1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến: Xây dựng sổ tay nghiên cứu khoa học cho sinh viên

136 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng sổ tay nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Tác giả Ts. Nguyễn Thế Bính, Ts. Lê Hoàng Anh, Ths. Nguyễn Thị Thu Hiền, Ths. Lữ Hữu Chí, Ths. Đoàn Thị Cẩm Thư, Ts. Nguyễn Thị Ngọc Nga, Ts. Nguyễn Quốc Toàn
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghiên cứu khoa học
Thể loại Sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 136
Dung lượng 9,36 MB

Nội dung

Tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trưởng, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đạt được nh

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

SÁNG KIẾN:

XÂY DỰNG SỔ TAY NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO

SINH VIÊN

TP HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA BIÊN SOẠN

STT Học hàm, học viên

Họ tên tác giả Vai trò Cơ Quan, chức vụ công tác

1 TS Nguyễn Thế Bính Chủ nhiệm Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

2 TS Lê Hoàng Anh Thư ký Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

3 ThS Nguyễn Thị Thu Hiền Thành viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

4 ThS Lữ Hữu Chí Thành viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

5 ThS Đoàn Thị Cẩm Thư Thành viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

6 TS Nguyễn Thị Ngọc Nga Thành viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

7 TS Nguyễn Quốc Toàn Thành viên Trường ĐH Ngân hàng TPHCM

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN 1

2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG SÁNG KIẾN 2

3 MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN 2

4 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO SÁNG KIẾN 2

5 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 2

Phần 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI VỚI SINH VIÊN 3

1.1 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học 3

1.2 Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo 6

1.3 Quy định của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh 7

1.3.1 Trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên trong NCKH 7

1.3.2 Các hoạt động NCKH của sinh viên 8

1.3.3 Hoạt động NCKH đối với sinh viên chương trình CLC 11

Phần 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CƯU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN 14

2.1 Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường 14

2.1.1 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học BUH 14

2.1.2 Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên về Kinh tế học, Kinh doanh và Quản lý (SSCEBM) 17

2.2 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ 20

2.2.1 Giới thiệu 20

2.2.2 Thể lệ 21

2.2.3 Quy trình 21

2.2.4 Kế hoạch hằng năm 24

2.3 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka 24

2.3.1 Giới thiệu 24

2.3.2 Thể lệ 25

Trang 4

2.3.3 Quy trình 25

2.4 Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic kinh tế lượng và ứng dụng” 29

2.4.1 Giới thiệu 29

2.4.2 Thể lệ 29

2.4.3 Quy trình 31

2.4.4 Kế hoạch hằng năm 33

Phần 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 35

3.1 Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu khoa học 35

3.1.1 Nghiên cứu Khoa học 35

3.1.2 Các loại hình nghiên cứu khoa học 40

3.1.3 Các bước trong quy trình nghiên cứu 45

3.1.4 Đạo đức trong nghiên cứu 51

3.2 Dữ liệu và phương pháp đo lường 54

3.2.1 Phân loại dữ liệu 54

3.2.2 Các loại thang đo 56

3.3 Phân tích dữ liệu với phần mềm STATA 58

3.3.1 Giới thiệu phần mềm STATA 58

3.3.2 Mô tả dữ liệu 69

3.3.3 Phân tích hồi quy OLS 77

3.3.4 Phân tích hồi quy với dữ liệu bảng 82

3.4 Phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 86

3.4.1 Giới thiệu phần mềm SPSS 86

3.4.2 Thống kê mô tả mẫu 91

3.4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo 93

3.4.4 Phân tích nhân tố khám phá 95

3.4.5 Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 112 PHỤ LỤC 1: Các biểu mẫu nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường của HUB

PHỤ LỤC 2: Các quy định về nghiên cứu khoa học của sinh viên

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA SÁNG KIẾN

Nghiên cứu khoa học là một trong hai sứ mạng chính của giáo dục đại học, cùng với đào tạo, nghiên cứu khoa học góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo, uy tín và vị thế khoa học của cơ sở giáo dục đại học Với sinh viên, nghiên cứu khoa học

có vai trò quan trọng, giúp sinh viên làm chủ kiến thức trong quá trình học tập; Hình thành và xây dựng tư duy nhận diện, đánh giá, phân tích và đưa ra quyết định có căn

cứ khoa học Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, giúp khơi dậy trong sinh viên

sự đam mê tìm tòi sáng tạo và khám phá Cùng với đó, nghiên cứu khoa học trong quá trình học tập ở bậc đại học sẽ giúp sinh viên có nhiều điều kiện thuận lợi khi tiếp tục theo học ở các bậc học cao hơn, các bậc học đỏi hỏi người học phải nghiên cứu Chính

vì vậy, đẩy mạnh và nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học trong sinh viên đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám hiệu Nhà trưởng, hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận với: số lượng sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng; chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng không ngừng được cải thiện; đạt nhiều giải thưởng các cấp Những thành công này đã góp phần nâng cao chất lượng đạo tạo của Trường, góp phần khẳng định uy tín và thương hiệu của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố

Hồ Chí Minh với bề dày truyền thống 45 năm hình thành và phát triển Tuy nhiên trên thực tế, hoạt động nghiên cứu khoa học chưa được sinh viên thật sự được quan tâm, chưa trở thành lĩnh vực chủ đạo, sinh viên thường quan tâm tới nhiệm vụ học tập nhiều hơn Ngoài ra, số lượng sinh viên có nguyện vọng và nhu cầu tham gia nghiên cứu khoa học chưa nhiều, thậm chí nhiều sinh viên chưa bao giờ biết đến hoạt động này Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này xuất phát từ nhận thức của sinh viên về yêu cầu, trách nhiệm, ý nghĩa, vai trò của nghiên cứu khoa học đối với sinh viên còn chưa cao, cùng với đó, một bộ phần không nhỏ sinh viên chưa nắm vững quy trình, quy định trong thực hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học; các chương trình, giải thưởng liên quan đến nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên các trường đại học nên gặp khó khăn trong quá trình tham gia

Xuất phát từ thực tiễn đó, nhận thấy rằng, cần có một tài liệu giúp sinh viên có thể tiếp cận một cách đầy đủ, thuận tiện các thông tin liên quan đến nghiên cứu khoa học đối với sinh viên, từ các quy định và yêu cầu về nghiên cứu khoa học đối với sinh viên; quy trình và phương pháp thực hiện một hoạt động nghiên cứu khoa học; các

Trang 6

chương trình, giải thưởng trong nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên… Đây là lý

do mà nhóm đề xuất thực hiện sáng kiến: “Xây dựng sổ tay nghiên cứu khoa học cho

sinh viên” với mục tiêu hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học, qua

đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

2 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG SÁNG KIẾN

Sổ tay hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên được xây dựng dựa trên các luận chứng khoa học sau:

1 Thông tư số 26/2021/TT-BGDĐT ngày 17 tháng 9 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học;

2 Thông tư số 45/2000/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 1 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học;

3 Quyết định số 2020/VBHN-ĐHNH, ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh Về việc ban hàng văn bản hợp nhất về Quy chế quả lý hoạt động khoa học và công nghệ của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

3 MỤC TIÊU CỦA SÁNG KIẾN

Mục tiêu tổng quát của sáng kiến là hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học, qua đó, góp phần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

4 CẤU TRÚC CỦA BÁO CÁO SÁNG KIẾN

Sổ tay nghiên cứu khoa học cho sinh viên bao gồm các nội dung:

Mở đầu

Phần 1: Các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên

Phần 2: Các chương trình, giải thưởng nghiên cứu khoa học của sinh viên

Phần 3: Hướng dẫn thực hiện nghiên cứu khoa học

Phụ lục

5 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

Giúp các sinh viên thuộc các Chương trình đào tạo của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện nghiên cứu khoa học tiết kiệm nguồn lực trong quá trình thực hiện;

Góp phần đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới

Trang 7

Phần 1: CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỐI

VỚI SINH VIÊN

1.1 Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học

Ngày 17 tháng 09 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư

số 26/2021/TT-BGDĐT, (thay thế Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học, theo đó quy định về quản lý

và tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong cơ sở giáo dục đại học Thông tư này áp dụng đối với cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

− Về mục tiêu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên nhằm: Hình thành và

phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho sinh viên; góp phần phát hiện và bồi dưỡng các nhà khoa học trẻ tài năng, đáp ứng yêu cầu đào tạo nhân lực trình độ cao; Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp góp phần tạo cơ hội việc làm cho sinh

viên sau khi tốt nghiệp

− Về yêu cầu về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, hoạt động nghiên

cứu khoa học của sinh viên: Phù hợp với khả năng và nguyện vọng của sinh viên; Phù

hợp với mục tiêu, nội dung và chương trình đào tạo mà sinh viên đang theo học; phù hợp với định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; Kết quả nghiên cứu có giá trị khoa học, có tính mới, tính sáng tạo và góp phần ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn; Phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành về

hoạt động khoa học và công nghệ

− Về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Kinh phí cho

hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được huy động từ các nguồn sau: Nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục đại học; Các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức,

cá nhân trong và ngoài nước; Các nguồn khác theo quy định

− Về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Hoạt động nghiên cứu

khoa học của sinh viên bao gồm: (1) Tổ chức triển khai thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên; (2) Tổ chức các hoạt động hỗ trợ kiến thức, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ cho sinh viên; (3) Tổ chức hội nghị, hội thảo và các diễn đàn khoa học; các cuộc thi ý tưởng, dự án khởi

Trang 8

nghiệp dành cho sinh viên Hướng dẫn, khuyến khích sinh viên tham gia các giải thưởng, triển lãm khoa học và công nghệ, các cuộc thi, các diễn đàn học thuật trong và ngoài nước dành cho sinh viên; (4) Tổ chức các hoạt động truyền thông về khoa học

và công nghệ nhằm nâng cao nhận thức đạo đức nghiên cứu, kiến thức về sở hữu trí tuệ cho sinh viên; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên với các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoài nước; (5) Khen thưởng và đề xuất khen thưởng, biểu dương sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; (6) Các hình thức hoạt động khoa học và công nghệ khác của sinh viên theo quy định

hiện hành

− Về thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên Sinh viên đề xuất đề tài

nghiên cứu khoa học theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên thực hiện đề tài sau khi được phê duyệt Mỗi đề tài do 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính và các sinh viên khác cùng tham gia, số lượng sinh viên tham gia thực hiện do cơ sở giáo dục

đại học quy định; Thời gian thực hiện đề tài theo kế hoạch của cơ sở giáo dục đại học

− Về tổ chức hội nghị khoa học và công nghệ cho sinh viên Hằng năm, cơ sở giáo

dục đại học tổ chức hội nghị khoa học cho sinh viên nhằm mục đích: Đánh giá kết quả

và định hướng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của sinh viên; Tôn vinh các kết quả nghiên cứu nổi bật của sinh viên; chia sẻ các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên; Công bố và trao giải thưởng cho các tập thể, cá nhân có kết quả nghiên cứu,

các ý tưởng, dự án khởi nghiệp tiêu biểu, xuất sắc

− Giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên Cơ sở giáo dục đại học tổ

chức giới thiệu kết quả nghiên cứu, các sản phẩm khoa học và công nghệ tiêu biểu, các

ý tưởng, dự án khởi nghiệp của sinh viên cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các nhà đầu tư nhằm kêu gọi sự đầu tư, hợp tác hướng tới triển khai ứng dụng các kết quả

nghiên cứu vào thực tiễn, hỗ trợ sinh viên hình thành các dự án khởi nghiệp

− Hoạt động thông tin khoa học và công nghệ của sinh viên, gồm: Xuất bản các

tập san, thông báo khoa học, kỷ yếu hội nghị, hội thảo công bố kết quả đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên và các loại hình khác đúng quy định của pháp luật; Quản

lý, lưu giữ và tổ chức khai thác hiệu quả, đúng quy định các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên; Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành; đăng tải kết quả nghiên cứu khoa học của sinh viên trên trang thông

tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và các phương tiện thông tin đại chúng khác

− Trách nhiệm của cơ sở giáo dục đại học

Trang 9

Ban hành văn bản quy định về tổ chức và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, bao gồm các nội dung: (1) Quy trình đề xuất, xét duyệt, tổ chức thực hiện, đánh giá, nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên; (2) Quy định khen thưởng sinh viên, tập thể sinh viên và người hướng dẫn có thành tích xuất sắc trong hoạt động nghiên cứu khoa học; tôn vinh các tổ chức, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; (3) Quy định các hình thức xử lý đối với sinh viên và người hướng dẫn có hành vi vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên theo quy định hiện hành; (4) Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên; nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên, người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học và các tổ chức, cá nhân liên quan; (5) Quy định các nội dung khác liên quan

đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Ban hành và triển khai thực hiện kế hoạch về hoạt động nghiên cứu khoa học hàng năm, dài hạn của sinh viên đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng của cơ sở

giáo dục đại học và các quy định hiện hành

Ban hành quy định về kinh phí cho hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong quy chế tài chính của cơ sở giáo dục đại học đảm bảo phù hợp với các quy định

hiện hành

− Trách nhiệm và quyền của người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

Người hướng dẫn có trách nhiệm tham gia hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học, chịu trách nhiệm về nội dung của đề tài được phân công hướng dẫn, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc về đạo đức nghiên cứu và các quy định hiện hành Người hướng dẫn được tính giờ nghiên cứu khoa học, được hưởng mức thù lao và các quyền lợi khác theo quy định của cơ sở giáo dục đại học sau khi hoàn thành việc hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học Người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học có kết quả xuất sắc, đạt các giải thưởng khoa học và công nghệ trong và ngoài nước hoặc các kết quả nghiên cứu được áp dụng, triển khai mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội được ưu tiên

trong việc xét chọn danh hiệu thi đua các cấp và các hình thức khen thưởng khác

− Trách nhiệm và quyền của sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học

+ Trách nhiệm của sinh viên: (1) Thực hiện các nghiên cứu khoa học một cách trung thực, nghiêm túc; (2) Chịu trách nhiệm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên; tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn, các hoạt động khoa học và công nghệ khác trong các cơ sở giáo dục đại học; (3) Tuân thủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, hoạt động khoa học và công nghệ và các quy định khác của pháp luật hiện hành

Trang 10

+ Quyền của sinh viên: (1) Được đề xuất, đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học; (2) Được tạo điều kiện sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị sẵn có của cơ

sở giáo dục đại học để thực hiện hoạt động nghiên cứu; (3) Được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu khoa học theo định mức quy định của cơ sở giáo dục đại học; (4) Được công bố, hỗ trợ công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, kỷ yếu, các ấn phẩm khoa học và công nghệ khác trong và ngoài nước theo quy định; (5) Được hỗ trợ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu theo quy định hiện hành; (6) Được xem xét ưu tiên cộng điểm học tập, điểm rèn luyện; ưu tiên xét cấp học bổng

và các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo quy định của cơ sở giáo dục đại học; (7) Được hưởng các quyền lợi khác theo quy định

− Khen thưởng và xử lý vi phạm Sinh viên, người hướng dẫn sinh viên và các tổ

chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được khen thưởng, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành Tập thể, cá nhân vi phạm các quy định về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên, tùy theo mức độ sai phạm phải chịu hình thức xử lý, kỷ luật theo quy định

của cơ sở giáo dục đại học và các quy định hiện hành

1.2 Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ

và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Nhằm khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học và vận dụng những kiến thức

đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống Đồng thời phát huy năng lực tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và hình thành năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 45/2020/TT-BDGĐT về Quy chế xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong các cơ

sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo đó, có 6 lĩnh vực khoa học và công nghệ được tham gia xét giải thưởng Bao gồm: Khoa học Tự nhiên (Toán học và thống kê; Khoa học máy tính và thông tin; Vật lý; Hóa học; Khoa học trái đất và môi trường; Sinh học; Khoa học tự nhiên khác); Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ (Kỹ thuật dân dụng; Kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật thông tin; Kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy, cơ khí động lực; Kỹ thuật vật liệu và luyện kim; Kỹ thuật hóa học; Kỹ thuật y học; Kỹ thuật môi trường; Công nghệ sinh học môi trường; Công nghệ sinh học công nghiệp; Kỹ thuật nano; Kỹ thuật thực phẩm và đồ uống; Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác); Khoa học Y, Dược (Y học

cơ sở; Y học lâm sàng; Dược học; Công nghệ sinh học trong y học; Khoa học y, dược khác); Khoa học Nông nghiệp (Trồng trọt; Chăn nuôi; Thú y; Lâm nghiệp, Thủy sản; Công nghệ sinh học nông nghiệp; Khoa học nông nghiệp khác; Khoa học Xã hội (Tâm

Trang 11

lý học; Kinh tế và kinh doanh; Khoa học giáo dục; Xã hội học; Pháp luật; Khoa học chính trị; Địa lý kinh tế và xã hội; Thông tin đại chúng và truyền thông; Khoa học xã hội khác) và Khoa học Nhân văn (Lịch sử và khảo cổ học; Ngôn ngữ học và văn học; Triết học; Đạo đức học và tôn giáo; Nghệ thuật; Khoa học nhân văn khác)

Để được xét tặng giải thưởng, đề tài phải được hội đồng cấp cơ sở đánh giá xếp loại xuất sắc, phải có tính mới, sáng tạo, có giá trị khoa học và thực tiễn Những đề tài

đã được triển khai trong thực tiễn sẽ được ưu tiên Ngoài ra, đề tài phải đảm bảo tính trung thực và chưa được trao bất kỳ giải thưởng nào cấp Bộ hoặc tương được tại thời điểm nộp hồ sơ Luận văn hay đồ án tốt nghiệp của sinh viên không nằm trong diện được xét giải thường

Mỗi đề tài chỉ có 01 người tham gia hướng dẫn chính và không quá 05 người tham gia thực hiện, trong đó xác định rõ 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính Đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo sinh viên theo chương trình tiên tiến, chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) hoặc có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 10.000 trở lên được gửi tối đa 7 đề tài Các cơ sở giáo dục đại học còn lại được gửi tối

đa 03 đề tài Để khuyến khích các cơ sở giáo dục có thành tích tốt tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia xét tặng giải thưởng hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ

ưu tiên tăng thêm số lượng đề tài được xét tặng

Thời gian nhận hồ sơ xét tặng giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” trước ngày 30 tháng 6 hàng năm Để đảm bảo lựa chọn những đề tài xuất sắc nhất, các

đề tài sẽ được đánh giá qua 2 vòng: sơ khảo và chung khảo Hội đồng đánh giá là những chuyên gia có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và am hiểu sâu về lĩnh vực khoa học và công nghệ của đề tài Danh sách các sinh viên đạt giải thưởng sẽ được đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào tháng 12 hàng năm, trước thời gian tổ chức lễ trao giải

1.3 Quy định của Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của người học nói chung và của sinh viên nói riêng tại Trường Đại học Ngân hàng thành phồ Hồ Chí Minh được thực hiện theo Quy chế quản lý khoa học ban hành theo Quyết định số: 2020/VBHN-ĐHNH ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng thành phố

Hồ Chí Minh, cụ thể:

1.3.1 Trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên trong NCKH

• Sinh viên có trách nhiệm thực hiện các hoạt động NCKH được giao và phải chấp hành các quy định hiện hành về hoạt động KHCN

• Nếu cá nhân và tập thể sinh viên nào không hoàn thành nhiệm vụ mà không

có lý do chính đáng thì sẽ bị xử lý theo Quy chế

Trang 12

• Được tham gia thực hiện một đề tài NCKH trong một năm học

• Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học của trường đại học và các phương tiện thông tin khác

• Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công

bố khoa học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành

• Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích NCKH xuất sắc

• Sinh viên được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị sẵn có của ĐHNH để NCKH, được hỗ trợ kinh phí để thực hiện theo Quy chế chi tiêu nội bộ

• Đề tài sinh viên do 01 sinh viên thực hiện được nghiệm thu có thể sử dụng được chỉnh sửa, bổ sung làm khóa luận tốt nghiệp

• Đề tài nghiệm thu được xếp loại xuất sắc, tốt, khá, đạt được cấp kinh phí theo Quy chế chi tiêu nội bộ

• Kinh phí thực hiện hoạt động NCKH của sinh viên CTCLC được thực hiện theo các quy định về NCKH của ĐHNH và định mức chi NCKH của CTCLC

• Đề tài được tuyển chọn dự thi cấp bộ, thành phố được hỗ trợ kinh phí photo, in ấn

• Đề tài đạt giải các cấp được thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ

• Cho phép đồng hướng dẫn NCKH đối với sinh viên hệ chính quy

• Các hoạt động khoa học khác do Hiệu trưởng quyết định

1.3.2 Các hoạt động NCKH của sinh viên

1.3.2.1 Đề tài NCKH cấp Trường

Đề tài NCKH cấp Trường là một trong những hoạt động NCKH của sinh viên Các yêu cầu, quy trình thực hiện hoạt động NCKH này được quy định chi tiết trong theo Quy chế quản lý khoa học của Trường, tập trung vào các nội dung chính sau:

– Yêu cầu chung về đề tài NCKH cấp Trường của sinh viên

+ Yêu cầu của đề tài: Được thực hiện bởi một nhóm sinh dưới sự hướng dẫn của giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu; Đề tài do sinh viên tự chọn, hoặc có thể là một phần trong đề tài NCKH các cấp do một hoặc một số giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì; Đề tài được Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức đánh giá

+ Kinh phí: Được trích từ Quỹ NCKH của ĐHNH và từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho các hoạt động KHCN được theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

+ Chế độ lưu trữ: Các hồ sơ đề tài NCKH sinh viên được lưu trữ tại các Khoa, đơn vị quản lý sinh viên Báo cáo đề tài lưu tại Viện NCKH & CNNH và Thư viện + Xử lý vi phạm Trường hợp phát hiện thấy đề tài NCKH của sinh viên thiếu

Trang 13

tính trung thực, tùy thuộc vào mức độ vi phạm, Viện NCKH & CNNH, Đoàn Trường sẽ đề xuất các hình thức kỷ luật đối với tác giả của công trình để trình lên Hiệu trưởng xử lý

– Quy trình thực hiện đề tài NCKH của sinh viên

Bước 1: Đăng ký đề tài NCKH sinh viên: Căn cứ vào thông báo đăng ký đề tài trên trang web của Trường/Viện NCKH& CNNH/Thông tin hoặc từ các Khoa

và Ban NCKH Đoàn Trường, sinh viên đăng ký đề tài, gửi về Ban học tập và NCKH Đoàn khoa hoặc Đơn vị quản lý sinh viên (Ban điều hành chương trình Chất lượng cao, Viện đào tạo Quốc tế) để tổng hợp danh mục đăng ký đề tài NCKH của khoa;

Bước 2: Phê duyệt danh mục NCKH sinh viên: Căn cứ vào đề xuất của sinh viên, các Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên lập danh mục các đề tài NCKH của sinh viên trong Khoa, đơn vị Trước ngày 30 tháng 10 hằng năm, các Khoa, đơn vị quản lý sinh viên gửi danh danh mục đề tài sinh viên đăng ký cho Viện NCKH & CNNH để tổ chức hội đồng phê duyệt danh mục của sinh viên Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng xét chọn đề tài NCKH của sinh viên Hội đồng họp phê duyệt danh mục đề tài NCKH của sinh viên Viện NCKH & CNNH công bố Quyết định phê duyệt danh mục đề tài NCKH của sinh viên

Bước 3: Xây dựng đề cương đề tài NCKH Căn cứ danh mục đề tài NCKH sinh viên đã được phê duyệt, chủ nhiệm đề tài xây dựng đề cương NCKH nộp cho các Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên để tổng hợp, chẩn bị tổ chức xét duyệt

Bước 4: Tổ chức xét duyệt đề cương đề tài NCKH: Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương, trình Hiệu trưởng ra quyết định Thời gian ra quyết định tối đa 10 ngày kể từ ngày C hủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ Hđồng xét duyệt đề cương họp (thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi có quyết định Hội đồng của Hiệu trưởng phê duyệt) tư vấn, góp ý cho các đề cương nghiên cứu và Hội đồng sẽ quyết định: Đồng ý hoặc không đồng ý thông qua để nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài NCKH Các nội dung cần sửa chữa, bổ sung của đề cương

Bước 5: Giao đề tài NCKH Căn cứ vào biên bản Hội đồng xét duyệt đề cương, chủ nhiệm đề tài hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu theo yêu cầu của Hội đồng gửi Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên (thời gian tối đa 15 ngày kể từ khi Hội đồng xét duyệt đề cương họp) Sau khi nhóm nghiên cứu đã sửa chữa, bổ sung Đề cương nghiên cứu theo yêu cầu của Hội đồng (thời gian tối đa 05 ngày kể từ khi chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ) Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên có trách nhiệm trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài NCKH để thực hiện

Trang 14

Bước 6: Tổ chức nghiên cứu Chủ nhiệm đề tài thực hiện tổ chức hoạt động nghiên cứu đề tài theo các nội dung và yêu cầu trong Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt

Bước 7: Tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu: Sau khi hoàn thành quá trình nghiên cứu, Chủ nhiệm đề tài gửi Hồ sơ để tổ chức nghiệm thu Hồ sơ nghiệm thu đề tài gồm 03 bản báo cáo nội dung chi tiết của công trình Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài, trình Hiệu trưởng quyết định (thời gian tối đa 15 ngày kể từ khi chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ) Hội đồng nghiệm thu đề tài: Thành viên Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên là các nhà khoa học am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài Số lượng thành viên Hội đồng là 03 người, gồm: Chủ tịch, Phản biện và Thư ký Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH sẽ tổ chức họp, nghiệm thu đề tài NCKH của sinh viên (thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi có quyết định Hội đồng của Hiệu trưởng phê duyệt) Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có mặt đủ các thành viên, có đầy đủ các bản nhận xét Hội đồng sẽ quyết định thông qua kết quả đánh giá bằng tổng số điểm của các thành viên Mức độ hoàn thành của đề tài, gồm: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình và không đạt, trong đó: Loại xuất sắc: từ 91 điểm đến 100 điểm; Loại giỏi: từ

80 điểm đến dưới 90 điểm; Loại khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; Loại trung bình: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm; Không đạt: Dưới 50 điểm

Bước 8: Quyết định công nhận hoàn thành đề tài: Sau khi đề tài NCKH được Hội đồng nghiên thu công nhận hoàn thành, căn cứ vào Biên bản Hội đồng, Chủ nhiệm đề tài chỉnh nội dung đề tài theo yêu cầu của Hội đồng, Khoa/Đơn vị quản

lý sinh viên, theo ủy nhiệm của Hội đồng, kiểm tra việc hoàn thành chỉnh sửa, bổ sung (thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ) Sau khi hoàn thành việc chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu của Hội đồng, Chủ nhiệm đề tài nộp cho Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên 02 Báo cáo tổng hợp kết quả (bản giấy) (thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi đề tài được chấp nhận hoàn thành) Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên có trách nhiệm trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận hoàn thành đề tài NCKH (thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi chủ nhiệm nộp đủ hồ sơ hợp lệ)

Bước 9: Tổ chức thanh toán đề tài NCKH Sau khi có quyết định công nhận hoàn thành đề tài NCKH, Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thanh toán theo qui định gửi cho Phòng Tài chính – Kế toán (thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận hoàn thành đề tài)

1.3.2.2 Cuộc thi Sinh viên NCKH Đại học Ngân hàng TP.HCM

Bước 1: Viện NCKH&CNNH thông báo Kế hoạch tổ chức Giải thưởng “Sinh

Trang 15

viên NCKH” ĐHNH theo năm học, gửi các đơn vị quản lý sinh viên

Bước 2: Các Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên tập hợp danh sách sinh viên tham gia cuộc thi và đề cương sơ bộ của đề tài gửi về Viện NCKH & CNNH

Bước 3: Đúng thời gian quy định, các Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên thành lập Hội đồng tuyển chọn các đề tài gửi dự thi cấp Trường Các Khoa/Đơn vị quản

lý sinh viên gửi Biên bản họp và bản chính thức các đề tài dự thi về Viện NCKH

& CNNH

Bước 4: Viện NCKH & CNNH thành lập Hội đồng đánh giá nhận xét độc lập

đề tài NCKH sinh viên mà các Khoa/Đơn vị quản lý sinh viên gửi

Bước 5: Hội đồng họp xét giải và công bố kết quả Giải thưởng “Sinh viên NCKH” theo năm học

1.3.2.3 Các cuộc thi NCKH cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Eureka và Olympic Kinh tế lượng

Bước 1: Viện NCKH & CNNH báo cáo Ban Giám hiệu về kế hoạch tổ chức xét tặng Giải thưởng “Sinh viên NCKH” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giải thưởng Olympic Kinh tế lượng & Ứng dụng, Giải thưởng “Sinh viên NCKH Eureka” và Giải thưởng cuộc thi do các trường đại học trong khối tổ chức (nếu có) Trên cơ sở xét Giải thưởng “Sinh viên NCKH” cấp Trường, Hội đồng lựa chọn các đề tài đạt giải phù hợp gửi dự thi

Bước 2: Viện NCKH & CNNH thông báo thông tin để sinh viên/nhóm sinh viên cùng giảng viên hướng dẫn chỉnh sửa đề tài theo kết luận của Hội đồng, nộp

đề tài gửi dự thi đúng hạn

Bước 3: Viện NCKH & CNNH là đầu mối theo dõi quá trình tổ chức xét giải, kịp thời hướng dẫn và hỗ trợ sinh viên nếu cần Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (thông qua Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) trong quá trình tổ chức xét giải

Bước 4: Đối với Giải thưởng “Sinh viên NCKH” cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo, Viện NCKH & CNNH chịu trách nhiệm phối hợp với Ngân hàng Nhà nước (thông qua Vụ Tổ chức Cán bộ) trình Thống đốc khen thưởng cho sinh viên/nhóm sinh viên nghiên cứu đạt giải

1.3.3 Hoạt động NCKH đối với sinh viên chương trình CLC

1.3.3.1 Quy định chung

Đối tượng áp dụng là sinh viên thuộc CTCLC trình độ đại học tại ĐHNH Ban Điều hành CTCLC làm đầu mối quản lý, phối hợp với Viện NCKH & CNNH tổ chức cho sinh viên thực hiện Đề tài NCKH sinh viên và các hoạt động NCKH

1.3.3.2 Yêu cầu hoạt động NCKH đối với sinh viên CTCLC

Trang 16

– Mỗi sinh viên CTCLC phải tham gia NCKH, hình thức tham gia là độc lập làm NCKH hoặc thực hiện NCKH theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giảng viên, bên cạnh đó có thể tham gia làm NCKH trong nhóm NCKH của giảng viên

– Tham gia NCKH là một trong những điều kiện để sinh viên được công nhận tốt nghiệp

1.3.3.3 Tổ chức đánh giá, công nhận hoạt động NCKH khác của sinh viên CTCLC

– Các hoạt động NCKH của sinh viên theo Điều 85 và Khoản 1 Điều 86 được

tổ chức đánh giá, công nhận theo quy chế quản lý hoạt động NCKH, quy định của các tạp chí khoa học, đơn vị xuất bản, ban tổ chức hội thảo

– Sinh viên phải nộp các minh chứng về hoạt động NCKH cho Ban Điều hành CTCLC Ban điều hành CTCLC tổng hợp trình Hiệu trưởng ký quyết định phê duyệt danh sách sinh viên được công nhận hoạt động NCKH

– Hội đồng Hội đồng khoa học các Khoa tổ chức đánh giá, công nhận hoạt động NCKH trong vòng 01 tháng kể từ ngày sinh viên nộp minh chứng

1.3.3.4 Trách nhiệm và quyền lợi của sinh viên chương trình CLC trong NCKH

– Sinh viên CTCLC tham gia NCKH thực hiện Quy chế này như sinh viên chương trình hệ tiêu chuẩn Đề tài NCKH của sinh viên CTCLC nếu tham dự các giải thưởng phải được thực hiện theo thể lệ từng giải thưởng

– Ngoài ra, sinh viên CTCLC còn có trách nhiệm NCKH theo quy định tại mục này như sau:

+ Trong cả khóa học, mỗi sinh viên CTCLC phải tham gia NCKH có liên quan đến chuyên ngành đào tạo dưới một trong các hình thức

+ Thành viên tham gia đề tài NCKH của giảng viên (tối đa 05 sinh viên/đề tài)

+ Nhóm sinh viên (tối đa 05 sinh viên/ đề tài) thực hiện đề tài do giảng viên hướng dẫn

+ Hằng năm, sinh viên hoặc nhóm sinh viên CTCLC cùng với giảng viên phối hợp nghiên cứu với các tổ chức, doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất kinh doanh

Trang 17

in ấn

– Đề tài đạt giải các cấp được thưởng theo Quy chế chi tiêu nội bộ

– Cho phép đồng hướng dẫn đối với sinh viên CTCLC

– Được tham gia thực hiện một đề tài NCKH trong một năm học

– Công bố kết quả nghiên cứu trên các kỷ yếu, tập san, tạp chí, thông báo khoa học của trường đại học và các phương tiện thông tin khác

– Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công

bố khoa học do sinh viên thực hiện theo quy định hiện hành

– Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nếu có thành tích NCKH xuất sắc

– Các hoạt động khoa học khác do Hiệu trưởng quyết định

Trang 18

Phần 2: CÁC CHƯƠNG TRÌNH, GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CƯU KHOA HỌC

CỦA SINH VIÊN 2.1 Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Trường

2.1.1 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học BUH

Ban Thường vụ Đoàn Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh phối hợp với Viện NCKH&CNNH xây dựng kế hoạch tổ chức Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học BUH Với các mục tiêu chính như sau:

➢ Phát động và triển khai hoạt động sinh viên nghiên cứu khoa học trong toàn trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài

➢ Phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học, làm việc độc lập của sinh viên, rèn luyện thói quen tự học cho sinh viên

➢ Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội được tiếp cận và vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn cuộc sống

➢ Tạo sân chơi giao lưu, học hỏi và trao đối kiến thức về học thuật, nghiên cứu

và sáng tạo cho sinh viên toàn trường

2.1.1.1 Đối tượng tham gia

Đoàn viên và Thanh niên Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh

2.1.1.2 Quy trình

➢ Các lĩnh vực xét giải

Công nghệ thông tin

- Toán tin học

- Công nghệ Phần mềm

- Điện tử Viễn thông

- Mạng Máy tính - Truyền thông

- Trí tuệ nhân tạo

Trang 19

Bảo hiểm – Tín dụng

- Thương mại – Quản trị Kinh doanh và Du lịch – Marketing

- Kinh tế học – Kinh tế phát triển – Kinh tế Chính trị

- Chuyên ngành khác

➢ Bố cục trình bày

Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 (210 x 297 mm), khuyến khích

in 02 mặt, phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, dãn cách dòng 1.5 line, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang

Công trình gồm nhiều chương do tác giả (nhóm tác giả) bố cục đảm bảo tính khoa học Các nội dung cơ bản, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề

tài, mục tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan: Tổng quan tóm lược

đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những

vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm

tác giả)

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình

nghiên cứu, phương pháp ước lượng, phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu: Nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách: Nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học,

hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có)

Với những lĩnh vực khác nhau, bố cục công trình có thể khác nhau tùy vào tác giả (nhóm tác giả) nhưng phải đảm bảo tính khoa học

Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1

Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải

có chú thích rõ ràng Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa phải được đánh số thứ tự kèm theo chú thích

Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó

hoặc theo cách phiên âm hệ chữ Latinh (căn cứ vào tài liệu tham khảo)

Không viết tên tác giả, tên trường, tên giảng viên hướng dẫn; không viết lời cám

ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch dưới các câu trong toàn bộ công trình và

Trang 20

không được ký tên Mục đích nhằm thể hiện tính khách quan, đảm bảo công bằng khi chấm điểm và đánh giá

Trang bìa của công trình phải được đóng bằng giấy bìa, màu xanh nước biển, gáy

dán keo màu xanh dương đậm (không dùng gáy lò xo)

* Lưu ý: Ban tổ chức chỉ nhận các công trình, đề tài viết bằng ngôn ngữ Tiếng

Việt hoặc Tiếng Anh, không nhận các đề tài viết bằng các ngôn ngữ khác

➢ Tiến độ thực hiện

1 1/4/2022 - 23/4/2022 - Xây dựng Kế hoạch

2 24/4/2022 – 19/5/2022 - Triển khai kế hoạch đến Cơ sở đoàn

- Truyền thông cho toàn thể Đoàn viên, thanh niên nhà trường tham gia đăng ký đề tài

3 19/5/2022 – 10/7/2022 - Tổng hợp danh sách tên đề tài tham dự và nhận đề

- Thời gian đăng ký:

+ Tác giả (nhóm tác giả) đăng ký tên đề tài cho Đoàn trường trước ngày 19/5/2022

+ Tác giả (nhóm tác giả) nộp bản hoàn chỉnh của công trình cho Đoàn trường trước ngày 10/7/2022

- Thời gian tổ chức xét giải:

+ Tổ chức đánh giá công trình vòng sơ khảo: hoàn thành trước ngày 30/7/2022 + Tổ chức đánh giá công trình vòng chung kết và trao giải: hoàn thành trước ngày 30/8/2022

Trang 21

2.1.2 Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên về Kinh tế học, Kinh doanh và Quản lý (SSCEBM)

2.1.2.1 Mục đích

Nhằm xây dựng năng lực nghiên cứu, tư duy khoa học đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, thích nghi với bối cảnh phát triển của nền kinh tế Việt Nam và thế giới, Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh tổ chức “Hội thảo Nghiên cứu khoa học sinh viên về Kinh tế học, Kinh doanh và Quản lý (SSCEBM)” cho sinh viên chính quy chất lượng cao Đây là hội thảo khoa học cấp Trường để sinh viên bậc đại học tham gia và công bố các nghiên cứu khoa học Các bài viết được duyệt, chính thức tham gia Hội thảo sẽ được phát hành trong ấn phẩm in hoặc ấn phẩm điện tử của Hội thảo có mã số chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm (ISBN)

2.1.2.2 Quy trình

➢ Quy định chung về quy cách thể hiện bài viết

- Bài viết được soạn thảo trên phần mềm MS Word; trình bày trên khổ A4 (210 ×

297 mm) sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ (size) 12, 13 và 14 được quy định chi tiết cho các phần cụ thể sẽ trình bày sau này; toàn bộ văn bản (ngoại trừ các bảng biểu – giãn cách dòng là 1 line) thực hiện giãn cách dòng (line spacing) là 1,5 line; căn đều (justify) văn bản

- Canh lề văn bản (nhìn trực diện vào tờ giấy A4): lề trên, lề dưới, lề phải – 2 cm;

lề trái – 3,5 cm

- Trong bài viết: các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ phải có tên gọi/chú thích, được đặt ở giữa trên đầu đối với bảng biểu, ở giữa dưới chân đối với đồ thị, biểu đồ, hình vẽ

- Các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ phải được đánh số thứ tự liên tiếp, tính

từ đầu đến cuối bài viết Ví dụ, một bài viết lần lượt xuất hiện 01 bảng, 01 hình và 03 bảng sau đó thì các bảng/hình trong bài này sẽ được đánh số liên tục như sau: Bảng 1, Hình 2, Bảng 3, Bảng 4, Bảng 5

- Các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ, hình vẽ phải ghi nguồn trích dẫn, nếu được tham khảo từ các tài liệu của các tác giả khác

- Các đồ thị, biểu đồ, hình vẽ được trình bày ở dạng gốc, không chuyển (convert) qua dạng ảnh (picture) và gửi kèm file gốc chứa trong một folder được đặt tên theo quy cách: [Tentacgia.Hinh], ví dụ: NguyenVanAn.Hinh (nếu bài viết có nhiều tác giả, lấy tên tác giả đầu tiên)

- Bài viết có độ dài không quá 12 trang A4, kể cả phần tài liệu tham khảo

➢ Quy định về trích dẫn khoa học trong bài viết

Bài viết tham dự Hội thảo phải áp dụng cách trích dẫn theo chuẩn APA

Trang 22

(Publication Manual of the American Psychology Association) phiên bản 6 hoặc 7 Mỗi trích dẫn trong bài viết phải tương ứng với tài liệu tham khảo có trong danh mục tài liệu tham khảo đặt cuối bài (Lưu ý: Ban Tổ chức Hội thảo sẽ tổ chức buổi hướng dẫn hỗ trợ sinh áp dụng cách trích dẫn theo chuẩn APA trong bài viết)

➢ Quy định về cấu trúc bài viết gửi tham dự hội thảo

Bài viết tham dự Hội thảo có cấu trúc gồm các phần như sau:

• Tựa bài viết và tên tác giả

Dòng đầu tiên trình bày tên bài viết ngắn gọn bằng tiếng Việt (size chữ 15, viết chữ in hoa, in đậm và căn giữa trang giấy), phản ánh trực tiếp nội dung của bài viết Dòng tiếp sau dòng tựa bài trình bày tên (các) tác giả, lớp biên chế của (các) tác giả (size chữ 14, in đậm, canh phải)

Email liên lạc: là email của tác giả thứ nhất, được trình bày liên kết theo tên của

tác giả bằng cách sử dụng chức năng chèn footnote của MS Word; địa chỉ email thể hiện tại footnote ở trang 1 của bài viết, (size chữ 12, chữ thường, canh trái)

• Tóm tắt

Phần tóm tắt được thể hiện thành một đoạn văn duy nhất (paragraph) với size chữ

12, chữ in nghiêng (italic), trình bày toát lên công trình nghiên cứu của tác giả bài viết; trình bày ngắn gọn, tối đa 200 từ Nội dung phần tóm tắt nên thể hiện đầy đủ các mặt: (1) tính cấp thiết của nghiên cứu; (2) phương pháp nghiên cứu sử dụng; và (3) những kết quả chính của nghiên cứu

• Từ khóa (trình bày bằng tiếng Việt và tiếng Anh, nếu có)

Từ khóa được trình bày với size chữ 12, chữ in nghiêng, là những thuật ngữ, những từ hay cụm từ mà tác giả bài viết nhận thấy chúng thể hiện được đặc trưng cho chủ đề của bài viết Tác giả nên chọn những từ khóa mà: (1) chúng thể hiện sự đặc trưng của bài viết, (2) chúng thể hiện chủ đề, khu vực tri thức khoa học chuyên ngành

mà chủ đề nghiên cứu của bài viết có thể thuộc về Tác giả nên chọn trình bày từ 3 đến

5 từ khoá Nếu từ khoá có nguồn gốc nguyên thuỷ là tiếng nước ngoài, ví dụ tiếng Anh, thì nên trình bày cả dạng nguyên thuỷ đó

• Giới thiệu hoặc đặt vấn đề (Introduction)

Phần “Giới thiệu/Đặt vấn đề” có tiêu đề được trình bày bằng size chữ 14, chữ thường, in đậm (bold); các nội dung của phần này được trình bày bằng size chữ 13, chữ thường (regular) Phần giới thiệu (hoặc đặt vấn đề) cần thể hiện: (1) lý do thực hiện nghiên cứu, tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu (có ý nghĩa như thế nào về mặt lý luận và thực tiễn); (2) xác định rõ vấn đề nghiên cứu, khoảng trống nghiên cứu;

và (3) mục tiêu nghiên cứu mà bài viết sẽ tập trung giải quyết

• Tổng quan học thuật/Khung lý thuyết (hoặc Cơ sở lý thuyết) và phương

Trang 23

pháp nghiên cứu (Literature review/Theoretical framework and Methods 1 )

Đây là nội dung chủ yếu, quyết định hàm lượng khoa học của bải viết Nội dung phần này cần tập trung vào: (1) trình bày rõ tổng quan về các nghiên cứu trước (kể cả các lý thuyết khoa học có liên quan), (2) khung lý thuyết hoặc khung phân tích được

sử dụng trong bài viết; (3) Phương pháp nghiên cứu Về phương pháp nghiên cứu, tác

giả có thể lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính (qualitative research method)

hoặc định lượng (quantitative research method), hoặc kết hợp cả hai phương pháp tùy

theo cách tiếp cận mà tác giả lựa chọn, trong đó cần thể hiện được rõ ràng quy trình nghiên cứu, các phương pháp khoa học được sử dụng trong quá trình triển khai thực hiện bài viết (ví dụ: phân tích nhân tố khám phá – EFA trong nghiên cứu định lượng, phỏng vấn sâu (in-depth interview) trong nghiên cứu định tính), phương pháp thu thập

dữ liệu, cỡ mẫu của nghiên cứu 2

Tiêu đề của phần này được trình bày bằng size chữ 14, chữ thường, in đậm (bold); các nội dung dưới tiêu đề được trình bày bằng size chữ 13, chữ thường

• Kết quả và thảo luận (Results and discussion)

Đây là phần trình bày về: (1) phân tích, diễn giải, đánh giá về các kết quả nghiên cứu, các phát hiện mới, (2) thảo luận, so sánh, liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó Lưu ý: đối với một số dạng bài viết hướng đến mục tiêu tư vấn, phản biện chính sách, quan điểm riêng về một vấn đề khoa học thì phần này có thể chỉ tập trung vào đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu (đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân )

Tiêu đề của phần này được trình bày bằng size chữ 14, chữ thường, in đậm (bold); các nội dung dưới tiêu đề được trình bày bằng size chữ 13, chữ thường

• Kết luận, hàm ý (khuyến nghị, giải pháp ) (Conclusions and

implications)

Đây là phần trình bày về: (1) các kết luận về vấn đề nghiên cứu, (2) các hàm ý (hay giải pháp, khuyến nghị cho các nhà quản lý doanh nghiệp và/hoặc các nhà hoạch định chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu Lưu ý là tác giả nên trình bày những hàm ý hoặc gợi ý về mặt chính sách đúc kết được từ kết quả nghiên cứu của chính tác giả Các giải pháp, kiến nghị đề nghị cần đảm bảo logic nhất quán: lý thuyết khoa, học

→ bằng chứng từ phân tích thực tiễn → giải pháp đúc kết được Đặc biệt, đối với các

1 Đối với các thuật ngữ tổng quan học thuật/Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu (Literature review/Theoretical framework and Methods), khi có sự thắc mắc, sinh viên nên tìm hiểu kỹ trong các giáo trình giảng dạy về phương pháp nghiên cứu khoa học, hoặc tham vấn ý kiến của các giảng viên có kinh nghiệm làm nghiên cứu và công bố khoa học

2 Đối với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả cần tránh nhầm lẫn đối với cách viết một bài “khoa học”

một cách cảm tính và vẫn hay được người ta gọi thành “định tính” Trong trường hợp cần thiết, tác giả có thể

liên hệ về email nckhsvclc@buh.edu.vn để được hỗ trợ nhằm có được sự hiểu biết đúng về phương pháp này để bài viết được chấp nhận khi xét duyệt

Trang 24

bài nghiên cứu thiên về lý thuyết thì nên gợi ý hướng về phát triển của lý thuyết khoa học đã có

Tiêu đề của phần này được trình bày bằng size chữ 14, chữ thường, in đậm (bold); các nội dung trong phần này được trình bày bằng size chữ 13, chữ thường

• Tài liệu tham khảo

Tiêu đề của phần này được trình bày bằng size chữ 14, chữ thường, in đậm (bold); các nội dung dưới tiêu đề được trình bày bằng size chữ 13, chữ thường Danh sách tài liệu tham khảo (không phân biệt tài liệu tiếng Việt hay tiếng nước ngoài) được đặt cuối bài viết và phải tương ứng với một hoặc một số trích dẫn khoa học trong bài viết Danh sách tài liệu tham khảo được trình bày theo quy định trong chuẩn APA (Publication Manual of the American Psychology Association) phiên bản 6 hoặc 7 Khi cần thiết, Ban Tổ chức Hội thảo sẽ có thêm các hướng dẫn cụ thể

2.1.2.3 Kế hoạch hằng năm

- Tháng 11/2021 - 3/2022: Các trường thành lập các nhóm sinh viên, triển khai

thực hiện các đề tài Cho phép các đề tài đăng ký nghiên cứu độc lập

- Tháng 3: Ngày 31/3/2022 là hạn cuối nộp đề tài dự thi về ban tổ chức và nộp lệ

phí dự thi theo quy định trong kế hoạch Hội thi

- Tháng 4/2022:

+ Thành lập Ban giám khảo tổ chức chấm sơ loại, lựa chọn các đề tài đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghiên cứu khoa học theo thông tư quy định nghiên cứu khoa học sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Thông cáo báo chí về Hội thi

- Tháng 5/2022:

+ 10/5/2022: Lập và thông báo danh sách các trường lọt vào sơ khảo

+ Từ 15 - 25/5/2022: Tổ chức chấm sơ khảo, lựa chọn tối đa 60% trên tổng số

các đề tài vào vòng chung khảo; Tổ chức chấm Chung khảo vòng 1, lựa chọn tối đa 20% đề tài có chất lượng tốt nhất vào Chung khảo

+ Từ 25 - 27/5/2022: Thông báo đến các nhóm sinh viên có đề tài nghiên cứu

được lựa chọn vào chung khảo

+ Chuẩn bị công tác tổ chức chung khảo Hội thi và các hoạt động trong khuôn khổ Hội thi

2.2 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ

2.2.1 Giới thiệu

Giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ” được Bộ giáo dục và Đào tạo tổ chức nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích giảng viên trẻ, sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng vào giải quyết

Trang 25

những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển kinh tế - xã hội, phát hiện và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong cơ sở giáo dục đại học Đồng thời, khuyến khích cơ sở giáo dục đại học, các tổ chức và cá nhân

hỗ trợ hoạt động nghiên cứu khoa học cho giảng viên trẻ và sinh viên

2.2.2 Thể lệ

- Giảng viên không quá 35 tuổi tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét Giải thưởng (sau đây gọi chung là giảng viên trẻ) có công trình khoa học và công nghệ được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/07/2014 của Chính phủ về Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước và các Giải thưởng khác về khoa học và công nghệ gửi tham gia Giải thưởng (sau đây gọi tắt là công trình);

- Sinh viên đang theo học ở cơ sở giáo dục đại học tại thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét Giải thưởng có đề tài nghiên cứu khoa học gửi tham gia Giải thưởng (sau đây gọi tắt là đề tài)

- Mỗi đề tài chỉ có 01 người tham gia hướng dẫn chính và không quá 05 người tham gia thực hiện, trong đó xác định rõ 01 sinh viên chịu trách nhiệm chính Đối với các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo sinh viên theo chương trình tiên tiến, chương trình kỹ sư chất lượng cao (PFIEV) hoặc có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 10.000 trở lên được gửi tối đa 7 đề tài Các cơ sở giáo dục đại học còn lại được gửi tối

đa 03 đề tài Để khuyến khích các cơ sở giáo dục có thành tích tốt tham gia nghiên cứu khoa học và tham gia xét tặng giải thưởng hàng năm, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng sẽ

ưu tiên tăng thêm số lượng đề tài được xét tặng

2.2.3 Quy trình

2.2.3.1 Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

- Quy chế này quy định về việc tổ chức xét tặng Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên (sau đây gọi tắt là Giải thưởng) trong các đại học, trường đại học, học viện của hệ thống giáo dục quốc dân (sau đây gọi chung là cơ

sở giáo dục đại học), bao gồm: công tác chuẩn bị xét tặng Giải thưởng; tiêu chí, quy trình đánh giá và xét tặng Giải thưởng; khen thưởng và xử lý vi phạm

- Quy chế này áp dụng đối với giảng viên trẻ và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan

2.2.3.2 Lĩnh vực khoa học và công nghệ của Giải thưởng

Các lĩnh vực khoa học và công nghệ của Giải thưởng gồm:

- Khoa học tự nhiên: Toán học và thống kê, Khoa học máy tính và thông tin, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo, Vật lý, Hóa học, Khoa học trái đất, Khoa học môi trường, Sinh học, Khoa học tự nhiên khác

Trang 26

- Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Kỹ thuật dân dụng, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điện tử và viễn thông, Kỹ thuật thông tin, Kỹ thuật cơ khí, chế tạo máy, cơ khí động lực, Kỹ thuật hóa học, Kỹ thuật vật liệu và luyện kim, Kỹ thuật y học, Kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học môi trường, Công nghệ sinh học công nghiệp, Công nghệ nano, Kỹ thuật chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống, Khoa học kỹ thuật và công nghệ khác

- Khoa học y, dược: Y học cơ sở, Y học lâm sàng, Dược học, Công nghệ sinh học trong y học, Khoa học y, dược khác

- Khoa học nông nghiệp: Trồng trọt, Chăn nuôi, Thú y, Lâm nghiệp, Thủy sản, Công nghệ sinh học nông nghiệp, Khoa học nông nghiệp khác

- Khoa học xã hội: Tâm lý học, Kinh tế và kinh doanh, Khoa học giáo dục, Xã hội học, Pháp luật, Khoa học chính trị, Địa lý kinh tế và xã hội, Thông tin đại chúng và truyền thông, Khoa học xã hội khác

- Khoa học nhân văn: Lịch sử và khảo cổ học, Ngôn ngữ học, văn học và văn hoá, Triết học, Báo chí và thông tin, Đạo đức học và tôn giáo, Nghệ thuật, Khoa học nhân văn khác

2.2.3.3 Điều kiện đối với công trình, đề tài tham gia xét giải thưởng

Công trình của giảng viên trẻ tham gia xét Giải thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Mỗi công trình do 01 giảng viên trẻ chịu trách nhiệm thực hiện chính và số lượng thành viên tham gia không quá 05 người;

- Công trình đã được nghiệm thu theo quy định và được công bố hoặc được ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng;

- Công trình chưa nhận hoặc chưa đồng thời gửi tham gia bất kỳ Giải thưởng cấp quốc gia, quốc tế khác tính đến thời điểm nộp hồ sơ tham gia xét Giải thưởng

Đề tài của sinh viên tham gia xét Giải thưởng phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Mỗi đề tài do 01 sinh viên chịu trách nhiệm thực hiện chính, số lượng thành viên tham gia không quá 05 sinh viên và tối đa có 02 người hướng dẫn, trong đó có 01 người hướng dẫn chính;

- Sản phẩm của đề tài được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng giải thưởng Các hình thức công bố bao gồm:

+ Sách chuyên khảo, sách tham khảo được cấp giấy phép xuất bản

+ Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học

Trang 27

+ Báo cáo trình bày hoặc đăng trong kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế

+ Báo cáo hoặc trưng bày, trình diễn sản phẩm tại hội nghị, hội thảo, seminar (xêmina) từ cấp khoa trở lên

+ Ứng dụng trong thực tiễn có xác nhận của tổ chức, đơn vị sử dụng sản phẩm của đề tài

- Đề tài được cơ sở giáo dục đại học tổ chức đánh giá, lựa chọn gửi tham gia xét Giải thưởng;

- Đề tài chưa nhận hoặc chưa gửi tham gia bất kỳ Giải thưởng cấp Bộ hoặc tương đương trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ:

- Khóa luận, đồ án tốt nghiệp không được gửi tham gia xét Giải thưởng

+ Công trình, đề tài tham gia xét giải thưởng đảm bảo trung thực trong nghiên cứu khoa học;

+ Tính đến thời điểm xét tặng Giải thưởng, tác giả/tập thể tác giả không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013

2.2.3.4 Số lượng công trình, đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng

- Số lượng công trình gửi tham gia xét Giải thưởng dành cho giảng viên trẻ của

cơ sở giáo dục đại học do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định

- Số lượng đề tài gửi tham gia xét Giải thưởng dành cho sinh viên của cơ sở giáo dục đại học được xác định như sau:

+ Cơ sở giáo dục đại học có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 30.000 sinh viên trở lên được gửi tối đa 15 đề tài;

+ Cơ sở giáo dục đại học có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 20.000 đến dưới 30.000 sinh viên được gửi tối đa 10 đề tài;

+ Cơ sở giáo dục đại học có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 15.000 đến dưới 20.000 sinh viên được gửi tối đa 07 đề tài;

+ Cơ sở giáo dục đại học có số lượng sinh viên đại học hệ chính quy từ 10.000 đến dưới 15.000 sinh viên được gửi tối đa 05 đề tài;

+ Cơ sở giáo dục đại học không thuộc đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 Điều này được gửi tối đa 03 đề tài;

+ Cơ sở giáo dục đại học có đơn vị được tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong năm liền trước của năm tổ chức Giải thưởng được gửi thêm tối đa

02 đề tài;

Trang 28

+ Cơ sở giáo dục đại học có đề tài đạt giải nhất, giải nhì trong năm liền trước của năm tổ chức Giải thưởng quy định tại Quy chế này thì cứ mỗi giải nhất được gửi thêm

02 đề tài, mỗi giải nhì được gửi thêm 01 đề tài

2.2.3.4 Nguồn kinh phí tổ chức Giải thưởng

- Ngân sách nhà nước chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệvà các nguồn huy động hợp pháp khác để chi cho công tác: Tổ chức đánh giá, xét giải vòng sơ khảo đối với công trình của giảng viên trẻ; tổ chức đánh giá, xét giải vòng chung khảo; hoạt động của Ban Chỉ đạo Giải thưởng; tổ chức lễ tổng kết, trao Giải thưởng và các hoạt động liên quan đến Giải thưởng; chi tiền thưởng cho các công trình của giảng viên trẻ đạt Giải thưởng; chi khen thưởng cho các tập thể theo quy định tại Điều 20 Quy chế này Các định mức chi cụ thể cho công tác này được thực hiện theo các quy định hiện hành

- Kinh phí của cơ sở giáo dục đại học để chi cho công tác: Tổ chức lựa chọn công trình, đề tài tham gia xét Giải thưởng; hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu của giảng viên trẻ, sinh viên và người hướng dẫn sinh viên; hỗ trợ chi phí đi lại và ăn ở cho giảng viên trẻ, sinh viên, cán bộ tham dự phiên họp hội đồng vòng chung khảo và lễ tổng kết, trao Giải thưởng; tổ chức đánh giá và xét giải vòng sơ khảo đối với Giải thưởng dành cho sinh viên; chi tiền thưởng hằng năm cho sinh viên và người hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài đạt Giải thưởng Nội dung chi và định mức chi do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định và được quy định cụ thể trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn

vị

2.2.4 Kế hoạch hằng năm

- Giải thưởng dành cho giảng viên trẻ được tổ chức 03 năm một lần

- Giải thưởng dành cho sinh viên được tổ chức hằng năm

2.3 Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka

2.3.1 Giới thiệu

Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka được Thành Đoàn Thành phố

Hồ Chí Minh phối hợp với Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh tổ chức hàng năm, với mục đích như sau:

- Duy trì sân chơi học thuật truyển thống của sinh viên thành phố và cả nước, phát huy năng lực tư duy sáng tạo, chủ động trong học tập, nghiên cứu của sinh viên, góp phần ứng dụng kiến thức trong nhà trường giải quyết vấn đề thực tiễn cuộc sống

Trang 29

Ba được đăng ký thêm 01 đề tài

- Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu

- Thực hiện đúng thể lệ giải thưởng, đảm bảo tiến độ thời gian tổ chức

Điện tử viễn thông

Mạng máy tính truyền thông

Trang 30

- Công nghệ sau thu hoạch

- Công nghệ lên men

- Khoa học thực phẩm - Dinh dưỡng

- Tài chính, Ngân hàng, Chứng khoán,

Kế toán - Kiểm toán, Bảo hiểm - Tín dụng

- Thương mại, Quản trị kinh doanh, Marketing

- Kinh tế học, Kinh tế phát triển, Kinh

Trang 31

- Công nghệ môi trường

- Kỹ thuật môi trường

- Biến đổi khí hậu

2.3.3.2 Các tiêu chuẩn để đánh giá công trình nghiên cứu

Hội đồng khoa học đánh giá các đề tài, công trình dự thi vòng bán kết theo thang điểm 100 với các tiêu chí đánh giá như sau:

- Mục đích, ý nghĩa và khả năng ứng dụng của đề tài/ công trình nghiên cứu (tổng cộng 30 điểm) Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

Trang 32

+ Mục đích và ý nghĩa nghiên cứu rõ ràng, cụ thể (thang điểm 10)

+ Giới thiệu được tính khoa học, tính sáng tạo, tính mới trong chuyên ngành, trong cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (thang điểm 20)

- Nội dung chuyên môn và phương pháp nghiên cứu (tổng cộng 50 điểm) Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

+ Nội dung nghiên cứu phù hợp, phương pháp và kết quả nghiên cứu được xác định (thang điểm 30)

+ Có những giải pháp, kiến nghị, đề xuất có giá trị (thang điểm 20)

- Hình thức trình bày đề tài (tổng cộng 20 điểm) Tiêu chí chính để tính điểm gồm:

+ Hình thức trình bày đề tài khoa học, rõ ràng, có biểu mẫu, hình minh họa chi tiết (thang điểm 10)

+ Có trích dẫn cụ thể các nguồn tài liệu tham khảo (thang điểm 10)

2.3.3.3 Bố cục công trình nghiên cứu

- Đặt vấn đề: Nêu lên sự cần thiết của đề tài, lý do chọn đề tài

- Tổng quan tài liệu: Tổng quan tóm lược đề tài, nêu những giải pháp khoa học đã được giải quyết ở trong và ngoài nước, những vấn đề tồn tại cần được tiếp tục nghiên cứu và phương án giải quyết của tác giả (nhóm tác giả)

- Mục tiêu - Phương pháp: Mục tiêu của công trình, phương pháp nghiên cứu

- Kết quả - Thảo luận: Nội dung - kết quả nghiên cứu đạt được

- Kết luận - Đề nghị: Nêu lên kết luận, ý nghĩa khoa học, hiệu quả về mặt kinh tế

và xã hội, qui mô và phạm vi áp dụng, đề nghị hướng nghiên cứu tiếp theo

- Tài liệu tham khảo, phụ lục, danh mục các công trình trước đây của tác giả (nếu có)

2.3.3.4 Hình thức trình bày

- Nội dung công trình được đánh máy trên giấy A4 (210 x 297 mm), khuyến khích in 02 mặt, phông chữ Unicode, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 13, đánh số thứ tự trang ở chính giữa trang, vị trí ở phía trên đầu mỗi trang

- Các phần, mục, tiểu mục phải được đánh số thứ tự rõ ràng theo một kiểu thống nhất: 1.; 1.1.; 1.1.1

- Các công thức cần viết rõ ràng, dùng các ký hiệu thông thường, các ký hiệu phải có chú thích rõ ràng Bảng vẽ, biểu đồ, sơ đồ minh họa phải được đánh số thứ

tự kèm theo chú thích

- Tên tác giả nước ngoài nêu trong công trình phải viết theo đúng tiếng nước đó hoặc theo cách phiên âm hệ chữ Latinh (căn cứ vào tài liệu tham khảo)

Trang 33

- Không viết tên tác giả, tên trường, tên giảng viên hướng dẫn; không viết lời cám

ơn, không được dùng các ký hiệu riêng, gạch dưới các câu trong toàn bộ công trình và không được ký tên Mục đích nhằm thể hiện tính khách quan, đảm bảo công bằng khi chấm điểm và đánh giá

- Trang bìa của công trình phải được đóng bằng giấy bìa, màu xanh nước biển, gáy dán keo màu xanh dương đậm (không dùng gáy lò xo)

2.3.3.5 Phần công trình

- Tóm tắt công trình (bắt đầu từ trang thứ nhất) tối đa 1 mặt giấy A4

- Nội dung công trình (trình bày từ trang kế tiếp)

Lưu ý: Ban tổ chức chỉ nhận các công trình, đề tài viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt hoặc Tiếng Anh, không nhận các đề tài viết bằng các ngôn ngữ khác; không để tên tác giả, tên trường trong toàn bộ nội dung nghiên cứu, kể cả phụ lục và phiếu khảo sát

2.4 Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic kinh tế lượng và ứng dụng” 2.4.1 Giới thiệu

Hội thi khoa học sinh viên toàn quốc “Olympic Kinh tế lượng và ứng dụng” do Trung ương Hội sinh viên Việt Nam và Học viện Tài chính được tổ chức thường niên vào dịp tháng 5 hàng năm Hội thi hướng đến ứng dụng các mô hình toán, mô hình kinh tế lượng và tin học để giải quyết bài toán trong kinh tế xã hội là vấn đề rất khó Quá trình nghiên cứu khoa học đòi hỏi sự đồng hành của giảng viên, sự kiên trì không chỉ một sinh viên mà còn là sự kết hợp khoa học của sinh viên nhiều chuyên ngành,… Quá trình làm việc say mê với quyết tâm cao sẽ tạo ra sự gắn kết giữa giảng viên, sinh viên và là nền tảng hình thành các nhóm nghiên cứu, giúp sinh viên được trải nghiệm quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, trung thực, hiệu quả,… Hội thi là sân chơi

để sinh viên mạnh dạn trình bày kết quả nghiên cứu ban đầu, không nhất thiết các kết quả phải quá hoàn thiện mà quan trọng đó là sự tự tin của sinh viên, khuyến khích sinh viên đem đến hội thi những ý tưởng, những nghiên cứu để được giao lưu, học hỏi

2.4.2 Thể lệ

Đối tượng dự thi: Các nhóm nghiên cứu đề tài từ 3-6 sinh viên không là sinh

viên năm cuối của các trường trong và ngoài nước (nhóm sinh viên tham gia cùng một

đề tài không nhất thiết là sinh viên của một trường, không hạn chế số lượng đề tài tham gia) Mỗi đề tài nên có 02 người hướng dẫn gồm 01 giáo viên chuyên ngành; 01 giáo viên bộ môn Toán hoặc Kinh tế lượng và khuyến khích có thành viên tham gia hướng dẫn đến từ các doanh nghiệp, các đề tài được đặt hàng từ các doanh nghiệp

Nội dung đề tài dự thi: Các đề tài có nội dung ứng dụng các mô hình toán, mô

hình kinh tế lượng trong nghiên cứu các vấn đề kinh tế - xã hội Kết quả nghiên cứu

Trang 34

của đề tài tham dự phải do nhóm đề tài thực hiện, đảm bảo tính trung thực, nghiêm túc trong khoa học

Hình thức đề tài dự thi: Đề tài dự thi của mỗi nhóm gồm 3 file bản mềm:

- File bài thi đầy đủ: được chế bản trên MS Word có số trang không vượt quá 50

trang, phông chữ Times New Roman 13, giãn dòng Multiple 1.2, công thức được soạn

thảo theo công cụ MS Word Equation hoặc MathType, hình thức theo quy định trình bày đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trang bìa gồm tên đơn vị tổ chức Hội thi, tên đề tài, tên người hướng dẫn khoa học, danh sách sinh viên trong nhóm nghiên cứu kèm theo tên lớp, tên khoa, sinh viên năm thứ mấy trong

trường, tên trường (theo bản mẫu OlympicKTL2021_Bia)

Tên tệp tin được đặt như sau: Mã trường_Thứ tự đề tài Ví dụ: đề tài thứ nhất

của Học viện Tài chính sẽ là: HTC_Detai1.DOCX (Mã trường sẽ sử dụng theo mã tuyển sinh của trường theo qui định của Bộ Giáo dục và đào tạo)

- File số liệu đề tài sử dụng dạng MS Excel

Tên tệp tin được đặt như sau: Mã trường_Thứ tự đề tài Ví dụ: đề tài thứ nhất

của Học viện Tài chính sẽ là: HTC_Detai1.XLSX

- File bản tóm tắt, không quá 20 trang chưa bao gồm tài liệu tham khảo (bản này

dùng để đưa vào kỷ yếu của Hội thi vì vậy yêu cầu các bài viết định dạng theo bản mẫu OlympicKTL2021_Ky_yeu)

Tên tệp tin được đặt như sau: Mã trường_Thứ tự đề tài_TT Ví dụ: đề tài thứ

nhất của Học viện Tài chính sẽ là: HTC_Detai1_TT.DOCX

Các đề tài dự thi nộp trực tiếp trên trang web của Hội thi theo link:

https://hvtc.edu.vn/kinhteluongvaungdung/

- Các đề tài được báo cáo tại Chung khảo Hội thi sẽ nộp thêm Slides với thời

lượng trình bày tối đa 20 phút Lịch Chung khảo và các thông tin cập nhật Hội thi sẽ được công bố trên trang web và qua mail: kinhteluong@hvtc.edu.vn

Giải thưởng

- Cơ cấu giải thưởng

+ Tối đa 10% số đề tài tham gia đạt giải Nhất

+ Tối đa 15 % số đề tài tham gia đạt giải Nhì

+ Tối đa 15 % số đề tài tham gia đạt giải Ba

+ Tối đa 20% số đề tài tham gia đạt giải Khuyến khích

- Hình thức khen thưởng

+ Giải Nhất: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

và phần thưởng của Ban Tổ chức

Trang 35

+ Giải Nhì: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

và phần thưởng của Ban Tổ chức

+ Giải Ba: Bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam

và phần thưởng của Ban Tổ chức

+ Giải Khuyến khích: Giấy Chứng nhận và phần thưởng của Ban Tổ chức

2.4.3 Quy trình

Quy trình đăng ký

Căn cứ vào “Thông báo đăng ký đề tài” trên trang web của Trường/Viện NCKH& CNNH/Thông tin hoặc từ các Khoa và Ban NCKH Đoàn Trường, sinh viên đăng ký đề tài (theo mẫu: SV_01), gửi về Ban học tập và NCKH Đoàn khoa

để tổng hợp và trình lãnh đạo khoa

Xác định danh mục

Căn cứ vào đề xuất của sinh viên, các khoa xác định đề tài NCKH của sinh viên trong khoa Trước ngày 30 tháng 10 hằng năm, đề xuất danh mục các hoạt động khoa học của sinh viên gửi Viện NCKH & CNNH lập Hội đồng phê duyệt

Quy trình tổ chức thực hiện đề tài sinh viên

- Lập và gửi đề cương nghiên cứu

- Căn cứ danh mục đề tài NCKH đã được sơ tuyển, sinh viên lập phiếu thuyết minh công trình nghiên cứu 04 bản và gửi về Khoa xác nhận trước khi gửi cho Viện NCKH & CNNH

Bước 1: Tổ chức xét duyệt đề cương đề tài

+ Khoa chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng xét duyệt đề cương, trình Hiệu trưởng quyết định Thời gian ra quyết định tối đa 10 ngày kể từ ngày chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ

+ Hội đồng xét duyệt đề cương: số lượng thành viên Hội đồng là 03 người,

do Hiệu trưởng quyết định gồm: chủ tịch, ủy viên và thư ký ủy viên Thành viên Hội đồng là các nhà khoa học am hiểu sâu về lĩnh vực nghiên cứu Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có mặt đủ số thành viên

- Hồ sơ kết quả xét duyệt đề cương bao gồm:

+ Phiếu nhận xét đề cương đề tài NCKH (Phụ lục 47)

+ Biên bản họp của Hội đồng xét duyệt đề cương (Phụ lục 48)

- Hội đồng xét duyệt đề cương họp (thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi có quyết định Hội đồng của Hiệu trưởng phê duyệt) sẽ quyết định:

+ Đồng ý hoặc không đồng ý thực hiện đề tài NCKH

+ Nội dung sửa chữa, bổ sung của đề cương (nếu có)

- Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu theo

Trang 36

yêu cầu của Hội đồng gửi Khoa (thời gian tối đa 15 ngày kể từ khi Hội đồng xét duyệt đề cương họp) Khi các nội dung đã sửa chữa, bổ sung đáp ứng theo yêu cầu của Hội đồng thì chấp nhận đề cương đã hoàn thành (thời gian tối đa 05 ngày

kể từ khi chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ)

Bước 2: Quyết định giao đề tài: Khoa có trách nhiệm trình Hiệu trưởng ra quyết định giao đề tài NCKH

Bước 3: Tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu:

- Hồ sơ nghiệm thu đề tài gồm có:

+ 03 bản báo cáo nội dung chi tiết của công trình

- Khoa chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng nghiệm thu đề tài, trình Hiệu trưởng quyết định (thời gian tối đa 15 ngày kể từ khi chủ nhiệm đề tài nộp đủ hồ

sơ hợp lệ)

- Hội đồng nghiệm thu đề tài: số lượng thành viên Hội đồng là 03 người, do Hiệu trưởng quyết định gồm: chủ tịch, phản biện và thư ký là các nhà khoa học

am hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của đề tài

- Hồ sơ kết quả nghiệm thu đề tài bao gồm:

+ Phiếu nhận xét đề tài (Phụ lục 49)

+ Phiếu điểm đánh giá đề tài (Phụ lục 50)

+ Biên bản họp Hội đồng khoa học (Phụ lục 51)

- Hội đồng nghiệm thu đề tài NCKH họp (thời gian tối đa 20 ngày kể từ khi

có quyết định Hội đồng của Hiệu trưởng phê duyệt) Hội đồng chỉ tiến hành họp khi có mặt đủ các thành viên, có đầy đủ các bản nhận xét Hội đồng sẽ quyết định thông qua kết quả đánh giá bằng tổng số điểm của các thành viên Hội đồng sẽ phân loại mức độ hoàn thành của đề tài theo các mức độ: Xuất sắc, giỏi, khá, trung bình và không đạt, cụ thể:

+ Công trình đạt loại xuất sắc: từ 91 điểm đến 100 điểm

+ Công trình đạt loại giỏi: từ 80 điểm đến dưới 90 điểm

+ Công trình đạt loại khá: từ 70 điểm đến dưới 80 điểm

+ Công trình đạt loại trung bình: từ 50 điểm đến dưới 70 điểm

+ Công trình không đạt: Dưới 50 điểm

+ Chủ nhiệm đề tài chịu trách nhiệm hoàn chỉnh nội dung đề tài theo yêu cầu của Hội đồng, nội dung sửa chữa, bổ sung của đề tài (nếu có) (thời gian tối

đa 30 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng nghiệm thu họp)

- Khoa theo ủy nhiệm của Hội đồng tiến hành kiểm tra Khi các nội dung

đã sửa chữa, bổ sung đáp ứng theo yêu cầu của Hội đồng thì chấp nhận đề tài NCKH đã hoàn thành (thời gian tối đa 20 ngày làm việc kể từ khi chủ nhiệm đề

Trang 37

tài nộp đủ hồ sơ hợp lệ)

Bước 4: Quyết định công nhận hoàn thành đề tài:

- Chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm nộp cho khoa 02 Báo cáo tổng hợp kết quả (bản giấy) (thời gian tối đa 10 ngày làm việc kể từ khi đề tài được chấp nhận hoàn thành)

- Khoa có trách nhiệm trình Hiệu trưởng ra quyết định công nhận hoàn thành đề tài NCKH (thời gian tối đa 15 ngày làm việc kể từ khi chủ nhiệm nộp đủ

hồ sơ hợp lệ)

Bước 5: Tổ chức thanh toán đề tài NCKH

Sau khi có quyết định công nhận hoàn thành đề tài NCKH, khoa chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thanh toán theo qui định gửi cho Phòng Tài chính – Kế toán (thời gian tối đa 7 ngày làm việc kể từ khi có quyết định công nhận hoàn thành đề tài)

Bước 6: Lưu giữ hồ sơ tại khoa, đề tài lưu tại Viện NCKH & CNNH và Thư viện

Bước 7: Yêu cầu của đề tài

- Được thực hiện bởi một nhóm sinh dưới sự hướng dẫn của giảng viên hoặc cán bộ nghiên cứu

- Đề tài do sinh viên tự chọn, hoặc có thể là một phần trong đề tài NCKH các cấp do một hoặc một số giảng viên, cán bộ nghiên cứu chủ trì

- Đề tài được Hiệu trưởng phê duyệt và tổ chức đánh giá

2.4.4 Kế hoạch hằng năm

- Tháng 11/2021 - 3/2022: Các trường thành lập các nhóm sinh viên, triển khai thực hiện các đề tài Cho phép các đề tài đăng ký nghiên cứu độc lập

- Tháng 3: Ngày 31/3/2022 là hạn cuối nộp đề tài dự thi về ban tổ chức và nộp lệ

phí dự thi theo quy định trong kế hoạch Hội thi

- Tháng 4/2022:

+ Thành lập Ban giám khảo tổ chức chấm sơ loại, lựa chọn các đề tài đáp ứng đầy đủ các tiêu chí nghiên cứu khoa học theo thông tư quy định nghiên cứu khoa học sinh viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Thông cáo báo chí về Hội thi

- Tháng 5/2022:

+ 10/5/2022: Lập và thông báo danh sách các trường lọt vào sơ khảo

+ Từ 15 - 25/5/2022: Tổ chức chấm sơ khảo, lựa chọn tối đa 60% trên tổng số các đề tài vào vòng chung khảo; Tổ chức chấm Chung khảo vòng 1, lựa chọn tối đa 20% đề tài có chất lượng tốt nhất vào Chung khảo

Trang 38

+ Từ 25 - 27/5/2022: Thông báo đến các nhóm sinh viên có đề tài nghiên cứu được lựa chọn vào chung khảo

+ Chuẩn bị công tác tổ chức chung khảo Hội thi và các hoạt động trong khuôn khổ Hội thi

Trang 39

Phần 3: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

3.1 Giới thiệu tổng quan về nghiên cứu khoa học

3.1.1 Nghiên cứu Khoa học

3.1.1.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học

Theo cách hiểu thông thường nhất, nghiên cứu là việc tìm kiếm kiến thức liên quan Tuy vậy, ở một ý nghĩa bao quát hơn, nghiên cứu có thể được định nghĩa là một cuộc tìm kiếm giá trị khoa học và hệ thống hóa thông tin một cách thích hợp nhất về một chủ đề cụ thể Theo đó, vấn đề về tìm hiểu để đi đến một định nghĩa thích hợp về việc nghiên cứu đã dành được sự quan tâm rất lớn của giới học giả qua hàng thập kỷ

Thật vậy, từ rất sớm, Redman & Mory (1923) đã đề xuất định nghĩa như sau, “nghiên

cứu là một nỗ lực trong việc hệ thống hóa nhằm đạt được kiến thức mới." Một số khác

xem nghiên cứu như một luồng chuyển động từ cái đã biết đến cái chưa biết và là một công cuộc của sự khám phá bởi lẽ tất cả chúng ta đều sở hữu bản năng quan trọng là ham học hỏi và khi đối diện với điều chưa hay biết, chúng ta thường có xu hướng tự đặt ra câu hỏi và khơi dậy sự tò mò Đó chính là căn nguyên dẫn dắt con người đến sự thăm dò và đạt được sử hiểu biết đầy đủ nhất về những điều chưa được biết Chính tính ham học hỏi này là mẹ của mọi kiến thức và phương pháp mà con người sử dụng

để có được kiến thức về bất cứ điều gì chưa biết và đó chính là công việc của nghiên cứu (Kothari, 2004)

Về mặt học thuật, nghiên cứu có thể được xem là quy trình bao gồm xác định và đánh giá lại các vấn đề, xây dựng giả thuyết hoặc gợi ý các giải pháp; thu thập, tổ chức

và đánh giá dữ liệu; suy luận và đi đến kết luận; và sau cùng là kiểm tra cẩn thận các kết luận để xác định xem chúng có phù hợp với giả thuyết đã đưa ra Ngoài ra, nghiên cứu còn góp phần đóng góp ban đầu vào kho kiến thức hiện có và bổ sung cho sự tiến

bộ của tri thức Đó chính là sự thuyết phục của những gì thuộc về “chân lý” với sự trợ giúp từ nghiên cứu, quan sát, so sánh và thử nghiệm Do vậy, việc tìm kiếm tri thức thông qua phương pháp khách quan và có hệ thống nhằm tìm giải pháp cho một vấn đề đều được xem là nghiên cứu Và cách tiếp cận một cách có hệ thống liên quan đến khái quát hóa cũng như xây dựng một lý thuyết cũng được coi là thực hiện nghiên cứu.3

Tóm lại, thuật ngữ nghiên cứu là đề cập đến phương pháp có hệ thống bao gồm việc đưa ra vấn đề, hình thành giả thuyết, thu thập các sự kiện hoặc dữ liệu, phân tích các sự kiện và đi đến một số kết luận nhất định dưới dạng (các) giải pháp đối với những vấn đề liên quan hoặc tổng quát hóa về một số công thức lý thuyết (theoretical formulation)

3 Xem thêm: The Encyclopaedia of Social Sciences, Vol IX, MacMillan, 1930

Trang 40

3.1.1.2 Mục tiêu và động lực của nghiên cứu khoa học

Đối với mục tiêu, nghiên cứu là nhằm khám phá câu trả lời cho các câu hỏi thông qua việc thực hiện các bước một cách khoa học Mục đích chính của nghiên cứu là tìm

ra sự thật được che giấu và sự thật chưa đượcphát hiện trước đó Mặc dù mỗi nghiên cứu đều có mục đích cụ thể riêng, tuy nhiên theo Kothari (2004) các nghiên cứu được tiến hành nhằm hướng đến một số nhóm mục tiêu chính sau:

i Để làm quen với một hiện tượng hoặc đạt được những hiểu biết mới về hiện tượng đó Theo đó, quan điểm của các nghiên cứu này là để khám phá (exploratory) hoặc thiệt lập (formulative);

ii Để khắc họa chính xác các đặc điểm của một cá thể, hoàn cảnh hoặc một nhóm cụ thể Do vậy, các nghiên cứu này này được gọi là nghiên cứu mô tả;

iii Để xác định tần suất mà điều gì đó có thể xảy ra hoặc các vấn đề liên quan khác Các nghiên cứu với đối tượng này được xem là nghiên cứu chẩn đoán (diagnostic);

iv Để kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ nhân quả giữa các biến Những nghiên cứu này được biết đến như những nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm định các giả thuyết giả thuyết liên quan

Về động lực nghiên cứu, có đa dạng các động lực thúc đẩy thực hiện một nghiên cứu và để xác định một danh sách đầy đủ các yếu tố thúc đẩy mọi người thực hiện các nghiên cứu là điều gần như không thể Sẽ có nhiều yếu tố như: theo chỉ đạo của cơ quan quản lý, điều kiện việc làm, sự tò mò về những điều mới mẽ, mong muốn hiểu rõ các mối quan hệ nhân quả, nhằm hướng đến thức tỉnh xã hội, và những thứ tương tự khác (hoặc tự nguyện hoặc bắt buộc) mọi người thực hiện các hoạt động nghiên cứu Tuy vậy, các tài liệu nghiên cứu đã chỉ ra một số động lực cơ bản có thể có để thực hiện nghiên cứu bao gồm một hoặc nhiều động cơ sau:

i Mong muốn có được bằng cấp nghiên cứu cùng với những lợi ích mà nó mang lại;

ii Mong muốn đối mặt với thách thức trong việc giải quyết các vấn đề chưa được giải quyết;

iii Mong muốn có được niềm vui trí tuệ khi làm một số công việc sáng tạo;

iv Mong muốn được phục vụ xã hội;

v Mong muốn có được sự tôn trọng

3.1.1.3 Vai trò và ý nghĩa của việc nghiên cứu khoa học

Ngày nay, nghiên cứu ngày càng đóng một vai trò khá quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực hoạt động Thật vậy, vai trò của nghiên cứu trong một số lĩnh vực kinh tế ứng dụng, liên quan đến hoạt động kinh doanh nói riêng hay nền kinh tế nói chung, đã

Ngày đăng: 06/05/2024, 16:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Đồ thị phân tán thường được sử dụng để mô tả mối quan hệ sơ bộ giữa biến phụ  thuộc và  biến độc  lập - Sáng kiến: Xây dựng sổ tay nghiên cứu khoa học cho sinh viên
th ị phân tán thường được sử dụng để mô tả mối quan hệ sơ bộ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập (Trang 74)
Hình trên cho thấy sau khi loại biến NH an mac lich su. Các biến quan sát đều có  factor  loading  lớn  nhất  từ  0.5  trở  lên - Sáng kiến: Xây dựng sổ tay nghiên cứu khoa học cho sinh viên
Hình tr ên cho thấy sau khi loại biến NH an mac lich su. Các biến quan sát đều có factor loading lớn nhất từ 0.5 trở lên (Trang 111)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN