MỤC LỤC 1 Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến triết lý giáo dục Việt Nam PGS.TS Trần Mai Ước, PGS.TS Lê Hữu Ái 1 2 Xây dựng giá trị nhân văn trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay GS
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 4BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Khoa Quản trị kinh doanh
Phó trưởng ban thường trực
Khoa Quản trị kinh doanh
8 TS Nguyễn Văn Thụy Phó Trưởng khoa,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
9 ThS Ngô Thị Xuân Bình Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
10 ThS Lê Minh Hoàng Long Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
11 ThS Nguyễn Phương Thảo Chuyên viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
2 TS Nguyễn Văn Tiến Trưởng khoa,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Trang 5STT Họ và tên Chức vụ/ Đơn vị Trách nhiệm
1 TS Trần Dục Thức Phó Trưởng khoa,
Khoa Quản trị kinh doanh
Trưởng ban
Viện NCKH&CNNH
Thành viên
4 TS Nguyễn Văn Thụy Phó Trưởng khoa,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
5 ThS Nguyễn Thị Thu Lài Phó Trưởng khoa,
Khoa Lý luận chính trị
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
7 TS Trương Đình Thái Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thư ký
Khoa Quản trị kinh doanh
Thư ký
BAN THƯ KÝ HỘI THẢO
Khoa Quản trị kinh doanh
Trưởng ban
2 ThS Trần Thị Ngọc Quỳnh Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thư ký
BAN PHẢN BIỆN BÀI HỘI THẢO
Khoa Quản trị kinh doanh
Trưởng ban
2 PGS.TS Trần Văn Đạt Trưởng Bộ môn,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Trang 63 ThS Nguyễn Thị Thu Lài Phó Trưởng khoa,
Khoa Lý luận chính trị
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
6 TS Trương Đình Thái Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
7 TS Phạm Hương Diên Giảng viên,
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Khoa Quản trị kinh doanh
Thành viên
Trang 8MỤC LỤC
1 Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến triết lý giáo dục Việt Nam
PGS.TS Trần Mai Ước, PGS.TS Lê Hữu Ái
1
2 Xây dựng giá trị nhân văn trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
GS Phan Văn Trường, ThS Nguyễn Thị Thu Lài
5 Triết lý giáo dục và phương pháp dạy trong chương trình đào tạo tại các
trường đại học nói chung và đại học ngân hàng nói riêng tại Việt Nam
Phan Trang Anh, Nguyễn Hải Anh, Nguyễn Ngọc Châu, Hoàng Bảo Ngọc, Đặng
Thị Hà Vy
35
6 Sự truyền tải sứ mạng, tầm nhìn, triết lý giáo dục và giá trị cốt lõi của trường
đại học vào chương trình đào tạo
TS Nguyễn Hữu Cương
45
7 Triết lý giáo dục và phương pháp dạy và học của các chương trình đào tạo
đại học ở Việt Nam: kết quả đánh giá theo AUN-QA
PGS.TS Phạm Thị Hương
52
8 Tương thích giữa triết lý giáo dục với các yếu tố của chương trình đào tạo
PGS.TS Lê Văn Hảo
67
9 Dạy & học phát triển năng lực người học
TS Trần Dục Thức
73
10 Bàn về triết lý giáo dục và việc đổi mới phương pháp giảng dạy đại học ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
TS Nguyễn Ngọc Anh Đào
81
11 Triết lý về dạy và học trong bối cảnh mới
TS Lê Thế Anh, TS Nguyễn Thị Ngân
13 Năng lực kỹ thuật số của giảng viên trong bối cảnh số hóa
TS Nguyễn Kim Nam
Trang 916 Dạy học toán cho sinh viên khối ngành kinh tế đáp ứng chuẩn đầu ra
TS Kiều Mạnh Hùng, TS Nguyễn Văn Đạt
18 Trình độ số và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
ThS Nguyễn Thị Anh Thy, TS Phạm Hương Diên
20 Phương pháp giảng dạy trong giáo dục khởi nghiệp cho sinh viên đại học tại
Việt Nam: thực trạng và giải pháp
ThS Nguyễn Thị Thu Hường, ThS Nguyễn Phương Thảo,
TS Đặng Trương Thanh Nhàn, Nguyễn Song Thương
163
21 Đào tạo đại học trong bối cảnh chuyển đổi số giáo dục
TS Nguyễn Thị Kim Thoa
170
22 Kinh nghiệm phát triển phương pháp dạy học đại học tại Vương quốc Anh –
bài học cho Việt Nam
ThS Nguyễn Thị Thảo Quỳnh
176
23 Khung năng lực số cho sinh viên, kinh nghiệm trên thế giới
TS Phạm Hương Diên
184
24 Xây dựng thang đo các yếu tố tác động đến kết quả học tập theo phương
pháp dạy - học tích hợp của sinh viên khối ngành Kinh tế
ThS Ngô Thị Xuân Bình, ThS Trần Thị Ngọc Quỳnh
189
25 Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp đánh giá kết quả học tập của
người học tại Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
ThS Trần Thị Ngọc Quỳnh
206
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi các cơ sở giáo dục đại học cần phải có một triết lý giáo dục phù hợp để xây dựng chiến lược phát triển giáo dục của mình Những nhà hoạch định chiến lược giáo dục xem triết lý giáo dục như kim chỉ nam, định hướng, soi đường, lan tỏa và thẩm thấu vào “kế sách” của chiến lược giáo dục Bên cạnh đó, phương pháp dạy và học đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển năng lực cho người học, nếu giảng viên là yếu tố quan trọng đầu tiên trong việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp người học phát huy năng lực, sự sáng tạo thì người học phải là nhân tố chủ động, tích cực trong quá trình tiếp thu kiến thức và phát triển các kỹ năng của mình
Với những lý do trên, Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh đã
đồng ý cho phép Khoa Quản trị kinh doanh làm đầu mối tổ chức Hội thảo: “Triết lý giáo dục và phương pháp dạy và học” nhằm tạo một diễn đàn trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm trong nghiên cứu và ứng
dụng thực tiễn về việc phát triển triết lý giáo dục cũng như phát triển và ứng dụng các phương pháp dạy
và học của các trường đại học trong và ngoài nước
Mục đích hội thảo:
- Thông qua diễn đàn hội thảo sẽ hệ thống lại kinh nghiệm thực tiễn trong việc phát triển và áp dụng
triết lý giáo dục cho giáo dục đại học phù hợp với xu hướng phát triển mới
- Đúc kết lại các phương pháp dạy và học phù hợp cho việc phát triển năng lực người học trong bối
cảnh hiện nay tại các trường đại học nói chung và đối với Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Kết quả hội thảo:
Hội thảo “Triết lý giáo dục và phương pháp dạy và học” đã thành công tốt đẹp Ban Tổ chức xin
trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị, cá nhân đã quan tâm đồng hành cùng Hội thảo Ban Tổ chức cũng trân trọng cảm ơn sự hợp tác và hưởng ứng của các tác giả từ nhiều trường đại học, đơn vị nghiên cứu ngoài Trường đã gửi bài tham gia phù hợp với chủ đề hội thảo của chúng tôi Các bài tham luận được một số tác giả trình bày tham luận tại hội thảo đã tạo ra nhiều ấn tượng tốt đẹp và đem lại tri thức
bổ ích cho nhiều người tham gia Ban Biên tập chúng tôi đã nhận được nhiều bài tham luận từ các tác giả gửi về Qua quá trình phản biện, chỉnh sửa một cách nghiêm túc, chung tôi chọn lọc ra 25 bài có chất lượng để đăng trong Kỷ yếu này Các bài tham luận tập trung vào các tiểu chủ đề được thảo luận trong
hội thảo bao gồm: (1) Khái niệm triết lý giáo dục; (2) Vai trò của triết lý giáo dục đối một trường đại học; (3) Cách thức truyền tải tinh thần của triết lý giáo dục vào chương trình đào tạo; (4) Mối quan hệ giữa triết lý giáo dục với chương trình đào tạo và phương pháp dạy và học và (5) Đổi mới phương pháp
dạy và học đại học hiện nay Chúng tôi chân thành cảm ơn các tác giả và rất mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, tham gia đóng góp ý kiến của quý nhà nghiên cứu và độc giả trong thời gian tới
Trân trọng
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
Trang 12Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
MẤY VẤN ĐỀ BÀN LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM
- học, kiểm định chất lượng để giải quyết những yêu cầu mới cho sự phát triển Vì vậy, việc xây dựng triết lý giáo dục nhằm định hướng cho các hoạt động của các cơ sở đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân là hết sức cấp bách Sau khi xác định những nội dung cơ bản của triết lý giáo dục, từ thực trạng nền giáo dục hiện nay, bài viết khẳng định sự cần thiết khách quan phải ban hành triết lý giáo dục cho Việt Nam nhằm định hướng cho giáo dục trong bối cảnh mới
Từ khóa: triết lý, triết lý giáo dục, giáo dục, Việt Nam
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử giáo dục ở Việt Nam, chưa bao giờ ta thấy người ta bàn luận về giáo dục nhiều như hiện nay, từ người quản lý tầm vĩ mô đến các cơ sở trường học; từ đội ngũ giáo viên đến phụ huynh; từ truyền thông chính thống của Nhà nước đến mạng xã hội của người dân đều đề cập đến chất lượng giáo dục của Việt Nam Khen, chê, ủng hộ, phê phán, đủ loại với thái độ phê phán, xây dựng, chân thành, tâm huyết, gay gắt liên quan đến giáo dục đào tạo nói chung, trong đó có triết lý giáo dục Việt Nam nói riêng Các nội dung chủ yếu được đề cập là, hiện nay giáo dục còn quá nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, nội dung chương trình, sách giáo khoa lạc hậu, phương pháp giảng dạy không phù hợp, quản trị các cơ sở đào tạo kém hiệu quả, công tác kiểm định chất lượng lỏng lẻo, hệ thống văn bằng không tương thích với yêu cầu của cấp học, đội ngũ giáo viên không đạt chuẩn, công tác tuyển sinh các cấp còn nặng nề, nhiêu khê, Vấn đề đặt ra là ngành giáo dục cần phải làm gì trong hoàn cảnh nền giáo dục của ta còn non kém, vốn, kinh nghiệm còn hạn chế, môi trường khoa học, công nghệ biến động mau lẹ? Cần một chiến lược như thế nào trong giáo dục mới phù hợp, có thể đào tạo ra nguồn lực đáp ứng yêu cầu kiến thiết đất nước? Giáo dục có cần dựa trên một triết lý trụ cột hay không? Nội dung, phương pháp dạy và học nào sẽ là tối ưu nhất? Quả thực, đây là những vấn đề lớn, nan giải, rất khó có sự thống nhất trong nhận thức khoa học và sự đồng thuận xã hội
Vấn đề “triết lý giáo dục” được các nhà nghiên cứu đề cập khá nhiều trong hơn chục năm trở lại đây, tất nhiên không phải vì trong lịch sử Việt Nam không có triết lý giáo dục Về cơ bản, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận, trong lịch sử Việt Nam đã có triết lý giáo dục của một số nhà giáo dục, nổi bật có thể kể đến: Chu Văn An, Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Đình Chiểu đến Hồ Chí Minh Gần đây, ở Việt Nam bàn đến triết lý giáo dục có hai khuynh hướng: thứ nhất, gọi là “triết học giáo dục” có Thái Duy Tuyên, Đỗ Khánh Tặng, Hoàng Minh Thao; thứ hai, gọi là
* Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
** Phó Giáo sư, Tiến sĩ - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
Trang 13“triết lý giáo dục” có Phạm Minh Hạc, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Công Giáp, Trần Kiểm, Trần Quang Nhiếp, Nguyễn Anh Tuấn Là vấn đề mang tính lịch sử cụ thể, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, triết lý giáo dục sẽ có mục tiêu, định hướng khác nhau đối với giáo dục nhằm phục vụ trực tiếp cho sự tiến bộ của công dân và phát triển đất nước; triết lý giáo dục phải được xây dựng từ chính thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh môi trường hợp thành của giai đoạn ấy Đặc biệt, không thể áp dụng triết lý giáo dục của dân tộc này cho dân tộc khác, hay của giai đoạn lịch sử này cho giai đoạn lịch sử khác hoặc ngay cả trong từng đơn vị, tổ chức giáo dục - đào tạo ở mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau đều có sự khác nhau Triết lý giáo dục chỉ có thể đúng đắn và phát huy được tác dụng chỉ đạo giáo dục - đào tạo khi nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, môi trường và điều kiện, mục tiêu cụ thể của mỗi nước, dân tộc hoặc đơn vị, tổ chức nhất định nào đó mà thôi Do vậy, để xác định tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của đất nước đối với việc giáo dục - đào tạo các thế hệ công dân trong từng giai đoạn lịch sử
cụ thể nhằm đạt được mục tiêu, kỳ vọng của đất nước với từng công dân và trách nhiệm của họ đối với
sự nghiệp phát triển đất nước và xã hội thì việc đi vào nghiên cứu và tìm hiểu những nội dung có liên quan đến triết lý giáo dục cho Việt Nam hiện nay là vấn đề mang tính cấp thiết
2 NỘI DUNG
2.1 Vài nét về giáo dục Việt Nam hiện nay
Khi khái quát về bức tranh giáo dục Việt Nam hiện nay, có nhiều ý kiến trái chiều thậm chí khá gay gắt Có nhiều người cho rằng, giáo dục nước nhà đang trên đà phát triển, rằng 98% cư dân mù chữ sau Cách mạng Tháng Tám, với những nỗ lực phi thường của Chính phủ, của ngành giáo dục sau mấy chục năm đã đạt nhiều kỳ tích như đã thấy, tuy còn nhiều chông gai, thử thách Ngược lại, không ít người khẳng định, giáo dục đang chứa đựng nhiều mâu thuẫn và xuống cấp trầm trọng, đang tụt hậu ngày càng
xa so với mặt bằng chung của thế giới Lạ thay, các ý kiến họ nêu ra là có lập luận, có căn cứ, dĩ nhiên là theo cách suy luận của họ
Từ các ý kiến trái chiều như đã nêu, nếu không tỉnh táo sẽ rất dễ mất phương hướng Chúng tôi cho rằng, để có thể đánh giá cho đúng về thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay cần khách quan, trên quan điểm lịch sử, cụ thể Điểm mấu chốt là phải so sánh với quan điểm của Đảng - được ví như là triết lý
giáo dục hiện nay ở Việt Nam là: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài chứ không thể
đem thành tích của giáo dục hiện nay so với những kết quả trước đó, cũng không nên so sánh với những thành tựu của các nền giáo dục có lịch sử lâu đời ở Âu, Mỹ trên nền tảng kinh tế vững chắc, cũng không thể đem chi phí ngân sách cho giáo dục để tính toán được
Xem ra, cả ba mục tiêu trên đây đều chưa thực sự thực hiện được Sẽ rất khó thuyết phục, nếu ta lấy các con số bằng cấp so với dân số, số lượng các trường học, cơ sở đào tạo, số giải thưởng trong các cuộc thi quốc tế, số đề tài nghiên cứu khoa học, số lượng các phát minh, sáng chế, đội ngũ cán bộ có học hàm, học vị cao
Trong thảo luận trên diễn đàn thông tin đại chúng, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng, trong giáo dục hiện nay ở Việt Nam còn khá nhiều hạn chế và bất cập thể hiện ở chỗ chất lượng giáo dục còn thấp Tuy
giáo dục được xác định là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế thì còn khoảng cách khá xa, thể hiện ở
chiến lược đầu tư chưa tương xứng, ngành giáo dục chưa thực sự hấp dẫn để thu hút những tài năng tham gia đội ngũ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nạn “chảy máu chất xám” khá phổ biến, nội dung chương trình, sách giáo khoa còn lạc hậu, rất chậm thay đổi, nặng về lý thuyết, kiến thức mang tính hàn lâm, ít gắn với thực tiễn sôi động của đời sống kinh tế, xã hội, khi cần thiết thay đổi chương trình cho phù hợp lại đề cao kỹ năng, kiến thức chuyên môn mà không thực sự coi trọng giáo dục đạo đức, pháp luật, những hệ lụy của giáo dục những năm gần đây nói lên điều đó
Trang 14Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
Công tác quản lý giáo dục kém hiệu quả thể hiện ở hệ thống giáo dục chưa thực sự hợp lý, mầm non, tiểu học, phổ thông, dạy nghề, đại học, sau đại học, lớp chuyên, trường điểm, thành lập mới, sáp nhập, chia tách, mô hình đại học quốc gia, đại học vùng, còn nhiều tâm tư và ý kiến trái chiều, công bố quốc tế ở các trường đại học còn rất khiêm tốn, nghiên cứu khoa học ít hiệu quả,
Giáo dục hiện nay ở Việt Nam còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài như kỳ vọng đặt ra Có nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ
quan rất dễ nhận diện, nhưng quan trọng là tìm kiếm giải pháp thích hợp mới hy vọng nhanh chóng khắc phục được tình trạng trên Chính sách giáo dục còn nhiều điểm lạc hậu, bất cập, nội dung chương trình chưa thực sự phù hợp, thi tuyển các cấp học còn nặng nề, nhiều phiền toái không thống nhất, thay đổi liên tục tạo tâm lý bất an, hiện tượng tiêu cực trong công tác tuyển sinh không còn là cá biệt, ngày càng nghiêm trọng đã làm biến dạng bức tranh giáo dục Cơ sở vật chất phục vụ giáo dục còn thiếu thốn, nhất
là vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số Đời sống của đội ngũ làm công tác giảng dạy và nghiên cứu còn khó khăn so với mặt bằng chung, nên rất khó thu hút những người xuất sắc làm nghề dạy học
Hiện nay, trên các diễn đàn thông tin đã xuất hiện khái niệm tha hóa giáo dục đã làm thay đổi hình
ảnh cao đẹp của người thầy, người quản lý giáo dục Đã có nhiều văn bản quản lý nhà nước về giáo dục
về cấm dạy thêm, học thêm, về quản lý văn bằng các cấp học, nhưng tình hình vẫn rất ít thay đổi, vẫn
có cảm giác là gốc rễ của vấn đề chưa được giải quyết Sau nhiều lần thực hiện cải cách, cải tổ trong giáo dục nhưng chất lượng giáo dục vẫn chưa có bước đột phá Câu chuyện về giáo dục không còn chỉ là công việc của ngành giáo dục, đào tạo nữa mà là của toàn xã hội, nó quyết định vận mệnh của dân tộc trong tương lai gần Theo chúng tôi, trên quan điểm lịch sử - cụ thể, phải đánh giá một cách khách quan, định vị một cách chính xác thực trạng bức tranh giáo dục để có chính sách phù hợp Không thể sử dụng
mô hình của các nước phát triển để áp đặt cho giáo dục Việt Nam, không thể khư khư giữ mô hình mà ngành giáo dục đang thực hiện đã chứng tỏ hiệu quả trong những thời kỳ nhất định Vấn đề ở chỗ là tìm kiếm mô hình phù hợp trên cơ sở chắt lọc những tinh hoa trong hệ thống giáo dục của các nước phát triển, kế thừa những yếu tố phù hợp trong hệ thống giáo dục của Việt Nam, trên nền tảng chính trị, kinh
tế, văn hóa hiện nay Xác lập và tuyên bố triết lý giáo dục là công việc cần thiết vì nó quy định các công
việc cần phải làm tiếp theo cho sự phát triển giáo dục đúng đắn, lành mạnh, có hiệu quả
2.2 Triết lý và triết lý giáo dục
Để xác định được nội dung cốt lõi trong triết lý giáo dục Việt Nam, trước hết cần thiết phải chỉ ra và
thống nhất được nội hàm khái niệm triết lý là gì? Vì nếu không phân định một cách rạch ròi sẽ rất dễ quy
nó về triết học Nhìn hình thức, có thể thấy, triết học là tập hợp các triết lý ở từng lĩnh vực, từ đó tạo nên
hệ thống phạm trù, nguyên lý, quy luật, vì vậy mới xuất hiện Triết học văn hóa - đạo đức, Triết học xã hội, Triết học tự nhiên, Triết học con người, Triết học giáo dục, Triết học ngôn ngữ, Triết học tôn giáo, Thực ra, triết học và triết lý khác nhau Là một khoa học, triết học có đối tượng nghiên cứu, có phương pháp nghiên cứu và hệ thống các kết quả được thể hiện trong các phạm trù, nguyên lý và quy luật, trong đó quy luật là cốt lõi Như vậy, triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới,
về vai trò của con người trong thế giới đó Triết lý là những khái quát trong nhận thức được thể hiện như một mệnh đề hình thành quan niệm nền tảng chi phối các hoạt động trên cả phương diện nhận thức và hoạt động của con người Triết lý được phát biểu ngắn gọn, súc tích có giá trị tinh thần lớn lao, tạo nên sức mạnh niềm tin to lớn như là đức tin, là kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một
cá nhân hay cộng đồng Như vậy, triết lý là một bộ phận trong nhận thức của cá nhân hay cộng đồng về một lĩnh vực nào đó, có định hướng, mang ý nghĩa giáo dục bởi tính đúng đắn của nó
Trang 15Trên thực tế, cá nhân hay tổ chức nào cũng có triết lý của riêng họ Nó có thể được thể hiện bằng văn bản, cũng có thể được mặc định thừa nhận như một giá trị mà họ tự nguyện tuân thủ vô điều kiện Các hoạt động của cá nhân, tổ chức dựa trên một triết lý nhất định sẽ tạo nên sự khác biệt của cá nhân, tổ chức ấy so với cá nhân và tổ chức khác Đó là hiệu quả và giá trị của triết lý
Với cách tiếp cận như trên, triết lý giáo dục là quan điểm về giáo dục được phát biểu một cách ngắn
gọn, hàm súc, tường minh của chủ thể thực hiện chức năng giáo dục thể hiện tư tưởng cốt lõi, nhằm định hướng xây dựng các chính sách, phương pháp dạy và học, chương trình đào tạo, các quy trình, các bước thực hiện dạy học,
Hoạt động dạy - học không phải là hoạt động của một cá nhân mà là hoạt động của một tổ chức: cơ quan quản lý, nhà trường, cơ sở đào tạo Vì vậy, triết lý giáo dục là một văn bản có giá trị pháp lý để người quản lý giáo dục, người dạy và người học tuân thủ dựa trên nguyên tắc đã được xác lập mà tổ chức hay cá nhân thực hiện chức năng giáo dục phải thực hiện Triết lý giáo dục là văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực giáo dục do cơ quan nhà nước ban hành được cơ sở giáo dục, thầy, trò đồng tình thực hiện và cộng đồng xã hội thừa nhận Vì chưa thống nhất được nội hàm của triết lý giáo dục, nên trong các hoạt động dạy và học ở các cấp học ở Việt Nam còn nhiều bất cập, lộn xộn, chồng chéo như đã xảy
ra trong thời gian qua Ngành giáo dục qua nhiều lần điều chỉnh, thay đổi, cải cách, cải tổ nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như kỳ vọng Triết lý giáo dục giúp chỉ ra hướng đi cho giáo dục, những việc làm cơ bản trong quá trình dạy, học, xác định phẩm chất, năng lực và trách nhiệm của người học, các phương pháp dạy và học, trách nhiệm của nhà trường, nhà giáo, vai trò của gia đình và xã hội đối với giáo dục Triết lý giáo dục giúp cho cơ sở giáo dục tìm kiếm cách thức tốt nhất để chuyển tải hệ thống các kiến thức, xây dựng kỹ năng và hình thành thái độ cho người học theo đúng mục tiêu đã đề ra
Nếu quan niệm như thế, triết lý giáo dục chỉ có thể có hiệu quả khi nó được xác định một cách cụ thể cho từng đối tượng, từng cấp học, từng loại hình đào tạo Triết lý giáo dục mầm non sẽ khác so với triết lý giáo dục phổ thông, dạy nghề hay đại học Điều này lý giải vì sao trên thế giới rất ít quốc gia đưa triết lý giáo dục vào văn bản luật pháp, có chăng thì chỉ là điều khoản có tính chất giới thiệu hay định hướng Cũng rất hiếm thấy các Ủy ban Giáo dục Quốc gia hay Bộ Giáo dục, Đào tạo của các nước đưa
ra một mục xác định triết lý giáo dục cho họ Các trường đại học lớn và có uy tín trên thế giới cũng vậy, thường thì họ không có mục riêng để tuyên bố triết lý giáo dục, nhưng nội dung của triết lý thì được thể hiện rất rõ, ngắn gọn, súc tích trong mục giới thiệu khái quát về trường nhằm xác định sứ mệnh, mục tiêu, hệ thống giá trị cốt lõi và viễn cảnh của nhà trường
2.3 Hiện nay ở Việt Nam đã có triết lý giáo dục hay chưa
Trả lời cho câu hỏi Việt Nam hiện nay đã có triết lý giáo dục hay chưa cũng đã được thảo luận khá sôi nổi trong giới nghiên cứu và quản lý giáo dục Qua nhiều cuộc tọa đàm, trao đổi, hội thảo khoa học
đã có nhiều ý kiến trái chiều, có khẳng định là đã có triết lý giáo dục, ngược lại có ý kiến cho rằng chưa
có triết lý giáo dục, vì đơn giản chưa thấy xuất hiện cụm từ này ở một văn bản chính thống trong quản lý nhà nước Vấn đề sẽ trở nên phức tạp nếu chỉ bàn luận ở phương diện câu chữ, nhưng nhiều người dễ
dàng ngầm hiểu và mặc định là Việt Nam đã có triết lý giáo dục, tuy nó chưa được phát biểu thành câu
chữ, đưa vào văn bản pháp lý Thành quả giáo dục của Việt Nam từ khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời cho đến hiện nay là minh chứng rõ nhất Qua quan sát, chúng tôi thấy có mấy loại quan điểm
về triết lý giáo dục ở Việt Nam đang được tranh luận hiện nay:
Thứ nhất, triết lý về giáo dục được thể hiện trong các quan điểm chủ trương lớn của Đảng và Nhà
nước, các chủ trương lớn về giáo dục được thể hiện trong cương lĩnh, trong các nghị quyết của các kỳ đại hội Đảng, đó chính là triết lý giáo dục rằng, nền giáo dục Việt Nam hiện vẫn đang vận động đúng
Trang 16Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
quỹ đạo và đạt được những thành tựu vượt bậc trong bảo vệ và kiến thiết đất nước Triết lý giáo dục đã được cụ thể hóa trong các văn bản luật: Luật Giáo dục 1998, Luật Giáo dục 2005, Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, Luật Giáo dục Đại học 2012, Luật Giáo dục Nghề nghiệp 2014, Luật Giáo dục Đại học sửa đổi năm 2018, Luật Giáo dục 2019
Sẽ không thuyết phục nếu quy chiến lược phát triển của một ngành trong nghị quyết Đảng, một quy phạm pháp luật điều chỉnh của một bộ luật cụ thể cho một ngành, nghề là triết lý cho ngành, nghề ấy Đành rằng, tư tưởng chỉ đạo, biện pháp, chế tài buộc ngành nghề ấy vận động theo trật tự,
kế hoạch đã được xác định trước thì hiệu quả cũng không khác là mấy khi nó được vận hành theo một triết lý nhất định
Thứ hai, có ý kiến cho rằng, triết lý giáo dục Việt Nam thể hiện trong tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục Triết lý về giáo dục của Hồ Chí Minh thể hiện từ rất sớm trong các chỉ thị, bài viết, bài nói của Người về lĩnh vực giáo dục nhất quán, có tính triết lý Chẳng hạn: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt mục đích, thì phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”, “Học không biết chán, dạy không biết mỏi”, “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa”, “Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời là một việc làm rất quan trọng, rất cần thiết”,
Hồ Chí Minh cho rằng, vai trò của giáo dục là phát huy năng lực sẵn có của người học còn nội dung của giáo dục cần phải toàn diện: Thể, Trí, Mỹ, Đức Phương pháp giáo dục là gắn liền gia đình, nhà trường và xã hội Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường 20 tháng 10 năm 1955, Hồ Chí
Minh viết:
“- Thể dục: Để làm cho thân thể mạnh khỏe, đồng thời giữ vệ sinh riêng và vệ sinh chung
- Trí dục: Ôn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì đẹp, cái gì là không đẹp
- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu của công” [1, tr.40]
Nội hàm khái niệm triết lý giáo dục suy rộng ra là nhằm xây dựng con người, phát triển con người
toàn diện đức, thể, mỹ vì mục đích xây dựng xã hội mới tốt đẹp Khẳng định triết lý giáo dục chính là quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục cũng không sai Quan điểm (tư tưởng) về một lĩnh vực nào đó:
chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, là triết lý cho lĩnh vực đó thì không hẳn là như thế Trong trường hợp được luật hóa thành văn bản thì có thể chấp nhận được, nếu không sẽ không hợp lý
Thứ ba, triết lý giáo dục của Việt Nam được biểu hiện một cách sinh động cho quan điểm của tổ
chức UNESCO về giáo dục, dựa trên bốn trụ cột: “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”
Hiện nay, nhiều tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ đã lấy triết lý giáo dục này làm nền tảng, từ đó bổ sung cho phù hợp với hoàn cảnh của mình Việt Nam không phải là một ngoại lệ Nhiều người cho rằng, các trụ cột này đã được thể hiện rõ nét trong chiến lược phát triển ngành giáo dục và đào tạo ở Việt Nam Kết quả trong lĩnh vực giáo dục trong nhiều thập kỷ qua ở Việt Nam minh chứng cho điều đó
Thực tế cho thấy, bất kỳ một hoạt động nào đều phải dựa trên một nền tảng chính trị, kinh tế, văn hóa nhất định Việt Nam khác với các nước khác trên thế giới ở nhiều phương diện, nên rất khó có thể có
triết lý chung cho dù những giá trị phổ quát có tính nhân loại là đương nhiên Triết lý giáo dục phải cho
Trang 17và phải là của Việt Nam chứ không thể cho nhân loại được Yếu tố bản sắc dân tộc rất cần thiết phải
được tính đến trong triết lý
Như vậy, nền giáo dục Việt Nam hơn bảy mươi năm qua đã vận hành dựa trên một triết lý giáo dục nhất định thể hiện trong các quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục Tuy nhiên, nó chưa được phát biểu bằng văn bản chính thống có giá trị pháp lý ghi rõ là triết lý giáo dục Việt Nam
Thứ tư, văn hóa và giáo dục Việt Nam trong quá trình phát triển đã tiếp biến nhiều giá trị, nhiều
quan điểm về giáo dục trong lịch sử của cả phương Đông lẫn phương Tây, nhưng của tam giáo: Nho,
Phật, Lão là rõ nét hơn cả Ảnh hưởng của các quan điểm này hình thành nên triết lý giáo dục dân gian Khổng Tử thời Xuân thu - Chiến quốc, từ quan niệm nền tảng: Tính tương cận, tập tương viễn, ông đã
xây dựng các nguyên tắc giáo dục theo quan điểm chính trị của mình, các nguyên tắc đó là:
- Đại học chi đạo, tại minh minh đức;
- Tại tân dân;
- Tại chỉ ư chí thiện;
- Thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, thiên hạ bình
Quan điểm của vạn thế sư biểu Khổng Tử đại ý là, việc học là phải hiểu rõ ngọn nguồn, nguyên lý của trời đất, đạo lý ở đời, học cái mới, hướng tới điều thiện, với mục đích tu sửa cá nhân, quản lý gia đình, xã hội, để hướng tới hòa bình trong thiên hạ
Với Phật giáo, nếu xét ở phương diện giáo dục, ta có thể thấy có nhiều quan điểm sâu sắc Phật giáo cho rằng mục đích của giáo dục là giúp con người hướng thiện, hiểu rõ và chịu trách nhiệm về bản thân,
phản tỉnh, tự độ để độ tha, tức là giúp mình nhằm hướng tới giúp người vì mục đích Giác ngộ - Giải thoát - Chánh quả Như vậy, bản chất của giáo dục Phật giáo là tìm con đường, biện pháp nhằm đưa lại
cho con người niềm tin, trí tuệ để nhận chân chính mình, để hạn chế đi đến diệt trừ cái ác
Với Lão Tử, từ lập trường triết học của mình, ông cho rằng, sự hiểu biết của con người là có sẵn Ông quan niệm, không ra khỏi nhà vẫn biết được nguyên lý của đạo, những biến cố xảy ra trong thiên
hạ, bản chất con người là hồn nhiên, “tuyệt học vô ưu” tức là cách học tốt nhất là không học Do vậy, cách “giáo dục” tốt nhất là “vứt bỏ giáo dục”, để con người trở lại cái hồn nhiên chất phác ban đầu
Thứ năm, khi bàn về triết lý giáo dục hiện nay ở Việt Nam, chúng tôi thấy cũng cần thiết phải đề
cập đến quan niệm trong kho tàng tục ngữ, ca dao dân ca Tính khái quát của loại này tuy không cao, nhưng ưu điểm của nó là dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hành lại đạt hiệu quả Nếu để ý, có thể dễ dàng nhận thấy hiện hữu tất cả những thành tố của triết lý giáo dục, cả mục tiêu, phương pháp, nội dung
Vay mượn từ quan niệm của đạo Nho, câu khẩu hiệu phổ biến đã được xem như là triết lý giáo dục
suốt một thời gian dài mà hiện nay đang bị phê phán gay gắt: “Tiên học lễ, hậu học văn” Trong kho tàng
văn học dân gian, ông cha ta đã đúc rút từ quy luật giáo dục Từ ngàn đời nay, ông cha ta đã quan niệm mục đích của việc học là để có chữ nghĩa để làm người, giúp đời: “Học là học để làm người/Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi”, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Khẳng định vai trò của việc học: “Người không học như ngọc không mài”, “Muốn biết phải hỏi,
muốn giỏi phải học”, sự học là không có giới hạn, vừa là trách nhiệm, vừa là quyền lợi, đòi hỏi ý chí
cao: “Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi”, “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Trang 18Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
Học phải toàn diện: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Học hay cày biết”, “Ăn vóc học hay”
Phương pháp học: “Học thầy không tầy học bạn”, “Cần cù bù thông minh”, Vai trò của người thầy:
“Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu kiều/Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”,
Triết lý giáo dục của các trường đại học trên thế giới và Việt Nam
Trên thế giới hiếm thấy các quốc gia khẳng định triết lý giáo dục trong Hiến pháp và các điều,
khoản trong các bộ luật về giáo dục Ngay các trường đại học lớn cũng không có khoản riêng cho mục này, nó chỉ được thể hiện trong phần giới thiệu chung về cơ sở đào tạo Chẳng hạn, Trường Đại học Havard (Mỹ) không có mục riêng cho triết lý giáo dục mà được thể hiện trong giới thiệu chung về
trường: “Đại học Harvard hướng tới sự xuất sắc trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu, phát triển các nhà lãnh đạo trên nhiều lĩnh vực để tạo ra sự khác biệt trên toàn cầu” [11]
Với tinh thần đó, triết lý giáo dục của Đại học Yale: “Kể từ khi thành lập năm 1701, Yale đã, đang
và sẽ cống hiến vào việc mở rộng kiến thức, khơi nguồn sáng tạo và lưu giữ những thông tin văn hóa,
khoa học cho các thế hệ tương lai” [12]
Đại học Cambridge (Anh) cũng vậy, họ chỉ nêu sứ mệnh và những giá trị cốt lõi: “Sứ mệnh của Đại học Cambridge là đóng góp cho xã hội thông qua việc theo đuổi mục đích giáo dục, học tập và nghiên cứu ở cấp độ quốc tế xuất sắc nhất Những giá trị cốt lõi: Tự do tư tưởng và thể hiện tự do khỏi sự phân
biệt đối xử” [14]
Đại học Quốc gia Singapore (NUS): “Đại học Quốc gia Singapore khao khát trở thành một cộng đồng đáng tin cậy của các học giả, nhà nghiên cứu, nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên đang cùng làm việc trên tinh thần đổi mới và hợp tác vì một thế giới tốt đẹp hơn Chú trọng vào tài năng của chúng tôi
là nền tảng của một trường đại học danh tiếng, quan tâm vào chất lượng giáo dục, ảnh hưởng của nghiên cứu và tầm nhìn doanh nghiệp, hướng tới phục vụ đất nước và xã hội
Tầm nhìn: Một trường đại học dẫn đầu thế giới, hoạch định tương lai;
Sứ mệnh: Giáo dục, truyền cảm hứng và thay đổi;
Giá trị: Đổi mới, kiên trì, xuất sắc, sự tôn trọng, chính trực” [15]
Những ví dụ cụ thể trên đây cho thấy, hầu như các trường đại học trên thế giới không có mục riêng
để tuyên bố triết lý giáo dục cho họ mà nó được toát lên ở sứ mạng, tầm nhìn và hệ thống giá trị cốt lõi Điểm chung khi tuyên bố tầm nhìn, sứ mạng của các trường danh tiếng trên thế giới được xem như
là triết lý giáo dục mà họ theo đuổi là hướng về người học, khẳng định chất lượng đào tạo tốt nhất, sự khác biệt của họ trong việc phát huy các năng lực của cá nhân trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập, tạo dựng giá trị mới cho cộng đồng, hướng tới giá trị tiến bộ
Ở Việt Nam, các trường đại học còn non trẻ, đang trong quá trình xây dựng và phát triển, còn nhiều
bất cập, chất lượng đào tạo thấp, quản trị đào tạo còn non kém, công tác kiểm định chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế còn nhiều hạn chế, vấn đề tự chủ, nhất là tự chủ tài chính còn nhiều điểm chưa thống nhất, chương trình nặng về lý thuyết, chưa thực sự gắn với thực tiễn, với sản xuất, doanh nghiệp và đời sống, khả năng nghiên cứu, công bố quốc tế, tiêu chí quan trọng để xếp hạng các trường đại học trên toàn cầu vẫn rất thấp, hầu như chưa có xuất khẩu đại học, liên kết ngành, các trường đại học trong nước và
trên thế giới còn lỏng lẻo, không hiệu quả, Trong hoàn cảnh đó, có trường xây dựng mục riêng tuyên bố triết lý giáo dục, có trường thì không, nhưng nội dung lại được thể hiện trong tầm nhìn và sứ mạng mà họ
nêu ra Vấn đề có hay không triết lý giáo dục ở các trường đại học phụ thuộc vào cá nhân và tập thể lãnh đạo của cơ sở đào tạo chứ không phải là quy định chung của ngành giáo dục đại học
Trang 19Dễ dàng thống nhất, triết lý giáo dục của trường đại học khi đã được khẳng định sẽ là nền tảng lý luận cốt lõi cho nhà trường khi xác định mục tiêu, chương trình, phương pháp, thiết kế hệ thống và cách thức quản trị các hoạt động của nhà trường
Các trường đại học ở Việt Nam, khi xây dựng triết lý giáo dục thường chú ý tới việc khẳng định giá trị của trường mình trong chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học trong định hướng phát triển tương lai, trong hội nhập quốc tế, sự khác biệt của chương trình và cơ hội việc làm cho sinh viên, trong việc phát huy tối đa năng lực cá nhân của người học nhằm khẳng định giá trị cá nhân, đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng
Không có mục riêng cho triết lý giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội (VNUHN) tuyên bố: sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi:
“Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu
khoa học, phát triển công nghệ và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực; góp phần xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước; làm nòng cốt và đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam
Tầm nhìn: Năm 2030 trở thành đại học định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực có tính hội
nhập cao, trong đó, một số trường đại học, viện nghiên cứu thành viên thuộc các lĩnh vực khoa học cơ bản, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nhọn đạt trình độ tiên tiến châu Á
Giá trị cốt lõi: Chất lượng cao; Sáng tạo; Tiên phong; Tích hợp; Trách nhiệm; Phát triển bền vững”
Khẩu hiệu hành động: Đạt đỉnh cao dựa vào tri thức (Excellence through Knowledge) [16]
Cũng tương tự, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, trong phần giới thiệu không có mục riêng thể
hiện triết lý giáo dục cho mình, nhưng trong sứ mạng và tầm nhìn lại thể hiện rất rõ triết lý giáo dục cho
cơ sở đào tạo có truyền thống bậc nhất trong lĩnh vực công nghệ: “Phát triển con người, đào tạo nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu khoa học, sáng tạo công nghệ và chuyển giao tri thức, phục vụ xã hội và đất nước, với tầm nhìn: “Trở thành một đại học nghiên cứu hàng đầu khu vực với nòng cốt là kỹ thuật
và công nghệ, tác động quan trọng vào phát triển nền kinh tế tri thức và góp phần gìn giữ an ninh, hòa
bình đất nước, tiên phong trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam”, bằng hệ thống giá trị cốt lõi:
Chất lượng - hiệu quả; Tận tụy - cống hiến; Chính trực - tôn trọng; Tài năng cá nhân - trí tuệ tập thể; Kế thừa - sáng tạo” [17]
Cũng trên tinh thần ấy, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, khi khẳng định giá trị thương hiệu của
mình trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh doanh, toàn bộ nội dung triết lý giáo dục được thể hiện trong
sứ mệnh: “Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có sứ mệnh cung cấp cho xã hội các sản phẩm đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, ứng dụng và chuyển giao công nghệ có chất lượng cao, có thương hiệu và danh tiếng, đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế về lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới” [18]
Thời gian gần đây, một số trường đại học lại chủ động xây dựng triết lý giáo dục cho riêng mình nhằm định hướng cho các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học để tạo dựng thương hiệu cho riêng mình Chẳng hạn, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng, khi xác định chiến lược cho sự phát triển
chung của nhà trường đã có mục tuyên bố triết lý giáo dục riêng: “Chúng tôi tin tưởng rằng giáo dục đại học đóng vai trò then chốt trong “kiến tạo xã hội tương lai” Chúng tôi theo đuổi tư tưởng giáo dục khai phóng, với tính nhân bản, tinh thần khoa học và sự chủ động học tập suốt đời của mỗi cá nhân, vì mục tiêu xây dựng một xã hội thịnh vượng và tiến bộ Ba trụ cột trong quan điểm giáo dục của chúng tôi là:
“Khai phóng - Tự thân - Hữu ích”” [20]
Trang 20Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
Trường Đại học Tôn Đức Thắng, trường đại học trong tốp dẫn đầu về công bố khoa học quốc tế, khi giới thiệu về mình đã thể hiện khá đầy đủ các mục cần thiết: Triết lý giáo dục “Vì sự khai sáng cho nhân loại”; Sứ mạng “Giáo dục, nghiên cứu và sáng tạo để phát triển nhân loại bền vững”; Tầm nhìn “Vì sự phát triển con người và một thế giới hòa bình, hạnh phúc”; Chính sách chất lượng dựa trên bốn tiêu chí: đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, hợp tác quốc tế Mục tiêu “Là đại học nghiên cứu tinh hoa trong TOP 200 đại học tốt nhất thế giới”; Văn hóa “Chất lượng và sự tin cậy”; Nguyên tắc ứng xử “Công bằng, hiệu quả, phụng sự”; Slogan “Từ nơi đây, ánh sáng sẽ chiếu đến khắp nơi trong vũ trụ”
Với Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, triết lý giáo dục mà nhà trường hướng đến là: Khai phóng; liên ngành; trải nghiệm Trong đó “khai phóng” là tạo điều kiện cho người học tự khai phá tiềm năng của bản thân; lĩnh hội kiến thức chuyên môn sâu của ngành học trên nền tảng kiến thức rộng của các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, chính trị, luật pháp và công nghệ,…; phát triển năng lực trí tuệ; phát triển các kỹ năng cá nhân và định hình các giá trị sống tích cực hướng tới con người tự chủ và sáng tạo, chuyên gia ưu tú, công dân có trách nhiệm “Liên ngành” là tạo điều kiện để người học có những kiến thức liên ngành nhằm hiểu sâu sắc hơn về ngành chính của mình, có khả năng liên kết các chuyên gia, tránh được những thiên kiến trong việc ra quyết định, gia tăng cơ hội việc làm “Trải nghiệm” là triển khai mô hình đào tạo “trưởng thành qua trải nghiệm” Qua trải nghiệm người học sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về lý thuyết, hình thành tư duy thực tiễn, năng lực thực thi từ đó thích nghi và cải tạo với môi trường [19]
Trong mục giới thiệu về trường, có khác một chút so với nhiều trường đại học khác, thường phần triết lý giáo dục được đặt lên vị trí đầu tiên, Trường Đại học Vinh lại tuyên bố triết lý giáo dục sau khi xác định sứ mạng, viễn cảnh và giá trị cốt lõi Cốt lõi của triết lý giáo dục của Trường Đại học Vinh là
hợp tác (Collaboration) và sáng tạo (Creativity) nhằm đào tạo người học trở thành người lao động sáng
tạo có khả năng thích ứng cao trong bối cảnh hiện nay
Như vậy, dù có muốn hay không, các trường đại học, các cấp học, bậc học và các loại hình đào tạo cần thiết phải xây dựng được triết lý giáo dục cho riêng mình Triết lý giáo dục như là tuyên ngôn cho sứ mạng và tầm nhìn, chi phối mọi hoạt động của nhà trường Cũng cần lưu ý, triết lý giáo dục phải chứa đựng tinh thần tiến bộ, nhân văn, hợp hiến, phù hợp với đạo đức, nghề nghiệp, thuần phong mỹ tục và không trái với triết lý giáo dục quốc gia
Có thể khẳng định, dù có tuyên bố hay không, hầu hết các trường đại học ở Việt Nam hiện nay đã xây dựng cho mình triết lý giáo dục riêng Mẫu số chung của triết lý giáo dục ở các trường đại học là khẳng định chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, các điều kiện, môi trường học thuật tốt nhất phục
vụ quá trình đào tạo Sự cam kết của các trường đại học cho người học về giá trị văn bằng, về trách nhiệm nguồn lực phục vụ cho nhu cầu xã hội, cho cộng đồng đảm bảo cho việc tạo dựng thương hiệu cho cơ sở đào tạo
3 KẾT LUẬN
Sự phát triển nhanh chóng của khoa học, công nghệ đã làm thay đổi mọi mặt trong đời sống kinh tế
xã hội Điều đó đặt giáo dục vào tình thế cần phải có cuộc cách mạng thật sự, khác với giáo dục truyền thống mới có hy vọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển trong
tương lai Do vậy, hiện nay rất cần thiết phải ban hành triết lý giáo dục Việt Nam Triết lý giáo dục rất
quan trọng đối với giáo dục của một quốc gia, nó xác định hướng đi cho toàn bộ hệ thống giáo dục, mục đích cần phải đạt được, chuẩn mực nhà giáo, kiến thức, kỹ năng và thái độ của người học trong từng cấp học và loại hình đào tạo, chương trình, phương pháp giảng day, quản trị cơ sở giáo dục, Để thực hiện được việc này, Nhà nước cần thiết thành lập một nhóm những học giả và quản lý giáo dục có hiểu biết
Trang 21và tâm huyết về giáo dục và lĩnh vực có liên quan đưa ra nội dung triết lý giáo dục Việt Nam với yêu cầu
súc tích, bao chứa những nét cơ bản thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng của ngành giáo dục Đây là việc quan trọng, nên cần tổ chức khảo sát, hội thảo, phản biện, tranh luận một cách khách quan, khoa học Sau khi thống nhất trong ngành giáo dục có thể trưng cầu dân ý Khi đã được công nhận chính thức, cần thiết phải đưa vào luật để thực hiện
Nghiên cứu cũng cho rằng, triết học về giáo dục (philosophy of education) là một lĩnh vực thuộc về triết học xã hội, chuyên nghiên cứu về các mục tiêu, hình thức, phương pháp và kết quả của giáo dục với
tư cách là một quá trình, là một ngành thuộc lĩnh vực xã hội Triết học về giáo dục quan tâm đến việc phản biện, lý giải các ý tưởng và thực hành giáo dục Các câu hỏi của triết học về giáo dục thường được dùng: Giáo dục là gì? Mục đích của giáo dục là gì? Người học cần học những gì? Người dạy phải dạy như thế nào? Triết lý giáo dục là quan điểm, tư tưởng chủ đạo, cốt lõi của hoạt động giáo dục mà chủ thể hoạt động đề ra nhằm định hướng cho con người hành động Câu hỏi chung nhất mà triết lý giáo dục phải trả lời là hoạt động dạy - học nhằm mục đích gì? Nền giáo dục muốn đào tạo ra con người như thế nào? Triết lý giáo dục là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Nhà nước hoặc các đơn vị, tổ chức giáo dục cụ thể nào đó đối với việc giáo dục - đào tạo các thế hệ công dân trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể nhằm đạt được mục tiêu, kỳ vọng của đất nước với từng công dân và trách nhiệm của họ đối với sự nghiệp phát triển đất nước và xã hội Triết lý giáo dục bao giờ cũng mang tính lịch sử cụ thể, trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau sẽ có mục tiêu, định hướng khác nhau đối với giáo dục nhằm phục vụ trực tiếp cho sự tiến bộ của công dân và phát triển đất nước; triết lý giáo dục phải được xây dựng từ chính thực tiễn của từng giai đoạn lịch sử, phù hợp với hoàn cảnh môi trường hợp thành của giai đoạn ấy Đặc biệt, không thể áp dụng triết lý giáo dục của dân tộc này cho dân tộc khác, hay của giai đoạn lịch sử này cho giai đoạn lịch sử khác hoặc ngay cả trong từng đơn vị, tổ chức giáo dục - đào tạo ở mỗi ngành, lĩnh vực khác nhau đều có sự khác nhau Vì vậy, triết lý giáo dục chỉ có thể đúng đắn và phát huy được tác dụng chỉ đạo giáo dục - đào tạo khi nó phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, môi trường và điều kiện, mục tiêu cụ thể của mỗi nước, dân tộc hoặc đơn vị, tổ chức nhất định
Trong bối cảnh hiện nay, sự phát triển của Việt Nam trong hơn 35 năm qua rất đáng ghi nhận Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể Việt Nam cũng đang chứng kiến thay đổi nhanh về cơ cấu dân số và xã hội Chỉ số vốn nhân lực của Việt Nam đạt mức cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và các nước có thu nhập trung bình thấp hơn Y tế cũng đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện Tăng trưởng và công nghiệp hóa nhanh của Việt Nam đã để lại nhiều tác động tiêu cực đối với môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đô thị hóa, tăng trưởng kinh tế và dân số tăng nhanh đang đặt ra những thách thức ngày càng lớn về quản lý chất thải và xử lý ô nhiễm Chính phủ đang nỗ lực giảm thiểu tác động của tăng trưởng lên môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả Nhiều chiến lược và kế hoạch để phát triển đất nước, nâng cao đời sống nhân dân; đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc đang được thực thi Đứng trước những thời cơ và thách thức đó, giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do vậy, việc
đề cập và bàn về triết lý giáo dục cho Việt Nam hiện nay vẫn là vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn sâu sắc, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn tại Việt Nam hiện nay Hạn chế của nghiên cứu này là chưa chỉ ra và làm rõ được những nhân tố ảnh hưởng đến triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay
Trang 22Mấy vấn đề bàn luận liên quan đến
triết lý giáo dục Việt Nam
Trần Mai Ước
Lê Hữu Ái
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.40
[2] Luật Giáo dục số 11/1998/QH10 ngày 02/12/1998 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
[3] Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
[4] Luật Giáo dục sửa đổi số 44/2009/QH12 ngày 25/11/2009 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [5] Luật Giáo dục Đại học số 08/2013/QH11 ngày 18/6/2012 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [6] Luật Giáo dục Nghề nghiệp số 74/2014/QH13 ngày 27/11/2014 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam [7] Luật Giáo dục Đại học sửa đổi số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
[8] Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
[9] Nguyễn Quốc Vương (2019), Đi tìm triết lý giáo dục Việt Nam, NXB Trí thức, Hà Nội
[10] Nghiêm Đình Vỹ (2008), Hồ Chí Minh về giáo dục - Toàn thư, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội
[11] Harvard University is devoted to excellence in teaching, learning, and research, and to developing leaders in many disciplines who make a difference globally, https://www.harvard.edu/about-harvard
[12] Since its founding in 1701, Yale has been dedicated to expanding and sharing knowledge, inspiring innovation, and preserving cultural and scientific information for future generations, https://www.yale.edu/about-yale
[13] Mission: The mission of the University of Cambridge is to contribute to society through the pursuit of education, learning and research at the highest international levels of excellence
[14] Core values, The University's core values are as follows: freedom of thought and expression; freedom from discrimination, https://www.cam.ac.uk/about-the-university
[15] The National University of Singapore aspires to be a vital community of academics, researchers, staff, students and alumni working together in a spirit of innovation and enterprise for a better world Our singular focus on talent will be the cornerstone
of a truly great university that is dedicated to quality education, influential research and visionary enterprise, in service of country and society Vision: A leading global university shaping the futre, Mission: to educate, inspire and transform, Values: innovation, resilience, excellence, respect, integrity, http://www.nus.edu.sg/about
[16] Sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cốt lõi, https://www.vnu.edu.vn/ttsk/?C1917/N27921/Su-mang,-tam-nhin-va-gia-tri-cot-loi.htm [17] Sứ mạng, tầm nhìn & giá trị cốt lõi, https://www.hust.edu.vn/su-mang-tam-nhin-gia-tri-cot-loi
[18] Sứ mạng, tầm nhìn - Đại học Kinh tế Quốc dân, hoc-kinh-te-quoc-dan
https://khaothi-dbclgd.neu.edu.vn/vi/gioi-thieu-4047/su-menh-tam-nhin-dai-[19] Sứ mạng, tầm nhìn - Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, https://hub.edu.vn/gioi-thieu/su-menh-tam-nhin [20] Triết lý giáo dục, https://due.udn.vn/vi-vn/gioithieu/gioithieuds/cid/3591
[21] Five things that educators should know about the philosophy of education, educators-should-know-about-the-philosophy-of-education/
https://www.theedadvocate.org/5-things-that-[22] Doyle, James F., ed (1973), Educational judgments: papers in the philosophy of education, London: Routledge & Kegan Paul [23] Frankena, William K (1965), Three historical philosophies of education: aristotle, kant, dewey, Glenview, il: scott, foresman
and company
[24] Hamlyn, D.W (1978), Experience and the growth of understanding, London: Routledge & Kegan Paul
[25] Langford, Glenn, and D.J O'connor, eds (1973), New essays in the philosophy of education, London: Routledge & Kegan Paul [26] Rorty, Amélie, ed (1998), Philosophers on education: new historical perspectives, London: Routledge
[27] Scheffler, Israel, ed (1958/1966), Philosophy and education: modern readings, Boston: Allyn and Bacon
[28] Siegel, Harvey (2005), “Truth, thinking, testimony and trust: alvin goldman on epistemology and education”, Philosophy and
phenomenological research 71(2): 345-66
Trang 23XÂY DỰNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY
Phan Văn Trường *
Nguyễn Thị Thu Lài **
TÓM TẮT
Đối với giáo dục Việt Nam hiện nay, “xây dựng giá trị nhân văn trong giáo dục đại học” vẫn luôn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cốt lõi trong thực hành triết lý giáo dục nói chung và triết lý giáo dục đại học nói riêng Trong xu thế mới của thời đại, khi sức ép của yếu tố thị trường ngày càng khốc liệt, hệ thống đại học trở thành một tổng thể đa trường, đa ngành, đa lĩnh vực, lại thiếu tập trung như hiện nay thì giá trị nhân văn trong giáo dục đại học lại càng cần kíp hơn bao giờ hết, nó phải đi vào tâm thức xã hội một cách chắc chắn, bền vững - với sứ mệnh là giá trị nền tảng để kiến tạo văn hóa đại học đích thực trong chặng đường mới
Bài viết sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung: (1) Về vai trò của giáo dục đại học; (2) Về giá trị nhân văn trong giáo dục đại học; (3) Một vài gợi mở đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Từ khóa: giáo dục đại học, nhân văn, văn hóa đại học
MỞ ĐẦU
Tinh thần học thuật và giá trị nhân văn - là hai giá trị cao nhất của bất kỳ một định chế đại
học nào, từ cổ chí kim Tuy vậy, lịch sử đại học trên thế giới cũng đồng thời chứng minh rằng đây cũng là hai giá trị chịu thách đố nhiều nhất trong chiều dài phát triển của các định chế giáo dục Qua thực tiễn, định chế nào kiên định với giá trị mà mình theo đuổi sẽ tạo nên tầm vóc thâm sâu
và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội1
Trong hai nhân tố này, giá trị nhân văn được xem là bệ đỡ bồi đắp tinh thần học thuật Nếu
không xây dựng trên giá trị nhân văn, đại học sẽ mất đi “cái hồn”, “cái nhuệ khí” của học thuật
trên con đường đạt được những thành tựu toàn diện
1 Về vai trò của giáo dục đại học
Xét về bản chất, đại học đã là một bước tiến lớn của nhân loại, nhất là giới học thuật “Đại học đã trở thành bộ mặt, hàn thử biểu của trạng thái tinh thần của một quốc gia Sức nặng của một quốc gia không nằm ở diện tích, số dân, tài nguyên, ý thức hệ, định chế chính trị mà ở trình độ tri thức được con người tạo ra Đại học chính là nơi rèn luyện những con người đó Nó là nguyên khí quốc gia rèn đúc giới tinh hoa, là nơi tập hợp sinh hoạt cao của nền văn hóa”2
Về bản chất, giáo dục đại học là môi trường sư phạm giáo dục ở cấp cao hơn với mức độ kiến thức chuyên sâu theo ngành, nghề mà người học lựa chọn chứ không đào tạo một cách rộng theo nhiều chuyên môn và đào tạo tại bậc đại học chỉ dành cho những người đang có những nhu cầu và
có đủ về những khả năng về kiến thức và xã hội tham gia học tập Chính vì vậy, giáo dục đại học
* Giáo sư - Cố vấn cao cấp của Chính phủ Pháp về thương mại quốc tế
** Thạc sĩ - Khoa Lý luận Chính trị, Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
1 Đại học Humbolt (Đức) - được coi là cha đẻ của các trường đại học hiện đại, là một ví dụ điển hình cho tinh thần này
2 Nguyễn Xuân Xanh: Đại học - định chế giáo dục cao thay đổi thế giới - từ trung cổ đến hiện đại, NXB Tổng hợp TP HCM, tr.15
Trang 24Xây dựng giá trị nhân văn
trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Phan Văn Trường Nguyễn Thị Thu Lài
có nhiệm vụ quan trọng để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển nhanh, bền vững
Với những giá trị nhân bản cao quý đó, Đảng và Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của giáo dục
đại học, nhất là trong thời kỳ đổi mới, hội nhập sâu rộng của đất nước hiện nay Việc coi giáo dục
là lĩnh vực then chốt cho sự phát triển đất nước đã được nhắc đi nhắc lại qua nhiều kỳ Đại hội Đảng Riêng tại Đại hội lần thứ XIII (01/2021), Đảng nhấn mạnh:
“Đẩy nhanh thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, trọng tâm là hiện đại hóa và thay đổi phương thức giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp Chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; có chính sách vượt trội để thu hút, trọng dụng nhân tài, chuyên gia cả trong và ngoài nước” 3
Bất luận có những khác biệt cơ bản trong việc luận giải sứ mệnh của giáo dục đại học, các nhà nghiên cứu lý luận lẫn thực tiễn đều thống nhất về tầm vóc của giáo dục đại học đối với vận mệnh của mỗi quốc gia, khi nó thực hành 4 sứ mệnh: giáo dục (đào tạo) - nghiên cứu - chuyển giao công nghệ (khởi nghiệp) - đồng kiến tạo vì sự bền vững4
2 Về giá trị nhân văn trong giáo dục đại học
Rousseau - “nhà khai minh về khai minh” - trong tác phẩm “Emily hay là về giáo dục” (1762) đã khẳng định rằng: “Con người chỉ có một “nghề” duy nhất được phép học, đó là LÀM NGƯỜI Trong trật tự tự nhiên, nơi mọi người đều bình đẳng thì LÀM NGƯỜI là nghề nghiệp chung của họ Và hễ ai được giáo dục để làm người, ắt không thể thất bại trong việc hoàn thành mọi nhiệm vụ đặt ra cho mình…” Quan niệm này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhân bản và tinh thần nhân văn tối thượng trong giáo dục
Theo tài liệu của UNESCO về sự định hướng cho sự phát triển của giáo dục đại học thì nền giáo dục đại học hiện đại cần đáp ứng 10 yêu cầu cơ bản5, trong đó ghi rõ: “Các trường đại học phải là một trung tâm học tập tích cực, có ý chí học tập thường xuyên, học suốt đời để không ngừng phục vụ sự phát triển của xã hội” (Điều 4) và “Các trường đại học phải là một cộng đồng gồm những thành viên tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa hòa bình (Điều 8) Thông qua đó, chúng ta có thể nhận diện một phần “chân dung” của các trường đại học đúng nghĩa, mang lý
tưởng đại học như nó vốn là Theo đó, giá trị nhân văn được xem là yếu tố mang đủ đầy hàm
nghĩa kiến tạo lý tưởng học tập suốt đời, đem lại nguồn sinh khí cho môi trường đại học
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021, tr.136
4 Dẫn theo: https://cuoituan.tuoitre.vn/bon-su-menh-cua-giao-duc-dai-hoc-1575942.htm, truy cập 14h20p ngày 13/3/2023
5 1 Các trường đại học phải là một trung tâm đào tạo có chất lượng cao, phải đa dạng hóa, chuyên môn hóa trong giáo dục đào tạo nhằm đạt hiệu quả cao trên nhiều lĩnh vực khoa học; 2 Các trường đại học phải là một trung tâm tập hợp những sinh viên có năng lực trí tuệ phát triển
ở mức độ cao Đó là những thanh niên có năng lực tham gia tích cực vào các chương trình đào tạo của nhà trường và luôn quan tâm đến vấn
đề công bằng xã hội và giáo dục - đào tạo; 3 Các trường đại học phải là một cộng đồng toàn tâm toàn ý, sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, trong phổ biến, vận dụng và đưa những phát minh công nghệ vào thực tiễn cuộc sống; 4 Các trường đại học phải là một trung tâm học tập tích cực, có ý chí học tập thường xuyên, học suốt đời để không ngừng phục vụ sự phát triển của xã hội; 5 Các trường đại học luôn luôn là một trung tâm bồi dưỡng, cập nhật chuẩn hóa và hoàn thiện tri thức; 6 Các trường đại học là một trung tâm trong đó có sự liên thông hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu và dịch vụ khoa học có chất lượng và hiệu quả cao; 7 Các trường đại học phải là một trung tâm tham gia giải quyết những vấn đề khoa học của địa phương, dân tộc, khu vực và thế giới; 8 Các trường đại học phải có những trung tâm tư vấn về khoa học - công nghệ cho các cấp quản lý để từ đó có những quyết định đúng đắn dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn; 9 Các trường đại học phải là một cộng đồng gồm những thành viên tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa hòa bình; 10 Các trường đại học phải luôn luôn thích ứng được với nhịp sống hiện đại, luôn phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của mỗi quốc gia và phù hợp với xu thế phát triển của thời đại
Trang 25Giáo dục giá trị nhân văn vô cùng quan trọng vì nó gieo cho người học tình yêu học thuật, yêu khoa học và nhất là học tập suốt đời Vì thế, có thể khẳng định giá trị nhân văn là yếu tố then
chốt tạo nên một tâm hồn đại học, ở đó, người học tham gia vào việc học bằng nhu cầu tự thân,
bằng chính sự thôi thúc bên trong chứ không phải từ sức ép bên ngoài Chỉ khi sở hữu những người học như vậy, tinh thần học thuật ở đại học mới mang vẻ đẹp bất tận của nó; sứ mệnh “đồng kiến tạo sự bền vững” mới thực sự được chứng thực
Trên nền tảng của giá trị nhân văn, người học được bồi đắp nhân sinh quan “vị nhân sinh” để nhìn nhận, đánh giá mọi việc, mọi vấn đề dựa trên tình người và sự thấu cảm Từ đó, mọi phát kiến khoa học được khơi tạo bằng trí tuệ cảm xúc chứ không phải từ sự cảm tính đơn thuần Quả thật, “Không có nền tảng nào chắc chắn (bằng giáo dục đại học) có thể được phát minh ra để bảo tồn tự do và hạnh phúc” (Thomas Jefferson)6 Và dĩ nhiên, “chỉ có con người sống đẹp mới là một con người thật sự tự do”7
Trên tầng ý nghĩa đó, xây dựng giá trị nhân văn luôn quan trọng và cần kíp đối với bất kỳ một định chế giáo dục nào Với giáo dục Việt Nam, có thể nói, chưa bao giờ việc xây dựng giá trị nhân văn trong giáo dục đại học lại trở nên cấp bách, bức thiết như hiện nay Khi mà đạo đức xã hội dường như bị loạn nhịp, nhiều giá trị trắng - đen, thật - giả lẫn lộn, biến đổi khôn lường trong thời đại dễ biến động, bất định, phức tạp, nhiều biến số, không rõ ràng và cũng không dễ nhận biết Khi mà, không ít nhà trường đã và đang chạy theo tiêu chí tuyển sinh hơn là hiệu quả thực bởi chịu sức ép về nguồn thu và đời sống của giảng viên - người lao động,…
Nhận thấy rõ vai trò của giá trị nhân văn trong giáo dục, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (2021) đã xác định mục tiêu của giáo dục Việt Nam nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia
đình, xã hội và Tổ quốc; trong đó nhấn mạnh: “Chú trọng giáo dục phẩm chất, năng lực sáng tạo
và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Khơi dậy khát vọng phát triển chính là “thượng
sách” để khơi thông nội lực, trí tuệ từ mỗi cá nhân tham gia vào quá trình giáo dục Chỉ có giá trị nhân văn mới đem lại những ý nghĩa “sâu gốc bền rễ” như thế
3 Một vài gợi mở đối với giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Giáo dục - đào tạo nói chung và giáo dục đại học nói riêng vẫn luôn được coi trọng và chăm
lo ở mọi cấp, mọi ngành và toàn xã hội Những chủ trương nhất quán của Đảng ta về giáo dục - đào tạo đã khẳng định:
“Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội” 8 ; “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học” 9 ;
“Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát
6 Nguyễn Xuân Xanh, Sđd, tr.532
7 Lý tưởng của Đại học Humboldt (Đức), dẫn theo: Nguyễn Xuân Xanh, Sđd
8 Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013, của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”
9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016
Trang 26Xây dựng giá trị nhân văn
trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Phan Văn Trường Nguyễn Thị Thu Lài
triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” 10
Điều đó cho thấy, “sức nóng” của câu chuyện giáo dục - đào tạo chưa bao giờ giảm xuống Tuy vậy, một cách khách quan, hiện nay, giáo dục đại học Việt Nam vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng, thế mạnh của mình, chưa thể sánh vai với các nền giáo dục đại học ở nhiều nước trong khu vực như: Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia,… Trong nền kinh tế thị trường, sự lựa chọn
hướng phát triển đôi khi còn phải trả lời câu hỏi: học để có việc làm hay học để có tự do và hạnh phúc thực, học để có tinh thần học thuật? Trong bức tranh toàn diện đó, câu chuyện giáo dục giá
trị nhân văn lại càng trở nên “xa xỉ” hơn, thậm chí đôi lúc còn rối rắm, mơ hồ hơn trong cách thức thực hiện, bởi những giá trị ấy không thể được xây dựng trong một năm, hai năm mà là cả một hành trình lâu dài, đòi hỏi sự kiên tâm, bền bỉ của nhiều người, nhiều cơ quan, đoàn thể và toàn xã hội, nhất là những người có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng thể chế, chính sách về giáo dục đại học và triết lý giáo dục tại các cơ sở đào tạo đại học
Thiết nghĩ, để kiến tạo giá trị nhân văn trong giáo dục đại học, cần chú trọng vào mấy vấn đề lớn, trước khi đi vào giải pháp cụ thể cho từng môi trường, cơ sở đào tạo vốn mang tính đặc thù
Một là, xây dựng triết lý giáo dục đại học trên tinh thần “lấy SỰ HỌC làm trung tâm”, lấy
“văn hóa làm gương” làm nền tảng
Vào thế kỷ XIX, trên hành trình khai sáng, Nhật Bản đã theo đuổi tinh thần học thuật với tuyên ngôn nổi tiếng của Fukuzawa Zukichi: “Trời không sinh ra người đứng trên người, trời cũng không sinh ra người đứng dưới người Tất cả đều do sự học mà ra”11 Như vậy, tất cả mọi
thành tố trong giáo dục đều bình đẳng trước một thứ duy nhất: sự học Ai cũng có quyền được
học, được tranh biện, được chọn lựa phương pháp, được khai mở trí tuệ và tâm hồn theo cách của
họ Thực tế đã chứng minh Nhật Bản thành công khi lấy văn minh phương Tây gieo vào tinh thần dân tộc Nhật
Đối với Việt Nam, triết lý giáo dục hiện được xây dựng trên tinh thần “lấy người học làm trung tâm” nhằm đo lường hiệu quả thật sự của hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng như các công tác cộng đồng; hướng đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục - đào tạo đáp ứng nhu cầu thiết thực của người học Trong giai đoạn hiện nay, để đạt được mục tiêu trở thành nước công nghiệp tiên tiến, hiện đại, thiết nghĩ cần bổ sung một nhận thức của tư duy giáo dục đại học hiện đại (vốn khá phổ quát tại các trường đại học khai phóng): lấy sự học làm trung tâm Phương châm này thực chất không mâu thuẫn với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, trái lại, nó có thể bổ khuyết một cách sâu sắc và minh triết hơn cho tinh thần đại học; giúp cho tinh thần nhân văn trong giáo dục đại học được vun trồng một cách vững chãi hơn Khi đó, không gian giáo dục đại học trở thành một hệ sinh thái giáo dục - nơi hiện diện của tinh thần học tập không biên giới, không phân biệt thứ bậc, vị trí, đẳng cấp Ở đó, mọi người đều thực hành giá trị sự học bình đẳng một cách tự nhiên
Tuy nhiên, bình đẳng trong giáo dục đại học không đồng nghĩa với tư duy cào bằng, làng nhàng Trái lại, về bản chất, “bình đẳng” luôn hàm chứa lòng hiếu tri, tinh thần tôn trọng lẫn nhau, yêu kính thầy, mến thương bạn và hành xử văn minh trong mọi việc Bình đẳng chỉ được hiện diện khi mỗi người đều thấy rõ giá trị của mình tại nơi mình đang thuộc về, đồng thời, ghi nhận và
10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2021
11 Fukuzawa Zukichi, Khuyến học, NXB Tri thức, Hà Nội, 2008
Trang 27tôn trọng tuyệt đối giá trị của người khác, do đó, xét đến cùng, “bình đẳng” chính là “đúng việc” Khi hầu hết mọi người trong xã hội đều làm đúng và làm tốt công việc của mình thì xã hội đó sẽ thịnh vượng và văn minh12 Do đó, khi xây dựng được môi trường bình đẳng thì trường đại học sẽ trở thành biểu tượng của sự hòa ái, thầy cô tích cực và người học có được niềm hạnh phúc thực sự trong việc học Nội lực của giáo dục đại học phát xuất từ đây; giá trị nhân văn tự nó luôn được ươm nở từ môi trường này
Khi lấy sự học làm nền thì tất cả mọi thành tố trong hệ sinh thái giáo dục đều được đặt dưới
nó Việc học là hành trình mà thầy và trò cùng nhau tìm kiếm tri thức, khám phá kho báu học thuật bằng tinh thần cầu tiến và khao khát được học Vậy nên, “văn hóa làm gương” trở thành một thúc giục tự thân chứ không phải một áp đặt có từ quyền thế Bởi lẽ, thước đo giá trị của người thầy phụ thuộc vào việc họ tạo giá trị thật, niềm tin thật, “quyền uy” thật trong người học bằng chính nội lực và trí tuệ của họ Theo tôi, một triết lý giáo dục đại học dựa trên nền tảng vững chãi
ấy thì quản trị đại học không còn là bài toán khó như hiện nay đối với các đại học ở Việt Nam
Hai là, xây dựng, duy trì và lan tỏa giá trị của “không gian văn hóa” đại học
Không gian văn hóa được hiểu là khu vực có sức ảnh hưởng văn hóa nhất định đối với cộng đồng
Hiểu theo nghĩa này, mỗi cơ sở giáo dục đại học là một quần thể văn hóa Ở đó hội đủ các không gian
học tập, học liệu, không gian sinh hoạt văn hóa tập thể, học ngoại ngữ, sinh hoạt kỹ năng, câu lạc bộ - đội
- nhóm, thể dục - thể thao, khuôn viên ký túc xá, thư viện, phòng tự học, canteen, khu triển lãm, phòng truyền thống, không gian văn hóa Hồ Chí Minh, văn phòng Đoàn - Hội,
Trên thực tế, yếu tố cơ sở vật chất (diện tích trường/sinh viên, khu phức hợp thể dục - thể thao, ký túc xá,…) luôn là một trong những tiêu chí đánh giá quan trọng trong kiểm định và đánh giá, xếp hạng đại học Vì thế, việc xây dựng, duy trì và lan tỏa giá trị của không gian văn hóa đại học không chỉ đem lại lợi ích trực tiếp mà còn tạo nên sức hấp dẫn đối với người học Ở đâu người học háo hức đến trường, vui say sinh hoạt học thuật - văn hóa theo đội - nhóm tại trường, ở
đó có linh hồn đại học, tinh thần đại học
Trong điều kiện ChatGPT đã chính thức đi cùng cuộc sống con người hiện đại, thì việc xây
dựng và lan tỏa không gian văn hóa đại học ngày càng “giàu có” là một giải pháp căn cơ chống
lại những hệ lụy của một xã hội số thiếu kiểm soát và “loạn chuẩn”, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế đào tạo tín chỉ tại đại học ở Việt Nam hiện nay
Mỗi không gian văn hóa là một xã hội thu nhỏ, nơi đó người học sẽ được “dẫn dắt” một cách thực tế từ môi trường thực hành, rèn giũa cả năng lực nghiên cứu lẫn kỹ năng và thái độ sống,…
Đó có thể là nơi nuôi dưỡng đam mê của người học ngoài giảng đường đại học Giá trị nhân văn
từ đó mà nảy nở Quả thật, chỉ có giáo dục nhân văn mới có thể giúp cho con người thức tỉnh cảm xúc, có khát vọng, có tinh thần dấn thân và cống hiến Hẳn mục tiêu thiêng liêng của đào tạo đại học không gì khác ngoài việc tạo nên những con người có năng lực tư duy và văn hóa!
Ba là, chú trọng tính tương thích giữa chương trình đại cương và chuyên ngành trong đào tạo đại học
Về cơ bản, chương trình đại học ở Việt Nam hiện nay được phân bổ thành hai giai đoạn: đại cương và chuyên ngành Các học phần đại cương thường được tổ chức giảng dạy vào giai đoạn 1 (02 năm đầu) Tuy nhiên, một thực tế vô cùng quan ngại là nhiều trường vẫn chưa thực sự chú
12 Giản Tư Trung, Đúng việc - một góc nhìn về câu chuyện khai minh, NXB Tri thức, Hà Nội, 2015
Trang 28Xây dựng giá trị nhân văn
trong giáo dục đại học Việt Nam hiện nay
Phan Văn Trường Nguyễn Thị Thu Lài
trọng chương trình giáo dục đại cương Minh chứng là: mô hình lớp đông (lớp ghép có trường lên tới trên 200 sinh viên), dẫn đến việc phải tổ chức giảng dạy trong các hội trường lớn, thiếu sự tập trung và hạn chế tính tương tác; nhiều môn học mang đặc thù giáo dục tinh thần nhân văn như các môn khoa học Marx-Lenine, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được đầu tư thích đáng, xứng tầm với giá trị của nó: hoạt động giảng dạy còn nặng về lý luận (nhất là đối với các trường không chuyên ngành Marx-Lenine), đồng thời, việc liên kết nội dung lý luận với tính đặc thù ngành học chưa được chú trọng Vì thế, dù cùng một mục tiêu đào tạo, cùng hiện thực hóa tầm nhìn, hệ giá trị của trường đại học song các thành tố bên trong vẫn chưa kết tinh thành một hệ sinh thái đích thực hướng đến mục tiêu đào tạo người học toàn diện
KẾT LUẬN
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một nền giáo dục mới hướng vào các giá trị dân tộc, nhân văn, đồng thời kết hợp chặt chẽ với những tinh hoa văn hóa nhân loại Đối với giáo dục đại học, Người từng căn dặn: “… cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà”13
Thấm nhuần lời dạy của Người, xây dựng giá trị nhân văn trong giáo dục đại học hiện nay là một nhiệm vụ lớn và thiêng liêng của ngành giáo dục, cần có lộ trình kiên tâm, vững chí Bởi những thành quả từ giáo dục giá trị nhân văn luôn là hệ quả của những tích lũy đa tầng và quá trình trải nghiệm sâu sắc từ thực tiễn Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, sứ mệnh của giáo dục đại học Việt Nam vô cùng to lớn và thiêng liêng trên hành trình hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại theo định hướng của Đảng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Fukuzawa Zukichi (Phạm Hữu Lợi dịch) (2008), Khuyến học, Hà Nội: NXB Tri thức
[2] Trần Thị Phúc An (2019), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục - Hỏi và đáp, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia -
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04/11/2013
[6] Giản Tư Trung (2015), Đúng việc - một góc nhìn về câu chuyện khai minh, Hà Nội: NXB Tri thức
[7] Nguyễn Quốc Vương (2018), Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản, Hà Nội: NXB Phụ nữ
[8] Nguyễn Xuân Xanh (2018), Định chế giáo dục cao thay đổi thế giới, TP HCM: NXB Tổng hợp TP HCM
13 Thư gửi giáo viên, học sinh, cán bộ và thanh niên ngày 31/10/1955
Trang 29TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC
LUẬN BÀN VỀ TRUYỀN THỐNG TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO TRONG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Vũ Thị Thu Hiền * Nguyễn Thị Hoàng Oanh **
TÓM TẮT
“Tôn sư trọng đạo” là một trong những triết lý văn hóa truyền thống tốt đẹp được gìn giữ, vun tạo nên bề dày lịch sử văn hóa dân tộc Việt Nam “Tôn sư trọng đạo” không chỉ khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự nghiệp giáo dục từ cổ chí kim, mà còn cho thấy một dân tộc Việt Nam hiếu học, lấy con chữ làm đạo lý hàng đầu Trong đạo lý ấy trước hết là “uống nước thì phải nhớ nguồn”, là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” Chính vì vậy, việc đề cao vai trò của người thầy có ý nghĩa sâu sắc, mang một nét đẹp văn hóa, giáo dục Hiện nay, trước bối cảnh hội nhập sâu rộng, cùng sự tác động mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật khiến cho nhiều quan niệm về giá trị truyền thống thay đổi, trong đó có việc đánh giá vị trí của người thầy đối với quá trình dạy học Sự đánh giá này là hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu thế phát triển của giáo dục hiện đại Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, vai trò của người thầy đối với sự nghiệp giáo dục sẽ không thể thay thế và triết lý “tôn sư trọng đạo” là một nét đẹp của nền văn hóa, giáo dục Việt Nam hiện đại
Từ khóa: triết lý giáo dục, truyền thống tôn sư trọng đạo, giáo dục Việt Nam
1 Truyền thống tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục Việt Nam xưa và nay
Tôn sư trọng đạo là truyền thống đạo lý mang đậm giá trị nhân văn của dân tộc Việt Nam, đồng thời, cũng là một trong những triết lý giáo dục cơ bản được hình thành từ rất sớm, nó gắn liền với lịch sử ngàn năm văn hiến của dân tộc Trong tiến trình phát triển của dân tộc Việt Nam, truyền thống tôn sư trọng đạo đã được người Việt nhận thức khá đầy đủ và trọn vẹn “Tôn sư” có nghĩa là thái độ tôn kính, kính trọng người thầy đã dạy dỗ, dẫn dắt, gieo hạt nhân cách cho người học “Trọng đạo” là những giá trị
mà người học tiếp thu, lĩnh hội được từ những người thầy, cô của mình như học vấn, trình độ, đạo lí, chuẩn mực của con người,… “Tôn sư trong đạo” chính là sự tôn trọng, hiếu nghĩa và lòng biết ơn sâu sắc những người thầy, người cô đã trang bị cho người học kiến thức, giúp người học hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất, chuẩn mực sống và năng lực của bản thân để cống hiến cho xã hội
Truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt được in dấu đậm nét trong văn hóa ứng xử
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, người Việt Nam luôn có lối sống trọng tình nghĩa, sống chan hòa, đặc biệt là triết lý coi trọng sự học, đề cao đạo học và được nhân dân ta đúc kết thành
những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ như: “Bất học vô thuật” (Không học không biết ứng xử), “Bất học diện tường” (Không học như đứng trước tường), “Nhân bất học bất tri lí” (Người không được học sẽ
không có lý lẽ),… Chính vì sự quan trọng của đạo học nên hầu hết các gia đình người Việt đều cố gắng cho con “cái chữ” dù biết rằng “con học thóc vay”, khó khăn, vất vả nhưng chỉ có học hành mới thoát khỏi đói nghèo, vất vả khó khăn và cũng chỉ có học thì mới biết cách làm người, mới thành nhân Với ý
nghĩa và tầm quan trọng của sự học, nhân dân ta đã đặt vị trí và vai trò của người thầy lên trên hết: “Nhất
tự vi sư, bán tự vi sư” (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy) Kính trọng thầy mới được làm thầy Hay như “Không thầy đố mày làm nên”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều/Muốn con hay chữ thì yêu lấy
* Thạc sĩ - Khoa Lý luận Chính trị, Đại học Ngân hàng TP HCM
** Thạc sĩ - Học viện Chính trị Khu vực II
Trang 30Luận bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
trong triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Hoàng Oanh
thầy”,… Và cũng nhấn mạnh những kẻ “lừa thầy phản bạn”, vong ân bội nghĩa, không kính trọng thầy
cô thì sẽ mang tiếng ngàn đời
Trong văn hóa ứng xử của người Việt, dưới sự chi phối của tính mô phạm, khuôn phép, nhân cách
và đạo đức, trong triết lý giáo dục thì người thầy phải ra thầy, trò phải ra trò Muốn được học trò tôn kính thì người thầy phải luôn giữ đúng đạo làm thầy, phải là biểu tượng thiêng liêng cho sự học, là “khuôn vàng thước ngọc” của đạo đức, nhân cách, chuẩn mực cao đẹp và tài trí hơn người để học trò học và noi theo Ngược lại, học trò cũng phải giữ đúng đạo làm trò Phải biết ứng xử sao cho phải đạo, phải chăm chỉ học tập, phải vâng lời thầy Nếu chẳng may phạm lỗi, phải biết nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm
Từ thời các vua Hùng dựng nước cho đến các triều đại phong kiến Việt Nam, dưới sự ảnh hưởng và
chi phối lớn của nền văn hóa Trung Quốc, quan niệm tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục của xã hội Việt Nam lúc bấy giờ được đặc biệt chú trọng
Trong quá trình dựng nước, để củng cố sự phát triển và vì sự hưng thịnh của quốc gia, các vua Hùng rất chú trọng đến việc dạy chữ “Nhà vua đã mời thầy, cô đến dạy học cho các công chúa Theo
cuốn “Ngọc phả đình thôn Hương Lan” (xã Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ), vào thời Hùng Vương
thứ XVIII, niên hiệu Hùng Duệ Vương, từ vua đến dân rất quan tâm đến việc học hành, “tôn sư trọng đạo”, tu thân và lập thân của con người Vì thế, Vua Hùng Duệ Vương đã mời hai vợ chồng thầy cô Vũ Thê Lang và Nguyễn Thị Thục (quê Bắc Ninh) vào cung dạy học trực tiếp cho hai công chúa mà nhà vua rất mực yêu quý là Công chúa Tiên Dung và Công chúa Ngọc Hoa” [1]
Trong xã phong kiến, dưới sự trị vì của các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Hồ, Trần,… đều chú trọng đặc biệt đến triết lý tôn sư trọng đạo trong giáo dục con người Trong 03 vị trí đặc biệt quan trọng của xã hội lúc bấy giờ là quân - sư - phụ thì người thầy được xếp vị trí thứ hai, chỉ đứng sau vua Thầy là người được xã hội đặc biệt coi trọng và tôn vinh, là người được các vị vua
và nhân dân gửi gắm niềm tin để giúp con em họ học hành, thành tài Với tư tưởng đề cao vai trò,
vị trí của người thầy, lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi nhận những tấm gương chuẩn mực của những người thầy tiêu biểu như: thầy Chu Văn An, Lê Quý Đôn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,… Trong giai đoạn đất nước bị đô hộ, hòa chung với tinh thần quật cường, yêu nước của quần chúng nhân dân đã có không ít những người thầy tài giỏi, chân chính cống hiến trí tuệ, tài năng và lòng nhiệt huyết của mình sẵn sàng đi theo cách mạng, xây dựng nền giáo dục vì con người, vì nhân dân từ những buổi đầu sơ khai, bảo vệ nền độc lập cho đất nước, hòa bình, hạnh phúc cho nhân dân như: Nguyễn Tất Thành, Phan Châu Trinh, Nguyễn Đình Chiểu, Tạ Quang Bửu,…
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công và cuộc kháng chiến chống Pháp, chống đế quốc
Mỹ xâm lược, dù bị kẻ thù sử dụng nhiều thủ đoạn nhằm phá hoại bản sắc văn hóa của dân tộc Việt
Nam, triệt tiêu động lực đấu tranh của nhân dân với nền giáo dục ngu dân để chúng dễ bề thống trị, nhưng truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam tiếp tục được gắn liền với công cuộc bảo vệ nền độc lập, kiến thiết, củng cố chính quyền cách mạng hướng tới giá trị vì sự phát triển con người Việt Nam toàn diện có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, dân chủ và văn minh
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám, mặc dù chính quyền cách mạng đã thuộc về tay nhân dân lao động, ách thống trị thực dân phong kiến kéo dài ngót một thế kỉ đã bị lật đổ, nhưng dân tộc Việt Nam lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới Trong phiên họp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 03/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề ra 03 nhiệm vụ cấp bách: diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Theo Hồ Chí Minh, “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [2] Chính vì vậy, Người đặc biệt chú trọng đến vấn đề giáo dục và những người làm công tác giáo dục Đứng trước tình cảnh 95% dân số nước ta mù chữ - hậu quả nặng nề của chính sách nô dịch văn hóa ngu dân mà thực dân Pháp, phát-xít Nhật để lại, Hồ Chí Minh
Trang 31chủ trương “xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên toàn cầu” [3] Người đề cao vai trò của giáo dục đối với con người “nhằm dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà” [4] Người cũng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của những người thầy, người cô đối với sự nghiệp giáo dục: “Có
gì vẻ vang hơn là những người đào tạo thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất” [5] Với tầm nhìn chiến lược, trong những năm tháng đảm đương vai trò lãnh đạo công cuộc kháng chiến kiến quốc, thống nhất nước nhà, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của những người thầy, họ được ví như là những người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa có sứ mệnh quan trọng là hun đúc nguyên khí quốc gia, đào tạo lớp hiền tài để kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân dân ta Và để làm tốt công tác giáo dục, tiếp nối truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, theo Hồ Chí Minh, người thầy phải luôn luôn ý thức được đức lẫn tài, phải gương mẫu, phải có mối quan hệ tốt, chan hòa với đồng nghiệp, học trò và với nhân dân, đặc biệt là phải có đầy đủ bốn phẩm chất lớn là cần, kiệm, liêm và chính Chỉ khi người thầy đáp ứng đầy đủ những chuẩn mực ấy thì mới có thể đào tạo được lớp người kế cận đủ đức đủ tài, vừa hồng vừa chuyên phục vụ thiết thực cho công cuộc kiến thiết nước nhà, đáp ứng nhu cầu phát triển của quốc gia, dân tộc và bắt kịp với xu thế phát triển của nhân loại
Có thể thấy rằng, ngoài những giá trị cốt lõi tốt đẹp trong quan niệm của xã hội ngày trước về truyền thống tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục của Việt Nam thì những vấn đề bất cập, những mặt trái cũng nẩy sinh và hình thành khá rõ nét Do xuất phát từ quan niệm giáo dục một chiều, đề cao và tuyệt đối hóa vai trò của người thầy nên dễ làm cho mối quan hệ thầy - trò trở nên hạn chế và mang tính chất một chiều “thầy bảo sao trò nghe vậy” và mục tiêu giáo dục mà xã hội hướng tới là “con ngoan, trò giỏi” nên người học trở nên thụ động trong suốt quá trình học tập, thầy là chân lí Mối quan hệ thầy - trò
có một khoảng cách rất xa Điều này vô tình trở thành cản lực lớn trong việc khơi dậy tiềm năng, tư duy, tính sáng tạo của người học và ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phát triển của nền giáo dục Việt Nam lúc bấy giờ
Xã hội Việt Nam trong giai đoạn mới, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giá trị truyền
thống tôn sư trọng đạo đã có nhiều đổi thay do tác động của nhiều yếu tố khách quan Quan niệm “thầy
là chân lí”, “thầy bảo sao trò nghe vậy” đã không còn phù hợp Nhiều quy chuẩn và thước đo giá trị trong giáo dục đạo đức con người đã có sự thay đổi dưới tác động của cơ chế kinh tế thị trường, cuộc Cách mạng công nghệ khoa học kĩ thuật lần thứ 4, các yếu tố hiện đại, tiện ích đã tham gia vào đời sống
xã hội, trong đó bao hàm luôn cả quá trình giáo dục con người Các quy chuẩn, giá trị mới cần phải được xác định lại và bổ sung để phù hợp với khả năng sáng tạo, tư duy tích cực và tư duy phản biện của con người trong xã hội hiện đại Mặc dù vậy, những giá trị căn cốt, bất biến trong truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn không có gì có thể thay thế được Trong đó, vị trí đặc biệt của người thầy, người cô luôn là chuẩn mực cơ bản, là thước đo, là nền tảng cơ bản để định hình nên nhân cách, đạo đức, phẩm chất và năng lực của người học trong quá trình giáo dục và phát triển con người toàn diện Khi xã hội phát triển, những tiện ích, các yếu tố hiện đại dường như trở thành phương tiện mang tính hỗ trợ cho những bài giảng của người thầy và người thầy trên bục giảng với phấn trắng bảng đen, với nhiệt huyết nghề nghiệp vẫn là ngọn nguồn để khơi dậy, thổi bùng ngọn lửa nhiệt huyết, những ước mơ, những hoài bão, những khát vọng cao đẹp của bao thế hệ học trò trong tương lai
Trong xu thế hội nhập quốc tế và mở cửa, với chủ trương “giáo dục là quốc sách hàng đầu” và với mục tiêu giáo dục lấy người học làm trung tâm thì mối quan hệ giữa người thầy và học trò cũng đã có sự thay đổi rõ nét Mối quan hệ thầy - trò không còn bị ràng buộc và chi phối bởi những quy chuẩn nghiêm ngặt về lễ, nghĩa, thụ động một chiều như trước, thầy trò trở nên gần gũi, thân thiện hơn trước Người thầy vẫn là những người hội tụ đầy đủ các yếu tố của đức, trí, tài, vẫn đảm đương vai trò “người lái đò”,
Trang 32Luận bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
trong triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Hoàng Oanh
biết tận dụng những thành tựu nổi bật của khoa học kĩ thuật để trau dồi kiến thức nghiệp vụ chuyên môn
để bắt kịp với thời đại, đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng cao của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo Và người học (học trò) vẫn tôn kính, kính trọng thầy nhưng sự kính trọng ấy được thể hiện bằng nhiều cách khác nhau Người học vẫn được quyền chủ động nói lên ý kiến, quan điểm của mình trên cơ sở định hướng, dẫn dắt của thầy cô Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục trong triết lý giáo dục Việt Nam giai đoạn hiện nay có nhiều điểm khởi sắc Tính năng động, sáng tạo của người học ngày càng được phát huy, sự vận dụng những yếu tố hiện đại của các thầy, cô trong giảng dạy ngày càng được sử dụng phổ biến, tạo nên tổng thể một nền giáo dục tiến bộ, đang ngày càng bắt kịp với xu thế mới của thời đại
Giáo dục Việt Nam hiện nay đang trong quá trình đổi mới căn bản và toàn diện, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, có không ít những tấm gương nhà giáo nhiệt huyết, đam mê, mạnh dạn đổi mới, áp dụng khoa học công nghệ vào trong giảng dạy với mong muốn đưa học sinh Việt Nam vươn tầm thế giới, trở thành những công dân toàn cầu và khẳng định vị thế người Việt trên bản đồ trí tuệ thế giới Điển hình như cô giáo Hà Ánh Phượng, giáo viên tiếng Anh của Trường Trung học Phổ thông Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ Cô được vinh dự lọt vào danh sách 50 giáo viên xuất sắc nhất toàn cầu năm 2020 Hay như cô Nguyễn Thị Dung, giáo viên Trường Mầm non Bằng Lãng, Chợ Đồn, Bắc Kạn đã không quản ngại khó khăn, kiên trì, nhẫn nại đem “con chữ”, “ánh sáng văn hóa” đến với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số,… và còn rất nhiều tấm gương tiêu biểu về những nhà giáo cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, làm tươi thắm hơn truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc và nâng tầm triết lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới lên nấc thang cao hơn, xa hơn
2 Những nhân tố ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo trong nền giáo dục của xã hội hiện nay
Truyền thống tôn sư trọng đạo trong xã hội xưa hay ngày nay, suy cho cùng, không có quá nhiều sự khác biệt Giá trị trường tồn về sự kính trọng người thầy, coi trọng sự học, hiếu nghĩa, và những lời răn dạy của cha ông vẫn được giữ nguyên đối với các thế hệ học trò, nhưng trong bối cảnh hiện nay, những chuẩn mực đạo đức, phẩm chất, nhân cách và hệ giá trị con người đã bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực, ngoại lai
Sự phát triển của cơ chế kinh tế thị trường và những mặt trái của nó như lối sống thực dụng, chủ
nghĩa cá nhân, đặt nặng giá trị đồng tiền, sự suy thoái phẩm chất, đạo đức, lối sống của con người,… đã
và đang len lỏi vào trong mọi lĩnh vực, ngành nghề và các mối quan hệ xã hội Những giá trị tốt đẹp của truyền thống tôn sư trọng đạo đã và đang có dấu hiệu xuống cấp Đạo lý thầy - trò có nhiều biểu hiện suy yếu đáng báo động Một bộ phận giáo viên có chất lượng chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo Nhiều thầy cô sa ngã, đánh mất sự cao quý của nghề vì lòng tham và lối sống thực dụng Cũng có không ít những vụ án vi phạm pháp luật mà người vi phạm là những nhà giáo, những cán bộ quản lý làm trong ngành giáo dục như vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông (THPT) xảy ra ở 03 tỉnh Hòa Bình, Sơn La và Hà Giang Sai phạm trong đấu thầu thiết bị giáo dục ở Thanh Hóa, Quảng Ninh, Điện Biên Hay như vụ 429 văn bằng hai tiếng Anh được cấp cho các học viên theo hình thức cứ nộp đủ tiền là được cấp mà không cần học, không cần dạy, không cần thi từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019 xảy ra tại Trường Đại học Đông Đô [6] Lối sống thực dụng, thích hưởng thụ, tâm lý được nuông chiều từ cha mẹ và gia đình, sự thờ ơ từ xã hội cũng đã tác động rất lớn đến không nhỏ bộ phận người học Nhiều học sinh, sinh viên có lối sống thực dụng, thích quậy phá trong trường và ngoài xã hội; lười biếng học hành, không quý trọng tri thức văn hóa - khoa học; có thái độ coi thường lễ nghĩa, hành hung thầy cô
Trang 33Những sự việc đáng tiếc trên càng làm rõ hơn những mảng tối của ngành giáo dục hiện nay, nó phản ánh rõ nét sự bê bối, tha hóa và đi xuống của những chuẩn mực đạo đức trong giáo dục; làm hoen ố
đi sự thanh cao vốn có của nghề làm thầy và làm giảm đi sự “trọng đạo” từ phía những thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước
Nhân tố người thầy là yếu tố cơ bản thể hiện rõ sự giữ gìn bồi đắp đối với truyền thống tôn sư trọng
đạo trong triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay Để đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và sự nghiệp đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nói riêng, với mục tiêu phát triển con người toàn diện, Đảng ta đã đề ra chủ trương “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc “xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng” [7], là khâu then chốt tiền đề của quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay Tuy nhiên, bên cạnh những nhà giáo ngày đêm âm thầm cống hiến vì sự nghiệp “trồng người”, hun đúc, ươm mầm những ước mơ hoài bão của tuổi trẻ vì sự vẻ vang của một nền giáo dục tiến bộ của đất nước thì cũng có không ít những người thầy, người cô bị đời sống vật chất, lối sống thực dụng, lòng tham “sân si” lôi kéo, tha hóa phẩm chất, đạo đức, lối sống và năng lực nghề nghiệp, đánh mất đi sự tôn vinh của xã hội dành cho họ “nghề giáo là nghề cao quý của những nghề cao quý” Xuất phát từ nhu cầu vật chất thái đã sửa quá, có những người thầy đã lợi dụng uy tín của nhà giáo để thương mại hóa các hoạt động giáo dục, làm méo mó đi những ý nghĩa tốt đẹp, cao cả, những giá trị truyền thống tốt đẹp của nền giáo dục nước nhà Những mảng tối trong ngành giáo dục hiện nay đã khiến cho xã hội có cái nhìn sai lệch về nghề giáo, có biểu hiện xem nhẹ, thiếu sự kính trọng thầy cô, làm nhạt phai những hệ giá trị chuẩn mực trong văn hóa ứng
xử đối với truyền thống tôn sư trọng đạo
Nhân tố người học - “mảnh ghép” có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ đối với người thầy trong
truyền thống tôn sư trọng đạo luôn giữ một vị trí rất quan trọng góp phần hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam trong xã hội xưa và nay Với sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc Cách mạng 4.0, cùng với những điều chỉnh lớn trong quan niệm về mục tiêu giáo dục từ “lấy người thầy làm trung tâm” sang “coi người học
là trung tâm”, thế hệ trẻ ngày nay mặc dù có sự cởi mở hơn trong mối quan hệ thầy - trò nhưng giá trị
“tôn sư” và “trọng đạo” trong nhận thức của họ lại bị lu mờ và lệch lạc Thật đáng buồn khi có những học sinh, sinh viên lợi dụng sự bình đẳng, quyền dân chủ để thể hiện cái tôi của cá nhân một cách thái quá, có những hành vi, lời nói không chuẩn mực, thiếu lễ phép, vi phạm đạo đức nghiêm trọng như dám cãi tay đôi với thầy cô trên bục giảng, giữa sân trường, đánh chửi thầy cô hoặc khi bị các thầy cô xử lý vì
vi phạm kỉ luật, nội quy trường học thì thóa mạ, bêu rếu, đe dọa thầy cô Có những em, do được gia đình nuông chiều và bố mẹ có chút quyền lực trong xã hội, có mối quan hệ xã hội rộng, đã ỷ lại, dựa dẫm vào thế lực của gia đình, người thân, dùng tiền bạc để bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và đạo đức của thầy cô Dùng các phương tiện công nghệ như quay phim, chụp hình, nghe lén rồi đăng lên các trang mạng xã hội để thỏa mãn sự ích kỉ của cá nhân mình Bên cạnh đó, khi khoa học công nghệ phát triển, các hình thức giảng dạy trực tuyến như zalo, facebook, zoom meeting, google meet hay microsoft được ứng dụng rộng rãi trong các bậc học trong ngành giáo dục Nó mang lại rất nhiều lợi ích như thầy - trò thuận tiện trao đổi với nhau mọi lúc mọi nơi; thầy cô giáo vẫn có thể truyền đạt kiến thức đến học trò dù không phải trực tiếp đứng trên bục giảng, học trò vẫn có thể tiếp thu được kiến thức từ các bài giảng của thầy cô mà không nhất thiết phải trực tiếp đến trường Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ cũng được bộc
lộ ngày càng rõ ràng trong hoạt động giáo dục như: người học dễ nẩy sinh tâm lý lười biếng, đối phó, thụ động, không thích trao đổi gặp gỡ trực tiếp với thầy cô Hiệu suất tiếp thu kiến thức cũng bị giới hạn phần nào, chất lượng giảng dạy và học tập trong mối quan hệ thầy - trò giảm sút, thiếu tính gắn kết, tình cảm, tinh thần và thái độ trong mối quan hệ thầy - trò, làm giảm sút truyền thống tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục Việt Nam thời kì hội nhập
Trang 34Luận bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
trong triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Nhân tố từ xã hội Trong xu thế toàn cầu hóa cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng
số, các yếu tố xã hội đã chính thức tham gia vào quá trình giáo dục Quá trình đó bộc lộ rất nhiều hạn chế
và tác động xấu đến những chuẩn mực tốt đẹp của đạo lý tôn sư trọng đạo Có thể đơn cử như sự việc liên quan đến đời sống cá nhân của một cô giáo dạy mầm non ở tỉnh Thái Bình, cô giáo đó đã có những biểu hiện sai trái về mặt đạo đức, nhân phẩm và lối sống Thông tin sự việc bị bại lộ và bị dư luận lôi ra bàn tán xôn xao Sự việc đã bị tung lên mạng xã hội, làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người thân, gia đình cũng như tâm lý của chính người trong sự việc đó Điều đáng buồn là sự tham gia của một
bộ phận không nhỏ học sinh, sinh viên và phụ huynh trong việc tiếp tay cho tình trạng xuống cấp trong giáo dục Lợi dụng những sự việc liên quan đến các thầy cô, một số phụ huynh đã tranh thủ o bế, thao túng tâm lí, đút lót, mua chuộc để che đậy những hành vi sai trái, “chạy” thành tích cho con em mình Một số thầy cô vì muốn “yên ổn”, che giấu những việc làm sai trái của bản thân hoặc vì thu nhập, vì nhu cầu vật chất đã sẵn sàng hoặc bị ép buộc thỏa hiệp với những yêu cầu vô lý đến từ phía người học hay phụ huynh của họ
Có thể thấy rằng, khi dư luận xã hội tham gia quá sâu vào hoạt động giáo dục, đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc hạ thấp nhân phẩm, đạo đức của người làm nghề giáo và càng thể hiện rõ hơn sự sụt giảm nghiêm trọng giá trị đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo trong giáo dục, tạo nên những thách thức không đáng có mà hoạt động giáo dục phải đối mặt Những chuẩn mực, sự tôn nghiêm, tình cảm thầy - trò không còn thuần khiết, đơn giản, cao đẹp như trước
Nhân tố chính quyền, Đảng và những nghị quyết, chính sách, quyết định đối với ngành giáo dục
cũng ảnh hưởng rất lớn đến đạo lý truyền thống tôn sư trọng đạo nhằm nâng cao chất lượng, mục tiêu giáo dục cũng như hoàn thiện triết lý giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Cùng với những chính sách đầu tư cho các lĩnh vực quan trọng trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan tâm đặc biệt dành cho giáo dục Với phương châm đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, Đảng và Nhà nước đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của giáo dục vì con người, gắn với con người Ngoài việc thể chế hóa vai trò, vị trí của hoạt động giáo dục bằng các quy định gắn liền với những điều luật (Luật Giáo dục 2005), Đảng và Nhà nước cũng đặc biệt chú trọng chăm lo phát triển đội ngũ nhà giáo và chính sách bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và người quản lý giáo dục nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân Tính đến nay, số lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong các cấp bậc học đạt khoảng gần 1,5 triệu người [8], là đội ngũ đông đảo nhất trong tổng số công chức, viên chức trong tất cả các ngành, các lĩnh vực Tuy nhiên, khi đứng trước yêu cầu về nâng cao trí tuệ và hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kì mới, đặc biệt là hoạt động giáo dục, Đảng và Nhà nước đang phải đối mặt với những thách thức lớn như: cơ cấu và chất lượng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng kịp với nhu cầu thực tế Tình trạng phớt lờ của chính quyền địa phương đối với căn bệnh chạy thành tích ở các cấp học đã khiến cho giá trị tốt đẹp và những chuẩn mực đạo đức trong giáo dục suy giảm nghiêm trọng Thêm vào đó, chế độ, chính sách đãi ngộ và chi trả tiền lương cho giáo viên quá thấp, không đủ đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cơ bản của gia đình, người thân và chính họ nên không ít giáo viên dù tâm huyết, dù yêu nghề, dù mong muốn cống hiến tâm, đức cho giáo dục nhưng vẫn phải bỏ nghề vì cuộc sống mưu sinh dẫn đến tình trạng thiếu hụt giáo viên trầm trọng ở một số thành phố lớn hiện nay như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh Tính đến tháng 12/2022, Thành phố Hồ Chí Minh có gần 3.000 giáo viên và cán bộ quản lý rời khỏi ngành giáo dục với nhiều lý
do khác nhau, trong đó chủ yếu liên quan đến vấn đề chi trả mức lương quá thấp so với khối lượng công việc mà họ phải đảm nhận trong quá trình công tác [9] Có những thầy cô công tác trong ngành giáo dục
đã có thâm niên gần 20 năm [10], nhưng mức lương chỉ vỏn vẹn gần 8 triệu đồng/tháng Hay một cán bộ quản lý giáo dục là hiệu trưởng của một trường trung học cơ sở (THCS) ở Hà Nội có thâm niên trong
Trang 35ngành tới 24 năm nhưng mức lương hằng tháng chỉ khoảng 10 triệu đồng [11] Một cô giáo có tuổi đời gần 40 tuổi, tuổi nghề cũng ngót nghét một thập niên nhưng chỉ được hưởng mức lương 5,8 triệu đồng/tháng [12] Còn đối với giáo viên mới ra trường có trình độ đại học thì chỉ được hưởng mức lương khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng [13]
Có thể thấy rằng, giáo dục mang một sứ mệnh cao cả, nó đem đến những giá trị tốt đẹp cho cuộc sống của mỗi con người chúng ta đồng thời cũng là một trong những lĩnh vực cơ bản căn cơ làm cơ sở
để khẳng định vị thế nước nhà trên trường quốc tế Để giáo dục thực sự phát huy được vai trò của mình trên cơ sở nền tảng của đạo lý tôn sư trọng đạo, chúng ta cần phải cân bằng hài hòa những lợi ích và nhu cầu chính đáng, khách quan đối với người thầy cũng như người học Trên cơ sở đó, người thầy luôn luôn
tự ý thức về trách nhiệm cao quý mà xã hội giao cho, họ tự tu dưỡng, rèn luyện, bồi đắp và tự làm giàu vốn kiến thức, giá trị văn hóa của bản thân để góp phần làm tròn bổn phận “trồng người” theo đúng tinh thần “hữu xạ tự nhiên hương”
3 Giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo trong điều kiện mới
Để góp phần tiếp tục củng cố, tăng cường hơn nữa truyền thống tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục Việt Nam vì mục tiêu “nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nguồn nhân tài” nhằm phát triển và xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh, đồng thời, khắc phục, giảm thiểu tình trạng xuống cấp nghiêm trọng những giá trị đạo lý giáo dục con người hiện nay, nhóm tác giả xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác kết nối giữa giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường và xã hội để hình thành nên nhân cách phẩm chất tốt đẹp của học sinh, sinh viên trong xã hội hiện đại
Cha mẹ, gia đình là những người thầy, người cô đầu đời của một đứa trẻ Do vậy, giáo dục gia đình chính là môi trường giáo dục đầu tiên mà học sinh, sinh viên tiếp xúc, sống và phát triển Sự giáo dục từ phía gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, thậm chí giữ vai trò quyết định tới sự hình thành nhân cách, đạo đức của mỗi con người Thông qua giáo dục gia đình, con người hình thành nên thói quen, hành vi, nuôi dưỡng cảm xúc, tình cảm của con người nói chung Hay nói cách khác, giáo dục gia đình là nền tảng cơ bản gắn liền với quá trình trưởng thành của con người, gắn với quá trình học tập của chính bản thân mỗi người Thông qua giáo dục gia đình, thói quen học tập, tính cách, sức khỏe thể chất, tinh thần
và sự phát triển ngôn ngữ của người học sẽ được tạo dựng và ảnh hưởng sâu sắc Một gia đình có sự giáo dục tốt về mọi mặt, sẽ tạo nên một người con ngoan ngoãn, lễ phép và có ích cho đời Ngược lại, một gia đình có nền giáo dục thiếu tính thống nhất thì chắc chắn sẽ tạo ra một người con có những sự phát triển lệch lạc về nhận thức đối với xã hội nói chung
Giáo dục nhà trường chủ yếu gắn liền với quá trình đào tạo kiến thức, phát huy khả năng và kĩ năng mềm cho học sinh, sinh viên, đồng thời là nơi “kiểm định” kết quả của giáo dục gia đình Mối quan hệ thầy - trò trong giáo dục nhà trường là mối quan hệ mang tính chất chuyên môn - kiến thức, định hướng
để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất, trình độ chuyên môn của người học
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ Người nhấn mạnh: “Giáo dục các em là việc chung của gia đình, của trường học và xã hội Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách; trước hết là phải làm gương cho các em trước mọi việc” [14] Vì vậy, kết hợp giữa giáo dục gia đình và giáo dục nhà trường và xã hội là một sự kết hợp mang tính biện chứng, bổ sung cho nhau không thể tách rời Giáo dục gia đình mang tính cá biệt của cuộc sống tự nhiên, tình cảm huyết thống, cởi mở linh hoạt thiết thực, thống nhất lợi ích giữa “người
Trang 36Luận bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
trong triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Hoàng Oanh
dạy và người học”, mặt mạnh này bổ sung cho sự thiếu hụt của giáo dục nhà trường Ngược lại, giáo dục nhà trường, đặc biệt thông qua vai trò định hướng, dẫn dắt của người thầy, người cô, giúp các em hoàn thiện trọn vẹn về đạo đức, nhân cách, phẩm chất và năng lực chuyên môn khi trưởng thành Thông qua
sự kết hợp này sẽ tạo ra được những đóng góp lớn trong việc giáo dục đạo đức, nếp sống, ý thức, tính tổ chức kỉ luật và phát huy mạnh mẽ các năng lực, phẩm chất cá nhân của người học Nâng cao hơn giá trị truyền thống “tôn sư trọng đạo” trong môi trường giáo dục hiện đại hiện nay
Thứ hai, tăng cường hơn nữa trình độ chuyên môn, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà giáo được xã hội kính trọng
Nhà giáo là tấm gương cho nhân dân, cho thế hệ trẻ của đất nước noi theo Người thầy nêu gương
rõ nét nhất khi có trách nhiệm đi tiên phong trong việc tự học, tự nghiên cứu nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ được phân công Đây không chỉ là một trong những đặc thù của người trí thức, mà đó còn là nhiệm vụ hàng đầu của trí thức, của nhà giáo Người thầy phải gương mẫu thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đi đầu trong mọi công việc của cơ quan, đơn vị, công tác được đoàn thể giao phó, làm việc hết sức mình, làm việc chất lượng, làm việc có hiệu quả, có năng suất Bản thân mỗi người thầy giáo phải xây dựng cho mình một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, không ham danh lợi, chức quyền Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” Để thực hiện được điều này, đội ngũ thầy cô giáo cần phải xác định rõ được sứ mệnh, trách nhiệm của mình trước xã hội; mỗi cán bộ, giáo viên không chỉ là một chiến sĩ cách mạng trên mặt trận truyền thụ tri thức, kĩ năng mà phải là những tấm gương về đạo đức, lối sống, tự học, tự rèn luyện, tận tụy, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc và hết lòng yêu thương người học
Cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của đội ngũ nhà giáo, Đảng, Nhà nước cần phải thường xuyên thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên, đổi mới phương pháp giảng dạy; mở nhiều lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực cho cán bộ, giáo viên ở các cấp học; các trường học thường xuyên tổ chức thao giảng, dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm, nhắc nhở tinh thần trách nhiệm của giáo viên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào công tác giảng dạy đã kích thích tính năng động, sáng tạo của học sinh trong chiếm lĩnh tri thức…
Thứ ba, tiếp tục tăng cường tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, cho thầy cô giáo, phụ huynh hướng đến những hành vi ứng xử phù hợp
Hành vi ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau Vì vậy, trong môi trường giáo dục hiện đại, đặc biệt là mối quan hệ thầy - trò - phụ huynh và cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cần thiết lập một môi trường văn hóa ứng xử phù hợp để có thể phát huy tối đa giá trị của hoạt động giáo dục và là cơ sở để đảm bảo chất lượng đào tạo, giáo dục trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay Mối quan hệ này cần phải đảm bảo yếu tố hợp tác, thống nhất và đồng thuận
Xây dựng một môi trường ứng xử lành mạnh, chính là cơ sở để duy trì và phát huy những chuẩn mực cao quý của đạo lý “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta và cũng là cơ sở để người thầy rèn luyện những phẩm chất, chuẩn mực của nhà giáo, làm tấm gương cho học trò noi theo Đó cũng chính là cách
để học trò thể hiện sự kính trọng, lễ phép, xây dựng, hoàn thiện nhân cách đạo đức của bản thân Đối với phụ huynh, hành vi ứng xử đẹp, đúng đạo lý chính là tấm gương mẫu mực, là cầu nối để củng cố vững chắc đạo lý “tôn sư trọng đạo” trong mối quan hệ thầy - trò
Trang 37Thứ tư, Đảng và Nhà nước cần cải thiện và nâng cao hơn nữa chính sách chế độ đãi ngộ và mức lương cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đủ để họ đảm bảo nhu cầu cuộc sống cơ bản, giúp họ yên tâm cống hiến nhiệt huyết yêu nghề vì sự nghiệp “trồng người” vĩ đại
Một nền giáo dục phát triển toàn diện là một nền giáo dục mà ở đó người học được trang bị về mọi mặt để phát triển, người dạy được đối đãi phù hợp với công sức họ bỏ ra để yên tâm truyền đạt đến người học những kiến thức mà họ được đào tạo và tích lũy bằng chính kinh nghiệm của họ - là những chính sách, những chế độ đãi ngộ, mục tiêu và phương châm giáo dục của những người đứng đầu quốc gia đối với hoạt động giáo dục nói chung Kế thừa truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng củng cố và hoàn thiện một nền giáo dục phát triển toàn diện để nâng cao tầm vóc, trí tuệ của người Việt, vì sự hưng thịnh của quốc gia trên trường quốc tế Với mục đích giáo dục rất rõ ràng “nhà trường là nền tảng, học trò là trung tâm, giáo viên là động lực” [15], Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết sách và chính sách cụ thể để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục hiện đại, hội nhập quốc tế như xây dựng
và kiện toàn bộ Luật Giáo dục 2005 [16], Luật Giáo dục 2019 [17], Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục công lập [18]; Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT về dạy thêm học thêm [19] hay Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản [20], toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam,… Nhưng đứng trước thực tế hiện nay, ngành giáo dục đang phải đối diện với những thách thức vô cùng to lớn như: thầy cô giáo lơ là trong việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tình trạng xuống cấp đạo đức, nhân phẩm của một bộ phận thầy cô giáo, tình trạng chạy thành tích của phụ huynh cho con em mình và đặc biệt là tình trạng bỏ việc,
bỏ nghề của phần lớn giáo viên, nhất là khối tiểu học và khối mầm non do mức lương quá thấp mà khối lượng công việc giáo viên phải đảm nhiệm quá nhiều Để góp phần giảm thiểu các vấn đề nhức nhối đang diễn ra trong hoạt động giáo dục nói chung và vấn đề xuống cấp giá trị chuẩn mực của đạo lý tôn
sư trọng đạo trong xã hội hiện nay, thiết nghĩ Đảng và Nhà nước cần tăng cường hơn nữa những vấn đề sau: nên giảm tình trạng tinh giảm biên chế hàng loạt đối với giáo viên có trình độ và đang trong độ tuổi phục vụ công tác tốt; tăng tính linh hoạt, chủ động trong việc sắp xếp, luân chuyển giáo viên giữa các cấp trên cơ sở bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn phù hợp Để giữ chân giáo viên cũng như cán
bộ quản lý giáo dục và giúp họ yên tâm cống hiến cho hoạt động giáo dục, Nhà nước và chính quyền các cấp cũng nên có những quy định cụ thể, rõ ràng về mức phụ cấp, thù lao và tiền lương phù hợp với vai trò, vị trí công việc mà họ đang đảm nhiệm Đối với những công việc ngoài công việc chuyên môn mà
họ được giao phó, nên có chế độ, thù lao thích hợp để giảm tải áp lực cuộc sống của giáo viên Đặc biệt, khi các ngành nghề khác có thể tăng ca và có phụ cấp thì với giáo dục cũng vậy, giáo viên có thể dạy thêm, cần hoàn thiện và kiện toàn hơn Thông tư 17/2012 về việc dạy thêm và học thêm của giáo viên và học sinh các cấp
Đối với việc phân bổ giáo viên giữa các vùng/ miền, thiết nghĩ nên cần có sự phối hợp đồng bộ, khách quan giữa chính quyền các cấp (đặc biệt là Sở và Phòng Giáo dục - Đào tạo) để cân đối giáo viên hợp lý giữa các khu vực, giúp họ yên tâm khi nhận công tác mới Ngoài ra, học sinh đủ là điều kiện cần
để đảm bảo việc tuyển dụng đúng và đủ số lượng giáo viên Vì vậy, các cấp chính quyền cần cân đối hợp lý nguồn ngân sách dành cho giáo dục như xây dựng đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, học phí, để người dân có thể yên tâm gửi con em mình đến học và giáo viên yên tâm phục
vụ tốt công tác giảng dạy tại trường Bên cạnh đó, việc tuyển dụng đội ngũ giáo viên cũng rất quan trọng góp phần định hình nên một nền giáo dục chất lượng Nên tạo điều kiện chủ động, linh hoạt cho chính quyền địa phương tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đúng theo tinh thần và quy định về giáo dục của Nhà nước Sớm xây dựng và hoàn thiện các quy định cụ thể đối với nhà giáo gắn với đặc thù hoạt động nghề nghiệp của nhà giáo
Trang 38Luận bàn về truyền thống tôn sư trọng đạo
trong triết lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay
Vũ Thị Thu Hiền Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Có thể thấy rằng, khi được đáp ứng đầy đủ về điều kiện vật chất cơ bản thì những “người lái đò” sẵn sàng cống hiến nhiệt huyết của bản thân để vun đắp nên những thế hệ tương lai đủ đức - trí - tâm và tài phục vụ cho công cuộc bảo vệ, xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, văn minh, dân chủ và hạnh phúc
4 Kết luận
Truyền thống tôn sư trọng đạo trong triết lý giáo dục Việt Nam dù là ở xã hội xưa hay xã hội ngày nay, luôn được đặt ở một vị trí vô cùng đặc biệt, cao cả Đó là truyền thống quý báu và tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, là hệ giá trị bất biến thể hiện rõ đạo lý giáo dục trong rèn luyện nhân cách, phẩm chất, đạo đức của con người thông qua những người làm giáo dục - thầy/ cô và những cán bộ quản lý giáo dục Đặc biệt, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, chúng ta muốn xây dựng thành công sự phát triển ổn định và hưng thịnh của quốc gia thì chúng ta cần phải xây dựng và phát triển con người một cách toàn diện Để làm được điều đó, không ai khác hơn đó là những người thầy, người cô đảm đương vai trò đặc biệt quan trọng này, những người làm nghề được xã hội tôn vinh là “nghề cao quý của những nghề cao quý nhất” Đây là trách nhiệm rất nặng nề nhưng lại rất vẻ vang Bởi vậy, để hoàn thành trọng trách ấy, những người thầy, người cô phải luôn luôn tự tu dưỡng, trau dồi, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách, phẩm chất và phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, tự ý thức để tránh xa những cám dỗ của đời sống vật chất, làm rạng danh “nghề cao quý” - truyền thống ngàn năm của dân tộc Bên cạnh đó, với tư cách là
“chủ nhân tương lai” của đất nước, người học, học trò cũng phải tự rèn luyện, trau dồi, tích cực học hỏi tiếp thu từ những kiến thức được truyền thụ để hoàn thiện nhân cách, đạo đức và có lối sống lành mạnh, phát huy năng lực cá nhân, sống “tốt đời đẹp đạo” trên cơ sở nền tảng của gia đình, xã hội, nhà trường và
sự dìu dắt của thầy cô Đồng hành cùng với mối quan hệ biện chứng thầy - trò - xã hội và gia đình trong triết lý giáo dục, Đảng, Nhà nước cũng cần phải có những chính sách, giải pháp phù hợp để tạo động lực cho thầy cô yên tâm gắn bó với nghề, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, tăng cường củng cố hơn nữa những giá trị truyền thống tốt đẹp của triết lý giáo dục Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thế Lượng (2018), “Truyền thống “tôn sư trọng đạo” xưa và nay”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, https://dangcongsan.vn/y-te/truyen-thong-ton-su-trong-dao-xua-va-nay-505248.html
[2] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, t.4, tr.7
[3] Yên Chi (2022), “Tôn sư trọng đạo - đạo lý nhân văn của dân tộc Việt Nam”, Cổng Thông tin điện tử Đảng
bộ tỉnh Tuyên Quang,
Nam.html
https://tuyenquang.dcs.vn/DetailView/113632/36/Ton-su-trong-dao -dao-ly-nhan-van-cua-dan-toc-Viet-[4] Đỗ Hợp (2021), “Những vụ “đình đám” trong ngành giáo dục năm 2021”, Báo điện tử Tiền phong,
Trang 39[7] Doãn Nhàn (2022), “Những địa phương nào đang thiếu giáo viên trầm trọng nhất cả nước?”, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, https://giaoduc.net.vn/nhung-dia-phuong-nao-dang-thieu-giao-vien-tram-trong-nhat-ca-
nuoc-post229446.gd
[8] Nguyễn Dũng (2023), “Hàng ngàn giáo viên nghỉ việc, TP HCM bàn cách giữ chân”, Báo điện tử Tiền phong, https://tienphong.vn/hang-ngan-giao-vien-nghi-viec-tphcm-ban-cach-giu-chan-post1508367.tpo [9] Hà Cường (2023), “Giáo viên: “Thà bỏ việc quyết không bỏ dạy thêm”, VTCNEWS Hơi thở cuộc sống,
https://vtc.vn/giao-vien-tha-bo-viec-quyet-khong-bo-day-them-ar759950.html
[10] Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, t.4, tr.69
[11] Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại lễ khai giảng của Trường Tiểu học Đoàn Thị
Điểm, Từ Liêm, Hà Nội ngày 05/9/2022, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ,
giang-nam-hoc-2022-2023-119220905094544775.htm
https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/toan-van-phat-bieu-cua-thu-tuong-pham-minh-chinh-tai-le-khai-[12] Quốc hội (2005), Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 38/2005/QH11
(ngày 14/6/2005), Thư viện pháp luật,
Trang 40Bàn về triết lý, triết lý giáo dục
và một số gợi mở đối với giáo dục đại học ở Việt Nam
Lê Quang Minh Nguyễn Thị Thu Lài
BÀN VỀ TRIẾT LÝ, TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM
Lê Quang Minh *
Nguyễn Thị Thu Lài **
TÓM TẮT
Nhà triết học Schopenhauer (1788-1860) 1
cho rằng: “Tư tưởng của chúng ta, số phận của chúng ta” Có thể hiểu rộng ra rằng, tư tưởng chính là triết lý, triết lý với vai trò dẫn dắt, soi đường, góp phần quyết định số phận Và triết lý giáo dục, lại chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, bởi triết lý giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc trưởng thành một con người, rộng hơn là sự phát triển của một xã hội Nếu xem con người là sản phẩm của giáo dục, thì chính giáo dục lại được định hướng, hình thành bởi triết lý giáo dục
Bài viết sau đây luận bàn về triết lý và triết lý giáo dục, nhằm góp thêm tiếng nói trong việc xác định hệ giá trị
mà nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, đang hướng đến Cụ thể, trên cơ sở xác định vai trò của triết lý trong cuộc sống, chúng tôi bàn đến giáo dục, triết học giáo dục và triết lý giáo dục theo sự phân định tương đối của quan niệm giáo dục phương Tây và phương Đông Từ đó, chúng tôi tìm hiểu thêm triết lý giáo dục và những thành tố cấu thành cơ bản của nó để soi chiếu vào thực tiễn của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay cũng như những gợi mở trong tương lai, theo định hướng của Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ khóa: giáo dục, giáo dục đại học, triết học, triết lý
1 Vai trò của triết lý
Từ buổi bình minh đầu tiên của lịch sử văn minh loài người, thế giới đã chứng kiến sự xuất hiện những nhà tư tưởng vĩ đại, mang đến cho nhân loại những câu hỏi đặc biệt về mặt tư tưởng, triết lý - vượt thoát khỏi những vấn đề sinh tồn bình thường của con người, đưa con người đến những bình diện cao vời nhất của tinh thần và đời sống
Những tư tưởng gia tiêu biểu như Khổng Tử, Lão Tử, Đức Phật, Homer, Plato, đã cùng xuất hiện trong một giai đoạn mà Karl Jaspers gọi là “Thời trục” - từ thế kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, những tư tưởng của họ về sau đã trở thành nền móng tư tưởng cho nhân loại Những câu hỏi họ đã đặt ra không chỉ xuất hiện bên dòng sông Hằng, hay thành Athens hàng ngàn năm trước, mà còn xuất hiện xuyên suốt dòng lịch sử, thậm chí cho đến tận thời đại ngày nay
Chính triết lý có vai trò soi sáng, dẫn đường cho tư duy, hành động, chứ không phải tri thức, mặc dù
“Tri thức là sức mạnh” (Francis Bacon) Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Albert Einstein đã phải thốt lên rằng: “Tri thức có sức mạnh của cơ bắp, nhưng phi nhân tính” Lời cảnh tỉnh đắt giá của một trong những khoa học gia vĩ đại nhất lịch sử nhân loại cho thấy giới hạn của tri thức, kiến thức Những vấn đề đó không nằm ngoài những vấn đề tư tưởng mà “Thời trục” đã đặt ra, về sự tồn tại, nhận thức về sự hữu hạn của con người, mục đích tồn tại, ý nghĩa đời sống và ước mơ vượt thoát những giới hạn Thực tiễn lịch sử
đã làm nổi bật vai trò của một bình diện đặc biệt, quan trọng và cần thiết, vượt lên trên những kiến thức thông thường, đó là bình diện của tư tưởng, triết lý Kiến thức, hay tri thức đơn thuần vẫn còn giới hạn và
không thể là yếu tố dẫn đường cho sự phát triển, chính triết lý, tư tưởng mới là yếu tố dẫn đường
* Học viên Cao học UEH
** Thạc sĩ - Khoa Lý luận Chính trị, HUB
1 Arthur Schopenhauer là một nhà triết học duy tâm người Đức