có điểm nhấn để thu hút sinh viên

Xây dựng và phát triển nghề nghiệp (Career Development)

2.6.1 Công tác hỗ trợ sinh viên phát triển nghề nghiệp

Không chỉ chú trọng vào đào tạo chuyên môn, trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh còn hỗ trợ sinh viên phát triển nghề nghiệp ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường thông qua Trung tâm hỗ trợ sinh viên (CSB: Center for Student Support of Banking University), tiền thân là Ban quản lý Kí túc xá Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh , được thành lập theo quyết định số 104/QĐ-ĐHNH ban hành ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Với quy mô đào tạo ngày càng tăng của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh , Trung tâm hỗ trợ sinh viên ra đời với chức năng, nhiệm vụ đa dạng, phong phú hơn để hoàn thiện hệ thống dịch vụ và hỗ trợ sinh viên tại trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài chức năng chính là tham mưu cho Ban Giám hiệu; tổ chức và quản lý các hoạt động hỗ trợ sinh viên, Trung tâm còn là đầu mối kết nối giữa các Doanh nghiệp, Ngân hàng, Nhà tài trợ với sinh viên, học viên thông qua các hoạt động quan hệ Doanh nghiệp, tìm kiếm nguồn tài trợ, Tổ chức tư vấn hướng nghiệp, Tìm kiếm và trao các suất học bổng cho sinh viên…được tổ chức thường xuyên

Hình 2.12 Sinh viên trường tham quan thực tế nhà máy Ajinomoto

Hình 2.13 Cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên năm 2021

Nguồn: Trang web Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Trong năm 2021, dù dịch bệnh diễn biến phức tạp nhưng Nhà trường giao cho Hội sinh viên trường phối hợp cùng Trung tâm hỗ trợ sinh viên tổ chức thành công cuộc thi "Sinh viên BUH với ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp" lần thứ 2 (SV.BUH_STARTUP 2021) Cuộc thi bao gồm một chuỗi các sự kiện bắt đầu từ tháng 4/2021: Phát động, tiếp nhận các dự án dự thi, tổ chức đào đào tạo, sơ tuyển vòng bán kết, vòng chung kết (12/8/2021) bằng hình thức trực tuyến Sau vòng chung kết ngày 12/8/2021 hai đội đạt giải nhất là đội Thyn Shark với "Dự án khởi nghiệp có ý tưởng công nghệ đột phá" và Teen Titan "Dự án khởi nghiệp có ý tưởng ý nghĩa xã hội" sẽ đại diện Trường tham dự chung kết Cuộc thi SV- STARTUP 2021-2022 do Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức

Một hoạt động hỗ trợ sinh viên nổi bật nữa chính là sự kiện “Ngày hội việc làm” được tổ chức thường niên từ năm 2007 Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn quan tâm triển khai thỏa ước hợp tác với các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực để tạo điều kiện kết nối về hoạt động tuyển dụng cũng như hỗ trợ về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp Cụ thể, trong năm 2020 -2021, Trường làm việc với hơn

33 Doanh nghiệp (KEBHANA bank, công ty công nghệ và Đào tạo YOOT, công ty NIELSENIQ, công ty Gia Cát Lợi, Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Quốc tế Chailease, công ty Công nghệ và Đào tạo YOOT, công ty NIELSENIQ, công ty Jescare, MBbank chi nhánh Lê Văn Sỹ, Vietcombank chi nhánh HCM, MBbank chi nhánh Đông Sài Gòn, MBbank chi nhánh Kỳ Đồng…) để tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên về tuyển dụng, việc làm sau khi tốt nghiệp

Hình 2.14 Ngày hội việc làm năm 2017

Nguồn: Trang web Trung tâm hỗ trợ sinh viên

Hình 2.15 Ngày hội việc làm năm 2018

Hình 2.16 Ngày hội việc làm năm 2019

Nguồn: Trang web Trung tâm hỗ trợ sinh viên

2.6.2 Công tác hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng mềm

Bên cạnh các hoạt động hỗ trợ sinh viên phát triển và xây dựng nghề nghiệp gắn với chuyên ngành học tập, nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá, hoạt động Đoàn, Hội để giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm Các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn như Ngày nhà giáo Việt Nam 20-11, Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26-03 luôn nhận được sự tham gia nồng nhiệt của các bạn sinh viên trong toàn trường

Hình 2.17 Giải bóng đá sinh viên năm 2019

Nguồn: Trang web Hội sinh viên trường

Các hoạt động tình nguyện Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện và rất nhiều hoạt động tình nguyện do Đoàn trường, Hội sinh viên, các câu lạc bộ, đội nhóm trong trường tổ chức đã giúp các bạn sinh viên không chỉ trau dồi kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch, giải quyết vấn đề và ra quyết định mà còn giúp tạo dựng tâm hồn cao đẹp, đức tính sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương mọi người xung quanh Những sinh viên trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ được thầy cô truyền dạy kiến thức chuyên môn mà còn được nhà trường tạo điều kiện trau dồi nhân cách tốt đẹp đúng với truyền thống văn hoá bao đời của dân tộc Việt Nam, góp phần hình thành những thế hệ trẻ vừa hồng vừa chuyên

Nguồn: Trang web Hội sinh viên trường

Cơ sở vật chất (physical facilities)

Tổng diện tích đất của Trường là 110.804 m 2 , trong đó tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học là 84.984 m 2 , đáp ứng yêu cầu cho quy mô trên 20.000 sinh viên Cơ sở vật chất của Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đủ đảm bảo cho 8.000 người học thường xuyên với 2 cơ sở đào tạo tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh và một cơ sở tại Quận Thủ Đức, trong đó có tổng cộng 145 giảng đường với bảng trắng, máy chiếu (projector) và đầy đủ các điều kiện để học tập cũng như tổ chức tổ chức hội thảo

Bảng 2.8: Thống kê cơ sở vật chất của Trường tính đến tháng 12/2020 Đối tượng Đơn vị tính Tổng số

I Đất đai, cơ sở đào tạo nhà trường quản lý sử dụng

Diện tích đất đai ha 11,084

Số cơ sở đào tạo cơ sở 4

II Diện tích sàn xây dựng m2 84,984

1.1 Tổng số phòng học phòng 145

1.3 Phòng thực hành nghiệp vụ ngân hàng m2 76

Số đầu sách / Tổng số sách bản 11,000/77,000

4 Ký túc xá sinh viên

Nhà tập thể dục, thể thao m2 400

Nhà tập, thi đấu đa năng m2 1,444

Nguồn: Phòng Quản trị tài sản (2021)

Nằm gần ngay cổng chính của trường là khu giảng đường A, khu giảng đường được xây dựng mới đầu tiên với 4 tầng lầu thoáng mát với mặt trước và mặt sau có rất nhiều cây xanh lớn, cho bóng mát quanh năm Đằng sau giảng đường A là khu giảng đường B đang trong quá trình hoàn thiện và dự kiến được đưa vào sử dụng từ năm học 2021-2022

Hình 2.19 Khu giảng đường A và B tại Thủ Đức

Liền sát với Giảng đường A là khu nhà nghỉ dành cho giảng viên rất tiện nghi với 2 tầng riêng biệt dành cho giảng viên nam và giảng viên nữ cùng phòng ăn và phòng sinh hoạt chung được trang bị đầy đủ các thiết bị phục vụ cho việc nghỉ ngơi của giảng viên

Hình 2.20 Nhà nghỉ giảng viên và khu giảng đường B (màu xanh)

Khu giảng đường C mới xây dựng được 5 năm nằm liền sát với căng tin, sân bóng đá mini, sân tennis với 7 tầng lầu cũng được bao quanh bởi rất nhiều cây xanh Sảnh tầng trệt rộng lớn được dành cho các hoạt động chung của sinh viên như tổ chức sự kiện, phòng văn thể mỹ và văn phòng Đoàn – Hội

Hình 2.21 Khu giảng đường C ở Thủ Đức

Với những sự kiện lớn, nhà trường tổ chức tại Hội trường lớn khang trang, hiện đại đối diện với khu giảng đường A tại cơ sở Quận Thủ Đức với sức chứa 900 chỗ và hệ thống sân khấu, âm thanh ánh sáng hiện đại

Hình 2.22 Hội trường lớn 900 chỗ ở cơ sở Thủ Đức

Tiếp đến, nhà trường có 09 phòng máy tính (02 phòng tại Sài Gòn, 07 phòng tại Thủ Đức) với khoảng 420 máy có cấu hình mạnh, tất cả được kết nối Internet phục vụ cho nhu cầu học tập của SV các hệ Một hệ thống mạng không dây (Wireless) được phủ khắp các cơ sở đào tạo nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên, sinh viên nội trú có thể truy cập mạng nhanh chóng để khai thác thông tin phục vụ cho hoạt động học tập và nghiên cứu khoa học

Ngoài ra, Trường còn có hệ thống các sân bãi phục vụ cho việc rèn luyện sức khoẻ, thể dục thể thao như: nhà thi đấu đa năng, sân vận động, hồ bơi, sân tennis, đường chạy, sân bóng đá, bóng chuyền, bóng ném, bóng bàn, cầu lông

Hình 2.23 Khu liên hợp thể thao ở Thủ Đức

Với tổng diện tích 11 ha, nhà trường đã thiết kế đầy đủ các công trình phục vụ việc học tập và rèn luyện cho sinh viên cũng như cơ sở làm việc tiện nghi rộng rãi cho đội ngũ cán bộ công nhân viên Một điểm nổi trội không thể không nói đến về cơ sở vật chất của trường chính là cảnh quan thiên nhiên xanh mát với rất nhiều cây xanh mang lại bầu không khí trong lành

Hình 2.24 Không gian nhiều cây xanh ở Thủ Đức

So sánh khác biệt trung bình của các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

thương hiệu Trường Đại học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 2.9 Khác biệt trung bình của các yếu tố

Tên biến Mô tả Trung bình Độ lệch tiêu chuẩn Nhận diện thương hiệu

ND1 Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh là trường ĐH nổi tiếng

ND2 Logo trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh dễ nhận biết

Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh là một trong những địa điểm đầu tiên khi người ta nghĩ đến của tất cả các trường đại học trong cả nước

II Đội ngũ giảng viên

GV1 Đội ngũ giảng viên của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có khả năng truyền thụ kiến thức tốt đến người học

GV2 Đội ngũ giảng viên của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có khả năng định hướng việc tự học tốt cho người học

GV3 Đội ngũ giảng viên của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có khả năng hướng dẫn người học nghiên cứu khoa học

GV4 Đội ngũ giảng viên của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh luôn tận tình trong công việc giảng dạy của mình

III Dịch vụ thư viện

TV1 Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh có các tài nguyên thư viện chất lượng

TV2 Nhân viên thư viện của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có thể giúp đỡ khi cần thiết

Thư viện của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí

Minh cung cấp một môi trường học tập, nghiên cứu thoải mái

TV4 Nhân viên thư viện của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh luôn có thái độ lịch sự

TV5 Nhân viên thư viện của trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có kiến thức đối với công việc

DK1 Ký túc xá trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh cung cấp được môi trường học tập tốt

DK2 Ký túc xá trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh có khu vực ký túc xá hiện đại

DK3 Nhân viên của ký túc xá trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh luôn có thái độ lịch sự

DK4 Nhân viên của căn tin trường ĐH Ngân hàng TP

Hồ Chí Minh có tính chuyên nghiệp

Căn tin trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh phục vụ thức ăn và nước uống hợp vệ sinh và nhanh chóng

Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh làm tốt việc giúp tìm kiếm việc làm

Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh luôn cung cấp các chương trình thực tâp tại doanh nghiệp

Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh luôn cung cấp các cơ hội học tập thông qua trải nghiệm thực tế như là một phần của chương trình đào tạo

Trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh luôn hỗ trợ sinh viên với các nguồn tài trợ cho việc học tập và công việc

Trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh luôn thường xuyên chức các sự kiện kết nối sinh viên với các cựu sinh viên của trường

VI Cơ sở vật chất

CS1 Phòng máy hiện đại, đầy đủ chức năng 3.37 3.322

CS2 Các giảng đường đầy đủ tiện nghi 3.15 3.752

CS3 Phòng chức năng và các thiết bị thể dục thể thao hiện đại

CS4 Có sự đầu tư liên tục cho cơ sở vật chất 3.59 3.826

VII Tài sản thương hiệu 1 2

Tự hào khi học ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh thay vì học tại các trường đại học khác, dù cho các trường đại học đó môi trường giáo dục như nhau

Các trường đại học khác có những điều kiện giống như trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, quý

Anh/Chị vẫn sẽ giới thiệu những người khác chọn học tại đây

Các trường đại học khác có thế mạnh và chất lượng tốt như trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, quý Anh/Chị vẫn sẽ giới thiệu những người khác chọn học tại đây

Nhận diện thương hiệu: Kết quả trên cho thấy nhận diện thương hiệu đánh giá tương đối tốt, phần nào đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng nội bộ về độ phù hợp linh hoạt, chủ động trong cách thức thực hiện công việc Tất cả các biến trên đều có giá trị trung bình dao động từ 3.51 -3.65 (nằm trong khoảng 3-5) nghĩa là mọi người đa số là đồng ý với các quan điểm trên và độ lệch chuẩn của các tiêu chí đưa ra đa số cũng được đánh giá tốt, thuộc khung điểm từ 3.41 đến 4.20 Đội ngũ giảng viên: Qua kết quả trên, ta thấy chỉ có độ lệch chuẩn của tiêu chí được đánh giá thuộc khung điểm từ 3.41 đến 4.20 Điều này, cho ta thấy sinh viên và phụ huynh luôn đánh giá cao về giá ở những tiêu chí đội ngũ giảng viên Vì vậy, kết quả về đội ngũ giảng viên như trên sẽ là yếu tố quyết định và tạo nên tài sản thương hiệu cho trường đại học ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh

Dịch vụ thư viện: Qua bảng kết quả, ta có thể thấy, dịch vụ thư viện có độ lệch chuẩn nằm trong khung điểm trung bình, các chỉ tiêu đều nằm trong khung điểm trung bình 2.61 đến 3.40 Vì thế, cho thấy rằng yếu tố dịch vụ thư viện được dánh giá rất cao Tuy nhiên không co yếu tố nào nằm trong khoảng khung điểm trung bình 3.41 đến 4.20 Điều này thể hiện dịch vụ thư viện tại trường đại học ngân hàng thành phố

Hồ Chí Minh cần phải cải tiến mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của sinh viên và đồng thời đây là yếu tố quan trọng xây dựng tài sản thương hiệu

Ngoài ra từ bảng kết quả cho thấy rằng điểm trung bình của yếu tố điều kiện sống của sinh viên tại Trường có thang điểm trung bình 3.41 đến 4.20 Điều này cho thấy rằng sinh viên đánh giá rất cao môi trường sống và không gian sống tại Trường Đại học Ngân hàng Trong thực tế cho thấy rằng, nhà Trường có không gian sinh hoạt rất tốt, khuôn viên nhà Trường rộng rãi và thoáng mát, có đầy đủ không gian cho sinh hoạt thể thao, văn hóa, văn nghệ

Yếu tố phát triển nghề nghiệp có thang điểm trung bình nằm trong khung điểm khá cao 3.41 đến 3.60 Tuy nhiên có một yếu tố NN5 có thang điểm trung bình nằm trong khung điểm trung bình 2.61 đến 3.40 Điều này cho thấy rằng yếu tố nghề nghiêp đóng vai trò khá quan trọng trông việc xây dựng tài sản thương hiệu

Cơ sở vật chất: Kết quả trên cho thấy yếu tố cơ sở vật chất đánh giá tương đối tốt, phần nào đáp ứng được sự hài lòng của khách hàng nội bộ về độ phù hợp linh hoạt, chủ động trong cách thức thực hiện công việc Có hai biến CS2 và CS3 nằm có giá trị trung bình dao động từ 3.41 -3.60 (nằm trong khoảng 3-5) nghĩa là mọi người đa số là đồng ý với các quan điểm trên và độ lệch chuẩn của các tiêu chí đưa ra đa số cũng được đánh giá tốt, thuộc khung điểm từ 3.41 đến 4.20 Tuy nhiên vẫn còn hai biến có thang điểm trung bình nằm trong khoảng khung điểm trung bình 2.61 đến 3.40 đó là CS1 và CS4, cho thấy yếu tố cơ sở vật chất cần cải thiện nhiều hơn nữa trong thời gian tới.

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Thống kê quy mô, cơ cấu đào tạo giai đoạn 2015-2020 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.2 Thống kê quy mô, cơ cấu đào tạo giai đoạn 2015-2020 (Trang 35)
Hình 2.1. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tính đến tháng 31/07/2021 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.1. Số lượng, chất lượng nguồn nhân lực tính đến tháng 31/07/2021 (Trang 38)
Hình 2.2: Biểu trưng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.2 Biểu trưng trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 39)
Bảng 2.3. Quy định đồng phục sinh viên - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.3. Quy định đồng phục sinh viên (Trang 41)
Hình 2.4. Đồng phục sinh viên ngân hàng thứ hai hàng tuần - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.4. Đồng phục sinh viên ngân hàng thứ hai hàng tuần (Trang 42)
Hình 2.5. Đồng phục sinh viên thứ sáu hàng tuần - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.5. Đồng phục sinh viên thứ sáu hàng tuần (Trang 42)
Bảng 2.4. Thống kê nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.4. Thống kê nguồn nhân lực giai đoạn 2016-2020 (Trang 43)
Hình 2.6. Đồng phục thể dục của sinh viên - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.6. Đồng phục thể dục của sinh viên (Trang 43)
Bảng 2.5. Số lượng giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.5. Số lượng giảng viên được cử đi đào tạo ở nước ngoài (Trang 44)
Hình 2.7. Thư viện - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.7. Thư viện (Trang 46)
Bảng 2.6. Cơ sở dữ liệu điện tử của thư viện  ST - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.6. Cơ sở dữ liệu điện tử của thư viện ST (Trang 46)
Hình 2.8. Toà nhà ký túc xá khu K - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.8. Toà nhà ký túc xá khu K (Trang 52)
Bảng 2.7. Bảng giá phòng ký túc xá - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.7. Bảng giá phòng ký túc xá (Trang 52)
Hình 2.9. Trang thiết bị phòng ở ký túc xá - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.9. Trang thiết bị phòng ở ký túc xá (Trang 54)
Hình 2.10 Quang cảnh xung quanh ký túc xá - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.10 Quang cảnh xung quanh ký túc xá (Trang 55)
Hình 2.11. Căng tin trường - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.11. Căng tin trường (Trang 56)
Hình 2.12. Sinh viên trường tham quan thực tế nhà máy Ajinomoto - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.12. Sinh viên trường tham quan thực tế nhà máy Ajinomoto (Trang 57)
Hình 2.13. Cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên năm 2021 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.13. Cuộc thi khởi nghiệp dành cho sinh viên năm 2021 (Trang 57)
Hình 2.14. Ngày hội việc làm năm 2017 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.14. Ngày hội việc làm năm 2017 (Trang 59)
Hình 2.15. Ngày hội việc làm năm 2018 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.15. Ngày hội việc làm năm 2018 (Trang 59)
Hình 2.16. Ngày hội việc làm năm 2019 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.16. Ngày hội việc làm năm 2019 (Trang 60)
Hình 2.17. Giải bóng đá sinh viên năm 2019 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.17. Giải bóng đá sinh viên năm 2019 (Trang 61)
Hình 2.18. Xuân tình nguyện 2021 - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.18. Xuân tình nguyện 2021 (Trang 62)
Hình 2.19. Khu giảng đường A và B tại Thủ Đức - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.19. Khu giảng đường A và B tại Thủ Đức (Trang 64)
Hình 2.20. Nhà nghỉ giảng viên và khu giảng đường B (màu xanh) - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.20. Nhà nghỉ giảng viên và khu giảng đường B (màu xanh) (Trang 65)
Hình 2.21 Khu giảng đường C ở Thủ Đức - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.21 Khu giảng đường C ở Thủ Đức (Trang 65)
Hình 2.22. Hội trường lớn 900 chỗ ở cơ sở Thủ Đức - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.22. Hội trường lớn 900 chỗ ở cơ sở Thủ Đức (Trang 66)
Hình 2.23. Khu liên hợp thể thao ở Thủ Đức - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.23. Khu liên hợp thể thao ở Thủ Đức (Trang 67)
Hình 2.24. Không gian nhiều cây xanh ở Thủ Đức - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Hình 2.24. Không gian nhiều cây xanh ở Thủ Đức (Trang 67)
Bảng 2.9.  Khác biệt trung bình của các yếu tố   Tên - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: Các yếu tố ảnh hưởng đến tài sản thương hiệu trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng 2.9. Khác biệt trung bình của các yếu tố Tên (Trang 68)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN