Trang 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân VănHỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNGNGHIÊN CỨU KHOA HỌC “THÓI QUEN ĐỔ LỖI TỨC THÌ” CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠOBÁO CHÍ VÀ
lOMoARcPSD|38842354 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn HỌC PHẦN: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC “THÓI QUEN ĐỔ LỖI TỨC THÌ” CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Lan Nguyên Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 8 Mã học phần: SOC 1051 Hà Nội, tháng 11 năm 2023 1 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC STT HỌ TÊN MSSV NHIỆM VỤ Đánh 23031068 giá 1 VŨ QUANG MINH ( nhóm trưởng ) 23031064 Phân công nhiệm vụ + tổng A+ quan nghiên cứu 2 BÙI VŨ GIA LONG A+ Phương pháp nghiên cứu + cấu A+ trúc đề tài A+ A+ 3 NGUYỄN THỊ THANH NHÀN 23031077 Kết luận và khuyến nghị A+ 4 ĐOÀN TRÂM ANH 23031006 Tính cấp thiết của đề tài A+ 5 TRẦN THU HẰNG 23031040 Tổng quan nghiên cứu 6 LẠI THỊ KIM NGÂN 23031072 7 LÝ TRẦN KHÁNH LINH 23031053 Phạm vi nghiên cứu + câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu + nhiệm vụ + đối tượng nghiên cứu 2 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu khoa học là phạm trù rất mới mẻ đối với chúng em, qua quá trình tìm kiếm và hoàn thành đề cương, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn hết sức sâu sắc tới: - Giảng viên Nguyễn Lan Nguyên - Trường ĐH KHXH&NV - ĐHQGHN Cảm ơn cô vì đã tạo cơ hội cho chúng em được đưa ra những ý tưởng nghiên cứu của mình - Các anh chị, các bạn trong Viện Đào tạo báo chí và truyền thông đã bớt chút thời gian để tham gia cuộc khảo sát - Đặc biệt là các thành viên trong nhóm đã cố gắng hết mình, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong nghiên cứu “thói quen đổ lỗi tức thì” Do kiến thức, kinh nghiệm và thời gian hạn chế nên ngiên cứu của chúng em sẽ có nhiều thiếu xót, mong rằng cô cùng các bạn sẽ đưa ra những ý kiến đóng góp để nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 11 năm 2023 Tác giả- Nhóm 8 3 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 7 1 Tính cấp thiết của đề tài 7 1.1 Thực trạng nơi nghiên cứu .7 1.2 Nhu cầu về đề tài .7 1.3 Trách nhiệm với đề tài .7 1.4 Sự hứng thú với đề tài .7 2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 8 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 8 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8 3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 8 3.1 Đối tượng nghiên cứu 8 3.2 Khách thể nghiên cứu 8 4 Phạm vi nghiên cứu.8 4.1 Thời gian 8 4.2 Không gian 9 4.3 Nội dung 9 5 Phương pháp nghiên cứu 9 5.1 Phương pháp thu thập thông tin .9 5.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi 9 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu 12 6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 12 6.1 Câu hỏi nghiên cứu 12 6.2 Giả thuyết nghiên cứu 13 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 13 7.1 Ý nghĩa khoa học 13 4 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 7.2 Ý nghĩa thực tiễn 13 8 Cấu trúc đề tài 14 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 15 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu 15 1.1 Nghiên cứu về thói quen trên thế giới 15 1.2 Nghiên cứu về hành vi đổ lỗi trên thế giới .15 1.3 Nghiên cứu về thói quen, hành vi đổ lỗi ở Việt Nam 16 Chương 2: Cơ sở lý luận 19 2.1 Các định nghĩa khái niệm có liên quan: 19 2.1.1 “Thói quen đổ lỗi” 19 2.1.2 “Thói quen đổ lỗi tức thì” .19 2.1.3 So sánh “thói quen đổ lỗi” và thói quen đổ lỗi tức thì” 19 2.1.4 “Văn hoá đổ lỗi”, “bản năng đổ lỗi”, “bản năng đổ lỗi giả định” 19 2.2 Một số lý thuyết áp dụng trong đề tài 21 2.2.1 “Lý thuyết về những thành kiến ích kỷ” 21 2.2.2 “Lý thuyết phòng thủ nhận thức” 21 Chương 3: Thực trạng 21 3.1 Ở phương diện hoạt động đời thường 21 3.2 Ở phương diện đột xuất, bất ngờ 21 3.3 Thực trạng chung đã và đang diễn ra .21 Chương 4: Nguyên nhân của vấn đề nghiên cứ 22 4.1 Do ảnh hưởng về quyền lợi .22 4.2 Do ảnh hưởng về đạo đức 22 4.3 Do ảnh hưởng về quyền lợi và đạo đức 22 4.4 Do ảnh hưởng về văn hóa 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 23 Kết luận 23 Khuyến nghị 24 5 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 6 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU “THÓI QUEN ĐỖ LỖI TỨC THÌ” CỦA SINH VIÊN VIỆN ĐÀO TẠO BÁO CHÍ VÀ TRUYỀN THÔNG – TRƯỜNG ĐH KHXH&NV – ĐHQGHN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Thực trạng nơi nghiên cứu Xuất phát từ niềm tin rằng “đổ lỗi” không chỉ của riêng cá nhân, tập thể, quốc gia nào; chúng tôi hiểu rằng ngay tại môi trường học tập xung quanh và ngay kể cả chính bản thân mình luôn mang “thói quen đổ lỗi tức thì” trên vai Chúng tôi muốn chứng thực điều đó bằng số liệu cụ thể chứ không phải phỏng đoán 1.2 Nhu cầu về đề tài Theo thông số khảo khát được, chúng tôi ghi nhận với hơn 200 bảng hỏi được phát ra và thu về những con số biết nói Trước hết ở những câu hỏi chung đã có 67.5% người có thói “quen đổ lỗi tức thì” Vì là bảng khảo sát online mọi người có cơ hội xem xét kĩ trước khi chọn lựa nên chúng tôi đã có một câu hỏi chung “bạn xử lý “thói quen đổ lỗi tức thì” của mình như thế nào”? Câu hỏi này dù trực tiếp hay gián tiếp đã mang về 96% lựa chọn của sinh viên chứng tỏ họ sẽ “đổ lỗi” ngay lập tức khi cần Cũng bởi lý do này chúng tôi càng quyết tâm hơn trong việc đi tìm lời giải ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN về “thói quen đổ lỗi tức thì” 1.3 Trách nhiệm với đề tài Là sinh viên thuộc Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN, chúng tôi mong muốn dùng những đóng góp nhỏ của mình trên phương diện nghiên cứu để có thể giúp những con người nơi đây hoàn thiện hơn về những giá trị đạo đức, tinh thần 1.4 Sự hứng thú với đề tài Ai là fan bóng đá chắc hẳn đều sẽ biết vụ việc cầu thủ Ibrahimovic trong trận cầu vòng 27 Ngoại hạng Anh, khi phạm lỗi và được trọng tài hỏi, anh ấy thản nhiên đáp rằng: “Tyrone Mings tự nhảy vào cùi chỏ của tôi” Lời đổ lỗi “ngây ngô” tức khắc này đã lọt vào mắt của chúng tôi Đây là minh chứng hài hước nhất cho lời khẳng định “thói quen 7 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 đổ lỗi tức thì” không chỉ có ở Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông- Trường ĐH KHXH&NV- ĐHQGHN hay Việt Nam mà nó mang phạm vi toàn cầu Nó giống như là một cơ quan của con người được lập trình bởi tự nhiên Chúng tôi chọn xuất phát điểm là chính mình, các bạn, các anh chị để nghiên cứu hành vi, thói quen nhằm xác định các nấc thang từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến cao rồi hướng tới mục tiêu cuối cùng: “Đã là con người không ai có thể phủ nhận “thói quen đổ lỗi tức thì” 2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Chứng minh “thói quen đổ lỗi tức thì” có tồn tại ở Viện Chỉ ra nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến sự đổ lỗi từ các sinh viên của Viện Tìm ra hướng giải quyết cho tình trạng này 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về các học thuyết Làm rõ các khái niệm, từ ngữ xoay quanh “đổ lỗi” Kết luận, kiến nghị, giải pháp thực hiện 3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: “thói quen đổ lỗi tức thì” của sinh viên 3.2 Khách thể nghiên cứu: sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN (hơn 200 sinh viên được phát bảng hỏi- K66 QHCC, K68 QHCC, K68 Báo Chí B) 4 Phạm vi nghiên cứu 4.1 Thời gian: từ ngày 6-18/11/2023 8 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 4.2 Không gian: Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN Cụ thể 3 lớp K66 QHCC, K68 QHCC và K68 Báo Chí B 4.3 Nội dung: Nghiên cứu mô tả thực trạng “đổ lỗi tức thì” và chỉ rõ nguyên nhân của thói quen này ở sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN 5 Phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp thu thập thông tin: Sử dụng các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm bổ sung kiến thức chuyên môn sâu hơn về vấn đề nghiên cứu Từ đó đánh giá ưu - nhược điểm của tài liệu và tìm ra hướng đi mới cũng như hạn chế sai lầm trong nghiên cứu còn tồn tại ở những tài liệu đã tham khảo (Lưu ý: Tài liệu chỉ mang tính chất tham khảo, bổ trợ không sao chép, nếu trích cần ghi nguồn) 5.2 Phương pháp điều tra bảng hỏi Khái quát + Khái niệm: Kiểm định thực nghiệm mối quan hệ giữa các nhân tố nhất định bằng việc dựa vào việc phân tích các con số thống kê cụ thể + Nguyên nhân lựa chọn phương pháp để sử dụng trong đề tài: Nhấn mạnh vào khảo sát hiện trạng Tập trung vào cơ sở lập luận, nguyên nhân và sự hình thành của vấn đề nghiên cứu Cách nhìn khách quan hơn Kiểm tra tính khả quan của đề tài Kết quả được định hướng Cách chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên tập hợp con (Cluster sampling), tập hợp con được chọn để làm đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập hợp sinh viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN Các dạng câu hỏi: STT Dạng câu hỏi Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi mở phương án 9 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 1 Nếu bạn đi học muộn thì bạn sẽ X đổ lỗi cho tắc đường, hỏng xe 2 Khi bạn gặp xui xẻo bạn sẽ đổ lỗi X cho tâm linh 3 Bạn chơi game bị thua lỗi là do X mạng, thiết bị 4 Khi bạn gây tai nạn giao thông X bạn có lập tức nói “Đi đứng kiểu gì thế” hay “Không nhìn à?” 5 Khi bạn khó làm quen với tập thể, X bạn nghĩ rằng tập thể không phù hợp với mình 6 Khi bạn thay đổi tiêu cực thì đó là X do tác nhân bên ngoài 7 Khi bạn mua hàng bị độn giá là X do người bán hàng dùng chiêu trò 8 Kết quả học tập giảm sút là do X ảnh hưởng từ bên ngoài 9 Ai đó vượt trội hơn bạn có phải X do gen họ tốt 10 Theo bạn nguyên nhân của thói X quen đổ lỗi tức thì là gì Kết quả xử lý số liệu: 10 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 BẢNG THỐNG KÊ KHẢO SÁT Tổng câu bảng hỏi phát ra: 180 Tổng số bảng hỏi nhận về: 169 Tổng số bảng hỏi hợp lệ: 150 STT Chọn "có" Chọn "không" Câu 1 Lượt chọn Tỉ lệ Lượt chọn Tỉ lệ Câu 2 Câu 3 139 92.7 11 7.3 Câu 4 Câu 5 112 74.7 38 25.3 Câu 6 Câu 7 137 91.3 13 8.7 Câu 8 Câu 9 98 65.3 52 34.7 Tổng 103 68.6 47 31.4 125 83.3 25 16.7 140 93.3 10 6.7 88 58.6 62 41.4 77 51.3 73 48.7 1019 75.5 331 24.5 11 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 5.3 Phương pháp phỏng vấn sâu Khái quát + Khái niệm: Những cuộc đối thoại, trao đổi được lặp đi lặp lại giữa người phỏng vấn và người tham gia phỏng vấn nhằm tìm hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người trả lời qua chính những quan điểm, ngôn ngữ của người đó + Nguyên nhân lựa chọn phương pháp để sử dụng trong đề tài: Bổ sung cơ sở, lý thuyết một cách sâu sắc hơn cho phương pháp điều tra bảng hỏi Thu thập được thông tin cực chi tiết, cụ thể Đặc biệt làm rõ hơn về nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu Tạo ra sự bình đẳng trong mối quan hệ nghiên cứu Cách chọn mẫu: Chọn ngẫu nhiên tập hợp con (Cluster sampling), tập hợp con được chọn để phỏng vấn là 5 trong 20 đối tượng tham gia điều tra bảng hỏi có câu trả lời đạt tuyệt đối trên thang đo Kết quả xử lý số liệu: phỏng vấn sâu nhằm củng có thêm nguyên nhân của đề tài nghiên cứu Kết quả thu được cho thấy những sinh viên có thang đo lớn nhất thì đều cho rằng họ đổ lỗi là do quyền lợi 6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 6.1 Câu hỏi nghiên cứu Tại sao lại có sự khác biệt và tên gọi, những cụm từ đi kèm với “đổ lỗi”? 12 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thực trạng của vấn đề “đổ lỗi tức thì” là gì? Nguyên nhân dẫn đến “đổ lỗi tức thì”? 6.2 Giả thuyết nghiên cứu Nhóm tác giả cho rằng sở dĩ có sự khác biệt về tên gọi là do bản chất của từ ngữ và vấn đề chưa được hiểu sâu Nhóm tác giả muốn dùng một tên gọi khác chính xác hơn Vì đây là ý kiến chủ quan nên rất mong muốn có được sự tham luận từ độc giả và các nhà nghiên cứu Như đã khẳng định, nhóm tác giả là sinh viên của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV- ĐHQGHN Chúng tôi muốn nghiệm chứng thực trạng đang diễn ra ngay ở chính môi trường xung quanh mình Khi làm khảo sát, nhóm tác giả cũng là người không tránh khỏi “thói quen đổ lỗi tức thì” Bởi thế thói quen này ảnh hưởng quá nhiều cá nhân không riêng bất kì một ai Nhóm tác giả muốn có lời giải chính xác cho mọi người và cho chính mình Đây là thực trạng xấu vậy nguyên nhân từ đâu mà nó lại ảnh hưởng sâu sắc đến vậy? 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 7.1 Ý nghĩa khoa học Hành vi “đổ lỗi tức thì” là cơ chế tự bảo vệ con người khỏi cảm xúc tiêu cực Con người “đổ lỗi tức thì” giống phản xạ có điều kiện là cách loại bỏ cảm giác sợ hãi, lo âu, bất lực, tội lỗi… khi gây ra lỗi lầm Nó được sinh ra từ những suy nghĩ, cảm xúc rất con người Đứng trước lựa chọn quyền lợi cá nhân trước mắt hay giá trị đạo đức lâu dài “Thói quen” này thách thức mọi kẻ muốn chinh phục thành công trong cuộc sống 7.2 Ý nghĩa thực tiễn Do thói quen đổ lỗi có tính lây lan trong cộng đồng, người chứng kiến việc ai đó đổ lỗi sai sót thì cũng trở nên có xu hướng đổ lỗi sai của mình 13 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 cho sự vật hoặc sự việc khác không liên quan hoặc có sự ảnh hưởng không quá lớn Hành vy “đổ lỗi tức thì” khiến cho con người ta có cảm giác “an toàn ảo” Khi gặp sai sót không đáng có, con người thường đẩy trách nhiệm để làm giảm đi lỗi sai, hạn chế bị chú ý từ cộng đồng Điều này ngay lập tức gây ra cảm giác “an toàn ảo” đối với con người trước một lỗi sai vẫn đang hiện hữu 8 Cấu trúc đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục bảng, Tài liệu tham khảo và Mục lục, phần Nội dung của đề tài gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý luận Chương 3: Thực trạng của thói quen “đổ lỗi tức thì” Chương 4: Nguyên nhân của thói quen “đổ lỗi tức thì” 14 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 NỘI DUNG Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1 Nghiên cứu về thói quen trên thế giới Có rất nhiều nghiên cứu, sách tìm hiểu về thói quen, hành vi của con người Đại đa số những tư liệu tham khảo đều chỉ ra thói quen, hành vi của con người được xác lập bởi yếu tố chủ quan Do con người sử dụng điều gì đó quá mức mà hình thành như: “Social learning theory” (1970) của Albert Bandura đề cập đến vấn đề mọi người học hỏi từ việc quan sát “Frame Theory” (2000) của Steven Hayes, Dermot Barnes - Holmes và Brian Roche xây dựng trên chủ nghĩa hành vi cổ điển, nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ trong việc cụ thể hóa hành vi mới Cuốn sách “The Power of Habit” của Charles Duhigg thể hiện rất rõ vai trò của thói quen tốt, đặc biệt là vấn đề thay đổi hành vi ở người Và cả cuốn “Changing Minds” năm 2006 của Howard Gardner cũng nói đến việc thay đổi tư duy dẫn đến thay đổi thói quen ở con người Bên cạnh đó còn có nghiên cứu liên quan đến tác động của thần kinh tạo ra thói quen của con người năm 2014 của nhóm tác giả Bahdanau, D., Cho, K & Bengio, Y Neural…… 1.2 Nghiên cứu về hành vi đổ lỗi trên thế giới Trên thế giới chưa có nghiên cứu chính thức nào cụ thể về “thói quen đổ lỗi tức thì” Đa số các nghiên cứu đều là suy từ hành vi của con người Nghĩa là các nhà nghiên cứu đang mặc định, mặc nhiên cho rằng “đổ lỗi” là xu hướng tất yếu: “The false consensus effect: An egocentric bias in social perception and attribution processes” - L Ross et al - “Journal of Experimental Social Psychology” (1977) “Anger and the behavioral approach system” - E Harmon - Jones - “Personality and Individual Differences” (2003) “Affect sensitivity and affect regulation in dealing with positive and negative affect” - N Baumann et al - “Journal of Research in Personality” (2007) “You can’t always remember what you want: The role of cortisol in false self - ascriptions of assigned goals” - M Quirin et al - Journal of Research in Personality” (2009) “Inverse relation between cortisol and anger and tier relation to performance and explicit memory” - J Kuhl 15 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 “Misattribution of duties as free choices: The role of emotional awareness in self - infiltration” - M Jais et al - “Acta Psychologica” (2021) 1.3 Nghiên cứu về thói quen, hành vi đổ lỗi ở Việt Nam Ở Việt Nam, đa số đều là những nghiên cứu cụ thể Ví dụ như thói quen đọc sách của sinh viên, thói quen tiêu dùng, thói quen chạy bộ, thói quen sử dụng mạng xã hội…… Rất ít nghiên cứu chỉ ra những nhân tố hình thành lên thói quen ở con người Song song đó, những nghiên cứu về “đổ lỗi” càng hiếm hơn Chủ yếu đều là những bài viết mang quan điểm “đậm chất cá nhân” mà không có bất kì một nghiên cứu chuyên sâu hay chắc chắn nào cả Có thể kể đến: “Đổ lỗi cho khách quan” của Sáu Nghệ, Báo Tiền Phong” (30/10/2007) “Văn hoá đổ lỗi” của Đoàn Khắc Xuyên, “Tạp chí Kinh tế Sài Gòn” (27/11/2014) “Nguy cơ đến từ văn hoá đổ lỗi” Đặng Tuấn Sơn, “Cộng Đồng Tác Giả Chuyên Sâu AUTHORITY - Liên Kết Với Tác Giả Bài Viết” (tháng 01/2015) “Văn hoá đổ lỗi” của TS Nguyễn Mai Phương, báo “Công An Nhân Dân” (02/09/2015) “Đổ lỗi - Vòng “văn hoá loanh quanh” của Minh Phong, báo “Trí thức Việt Nam” (02/04/2017) “Ứng xử văn hoá” của An Yên tại website Tổng công ty Điện lực miền Trung (29/06/2017) “Văn hoá mới là tranh công, đổ lỗi, chối tội, thanh minh?” của Trần Phương, Tạp chí Giáo Dục Việt Nam (08/06/2018) “Văn hóa nhận lỗi và xin lỗi” theo “Báo Dân Trí” (28/11/2021) Ngoài ra còn vô số các bài viết mang thông điệp, nội dung tương tự Những bài viết ấy đều do tổng hợp tài liệu rồi xây dựng lại trên ý hiểu của tác giả Một số nhận xét: Nhìn chung, các nghiên cứu, bài viết, sách, báo đã làm sáng tỏ một số nội dung lớn như sau: Thứ nhất, đưa ra cơ sở lý luận chặt chẽ về thói quen, hành vi của con người Đây là yếu tố hết sức quan trọng đối với nhóm nghiên cứu bởi nó giúp cho nhóm nghiên cứu nhận thức được rõ thói quen được tạo lập trong cuộc sống của con người Thói quen là quá trình lặp đi lặp lại với tần suất đủ lâu, nhưng nó cũng không dễ dàng bị mất đi Thứ hai, chứng minh được thói quen đổ lôi có tồn tại Dù trực tiếp hay gián tiếp các nghiên cứu đã nêu đều đồng tình về sự hiện diện của thói quen đổ lỗi Thói quen này đã và đang ẩn nấp bên trong mỗi con người Mức độ nhẹ đến nặng, nhiều hay ít đều được chỉ ra khá kỹ lưỡng, bài bản 16 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Thứ ba, phân tích và chỉ ra một số tác động của thói quen đổ lỗi, thường là tiêu cực Đặc biệt là những bài viết của các tác giả ở Việt Nam đều nhận định chắc nịch về sự có hại của thói quen này Đây cũng là tiền đề để nhóm nghiên cứu đưa ra những lí lẽ, lập luận, suy nghĩ mới mẻ của mình Lựa chọn của nhóm nghiên cứu: Khi nghiên cứu tâm lý học, “Self -Serving bias” của Fritz Heider và “Defensive mentality” của Sigmund Freud là có sự lý giải, hợp thức hóa tương đối chính xác cho nguyên do mà con người lại có xu hướng đổ lỗi nhiều hơn là nhận lỗi Ở cuốn “The psychology of interpersonal relations” (1958) Fritz Heider cho rằng: con người có nhiều trạng thái khác nhau Khi chúng ta cảm thấy công sức của bản thân mình được đền đáp, chúng ta thường có xu hướng nhận nó, tự hào về nó Tuy nhiên, ngay khi những kết quả tồi tệ ập đến, phá vỡ đi những hệ giá trị mà bạn mong muốn thì chúng ta luôn viện cho mình một cái cớ, một tác nhân gánh toàn bộ trách nhiệm Điều này đồng nghĩa với việc con người chuyển hoá từ tích cực sang tiêu cực là do họ bị tác động đến quyền lợi, những thành quả họ xứng đáng được nhận Đồng quan điểm, trong một buổi phỏng vấn GS TS Robert Prentice của Đại học Texas tại Austin bày tỏ: con người có các bộ lọc giúp thu thập thông tin và xử lý thông tin đều bị ảnh hưởng bởi lợi ích cá nhân của chúng ta và điều này đã tạo nên thành kiến tâm lý vị kỷ của con người; PGS TS Lamar Pierce cũng đánh giá: con người có xu hướng đánh giá cao đạo đức, nhưng khi chạm đến quyền lợi cá nhân thì rất có thể giá trị này sẽ giảm sút mạnh mẽ Chúng tôi rất đồng tình với những quan điểm của các giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu nói trên Bởi trong quá trình thu thập dữ liệu, chúng tôi phát hiện một ví dụ rất hay: tệ nạn hiếp dâm của Ấn Độ ngày càng gia tăng dẫn đến biểu tình và câu trả lời của những người đứng đầu là “những người ăn nhiều thịt cá dễ dẫn đến hành vi sàm sỡ, hiếp dâm”- ông Vinay Bihari, “theo hiểu biết của tôi, ăn nhiều đồ ăn nhanh góp phần gia tăng những vụ hãm hiếp”- chính trị gia Jitender Chhatar, “Đó là một đoạn quảng cáo bẩn thỉu và ghê tởm, mang tính kích dục và phá huỷ sự nhạy cảm của bạn”- ông Atul Ranjan đảng viên đảng Cộng sản Ấn Độ đổ lỗi cho bao cao su… Điều đáng cười ở đây mà các chuyên gia là đánh giá là có lẽ chỉ ở Ấn Độ mới có đồ ăn nhanh, chỉ có quốc gia này phát quảng cáo về bao cao su Các quốc gia trên thế giới khác cũng có những yếu tố này nên những điều tưởng chừng có lý lại trở thành tấm lá chắn vô lý trước người dân và bạn bè thế giới Ngược lại với toàn bộ những ý kiến, quan điểm đã được đề cập, trong cuốn sách “The Neuro- Psychosis of Defence” (1894) của Sigmund Freud lại coi trọng yếu tố đạo đức, cụ thể ở đây là lòng tự trọng Điều này có nghĩa giả thuyết của Sigmund Freud đối lập hoàn toàn với “thuyết vị kỷ” Không phải là nếu kết quả của sự kiện phù hợp với mong đợi con người sẽ quy về nội nội, và không phù hợp sẽ quy về tình huống, sự phòng thủ nhận thức được đưa ra bảo đảm rằng con người có xu hướng vận hành che lấp ổ cứng bên trong mình Trường hợp này đặc biệt đúng khi các cá nhân là chủ thể của việc làm sai trái, họ sẽ dựng một bức bình phong để che đi và nó thể hiện đạo đức suy kém Nghĩa là 17 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 càng có thói quen đổ lỗi con người càng mất dần đi lòng tự trọng, tự tôn của một cá thể Việc đổ lỗi liên tục, thậm chí là đổ lỗi bất chất sẽ giết chết yếu tố tinh thần của con người Với tư cách là thế hệ được tiếp thu luồng tư tưởng, chúng tôi cảm thấy cả hai lý thuyết này không đối lập mà lại bổ trợ cho nhau Trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi nhận thấy để cấu thành thói quen đổ lỗi phải có cả lợi ích và đạo đức Chúng song song cùng nhau chứ không hề triệt tiêu nhau Quay trở lại với đất nước Việt Nam xinh đẹp, như đã khẳng định “thói quen đổ lỗi” được mặc định là một điều cần được loại bỏ Khi các bạn nhập từ khoá ấy trên các phương tiện tìm kiếm, một loạt các trang web, trang chủ hiện ra với tiêu đề: “tránh thói quen đổ lỗi”, “bí quyết giúp bỏ thói quen đổ lỗi”… Không, chúng tôi không đồng đình Chúng tôi cho rằng: thói quen này không xấu Bởi đổ lỗi này có thể phụ thuộc vào điều kiện chủ quan hay khách quan hoặc cả chủ quan và khách quan Nếu chúng ta nhìn nhận nó ở mức độ cản trở sự phát triển của con người là quá phiến diện Đổ lỗi chỉ giống như việc bạn trình bày một lý do, nhiều lý do liên quan đến việc làm của bạn Việc quy chụp thói quen này sẽ giết chết một xã hội, một thế hệ là sai Chúng tôi không phủ nhận khi đã đổ lỗi thì 80% đều xuất phát từ hành động sai trái của con người nhưng 20% điều kiện khách quan vẫn còn tồn tại Mọi vấn đề luôn có hai mặt đối lập của nó Bởi thế mà thứ cần loại bỏ phải là “thói quen đổ lỗi tức thì” Dù cho bất kể nguyên nhân gì, khi phản xạ ngay lập tức với tình huống chúng ta đều do A, do B, do C… mới là mầm mống thực sự Họ đã quá dễ dàng thỏa hiệp với chính mình, không chịu suy nghĩ kỹ mà tức thì “chui vào mai rùa” bằng lý do tác nhân Đó mới điều cần giáo dục ra khỏi các thế hệ “thói quen đổ lỗi tức thì” chứ không phải “thói quen đổ lỗi” Bên cạnh đó, theo Đặng Vũ Tuấn Sơn- Nhà nghiên cứu thiên văn Chủ tịch Hội thiên văn học trẻ Việt Nam, Uỷ viên CLB Trí thức trẻ Hà nội và một số nhà nghiên cứu khác; các tờ báo như Kenh14, báo Tuổi Trẻ… việc đổ lỗi được hình thành từ thói “đánh chừa” ở Việt Nam Điều này tương đương với mầm mống ấy được cấy từ xa xưa của những đứa trẻ Chúng tôi hoàn toàn phản bác ý kiến này Trên thế giới vẫn tồn tại “đổ lỗi” Họ lấy cụm từ “đánh chừa” ở đâu? Không thể phụ nhận do một số điều kiện văn hoá khác nhau mà mỗi tộc người sẽ hình thành nên thói quen khác nhau Song “đánh chừa” chỉ là tác nhân phụ mà thôi, thứ hạt giống chính phải là “thuyết vị kỷ” và “thuyết tâm lý phòng thủ” Ở quá trình tham khảo một số tài liệu, chúng tôi nhận thấy rất nhiều nguồn sử dụng cụm từ “văn hoá đổ lỗi” Nếu gọi nó là “thói quen” thì không có yếu tố gì để bàn cãi nhưng lại có thêm hai cụm từ để miêu tả điều này Bản thân là người thực hiện và nghiên cứu đề tài chúng tôi xem “thói quen đổ lỗi tức thì” như một “bản năng giả định” Tóm lại: Nhóm nghiên cứu nhận thấy, ở thế giới và Việt Nam, chưa có bất kỳ nghiên cứu bài bản nào về thói quen đổ lỗi tức thì Đa số đều chưa phân định thói quen đổ lỗi và thói quen đổ lỗi tức thì Vì thế nghiên cứu sẽ cố gắng làm rõ, nhất là tại Viện Đào Tạo Báo chí và Truyền Thông - Trường ĐHKHXH&NV - ĐHQGHN 18 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 Chương 2: Cơ sở lý luận 2.1 Các định nghĩa khái niệm có liên quan: 2.1.1 “Thói quen đổ lỗi” “Thói quen đổ lỗi” là một chuỗi các lập luận nguyên nhân cả chủ quan và khách quan nhằm điều hướng chủ thể không có lỗi, thường mất một khoảng thời gian khi xảy ra sự việc Ví dụ: các bài xin lỗi của người nổi tiếng, các tờ báo…… 2.1.2 “Thói quen đổ lỗi tức thì” “Thói quen đổ lỗi tức thì” là phản xạ ngay lập tức của chủ thể và thưởng chỉ đích danh một nguyên nhân nào đó có thể là chủ quan hoặc khách quan Ví dụ: những lời đổ lỗi mang tính đời thường, phỏng vấn trực tiếp, trò chuyện trực tiếp…… 2.1.3 So sánh “thói quen đổ lỗi” và thói quen đổ lỗi tức thì” Giống: “thói quen đổ lỗi” và “thói quen đổ lỗi tức thì” đều nhằm mục đích đẩy trách nhiệm của chủ thể sang một đối tượng khác Khác Đặc điểm “Thói quen đổi lỗi” “Thói quen đổ lỗi tức thì” Thời gian phản ứng Lâu Nhanh Tác nhân được đổ Thường là cả khách quan Hoặc là khách quan, hoặc là lỗi và chủ quan chủ quan 2.1.4 “Văn hoá đổ lỗi”, “bản năng đổ lỗi”, “bản năng đổ lỗi giả định” “Văn hoá đổ lỗi” được hiểu là có công nhận vào mình, sai thì tìm đẩy cho mọi thứ xung quanh “Bản năng đổ lỗi” nghĩa là khi con người quá thành tục việc đùn đẩy trách triệm, chúng ta nghiễm nhiên sử dụng nó như thứ sinh ra đã có, sinh ra mà thành Bất kể sai trái, bất kể to nhỏ xu hướng luôn là tìm 19 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com) lOMoARcPSD|38842354 “kẻ” thay mình Người có suy nghĩ này mặc định đổ lỗi là quy luật bình thường của con người, không có gì đáng xấu hổ cả Theo nhóm tác giả, “bản năng đổ lỗi giả định” là quá trình chủ thể có số lượng “đổ lỗi” quá lớn, sinh ra trong tâm thức họ đây là một bản năng Điều này tương đương với việc nhận thức của các cá nhân tạo ra cho họ một môi trường giả định làm họ lầm tưởng trong suy nghĩ “đổ lỗi” là cái sinh ra đã có Nhận định của nhóm tác giả về ba tên gọi Những tên gọi này được nhóm tác giả tìm được trên các nguồn Internet như “Tạp chí kinh tế Sài Gòn”, “Vietcetera”, “Tạp chí doanh nghiệp Hội nhập”…… định nghĩa chung của nó cũng được tổng hợp lại từ các nguồn ấy sao cho khái quát nhất “Văn hoá” là chủ thể được con người sáng tạo ra vì sự phát triển của nhân loại “Đỗ lỗi” được sinh ra trong quá trình sống và làm việc của con người Tuy nhiên “văn hoá đổ lỗi” chỉ đúng khi nó là chuỗi lập luận nhằm rèn luyện não bộ để thuyết phục người khác Ở Việt Nam “đỗ lỗi” thường mang ý nghĩa tiêu cực nên “đổ lỗi” không thể là “văn hoá” “Bản năng” là cái sinh ra con người đã có như thức, ngủ… còn “đỗ lỗi” là sự nhận thức của cá nhân khi bị tác động đến các điều kiện của mình Vì thế, “đỗ lỗi” không phải là “bản năng” Nhóm tác giả đưa ra ý kiến “đổ lỗi” là “bản năng giả định” Nghĩa là đây là một phản sạ của cơ thể giống như cơ chế bảo vệ mình Nó được hình thành nhờ quá trình lớn lên, trưởng thành trong tâm thức và nhận thức của con người Nó đã và đang trở thành một bản năng, nó tạo một môi trường buộc các cá nhân sử dụng “đỗ lỗi” bất kể khi nào họ bị đặt trong một tình huống khó khăn 20 Downloaded by Yen Pham (nguyenyen.13@gmail.com)