Quản trị hiện đại và đổi mới sáng tạo trong kỷ nguyên số

MỤC LỤC

THÁCH THỨC & XU HƯỚNG QUẢN TRỊ KINH DOANH HIỆN ĐẠI

Khái quát quá trình phát triển các tư tưởng quản trị hiện đại

Lý thuyết Z có các đặc điểm: công việc dài hạn, quyết định thuận hợp, trách nhiệm cá nhân, xét thăng thưởng chậm, kiểm soát kín đáo bằng các biện pháp công khai, quan tâm đến tập thể và cả gia đình nhân viên… Lý thuyết Z có nhiều ưu điểm như giúp góp phần làm gia tăng sự hài lòng thỏa mãn của nhân viên, giảm chi phí, gia tăng năng suất lao động, tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược. Ngày nay, Kaizen được nhắc tới như một triết lý kinh doanh, phương pháp quản lý hữu hiệu làm nên thành công của các công ty Nhật Bản… Hạn chế của Kaizen chủ yếu tập trung vào việc khi triển khai nó cần xây dựng một môi trường văn hoá tập trung và khép kín, các hoạt động diễn ra hướng đến những mục tiêu khá cụ thể trong ngắn hạn, do vậy cần phải có một kế hoạch dài hơi liên tục để tránh đi vào lãng quên.

Tám thách thức trong môi trường quản trị hiện đại

    Lợi thế cạnh tranh là khả năng hay năng lực riêng biệt của một tổ chức có thể xem là mạnh và vượt trội hơn các tổ chức khác liên quan đến những vấn đề như khác biệt hóa sản phẩm/dịch vụ, sản xuất ra sản phẩm hay dịch vụ chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của thị trường, giá cả và chi phí hợp lý, hoạt động của tổ chức được vận hành hiệu quả nhịp nhàng, năng suất lao động cao, xử lý công việc linh hoạt sáng tạo, dịch vụ khách hàng tốt, công nghệ cải tiến, ý tưởng sáng tạo đổi mới… Để có những năng lực riêng biệt nói trên, nhà quản trị cần xác định hai yếu tố nội bộ cấu thành: nguồn lực và năng lực (Robbins và Coulter 2012). Theo thứ tự cần thiết, đầu tiên các doanh nghiệp cần tạo được lợi nhuận để tồn tại và phát triển theo cơ chế thị trường, kế đến là phải tuân thủ luật pháp của nước sở tại cũng như luật pháp quốc tế theo các hiệp ước và hiệp định, ngoài ra phải đảm bảo các hoạt động diễn ra một cách đạo đức và đúng với các chuẩn mực của xã hội, cuối cùng là trở thành một doanh nghiệp tốt (thực hiện các đóng góp từ thiện) và đáp ứng được những mong đợi của nước sở tại cũng như trên phạm vi toàn cầu.

    Những xu hướng quản trị cần quan tâm tại các doanh nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay

    Dựa trên kết quả khảo sát, Cambalikova (2020) trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra mười xu hướng quản trị hàng đầu trong các doanh nghiệp như sau: (i) Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay phải tin tưởng và trao quyền cho mọi người, không ra lệnh và kiểm soát; (ii) Để thành công trong kinh doanh, văn hóa cũng đóng vai trò quan trọng như chiến lược; (iii) Khả năng quản trị chuỗi cung ứng ngày càng quan trọng cho việc tồn tại và phát triển trong ngành; (vi) Ứng dụng kỹ thuật số và các giải pháp phần mềm đang phát triển nhanh chóng đóng vai trò quan trọng trong cạnh tranh; (v) Quản trị chi phí như là một ưu tiên chiến lược; (vi) Lòng trung thành của khách hàng với nhãn hiệu dễ thay đổi hơn trước đây; (vii) Thúc đẩy sự đổi mới một cách hiệu quả bằng cách hợp tác với bên ngoài, thậm chí đối thủ cạnh tranh; (viii) Sự phức tạp quá mức của hệ thống quản lý đang làm tăng chi phí của và cản trở sự phát triển; (ix) Tình trạng quan liêu và hệ thống cấp bậc quá mức đang đưa chúng ta vào bất lợi cạnh tranh và (x) Mua bán và sáp nhập hiệu quả sẽ rất quan trọng để thành công. Mười ba xu hướng bao gồm: Thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard), đo điểm chuẩn (benchmarking), phân tích dữ liệu lớn (big data analytics), giảm độ phức tạp (complexity reduction), quản lý quan hệ khách hàng (customer relationship management), chuyển đổi số (digital transformation), khảo sát về mức độ gắn bó của nhân viên (employee engagement survey), quản trị sự thay đổi (change management), quản trị tài năng (talent management), quản lý thời gian (time management), quản trị sự hài lòng và lòng trung thành (satisfaction and loyalty management), các chương trình truyền thông xã hội (social media programs) và hoạch định chiến lược (strategic planning).

    Tình huống thảo luận Tình huống 1

    Nhiệm vụ cỏc nhà quản trị cần xỏc định rừ những xu hướng ưu tiờn trong tỏc nghiệp mà cụ thể là mười xu hướng đang được nghiên cứu và áp dụng trong quản trị kinh doanh, những xu hướng này phát triển theo tình hình mới giúp cho các tổ chức phản ứng và hoạt động hiệu quả trong bối cảnh môi trường hiện nay. Với góc nhìn từ ngoài, đội ngũ chuyên gia luôn có thể dễ dàng lên kế hoạch, chiến lược… Nhưng những người trong cuộc thì không như vậy, họ luôn phải vừa giải quyết vấn đề phát sinh vừa phải đối phó với tin đồn tam sao thất bản dễ dẫn đến hành động mất kiểm soát.

    MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CÔNG NGHỆ Mục tiêu chương

    Thương mại điện tử giữa các doanh nghiệp

    Được thành lập và hoạt động từ năm 1999, Alibaba.com là công ty Dot.com đầu tiên của Trung Quốc thành lập một sàn giao dịch điện tử và hiện nay là một trong những sàn giao dịch thương mại thế giới lớn nhất và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu. Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng (đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng – vận đơn) quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển giao các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS).

    Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng

      Đã có rất nhiều trang web thành công và trở thành những tượng đài tiêu biểu trong mô hình giao dịch B2C, điển hình là Amazon.com, với xuất phát điểm ban đầu là trang web chủ yếu bán sách vở qua mạng, nhưng giờ đây dường như khách hàng có thể mua bất cứ thứ gì họ muốn trên Amazon, từ bàn chải đánh răng đến xe oto, thậm chí là cả tên lửa đã qua hạn sử dụng của Quân đội Mỹ. Ví dụ: để xây dựng hệ thống thông tin hỗ trợ các giao dịch được thực hiện tại một Sở giao dịch chứng khoán, cần phải hiểu các thủ tục liên quan đến việc mua và bán cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn,… bao gồm cả các yêu cầu bất thường được thực hiện trên hệ thống, cũng như như tất cả các quy định liên quan của Nhà nước.

      Mạng nội bộ công ty

      Việc sử dụng Intranet đem lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp trong các khía cạnh như sự cộng tác, giao tiếp, hiệu quả về chi phí, tiết kiệm thời gian, bảo mật người dùng riêng biệt (biết chính xác ai đang sử dụng và tương tác) và khả năng cập nhật liên tục. Tuy nhiên, một số vấn đề tồn tại cần được nhà quản trị cân nhắc khi sử dụng Intranet, cụ thể: Vấn đề về quản lý (khả năng mất kiểm soát, sự phức tạp tiềm ẩn, nguy cơ hỗn loạn), vấn đề về an ninh (truy cập trái phép, dịch vụ bị từ chối) và vấn đề về năng suất (thông tin quá tải làm giảm năng suất hoạt động).

      Những bổ sung của công nghệ với các lý thuyết quản trị trong thời đại số Những cải tiến và đổi mới về công nghệ đã giúp bổ sung cũng như khắc phục những

      Việc chia sẻ thông tin hiệu quả trong nội bộ công ty nhờ vào đóng góp của công nghệ giúp nhân viên có điều kiện tham gia vào việc ra quyết định, nâng cao tinh thần trách nhiệm của họ, tăng mức độ tương tác giữa cấp dưới và cấp trên, tạo môi trường làm việc thân thiện và phát huy tiềm năng của họ (trường phái quản trị Nhật Bản-lý thuyết Z). Trong môi trường định hướng công nghệ ngày nay, những sai lầm dù nhỏ trong việc xử lý thông tin và dữ liệu cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến quy trình hoạt động, nguy cơ về tính bảo mật cũng cần được quan tâm nhiều hơn vì nếu thông tin mật của công ty bị đối thủ cạnh tranh nắm được sẽ gây hậu quả khó lường.

      Tóm lược và các định hướng nghiên cứu mới

      Do đó, tuy công nghệ đem lại nhiều lợi ích và giúp ứng dụng các lý thuyết hiện đại hữu hiệu hơn trong thực tế, nhưng nếu nhà quản trị không biết cách quản lý công nghệ một cách khoa học, hiệu quả và an toàn thì những lợi ích đó khó được tận dụng và năng lực cạnh tranh khó được phát huy. Trong bối cảnh như vậy, nhiều vấn đề đặt ra cần được giải quyết thông qua các nghiên cứu để cung cấp các thông tin hữu ích, cả trên góc độ lý thuyết và thực hành, giúp cho các nhà kinh doanh, nhà quản lý các cơ sở đáng tin cậy để vận dụng vào hoạt động thực tiễn.

      Tình huống quản trị

      (Để so sánh, một công ty khác, với các dịch vụ cũng tiếp cận thị trường sinh viên đại học, có khoản đầu tư 100 triệu đô la.) Doanh thu của Campusfood.com được tạo ra thông qua phí giao dịch; trang web nhận hoa hồng 5 phần trăm cho mỗi đơn đặt hàng. Hệ thống này tự động hóa các quy trình nhân sự sử dụng nhiều lao động như quản lý lực lượng lao động, cho phép nhân viên nhân sự tập trung vào việc bố trí nhân viên, đào tạo, lập kế hoạch nghề nghiệp, khen thưởng và thăng chức, và các dịch vụ nhân sự bất thường khác.

      ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ VĂN HểA DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương

      Đạo đức kinh doanh

        Nhu cầu tổng thể về đạo đức kinh doanh tăng lên cũng đã khiến nhiều trường kinh doanh tích hợp đạo đức kinh doanh vào chương trình giảng dạy của họ để chuẩn bị cho các nhân viên tương lai và các nhà lãnh đạo doanh nghiệp đối mặt với những thách thức đạo đức phức tạp trong kinh doanh hiện đại, chuẩn bị cho họ hiểu chức năng của đạo đức kinh doanh và cho phép họ triển khai hiệu quả các công cụ đạo đức để thúc đẩy thành công trong kinh doanh. Các hoạt động chuỗi giá trị nên được coi là ứng cử viên hàng đầu cho các sáng kiến về trách nhiệm xã hội của công ty vì chúng mang lại lợi ích cho xã hội bằng cách giảm thiểu tác hại (hoặc thực hiện lợi ích xã hội) và cũng có thể giúp công ty bằng cách giảm chi phí hoặc nâng cao danh tiếng của công ty. Phần thứ hai của phân tích chiến lược trách nhiệm xá hội là cố gắng xác định vị trí công ty có tiềm năng thực hiện lợi ích xã hội thông qua kiến thức và chuyên môn độc đáo của công ty. Những sáng kiến như vậy đóng góp vào lợi ích xã hội đồng thời củng cố vị thế cạnh tranh của công ty. Ví dụ, Toyota đã thực hiện điều này khá thành công bằng cách dành nguồn lực đáng kể để phát triển xe hybrid Prius của mình. Do nhu cầu của xã hội đối với những chiếc ô tô tiết kiệm nhiên liệu hơn và giảm lượng. khí thải carbon; do đó, khi Toyota tập trung nguồn lực vào việc phát triển loại ô tô bền vững hơn với môi trường sẽ giúp nâng cao uy tín của mình với khách hàng như một nhà đổi mới. Cách tiếp cận chiến lược mang tính chủ động hơn so với cách tiếp cận thực dụng vì nó yêu cầu các công ty xác định và thừa nhận các hoạt động của công ty có thể gây hại và khuyến khích các công ty xem xét kỹ lưỡng các hoạt động của mình, giải quyết các tác hại tiềm ẩn bằng cách tập trung vào các hoạt động chuỗi giá trị. Bằng cách này, các công ty không cần đợi các bên liên quan nêu ra vấn đề của họ và sau đó mới phản ứng. Các tổ chức chủ động trước các vấn đề, giải quyết chúng trước khi chúng trở thành vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến danh tiếng. Cách tiếp cận này giúp tổ chức đưa ra những lựa chọn về vấn đề tập trung nguồn lực, hướng vào các vấn đề trách nhiệm xã hội mà tổ chức có thể và nên thực hiện với chuyên môn của mình, thay vì chỉ chạy theo các tình huống. Các công ty sử dụng cách tiếp cận chiến lược sẽ không giới hạn nỗ lực thực hiện CSR chỉ hướng vào mục tiêu nâng cao lợi nhuận, bởi vì việc tập trung vào chuỗi giá trị đòi hỏi các công ty phải giải quyết những tác hại mà họ gây ra. Cách tiếp cận này thách thức các doanh nghiệp phải đổi mới, suy nghĩ về cách thức chịu trách nhiệm xã hội thông qua việc tận dụng năng lực độc đáo của mình, giúp ích đồng thời cho doanh nghiệp và xã hội, khuyến khích doanh nghiệp thực sự đo lường các tác động xã hội từ những hoạt động của họ. Một vấn đề cần đề cập ở đây, cách tiếp cận này có thể gây ấn tượng sai lầm rằng trách nhiệm xã hội luôn có khả năng sinh lợi. Cần phải thừa nhận rằng các hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội đôi khi rất tốn kém; nhưng vì lý do đạo đức, các công ty nên quan tâm thực hiện. Nhiều công ty đưa ra quyết định thực hiện trách nhiệm xã hội, các hoạt động này có thể làm giảm lợi nhuận tài chính của họ trong ngắn hạn, nhưng họ vẫn thực hiện vì các hoạt động này phù hợp với giá trị của họ, vì họ quyết định rằng điều đó là đúng đắn, điều cần làm. Các loại trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một cách khác để nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phân chia dưới dạng nhiều loại trách nhiệm. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phân thành hình kim tự tháp bao gồm bốn loại trách nhiệm phải được xem xét đồng thời:. Kim tự tháp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trách nhiệm kinh tế của một doanh nghiệp liên quan đến chức năng chính của nó là sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cung cấp cho người tiêu dùng, đồng thời tạo ra lợi nhuận có thể chấp nhận được. Trách nhiệm này được coi là nền tảng cho trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp vì nếu không có khả năng tài chính, các trách nhiệm khác không thể thực hiện được. Thực hiện trách nhiệm này một cách hiệu quả được coi là đại diện cho mục đích đạo đức quan trọng của kinh doanh vì nó cung cấp việc làm cho người lao động, sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, và đóng góp vào nền kinh tế quốc gia. Nhà kinh tế học Milton Friedman đã từng nói: trách nhiệm duy nhất của ban quản lý là tối đa hóa lợi nhuận cho các cổ đông; tuy nhiên, cần lưu ý “kiếm được nhiều tiền nhất có thể trong khi tuân thủ các quy tắc cơ bản của xã hội, cả những quy tắc thể hiện trong luật pháp và những quy tắc được thể hiện trong phong tục đạo đức”. Vì vậy, tối đa hóa lợi nhuận không phải là là trách nhiệm duy nhất, sau cùng của doanh nghiệp. b) Trách nhiệm pháp lý. Ngoài các trách nhiệm kinh tế, doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ thực hiện công việc của mình phù hợp với luật pháp hiện hành và các quy định của Nhà nước. Luật hướng dẫn thực hành kinh doanh có thể được coi là quy tắc cơ bản của hệ thống doanh nghiệp và cùng tồn tại với các trách nhiệm kinh tế. Luật pháp cũng có thể được xem như là đại diện cho các chuẩn mực và tiêu chuẩn tối thiểu về hành vi kinh doanh được thống nhất trong một xã hội. Nhưng không phải mọi kỳ vọng của xã hội đều được hệ thống hóa thành luật, và luật khác nhau tùy từng quốc gia. c) Trách nhiệm đạo đức. Trách nhiệm đạo đức vượt ra ngoài trách nhiệm pháp lý, bao gồm trách nhiệm chung hơn nhằm tránh gây ra những tổn hại cho xã hội và thực hiện những hoạt động được cho là đúng đắn, cần thiết căn cứ vào các quy trình ra quyết định có đạo đức để đưa ra những quyết định này. Có rất nhiều ví dụ điển hình về các công ty vượt ra ngoài các yêu cầu pháp lý để thực hiện những gì họ cho là trách nhiệm đạo đức của họ. Levi Strauss nờu ra bốn giỏ trị cốt lừi của cụng ty là sự đồng cảm, tớnh độc đỏo, tớnh chớnh trực và lòng dũng cảm. Levi Strauss là “công ty đa quốc gia đầu tiên phát triển một quy tắc ứng xử toàn diện” được thiết kế để đảm bảo rằng công nhân của công ty “ở bất kỳ nơi nào trên thế giới đều được an toàn và được đối xử với phẩm giá và sự tôn trọng.”. d) Trách nhiệm từ thiện.

        Hình 3.1. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với hiệu suất
        Hình 3.1. Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với hiệu suất

        Văn hóa tổ chức

          Martin, Frost và O'Neill (2006) đã tóm tắt ba cuộc tranh luận chính: (1) giữa những người ủng hộ việc nghiên cứu văn hóa như một cấu trúc tổ chức bao trùm, toàn diện so với những người nhấn mạnh sự hiện diện của nhiều nền tiểu văn hóa trong các tổ chức; (2) giữa những người sử dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu văn hóa và những người sử dụng phương pháp định tính; và (3) giữa những người đã nghiên cứu văn hóa tổ chức như một cách để nâng cao hiệu quả quản lý và tổ chức (các nhà quản lý) và những người quan tâm đến việc ủng hộ những người lao động ở dưới cùng của hệ thống phân cấp tổ chức, những người mà họ coi là bị kiểm soát và thao túng bởi ban quản lý (các nhà lý thuyết phê bình). Nghiên cứu của GLOBE về văn hóa và lãnh đạo trên 62 nền văn hóa quốc gia đã chỉ ra rằng văn hóa quốc gia giải thích từ 21% đến 47% sự khác biệt trong các khía cạnh thực hành văn hóa tổ chức (Brodbeck, Hanges, Dickson, Gupta, & Dorfman, 2004), mặc dù có một số nhà nghiên cứu khác đã lưu ý rằng các mối quan hệ giữa văn hóa quốc gia và thực tiễn tổ chức nói chung yếu hơn các mối quan hệ với các giá trị của tổ chức vì thực tiễn bị hạn chế nhiều hơn bởi các yếu tố môi trường khác (Dickson, Aditya, &.

          Bảng 3.3. Các cơ chế gắn kết các giả định, giá trị, niềm tin của người lãnh đạo
          Bảng 3.3. Các cơ chế gắn kết các giả định, giá trị, niềm tin của người lãnh đạo

          Tóm lược chương và các định hướng nghiên cứu mới

          Sử dụng sự nhấn mạnh của Schein vào tính hiệu quả, tổ chức có thể tập trung vào các khía cạnh của văn hóa phù hợp nhất với tính hiệu quả và cố gắng xây dựng dựa trên những khía cạnh đó với hy vọng rằng ngay cả những thay đổi nhỏ cuối cùng cũng có thể mang lại những kết quả lớn về mặt văn hóa. Mặc dù có nhiều bất đồng, nhưng một số đặc điểm khái quát của văn hóa tổ chức cũng cần được nhận dạng, đó là: văn hóa tổ chức là sự chia sẻ, có tính ổn định, có chiều sâu, thể hiện thông qua biểu tượng, có nền tảng từ lịch sử và truyền thống, được truyền từ thế hệ thành viên này sang thế hệ thành viên khác, cung cấp trật tự và quy tắc cho sự tồn tại của tổ chức, là nguồn gốc của bản sắc tập thể và sự cam kết và văn hóa tổ chức là duy nhất.

          Tình huống quản trị

          - Không cần thiết đưa ra những luật lệ cứng nhắc vốn hay được dựng lên để điều tiết những điều nhỏ nhặt trong hoạt động của doanh nghiệp, trong quan hệ với khách hàng, thay vào đó hãy xây dựng các giá trị đã được nhân viên thấm nhuần và chấp nhận để điều chỉnh các hoạt động. - Nhà lãnh đạo cần khiêm tốn, dễ gần và có đạo đức, lãnh đạo bằng sự tận tụy, không tham lam, chạy theo lợi ích cá nhân, không phân biệt đối xử, hãy công bằng, chắc chắn, gần gủi với mọi người, biết tha thứ lỗi lầm, chấp nhận mạo hiểm và sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung.

          TỔ CHỨC HỌC TẬP Mục tiêu chương

          Tổ chức học tập

            Những thay đổi ngày càng nhanh hơn trên thị trường dẫn đến giảm giá sản phẩm, vòng đời sản phẩm ngắn hơn, cá nhân hóa nhu cầu của khách hàng, xuất hiện các lĩnh vực kinh doanh mới,… Những vấn đề này yêu cầu các tổ chức phải học hỏi nhanh chóng, cần huy động mọi nguồn tri thức có liên quan, xây dựng các quy trình kinh doanh linh hoạt đáp ứng được yêu cầu thị trường. Về cơ bản, có thể thống nhất với khái niệm sau: “Tổ chức học tập là tổ chức trong đó mọi thành viên được huy động, lôi cuốn vào việc tìm kiếm, phát hiện và giải quyết vấn đề, vào việc làm cho tổ chức có khả năng thực nghiệm cách làm mới, để biến đổi, phát triển và cải tiến liên tục nhằm đẩy nhanh khả năng tăng trưởng của tổ chức, khiến tổ chức có thể đạt được mục tiêu của mình một cách tốt đẹp nhất” (Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc 2005).

            Đặc điểm của tổ chức học tập hệ thống

              Nhân viên phải được trao quyền tự do nhiều hơn trong quyết định, có được sự tin cậy từ tổ chức, có được sự ảnh hưởng đến công việc họ đảm nhận, có cơ hội phát triển, sự công nhận và quyền hạn cần thiết cũng như được kích hoạt các kỹ năng, kiến thức, giá trị và khả năng cần thiết để họ có thể đóng góp cho tổ chức ở mức tối ưu của họ. Các tổ chức học tập có thể tạo ra các đòn bẩy kinh doanh thực sự bằng cách áp dụng phương pháp học tập mới ở tất cả các bộ phận khác nhau trong tổ chức, thúc đẩy nhân viên học tập cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức, đồng thời khen thưởng những người áp dụng thành công những hiểu biết của người khác vào trong công việc của mình, cũng như những người đưa ra ý tưởng mới của riêng họ.