Nghiên cứu khoa học sinh viên hoạt động giao tiếp tiếng đức của sinh viên khoa ngữ văn đức trường đh khxhnv, đhqg hcm

14 3 0
Nghiên cứu khoa học sinh viên hoạt động giao tiếp tiếng đức của sinh viên khoa ngữ văn đức trường đh khxhnv, đhqg hcm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNKhoa: Ngữ Văn ĐứcĐỀ CƯƠNGNGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊNHOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOANGỮ VĂN ĐỨC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Khoa: Ngữ Văn Đức ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TIẾNG ĐỨC CỦA SINH VIÊN KHOA NGỮ VĂN ĐỨC TRƯỜNG ĐH KHXH&NV, ĐHQG HCM GV hướng dẫn: Cao Thị Châu Thủy Các thành viên: Nguyễn Hoài Bảo Anh - 2257050006 Nguyễn Bá Đức Anh - 2257050005 Nguyễn Ngọc Vân Anh - 2257050007 Nguyễn Thị Phương Bình - 2257050010 Vương Thị Diễm My - 2257050030 Lê Triết Thương Huyền - 22570500 Trần Ngọc Minh Huyền - 2257050044 Nguyễn Mai Anh Tú - 2257050045 Đặng Phúc Tường Vy - 2257050056 1 Lý do chọn đề tài Trong xu hướng của nền kinh tế hội nhập như hiện nay, ngoài kiến thức chuyên môn cần thiết thì ngôn ngữ chính là một kỹ năng quan trọng Để thành thạo một ngôn ngữ thì cần phải giao tiếp có hiệu quả Theo “Từ điển Tâm lý học” của Vũ Dũng, giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển tiếp xúc giữa cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động và bao gồm hàng loạt các yếu tố như trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược hoạt động thống nhất, tri giác và tìm hiểu người khác Và đối với sinh viên ngành ngôn ngữ, đặc biệt là sinh viên ngành Ngôn ngữ Đức, việc giao tiếp là vô cùng quan trọng Bởi để có thể thành thạo và giao tiếp ngôn ngữ thì cần cả bốn kỹ năng và áp dụng được các thuật ngữ, từ, thành ngữ để hỗ trợ, làm phong phú trong việc giao tiếp (Debbie Zacarian, Mastering Academic Language) Tuy nhiên thực tế cho thấy, không phải sinh viên nào học ngôn ngữ cũng có thể giao tiếp hiệu quả Sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên khối ngành Ngôn ngữ Đức nói riêng vẫn còn đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình học Qua quan sát, chúng tôi đưa ra được nhận định rằng đa phần sinh viên hiện nay chưa tìm được cho mình một phương pháp học tập đúng đắn và chưa có khả năng vận dụng, thực hành ngôn ngữ mình đã học vào các tình huống thực tế Mặc dù đã được cho là thành thạo nhưng hầu hết sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp đại học không thể giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp hay những du khách đến từ các nền văn hóa khác nhau Hiện tại đa số sinh viên ngành Ngôn ngữ Đức khóa 30 đã sang học kì II của năm nhất nhưng điểm kỹ năng nói lại chỉ nằm ở mức trung bình, khó có thể nào tự mình tạo ra được một cuộc hội thoại mà không bị rập khuôn bởi bài học hay sách vở Đây được xem là thực trạng chung của sinh viên học ngoại ngữ, đặc biệt là sinh viên khối ngành Ngôn ngữ Đức Nhận thấy đây là vấn đề khá thiết yếu nên chúng tôi quyết định chọn đề tài "Thực trạng hoạt động giao tiếp Tiếng Đức của sinh viên khoa Ngữ văn Đức trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG HCM" với mục đích để tìm hiểu về khả năng vận dụng tiếng Đức Đồng thời, phát hiện ra những mặt hạn chế và những hậu quả xuất 1 phát từ hoạt động giao tiếp không hiệu quả thông qua việc học và sử dụng tiếng Đức của sinh viên 2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu:  Khảo sát và phân tích về hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên khoa Ngữ văn Đức trường ĐH KHXH&NV  Tìm ra những khó khăn trong hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên  Phân tích đánh giá hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên khoa ngữ văn Đức trường KHXH&NV 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:  Xác định hệ thống cơ sở lý luận nghiên cứu về hoạt động giao tiếp tiếng Đức  Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên khoa ngữ văn Đức trường KHXHV&NV 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu của đề tài là hoạt động học tiếng Đức của sinh viên Đối tượng nghiên cứu là hoạt động giao tiếp tiếng Đức 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Về nội dung: Bài nghiên cứu của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên khoa Ngữ văn Đức trong trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM Qua bài nghiên cứu này, chúng sẽ chỉ ra những nguyên nhân, vấn đề và tác nhân ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên khoa Ngữ văn Đức 4.2 Về không gian: 2 Đối tượng khảo sát: là sinh viên năm nhất thuộc khoa Ngữ văn Đức tại trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM, gồm hai hệ đào tạo: đại trà và chất lượng cao Địa điểm thực hiện bài nghiên cứu: trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG- HCM 4.3 Về thời gian: Trong 7 tuần ( từ 21/4/2023 đến 16/6/2023) 5 Giả thuyết nghiên cứu 5.1 Hoạt động giao tiếp của sinh viên khoa Ngữ văn Đức tại trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP.HCM có nhiều hạn chế 5.1.1 Môi trường giao tiếp và quy mô sử dụng tiếng Đức khiến khó khăn trong việc thực hành giao tiếp của sinh viên khoa Ngữ văn Đức gia tăng  Quy mô người nói và biết tiếng Đức còn nhỏ và ít  Môi trường để sinh viên thực hành giao tiếp tiếng Đức chủ yếu chỉ là với giảng viên và bạn học tại lớp học 5.1.2 Đối với một ngôn ngữ khó như tiếng Đức, thực hành giao tiếp là điều cần thiết 6 Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu của chúng tôi như sau:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: thu thập các thông tin liên quan đến cơ sở lý thuyết của bài nghiên cứu, kết quả nghiên cứu về hoạt động giao tiếp tiếng Đức của sinh viên đã được nghiên cứu trước đó Phương pháp này giúp cho việc soạn thảo câu hỏi cho bảng hỏi trở nên thuận tiện hơn và có cơ sở lý luận  Phương pháp quan sát: sử dụng các giác quan để quan sát đối với đối tượng nghiên cứu là hoạt động giao tiếp tiếng Đức  Phương pháp bảng hỏi: sau khi thu thập, lược khảo tài liệu và có những thông tin từ những bài nghiên cứu tham khảo, dựa vào những thông tin đó 3 và lập ra bảng hỏi để khảo sát các sinh viên năm nhất khoa Ngữ văn Đức, ĐH KHXH&NV, ĐHQG  Phương pháp thống kê: sử dụng phương pháp thống kê để phân tích và đánh giá dữ liệu đã thu thập được từ việc khảo sát Dùng phương pháp thống kê như phân tích tương quan, phân tích hiệp phương sai và kiểm định giả thuyết để đánh giá và phân tích dữ liệu 7 Lược khảo tài liệu 7.1 Bài nghiên cứu tham khảo: "Những khó khăn khi nói tiếng Đức của người học"Trường hợp nghiên cứu tại Indonesia Do Dewi Kartika Ardiyani (giảng viên tại Đại học Negeri Malang) và Rofi'Ah Rofi'ah (Thạc sĩ giáo dục Khoa văn học Đức tại Đại học Negeri Malang) nghiên cứu Báo cáo trong hội nghị: Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về Ngôn ngữ, Giáo dục và Văn hóa (ISOLEC 2021) Tại: Đại học Negeri Malang Tập: Những tiến bộ trong nghiên cứu khoa học xã hội, giáo dục và nhân văn (Tập 6) Tháng 12 năm 2021 7.2 Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài nghiên cứu:  Sử dụng phối hợp các phương pháp như: phương pháp định tính và mô tả Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi  Công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi được mở thông qua biểu mẫu Google với câu hỏi "Bạn gặp khó khăn gì khi nói tiếng Đức?"( "What difficulties do you face in speaking German?")  Nghiên cứu được thực hiện tại Chương trình tiếng Đức tại Đại học Bang Malang (UM) trong khóa học Đàm thoại Họ đang học học kỳ 4 và tham gia lớp học Konversation (Hội thoại) cho năm học 2020/2021 bao gồm 65 sinh viên (từ ba lớp)  Sau khi dữ liệu được thu thập, thực hiện phân tích dữ liệu để trả lời các mục tiêu của nghiên cứu Các phân tích được thực hiện bằng cách sắp xếp dữ liệu, phân loại những trở ngại trong việc nói tiếng Đức và giảm 4 dữ liệu để lọc ra dữ liệu quan trọng Sau đó, một phân tích chuyên sâu đã được thực hiện dựa trên các lý thuyết và nghiên cứu có liên quan 7.3 Quá trình nghiên cứu: Nghiên cứu của Dewi Kartika Ardiyani & Rofi'Ah Rofi'ah, 12/2021 [1] cho thấy những vấn đề khi nói tiếng Đức bao gồm 7.3.1 Khía cạnh ngôn ngữ Khía cạnh ngôn ngữ (Linguistic Aspects) là vấn đề chính trong việc nói tiếng Đức Những phát hiện này chỉ ra rằng những khó khăn khi nói một ngoại ngữ mà người học tiếng Anh và tiếng Đức gặp phải là hơi khác nhau Trong các nghiên cứu trước đây, vấn đề nổi trội nhất trong việc nói tiếng Anh là vấn đề tâm lý Trong nghiên cứu này, vấn đề chiếm ưu thế nhất là "Khía cạnh ngôn ngữ" Ví dụ như thiếu ngữ pháp, khó phát âm tiếng Đức và thiếu từ vựng Ý kiến của Richards [2] cho rằng có một số vấn đề điển hình của người học ngôn ngữ khi nói, ví dụ như: thiếu từ vựng cần thiết để nói, ngữ pháp kém và phát âm kém 7.3.2 Thiếu thông thạo ngữ pháp 1 Khó khăn chung vẫn thường gặp khi nói tiếng Đức là ngữ pháp 2 Trong khi nói vẫn luôn suy nghĩ về ngữ pháp 3 Không thể nói một cách tự nhiên vì tiếng Đức có nhiều ngữ pháp phức tạp 4 Không biết nhiều về cấu trúc của một số câu Dựa trên dữ liệu 1-3, ta biết rằng tiếng Đức đối với người học có ngữ pháp phức tạp và không dễ, vì vậy họ gặp khó khăn khi nói trôi chảy Vì trong khi nói, họ thường có xu hướng tập trung vào ngữ pháp Dữ liệu 4 cho thấy người học có ngữ pháp kém Điều này ủng hộ quan điểm của Shen & Chiu [3] rằng: ngữ pháp kém có thể là một trở ngại khi nói một ngoại ngữ Vấn đề thiếu thông thạo ngữ pháp là một trở ngại trong việc nói một ngoại ngữ cũng có thể được nhìn thấy trong các dữ liệu sau: 5 5 Nói trực tiếp với ngữ pháp thích hợp 6 Ngữ pháp thích hợp trong tiếng Đức 7 Xây dựng câu hay và đúng 8 Đôi khi vẫn nhầm lẫn cấu trúc đúng hay sai Dựa trên dữ liệu 5-8, người ta biết rằng sinh viên gặp khó khăn khi nói vì họ có xu hướng tập trung vào việc tạo thành các câu đúng ngữ pháp Nó cho thấy rằng mối quan tâm chính của họ là sự phù hợp và chính xác của ngữ pháp chứ không phải hiệu quả hay thành công của giao tiếp Do đó, họ có xu hướng tập trung vào việc xây dựng câu đúng chứ không phải làm thế nào để người đối thoại có thể hiểu ý muốn nói Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong các dữ liệu sau: 9 Khó khăn đầu tiên là xử lý các từ thành câu 10 Việc sắp xếp từ trong khi nói tiếng Đức 11 Cảm thấy khó lúc soạn câu khi nói tiếng Đức 12 Lúng túng trong việc ghép từ và suy nghĩ quá nhiều dẫn tới khó có thể nói 13 Sắp xếp từ thành câu sao cho phù hợp Từ dữ liệu 9-13, được biết học sinh có khó khăn trong việc xây dựng câu bằng tiếng Đức Họ nhầm lẫn giữa sắp xếp và tạo từ thành câu Những dữ liệu này xác nhận thêm rằng người học có xu hướng tập trung vào ngữ pháp hơn là giao tiếp thành công Ngoài ra, có những vấn đề ngữ pháp cụ thể khi nói một ngoại ngữ Cụ thể, các vấn đề ngữ pháp mà người học gặp phải trong nghiên cứu trước đây đã được thực hiện trong các lớp học tiếng Anh, họ có vấn đề về hiểu các "thì" Có vấn đề trong việc phân biệt các phần của lời nói và sử dụng các thì động từ khuyết thiếu [4] Trong nghiên cứu này, những khó khăn ngữ pháp mà người học gặp phải khi nói tiếng Đức như sau: 14 Còn bối rối trong văn phong soạn câu, bởi vì giọng điệu khác nhau, nhầm lẫn thứ tự đặt câu vì thứ tự khác nhau Ví dụ như câu hỏi khác câu khẳng định và còn có những ví dụ khác nữa 6 15 Rất khó để viết câu đúng và chính xác ( correctly and precisely) Ngoài ra cũng chưa nhớ quy tắc mạo từ và trường hợp của nó 16 Rất khó để sử dụng mạo từ 17 Quy tắc của mạo từ và cách sử dụng các biến cách trong tiếng Đức ( accusative, dative, genitive) 18 Mạo từ, ngữ pháp 19 Vẫn suy nghĩ về mạo từ khi sắp đề cập đến danh từ Đặc biệt là giới từ ( prepositions) Ví dụ der Stuhl Trong câu: Ich will neben dem Stuhl sitzen, khi nói "dem", vẫn còn suy nghĩ, có đúng là dem hay không Dựa trên dữ liệu 14, người học gặp khó khăn trong việc sắp xếp trật tự từ trong câu khiến tiếng Đức có trật tự độc đáo và khác biệt so với tiếng Anh và tiếng mẹ đẻ của người học, ( nghiên cứu trong trường hợp tiếng Indonesia) Một ví dụ có thể được thấy từ dữ liệu 14 là trật tự từ trong câu tường thuật và câu nghi vấn Ngoài ra, trong các câu tiếng Đức phổ biến, động từ ở vị trí thứ hai Tuy nhiên, vị trí của động từ có thể thay đổi nếu chúng ta sử dụng một số liên từ nhất định Các ngữ pháp phức tạp tiếp theo là mạo từ, trường hợp và giới từ ( articles cases, and prepositions), các học viên tiếng Indonesia tại UM gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và hiểu cách sử dụng các mạo từ Có ba giới tính ngữ pháp bằng tiếng Đức cho nam tính, nữ tính và trung tính Các giới tính này thay đổi theo trường hợp ngữ pháp và số lượng, so với chỉ một giới tính cố định trong tiếng Anh hoặc tiếng mẹ đẻ của người học Do đó, việc hiểu các mạo từ là rất quan trọng vì mạo từ ảnh hưởng đến: giới tính, số, trường hợp, và giới từ Tiếng Đức có các đặc điểm cú pháp khó, với bốn trường hợp của nó, cụ thể là nominative, accusative, dative and genitive cho tất cả các từ không phải, đại từ và tính từ Do đó, nó được coi là một ngôn ngữ có tính biến tấu và phái sinh cao ( highly inflectional and derivational language ) so với tiếng Anh 7.3.3 Phát âm tiếng Đức khó 7 Vấn đề tiếp theo từ khía cạnh ngôn ngữ là phát âm Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng nói Nó có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác như nghe và thậm chí cả ngữ pháp Vì vậy, nó thường trở thành một trở ngại đối với người học ngoại ngữ Nghiên cứu này hỗ trợ cho những lo lắng trước đây rằng phát âm thường là một vấn đề khi nói [4] Những vấn đề này có thể được nhìn thấy trong các dữ liệu sau 20 Articulation hoặc pronunciation, đặc biệt là từ vựng mới 21 Phát âm 22 Người học gặp khó khăn trong việc phát âm 23 Phát âm sai 24 Phát âm của một số từ 25 Phát âm chuẩn và hay 26 Phát âm tiếng Đức chưa trôi chảy 27 Nhiều từ khó để phát âm và đánh vần 28 Nhiều người cho rằng họ gặp khó khăn khi phát âm và nói lưu loát Dữ liệu 20-28 cho thấy người học gặp khó khăn khi phát âm một số từ trong tiếng Đức Họ cảm thấy khó đánh vần và thường phát âm sai các từ tiếng Đức nói rằng cách phát âm và đánh vần tiếng Đức có xu hướng dễ hơn tiếng Anh vì cách viết các từ trong tiếng Đức hầu hết giống với cách phát âm của chúng [4] Ngược lại, nghiên cứu này cho thấy phát âm trở thành vấn đề lớn thứ hai mà người học gặp phải khi nói tiếng Đức 29 Khó khăn khi phải nói tiếng Đức, sự khác biệt trong cách phát âm 30 Cách phát âm khi nguyên âm gặp nguyên âm Dữ liệu 29 cho thấy khó khăn trong việc phát âm do sự khác biệt về giọng nói trong một số chữ cái Nói chung, tiếng Đức cũng như tiếng Anh và tiếng Indonesia có 26 bảng chữ cái, nhưng tiếng Đức còn có thêm các chữ cái có âm sắc khác là ä, ö, ü và ß Nói chung, cách phát âm gần giống nhau, ngoại trừ chữ j, được đọc giống như chữ y (ja âm thanh là ya) Ngoài ra, còn có các nguyên âm đôi và âm đặc biệt Sự kết hợp của một số chữ cái có thể tạo thành một âm thanh mới Đây cũng là một vấn đề đối với học sinh như ở dữ liệu 30 8 Khó khăn tiếp theo của việc phát âm là một trong những trở ngại khi nói tiếng Đức đó là chất giọng (accent): 31 Chất giọng 32 Phát âm vẫn còn kém vì giọng vẫn còn mang nặng "accent" của ngôn ngữ mẹ đẻ Trong nghiên cứu của Shen & Chiu [3] họ tin rằng nếu họ có thể nói với ngữ điệu và cách phát âm gần giống người bản xứ, họ sẽ cảm thấy tự hào và tự tin hơn khi giao tiếp với người khác Ngoài ra, một số học viên giải thích rằng họ gặp khó khăn khi phát âm các chữ cái ä và r Có thể là do người học không quen sử dụng các chữ cái và cách phát âm trong tiếng Đức, Tiếng Anh và tiếng Indonesia có sự khác nhau 7.3.4 Thiếu từ vựng Khó khăn tiếp theo khi nói tiếng Đức từ khía cạnh ngôn ngữ là từ vựng Học từ vựng là trung tâm của việc giảng dạy ngôn ngữ và có tầm quan trọng tối cao đối với người học ngôn ngữ [5] Do đó, việc thiếu vốn từ vựng có thể là một rào cản đối với việc nói một ngoại ngữ Có thể thấy như: 33 Việc sử dụng (ý nghĩa và ngữ cảnh) của một số từ vựng 34 Thiếu thông thạo ngữ pháp Vấn đề từ vựng vẫn đang trở thành một vấn đề lớn đối với việc nói của sinh viên Nó hỗ trợ nghiên cứu rằng từ vựng ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất nói Những người học thiếu từ vựng có xu hướng gặp khó khăn khi nói Từ số liệu 35- 39 có thể thấy rằng người học đang gặp phải tình trạng thiếu từ vựng Họ có thể có một ý tưởng và biết những gì để nói bằng ngôn ngữ đầu tiên của họ, nhưng họ không biết làm thế nào họ nên nói điều đó bằng tiếng Đức Ngoài ra, người học còn không biết hoặc quên một số từ vựng như sau: 35 Khó nhớ mạo từ và từ vựng 36 Đôi khi còn quên từ vựng Dữ liệu 37-38 phát hiện rằng người học đang thiếu từ vựng, điều này cản trở khả năng nói của họ Từ đó hỗ trợ cho phát hiện trong nghiên cứu trước đó, rằng 9 việc thiếu từ vựng có thể là một trở ngại trong việc nói của người học ngoại ngữ cả tiếng Anh và tiếng Đức [3] Từ vựng có quan hệ mật thiết với ngữ pháp Ngay cả khi một người có nhiều vốn từ vựng, nhưng nếu không thể kết hợp nó theo một cấu trúc đúng và ngữ cảnh phù hợp, nó không có ý nghĩa gì cả Tuy nhiên, một số học viên nắm chắc ngữ pháp và từ vựng nhưng vẫn gặp khó khăn khi nói, có thể do một vấn đề tâm lý nào đó gây ra tình trạng này 7.4 Kết luận được đưa ra: Nói là một kỹ năng ngôn ngữ có mức độ khó cao hơn và phức tạp hơn Những khó khăn mà người học tiếng Đức ở Indonesia gặp phải, tại Đại học Negeri Malang khi nói tiếng Đức là các khía cạnh ngôn ngữ Ví dụ như thiếu thông thạo ngữ pháp, phát âm tiếng Đức khó và thiếu từ vựng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ardiyani, D K., & Rofi’ah, N (2021) Learners’ German Speaking Difficulties: A Case Study in Indonesia In Advances in social science, education and humanities research Atlantis Press https://doi.org/10.2991/assehr.k.211212.010 [2] Richards, J (2009) Teaching Listening and Speaking From Theory to Practice ResearchGate https://www.researchgate.net/publication/255634567_Teaching_Listening_and_Speaking _From_Theory_to_Practice [3] Shen, M., & Chiu, T (2019) EFL Learners’ English Speaking Difficulties and Strategy Use Education and Linguistics Research, 5(2), 88 https://doi.org/10.5296/elr.v5i2.15333 [4] Ishag, A., Altmayer, C., & Witruk, E (2015) A comparative self-assessment of difficulty in learning English and German among Sudanese students Journal of Language and Cultural Education, 3(2), 32–38 https://doi.org/10.1515/jolace-2015-0012 10 [5] Alqahtani, M (2015a) The importance of vocabulary in language learning and how to be taught International Journal of Teaching and Education, III(3), 21–34 https://doi.org/ 10.20472/te.2015.3.3.002 11 BẢNG ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CỦA NHÓM Tên nhóm: Sống như những đóa hoa Họ và tên MSSV Hoạt động trên Hoạt động trong Số buổi Tổng Ghi lớp (trình bày, nhóm (số buổi vắng điểm chú Nguyễn Hoài Bảo Anh 2257050006 đặt câu hỏi) tham gia, hiệu 2đ 10đ Nguyễn Ngọc Vân Anh 2257050007 quả làm việc) Vương Thị Diễm My 2257050030 4đ Đi học Nhóm Đặng Phúc Tường Vy 2257050056 3.5đ 4đ đầy đủ trưởng Trần Ngọc Minh Huyền 2257050044 4đ Lê Triết Thương Huyền 2257050024 3.5đ 2đ Nguyễn Bá Đức Anh 2257050005 4đ Vắng 1 3.5đ 4đ buổi 3đ 1đ 4đ Đi học 3.5đ đầy đủ 4đ 2đ 3.5đ Vắng 1 4đ buổi 3.5đ 1đ 4đ Đi học đầy đủ 2đ Vắng 1 buổi 1đ Đi học đầy đủ 2đ Nguyễn Mai Anh Tú 2257050045 3.5đ 3.5đ Vắng 1 buổi 1đ Nguyễn Thị Phương Bình 2257050010 3.5đ 4đ Vắng 1 buổi 1đ

Ngày đăng: 23/03/2024, 14:47

Tài liệu liên quan