Vectơ tham số βτ có thể được ước lượng bằng: Do đó, mô hình nghiên cứu có dạng lnY? = ?0+??? +????+ +????+????+????+??? + ?? 5 trong đó, Yi là biến phụ thuộc: thu nhập bình quân c
Trang 3KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC
Lần Thứ 3 Năm 2023
NHÀ XUẤT BẢN TÀI CHÍNH
Trang 4NĂM 2023
Trang 5KINH TẾ - KINH DOANH QUỐC TẾ 2023
BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
BAN TỔ CHỨC HỘI THẢO
2 TS Phạm Thị Tuyết Trinh Phó Trưởng khoa, Khoa Kinh tế quốc tế
7 PGS TSKH Nguyễn Ngọc Thạch Tổng Biên tập tạp chí CNNH
10 TS Nguyễn Thị Hồng Vinh TBM, Khoa Kinh tế quốc tế
12 ThS Dương Thị Kim Anh Giáo vụ khoa, Khoa Kinh tế quốc tế
Trang 6Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
2 Trường Đại học Kinh tế - Luật; 3
Đại học Quốc gia TP.HCM
2 NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM 13
Đỗ Hoàng Oanh – Vũ Thị Hải Anh Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
3 HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THÍCH ỨNG TĂNG TRƯỞNGKINH TẾ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 21
NCS Trương Thị Thùy Dung Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
4 KINH TẾ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 34
Đỗ Hoàng Oanh - Nguyễn Văn Thọ Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
5 ẢNH HƯỞNG CỦA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ĐẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TẠICÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG KHU VỰC ASEAN 43
Nguyễn Thành Việt - Phạm Thị Tuyết Trinh - Võ Thị Ngọc Ánh
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
6 KINH NGHIỆM NIÊM YẾT QUỐC TẾ TẠI TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ: MỘT SỐ BÀIHỌC KINH NGHIỆM 72
Phạm Thị Tuyết Trinh Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
PHẦN 2 KINH DOANH QUỐC TẾ
1 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH TIẾP TỤC SỬ DỤNG ỨNG DỤNG ĐẶT
ĐỒ ĂN CỦA GIỚI TRẺ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 81
Lê Hoàng Long Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
2 REGTECH – ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ ĐỂ TUÂN THỦ QUY ĐỊNH TÀI CHÍNH 96
Ngô Ngọc Quang Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
INVESTMENT INFLOWS TO ASEAN NATIONS 100
Nguyễn Minh Sáng - Huỳnh Huyền Trân
Ho Chi Minh University of Banking
Trang 74 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM NHA ĐAM CỦA VIỆT NAM 119
Nguyễn Văn Thứ Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
5 MANAGERIAL OWNERSHIP AND FIRM PERFORMANCE: NEW EVIDENCE FROM LISTED COMPANIES IN VIETNAM 126
Le Phan Thi Dieu Thao - Vo Le Linh Dan
Ho Chi Minh University of Banking
6 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM 137
Nguyễn Xuân Trường 1 - Trương Minh Quang 2
1 Trường Đại học Ngân hàng TP HCM 2
9 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA BỆNH VIỆN – TRUNG TÂM Y TẾ DƯỚI ẢNH HƯỞNG COVID-19 172
Vũ Hải Yến Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
10 MÔ HÌNH CHUỖI CUNG ỨNG BỀN VỮNG: TRƯỜNG HỢP TẠI VIỆT NAM 193
Nguyễn Trần Lê - Võ Thúy Hiền Nguyễn Thị Tuyết Hạ - Từ Hải Hòa - Nguyễn Đình Mạnh
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
11 PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA DOANH NGHIỆP: VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA NĂNG LỰC HỌC TẬP CỦA TỔ CHỨC 218
Bùi Công Sơn 1
– Trần Thị Hương 2 1
Khoa Kinh tế Quốc tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
2 Khoa Kinh tế Vận Tải, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM
Trang 8VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI ĐỐI VỚI THU NHẬP
HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM: BẰNG CHỨNG
TỪ HỒI QUI PHÂN VỊ
Trần Quang Văn 1 - Trần Minh Son 2, 3
1 Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM 2
Trường Đại học Kinh tế - Luật; 3 Đại học Quốc gia TP.HCM
Tóm tắt:
Cải thiện thu nhập hộ gia đình luôn là một trong những mục tiêu quan trọng ở các quốc gia đang phát triển Nghiên cứu này phân tích ảnh hưởng của các yếu tố nguồn lực, trong đó chú trọng đến vai trò của vốn xã hội đối với thu nhập hộ gia đình ở Việt Nam Các phân tích từ số liệu từ Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018 và hồi qui phân
vị cho thấy những hộ có nhiều mối quan hệ xã hội có thu nhập cao hơn những hộ còn lại Tương
tự, khả năng tiếp cận các nguồn lực của hộ cũng có tương quan với qui mô thu nhập Những phát hiện từ nghiên cứu này là những hàm ý quan trọng cho các chính sách phát triển
1 Lý do nghiên cứu
Thu nhập hộ gia đình là yếu tố quan trọng quyết định mức sống của hộ gia đình Thu nhập của một bộ phận lớn hộ gia đình ở các quốc gia đang phát triển còn ở mức thấp và trung bình thấp và ẩn chứa nhiều rủi ro Đã có nhiều nghiên cứu cả về mặt lý thuyết và thực nghiệm
về các yếu tố quyết định thu nhập hộ gia đình
Các nghiên cứu lý thuyết tập trung vào lý giải mối quan hệ giữa các tài sản mà hộ sở hữu hoặc có thể tiếp cận có vai trò quyết định dạng hình sinh kế của hộ như thế nào Dạng hình sinh kế mà hộ theo đuổi sẽ có vai trò xác định mức thu nhập mà hộ có thể đạt được (Chambers và Conway, 1992; Barret và Reardon, 2001)
Bên cạnh đó, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến mức thu nhập hộ gia đình Một số nghiên cứu tập trung vào đặc điểm hộ gia đình như đặc điểm nhân khẩu học như tuổi, giới tính, nhóm dân tộc (Hassan và Babu, 1991; Lanjouw và Ravallion, 1995; Simler và cộng sự, 2003; Otsuka và Yamano, 2006; Jansen & cộng sự, 2006) Bên cạnh đó, vốn con người (Koch & McGrath, 1996; Vinokur, 2000; Dong & Hue, 2019) Vốn con người có thể tác động tích cực đến năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Lepak & Snell, 1999; Arthur, 1992, 1994) Vốn con người là động lực, là nền tảng để thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng theo chiều sâu dựa vào máy móc và công nghệ (Mincer, 1981; Affandi, Anugrah, & Bary, 2019) Cụ thể là học vấn của chủ hộ cũng như của các thành viên trong hộ cũng là một yếu tố có quan hệ với thu nhập của hộ (Farzam, 2021; Kaur và cộng sự, 2018)
Hơn nữa, khả năng tiếp cận với các nguồn lực sản xuất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập hộ gia đình Nghiên cứu của Abdulai và CroleRees (2001), Janvry và Sadoulet (2001), Yang (2004), Đinh Phi Hổ và Chiv Vann Dy (2010), Lê Đình Hải (2017), Ogah (2020) thu nhập của nông hộ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, trong đó vốn là một trong những nhân tố rất quan trọng
Trang 9Vốn xã hội cũng là một yếu tố được đề cập trong một số nghiên cứu Vốn xã hội gồm quan hệ xã hội của các thành viên trong hộ được thể hiện dưới dạng quan hệ với bạn bè và người thân, quan hệ với hàng xóm và các câu lạc bộ hay các hội Các nghiên cứu của Sun và cộng sự (2014), Nguyễn Trọng Hoài và cộng sự (2014) cho thấy những hộ có quan hệ xã hội tốt thường có thu nhập cao
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về các yếu tố quyết định mức thu nhập hộ gia đình Tuy nhiên, các nghiên cứu hiện có chủ yếu dựa trên các phương pháp phân tích OLS hoặc các phương pháp áp dụng cho dữ liệu bảng Hơn nữa, các bằng chứng thực nghiệm cũng cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố lên thu nhập hộ là không đồng nhất: hoặc có tương quan hoặc không tương quan Nghiên cứu này áp dụng phương pháp hồi qui phân vị cho trường hợp ở Việt Nam Các phát hiện từ nghiên cứu này là một đóng góp quan trọng về phương pháp và thực nghiệm cho vốn hiểu biết của khoa học kinh tế về nhánh này
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2018 và dựa trên phương pháp hồi qui phân vị để đạt mục đích nghiên cứu trên
2 Phương pháp nghiên cứu và số liệu
Số liệu
Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình nông thôn Việt Nam (VARHS) từ năm 2010 đến năm 2018 Điều tra này được thực hiện trên phạm vi 12 tỉnh và năm năm một lần dưới dạng lặp lại các hộ đã điều tra từ kỳ trước Số liệu từ điều tra này cho phép tính toán thu nhập hộ từ các nguồn thu nhập khác nhau, các đặc điểm của hộ và các tài sản sinh kế của hộ
Phương pháp phân tích
Để phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố như đặc điểm hộ và các tài sản sinh kế với thu nhập hộ, nghiên cứu này thực hiện hai lớp phân tích Thứ nhất, nghiên cứu này sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường Mô hình có dạng:
ln(y𝑖) = 𝛽𝑋𝑖 + 𝜀𝑖 (1)
trong đó ln(y𝑖) là logarit tự nhiên của thu nhập hàng năm cho quan sát i và Xi là vector các đặc điểm của hộ gia đình và cộng đồng, vốn xã hội bao gồm thước đo: giới tính, tuổi, bình phương tuổi, trình độ học vấn, dân tộc, tình trạng hôn nhân, số thành viên, thành thị/nông thôn, tổng diện tích đất của hộ, vốn vay (số tiền vay được), khoảng cách (khoảng cách từ nhà đến đường lớn), thiên tai, số thành viên tham gia tổ chức, nhờ cậy, quan hệ với chính quyền β là vector của các tham số chưa biết được ước lượng và εi là sai số nhiễu ngẫu nhiên được giả định
để thỏa mãn các tính chất thông thường của giá trị trung bình zero và phương sai không đổi Thứ hai, nghiên cứu này sử dụng hồi quy phân vị Ưu điểm của hồi qui phân vị so với OLS là các hệ số ước tính của hồi quy phân vị không nhạy cảm với các giá trị ngoại lệ của biến phụ thuộc và công cụ ước lượng lượng tử hiệu quả hơn OLS khi các lỗi không được phân phối chuẩn (Buchinsky, 1978) Phương pháp hồi quy phân vị cũng cho phép các nhà nghiên cứu xác định trước bất kỳ vị trí nào của phân phối theo các yêu cầu cụ thể của họ Do đó, phương trình (1) có thể được viết theo phương pháp hồi quy phân vị có điều kiện như sau:
𝑄𝜏ln(𝑦𝑖|𝑋𝑖) = 𝑋𝑖′𝛽𝜏+ 𝜀𝑖,𝜏 (2)
Trang 10trong đó, 𝑄𝜏𝑙𝑛(𝑦𝑖|𝑋𝑖) là ước tính log của tổng thu nhập của hộ gia đình ở phân vị thứ
τ-th (Qτ) của phân phối của biến phụ τ-thuộc (y) có điều kiện dựa trên giá trị của X Theo Koenker và Bassett (1978), thu nhập của hộ gia đình ở phân vị thứ τ-th nếu thu nhập của họ cao hơn tỷ lệ τ của nhóm cá nhân tham chiếu và thấp hơn tỷ lệ (1-τ)βτ là tham số ước lượng cho từng biến giải thích tương ứng Các ký hiệu khác vẫn giữ nguyên ý nghĩa như được chỉ ra trong phương trình (1)
Giả sử điểm phân vị thứ τ-th của giới hạn sai số có điều kiện đối với các bộ hồi quy là
zero (𝑄𝜏(u𝑖,𝜏/𝑥𝑖) = 0) thì phân vị có điều kiện τ-th của yi đối với xi có thể được viết là:
𝑄𝜏(𝑦𝑖/𝑥𝑖) = 𝑋𝑖′𝛽𝜏 (3)
Sử dụng phương pháp hồi quy trung vị, còn được gọi là công cụ ước lượng tổng độ lệch tuyệt đối (LAD), tác giả tối thiểu tổng phần dư tuyệt đối với hệ thống trọng số đối xứng và không đối xứng Vectơ tham số βτ có thể được ước lượng bằng:
Do đó, mô hình nghiên cứu có dạng
lnY𝑖 = 𝛽0+𝑖𝑋𝑖 +𝑖𝐻𝐶𝑖+ +𝑖𝐹𝐶𝑖+𝑖𝑁𝐶𝑖+𝑖𝑆𝐶𝑖+𝑖𝑍𝑖 + 𝜀𝑖 (5)
trong đó, Yi là biến phụ thuộc: thu nhập bình quân của mỗi hộ gia đình; Xi bao gồm đặc điểm của hộ gia đình như: giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, bình phương tuổi của chủ hộ, nghề nghiệp của chủ hộ, dân tộc chủ hộ, quy mô hộ gia đình, khoảng cách từ thôn/ấp đến thị trấn gần nhất, sự xuất hiện các cú sốc như lũ lụt, bão lốc, hạn hán; HCi: nhóm biến về vốn con người (trình độ học vấn của chủ hộ, trình độ chuyên môn của chủ hộ); FCi: nhóm biến về vốn tài chính (vốn vay, tổng số vốn vay, tiết kiệm); NCi: nhóm biến về vốn tự nhiên (diện tích đất sản xuất, số cú sốc, khoảng cách tới đường nhựa); SCi: nhóm biến về vốn xã hội (Số sự kiện tham gia, số đơn vị tham gia, chi phí tham gia, quan hệ với chính quyền, nhờ cậy)
3 Các yếu tố quyết định thu nhập hộ gia đình
Có rất nhiều các yếu tố tác động được đưa vào làm biến độc lập trong hàm hồi quy nhưng nghiên cứu này chú trọng phân tích các yếu tố về đặc điểm của hộ gia đình, vốn con người, vốn tài chính, vốn tự nhiên và vốn xã hội
Khả năng tiếp cận với các nguồn lực
Khả năng này được đại diện bằng việc đi lại từ nhà đến các trung tâm thương mại trong khu vực có tiện hay không, hộ có nhiều đất nông nghiệp hay không, và hộ có vay vốn hay không
Trang 11Khoảng cách từ nhà đến đường nhựa gần nhất có quan hệ thuận chiều lên thu nhập hộ Điều này phù hợp với nghiên cứu của Ngô Thanh Vũ và cộng sự (2022) Việc đi lại thuận tiện giúp hộ tiếp cận dễ dàng với thị trường đầu vào cũng như thị trường nông sản Hơn nữa, giao thông thuận tiện giúp hộ tiếp cận với các kiến thức mới tốt hơn
Khi tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội có thể giúp hộ gia đình nông thôn được tiếp cận thông tin về các cơ hội kinh doanh, hỗ trợ tài chính và tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính phủ Các tổ chức này thường có mạng lưới liên kết và tài nguyên để chia sẻ thông tin về các dự án, chương trình và chính sách hỗ trợ mà hộ gia đình có thể tận dụng để tăng thu nhập Các tổ chức chính trị xã hội thường cung cấp các khóa đào tạo, hội thảo và hoạt động giáo dục để truyền đạt kỹ năng và kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính và nâng cao năng suất nông nghiệp Tham gia vào các hoạt động này giúp hộ gia đình nông thôn nắm bắt được các phương pháp hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh, từ đó tăng thu nhập
Mặt khác, khi tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội giúp hộ gia đình nông thôn xây dựng mạng lưới kinh doanh và mở rộng cơ hội hợp tác Các tổ chức này thường tạo ra môi trường giao lưu, kết nối và hỗ trợ giữa các doanh nghiệp, nhà nông và các thành viên khác trong cộng đồng Qua đó, hộ gia đình có thể tìm kiếm đối tác, nhà cung cấp, khách hàng mới
và tăng doanh số bán hàng, góp phần tăng thu nhập Tham gia vào các tổ chức chính trị xã hội
có thể tạo ra ảnh hưởng trong việc đề xuất chính sách và quyết định của chính phủ đối với nông thôn Các tổ chức này thường là đại diện cho lợi ích và quyền lợi của nông dân và hộ gia đình nông thôn Việc có số lượng thành viên đông đảo và đại diện trong các tổ chức này có thể củng cố giọng nói và tăng khả năng tham gia vào quyết định chính sách, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và thu nhập của hộ gia đình
Có tiết kiệm (0,
1)
0.3296199*** 0.4048518*** 0.3960131*** 0.3815293*** 0.3721031*** 0.3769902***
Trang 12Số quan sát 10.050 10.050 10.050 10.050 10.050 10.050
Hộ gia đình có người thân tham gia chính quyền địa phương có tác động đến tích cực đến thu nhập của người lao động Đây là biến đại diện cho vốn xã hội gắn kết theo lý thuyết của Putnam (2000) và kết quả nghiên cứu của Fischer và Torgler (2006), Yamamura (2012) Kết quả nghiên cứu chứng minh sự ảnh hưởng tích cực vốn xã hội của hộ gia đình đến thu nhập của thành viên trong hộ Theo thực tế cho thấy, các hộ gia đình có người thân tham gia chính quyền địa phương sẽ mang lại những thuận lợi nhất định trong quá trình làm việc nhờ tiếp cận thông tin thị trường, kiến thức, được dễ dàng, từ đó góp phần gia tăng thu nhập Khi hộ gia đình có mối quan hệ với chính quyền địa phương có thể giúp hộ gia đình nông thôn tiếp cận các chương trình hỗ trợ và ưu đãi từ chính phủ hoặc tổ chức phi chính phủ Điều này có thể bao gồm quyền truy cập vào các nguồn tài nguyên, vốn đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo, giúp cải thiện năng suất và thu nhập nông nghiệp Mối quan hệ với chính quyền địa phương có thể ảnh hưởng đến quyết định và phân bổ nguồn lực trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn Có người thân trong bộ máy chính quyền có thể giúp hộ gia đình nông thôn có được ưu tiên trong việc cấp đất, cung cấp nguồn tài nguyên và hỗ trợ hành chính từ chính quyền địa phương
Bên cạnh đó, khi có mối quan hệ với chính quyền địa phương có thể giúp hộ gia đình nông thôn vượt qua các thủ tục hành chính phức tạp Có người thân trong bộ máy chính quyền
có thể cung cấp sự hỗ trợ và thông tin để giúp giảm bớt thời gian và chi phí trong việc xử lý các thủ tục hành chính, ví dụ như đăng ký đất đai, xin giấy phép kinh doanh hoặc tiếp cận các chương trình hỗ trợ, có thể giúp hộ gia đình nông thôn tiếp cận thông tin và cơ hội kinh doanh Có người thân làm trong bộ máy chính quyền có thể thông báo về các chương trình, dự
án hoặc cơ hội kinh doanh mới mà hộ gia đình có thể tận dụng Điều này có thể giúp nâng cao thu nhập và đa dạng hóa nguồn thu nhập cho hộ gia đình nông thôn
Kết quả thu được từ mô hình hồi quy OLS và mô hình hồi quy phân vị cho thấy tồn tại một mối quan hệ mạnh giữa vốn xã hội lên thu nhập trung bình của hộ Nhiều bằng chứng từ tổng quan cũng chứng tỏ rằng mối quan hệ giữa vốn xã hội và phúc lợi hộ gia đình/thu nhập bình quân
Trang 13đầu người của hộ là mối quan hệ nhân quả như Grootaert và cộng sự (2002); Yusuf (2008) Khi một hộ gia đình nông thôn có nhiều người mà họ có thể nhờ cậy để mượn tiền, họ
có thể mở rộng nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hoặc các hoạt động kinh doanh khác Điều này có thể giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mô kinh doanh, từ đó tăng thu nhập của hộ gia đình Họ có thể sử dụng số tiền vay để đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, chăn nuôi, thủ công mỹ nghệ, dịch vụ hoặc kinh doanh nhỏ Điều này giúp giảm rủi ro và tăng khả năng hấp thụ tài nguyên kinh tế
Sự hỗ trợ từ nhiều người trong việc mượn tiền có thể giúp hộ gia đình nông thôn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường Họ có thể sử dụng vốn vay để mua các công cụ, thiết
bị, giống cây trồng hoặc vật nuôi tốt hơn, từ đó cải thiện hiệu suất sản xuất và chất lượng sản phẩm Điều này có thể tăng khả năng cạnh tranh của họ và tạo ra thu nhập ổn định hơn
4 Kết luận và hàm ý chính sách
Nghiên cứu này thực hiện phân tích hồi quy OLS và hồi quy phân vị với dữ liệu bảng giai đoạn từ 2010 đến 2018 Kết quả cho thấy vốn xã hội có vai trò nhất định đối với thu nhập
hộ Các phát hiện trong nghiên cứu này có thể có một số gợi ý chính sách như sau
Thứ nhất, cần tạo điều kiện để hộ gia đình có khả năng tiếp cận với kiến thức, với văn hóa và với thị trường Những tiếp cận ấy sẽ gợi mở những sáng kiến sản xuất và kinh doanh cũng như tạo cơ hội cho hộ được học hỏi từ những người dân địa phương Khi có các sáng kiến và các cơ hội sản xuất và kinh doanh, một yếu tố cần thiết nữa là vốn Cần tạo điều kiện cho hộ có thể tiếp cận với vốn vay một cách hợp lý
Thứ hai, vốn xã hội có vai trò tích cực trong việc cải thiện thu nhập hộ Do đó, tạo các
cơ hội tốt cho người dân ở các vùng nông thôn mở rộng các quan hệ xã hội, tham gia các tổ chức xã hội hay tổ chức chính trị sẽ giúp người dân có thêm vốn hiểu biết về đời sống và sinh
kế Đó là cơ sở tốt cho người dân cải thiện thu nhập và thoát nghèo
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Abdulai, A., & CroleRees, A (2001) Determinants of income diversification amongst rural
households in Southern Mali Food policy, 26(4), 437-452
Arthur, J B (1992) The link between business strategy and industrial relations systems in
American steel minimills Ilr Review, 45(3), 488-506
Arthur, J B (1994) Effects of human resource systems on manufacturing performance and
turnover Academy of Management journal, 37(3), 670-687
Barrett, C B., Reardon, T., & Webb, P (2001) Nonfarm income diversification and household livelihood strategies in rural Africa: concepts, dynamics, and policy
implications Food policy, 26(4), 315-331
Buchinsky, M (1998) Recent advances in quantile regression models: a practical guideline
for empirical research Journal of human resources, 88-126
case study in Indonesia Eurasian Economic Review, 9(3), 331-347
Chambers, R., & Conway, G (1992) Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the
21st century Institute of Development Studies (UK)
Trang 14De Janvry, A., & Sadoulet, E (2001) Income strategies among rural households in Mexico:
The role of off-farm activities World development, 29(3), 467-480
Đinh Phi Hổ & Chiv Vann Dy (2010) Mô hình định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thu
nhập của hộ nông dân Tạp chí Phát triển Kinh tế, 4(234), 32-36
Dong, N T (2019) The impact of human capital on labor productivity growth in
Vietnam Science & Technology Development Journal-Economics-Law and Management, 3(2), 104-110
FARZAM, F M., YÜCEL, R., & AKÇAKALE, C Ş (2021) The determinants of household
income in Afghanistan: case study of Samangan province J Hum Ins, 5(3), 59-66
Fawaz, F., Rahnama, M., & Valcarcel, V J (2014) A refinement of the relationship between
economic growth and income inequality Applied Economics, 46(27), 3351-3361
Fischer, J A., & Torgler, B (2006) The effect of relative income position on social capital Economics Bulletin, 26 (4), 1-20
Grootaert, C., Oh, G T., & Swamy, A (2002) Social capital, household welfare and poverty
in Burkina Faso Journal of African Economies, 11(1), 4-38
Hassan, R M., & Babu, S C (1991) Measurement and determinants of rural poverty:
Household consumption patterns and food poverty in rural Sudan Food policy, 16(6),
451-460
Hoài, N T., & Bảo, T Q (2014) Ảnh hưởng của vốn xã hội đến tiếp cận tín dụng của hộ gia
đình nông thôn VN Tạp chí phát triển kinh tế, 279 (01/2014)
Jansen, H G., Pender, J., Damon, A., Wielemaker, W., & Schipper, R (2006) Policies for sustainable development in the hillside areas of Honduras: A quantitative livelihoods
approach Agricultural economics, 34(2), 141-153
Kaur, R., & Kaur, K (2018) Analysis of Income Determinants of Rural Households in
Border Districts of Punjab Print ISSN 2278-8913 Online ISSN 2350-0794, 23
Koch, M J., & McGrath, R G (1996) Improving labor productivity: Human resource
management policies do matter Strategic management journal, 17(5), 335-354
Koenker, R., & Bassett Jr, G (1978) Regression quantiles Econometrica: journal of the
Econometric Society, 33-50
Lanjouw, P., & Ravallion, M (1995) Poverty and household size The economic
journal, 105(433), 1415-1434
Lê Đình Hải (2017) Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập nông hộ trên địa bàn huyện Ba Vì,
thành phố Hà Nội Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 4, 162-171
Lepak, D P., & Snell, S A (1999) The human resource architecture: Toward a theory of
human capital allocation and development Academy of management review, 24(1),
31-48
Mincer, J (1981) Human capital and economic growth
Ogah, O M., Ogebe, F., & Shehu, M (2020) Analysis of Income Determinants among Farm
Households in Kaduna State, Nigeria International Journal of Agricultural Science,
Research and Technology in Extension and Education Systems, 10(1), 29-34
Trang 15Otsuka, K., & Yamano, T (2006) Introduction to the special issue on the role of nonfarm
income in poverty reduction: evidence from Asia and East Africa Agricultural
Economics, 35, 393-397
Simler, K (Ed.) (2003) Rebuilding after war: Micro-level determinants of poverty reduction
in Mozambique (Vol 132) Intl Food Policy Res Inst
Sun, L., Liu, J., & Chen, B (2014) Analysis of Social Capital’s Effect on Income of Poor
Households: A Case Study in Sichuan Province Asian Agricultural Research,
6(1812-2016-144172), 36-40
Vinokur, A D., Schul, Y., Vuori, J., & Price, R H (2000) Two years after a job loss:
long-term impact of the JOBS program on reemployment and mental health Journal of
occupational health psychology, 5(1), 32
Yamamura, E (2012) Social capital, household income, and preferences for income
edistribution European Journal of Political Economy, 28(4), 498-511
Yusuf, S A (2008) Social capital and household welfare in Kwara State, Nigeria Journal of
Human Ecology, 23(3), 219-229
Trang 16NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Đỗ Hoàng Oanh 1
– Vũ Thị Hải Anh 1 – Cao Ngọc Văn 2
1
Khoa Kinh tế Quốc tế
2 Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Tóm tắt: Năng suất lao động là yếu tố quyết định đối với mọi loại hình cạnh tranh, mọi
loại kinh doanh, các tổ chức và chính phủ Đối với một quốc gia thì năng suất lao động chính
là thước đo mức sống của dân tộc (Mankiw, 2023) Do đó, việc tăng năng suất lao động sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng suy thoái và đưa Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Bài viết phân tích tình hình năng suất lao động Việt Nam cũng như đưa ra nguyên nhân và những kiến nghị, giải pháp để nâng cao năng suất lao động
Từ khóa: Năng suất lao động, mức sống dân cư, tăng trưởng kinh tế
1 Giới thiệu
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức như dịch Covid-19, sự thay đổi khí hậu, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự căng thẳng chính trị và cạnh tranh thương mại giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển trên thế giới, cũng như mong muốn khẳng định chính mình của các quốc gia thị trường mới nổi trên trường quốc tế Để đạt được điều đó, Việt Nam phải không ngừng phát triển nâng cao bản thân, ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô và vẫn tiếp tục duy trì tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao
Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng XII
về “một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế”, tại Nghị quyết này đã nhấn mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao năng suất lao động, giảm tỷ trọng lao động của ngành nông lâm thủy sản
và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại Đẩy mạnh năng suất lao động của tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh chất lượng cao, phát triển mô hình liên kết chuỗi giá trị, phát triển công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, kết cấu hạ tầng, phát triển khu công nghiệp và đô thị theo hướng đa dạng hóa sản phẩm công nghiệp, thúc đẩy xuất nhập khẩu và hiện đại hóa cơ sở máy móc sản xuất Nhờ đó năng suất lao động của Việt Nam không ngừng tăng nhằm thực hiện mục tiêu của Đại hội Đảng lần thứ XIII khẳng định sẽ thúc đẩy tăng trưởng năng suất lao động giai đoạn 2016 – 2020 tăng từ 4,27% trước đó lên 5,91% và mục tiêu sẽ đạt năng suất lao động lên trên 6,5%/năm trong giai đoạn từ 2021 – 2030 Nhận thức được tầm quan trọng đó, bài viết phân tích thực trạng, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp để phát triển năng suất lao động, qua đó mà thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực quốc gia và đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa Việt Nam
2 Cơ sở nghiên cứu
Năng suất lao động (NSLĐ) là số lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên một đơn vị lao động (Mankiw, 2023) Theo đó, số lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
Trang 17được sản xuất thường được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế (GDP) và đơn vị lao động được tính bằng lực lượng lao động, dân số trong độ tuổi lao động hoặc số giờ lao động Hay nói cách khác, năng suất lao động được tính bằng số lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trên một giờ lao động hoặc trên một người lao động
Theo Kretschmer (2012), năng suất lao động phản ánh thước đo của cải của dân tộc và thúc đẩy sự giàu có của một quốc gia, năng suất lao động tăng lên nghĩa là mức lương của người lao động cao hơn và cũng là thước đo mức sống của người dân thế hệ này cao hơn thế
hệ trước đó Christensen, Cummings, và Jorgenson (1980) và Maddison (1987) đã xem xét các so sánh quốc tế về các nguồn tăng trưởng kinh tế giữa các nước công nghiệp hóa, trong khi Kravis (1976) đã khảo sát các so sánh quốc tế về năng suất Griliches (1984), Mansfield (1984), và Nelson (1981) đã xem xét nghiên cứu về năng suất ở cấp độ doanh nghiệp riêng lẻ Griliches (1964), Stone (1997), và Triplett (1999) đã thảo luận về cơ sở lý luận của việc kết hợp các chỉ số giá được điều chỉnh theo chất lượng vào hệ thống tài khoản quốc gia, qua đó phát triển phương pháp phân tích các nguồn tăng trưởng kinh tế là tổng hợp năng suất các ngành công nghiệp riêng lẻ Bước này rất quan trọng trong việc tích hợp phân tích các nguồn tăng trưởng của từng ngành với phân tích tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế Phusavat (2013) cho rằng năng suất là thước đo tốt về lợi tức của công ty, là chỉ số đánh giá một công
ty tổ chức đầu vào như thế nào để có thể chuyển đổi thành đầu ra một cách hiệu quả, do đó, năng suất cũng là thước đo tốt để xem xét cạnh tranh giữa các tổ chức, giữa các hoạt động doanh nghiệp và quốc gia
3 Phân tích tình hình năng suất lao động Việt Nam
3.1 Nhìn chung về sự tăng trưởng năng suất lao động từ năm 2011 – 2022
Với mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế, Việt Nam đã không ngừng cải thiện năng suất lao động của mình và đã thực sự làm cho NSLĐ tăng nhanh và ổn định qua các năm
Hình 1 Năng suất lao động Việt Nam từ năm 2011 - 2022
Trang 18Theo đó, nếu như năm 2010, NSLĐ Việt Nam còn là 54,35 triệu đồng/lao động thì đến năm 2015, NSLĐ Việt Nam đã là 67,83 triệu đồng/lao động, tăng 24,8% và đến năm 2019 là 87,09 triệu đồng/lao động tăng 28,4% so với năm 2015 Như vậy trong 10 năm 2010 - 2019, NSLĐ Việt Nam đã tăng 60% Từ năm 2020 đến nay dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng NSLĐ Việt Nam năm 2020 vẫn cao hơn trước khi dịch bệnh năm 2019 là 4,9%, năm
2021, NSLĐ cao hơn năm 2019 là 7,11% và năm 2022, NSLĐ cao hơn năm 2019 là 13,8% và cao hơn năm 2021 là 6,24% Như vậy nhìn chung giai đoạn Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ năm 2020 - 2022 thì NSLĐ Việt Nam vẫn tăng khoảng hơn 5% so với NSLĐ năm trước đó Đây thực sự là một dấu hiệu đáng mừng so với các quốc gia trong khu vực như Singapore là 1,7%/năm, Malaysia là 1,3%/năm, Philipine là 3,5%, Thái Lan là 2,2%/năm Điều đó có nghĩa là Việt Nam vẫn không ngừng phát triển và đang thu hẹp dần khoảng cách NSLĐ so với các quốc gia trong khu vực
3.2 Xem xét tình hình tăng trưởng NSLĐ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Trong giai đoạn năm 2010 – 2019, nhìn chung tăng trưởng kinh tế Việt Nam tăng liên tục
do để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam sẽ tiến hành thúc đẩy tốc độ tăng NSLĐ Cụ thể, năm 2013 đến năm 2019 thì Việt Nam có tốc độ tăng NSLĐ cao trong khoảng 3,11% - 6,9%, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và ổn định trong khoảng 5,5% - 7,36% Nguyên nhân giai đoạn này tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ NSLĐ cao là do Việt Nam thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới, hiệp định EVFTA và CPTPP ký kết hiệp định thành công Cũng trong thời gian này, Việt Nam đã thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài lớn, kinh tế vĩ mô lạc quan, hệ thống ngân hàng hoạt động tốt, đảm bảo tính thanh khoản
Hình 2 Tốc độ tăng trưởng NSLĐ và tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Tuy nhiên, từ sau năm 2019 thì tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam không ngừng giảm so với trước đó Cụ thể, năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 7,36% nhưng đến năm 2020 thì còn 2,87% và năm 2021 là 2,56% Tương ứng với sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế là sự tình hình đi xuống của tốc độ tăng năng suất lao động từ 6,98% năm 2019, đến 2020 là 2,87% và năm 2021 là 2,03% Nguyên nhân của nền kinh tế bị trì trệ là
do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid đã dẫn đến lệnh phong tỏa và cách ly toàn khu vực, các nhà
4.22
4.70 4.19 3.11
5.13 5.53 6.35 6.32
6.98 6.15
7.46 7.36
2.87 2.56
Trang 19máy và xí nghiệp bị dừng sản xuất hoặc bị giảm đi nhân công để đảm bảo tính cách ly giữa người lao động với người lao động, một số hoạt động về thương mại, dịch vụ, đặc biệt là dịch
vụ du lịch, giải trí, bị ngừng hoàn toàn, các khu vực vận chuyển logistic bị trì trệ và hàng hóa bị tồn đọng tại các cảng để kiểm soát dịch bệnh mà không thể vận chuyển xuất nhập khẩu Người dân và người lao động ở nhiều khu vực thành thị bị phong tỏa, không được đi làm và cũng không được mở hàng sản xuất, kinh doanh, hạn chế đi lại tối đa để tránh lây lan dịch bệnh Tất
cả việc này đã ảnh hưởng đến số lượng hàng hóa sản xuất ra trên một người lao động
3.3 Đánh giá năng suất lao động theo các ngành kinh tế
Năng suất lao động kinh tế cả nước chịu ảnh hưởng rất lớn từ năng suất khu vực công nghiệp - xây dựng với năng suất 214,7 triệu đồng/lao động năm 2015 đến năm 2020 là 273.1 triệu đồng/lao động tăng 27,2% so với năm 2015 NSLĐ từ khu vực công nghiệp – xây dựng sau 5 năm có tốc độ tăng trưởng không cao, tuy nhiên vẫn là khu vực có năng suất lao động cao, gần gấp đôi so với NSLĐ bình quân cả nước
Năng suất lao động cao thứ hai là khu vực dịch vụ - thương mại Cụ thể là khu vực tài chính ngân hàng với NSLĐ năm 2015 là 626,7 triệu đồng/lao động và 785,8 triệu đồng/lao động năm 2020 (tăng 25,4 % sau 5 năm), khu vực y tế với NSLĐ năm 2015 là 135,6 và 321,6 triệu đồng/lao động năm 2020 (tăng gấp 237% sau 5 năm và là khu vực có tốc độ tăng NSLĐ nhanh nhất cả nước), khu vực giáo dục và đào tạo với 88,6% năm 2015 và năm 2020 là 154% (tăng gấp 173% so với năm 2015), bán buôn, bán lẻ năm 2015 là 70,3 triệu đồng đến 2020 là 105,8 triệu đồng/lao động (tăng 50,5% so với 2015), nghệ thuật vui chơi giải trí và các dịch vụ khác với 168,4 triệu đồng/lao động năm 2015 và 246 triệu đồng/lao động năm 2020 (tăng 150%
so với năm 2015) Như vậy, nhìn chung khu vực thương mại và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, hầu như sau 5 năm thì tốc độ tăng đều gấp đôi, gấp ba lần so với năm 2015 Ngành
có năng suất lao động cao nhất trong khu vực thương mại và dịch vụ là lĩnh vực thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng và y tế với mức NSLĐ gần gấp đôi so với NSLĐ bình quân cả nước
Bảng 1 Năng suất lao động theo ngành kinh tế (đơn vị: triệu đồng/lao động)
Trang 20Riêng năng suất lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản là thấp nhất, năm 2015 năng suất lao động nông nghiệp là 32,3 triệu đồng, chỉ bằng khoảng 25% năng suất của khu vực công nghiệp Đến năm 2020, năng suất nông nghiệp là 57,4 triệu đồng/lao động tăng 76,6% so với năm 2015 nhưng vẫn chỉ bằng 36,7% của khu vực công nghiệp Nguyên nhân NSLĐ của Việt Nam rất thấp là vì lực lượng lao động của khu vực nông lâm thủy sản chủ yếu
là dùng sức lao động, thiếu trình độ và thiếu sự ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học hiện đại, công nghệ 4.0 vào trong sản xuất Do đó, khu vực này chủ yếu vẫn là dùng rất nhiều lao động thủ công và sản phẩm sản xuất được dễ bị hư hoại, giá trị gia tăng thấp, mang tính tự cung tự cấp, đầu tư nhỏ lẻ rời rạc, ít có năng lực lan tỏa công nghệ và sự phát triển hiện đại sang các khu vực khác
Bảng 2 Đặc điểm phân bổ lực lượng lao động Việt Nam
Lực lượng lao động
(nghìn người) Tỷ lệ LĐ
Nông thôn
Tỷ lệ lao động theo trình độ (%) Tổng
(%) Tổng
số
Thành thị
Nông thôn
Sơ cấp
Trung cấp
Cao đẳng
Đại học trở lên
Từ bảng 2 có thể thấy lực lượng lao động Việt Nam chủ yếu phân bổ tại nông thôn, năm
2015 có 36.733 nghìn người đến năm 2021 là 31.305 nghìn người và năm 2022 là 31.898 nghìn người Tuy tỷ lệ lao động ở nông thôn có giảm từ 69% xuống còn 63% lực lượng lao động cả nước nhưng con số này vẫn còn quá cao cùng với tỷ lệ lực lượng lao động có bằng cấp chỉ chiếm 26,44% tổng lao động cả nước Lực lượng lao động Việt Nam trình độ sơ cấp dưới 3 tháng chiếm 3,3%, trung cấp từ 1 – 2 năm là 5,4% cao đẳng và đại học 4 năm chiếm 11,7% năm 2015 Đến năm 2022, sơ cấp đã nâng lên là 7,13%, trung cấp là 3,72% và cao đẳng-đại học khoảng 16%, tổng chung tỷ lệ lao động có bằng cấp từ 20,4% năm 2015 lên 26,44% năm 2022 Như vậy, kể cả như đào tạo ngắn hạn vài tháng mà người lao động chưa đạt đủ trình độ tri thức và chuyên môn thì cũng vẫn ít có lao động tham gia học, hay nói cách khác, sau 7 năm thì trình độ của lực lượng lao động Việt Nam vẫn còn rất thấp, không đáp ứng được yêu cầu hội nhập và công nghệ 4.0 hiện nay
4 Một số ưu điểm và bất cập trong quá trình nâng cao năng suất lao động Việt Nam
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh bình quân 6% - 7%/năm trong khi tốc độ tăng lao động thì bình quân dưới 1%, do đó, tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam rất nhanh Hơn nữa, lực lượng lao động của Việt Nam dồi dào, năm 2022, lực lượng lao động Việt Nam là 50.605 nghìn người trong đó lực lượng lao động trẻ khỏe từ 15t – 39 tuổi là 24.253 nghìn người, chiếm 50% lực lượng lao động cả nước (GSO, 2023) Do đó, năng suất lao động của Việt Nam luôn giữ vững tốc độ tăng nhanh và ổn định trong nhiều năm
Trang 21Thêm vào đó, theo Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIII năm 2021 đã xác định chiến lược phát triển là nâng cao năng suất lao động, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường hội nhập, đô thị hóa, cách mạng công nghiệp 4.0 và đẩy mạnh cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp – dịch vụ – thương mại với giá trị gia tăng của sản phẩm cao hơn lĩnh vực nông nghiệp Vớinhững chiến lược và tầm nhìn như vậy sẽ tạo nên sự phát triển lạc quan của năng suất lao động Việt Nam trong tương lai theo hướng tiếp tục tăng nhanh và bền vững
Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp so với các quốc gia khu vực và thế giới Điều này đặt ra cho Việt Nam nhiều khó khăn, thách thức cần giải quyết như:
Số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ quá cao chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp cả nước Nhược điểm của các doanh nghiệp này là khá nhạy cảm với biến động kinh tế nhưng lại không có bộ phận chuyên trách về dự báo kinh tế hay dự phòng rủi ro, do đó, các doanh nghiệp thường thuê rất ít lao động, thuê lao động rồi lại dễ dàng sa thải lao động khi có biến động kinh tế và bản thân doanh nghiệp cũng dễ bị rơi vào tình trạng thua lỗ, phá sản Điều này
sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của Việt Nam biến động thất thường, thiếu sự bền vững Lao động của khu vực nông – lâm – thủy sản tuy có giảm nhưng tỷ trọng vẫn cao so với công nghiệp và dịch vụ Cụ thể, năm 2015, lao động của khu vực nông lâm thủy sản là 23.136 nghìn người (chiếm 43,6% lực lượng lao động cả nước) đến năm 2020 là 53.609 nghìn người (chiếm 33,1% lực lượng lao động cả nước) Đặc điểm của khu vực này là đông dân nhưng năng suất lao động kém, trồng trọt chăn nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình, và ít áp dụng công nghệ
kỹ thuật cao, công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, khoa học hiện đại… vào trong sản xuất Hiện nay, để nâng cao năng suất lao động phát triển đất nước thì Việt Nam phải không ngừng hội nhập, hợp tác thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ các quốc gia phát triển vào Việt Nam để tạo thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng nhanh và bền vững Tuy nhiên, các công ty đa quốc gia và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào các quốc gia đang phát triển lại chú trọng lực lượng lao động có chuyên môn, trình độ cao tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng, hàm lượng chất xám lớn nhưng hiện nay hơn 65% lao động Việt Nam là không có trình độ bằng cấp và trình độ lực lượng lao động được đào tạo dưới một năm chưa đạt 12% lao động cả nước (GSO, 2023) Như vậy, lao động trình độ thấp gần 80% tổng lực lượng lao động cả nước, cho nên xét về lâu dài, Việt Nam sẽ ngày càng kém hấp dẫn trong mắt các doanh nghiệp nước ngoài và sản phẩm do Việt Nam sản xuất ra cũng có giá trị gia tăng thấp Do đó, Việt Nam cần có những chính sách hiệu quả để tăng năng suất lao động và phát triển kinh tế Việt Nam
5 Kết luận và kiến nghị giải pháp
Các phân tích về năng suất lao động cho thấy: (i) tầm quan trọng của nâng cao năng suất lao động, (ii) năng suất lao động thấp nhất là ở khu vực nông lâm thủy sản và là nơi tập trung lao động nhiều nhất nước, (iii) lực lượng lao động không có bằng cấp và trình độ sơ trung cấp đào tạo dưới 1 năm chiếm 80% lực lượng lao động cả nước, (iv) năng suất lao động cao gấp hai, ba lần so với năng suất lao động trung bình cả nước thuộc về các khu vực có nguồn nhân lực trình độ cao và khoa học công nghệ hiện đại như y tế, giáo dục, thương mại, dịch vụ, công nghệ thông tin, công nghiệp sản xuất và xây dựng
Trang 22Từ kết quả nghiên cứu xin đề xuất một số giải pháp nhằm giúp nâng cao năng suất lao động, qua đó giúp thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam như sau:
Chính phủ và chính quyền địa phương cần xây dựng kế hoạch, chiến lược cụ thể theo hướng thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ, cũng như thúc đẩy sáng tạo, chuyển đổi số trong các lĩnh vực nghiên cứu, công nghệ thông tin, công nghệ số Sửa đổi những quy định phát triển kinh tế, cải cách hành chính, nâng cao phối hợp các bộ ngành địa phương, hành chính công để nâng cao năng suất lao động, cải tiến máy móc, công nghệ, nhờ đó tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng và năng suất lao động cao
Khu vực nông nghiệp có năng suất thấp nhưng lại có nguồn lao động nhàn rỗi thiếu trình độ đông đảo, do đó, cần cải tiến công nghệ sinh học, công nghệ hóa học, phân bón để nâng cao năng suất nông nghiệp Tuy nhiên vẫn phát triển theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ - thương mại Cần có chính sách thực hiện chiến lược nâng cao năng suất lao động theo ngành công nghiệp và dịch vụ thương mại có năng suất lao động cao và dễ tiếp thu khoa học công nghệ
Cải cách thể chế chính trị, hoàn thiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh hiệu quả, xây dựng và thực thi pháp luật, nâng cao chất lượng quy hoạch, thúc đẩy phát triển kinh tế số, mô hình kinh doanh mới Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thủ tục rõ ràng minh bạch một cửa, đơn giản thủ tục đầu tư và thương mại nhằm thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp Cũng như, có cơ chế hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp startup đặc biệt hỗ trợ vốn trong lĩnh vực nhập khẩu máy móc, thiết bị sản xuất, giảm thuế cho những doanh nghiệp có bộ phận nghiên cứu phát triển, hoặc những doanh nghiệp nhận được chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp nước ngoài, hỗ trợ về thủ tục để thu hút đầu và liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài Có những chính sách giải quyết những rào cản về vốn, tài chính ngân hàng, hỗ trợ vốn đầu tư, tạo nên hệ thống tài chính linh hoạt về vốn, để qua đó tạo động lực thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước chuyên môn hóa sản xuất
Sự phát triển của khoa học công nghệ không ngừng đòi hỏi cần có chính sách nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức về kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực tiếp thu công nghệ mới Chính phủ có chính sách phát triển nâng cao năng lực cá nhân, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, có những chính sách khuyến khích nhân tài nước ngoài về Việt Nam làm việc Cũng như cần có những chính sách đào tạo cho nguồn nhân lực trong nước, tạo cơ chế gắn kết nơi đào tạo và công ty tiếp nhận nguồn nhân lực được đào tạo, qua
đó vừa nâng cao kỹ năng làm việc của người lao động và trình độ tri thức của người lao động trong thực tế Đối với những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa có chứa nhiều nguồn lao động trình độ thấp thì Chính phủ và chính quyền địa phương cần có những chính sách miễn phí đào tạo sơ cấp, trung cấp với yêu cầu sau khi nhận đào tạo thì sẽ đi làm trực tiếp cho những công ty tài trợ Qua đó, sẽ giải quyết được vấn đề về việc làm, trình độ người lao động
và nâng cao năng suất lao động để Việt Nam ngày càng khẳng định và phát huy được năng lực và lợi thế kinh tế nhân lực trên trường quốc tế
Trang 23TÀI LIỆU THAM KHẢO
Christensen, L R., Cummings, D., & Jorgenson, D (1980) Economic growth, 1947–73: an
international comparison In New developments in productivity measurement (pp
595-698) University of Chicago Press
Griliches, Z., & Lichtenberg, F R (1984) R&D and productivity growth at the industry level:
is there still a relationship? In R&D, patents, and productivity (pp 465-502) University
of Chicago Press
Jorgenson, D W (1991) Productivity and economic growth In Fifty years of economic
measurement: The Jubilee of the Conference on Research in Income and Wealth (pp
19-118) University of Chicago Press
Kretschmer, T (2012) Information and communication technologies and productivity growth: A survey of the literature
Mankiw, N.G (2022) Macroeconomics Cengage Learning
Maddison, A (1987) Growth and slowdown in advanced capitalist economies: techniques of
quantitative assessment Journal of economic literature, 25(2), 649-698
Mansfield, E (1984) R&D and innovation: some empirical findings In R&D, patents, and
productivity (pp 127-154) University of Chicago Press
Nelson, R R (1981) Research on productivity growth and productivity differences: dead
ends and new departures Journal of economic literature, 19(3), 1029-1064
Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 Hội nghị lần thứ tư, Ban Chấp hành Trung ương
Đảng khóa XII về Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Đảng Cộng sản Việt ngày 01/02/2021 tại Thủ Đô Hà Nội
Phạm, T L (2017) Năng suất lao động trong ngành công nghiệp ở Việt Nam hiện
nay (Doctoral dissertation, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)
Phusavat, K (2013) Productivity management in an organization: measurement and
analysis ToKnowPress Monographs
Stone, D (1997) The productivity of hired and customary labour: evidence from Wisbech
Barton in the fourteenth century Economic History Review, 640-656
Thành, P T N Đ (2018) Tăng Trưởng năng suấT lao động của ViệT nam đang chuyển dần
Từ phụ Thuộc Vào cường độ Vốn sang TFp Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt
Nam, 10, 8-10
Triplett, J E (1999) The Solow productivity paradox: what do computers do to
productivity? The Canadian Journal of Economics/Revue canadienne d'Economique, 32(2), 309-334
Trang 24HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THÍCH ỨNG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
NCS Trương Thị Thùy Dung
Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Tóm tắt: Thể chế kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của nhiều
quốc gia Kinh nghiệm phát triển kinh tế của nhiều nước thấy rằng Thể chế kinh tế có quan hệ mật thiết với thu hút đầu tư và phát triển kinh tế, đồng thời tương quan thuận đến thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Dựa trên số liệu của Ngân hàng thế giới (WB), tác giả phân tích thực trạng chất lượng thể chế kinh tế Việt Nam còn nhiều hạn chế Qua đó, bài viết đưa ra các quan điểm và một số giải pháp đổi mới thể chế kinh tế để thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội Việt Nam hiện nay
Từ khóa: Thể chế kinh tế, tăng trưởng, phát triển kinh tế, Việt Nam
1 Giới thiệu
Trong nền kinh tế hiện đại có nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả của một quốc gia, trong đó, việc đáp ứng những mục đích đa dạng ngày càng gia tăng và biến đổi của con người theo quy tắc ứng xử là rất quan trọng Bộ quy tắc ứng xử đó được gọi là thể chế, là các chuẩn mực nhằm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể trong một nước theo hướng mục tiêu đã định
Trong tác phẩm nổi tiếng Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail), Daron Acemoglu
và James Robinson đã phân tích rất thuyết phục rằng một quốc gia giàu, nghèo không phải là
do điều kiện địa lý, văn hóa,… mà cái tạo ra sự khác biệt chính là thể chế Thực tế cho thấy rằng mỗi nền kinh tế đều phát triển dựa trên một nền tảng thể chế nhất định nhưng không phải quốc gia nào cũng có một thể chế hữu hiệu Thể chế tác động đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam trải qua hơn 35 năm đổi mới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi Đặc biệt mô hình tăng trưởng theo chiều rộng khai thác triệt để tài nguyên và vốn có thể nói là đã tới hạn Chúng ta vẫn đang trong nguy cơ cao rơi vào bẫy thu nhập trung bình của thế giới Để tháo gỡ điểm nghẽn và vùng trũng trong tăng trưởng hướng đến mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững trong bối cảnh hội nhập hiện nay cải cách thể chế kinh tế thị trường đóng vai trò quyết định Trên cơ sở phân tích các số liệu của WB và Quỹ Heritage đến năm 2022, Tác giả đưa ra quan điểm và giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế của Việt Nam nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay
2 Cơ sở lý thuyết về thể chế kinh tế
2.1 Khái niệm thể chế
Qua thời gian, khái niệm thể chế được hiểu khác nhau Ban đầu thể chế được xem là các quy tắc Quan niệm này có cơ sở từ tư tưởng của Hohfeld (1913) Nội dung chủ yếu của tư tưởng này là: phần lớn các thể chế đều tồn tại tách rời bên ngoài các cá nhân cụ thể với tư
Trang 25cách là những quy tắc trò chơi chứ không phải là người chơi1. Tư tưởng này sau được North2
kế thừa Theo quan điểm của North (1990), thể chế gồm ba bộ phận cấu thành: (i) những chuẩn mực phi chính thức (truyền thống, tập quán, dư luận xã hội) được thừa nhận rộng rãi, được hình thành với tư cách là kết quả quan hệ tương tác giữa nhiều người đang theo đuổi những lợi ích riêng Những chuẩn mực này có xu thế thay đổi dần dần theo tiến trình vận động và phát triển của xã hội; (ii) Những quy tắc chính thức (hiến pháp, luật, phán quyết của toà án, xử lý hành chính) được nhà nước thiết lập một cách có ý thức, có thể thay đổi nhanh chóng, đặc biệt trong các thời kỳ diễn ra những biến đổi có tính cách mạng; (iii) Những cơ chế cưỡng chế đảm bảo tuân thủ quy tắc 3 Theo Furubotn và Richter (1997): thể chế là luật chơi, không bao gồm cầu thủ 4 Đồng quan điểm, Lin và Nugent (1995) cho rằng: thể chế là
hệ thống các quy tắc hành xử do con người sáng tạo ra để quản lý và định hình những tương tác giữa con người với nhau, qua đó giúp họ hình thành những kỳ vọng về những điều mà người khác sẽ làm Sokolof (2001) (trích lại theo Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá, 2006) cũng phát biểu: thể chế là khung khổ chính trị và pháp lý tạo ra những luật lệ và nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của các cá nhân và công ty 5 Đồng quan điểm về sự tách rời giữa tổ chức và thể chế, Kasper và Treit (1998) cho rằng thể chế được định nghĩa là quy tắc được con người đưa ra để xác lập các nguyên tắc ràng buộc trong hành vi và hoạt động tương tác.6
Khác với quan điểm của North, Ngân hàng Thế giới đưa ra quan điểm về thể chế trong Báo cáo Phát triển Thế giới năm 2003: “những quy định và tổ chức, bao gồm cả chính thức lẫn không chính thức, điều phối hoạt động của con người” và ba chức năng chính của môi trường thể chế là: thu nhận tín hiệu, điều hòa lợi ích, thực hiện và thi hành các giải pháp7
Theo cách định nghĩa này, những thành phần của thể chế bao gồm luật lệ và tổ chức Trong
đó luật lệ có phi chính thức và chính thức Luật lệ phi chính thức có các quy định, truyền thống; luật lệ chính thức có nguyên tắc, luật, hiến pháp
Mới đây nhất, trong Báo cáo phát triển 2011, Ngân hàng thế giới (2010), lại cô đọng hơn nữa định nghĩa này: “Thể chế không phải là một công trình hay tổ chức, thể chế là các quy định theo đó các cá nhân, công ty và nhà nước tác động lẫn nhau”.8
North – Người nhận giải Nô-ben về các nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử kinh tế mới
3 Douglass C.North: Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế, NXB KHXH & Trung tâm nghiên cứu Bắc
Trang 26Như vậy, quan niệm về thể chế được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau nhưng nội hàm của thể chế đều bao gồm các yếu tố: hệ thống các văn bản pháp quy của nhà nước và những quy định của cộng đồng để điều tiết nền kinh tế; các tổ chức gắn với hành vi của chúng
và cơ chế vận hành
Khái niệm thể chế kinh tế
Các nhà kinh tế, các tổ chức khác định nghĩa về thể chế dựa trên những góc nhìn khác nhau nhưng đều có một điểm thống nhất chung là các nguyên tắc ràng buộc chính thức hoặc phi chính thức nhằm điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trong quá trình tương tác với nhau Có rất ít tác giả đề cập đến thể chế kinh tế Theo Nguyễn Thành Công (2010), thể chế kinh tế, là một bộ phận cấu thành của các thể thế trong xã hội Thể chế kinh tế là “một hệ thống bao gồm các quy định về kinh tế của nhà nước và các quy tắc xã hội được nhà nước công nhận; hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế; các cơ chế, phương pháp, thủ tục thực hiện các quy định và vận hành bộ máy đó” 1
Theo Acemoglu và Robinson (2013), thể chế là các quy tắc tác động đến sự vận hành của nền kinh tế và động cơ khuyến khích của dân chúng Do đó, thể chế kinh tế sinh ra các luồng động lực và vạch ra giới hạn cho các tác nhân kinh tế, từ đó định hình kết cục kinh tế Thể chế kinh tế chia thành hai loại: Thể chế kinh tế dung hợp và thể chế kinh tế chiếm đoạt Thể chế kinh
tế dung hợp (inclusive economic institutions) cho phép và khuyến khích sự tham gia của đại đa số dân chúng vào các hoạt động kinh tế, sử dụng tốt nhất tài năng và trình độ của họ, giúp các cá nhân thực hiện những lựa chọn mình mong muốn Thể chế kinh tế chiếm đoạt (extractive economic institutions) không có các đặc trưng nêu trên mà ở đó chúng được thiết kế để tước đoạt hay khai thác thu nhập hay của cải của nhóm người này phục vụ cho một nhóm khác.2
Từ các quan điểm về thể chế kinh tế nêu trên, tác giả cho rằng thể chế kinh tế là hệ thống những quy phạm pháp luật được đặt ra nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế Như vậy, thể chế kinh tế chủ yếu bao gồm các yếu tố: các đạo luật, luật lệ, quy định, quy tắc, về kinh tế gắn với các chế tài xử lý vi phạm; các tổ chức kinh tế; cơ chế vận hành nền kinh tế
Đo lường chất lượng thể chế kinh tế
Để đo lường chất lượng thể chế kinh tế dựa trên các chỉ số sau:
Chỉ số dễ dàng kinh doanh
Chỉ số dễ dàng kinh doanh được nhóm chuyên gia Ngân hàng Thế giới xây dựng dựa trên kết quả điều tra, khảo sát hàng năm về các quy định của các nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động kinh doanh tại nước đó
Chỉ số đánh giá mức độ dễ dàng kinh doanh được xây dựng từ các chỉ số đánh giá riêng lẻ phản ánh các chính sách qui định về kinh doanh và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu qua 10 lĩnh vực: Thành lập doanh nghiệp (Starting a business), Tiếp cận với nguồn điện (Getting electricity), Xin giấy phép xây dựng (Dealing with construction Permits), Đăng ký quyền sở hữu tài sản
Trang 27(Registering Property), Tiếp cận tín dụng (Getting credit), Bảo vệ nhà đầu tư (Protecting Investors), Nộp thuế (Paying taxes), Giao thương qua biên giới (Trading Across Boders), Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts), Giải thể doanh nghiệp (Resolving Insovency)
Chỉ số tự do kinh tế
Chỉ số tự do kinh tế IEF (Index of Economic Freedom) được đánh giá dựa trên những tiêu chí của Lý thuyết tự do Các chỉ số được xây dựng dựa trên lý luận của nhà kinh tế học
Adam Smith (thể hiện chủ yếu qua tác phẩm Sự giàu có của quốc gia, xuất bản năm 1776) về
sự tự do, thịnh vượng của một nền kinh tế và được sự ủng hộ của một số nhà kinh tế học người Áo Theo đó, mục tiêu của phát triển kinh tế là nâng cao phúc lợi, thoả mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của dân chúng Để lượng hóa các đánh giá, Heritage Foundation và Wall Street Journal, hai tạp chí kinh tế có uy tín của Mỹ đã đưa ra 10 tiêu chuẩn để đo sức khỏe và đánh giá mức độ thành công của một nền kinh tế ở 184 quốc gia trên thế giới, trong đó có các tiêu chí đánh giá về quyền sở hữu trí tuệ, về mức độ tự do trong hoạt động của các doanh nghiệp.1 Mười cụm tiêu chí này là: Chính sách thương mại; Gánh nặng ngân sách của chính phủ; Sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế; Chính sách tiền tệ; Lưu chuyển vốn và đầu
tư nước ngoài; Ngân hàng và tài chính; Tiền công và giá cả; Quyền sở hữu tài sản; Quy định quản lý và hoạt động thị trường chợ đen
Bộ chỉ số quản trị công
Bộ chỉ số quản trị công (governance indicators) của Ngân hàng Thế giới bao gồm sáu chỉ số: (i) Tiếng nói của người dân và tính chịu trách nhiệm của chính quyền (Voice and Accountability).; (ii) Ổn định chính trị (Political stability).; (iii) Tính hiệu quả của chính quyền (Government effectiveness) Chỉ số này chủ yếu phản ánh năng lực của bộ máy hành chính và chất lượng dịch vụ hành chính; (iv) Chất lượng văn bản pháp quy (Regulatory quality); (v) Tuân thủ luật pháp (Rule of law); (vi) Khả năng kiểm soát tham nhũng (Control
of corruption) Chỉ số này phản ánh mức độ tham nhũng và sự chi phối của các nhóm lợi ích Mỗi chỉ số có điểm từ -0,25 đến 0,25, giá trị trung bình là 0, điểm càng cao thể hiện thể chế càng tích cực
2.2 Vai trò của thể chế kinh tế với tăng trưởng và phát triển bền vững
Với tư cách là những nguyên tắc định hình và điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo
cơ sở cho sự vận hành của nền kinh tế, vai trò của thể chế kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển nền kinh tế thể hiện trên các mặt sau:
Thứ nhất, thể chế đóng vai trò định hướng, hướng dẫn, tạo khung khổ cho việc tổ chức,
vận hành xã hội Xuyên suốt lịch sử phát triển nhân loại, có thể thấy mỗi quốc gia, dân tộc, mỗi vùng lãnh thổ có những cách thức hình thành, phát triển khác nhau, nhưng để duy trì sự tồn tại và phát triển đó, tất cả mọi chính thể này đều xác lập và sử dụng “công cụ thể chế” để
tổ chức, vận hành xã hội
Thứ hai, thể chế kiến tạo nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia
Thể chế xác lập và định hình khung khổ chung cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, theo đó những nền tảng xã hội căn bản này vận hành hiệu quả hay không phụ thuộc quyết định bởi chất lượng và hiệu lực thể chế, hay nói cách khác đó là sự phù hợp của thể chế
1
Heritage (2013), 2013 Index of Economic Freedom, http://www.heritage.org/index/ranking
Trang 28Thứ ba, thể chế đóng vai trò chủ thể quản lý xã hội và xác lập các công cụ quản lý xã
hội hữu hiệu
Thể chế là sản phẩm “tinh thần” của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, nó được xây dựng nhằm phục vụ các chính thể này thực hiện sứ mệnh tổ chức, quản lý điều hành sự vận hành xã hội Trên thực tế, Hiến pháp, hệ thống pháp luật, các quyền căn bản được chế định, các chính sách, các quy tắc, quy phạm…với tư cách là hiện thân của thể chế quốc gia, tất yếu
sẽ đóng vai trò chủ thể quản lý, điều tiết vận hành xã hội theo định hướng mục tiêu
Thứ tư, thể chế đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một chính quyền tốt, hạn chế
tham nhũng
Thể chế được hiện hữu bởi hệ thống luật pháp, chính sách, các quy tắc, quy phạm…theo
đó mọi hoạt động, vận hành xã hội được thực hiện và điều chỉnh bởi những nhân tố này Với
tư cách là một chủ thể xã hội, một hành vi xã hội, chủ thể - chính quyền và hành vi tham nhũng cũng được duy trì sự vận hành, hoạt động bởi khung khổ chung do các thực thể của thể chế tạo thành Nếu thể chế được thiết lập một cách hiệu quả và việc tuân thủ nó được tôn trọng, tất yếu sẽ có một chính quyền tốt được duy trì và hành vi tham nhũng được hạn chế
Thứ năm, thể chế góp phần tạo ra những tiền đề điều kiện hạn chế những khuyết tật của
tiến trình phát triển xã hội
Mọi tiến trình phát triển xã hội dù ít hay nhiều đều chứa đựng những khuyết tật như những bất ổn kinh tế, chính trị hay xã hội, thậm chí đó là những lệch lạc trong thực hiện mục tiêu xã hội; đó là tệ nạn xã hội; đó là tiêu cực kinh tế; đó là những tổn hại môi trường bởi những “tham vọng lợi nhuận” Những hạn chế, khuyết tật trong tiến trình phát triển xã hội được nêu trên hoàn toàn có thể khắc phục nếu có hệ thống thể chế căn bản và khả thi Có hệ thống thể chế căn bản và khả thi, có nghĩa là có một hệ thống pháp luật, chính sách tương đồng, tin cậy có tác động lan tỏa và có khả năng đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể xã hội…với hệ thống thể chế ấy, tất yếu sẽ cung cấp cho chủ thể nhà nước những tiền
đề, điều kiện cần thiết để hạn chế những khuyết tật trong tiến trình phát triển xã hội
Thứ sáu, thể chế đảm bảo các chủ thể xã hội thực hiện được các quyền và nghĩa vụ
Với tư cách là một hệ thống các công cụ quản lý và điều tiết vận hành xã hội, thể chế sẽ tạo cơ chế để các chủ thể xã hội vừa thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Thực tế phát triển các thể chế ở nhiều quốc gia cho thấy, một thể chế thiếu chú trọng đến việc khuyến khích các chủ thể phát huy các quyền của mình để đóng góp cho phát triển xã hội và đảm bảo các nhu cầu chính đáng của bản thân, trong khi lại chú trọng đến việc đòi hỏi họ thực hiện quá nhiều nghĩa vụ, thì chắc sẽ đi đến triệt tiêu động lực phát triển Một thể chế thiếu tôn trọng quyền làm chủ của các chủ thể xã hội, không tạo thuận lợi cho các chủ thể thực hiện các hoạt động mưu sinh, mà chỉ chú trọng tạo thuận lợi cho chính quyền hoặc cho những nhóm lợi ích cá biệt, đẩy khó khăn cho đông đảo các chủ thể xã hội khác, thì chắc chắn sẽ không khơi dậy được các sáng kiến, tài năng của cộng đồng xã hội cho phát triển đất nước
3 Đánh giá chất lượng thể chế kinh tế Việt Nam qua chỉ số dễ dàng kinh doanh và
tự do kinh tế
Để đo lường chất lượng thể chế kinh tế có thể sử dụng 3 chỉ số: chỉ số dễ dàng kinh doanh, chỉ số tự do kinh tế và bộ chỉ số quản trị công Trong phân tích này, tác giả đưa ra các
số liệu đánh giá chất lượng thể chế kinh tế Việt Nam thông qua chỉ số dễ dàng kinh doanh và
tự do kinh tế Theo tác giả, đây là 2 chỉ số phù hợp cho phân tích thực trạng cải cách về thể
Trang 29chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam thời gian qua Đặc điểm kinh tế Việt Nam chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần năm 1986 và xác định Kinh tế thị trường định hướng XHCN là mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam vào Đại hội IX của Đảng năm
2001 Sự chuyển đổi này đánh dấu bước cải cách cơ chế kinh tế kế hoạch sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đã gặt hái những thành tựu đáng khích lệ sau hơn 35 năm đổi mới Tuy nhiên, mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều rộng khai thác triệt để tài nguyên thiên nhiên và thâm dụng vốn của Việt Nam đã chững lại Chúng ta không đạt được tăng trưởng kinh tế cao trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình của thế giới Nền kinh tế Việt Nam đặt trong bối cảnh hội nhập chịu tác động lớn từ các cú sốc kinh tế toàn cầu như Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, đại dịch covid 2019 Thực tiễn cho thấy, sau mỗi cú sốc kinh tế thì khả năng phục hồi lâu hơn và tăng trưởng kinh tế chậm lại Chính vì lẽ đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
và mô hình tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững được đặt ra cho kinh tế Việt Nam kể từ sau Đại hội XI (2011) của Đảng Song song với đó là Đảng ta xác định xây dựng, hoàn thiện đồng
bộ thể chế phát triển có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng, là một trong ba đột phá chiến lược
để phát triển đất nước bền vững và tiếp tục được xác định là khâu đột phá trọng tâm ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ Đại hội XIII và cho cả giai đoạn 10 năm 2021 - 2030
Thứ nhất, thực trạng thể chế kinh tế Việt Nam qua chỉ số dễ dàng kinh doanh:
Môi trường kinh doanh của Việt Nam giai đoạn 2005-2020
Ghi chú: Số liệu về Việt Nam bắt đầu được thống kê năm 1995 Báo cáo năm 2013, do
có sự thay đổi của phương pháp tính toán nên chỉ có số liệu hai năm gần nhất
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh của Việt Nam
Năm 2012, chỉ số thuận lợi kinh doanh của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 99 trong số 185 quốc gia và vùng lãnh thổ có thống kê của Ngân hàng Thế giới Về đánh giá chi tiết từng yếu
tố, Việt Nam xếp thứ 108 về mức độ thuận lợi cho khởi nghiệp, thứ 48 về đăng ký tài sản, thứ
74 về giao thương xuyên biên giới, thứ 28 về cấp phép xây dựng, thứ 40 về tiếp cận tín dụng, thứ 44 về thực thi hợp đồng, thứ 169 về bảo vệ nhà đầu tư, thứ 149 về giải quyết vấn đề giải thể doanh nghiệp, thứ 138 về đóng thuế Trong 10 hạng mục để đánh giá môi trường kinh doanh, Việt Nam chỉ cải thiện được 3 so với năm ngoái là thành lập doanh nghiệp, tiếp cận điện năng và nộp thuế Một số lĩnh vực khác kém xa thế giới như bảo vệ nhà đầu tư hay Xử lý doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.1
Cũng theo báo cáo này, các quốc gia khác trong khu vực Đông Á – Thái Bình Dương có
1
World Bank, 2012.
Trang 30sự cải thiện môi trường kinh doanh mạnh mẽ hơn so với Việt Nam Điển hình về thuế: các doanh nghiệp khác tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ mất trung bình hơn 200 giờ đồng hồ cho việc đóng thuế mỗi năm, và ở các nước thuộc OECD thì con số này là 176 giờ Năm 2013, WB áp dụng xếp hạng theo phương pháp mới, nhờ vậy Việt Nam đứng thứ
72, tăng 27 bậc so với năm 2013 Năm 2014 môi trường kinh doanh của Việt Nam cũng đạt được nhiều cải cách, số doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử từ 65% lên 95%; thời gian nộp thuế của doanh nghiệp giảm được 290 giờ, từ 537 giờ/năm xuống còn 247 giờ/năm Bên cạnh đó, với Luật Thuế (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, thời gian kê khai thuế
sẽ giảm thêm được 80 giờ, từ 247 giờ/năm xuống còn 167 giờ/năm (thấp hơn mức bình quân
171 giờ/năm của ASEAN-6) Đơn giản hóa quy trình thủ tục và chính thức triển khai Cơ chế một cửa quốc gia tại cảng biển quốc tế, phấn đấu đến năm 2014 thời gian thông quan hàng hóa giảm bình quân từ 21 ngày xuống còn 14 ngày đối với xuất khẩu, 13 ngày đối với nhập khẩu Theo báo cáo của Bộ Tài chính, riêng việc áp dụng Cơ chế một cửa hải quan quốc gia giảm được 10 - 20% chi phí và 30% thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp Đã rút gọn quy trình nộp bảo hiểm xã hội, thành lập, giải thể doanh nghiệp và tiếp cận điện năng Thời gian nộp bảo hiểm xã hội giảm được 100 giờ, từ 335 giờ/năm xuống còn 235 giờ/năm Thời gian thực hiện thủ tục hành chính về thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp giảm 50%, thời gian giải thể doanh nghiệp xuống còn 180 ngày Thời gian tiếp cận điện năng của doanh nghiệp giảm từ 115 ngày xuống còn 70 ngày
Từ năm 2015, chỉ số này của Việt Nam có sự thay đổi nhanh chóng bởi chính sự cải cách thể chế kinh tế của Việt Nam Báo cáo Doing Business World Bank vẫn đánh giá các nền kinh tế dựa trên 10 tiêu chí, gồm: Thành lập doanh nghiệp, Xin giấy phép xây dựng, Nộp thuế, Tiếp cận điện năng, Bảo vệ lợi ích nhà đầu tư thiểu số, Giao thương quốc tế, Thực thi hợp đồng, Đăng ký tài sản, Vay vốn và Xử lý khi mất khả năng thanh toán Đối với môi trường kinh doanh của Việt Nam, WB đánh giá có những lĩnh vực có tiến bộ về cải cách, giúp việc kinh doanh dễ dàng hơn là Thành lập doanh nghiệp, Nộp thuế và Thực thi hợp đồng 10 lĩnh vực của Việt Nam có thứ hạng trong khoảng 21 - 133 Trong đó, xin giấy phép xây dựng được đánh giá cao nhất (xếp thứ 21), và thấp nhất là Xử lý khi mất khả năng thanh toán (133)
Thứ hai, thực trạng thể chế kinh tế của Việt Nam qua chỉ số tự do kinh tế
Chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam giai đoạn 1996-2022
Năm 1995 97 99 2001 03 05 07 09 2010 2011 2012 2013 2014 Điểm 40,2 40,4 43,7 45,6 46,1 50,5 50,4 49,8 51,6 51,3 51,0 50,8 51,7
Heritage (2012a), http://www.heritage.org/index/explore?view=by-region-country-year
http://photos.state.gov/libraries/vietnam/171343/PDF/2012%20Index%20of%20Economic%20Freedom%20_V N_.pdf
Trang 31Qua thời gian chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam có cải thiện đáng kể, cao hơn một chút
so với mức trung bình của thang đo nhưng vẫn thấp so với trung bình của các nước trên thế giới Việt Nam là nền kinh tế mới mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới, chỉ số tự do kinh doanh có xu hướng cải thiện qua các năm trong giai đoạn 1996-2012 là điều đáng mừng
So sánh với các nước trong khu vực, chỉ số tự do kinh tế của Việt Nam năm 2012 thấp hơn nhiều quốc gia láng giềng như Malaysia (Chỉ số 66,4; xếp hạng 53), Thái Lan (Chỉ số 64,9; xếp hạng 60), (Chỉ số 57,6; xếp hạng 102), Philippines (Chỉ số 57,1, xếp hạng 107), Indonesia (Chỉ số 56,4; xếp hạng 115) và Ấn Độ (Chỉ số 54,6; xếp hạng 124) Trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam có điểm số thấp hơn mức trung bình chung của khu vực
và đứng thứ 29 trong số 41 quốc gia
Những nỗ lực kiên trì và quyết liệt của Chính phủ trong việc thực hiện các giải pháp tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đã mang lại kết quả bước đầu tích cực, và các chỉ số đo lường chất lượng thể chế tầm quốc gia đã có cải thiện đáng kể nhờ đó đã vươn lên vị trí 68/190 nước năm
2017, tăng 14 bậc so với năm 2016 và tăng 23 bậc so với năm 2015 Đây là thành tích cao nhất kể từ đầu thập kỷ 2010 đến nay Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế" của Quỹ Heritage cho thấy mặc dù vẫn thấp hơn mức trung bình khu vực, điểm số này của Việt nam đã tăng 0,7 điểm so với năm trước và xếp hạng 141/180 quốc gia, xếp thứ 35/43 quốc gia ở khu vực châu
Á - Thái Bình Dương Năm 2020, Việt Nam có sự thay đổi mạnh về điểm số với tổng điểm tăng lên 3,5 điểm nhờ sự thay đổi mạnh về tự do tài chính đưa Việt Nam đứng thứ 21 trong số
42 quốc gia ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và tổng điểm tiệm cận mức trung bình của khu vực và thế giới mặc dù thứ hạng vẫn còn cao 105/185 Năm 2021-2022 đánh dấu sự vượt trội trong tự do kinh tế của Việt Nam được mở rộng trong 5 năm (1917-2022) và điểm tổng thể của Việt Nam cao hơn mức trung bình của khu vực và thế giới và vượt lên mức “tự do vừa phải” So với năm 2017, năm 2022 tăng tổng thể 8,2 điểm với sự dẫn dắt của tự do tài chính, kinh doanh và thương mại
Thứ ba, kết quả cải cách thể chế kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011-2020 trong chương trình tổng thể cải cách hành chính
Trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, cải cách thể chế được xác định là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm2
cần thực hiện với các nội
Trang 32Một là, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 được
sửa đổi, bổ sung
Hai là, đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng pháp luật, trước hết là quy
trình xây dựng, ban hành luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư và văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật
Ba là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, trước hết là
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm sự công bằng trong phân phối thành quả của đổi mới, của phát triển kinh tế - xã hội
Bốn là, hoàn thiện thể chế về sở hữu, trong đó khẳng định rõ sự tồn tại khách quan, lâu
dài của các hình thức sở hữu, trước hết là sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu khác nhau trong nền kinh tế; sửa đổi đồng bộ thể chế hiện hành về sở hữu đất đai, phân định rõ quyền sở hữu đất và quyền sử dụng đất, bảo đảm quyền của người sử dụng đất
Năm là, tiếp tục đổi mới thể chế về doanh nghiệp nhà nước mà trọng tâm là xác định rõ
vai trò quản lý của Nhà nước với vai trò chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước; tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước; hoàn thiện thể chế về tổ chức và kinh doanh vốn nhà nước
Sáu là, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về xã hội hóa theo hướng quy định
rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia cung ứng các dịch vụ trong môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh
Bảy là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế về tổ chức và hoạt động của
các cơ quan hành chính nhà nước; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp
Tám là, xây dựng, hoàn thiện quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Nhà nước và
nhân dân, trọng tâm là bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trước khi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sát của nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
Sau gần 10 năm (giai đoạn 2011-2020) thực hiện, cải cách thể chế của cả nước đã đạt được một số kết quả1
như:
Việc xây dựng Chương trình nhiệm kỳ 05 năm (theo Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật (VBQPPL) năm 2008) đến xây dựng Chương trình hằng năm (theo Luật Ban hành VBQPPL năm 2015), tạo sự linh hoạt, tăng cường tính thích ứng nhanh của chính sách với các
vấn đề kinh tế, xã hội Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 được ban hành đã có nhiều điểm mới cơ bản, bổ sung nhiều quy định nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong xây dựng, ban hành VBQPPL, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong xây dựng, ban hành VBQPPL theo từng nhóm đối tượng đã có ý nghĩa lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, cải cách thể chế
1 Báo cáo số 128/BC-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ tổng kết Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2030.
Trang 33Tổng số VBQPPL mà các bộ đã ban hành từ năm 2012 đến nay là hơn 8.600 văn bản Một loạt các thể chế quan trọng được các bộ, ngành chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình các cơ quan có thẩm quyền thẩm định, thông qua, đã tiếp tục bổ sung, hoàn thiện thể chế về các lĩnh vực, như: Kinh tế; dân sự; sở hữu; quyền tự do kinh doanh; nông nghiệp, nông thôn; tài nguyên và môi trường; tổ chức bộ máy; cán bộ, công chức, viên chức và nhiều lĩnh vực khác của đời sống xã hội Đồng thời, mỗi năm các bộ đã trình Chính phủ ban hành hơn 140 nghị định hướng dẫn, trên cơ sở đó, đã tạo lập khuôn khổ thể chế, pháp luật cơ bản cho sự vận hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bộ máy tổ chức nhà nước và hội nhập quốc tế Số lượng VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ở giai đoạn
2016 – 2020 tăng so với giai đoạn 2011 - 2015 cho thấy trách nhiệm, vai trò của các tư lệnh ngành được đề cao theo sự phân cấp trong quản lý, chỉ đạo, điều hành đối với ngành, lĩnh vực Bên cạnh những kết quả đạt được từ nỗ lực cải cách hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta vẫn còn tồn tại một số hạn chế:
Một là, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều thay đổi theo xu hướng
hội nhập nhưng sự thay đổi thể chế kinh tế vẫn chưa đồng bộ cùng sự thay đổi của các thể chế khác nên vẫn có nhiều vướng mắc trong quá trình thực thi Điều này thể hiện rõ so với 10 tiêu chí đo lường chỉ số dễ dàng kinh doanh, các chỉ số ở Việt Nam có biên độ giao động khá lớn,
ví dụ như xin giấy phép xây dựng được đánh giá cao nhất (xếp thứ 21), và thấp nhất là Xử lý khi mất khả năng thanh toán (133)
Hai là, mặc dù 2 năm trở lại đây, Việt Nam đã lọt vào những quốc gia có mức tự do vừa
phải (sau 35 năm đổi mới chúng ta mới đạt được tiêu chí này) nhờ vào sự cải cách trong đầu
tư, kinh doanh, tài chính, thương mại Tuy nhiên xét về hiệu lực pháp quyền chúng ta vẫn bị xem là yếu kém
Ba là, chất lượng một số đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, dự kiến chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh chưa cao; vẫn còn tình trạng các dự án, dự thảo văn bản sau khi đã đưa vào chương trình nhưng phải xin lùi, rút, điều chỉnh Chất lượng văn bản, thể chế một số lĩnh vực còn hạn chế, ban hành nhưng không triển khai được hoặc khó triển khai, chồng chéo với các văn bản pháp luật khác; trong một số trường hợp, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu
lý luận về pháp luật còn chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn và nhiệm vụ quản lý nhà nước; một số bất cập của pháp luật được phát hiện, nhưng chậm sửa đổi, bổ sung.; việc ban hành văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như tình trạng nợ ban hành văn bản chưa được khắc phục triệt để
4 Gợi ý các giải pháp hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam
Về mục tiêu: chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
đã xác định mục tiêu cải cách thể chế cụ thể như sau:
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực; nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, trọng tâm là thị trường các yếu tố sản xuất, nhất là thị trường quyền sử dụng đất, khoa học, công nghệ; tạo được bước đột phá trong huy động, phân
bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước; tổ chức thi hành pháp luật nghiêm minh, hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cá nhân, tổ chức
và toàn xã hội
Trang 34Đến năm 2025: Cơ bản hoàn thiện hệ thống thể chế của nền hành chính nhà nước, trọng tâm là thể chế về tổ chức bộ máy và quản lý cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển Tiếp tục hoàn thiện thể chế phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường; tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng cho mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy đổi mới sáng tạo Hoàn thiện thể chế và các khung khổ pháp lý để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, phục vụ có hiệu quả việc xây dựng, phát triển Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số
Đến năm 2030: Hoàn thiện toàn diện, đồng bộ và vận hành có hiệu quả thể chế của nền hành chính hiện đại, thể chế phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo được bước đột phá trong huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để thúc đẩy phát triển đất nước
Gợi ý giải pháp
Một là, tăng cường tính hiệu quả của chính quyền
Để tăng được tính hiệu quả của chính quyền cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Đối với hệ thống pháp luật cần hoàn thiện một cách thống nhất, đồng bộ, có tính khả thi
để tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động kinh tế
Đối với thể chế quản lý, phải xây dựng đầy đủ các văn bản pháp luật ở các lĩnh vực để tạo điều kiện quản lý và thực thi pháp luật
Đối với công tác cán bộ cần: (i) Công khai, minh bạch quy trình tuyển chọn cán bộ, tiêu chuẩn cho từng chức vụ, công khai, minh bạch kết quả bỏ phiếu tín nhiệm đối với cán bộ; (ii) tiếp tục cải cách mạnh mẽ bộ máy hành chính, thực sự tinh giảm biên chế trong bộ máy nhà nước; (iii) Quy định chế độ thường xuyên đối thoại với dân thông qua Internet, qua gặp gỡ trực tiếp để giải đáp các câu hỏi và các vấn đề người dân nêu lên Đồng thời với đó là thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ một cách thường xuyên, liên tục
Đối với việc thực hiện phân cấp, cần nâng cao năng lực quản lý tập trung về những vấn
đề chiến lược vĩ mô ở cấp trung ương và cấp vùng nhằm xây dựng một nền kinh tế quốc dân thống nhất, điều chỉnh chế độ phân cấp hiện nay theo hướng cân đối giữa quyền hạn và trách nhiệm, một mặt phát huy sáng kiến của địa phương
Hai là, cải thiện chất lượng các quy định pháp luật
Để cải thiện chất lượng văn bản pháp quy, Việt Nam nên quan tâm đến các khuyến nghị của các tổ chức quốc tế và các nước Trước hết, việc thiết lập các văn bản phải: (i) Thể hiện tính minh bạch thông qua cải thiện công tác tham vấn các cá nhân, tổ chức có liên quan cũng như xây dựng các phương pháp tham vấn tốt hơn cho các bộ, ngành Thực hiện công khai, minh bạch rộng rãi, phù hợp với chuẩn mực quốc tế tất cả các văn bản liên quan đến hoạt động kinh tế, đến đời sống người dân như các nước tiên tiến đã và đang thực hiện Quy định trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước về về các vấn đề có liên quan; (ii) Thực hiện đồng bộ công tác đánh giá kết quả thực hiện và theo dõi tác động chính sách Nội dung đánh giá tác động tập trung vào tính kinh tế, kỹ thuật của các chính sách, quy định nhằm lượng hóa được những lợi ích, chi phí của dự thảo chính sách, quy định; (iii) Đổi mới quy trình xây dựng
Trang 35và ban hành chính sách nhằm nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, loại bỏ các quy định không cần thiết đang làm lãng phí nguồn lực quốc gia
Ba là, cải thiện tính tuân thủ luật pháp
Để mọi công dân, cá nhân, tổ chức bình đẳng trước pháp luật cần:
Thực hiện tư pháp độc lập và đặc biệt là công tác xét xử phải tuân thủ nguyên tắc độc lập, chỉ tuân thủ theo pháp luật Lập Tòa Bảo hiến hay Hội đồng Bảo hiến có chức năng bảo
vệ Hiến pháp, giám sát các cơ quan nhà nước trong tuân thủ Hiến pháp, bãi bỏ các quyết định
vi phạm Hiến pháp, thực sự thực hiện thượng tôn pháp luật Bằng cách đó sẽ nâng cao ý thức tuân thủ luật pháp trong toàn xã hội1
Thiết kế cơ chế vận hành và thể chế giám sát trong nền kinh tế phải tuân thủ theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, tất cả các cấp, các cơ quan từ trung ương đến địa phương đều phải được giám sát chặt chẽ bởi một hay nhiều thể chế độc lập
5 Kết luận
Thể chế kinh tế Việt Nam đã có những sự thay đổi đáng kể theo thời gian Với đặc thù chuyển đổi nền kinh tế từ mô hình kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt Nam cải cách thể chế theo từng bước Mặc dù sự cải cách thể chế kinh tế chưa đồng bộ cùng các thể chế khác làm cho nền kinh tế nước ta chưa đạt được kết quả tăng trưởng như mong đợi Nhưng có thể nói, cùng với xu thế hội nhập và quyết tâm cải cách thể chế mang tính tổng thể của Đảng, Nhà nước và các ban ngành đã giúp cho nền kinh
tế thích ứng kịp thời với xu thế phát triển chung của thế giới Trên cơ sở nền tảng đã đạt được, tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường sẽ là một trong những giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển kinh tế trong tương lai
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Cục thống kê TP.HCM: https://thongkehochiminh.gso.gov.vn/
2 Hồ Trần Hùng (2014), “Giải pháp đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam”, Đề tài NCKH cấp
cơ sở, Trường ĐH Ngân Hàng TP.HCM
3 Trần Thị Hợi (2014), “Những kinh nghiệm của singapore trong việc thực hiện chính sách
và các biện pháp phòng chống tham nhũng”, Tạp chí Khoa học và công nghệ, Trường
Đại học Khoa học Huế, tập 1, số 2
4 Nguyễn Văn Luân (2012), Cải cách thể chế để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và tiến bộ xã
hội ở nước ta hiện nay, Hội thảo khoa học “Thể chế và vai trò của thể chế trong phát
triển kinh tế tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
5 Nguyễn Hồng Nga (2015), Vai trò của thể chế và các giải pháp nâng cao chất lượng thể
chế tại Việt Nam, Tạp chí công nghệ ngân hàng số 114
6 Nghị quyết số: 76/NQ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về Ban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030
1 Nguyễn Văn Luân (2012), Cải cách thể chế để thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế và tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay, Hội thảo khoa học “Thể chế và vai trò của thể chế trong phát triển kinh tế tại Việt Nam”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
Trang 367 Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2008), Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội
8 Heritage, Vietnam, http://www.heritage.org/index/country/vietnam
9 World Bank, Vietnam, https://archive.doingbusiness.org/en/doingbusiness
https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/gioi-thieu-van-kien-nuoc-ta-935
18 20112020-va-dinh-huong-den-nam-2030-trong-chuong-trinh-tong-the-cai-cach-hanh-
Trang 37KINH TẾ NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Ở VIỆT NAM:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Đỗ Hoàng Oanh 1
- Nguyễn Văn Thọ 2
1 Khoa Kinh tế quốc tế 2
Khoa Hệ Thống Thông Tin Quản Lý Trường Đại học Ngân hàng TP HCM
Tóm tắt: Phát triển nguồn năng lượng tái tạo đã trở thành xu hướng phát triển bắt buộc
mà các quốc gia đã phát triển và đang phát triển đều đang thực hiện như một nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho kinh tế của đất nước đó có thể tăng trưởng, phát triển lành mạnh và bền vững theo thời gian Bài viết phân tích tình hình phát triển thị trường của các năng lượng tái tạo tại Việt Nam, sự cần thiết của phát triển nguồn năng lượng này, những khó khăn, bất cập trong các giai đoạn phát triển thị trường Từ đó, kiến nghị một số giải pháp vĩ mô nhằm cải thiện tình hình phát triển nguồn năng lượng này phù hợp với phương hướng phát triển và tình hình thực tế Việt Nam
Từ khóa: phát triển thị trường; năng lượng tái tạo; tài nguyên thiên nhiên; sản xuất
sạch hơn; Việt Nam
1 Giới thiệu
Với nền kinh tế còn chưa ổn định và đang trên đà tăng trưởng không ngừng như Việt Nam hiện nay thì nhu cầu năng lượng ngày càng nhiều để chi trả cho sản xuất và tiêu dùng là vấn đề đặt ra hàng đầu để phát triển và ổn định kinh tế - xã hội Từ trước đến nay, kinh tế Việt Nam vẫn luôn phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch (than đá, dầu hỏa, củi gỗ …) và thủy điện Tuy nhiên, thủy điện không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển cho cả quốc gia, còn năng lượng hóa thạch lại dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Bài viết phân tích tình hình phát triển ngành năng lượng tái tạo, vai trò của năng lượng tái tạo trong sự phát triển bền vững kinh tế, đồng thời kiến nghị một số giải pháp để phát triển ngành năng lượng này
2 Cơ sở lý thuyết và sự cần thiết của nguồn năng lượng tái tạo
Nguồn năng lượng truyền thống từ dầu mỏ, than đá, khí đốt đang trở nên cạn kiệt, chưa kể việc khai thác các nguồn năng lượng này gây nên hậu quả ngày càng nghiêm trọng đến sinh thái môi trường như hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, đất đai nhiễm độc, sự nóng lên của khí hậu toàn cầu Do đó, đồng hành với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế hiện nay thì nguồn năng lượng truyền thống giới hạn bị khai thác quá mức và ô nhiễm ngày càng nặng hơn, hay nói cách khác là cái giá cho sự phát triển hiện tại là hi sinh các thế hệ tương lai
Trong khi đó, theo Luật Bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: “năng lượng tái tạo (NLTT) là năng lượng được khai thác từ nước, gió, ánh sáng mặt trời, địa nhiệt, sóng biển, nhiên liệu sinh học và các nguồn tài nguyên năng lượng có khả năng tái tạo khác” Năng lượng tái tạo (NLTT) sẽ mang đến nguồn năng lượng vô tận cho hiện tại và tương lai do đặc điểm của nguồn năng lực này là khai thác từ tự nhiên dễ khôi phục như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt, thủy triều, Thêm vào đó, NLTT sẽ giúp bảo vệ hệ sinh thái cho các thế hệ con người và xã hội tương lai như năng lượng mặt trời sẽ kiềm chế được sự nóng
Trang 38lên toàn cầu và khí xả thải CO2, năng lượng gió sẽ chiếm ít không gian, còn năng lượng sinh khối sẽ giải quyết được rác thải và các phế phẩm nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, là nguồn năng lượng thay thế cho dòng năng lượng truyền thống hiện tại và tạo một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển của kinh tế mà vẫn tôn trọng nhu cầu tất yếu của xã hội và hệ sinh thái mà con người đang sống Theo đó, phát triển bền vững là quá trình đồng thời của kinh tế tăng trưởng, xã hội công bằng ổn định và môi trường, tài nguyên thiên nhiên được trong lành bền vững (IUCN – International Union for Conservation of Nature, 1987)
Nghiên cứu của Bayale và cộng sự (2021) tìm thấy tầm quan trọng của nguồn NLTT đối với tài nguyên thiên nhiên, theo đó mối liên hệ giữa sự tăng trưởng trong việc sản xuất NLTT
đã làm giảm xuống nhu cầu khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên Karimi và cộng sự (2018) cũng tìm thấy mối liên hệ giữa tài nguyên thiên nhiên và sản xuất NLTT theo đó nguồn năng lượng mới này có thể giúp giữ gìn và hồi phục nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và giúp
hỗ trợ tăng trưởng và phát triển kinh tế Hossain (2017) nghiên cứu về công nghệ trong việc sản xuất nguồn NLTT, tính bền vững và phát triển của nguồn năng lượng này sẽ đóng góp tích cực đến tính bền vững và sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên Okada và Samreth (2017) tìm thấy được việc tăng sử dụng NLTT có thể thay thế được dầu mỏ, giảm chi phí lao động và kiểm soát hiệu quả các nguồn tài nguyên giới hạn khác Almoulani và Alexiou (2017) tìm thấy mối quan hệ tích cực của tăng trưởng kinh tế và sự bền vững của tài nguyên thiên nhiên, tỷ lệ nghịch với doanh thu khai thác từ tài nguyên thiên nhiên Shen và cộng sự (2021) tìm thấy việc đầu tư tài chính vào nguồn NLTT tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế và khả năng duy trì tài nguyên thiên nhiên Sasaki (2021) tìm thấy mối liên quan giữa nguồn NLTT, tính bền vững kinh tế và tài nguyên thiên nhiên ngay cả khi tốc độ tăng trưởng dân số tăng nhanh theo thời gian
3 Thực trạng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có vị trí địa lý thuận lợi để phát triển nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng địa nhiệt, năng lượng gió, bởi vì Việt Nam sở hữu bờ biển dài hơn 3000 km và thuộc khu vực cận nhiệt đới gió mùa Do đó, số giờ nắng trong năm khoảng 1.400 giờ – 3.000 giờ với cường độ bức xạ khoảng 4-5kWh/m2/ngày kéo dài và ổn định khoảng 300 ngày/năm, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ Với vị trí địa lý và nguồn năng lượng tự nhiên lớn như vậy nhưng hiện nay NLTT (không tính thủy điện) chỉ đạt khoảng 17 GW năm 2020-2025 (7%) và dự kiến trên 21 GW (10%) năm 2030 (Quy hoạch điện VIII, 2023)
Từ hình 1 có thể thấy công suất điện Việt Nam luôn tăng theo thời gian, nếu như năm
2020 thì điện thương phẩm là 245 tỷ kWh thì dự kiến năm 2025 điện thương phẩm sẽ tăng 54% là 379 tỷ kWh và đến năm 2030 sẽ là 559 tỷ kWh (tăng 128% so với năm 2020), tốc độ tăng trưởng điện này theo Quy hoạch Điện VIII là phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự kiến bình quân hằng năm là 7% Trong đó, tỷ trọng điện đang cung cấp nhiều nhất cho Việt Nam hiện nay là nhiệt điện than với mức đóng góp từ 36% - 49% tổng điện quốc gia Đứng thứ hai là năng lượng từ thủy điện, công suất năm 2017 là 17.000 MW, năm 2020 là 21.600 MW tăng 27,05% so với năm 2017, năm 2025 dự kiến là 24.600 MW, tăng 44,7% so với năm 2017 Mặc dù công suất thủy điện tăng nhanh theo thời gian nhưng xét về tỷ trọng
Trang 39điện năng cả nước thì thủy điện chiếm ngày càng giảm từ 35,29% năm 2017, giảm còn 30,1% năm 2020 và dự kiến năm 2025 thì 21,1% và năm 2030, thủy điện chỉ còn chiếm 26,9% tổng lượng điện cả nước Việc giảm dần tỷ trọng thủy điện trong mạng lưới điện quốc gia là một dấu hiệu tốt vì hậu quả của thủy điện gây cho dân cư quá lớn như đất bạc màu, lũ lụt, thiếu nước, hạn hán vào các mùa khác nhau trong năm Ngoài ra, Việt Nam còn có điện được sản xuất từ khí metan và điện khác từ năng lượng hạt nhân, và nhập khẩu điện từ nước ngoài chiếm tỷ trọng khoảng 15% - 20% năng lượng quốc gia
Hình 1 Cơ cấu công suất điện Việt Nam
Các nguồn điện truyền thống Việt Nam từ trước đến nay đều có khuynh hướng gây tổn hại đến môi trường và theo thời gian các nguồn năng lượng này sẽ ngày càng trở nên khan hiếm, do đó, Việt Nam hiện đang chú trọng phát triển nguồn NLTT theo hướng tăng dần cả về
tỷ trọng và năng suất sản xuất trên thực tế, cụ thể chính là điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối và thủy điện nhỏ
Trang 40Bảng 1 Tổng hợp quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo
Nguồn: Quy hoạch điện VIII (2023)
3.1 Năng lượng tái tạo từ mặt trời:
Việt Nam có tổng số giờ nắng lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình
từ 230 – 250 kcal/cm2, miền Nam và Miền Trung khoảng 1.500 giờ - 3.000 giờ, miền Bắc là 1.800 giờ – 2.100 giờ với số ngày nắng khoảng 300 ngày/năm, bức xạ 3,54 – 5,15 kWh/m2/ngày và tiềm năng đánh giá khoảng 43,9 tỷ TOE/năm (Mof.gov, 2023)
Năm 2014 – 2015, tổng công suất lắp đặt năng lượng mặt trời khoảng 20% tổng công suất (4,5MW), năm 2018 là 106 MW, năm 2019 là 5 GW, năm 2020 lên tới 13 GW, dự kiến
2020 – 2025 lên 20 GW (sepower, 2022)
Nhà máy điện mặt trời lớn nhất Việt Nam hiện nay là nhà máy Trung Nam Thuận Bắc cung cấp công suất 450 MW với tổng vốn đầu tư là 12.000 tỷ đồng chiếm 557,09 ha đất, cung cấp mỗi năm hơn 1 tỷ kWh cho khu vực Ninh Thuận và duyên hải Nam Trung Bộ Nhà máy lớn thứ hai là Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiến DT1 – DT2 với công suất 420 MW/ năm với tổng vốn đầu tư hơn 9.100 tỷ đồng chiếm diện đất xây dựng là 504 ha, nhà máy cung cấp 688 kWh cho tỉnh Tây Ninh và khu vực phía Nam Ngoài ra, có nhà máy điện Phù Mỹ với công suất 330 MW chiếm diện tích 380 ha, mỗi năm sẽ đạt sản lượng 520 kWh điện cho 200.000
hộ gia đình, giảm được 146.000 tấn khí CO2 Ba nhà máy điện mặt trời Bim Group tại Ninh Thuận công suất 330 MW, cung cấp 600 triệu kWh điện mỗi năm cho 200.000 hộ gia đình Nhà máy điện mặt trời Hòa Hội 257 MW tại Phú Yên cung cấp 367,64 triệu Kwh/năm, nhà máy Trung Nam Trà Vinh với 165 MW cung cấp được 100% công suất lên hệ thống điện quốc gia, nhà máy điện mặt trời TTC với 68,8 MW cung cấp 106 triệu kWh/năm cho 88.347
hộ dân, (freesolar, 2020)