1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]

288 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Trị Hiện Đại Và Đổi Mới Sáng Tạo
Tác giả Trần Dục Thức, Trương Đình Thái, Phạm Hương Diên, Đặng Trương Thanh Nhàn
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Giáo Trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 288
Dung lượng 3,02 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát quá trình phát triển các tư tưởng quản trị hiện đại (13)
  • 1.2. Tám thách thức trong môi trường quản trị hiện đại (17)
    • 1.2.1. Xây dựng năng lực cạnh tranh (18)
    • 1.2.2. Sứ mệnh, tầm nhìn & chiến lược (19)
    • 1.2.3. Tái cấu trúc trong bối cảnh chuyển đổi số (20)
    • 1.2.4. Tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho nhân viên (21)
    • 1.2.5. Tiến hành đổi mới trong công việc của mỗi người (23)
    • 1.2.6. Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ (24)
    • 1.2.7. Toàn cầu hóa (29)
    • 1.2.8. Đạo đức và trách nhiệm xã hội (31)
  • 1.3. Những xu hướng quản trị cần quan tâm tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay (34)
  • 1.4. Tóm tắt chương 1 (42)
  • 1.5. Tình huống thảo luận (43)
  • CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ (3)
    • 2.1. Khái quát về môi trường làm việc định hướng công nghệ (56)
      • 2.1.1. Tổng quan (56)
      • 2.1.2. Kinh doanh trong nền kinh tế số (59)
        • 2.1.2.1. Khái quát về thương mại điện tử trong thời đại số (59)
        • 2.1.2.2. Thương mại điện tử và máy tính nối mạng (60)
        • 2.1.2.3. Các cách tiếp cận thương mại điện tử (62)
    • 2.2. Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp (69)
    • 2.3. Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng (71)
    • 2.4. Hệ thống thông tin (73)
      • 2.4.1. Hệ thống thông tin chính thức và không chính thức (73)
      • 2.4.2. Hệ thống thông tin dựa trên máy tính (74)
      • 2.4.3. Sự khác biệt giữa máy tính và hệ thống thông tin (75)
    • 2.5. Mạng nội bộ công ty (76)
    • 2.6. Những bổ sung của công nghệ với các lý thuyết quản trị trong thời đại số . 66 2.7. Tóm lược và các định hướng nghiên cứu mới (77)
    • 2.8. Tình huống quản trị (81)
  • CHƯƠNG 3. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP . 76 3.1. Đạo đức kinh doanh (3)
    • 3.1.1. Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh (88)
    • 3.1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh (90)
      • 3.1.2.1. Quan điểm cụ thể của đạo đức kinh doanh (91)
      • 3.1.2.2. Quan điểm triết học của đạo đức kinh doanh (92)
    • 3.1.3. Định nghĩa đạo đức kinh doanh (94)
    • 3.1.4. Những lý do để nghiên cứu đạo đức kinh doanh (95)
    • 3.1.5. Lợi ích của đạo đức kinh doanh (96)
      • 3.1.5.1. Đạo đức kinh doanh làm tăng sự cam kết của nhân viên (98)
      • 3.1.5.2. Đạo đức nâng cao sự trung thành và tin cậy của nhà đầu tư (99)
      • 3.1.5.3. Đạo đức góp phần vào sự hài lòng của khách hàng (100)
      • 3.1.5.4. Đạo đức đóng góp phần làm tăng lợi nhuận (101)
    • 3.1.6. Sự phát triển của đạo đức kinh doanh (101)
    • 3.1.7. Các cấp độ của đạo đức kinh doanh (108)
    • 3.1.8. Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội (109)
      • 3.1.8.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (109)
      • 3.1.8.2. Các loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (114)
    • 3.2. Văn hóa tổ chức (116)
      • 3.2.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu về văn hóa tổ chức (116)
      • 3.2.2. Cách tiếp cận để hiểu văn hóa tổ chức (119)
      • 3.2.3. Các cấp độ văn hóa và hình thức văn hóa (127)
        • 3.2.3.1. Các cấp độ của văn hóa tổ chức (127)
        • 3.2.3.2. Các hình thức thể hiện của văn hóa tổ chức (130)
      • 3.2.4. Sự hình thành của văn hóa tổ chức (131)
        • 3.2.4.1. Ảnh hưởng của người sáng lập (132)
        • 3.2.4.2. Trải nghiệm và quá trình học hỏi của các thành viên (133)
        • 3.2.4.3. Môi trường hoạt động của tổ chức (135)
      • 3.2.5. Văn hóa tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức (137)
      • 3.2.6. Sức mạnh của văn hóa tổ chức (141)
      • 3.2.7. Xây dựng văn hóa tổ chức (144)
      • 3.2.8. Duy trì văn hóa tổ chức (147)
      • 3.2.9. Thay đổi văn hóa tổ chức (148)
        • 3.2.9.1. Văn hóa tổ chức: Ổn định và tiến hóa tự nhiên (149)
        • 3.2.9.2. Sự bền bỉ của văn hóa tổ chức (152)
        • 3.2.9.3. Lãnh đạo và thay đổi văn hóa tổ chức (152)
    • 3.3. Tóm lược chương và các định hướng nghiên cứu mới (157)
    • 3.4. Tình huống quản trị (160)
  • CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC HỌC TẬP (3)
    • 4.1. Tổ chức học tập (170)
      • 4.1.1. Khái niệm (171)
      • 4.1.2. Quan điểm văn hóa tổ chức của tổ chức học tập (173)
    • 4.2. Các yếu tố cơ bản của việc xây dựng một tổ chức học tập (174)
      • 4.2.1. Cơ chế học tập của tổ chức (174)
      • 4.2.2. Ba đặc điểm chính của một tổ chức học tập (175)
      • 4.2.3. Mô hình tổ chức học tập theo hệ thống (177)
        • 4.2.3.1. Hệ thống con của hoạt động học tập (178)
        • 4.2.3.2. Hệ thống tổ chức (181)
        • 4.2.3.3. Khía cạnh con người của tổ chức học tập (182)
        • 4.2.3.4. Hệ thống tri thức (185)
        • 4.2.3.5. Hệ thống con công nghệ (186)
    • 4.3. Đặc điểm của tổ chức học tập hệ thống (187)
      • 4.3.1. Xây dựng tổ chức học tập (189)
      • 4.3.2. Cam kết trở thành tổ chức học tập (190)
      • 4.3.3. Hình thành một liên minh mạnh mẽ để thay đổi (191)
      • 4.3.4. Kết nối việc học với hoạt động kinh doanh (192)
      • 4.3.5. Đánh giá khả năng của tổ chức (193)
      • 4.3.6. Truyền đạt tầm nhìn của một tổ chức học tập (193)
      • 4.3.7. Nhận ra tầm quan trọng của hệ thống tư duy và hành động (194)
      • 4.3.8. Các nhà lãnh đạo thể hiện và làm mẫu cho cam kết học tập (195)
      • 4.3.9. Chuyển đổi văn hóa tổ chức sang cách thức học hỏi và cải tiến liên tục (196)
        • 4.3.9.1. Học tập liên tục (196)
        • 4.3.9.2. Cải tiến liên tục (196)
        • 4.3.9.3. Trao quyền cho nhân viên (197)
      • 4.3.10. Thiết lập các chiến lược học tập cho toàn công ty (197)
        • 4.3.10.1. Giảm quan liêu và sắp xếp hợp lý cơ cấu (198)
        • 4.3.10.2. Mở rộng việc học ra toàn bộ chuỗi kinh doanh (199)
        • 4.3.10.3. Nắm bắt học hỏi và giải phóng tri thức (199)
        • 4.3.10.4. Tiếp thu và áp dụng công nghệ tốt nhất để học tập (200)
        • 4.3.10.5. Tạo ra những chiến thắng trong ngắn hạn (200)
        • 4.3.10.6. Đo lường việc học và chứng minh những thành công trong học tập (0)
        • 4.3.10.7. Thích nghi, cải tiến và học hỏi liên tục (0)
    • 4.4. Tổ chức học tập được nhìn từ quan điểm học tập xã hội (0)
    • 4.5. Tóm lược chương và các định hướng nghiên cứu mới (0)
    • 4.6. Tình huống quản trị (0)
  • CHƯƠNG 5. QUẢN TRỊ SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI (3)
    • 5.1. Khái niệm (0)
      • 5.1.1. Khái niệm về đổi mới (0)
      • 5.1.3. Mối quan hệ giữa sáng tạo và đổi mới (0)
    • 5.2. Các hình thức đổi mới (0)
    • 5.3. Đường cong S (0)
    • 5.4. Phát sinh ý tưởng (0)
    • 5.5. Nhận biết cơ hội, đưa ý tưởng đổi mới đến với thị trường (0)
    • 5.6. Tính sáng tạo (0)
      • 5.6.2. Các thành phần của tính sáng tạo cá nhân (0)
      • 5.6.3. Nhóm sáng tạo (0)
      • 5.6.4. Giải quyết mâu thuẫn trong nhóm (0)
      • 5.6.5. Nâng cao tính sáng tạo (0)
    • 5.7. Những điều nhà lãnh đạo cần làm (0)
    • 5.8. Tư duy thiết kế (0)
      • 5.8.1. Khái niệm tư duy thiết kế (0)
      • 5.8.2. Nguồn gốc của thuật ngữ (0)
      • 5.8.3. Quy trình của tư duy thiết kế (0)
    • 5.10. Tình huống quản trị (0)
  • CHƯƠNG 6. QUẢN TRỊ TRI THỨC (3)
    • 6.1. Khái niệm, bản chất quản trị tri thức (0)
      • 6.1.1. Khái niệm Tri thức (0)
      • 6.1.2. Bản chất và phân loại tri thức (0)
      • 6.1.3. Quản trị tri thức là gì? (0)
      • 6.1.4. Quy trình Quản trị tri thức (0)
    • 6.2. Sự ra đời và phát triển của quản trị tri thức (0)
    • 6.4. Quan điểm quản trị tri thức của Ikujiro Nonaka (0)
      • 6.4.1. Mô hình quản trị bằng tri thức Ikujiro Nonaka (0)
      • 6.4.2. Đối thoại, thực hành và Ba (0)
    • 6.5. Tình huống thảo luận (0)
    • 6.6. Tóm lược về quan điểm quản trị tri thức (0)

Nội dung

Khái quát quá trình phát triển các tư tưởng quản trị hiện đại

Việc nhận ra rằng những lý thuyết quản trị được ứng dụng trong hơn 100 năm qua đang đi tới điểm tới hạn, đã đến lúc cần chủ động nghiên cứu và ứng dụng các phương thức quản trị mới để tạo lợi thế cạnh tranh và đây là tiền đề căn bản để phát triển bền vững một tổ chức trong bối cảnh mới Qua các giai đoạn lịch sử phát triển khác nhau với những cách tiếp cận đa dạng các tác giả quản trị đã giải quyết khá tốt việc nâng cao năng suất lao động trong các tổ chức doanh nghiệp Môi trường quản trị trong từng giai đoạn là bối cảnh cụ thể để nghiên cứu, kiểm chứng và ứng dụng những lý thuyết quản trị mới Môi trường quản trị hiện nay, có những yếu tố nổi trội tác động mạnh mẽ đến hoạt động quản trị, chúng là những thách thức của quản trị hiện đại, trong chúng vừa có ý nghĩa như là rào cản và vừa có ý nghĩa là chất kích thích cho sự nỗ lực vượt qua

Như Gary Hamel (2007) từng nhận định, môi trường mà các doanh nghiệp thế kỷ XXI đối mặt bất ổn định hơn bao giờ hết Trong thế kỷ mới này đã xuất hiện vô số thách thức quản trị lớn và có phần khác biệt so với những thách thức từng đè nặng lên các bậc tiền bối quản trị, không gian số hoá đang tạo nên những thách thức lớn chưa từng có tiền lệ và những giới hạn trong nó để con người có thể tưởng tượng và liên kết giữa thực tế và ảo là vô cùng lớn Những nhà tuyển dụng trong thời đại mới luôn tìm kiếm những nhà quản trị có tầm nhìn và khả năng đương đầu những tình huống mới mẻ khó khăn một cách linh hoạt uyển chuyển, cũng như sự đam mê và kĩ năng ra quyết định nhanh chóng để đương đầu với những thách thức Để hiểu rõ hơn những vấn đề trên, chương này sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp để hệ thống lại những thách thức chính đối với quản trị hiện đại trong giai đoạn đầu thế kỉ

Mặt khác, ở phần cuối chương, nhóm tác giả đã lập luận và đề xuất những xu hướng quản trị trong kinh doanh cần được nghiên cứu và ứng dụng tại các doanh nghiệp.

Hơn 100 năm qua, cùng với những thay đổi môi trường quản trị liên quan đến nhiều vấn đề như xã hội, kinh tế, chính trị, pháp luật, khoa học kĩ thuật, môi trường tự nhiên, môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được thiết kế và điều phối thích hợp để duy trì tồn tại và phát triển

F.W Taylor với cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết quản trị đã đem lại nhiều thành công trong thực tế quản trị công việc, cụ thể năng suất lao động của công nhân tăng gần 3 lần những giá trị này đến bây giờ vẫn còn nguyên, tuy nhiên về sau lý thuyết của Taylor được cho là có nhiều hạn chế như: Chỉ áp dụng thích hợp cho môi trường ổn định, quá chú trọng nhu cầu kinh tế và chú trọng yếu tố kỹ thuật, coi con người như một bộ phận trong một cỗ máy mà chưa chú ý những nhu cầu xã hội, tâm lý của người lao động

Henry Fayol đã đi đầu trong việc đề xướng phương pháp quản trị quá trình từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên tư tưởng của ông thực sự chỉ phát triển mạnh từ năm 1960 do công của Harold Koontz và các đồng sự Tư tưởng này cho rằng quản trị là một quá trình liên tục của các chức năng quản trị đó là hoạch định, tổ chức, nhân sự, lãnh đạo và kiểm tra Từ khi được Koontz phát triển thì phương pháp quản trị quá trình này đã trở thành một lĩnh vực được chú ý nhất, và rất nhiều các nhà quản trị từ lý thuyết đến thực hành đều ưa chuộng Theo phương pháp này thì quản trị được xem là “quá trình” dù xét theo nhiều góc độ khác nhau như góc độ quản trị tổ chức, quản trị công việc, quản trị các hoạt động và quản trị sản xuất

Theo Max Weber, một nhà xã hội học nổi tiếng người Đức, các tổ chức hành chính quan liêu nhiều cấp độ với trách nhiệm được phân định rõ ràng chứng minh là hiệu quả nhất Kiểm soát con người là cần thiết để đảm bảo tính chính xác, ổn định, tính kỷ luật và độ tin cậy Điều này giúp cải thiện khả năng đo lường kết quả.

Những giới hạn của nhóm tư tưởng Henry Fayol - Max Weber được chỉ sơ bộ như: Các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế Do vậy, vấn đề quan trọng là phải biết cách vận dụng các nguyên tắc quản trị cho phù hợp với các yêu cầu thực tế, chứ không phải từ bỏ các nguyên tắc đó

Để vận dụng hiệu quả lý thuyết quản trị vào thực tiễn, Fiedler đưa ra phương pháp tình huống ngẫu nhiên, kết hợp nguyên tắc quản trị với bối cảnh hoàn cảnh cụ thể Rất khó để áp dụng nguyên lý quản trị chung cho tất cả các tổ chức vì chúng khác biệt nhau về kích thước, mục tiêu và nhiệm vụ Vì vậy, nhà quản trị cần nắm vững lý thuyết và hiểu rõ thực tiễn để vận dụng phương pháp tình huống ngẫu nhiên này.

Lý thuyết Z được William Ouchi (1982) xây dựng dựa trên mô hình quản lý của Nhật Bản áp dụng cho các công ty Mỹ, tập trung vào mối quan hệ xã hội và con người trong tổ chức Các đặc điểm chính của Lý thuyết Z bao gồm: công việc lâu dài, quyết định được đưa ra dựa trên sự đồng thuận, trách nhiệm cá nhân, hệ thống đánh giá và thăng thưởng chậm, kiểm soát kín đáo thông qua các biện pháp công khai, cũng như quan tâm đến tập thể và gia đình của nhân viên.

Z có nhiều ưu điểm như giúp góp phần làm gia tăng sự hài lòng thỏa mãn của nhân viên, giảm chi phí, gia tăng năng suất lao động, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Khi công ty cung cấp việc làm trọn đời cho nhân viên để phát triển mối liên kết chặt chẽ, nó tạo điều kiện bảo mật công việc chứ không phát triển lòng trung thành của nhân viên, mặt khác nó không thúc đẩy nhân viên phát triển nhu cầu cao hơn, tạo ra động lực làm việc thấp, tạo nên sức ỳ tâm lý và trì trệ công việc Việc duy trị một tổ chức theo lối văn hoá truyền thống làm cho có sự tham gia của nhân viên vào giải quyết các vấn đề là thiếu tính chủ động Lý thuyết Z dựa trên thực tiễn quản lý từ văn hóa độc đáo của Nhật Bản, do đó, khó có thể không được áp dụng trong các nền văn hóa khác nhau

Theo Masaaki Imai (1997) lý thuyết Kaizen bắt nguồn từ Kaizen là một thuật ngữ kinh tế xuất hiện cách đây hơn 50 năm của người Nhật dùng để ám chỉ sự cải tiến liên tục quá trình làm việc, nâng cao năng suất Lý thuyết này được xây dựng trên hai yếu tố cơ bản là: sự cải tiến (thay đổi để tốt hơn) và sự liên tục (mang tính duy trì) Thiếu một trong hai yếu tố trên thì không thể coi là Kaizen Quan điểm cơ bản của Kaizen là: (1) những hoạt động hiện tại luôn có nhiều cơ hội để cải tiến; (2) các phương tiện và phương pháp hiện tại có thể được cải tiến nếu có một nỗ lực nào đó; (3) tích lũy những cải tiến nhỏ sẽ tạo ra một sự biến đổi lớn; (4) lôi cuốn toàn thể công nhân viên tham gia và (5) áp dụng các đề xuất sáng kiến của mọi người Ngày nay, Kaizen được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản… Hạn chế của Kaizen chủ yếu tập trung vào việc khi triển khai nó cần xây dựng một môi trường văn hoá tập trung và khép kín, các hoạt động diễn ra hướng đến những mục tiêu khá cụ thể trong ngắn hạn, do vậy cần phải có một kế hoạch dài hơi liên tục để tránh đi vào lãng quên

Trong suốt thế kỷ XX, các tư tưởng quản trị trên đã đóng khung tư duy của chúng ta lại trong một số nguyên tắc, và thế là chúng ta: tiếp tục xử lý những vấn đề khó xử kiểu F.W Taylor, tư duy công việc theo quá trình theo kiểu Henry Fayol và sống trong những tổ chức quan liêu kiểu M Weber Ngoài những tác giả tiêu biểu trên còn rất nhiều người khác đã đóng góp cho những thành công trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị Tuy nhiên những khuông mẫu quản trị trên đã biểu hiện nhiều hạn chế trong việc huy động toàn bộ khả năng của con người vào phát triển tổ chức Năm 2005, công ty tư vấn Towers Perrin thực hiện một cuộc khảo sát đối với 86.000 nhân viên làm việc trong các công ty cỡ lớn và vừa tại 16 quốc gia để đo lường mức độ cảm thấy gắn bó với công việc của các nhân viên (Hamel, 2007) Các nhà nghiên cứu đi đến kết luận: “Đa số các nhân viên ở tất cả các cấp trong một tổ chức chưa đạt tới mức gắn bó hoàn toàn với công việc của mình.” Theo nghiên cứu này, chỉ 14% nhân viên trên khắp thế giới là gắn bó tha thiết với công việc của mình, trong khi 24% không gắn bó, số còn lại nằm trong nhóm “gắn bó vừa phải” Nói cách khác, xấp xỉ 85% những người đi làm trên khắp thế giới – từ Montreal tới Munich, từ Pittsburgh tới Paris, và từ Dublin tới Delhi – đều làm việc dưới khả năng của mình Điều này giúp lý giải tại sao năng lực của rất nhiều tổ chức lại thấp hơn so năng lực của bản thân những con người làm việc trong tổ chức đó Trong thế giới ngày nay khi mà khả năng thích ứng và đổi mới đã trở thành điều kiện sống còn của thành công trong cạnh tranh thì vấn đề này không thể bị bỏ qua.

Tám thách thức trong môi trường quản trị hiện đại

Xây dựng năng lực cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là khả năng hay năng lực riêng biệt của một tổ chức có thể xem là mạnh và vượt trội hơn các tổ chức khác liên quan đến những vấn đề như khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí hợp lý, hoạt động của tổ chức được vận hành hiệu quả nhịp nhàng, năng suất lao động cao, xử lý công việc linh hoạt sáng tạo, dịch vụ khách hàng tốt, công nghệ cải tiến, ý tưởng sáng tạo đổi mới… Để có những năng lực riêng biệt nói trên, nhà quản trị cần xác định hai yếu tố nội bộ cấu thành: nguồn lực và năng lực (Robbins và Coulter 2012)

Nguồn lực của một tổ chức là những tài sản cụ thể của tổ chức đó, bao gồm tài lực, nhân lực, vật lực, thông tin Bên cạnh đó, tổ chức cũng cần có năng lực cốt lõi là khả năng sử dụng hiệu quả những nguồn lực ấy (sử dụng như thế nào) Khả năng này gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp và không dễ dàng gì mà đối thủ có thể bắt chước được Nhưng điều này không có nghĩa là bất kỳ doanh nghiệp nào có nguồn lực và năng lực là cũng có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh Hai yếu tố này chỉ là điều kiện cần còn điều kiện đủ là cách thức nguồn lực và năng lực ấy kết hợp với nhau để tạo ra năng lực riêng biệt, còn gọi là quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh Như vậy, mỗi doanh nghiệp với các nguồn lực và khả năng sử dụng các nguồn lực riêng của mình cần kết hợp các yếu tố ấy một cách phù hợp để tạo ra các năng lực riêng biệt giúp doanh nghiệp tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác trên thị trường

Tuy nhiên, theo Gary Hamel (2007), việc tạo được và duy trì năng lực cạnh tranh trong môi trường kinh doanh biến động giai đoạn đầu thế kỉ XXI là điều không dễ dàng Khi tốc độ thay đổi tăng nhanh, ngày càng có nhiều công ty nhận thấy mình đang ở sai hướng trên đường cong thay đổi Nghiên cứu gần đây của L G Thomas và Richard D’Aveni cho thấy bộ máy lãnh đạo ngành đang thay đổi thường xuyên hơn, và lợi thế cạnh tranh đang bị xói mòn nhanh chóng hơn bao giờ hết (trích dẫn bởi Hamel, 2007).

Sứ mệnh, tầm nhìn & chiến lược

Để thực hiện quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh, trước tiên nhà quản trị cần xác định rõ ràng sứ mệnh và tầm nhìn mà tổ chức hướng đến Dựa trên sứ mệnh và tầm nhìn đó cũng như việc phân tích cơ hội, thách thức, nguồn lực và năng lực (thể hiện điểm mạnh và điểm yếu), nhà quản trị cấp cao của doanh nghiệp sẽ xác định chiến lược phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển doanh nghiệp trong phạm vi thời gian dài hạn Đây được xem là những bước trong tiến trình hoạch định chiến lược

Sứ mệnh (mission statement) của doanh nghiệp có giá trị lâu dài về thời gian, để phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, nhằm thể hiện niềm tin, mục đích triết lý và nguyên tắc kinh doanh của doanh nghiệp, khẳng định lý do ra đời và tồn tại của họ Sứ mệnh giúp đảm bảo đem lại tiếng nói chung sự nhất trí về mục đích trong nội bộ doanh nghiệp, cung cấp một cơ sở hoặc tiêu chuẩn để phân phối các nguồn lực của doanh nghiệp, bên cạnh đó giúp tạo điều kiện để chuyển mục đích của doanh nghiệp thành mục tiêu thích hợp, chiến lược và các biện pháp hành động Tầm nhìn của tổ chức cần đưa ra một bức tranh rõ ràng và thuyết phục và phải lan tỏa vào cảm xúc của mọi người, và tăng cường sự nhiệt tình và nỗ lực để theo đuổi các mục tiêu của công ty Một tầm nhìn được biểu đạt rõ ràng và có sức tưởng tượng mạnh mẽ luôn được hiểu và chấp nhận dễ dàng

Chiến lược của doanh nghiệp là những biện pháp hành động cơ bản dành cho toàn bộ tổ chức để đạt được mục tiêu tổng thể trên cơ sở nguồn lực hiện có và nguồn lực tiềm năng Nhà quản trị thành công là người chọn lựa đúng chiến lược đem lại lợi thế hiệu quả nhất cho tổ chức mình và cố gắng giữ lợi thế đó

Việc xác định sứ mệnh, tầm nhìn và chiến lược phù hợp là một nhiệm vụ căn bản sẽ giúp nhà quản trị củng cố và phát huy năng lực cạnh tranh của tổ chức, trong đó bao gồm nguồn lực và năng lực cốt lõi Đây là chìa khóa quan trọng giúp doanh nghiệp tạo được sự khác biệt và đẩy mạnh sự phát triển.

Tái cấu trúc trong bối cảnh chuyển đổi số

Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình khảo sát, đánh giá lại cấu trúc hiện tại và đề xuất giải pháp cho mô hình cấu trúc mới nhằm tạo ra trạng thái môi trường nội bộ tốt hơn cho doanh nghiệp hướng đến việc đạt được những mục tiêu đề ra trong những điều kiện, hoàn cảnh, môi trường, công nghệ luôn thay đổi Vấn đề này chỉ đặt ra cho các công ty đang hoạt động, còn những công ty đang thành lập là phải lựa chọn cho mình một mô hình phù hợp với môi trường hoạt động Thực tế cho thấy rằng một bộ máy tổ chức có tính chất cứng nhắc sẽ phù hợp với môi trường ổn định - mô hình cơ giới Trái lại, để phù hợp với một môi trường xáo trộn, một bộ máy tổ chức nên có tính chất linh hoạt tức - mô hình hữu cơ (được trích bởi Trần Dục Thức & công sự, 2021) Hiện bên cạnh các xu hướng sử dụng cấu trúc tổ chức đơn giản, mỏng, năng động, phản ứng linh hoạt như mô hình cái chặn giấy, trong đó ít các tầng nấc, mức độ ủy quyền cao, nhân viên năng động, linh hoạt, các tổ chức còn đưa mô hình tổ chức “Ảo” và “Bán ảo” để tăng tính hiệu quả và giảm thiểu các chi phí hoạt động

Có thể nói tái cấu trúc doanh nghiệp là một quá trình quan trọng và có thể đem lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không có một phương án chung cho tất cả các doanh nghiệp Tùy thuộc vào môi trường kinh doanh cũng như đặc thù riêng của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ nhận diện những bộ phận cần tái cấu trúc và là mục tiêu chính cần phải thay đổi, từ đó tạo ra sức mạnh mới giúp doanh nghiệp tiến xa hơn nữa trong tương lai Để tái cấu trúc thành công và tồn tại trong khủng hoảng, nhà quản trị phải luôn tỉnh táo, tránh nóng vội, học hỏi từ những thành công và hạn chế rủi ro từ những thất bại.

Tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn cho nhân viên

Để phát huy tối đa khả năng sáng tạo, cần hạn chế những trở ngại cản trở nhân viên thể hiện những phẩm chất này trong suốt thời gian làm việc Trong khi các nguyên tắc quản trị và quy trình có thể tăng cường tính kỷ luật, đúng giờ, tiết kiệm, hợp lý và trật tự, chúng lại hạn chế sự thể hiện của tính nghệ thuật, đột phá, độc đáo, táo bạo và nhiệt huyết Do đó, để khai thác hết tiềm năng, các tổ chức cần có sự cân bằng, vừa duy trì tính hệ thống vừa tạo môi trường hỗ trợ sự sáng tạo.

Những khả năng con người đóng góp vào thành công cạnh tranh có thể sắp xếp từ thấp lên cao: tuân thủ, cần cù, tri thức/trí tuệ, chủ động, sáng tạo, niềm đam mê Trong bối cảnh kinh tế sáng tạo, các công ty cần nhân viên sở hữu niềm đam mê, sự khờ dại, nhiệt huyết Tuy nhiên, những trở ngại cho sự phát triển những phẩm chất này là quá nhiều quản lý, hệ thống cấp bậc, lời hô hào mà không có mục đích cụ thể Do đó, các câu hỏi quan trọng được đặt ra là làm thế nào để giảm bớt quản lý, tạo nên tinh thần cộng đồng, tăng thêm ý thức về sứ mệnh để mở rộng khả năng của nhân viên.

Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu gay gắt trên nền tảng số hoá và yêu cầu cao về khả năng thích ứng, đổi mới và sáng tạo như hiện nay, các nhà quản trị cần nhận rõ tầm quan trọng của việc tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn, trong đó mở rộng phạm vi tự do của nhân viên, đề cao tính gắn kết với cộng đồng cũng như xác định rõ sứ mệnh, mục đích để truyền cảm hứng cho nhân viên Việc thực hiện được những yêu cầu nói trên sẽ giúp tăng cường sự gắn bó của nhân viên với công việc của họ, thúc đẩy sự sáng tạo và niềm đam mê, nhiệt huyết, nhằm giúp tổ chức phát huy được tiềm năng một cách có hệ thống.

Tiến hành đổi mới trong công việc của mỗi người

Những sự thay đổi nhanh chóng trong môi trường quản trị và mức độ cạnh tranh khốc liệt đã khiến các vòng đời chiến lược đang rút ngắn lại, do đó đổi mới là con đường duy nhất để một công ty tồn tại và duy trì khả năng thành công của mình Theo Hamel (2007), trong các thập kỷ trước, nhiều công ty đã được bảo vệ khỏi những cơn gió dữ dội của cuộc cạnh tranh nhờ vào các rào cản về quy tắc, bảo vệ bằng sáng chế, độc quyền trong phân phối, các tiêu chuẩn về quyền sở hữu, các lợi thế về quy mô, bảo hộ nhập khẩu, và các rào chắn về vốn Tuy nhiên, ngày nay, nhiều rào cản trong số này đang sụp đổ Cụ thể, sự bãi bỏ quy định và sự tự do hóa thương mại đang làm giảm dần các rào chắn tham gia các ngành khác nhau như ngân hàng, vận chuyển hàng không, và viễn thông Ngoài ra, sức mạnh của số hoá giúp những công ty mới thành lập không còn phải xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu để tiếp cận thị trường trên toàn thế giới Do vậy, các công ty cần nhận rõ tầm quan trọng của sự đổi mới, không chỉ giới hạn trong công việc của các bộ phận chuyên môn như phát triển sản phẩm mới hay nghiên cứu và phát triển, mà cần liên quan chặt chẽ tới việc điều hành công ty Cụ thể hơn, việc đổi mới trong một tổ chức thể hiện ở việc nhân viên được đào tạo những gì và được cung cấp những công cụ gì, có được tiếp cận hay cố vấn về đổi mới hay không, có được giúp phát triển ý tưởng bứt phá hay không Đổi mới cũng có thể được thể hiện trong bản mô tả công việc, là căn cứ cho mức lương của nhân viên hoặc được phản ánh trong các quy trình quản trị của công ty

Đổi mới sáng tạo trong công việc phải đối mặt với nhiều rào cản như chủ nghĩa phân biệt sáng tạo, các mô hình tư duy cũ lỗi thời và thiếu không gian thử nghiệm Đổi mới không chỉ là thách thức mà còn là nhiệm vụ của người quản lý nhằm thúc đẩy tiềm năng, sáng tạo và đổi mới của các thành viên Quy trình quản trị cần khuyến khích sự tham gia của cá nhân, cung cấp công cụ phát triển sự sáng tạo, đảm bảo sự ủng hộ của đội ngũ quản lý cấp cao và tạo ra thời gian cũng như không gian cho những sáng kiến đột phá.

Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ

Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của công nghệ tác động tích cực và tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống hiện đại Trong phạm vi hoạt động của doanh nghiệp, công nghệ có thể giải quyết nhiều vấn đề như xây dựng môi trường làm việc hiệu quả, đổi mới dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng và cải tiến thiết kế, mẫu mã sản phẩm, thông tin liên lạc hữu hiệu giữa nhân viên và lãnh đạo, nhân viên với nhân viên cũng như những kết nối giữa tổ chức với môi trường bên ngoài tổ chức

Các nhà nghiên cứu cho rằng sự thay đổi nổi trội nhất mà công nghệ đem lại chính là cuộc cách mạng chuyển đổi từ thời đại công nghiệp sang thời đại thông tin Theo trích dẫn của Greene (2007), Stephen R Barley, một giáo sư tại trường Cornell đã cho rằng: “Tri thức phát triển đối với cách thức chuyển đổi từ những thúc đẩy trong lĩnh vực điện tử và cơ khí sang thông tin kĩ thuật số (và ngược lại) cũng như tri thức về việc chuyển giao thông tin đó đang dần dần cho phép những cơ sở hạ tầng máy tính thay thế cho những cơ sở hạ tầng điện cơ khí” Do đó, thông tin được xem là nguồn lực có giá trị chiến lược của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng thông tin phù hợp một cách hiệu quả sẽ có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ Do đó, các nhà quản trị cần nhận biết được tầm quan trọng của công nghệ thông tin và tận dụng nó để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Cụ thể, công nghệ thông tin giúp cung cấp thông tin hữu ích cho các cá nhân hay tổ chức bên ngoài về tình hình của doanh nghiệp, nâng cao hiểu biết của nhân viên lẫn nhà quản trị, tạo điều kiện cho nhân viên đóng góp tích cực vào sự phát triển của tổ chức, tiếp cận và hiểu được mong muốn của khách hàng cũng như nắm bắt được cơ hội của thị trường Có thể nói việc ứng dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực hoạt động của tổ chức để gia tăng hiệu quả trở thành một thách đố quan trọng đối với các nhà quản trị ngày nay

Một khía cạnh quan trọng khác của công nghệ mà nhà quản trị cần tận dụng là quy trình đổi mới Việc đổi mới được xem là việc ứng dụng thực tế và phát triển một cách có hệ thống một ý tưởng mới Theo một khảo sát về 250 các giám đốc điều hành (Kreitner 2012), vấn đề đổi mới luôn cần được cải thiện bởi khoảng 57% những người được khảo sát cho rằng họ không hài lòng với những gì đạt được từ việc đầu tư đổi mới Cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để phát triển một ý tưởng mới thành 1 sản phẩm hay dịch vụ thành công trên thị trường Theo các chuyên gia về đổi mới thì chỉ một trong khoảng 20-25 ý tưởng có thể trở thành một sản phẩm hành công, và chỉ một trong số từ 10-15 sản phẩm mới có thể trở thành sản phẩm bán chạy, đặc biệt khó khăn nhất là trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển dược phẩm (Kreitner 2012) Quy trình đổi mới gồm có 3 bước chính cơ bản: hình thành khái niệm về ý tưởng, phát triển nguyên mẫu (công nghệ sản phẩm) và phát triển quy trình sản xuất hiệu quả và có kết quả (công nghệ sản xuất) Sự thành công của quy trình đổi mới phụ thuộc vào việc kết hợp đúng đắn các ý tưởng mới, công nghệ sản phẩm và công nghệ sản xuất Việc bỏ lỡ hay thiếu sót trong một bước đều có thể khiến cả quy trình thất bại Ngoài ra, luôn có sự chậm trễ trong thời gian đưa ý tưởng mới thành nhu cầu thực sự thỏa mãn (gọi là “innovation lag”) Thời gian chậm trễ càng kéo dài thì thị trường và xã hội càng phải chờ đợi lâu hơn để được hưởng lợi ích từ ý tưởng mới này Ví dụ, theo trích dẫn của Graham (2007), CEO Steve Jobs đã từng phát biểu vào ngày sinh nhật của Apple Iphone: “Chúng tôi đã bắt đầu với Iphone 3 năm về trước Chúng tôi đã muốn tạo ra chiếc điện thoại chúng tôi yêu thích Khi mới bắt đầu, không ai yêu thích những chiếc điện thoại chúng tôi làm ra Chúng tôi đã muốn nó trở nên thật tuyệt vời đến mức bạn không thể hình dung đến việc đi đâu mà không có nó bên cạnh.” Đã mất 3 năm cho innovation lag để ý tưởng của Apple được đưa đến thị trường và rõ ràng sản phẩm này đã gây ra cơn sốt Việc rút ngắn innovation lag nên là ưu tiên lớn của nhà quản trị hiện đại Các công ty đổi mới nhìn chung sẽ dựa vào

Hai cách thức quản lý hiệu quả giúp rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường là đặt mục tiêu và trao quyền Medtronic, một công ty dẫn đầu về sản xuất máy tạo nhịp tim tại Minnesota, đã thành công trong việc đặt mục tiêu Họ đã truyền đạt mục tiêu đầy tham vọng đến hơn 25.000 nhân viên toàn cầu, yêu cầu 70% doanh thu phải đến từ các sản phẩm mới ra mắt trong vòng hai năm kể từ khi ra mắt Mặt khác, trao quyền là trao quyền ra quyết định cho những cấp dưới có năng lực để hoàn thành tốt công việc Microsoft là ví dụ điển hình về thành công của cách thức trao quyền này.

Tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ đã có những tác động rõ rệt lên các lĩnh vực khác nhau, ví dụ như truyền thông, thương mại điện tử, y tế thông minh, công nghệ tài chính và du lịch Về truyền thông, chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy phát triển các mạng xã hội trong nước thông qua các sáng kiến như Nền tảng tri thức số Việt Nam Facebook có cơ sở người dùng lớn nhất với ước tính khoảng 58 triệu người dùng đang hoạt động (Bộ Thông Tin và Truyền Thông, 2021) Nền tảng mở này khuyến khích người dùng phát triển ứng dụng và phần mềm bằng cách sử dụng dữ liệu và cơ sở hạ tầng của chính phủ Các dịch vụ hàng đầu như Zalo, Skype và Viber đang thay thế các dịch vụ thoại và tin nhắn SMS truyền thống Các nhà mạng lớn như Viettel và VNPT hiện đang chuyển sang việc cung cấp các dịch vụ truyền thông của riêng họ, chẳng hạn như Viettel Mocha hay Viettalk để cạnh tranh Về thương mại điện tử, đây là một trong những phân khúc tăng trưởng nhanh nhất trong nền kinh tế số của Việt Nam với sự phát triển nhanh chóng của các ứng dụng thanh toán di động như WePay và sự xuất hiện của tiền điện tử toàn cầu có thể sử dụng qua ví điện tử cho phép người dùng chuyển tiền cho nhau thông qua giao dịch ngang hàng trên Internet cũng như trả tiền hàng hóa và dịch vụ trong nước Về công nghệ tài chính, Việt Nam là ngôi sao mới trong ngành công nghệ tài chính toàn cầu (fintech)

Cụ thể, số lượng vườn ươm, các trung tâm hỗ trợ và phòng thí nghiệm phục vụ đổi mới sáng tạo ở Việt Nam là 42, cao hơn Indonexia (20), Malaixia (10), Thái Lan (5) và chỉ sau Singapore (52) (Bộ Thông Tin và Truyền Thông, 2021) Năm 2017, Việt Nam có 48 công ty công nghệ tài chính cung cấp dịch vụ từ thanh toán đến chuyển tiền kiều hối và tiền điện tử Về du lịch, các loại hình du lịch thông minh đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam Theo khảo sát của Tổng cục Du lịch Việt Nam thì 71% khách du lịch quốc tế đến Việt Nam vào năm 2017 đã sử dụng các nguồn trực tuyến để xác định điểm đến của du lịch Ngoài ra, 64% khách du lịch quốc tế đã đặt chuyến đi đến Việt Nam bằng phương thức trực tuyến Gần 100% doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực du lịch đã sử dụng trang web để giới thiệu sản phẩm của họ đến với người tiêu dùng Ngoài ra, thị phần đặt phòng khách sạn trực tuyến tại Việt Nam cũng chiếm mức cao trong những năm gần đây (chiếm 30%-40% tổng doanh số) Trong thị trường trực tuyến này, số liệu thống kê từ Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam chỉ ra rằng các doanh nghiệp nước ngoài như Agoda và Booking.com có 80% tài khoản đặt phòng trong doanh số bán hàng (Bộ Thông Tin và Truyền Thông, 2021)

Hệ thống giao thông công cộng cũng góp phần vào tăng trưởng trong ngành du lịch Tóm lại, kinh tế Việt Nam đang từng bước thay đổi nhanh chóng nhờ áp dụng các công nghệ số mới Một số ngành công nghiệp của Việt Nam đang được số hóa rất nhanh Những ngành này cho thấy tiềm năng cao cho nền kinh tế số của Việt Nam trong những năm tới

Bên cạnh những lợi ích tích cực mà công nghệ mang lại cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, không thể không kể đến những sự đe dọa đến từ mặt trái của công nghệ đối với các doanh nghiệp Theo tổng hợp của Gary Hamel (2007), việc số hóa bất cứ thứ gì không cố định một chỗ đe dọa các công ty chế tạo và bán tài sản trí tuệ Các công ty dược, các xưởng phim, các nhà xuất bản, và các nhà thiết kế thời trang đều khó thích nghi với một thế giới mà trong đó các thông tin và các ý tưởng “muốn được miễn phí.” Bên cạnh đó, Internet đang nhanh chóng chuyển lợi thế thương lượng từ nhà sản xuất sang người tiêu dùng Ngày nay, khách hàng trở nên làm chủ bản thân hơn bao giờ hết, và trong một thế giới thông tin gần như hoàn hảo, các sản phẩm và dịch vụ tầm thường ngày càng khó tồn tại Hamel cũng nhấn mạnh sự rút ngắn của các vòng đời chiến lược Nhờ lượng vốn dồi dào, sức mạnh của việc thuê ngoài, và sự tiếp cận toàn cầu đối với Web, việc tạo dựng doanh nghiệp mới trở nên nhanh chóng hơn bao giờ hết Nhưng một doanh nghiệp càng tăng trưởng nhanh chóng bao nhiêu, thì nó càng sớm đáp ứng triển vọng của mô hình kinh doanh ban đầu, phát triển tối đa, và bước vào thời kỳ già cỗi bấy nhiêu Ngày nay, đường Parabol của sự thành công thường là một đường nhọn ngắn và gấp khúc mạnh

Một nhà quản trị trong môi trường hiện đại cần nhận biết rõ được những tác động quan trọng của sự phát triển về công nghệ đến môi trường hoạt động của tổ chức, hiểu được tầm quan trọng của việc chú trọng đến quy trình đổi mới, đầu tư công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, cũng như lường trước những tác động bất lợi mà mặt trái của công nghệ đem lại Qua đó, nhà quản trị có thể đưa ra những quyết định giúp doanh nghiệp tận dụng công nghệ để xây dựng và phát huy được những lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển trên thị trường, cũng như thực hiện những biện pháp an toàn bảo mật và quản trị rủi ro phù hợp.

Toàn cầu hóa

Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành khoa học xã hội đương đại và đồng thời là một trong những chủ đề mang đến nhiều tranh cãi Toàn cầu hóa được xem là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới cũng như sự hội nhập kinh tế và chính trị ở cấp độ toàn cầu Trên cơ sở đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia, thu hẹp các khoảng không gian trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa của thế giới (Lê Hồng Hiệp, 2016) Quá trình toàn cầu hóa mang nhiều đặc điểm nổi bật chưa từng xuất hiện trong lịch sử nhân loại và gắn liền với các thành tựu về khoa học kỹ thuật Quá trình toàn cầu hóa cũng liên quan tới sự xuất hiện và nhân rộng của một loạt các mạng lưới liên kết ở cấp độ toàn cầu, thách thức các rào cản biên giới địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị truyền thống (Lê Hồng Hiệp, 2016)

Trong nền kinh tế toàn cầu mới, nguồn nhân lực mang yếu tố quốc tế và sự bùng nổ công nghệ thông tin đã làm môi trường hoạt động của các tổ chức thay đổi rất nhiều so với vài thập kỷ trước đây Con người trên khắp thế giới ngày một kết nối với nhau dễ dàng hơn trong nền kinh tế số Quá trình toàn cầu hóa tác động đến những yếu tố vĩ mô như văn hóa, chính trị, pháp luật, kinh tế, xã hội cũng như từng góc cạnh đời sống của từng tổ chức doanh nghiệp Ngày càng nhiều công ty tham gia vào sân chơi toàn cầu để tồn tại, cạnh tranh và phát triển Ví dụ cụ thể theo Robert Kreitner (2012), McDonald có hơn 30,000 nhà hàng địa phương phục vụ khoảng 52 triệu người trong hơn 100 quốc gia mỗi ngày; Intel, Altria và ExxonMobil có hơn 70% doanh thu đến từ thị trường nước ngoài Việt Nam là nước có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng trong các lĩnh vực dầu thô, dệt may và da giày với thị trường rộng lớn khoảng 50 quốc gia trên thế giới, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Châu Âu “Năm 2021, Việt nam xuất, nhập khẩu đạt kỷ lục gần 670 tỷ USD, tăng gần 23% so với năm trước, trở thành điểm sáng của nền kinh tế và đưa Việt Nam vào nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế; trong đó xuất khẩu có sự bứt phá ngoạn mục, tăng trên 19% (vượt 15% so với kế hoạch đề ra), duy trì xuất siêu năm thứ 6 liên tiếp với mức thặng dư trên 4 tỷ USD” (Thu Trang, 2022)

Nhờ vào sự phát triển của Internet, những công việc có chuyên môn kĩ thuật như kĩ sư phần mềm/phần cứng, kiến trúc sư, dịch vụ kế toán thuế và thậm chí là chẩn đoán y khoa đã và đang được thuê ngoài nhằm sử dụng lao động có trình độ ở Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Nga Công ty chuyên về nghiên cứu và tư vấn Meta Group Inc từng trả lời phỏng vấn rằng xu hướng thuê ngoài lao động tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm từ 2008 vì ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Mỹ tập trung vào việc tiết kiệm chi phí Trích dẫn bởi Lewis (2004), Stan Lepeak, người đại diện của Meta Group phát biểu: “Trong một bức tranh lớn, công việc được tuyển dụng ở Ấn Độ không liên quan đến công việc ở Mỹ Các công ty sẽ chỉ tuyển dụng một vài lập trình viên ở Mỹ, nhưng sẽ tuyển thêm nhà quản lý với nhiều những vai trò mới.” Trong khi đó, khoảng 5.1 triệu người lao động ở Mỹ lại được tuyển dụng bởi các công ty có chủ sở hữu là nước ngoài ví dụ như Toyota của Nhật Bản hay Siemens của Đức

Toàn cầu hóa là một thách thức lớn vì ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Theo Gary Hamel (2007), các loại chi phí liên lạc giảm mạnh đang tạo ra cho mọi ngành hàng loạt đối thủ cạnh tranh mới với chi phí cực thấp Những đối thủ có thể khai thác các chi phí thừa hưởng lại từ các công ty cũ Trong khi một số công ty kỳ cựu sẽ tham gia “cuộc đua tới cùng” và chuyển các hoạt động cốt lõi của họ sang những địa điểm có chi phí thấp, thì nhiều đối tượng khác sẽ thấy thật khó khăn để tái định hình hoạt động toàn cầu của mình Khi mà các công ty Ấn Độ thu hút việc kinh doanh trong ngành dịch vụ, và Trung Quốc tăng đều thị phần trong mảng sản xuất toàn cầu, thì các công ty khắp mọi nơi sẽ rất khó duy trì được mức lợi nhuận của mình Ngoài ra, theo Kreitner (2012), các công ty toàn cầu đối diện với thách thức trong việc xây dựng chiến lược toàn về thiết kế sản phẩm, tài chính, sản xuất và marketing Kreitner cũng nhấn mạnh rằng các nhà quản trị hiện tại và tương lai cần phát triển nhận thức của họ về toàn cầu hóa và sự nhạy cảm trong trao đổi văn hóa; cụ thể, các nhà đàm phán kinh doanh giữa các nền văn hóa nếu bỏ mặc hay khinh thường văn hóa truyền thống của đối tác thì sẽ có nguy cơ cao trong việc mất hợp đồng hay không đạt được thỏa thuận như ý, làm giảm đi lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh khốc liệt, nhà quản trị cần trang bị kiến thức và kỹ năng thích ứng với điều kiện mới Một thế hệ nhà quản trị mới đang nổi lên khắp thế giới, mang trong mình nỗ lực và khát vọng đưa doanh nghiệp vươn tầm quốc tế.

Đạo đức và trách nhiệm xã hội

Một thách thức khác đối với các nhà quản trị trong thời kỳ hiện đại chính là những áp lực từ cộng đồng, xã hội và chính phủ đối với những vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội Theo Kreitner (2012), đạo đức liên quan đến nhiều vấn đề nhạy cảm như phân biệt đối xử với người lao động, đóng thuế, gian lận kế toán, gian lận trong thương mại, sản phẩm kém chất lượng, gây nguy hại cho người tiêu dùng v v Một số ví dụ điển hình: Vào năm 2007, một người cựu chủ tịch 82 tuổi của Adelphia bị phạt tù trong 15 năm vì 2.3 tỷ USD gian lận chứng khoán; British Airways bị phạt

550 triệu USD bởi chính phủ Mỹ và Anh vì việc thiết lập giá vé cố định (trích dẫn bởi Kreitner, 2012) Ngoài ra, những giá trị truyền thống như sự trung thực và minh bạch cũng ngày càng được nhấn mạnh trong việc ra các quyết định và thực hành quản trị Trong danh sách 10 phẩm chất của nhà lãnh đạo được đưa ra bởi tạp chí The Economist của Anh, phẩm chất quan trọng đầu tiên được liệt kê là tư cách đạo đức

Có thể thấy đạo đức và sự trung thực là những vấn đề mà dư luận rất quan tâm trong thời đại ngày nay, khi mà ngày càng có nhiều cám dỗ trong việc vi phạm các chuẩn mực đạo đức và gian lận trong các hoạt động sản xuất kinh doanh Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác, với xã hội (Nguyễn Ngọc Long, 2000) Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh có thể kể đến như tính trung thực, tôn trọng con người, gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt…

Do những thay đổi trong môi trường xã hội, chính trị, kinh tế và công nghệ, những yêu cầu công việc của nhà quản trị cũng có nhiều thay đổi Nhà quản trị ngày nay không chỉ có trách nhiệm đưa ra những quyết định mang lại lợi ích kinh tế như doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, mà họ có phải quan tâm đến việc đóng góp cho môi trường và xã hội Trích dẫn bởi Jones (2007), CEO của Skanska, một công ty xây dựng nổi tiếng của Thụy Điển với 12,000 dự án vòng quanh thế giới, đã nêu quan điểm: “Tương lai là khi không có sự chậm trễ hay gián đoạn trong việc đáp ứng yêu cầu của các cổ đông về vấn đề tài chính cũng như không có gián đoạn trong việc đáp ứng yêu cầu về trách nhiệm với xã hội Công việc quản trị do đó cần trở nên tốt đẹp hơn.” Trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội (được gọi là CSR – Corporate Social Responsibility) là mối quan tâm mới của cộng đồng các doanh nghiệp, và khái niệm về CSR vẫn đang trên đà phát triển Theo Falck and Heblich (2007) và Jones (1980), các chuyên gia định nghĩa CSR là quan niệm cho rằng các doanh nghiệp có nghĩa vụ với các nhóm trong xã hội ngoài các cổ đông và hơn thế nữa, những nghĩa vụ này có thể được quy định bởi luật pháp và hợp đồng công đoàn Trong thời đại hội nhập ngày nay, đã có những tranh cãi về những đặc thù và phạm vi của trách nhiệm xã hội mà nhà quản trị cần cân nhắc Theo model của Archie B Carroll (2004), các công ty toàn cầu và các công ty đa quốc gia cần quan tâm đến trách nhiệm xã hội trong 4 lĩnh vực chính: kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện Theo thứ tự cần thiết, đầu tiên các doanh nghiệp cần tạo được lợi nhuận để tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trường, kế đến là phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại cũng như luật pháp quốc tế theo các hiệp ước và hiệp định, ngoài ra phải đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách đạo đức và đúng với các chuẩn mực của xã hội, cuối cùng là trở thành một doanh nghiệp tốt (thực hiện các đóng góp từ thiện) và đáp ứng được những mong đợi của nước sở tại cũng như trên phạm vi toàn cầu Carroll nhấn mạnh rằng đây không phải là một phương pháp đơn giản để lựa chọn cách thức thực hiện CSR, bởi cả 4 lĩnh vực này đều đan xen và cần được đáp ứng nếu một công ty hay một tập đoàn đa quốc gia muốn được công nhận là có trách nhiệm với xã hội Tuy nhiên, trong thời gian dài hạn, một công ty cần đáp ứng được 3 yếu tố đầu tiên trước khi thực hiện trách nhiệm về từ thiện Carroll mô tả “trách nhiệm từ thiện” là những hoạt động xã hội không được quy định bởi pháp luật cũng như không bắt buộc phải có theo ý nghĩa của sự đạo đức Dĩ nhiên những mong muốn và quan niệm về các hoạt động thiện nguyện thay đổi tùy theo các quốc gia Theo lời của Tachi Kiuchi (2004), giám đốc điều hành công ty điện máy Mitsubishi Electric của Nhật Bản: “Con người ngày nay nói về việc thực hiện trách nhiệm của các doanh nghiệp giống như là một yêu cầu mới mẻ cần được đáp ứng trước tất cả các yếu tố khác Nhưng sự thực toàn bộ bản chất của cả doanh nghiệp chính là trách nhiệm Triết lý của tôi là chúng ta không điều hành công ty để có lợi nhuận mà chúng ta kiếm lợi nhuận để điều hành công ty Các công ty của chúng ta cần ý nghĩa và mục đích tồn tại để có thể hòa nhập với thế giới”

Việc duy trì các chuẩn mực đạo đức cũng như đáp ứng những trách nhiệm với xã hội nói trên để đảm bảo uy tín của tổ chức trong mắt khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, người lao động, nhà đầu tư, cộng đồng và chính phủ nhằm hướng đến phát triển bền vững là một nhiệm vụ quan trọng Điều này còn cần được thể hiện trong tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa của công ty.

Những xu hướng quản trị cần quan tâm tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay

cảnh chuyển đổi số hiện nay

Căn cứ vào những hạn chế của lý thuyết Quản trị trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay mà nhóm tác giả đã trình bày trong phần trước cùng với việc phân tích tám thách thức đã giúp làm rõ những nhiệm vụ cần phải thực hiện nếu doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên đây là những phân tích tổng quan chưa cụ thể cho từng doanh nghiệp, tùy vào đặc điểm của từng doanh nghiệp cụ thể, việc lựa chọn ưu tiên cho các hoạt động cần phải được phân tích và xác định là khác nhau Việc chỉ ra những ưu tiên trong các xu hướng nghiên cứu và áp dụng các chủ đề trong quản trị kinh doanh sẽ giúp cho nhà quản trị có được những cơ sở để lựa chọn và triển khai đúng những nội dung cần thiết cho doanh nghiệp mình

Mọi tổ chức hoạt động trong bối cảnh kinh tế không chắc chắn hiện nay cần biết cách đương đầu và quản trị sự thay đổi để tồn tại Tốc độ thay đổi đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây và thay đổi đã trở thành một phần của thực tế hàng ngày mà các doanh nghiệp và tổ chức cần chấp nhận và thích ứng (Cambalikova, 2020) Môi trường kinh doanh toàn cầu ngày càng phức tạp và tăng tính cạnh tranh, do đó các tổ chức phải thay đổi liên tục để duy trì tính cạnh tranh và tạo ra lợi nhuận, cũng như phản ứng kịp thời với những áp lực từ bên ngoài và khó khăn từ bên trong trong môi trường hỗn loạn

Các công ty cần theo dõi những thay đổi, đánh giá và kiểm soát sự thay đổi thông qua bộ máy quản lý (Cambalikova, 2020) Những yếu tố trong xã hội hiện đại tạo điều kiện cho sự xuất hiện của các phương pháp và công cụ quản lý mới giúp các tổ chức thích ứng với yêu cầu của thị trường và đây cũng là yếu tố chính đảm bảo hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận cũng như khả năng cạnh tranh Việc triển khai các xu hướng quản lý mới là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự sẵn sàng của các nhà quản trị Để tiếp nhận và sử dụng các phương pháp mới và các công cụ, người quản lý phải có kiến thức liên quan, kĩ năng, tố chất cũng như khả năng lựa chọn và thực hiện phương pháp thích hợp theo cách tốt nhất có thể Đã từng có quan niệm cho rằng các phương pháp tiếp cận quản trị hiện đại chỉ cần được áp dụng bởi các công ty lớn nhất và những công ty dẫn đầu những thay đổi Dần dần, kiến thức và khả năng về các công cụ và phương pháp quản lý mới được xem là một trong những yêu cầu để doanh nghiệp tồn tại trên thị trường cũng như trở thành một phần công việc không thể thiếu của nhà quản trị Cho dù đó là nỗ lực tăng doanh thu, đổi mới, cải tiến chất lượng và hiệu quả, cũng như lập kế hoạch cho tương lai, các nhà quản trị cần liên tục tìm kiếm các công cụ hữu ích (Cambalikova & Szabo, 2020)

Toàn cầu hóa và các quá trình quốc tế hóa cũng như những phát triển trong lĩnh vực tin học và viễn thông cùng với những thay đổi đáng kể về kinh tế - xã hội đã đặt ra những yêu cầu to lớn đối với việc cải tiến quản lý (Cambalikova, 2020) Điều này được thể hiện qua việc tìm kiếm các phương pháp và kỹ thuật quản lý mới hiệu quả hơn dựa trên việc vận dụng các kiến thức thực tế Các phương pháp, kỹ thuật và công cụ lạc hậu đang được cải tiến theo những xu hướng mới hơn đáp ứng các điều kiện và giả định thay đổi

Nghiên cứu của Bain & Company (2017) cho thấy 10 xu hướng quản trị hàng đầu: (1) Tin tưởng và trao quyền thay vì ra lệnh và kiểm soát; (2) Văn hóa đóng vai trò quan trọng bằng chiến lược; (3) Quản trị chuỗi cung ứng cần thiết cho phát triển; (4) Công nghệ số đóng vai trò chủ chốt trong cạnh tranh; (5) Quản trị chi phí là ưu tiên chiến lược; (6) Lòng trung thành khách hàng dễ thay đổi; (7) Hợp tác bên ngoài thúc đẩy đổi mới hiệu quả; (8) Quản lý phức tạp làm tăng chi phí và cản trở phát triển; (9) Quan liêu và hệ thống cấp bậc gây bất lợi cạnh tranh; (10) Mua bán và sáp nhập hiệu quả rất quan trọng để thành công.

Trong những năm gần đây, xu hướng trao quyền cho các nhóm đang diễn ra trên các ngành, từ quy mô nhỏ các công ty trong khu vực đến các công ty đa quốc gia lớn, và ở cả các thị trường mới nổi cũng như đã phát triển Theo nghiên cứu của Cambalikova (2020), 4/5 các nhà quản lý đồng ý với ý kiến cho rằng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải tin tưởng và trao quyền cho mọi người thay vì chỉ chỉ huy và kiểm soát họ Trong số những người tham gia khảo sát, 75% cho rằng văn hóa có tầm quan trọng ngang với chiến lược đối với sự thành công trong kinh doanh của họ Xu hướng thứ ba về khả năng quản trị chuỗi cung ứng được hầu hết các nhà quản lý đồng ý, cho thấy năng lực quản lý chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Mười xu hướng quản trị kinh doanh nói trên vừa có giá trị khoa học vừa có giá trị thực tiễn, là những định hướng nghiên cứu tốt cho các tác giả quan tâm, ví dụ như về vấn đề lòng trung thành và trao quyền nhiều hơn cho nhân viên có thể được nghiên cứu trong lý thuyết về phong cách lãnh đạo Lôi cuốn, phong cách lãnh đạo Chuyển đổi, bên cạnh đó nhiều nghiên cứu về văn hoá, thương hiệu, năng lực cạnh tranh đã và đang được nghiên cứu sâu rộng trong và ngoài nước, Chủ đề Chuỗi cung ứng và những Ứng dụng kỹ thuật số là thật sự cần thiết cho các doanh nghiệp Việt Nam để bắt kịp và đón đầu xu hướng phát triển của khu vực và thế giới…

Bên cạnh mười xu hướng nói trên, Cambalikova và Szabo (2020) đã nghiên cứu và nhấn mạnh mười ba bộ công cụ được vận dụng trong các phương pháp quản trị hiện đại Mười ba xu hướng bao gồm: Thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard), đo điểm chuẩn (benchmarking), phân tích dữ liệu lớn (big data analytics), giảm độ phức tạp (complexity reduction), quản lý quan hệ khách hàng (customer relationship management), chuyển đổi số (digital transformation), khảo sát về mức độ gắn bó của nhân viên (employee engagement survey), quản trị sự thay đổi (change management), quản trị tài năng (talent management), quản lý thời gian (time management), quản trị sự hài lòng và lòng trung thành (satisfaction and loyalty management), các chương trình truyền thông xã hội (social media programs) và hoạch định chiến lược (strategic planning)

Phương pháp đo lường hiệu suất thích hợp nhất được sử dụng để xác định và minh họa các động lực chính của doanh nghiệp cũng như cung cấp một cái nhìn tổng quan quan trọng về chiến lược là mô hình thẻ điểm cân bằng Công cụ này phù hợp với sự tập trung vào mọi phần của tổ chức để cải tiến và thực hiện chiến lược Đo điểm chuẩn là quá trình so sánh các quy trình kinh doanh và hiệu suất hoạt động của một doanh nghiệp với các chỉ số tốt nhất trong ngành và các phương pháp hay nhất từ các công ty khác trên thị trường Đơn vị thường dùng để đo lường là chất lượng, thời gian và chi phí

Phân tích dữ liệu lớn (BDA) được định nghĩa là một cách tiếp cận toàn diện để quản lý, xử lý và phân tích các thứ nguyên liên quan đến dữ liệu 5 V (tức là khối lượng, sự đa dạng, vận tốc, tính xác thực và giá trị) để tạo ra các ý tưởng có thể triển khai nhằm mang lại giá trị bền vững, đo lường hiệu suất và xác lập các lợi thế cạnh tranh Theo khảo sát của Wamba và cộng sự (2017), các doanh nghiệp mạnh nhất trên thị trường sử dụng các công cụ BDA thường xuyên hơn gấp 5 lần so với các đối thủ kém khả năng cạnh tranh hơn của họ Cuộc khảo sát này cũng khẳng định những công cụ này mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp Dữ liệu lớn sẽ là một cuộc cách mạng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hành chính công… (Chen & Zhang, 2014) Mối quan tâm mạnh mẽ đến phân tích dữ liệu lớn chủ yếu đến từ các dịch vụ tài chính, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực công nghiệp (Niknamian, 2016)

Trong vài năm qua, hàng trăm nhà quản lý đã nói về tác động tiêu cực của sự phức tạp lên cả năng suất và tinh thần tại nơi làm việc Thông điệp này đã được củng cố bởi kết quả của các cuộc khảo sát CEO lớn do công ty IBM và KPMG thực hiện, trong đó sự phức tạp được xác định như một thách thức kinh doanh chính Trong nhiều năm, các công ty đã buộc phải giảm độ phức tạp, bằng cách giảm độ phức tạp của công cụ, trong các sản phẩm, dịch vụ, hoạt động nội bộ và nội dung nhằm loại bỏ sự thay đổi không cần thiết trong khi cải thiện hiệu suất (Niknamian, 2016)

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) liên quan đến việc việc xây dựng các mối quan hệ một đối một với khách hàng để có thể thúc đẩy giá trị cho công ty Trong giai đoạn hiện nay, có thể thấy việc sử dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng hơn để thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng Xu hướng này cũng được phản ánh thông qua việc sử dụng các phương pháp tiếp cận sáng tạo đối với tiếp thị mối quan hệ, đã làm phát sinh các loại CRM mới Cụ thể như điện tử (eCRM) và xã hội (SCRM) (Kubina và Lendel, 2015)

Chuyển đổi kỹ thuật số (Digital transformation-DT) là sự gia tăng sử dụng công nghệ để cải thiện một cách triệt để hiệu quả hoạt động hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp DT hiện là một chủ đề nóng cho các công ty trên toàn cầu (Sganzerla và cộng sự, 2016) DT mở ra những khả năng mới để cải thiện hiệu quả hoạt động, phát triển chính xác hơn và lập kế hoạch nhanh chóng hơn, nâng cao nhận thức về nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh của doanh nghiệp trong chuỗi giá trị

Các cuộc khảo sát về mức độ gắn bó của nhân viên tập trung vào việc kiểm tra mối liên hệ của nhân viên với công ty nhiệm vụ Dựa trên khảo sát tại 36 công ty, nghiên cứu của Harter và cộng sự (2002) đã sử dụng phân tích tổng hợp để kiểm tra mối quan hệ ở cấp độ đơn vị kinh doanh giữa sự hài lòng của nhân viên và kết quả của đơn vị kinh doanh theo các khía cạnh về sự hài lòng của khách hàng, năng suất, lợi nhuận, luân chuyển nhân viên và tai nạn Nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các khảo sát về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức cũng như sự tác động của yếu tố này lên hiệu quả kinh doanh của tổ chức

Quản trị sự thay đổi hướng đến việc tập hợp các công cụ hoặc cấu trúc cơ bản nhằm đảm bảo viêc kiểm soát những nỗ lực thay đổi tổ chức Mục tiêu thường là để giảm thiểu sự phiền nhiễu và tác động của các biến đổi Theo Kotter (2011), các nhà quản lý hàng đầu không chỉ có vai trò quan trọng đối với các vấn đề và sự kiện tại cấp độ vĩ mô của tổ chức, mà họ cũng có vai trò chính trong việc hỗ trợ thực hiện quản lý thay đổi và trực tiếp truyền tải thông tin đến tất cả nhân viên về tầm quan trọng của sự thay đổi (Ionescu và cộng sự, 2014)

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ

Khái quát về môi trường làm việc định hướng công nghệ

Trong kỷ nguyên hội nhập, tốc độ phát triển công nghệ chóng mặt tác động sâu rộng đến đời sống, mở rộng tri thức, cải tiến truyền thông, cách thức làm việc, kinh doanh sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới xã hội Sản xuất mở rộng quy mô với xu hướng tự động hóa thay thế lao động thủ công Thương mại điện tử B2C (Doanh nghiệp đến Người tiêu dùng), B2B (Doanh nghiệp đến Doanh nghiệp), mạng nội bộ (Intranet) đổi mới đời sống kinh doanh và cấu trúc tổ chức toàn cầu Các công ty đa quốc gia liên kết hoạt động nghiên cứu, sản xuất với hệ thống cung cấp - tiêu dùng thông qua mạng lưới phối hợp Ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng nhiều tạo thuận lợi cho các công ty kinh doanh trên toàn cầu như trong một thành phố Những yếu tố này phát triển nền kinh tế toàn cầu (kiểm soát từ xa, tập hợp dữ liệu toàn cầu, quản lý và giám sát nhân viên từ xa ) Ví dụ điển hình là các tập đoàn lớn: Unilever, P&G, Coca, Pepsi

Trong môi trường định hướng công nghệ, các hoạt động quản trị cũng có những chuyển biến tích cực đáng kể Cụ thể, công nghệ thông tin giúp hỗ trợ kịp thời tiến trình hoạch định chiến lược thông qua việc quản lý, lưu trữ và sử dụng thông tin, dữ liệu hữu hiệu nhờ vào các quy trình, kiểm soát, báo cáo có hệ thống Thay vì thực hiện các giao dịch kinh doanh cũng như quản lý các hoạt động nội bộ một cách truyền thống, phụ thuộc nhiều vào giấy tờ, bây giờ nhà quản trị có thể áp dụng những cách thức mới theo định thướng công nghệ hiện đại, tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả làm việc Mọi thông tin hữu ích có liên quan đến những cơ hội, khó khăn, điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp được các nhà quản trị tiếp nhận, phân tích và xử lý kịp thời, ví dụ như về những vấn đề bao gồm việc mở rộng thị trường, phát triển sản phẩm, cải tiến quy trình sản xuất, đa dạng hóa, kết hợp về phía trước (nhà phân phối) hay về phía sau (nhà cung cấp), nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng,… Việc sử dụng công nghệ giúp các doanh nghiệp nắm bắt và khai thác được các cơ hội, đối phó với rủi ro, đưa ra quyết định kịp thời, gia tăng tính hiệu quả, nâng cao năng suất lao động, xây dựng và cũng cố năng lực cạnh tranh và gia tăng giá trị của doanh nghiệp

Các tổ chức hiện đã và đang áp dụng các công nghệ dựa trên Internet, World Wide Web và truyền thông không dây để chuyển đổi hoạt động kinh doanh của họ trong hơn 20 năm kể từ khi trang web đầu tiên được tạo ra (bởi Sir Tim Berners- Lee vào năm 1991) Việc triển khai các công nghệ kỹ thuật số đột phá này đã mang lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp đổi mới và chuyển đổi dịch vụ của họ Do đó, các nhà quản trị cần chú trọng việc sử dụng hợp lý các tài nguyên công nghệ thông tin, bao gồm những vấn đề như quản trị nhân sự công nghệ thông tin, lên kế hoạch, chiến lược công nghệ thông tin trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo tài nguyên công nghệ và nhân lực được chuẩn bị và sử dụng hợp lý, tránh những rủi ro thiếu hụt nhân lực hay không tận dụng được các thiết bị công nghệ gây lãng phí tài nguyên

Việc quản lý tài nguyên công nghệ thông tin cũng đi kèm với việc quản lý rủi ro Hiện nay trong nhiều công ty, hầu như tất cả các nghiệp vụ chính đều thực hiện qua hệ thống công nghệ thông tin Các nhà cung cấp hệ thống công nghệ thông tin đã đưa ra những phần mềm/ứng dụng tương ứng với các nghiệp vụ cụ thể của các doanh nghiệp Một công ty sản xuất sẽ có các lĩnh vực cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin điển hình như: kế toán/tài chính, mua hàng, bán hàng, quản lý kho, quản lý sản xuất; ngành có đặc thù riêng như ngân hàng thì có các phần hành tiền gửi, tiền vay, tài trợ thương mại, ngân quỹ, kế toán… Các rủi ro liên quan có thể xảy ra với hệ thống công nghệ thông tin như rủi ro về sai sót số liệu, về việc quản lý quyền hạn người dùng, mất mát/phá hoại dữ liệu, thảm họa do con người hay thiên tai… Các doanh nghiệp cần phải có một hệ thống phòng chống rủi ro hay thảm họa một cách có hệ thống nhằm hạn chế tối đa những rủi ro công nghệ thông tin khiến việc kinh doanh bị ảnh hưởng Việc quản lý tài nguyên công nghệ, nhất là công nghệ thông tin một cách hiệu quả và an toàn nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp có thể nói là một thách thức lớn của nhà quản trị trong thời kỳ hiện đại

Phần tiếp theo sẽ tập trung đưa ra những thông tin khái quát về những định hướng công nghệ mới được các doanh nghiệp sử dụng gần đây, bao gồm thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng (B2C) và mạng nội bộ (Intranet) Các định hướng mới này có nhiều ưu điểm và mặt tích cực, do đó nên được các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm áp dụng, tuy nhiên cũng đi kèm một số vấn đề hạn chế và thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và cải tiến để hoàn thiện

2.1.2 Kinh doanh trong nền kinh tế số

Tiến hành kinh doanh trong nền kinh tế số có nghĩa là sử dụng các hệ thống dựa trên Web, trên Internet và các mạng điện tử khác để thực hiện một số hình thức thương mại điện tử Trước tiên, sẽ xem xét các khái niệm về thương mại điện tử và máy tính nối mạng và sau đó xem xét tác động của chúng đối với cách các công ty kinh doanh

2.1.2.1 Khái quát về thương mại điện tử trong thời đại số

Các khái niệm về thương mại điện tử (viết tắt là TMĐT hay E-Commerce) Theo định nghĩa của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO):

Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên môi trường mạng Internet, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin được số hoá thông qua mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình

Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC): Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số

Theo Ủy ban châu Âu, thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh được thực hiện thông qua phương tiện điện tử Quá trình này dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản, âm thanh và hình ảnh.

Tóm lại, hiểu một cách tổng quát, thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hay toàn bộ hoạt động thương mại bằng những phương tiện điện tử, đặc biệt là Internet (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”) Cách thức này vẫn mang bản chất như các hoạt động thương mại truyền thống Tuy nhiên, thông qua các phương tiện điện tử, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phí và mở rộng không gian kinh doanh

2.1.2.2 Thương mại điện tử và máy tính nối mạng

Thương mại điện tử (EC) là hình thức sử dụng hệ thống dựa trên Web để hỗ trợ các hoạt động mua, bán và dịch vụ khách hàng Các giao dịch trong EC được thực hiện trực tuyến thông qua Internet và mạng máy tính EC đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21, với cơ sở hạ tầng là các máy tính có kết nối mạng, cho phép truy cập thông tin ở nhiều nơi và giao tiếp hiệu quả từ mọi thiết bị Trong khi một số người chỉ sử dụng máy tính độc lập hoặc mạng tại chỗ, phần lớn đều sử dụng máy tính có kết nối mạng nhiều vị trí Những máy tính này kết nối với mạng toàn cầu (Internet) hoặc mạng nội bộ (Intranet) trong tổ chức Ngoài ra, nhiều công ty còn liên kết mạng nội bộ với mạng của các đối tác kinh doanh (Extranet) Kết nối thường được thiết lập qua hệ thống có dây, nhưng từ năm 2000, hệ thống không dây ngày càng phổ biến trong giao tiếp và cộng tác.

Bảng 2.1 Khả năng chính của hệ thống thông tin

 Thực hiện các phép tính số tốc độ cao, khối lượng lớn

 Cung cấp thông tin liên lạc nhanh chóng, chính xác và không tốn kém trong và giữa các tổ chức

 Lưu trữ một lượng lớn thông tin trong một không gian nhỏ gọn, dễ truy cập

 Cho phép truy cập nhanh chóng và không tốn kém vào lượng thông tin khổng lồ trên toàn thế giới

 Cho phép giao tiếp và cộng tác mọi lúc, mọi nơi

 Tăng hiệu lực và hiệu quả của những người làm việc theo nhóm ở một nơi hoặc nhiều địa điểm

 Tạo điều kiện làm việc thuận lợi hơn trong môi trường độc hại

 Tự động hóa cả quy trình kinh doanh bán tự động và các tác vụ được thực hiện thủ công

 Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải thích một lượng lớn dữ liệu

 Có thể kết nối không dây, do đó hỗ trợ các ứng dụng ở mọi nơi

 Hoàn thành tất cả những điều trên ít tốn kém hơn nhiều so với khi thực hiện thủ công

Nguồn: Efraim Turban và ctg (2017), tr 5

Máy tính nối mạng giúp một số công ty tạo ra kết quả hoạt động vượt trội, hoặc giúp một số công ty khác tồn tại trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt Nói chung, tập hợp các hệ thống máy tính được sử dụng bởi một tổ chức được gọi là công nghệ thông tin (CNTT) Hầu hết tất cả các tổ chức lớn ở các quốc gia phát triển và nhiều tổ chức nhỏ, tư nhân hay công cộng, trong lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp hoặc dịch vụ, đều sử dụng công nghệ thông tin, bao gồm cả thương mại điện tử, để hỗ trợ hoạt động của họ CNTT cũng là chất xúc tác của những thay đổi cơ bản trong cấu trúc, hoạt động và quản lý của các tổ chức Thật vậy, CNTT đang tạo ra sự chuyển đổi trong cách thức tiến hành hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế kỹ thuật số Bảng 2.2 trình bày khả năng chính của hệ thống công nghệ thông tin

2.1.2.3 Các cách tiếp cận thương mại điện tử

Nền kinh tế kỹ thuật số đề cập đến nền kinh tế dựa trên công nghệ kỹ thuật số, bao gồm mạng truyền thông kỹ thuật số, máy tính, phần mềm và các công nghệ thông tin liên quan khác Nền kinh tế kỹ thuật số đôi khi còn được gọi là nền kinh tế Internet, nền kinh tế mới, thương mại điện tử, hoặc nền kinh tế Web Trong nền kinh tế mới này, cơ sở hạ tầng truyền thông và mạng kỹ thuật số cung cấp một nền tảng toàn cầu, qua đó mọi người và tổ chức tương tác, giao tiếp, cộng tác và tìm kiếm thông tin Thuật ngữ kinh tế kỹ thuật số cũng đề cập đến sự hội tụ của công nghệ điện toán và truyền thông trên Internet và các mạng khác, và kết quả là luồng thông tin và công nghệ đang kích thích thương mại điện tử và sự thay đổi lớn về tổ chức Sự hội tụ này cho phép tất cả các loại thông tin (dữ liệu, âm thanh, video, ) được lưu trữ, xử lý và truyền qua mạng đến nhiều điểm đến trên toàn thế giới Nền kinh tế kỹ thuật số đã giúp tạo ra một cuộc cách mạng kinh tế, được chứng minh bằng hiệu quả kinh tế chưa từng có và thời kỳ mở rộng kinh tế không bị gián đoạn dài nhất trong lịch sử từ năm

1991 đến năm 2000 Các nội dung tiếp sau sẽ sử dụng thuật ngữ thương mại điện tử (TMĐT) mang tính tương đương cho các thuật ngữ khác Một số cách phân chia các cấp độ phát triển của TMĐT được trình bày tiếp sau a) Cách phân chia thứ nhất: 6 cấp độ phát triển TMĐT

Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp có website trên mạng Ở mức độ này, website rất đơn giản, chỉ là cung cấp một thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm mà không có các chức năng phức tạp khác

Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp

B2B (Business To Business) là mô hình thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp với nhau Các giao dịch B2B thường khởi đầu từ giao tiếp điện tử, bao gồm qua sàn giao dịch điện tử và Internet Sau khi đăng ký trên sàn B2B, doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh toán trực tiếp trên hệ thống.

Thương mại điện tử B2B đem lại lợi ích thực tế cho các doanh nghiệp, cụ thể là giúp các doanh nghiệp giảm chi phí về thu thập thông tin tìm hiểu thị trưòng, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán và tăng cường cơ hội kinh doanh Đây là mô hình chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh số TMĐT của một quốc gia (khoảng 92% - 95% doanh thu TMĐT toàn cầu trong 3 năm 2003-2005 theo Saga 2015)

B2B phụ thuộc vào năng lực và khả năng sẵn sàng kinh doanh điện tử (e-business) Để triển khai B2B, doanh nghiệp trước hết cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin bằng cách tin học hoá các quy trình kinh doanh, quy trình quản lý, quản trị trong nội bộ doanh nghiệp Xa hơn nữa, doanh nghiệp cần xây dựng các cơ sở dữ liệu nội bộ, tích hợp các quy trình để hỗ trợ việc ra quyết định kinh doanh, kết nối với các đối tác Ví dụ điển hình và cũng là ở mức độ phát triển cao nhất của TMĐT B2B là mô hình www.alibaba.com Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là công ty Dot.com đầu tiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử và hiện nay là một trong những sàn giao dịch thương mại thế giới lớn nhất và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu Alibaba.com cũng là điểm đến đầu tiên và cũng là điểm tới cuối cùng cho các nhà xuất nhập khẩu muốn nắm bắt cơ hội và xúc tiến kinh doanh trên mạng Trang Web hiện có hơn 4.830.000 thành viên đăng kí đến từ 240 nước khác nhau Trong 4 năm liền (2002-2005) trang Web công ty vinh dự nhận được giải thưởng "Best of the Web B2B" do tạp chí Forbes bình chọn, với danh mục hơn 27 lĩnh vực và hơn 1300 loại sản phẩm từ những sản phẩm may mặc cho đến đồ điện tử Hiện nay hai thị trường hoạt động chính của Alibaba.com là Trung Quốc và Nhật bản, nhưng trong ngắn hạn công ty nhắm tới hai thị trường lớn khác là Singapore và Hàn Quốc và trong dài hạn sẽ trở thành cầu nối giữa thị trường Châu Á và Âu-Mỹ

Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng – vận đơn) quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển giao các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS)

 Một số nét tổng quan về các doanh nghiệp B2B:

- Là những nhà cung cấp hạ tầng trên mạng Internet cho các doanh nghiệp khác như máy chủ, hệ điều hành, phần mềm ứng dụng;

- Là các doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp trên mạng internet như cung cấp máy chủ, hosting (Dữ liệu trên mạng), tên miền, các dịch vụ thiết kế, bảo trì, website;

Các doanh nghiệp cung cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp gồm phần mềm quản lý kế toán, phần mềm quản trị và các phần mềm ứng dụng khác cho doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp là trung gian thương mại điện tử trên mạng internet

Tại Việt Nam có ít các trang web về B2B được xếp hạng bên trong trang web của Bộ Thương mại Việt Nam:

Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

B2C (Business – To – Customer): Thương mại điện tử B2C là hình thức giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng Loại hình này áp dụng cho bất kỳ doanh nghiệp hay tổ chức nào bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của họ cho khách hàng qua Internet, phục vụ cho nhu cầu sử dụng của cá nhân Ví dụ điển hình cho những giao dịch này là những trang web bán hàng qua mạng, ở đó, khách hàng là người dùng cuối có thể đặt mua sản phẩm và dịch vụ trực tiếp từ nhà cung cấp Các quá trình giao dịch sau đó có thể diễn ra trực tiếp hoặc thông qua Internet

Trong khi khách hàng của các giao dịch B2B là giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thì khách hàng của B2C là các cá nhân Tuy nhiên cần phải xem xét chữ C trong B2C là người tiêu dùng cuối cùng (End-user) Nghĩa là C còn bao gồm cả những doanh nghiệp mua sắm hàng hóa về để tiêu dùng Chẳng hạn như doanh nghiệp mua bàn ghế phục vụ cho công việc văn phòng

Bán hàng cho người tiêu dùng (B2C) không nhất thiết phải bao gồm các yếu tố như đàm phán về giá cả, việc giao nhận hàng và xác định quy cách và các đặc tính kỹ thuật của sản phẩm như việc bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) Điều này khiến cho các nhà bán lẻ dễ dàng hơn trong việc đưa lên mạng catalog sản phẩm dịch vụ của họ để mở một siêu thị trực tuyến Ngoài ra, các công ty trong Thương mại điện tử B2C không phải tích hợp hệ thống của họ với hệ thống của khách hàng Đặc điểm của loại hình B2C là sự đa dạng về số lượng nhà cung cấp và thị trường Bất cứ nhà cung cấp nào cũng có thể mở ra một trang web hoặc một kênh giao dịch và đưa những thông tin về sản phẩm, dịch vụ của mình lên mạng để phục vụ khách hàng Sự đa dạng cũng làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, và càng khó thu hút khách hàng trung thành hơn vì ngày càng có nhiều lựa chọn cho mỗi khách hàng khi họ định tìm mua một sản phẩm hay dịch vụ Đã có rất nhiều trang web thành công và trở thành những tượng đài tiêu biểu trong mô hình giao dịch B2C, điển hình là Amazon.com, với xuất phát điểm ban đầu là trang web chủ yếu bán sách vở qua mạng, nhưng giờ đây dường như khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn trên Amazon, từ bàn chải đánh răng đến xe oto, thậm chí là cả tên lửa đã qua hạn sử dụng của Quân đội Mỹ Trong lễ giáng sinh năm 2005, Amazon đã xử lý hàng triệu đơn hàng trên toàn thế giới, và có những đơn hàng ở tận bang Alaska xa xôi hẻo lánh của nước Mỹ Jeff Bizos, ông chủ vui tính của Amazon đã nổi tiếng toàn thế giới với câu phương châm “Trong một thế giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: công nghệ, công nghệ và công nghệ”

Theo chân Amazon, nhiều trang web bán hàng với quy mô lớn trên thế giới được mở ra với tham vọng tạo dựng được tên tuổi trong làng thương mại điện tử Nhưng cho đến nay, chưa có một Công ty nào đạt được nhiều thành công như Amazon mặc dù đã đạt được doanh số thưong mại rất lớn như buy.com, tigeridrect.com, compusa.com Chưa một công ty nào gây được sự chú ý và hứng khởi mạnh mẽ đối với cả giới công nghệ và thị trường như Amazon

Hình thức thương mại điện tử B2C tuy đã quá quen thuộc và phổ biến trên toàn thế giới, song ở Việt nam vẫn chưa thật sự phát triển Hiện nay đã có một số trang web đạt được thành công và tạo được uy tín nhất định trong việc bán hàng qua mạng, nhưng tất cả vẫn chỉ ở bứơc khởi đầu, và con đừơng cho thưong mại điện tử B2C ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn

Danh sách các website được đánh giá cao trong bảng xếp hạng của Bộ Thương mại Việt Nam:

+ www.tienphong-vdc.com.vn

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin thực hiện thu thập, xử lý, lưu trữ, phân tích và phát tán thông tin phục vụ những mục đích cụ thể Chúng gồm có đầu vào (dữ liệu, chỉ dẫn) và đầu ra (báo cáo, phép tính), trong đó đầu vào được xử lý bằng công nghệ như máy tính và đầu ra được gửi tới người dùng hoặc hệ thống khác qua mạng điện tử Tương tự hệ thống khác, hệ thống thông tin bao gồm con người, quy trình và cơ sở vật chất, hoạt động trong một môi trường tương ứng Hệ thống thông tin chưa chắc đã được máy tính hóa, mặc dù hầu hết đều là như vậy.

2.4.1 Hệ thống thông tin chính thức và không chính thức

Một hệ thống thông tin có thể là chính thức hoặc không chính thức Các hệ thống chính thức bao gồm các thủ tục, đầu vào và đầu ra tiêu chuẩn, và các định nghĩa cố định Ví dụ, hệ thống kế toán của một công ty sẽ là một hệ thống thông tin chính thức xử lý các giao dịch tài chính Các hệ thống không chính thức có nhiều hình dạng, từ một mạng lưới tin đồn ở văn phòng đến một nhóm bạn bè trao đổi thư điện tử Điều quan trọng là ban quản lý phải hiểu rằng luôn tồn tại các hệ thống thông tin không chính thức trong tổ chức, và đôi khi có thể giao tiếp với các hệ thống chính thức Hệ thống thông tin không chính thức này có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra xu hướng chống lại sự thay đổi của nhân viên Mặt khác, một số trong số chúng có thể được sử dụng để tác động đến con người và quá trình, nếu nhà quản lý biết cách khai thác hợp lý thì hệ thống này có thể hỗ trợ, khuyến khích sự thay đổi trong tổ chức

2.4.2 Hệ thống thông tin dựa trên máy tính

Hệ thống thông tin dựa trên máy tính (CBIS) sử dụng công nghệ máy tính để thực hiện các nhiệm vụ được thiết kế của chúng, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn phức tạp Các thành phần cơ bản của CBIS bao gồm: máy tính, phần mềm, thiết bị ngoại vi, mạng và cơ sở dữ liệu Con người cũng là một thành phần không thể thiếu, tương tác với hệ thống và dữ liệu của hệ thống.

- Phần cứng (Hardware) là một tập hợp các thiết bị như bộ xử lý, màn hình, bàn phím và máy in Hệ thống này cùng phối hợp với nhau, chúng chấp nhận dữ liệu và thông tin, xử lý và hiển thị chúng

- Phần mềm (Software) là một tập hợp các chương trình cho phép phần cứng xử lý dữ liệu

- Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các tệp, bảng, quan hệ, có liên quan, lưu trữ dữ liệu và các liên kết giữa chúng

- Mạng (Network) là một hệ thống kết nối cho phép chia sẻ tài nguyên của các máy tính khác nhau, có thể có dây hoặc không dây

- Thủ tục (Procedures) là tập hợp các hướng dẫn về cách kết hợp các thành phần trên để xử lý thông tin và tạo ra đầu ra mong muốn

- Con người (People) là những cá nhân làm việc với hệ thống, giao tiếp với nó hoặc sử dụng đầu ra của nó

Ngoài ra, tất cả các hệ thống thông tin đều có mục đích và bối cảnh xã hội Mục đích điển hình là cung cấp giải pháp cho một vấn đề kinh doanh Bối cảnh xã hội của hệ thống bao gồm các giá trị và niềm tin xác định những gì được chấp nhận và có thể thực hiện được trong văn hóa của những người và các nhóm liên quan

2.4.3 Sự khác biệt giữa máy tính và hệ thống thông tin

Máy tính cung cấp các cách xử lý dữ liệu hiệu quả và chúng là một phần cần thiết của hệ thống thông tin Tuy nhiên, hệ thống thông tin liên quan đến nhiều thứ hơn là chỉ với máy tính Việc áp dụng hệ thống thông tin thành công đòi hỏi sự hiểu biết về doanh nghiệp và môi trường của nó Ví dụ: để xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ các giao dịch được thực hiện tại một Sở giao dịch chứng khoán, cần phải hiểu các thủ tục liên quan đến việc mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn,… bao gồm cả các yêu cầu bất thường được thực hiện trên hệ thống, cũng như như tất cả các quy định liên quan của Nhà nước

Do đó, khi xây dựng hệ thống thông tin, chỉ tập trung vào máy tính là không đủ Máy tính chỉ là một phần của một hệ thống phức tạp phải được thiết kế, vận hành và bảo trì Có thể sử dụng hệ thống giao thông công cộng trong một thành phố để minh họa cho tình huống này Xe buýt là một thành phần cần thiết của hệ thống, nhưng có nhiều công việc phải thực hiện để hệ thống xe buýt có thể vận hành Việc thiết kế các tuyến xe buýt, điểm dừng xe buýt, lịch trình khác nhau, đòi hỏi sự hiểu biết đáng kể về nhu cầu của khách hàng, mô hình giao thông, quy định của thành phố, yêu cầu an toàn, Máy tính, giống như xe buýt, chỉ là một thành phần trong một hệ thống phức tạp

Công nghệ thông tin, theo định nghĩa hẹp của nó, đề cập đến khía cạnh công nghệ của hệ thống thông tin, bao gồm phần cứng, cơ sở dữ liệu, phần mềm, mạng và các thiết bị điện tử khác, có thể xem nó như một hệ thống con của hệ thống thông tin Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ công nghệ thông tin cũng được sử dụng thay thế cho hệ thống thông tin Có hàng triệu hệ thống thông tin khác nhau đang được sử dụng trên khắp thế giới.

Mạng nội bộ công ty

Mạng nội bộ công ty (Intranet) là một mạng mở rộng được sử dụng trong nội bộ công ty Hay cụ thể hơn Intranet là mạng thông tin, liên lạc cục bộ cũng dùng giao thức TCP/IP như Internet, nhưng thay vì cho phép truy cập một cách công cộng, công ty sử dụng Intranet có thể thiết kế tường lửa để ngăn cách nội dung nội bộ với bên ngoài

Có nhiều cách định nghĩa nhưng thực chất Intranet là một mạng nội bộ để các nhân viên trong một công ty hay một tổ chức xây dựng và chia sẻ thông tin chứa trên các cơ sở dữ liệu riêng theo phương pháp của World Wide Web của Internet, có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ phát triển siêu văn bản – HTML (HyperText Markup Language), giao thức truyền siêu văn bản HTTP và giao thức TCP/IP

Một số công ty sử dụng intranet chỉ với mục đích đưa lên những nội dung của nhân viên hoặc quy chế quy định của công ty, trong khi các công ty khách tạo ra các ứng dụng có tính tương tác hơn Họ thậm chí cho phép nhân viên cập nhật thông tin cá nhân hoặc nộp bản báo cáo lên công ty như thời gian biểu làm việc, tổng kết lương, báo cáo tiến độ công việc, đơn xin cung cấp thiết bị hay vật tư và đẩy nhanh tiến độ ra quyết định

Tính chất rất quan trọng của Intranet là phải có kế hoạch để bảo vệ thông tin nội bộ, không cho phép những người không được phép truy nhập cơ sở dữ liệu của mình Có nhiều cách ngăn chặn như dùng mật khẩu, các biện pháp mã hoá hay bức tường lửa Tường lửa có thể bao gồm phần mềm, phần cứng hoặc cả hai Tường lửa chỉ cho phép người có quyền sử dụng mới truy cập được Một biện pháp bảo vệ hữu hiệu truyền thống là chính sách và hệ thống quyết định cho ai được vào lĩnh vực dữ liệu nào Việc sử dụng Intranet đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp trong các khía cạnh như sự cộng tác, giao tiếp, hiệu quả về chi phí, tiết kiệm thời gian, bảo mật người dùng riêng biệt (biết chính xác ai đang sử dụng và tương tác) và khả năng cập nhật liên tục Tuy nhiên, một số vấn đề tồn tại cần được nhà quản trị cân nhắc khi sử dụng Intranet, cụ thể: Vấn đề về quản lý (khả năng mất kiểm soát, sự phức tạp tiềm ẩn, nguy cơ hỗn loạn), vấn đề về an ninh (truy cập trái phép, dịch vụ bị từ chối) và vấn đề về năng suất (thông tin quá tải làm giảm năng suất hoạt động).

Những bổ sung của công nghệ với các lý thuyết quản trị trong thời đại số 66 2.7 Tóm lược và các định hướng nghiên cứu mới

Những cải tiến và đổi mới về công nghệ đã giúp bổ sung cũng như khắc phục những hạn chế của các lý thuyết quản trị trong ứng dụng Cụ thể, với lý thuyết quản trị khoa học vốn chú trọng vào việc cải tiến năng suất lao động, nghiêng về “kĩ thuật hóa, máy móc hóa” con người và không quan tâm đến các yếu tố tâm lý của người lao động, những cải tiến về công nghệ áp dụng vào dây chuyền sản xuất giúp tự động hóa thay thế sức người, giảm đi chi phí nhân công và giảm bớt sức lao động bị khai thác của công nhân Các chính sách, chế độ làm việc của người lao động nhờ đó đã cởi mở và đem lại nhiều lợi ích, phúc lợi cho người lao động hơn trước Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ thông tin ví dụ như Internet và mạng nội bộ, giúp nhân viên trong công ty ngày nay có thể dễ dàng tiếp cận thông tin về công việc cũng như dễ dàng chia sẻ những vấn đề về công ty, chia sẻ thông tin trong nội bộ, gia tăng tính chủ động và khả năng đóng góp ý kiến của họ với lãnh đạo Nhờ đó, vị thế của người lao động được cải thiện và tôn trọng hơn, người lao động có tiếng nói hơn khi muốn phản ánh những vấn đề về công ty Do vậy, đời sống tâm lý của công nhân viên được cải thiện hơn so với trước Lợi ích của việc chia sẻ thông tin theo định hướng công nghệ đối với việc thỏa mãn nhu cầu tâm lý của người lao động được xem là sự bổ sung với các lý thuyết hành vi trong thời kì hiện đại Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ chính là mức độ tương tác trực tiếp giữa con người ngày càng ít đi Gần như mọi quy trình sản xuất được tự động hóa và vận hành bằng công nghệ khiến công nghệ có thể làm việc mà không cần giao tiếp nhiều với những người xung quanh Nhân viên trong công ty có thể liên lạc với nhau qua emails thay vì nói chuyện trực tiếp, dành nhiều thời gian để sử dụng điện thoại thông minh (smart phones) và các ứng dụng điện tử cũng như lướt web Điều này có thể gây phân tâm trong công việc và làm hạn chế những lợi ích của việc giao tiếp trực tiếp đối với đời sống tâm lý xã hội của nhân viên Đối với lý thuyết định lượng và các lý thuyết hiện đại như quan điểm hệ thống, phương pháp quản trị quá trình, quản trị theo tình huống ngẫu nhiên và trường phái quản trị Nhật Bản, thuyết KAIZEN, có thể thấy công nghệ phát triển đã đem lại nhiều lợi ích trong việc áp dụng các lý thuyết này Như đã nói trên, cải tiến về công nghệ thông tin giúp cung cấp thông tin hữu hiệu, chính xác và kịp thời giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp, hỗ trợ cho sự tương tác nội bộ cũng như với bên ngoài tổ chức (quan điểm hệ thống) Việc sử dụng và chia sẻ thông tin hữu hiệu hỗ trợ việc xử lý tình huống kịp thời (quản trị theo tình huống) Việc đưa ra quyết định phù hợp cũng được hỗ trợ bởi các thiết bị công nghệ, máy tính điện tử, phần mềm tích hợp các mô hình toán học và các công cụ thống kê hiện đại hơn trước (lý thuyết định lượng) Bên cạnh đó, công nghệ phát triển giúp cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao tính khoa học, hiệu quả, giúp dễ theo dõi kiểm soát hơn, tạo điều kiện phát triển sản phẩm, đảm bảo chất lượng và giúp cải tiến liên tục, giảm thiểu chi phí, khắc phục các khuyết điểm sai sót dù nhỏ (thuyết KAIZEN) Việc chia sẻ thông tin hiệu quả trong nội bộ công ty nhờ vào đóng góp của công nghệ giúp nhân viên có điều kiện tham gia vào việc ra quyết định, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, tăng mức độ tương tác giữa cấp dưới và cấp trên, tạo môi trường làm việc thân thiện và phát huy tiềm năng của họ (trường phái quản trị Nhật Bản-lý thuyết Z) Tuy nhiên, như đã nêu, việc quản lý tài nguyên công nghệ cũng đi kèm với nhiều rủi ro như sai sót, nhầm lẫn, mất mát hoặc thảm họa Trong môi trường định hướng công nghệ ngày nay, những sai lầm dù nhỏ trong việc xử lý thông tin và dữ liệu cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình hoạt động, nguy cơ về tính bảo mật cũng cần được quan tâm nhiều hơn vì nếu thông tin mật của công ty bị đối thủ cạnh tranh nắm được sẽ gây hậu quả khó lường Do đó, tuy công nghệ đem lại nhiều lợi ích và giúp ứng dụng các lý thuyết hiện đại hữu hiệu hơn trong thực tế, nhưng nếu nhà quản trị không biết cách quản lý công nghệ một cách khoa học, hiệu quả và an toàn thì những lợi ích đó khó được tận dụng và năng lực cạnh tranh khó được phát huy

2.7 Tóm lược và các định hướng nghiên cứu mới

Sự phát triển công nghệ nhanh chóng thúc đẩy chuyển biến kinh tế - xã hội, cải thiện sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ lý thuyết quản trị Tuy nhiên, quản lý công nghệ cũng đi kèm thách thức và rủi ro Thương mại điện tử và quản trị mạng trở nên phổ biến, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả Các mô hình B2B (doanh nghiệp - doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp - người tiêu dùng) rất phổ biến trên thế giới nhưng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam do một số hạn chế Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng Intranet để quản lý và chia sẻ thông tin nội bộ, tăng tính bảo mật và tương tác Nhà quản trị cần cân nhắc áp dụng công nghệ mới phù hợp, không ngừng đổi mới để nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả doanh nghiệp.

Môi trường làm việc định hướng công nghệ vừa tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động, nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiều thách thức yêu cầu các doanh nghiệp phải giải quyết, thích nghi và vượt qua Trong bối cảnh như vậy, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết thông qua các nghiên cứu để cung cấp các thông tin hữu ích, cả trên góc độ lý thuyết và thực hành, giúp cho các nhà kinh doanh, nhà quản lý các cơ sở đáng tin cậy để vận dụng vào hoạt động thực tiễn Một số hướng nghiên cứu có thể xem xét để thực hiện:

- Mô hình thương mại điện tử B2B và B2C nào phù hợp trong bối cảnh Việt Nam?

- Marketing là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp, là hoạt động tạo cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp Hình thức marketing số được xây dựng như thế nào để phù hợp với doanh nghiệp Việt Nam?

- Các doanh nghiệp Việt Nam đang ứng dụng công nghệ vào hoạt động sản xuất, kinh doanh đang ở mức độ nào so với thế giới?

- Nghiên cứu các mặt tiêu cực khi áp dụng công nghệ để vận hành hệ thống kinh doanh định hướng công nghệ; chẳng hạn như vấn đề rò rỉ hoặc bị đánh cắp thông tin?

- Mức độ chấp nhận, tương tác của khách hàng đối với doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số như hiện nay?

Pháp luật nhà nước cần cập nhật kịp thời xu hướng công nghệ phát triển nhanh chóng để tạo hành lang phát triển thương mại điện tử Nếu không kịp thời, hậu quả sẽ là:

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 76 3.1 Đạo đức kinh doanh

Tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh

Khả năng dự đoán và đối phó với các vấn đề đạo đức kinh doanh và tình huống khó xử đã trở thành một vấn đề ưu tiên trong thế kỷ 21 Trong những năm gần đây, nhiều vụ bê bối được công khai đã dẫn đến sự phẫn nộ của công chúng về sự lừa dối, gian lận và mất lòng tin trong kinh doanh, từ đó xuất hiện nhu cầu cải thiện đạo đức kinh doanh, trách nhiệm doanh nghiệp lớn hơn trong quá trình hoạt động của mình Sự công khai và tranh luận xung quanh những sai sót về luật pháp và đạo đức được công bố rộng rãi tại các công ty nổi tiếng nêu bật sự cần thiết của các doanh nghiệp trong việc tích hợp đạo đức và trách nhiệm vào tất cả các quyết định kinh doanh Mặt khác, phần lớn các doanh nghiệp không có hoặc ít vi phạm về đạo đức hiếm khi được công nhận trên các phương tiện truyền thông đại chúng về hành vi của họ, chủ yếu là do các công ty kinh doanh tốt không thu hút được sự quan tâm của giới truyền thông Các vấn đề đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến thái độ của công chúng đối với hoạt động kinh doanh và làm suy giảm lòng tin của xã hội đối với giới kinh doanh Những quyết định mang tính đạo đức là một phần của cuộc sống hàng ngày đối với những người làm việc trong các tổ chức ở mọi cấp độ Đạo đức kinh doanh không chỉ là một vấn đề cá nhân riêng lẻ; mà là các quy định, quy tắc, truyền thông phi chính thức về hành vi có trách nhiệm được lồng ghép vào hoạt động của tổ chức Điều này hàm ý là hành vi đạo đức hoặc phi đạo đức liên quan đến tất cả mọi người làm việc trong một môi trường tổ chức, từ nhân viên cấp thấp nhất đến giám đốc điều hành Đưa ra các quyết định đúng đắn về đạo đức cũng quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp như việc thành thạo về quản lý, tiếp thị, tài chính và kế toán Các quyết định có yếu tố đạo đức thường xảy ra hàng ngày đòi hỏi mọi người phải xác định vấn đề và đưa ra quyết định nhanh chóng Hành vi đạo đức đòi hỏi sự hiểu biết và xác định các vấn đề, các lĩnh vực rủi ro và các phương pháp tiếp cận để đưa ra lựa chọn trong môi trường tổ chức Đôi khi mọi người hành động phi đạo đức chỉ đơn giản là vì không xác định được một tình huống có vấn đề đạo đức Sự vi phạm về đạo đức là kết quả của những cá nhân không nhận thức được bản chất và sự phức tạp từ các quyết định của họ Về bản chất, lĩnh vực đạo đức kinh doanh đang gây tranh cãi và không có cách tiếp cận nào được chấp nhận rộng rãi để giải quyết các tình huống khó xử của nó

Các thách thức đạo đức thường đồng thời là cơ hội kinh doanh hoặc có thể biến thành cơ hội kinh doanh Do đó, sẽ quá hạn hẹp nếu coi đạo đức là một hạn chế, cản trở, hoặc gánh nặng không thể tránh khỏi của hoạt động kinh doanh Việc tích hợp đạo đức vào quản lý chiến lược có thể tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới, chẳng hạn như tiềm năng nâng cao hiệu quả hơn nữa, khai phá thị trường mới, cách thức mới để thúc đẩy chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn, sản phẩm được cải thiện tổng thể, xây dựng thương hiệu có đạo đức và nâng cao danh tiếng Ngày càng có nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhỏ hơn đang sử dụng đạo đức như một công cụ quản lý chiến lược Do nhiều mối quan tâm và thách thức về đạo đức liên quan trực tiếp đến các vấn đề có tính hệ thống trong thế giới thực, đặc biệt là các hạn chế về môi trường toàn cầu và các vấn đề xã hội, nên điều quan trọng là các doanh nghiệp phải xem xét cẩn thận các tác động của vấn đề đạo đức đối với hoạt động và sản phẩm của họ, đồng thời cân nhắc chiến lược các giải pháp cho những vấn đề này nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

Ngày càng có nhiều kỳ vọng của xã hội và luật pháp đối với hoạt động kinh doanh Người tiêu dùng, cộng đồng, nhân viên và nhà đầu tư ngày càng đưa ra các quyết định kinh tế dựa trên giá trị và đòi hỏi các doanh nghiệp có trách nhiệm đạo đức hơn Ngoài ra, đã có nhiều yêu cầu pháp lý hơn đối với đạo đức kinh doanh Ví dụ: ở Hoa

Kỳ, các khuôn khổ pháp lý, chẳng hạn như Đạo luật Sarbanes-Oxley, Đạo luật Dodd-Frank và Sentencing Guidelines của Hoa Kỳ, yêu cầu các doanh nghiệp phát triển và tuân thủ các tiêu chuẩn, thủ tục đạo đức khác nhau, để đảm bảo tính toàn vẹn về đạo đức, và chú ý nhiều hơn đến các khía cạnh đạo đức trong tổ chức và hoạt động của họ Trong bối cảnh các kỳ vọng ngày càng tăng của xã hội và luật pháp, các doanh nghiệp đã áp dụng các công cụ đạo đức, chẳng hạn như các chương trình đạo đức và tuân thủ và các chiến lược trách nhiệm của công ty Nhu cầu tổng thể về đạo đức kinh doanh tăng lên cũng đã khiến nhiều trường kinh doanh tích hợp đạo đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy của họ để chuẩn bị cho các nhân viên tương lai và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối mặt với những thách thức đạo đức phức tạp trong kinh doanh hiện đại, chuẩn bị cho họ hiểu chức năng của đạo đức kinh doanh và cho phép họ triển khai hiệu quả các công cụ đạo đức để thúc đẩy thành công trong kinh doanh Cuối cùng, đạo đức kinh doanh cung cấp một mức độ phản ánh cơ bản cho hoạt động kinh doanh Nhiều người tham gia bằng nhiều cách vào thế giới kinh doanh, và hầu hết mọi người đều muốn có tác động tích cực đến xã hội thông qua các hoạt động nghề nghiệp của họ Đạo đức kinh doanh là một công cụ tự phản ánh và hướng dẫn: làm thế nào có thể đảm bảo rằng doanh nghiệp là một động lực phát triển tích cực cho xã hội, và những chuẩn mực đạo đức nào đóng vai trò hướng dẫn trong việc định hình tương lai của doanh nghiệp? Sự tự bảo đảm và hướng dẫn này không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn đối với xã hội và tương lai của nó.

Mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh

Suy nghĩ theo trực giác nhiều người có thể cho rằng đạo đức và kinh doanh không có nhiều điểm chung, không đi đôi với nhau, hoặc thậm chí mâu thuẫn với nhau Tuy nhiên; đạo đức và kinh doanh có mối quan hệ theo nhiều cách khác nhau, và giữa đạo đức và kinh doanh có mối tương quan rất chặt chẽ Các doanh nghiệp thực hiện đúng các hoạt động mang tính đạo đức trong kinh doanh sẽ góp phần vào thành công của doanh nghiệp và đảm bảo rằng doanh nghiệp có được động lực tích cực để phát triển, việc thiếu đạo đức là một rủi ro nghiêm trọng đối với hoạt động kinh doanh và có thể dẫn đến thiệt hại lớn cho cả doanh nghiệp và xã hội

Tất nhiên, có thể có xung đột giữa các mục tiêu kinh doanh và các chuẩn mực đạo đức Tuy nhiên; sự xung đột này có thể không phổ biến như người ta nghĩ, và đôi khi những xung đột như vậy chỉ là mang tính nhận thức chứ không phải là tình huống khó xử thực tế Một số các tình huống khó xử điển hình trong bối cảnh kinh doanh, chẳng hạn như vấn đề tố cáo, trong tình huống này cần phát triển các công cụ để phân tích và giải quyết chúng Điều quan trọng là phải khám phá ra những tình huống khó xử dẫn đến sự nhầm lẫn về xung đột đạo đức và kinh doanh Nhìn chung, sẽ hiệu quả hơn nếu trước tiên xác định được tiềm năng cùng có lợi giữa đạo đức và kinh doanh, hiểu cách đạo đức và kinh doanh có thể hỗ trợ lẫn nhau và khám phá các cách để hiện thực hóa tiềm năng cùng có lợi này Cách tiếp cận này cho phép phân biệt rõ hơn các lĩnh vực xung đột thực tế, nghiêm trọng giữa kinh doanh và đạo đức, xác định các tình huống khó xử thực sự và giải quyết chúng một cách hợp lý

3.1.2.1 Quan điểm cụ thể của đạo đức kinh doanh

Vai trò đạo đức trong kinh doanh là vô cùng quan trọng để đạt được thành công Văn hóa đạo đức, quản trị đạo đức và các chính sách phù hợp góp phần đáng kể vào sự thành công của doanh nghiệp Ngược lại, thiếu đạo đức có thể dẫn đến rủi ro pháp lý nghiêm trọng, phá hoại công việc kinh doanh và làm tổn hại đến danh tiếng công ty Ngoài ra, đạo đức còn đóng vai trò quan trọng trong quan hệ của doanh nghiệp với các bên liên quan bên ngoài, xã hội và môi trường Những thất bại doanh nghiệp điển hình như Enron và Volkswagen là minh chứng rõ nét cho hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu đạo đức.

3.1.2.2 Quan điểm triết học của đạo đức kinh doanh

Quan điểm triết học về mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh bắt đầu từ quan điểm đạo đức và đặt câu hỏi: Ý nghĩa đạo đức của kinh doanh là gì? Ý nghĩa của các khía cạnh kinh doanh hoặc kinh tế trong bối cảnh đạo đức rộng lớn hơn là gì? Đây là những câu hỏi triết học, trừu tượng hơn Tuy nhiên, sự hiểu biết về những câu hỏi như vậy là rất quan trọng để hiểu đúng phạm vi đầy đủ của mối quan hệ giữa đạo đức và kinh doanh, và nó cũng rất quan trọng để hiểu đầy đủ ý nghĩa của đạo đức đối với hoạt động kinh doanh Đạo đức triết học truyền thống đặt ra những câu hỏi, chẳng hạn như: Thế nào là một cuộc sống tốt đẹp, hay một xã hội tốt đẹp và công bằng là gì? Các khía cạnh kinh tế quan trọng đối với những câu hỏi này Tất cả chúng ta đều tham gia theo cách này hay cách khác trong nền kinh tế: với tư cách là người tiêu dùng, doanh nhân, nhà đầu tư, nhân viên hoặc chuyên gia Ở cấp độ cá nhân, người ta có thể tự hỏi làm thế nào những khía cạnh kinh tế này của cuộc sống phù hợp với kế hoạch của một người và những ý tưởng về một cuộc sống tốt đẹp Mức độ đóng góp của một công việc, nghề nghiệp hoặc chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định vào bản sắc riêng và hạnh phúc cá nhân nói chung? Thành công nghề nghiệp, tiền bạc và của cải vật chất quan trọng như thế nào so với những mục đích khác trong cuộc sống, chẳng hạn như gia đình, sức khỏe, bạn bè hoặc sở thích? Quan điểm triết học cũng bao gồm các câu hỏi đạo đức chung hơn về nền kinh tế: Nền kinh tế tốt là gì? Làm thế nào để nền kinh tế phù hợp với các giá trị tổng thể của một xã hội và thúc đẩy sự hưng thịnh của xã hội đó? Làm thế nào chúng ta có thể xác định và nhận ra kinh doanh như một động lực tích cực trên thế giới? Những câu hỏi như vậy đã luôn được đặt ra Xác định và phát triển các hình thức kinh tế tối ưu đã là chủ đề chính trị và triết học quan trọng trong suốt lịch sử phát triển của loài người

Một vấn đề được đặt ra trong bối cảnh kinh doanh hiện nay là sự phát triển bền vững Tính bền vững bao hàm các yêu cầu và kỳ vọng về đạo đức đối với nền kinh tế và hoạt động kinh doanh Theo quan điểm bền vững, nền kinh tế không chỉ cần tốt cho xã hội hiện tại của chúng ta và các cá nhân trong đó, mà còn tốt cho các thế hệ tương lai, thiên nhiên và những người cùng thời trên toàn thế giới Do đó, kinh doanh đương đại phải đối mặt với những thách thức đạo đức mới và cần phải coi các yêu cầu đạo đức mới là một động lực tích cực để phát triển Trong thực tiễn kinh doanh ngày nay, có thể quan sát thấy sự thay đổi đáng kể của các chuẩn mực và giá trị kinh doanh, dẫn đến các mô hình kinh doanh mới và các loại hình kinh doanh hợp pháp mới Doanh nghiệp là một lực lượng xã hội quan trọng và mạnh mẽ, và điều cấp thiết là phải làm cho lực lượng này hoạt động hiệu quả để giải quyết các thách thức xã hội và đóng góp tích cực vào sự phát triển và hưng thịnh của xã hội trong tương lai

Có thể thấy rằng quan điểm cụ thể và quan điểm triết học của đạo đức kinh doanh được kết nối với nhau Một chức năng chính của đạo đức kinh doanh là liên hệ đúng đắn giữa hoạt động kinh doanh với bối cảnh xã hội của nó, tức là với các chuẩn mực và giá trị của các bên liên quan và xã hội Như vậy, nội hàm của đạo đức kinh doanh không thể tách rời khỏi các khuôn khổ đạo đức chung của xã hội và các kỳ vọng chung của xã hội đối với doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung Để hiểu toàn diện về đạo đức kinh doanh, cần phải xem xét mối tương quan của cả hai quan điểm.

Định nghĩa đạo đức kinh doanh

Để hiểu đạo đức kinh doanh, cần định nghĩa khái niệm này Tuy nhiên, hầu như chưa có định nghĩa cụ thể được sử dụng để xác định các vấn đề liên quan đến đạo đức Các thuật ngữ đạo đức, nguyên tắc, giá trị và đạo đức thường được sử dụng thay thế cho nhau; do đó, có nhiều sự nhầm lẫn liên quan đến khái niệm này Đạo đức đề cập đến triết lý cá nhân về điều gì là đúng hoặc sai Điểm quan trọng là khi người ta nói về đạo đức, thì đó là vấn đề thuộc quan điểm cá nhân Đạo đức, triết lý của cá nhân hoặc tập hợp các giá trị đúng và sai, liên quan đến cá nhân đó Cá nhân có thể sử dụng niềm tin đạo đức của mình để đưa ra các quyết định đạo đức trong bất kỳ bối cảnh nào Đạo đức kinh doanh bao gồm các nguyên tắc, giá trị và chuẩn mực của tổ chức có thể bắt nguồn từ các cá nhân, tuyên bố của tổ chức hoặc từ hệ thống pháp luật chủ yếu hướng dẫn hành vi của cá nhân và nhóm trong kinh doanh Các nguyên tắc (Principles) là những ranh giới cụ thể và phổ biến cho những hành vi không được vi phạm Các nguyên tắc thường trở thành cơ sở cho các quy tắc Giá trị (Values) là niềm tin và lý tưởng lâu dài Một số giá trị đạo đức hoặc mong muốn đối với doanh nghiệp ngày nay là tinh thần đồng đội, sự tin tưởng và tính chính trực Các nhà đầu tư, nhân viên, khách hàng, nhóm lợi ích, hệ thống pháp luật và cộng đồng thường xác định xem một hành động hoặc tiêu chuẩn cụ thể là hợp đạo đức hay phi đạo đức Mặc dù các nhóm này ảnh hưởng đến việc xác định điều gì là đạo đức hoặc phi đạo đức đối với hoạt động kinh doanh, nhưng họ cũng có thể mâu thuẫn với nhau Mặc dù đây là thực tế của hoạt động kinh doanh, những nhóm như vậy có thể không nhất thiết là đúng, nhưng những đánh giá của họ ảnh hưởng đến sự chấp nhận hoặc từ chối của xã hội đối với các phương thức kinh doanh Đạo đức được định nghĩa là hành vi hoặc quyết định được thực hiện theo các giá trị của một nhóm Đây được coi là một phần của văn hóa doanh nghiệp Trong nền văn hóa này, có những quy tắc và quy định cả thành văn và bất thành văn nhằm xác định những quyết định mà nhân viên cho là đúng hay sai liên quan đến công ty Những đánh giá đó là những đánh giá của tổ chức và được định nghĩa là đạo đức kinh doanh của tổ chức Một điểm khác biệt giữa một quyết định thông thường và một quyết định có đạo đức nằm ở “điểm mà các quy tắc được chấp nhận không còn phù hợp nữa và người ra quyết định phải đối mặt với trách nhiệm cân nhắc các giá trị và đưa ra phán quyết trong một tình huống không hoàn toàn giống với bất kỳ tình huống nào đã phải gặp trước đây” Một sự khác biệt khác liên quan đến người ra quyết định nhấn mạnh vào giá trị của chính họ và các thực hành được chấp nhận trong công ty của họ Do đó, các giá trị và phán đoán đóng một vai trò quan trọng khi cá nhân đưa ra các quyết định về đạo đức.

Những lý do để nghiên cứu đạo đức kinh doanh

Nghiên cứu đạo đức kinh doanh rất giá trị vì nó hỗ trợ các quyết định đạo đức trong bối cảnh kinh doanh chứ không chỉ dựa vào giá trị đạo đức của cá nhân Các nguyên tắc, giá trị và tiêu chuẩn đạo đức cần được áp dụng linh hoạt trong nhiều tình huống khác nhau Chỉ dựa vào các giá trị cá nhân sẽ không đủ để giải quyết các vấn đề đạo đức trong một tổ chức kinh doanh Trong khi các phẩm chất như trung thực và công bằng được chấp nhận rộng rãi, các quyết định chiến lược kinh doanh bao gồm các vấn đề phức tạp hơn Tôn trọng sự đa dạng văn hóa và đạo đức là rất quan trọng, do đó việc thiết lập các quy tắc ngăn ngừa hành vi sai trái là điều cần thiết.

Nhiều người với kinh nghiệm kinh doanh hạn chế đột nhiên thấy mình phải đưa ra các quyết định về chất lượng sản phẩm, quảng cáo, giá cả, kỹ thuật bán hàng, phương thức tuyển dụng và kiểm soát ô nhiễm Những vấn đề đạo đức mà họ học được từ gia đình, tôn giáo và trường học có thể không cung cấp hướng dẫn cụ thể cho những quyết định kinh doanh phức tạp này Nói cách khác, trải nghiệm và quyết định của một người ở nhà, ở trường và trong cộng đồng có thể hoàn toàn khác với kinh nghiệm và quyết định của họ tại nơi làm việc Ngoài ra, trách nhiệm quản lý và đạo đức lãnh đạo đối với hành vi của người khác đòi hỏi kiến thức về đạo đức và các quy trình cũng như hệ thống tuân thủ

Nghiên cứu đạo đức kinh doanh trang bị kiến thức xác định vấn đề đạo đức, tìm giải pháp giải quyết phù hợp Kiến thức về đạo đức kinh doanh hỗ trợ cá nhân ứng phó hiệu quả với xung đột giá trị cá nhân và tổ chức Thấu hiểu quy trình ra quyết định có đạo đức và biện pháp thúc đẩy hành vi đạo đức trong tổ chức giúp các cá nhân đưa ra lựa chọn có đạo đức hơn trong bối cảnh kinh doanh.

Lợi ích của đạo đức kinh doanh

Lĩnh vực đạo đức kinh doanh tiếp tục thay đổi nhanh chóng khi ngày càng có nhiều công ty nhận ra lợi ích của việc cải thiện hành vi đạo đức và mối liên hệ giữa đạo đức kinh doanh với hoạt động tài chính Cả giới nghiên cứu và thực tiễn từ giới kinh doanh đều chứng minh rằng việc xây dựng danh tiếng đạo đức giữa nhân viên, khách hàng và công chúng nói chung sẽ đem lại nhiều lợi ích cho tổ chức Hình 3.1 trình bày mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp

Hình 3.1 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với hiệu suất

Nguồn: Ferrell và ctg (2017), tr 16

3.1.5.1 Đạo đức kinh doanh làm tăng sự cam kết của nhân viên

Sự cam kết của nhân viên đến từ những người lao động tin rằng tương lai của họ gắn liền với tương lai của tổ chức và từ sự sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân cho sự phát triển của tổ chức Những doanh nghiệp càng quan tâm chăm sóc nhân viên của mình, thì khả năng nhân viên sẽ tận tâm với tổ chức càng cao Doanh nghiệp cần phát triển văn hóa đạo đức cho nhân viên bao gồm không có hành vi lạm dụng, môi trường làm việc an toàn, mức lương cạnh tranh và thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng đối với nhân viên Doanh nghiệp xây dựng chương trình tuân thủ đạo đức có thể khuyến khích nhân viên theo đuổi các giá trị tích cực và cách ứng xử phù hợp Một khi nhân viên nhận thức rằng công ty của họ kinh doanh có đạo đức dẫn đến việc nâng cao kết quả hoạt động trong tổ chức Một nền văn hóa doanh nghiệp tích hợp các giá trị đạo đức mạnh mẽ và thực hành kinh doanh tích cực sẽ thúc đẩy tăng khả năng sáng tạo của nhóm, tăng sự hài lòng trong công việc và giảm tỷ lệ nghỉ việc

Nhận thức của nhân viên rằng công ty của họ có văn hóa đạo đức dẫn đến việc nâng cao kết quả hoạt động trong tổ chức Một nền văn hóa doanh nghiệp tích hợp các giá trị đạo đức mạnh mẽ và thực hành kinh doanh tích cực sẽ tăng khả năng sáng tạo, sự hài lòng của các thành viên trong công việc và giảm tỷ lệ nghỉ việc Vì lợi ích của cả năng suất và tinh thần đồng đội, điều cốt yếu là các nhân viên cả trong và giữa các bộ phận trong toàn tổ chức phải chia sẻ một tầm nhìn chung về sự tin tưởng Một môi trường làm việc đáng tin cậy sẽ khiến các cá nhân sẵn sàng tin tưởng hơn và hành động theo các quyết định của đồng nghiệp Trong một môi trường làm việc như vậy, nhân viên có thể mong đợi được đồng nghiệp và cấp trên đối xử với sự tôn trọng Mối quan hệ tin cậy giữa quản lý cấp trên với cấp dưới của họ góp phần vào việc đưa ra quyết định hiệu quả hơn Một kết quả khảo sát cho thấy khi nhân viên nhận thức các giá trị như trung thực, tôn trọng và tin cậy được áp dụng thường xuyên tại nơi làm việc, họ cảm thấy ít áp lực hơn khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức, ít hành vi sai trái hơn, hài lòng hơn với tổ chức của họ nói chung và cảm thấy được coi trọng hơn với tư cách là nhân viên

3.1.5.2 Đạo đức nâng cao sự trung thành và tin cậy của nhà đầu tư

Hành vi đạo đức là nền tảng xây dựng lòng trung thành của cổ đông, góp phần vào thành công và nhận được sự ủng hộ, quan tâm của xã hội Các nhà đầu tư ngày nay coi trọng vấn đề đạo đức và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Họ thường ưu tiên đầu tư vào các công ty có hoạt động kinh doanh minh bạch và đề cao đạo đức Văn hóa đạo đức mang đến nền tảng cho hiệu quả, năng suất và lợi nhuận bền vững Ngược lại, những vụ bê bối thiếu đạo đức có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho giá cổ phiếu, làm giảm lòng tin của khách hàng và ảnh hưởng đến sự tồn tại lâu dài của công ty Các vụ kiện tụng và tiền phạt có thể khiến giá cổ phiếu giảm mạnh, khiến các nhà đầu tư lo lắng và thoái vốn Nhà đầu tư nổi tiếng Warren Buffett và công ty Berkshire Hathaway của ông được đánh giá cao về thành tích tài chính xuất sắc và tuân thủ đạo đức trong hoạt động kinh doanh.

Nhu cầu đầu tư có trách nhiệm với xã hội ngày càng tăng Số liệu ước tính cho thấy các khoản đầu tư có trách nhiệm với xã hội ở Hoa Kỳ có trị giá hơn 6 nghìn tỷ đô la Đầu tư có trách nhiệm xã hội ngày càng trở nên quan trọng, nhiều nhà đầu tư coi hành vi có trách nhiệm với xã hội là một yêu cầu hơn là một lựa chọn cho các công ty Các nhà đầu tư vừa nhìn vào lợi nhuận hoặc tiềm năng tăng giá cổ phiếu hoặc cổ tức, đồng thời họ cũng tìm cách nhận diện bất kỳ vấn đề đạo đức tiềm ẩn nào trong kết quả hoạt động, tư cách và báo cáo tài chính của công ty Do đó, việc giành được niềm tin và sự tin tưởng của các nhà đầu tư là điều quan trọng để duy trì sự ổn định tài chính của công ty

3.1.5.3 Đạo đức góp phần vào sự hài lòng của khách hàng

Sự hài lòng của khách hàng là chìa khoá thành công của doanh nghiệp Các công ty nên xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng, như Southwest Airlines với dịch vụ tận tâm và chính sách lấy khách hàng làm trọng Đối với doanh nghiệp, duy trì lòng trung thành của khách hàng, tạo cơ hội phản hồi, giải quyết vấn đề hợp tác là rất quan trọng Niềm tin là nền tảng cho mối quan hệ lâu dài với người tiêu dùng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp gắn liền với lòng tin thương hiệu, sự gắn kết cảm xúc và lòng trung thành Doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội sẽ được đánh giá cao, mang lại hiệu quả tài chính tích cực, đồng thời, doanh nghiệp có hoạt động tốt sẽ có khả năng đầu tư hơn cho hoạt động xã hội.

Khi một tổ chức có một môi trường đạo đức tích cực, nó thường tập trung vào giá trị cốt lõi là đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu Tuy nhiên, đặt khách hàng lên hàng đầu không có nghĩa là bỏ qua lợi ích của nhân viên, nhà đầu tư và cộng đồng địa phương Một nền văn hóa đạo đức tập trung vào khách hàng kết hợp với lợi ích của tất cả nhân viên, nhà cung cấp và các bên quan tâm khác trong các quyết định và hành động Nhân viên làm việc trong môi trường đạo đức sẽ chủ động hỗ trợ, đóng góp hiệu quả vào quá trình hiểu rõ nhu cầu và mối quan tâm của khách hàng

3.1.5.4 Đạo đức đóng góp phần làm tăng lợi nhuận

Một công ty không thể phát triển một nền văn hóa đạo đức trừ khi nó đã đạt được hiệu quả về mặt tài chính Các doanh nghiệp có nguồn lực lớn, bất kể quy mô nhân viên, đều có phương tiện để có đạo đức và thực hành trách nhiệm xã hội trong khi phục vụ khách hàng, đánh giá cao nhân viên của họ và đóng góp cho xã hội Ứng xử có đạo đức đối với khách hàng góp phần xây dựng một vị thế cạnh tranh mạnh, có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh và đổi mới sản phẩm Một số khía cạnh của văn hóa đạo đức đã được nhận diện nhằm tạo ra sự đổi mới liên quan trực tiếp đến hiệu suất Nhiều bằng chứng thực tiễn cho thấy tuân thủ nguyên tắc đạo đức kinh doanh thường đạt được hiệu suất tốt hơn Các nhà đầu tư nhận thấy nhiều rủi ro hơn ở các công ty không có văn hóa đạo đức Các công ty được nhân viên của họ đánh giá là có mức độ trung thực và liêm chính cao có tổng lợi nhuận trung bình cho cổ đông cao hơn nhiều so với các công ty được coi là có mức độ trung thực và liêm chính thấp Những kết quả này cung cấp bằng chứng mạnh mẽ rằng mối quan tâm của công ty đối với hành vi đạo đức đang trở thành một phần của chiến lược nhằm đạt được kết quả là lợi nhuận cao hơn Thay vì chỉ là một chức năng của việc tuân thủ, đạo đức đang trở thành một phần không thể thiếu trong nỗ lực của các nhà quản lý để đạt được lợi thế cạnh tranh.

Sự phát triển của đạo đức kinh doanh

 Trước năm 1960: Đạo đức trong kinh doanh

Trước năm 1960, các vấn đề đạo đức liên quan đến kinh doanh thường được thảo luận trong lĩnh vực thần học, triết học hoặc trong lĩnh vực các mối quan hệ pháp lý và cạnh tranh Các nhà lãnh đạo tôn giáo đã đặt ra câu hỏi về mức lương công bằng, thực hành lao động và đạo đức của chủ nghĩa tư bản Ví dụ, đạo đức xã hội Công giáo, được thể hiện trong một loạt thông điệp của Giáo hoàng, bao gồm quan tâm đến đạo đức trong kinh doanh, quyền của người lao động và mức lương đủ sống; vì những giá trị nhân văn hơn là những giá trị vật chất; và để cải thiện điều kiện của người nghèo Đạo đức làm việc của đạo Tin lành khuyến khích các cá nhân tiết kiệm, làm việc chăm chỉ và đạt được thành công trong hệ thống tư bản Những truyền thống tôn giáo như vậy đã tạo nền tảng cho lĩnh vực đạo đức kinh doanh trong tương lai Cuốn sách đầu tiên về đạo đức kinh doanh được xuất bản năm 1937 bởi Frank Chapman Sharp và Philip G Fox Các tác giả đã đề xuất thành bốn phần: dịch vụ công bằng, đối xử công bằng với đối thủ cạnh tranh, giá cả hợp lý và tiến bộ đạo đức trong thế giới kinh doanh Cuốn sách đầu tiên này thảo luận về các ý tưởng đạo đức chủ yếu dựa trên các lý thuyết kinh tế và triết lý đạo đức Đáng chú ý nhất, đối thủ cạnh tranh và khách hàng là những bên liên quan chính được nhấn mạnh, nhưng các tác giả cũng xác định các nhóm khác như cổ đông, nhân viên, đối tác kinh doanh, nhà cung cấp, cơ quan chính phủ, thể hiện sự cần thiết của việc đối xử có đạo đức đối với các bên liên quan khác nhau

Những năm 1960 chứng kiến sự trỗi dậy của các phong trào xã hội phản đối kinh doanh, đặc biệt là các tổ hợp công nghiệp - quân sự, phản đối việc lợi ích kinh tế chi phối xã hội Trong bối cảnh đó, các vấn đề sinh thái như ô nhiễm và xử lý chất thải độc hại cũng nổi lên Phong trào bảo vệ người tiêu dùng bắt đầu với "Tuyên ngôn Quyền Người tiêu dùng" của Kennedy năm 1962, xác định quyền được an toàn, được thông báo, được lựa chọn và được lắng nghe Cuốn sách "Không an toàn ở mọi tốc độ" của Nader năm 1965 đã chỉ trích ngành công nghiệp ô tô, dẫn đến các yêu cầu về an toàn và thúc đẩy nhiều luật bảo vệ người tiêu dùng Các hoạt động kinh doanh thiếu đạo đức và phân biệt đối xử cũng bị lên án mạnh mẽ trong thời kỳ này.

 Những năm 1970: Đạo đức kinh doanh như một lĩnh vực mới nổi Đạo đức kinh doanh bắt đầu phát triển như một lĩnh vực nghiên cứu vào những năm

1970 Các nhà thần học và triết học đã đặt nền móng bằng cách đề xuất một số nguyên tắc đạo đức nhất định có thể được áp dụng cho các hoạt động kinh doanh Sử dụng nền tảng này, các giáo sư kinh doanh bắt đầu giảng dạy và viết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, nghĩa vụ của tổ chức trong việc tối đa hóa tác động tích cực của tổ chức đối với các bên liên quan và giảm thiểu tác động tiêu cực của tổ chức

Các triết gia tăng cường tham gia, áp dụng lý thuyết đạo đức và phân tích triết học để cấu trúc bộ môn đạo đức kinh doanh Các công ty trở nên quan tâm hơn đến hình ảnh trước công chúng của họ và khi nhu cầu xã hội ngày càng tăng, nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng họ cần phải giải quyết các vấn đề đạo đức một cách trực tiếp hơn Các hội nghị đã được tổ chức để thảo luận về trách nhiệm xã hội và các vấn đề đạo đức trong kinh doanh Các trung tâm giải quyết các vấn đề về đạo đức kinh doanh được thành lập Các cuộc họp liên ngành quy tụ các giáo sư kinh doanh, nhà thần học, nhà triết học và doanh nhân Tổng thống Jimmy Carter đã cố gắng tập trung vào các nỗ lực cá nhân và hành chính để duy trì các nguyên tắc đạo đức trong chính phủ Đạo luật Hành vi tham nhũng nước ngoài đã được thông qua trong thời gian cầm quyền của ông, khiến các doanh nghiệp Hoa Kỳ hối lộ các quan chức chính phủ của các quốc gia khác được xem là bất hợp pháp Ngày nay luật này là ưu tiên cao nhất của

Bộ Tư pháp Hoa Kỳ

Vào cuối những năm 1970, một số vấn đề đạo đức chính đã nổi lên, bao gồm hối lộ, quảng cáo lừa dối, thông đồng giá cả, an toàn sản phẩm và sinh thái Đạo đức kinh doanh trở thành một biểu hiện chung Các nhà nghiên cứu hàn lâm đã tìm cách xác định các vấn đề đạo đức và mô tả cách các doanh nhân có thể chọn hành động trong các tình huống cụ thể Tuy nhiên, chỉ có những nỗ lực hạn chế được thực hiện để mô tả cách thức hoạt động của quá trình ra quyết định có đạo đức và xác định nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình này trong tổ chức

Vào những năm 1980, các học giả và các nhà thực hành kinh doanh thừa nhận đạo đức kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu, và một nhóm các tổ chức đang phát triển với những lợi ích đa dạng đã thúc đẩy nó Các trung tâm về đạo đức kinh doanh đã cung cấp các ấn phẩm, khóa học, hội nghị và hội thảo R Edward Freeman là một trong những học giả đầu tiên đi tiên phong trong việc đề ra khái niệm các bên liên quan như một lý thuyết nền tảng cho các quyết định về đạo đức kinh doanh Freeman đã định nghĩa các bên liên quan là “bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ chức” Lý thuyết các bên liên quan đã có tác động lớn đến quan điểm quản lý chiến lược và quan điểm của các tập đoàn về trách nhiệm của họ Đạo đức kinh doanh cũng là mối quan tâm nổi bật của các công ty hàng đầu như General Electric, Hershey Foods, General Motors, IBM, Caterpillar và S C Johnson & Son, Inc Nhiều công ty trong số này đã thành lập các ủy ban đạo đức và chính sách xã hội để giải quyết các vấn đề đạo đức Vào những năm 1980 tại Hoa Kỳ, Sáng kiến Công nghiệp Quốc phòng về Đạo đức và Ứng xử Kinh doanh (Defense Industry Initiative - DII) đã được phát triển để hướng dẫn hỗ trợ doanh nghiệp về hành vi đạo đức Năm 1986, mười tám nhà thầu quốc phòng đã soạn thảo các nguyên tắc hướng dẫn đạo đức kinh doanh và ứng xử Nỗ lực này đã thiết lập các phương pháp và chiến thuật làm việc để liên kết thực tiễn và chính sách của tổ chức với việc tuân thủ đạo đức thành công Những năm 1980, xuất hiện các vấn đề có sự ảnh hưởng toàn cầu như nhiều hàng rào thuế quan và thương mại đã được dỡ bỏ và các doanh nghiệp sáp nhập và thoái vốn trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mở rộng Trong khi các trường kinh doanh cung cấp các khóa học về đạo đức kinh doanh, các quy tắc kinh doanh lại thay đổi với tốc độ nhanh chóng vì ít quy định hơn Các công ty hoạt động trên phạm vi quốc tế bắt đầu lúng túng trong việc áp dụng các quy tắc hành vi kinh doanh trong bối cảnh mới

 Những năm 1990: Thể chế hóa Đạo đức Kinh doanh

Hướng dẫn phán quyết liên bang dành cho các tổ chức (Federal Sentencing Guidelines for Organizations - FSGO), được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào tháng

11 năm 1991, đã đặt ra tiêu chuẩn cho các chương trình tuân thủ đạo đức của tổ chức trong những năm 1990 Các hướng dẫn, dựa trên sáu nguyên tắc của DII, đã tạo ra nền tảng mới bằng cách hệ thống hóa thành các biện pháp khuyến khích pháp luật để khen thưởng các tổ chức thực hiện hành động ngăn chặn hành vi sai trái, chẳng hạn như phát triển các chương trình tuân thủ pháp luật và đạo đức nội bộ hiệu quả Các quy định trong hướng dẫn giảm nhẹ hình phạt cho các doanh nghiệp đang cố gắng loại bỏ tận gốc các hành vi sai trái và thiết lập các tiêu chuẩn đạo đức và pháp lý cao Mặt khác, theo FSGO, nếu một công ty thiếu một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả và nhân viên của họ vi phạm pháp luật, thì công ty đó có thể phải chịu những hình phạt nghiêm khắc Các hướng dẫn tập trung vào việc các công ty thực hiện hành động để ngăn chặn và phát hiện các hành vi sai trái của doanh nghiệp với sự tuân thủ theo các quy định của chính phủ Trọng tâm của FSGO là phương pháp tiếp cận nghiêm khắc, bằng cách thực hiện hành động ngăn chặn hành vi sai trái, một công ty có thể tránh được các hình phạt nghiêm trọng nếu vi phạm xảy ra Một cách tiếp cận máy móc, sử dụng luật pháp sẽ không đủ để ngăn chặn các hành vi vi phạm Công ty phải phát triển các giá trị của công ty, thực thi quy tắc đạo đức của riêng mình và cố gắng ngăn chặn các hành vi sai trái Luật này liên tục phát triển các sửa đổi mới hầu như hàng năm

 Đạo đức kinh doanh của thế kỷ 21

Mặc dù đạo đức kinh doanh dường như đã được thể chế hóa nhiều hơn vào những năm 1990, nhưng bằng chứng mới đã xuất hiện vào đầu những năm 2000 cho thấy không phải tất cả các nhà điều hành và quản lý doanh nghiệp đều hoàn toàn chấp nhận mong muốn của công chúng về các tiêu chuẩn đạo đức cao Các hành vi sai trái của công ty được công bố rộng rãi như Enron, WorldCom, Halliburton và công ty kế toán Arthur Andersen đã khiến chính phủ và công chúng phải tìm kiếm những cách thức mới để khuyến khích hành vi đạo đức Các vụ bê bối kế toán, đặc biệt là làm sai lệch báo cáo tài chính, đã trở thành một phần văn hóa của nhiều công ty Các công ty bên ngoài Hoa Kỳ, chẳng hạn như Royal Ahold ở Hà Lan và Parmalat ở Ý, đã trở thành những ví dụ về gian lận kế toán toàn cầu Để giải quyết tình trạng mất niềm tin vào báo cáo tài chính và đạo đức doanh nghiệp, vào năm 2002, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Sarbanes – Oxley, thay đổi sâu rộng nhất trong các quy định về kiểm soát tổ chức và kế toán kể từ Đạo luật

Chứng khoán và Giao dịch năm 1934 Luật mới khiến gian lận chứng khoán trở thành tội hình sự và tăng cường các hình phạt đối với hành vi gian lận của công ty Đạo luật tạo cơ sở thành lập ban giám sát kế toán yêu cầu các công ty thiết lập các quy tắc đạo đức về báo cáo tài chính và phát triển tính minh bạch hơn trong các báo cáo tài chính cho các nhà đầu tư và các bên liên quan khác Các sửa đổi đối với FSGO yêu cầu cơ quan quản lý doanh nghiệp phải được thông báo đầy đủ về chương trình đạo đức của doanh nghiệp liên quan đến nội dung, việc thực hiện và hiệu quả Các đạo luật trên đã thể chế hóa nhu cầu phát hiện và giải quyết rủi ro đạo đức và pháp lý Ban lãnh đạo cao nhất và ban giám đốc của một công ty phải chịu trách nhiệm về việc phát hiện các rủi ro liên quan đến hành vi đạo đức Phần lớn các công ty bắt đầu quan tâm đến việc phát triển các cơ chế chính thức và không chính thức nhằm nâng cao tính minh bạch về các vấn đề liên quan đến rủi ro do các hành vi sai trái gây ra Trên thực tế, các thảm họa đạo đức có thể gây tổn hại đáng kể đến danh tiếng của công ty so với các loại rủi ro được quản lý thông qua bảo hiểm và các phương pháp khác Mặc dù nhiều biện pháp đã được đề xuất và thực thi, hậu quả do những vi phạm các tiêu chuẩn về đạo đức vẫn diễn ra vào năm 2008 khi hệ thống tài chính gần như sụp đổ do việc sử dụng phổ biến, có hệ thống các công cụ như hoán đổi nợ tín dụng, nợ rủi ro như cho vay dưới chuẩn và tham nhũng trong các tập đoàn lớn Nhiều công ty, chẳng hạn như AIG, Lehman Brothers, Merrill Lynch và Countrywide Financial, đã thực hiện các hành vi sai trái về đạo đức trong việc phát triển và bán các sản phẩm tài chính có rủi ro cao

Các vấn đề đạo đức trong tương lai xoay quanh việc thu nhận và bán thông tin Điện toán đám mây đã bắt đầu một mô hình mới Các doanh nghiệp không còn được phát triển các chiến lược dựa trên các thông lệ trong quá khứ; họ bắt đầu với thông tin và tìm kiếm các mối quan hệ và tương quan để khám phá các quy tắc kinh doanh mới Các công ty đang trở nên tinh vi hơn trong việc hiểu khách hàng của họ bằng cách sử dụng các công nghệ phân tích dự đoán Những công nghệ như vậy cũng như những tiến bộ trong nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng đã làm giảm xác suất lựa chọn độc lập của người tiêu dùng Nhiều câu hỏi đặt ra liên quan đến tính chất đạo đức trong xu hướng phát triển mới Chẳng hạn, việc doanh nghiệp đánh giá Facebook của khách hàng hoặc các dịch vụ mạng xã hội khác có được chấp nhận không? Khi mua sắm, việc sử dụng các công cụ giao dịch trực tuyến cung cấp thông tin của người tiêu dùng cho các doanh nghiệp liên quan đến vị trí, những gì khách hàng đang xem và đã làm trong ngày qua (thông qua điện thoại di động) có làm phiền khách hàng không? Nhân viên có nên tuân theo đạo đức của doanh nghiệp khi không đi làm không? Đây là một số vấn đề đạo đức kinh doanh trong tương lai của xã hội đặt trong bối cảnh mới.

Các cấp độ của đạo đức kinh doanh

Các chức năng của đạo đức trong kinh doanh hiện đại rất đa dạng và phức tạp Có nhiều khía cạnh đạo đức trong kinh doanh, và một điều kiện tiên quyết để giải quyết thành công chúng là xác định đúng loại khía cạnh đạo đức quan trọng trong một tình huống hoặc trường hợp cụ thể Ví dụ, một vấn đề đạo đức có thể liên quan đến việc ra quyết định của cá nhân, thiết kế tổ chức, cấu trúc và quy tắc của ngành hoặc các khía cạnh xã hội và luật pháp, hoặc có khía cạnh toàn cầu Việc xác định đúng loại vấn đề đạo đức cụ thể là điều kiện tiên quyết cần thiết để phân tích và giải quyết thành công vấn đề Điều quan trọng là phải xác định đúng vấn đề đạo đức thuộc cấp độ nào, phân tích mối tương quan giữa các cấp độ đạo đức khác nhau và hiểu cấp độ nào là phù hợp nhất để tiếp cận một vấn đề đạo đức cụ thể Một số thách thức đạo đức không thể được giải quyết đầy đủ bởi các cá nhân mà đòi hỏi cách tiếp cận tổ chức và giải pháp ở cấp độ tổ chức Những thách thức khác thậm chí có thể vượt quá trình độ và khả năng của tổ chức; do đó, có thể đòi hỏi các hành động phối hợp trong ngành, hoặc các giải pháp xã hội và pháp lý Tuy nhiên, ngay cả trong những trường hợp như vậy, các cá nhân hoặc tổ chức đôi khi cần phải đưa ra các quyết định đạo đức và tự mình hành động, đặc biệt trong trường hợp cấp phụ trách không thể khắc phục được vấn đề Đối với các vấn đề đạo đức phức tạp hơn trong kinh doanh, một mô hình chia sẻ trách nhiệm có thể là câu trả lời và giải pháp tốt nhất Trong một thế giới kinh doanh hiện đại phức tạp, nhiều vấn đề đạo đức gây ra bởi sự tác động lẫn nhau của các tác nhân khác nhau, chẳng hạn như công ty, nhà cung cấp, khách hàng và cơ quan quản lý, mỗi bên đều có trách nhiệm đối với một vấn đề và do đó cần phải tham gia cùng nhau và phối hợp nỗ lực giải quyết vấn đề

Đạo đức kinh doanh và Trách nhiệm xã hội

3.1.8.1 Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Có ba lý do mà các công ty nên quan tâm đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate social responsibility - CSR): lý do thực dụng, lý do đạo đức và lý do chiến lược Những lý do này không loại trừ lẫn nhau và có thể lồng ghép vào nhau

Hình 3.2 Quan điểm của các bên liên quan đến tổ chức

Nguồn: Trevino và ctg (2014), tr 319

Lý do thực dụng dựa trên sự thừa nhận rằng doanh nghiệp phải hành động có trách nhiệm trong xã hội để bảo vệ sự tồn tại của chính mình Các công ty phụ thuộc vào sự cho phép của xã hội, và các quyền lợi của họ có thể bị thu hồi nếu họ bị coi là vô trách nhiệm Quan điểm của các bên liên quan đóng vai trò quan trọng khi họ bị ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp Doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích của nhiều bên liên quan và hành động thận trọng để duy trì danh tiếng và sự tồn tại của mình.

Vì vậy, với cách tiếp cận thực dụng đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các nhà quản lý của tổ chức sẽ xem xét môi trường và cảnh giác để hành động nhằm tránh gây tổn hại kinh tế, duy trì tính hợp pháp và đảm bảo danh tiếng tốt của công ty Nhưng cách tiếp cận này có thể rủi ro nếu nó chủ yếu mang tính phản ứng, chỉ hành động dựa trên mối quan tâm của các bên liên quan sau khi họ đã phản ứng Đôi khi các bên liên quan không được chú ý thích đáng cho đến khi các vụ việc tiêu cực được công khai và gây thiệt hại đáng kể và ảnh hưởng đến danh tiếng của công ty Trong tình huống này công ty rất bị động để khắc phục các thiệt hại Sự tham gia mang tính xây dựng với các bên liên quan, bao gồm cả những người chỉ trích công ty, mang đến một phương pháp tiếp cận mới và ngày càng phổ biến Thay vì phản ứng một cách bị động, một cách tiếp cận tốt hơn là chủ động phân tích bối cảnh của các bên liên quan và làm việc với các bên liên quan được chọn, những người sẵn sàng tham gia vào các cuộc đối thoại mang tính xây dựng

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một khái niệm đạo đức tập trung vào trách nhiệm đạo đức của các doanh nghiệp đối với xã hội mà họ hoạt động Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải hành xử có đạo đức và có trách nhiệm, không chỉ vì lợi nhuận mà còn đóng góp cho sự phát triển của xã hội CSR bao gồm các hoạt động như sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, đối xử công bằng với nhân viên, thực hiện các quy trình kinh doanh thân thiện với môi trường và đóng góp cho cộng đồng Doanh nghiệp nên liên tục xác định các bên liên quan và vấn đề ưu tiên để đảm bảo CSR là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của mình, vượt ra ngoài các yêu cầu pháp lý.

Honda là một ví dụ về một công ty có các giá trị đạo đức mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình Công ty được hướng dẫn bởi các nguyên tắc nhìn xa trông rộng của người sáng lập, được gọi là “Sức mạnh của những giấc mơ” Trên trang web của công ty “Triết lý Honda” cho biết: “Chúng tôi nhìn nhận mọi thứ từ góc độ toàn cầu, luôn nỗ lực sáng tạo và sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao nhất với mức giá hợp lý để làm hài lòng khách hàng trên toàn thế giới,… Chúng tôi coi đó là trách nhiệm của mình trong việc phục vụ nhân loại thông qua các cam kết toàn cầu nhằm giúp bảo vệ môi trường và tăng cường an toàn,… Trong mọi nỗ lực mà chúng tôi theo đuổi, chúng tôi cố gắng trở thành một công ty mà mọi người trên toàn thế giới đều mong muốn tồn tại” Tại Honda, bảo vệ môi trường tự nhiên là nguyên tắc cốt lõi dẫn dắt các quyết định kinh doanh, một nguyên tắc đã được chứng minh là tốn kém trong ngắn hạn nhưng có khả năng mang lại hiệu quả trong dài hạn

Lý do thứ ba để các tổ chức thực hiện trách nhiệm xã hội là một lý do chiến lược Cách tiếp cận chiến lược đối với CSR cung cấp cho các nhà quản lý một cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định về các bên liên quan và các vấn đề trách nhiệm xã hội Các công ty nên bắt đầu bằng cách xem xét kỹ lưỡng các tác động xã hội trong chuỗi giá trị của công ty Chuỗi giá trị, mô tả tất cả các hoạt động kinh doanh bình thường của một công ty nhằm gia tăng giá trị khi sản phẩm hoặc dịch vụ chuyển từ bộ phận này sang bộ phận khác của doanh nghiệp Ví dụ, trong một hoạt động sản xuất, người ta sẽ xem xét hậu cần trong nước (ví dụ: mua và vận chuyển nguyên liệu thô), hoạt động sản xuất, hậu cần đầu ra, hoạt động tiếp thị và bán hàng, và hỗ trợ sau bán hàng Các chức năng hỗ trợ như quản trị nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng công ty đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ chuỗi giá trị và cũng cần được xem xét Các nhà quản lý tham gia vào các hoạt động hàng ngày của công ty được yêu cầu xem xét cẩn thận chuỗi giá trị và xem xét nơi nào trong chuỗi tạo ra ảnh hưởng tiêu cực hoặc có khả năng làm như vậy, nhằm giảm thiểu tác hại đó Các hoạt động chuỗi giá trị nên được coi là ứng cử viên hàng đầu cho các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của công ty vì chúng mang lại lợi ích cho xã hội bằng cách giảm thiểu tác hại (hoặc thực hiện lợi ích xã hội) và cũng có thể giúp công ty bằng cách giảm chi phí hoặc nâng cao danh tiếng của công ty

Phần thứ hai của phân tích chiến lược trách nhiệm xá hội là cố gắng xác định vị trí công ty có tiềm năng thực hiện lợi ích xã hội thông qua kiến thức và chuyên môn độc đáo của công ty Những sáng kiến như vậy đóng góp vào lợi ích xã hội đồng thời củng cố vị thế cạnh tranh của công ty Ví dụ, Toyota đã thực hiện điều này khá thành công bằng cách dành nguồn lực đáng kể để phát triển xe hybrid Prius của mình Do nhu cầu của xã hội đối với những chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn và giảm lượng khí thải carbon; do đó, khi Toyota tập trung nguồn lực vào việc phát triển loại ô tô bền vững hơn với môi trường sẽ giúp nâng cao uy tín của mình với khách hàng như một nhà đổi mới

Tiếp cận chiến lược mang tính chủ động hơn so với tiếp cận thực dụng vì nó giúp công ty xác định và thừa nhận tác hại tiềm ẩn trong hoạt động của mình, đồng thời tập trung giải quyết các tác hại này thông qua chuỗi giá trị Doanh nghiệp chủ động giải quyết vấn đề trước khi chúng trở thành tiêu cực ảnh hưởng đến danh tiếng Cách tiếp cận này hỗ trợ doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào những vấn đề trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp có thể thực hiện với chuyên môn của mình, thay vì chỉ chạy theo tình huống Doanh nghiệp sử dụng cách tiếp cận chiến lược sẽ không giới hạn nỗ lực thực hiện CSR chỉ hướng vào mục tiêu lợi nhuận, vì tập trung vào chuỗi giá trị đòi hỏi doanh nghiệp giải quyết những tác hại mà họ gây ra Cách tiếp cận này khuyến khích doanh nghiệp thực sự đo lường các tác động xã hội từ hoạt động của họ.

3.1.8.2 Các loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một cách khác để nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phân chia dưới dạng nhiều loại trách nhiệm Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phân thành hình kim tự tháp bao gồm bốn loại trách nhiệm phải được xem xét đồng thời: kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện (Hình 2.9)

Hình 3.3 Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Nguồn: Carroll (1991) a) Trách nhiệm kinh tế

Trách nhiệm kinh tế của một doanh nghiệp liên quan đến chức năng chính của nó là sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời tạo ra lợi nhuận có thể chấp nhận được Trách nhiệm này được coi là nền tảng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nếu không có khả năng tài chính, các trách nhiệm khác không thể thực hiện được Thực hiện trách nhiệm này một cách hiệu quả được coi là đại diện cho mục đích đạo đức quan trọng của kinh doanh vì nó cung cấp việc làm cho người lao động, sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia Nhà kinh tế học Milton Friedman đã từng nói: trách nhiệm duy nhất của ban quản lý là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông; tuy nhiên, cần lưu ý “kiếm được nhiều tiền nhất có thể trong khi tuân thủ các quy tắc cơ bản của xã hội, cả những quy tắc thể hiện trong luật pháp và những quy tắc được thể hiện trong phong tục đạo đức”

Vì vậy, tối đa hóa lợi nhuận không phải là là trách nhiệm duy nhất, sau cùng của doanh nghiệp b) Trách nhiệm pháp lý

Ngoài các trách nhiệm kinh tế, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ thực hiện công việc của mình phù hợp với luật pháp hiện hành và các quy định của Nhà nước Luật hướng dẫn thực hành kinh doanh có thể được coi là quy tắc cơ bản của hệ thống doanh nghiệp và cùng tồn tại với các trách nhiệm kinh tế Luật pháp cũng có thể được xem như là đại diện cho các chuẩn mực và tiêu chuẩn tối thiểu về hành vi kinh doanh được thống nhất trong một xã hội Nhưng không phải mọi kỳ vọng của xã hội đều được hệ thống hóa thành luật, và luật khác nhau tùy từng quốc gia c) Trách nhiệm đạo đức

Trách nhiệm đạo đức vượt ra ngoài trách nhiệm pháp lý, bao gồm trách nhiệm chung hơn nhằm tránh gây ra những tổn hại cho xã hội và thực hiện những hoạt động được cho là đúng đắn, cần thiết căn cứ vào các quy trình ra quyết định có đạo đức để đưa ra những quyết định này Có rất nhiều ví dụ điển hình về các công ty vượt ra ngoài các yêu cầu pháp lý để thực hiện những gì họ cho là trách nhiệm đạo đức của họ Levi Strauss nêu ra bốn giá trị cốt lõi của công ty là sự đồng cảm, tính độc đáo, tính chính trực và lòng dũng cảm Levi Strauss là “công ty đa quốc gia đầu tiên phát triển một quy tắc ứng xử toàn diện” được thiết kế để đảm bảo rằng công nhân của công ty “ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều được an toàn và được đối xử với phẩm giá và sự tôn trọng.” d) Trách nhiệm từ thiện

Trách nhiệm từ thiện tập trung vào việc công ty tham gia vào các hoạt động thúc đẩy phúc lợi hoặc thiện chí nói chung thông qua hoạt động quyên góp thời gian và tiền bạc hoặc các sản phẩm và dịch vụ Bởi vì hoạt động từ thiện là một khía cạnh hoàn toàn tự nguyện hoặc tùy ý thuộc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, việc không làm từ thiện nói chung không bị coi là trái đạo đức; có thể đặt câu hỏi liệu hoạt động từ thiện có phải là “trách nhiệm” của công ty hay không Bill Gates (người đồng sáng lập Microsoft) và vợ ông, Melinda, đã xây dựng quỹ từ thiện lớn nhất thế giới (nhiều tỷ đô la) Gates từ bỏ vai trò quản lý tại Microsoft vào năm 2008 để tập trung toàn thời gian cho hoạt động từ thiện Gia đình Gates đã tự nguyện hiến tặng 95% tài sản của họ cho hoạt động từ thiện Quỹ từ thiện của Gates hiện được bổ sung thêm nhiều tỷ USD do Warren Buffett, nhà đầu tư nổi tiếng, hiến tặng Những nhà từ thiện này đang tích cực tham gia vào việc giải quyết các tệ nạn toàn cầu Nhiều công ty cũng tham gia vào hoạt động từ thiện thường xuyên, thường là thông qua các nền tảng mà họ tạo ra Rất khó để biết các công ty thực sự đóng góp bao nhiêu, bởi vì việc công bố thông tin công khai là không bắt buộc Business Week và tạp chí Fortune đều công bố danh sách các công ty thực hiện hoạt động từ thiện hàng năm Nhiều công ty cho nhân viên nghỉ việc để tham gia các hoạt động đóng góp cho cộng đồng của họ Các công ty này tiếp cận hoạt động từ thiện từ quan điểm của các bên liên quan Họ coi hoạt động từ thiện là hình thức giúp họ cải thiện mối quan hệ với nhân viên, cộng đồng, khách hàng hoặc các bên liên quan khác, bằng cách tham gia đóng góp cho những hoạt động cộng đồng.

Văn hóa tổ chức

3.2.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu về văn hóa tổ chức

Bài báo của Pettigrew (1979) về "Administrative Science Quarterly" được cho là mốc khởi đầu quan trọng nhất cho nghiên cứu văn hóa tổ chức hiện đại Trước đó, nhiều nghiên cứu đã đề cập đến ứng dụng khái niệm văn hóa cho các tổ chức, chẳng hạn như nghiên cứu Hawthorne về ảnh hưởng của các mối quan hệ xã hội đến hành vi của người lao động Tuy nhiên, bài báo của Pettigrew có ba lý do khiến nó gây được tiếng vang lớn và kích thích sự quan tâm đến chủ đề văn hóa tổ chức Thứ nhất, ông đã trình bày rõ ràng các khái niệm và phương pháp nhân học, giúp các nhà nghiên cứu về tổ chức dễ dàng tiếp cận và áp dụng vào các nghiên cứu của mình Thứ hai, thời điểm ra mắt bài báo trùng hợp với giai đoạn nghiên cứu về các tổ chức đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các trường kinh doanh sau báo cáo năm 1959 của Quỹ Carnegie Thứ ba, các nhà tư vấn quản lý cũng đang nhận ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu các vấn đề hành vi trong tổ chức, vì vậy bài báo của Pettigrew đã thu hút được sự quan tâm của họ.

Xét về khía cạnh kinh tế hay kinh doanh, nền kinh tế Mỹ gặp khó khăn trong suốt những năm 1970, trong khi cùng lúc đó Nhật Bản trở thành một lực lượng kinh tế dựa trên một mô hình kinh doanh và quản lý rất khác so với Mỹ Do đó, một số cuốn sách về văn hóa đã đề cập cụ thể đến thách thức từ Nhật Bản như “Thuyết Z: Cách doanh nghiệp Mỹ có thể đáp ứng thách thức của người Nhật” (Ouchi, 1981) và “Nghệ thuật quản lý Nhật Bản: Ứng dụng cho giám đốc điều hành người Mỹ” (Pascale & Athos, 1982) Nhìn chung, những thay đổi trong công nghệ dẫn đến tăng tỷ lệ thay đổi và các hình thức tổ chức mới trong các tổ chức, và sự chuyển dịch ở Hoa Kỳ từ nền kinh tế sản xuất sang nền kinh tế dịch vụ tạo ra nhu cầu tập trung nhiều hơn vào văn hóa tổ chức, bởi yếu tố này vừa là chất keo xã hội để giữ tổ chức tập trung vào các giá trị cốt lõi, vừa là cơ chế kiểm soát để đảm bảo chất lượng ở mức cao Mối quan tâm học thuật đối với văn hóa tổ chức phản ánh sự quan tâm của các nhà thực hành Một phần của sự quan tâm này là do nó đã trở nên quá phổ biến trong giới quản lý; từ đó, những học giả có liên quan đến kinh doanh chuyển trọng tâm của họ sang chủ đề này Đối với những người khác, văn hóa tổ chức thu hút được sự quan tâm vì nó cung cấp một cách để làm cầu nối giữa các cấp độ vi mô và vĩ mô của hành vi tổ chức và quản lý chiến lược (Alvesson, 2002) Văn hóa đã mở ra cánh cửa cho việc nghiên cứu định tính về khía cạnh biểu đạt của đời sống tổ chức, những gì diễn ra hàng ngày trong tổ chức Ngoài việc tập trung vào bản thân văn hóa tổ chức, phần lớn các cuộc tranh luận trong thời gian này là về cách văn hóa nên được nghiên cứu từ cả khía cạnh lý thuyết và phương pháp luận Martin, Frost và O'Neill (2006) đã tóm tắt ba cuộc tranh luận chính: (1) giữa những người ủng hộ việc nghiên cứu văn hóa như một cấu trúc tổ chức bao trùm, toàn diện so với những người nhấn mạnh sự hiện diện của nhiều nền tiểu văn hóa trong các tổ chức; (2) giữa những người sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu văn hóa và những người sử dụng phương pháp định tính; và (3) giữa những người đã nghiên cứu văn hóa tổ chức như một cách để nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức (các nhà quản lý) và những người quan tâm đến việc ủng hộ những người lao động ở dưới cùng của hệ thống phân cấp tổ chức, những người mà họ coi là bị kiểm soát và thao túng bởi ban quản lý (các nhà lý thuyết phê bình) Vào khoảng cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, một sự thay đổi dường như đã xảy ra trong nghiên cứu văn hóa tổ chức Như được lưu ý bởi Alvesson (2011), “Văn hóa đã trở nên vững chắc như một khía cạnh quan trọng trong tổ chức và quản lý Do đó, nó được coi là nền tảng trong bất kỳ hiểu biết rộng nào về tổ chức và quản lý”

3.2.2 Cách tiếp cận để hiểu văn hóa tổ chức

Các định nghĩa về văn hóa tổ chức sẽ không có nhiều ý nghĩa nếu không có sự hiểu biết đầy đủ về các cách khác nhau mà các nhà nghiên cứu đã hình thành và hiểu khái niệm này Ngoài ra, văn hóa được hiểu như thế nào sẽ tương tác với cách nó được nghiên cứu Ở cấp độ chung nhất, có lẽ cách tốt nhất để phân biệt các cách tiếp cận để hiểu khái niệm hóa văn hóa là đối chiếu những phương pháp tập trung vào văn hóa như một cái gì đó mà tổ chức “có” với những cái mô tả văn hóa như một cái gì đó mà tổ chức “là” (Smircich, 1983) Từ quan điểm “tổ chức có văn hóa” (hoặc quan điểm theo chủ nghĩa khách quan; Alvesson, 1993), các nhà nghiên cứu xem văn hóa như một biến tổ chức hoặc thuộc tính bị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các biến tổ chức khác Mối quan tâm theo hướng này thường là người theo chủ nghĩa chức năng, cố gắng hiểu văn hóa được liên kết như thế nào với kết quả và hiệu quả và do đó có thể thay đổi nó như thế nào để tổ chức hoạt động hiệu quả hơn và năng suất hơn (Davey

Cách tiếp cận hữu dụng (instrumental) trong nghiên cứu văn hóa tổ chức tập trung vào việc phát triển sự hiểu biết và kiến thức về các mối quan hệ nhân quả để ứng dụng hoặc kiểm soát nhằm đạt được kết quả mong muốn Theo cách tiếp cận này, văn hóa tổ chức được mô tả là công cụ hữu dụng để đạt được sự cam kết cao của nhân viên và truyền đạt các giá trị của ban quản lý, do đó nhân viên có nhiều khả năng thực hiện các hành vi tối ưu để đạt được mục tiêu tổ chức.

Ngược lại, từ quan điểm “tổ chức là văn hóa” (hoặc quan điểm diễn giải theo chủ nghĩa chủ thể; Alvesson, 1993), mục tiêu của nhà nghiên cứu là hiểu, khám phá ý nghĩa của việc trở thành một phần của tổ chức đối với con người và các quá trình mà nó được hiểu và ban hành (Davey & Symon, 2001) Cameron và Ettington (1988) đã mô tả mục tiêu của quan điểm này là làm sáng tỏ “các giả định cơ bản, mặc nhiên được công nhận, được cho là cơ sở thúc đẩy hành vi của tổ chức và các mô hình hành vi được chia sẻ giữa các thành viên tổ chức” Mối quan tâm của các nhà nghiên cứu thực hiện theo quan điểm này thường là thực hành (mô tả và hiểu cách thức tạo ra ý nghĩa trong các tổ chức) hoặc phân tích những khía cạnh của tổ chức hạn chế quyền tự chủ cá nhân Chủ nghĩa tượng trưng thường đóng vai trò trung tâm trong nghiên cứu từ góc độ này, khi các nhà nghiên cứu cố gắng hiểu ý nghĩa biểu tượng mà các thành viên tổ chức rút ra từ các nghi lễ, huyền thoại, câu chuyện và truyền thuyết mà họ gặp phải trong cuộc sống tổ chức (Alvesson, 2002)

Bảng 3.1 Phép ẩn dụ để hình thành khái niệm văn hóa tổ chức

1 Văn hóa với vai trò điều chỉnh-trao đổi: Văn hóa có tác dụng kiểm soát gián tiếp hành vi của nhân viên thông qua kiến thức xã hội được chia sẻ về mối quan hệ trao đổi giữa nhân viên và tổ chức

2 Văn hóa như la bàn: Văn hóa cung cấp cho nhân viên một tập hợp các giá trị được chia sẻ để hướng dẫn hành vi hướng tới mục tiêu có hiệu quả

3 Văn hóa như chất keo xã hội: Văn hóa là những niềm tin và chuẩn mực được chia sẻ để kết hợp các nhân viên lại với nhau trong sự hài hòa và đồng thuận

4 Văn hóa như lý tưởng thiêng liêng: Văn hóa như những giá trị cốt lõi mà nhân viên đồng nhất về mặt cảm xúc, cam kết thực hiện và cuối cùng được coi là thiêng liêng

5 Văn hóa với tư cách điều chỉnh ảnh hưởng: Văn hóa như một phương tiện để truyền đạt các quy tắc cho các biểu hiện cảm xúc thích hợp như một phương tiện quản lý, kiểm soát nhân viên

6 Văn hóa là sự rối loạn: Văn hóa như một đại diện của sự mơ hồ, được đặc trưng bởi sự không chắc chắn, mâu thuẫn và nhầm lẫn

7 Văn hóa như những kẻ mù quáng: Văn hóa bắt nguồn từ vô thức với sự tiếp cận hạn chế của các cá nhân và hoặc sự hiểu biết về các tác động của nó

8 Văn hóa như một khung giới hạn: Văn hóa với tư cách là một thực tế xã hội do ban quản lý tạo ra hạn chế quyền tự do của nhân viên và đi ngược lại lợi ích của họ

Có vẻ như phần lớn các cuộc thảo luận cách hiểu tốt nhất về văn hóa có thể được giải quyết nếu các nhà nghiên cứu tránh tuyên bố hiểu toàn bộ văn hóa và chú trọng hơn về khía cạnh văn hóa mà họ đang giải quyết Có thể cho rằng tồn tại nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về văn hóa tổ chức và không có cách tiếp cận duy nhất nào giải quyết đầy đủ tất cả các vấn đề và câu hỏi thú vị xung quanh chủ đề văn hóa tổ chức Một phần của vấn đề định nghĩa văn hóa là nó không chỉ là một khái niệm mà còn là nguồn gốc của một nhóm các khái niệm (Pettigrew, 1979), và nó không chỉ là một nhóm các khái niệm mà còn là một hệ quy chiếu hoặc phép ẩn dụ cơ bản cho phân tích tổ chức (Pettigrew, 1979; Smircich, 1983; Morgan, 1986) Bảng 2.3 trình bày các khái niệm văn hóa tổ chức

Với hàng loạt các phương pháp tiếp cận để hình thành khái niệm và hiểu biết về văn hóa vừa được đề cập, không có gì ngạc nhiên khi một loạt các quan điểm khác nhau về văn hóa tổ chức đã được giới thiệu trong nhiều tài liệu Cameron và Ettington (1988) đã tổng hợp 18 định nghĩa khác nhau từ các tài liệu từ năm 1982 đến 1986; Verbeke, Volgering, và Hessels (1998) đã cho thấy có 54 khái niệm khác nhau từ năm 1960 đến năm 1993 Mặc dù có sự gia tăng số lượng các định nghĩa, những điểm chung của khái niệm này đã được xác định, mặc dù có thể không nhận được sự nhất trí của tất cả các nhà nghiên cứu văn hóa bởi nhiều quan điểm khác nhau và những bất đồng tồn tại trong lĩnh vực này Dưới đây là các đặc điểm và chức năng nhận dạng phổ biến nhất của văn hóa tổ chức, rút ra từ nhiều nguồn khác nhau (ví dụ, Alvesson, 2002; Martin, 2002; Ott, 1989; Schein, 1991, 2010; Trice & Beyer, 1993)

Văn hóa tổ chức là sự chia sẻ: Hầu hết các định nghĩa về văn hóa liên quan đến ý tưởng rằng nó được chia sẻ Những gì được chia sẻ khác nhau có thể bao gồm niềm tin, giá trị, nhận thức, hiểu biết, hành vi, chuẩn mực, cách diễn giải, hệ tư tưởng, giả định, Bất kể khía cạnh nào được nhấn mạnh, điểm chung là văn hóa là thứ đặc trưng cho tổ chức và tái hiện trải nghiệm chung của các thành viên tổ chức Những người không đồng ý với văn hóa được chia sẻ là những người có quan điểm khác biệt, những người nhấn mạnh sự khác biệt giữa các nền tiểu văn hóa, hoặc những người có quan điểm nhấn mạnh sự mơ hồ và mâu thuẫn của văn hóa (Martin, 2002)

Tóm lược chương và các định hướng nghiên cứu mới

Các khía cạnh đạo đức đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, giáo dục đại học và xã hội nói chung Đạo đức kinh doanh giúp các doanh nghiệp đối mặt với những thách thức phức tạp hiện nay, chẳng hạn như tính bền vững và toàn cầu hóa, đồng thời trở thành nền tảng vững chắc cho việc quản lý rủi ro, xây dựng thương hiệu và chiến lược kinh doanh Văn hóa tổ chức, một tài sản vô hình, là yếu tố tạo nên bản sắc và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển và thành công bền vững của họ.

1970 của thế kỷ 20 thì chủ đề này mới được các nhà nghiên cứu phương Tây chú ý nghiêm túc Văn hóa tổ chức dần trở thành một khía cạnh quan trọng trong đời sống tổ chức Cách nghiên cứu văn hóa tổ chức cũng có rất nhiều luồng ý kiến khác nhau, đôi khi trái chiều, tồn tại nhiều phương pháp tiếp cận khác nhau về văn hóa tổ chức và không có cách tiếp cận duy nhất nào giải quyết đầy đủ tất cả các vấn đề xung quanh chủ đề văn hóa tổ chức Cũng chính từ sự khác biệt khá lớn trong cách tiếp cận văn hóa tổ chức nên khái niệm này có rất nhiều định nghĩa khác nhau Mặc dù có nhiều bất đồng, nhưng một số đặc điểm khái quát của văn hóa tổ chức cũng cần được nhận dạng, đó là: văn hóa tổ chức là sự chia sẻ, có tính ổn định, có chiều sâu, thể hiện thông qua biểu tượng, có nền tảng từ lịch sử và truyền thống, được truyền từ thế hệ thành viên này sang thế hệ thành viên khác, cung cấp trật tự và quy tắc cho sự tồn tại của tổ chức, là nguồn gốc của bản sắc tập thể và sự cam kết và văn hóa tổ chức là duy nhất Văn hóa tổ chức có mối quan hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động của tổ chức Văn hóa tổ chức có tính ổn định; tuy nhiên, trong nhiều tình huống văn hóa tổ chức cần được thay đổi khi tổ chức lâm vào khủng hoảng, cần tái cấu trúc để để vượt qua khó khăn và tồn tại Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là các thành tố giúp cho các doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững Những yếu tố này có mối quan hệ rất rộng và sâu sắc đối với toàn bộ đời sống của tổ chức Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, rất nhiều vấn đề về đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu biết thấu đáo và vận dụng vào thực tiễn kinh doanh một cách phù hợp Do đó, việc xác định các hướng nghiên cứu để tìm ra các câu trả lời thông qua các nghiên cứu thực tiễn đối với những vấn đề này là công việc hết sức có ý nghĩa Một khi xác định và nhận diện rõ các khía cạnh của vấn đề đạo đức và văn hóa cũng như tính hữu ích của chúng đối với quá trình xây dựng và phát triển doanh nghiệp mang tính bền vững, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ đầu tư công sức, tiền bạc để xây dựng và duy trì đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp Một số các chủ đề có thể tiếp cận nghiên cứu trong thực tiễn:

- Tiếp cận xây dựng đạo đức kinh doanh trong thực tiễn như thế nào?

- Mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp?

- Đạo đức kinh doanh thể hiện qua trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp?

- Các vấn đề đa cấp độ trong văn hóa doanh nghiệp?

- Văn hóa tổ chức lành mạnh tạo ra môi trường làm việc tích cực?

- Nâng cao hiệu suất công việc và tính đổi mới thông qua văn hóa doanh nghiệp?

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp?

- Khám phá mối liên hệ giữa văn hóa tổ chức và xung đột giữa công việc và gia đình?

- Thay đổi văn hóa tổ chức vì sự bền vững?

- Vai trò của văn hóa tổ chức trong chiến lược quản trị nguồn nhân lực?

- Văn hóa tổ chức trong bối cảnh quốc tế hóa?

- Sự giao thoa, tiếp biến các giá trị ngoại lai khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp?

TỔ CHỨC HỌC TẬP

Tổ chức học tập

Trong thế giới hiện đại, nơi nhân lực tri thức và nhà quản lý đóng vai trò quan trọng trong thành công của doanh nghiệp, khả năng liên tục học hỏi và cập nhật kiến thức trở nên vô cùng thiết yếu Các tổ chức nhận ra rằng khai thác tối đa tiềm năng sáng tạo và kiến thức của tất cả thành viên là chìa khóa để duy trì lợi thế cạnh tranh và đạt được mục tiêu trong bối cảnh toàn cầu hóa và số hóa Sự chuyển đổi từ kinh doanh dựa trên nguồn lực vật chất sang tri thức khiến kiểm soát tài nguyên trí tuệ trở nên quan trọng hơn kiểm soát nguyên liệu thô Hợp tác nội bộ và liên tổ chức đóng vai trò chủ chốt trong việc thiết kế sản phẩm và dịch vụ, trong khi các mô hình vận hành doanh nghiệp truyền thống bộc lộ điểm yếu trong môi trường mới đầy biến động.

Khái niệm tổ chức học tập (Learning Organization) đã nhận được sự quan tâm đáng kể trong vài thập kỷ qua Có thể nói, ý tưởng về tổ chức học tập đã được Peter Senge đặt ra vào năm 1990, với cuốn sách bán chạy nhất của ông “The Fifth Discipline: The Art and Practice of the Learning Organization” Kể từ đó, tên của Senge gần như đồng nghĩa với ý tưởng về tổ chức học tập và ông thường được coi là bậc thầy của tổ chức học tập, ngay cả khi ông ấy không phải là tác giả đầu tiên sử dụng thuật ngữ “tổ chức học tập” trong tiêu đề của một ấn phẩm

Thuật ngữ “tổ chức học tập” như được sử dụng ngày nay có thể được giả định là kết quả của hai quá trình phát triển khác nhau Trong một trong số này, từ “tổ chức học tập” được sử dụng cho “học tập có tổ chức” (organized learning), nghĩa là tổ chức các hoạt động học tập nhất định Cách sử dụng thuật ngữ này đặc biệt xuất hiện trong các lĩnh vực sư phạm và khoa học giáo dục, nhưng cũng xuất hiện trong lĩnh vực nghiên cứu tổ chức và quản lý Quá trình phát triển khác của thuật ngữ “tổ chức học tập” là một sự chuyển đổi của thuật ngữ “organizational learning”, theo cách diễn giải của thuật ngữ này, một tổ chức học tập chỉ đơn giản là một tổ chức nơi việc học tập đang diễn ra Tuy nhiên, mối liên hệ chính xác giữa hai quá trình phát triển này và việc hình thành khái niệm tổ chức học tập cũng như cách sử dụng thuật ngữ hiện tại là rất khó để định lượng, và vấn đề này vẫn chưa được khám phá

Trong nghiên cứu về chuyển giao tri thức, các định nghĩa về "tổ chức học tập" nhấn mạnh tương tác giữa các cấp độ học tập cá nhân, nhóm và tổ chức Trọng tâm chính là sự chia sẻ kiến thức giữa các cấp độ này, thúc đẩy sự di chuyển kiến thức từ cá nhân lên tổ chức và ngược lại Các hoạt động học tập thường bắt nguồn từ kinh nghiệm xã hội và tâm lý của các thành viên, từ đó dẫn đến sự thay đổi trong tổ chức.

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau để định nghĩa khái niệm tổ chức học tập Mặc dù thiếu sự thống nhất về bản chất của việc học trong các tổ chức, nhiều học giả đã đưa ra các định nghĩa

- Tập trung vào bản chất hành vi của tổ chức, tổ chức học tập được coi là sự thích ứng cao với môi trường thay đổi dựa trên kinh nghiệm (Cyert & March, 1963)

- Các tham khảo rút ra từ kinh nghiệm chính thức và không chính thức khuyến khích các tổ chức tìm ra các quy trình mới (Levitt & March, 1988)

- Khai thác kiến thức hiện tại và khám phá kiến thức mới dẫn đến cải tiến trong tổ chức (March, 1991)

- Tổ chức học tập xảy ra khi tổ chức thực hiện những thay đổi cơ bản ở cấp độ tổ chức, chẳng hạn như tầm nhìn, hệ tư tưởng và cấu trúc của họ (Meyer, 1982)

- Học tập trong tổ chức có thể được coi là kết quả của các quá trình từ thu nhận, phân phối và giải thích thông tin; thông qua các quá trình này, các tổ chức nhận ra kiến thức hữu ích và tiến hành lưu trữ trong bộ nhớ tổ chức (Huber, 1991)

- Tổ chức học tập được khái niệm hóa như là sự sáng tạo tri thức thông qua quá trình chuyển hóa tri thức ngầm thành tri thức rõ ràng (Nonaka & Takeuchi, 1995)

Bản chất của tổ chức học tập là huy động toàn bộ thành viên tham gia vào quá trình tìm kiếm, phát hiện, giải quyết vấn đề, thử nghiệm những cách làm mới để tạo nên khả năng phát triển, đổi mới và cải tiến không ngừng Nói một cách khác, tổ chức học tập là nơi mà mọi người đều được khuyến khích tìm hiểu, chia sẻ kiến thức, tạo ra một môi trường học tập và phát triển liên tục để tăng cường năng lực thích ứng, sáng tạo và cạnh tranh của tổ chức.

4.1.2 Quan điểm văn hóa tổ chức của tổ chức học tập

Quan điểm văn hóa liên quan đến những gì được chia sẻ trong tổ chức như: tầm nhìn, giá trị, lịch sử và ký ức của tổ chức Schein (1996) lập luận rằng ý tưởng về tổ chức học tập thường liên quan đến văn hóa như là phương tiện chính để thay đổi năng lực phát triển của tổ chức Ông cho rằng “các tổ chức phức tạp là những hệ thống bao gồm nhiều tiểu hệ thống, tự duy trì và phát triển, phụ thuộc vào những giả định được chia sẻ” làm nền tảng cho những hệ thống này và tồn tại độc lập với những cá nhân đang hoạt động trong đó Schein tiếp tục, “Văn hóa vừa là kết quả của kinh nghiệm và học tập trước đây của tổ chức, vừa là cơ sở cho năng lực học hỏi liên tục của tổ chức” Văn hóa về cơ bản ảnh hưởng đến những gì tổ chức thực hiện, là thứ được mọi người học hỏi đồng thời mang tính bao quát chứ không đơn thuần là tổng hợp sự học tập của các cá nhân

Cook và Yanow (1993) giải thích rõ ràng hơn: “Khi một nhóm có được bí quyết gắn liền với khả năng thực hiện các hoạt động tập thể của mình, điều đó tạo nên tổ chức học tập” Họ kết luận rằng tổ chức học tập là “sự tạo ra lẫn nhau của các ý nghĩa tương thích và được chia sẻ”

Argyris và Schửn (1996) đó xem xột cỏch thức văn húa hỡnh thành, hỗ trợ hoặc ức chế việc học tập của các cá nhân, nhóm và tổ chức Họ lập luận rằng tổ chức học tập xảy ra khi tổ chức thách thức và biến đổi các giả định và niềm tin trước đó đã không còn phù hợp Họ đã vận dụng quan điểm hành động xã hội, trong đó cá nhân hoạt động như một tác nhân của tư duy tập thể (kiến thức văn hóa của tổ chức) và bằng cách thay đổi cách suy nghĩ của các cá nhân chủ chốt, tư duy của tổ chức sẽ thay đổi theo

Quá trình học tập của tổ chức là sự thay đổi liên tục thông qua trực giác và diễn giải của cá nhân, tích hợp kiến thức trong nhóm và thể chế hóa trên toàn tổ chức Theo Crossan và cộng sự (1999), học tập gồm nhiều lớp như hình thành ý thức phản biện, sửa lỗi, so sánh xã hội, kiểm soát xã hội, xã hội hóa và gắn kết Quan điểm toàn diện về học tập của tổ chức bao gồm cả lý thuyết hành vi, nhận thức và xử lý thông tin.

Các yếu tố cơ bản của việc xây dựng một tổ chức học tập

4.2.1 Cơ chế học tập của tổ chức

Cơ chế học tập có tổ chức là phương tiện mà học tập cá nhân chuyển thành học tập tổ chức Chúng là những sắp xếp về cấu trúc và thủ tục được thể chế hóa cho phép các tổ chức học hỏi một cách trực tiếp, nghĩa là thu thập, phân tích, lưu trữ, phổ biến và sử dụng một cách có hệ thống thông tin liên quan đến hoạt động của các thành viên trong tổ chức Đầu tiên, tổ chức học tập thông qua các cá nhân đang làm việc Nhân viên có thể được tuyển dụng vì năng lực hoặc kiến thức cụ thể, họ có thể đạt được nó trong công việc hoặc thông qua quá trình đào tạo chính thức Trên thực tế, đào tạo đóng vai trò như một cơ chế nâng cao năng lực của các cá nhân và tổ chức được hưởng lợi thông qua hoạt động học hỏi của những cá nhân Theo quan điểm này, học tập là một hiện tượng cá nhân và hoạt động này mang lại lợi ích cho tổ chức thông qua cá nhân Theo cách này, việc học tập trở nên có hiệu quả khi các sản phẩm của nó được hiện thực hóa ở cấp độ tổ chức Những sản phẩm này có thể là hiện vật, chính sách, thông lệ được chia sẻ hoặc thậm chí là sản phẩm thực tế Tổ chức học tập đề cập đến các năng lực hoặc khả năng được phổ biến và lồng ghép vào trong các hoạt động thường nhật của tổ chức cho phép tổ chức học hỏi

Các tổ chức học tập theo hai cách Trước hết, học tập liên quan đến việc hệ thống hóa kiến thức thành các quy trình và thủ tục Nhiều ý kiến cho rằng rằng đây là cách học thực sự duy nhất mà một tổ chức có khả năng; bởi nếu phụ thuộc chủ yếu vào khả năng học hỏi và đóng góp của cá nhân, nếu cá nhân rời đi thì tổ chức không học tập được gì Các tổ chức cũng có thể học tập thông qua việc tiếp thu tri thức từ các tổ chức khác, thay vì tuyển dụng các cá nhân có kiến thức mong muốn Khi một công ty mua lại một công ty khác hoặc sáp nhập với công ty đó, thì sẽ tiếp thu thực tiễn hoạt động và quy trình của công ty đó thành của riêng mình, hoặc bổ sung vào đội ngũ nhân viên của mình những kiến thức có trong quy trình và nhân sự của công ty khác

4.2.2 Ba đặc điểm chính của một tổ chức học tập Đầu tiên, tổ chức phải thực hiện một cam kết về tri thức Một khía cạnh rất quan trọng của cam kết này liên quan đến việc tuyển mộ nhân lực Thông thường, các tổ chức tuyển dụng nhân lực và sau đó tiến hành đào tạo những kiến thức cần thiết cho họ

Công ty không học tập được gì từ các giao dịch này Điều này cũng hàm ý rằng những nhân sự được tuyển dụng theo cách này không sở hữu những tri thức có giá trị mà doanh nghiệp cần, và với tình huống này tổ chức thực hiện hoạt động dạy chứ không học

Một khía cạnh khác trong cam kết học tập là phát triển việc học tập nội bộ Các công ty cần thiết kế nhiều phương tiện học tập, bao gồm thảo luận nhóm hoặc hội thảo để khám phá kiến thức đã học và ghi lại để phục vụ mục đích chia sẻ Một công ty cam kết học tập sẽ hệ thống hoá kiến thức đã học bằng cách mã hoá và chia sẻ với những người khác, đưa chúng vào các quy trình và hoạt động thực tiễn, thậm chí công khai hệ thống tri thức để những người ngoài công ty có thể đóng góp ý kiến, kiểm soát tính chính xác và giá trị của nó.

Thứ hai, một tổ chức học tập phải có một cơ chế đổi mới bên trong chính nó Các phòng ban và các đơn vị khác của doanh nghiệp thường có xu hướng rơi vào tình trạng cứng nhắc, quan liêu Một khi trở nên quan liêu, tổ chức ngừng học tập và đây là lý do tạo thành vật cản đối với sự thành công của công ty Đây không chỉ là vấn đề của lãnh đạo hay thậm chí của một vài cá nhân trong họ, mà là lỗi của toàn bộ tổ chức Xây dựng cơ chế để giải quyết các tình huống như thế này bao gồm quyền xóa bỏ hoặc chuyển đổi đối với các bộ phận xuất hiện hình thức quan liêu, trong nhiều tình huống phải thiết lập thủ tục hành động ở quy mô lớn hơn (ví dụ, bổ sung nhiều người mới cùng một lúc vào bộ phận để tạo ra sự tác động thay đổi.)

Thứ ba, một tổ chức học tập cần có sự cởi mở với thế giới bên ngoài để nó có thể phản ứng với những gì đang xảy ra ở đó Vấn đề này có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau bởi vì có nhiều loại tri thức khác nhau mà một công ty phải học Đối với các nhà khoa học và kỹ sư, việc tiếp cận với những phát triển mới trong lĩnh vực của họ là rất quan trọng Các nhà quản lý cần cập nhật kiến thức về môi trường kinh doanh đang thay đổi như thế nào từ các báo cáo định kỳ, các cuộc họp giao ban, các chương trình đào tạo chính thức về công nghệ và quy trình mới Đối với toàn thể nhân viên của công ty, cần phải cởi mở với những nhu cầu thay đổi từ phía khách hàng và nhà cung cấp

4.2.3 Mô hình tổ chức học tập theo hệ thống

Để xây dựng một tổ chức học tập thành công, cần thiết phải kết hợp năm yếu tố hệ thống con: học tập, tổ chức, con người, tri thức và công nghệ Sự học hỏi liên tục của tổ chức phụ thuộc vào sự hiện diện của tất cả các yếu tố này, đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh ngày nay.

Hình 4.1 Mô hình học tập theo hệ thống của tổ chức

Các hệ thống con là cần thiết để thúc đẩy và nâng cao khả năng học tập, tiếp đó hiệu quả từ việc học sẽ thẩm thấu vào các hệ thống con Đây là những yếu tố cấu thành không thể thiếu trong việc xây dựng và duy trì hoạt động học tập cũng như nâng cao năng suất của tổ chức Năm hệ thống con có quan hệ động với nhau và bổ sung cho nhau Nếu bất kỳ một hệ thống con nào yếu hoặc không có, các hệ thống khác sẽ bị ảnh hưởng đáng kể

4.2.3.1 Hệ thống con của hoạt động học tập

Học tập là hệ thống con cốt lõi của tổ chức học tập Nó diễn ra ở cấp độ cá nhân, nhóm và tổ chức Các kỹ năng về tư duy hệ thống, mô hình tinh thần, khả năng làm chủ bản thân, học tập tự định hướng và đối thoại là cần thiết để tối đa hóa việc học tập của tổ chức Hệ thống con học tập đề cập đến các cấp độ và loại hình học tập quan trọng đối với việc học tập trong tổ chức và các kỹ năng tổ chức có liên quan (Hình 4.2)

Hình 4.2 Hệ thống con của tổ chức học tập a) Mức độ học tập

Ba cấp độ học tập khác biệt nhưng có liên quan lẫn nhau có mặt trong các tổ chức học tập:

- Học tập cá nhân đề cập đến những thay đổi về kỹ năng, hiểu biết, kiến thức, thái độ và giá trị có được thông qua việc tự học, hướng dẫn dựa trên công nghệ và quan sát

- Học tập nhóm bao gồm việc gia tăng kiến thức, kỹ năng và năng lực được hoàn thành bởi các thành viên trong các nhóm

Tổ chức học tập thể hiện năng lực trí tuệ và năng suất được nâng cao thông qua cam kết và cơ hội cải tiến liên tục trong toàn tổ chức b) Hình thức học tập

Ba phương pháp hoặc cách tiếp cận để học tập có ý nghĩa và giá trị đối với tổ chức học tập Mặc dù mỗi cái đều khác biệt, nhưng giữa chúng thường có sự đan xen và bổ sung cho nhau

- Học tập thích ứng xảy ra khi cá nhân phản ánh kinh nghiệm trong quá khứ và sau đó sửa đổi các hành động trong tương lai

- Học tập tiên liệu là quá trình thu nhận kiến thức từ việc hình dung ra các tương lai khác nhau (một cách tiếp cận chuyển từ tầm nhìn sang hành động để suy ngẫm) Cách tiếp cận học tập này nhằm tránh những kết quả và trải nghiệm tiêu cực bằng cách xác định cơ hội tốt nhất trong tương lai và xác định cách để đạt được tương lai đó

- Học thông qua hành động có nghĩa là tìm hiểu và phản ánh thực tế trên cơ sở hiện tại, thời gian thực và áp dụng kiến thức đó để phát triển cá nhân, nhóm và tổ chức c) Kỹ năng cho tổ chức học tập

Năm kỹ năng chính cần thiết để bắt đầu và tối đa hóa việc học tập của tổ chức

Tình huống quản trị

mà toàn bộ cuốn giáo trình này hướng đến là dành toàn bộ 5 chương còn lại để cung cấp người đọc một hệ thống những xu hướng quản trị mới nhằm hướng đến sự đổi mới, sáng tạo và quản trị tri thức trong thực tiễn để giúp các tổ chức gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững

Với mong muốn có được một cuốn tài giáo trình Quản trị hiện đại & Đổi mới sáng tạo dành cho trương trình cao học Quản trị Kinh doanh, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách này

Giáo trình được bố cục thành 6 chương, với nội dung cụ thể:

Chương 1 Thách thức & xu hướng quản trị kinh doanh hiện đại

Chương 2 Môi trường làm việc định hướng công nghệ

Chương 3 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Chương 4 Tổ chức học tập

QUẢN TRỊ SÁNG TẠO VÀ ĐỔI MỚI

Tình huống quản trị

Mục tiêu của toàn bộ cuốn giáo trình này là dành 5 chương còn lại để cung cấp cho người đọc một hệ thống các xu hướng quản trị mới hướng đến đổi mới, sáng tạo và quản trị tri thức trong thực tiễn Hệ thống này giúp các tổ chức gia tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Với mong muốn có được một cuốn tài giáo trình Quản trị hiện đại & Đổi mới sáng tạo dành cho trương trình cao học Quản trị Kinh doanh, nhóm tác giả đã biên soạn cuốn sách này

Giáo trình được bố cục thành 6 chương, với nội dung cụ thể:

Chương 1 Thách thức & xu hướng quản trị kinh doanh hiện đại

Chương 2 Môi trường làm việc định hướng công nghệ

Chương 3 Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp

Chương 4 Tổ chức học tập

Chương 5 Quản trị sáng tạo và đổi mới

QUẢN TRỊ TRI THỨC

Ngày đăng: 06/05/2024, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 3.1. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với hiệu suất - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 3.1. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với hiệu suất (Trang 97)
Hình 3.2. Quan điểm của các bên liên quan đến tổ chức - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 3.2. Quan điểm của các bên liên quan đến tổ chức (Trang 109)
Hình 3.3. Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 3.3. Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Trang 114)
Bảng 3.3. Các cơ chế gắn kết các giả định, giá trị, niềm tin của người lãnh đạo - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Bảng 3.3. Các cơ chế gắn kết các giả định, giá trị, niềm tin của người lãnh đạo (Trang 146)
Hình 4.1. Mô hình học tập theo hệ thống của tổ chức - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 4.1. Mô hình học tập theo hệ thống của tổ chức (Trang 178)
Hình 4.3. Hệ thống con của tổ chức - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 4.3. Hệ thống con của tổ chức (Trang 181)
Hình 4.4. Hệ thống con người - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 4.4. Hệ thống con người (Trang 183)
Hình 4.5. Hệ thống con tri thức - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 4.5. Hệ thống con tri thức (Trang 185)
Hình 4.6. Hệ thống con công nghệ - Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo : Giáo trình cao học / Trần Dục Thức cb., [và nh.ng.kh.]
Hình 4.6. Hệ thống con công nghệ (Trang 187)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN