1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnhcủa sinh viên khoa địa lý trường đh khxhnv đhqg hcm giaiđoạn 2020 2021

40 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 564,73 KB

Nội dung

Nhận thấy tính cấp thiết của hội chứng này, nhóm nghiên cứu đã thựchiện nghiên cứu đề tài “THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ HÃI KHI KHÔNG CÓĐIỆN THOẠI Ở BÊN CẠNH CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ TRƯỜNG

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA: ĐỊA LÝ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG NĂM 2021 THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ HÃI KHI KHÔNG CÓ ĐIỆN THOẠI Ở BÊN CẠNH CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐH KHXH&NV ĐHQG HCM GIAI ĐOẠN 2020-2021 Sinh viên thực hiện: Chủ nhiệm Mai Chí Thịnh 2056080127 Thành viên Lê Đặng Quỳnh Trâm 2056080139 Trương Hoàng Trí 2056080018 Bạch Thị Hồng My 2056080091 Trần Lê Thanh Ngân 2056080100 Nguyễn Mai Thy 2056080134 Nguyễn Hồ Yến Nhi 2056080107 Nguyễn Ngô Ngọc Uyên 2056080144 Người hướng dẫn: Ths Nguyễn Thị Lệ Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỤC LỤC A MỞ ĐẦU 1 1 Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 1 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5 3 Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài 7 3.1 Lý do chọn đề tài 7 3.2 Mục tiêu của đề tài 9 3.3 Nhiệm vụ của đề tài .10 4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .10 4.1 Cơ sở lý luận 10 4.2 Phương pháp nghiên cứu .11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giới hạn của đề tài 11 5.1 Đối tượng 11 5.2 Phạm vi nghiên cứu .12 5.3 Giới hạn của đề tài .12 6 Đóng góp của đề tài .12 7 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn .12 7.1 Ý nghĩa lý luận 12 7.2 Ý nghĩa thực tiễn 13 8 Kết luận của đề tài 13 B NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỘI CHỨNG SỢ HÃI KHI KHÔNG CÓ ĐIỆN THOẠI Ở BÊN CẠNH 14 1.1 Giải thích thuật ngữ hội chứng sợ hãi khi điện thoại không ở bên cạnh và nguyên nhân dẫn đến hội chứng này 14 1.1.1 Khái niệm về hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại bên cạnh 14 1.1.2 Nguyên nhân dẫn đến hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2.1 Những tác hại của hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh 16 2.1.1 Những ảnh hưởng về mặt tinh thần của hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh 16 2.1.2 Những ảnh hưởng về mặt thể chất của hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh 17 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CỦA HỘI CHỨNG SỢ HÃI KHI KHÔNG CÓ ĐIỆN THOẠI Ở BÊN CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN – ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 19 1.1 Thực trạng hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên của sinh viên khoa Địa lý trong giai đoạn 2020 – 2021 19 1.1.1 Khách thể của đề tài nghiên cứu 19 1.1.2 Cách tiến hành nghiên cứu .20 1.1.3 Kết quả nghiên cứu 20 1.1.4 Những đánh giá từ nhóm tác giả .27 2.1 Nguyên nhân 28 3.1 Đề xuất giải pháp khắc phục hội chứng sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh .29 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ càng phát triển thì con người càng gắn bó với nó Điện thoại thông minh nói riêng và các thiết bị điện tử thông minh khác đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta Các tiện ích công nghệ không chỉ mang tới không gian giải trí mà còn đáp ứng các nhu cầu tiện ích về công việc cho con người Tuy nhiên, chúng ta quá lệ thuộc vào các sản phẩm của công nghệ và thậm chí chúng ta còn lo lắng, sợ hãi khi không có các thiết bị này ở bên cạnh Đó chính là hội chứng “Sợ hãi khi không có điện thoại ở bên cạnh” Đặc biệt là trong tình hình dịch hiện nay, sinh viên cần phải học trực tuyến thì việc lo lắng, sợ hãi khi không bên cạnh các thiết bị này đang là một vấn đề đáng quan ngại Nhận thấy tính cấp thiết của hội chứng này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu đề tài “THỰC TRẠNG HỘI CHỨNG SỢ HÃI KHI KHÔNG CÓ ĐIỆN THOẠI Ở BÊN CẠNH CỦA SINH VIÊN KHOA ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐH KHXH&NV ĐHQG HCM GIAI ĐOẠN 2020 - 2021” đối với sinh viên khoa Địa lý trường ĐH KHXH&NV ĐHQG HCM để có cái nhìn chính xác nhất về thực trạng của vấn đề này, từ đó sẽ cung cấp thêm dữ liệu cho những nghiên cứu có cùng đề tài 2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, các công trình nghiên cứu về thực trạng sợ hãi khi không có thiết bị di động ở nước ta còn hạn chế Các tài liệu, trang báo, tạp chí, còn mang tính khái quát, chưa chi tiết Vấn đề trên càng ngày một nghiêm trọng, khi mà thế giới vẫn không ngừng hội nhập, thiết bị di động trở thành một vật bất ly thân của con người Nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có năm đề tài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí quốc tế Với các đề tài nghiên cứu liên quan đến thực trạng sử dụng điện thoại ngày nay và dẫn đến những vấn đề tâm lý như nghiện điện thoại di động Có thể kể đến các công trình và bài viết tiêu biểu như sau: 1 Roberts, James, Luc Yaya, and Chris Manolis "The invisible addiction: Cell-phone activities and addiction among male and female college students." Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 2 Jenaro C, Flores N, Gomez-Vela M, Gonzalez-Gil F, Caballo C Problematic “Internet and cell-phone use: Psychological, behavioral, and health correlates.” 3 Sapacz M, Rockman G, Clark J “Are we addicted to our cell phones?” 4 Cha, Seong-Soo, and Bo-Kyung Seo "Smartphone use and smartphone addiction in middle school students in Korea: Prevalence, social networking service, and game use." 5 Ezoe S, Toda M “Relationships of loneliness and mobile phone dependence with Internet addiction in Japanese medical students.” Trong đó nhóm nghiên cứu chúng tôi nhận thấy công trình nghiên cứu của Roberts, James, Luc Yaya, and Chris Manolis Với bài viết The invisible addiction: Cell-phone activities and addiction among male and female college students ( Tạm dịch: Nghiện vô hình: Hoạt động và nghiện điện thoại di động ở nam và nữ sinh viên đại học ) Và công trình nghiên cứu của Cha Seong-Soo, and Bo-Kyung Seo với công trình nghiên cứu Smartphone use and smartphone addiction in middle school students in Korea: Prevalence, social networking service, and game use ( Tạm dịch là Sử dụng điện thoại thông minh và nghiện điện thoại thông minh ở học sinh trung học ở Hàn Quốc: Mức độ phổ biến, dịch vụ mạng xã hội và sử dụng trò chơi ) Hai công trình trên đều cho chúng ta nhận thấy vấn đề mà họ đề cập đến việc sử dụng điện thoại di động và những ảnh hưởng của chúng lên con người Và đặc biệt đối tượng mà các nhà nghiên cứu lựa chọn lại là học sinh và có cả sinh viên đại học Roberts, James, Luc Yaya, and Chris Manolis - The invisible addiction: Cell -phone activities and addiction among male and female college students Nội dung: Mục tiêu chính của nghiên cứu này là điều tra xem hoạt động nào trong số 24 hoạt động sử dụng điện thoại được xác định có liên quan đáng kể đến chứng nghiện điện thoại Mục tiêu thứ hai của nghiên cứu này là để phân biệt liệu mối quan hệ giữa các hoạt động sử dụng điện thoại di động và chứng nghiện điện thoại di động có khác nhau giữa các giới hay không Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phương pháp nghiên cứu: Sinh viên chưa tốt nghiệp đại học tham gia vào một cuộc khảo sát trực tuyến Những người tham gia đã hoàn thành bảng câu hỏi như một phần của yêu cầu lớp học của họ Bảng câu hỏi mất 10 và 15 phút để hoàn thành, bao gồm thước đo mức độ nghiện điện thoại di động và các câu hỏi hỏi những người tham gia đã dành bao nhiêu thời gian hàng ngày cho 24 hoạt động trên điện thoại di động Kết quả đạt được: Các phát hiện cho thấy các hoạt động sử dụng điện thoại di động có liên quan đáng kể đến chứng nghiện điện thoại di động (ví dụ: Instagram, Pinterest), cũng như các hoạt động mà người ta có thể cho là sẽ liên quan đến dạng nghiện này nhưng không phải (ví dụ: sử dụng Internet và Chơi game ) Các hoạt động gây nghiện điện thoại di động (CPA) được phát hiện là khác nhau đáng kể ở các giới Ngoài ra, thời gian dành cho một hoạt động cụ thể không nhất thiết báo hiệu khả năng gây nghiện của hoạt động đó Khi chức năng của điện thoại di động tiếp tục được mở rộng, việc nghiện công nghệ ngày càng được thấy rõ hơn Định hướng các nghiên cứu trong tương lai phải xác định các hoạt động thúc đẩy việc sử dụng điện thoại di động đã vượt quá “điểm giới hạn” của nó, biến chiếc điện thoại di động từ một công cụ hữu ích trở thành công cụ ảnh hưởng xấu đến cá nhân và những người khác Cha, Seong-Soo, and Bo-Kyung Seo - Smartphone use and smartphone addiction in middle school students in Korea: Prevalence, social networking service, and game use Nội dung: Khảo sát quy mô trung bình đối với 1824 học sinh trung học sử dụng điện thoại thông minh có độ tuổi trung bình từ 15 đến 16 51% nam và 49% nữ Những người tham gia được thông báo về cuộc khảo sát và sự đồng ý của họ để tham gia vào nghiên cứu đã được tìm kiếm Cuộc khảo sát được thực hiện bởi Trung tâm Văn hóa và Thông tin Hàn Quốc, nằm điều tra về tình trạng nghiện điện thoại thông minh của học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố Seoul, Busan, Daegu - Hàn Quốc Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi về hành vi nghiện điện thoại và các yếu tố gây nguy cơ nghiện điện thoại thông minh Những người tham gia trả lời các câu hỏi về cách sử dụng điện thoại thông minh, chẳng hạn như thời lượng sử dụng điện thoại, nội dung thường được sử dụng, … Ngoài ra, còn có các khảo sát về đánh giá vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý, khi sử dụng điện thoại di động Kết quả đạt được: Trong số 1824 người tham gia, có 563 (30,9%) được xác định là nhóm nguy cơ nghiện điện thoại thông minh và 1261 (69,1%) được phân loại là nhóm người dùng bình thường Nhóm nguy cơ nghiện điện thoại thông minh sử dụng trung bình từ 313,13 phút mỗi ngày, lâu hơn 33,17 phút so với nhóm người dùng bình thường Không bao gồm thời lượng sử dụng điện thoại cho các cuộc gọi, tin nhắn văn bản Đa phần sử dụng điện thoại vào mục đích nhắn tin, sau đó là chơi game, mạng xã hội Các kết quả từ khảo sát trên mang lại nhiều dữ kiện, số liệu cụ thể Tuy nhiên, chỉ có phần hạn chế, vì chỉ mang tính chất dự đoán, tham khảo, để từ đó có đưa ra những giải pháp thực tế, thực hiện triệt để hơn, chứ chưa hoàn toàn giải quyết được vấn đề Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi về hành vi nghiện điện thoại và các yếu tố gây nguy cơ nghiện điện thoại thông minh Những người tham gia trả lời các câu hỏi về cách sử dụng điện thoại thông minh, chẳng hạn như thời lượng sử dụng điện thoại, nội dung thường được sử dụng, … Ngoài ra, còn có các khảo sát về đánh giá vấn đề sức khỏe thể chất và tâm lý, khi sử dụng điện thoại di động Ngoài ra, còn có các cuộc nghiên cứu, khảo sát nhỏ ở những khu vực của một số nước như: Ở Anh, nghiên cứu gần đây cho thấy có khoảng 53% người dùng điện thoại ở Anh có xu hướng lo lắng khi họ mất điện thoại di động, hay điện thoại bị hết pin hay không có mạng Lấy ví dụ khảo sát 2163 người, có 58% nam giới và 47% phụ nữ mắc chứng ám ảnh sợ hãi, và thêm 9% cảm thấy căng thẳng khi điện thoại di động của họ tắt 55% những người được khảo sát cho rằng việc giữ liên lạc với bạn bè hoặc gia đình là lí do chính khiến họ lo lắng khi không thể sử dụng điện thoại di động Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Tại Ấn Độ, một nghiên cứu năm 2017, khảo sát 145 sinh viên y khoa năm thứ nhất đã cho thấy có 17,9% những người tham gia mắc hội chứng lo sợ khi không có điện thoại, 64% có nguy cơ mắc hội chứng này Trong số những sinh viên này, có 77% đã kiểm tra điện thoại di động 35 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu trên thế giới: Rất nhiều khảo sát được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới Tuy nhiên, các khảo sát này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát vấn đề chứ chưa thực sự giải quyết chuyên sâu cho đề tài nghiên cứu này Vì thế, chúng tôi dựa vào các số liệu thu thập được để phát triển cho đề tài nghiên cứu của mình thể hiện được ở phạm vi rộng, bao quát vấn đề, chứ không chuyên sâu 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Trong các tài liệu chúng tôi đã nghiên cứu và thu thập được, dưới đây là đề tài liên quan và mang tính bổ trợ cho đề tài nghiên cứu Dựa trên nội dung, kết quả nghiên cứu, và phương pháp nghiên cứu để đưa ra những dữ kiện cho đề tài nghiên cứu Trần Lê - Mức độ ảnh hưởng của điện thoại đến sinh viên Nội dung: Khảo sát về tần suất sử dụng điện thoại của nhóm sinh viên 24 người, khoa Y năm 6, trường Đại học Y Dược TP HCM Điện thoại di động có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống hằng ngày của sinh viên, và trạng thái khi không có điện thoại Phương pháp nghiên cứu: Áp dụng phương pháp khảo sát dựa trên các số liệu cụ thể được nghiên cứu ở trường Đại học Y Dược TP HCM Kết quả đạt được: Qua khảo sát, bình quân mỗi người trong nhóm sử dụng điện thoại di động từ 4-6 tiếng mỗi ngày, tất cả đều có điện thoại di động riêng 21/24 thành viên thường xuyên nghĩ về điện thoại của mình ngay cả khi họ đang mang nó trong túi 16/24 có cảm giác không thể giao tiếp được với người khác khi điện thoại hết pin, hoặc tài khoản hết tiền hay ngoài vùng phủ sóng 12/24 không an tâm khi đi ra ngoài mà quên không cầm theo Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 điện thoại 19/24 luôn mang theo sạc dự phòng Và chỉ 3 trong số 24, cảm thấy thiết bị điện thoại không quan trọng, có hay không cũng không làm ảnh hưởng đến đời sống Nguyễn Xuân Nghĩa , Phạm Thị Minh Phương, Đinh Thị Kim Ánh, Nguyễn Thị Trang - Sinh viên và điện thoại thông minh (Smartphone) Việc sử dụng và những ảnh hưởng đến học tập và quan hệ xã hội Nội dung: Thực hiện khảo sát đối với 400 sinh viên đang theo học chương trình chính quy tập trung đối với 4 trường thuộc hệ thống Đại Học Quốc Gia TP HCM Trong đó, có 200 sinh viên là nam và 200 sinh viên là nữ, phân đều cho 4 trường đại học, như vậy mỗi trường là 100 sinh viên Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu trên phối hợp phương pháp định lượng và định tính, thu thập thông tin chính yếu là bản hỏi Bản hỏi được xây dựng với 28 câu hỏi chính nhằm làm rõ những thông tin cơ bản về các đặc điểm sử dụng điện thoại di động, các chỉ báo đo lường quan hệ xã hội của sinh viên có sử dụng điện thoại di động và việc sử dụng điện thoại di động trong học tập Kết quả nghiên cứu: Dựa theo sự phân loại các mức độ sử dụng điện thoại Nhóm người sử dụng điện thoại, nhưng mang tính chất giữ liên lạc và giải quyết công việc chiếm 34,8% Nhóm những người thích ứng công nghệ, sử dụng để cuộc sống tiện nghi, dễ dàng hơn, đôi khi giải trí, chiếm 40,2% Nhóm người chú trọng về công nghệ, tăng vị thế xã hội, đẳng cấp chiếm 11% Nhóm những người nghiện công nghệ, thích khám phá những công cụ công nghệ, mong muốn sở hữu công nghệ mới nhất chiếm 14% Ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động thông minh với quan hệ xã hội là rất rộng, bài nghiên cứu này chỉ giới hạn, chủ yếu xoay quanh vấn đề bạn bè, kết nối mạng xã hội, thể hiện bản thân Kết quả phân tích cũng cho thấy, 84,2% việc sử dụng điện thoại di động có tham gia các mạng xã hội, và sinh viên có thời gian sử dụng mạng xã hội hằng ngày cao thì cũng có số lượng bạn bè tăng Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w