1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng khủng hoảng bản sắc ở sinh viên k21 khoa báo chí truyền thông, trường đh khxhnv, đhqg hcm quý iv năm 2022

22 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng khủng hoảng bản sắc ở sinh viên K21 Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM quý IV năm 2022
Người hướng dẫn GVHD: Trần Nguyễn Tường Oanh
Trường học Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Truyền thông đa phương tiện
Thể loại Đề cương nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 587,19 KB

Nội dung

Từ sau bối cảnh đại dịch COVID-19, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, tâm lý và bản sắc cá nhân của con người nói riêng ngày càng chịu nhiề

lOMoARcPSD|38896048 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HỌC PHẦN: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC (Học kì I, Năm học 2022-2023) Tên đề tài: “Thực trạng khủng hoảng bản sắc ở sinh viên K21 Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM quý IV năm 2022” GVHD : Trần Nguyễn Tường Oanh Lớp : Truyền thông đa phương tiện K21 Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 11 năm 2022 0 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Mục lục 1 Đặt vấn đề 3 2 Mục tiêu nghiên cứu 4 2.1 Mục tiêu tổng quát 4 2.2 Mục tiêu cụ thể 4 3 Đối tượng nghiên cứu, Khách thể nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu 5 3.1 Đối tượng nghiên cứu 5 3.2 Khách thể nghiên cứu 5 3.3 Phạm vi nghiên cứu 5 3.3.1 Phạm vi không gian 5 3.3.2 Phạm vi thời gian 5 3.3.3 Nội dung nghiên cứu 5 4 Tổng quan tài liệu 5 4.1 Tổng quan tài liệu thế giới 5 4.2 Tổng quan tài liệu trong nước 6 4.3 Khoảng trống nghiên cứu 6 4.3.1 Về không gian nghiên cứu 6 4.3.2 Về đối tượng nghiên cứu 6 4.3.3 Về giải pháp 6 5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 6 5.1 Cơ sở lý thuyết 6 5.1.1 Các khái niệm 6 5.1.1.1 Khái niệm bản sắc 6 5.1.1.2 Khái niệm khủng hoảng bản sắc 7 5.1.1.3 Khái niệm sinh viên 8 5.1.2 Các chỉ báo 8 5.1.2.1 Bản sắc 8 5.1.2.2 Khủng hoảng bản sắc 8 5.1.2.3 Sinh viên 8 5.1.3 Tiếp cận nghiên cứu 9 5.1.3.1 Lý thuyết phát triển tâm lý – xã hội của E Erikson 9 5.1.3.2 Lý thuyết trạng thái bản sắc của J Marcia 9 5.1.4 Khung nghiên cứu 10 5.1.4.1 Khung lý thuyết 10 5.1.4.2 Khung phân tích 10 5.1.5 Giả thuyết nghiên cứu 11 5.1.5.1 Giả thuyết 1 11 5.1.5.2 Giả thuyết 2 11 5.1.5.3 Giả thuyết 3 12 5.1.5.4 Giả thuyết 4 12 5.2 Phương pháp nghiên cứu 13 5.2.1 Loại hình nghiên cứu 13 1 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 5.2.2 Phương pháp nghiên cứu 13 5.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 13 5.2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 13 5.2.3.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp 13 5.2.3.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp 14 5.2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 14 5.2.3.2.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp 14 5.2.3.2.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp 14 6 Giới hạn nghiên cứu 14 6.1 Giới hạn về góc độ tiếp cận 14 6.2 Giới hạn về đối tượng và khách thể nghiên cứu 15 6.3 Giới hạn về kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu 15 7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 15 7.1 Ý nghĩa khoa học 15 7.2 Ý nghĩa thực tiễn 15 8 Kế hoạch nghiên cứu 15 8.1 Kế hoạch nghiên cứu 15 8.2 Phân công nhiệm vụ 16 8.3 Bố cục đề tài 17 9 Tài liệu tham khảo 17 2 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 1 Đặt vấn đề Bản sắc cá nhân từ lâu đã trở thành một trong số những vấn đề được nghiên cứu phổ biến nhất trong các ngành khoa học xã hội nói chung và tâm lý học nói riêng Theo từ điển tâm lý học của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện (1995), bản sắc là “Cái cội gốc riêng biệt, với những sắc thái độc đáo của bản ngã một con người, hay của một dân tộc.” Tìm hiểu về bản sắc cũng chính là đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi: “Tôi là ai”, “Sau này tôi sẽ trở thành người như thế nào” Trước đó, khái niệm “khủng hoảng bản sắc cá nhân” lần đầu được nêu bởi nhà phân tâm học Erik Erikson Theo ông, con người không dễ dàng nhận ra khi bản thân mắc phải tình trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân, bởi nó không có dấu hiệu rõ ràng như các căn bệnh thông thường (cảm lạnh, sốt) Tuy nhiên, khủng hoảng bản sắc cá nhân lại có tác động khá rõ rệt đến với cuộc đời mỗi người trên các phương diện tâm lý, sức khỏe,… Xa hơn là các mối quan hệ xung quanh, các mục tiêu trong cuộc sống Chính vì thế, việc con người nhận thức được tình trạng này, tự tìm cách chữa lành hay nhờ đến các phương pháp khoa học là rất cần thiết Từ sau bối cảnh đại dịch COVID-19, với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của xã hội, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, tâm lý và bản sắc cá nhân của con người nói riêng ngày càng chịu nhiều ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài như: vai trò, vị trí xã hội, các mối quan hệ… Chưa dừng lại ở đó, các quá trình phát triển tâm sinh lý của con người, các yếu tố cá nhân như tuổi tác, giới tính… cũng tạo ra nhiều ảnh hưởng đáng kể đến vấn đề khủng hoảng bản sắc Vì thế mà quá trình hình thành bản sắc cá nhân của con người trong giai đoạn hiện nay càng chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau và gặp nhiều trở ngại hơn Thế nhưng, nếu quá trình tìm ra phương hướng, mục tiêu, ý nghĩa cuộc sống của con người trở nên khó khăn hơn thì họ lại có nhiều nguy cơ phải đối mặt với khủng hoảng tâm lý, kéo theo cảm giác không hạnh phúc, đánh mất giá trị bản thân và hạn chế tham gia vào các hoạt động thường ngày (học hành, công việc, các mối quan hệ) hay thậm chí là làm xuất hiện những hành vi tiêu cực (Schultz & Schultz, 2009) Chính vì thế, để xây dựng một xã hội với những công dân phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tâm lý và có khả năng đóng góp, cống hiến cho xã hội thì việc nghiên cứu vấn đề khủng hoảng bản sắc là điều cần thiết Trên thế giới, nhiều nhà nghiên cứu đã thực hiện các khảo sát về tình trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở các lứa tuổi, giới tính của những con người khác nhau ở các môi trường khác nhau, để tìm ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của con người về tình trạng này, giúp họ chấp nhận và vượt qua Tuy nhiên, tại Việt Nam còn khá ít nghiên cứu chuyên sâu về khủng hoảng bản sắc cá nhân và những giải pháp hiện hữu vẫn chưa mang tính ứng dụng cao với các cá nhân cụ thể Hiện nay, khi tìm kiếm cụm từ “khủng hoảng bản sắc” trên công cụ tìm kiếm, phần lớn kết quả mà bạn nhận được sẽ không phải là những bài nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ là những bài báo của các trang tin như Vnexpress, Vietcetera… Mặt khác, các bài báo này vẫn chưa có mức độ tiếp cận sâu bởi sự giới hạn của việc làm báo so với một bài nghiên cứu Chính vì thế, ở Việt Nam, đây vẫn là một vấn đề mới và chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể tại các khu vực khác nhau với các nhóm đối tượng riêng biệt Đặc biệt là ở đối tượng sinh viên Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê vào năm 2015, tổng số sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học (bao gồm cả công lập và ngoài công lập) tại Việt Nam là 1753,2 nghìn sinh viên Đến năm 2020, số sinh viên tăng thêm khoảng 152,8 nghìn sinh viên, nâng tổng số sinh viên tại các cơ sở giáo dục đại học là 1906 nghìn sinh viên Đáng chú ý, các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng… hiện nay đang giữ một vai trò quan trọng trong nguồn lao động chính của quốc gia Dù vậy, trong giai đoạn làm 3 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 sinh viên, các bạn lại gặp phải nhiều khó khăn bởi đây là thời kỳ xảy ra nhiều biến chuyển về môi trường, các mối quan hệ, công việc… và tâm sinh lý khiến nhiều sinh viên gặp phải mâu thuẫn trong việc nhìn nhận và đánh giá giá trị của bản thân Dù các bạn trẻ nói chung và sinh viên nói riêng có khả năng tiếp cận cao với công nghệ, nhưng do khái niệm khủng hoảng bản sắc cá nhân còn khá mới mẻ tại Việt Nam, họ vẫn chưa hiểu rõ về tình trạng này, dẫn đến việc thiếu đi khả năng đối diện với khủng hoảng nhân dạng và không thể tự vượt qua Mặt khác, những giải pháp cho vấn đề khủng hoảng bản sắc đã được thực hiện và áp dụng và thực hiện theo hai phương diện chính là trị liệu (tâm lý trị liệu, trị liệu nhóm, thuốc…) và tự trị liệu (tự đối phó với vấn đề khủng hoảng bản sắc hoặc nhận sự hỗ trợ từ gia đình, người thân, bạn bè xung quanh…) Tuy nhiên, những giải pháp này vẫn chưa có khả năng tiếp cận rộng rãi đến những cá nhân đang chịu ảnh hưởng tâm lý do vấn đề khủng hoảng bản sắc Chưa dừng lại ở đó, việc áp dụng phương pháp tự trị liệu trong việc chữa trị những vấn đề tâm lý do khủng hoảng bản sắc gây ra vẫn chưa mang lại nhiều hiệu quả đáng kể do đây chỉ là những giải pháp mang tính lý thuyết và chưa có nhiều biện pháp cụ thể để áp dụng vào thực tế Ngoài ra, việc nghiên cứu thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên nói chung còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng bởi vì quá trình hình thành và xác định bản sắc của mỗi cá nhân không chỉ giới hạn ở giai đoạn sinh viên hay một độ tuổi nhất định mà còn diễn ra ở những thời điểm khác, thậm chí là khi đã qua độ tuổi trung niên và tạo nên những tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần và tâm lý Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng khủng hoảng bản sắc cùng các nguyên nhân sẽ góp phần giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe tinh thần và tâm lý do vấn đề khủng hoảng bản sắc gây ra Từ đó, thúc đẩy quá trình hình thành bản sắc phù hợp với mỗi cá nhân và nâng cao chất lượng sức khỏe tinh thần và tâm lý cho sinh viên Từ những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng khủng hoảng bản sắc ở sinh viên K21 Khoa Báo chí - Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM quý IV năm 2022” Đề tài nghiên cứu này ra đời nhằm mục đích tìm hiểu, đánh giá hiện trạng khủng hoảng bản sắc của K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TP.HCM Đồng thời tìm ra các yếu tố tác động đến sự khủng hoảng này Thông qua xử lý, phân tích dữ liệu thống kê các dữ liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ tìm ra kết quả cuối cùng, nghiên cứu cũng sẽ đề xuất những giải pháp khoa học nhằm giúp sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông của trường có nhận thức về khủng hoảng bản sắc cá nhân, biết cách tự vượt qua hoặc tìm đến sự hỗ trợ chuyên môn khi cần thiết Từ đó, các bạn sinh viên có thể khẳng định được “thương hiệu” của chính mình 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu tình trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên Khoa Báo chí và Truyền thông khóa 2021 - 2025 và các yếu tố ảnh hưởng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của khủng hoảng bản sắc đến quá trình phát triển của sinh viên Từ đó đưa ra những dự báo và giải pháp phù hợp cho sinh viên để đối mặt và giải quyết vấn đề khủng hoảng bản sắc 2.2 Mục tiêu cụ thể Mô tả tình trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền 4 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 thống khóa 2021-2025 Đánh giá sự tác động của các yếu tố khác nhau đến mức độ khủng hoảng bản sắc ở mỗi cá nhân sinh viên hiện nay Từ kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phù hợp với vấn đề 3 Đối tượng nghiên cứu, Khách thể nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí - Truyền thông 3.2 Khách thể nghiên cứu Toàn thể sinh viên K21 Khoa Báo chí - Truyền thông trong độ tuổi từ 18-20 đang sinh sống và học tập tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 3.3 Phạm vi nghiên cứu 3.3.1 Phạm vi không gian Về không gian: Nghiên cứu cứu được tiến hành trong trong khuôn khổ trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM 3.3.2 Phạm vi thời gian Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành hành từ tháng 09/2022 đến tháng 12/2022 3.3.3 Nội dung nghiên cứu Mô tả thực trạng và ảnh hưởng của vấn đề khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông trên 3 yếu tố chính: Tuổi tác, Giới tính và Trình độ học vấn Nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông như: địa vị xã hội; môi trường học tập, làm việc; nhận thức và học vấn; yếu tố gia đình; yếu tố cá nhân (giới tính, tuổi tác, tâm lý, sức khỏe…) Từ đó xác định đâu là nguyên nhân chủ yếu tạo nên thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông 4 Tổng quan tài liệu 4.1 Tổng quan tài liệu thế giới Vấn đề bản sắc nói chung và khủng hoảng bản sắc nói riêng đã được rất nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu và công bố thành các công trình khoa học Nổi bật như: “Autobiographic Notes on the Identity Crisis” (1970) của E.Erikson, “The Identity Crisis of First-year female students at Latvian Universities and their sociodemographic indicators” (2017) của Aivis Dombrovskis, “Comparative Study of Identity Crisis in Students based on Age, Sex, and Level of Education” (2016) của Simin Gholamrezaei… Nhìn chung hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề khủng hoảng bản sắc cá nhân nói chung và của sinh viên nói riêng trên thế giới đang được nghiên cứu theo hai hướng chính: Một là dựa trên quá trình phát triển tâm lý và sự trưởng thành của con người Hai là dựa trên những yếu tố ảnh hưởng, tác động đến vấn đề khủng hoảng bản sắc Lý do cho việc có hai hướng tiếp cận là vì vấn đề khủng hoảng bản sắc là một vấn đề tâm lý chịu sự tác động của nhiều nhân tố, chính vì thế, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu thường đặt vấn đề khủng hoảng trong mối liên hệ của nhiều yếu tố để có thể làm rõ vấn đề Thế nhưng, 5 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 tổng quan lại các nghiên cứu, báo cáo này đều cho thấy thực trạng khủng hoảng bản sắc đã và đang diễn ra ở nhiều khu vực với đa dạng các nhóm đối tượng khác nhau 4.2 Tổng quan tài liệu trong nước So với thế giới, vấn đề bản sắc nói chung và khủng hoảng bản sắc nói riêng tại Việt Nam vẫn chưa nhận được sự quan tâm đáng kể Hiện tại, số lượng các bài nghiên cứu, báo cáo… về vấn đề này tại nước ta là rất ít và chưa có quy mô nghiên cứu rộng Tuy nhiên, vẫn có một vài tài liệu đáng chú ý Điển hình trong số đó chính là luận á nghiên cứu “Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên” (2020) của Nguyễn Minh Hà đã cung cấp cho người đọc những khái niệm cơ bản về bản sắc và khủng hoảng bản sắc Bên cạnh đó, với việc nghiên cứu dựa trên khung khái niệm trạng thái bản sắc của J.Marcia với mẫu gồn 555 thanh niên trong độ tuổi từ 15-25 tuổi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trạng thái bản sắc chủ yếu của thiếu niên phân bố chủ yếu ở nhóm bản sắc tạm hoãn Ngoài ra, còn có sự khác biệt đáng kể xét về giới tính, nhóm tuổi, trình độ học vấn, nơi sống và người có ý nghĩa nhất với cá nhân trên một số nhóm điểm trạng thái bản sắc Qua đó, chỉ rõ được thực trạng và vấn đề khủng hoảng bản sắc ở nước ta, đặc biệt là ở đối tượng thanh thiếu niên 4.3 Khoảng trống nghiên cứu 4.3.1 Về không gian nghiên cứu Phần lớn các nghiên cứu về vấn đề khủng hoảng bản sắc cá nhân được tiến hành ở những nước phương Tây với bối cảnh văn hóa, xã hội… có nhiều điểm khác biệt so với phương Đông (cụ thể là Việt Nam) Các nghiên cứu về vấn đề khủng hoảng bản sắc cũng chưa được tiến hành nhiều tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 4.3.2 Về đối tượng nghiên cứu Các nghiên cứu hiện nay đang tập trung vào một đối tượng rộng và bao quát cả một thế hệ hay một nhóm tuổi Dù có một vài bài nghiên cứu cụ thể ở các trường đại học, các trường cấp hai, cấp ba… nhưng vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu và phân tích vấn đề khủng hoảng bản sắc ở sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên ở khoa Báo chí và Truyền thông nói riêng Do đó, việc thực hiện nghiên cứu này sẽ giúp phân tích vấn đề khủng hoảng bản sắc theo một góc nhìn mới (do đối tượng mới) và tìm ra những nguyên nhân khác biệt dựa trên các nhóm đối tượng khác nhau 4.3.3 Về giải pháp Phần lớn, giải pháp trong các nghiên cứu hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam còn mang nặng tính lý thuyết, chưa gắn chặt với tình hình thực tiễn và khó đáp ứng với nhu cầu thực tế Mặt khác, những giải pháp cần thiết và cụ thể cho vấn đề này ở nước ta vẫn chưa được áp dụng rộng rãi mà chỉ dừng lại ở những biện pháp tổng hợp như các buổi trò chuyện về vấn đề khủng hoảng bản sắc, các bài báo, bài viết… 5 Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý thuyết 5.1.1 Các khái niệm 5.1.1.1 Khái niệm bản sắc Theo Nguyễn Minh Hà, bản sắc cá nhân là trạng thái mà cá nhân định vị mình là 6 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 ai trong quá trình phát triển, được quyết định chủ yếu bởi những lựa chọn liên quan đến đặc điểm cá nhân và xã hội nhất định (khám phá) cùng sự gắn kết của họ với lựa chọn đó (cam kết) Khám phá đề cập đến một khoảng thời gian suy nghĩ lại, phân loại, thử sức với nhiều vai trò và kế hoạch cuộc sống khác nhau Cam kết liên quan đến mức độ đầu tư cá nhân mà một người thể hiện trong quá trình hành động hoặc trong niềm tin (Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên, 2020) Theo Bapi Mishra, thuật ngữ “Bản thân” của một cá nhân về cơ bản đại diện cho bản chất của con người, những cảm giác đó được định hướng bởi tinh thần hoặc tâm hồn của cá nhân đó Khi một người có thể chỉ định hoặc xác định danh tính, vị trí hoặc trạng thái của chính mình, thì cảm giác đó, sự xác nhận đó được coi là “Bản sắc cá nhân” (A study on Self Identity Crisis of Secondary Students, 2014) Theo Anju Kumari, bản sắc đề cập đến cảm giác của chúng ta về con người của chúng ta với tư cách là cá nhân và là thành viên của các nhóm xã hội Danh tính của chúng ta không chỉ đơn giản là do chúng ta tạo ra; bản sắc phát triển để đáp ứng với cả các yếu tố bên trong và bên ngoài Ở một mức độ nào đó, tầm với của chúng ta chọn một danh tính, nhưng danh tính cũng được hình thành bởi các lực môi trường; nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng tôi, danh tính rất năng động và phức tạp và thay đổi theo thời gian (Aspect of Identity Crisis Faced by Adolescents: A Comparative Study of Rudrapur and Lucknow, 2022) Còn theo E.Erikson, bản sắc là một sự nhận thức mang tính chủ quan, một giá trị riêng biệt có thể quan sát trong lâu dài và liên tục Nó phát triển nhất khi một người tìm ra chính bản thân họ cũng như tìm được cộng đồng nơi mình thuộc về (Autobiographic Notes on the Identity Crisis, 1970) Theo J.Marcia, tùy vào mức độ khám phá và cam kết, bản sắc cá nhân bao gồm 4 trạng thái là bản sắc mơ hồ, bản sắc định sẵn, bản sắc tạm hoãn và bản sắc đạt được.(Ego identity: A handbook for psychosocial research, 1993) Các định nghĩa về khái niệm “bản sắc” đều thể hiện các yếu tố: đây là đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, hình thành trong quá trình phát triển của mỗi người và chịu tác động của các yếu tố cá nhân cũng như xã hội Trong nghiên cứu này, khái niệm “bản sắc” được tiếp cận theo góc độ Tâm lý học và theo nghiên cứu của Erikson và J.Marcia Khái niệm “bản sắc” được hiểu là trạng thái riêng biệt của mỗi cá nhân Trạng thái đó thể hiện sự định vị bản thân thể hiện qua nhiều yếu tố khác nhau của cá nhân đó Bản sắc được hình thành và xác định bởi chính cá nhân trong quá trình phát triển của mình và được quyết định chủ yếu bởi những lựa chọn liên quan đến đặc điểm cá nhân và xã hội nhất định (khám phá) cùng sự chấp nhận, thấu hiểu của họ với lựa chọn đó (cam kết) Tùy vào mức độ khám phá và cam kết, bản sắc cá nhân bao gồm 4 trạng thái là bản sắc mơ hồ, bản sắc định sẵn, bản sắc tạm hoãn và bản sắc đạt được 5.1.1.2 Khái niệm khủng hoảng bản sắc Theo Bapi Mishra, khi một người không thể xác định vai trò hoặc bản sắc của chính mình, thì tình trạng của con người đó được coi là khủng hoảng bản sắc Khi một cá nhân không thể trả lời một số câu hỏi như “Tôi là ai ? Tôi có thể làm gì ? Vị trí của tôi trong xã hội và các cơ quan cấu thành của nó? Địa vị của tôi trong nhóm - cộng đồng và tổ chức ? Tôi là gì? Mục tiêu của cuộc đời ? Tôi cần gì? ” thì người đó được xác định là đang trải qua khủng hoảng bản thân Vì vậy, các vấn đề thực tế liên quan đến ‘tôi’ ‘của tôi’ và ‘cho tôi’ đại diện cho cuộc khủng hoảng về nhận dạng bản thân (A study on Self Identity Crisis of Secondary Students, 2014) 7 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Theo E.Erikson, đây là một quá trình thuộc giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của con người Khủng hoảng bản sắc là tình trạng một cá nhân không xác định được các yếu tố của bản thân trong quá trình phát triển, cụ thể là sự mơ hồ hoặc không thể tự trả lời các câu hỏi về vị trí, năng lực và đặc điểm cá nhân cũng như với các mối quan hệ khác (Autobiographic Notes on the Identity Crisis, 1970) Theo Shaffer, trong giai đoạn chuyển tiếp, những người trẻ tuổi đặt ra những câu hỏi về tương lai của mình và tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi nên chọn nghề gì, những giá trị và quan điểm tôn giáo, đạo đức và chính trị mà họ nên chấp nhận, liệu họ có nên kết hôn và sinh con hay không, khi nào thì có trẻ em và có bao nhiêu trẻ em và nhóm xã hội nào để tham gia Khi đó họ đang chịu một cuộc khủng hoảng bản sắc (Identity of Mental States and Brain Processes) Khái niệm khủng hoảng bản sắc được cho là liên quan đến sự không rõ ràng, hiểu sai về bản sắc của bản thân các cá nhân, thường xảy ra trong giai đoạn dậy thì hoặc chuyển tiếp của con người Khi đó các cá nhân không thể tự trả lời các câu hỏi liên quan đến bản sắc cá nhân Trong nghiên cứu này, khái niệm “Khủng hoảng bản sắc” được hiểu theo cách tiếp cận của E.Erikson Theo đó “Khủng hoảng bản sắc” là một trạng thái diễn ra trong quá trình phát triển của mỗi cá nhân, thường xuất hiện ở giai đoạn dậy thì hoặc chuyển tiếp Trạng thái này thể hiện sự mơ hồ của mỗi cá nhân khi không tự xác định được các yếu tố liên quan đến bản sắc cá nhân và được biểu hiện bằng việc nghi ngờ, không tự trả lời được những câu hỏi về bản thân 5.1.1.3 Khái niệm sinh viên Trong nghiên cứu, khái niệm “Sinh viên” chỉ người học tập tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; được truyền đạt kiến thức bài bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ; được xã hội công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học 5.1.2 Các chỉ báo 5.1.2.1 Bản sắc • Giới • Vai trò cá nhân • Năng lực cá nhân • Định hướng về tương lai (công việc, mục tiêu, ước mơ, ) • Vị trí xã hội • Các mối quan hệ xã hội (gia đình, bạn bè, tình yêu, ) 5.1.2.2 Khủng hoảng bản sắc • Không chắc chắn về giới • Nhầm lẫn về vai trò bản thân • Không chính xác trong xác định năng lực bản thân • Mơ hồ trong định hướng bản thân • Sai lệch trong xác định vị trí xã hội • Không hiểu rõ các quan hệ xã hội xung quanh 5.1.2.3 Sinh viên • Độ tuổi • Trình độ học vấn 8 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 5.1.3 Tiếp cận nghiên cứu Hiện nay, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề bản sắc và khủng hoảng bản sắc Tuy nhiên, đặc điểm chung của các nghiên cứu này phần lớn đều bắt nguồn từ lý thuyết các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội của E Erikson và tiếp nối bởi lý thuyết về bốn trạng thái bản sắc cá nhân của J Marcia - tiền đề phát triển nên hầu hết các nghiên cứu về bản sắc hiện nay Chính vì thế, trong nghiên cứu này, hai mô hình lý thuyết này sẽ được áp dụng 5.1.3.1 Lý thuyết phát triển tâm lý – xã hội của E Erikson Các giai đoạn phát triển tâm lý xã hội Erikson (Erikson’s stages of psychosocial development) là một lý thuyết phân tích tâm lý học toàn diện, xác định một chuỗi gồm tám giai đoạn mà một cá nhân phát triển bình thường sẽ phải trải qua từ lúc được sinh ra cho đến khi chết Ở mỗi giai đoạn trong lý thuyết này, mỗi cá nhân sẽ phải đối mặt với các vấn đề khủng hoảng tâm lý xã hội khác nhau và tìm cách xử lý vấn đề đó Mỗi giai đoạn được xây dựng trên cơ sở hoàn thành các giai đoạn trước đó Nếu những vấn đề trong giai đoạn trước chưa được giải quyết thì sẽ có khả năng xuất hiện trở lại trong các giai đoạn sau Giai Tuổi (Gần đúng) Đức tính cơ bản Khủng hoảng tâm lý xã hội đoạn 1 Sơ sinh (0-18 Hy vọng Tin tưởng với Ngờ vực tháng) 2 Thơ ấu (2-4 tuổi) Ý chí Tự chủ với Hổ thẹn/Do dự Chủ động với Mặc cảm về khả 3 Nhi đồng (4-5 tuổi) Ý muốn 4 Thiếu nhi (5-12 Năng lực năng Tài năng với Tự ti 5 tuổi) Vị thành niên (13- Trung thực Cái tôi với Nhầm lẫn về vai trò 6 19 tuổi) Thanh niên (20-39 Tình yêu Gắn bó với Cô lập 7 tuổi) Trung niên (40-64 Sự quan tâm Chuẩn bị thế hệ sau với Trì trệ 8 tuổi) Cao niên (65-chết) Sự khôn ngoan Viên mãn với Tuyệt vọng 5.1.3.2 Lý thuyết trạng thái bản sắc của J Marcia Trong lý thuyết này, mỗi cá nhân sẽ xác định trạng thái bản sắc cá nhân của mình dựa trên sự kết hợp của hai yếu tố là khám phá và cam kết Từ đó tạo ra 4 trạng thái bản sắc gồm: “Bản sắc mơ hồ” (diffusion) được xác lập bởi mức độ khám phá và cam kết đều thấp (trải qua sự khám phá ít ỏi, ít ý nghĩa và chưa đạt được cam kết nào cho mình) “Bản sắc được trao cho” (forclosure) được xác lập bởi mức độ khám phá thấp và cam kết cao (cá nhân đi đến cam kết dựa trên những người có ý nghĩa với mình mà ít hoặc không có sự tự khám phá, coi như được trao cho bản sắc) “Bản sắc tạm hoãn” (moratorium) được xác lập bởi mức độ khám phá cao và cam kết thấp (những người đang vật lộn khám phá để đạt được cam kết) “Bản sắc đạt được” (achievement) có mức độ khám phá và cam kết đều cao (cá nhân đã đi đến cam kết thông qua một quá trình khám phá, bản sắc cá nhân coi như đã được cấu trúc hoàn thiện) Trong đó, bản sắc mơ 9 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 hồ được xem là trạng thái kém phát triển nhất và bản sắc đạt được là trạng thái phát triển nhất 5.1.4 Khung nghiên cứu Từ những tiếp cận nghiên cứu thông qua các mô hình khoa học đã được chứng minh, nhóm đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên nội dung mục tiêu cụ thể như sau: 5.1.4.1 Khung lý thuyết 5.1.4.2 Khung phân tích 10 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 5.1.5 Giả thuyết nghiên cứu 5.1.5.1 Giả thuyết 1 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phân bố chủ yếu ở trạng thái bản sắc tạm hoãn và bản sắc mơ hồ? Giả thuyết 1.1: Thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phân bố chủ yếu ở trạng thái bản sắc tạm hoãn và bản sắc mơ hồ Giả thuyết 1.1.1: Thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phân bố nhiều hơn ở trạng thái bản sắc tạm hoãn so với bản sắc mơ hồ Giả thuyết 1.2.1: Thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM phân bố nhiều hơn ở trạng thái bản sắc mơ hồ so với bản sắc tạm hoãn Giả thuyết 1.2: Thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM không phân bố chủ yếu ở trạng thái bản sắc tạm hoãn và bản sắc mơ hồ 5.1.5.2 Giả thuyết 2 Câu hỏi nghiên cứu: Trạng thái bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM có xu hướng chuyển sang trạng thái bản sắc đạt được và bản sắc được trao cho? Giả thuyết 2.1: Trạng thái bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM có xu hướng chuyển sang trạng thái 11 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 bản sắc đạt được và bản sắc được trao cho Giả thuyết 2.1.1: Trạng thái bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM có xu hướng chuyển sang trạng thái bản sắc đạt được nhiều hơn so với bản sắc được trao cho Giả thuyết 2.1.2: Trạng thái bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM có xu hướng chuyển sang trạng thái bản sắc được trao cho nhiều hơn so với bản sắc đạt được Giả thuyết 2.2: Trạng thái bản sắc của sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM có xu hướng chuyển sang trạng thái bản sắc đạt được và bản sắc được trao cho 5.1.5.3 Giả thuyết 3 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải có sự khác biệt về giới tính, tuổi, nơi sống, trình độ học vấn, năng lực cá nhân, các mối quan hệ, điều kiện kinh tế, vai trò cá nhân, vị trí xã hội, định hướng về tương lai trên thang đo trạng thái bản sắc ở các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM? Giả thuyết 3.1: Có sự khác biệt về giới tính, tuổi, nơi sống, trình độ học vấn, năng lực cá nhân, các mối quan hệ, điều kiện kinh tế, vai trò cá nhân, vị trí xã hội, định hướng về tương lai trên thang đo trạng thái bản sắc ở các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Giả thuyết 3.2: Không có sự khác biệt về giới tính, tuổi, nơi sống, trình độ học vấn, năng lực cá nhân, các mối quan hệ, điều kiện kinh tế, vai trò cá nhân, vị trí xã hội, định hướng về tương lai trên thang đo trạng thái bản sắc ở các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM 5.1.5.4 Giả thuyết 4 Câu hỏi nghiên cứu: Có phải tồn tại sự chênh lệch giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (xã hội, môi trường học tập/làm việc…) so với các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính…) giữa các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM? Giả thuyết 4.1: Tồn tại sự chênh lệch giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (xã hội, môi trường học tập/làm việc…) so với các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính…) giữa các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM? Giả thuyết 4.1.1: Sự chênh lệch giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (xã hội, môi trường học tập/làm việc…) nhiều hơn so với các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính…) giữa các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Giả thuyết 4.1.2: Sự chênh lệch giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (xã hội, môi trường học tập/làm việc…) ít hơn so với các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính…) giữa các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Giả thuyết 4.2: Không tồn tại sự chênh lệch giữa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài (xã hội, môi trường học tập/làm việc…) so với các yếu tố cá nhân (tuổi tác, giới tính…) giữa các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM? 12 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu ứng dụng: Nhóm nghiên cứu bằng cách vận dụng lý thuyết, cách nghiên cứu và các mô hình nghiên cứu hiện hữu để khảo sát về thực trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Từ việc nghiên cứu thực trạng, nhóm tiến hành phân tích thực trạng ấy dựa trên các số liệu để hiểu rõ các yếu tố tác động đến thực trạng này, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết phần nào thực trạng này 5.2.2 Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện bằng nghiên cứu định lượng Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát (bằng Google Form) toàn thể sinh viên K21 (Niên khóa 2021-2025) của Khoa Báo chí & Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia TP.HCM Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu còn thực hiện một số phương pháp khác như: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc các tài liệu có liên quan đến đề tài, nghiên cứu các bài nghiên cứu khoa học trước đó để có cái nhìn tổng quan về cách tiến hành đề tài Phương pháp thu thập số liệu: Thông qua form khảo sát online/phỏng vấn sâu trực tiếp, nhóm thu thập các số liệu bằng bộ câu hỏi tự xây dựng và rút ra thực trạng khủng hoảng bản sắc của sinh viên Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học: Tổng hợp số liệu thu được qua khảo sát, nhập liệu Excel và chạy phần mềm SPSS để tìm ra kết quả nghiên cứu 5.2.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu 5.2.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5.2.3.1.1 Thu thập dữ liệu sơ cấp Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu sơ cấp từ form khảo sát online Trong đó, những câu hỏi khảo sát gồm: Thông tin cá nhân: Tuổi tác, giới tính, quê quán, thu nhập (số tiền chi tiêu hàng tháng), tình trạng mối quan hệ (bạn bè, người yêu) Câu trả lời về thu nhập, tình trạng mối quan hệ được dựa theo 5 mức độ có quy ước cụ thể Khả năng nhận thức về bản thân: Bạn tự tin thế nào về mình? Bạn tự tin như nào về mức độ hoàn thành các mục tiêu của mình? Bạn có cho rằng, những mục tiêu mình đặt ra là cụ thể và khả thi? Bạn đánh giá như thế nào về mục đích sống của mình? Bạn có nhiều hơn 2 mục tiêu lớn trong 5 năm sắp tới? Tất cả câu trả lời được dựa theo thang đo 5 mức độ có quy ước cụ thể Khảo sát theo thang đo Trạng thái bản sắc EOM-EIS-2, có điều chỉnh đề phù hợp với bối cảnh Việt Nam: Thang đo có 64 mệnh đề (item), trong đó: miền đo tư tưởng gồm 32 mệnh đề, hợp thành bởi 4 lĩnh vực: Nghề nghiệp, Tôn giáo, Quan điểm chính trị, Lối sống-, miền đo mối quan hệ gồm 32 mệnh đề, hợp thành bởi 4 lĩnh vực: Tình bạn, Hẹn hò, Vai trò giới, Sở thích Đồng thời, mồi miền đo lại gồm có 4 trạng thái bản sắc: bản sắc mơ hồ, bản sắc được trao cho, bản sắc tạm hoãn, bản sắc đạt được Theo đó, mỗi trạng thái bản sắc nhận được 2 mệnh đề từ 4 lĩnh vực cùng miền đo cụ thể, cấu trúc thang đo được thể hiện theo sơ đồ dưới đây: 13 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Thang đo này trải qua khảo sát thử để điều chỉnh một số lĩnh vực (Tôn giáo thành Tâm linh, Quan điểm chính trị thành Quan điểm chính trị - xã hội) và cách diễn đạt mệnh đề sao cho phù hợp bối cảnh văn hóa Việt Nam 5.2.3.1.2 Thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập dữ liệu thứ cấp, có độ tin cậy cao từ các nghiên cứu khoa học trước đó về vấn đề tương tự: Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên Việt Nam - Nguyễn Minh Hà, Khủng hoảng bản sắc ở nữ sinh viên năm nhất các trường Đại học ở Latvia - Dr Bapi Mishra, Nghiên cứu so sánh về khủng hoảng nhận dạng ở học sinh dựa trên Tuổi, Giới tính và Trình độ học vấn - Simin Gholamrezaei… 5.2.3.2 Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu 5.2.3.2.1 Phân tích dữ liệu sơ cấp Mã hóa câu trả lời từ form khảo sát, nhập liệu Excel và tiến hành chạy số liệu bằng SPSS 5.2.3.2.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp Từ kết quả cho ra sau khi chạy SPSS, nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích và rút ra kết luận cho đề tài nghiên cứu 6 Giới hạn nghiên cứu 6.1 Giới hạn về góc độ tiếp cận Nghiên cứu được tiếp cận dưới góc độ Xã hội và dựa trên cơ sở của ngành Tâm lý học Theo đó, tài liệu tham khảo của nghiên cứu dựa trên các lý luận, nghiên cứu của chuyên ngành Tâm lý học; cách tiếp cận và phân tích chủ đề “khủng hoảng bản sắc” xuất phát từ việc nghiên cứu về tâm lý con người (cụ thể là sinh viên) trong quá trình phát triển và sử dụng các thuyết đã được đưa ra của ngành Tâm lý học; các dữ liệu thu thập, bảng hỏi tiếp cận với khách thể nghiên cứu dựa trên các khía cạnh về tâm lý của 14 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 con người, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp và gián tiếp đến “bản sắc” và “khủng hoảng bản sắc” Nghiên cứu không đề cập và tiếp cận các góc độ khác (Kinh tế, Chính trị, ) của vấn đề 6.2 Giới hạn về đối tượng và khách thể nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào việc đánh giá thực trạng và mức độ của vấn đề đối với khách thể nghiên cứu Cụ thể, nghiên cứu đi sâu vào việc tìm hiểu thực trạng đối mặt và mức độ trung bình của vấn đề “khủng hoảng bản sắc” đối với sinh viên (cụ thể là sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM), bên cạnh đó đánh giá tác động của một số yếu tố khác đến mức độ “khủng hoảng bản sắc” ở các cá nhân khác nhau Nghiên cứu không tập trung điều tra quá trình hình thành của “khủng hoảng bản sắc” hay tác động của vấn đề này đến các vấn đề xã hội, tâm lý khác Về khách thể, nghiên cứu được thực hiện với khách thể “sinh viên” và xem vấn đề “khủng hoảng bản sắc” là một giai đoạn trong quá trình phát triển của con người, không là một trạng thái xuất hiện độc lập 6.3 Giới hạn về kết quả nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu Từ các dữ liệu thu thập và nội dung nghiên cứu, các dữ liệu được phân tích và mô tả, kết quả nghiên cứu đưa ra các dự báo về mức độ và đề xuất giải pháp phù hợp để giải quyết vấn đề “khủng hoảng bản sắc” ở khách thể sinh viên mà cụ thể là sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Kết quả và những giải pháp của nghiên cứu có thể được ứng dụng thực tế hoặc trong các nghiên cứu khác thuộc ngành Tâm lý - Xã hội 7 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 7.1 Ý nghĩa khoa học Tìm hiểu và điểm luận các nghiên cứu, báo cáo… liên quan đến vấn đề nghiên cứu Từ đó, tìm ra hướng đi mới và góc độ mới cho đề tài Tìm hiểu các phương pháp và công cụ nghiên cứu cho đề tài Phân tích và làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài 7.2 Ý nghĩa thực tiễn Cung cấp và làm rõ tình trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông Tìm ra nguyên nhân, các yếu tố tác động đến vấn đề khủng hoảng bản sắc cá nhân của sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đề xuất các giải pháp để hạn chế vấn đề khủng hoảng bản sắc cá nhân ở các sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 8 Kế hoạch nghiên cứu 8.1 Kế hoạch nghiên cứu Kế hoạch thực hiện nghiên cứu: từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2022 • Từ ngày 1/9/2022 đến ngày 15/9/2022: Chọn đề tài, xác định đối tượng, mục tiêu nghiên cứu • Từ ngày 15/9/2022 đến ngày 15/10/2022: Thu nhập, tìm kiếm tài liệu tham 15 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 khảo sơ cấp và thứ cấp • Từ ngày 15/10/2022 đến ngày 31/10/2022: Nghiên cứu và viết cơ sở lý luận • Từ ngày 31/10/2022 đến ngày 15/11/2022: Thiết kế bảng hỏi/phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến,… • Từ ngày 15/11/2022 đến ngày 30/11/2022: Phân tích và xử lý số liệu • Từ ngày 1/12/2022 đến ngày 15/12/2022: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu, thống kê mô tả, đề xuất giải pháp và hoàn tất viết bài nghiên cứu Nộp cho giảng viên hướng dẫn đọc soát và góp ý chỉnh sửa • Từ ngày 15/12/2022 đến hết ngày 31/12/2022: Hoàn thiện và nộp bài nghiên cứu hoàn chỉnh • 8.2 Phân công nhiệm vụ Thành viên MSSV Nhiệm vụ Đánh 2156050005 giá Phạm Vũ Đức 2156050003 - Viết phần các bước chọn đề tài (%) Bình 2156050097 - Viết phần đặt vấn đề 2156050126 - Tìm kiếm và phân tích nguồn tài liệu tham khảo 100% (Nhóm trưởng) 2156050121 - Viết phần tổng quan tài liệu nghiên cứu - Viết phần tiếp cận nghiên cứu 100% Nguyễn Ngọc Gia - Viết phần khung nghiên cứu 99% Bảo - Viết phần giả thuyết nghiên cứu 98% - Viết các bước lựa chọn đề tài Phạm Đình Huy - Viết mục đích nghiên cứu 93% - Thực hiện phần thao tác hóa khái niệm Nguyễn Hđơk - Tìm kiếm và phân tích tài liệu tham khảo Thu Thảo - Viết giới hạn nghiên cứu - Đề xuất đề tài Nguyễn Thị - Viết phần lý do chọn đề tài Thanh Tâm - Tìm kiếm và phân tích tài liệu tham khảo - Viết phần phương pháp nghiên cứu - Tìm kiếm và phân tích tài liệu tham khảo - Chỉnh sửa bảng tổng quan tài liệu nghiên cứu - Viết phần kế hoạch nghiên cứu - Tổng hợp tài liệu tham khảo - Viết phần đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Đề xuất đề tài - Đặt tên đề tài - Tìm kiếm và phân tích tài liệu tham khảo - Chỉnh sửa các bước chọn đề tài - Bổ sung khái niệm phần lý do chọn đề tài 16 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 - Tìm kiếm và phân tích tài liệu tham khảo Dương Ngọc Nhã - 2156050130 - Viết phần ý nghĩa đề tài Bổ sung số liệu, định nghĩa phần lí do chọn đề tài 92% Vy - Viết phần đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 8.3 Bố cục đề tài Bên cạnh phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, biểu đồ và hình ảnh, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung đề tài sẽ bao gồm ba chương sau: Chương 01: Cơ sở lý luận về thực trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Chương 02: Tổ chức nghiên cứu thực trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM Chương 03: Giải pháp xử lý thực trạng khủng hoảng bản sắc cá nhân ở sinh viên K21 Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại học KHXH&NV, ĐHQG-HCM 9 Tài liệu tham khảo Doãn Nhàn (2022) 5 năm qua, quy mô sinh viên tăng nhưng tỷ lệ tốt nghiệp lại giảm Giáo Dục Việt Nam https://giaoduc.net.vn/5-nam-qua-quy-mo-sinh-vien-tang-nhung-ty-le- tot-nghiep-lai-giam-post229122.gd Mai Hoa Identity crisis: Khủng hoảng bản sắc điều tất yếu để trưởng thành (2022, November 7) Vietcetera Truy xuất từ https://vietcetera.vn/vn/identity-crisis-khung-hoang-ban- sac-dieu-tat-yeu-de-truong-than Nam Nguyễn (n.d.) Quá Trình Hình Thành Bản Sắc Ở Giới Trẻ: Tác Dụng Trái Chiều Của Các Mối Quan Hệ, Cộng Đồng Và Giới Tính InPsychOut Nguyễn Minh Hà (2020) Đặc điểm bản sắc cá nhân ở thanh thiếu niên Đại học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội doi:10.17770/sie2016vol1.1527 Nguyễn Minh Hà (2021) Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên: một nghiên cứu cắt ngang trên thanh thiếu niên Việt Nam Tạp chí Tâm lý học, số 8 Truy xuất từ https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/330865/CVv211S0 82021079.pdf 17 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Nguyễn Minh Hà (2020) Trạng thái bản sắc ở thanh thiếu niên và mối quan hệ của nó với lòng tự trọng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG Hà Nội, Tạp chí Tâm lý học, số 1 (262) Ta Mai (2020) Khủng hoảng bản sắc Identity Crisis Acrazymind Truy xuất từ https://acrazymind.vn/khung-hoang-ban-sac-identity-crisis Aivis D (2016) The Identity Crisis of First-year female students at Latvian Universities and their socio demographic indicators Society Integration Education Proceedings of the International Scientific Conference, (vol.1), 1527 doi:10.17770/sie2016vol1.1527 Andrews, Ernest E (1967) The Residential College Student- A Study in Identity Crisis Retrieved from https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED025825.pdf Anju K., Khwairakpam S., Shalini A (2022) Aspect of Identity Crisis Faced by Adolescents: A Comparative Study of Rudrapur and Lucknow 9 (2), 165-168 Bapi M (2014) A study on Self Identity Crisis of Secondary Students International Journal of Informative & Futuristic Research (IJIFR), 2 (4), 1119-1124 Daisy S., Komal C (2021) Impact of identity process on psychological well-being of adolescents The International Journal of Indian Psychology, 9(1), 769-786 doi:10.21276/apjhs.2022.9.2.33 Dragana V S., Luka R M , Sanja M D (2014) Identity Crisis in the young blind and their impression of peer support, 241–258 doi:10.5937/socpreg1402241S Elisha S D M., Faukha I S ,Putu T P W., Nadila D A., Moses G R P (2022) Identity Crisis As A Threat Among Indonesian Young Generations, (Vol 30), 1 - 9 doi:10.22146/jp.75792 18 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com) lOMoARcPSD|38896048 Erik H Erikson (1970) Autobiographic Notes on the Identity Crisis The Making of Modern Science: Biographical Studies, 99 (30), 730 - 759 Retrieved from https://www.jstor.org/stable/20023973 Fateme M., Khodaar O (2022) Suicide resilience, identity crisis and quality of life in burned adolescents Nursing Open, 00, 1–1 doi:10.1002/nop2.1303 Fawaz M A Al S., Anas M H N and Aparna A A (2021) Identity Crisis among adolescents of Third - Secondary School Natural Volatiles & Essential Oils (NVEO), 8(4), 1432-1440 Retrieved from https://www.nveo.org/index.php/journal/article/download/278/250/267 Hossein A H., Muhammad A., Leila H (2018) Heirs of Ambivalence: The Study of the Identity Crisis of the Second-Generation Indian Americans in Jhumpa Lahiri’s Interpreter of Maladies International Journal of Applied Linguistics & English Literature, 7(2), 113-120 Retrieved from www.ijalel.aiac.org.au Karthika R N., Justine K J and K R S (2015) Identity Crisis Among Early Adolescents in Relations to Abusive Experiences in the Childhood Journal of Psychosocial Research, (Vol 10), 165-173 Lori L (2022, ngày 11 tháng 3) What is an identity crisis? Medical News Today Retrieved from https://www.medicalnewstoday.com/articles/identity- crisis#coping-tips Mast H (2012) Are you having an idetity crisis ? Retrieved from https://www.psychologytoday.com/us/blog/fulfillment-any-age/201203/are- you-having-identity-crisis McLeod, S A (2018) Erik erikson's stages of psychosocial development Simply Psychology Retrieved from www.simplypsychology.org/Erik-Erikson.html 19 Downloaded by NUOC LOC (nuocloc.11@gmail.com)

Ngày đăng: 15/03/2024, 16:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w