1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Skkn 2023) một số giải pháp nâng cao chất lượng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt đinh tiên hoàng

90 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Học Sinh Giỏi Môn Ngữ Văn Ở Trường THPT Đinh Tiên Hoàng
Tác giả Ngô Thị Thu Hiền, Tô Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Hải Vân, Nguyễn Thị Liên, Phạm Thị Xoan
Trường học THPT Đinh Tiên Hoàng
Chuyên ngành Ngữ văn
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2023
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung chươngtrình, phối kết hợp với phụ huynh học sinh… - Ban giám hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thô

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình

Chúng tôi ghi tên dưới đây:

T

Ngày, tháng năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỉ lệ (%)đóng góp vào việc tạo

ra sáng kiến

01 Ngô Thị Thu Hiền 04/06/1984

THPT Đinh TiênHoàng

Giáoviên

Thạc sĩNgữVăn

60%

02 Nguyễn Thị Liên 04/04/1977

THPT Đinh TiênHoàng

Giáoviên

Thạc sĩNgữ văn 10%

03 Tô Thị Hồng Nhung 08/07/1985 THPT Đinh

Tiên Hoàng

Giáoviên

Thạc sĩNgữ văn 10%

04 Nguyễn Thị Hải Vân 15/06/1978 THPT Đinh

Tiên Hoàng

Giáoviên

Cử nhânNgữ văn 10%

05 Phạm Thị Xoan 20/11/1976 THPT Đinh

Tiên Hoàng

Tổtrưởngchuyênmôn

Cử nhânNgữ văn 10%

n

Trang 2

* Đối với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn

- Xây dựng kế hoạch, triển khai tới tổ trưởng chuyên môn và giáo viên phụ trách độituyển Tổ chức Hội nghị giáo viên phụ trách các đội tuyển ngay từ đầu năm học để phân tích,đánh giá tình hình đội tuyển và đề ra một số giải pháp chính nhằm nâng cao chất lượng mũinhọn Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng đội tuyển Quản lí thời gian dạy học theo số buổi quyđịnh Giao quyền chủ động cho giáo viên trong việc xây dựng kế hoạch, nội dung chươngtrình, phối kết hợp với phụ huynh học sinh…

- Ban giám hiệu đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên thông qua kết quả điểm thicủa học sinh

* Đối với giáo viên bồi dưỡng đội tuyển

- Công tác lựa chọn đội tuyển

Giáo viên thường căn cứ vào một số tiêu chí sau:

+ Những học sinh đã tham gia và có giải cấp thành phố hoặc cấp tỉnh về môn Ngữ Văncấp THCS Những học sinh có điểm trúng tuyển vào trường môn Ngữ Văn cao nhất

+ Sàng lọc qua một số bài thi chọn đội tuyển đầu năm học do giáo viên phụ trách độituyển tự ra đề

- Xây dựng nội dung chương trình

+ Nội dung chương trình được xây dựng theo từng năm học Giáo viên phụ trách độituyển hoàn toàn chủ động trong việc xây dựng Học sinh thường không được biết chươngtrình học của mình xuyên suốt năm học đó

+ Chương trình được xây dựng bám sát vào chuẩn kiến thức và kĩ năng do Bộ Giáo dụcquy định Ngoài ra có một số chuyên đề được nâng cao và chuyên sâu

- Phương pháp và hình thức dạy học

+ Phương pháp chủ yếu được lựa chọn là thuyết trình, cắt nghĩa, giảng giải Với mỗichuyên đề, học sinh sẽ được nghe giáo viên giảng trên lớp, sau đó giáo viên giao bài tập vềnhà, qua đó các em củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng viết bài

+ Bên cạnh đó, thỉnh thoảng các em cũng được thảo luận nhóm, chữa bài và chấm chéo

để rút kinh nghiệm

- Kiểm tra đánh giá

+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy kiểm tra đánh giá học sinh sau mỗi chuyên đề Kiểm trađánh giá chủ yếu thông qua bài viết của học sinh với các mức độ tăng tiến từ dễ đến khó

n

Trang 3

+ Tổ chuyên môn và nhà trường tiến hành đánh giá học sinh qua các kỳ thi học sinh giỏicấp trường vào cuối năm học.

b Ưu điểm và nhược điểm

* Ưu điểm

- Với cách làm như trên, công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu, tổ chuyên môn không gây

áp lực và căng thẳng với giáo viên Giáo viên gần như được chủ động hoàn toàn từ khâu lựachọn đội tuyển, xây dựng chương trình, tổ chức giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh…

- Việc thành lập đội tuyển nhanh gọn, không mất nhiều thời gian và công sức của giáoviên Chương trình học đảm bảo tính vừa sức, học sinh không quá bị áp lực và căng thẳng.Giáo viên chủ động cung cấp kiến thức vì vậy học sinh tiếp thu kiến thức liền mạch, logic và

có hệ thống Việc kiểm tra đánh giá của giáo viên thuận tiện và dễ thực hiện

* Nhược điểm

- Công tác chọn đội tuyển của giáo viên phụ trách chỉ tập trung vào kết quả điểm số củahọc sinh qua các kỳ thi, kỳ kiểm tra là chủ yếu Vì thế đã bỏ sót không ít học sinh có năngkhiếu cảm thụ văn học nhưng vì lí do này, lí do khác mà các em chưa được phát hiện và nuôidưỡng tình yêu đối với văn học Với cách tuyển chọn này, giáo viên chưa thực sự gần gũi,chia sẻ, thấu hiểu và đồng cảm; chưa truyền được lửa nhiệt tình cũng như tình yêu và sự đam

mê tới các em

- Việc xây dựng chương trình theo từng theo năm học riêng lẻ khiến học sinh khôngnắm được chương trình học tổng thể Chương trình được xây dựng chưa chú ý đến việc phânhóa học sinh theo năng lực, điều này đã hạn chế rất nhiều đến khả năng tự học, tự tìm tòi,sáng tạo của học sinh

- Về phương pháp và hình thức giảng dạy: do có ít thời gian nên phương pháp giảng dạychủ yếu vẫn là thuyết trình Điều này khiến cho việc tiếp nhận của học sinh mang tính thụđộng, phụ thuộc nhiều vào thầy cô; đánh mất khả năng tìm tòi, sáng tạo đặc biệt là tư duyphản biện của học sinh giỏi Hơn nữa, phương pháp thuyết trình được lặp lại ở các tiết học sẽgây ra cảm giác nhàm chán, mệt mỏi, học sinh không tìm thấy một sự hứng thú và mong đợi

ở các tiết học tiếp theo

- Công tác kiểm tra đánh giá cũng bộc lộ một số nhược như: chỉ đánh giá được nănglực viết, làm bài của học sinh; còn bỏ qua chưa đánh giá được rất nhiều các năng lực cần thiếtkhác như năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực công nghệ…)

Như vậy, bản chất của các giải pháp cũ vẫn là lấy giáo viên làm trung tâm, học sinhkhông được tham gia nhiều vào các hoạt động học đa dạng, không được tham gia xây dựng,góp ý chương trình học tập cho chính bản thân mình Giáo viên hoàn toàn chủ động xây dựngchương trình, chủ động trong việc cung cấp kiến thức cũng như kiểm tra và đánh giá học sinh.Với giải pháp này đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội tuyển Điều đặc biệt là ảnhhưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường

2.2 Các giải pháp mới cải tiến

Từ những tồn tại và hạn chế trong công tác chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi nhưtrên đã không đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục một cách toàn diện, nhóm Văn nóichung và giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng đã nỗ lực tìm ra giải pháp tích cực nhằm

n

Trang 4

khắc phục những nhược điểm, phát huy những ưu điểm giúp đội tuyển học sinh giỏi đạt thànhtích cao hơn Với sự vào cuộc quyết liệt của Ban Giám hiệu cũng như tổ chuyên môn chúngtôi đã mạnh dạn đổi mới cách nhìn, cách nghĩ, cách làm Đó là thực hiện đồng bộ nhiều giảipháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn môn Ngữ văn

a Bản chất của giải pháp

* Giải pháp 1: Đối với Ban giám hiệu, tổ chuyên môn

Không ngừng đổi mới công tác quản lý

- Ban giám hiệu tổ chức cuộc họp có chất lượng hơn với sự tham gia của nhiều lưclượng Tất cả giáo viên trong trường và các phụ huynh có con tham gia đội tuyển nên đã huyđộng được các nguồn lực và sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng Ban giám hiệu chú trọngđến tất cả các khâu của quá trình đào tạo, bồi dưỡng: từ khâu họp bàn đến xây dựng kế hoạch,thành lập đội tuyển, xây dựng nội dung chương trình, sự tiến bộ của học sinh sau mỗi chuyên

đề, hoặc khó khăn của đội tuyển…

- Chỉ đạo giáo viên phụ trách đội tuyển khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin đểtạo nên sự thay đổi trong kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi)

* Giải pháp 2: Đối với giáo viên bồi dưỡng đội tuyển

- Cải tiến, bổ sung cách thức thành lập đội tuyển

+ Phỏng vấn, trao đổi trực tiếp và kết hợp với nhóm Văn tổ chức Diễn đàn văn học chohọc sinh lớp 10 Hệ thống câu hỏi không chỉ tập trung kiểm tra kiến thức văn học mà còn cónhững câu hỏi mở, hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất của các em

+ Gần gũi, chia sẻ, động viên và khích lệ những em có khả năng cảm thụ văn học nhưng

chưa mạnh dạn tham gia vào đội tuyển Giúp các em có những nhìn nhận, đánh giá đúng đắnhơn về môn học, hiểu được tầm quan trọng của văn học đối với cuộc sống, để từ đó các emtham gia học đội tuyển một cách hào hứng, chủ động và hiệu quả nhất

+ Nhà trường kết hợp với tổ chuyên môn chỉ đạo tổ chức kỳ thi chọn đội tuyển chính thứcvới chất lượng đề ra đảm bảo tính phân hóa cao, chọn ra được những học sinh thực sự có tốchất

(Xem phụ lục 1)

- Xây dựng chương trình toàn cấp, theo hướng mở phù hợp với năng lực học sinh

+ Xây dựng chương trình toàn cấp với sự tham gia trí tuệ của cả nhóm, đặc biệt là đội ngũgiáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng mũi nhọn

+ Chương trình được thiết kế dựa trên định hướng phát triển năng lực và phẩm chất củatừng học sinh

+ Học sinh học đội tuyển được tham gia vào việc xây dựng chương trình: các em đượcgóp ý, bổ sung và đề xuất một số nội dung học tập

+ Chương trình được xây dựng có sự tăng cường của kiến thức thực tiễn qua những buổihọc tập ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm, giao lưu học hỏi…

 Như vậy bản chất của việc xây dựng chương trình là: Chương trình phải đầy đủ cho

cả 3 khối lớp, phù hợp với năng lực từng học sinh, xây dựng theo hướng mở và tiến hành theonhiều vòng Nội dung chương trình vừa phải đảm bảo những kiến thức cơ bản, vừa có nângcao và chuyên sâu ở một số chuyên đề

n

Trang 5

và kĩ năng đọc, kĩ năng viết sau mỗi chuyên đề.

+ Tiến hành một số chuyên đề với chủ đề: Lớp học – không gian mở Đó là nhữngchuyến đi học tập – trải nghiệm đầy ý nghĩa tại thư viện của nhà trường, thư viện tỉnh NinhBình, bảo tàng Dân tộc học, Đề thờ Trương Hán Siêu, Núi Thúy, thành phố Vinh, Quê Bác,khu tưởng niệm Nguyễn Du, khu tưởng niệm Nam Cao, làng Vũ Đại Với phương pháp dạyhọc gắn liền với không gian mở, học sinh không còn cảm thấy ngại học, mệt mỏi mà luôncảm thấy thích thú, hồi hộp, mong đợi đến tiết học tiếp theo Các em tìm thấy giá trị, ý nghĩacủa môn học cũng như tác dụng thiết thực của môn học đối với cuộc sống của chính mình + Bên cạnh các phương pháp dạy học tích cực, chúng tôi cũng vận dụng linh hoạt lợi íchcủa công nghệ thông tin, vận dụng việc trao đổi thông tin qua mạng xã hội để thực hiện cácnội dung học tập như: triển khai nội dung học tập trong tuần, trong tháng theo kế hoạch; tìmtài liệu, đặt sách, mua sách; tham dự lớp học trực tuyến; gửi bài giáo viên chấm, trao đổi, giảiđáp các thắc mắc… Điều này giúp các em học sinh có được một nguồn tài liệu phong phú, đadạng, cập nhật; đáp ứng được yêu cầu học tập, yêu cầu vận dụng kiến thức vào các hoạt độngthực hành Đặc biệt, sẽ giàm thiểu thời gian online vô ích của các em

+ Để học sinh nhanh chóng hoàn thành mục tiêu học tập của mình, chúng tôi cònkhuyến khích học sinh ghi nhật kí Việc nghi nhật kí các em dễ dàng kiểm soát được quá trìnhhọc tập của bản thân, giúp học sinh nhận ra phương pháp học tập tốt nhất, lên kế hoạch cụ thểcho các chuyên đề, thấy được những cái đã làm và chưa làm được, theo dõi mức độ tiến bộtrong học tập của mình thông qua điểm số

+ Không những thế chúng tôi còn sử dụng chính những học sinh giỏi hỗ trợ học tập chocác bạn cùng lớp Các em học sinh giỏi đã trở thành những chuyên gia, những trợ giảng đắclực cho mỗi buổi ôn tập ở trên lớp Sau mỗi buổi học như vậy chính các em học sinh giỏi đãkhắc sâu được kiến thức cho mình, được rèn luyện thêm rất nhiều kĩ năng như: kĩ năng giaotiếp, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng kiểm soát cảm xúc, kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kĩ năng thểhiện sự tự tin, kĩ năng lắng nghe Và các năng lực cần thiết cũng được bổ sung như: năng lực

tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.Đặc biệt hơn là qua những tiết học này các em được hoàn thiện hơn những phẩm chất đáng

n

Trang 6

quý của người học sinh như biết quan tâm chia sẻ với khó khăn của các bạn, sống trung thực

và có trách nhiệm hơn với bản thân, gia đình và xã hội

(Xem phụ lục 3)

- Đổi mới đồng bộ kiểm tra đánh giá

+ Các hình thức kiểm tra đánh giá cũng được đa dạng hóa theo hướng tích cực Cụ thể

như sau: đánh giá việc xây dựng kế hoạch học tập, tìm hiểu kiến thức, hoạt động nhóm, lên

thư viện, khi thuyết trình, viết bài, phản biện và bổ sung cho bạn, ghi nhật kí học tập Kiểmtra đánh giá này không chỉ giúp các thầy cô định hướng cho các em về phương pháp, kiếnthức và kỹ năng, năng lực cũng như hạn chế… mà còn điều chỉnh phương pháp, cách thức,năng lực dạy học của chính giáo viên

+ Không chỉ Ban Giám hiệu, giáo viên trong nhóm chuyên môn, giáo viên giảng dạyđánh giá mà học sinh cũng được tham gia vào quả trình đánh giá Tự đánh giá lẫn nhau và tựđánh giá chính mình

* Giải pháp 3: lựa chọn nguồn tham khảo phù hợp, cùng xây dựng nguồn đề tham khảo

Sách tham khảo vẫn là yếu tố không thể thiếu để học sinh bổ trợ cho việc học mônNgữ văn và rèn luyện kĩ năng làm văn Giữa biển sách tham khảo tràn lan trên thị trường vàcũng ngập tràn trên không gian mạng, học sinh được tự học ở nhiều địa chỉ khác nhau; họcsinh có nhiều nguồn sách tham khảo khác nhau Tuy nhiên, tính tích cực và chính xác trongnội dung là vấn đề mà giáo viên cần quan tâm, hướng dẫn học sinh Giáo viên lựa chọn nguồntham khảo, khảo sát thực tế, bổ sung bằng ý kiến của nhiều khóa học khác nhau để gợi ý, địnhhướng cho học sinh những đầu sách tốt nhất, những địa chỉ uy tín và chất lượng Đây là vấn

đề đảm bảo cho học sinh vừa không tốn quá nhiều chi phí lại có hiệu quả cao trong học thamkhảo.)

Một nguồn tham khảo nữa, cũng là cách thức tăng cường tinh thần tự giác, ý thức làmviệc nhóm ở một bộ phận học sinh, đó là hướng dẫn học sinh tự xây dựng hệ thống đề thitham khảo trên cơ sở đề thi thử Tốt nghiệp ở các trường trên Toàn quốc, trong các năm họcgần đây Giáo viên cùng học sinh xây dựng kế hoạch tìm đề, chọn đề theo tuần Giáo viênchia nhóm theo năng lực để học sinh làm việc hiệu quả Giáo viên sẽ thảo luận cùng các em

để xác định các vấn đề trọng tâm về Đọc – hiểu, nghị luận xã hội, nghị luận văn học Trên cơ

sở đó sẽ giao việc cho từng nhóm với cách thức là bốc thăm tác phẩm, mỗi nhóm 2 tác phẩmđến ba tác phẩm Mỗi tuần mỗi nhóm sưu tầm 1 đề liên quan đến tác phẩm mà mình đã bốcthăm Cán sự lớp sẽ thay nhau tổng hợp đề để xây dựng nguồn đề tham khảo cho cả lớp Quátrình này được tiến hành trong suốt năm học Đến khi bước vào giai đoạn ôn thi đầu tiên, mỗilớp sẽ có một nguồn đề tham khảo của lớp mình Nguồn đề này sẽ được các em sử dụng choviệc tự học, tự ôn tập, đặc biệt là ôn tập theo thể loại Số lượng đề tương đối lớn, lại được chắtlọc sẽ giúp các em yên tâm khi sử dụng, không mất quá nhiều thời gian tìm kiếm Hơn hết,quá trình các em tìm kiếm, tập hợp đề, các em sẽ nắm bắt một cách chủ động cấu trúc, dạng

đề, hướng dẫn làm bài Sự chủ động sẽ tăng hiệu quả, tạo nên sự tích cực cho học sinh

(Xem phụ lục 4)

n

Trang 7

* Giải pháp 4: phân tích kết quả thi thử và rút kinh nghiệm toàn diện sâu các đợt thi

Đối với học sinh lớp 12, trong suốt năm học sẽ luôn có các đợt thi thử tốt nghiệp Đề thiđược ra bám sát chương trình, nội dung thi của năm học đó Bởi thế mà việc phân tích kết quảthi thử cho học sinh rất quan trọng Phân tích kết quả thi thử không chỉ là thông báo điểm chohọc sinh, thông báo số học sinh đạt từ 5.0 điểm trở lên mà cần khai thác thông tin về năng lựccủa học sinh nói chung và học sinh giỏi nói riêng một cách tối đa từ kết quả thi thử đó

Khi bài thi thử được trả về cho học sinh, giáo viên sẽ chia lớp theo nhóm để học sinhtiến hành thống kê điểm của bài thi theo các phần trong bài và theo các câu hỏi Phân tích kếtquả thi thử sẽ tập trung vào các nội dung sau:

Giáo viên yêu cầu mỗi học sinh so sánh kết quả thi cá nhân với bảng phân tích chung,căn cứ vào điểm thi của từng phần để rút ra những lưu ý chung trong kĩ năng làm bài nhằmđạt điểm tối đa

Giáo viên căn cứ vào bảng phân tích chung để đánh giá toàn diện tình hình cả lớp, xácđịnh những phần còn yếu, còn chưa đạt của lớp; xác định các đối tượng yếu, chưa đạt theotừng phần, mục để điều chỉnh kế hoạch bài dạy Đây là cách làm rất hiệu quả để tăng điểmcho học sinh, đảm bảo bám sát năng lực từng em, không bỏ rơi bất cứ học sinh nào

Bảng phân tích và kết quả phân tích cũng được lưu giữ lại để so sánh giữa các lần thi,

từ đó xác định rõ hơn mục tiêu, năng lực của mỗi lớp học, chuẩn bị tốt nhất cho kì thi chínhthức

* Giải pháp 5: đa dạng hóa các hoạt động học

Giáo viên có thể sử dụng đối tượng học sinh khá giỏi để kiểm tra các học sinh kháctheo hình thức kiểm tra phát vấn trực tiếp (nêu rõ phạm vi kiểm tra, nội dung, số lượng câuhỏi trên 1 lần kiểm tra, chọn một số học sinh giỏi, kiến thức chắc chắn cùng tham gia làmgiám khảo, chia ra nhiều bàn kiểm tra; học sinh được kiểm tra sẽ lên các bàn kiểm tra bốcthăm trả lời câu hỏi) Bên cạnh đó, giáo viên có thể chia nhóm, mỗi nhóm sẽ phụ trách xâydựng hoạt động tìm kiếm, cập nhật thông tin thời sự một tuần và trình bày trước lớp Hoạtđộng này giúp học sinh tăng cường hiểu biết thực tế đời sống, tăng cường hứng thú học tập vàcũng có thêm dẫn chứng cho đoạn văn nghị luận xã hội Một hoạt động nữa, đó là trong quátrình học và ôn tập, giáo viên hướng dẫn học sinh cần biết nhóm các tác phẩm (cả khía cạnhnội dung tác phẩm) theo đề tài, chủ đề, theo giai đoạn văn học, theo tác giả, theo khuynhhướng (lãng mạn, hiện thực, sử thi, ), theo trào lưu, theo thể loại (trữ tình - tự sự - kịch -nghị luận), để phục vụ cho dạng đề liên hệ, so sánh mở rộng theo định hướng đề minh họacủa Bộ

n

Trang 8

hưởng lớn đến tinh thần, sức khỏe ôn thi của học sinh, kết hợp với sự căng thẳng do học tậpcàng khiến học sinh bước vào giai đoạn “nước rút” dễ bị sụt giảm hiệu quả Vì thế, giáo viêncần tích cực nắm bắt tâm lí học sinh, tăng tương tác với học sinh, động viên tinh thần của họcsinh một cách kịp thời, cùng học sinh giải quyết các vấn đề khó khăn Chỉ có như thế mớigiúp các em có được tinh thần, ý chí mạnh mẽ nhất để đến với kì thi

b Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

- Tính mới:

+ Việc xây dựng kế hoạch nội dung chương trình giảng dạy có tính xuyên suốt và kế

thừa, phù hợp với năng lực của từng học sinh

+ Học sinh học đội tuyển cùng được tham gia xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dunghọc tập

+ Các phương pháp và hình thức dạy học được đa dạng hóa

+ Tận dụng tối đa lợi ích của của công nghệ thông tin và mạng xã hội vào các khâu củaquá trình đào tạo

+ Học sinh được tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá

- Tính sáng tạo

+ Học sinh hoàn toàn chủ động, hứng thú và say mê học đội tuyển Các em có ý thứcrất rõ về trách nhiệm của bản thân trong việc tham gia đội tuyển cũng như luôn cảm thấy tựhào được các thày cô lựa chọn

+ Học sinh được phát huy tối đa khả năng của bản thân, nhiều năng lực, kỹ năng vàphẩm chất mới được hình thành

+ Truyền cảm hứng và tránh nhàm chán, tăng tính thú vị, hấp dẫn cho môn học

+ Góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh

+ Giáo viên luôn tâm huyết, tận tụy với công việc mà không cần đến sự nhắc nhở,giám sát của Ban giám hiệu

+ Mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm chuyên môn, giữa giáo viên và họcsinh ngày càng thân thiện, gắn bó Môi trường sư phạm nhà trường thực sự rất đáng tin cậy, lànơi mà tất cả giáo viên và học sinh, cha mẹ học sinh cũng như xã hội muốn hướng tới

3 Hiệu quả và kết quả đạt được

3.1 Hiệu quả

3.1 Hiệu quả kinh tế

Khi thực hiện một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, chúng tôi đã vậndụng linh hoạt lợi ích của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học Cụ thể là ở các chuyên

đề chúng tôi cung cấp đầu sách và tài liệu tham khảo cần tìm và đọc Nếu như trước đây nhàtrường cần phải mua số lượng sách giấy rất lớn thì với việc sử dụng công nghệ thông tin, sửdụng sách Online, đọc sách trên các trang mạng miễn phí chúng tôi đã tiết kiệm được chi phíđáng kể Số tiền dự kiến làm lợi bằng Việt Nam đồng, sau thời gian áp dụng sáng kiến chomỗi đội tuyển cụ thể như sau:

LỚP 10

Chuyê Tên sách, tác Nhà xuất bản Gía sách Tên sách Địa chỉ đọc sách Số Tổng tiền

n

Trang 9

n đề giả, NXB Online lượng tiết kiệm Văn

55,000 Kho tàng

truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi

https://

www.sachhayonline.

tang-truyen-co-tich- viet-nam

110,000 Giải thích

thành ngữ, tục ngữ

https://

www.sachhayonline.

thich-thanh-ngu-tuc-

205,000 Truyện cổ

Grimm

https://

www.grimmstories.c om/vi/

100,000 Ca dao

Việt Nam

https://

www.tudiendanhngo n.vn/ca-dao

70,000 Lý luận

văn học

https://

downloadsachmienp hi.com/li-luan-van- hoc

Trang 10

cao.497.html Thơ Tố Hữu Nhà xuất bản

nhatbook.com/

tap-van-hoc-ho-chi- minh/

2017/12/21/tuyen-8 2,400,000

Tuyển Tập

Thạch Lam

Nhà xuất bản Văn học

126,000 https://isach.info/

story.php?

story=tuyen_tap_tru yen_ngan_thach_lam thach_lam&chapte r=0000

8 1,008,000

Tuyên tập Vũ

Trọng Phụng

Nhà xuất bản Văn học

240,000 Sách

truyện Vũ Trọng Phụng

https://

sachvui.com/ebook/

ngan-vu-trong- phung-vu-trong- phung.2406.html

https://

www.goodreads.com /book/show/

th-m-i

https://

sach-truc-tuyen/

gacsach.com/doc- khon-kho-full-victor- hugo.html

Trang 11

đại Nguyễn Thị

Khang

trung đại Việt Nam

trung-van-hoc-trung- dai-viet-nam/

https://

nguyenducchinh.wor dpress.com/

tuyen-tap-truyen- ngan/

https://

nguyenducchinh.wor dpress.com/

tuyen-tap-truyen- ngan-nguyen-huy- thiep/

ebook.com/ebook- 22-truyen-ngan-cua- nguyen-khai-full-prc- pdf-epub-tuyen- tap_2094.html

115,000 Nỗi buồn

chiến tranh - Bảo Ninh

https://

sachvui.com/

chien-tranh-bao- ninh.2052.html

https://

bachngocsach.com/

truyen-ngan-lo-tan

reader/tuyen-tap-5 390000

AQ chính

truyện

Nhà xuất bản văn học

99,000 https://

chinh-truyen/

Trang 12

Nếu áp dụng trong toàn tỉnh Ninh Bình với 27 trường THPT thì số tiền làm lợi là: 32.102.000

x 27 = 866.754.000 (Tám trăm sáu sáu triệu bảy trăm năm tư ngàn đồng).

Trong thời gian tới, nếu có thể số hóa các tài liệu học tập cho toàn bộ học sinh mũi nhọn nóiriêng và học sinh nói chung thì hiệu quả kinh tế không dừng lại ở đó

3.2 Hiệu quả xã hội

- Việc mạnh dạn thực hiện đồng bộ các giải pháp cải tiến, sáng kiến đã đem lại nhiều

hiệu quả xã hội cao Sáng kiến đã được áp dụng cho tất cả giáo viên môn Ngữ Văn trong nhàtrường và có thể nhân rộng trong các nhóm chuyên môn Ngữ Văn ở các trường THPT trongtoàn tỉnh và trên toàn quốc Sáng kiến có thể dễ dàng áp dụng cho tất cả các môn học kháckhông chỉ ở cấp THPT mà hoàn toàn có thể áp dụng ở cấp THCS

- Sáng kiến góp phần thúc đẩy nhiều phong trào thi đua trong trường của giáo viên vàhọc sinh như phong trào hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn 20/11, 26/3…

- Sáng kiến là tiền đề quan trọng giúp giáo viên không ngừng đổi mới, tích lũy những

kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết đáp ứng được các yêu cầu để giảng dạy theo chương trìnhsách giáo khoa mới, phục vụ kịp thời những thay đổi trong chương trình thi THPT quốc gia

- Áp dụng phương pháp dạy học theo sáng kiến này, học sinh không chỉ có kiến thứcvững vàng về văn học mà các em còn bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn thêm tinh tế và nhạy cảm.Các em có được các phẩm chất cốt lõi của người học sinh như biết yêu thương, biết chia sẻ vàsống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội Đồng thời phát huy được những nănglực cần có của người học sinh trong thời đại mới

3.2 Kết quả cụ thể đối với học sinh sau khi áp dụng sáng kiến

- Sau khi áp dụng sáng kiến trong 02 năm học gần đây, kết quả thi học sinh giỏi đã cónhiều tiến bộ vượt bậc Nhiều học sinh đã đạt đến giải Nhì, có học sinh đã vượt qua vòng thiloại nhiều lần để tham dự đội tuyển học sinh giỏi quốc gia Quan trọng hơn, những học sinhgiỏi đã thực sự say mê môn Ngữ văn, có ý thức theo đuổi các công việc có liên quan đến bộmôn và ý thức chia sẻ niềm đam mê đó với các bạn Đây là nòng cốt để nâng cao chất lượnghọc bộ môn Ngữ văn trong Nhà trường nói chung

- Sáng kiến góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, từ đó nâng caochất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường Tổ Văn – Sử nói chung và nhóm Văn nói riêngtrong hai năm học 2021-2022 và 2022-2023 đều đạt thành tích và xếp thứ hạng cao trong khốithi đua

Cụ thể: Trong Nhà trường, môn Ngữ văn luôn xếp ở thứ hạng cao nhất so với các mônthi TN khác Năm học 2020-2021, môn Ngữ văn xếp thứ nhất toàn Tỉnh, các môn học khácđều ở vị trí từ thứ 3 trở lên:

Về kết quả thi Học sinh giỏi môn Ngữ văn trong hai năm học của Nhà trường

2021-2022 01 Nhì, 02 Ba, 03 Khuyến khích Sở không xếp loại từng đội2022-2023 02 Nhất, 05 Nhì, 04 Ba, 02 Khuyến

khích

01 học sinh tham dự thi HSG quốc gia

Xếp thứ nhất cụm thi đua

n

Trang 13

Đặc biệt khi nhân rộng một số giải pháp trên cho học sinh toàn trường và xây dựng đôingũ cán sự môn Ngữ văn ở các lớp là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi thì kết quả chung

về môn Ngữ văn của toàn trường cũng được nâng lên Các em học sinh đều có sự say mê,hứng thú với môn Ngữ văn Không chỉ học sinh giỏi, các học sinh khá, trung bình cũng tự tổchức các nhóm ôn tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên Học sinh luôn tích cực trao đổi vớinhau về các bài tập, xây dựng đề cương ôn luyện, tìm tòi các dạng đề, trao đổi với nhau quacác phương tiện thông tin Theo đó, kết quả của kì thi THPT quốc gia cũng có sự tăng lênđáng kể: nhiều học sinh đạt điểm giỏi, một số học sinh còn đạt điểm từ 9,0 trở lên, có học sinhđạt điểm cao nhất toàn tỉnh như Vũ Khánh Vi 9,5 điểm, Vũ Thị Hoài Thu 9,5 điểm, NguyễnThị Minh Tú 9,25 điểm, Lê Thị Thùy Trang 9,5 điểm, Chu Phương Thảo 9,0 điểm, NguyễnThị Mĩ Tâm 9,25 điểm Số lượng học sinh đạt điểm dưới trung bình còn rất ít

Kết quả thi thử tốt nghiệp THPT lần 1 cho học sinh lớp 12 năm học 2021 -2022 của SGD

(Khóa thi ngày12,13 tháng 03 năm 2022)

Điểm từ 8 đến 10/môn thi

chú

Số lượng Tỉ lệ

Kết quả thi thử tốt nghiệp THPT lần 2 cho HS lớp 12 cấp cụm cho HS lớp 12 năm

2021-2022 (Khóa thi ngày 22/23 tháng 04 năm 2021-2022)

Điểm từ 8 đến 10/môn thi

chú

Số lượng Tỉ lệ

Từ bảng số liệu trên cho thấy, điểm TB môn Ngữ văn của trường THPT Đinh Tiên

Hoàng là khá cao Đặc biệt tỉ lệ HS có điểm cao (từ 8 điểm đến 10 điểm) chiếm tỉ lệ tương

đối cao hơn hẳn so với tỉ lệ chung các trường trong tỉnh cũng như cụm thi Đợt 1 đạt 9.23 %

và đợt 2 đạt 12,44%

Sáng kiến cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường Điều đó được thể hiện rõ qua đối sánh giữa điểm tuyển sinh đầu vào và kết quả TN

THPT Cụ thể: năm học 2021 điểm tuyển sinh đầu vào môn Ngữ văn của nhà trường là 6.74

đứng thứ 4 kết quả đầu ra môn Ngữ văn của nhà trường đạt 7.67 đứng thứ 2 toàn tỉnh tăng

n

Trang 14

1.24 điểm và tăng 2 bậc Năm học 2022, điểm tuyển sinh đầu vào môn Ngữ văn của trường

đạt điểm bình quân đứng thứ 3, kết quả đầu ra trong kì thi TN THPT đạt 8,21 đứng thứ 1 toàntỉnh tăng tăng 2 bậc Cụ thể như sau:

Thống kê điểm thi đầu vào và đầu ra của nhà trường năm 20201, năm 2022

Xếp thứ Tốt

nghiệp

Xếp thứ

Ngoài ra, bên cạnh những kì thi lớn của Tỉnh, của Quốc gia, xếp loại học lực giỏi mônNgữ văn của học sinh trong trường có tiến bộ vượt bậc Học sinh toàn trường đã được truyềncảm hứng học tập môn Ngữ văn, các em hiểu và yêu thích các tác phẩm văn học, tích cực rènluyện kĩ năng nghị luận, thuyết trình, tăng cường ứng dụng trong đời sống Hoạt động học tậpmôn Ngữ văn cũng rất phong phú, đa dạng như lập nhóm học trên Zalo, làm báo tường theochủ đề, thi hùng biện… Nhờ vậy, kết quả xếp loại học lực môn Ngữ văn có sự gia tăng đáng

kể, đặc biệt là tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Giỏi, Khá Tỉ lệ học sinh có học lực Yếu giảmhẳn và không còn học sinh có học lực Kém

4 Điều kiện và khả năng áp dụng

4.1 Điều kiện áp dụng

a Điều kiên về cơ sở vật chất

Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, cơ sở vật chất trong nhà trường cần đảm bảomột số yếu tố sau:

- Triển khai kết nối Internet băng thông rộng (cáp quang) Đường truyền ổn định, đảmbảo phục vụ cho cộng việc của nhà trường

- Đảm bảo hệ thống máy tính, máy chiếu và thư viện phục vụ cho các hoạt động họcchính khóa và các hoạt động ngoại khóa của học sinh

- Xây dựng kế hoạch sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy vàhọc ngay từ đầu năm học

- Bổ sung một số đầu sách bổ trợ, và nâng cao cho môn Ngữ Văn phụ vụ cho công tácđào tạo chất lượng mũi nhọn cho những năm học tiếp theo

b Điều kiện về năng lực chuyên môn của cán bộ và giáo viên

Để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả, mỗi người quản lí và giáo viên cần chú ý đếnmột số vấn đề sau:

- Tập trung chỉ đạo tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học,tích cực ứng dụng CNTT trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhàtrường

- Căn cứ tình hình thực tế, hoàn cảnh, trình độ học sinh trong mỗi năm học, mỗi lớphọc để có sự điều chỉnh kế hoạch và bổ sung hoàn chỉnh

- Linh hoạt, đa dạng trong cách thức sử dụng các hình thức dạy học, phương pháp dạyhọc

- Luôn đặt lên hàng đầu sự quan tâm, chia sẻ đến học sinh trong mỗi giờ học và theosát sự tiến bộ và động viên kịp thời đối với học sinh giỏi

n

Trang 15

- Bổ sung thêm các tiết dạy, các chủ đề dạy học, chuyên đề dạy học khi cần thiết.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng phương pháp học một cách hiệu quả, tránhmất nhiều thời gian của học sinh

- Tổ chức các chuyên đề soạn giáo án điện tử, yêu cầu sử dụng trình chiếu cho tất cảcác giờ dạy của GV trong các hội thi, thao giảng, động viên sử dụng thường xuyên trong cácgiờ dạy

- Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về sử dụng cácthiết bị CNTT hiện đại, các phần mềm mới cập nhật

4.2 Khả năng áp dụng

Sáng kiến này có khả năng áp dụng được đối với đối tượng học sinh giỏi môn NgữVăn ở tất cả các khối lớp trong các trường THPT trên toàn tỉnh cũng như trên toàn quốc Đặcbiệt, khi vận dụng linh hoạt, thay đổi và điều chỉnh phù hợp có thể sử dụng cho học sinh giỏicác môn học khác Với một điều kiện là mỗi giáo viên phải thực sự tâm huyết với nghề, có sựquyết tâm cao và vì một thương hiệu của nhà trường

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật vàhoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

Ninh Bình, ngày 15 tháng 05 năm 2023

n

Trang 16

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ CƠ SỞ NHÓM TÁC GIẢ

Ngô Thị Thu Hiền

Trang 17

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: CÁCH THỨC THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN

n

Trang 18

n

Trang 19

BÀI THI CỦA HỌC SINH

n

Trang 20

PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Kế hoạch bồi dưỡng học sinh mũi nhọn

SỞ GD & ĐT NINH BÌNH

TRƯỜNG THPT ĐINH TIÊN HOÀNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Ninh Bình, ngày 29 tháng 8 năm 2020

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC BỒI DƯỠNG HỌC SINH MŨI NHỌN GIAI ĐOẠN 2020-2023

Chất lượng tương đối tốt, đồng đều có nhiệt huyết và tinh thần quyết tâm cao

Chủ động trong học tập, trình độ sử dụng công nghệ thông tin tương đối, có đầy đủtrang thiết bị hiện đại như điện thoại thông minh, máy tỉnh bảng, máy tính xách tay

Phụ huynh quan tâm và đầu tư thời gian và phương tiện học tập cho con Ủng hộ con emtham gia vào đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường

2 Khó khăn:

+ Địa bàn tuyển sinh trùng với địa bàn tuyển sinh của Trường chuyên Lương Văn Tụy,cho nên những học sinh có năng lực, tố chất và đam mê hầu hết nộp hồ sơ dự thi vào trườngTHPT Lương Văn Tụy Chính đặc điểm này đã tạo nên khó khăn cho việc bồi dưỡng học sinhgiỏi Hầu hết học sinh có năng lực trung bình khá, hoặc năng lực còn ở dạng tiềm năng, chưađược khai thác, gọt giũa ở các lớp dưới

+ Kiến thức mở rộng và nâng cao của học sinh hầu như chưa có Khi được tuyển chọn,học sinh bắt đầu được tiếp xúc với những vấn đề văn học phức tạp

+ Kỹ năng học, đọc, khả năng tự học, tự nghiên cứu chưa cao

+ Chịu ảnh hưởng của mặt trái của việc sử dụng công nghệ thông tin như sử dụngnhiều thời gian trên mạng xã hội, chưa biết cách khai thác lợi thế của công nghệ thông tin

+ Học sinh vừa học chương trình nâng cao, chương trình chuyên sâu vừa đảm bảo thờilượng và kiến thức của tất cả các môn Ban Cơ bản Thời lượng dành cho chương trình nângcao và chuyên sâu từ 1 đến 2 buổi/tuần (4 tiết) Thời lượng quá ít ỏi so với khối lượng kiếnthức mà các em phải lĩnh hội trong quá trình học đội tuyển học sinh giỏi

Nhận xét chung: Xuất phát từ những điều kiện khách quan, chất lượng, năng lực đội

ngũ học sinh giỏi bộ môn Văn trường THPT Đinh Tiên Hoàng không cao, chủ yếu còn ởdạng tiềm năng, chưa được bồi dưỡng và gọt giũa

II Đội ngũ cán bộ - giáo viên thường xuyên bồi dưỡng

n

Trang 21

+ Tổ viên trong tổ đều trẻ, luôn luôn có ý thức học tập, chia sẻ giúp đỡ nhau để không ngừngtiến bộ;

+ Tổ viên có ý thức trách nhiệm cao trong giáo dục và giảng dạy, ý thức chấp hành kỉ luật laođộng tốt, tận tuỵ với công tác giảng dạy

+ Khả năng ứng dụng CNTT được nâng cao, giáo viên tích cực áp dụng vào giảng dạy

- Số giải học sinh giỏi:

+ Số giải đạt giải cấp tỉnh: 9 giải: Trong đó: 01 Nhất, 04 Nhì: 03 Ba: 01 Khuyến khích

n

Trang 22

+ Xếp hạng: xếp thứ nhất trong cụm thi đua

II Nhiệm vụ trọng tâm

- Tăng cường công tác chỉ đạo của Ban Giám hiệu, tổ chuyên môn

- Tập trung chỉ đạo đổi mới cách thức chọn đội tuyển học sinh giỏi

- Tăng cường đổi mới chương trình

- Tăng cường đổi mới phương pháp: phát huy năng lực tự học gắn với công nghệ thông tin

- Tăng cường động viên, tiếp sức, truyền lửa nhiệt huyết

C KẾ HOẠCH TỔ CHỨC DẠY HỌC

I NỘI DUNG DẠY HỌC

3.1 Cấu trúc nội dung dạy học: Nội dung được xây dựng dưới dạng các chuyên đề đảm bảo

khối lượng kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu của các mảng kiến thức: Tiếng Việt,Làm văn, Văn học (văn học Việt Nam và văn học nước ngoài) và Lý luận văn học

3.2 Nội dung và yêu cầu cụ thể:

Từ ngày Đến ngày LỚP 10

2 Nhìn chung về văn nghị luận 10/10/2020 16/10/2020

3 Luận điểm và lập luận trong văn nghị luận 17/10/2020 23/10/2020

4 Đề văn: phân tích và lập luận 24/10/2020 30/10/2020

5 Văn học, nhà văn và quá trình sáng tác, tiếp

6 Thể loại văn học dân gian 7/11/2020 18/12/2020

Kết hợptrảinghiệm

8 Tinh thần nhân văn qua một số tác phẩm

9 Thi cổ đại Hy Lạp, Ấn Độ qua tác phẩm

12 Đặc trưng thi pháp văn học trung đại 6/2/2021 12/2/2021

13 Tác giả tiêu biểu văn học trung đại 13/2/2021 30/4/2021 Kết hợp

n

Trang 23

với trảinghiệm

14 Đặc trưng cơ bản của thơ Đường qua một

số bài thơ trong chương trình THPT 1/5/2021 7/5/2021

15 Văn học nghệ thuật ngôn từ 8/5/2021 21/5/2021

Nghỉ hè tháng 29/5/2021 – 17/7/2021

(Học sinh tự ôn tập)

LỚP 11

2 Kết cấu của tác phẩm văn học 31/7/2021 13/8/2021

3 Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm văn học 14/8/2021 27/8/2021

5 Đọc hiểu văn bản theo thể loại văn học 11/9/2021 17/9/2021

6 Rèn luyện kết hợp các phương thức biểu đạt

và thao tác lập luận trong văn nghị luận 18/9/2021 24/9/2021

7 Đề mở và cách luyện tập viết bài văn theo

8 Quá trình hiện đại hóa văn học việt nam từ

9 Các khuynh hướng yêu nước trong văn học

cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

8/10/2021

15/10/2021

10 Một số nhà văn tiêu biểu khuynh hướng

yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 16/10/2021 29/10/2021

12 Một số nhà thơ tiêu biểu trong phong trào

Kết hợpvới trảinghiệm

13 Truyện ngắn, tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế

14 Một số tác giả tiêu biểu truyện ngắn, tiểu

thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 27/11/2021

10/12//2021

15 Văn học Việt Nam sau 1945-1975 11/12/2021 17/12/2021

16 Một số tác giả tiêu biểu giai đoạn văn học

1945 – 1975

18/12/2021 29/4/2022 Kết hợp

với trải

n

Trang 24

LỚP 12

1 Ôn tập Phong cách nhà văn 16/7/2022 16/9/2022 Giáo viên

linh hoạttrong thựchiện chươngtrình

2 Đọc hiểu tích hợp nghị luận xã hội 17/9/2022 30/9/2022

3 Những yêu cầu cơ bản của một bài văn

Chương trình bồi dưỡng học sinh mũi nhọn môn Ngữ văn LỚP 10

CHUYÊN ĐỀ 1: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

2 Phong cách chức năng ngôn ngữ

3 Tác dụng (hiệu quả nghệ thuật) cáchình thức, phương tiện ngôn ngữ

4 Phương thức trần thuật

5 Phép liên kết (liên kết các câutrong văn bản)

6 Thao tác lập luận

7 Kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng

8 Lỗi diễn đạt và chữa lại cho đúng

9 Yêu cầu nhận diện thể thơ

Nguồn gốc Tiếng ViệtLịch sử phát triển Tiếng ViệtGiữ gìn sự trong sáng của TiếngViệt

Tiếng Việt hiện nay: tích cực vàtiêu cực

Tìm một số bài thơ, bài hát, nhậnđịnh, nhận xét về Tiếng Việt(Tiếng Việt – Lưu Quang VũBài hát Thương ca Việt Nam

Văn bản 1 Đặc điểm chung của văn bản văn

hoc

- Có mở - kết; có kết cấu, có chủ đề

- Có lời phát ngôn (kể, trữ tình, lờithoại) và đối tượng được nói tới

- Có chủ thể lời nói (người kể

- Văn hóa đọc của người ViệtNam và trên thế giới

- Kỹ năng đọc văn bản văn học

- Tìm đọc các văn bản về văn học,văn hóa, các ngành nghệ thuật…

- Bàn về đọc sách - Chu Quang

n

Trang 25

chuyện, nhân vật trữ tình, người đốiđáp).

- Lời văn có phương thức biểu cảm

và giá trị thẩm mĩ, có phong cách cánhân, có tính liên văn bản

- Văn bản văn học được chọn lọc, tổchức cố định Thay đổi văn bản làthay đổi ý nghĩa

2 Đặc điểm về ý nghĩa của văn bản

- Nội dung thông báo và ý nghĩa

- Ý nghĩa văn bản thiếu xác định, dongười đọc đoán ra

- Tính đa nghĩa của văn bản văn học

3 Đọc hiểu văn bản văn họcNguyên tắc chung

- Đọc hiểu là biến văn bản của tác giảthành văn bản của người đọc

- Người đọc phát hiện ý nghĩa củavăn bản

Phương pháp đọc hiểu

- Hiểu từ ngữ, biểu tượng, câu, đoạn,

sự kiên kết, cấu trúc của văn bản Trật

so sánh, tỉnh lược, thay thế, giả định

để phát hiện ý nghĩa của văn bản

Tiềm

CHUYÊN ĐỀ 2: NHÌN CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN

Văn nghị luận 1 Thế nào là văn nghị luận?

- Mục đích của bài văn nghị luận

- Nội dung bài văn nghị luận

- Cách thức trình bày bài văn nghị

Những bài văn nghị luận xã hộihay

- Kỹ năng viết nghị luận xã hội

- Tìm đọc các bài luận nổi tiếng

n

Trang 26

- Vai trò và ý nghĩa của văn nghịluận đối với việc hình thành tư duycủa con người.

- Vai trò và ý nghĩa của văn nghịluận đối với việc giáo dục tư tưởng,nhân cách…

trên thế giới

- Tìm hiểu những nhân vật truyềncảm hứng, thuyết trình như NickVujicic

Văn nghị luận

xã hội

- Khái lược về văn nghị luận xã hội

“Nghị luận là một thể loại văn họcđặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán,chứng cứ để bàn luận về một vấn

đề nào đó (chính trị, xã hội, văn họcnghệ thuật, triết học, đạo đức)

- Các dạng câu hỏi

- Cấu trúc của bài nghị luận

- Yêu cầu của một bài văn NLXH

Tìm hiểu một số vấn đề xã hội cơbản: Tình yêu nước, phẩm chất tốtđẹp của người Việt Nam, đạo lý,hiện tượng xã hội (xấu, tốt)…

CHUYÊN ĐỀ 3: LUẬN ĐIỂM VÀ LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

- Tìm đọc các bài văn nghịluận có các luận điểm mới

mẻ, độc đáo và cách lập

n

Trang 27

- Luận điểm và lập luận

- Vai trò và tác dụng

2 Yêu cầu của luận điểm và lập luận

- Yêu cầu của luận điểm

- Yêu cầu của lập luận

- Các lỗi về luận điểm và lập luận

3 Nhận diện và phân tích luận điểm, lậpluận

- Nhận diện phân tích, đánh giá luậnđiểm

- Nhận diện phân tích, đánh giá lập luận

- Nhận diện và phân tích lỗi về luận điểm

và lập luận- nêu hướng khắc phục

4 Luyện tập hình thành luận điểm (tạoluận điểm)

5 Luyện tập về lập luận

luận chặt chẽ, sắc sảo, giàusức thuyết phục

- HS đọc tài liệu li thuyết

về luận điểm và lập luận,suy nghĩ theo hệ thống câuhỏi hướng dẫn, tự mình rút

ra kết luận về luận điểm vàlập luận trong bài nghịluận

- Thực hành nhận diện vàphân tích về luận điểm, lậpluận theo yêu cầu củachuyên đề

CHUYÊN ĐỀ 4: ĐỀ VĂN: PHÂN TÍCH VÀ LUYỆN TẬP

b) Đề mở2.3 Đề vận dụng tổng hợp các phươngthức biểu đạt

3 Nhận diện và phân tích một đề văn

a) Nhận diện về dạng đềb) Phân tích yêu cầu của đề: trọng tâmvấn đề (ND) và phương thức biểu đạt(phương thức chính và phương thức kếthợp); thao tác nghị luận chính và thao táckết hợp

- Thực hành nhận diện vàphân tích các dạng đề văn,chú ý các dạng đề cho họcsinh giỏi

n

Trang 28

4 Thực hành nhận diện và phân tíchđề.

CHUYÊN ĐỀ 5: VĂN HỌC, NHÀ VĂN VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC, TIẾP NHẬN VĂN HỌC

b) Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật - Kĩnăng riêng của tính phi vật thể của ngônngữ - Tính đa nghĩa của ngôn từ nghệthuật

c) Các chức năng, các ý nghĩa và giá trịcủa văn học: Chức năng giao tiếp, chứcnăng giải trí, ý nghĩa tư tưởng, giá trịthẩm mĩ

d) Nguyên tắc phân chia các thể loạivăn học Điểm qua các thể loại văn họcchính, thời cổ đại, trung đại

3 Quá trình sáng tạo

a) Cảm hứng sáng tạo

b) Ý đồ sáng tác, lập sơ đồ hay đềcương Viết, sửa chữa

c) Thực hành, phân tích, đánh giá một

số văn bản thuộc thể loại khác nhau

Phân tích quá trình sáng tác một tácphẩm cụ thể Phân tích tư cách, phẩmchất của một nhà văn (từ những tư liệu

- Học sinh đọc tài liệu thamkhảo và trả lời các câu hỏihướng dẫn

- Chú ý thực hành dưới hìnhthức bài tập viết hay thảoluận nhóm với các nội dung:+ Phân tích các giá trị củamột số văn bản văn họcthuộc các thể loại khác trongchương trình Ngữ văn 10nâng cao

+ Trao đổi về tư cách, phẩmchất nhà văn và quá trìnhsáng tạo của một tác phẩmvăn học qua tư liệu về một sốnhà văn và tác phẩm đượchọc trong chương trình + Học sinh cần được cungcấp thêm tư liệu về nhà văn

và quá trình sáng tạo tácphẩm văn học khai thác từcác sách báo, hồi kí, kinhnghiệm sáng tác của nhà văn,chân dung văn học v.v…

n

Trang 29

Tính đa dạng, không thống nhất:

c Các cấp độ tiếp nhận văn học

d Yêu cầu để tiếp nhận văn học có hiệu quả

CHUYÊN ĐỀ 6: THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN

1 Tổng quan về văn học việt Nam: Các

bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam;

quá trình phát triển của văn học Viết ViệtNam

2 Đại cương về văn học dân gian ViệtNam: khái niệm, phân biệt văn học dângian và văn học viết; đặc trưng cơ bảncủa văn học dân gian (tính truyềnmiệng, tính tập thể, tính dị bản, tínhnguyên hợp); hình thức tồn tại, môitrường diễn xướng, mối quan hệ vớivăn học viết Việt Nam

+ Tìm hiểu về con người ViệtNam qua văn học (trong quan

hệ với tự nhiên, trong quan hệquốc gia, dân tộc; trong quan

hệ xã hội; ý thức về bản thân.)+ Tìm hiểu về mối quan hệgiữa văn học dân gian và vănhọc viết

+ Tìm hiểu về những đặctrưng cơ bản: tính tập thể,tính truyền miệng, tính dịbản, tính nguyên hợp củavăn học dân gian

+ Tiến trình lịch sử của vănhọc dân gian Việt Nam

Thần thoại 1 Định nghĩa

2 Nội dung ý nghĩa

+ Giải thích nguồn gốc tự nhiên, loàingười và vạn vật

+ Khát vọng chinh phục tự nhiên củacon người thời cổ

+ Giá trị nhân văn

3 Đặc điểm nghệ thuật của thần thoại:

nghệ thuật vô thức, kết cấu, nhân vật

Đọc và tóm tắt một số truyệnthần thoại tiêu biểu trongkho tàng thần thoại dân tộcViệt và các dân tộc thiểu sốViệt Nam (có danh mục kèmtheo)

Mối quan hệ giữa thần thoại

và tín ngưỡng phong tục củangười Việt Nam

n

Trang 30

4 Phân tích một trong các tác phẩm

sau: Thần Trụ Trời, Thần Biển.

Tìm đọc Thần thoại TrungQuốc, thần thoai Ly Lạp…

Truyền

thuyết

1 Định nghĩa

2 Phân loại theo các tiêu chí

3 Nội dung cơ bản của truyền thuyết(qua các thời kì lịch sử cụ thể: thời kìVăn Lang - Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc,thời kì phong kiến độc lập tự chủ, thời

kì Pháp thuộc)

4 Một số vấn đề nghệ thuật của truyềnthuyết: nhân vật trung tâm, kết cấuchuỗi, cách phản ánh lịch sử độc đáo

5 Tập phân tích truyền thuyết: An

Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.

* Ghi chú: Sử dụng văn bản trong sách

giáo khoa Ngữ văn lớp 10, tập 1, Nxb

Giáo dục, 2013)

Truyền thuyết (qua các thời

kì lịch sử cụ thể: thời kì VănLang - Âu Lạc, thời kì Bắcthuộc, thời kì phong kiếnđộc lập tự chủ, thời kì Phápthuộc)

+ Cách phản ảnh lịch sử độcđáo của truyền thuyết

- Đọc, tóm tắt nội dung cốttruyện những truyền thuyếttiêu biểu

- Tìm hiểu về mối quan hệgiữa truyền thuyết và thựctại

- Phân biệt truyền thuyết dângian với thần thoại

Truyện cổ tích1 Định nghĩa truyện cổ tích

2 Nội dung ý nghĩa+ Mối quan hệ xung đột mang tính chấtriêng tư giữa con người và con ngườitrong gia đình và ngoài xã hội

+ Lý tưởng xã hội của nhân dân laođộng

+ Triết lí nhân sinh và đạo lí làm ngườicủa nhân dân lao động

3 Nghệ thuật hư cấu cổ tích: nhân vật,lực lượng thần kì, không gian, thời giannghệ thuật

Mô típ truyện cổ tíchTìm một số cốt truyện cổtích trên thế giới có sự tươngđồng với một số truyện củaViệt Nam

Truyện cười 1 Định nghĩa

2 Phân loại: truyện cười kết chuỗi vàtruyện cười không kết chuỗi

3 Nội dung ý nghĩa: truyện cười mua

- Đọc, tóm tắt một số truyệncười dân gian Việt Nam tiêubiểu (có danh mục kèmtheo)

n

Trang 31

vui giải trí; truyện cười phê bình giáodục; truyện cười châm biếm, đả kích.

4 Nghệ thuật truyện cười: nhân vật, kếtcấu, tình huống gây cười

5 Phân tích một trong các truyện sau

đây: Đến chết vẫn hà tiện, Tam đại con

4 Phân tích truyện ngụ ngôn: Thầy

bói xem voi.

- Đọc các truyện ngụ ngôndân gian Việt Nam Tìmhiểu những bài học ngụ ngôncủa mỗi truyện

- Phân biệt truyện cười vớitruyện ngụ ngôn

- Đọc truyện ngụ ngôn trênthế giới như La Phông-ten,Edop…

Ca dao 1 Khái niệm ca dao

2 Phân loại ca dao

3 Nội dung cơ bản: ca dao về đề tàitình yêu nam nữ; ca dao về đề tài giađình; ca dao về đề tài xã hội

4 Đặc điểm nghệ thuật ca dao: kếtcấu, thể thơ, ngôn ngữ, không gian thờigian nghệ thuật

5 Phân tích các bài ca dao

- Học thuộc ít nhất 20 bài cadao (theo các chủ đề cụ thể);tìm hiểu nội dung ý nghĩanhững bài ca dao tiêu biểutrong kho tàng ca dao dân caViệt Nam

- Sưu tầm các bài ca dao ởđịa phương

- Thêm nhạc cho ca dao vàtập hát dân ca

Tục ngữ 1 Định nghĩa tục ngữ

2 Đặc trưng cơ bản

3 Phân loại tục ngữ: tục ngữ đúc kếtkinh nghiệm về thời tiết; tục ngữ đúckết kinh nghiệm về lao động sản xuất;

tục ngữ đúc kết kinh nghiệm về lịch

sử-xã hội; tục ngữ về con người

4 Một số đặc điểm nghệ thuật của tụcngữ: kết cấu, vần và nhịp, lối sử dụnghình ảnh

- Sưu tầm và học thuộc ítnhất 30 câu tục ngữ trongkho tàng tục ngữ dân gianViệt Nam, tìm hiểu nội dung

ý nghĩa các câu tục ngữ đó,cách ứng dụng thực hànhcủa câu tục ngữ trong đờisống

- Vận dụng tục ngữ tronggiao tiếp và viết văn

n

Trang 32

5 Chọn, phân tích một số câu tục ngữ

Câu đố 1 Định nghĩa câu đố

2 Đặc điểm cơ bản của câu đố dângian: về chức năng, về nghệ thuật miêu

tả, về kết cấu, về hình thức diễn xướng

3 Nội dung ý nghĩa: nội dung khoahọc thưởng thức; nội dung ý nghĩa xãhội; nội dung ý nghĩa lịch sử

4 - Đặc điểm nghệ thuật của câuđố: ẩn dụ câu đố, nghệ thuật chơi chữ

2 Đặc trưng cơ bản của vè

3 Các loại vè và nội dung cơ bảncủa nó: vè kể chuyện muôn loài; vè kểchuyện làng xóm (vè thế sự); vè kểchuyện nước (vè lịch sử)

4 Một vài nét về đặc điểm nghệ thuậtcủa vè: kết cấu, thể thơ, lối diễn đạt

Tìm hiểu những kiến thức cơbản về thể loại vè: địnhnghĩa, đặc trưng cơ bản, cácloại vè và nội dung ý nghĩa

cơ bản Viết thu hoạch

- Sưu tầm một số bài vè lưu

truyền trong dân gian ở địaphương; tập kể vè

- Phân biệt vè với ca dao

- Trao đổi, thảo luận về tác

dụng và ảnh hưởng của vè đối

với đời sống xã hội của nhândân lao động

Khảo cứu về thể loại sử thi:khái niệm sử thi; đặc điểmcủa sử thi thần thoại, sử thianh hùng; các chủ đềchính, đặc điểm nghệ thuật

Trang 33

- Sử thi Ấn độ và Hy Lạp

Truyện thơ 1 Khái niệm truyện thơ

2 Phân loại truyện thơ: truyện thơ về

đề tài tình yêu; truyện thơ về sự nghèokhổ; truyện thơ về đề tài chính nghĩa

3 Nội dung cơ bản của truyện thơ: sốphận đau thương của người lao độngnghèo; khát vọng yêu đương và hạnhphúc lứa đôi

4 Đặc điểm nghệ thuật: kết cấu, nhânvật

- Tập hợp tư liệu truyện thơcủa các dân tộc thiểu số,nắm bắt được khái niệmtruyện thơ, cách phân loạitruyện thơ; những đặc trưng

cơ bản của truyện thơ

- Đọc, tóm tắt nội dung cốttruyện các truyện thơ tiêubiểu của các dân tộc Mường,Thái, Tày Nùng (có danhmục kèm theo)

- Đọc tóm tắt cốt truyện, tìmhiểu giá trị nội dung, nghệ

thuật của truyện thơ Tiễn

dặn người yêu (Thái).

- Sưu tầm những truyện thơ

của các dân tộc thiểu số kháccòn lưu truyền trong dângian ở các địa phương

Sân khấu

dân gian:

Chèo

1 Khái niệm: chèo/ chèo sân đình

2 Nguồn gốc và sự phát triển củachèo sân đình

3 Nội dung tư tưởng của các vở chèocổ: chèo phản ánh hiện thực xã hội;

chèo thể hiện tinh thần nhân đạo, dânchủ của nhân dân lao động

4 Đặc điểm nghệ thuật của chèo sânđình: kết cấu, nhân vật

5 - Giới thiệu vở chèo cổ: Quan Âm

Thị Kính

- Tìm đọc một trong các vở

chèo sau: Kim Nhan, Lưu

Bình - Dương Lễ, Trương Viên, Quan Âm Thị Kính.

- Tìm hiểu giá trị nội dung

xã hội và tư tưởng nhân văn

của vở chèo Quan Âm Thị

n

Trang 34

CHUYÊN ĐỀ 7: THI PHÁP CA DAO

Thi pháp ca

dao

1 Khái niệm thi pháp (đại cương)

2 Những đặc trưng cơ bản của thi pháp ca dao Việt Nam:

a) Đặc trưng cái tôi trữ tình trong cadao, tính tập thể trong sáng tác và tínhtruyền miệng trong lưu hành, giao tiếpkhiến cái tôi trữ tình của ca dao không

có dấu vết cá nhân cá thể

b) Thời gian, không gian diễn xướng(thời gian hiện tại, không gian trần thế,đời thường, bình dị, phiếm chỉ, gắn vớimôi trường sống thân thuộc của ngườibình dân)

c) Các biểu tượng phổ biến (khác vớicác biểu tượng trong văn học viết)

d) Mô hình câu từ Các công thức ngôn

từ thường lặp lại trong nhiều bài ca dao

e) Thể thơ lục bát được vận dụng mộtcách hồn nhiên, phóng túng và nhữngbiến thể của nó như đặc trưng riêng của

ca dao

g) Ngôn từ giản dị, chất phác, ngắngọn, gần với lời nói trong sinh hoạt đờithường

3 Thực hành

Phân tích những đặc trưng cơ bản củathi pháp cao dao qua những bài trongchương trình Ngữ văn 10 nâng cao

Chú ý so sánh với thơ trong bộ phậnvăn học viết

- Hướng dẫn học sinh đọc tàiliệu tham khảo và trả lời cáccâu hỏi hướng dẫn học tập

- Cần chú trọng thực hành:+ Rút ra nhận xét về đặctrưng thi pháp ca dao từnhững bài ca dao cụ thểtrong chương trình Ngữ văn

10 nâng cao

+ So sánh ca dao với thơtrong bộ phận văn học viết(chú ý thơ lục bát và songthất lục bát),

- Chú ý thực hành phân tích

ca dao theo đặc trưng thipháp hơn là cung cấp líthuyết về thi pháp ca dao

CHUYÊN ĐỀ 8: TINH THẦN NHÂN VĂN QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC DÂN GIAN

(Thần thoại, sử thi, truyền thuyết, truyện thơ, truyện cổ tích, truyện cười trong chương trình

lớp 10 nâng cao)

n

Trang 35

Tên bài Yêu cầu kiến thức Kiến thức bổ trợ

- Khát vọng chinh phục, chế ngự thiênnhiên, giải thích tự nhiên (Đăm Săn,

Đẻ đất đẻ nước)

- Khát vọng độc lập, tự cường (AnDương Vương, Mị Châu – TrọngThuỷ)

- Ngợi ca tình nghĩa, đạo lý (ChửĐồng Tử, Tiễn dặn người yêu, ĐămSăn)

- Khát vọng về công lý: Tấm Cám,một số truyện cười

- Cái nhìn khoan dung đối với conngười (Mị Châu – Trọng Thuỷ, một sốtruyện cười)

3 Thực hành phân tích tinh thần nhânvăn của một số tác phẩm văn học dângian

Học sinh tìm đọcTinh thần nhân văn là gìTinh thần nhân văn trong văn học

CHUYÊN ĐỀ 9: SỬ THI CỔ ĐẠI HY LẠP, ẤN ĐỘ QUA TÁC PHẨM OĐIXE VÀ RAMAYANA

3 Hình tượng người anh hùng trong

sự nghiệp của cộng đồng (Uy lít xơ vàRama)

4 Hình ảnh mới lạ về thế giới trongkhát vọng chinh phục và khám phá

Tìm đọc bản đầy đủ các tácphẩm

Tìm hiểu Hy Lạp cổ đại, Ấn

Độ cổ đại

n

Trang 36

của con người cổ đại.

5 Những nét tương đồng (chủ yếu) vàđôi nét khác biệt giữa sử thi Hi Lạp và

sử thi Ấn Độ về nội dung và hình thứcnghệ thuật qua hai tác phẩm Ôđixê vàRamayana

CHUYÊN ĐỀ 10: VAI TRÒ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VỚI VĂN HỌC VIẾT

2 Văn học viết Việt Nam đã chịu ảnhhưởng to lớn của VHDG trên nhiềuphương diện:

2.1 Về phương diện nội dung: đề tài,nguồn cảm hứng, tư tưởng nhân ái,tình cảm lạc quan, yêu đời, tình yêuthiên nhiên, đất nước, tình yêu conngười

2.2 Về phương diện nghệ thuật: ngôn

từ, hình ảnh, cách nói, các biện pháp

tu từ, thể loại, chất liệu dân gian

3 Thực hành phân tích vai trò và tácdụng của VHDG qua một số tác phẩmvăn học viết cụ thể

- Thực hành phân tích vai trò

và tác dụng của văn học dângian đối với văn học viết làchính

- Tìm một số tác phẩm đểchứng minh có sự ảnh hưởngqua lại giữa văn học dân gian

và văn học viết

CHUYÊN ĐỀ 11: ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ, TƯ TƯỞNG CỦA TÁC PHẨM

3 Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học

+ Nội dung của tác phẩm văn học

Trang 37

+ Mối quan hệ giữa nội dung và hìnhthức

+ Đặc điểm

Chủ đề

+ Khái niệm+ Đặc điểm

- Các phương diện chủ quan của nội dung tác phẩm văn học

- Sự lí giải chủ đề

+ Cảm hứng tư tưởng+ Tình điệu thẩm mĩ

4 Ý nghĩa của tác phẩm văn học

Tìm hiểu các đề tài trong văn học Trung đại Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 12: ĐẶC TRƯNG THI PHÁP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Quan niệm về thiên nhiên và conngười “thiên nhân nhất thể”; Cảmhứng về thiên nhiên Nhân vật lítưởng

Quan niệm về thể loại văn học vàbậc thang giá trị các thể loại

2 Thực hành phân tích đặc trưng thipháp văn học trung đại Việt Namqua các tác phẩm văn học cụ thể(chú ý những tác phẩm đọc thêm vàchưa được học trong chương trình)

- Thi pháp học

- Lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X đếnhết thế kỷ XIX

- Hệ tư tưởng Nho giáo

- Tam giáo đồng nguyên trong vănhóa người Việt

- Tín ngưỡng dân gian trong vănhóa người Việt

- Diễn trình lịch sử Việt Nam

- Văn hóa Việt Nam

- Phong tục tập quán Việt Nam

CHUYÊN ĐỀ 13: TÁC GIẢ TIÊU BIỂU VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

Khái quát về 1 Một số khái niệm và thuật ngữ Tìm hiểu Hệ tư tưởng Nho Giáo

n

Trang 38

văn học trung

đại Việt Nam

2 Các giai đoạn phát triển, cáchướng vận động chính của văn họctrung đại

3 Đặc điểm của văn học trung đại

4 Hệ thống thể loại của văn họctrung đại

5 Thảo luận: phân biệt văn họcdân gian và văn học viết

6 Giảng văn: Thiên Trường vãnvọng (Trần Nhân Tông); Thiên đôchiếu (Lý Công Uẩn); Dụ chư tỳtướng hịch văn (Trần Quốc Tuấn)

Tìm hiểu về tư tưởng của KhổngTử

Tìm hiểu các triều đại Việt NamTìm hiểu tín ngưỡng dân gian

Tìm hiểu hiện tượng Tam giáo

đồng nguyên trong xã hội Việt

Nam

Nguyễn Trãi 1 Cuộc đời, con người bi hùng

Nguyễn Trãi và sự nghiệp sáng tácvăn chương

2 Quan niệm nghệ thuật củaNguyễn Trãi

3 Tư tưởng nhân nghĩa gắn liềnvới chính sách thân dân trong ngòibút đánh giặc tài giỏi

4 Tình yêu thiên nhiên trong thơNguyễn Trãi

5 Nghệ thuật viết văn chính luận

và thơ ca

6 Giảng văn Bình Ngô đại

cáo và Côn Sơn ca.

- Tư tưởng dân tộc trong BìnhNgô đại cáo

- Vì sao nói Bình Ngô đại cáo làbản tuyên ngôn Độc lập lần thứhai của Đại Việt?

- Cuộc kháng chiến chống quânMinh xâm lược

và Truyền kì

mạn lục

1 Vài nét về tiểu sử Nguyễn Dữ

2 Thể loại truyền kì và Truyền kìmạn lục

3 Giá trị nội dung: Tiếng nói tốcáo hiện thực và khuynh hướng tưtưởng qua một số nội dung phảnánh

4 Giá trị nghệ thuật của tác phẩm

5 Giảng văn Chuyện chức phán sự

đền Tản Viên

Lịch sử thế kỷ XVIĐọc Liêu trai chí dị - Bồ TùngLinh

Đọc tập truyện Truyền kỳ mạn lục(ít nhất 10 truyện)

n

Trang 39

4 Dịch phẩm Khúc ngâm của

người chinh phụ và sự kết tinh ngôn

ngữ, nghệ thuật tiếng Việt

5 Giảng văn đoạn trích Tình cảnh

lẻ loi của người chinh phụ

- Chiến tranh và tư tưởng chiếntranh thời kỳ phong kiến

- Quan niệm Nam nữ thời phongkiến

- Quy định về người phụ nữ trong

xã hội phong kiến

Nguyễn Du 1 Cuộc đời con người Nguyễn Du

-tấn bi kịch của một người nghệ sỹlớn

2 Sự nghiệp sáng tác của đại thihào

3 Truyện Kiều: Bức tranh chânthực của lịch sử xã hội đương thời

và số phận bi kịch của con người;

khát vọng tình yêu và công lí

4 Truyện Kiều, thơ văn chữ Hán vàcác tác phẩm chữ Nôm còn lại: nhấtquán trong nội dung phản ánh

5 Giảng văn: Trích đoạn Trao

duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền

Lịch sử Việt Nam thế kỷ XVII,XVIII

- Cuộc khởi nghĩa Nguyễn Huệ,Nguyễn Ánh

- Số phận người phụ nữ trong xãhội phong kiến

2 Bản lĩnh Nguyễn Công Trứ, chílàm trai, chí anh hùng, quan niệmnhân sinh táo bạo

3 Giảng văn: Bài ca ngất ngưởng

- Cách Công Trứ cáo quan về quêđược ghi chép lại

- Đóng góp của Nguyễn Công Trứcho tỉnh Ninh Bình

- Tìm đọc 3 tác phẩm Cao BáQuát) và 3 tác phẩm NguyễnCông Trứ

Nghe ca trù bài Hồng hồng tuyết

tuyết

n

Trang 40

Tìm đọc Bài ca phong cảnh

hương sơn – Chu Mạnh Trinh

Hồ Xuân Hương 1 Cuộc đời và sự nghiệp sáng

tác

2 Hồ Xuân Hương - nhà thơcủa phụ nữ, nhà thơ trào phúng vàtrữ tình độc đáo

3 Giảng văn: Tự tình I, II, III

- Số phận người phụ nữ làm lẽtrong xã hội phong kiến

- Ràng buộc của xã hội đối vớingười phụ nữ

- Đọc thơ của Hồ Xuân Hương(thuộc ít nhất 5 bài)

Hoàng Lê nhất

thống chí

1 Sơ lược quá trình hình thành

và phát triển của tiểu thuyết chươnghồi ở Việt Nam thời trung đại

2 Vai trò của dòng họ Ngô gia

và hiện tượng Ngô Gia văn phái

3 Xã hội Việt Nam đương thờitrong tác phẩm: Bộ mặt cung vua,phủ chúa, đời sống nhân dân và sứcmạnh của phong trào Tây Sơn

4 Thành tựu nghệ thuật kiệttác kết tinh trong tác phẩm

- Tìm đọc một số tiểu thuyếtchương hồi của Trung Quốc

- Tìm đọc toàn bộ tác phẩmHoàng Lê Nhất thống trí

Nguyễn Đình

Chiểu

1 Một nhân cách "sáng tựa saoKhuê" với ba tư cách: nhà thơ, thầygiáo, thầy thuốc

2 Truyện Nôm Lục Vân Tiên, tưtưởng nhân nghĩa theo tinh thầnmới, sự đối lập thiện –ác

3 Văn chương Nguyễn ĐìnhChiểu - từ lí tưởng nhân nghĩa đếnchủ nghĩa yêu nước chống ngoạixâm Quan niệm tiến bộ về vai tròngười nông dân trong chiến đấuchống quân xâm lược

4 Thể loại văn tế và điển mẫu Văn

- Đọc truyện Lục Vân Tiên

- Đọc ít nhất 10 bài thơ củaNguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Khuyến 1 Cuộc đời và nhân cách sống của

Nguyễn Khuyến

2 Nguyễn Khuyến - nhà thơ của

- Tìm hiểu đặc trưng của làng quêBắc Bộ Việt Nam

- Đọc 10 bài thơ của Nguyễn

n

Ngày đăng: 30/01/2024, 04:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w