1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu động lực học tập của sinh viên khoa địa lý trường đại học sư phạm hà nội

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Động Lực Học Tập Của Sinh Viên Khoa Địa Lí Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Tác giả Trần Thị Xuân Mỹ, Nguyễn An Bình, Ngụ Thị Thu Hạnh, Giang Nguyễn Anh, Trịnh Thị Ngân
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Chuyên ngành Khoa Địa Lí
Thể loại báo cáo đề tài
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Đồng thời nhận thấy những nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên chủ yếu theo hướng nghiên cứu định lượng.. Điều này phụ thuộc vào góc nhìn mà họ lựa chọn để tiếp cận đến vấn đề nà

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

KHOA ĐỊA LÝ

MÔN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

BÁO CÁO

ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Xuân Mỹ

Lớp BK71

Sinh viên thực hiện: Nguyễn An Bình

Lớp BK71

Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Thu Hạnh

Lớp BK71

Sinh viên thực hiện: Giang Nguyên Anh

Lớp BK71

Sinh viên thực hiện: Trịnh Thị Ngân

Lớp BK71

Hà Nội, 2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 Giới thiệu 2

2 Tổng quan 3

2.1 Động lực 3

2.2 Động lực học tập 4

2.3 Lịch sử nghiên cứu đề tài 6

3 Khung lý thuyết 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

5 Kết quả thảo luận 10

6 Thảo luận 10

7 Khung thời gian 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

Trang 3

1 Giới thiệu

Theo Dörnyei & Ushioda, động lực là một khái niệm phức tạp và khó có

Đồng thời theo Ray, để mô tả quá trình khơi gợi và thúc đẩy hành vi để đưa ra định hướng và mục tiêu cho hành vi các nhà tâm lí học đã sử dụng động lực học tập (dẫn theo Nguyễn Phương Thảo et al., 2023) Bên cạnh đó, dưới góc nhìn của Madsenông thì động cơ để thức đẩy hành vi chính là động (dẫn theo Phạm Thị Nguyệt Ánh, 2021) Động lực nắm vai trò quan trọng và đối với sinh viên thì động lực học tập luôn được quan tâm Bởi động lực học tập là điều cần và đủ

để sinh viên có một kết quả tốt trong quá trình học tập Động lực được cho là

“trái tim của việc học”, “con đường vàng để học tập” và “yếu tố tiềm năng trong học tập”, vì tất cả việc học đều là học tập có động cơ (Borah, 2021) Có thể thấy động lực học tập chính là nguồn sức mạnh, năng lực mạnh mẽ giúp sinh viên đạt được kết quả (Hoàng Thị Mỹ Nga & Nguyễn Tuấn Kiệt, 2016) Và đặc biệt trong bối cảnh giáo dục Việt Nam hiện nay, người học đóng vai trò trung tâm, chủ động thì động lực học tập của sinh viên là hết sức quan trọng Bài viết này nhằm tìm hiểu động lực học tập của sinh viên Khoa Địa Lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Đồng thời nhận thấy những nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên chủ yếu theo hướng nghiên cứu định lượng Đa số những nghiên cứu này tập trung vào khai thác số lượng nên chưa đảm bảo được chất lượng, tính khách quan cũng như tính xác thực của câu trả lời Những thông tin định lượng này cũng chỉ mang tính số lượng chứ chưa đào sâu về nguyên nhân hay tính khách quan trong câu trả lời Chính vì vậy, các nghiên cứu hiện nay đang thiếu

đi tính khách quan và chuyên sâu của nghiên cứu định tính Đây cũng là khoảng trống trong nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng Bài nghiên cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân về động lực học tập của sinh viên khoa Địa Lí Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 4

2 Tổng quan

2.1 Động lực

Động lực (Motivation) là một chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu ở cả trong và ngoài nước quan tâm Cho tới nay, đã có rất nhiều khái niệm, định nghĩa được đưa ra về động lực Tuy nhiên, mỗi nhà tác giả, người nghiên cứu sẽ

có những quan điểm khác nhau về động lực Điều này phụ thuộc vào góc nhìn

mà họ lựa chọn để tiếp cận đến vấn đề này

Chẳng hạn, dưới góc nhìn của nhà tâm lý học người Mỹ, John Atkinson – một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu về động lực của con người cho rằng động lực là một nhóm các yếu tố kích hoạt hành vi và điều hướng hành

vi (dẫn theo Maehr & Sjogren, 1971) Hay dưới góc nhìn của Schunk D.H (2000), Pintrich P.R thì quá trình vận động bên trong chủ thể, chi phối, thúc đẩy

và duy trì hành vi được gọi là động lực (dẫn theo Nguyễn Thị Thúy Dung, 2021) Còn tại Việt Nam thì động lực là nguồn cung cấp năng lượng để thôi thúc chủ thể phát triển, phấn đấu vươn lên (Phạm Minh Hạc, 2013)

Nói tóm lại, động lực có thể hiểu là sự thúc đẩy từ những yếu tố nội tại bên trong của chủ thể (người học) Không những thế, theo Nguyễn Văn Hải & Nguyễn Thi Mai Hoa (2021):

Động lực còn được định nghĩa là tập hợp các nhu cầu thúc đẩy một người hành động

để đạt được các mục tiêu đã đặt ra trước đó, và để đạt được mục tiêu ấy, mỗi người đều cần phải huy động hết cả sức mạnh bên trong và bên ngoài.

2.2 Động lực học tập

Động lực học tập là một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu giáo dục Theo Borah (2021) thì tạo động lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của dạy học Người hướng dẫn cần đảm bảo rằng nó được xây dựng trong mỗi bài giảng Theo Dương Thị Kim Oanh (2013) thì động lực học tập chi phối

sự thành công hay thất bại và phương hướng phát triển của mỗi cá nhân Bởi động lực học tập phản ảnh tâm lí của đối tượng về khả năng của đối tượng đồng

Trang 5

thời đưa ra định hướng để từ đó duy trì và thức đẩy hoạt động (Dương Thị Kim Oanh, 2013)

Động lực học tập là yếu tố thúc đẩy, kích thích người học tham gia vào hoạt động học tập và cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các cá nhân Theo Dev (1997), động lực học tập có thể được chia làm 2 loại chính: động lực bên trong và động lực bên ngoài

Theo Deci&Ryan, động cơ bên trong của chúng ta sẽ chịu sự chi phối của

sở thích, mong muốn, nhận thức, năng lực, thể chất và tâm lí (dẫn theo Nguyễn Thị Thanh Tùng, 2023) Và động lực bên trong liên quan đến động lực học hỏi

và đạt kiến thức mới; động lực trải nghiệm sự thích thú khi học các điều thú vị; động lực thực hiện những thách thức trong học tập (Nguyễn Thị Thanh Tùng, 2023) Theo Bomia và các cộng sự (1997), động lực nội tại có thể khiến học sinh vượt ra ngoài phạm vi và yêu cầu của khóa học giáo dục Bởi lẽ, người học đang học cách tìm hiểu về một môn học chứ không đơn thuần là đáp ứng một loạt các yêu cầu hạn chế Ngoài ra, động lực nội tại còn mang lại ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân Nó giúp cho người học đạt được mục tiêu, hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách hiệu quả Động lực nội tại cũng góp phần khuyến khích, thúc đẩy việc học của mỗi cá nhân ngay cả khi có rất ít hoặc không có sự hỗ trợ nào từ các yếu tố bên ngoài để tham gia vào quá trình học hay ngay cả khi đối mặt với những trở ngại, thất bại trong học

yêu thích, đam mê… mà chỉ hoàn thành việc học tập vì phần thưởng hoặc đơn giản là để không bị phạt (Cao Thị Cẩm Vân et al., 2020) Động lực bên ngoài là những yếu tố khách quan như: gia đình, xã hội; môi trường học tập; phần thưởng - hình phạt; mục tiêu cá nhân;

Cũng theo Bomia cùng với các cộng sự (1997) đã đưa những nguyên nhân và các giá trị bên ngoài mà ảnh hưởng đến hành động hoặc học tập của

Trang 6

con người cũng là những yếu tố chủ yếu được đề cập đến ở động lực ngoại tại Với điều kiện các nguyên nhân bên ngoài ấy phải có khả năng cung cấp đủ động lực hoặc điều kiện cho hoạt động học tập thì việc học mới được diễn ra Tuy nhiên, nếu chỉ có ý chí và nỗ lực học tập thôi thì chưa đủ Những ý chí và nỗ lực học tập đó sẽ dừng lại một khi mà đầu vào bên ngoài dừng lại hoặc không còn khả năng cung cấp đủ giá trị

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Dev (1997) đã kết luận rằng: việc tạo động lực từ bên trong cho sinh viên sẽ giúp họ hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn và có khả năng và xu hướng chọn những nhiệm vụ với độ khó cao mà không cần đến các yếu tố tác động bên ngoài Và ngược lại những sinh viên không được tạo động lực bên trong thì họ sẽ hoàn thành việc học, nhiệm vụ để nhận được phần thưởng hoặc không bị phạt (Dev, 1997) Do đó, ta thấy rằng, động lực đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành kết quả cũng như thái độ của người học đối với việc học

Nhóm nghiên cứu nhận thấy, hiện nay đã có rất nhiều nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên thuộc nhiều lĩnh vực, ngành học khác nhau Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây đều tập trung vào khai thác số lượng, làm cho chất lượng, tính khách quan cũng như tính xác thực của các dữ liệu định lượng

đó chưa được đảm bảo Cho nên, việc nghiên cứu về động lực học tập đang thiếu đi tính khách quan và chuyên sâu điển hình của nghiên cứu định tính Đồng thời, nhóm nghiên cứu thấy rằng, tại Việt Nam tuy có rất nhiều nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên, nhưng đối với sinh viên Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội, đặc biệt với trường hợp của sinh viên khoa Địa Lý thì vẫn còn khá hạn chế Chính vì thế, bài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên khoa Địa Lý tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội Bài nghiên cứu nhằm góp phần định hướng cho việc đề xuất các giải pháp giúp nhà trường nói chung, khoa Địa Lý nói riêng tạo và thúc đẩy động lực học tập của sinh viên một cách hiệu quả trong thời gian tới

Trang 7

2.3 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Động lực học tập hình thành nguồn sức mạnh, nguồn năng lực mạnh mẽ giúp chủ thể hành động đạt được kết quả (Hoàng Thị Mỹ Nga & Nguyễn Tuấn Kiệt, 2016) Động cơ học tập có vai trò quan trọng trong việc thành công hay thất bại và sự hình thành, phát triển nhân cách con người (Dương Thị Kim Oanh, 2013) Đặc biệt trong bối cảnh giáo dục Việt Nam đang có sự chuyển mình: từ truyền thụ kiến thức sang định hướng phát triển năng lực, lấy người học là trung tâm thì việc nghiên cứu động lực học tập có ý nghĩa to lớn Động lực học tập đã được nghiên cứu từ sớm với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm tìm hiểu những nguyên nhân ảnh hưởng đến động lực học tập Như Dev (1997) cho rằng: động lực học tập ảnh hưởng đến học tập của học sinh ở mọi cấp học Động lực học tập bao gồm những động lực bên trong và động lực bên ngoài (Dev, 1997) Nghiên cứu của Gonzales (2006) cho thấy có 6 yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập của người học tiếng Philippines Đồng thời, việc học tập trên thiết bị di động có tác động đáng kể đến động lực học tập của học sinh (Sari & Nurcahyo, 2018) Tác giả cũng khẳng định để giúp học sinh học tập tốt hơn, nâng cao động lực học tập thì họ có thể học tập trên các thiết bị di động (Sari & Nurcahyo, 2018)

Ngoài ra, theo Khan và công sự (2019) thì việc sử dụng ứng dụng di động thực tế tăng cường đã góp phần tích cực trong thúc đẩy động lực học tập của học sinh Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thùy Dung & Phan Thị Thục Anh (2012) các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến động lực học tập của sinh viên là sự hài lòng của sinh viên về giảng viên, môi trường và điều kiện học tập các chính sách hỗ trợ sinh viên

Ngoài ra, trình độ giảng dạy của giảng viên; chương trình đào tạo, môi trường xã hội và các ứng dụng công nghệ có ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên (Phan Thị Xuân Hương & Nguyễn Văn Ngọc, 2023) Đồng thời,

Trang 8

Hoàng Thị Mỹ Nga & Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) chỉ ra rằng các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi cho sinh viên; trình độ sư phạm của giảng viên; chương trình đào tạo của nhà trường… được xác định có ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên

Theo (Nguyễn Trường An và cộng sự (2020) thì các yếu tố như: môi trường; công tác quản lí, hộc trợ sinh viên; hoạt động ngoài giờ; điều kiện học tập ,chương trình đào tạo hợp lý , các cuộc thi, chương trình ngoại khóa ; thời gian tự học được nhận thấy là yếu tố quan trọng trong việc tác động đến động lực học tập Qua đó nhóm nghiên cứu phát hiện ra có sự tương đồng giữa nghiên cứu của Hoàng Thị Mỹ Nga & Nguyễn Tuấn Kiệt (2016) với Nguyễn Trường An và cộng sự (2020), khi các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng: môi trường; trình độ của giảng viên hay các chương trình, phong trào và điều kiện học tập có ảnh hưởng đến động lực học tập của sinh viên Tiếp đó, kết quả học tập; phẩm chất giảng viên; chương trình đào tạo; tích hợp công nghệ thông tin trong đào tạo; các chương trình hỗ trợ sinh viên cũng ảnh hưởng đến động lực học (Cao Thị Cẩm Vân et al., 2020)

Bên cạnh đó, theo Nguyễn Thanh Tùng & Hoàng Thị Doan (2021) nguồn động lực bên trong là nhân tố chính chi phối đa số sinh viên Trong đó, nhân tố chi phối mạnh mẽ nhất là học để biêtr, học để làm chủ kiến thức và học để năng cao trình độ (Nguyễn Thanh Tùng & Hoàng Thị Doan, 2021) Và theo Zheng cùng các cộng sự (2020), cách tiếp cận lớp học đảo ngược có mức độ ảnh hưởng vừa phải đến thành tích học tập và động lực học tập Sử dụng công nghệ như một phương tiện trong quá trình dạy học nhằm thay thế cho sách vở là một biện pháp cải thiện động lực học tập (Puspitarini & Hanif, 2019)

Hơn thế nữa, trong và sau đại dịch COVID-19 bùng phát, có nhiều nghiên cứu về động lực học tập như: những yếu tố tác động đến động lực học tập trong bối cảnh COVID-19; biện pháp tăng cường động lực học tập cho người học;

Trang 9

Trong nghiên cứu của mình, Holzer và cộng sự (2021) đã đưa ra những phương pháp để thỏa mãn nhu cầu tâm lí cơ bản với cảm xúc tích cực trong bối cảnh Covid Và theo Rahardjo & Pertiwi (2020), điều kiện đại dịch tác động không tốt đến việc học tập của người học tiếng Anh Tiếp đó Duenke & Suksatan (2022) đã chỉ ra các biện pháp cho đội ngũ y tế và giảng viên để khuyến khích năng lực học tập cũng như động lực học tập, nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19

Đồng thời còn một số nghiên cứu về cách tiếp cận trong nghiên cứu động lực học tập Theo Dương Thị Kim Oanh (2013), động lực học tập có 6 hướng tiếp cận, bao gồm: hướng tiếp cận phân tâm học; hướng tiếp cận của tâm lí học hành vi; hướng tiếp cận của tâm lí học nhân văn; hướng tiếp cận nhận thức; hướng tiếp cận học tập xã hội; hướng tiếp cận văn hóa - xã hội Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thanh Tùng (2023) cũng đã nghiên cứu cách tiếp cận động lực học tập thông qua Lý thuyết tự quyết

Như vậy, có thể thấy việc nghiên cứu về động lực học tập là điều vô cùng quan trọng Dù là trên thế giới hay đối với Việt Nam thì động lực học tập đã được nghiên cứu từ rất sớm song những nghiên cứu hiện tại tập trung vào khai thác theo hướng định tính về số lượng để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến động lực học tập chứ chưa tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến sự tác động của các yếu tố đó lên sinh viên Chính vì vậy, đây cũng là khoảnh trống trong nghiên cứu mà nhóm chúng tôi sử dụng Nhóm nghiên cứu đi tìm hiểu rõ hơn

về nguyên nhân, khai thác khía cạnh định tính còn thiếu vắng ở những nghiên cứu hiện tại để từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao động lực học tập của sinh viên Nhóm tập trung tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân về động lực học tập của sinh viên khoa Địa Lí - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 10

3 Khung lý thuyết

Động cơ học tập được nghiên cứu và tiếp cận theo nhiều hướng như hướng tiếp cận phân tâm học; hướng tiếp cận của tâm lí học; hướng tiếp cận nhận thức… (Dương Thị Kim Oanh, 2013) Theo Chiu (2022) khẳng định, lí thuyết tự quyết là một lý thuyết đương đại về động lực và là một chuẩn mực để nghiên cứu về động lực Theo Nguyễn Phương Thảo và cộng sự (2023) trong nghiên cứu giáo dục hiện nay, lí thuyết tự quyết được sử dụng rộng rãi hơn Nhận thấy sự ưu việt của hướng tiếp cận động lực học tập theo cách lý thuyết tự quyết, trong bài viết tập trung vào: sự tự chủ, năng lực và mối quan hệ

Học sinh cần nỗ lực và động lực để có được thành tích học tập xuất sắc và giữ cho mình có động lực trong suốt

hành trình giáo dục của họ Một số học sinh bỏ học do mất động lực trong lớp Những người khác đấu tranh để tìm thấy

sự phấn khích hoặc quan tâm đến nghiên cứu của họ Một trong những điều quan trọng nhất trong việc giữ cho học

sinh có cảm hứng học tập trong khi họ ở trường là giáo viên Có rất nhiều nghiên cứu đã nghiên cứu ảnh hưởng của sự

nhiệt tình của giáo viên đối với việc học của sinh viên, đặc biệt là động lực học tập, nhưng rất ít được thực hiện đối với

sinh viên EFL (tiếng Anh như một ngoại ngữ) tại trường đại học Nghiên cứu này nhằm mục đích điều tra xem sinh viên

EFL cảm thấy thế nào liên quan đến động lực học tập của họ khi họ học với một giáo viên nhiệt tình Những người tham

gia là 150 sinh viên EFL từ một trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Để thu thập và phân tích dữ liệu

cần thiết cho cuộc điều tra này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp định lượng với bảng câu hỏi được sử

dụng như một công cụ đo lường Kết quả đã phát hiện ra rằng nhận thức tích cực của học sinh đặc biệt lớn hơn những

nhận thức tiêu cực Nghiên cứu kết luận bằng cách đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy sinh viên tốt hơn và cho

nghiên cứu trong tương lai.

Ngày đăng: 06/05/2024, 09:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w