1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình logic học

104 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo Trình Logic Học
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 318,61 KB

Nội dung

Giáo trình Lôgic học được kết cấu gồm 6 chương. Nội dung tập trung trình bày đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn lôgic học; các quy luật cơ bản của lôgic hình thức; khái niệm; phán đoán; suy luận; chứng minh, bác bỏ và giả thuyết. Đây là những nội dung cơ bản của việc học tập lôgic học, giúp học viên nhận thức đúng đắn những vấn đề do thực tiễn quân sự đặt ra. Nội dung giáo trình đã cung cấp cho học viên cách thức tư duy lôgic để khẳng định chân lý và bác bỏ sai lầm, phát hiện, đấu tranh phê phán những tư tưởng sai trái, phản khoa học, ngụy biện trên lĩnh vực tư tưởng, lý luận hiện nay. Giáo trình Lôgic học do tập thể tác giả ở các học viện, trường sĩ quan quân đội biên soạn trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình khoa học trong và ngoài nước. Mặc dù, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong bạn đọc góp ý kiến để lần sau xuất bản được tốt hơn.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÔGIC HỌC

5

1.1 Đối tượng, chức năng nghiên cứu của lôgic học 51.2 Phương pháp và ý nghĩa nghiên cứu môn lôgic học 14

Chương 2 QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC 17

2.1 Khái niệm và đặc điểm của quy luật lôgic hình thức 172.2 Các quy luật cơ bản của lôgic hình thức 20

3.1 Những vấn đề chung về khái niệm 30

Trang 2

Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LÔGIC HỌC 1.1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG NGHIÊN CỨU CỦA LÔGIC HỌC 1.1.1 Đối tượng nghiên cứu của lôgic học

Thuật ngữ lôgic có nguồn gốc từ “logos” trong tiếng Hy Lạp với nhiềunghĩa là lời nói, tư tưởng, ý nghĩ, trí tuệ, lập luận, quy luật Hêraclít là nhà triếthọc dùng từ “logos” đầu tiên với nghĩa là quy luật Theo quan điểm ngoàimácxít lôgic học là khoa học về tư duy Quan niệm này chưa chính xác, bởi vì tưduy được nghiên cứu bởi nhiều môn khoa học Mỗi môn khoa học nghiên cứuvề tư duy theo các góc độ khác nhau như triết học, tâm lý học, sinh học, ngônngữ học Do đó, cần làm rõ ranh giới giữa lôgic học với các môn khoa họctrong việc nghiên cứu về tư duy Triết học nghiên cứu tư duy theo nghĩa rộngnhất là trong mối quan hệ với tồn tại để giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.Tâm lý học nghiên cứu các hoạt động tâm lý của tư duy Sinh lý học thần kinhcấp cao nghiên cứu hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương Lôgichọc nghiên cứu tư duy với tư cách là quá trình sản sinh tri thức

Theo quan niệm mácxít, thuật ngữ lôgic được dùng theo hai nghĩa Thứ nhất,lôgic là mối liên hệ tất yếu, có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng và các quátrình của thế giới khách quan Đây là lôgic khách quan, lôgic của sự vật, hiệntượng Thứ hai, lôgic là mối liên hệ tất yếu có tính quy luật giữa các tư tưởng trong

tư duy Đây là lôgic chủ quan hay lôgic của tư duy Lôgic khách quan và lôgic chủquan có mối quan hệ tác động với nhau Trong đó lôgic khách quan quyết địnhlôgic chủ quan, lôgic chủ quan là sự phản ánh lôgic khách quan, có tính độc lập

tương đối với lôgic khách quan Như vậy, lôgic học là khoa học nghiên cứu về các

quy luật và hình thức của tư duy nhằm đạt tới chân lý.

Tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan thì đó là tư tưởng chân thực,phản ánh sai hiện thực khách quan thì đó là tư tưởng giả dối Tính chân thực củanội dung tư tưởng là điều kiện cần thiết để đạt tới chân lý Nhưng nếu tư duy chỉtuân theo các điều kiện đó thì chưa đủ, mà tư duy còn phải tuân theo tính đúngđắn lôgic, tức là tuân thủ các quy luật, quy tắc của tư duy Trong quá trình tưduy nếu vi phạm các quy luật và quy tắc của tư duy đều dẫn đến phản ánh saihiện thực khách quan, tức là tư duy không đạt tới chân lý Điều đó có nghĩa rằng

để rút ra một tư tưởng chân thực thì quá trình tư duy phải tuân theo hai điềukiện: thứ nhất, các tiền đề sử dụng trong quá trình tư duy phải chân thực Thứhai, tư duy phải tuân theo các quy luật, quy tắc của tư duy

Các quy luật và hình thức của tư duy là sự phản ánh vào ý thức con người

Trang 3

các thuộc tính, các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.V.I.Lênin nhấn mạnh: “Những hình thức lôgic và những quy luật lôgic không

phải là một cái vỏ trống rỗng, mà là phản ánh của thế giới khách quan”1 Cácmối liên hệ của sự vật, hiện tượng lặp đi, lặp lại nhiều lần được phản ánh vàotrong tư duy thông qua hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức của con ngườiqua nhiều thế hệ và được khái quát thành các quy luật và hình thức của tư duy:

“Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần được in vào ý thứccủa con người bằng những hình tượng lôgic Những hình tượng này có tínhvững chắc của một thiên kiến, có một tính chất công lý, chính vì (và chỉ vì) sựlặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần ấy”2 Do vậy, các quy luật và hình thức của tưduy tác động độc lập và quy định tư duy của con người Con người dù thuộc thờiđại, giai cấp, dân tộc nào, tư duy để đạt tới chân lý đều phải tuân theo các quyluật và quy tắc của tư duy

Với tư cách là một môn khoa học, lôgic học có đối tượng nghiên cứu độclập Đối tượng nghiên cứu của lôgic học được xác định trên cơ sở làm rõ kháchthể nghiên cứu của nó Khách thể nghiên cứu của lôgic học là tư duy Tuy nhiên,thuật ngữ tư duy được hiểu theo nhiều nghĩa, do đó cần phải làm rõ cách tiếpcận tư duy với tư cách là khách thể nghiên cứu của lôgic học

Theo nghĩa thứ nhất, tư duy đối lập với tồn tại như ý thức đối lập với vật

chất, tinh thần đối lập với tự nhiên Tùy theo thế giới quan mà tư duy được hiểukhác nhau Với chủ nghĩa duy tâm thì tư duy là cái sáng tạo, còn với chủ nghĩaduy vật tư duy là cái phản ánh thế giới khách quan

Theo nghĩa thứ hai, tư duy được tiếp cận là những quan niệm, chuẩn mực,

được chủ thể lựa chọn và có vai trò chi phối hoạt động của con người, trong đó

có tư duy Các quan niệm, chuẩn mực này biểu hiện với tư cách những nguyêntắc phương pháp luận ở các cấp độ khác nhau Chẳng hạn, khi khởi đầu quátrình Đổi mới 1986 Đảng ta khẳng định trước hết phải đổi mới tư duy Thực chất

là thay đổi quan niệm đang chi phối hoạt động nhận thức và thực tiễn của chúng

ta (quan niệm cũ về chủ nghĩa xã hội) bằng một quan niệm khác (quan niệm mớivề chủ nghĩa xã hội) Ở cấp độ triết học khi các quan niệm siêu hình điều chỉnh,định hướng hoạt động nhận thức ta có tư duy siêu hình, còn khi quan niệm biệnchứng điều chỉnh, định hướng nhận thức sẽ hình thành tư duy biện chứng Ở cấp

độ tâm lý - xã hội, với sự điều chỉnh của các chuẩn mực tâm lý - xã hội phươngĐông sẽ hình thành tư duy phương Đông; do các chuẩn mực tâm lý - xã hộiphương Tây điều chỉnh sẽ có tư duy phương Tây3

Theo nghĩa thứ ba, tức là xét ở góc độ lôgic học, tư duy hay nhận thức lý

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 191.

2 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tr 234.

3 Xem Vũ Văn Viên, Tư duy lôgic và bản chất của tư duy khoa học, Tạp chí Triết học, số 10/2017.

Trang 4

tính, tư duy trừu tượng là trình độ nhận thức bậc cao của con người Nhận thức củacon người gồm hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Nhận thứccảm tính là giai đoạn nhận thức sự vật một cách trực tiếp bởi các giác quan Thôngqua các giác quan mang lại cho con người những hình ảnh đa dạng, sinh động về

sự vật, nhưng là những hình ảnh cảm tính, riêng lẻ, bề ngoài Nhận thức cảm tínhđược thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là cảm giác, tri giác và biểu tượng

Từ những hình ảnh cảm tính của hiện thực khách quan do các giác quanmang lại, trong óc người diễn ra hàng loạt các thao tác so sánh, phân tích, tổng hợp,quy nạp, … để nhận thức sâu sắc hơn về hiện thực Đây là giai đoạn nhận thức lýtính, nhận thức gián tiếp hiện thực khách quan Kết quả của giai đoạn nhận thức lýtính là trong óc người hình thành những hình ảnh về cái chung, bản chất, quy luậtcủa sự vật, hiện tượng Những hình ảnh này gọi là tư duy hay tư duy trừu tượng,được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản là khái niệm, phán đoán, suy luận Nhưvậy, ở góc độ lôgic học tư duy là hệ thống ảnh lý tính phản ánh hiện thực kháchquan vào trong bộ óc con người một cách gián tiếp, khái quát

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn nhận thức khácnhau về chất, nhưng gắn bó hữu cơ với nhau Nhận thức cảm tính cung cấp cơ

sở, tài liệu để hình thành nhận thức lý tính; không có nhận thức cảm tính thìkhông có nhận thức lý tính; ngược lại, nhận thức lý tính lại tác động làm chonhận thức cảm tính chính xác, đầy đủ và nhanh chóng hơn

Xét về mặt hệ thống, sự hình thành tư duy có sự tham gia của năm yếu tố

cơ bản có quan hệ mật thiết với nhau là hiện thực khách quan, bộ óc con người,hoạt động thực tiễn, ngôn ngữ và hệ thống ảnh lý tính Hiện thực khách quan làđối tượng phản ánh, nó cung cấp nội dung cho tư duy Không có hiện thựckhách quan với tư cách là đối tượng phản ánh sẽ không có hình ảnh của nó đượcphản ánh và sẽ không có tư duy Bộ óc con người là cơ quan phản ánh để hìnhthành tư duy; không có bộ óc và hoạt động của bộ óc con người sẽ không có tưduy Hoạt động thực tiễn là chiếc cầu nối giữa hiện thực khách quan và bộ óccon người, là hiện thực trực tiếp để các giác quan con người nhận biết, phản ánh

Vì vậy, để hình thành tư duy phải có sự tác động lẫn nhau giữa bộ óc con người

và hiện thực khách quan thông qua hoạt động thực tiễn Ngôn ngữ là hệ thốngtín hiệu thứ hai, trong óc người Các tư tưởng, ý nghĩ phản ánh hiện thực kháchquan tồn tại trong óc người được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ Theo C.Mác,ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy Ngôn ngữ là phương tiện vật chất thể hiện tưduy, không có ngôn ngữ thì tư duy không được thể hiện Từ sự tác động của bốnyếu tố trên mà hệ thống ảnh lý tính tức tư duy hình thành và phát triển Xét về

Trang 5

thực chất tư duy là hệ thống ảnh lý tính tồn tại trong óc người, phản ánh hiệnthực khách quan trên cơ sở thực tiễn và được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ Dovậy, lôgic học chỉ nghiên cứu yếu tố thứ năm trong quan hệ với hiện thực nhằmlàm cho tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan.

Tư duy của con người có nhiều loại, trong đó có tư duy lôgic và tư duykhông lôgic Tư duy lôgic và tư duy không lôgic là hai loại tư duy đối lập nhưngthống nhất với nhau trong quá trình phát triển của nhận thức Để phản ánh đúngđắn hiện thực khách quan, tư duy của con người phải đạt trình độ tư duy lôgic

Tư duy lôgic là tư duy có tính hệ thống, tất yếu, chặt chẽ và chính xác Đây lànhững đặc điểm của tư duy lôgic để phân biệt với tư duy không lôgic

Tính hệ thống của tư duy: các nội dung, các bộ phận của tư tưởng với tưcách là những hình ảnh của đối tượng phản ánh, hình thành trong óc người được

tổ chức, sắp xếp theo một trình tự nhất định với kết cấu chặt chẽ, nhất quán,không mâu thuẫn Trình tự sắp xếp ấy tạo thành một chỉnh thể thống nhất phảnánh về đối tượng Tính tất yếu của tư duy: các yếu tố, các bộ phận hợp thành tưtưởng được liên kết trên cơ sở chi phối, quy định lẫn nhau, mỗi bộ phận hợpthành tư tưởng vừa là điều kiện, tiền đề vừa là kết quả của nhau Do đó, tư duykhi phản ánh đối tượng phải đúng như vốn có của nó mà không thể khác Tínhchặt chẽ của tư duy: trong quá trình tư duy, các yếu tố, các bộ phận hợp thànhnội dung của tư duy phải gắn bó, liên kết với nhau trên cơ sở các quy luật, quytắc lôgic nhất định Tuân theo các quy luật, quy tắc lôgic sẽ chống lại sự tùytiện, chủ quan trong quá trình tư duy và đảm bảo tư duy phản ánh đúng hiệnthực khách quan Tính chính xác của tư duy: tư duy phản ánh những dấu hiệubản chất của đối tượng thông qua các hình thức khái niệm, phán đoán, suy luận.Trên cơ sở đó xác định được giá trị lôgic của tư tưởng là chân thực hay giả dối.Tính chính xác của tư duy lôgic đòi hỏi tư duy phải rõ ràng, mạch lạc, khôngmập mờ, nước đôi, đa nghĩa

Đối tượng nghiên cứu của lôgic học là tư duy với tính cách hệ thống ảnh

lý tính phản ánh hiện thực khách quan nhằm đạt tới chân lý Lôgic học nghiên

cứu tư duy dưới hai góc độ, từ đó hình thành hai bộ môn lôgic tương ứng làlôgic hình thức và lôgic biện chứng

Đối tượng nghiên cứu của lôgic hình thức là các hình thức và quy luật của

tư duy trong sự trừu tượng hóa nội dung nhằm đạt tới tư duy chính xác Lôgic

hình thức nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ảnh lý tính đã được địnhhình, phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định, nghĩa là tư duy phản ánh đối

Trang 6

tượng trong không gian, thời gian và mối quan hệ cụ thể Trong điều kiện cụ thể

đó, sự vật, hiện tượng tồn tại ở trạng thái tĩnh, tức là không vận động

Bất kỳ tư tưởng nào được hình thành trong bộ óc người cũng có đối tượng,nội dung, hình thức và thể hiện dưới dạng ngôn ngữ xác định Đối tượng của tưtưởng là một sự vật, hiện tượng hay một nhóm các sự vật, hiện tượng của hiện thựckhách quan mà tư duy phản ánh Nội dung tư tưởng là hình ảnh của đối tượngkhách quan được phản ánh vào trong óc người Đó là tri thức, hiểu biết của conngười về đối tượng đó Những hình ảnh của hiện thực được phản ánh vào trong ócngười không được tổ chức, sắp xếp thì chưa tạo thành tư tưởng Do đó, để tư duyphản ánh chính xác đối tượng thì các hình ảnh của hiện thực phải được tổ chức, sắpxếp theo hình thức lôgic của tư tưởng hay hình thức lôgic của tư duy

Lôgic hình thức nghiên cứu hình thức lôgic của tư tưởng trong sự trừutượng hóa nội dung Nội dung và hình thức của tư tưởng có quan hệ chặt chẽ vớinhau Không có nội dung thuần túy tách khỏi hình thức và cũng không có hìnhthức thuần túy mà không có nội dung Song lôgic học đã trừu tượng hóa nộidung của tư tưởng và chỉ nghiên cứu hình thức của tư tưởng Hình thức lôgiccủa tư tưởng là phương thức liên kết các bộ phận cấu thành nội dung của tưtưởng để tạo nên một ý nghĩ, tư tưởng phản ánh đối tượng, từ đó xác định đượctính chân thực hay giả dối của tư tưởng đó Lôgic hình thức nghiên cứu hìnhthức lôgic của tư tưởng không có nghĩa là đứng trên hay đứng ngoài nội dung

mà chính nó lại góp phần quy định đến tính chân thực hay giả dối của tư tưởng

đó Bởi vì, tư duy cùng phản ánh một sự vật, hiện tượng nhưng thay đổi cơ cấulôgic thì tính chân thực của tư tưởng bị vi phạm

Cùng với hình thức kết cấu của tư duy, lôgic hình thức còn nghiên cứucác quy luật, quy tắc của tư duy Trong quá trình tư duy, tính chân thực của tưtưởng không chỉ phụ thuộc vào nội dung phản ánh, cách thức tổ chức, liên kếtcác bộ phận cấu thành mà còn phải tuân thủ các quy luật, quy tắc xác định.Lôgic hình thức nghiên cứu những quy luật, quy tắc mà tư duy phải tuân thủ.Các quy tắc lôgic là những quy luật không cơ bản Đó là các quy tắc lôgic củakhái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh, bác bỏ

Lôgic hình thức bảo đảm tư duy nhất quán, không mâu thuẫn, rõ ràng,mạch lạc, chặt chẽ, có căn cứ Tuy nhiên, để tư duy đạt đến chân lý thì việc tuânthủ lôgic hình thức chỉ là điều kiện cần Điều kiện đủ là tri thức của con ngườiphải phản ánh đúng hiện thực khách quan và phải được thực tiễn kiểm nghiệm

Do đó, tư duy phải tuân theo lôgic biện chứng

Trang 7

Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy với tư cách là hệ thống ảnh lý tínhphản ánh đối tượng trong trạng thái vận động, phát triển, tức là nghiên cứu sự

vật, hiện tượng trong trạng thái động Đối tượng nghiên cứu của lôgic biện

chứng là những quy luật và hình thức chi phối sự vận động, phát triển nội dung của tư duy nhằm đạt tới chân lý.

Các nhà triết học trước C.Mác đã đề cập đến lôgic biện chứng, đỉnh cao làtrong triết học G.V.Hêghen Nhưng lôgic biện chứng của G.V.Hêghen được xâydựng trên cơ sở chủ nghĩa duy tâm Quán triệt thế giới quan duy vật biện chứng

và phép biện chứng duy vật vào lôgic học, C.Mác và Ph.Ăngghen đã sáng tạolôgic biện chứng duy vật Mặc dù các ông không có những tác phẩm riêng bànvề lôgic, nhưng các nhà kinh điển đã đặt cơ sở thế giới quan, phương pháp luậnkhoa học cho việc xây dựng lôgic biện chứng Đồng thời, đã khẳng định rõ vịtrí, vai trò và những hạn chế của lôgic hình thức Do đó, lôgic biện chứng thực

sự trở thành một môn khoa học về những quy luật vận động, phát triển của tưduy nhằm đạt tới chân lý, đóng vai trò cơ sở phương pháp luận quan trọng của

tư duy lý luận

Lôgic biện chứng cũng nghiên cứu những hình thức của tư duy, nhưngkhông phải những hình thức trừu tượng mà là những hình thức gắn với nội dung

cụ thể, nội dung đó có quá trình hình thành, vận động và phát triển Về thực chấtnội dung tư tưởng được lôgic biện chứng phản ánh cũng chịu sự chi phối của cácquy luật lôgic biện chứng Với ý nghĩa đó, người ta còn gọi lôgic biện chứng là

“lôgic nội dung”, “một lôgic mà những hình thức phải là gehaltvolle Formen(những hình thức có nội dung), những hình thức có nội dung thực tế, sinh động,gắn liền chặt chẽ với nội dung”1

Mặt khác, các hình thức của tư duy cũng không phải bất biến, mà có sự liênhệ, tác động và vận động, phát triển, chuyển hóa cho nhau làm cho tư duy của conngười ngày càng phản ánh sâu sắc, đầy đủ hiện thực khách quan Lôgic biện chứngcũng nghiên cứu các quy luật, nguyên tắc chi phối sự liên hệ, vận động, phát triển

và chuyển hóa cho nhau của các hình thức tư duy và bản thân tư duy xét trongchỉnh thể Những quy luật mà lôgic biện chứng nghiên cứu cũng là những quy luậtcủa phép biện chứng, nhưng là những quy luật của phép biện chứng trong quá trình

tư duy Cùng với các quy luật là các nguyên tắc khách quan, phát triển, toàn diện,lịch sử cụ thể và thực tiễn chi phối tư duy nhằm đạt tới chân lý

Sự ra đời của lôgic biện chứng đã khắc phục được những hạn chế của lôgichình thức là chỉ nghiên cứu tư duy phản ánh sự vật ở trạng thái tĩnh, không nghiên

1 V.I.Lênin, Toàn tập, Sđd, tr 101.

Trang 8

cứu sự vật trong trạng thái động Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy phản ánh đốitượng trong quá trình sinh thành, biến đổi, phát triển không ngừng Tuy nhiên,khẳng định điều đó không có nghĩa rằng giữa lôgic hình thức và lôgic biện chứng

có mâu thuẫn với nhau, mà chúng có sự bổ sung, thâm nhập vào nhau

Mỗi sự vật, hiện tượng đều có sự thống nhất giữa sự đứng im và sự vậnđộng, biến đổi Đứng im là tương đối; vận động, biến đổi là tuyệt đối Tuynhiên, trong những điều kiện cụ thể sự vật, hiện tượng luôn có tính ổn địnhtương đối về chất Trong trạng thái sự vật chưa thay đổi căn bản về chất, nó còn

là nó thì tính ổn định và sự vận động, biến đổi của sự vật hoàn toàn thống nhấtvới nhau Hơn nữa, khi xét sự chuyển hóa của sự vật, hiện tượng thì đó cũng là

sự chuyển hóa của một cái gì xác định về chất, không thể có sự chuyển hóachung chung, trừu tượng Do đó, những quy luật và quy tắc của lôgic hình thứcnêu ra, đòi hỏi chúng ta phải tuân theo ngay cả trong trường hợp tư duy phảnánh sự vật đang vận động, biến đổi Vi phạm những quy luật và quy tắc củalôgic hình thức đều làm cho tư duy phản ánh sai lầm sự vật, hiện tượng

Tuy nhiên, lôgic hình thức chỉ nghiên cứu sự vật trong trạng thái tĩnh Đặctrưng của lôgic hình thức là nghiên cứu tư duy về mặt hình thức, cơ cấu của tưtưởng mà không nghiên cứu nội dung cụ thể được phản ánh trong tư duy, khôngnghiên cứu quá trình sinh thành, phát triển của tư duy Lôgic biện chứng đã phảnánh biện chứng của tư duy Đó là tư duy phản ánh sự vật không chỉ trong trạngthái tĩnh mà còn trong trạng thái vận động, biến đổi với mối liên hệ phổ biếngiữa chúng Do đó, tư duy phản ánh chính xác sự vật, hiện tượng thì không thểchỉ vận dụng những quy luật của lôgic hình thức với những phạm trù cố định,

mà còn phải vận dụng những quy luật của lôgic biện chứng phản ánh sự vậttrong trạng thái vận động, biến đổi Lôgic biện chứng nghiên cứu tư duy trong

sự thống nhất giữa nội dung và hình thức, do đó đã phản ánh lôgic quá trìnhnhận thức biện chứng sự vật, hiện tượng của con người

Như vậy, trong điều kiện xác định lôgic hình thức đảm bảo tính chính xáccủa tư duy, nhưng để phản ánh sự vật trong trạng thái vận động còn phải tuântheo những quy luật của lôgic biện chứng V.I.Lênin đã nêu những yêu cầu cơbản của lôgic biện chứng: “Lôgic biện chứng đòi hỏi chúng ta phải đi xa hơnnữa Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cảcác mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó Chúng takhông thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ, nhưng sự cần thiết phảixem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm phải sai lầm và sựcứng nhắc Đó là điểm thứ nhất Điểm thứ hai là: lôgic biện chứng đòi hỏi phải

Trang 9

xét sự vật trong sự phát triển, trong “sự tự vận động” (như Hêghen có lúc đãnói), trong sự biến đổi của nó Điểm thứ ba là: toàn bộ thực tiễn của con người,

- thực tiễn này vừa với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là

kẻ xác định một cách thực tế sự liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đốivới con người, - cần phải được bao hàm trong “định nghĩa” đầy đủ của sự vật.Điểm thứ tư là: lôgic biện chứng dạy rằng “không có chân lý trừu tượng”, rằng

“chân lý luôn luôn là cụ thể”1

Lôgic biện chứng và lôgic hình thức đều phản ánh thế giới khách quannhưng với những thứ bậc khác nhau Mối quan hệ này được Ph.Ăngghen ví nhưmối quan hệ giữa toán sơ cấp và toán cao cấp Trong đó, lôgic hình thức là toán

sơ cấp, lôgic biện chứng là toán cao cấp2 Sơ cấp hiểu theo nghĩa là cơ sở, khởiđầu, nhưng là cần thiết trong quá trình nhận thức của loài người Vì vậy, tronghọc tập, nghiên cứu phải nhận thức đúng vị trí, vai trò của mỗi khoa học này vàvận dụng chúng vào quá trình tư duy cho phù hợp, tránh đề cao, tuyệt đối hóahoặc coi nhẹ môn nào

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của lôgic học

Chức năng của lôgic học

Lôgic có ba chức năng cơ bản, mỗi chức năng phản ánh một mặt, mộtkhía cạnh, nhưng có quan hệ chặt chẽ, chi phối lẫn nhau Thông qua những chứcnăng này, lôgic học thể hiện vai trò của mình trong đời sống xã hội, nhất là trongthời đại bùng nổ khoa học công nghệ hiện nay

Chức năng nhận thức Lôgic học gắn bó hữu cơ và làm sâu sắc thêm lý luận

nhận thức Lôgic học nghiên cứu các hình thức, quy luật của tư duy chính xác Mụcđích cơ bản của lôgic học là làm rõ những điều kiện để nhận thức đạt tới chân lý,làm rõ cơ cấu lôgic và phương pháp đúng đắn của nhận thức Do đó, nó đã vạch ranhững điều kiện để tư duy phản ánh đúng hiện thực khách quan

Các quy luật của tư duy là sự phản ánh hiện thực và có tính độc lập tươngđối của nó Đó là các quy luật chi phối cơ cấu bên trong tư duy, chi phối cáchình thức của tư duy Do đó, lôgic học giúp cho con người nhận thức đầy đủ,chính xác về sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan trên cơ sở nhận thứccác quy luật chi phối tư duy một cách tự giác Đồng thời, khắc phục những hạnchế, sai lầm do vi phạm một cách không tự giác các quy luật, quy tắc của tư duydẫn đến phản ánh không đúng về hiện thực

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 364.

2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr 191-192.

Trang 10

Chức năng thế giới quan Trong đời sống xã hội, con người có quan hệ

mật thiết với thế giới xung quanh và luôn đặt ra những vấn đề như thế giới này

là gì, bản chất của thế giới, vai trò của con người trong thế giới này Trả lờinhững câu hỏi này hình thành quan niệm của con người về thế giới hay thế giớiquan Sự hình thành thế giới quan có sự tham gia của nhiều môn khoa học trong

đó có lôgic học

Lôgic học giải đáp những vấn đề bản chất, các hình thức, quy luật của tư duytrong mối quan hệ so sánh với hiện thực nhằm tìm ra chân lý, do đó đã góp phầnquan trọng vào việc giải quyết vấn đề nguồn gốc, bản chất của tư duy, quan hệ của

tư duy với hiện thực,… từ đó hình thành niềm tin, ý chí; định hướng cho nhận thức

và hoạt động thực tiễn của con người Do vậy, lôgic học góp phần hình thành thếgiới quan cho con người Đó có thể là thế giới quan duy vật hoặc duy tâm tùy theoquan điểm lý giải cụ thể của các học thuyết lôgic Thế giới quan của lôgic họcmácxít là thế giới quan duy vật biện chứng Đó là thế giới quan khoa học nhất, cáchmạng nhất vì đã kế thừa toàn bộ những tinh hoa của nhân loại và được bổ sung,làm giàu bằng những thành tựu mới của khoa học và thực tiễn xã hội

Chức năng phương pháp luận Lôgic học cung cấp cho con người phương

pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn Đó là những tri thức về cáchình thức, quy luật của tư duy mà con người cần tuân theo nhằm phản ánh đúnghiện thực khách quan Nói cách khác, lôgic học đã chỉ ra phương pháp nhậnthức được khái quát thành các quy luật, quy tắc, thao tác lôgic

Do tính đặc thù, chức năng phương pháp luận của lôgic hình thức và lôgicbiện chứng có sự khác nhau nhất định Lôgic hình thức nghiên cứu tư duy trongtính ổn định, nó chỉ phản ánh sự vật trong một không gian, thời gian, một mốiquan hệ xác định Vì vậy, muốn nhận thức đúng đắn, chân thực về thế giới, conngười phải tuân thủ các nguyên tắc phương pháp luận của lôgic biện chứng

Nhiệm vụ của lôgic học

Nhiệm vụ cơ bản của lôgic học là nghiên cứu những điều kiện để đạt tớitính chính xác của tư duy Đó là nghiên cứu lịch sử hình thành và phát triển củalôgic học Nghiên cứu các yếu tố cấu thành tư duy và mối quan hệ của chúng.Nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy, các quy tắc, thao tác lôgic chiphối tư duy Trên cơ sở đối tượng nghiên cứu, lôgic hình thức và lôgic biệnchứng có nhiệm vụ cụ thể khác nhau

Lôgic hình thức có nhiệm vụ trả lời những vấn đề trên, nhưng nó nghiêncứu tư duy với tư cách hệ thống ảnh lý tính phản ánh sự vật, hiện tượng đã định

Trang 11

hình ở một phẩm chất xác định, tức là tạm thời không tính đến sự chuyển hóa vềchất của chúng Lôgic hình thức chỉ nghiên cứu tính đúng đắn về hình thức haytính đúng đắn lôgic mà không nghiên cứu tất cả những điều kiện để đạt tới chân

lý, mặc dù trong mọi suy luận nó đều phải lấy tính chân lý của mỗi tư tưởng làmtiền đề Xuất phát từ đặc điểm đó, lôgic hình thức có vai trò nổi bật là từ nhữngtiền đề chân thực, quá trình tư duy tuân thủ đầy đủ các quy luật, quy tắc lôgic thìtất yếu sẽ rút ra được những kết luận, tư tưởng mới chân thực

Lôgic biện chứng cũng có nhiệm vụ trả lời những vấn đề trên, nhưng nónghiên cứu tư duy với tư cách một hệ thống có quá trình hình thành, phát triển

và trong những mối liên hệ biện chứng Đây cũng là sự khắc phục những hạnchế của lôgic hình thức, bởi vì “cũng như bất kỳ khoa học nào khác, khoa học về

tư duy là một khoa học lịch sử, là khoa học về sự phát triển lịch sử của tư duycon người”1 Do đó, lôgic biện chứng nghiên cứu các hình thức và quy luật của

tư duy trên quan điểm biện chứng, nghĩa là xem xét chúng trong sự liên hệ,trong sự chuyển hóa và vận động, phát triển

1.2 PHƯƠNG PHÁP VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU MÔN LÔGIC HỌC

1.2.1 Phương pháp nghiên cứu lôgic học

Các khoa học đều chịu sự chi phối của phương pháp luận triết học nhấtđịnh Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp cách mạng, khoa họcnhất Do vậy, nó là phương pháp luận chung nhất của các môn khoa học trong

đó có lôgic học Với phương pháp này cho phép xác định đúng đối tượng, chứcnăng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của lôgic học trong quátrình nhận thức chân lý Phương pháp biện chứng duy vật là phương pháp luậnchung của lôgic hình thức và lôgic biện chứng Ngoài ra, với tư cách là mộtkhoa học, mỗi bộ môn lôgic còn có phương pháp nghiên cứu đặc trưng Phươngpháp nghiên cứu đặc trưng của lôgic biện chứng là phương pháp biện chứng duyvật Phương pháp đặc trưng của lôgic hình thức là phương pháp hình thức hóa

Phương pháp hình thức hoá là phương pháp tìm ra và ghi lại hình thứclôgic của tư duy bằng các ký hiệu riêng Mỗi tư tưởng phản ánh đối tượng ởphẩm chất xác định bao giờ cũng có nội dung của nó Nội dung của tư tưởng haynội dung của tư duy là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của hiện thựcđược phản ánh vào trong óc người Để tạo thành tư tưởng phản ánh về đốitượng, những nội dung đó phải được tổ chức, liên kết, sắp xếp theo một trình tự

1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, tr 487.

Trang 12

nhất định Cách thức tổ chức, liên kết ấy gọi là hình thức lôgic của tư duy haycấu tạo, cấu trúc của tư tưởng Trong quá trình tư duy, các tư tưởng có nội dungkhác nhau song lại có hình thức lôgic giống nhau Phương pháp hình thức hoá

đã trừu tượng hoá nội dung của tư tưởng, tách hình thức ra khỏi nội dung đểnghiên cứu Hình thức lôgic của tư duy hay cấu trúc của tư tưởng được ghi lạibằng các ký hiệu riêng Ký hiệu riêng để ghi lại cơ cấu lôgic của tư tưởng gọi làngôn ngữ hình thức hoá Chẳng hạn hai phán đoán “Tất cả kim loại đều dẫnđiện” và “Mọi quân nhân đều có lòng yêu nước” có nội dung khác nhau nhưng

có cấu trúc lôgic giống nhau là “Mọi S là P”

Với phương pháp hình thức hoá con người có thể vạch ra những mối liênhệ tất yếu, có tính quy luật giữa những hình thức, kết cấu của tư duy và cụ thể hoáthành những quy tắc, sơ đồ lôgic nhằm đảm bảo tính chính xác của tư duy trongquá trình đi tới chân lý Ngoài ra, để nghiên cứu những hình thức và quy luật của

tư duy, lôgic học còn sử dụng các phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, sosánh, khái quát hoá, trừu tượng hoá

1.2.2 Ý nghĩa nghiên cứu môn lôgic học

Nghiên cứu và nắm vững lôgic học có ý nghĩa rất quan trọng với nhậnthức và hoạt động thực tiễn của con người Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Ngaylôgic hình thức, trước hết, cũng là một phương pháp để tìm ra những kết quảmới, để tiến từ cái biết đến cái chưa biết”1 Con người có khả năng tư duy lôgicngay cả khi chưa được học lôgic học Nhưng đó là tư duy lôgic tự phát nên hiệuquả chưa cao Hơn nữa tư duy lôgic cũng không phải là năng lực bẩm sinh màđược hình thành, rèn luyện thường xuyên Do đó, nghiên cứu lôgic học là mộttrong những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất để hình thành và phát triển tưduy lôgic của mỗi người Bởi vì, lôgic học trang bị lý luận chung nhất, cơ bảnnhất về tư duy lôgic để mỗi người nâng cao trình độ tư duy trong nói và viết.Đồng thời, nắm chắc tri thức lôgic học còn giúp mỗi người tránh được sai lầm

do vi phạm các lỗi lôgic và biết phát hiện ra sai lầm trong lập luận của ngườikhác do vô tình hay cố ý mắc phải Không có tư duy lôgic, chẳng những chúng

ta không bác bỏ được những tư tưởng sai trái, mà còn khó bảo vệ được những tưtưởng chân thực Trong điều kiện khoa học và công nghệ có sự phát triển vượtbậc, đặc biệt trước những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư,vai trò của lôgic càng tăng lên Lôgic đã được ứng dụng rộng rãi trong nhiềungành khoa học và kỹ thuật Nắm chắc lôgic học là điều kiện cần thiết trong quátrình khám phá tri thức mới, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy, họctập và mọi quá trình nhận thức nói chung Bởi vì, lôgic học là công cụ nhận thức

11 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, Sđd, tr 191.

Trang 13

của các môn khoa học, mặc dù không có lôgic phát minh nhưng không có phátminh nào thiếu lôgic.

Lôgic có ý nghĩa quan trọng với các chủ thể hoạt động trong lĩnh vựcquân sự Hoạt động quân sự có tính đặc thù rất cao, ở đó các chủ thể phải có tưduy nhạy bén, phản ánh nhanh chóng và chính xác sự vật, hiện tượng trongnhững điều kiện khó khăn, gian khổ với diễn biến mau lẹ, phức tạp Nhận thứcđúng là cơ sở, tiền đề để có hành động đúng Các chủ thể trong lĩnh vực quân sựphải có năng lực nhận thức sâu sắc, bản chất sự vật, hiện tượng mới có thể ra cácquyết định kịp thời trong xử lý các tình huống Lôgic học cung cấp những công

cụ nhận thức, những quy tắc, yêu cầu lôgic để tư duy phản ánh chính xác đốitượng, từ đó nâng cao hiệu quả và sức thuyết phục của tư tưởng

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tư duy và đặc điểm của tư duy lôgic

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu lôgic hình thức

3 Ý nghĩa nghiên cứu lôgic học

Trang 14

Chương 2 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC 2.1 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUY LUẬT LÔGIC HÌNH THỨC 2.1.1 Khái niệm quy luật của lôgic hình thức

Các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy bao giờ cũng có mốiliên hệ, tác động qua lại lẫn nhau Trong những mối liên hệ đó, không phải mốiliên hệ nào cũng được coi là quy luật, mà chỉ có những mối liên hệ bản chất, tấtyếu, ổn định, phổ biến và lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các

mặt trong cùng một sự vật, hiện tượng mới được gọi là quy luật Theo đó, quy

luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện tượng.

Căn cứ vào lĩnh vực tác động, quy luật được chia ra thành ba loại: quy

luật tự nhiên, quy luật xã hội và quy luật tư duy.

Quy luật tự nhiên là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của

giới tự nhiên Chẳng hạn, quy luật về sự tương tác hấp dẫn giữa các vật thể trong

cơ học, quy luật về sự đồng hoá và dị hoá các chất dinh dưỡng trong sinh học,quy luật về mối quan hệ giữa áp suất, nhiệt độ và thể tích trong nhiệt học, Những quy luật này được các bộ môn khoa học tự nhiên nghiên cứu và chúngđược coi là các định luật, định lý của các khoa học tự nhiên đó

Quy luật xã hội là loại quy luật chi phối sự vận động và phát triển của xã hội.

Chẳng hạn, quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượngsản xuất, quy luật về giá trị thặng dư trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật về chiếntranh và hòa bình, Những quy luật này được các bộ môn khoa học xã hội tập trungnghiên cứu và chúng được coi là các quy luật của khoa học xã hội

Quy luật của tư duy là loại quy luật chi phối sự vận động, phát triển nội

dung của tư duy và chi phối sự liên kết giữa các hình thức của tư duy Chẳnghạn, quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập trong tư duy, quy luậtđồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, Những quy luật này được lôgic họcnghiên cứu và chúng được gọi là những quy luật của lôgic học

Tư duy lôgic có hai loại: tư duy lôgic hình thức và tư duy lôgic biệnchứng Vì thế, quy luật của tư duy cũng có hai loại: quy luật do lôgic hình thứcnghiên cứu (các quy luật chi phối tư duy phản ánh đối tượng ở một phẩm chấtxác định) và quy luật do lôgic biện chứng nghiên cứu (các quy luật chi phối tư

Trang 15

duy phản ánh đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi)

Quy luật của lôgic hình thức là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, ổn định của các yếu tố cấu thành tư duy và bản thân tư duy với tư cách là hệ thống ảnh lý tính đã định hình, phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định.

Lôgic hình thức bao gồm 4 quy luật: đồng nhất, cấm mâu thuẫn, bàitrung, lý do đầy đủ Đây là những quy luật cơ bản vì chúng khái quát tínhchất chung nhất của mọi tư duy chính xác: tính xác định, tính không mâuthuẫn, tính nhất quán, tính có căn cứ của tư duy; làm cơ sở cho các thao tác tưduy, bảo đảm cho tư duy được chính xác, tránh sai lầm Ngoài ra, lôgic hìnhthức còn có những quy luật không cơ bản, đó là những quy tắc lôgic trong từngtrường hợp cụ thể

2.1.2 Đặc điểm của quy luật lôgic hình thức

Quy luật lôgic hình thức mang tính khách quan Quy luật lôgic hình thức là

quy luật của tư duy, chi phối tư duy, được hình thành và tồn tại trong quá trình tưduy Không có tư duy thì không có các quy luật này Song chúng không phụ thuộcvào ý muốn chủ quan của con người (với tư cách chủ thể tư duy), mà là phản ánhnhững mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến, ổn định, lặp lại của các sự vật, hiệntượng của hiện thực khách quan Trong thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn

“lặp lại hàng nghìn, triệu lần”, con người đã phát hiện và phản ánh những quy luậtcủa hiện thực vào trong tư duy; sử dụng chúng để nhận thức, giải thích và cải tạohiện thực, hình thành nên các quy luật lôgic của tư duy Tính khách quan của quyluật lôgic hình thức thể hiện ở chỗ, con người nhận thức được hay không nhận thứcđược các quy luật đó thì chúng vẫn cứ tồn tại và chi phối tư duy Tuy nhiêu cần phânbiệt: nếu con người nhận thức và vận dụng các quy luật này một cách đúng đắn,khoa học thì tư duy sẽ đạt tới chân lý một cách tự giác; ngược lại, nếu chưa nhậnthức và vận dụng được chúng thì tư duy khó có thể đạt đến chân lý hoặc đạt đếnchân lý nhưng tự phát, ngẫu nhiên

Xét về nguồn gốc, nội dung, sự tác động của các quy luật lôgic hình thức

là khách quan, nhưng sự nhận thức và vận dụng nó lại thông qua lăng kính chủquan của con người V.I.Lênin đã viết: “Những quy luật của lôgic là phản ánhcủa cái khách quan vào trong ý thức chủ quan của con người”1 và “Lôgic khôngphải là học thuyết về những hình thức bên ngoài của tư duy, mà là học thuyết vềnhững quy luật phát triển của “tất thảy mọi sự vật vật chất, tự nhiên và tinhthần”, tức là học thuyết về những quy luật phát triển của toàn bộ nội dung cụ thể

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 194.

Trang 16

của thế giới và nhận thức thế giới, tức là sự tổng kết, tổng số, kết luận của lịch

sử nhận thức thế giới”1

Quan điểm này hoàn toàn đối lập với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm.Chủ nghĩa duy tâm coi các quy luật của lôgic, kể cả quy luật lôgic hình thứckhông phải phản ánh quy luật của thế giới khách quan vào trong tư duy conngười, mà là thực thể độc lập có trước, chi phối tự nhiên và con người hoặc docon người nghĩ ra một cách thuần túy chủ quan

Vì vậy, nhiệm vụ của lôgic hình thức là vạch ra và hướng con người tưduy theo những quy luật ấy; đồng thời bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng, trithức , đặc biệt là thế giới quan, phương pháp luận biện chứng duy vật để gópphần giúp họ đạt tới tư duy đúng đắn

Quy luật lôgic hình thức mang tính phổ biến Tính phổ biến của quy luật

lôgic hình thức thể hiện ở chỗ, nó tồn tại và chi phối mọi quá trình tư duy, trong

tư duy của mọi người, không phụ thuộc vào tính giai cấp, tính dân tộc của conngười Để tư duy đúng đắn, mọi quá trình tư duy, kể cả tư duy thông thường hay

tư duy trong nhận thức khoa học, tư duy của mọi người đều phải tuân theonhững quy luật này Ngược lại, không tuân theo những quy luật này, tư duy của

họ sẽ dẫn đến sai lầm, không phản ánh đúng hiện thực khách quan

Tuy nhiên, quy luật lôgic hình thức chỉ phổ biến trong một lĩnh vực đặc thù

là tư duy, mà tư duy là hiện tượng xã hội, gắn với hoạt động của bộ óc con người.Theo đó, quy luật lôgic hình thức là loại quy luật phổ biến về hiện tượng mangtính lịch sử Vì vậy, khi nghiên cứu, vận dụng các quy luật này phải có quan điểmlịch sử - cụ thể, tránh võ đoán, chủ quan hoặc vô nguyên tắc

Quy luật lôgic hình thức là quy luật chính xác về một hiện tượng xác định Những quy luật của lôgic hình thức là quy luật chi phối tư duy, nhưng là tư

duy đã định hình, phản ánh đối tượng ở không gian, thời gian và mối quan hệxác định, không phải tư duy trong quá trình vận động, phát triển Nghĩa là, quyluật lôgic hình thức chi phối tư duy phản ánh đối tượng trong trạng thái ổn địnhtương đối Những quy luật này đảm bảo cho tư duy phản ánh đúng đắn, chínhxác đối tượng ở phẩm chất xác định Trong giới hạn đó, tư duy, có thể nói, đạttới nhận thức “chính xác tuyệt đối” sự vật khách quan

Tuy nhiên, tính ổn định của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quanchỉ là tương đối; sự vận động, biến đổi mới là tuyệt đối, để nhận thức đúng đắn,đầy đủ hiện thực khách quan, tư duy của con người cũng phải không ngừng vậnđộng, phát triển Quy luật lôgic hình thức chỉ là quy luật chi phối tư duy ở một

1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr 101.

Trang 17

trạng thái xác định, trong thực tế, tư duy của con người rất phong phú, đa dạng

và không ngừng vận động, biến đổi Vì thế, để tư duy phản ánh đúng các sự vật,hiện tượng của hiện thực, cùng với lôgic hình thức, cần được bổ sung các khoahọc lôgic khác, đặc biệt là lôgic biện chứng

Trong quá trình nhận thức, việc tuân thủ các quy luật của lôgic hình thức

là rất cần thiết Bởi vì, con người không thể nhận thức được bản chất sự vật,hiện tượng nếu chỉ nhận thức nó trong quá trình vận động, biến đổi mà bỏ quaviệc nhận thức mặt ổn định tương đối của chúng Tuy nhiên, để tư duy đạt tớichân lý, ngoài các quy luật lôgic hình thức, cần bổ sung thêm những quy luậtlôgic biện chứng, nghĩa là quy luật của tư duy phản ánh đối tượng trong trạngthái vận động, phát triển không ngừng

2.2 CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA LÔGIC HÌNH THỨC

2.2.1 Quy luật đồng nhất

Đây là quy luật cơ bản, quan trọng nhất của lôgic hình thức, phản ánh tínhnhất quán của đối tượng trong quá trình tư duy

Nội dung quy luật chỉ ra, trong quá trình tư duy, mỗi tư tưởng, ý nghĩ phải luôn

đồng nhất với chính nó Nói cách khác, mỗi tư tưởng phản ánh về một đối tượng nào

đó phải rõ ràng và giữ nguyên nghĩa của chúng trong suốt quá trình tư duy

Chẳng hạn, khi suy nghĩ về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - thammưu thì trong suốt quá trình tư duy, suy nghĩ phải đúng về người học viên đào tạo

sĩ quan chỉ huy - tham mưu với những dấu hiệu nội hàm của khái niệm đó

Nội dung quy luật đồng nhất được biểu diễn bằng công thức:

A ≡ A

Công thức trên được diễn đạt: A đồng nhất với chính A, hoặc A là A.Trong đó, A là quy ước để chỉ một tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tưduy với một giá trị lôgic xác định; dấu “ ≡ ” là ký hiệu biểu thị sự đồng nhất

Sự đồng nhất trong lôgic hình thức và đồng nhất trong lôgic biện chứng

có sự khác nhau Đồng nhất trong lôgic hình thức là đồng nhất trừu tượng, là nótrùng với chính nó, nó chính là nó Nghĩa là, đồng nhất ổn định ở một phẩm chấtxác định mà không tính đến sự chuyển hoá về chất của bản thân tư tưởng cũngnhư đối tượng phản ánh của nó Đồng nhất trong lôgic biện chứng là đồng nhấtbao hàm sự khác biệt Nghĩa là đồng nhất trong sự vận động, phát triển của tưtưởng, phản ánh đối tượng của hiện thực khách quan cũng trong quá trình vậnđộng, phát triển

Trang 18

Nếu đồng nhất của lôgic hình thức là A ≡ A, thì đồng nhất của lôgic biệnchứng sẽ là A ≡ ≠ A Trong sự vận động, sự tác động giữa A và ≠ A (ký hiệu khácA) thì cái ≠ A sẽ vận động, chuyển hóa thành cái A và ngược lại Quan điểm củalôgic biện chứng phản ánh đúng hiện thực khách quan, vì hiện thực khách quanluôn vận động, biến đổi và chuyển hóa cho nhau Tuy vậy, nó cũng không loạitrừ, mà bao hàm cả đồng nhất tương đối của lôgic hình thức.

Quy luật đồng nhất phản ánh tính ổn định tương đối về chất của các sự vật,hiện tượng của hiện thực khách quan Trong hiện thực khách quan, mọi sự vật, hiệntượng đều vận động, biến đổi không ngừng Tuy nhiên, trong một không gian, thờigian, một mối quan hệ xác định, chúng luôn tồn tại trong trạng thái xác định vềchất, ổn định tương đối về lượng Nếu không có trạng thái ổn định tương đối vềchất, sẽ không có sự vật, hiện tượng nào tồn tại cụ thể cảm tính

Tính ổn định tương đối về chất của sự vật, hiện tượng được phản ánh vào

tư duy là cơ sở hình thành quy luật đồng nhất

Một số yêu cầu thực hiện quy luật đồng nhất:

Không được đánh tráo đối tượng của tư tưởng Đây là yêu cầu xét về

phương diện phản ánh của tư tưởng Yêu cầu này đòi hỏi, trong quá trình tư duy,khi nghĩ về đối tượng cụ thể tồn tại ở không gian, thời gian và mối quan hệ xácđịnh thì phải nghĩ đúng về nó, không được thay đổi hoặc lẫn lộn sang đối tượngkhác, hoặc không gian, thời gian và mối quan hệ khác Còn khi suy nghĩ về mộtđối tượng nào đó tồn tại ở không gian, thời gian, ở mối quan hệ xác định, nhưngtrong quá trình tư duy lại nghĩ sang đối tượng khác, hoặc phẩm chất khác, tức là

đã thay đổi đối tượng phản ánh và đã vi phạm quy luật đồng nhất

Chẳng hạn, khi suy nghĩ về người học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - thammưu, trong suốt quá trình tư duy phải luôn luôn nghĩ về người học viên đào tạo

sĩ quan chỉ huy - tham mưu với những phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ,năng lực đặc thù; đồng thời phải có các dấu hiệu như: đang học tập, rèn luyện

để thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo để trở thành người sĩ quan chỉ huy thammưu Nhưng nếu trong quá trình tư duy, lại nghĩ về những người có phẩm chất,năng lực, sức khỏe và đang chủ trì công tác đảng, công tác chính trị ở các phânđội trong Quân đội nhân dân Việt Nam thì lẫn sang đối tượng khác là chính trịviên Yêu cầu này chỉ đòi hỏi đồng nhất của đối tượng ở một phẩm chất xácđịnh, còn những tư tưởng phản ánh về một đối tượng ở phẩm chất khác nhau thìkhông nhất thiết phải đồng nhất

Trang 19

Không được đánh tráo ngôn ngữ diễn đạt tư tưởng Đây là yêu cầu xét về

phương diện diễn đạt tư tưởng Mỗi tư tưởng được phản ánh trong tư duy baogiờ cũng được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ (từ, câu) nhất định Vì thế, ngônngữ dùng để diễn đạt tư tưởng phải đồng nhất với chính tư tưởng ấy

Yêu cầu này đòi hỏi, khi ý nghĩ, tư tưởng đã được định hình trong tư duythì phải chọn ngôn ngữ (từ, câu) để diễn đạt đúng tư tưởng đó Nghĩa là ý nghĩ,

tư tưởng và ngôn ngữ diễn đạt ý nghĩ, tư tưởng đó phải đồng nhất với nhau Nếudùng ngôn ngữ diễn đạt không đúng tư tưởng cũng có nghĩa là đã nghĩ sang đốitượng khác, tức là vi phạm quy luật đồng nhất

Chẳng hạn, khi nghĩ rằng, học viên này có tinh thần học tập tốt, nhưng lại diễnđạt tư tưởng đó bằng câu: “tinh thần học tập của học viên này rõ ràng, đúng hướng”

Sự diễn đạt trong những trường hợp này là ngôn ngữ thể hiện tư tưởng và tư tưởngkhông đồng nhất

Trong thực tế, yêu cầu này thường vi phạm khi sử dụng những từ đồng âmkhác nghĩa; không sử dụng đúng ngôn ngữ biểu thị đối tượng; không thực hiệnđúng các quy tắc ngữ pháp

Ý nghĩ, tư duy tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư duy nguyên mẫu Đây là

yêu cầu xét về phương diện tái tạo của tư tưởng Yêu cầu này đòi hỏi, khi nhắc lại,tái tạo một tư tưởng nào đó của mình hoặc của người khác, thì phải nhắc lại, tái tạochính xác tư tưởng đó, không được làm sai lệch ý nghĩ, tư tưởng nguyên mẫu

Chẳng hạn, khi đọc, nghiên cứu tác phẩm kinh điển phải hiểu và trìnhbày đúng ý, trích dẫn của các nhà kinh điển Hoặc khi nhận nhiệm vụ từngười chỉ huy, trực ban đơn vị hiểu và triển khai nhiệm vụ cho đơn vị đúngmệnh lệnh của người chỉ huy Như vậy, tư duy tái tạo của trực ban đơn vị và

tư duy người chỉ huy đồng nhất Ngược lại, trực ban hiểu không đúng, triểnkhai cho đơn vị sai ý định của người chỉ huy là tư duy tái tạo của trực ban và

tư duy của người chỉ huy không đồng nhất

Yêu cầu này chỉ đòi hỏi đồng nhất của đối tượng ở một phẩm chất xácđịnh, còn những tư tưởng phản ánh về một đối tượng ở phẩm chất khác nhau thìkhông nhất thiết phải đồng nhất

Trên đây là những yêu cầu cơ bản của quy luật đồng nhất mà quá trình tưduy phải tuân theo Nếu vi phạm một trong những yêu cầu đó là đã vi phạm quyluật Các lỗi thường gặp khi vi phạm quy luật này là ngộ biện hoặc ngụy biện

Trang 20

Ngộ biện là lỗi vi phạm quy luật một cách vô tình Chẳng hạn, vô tình

thay đổi thuật ngữ, đối tượng làm cho tư duy không rõ ràng, thiếu chính xác vàkết quả là hiểu sai vấn đề Thường xảy ra trong trường hợp trình độ tư duy thấp;quá hăng say trong tranh luận vấn đề nào đó

Ngụy biện là lỗi vi phạm quy luật một cách cố ý Chẳng hạn, chủ động

đánh tráo đối tượng hoặc sử dụng ngôn ngữ diễn đạt không đúng tư tưởng

Quy luật đồng nhất đảm bảo cho quá trình tư duy nhất quán, rõ ràng,chính xác Đây là những yêu cầu cơ bản của tư duy lôgic và nhận thức khoa học.Một tư tưởng, một học thuyết chỉ được coi là khoa học khi phản ánh chính xáchiện thực khách quan Tuân thủ quy luật đồng nhất giúp chúng ta nắm chắc nộidung tư tưởng, không bị “lạc đề” Nhờ đó, mỗi người rèn luyện tư duy đồng nhấtcủa mình và phát hiện tư duy không đồng nhất của người khác Quy luật này có

ý nghĩa to lớn trong nhận thức khoa học, chống tính mơ hồ, không cụ thể hoặcnước đôi, ngụy biện

Hiện nay, các thế lực thù địch thường sử dụng lối ngụy biện, tính khôngxác định để che đậy âm mưu, thủ đoạn, bản chất của chúng nhằm chống pháquan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận thành quả cách mạng

mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã xây dựng Việc nắm vững quy luật đồngnhất, giúp chúng ta phát hiện ra những lỗi lôgíc trong quá trình giao tiếp, ứng

xử, ngoại giao, phát hiện ra sự ngụy biện của đối phương trong quá trình lậpluận, tích cực tham gia đấu tranh tư tưởng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân vàchế độ xã hội chủ nghĩa

Lĩnh vực quân sự là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi tính chính xác cao, bởi

lẽ, nó liên quan đến vấn đề xương máu, sống còn của một nhà nước, một chế độ,nếu tư duy không chính xác sẽ dẫn đến hậu quả tai hại Theo đó, hoạt động củangười cán bộ trong quân đội cần tuân thủ quy luật đồng nhất để vận dụng chophù hợp, chính xác

2.2.2 Quy luật cấm mâu thuẫn

Quy luật cấm mâu thuẫn là quy luật quan trọng của lôgic hình thức, phảnánh tính không được dung chứa mâu thuẫn lôgic trong quá trình tư duy

Nội dung quy luật chỉ ra, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ánh về

một đối tượng ở một phẩm chất xác định thì không thể cùng chân thực Nghĩa là,

không thể có hai tư tưởng trái ngược nhau về giá trị lôgic cùng phản ánh một đốitượng đã định hình lại cùng chân thực (cùng đúng)

Trang 21

Như vậy, quy luật cấm mâu thuẫn chỉ rõ, trong tư duy không thể đồng thờitồn tại và khẳng định hai ý kiến trái ngược nhau khi phản ánh một đối tượngtrong cùng không gian, thời gian và mối quan hệ xác định Không thể tư duy vềmột sự vật, trong cùng không gian, thời gian và mối quan hệ xác định, vừakhẳng định sự tồn tại, hoặc thuộc tính nào đó của nó lại vừa phủ định điều đó

Quy luật cấm mâu thuẫn được biểu hiện bằng công thức:

( A /\ A ) Công thức trên được diễn đạt: không thể vừa là A lại vừa không phải là A,hoặc không thể A và không A đều chân thực Trong đó, A là quy ước để chỉ một

tư tưởng, một ý nghĩ đã định hình trong tư duy với một giá trị lôgic xác định

Nghiên cứu quy luật cấm mâu thuẫn cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng vàmâu thuẫn lôgic hình thức Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh củacác mặt đối lập, mâu thuẫn khách quan vốn có của các sự vật, hiện tượng; là nguồngốc, động lực của sự vận động, phát triển; nó tồn tại phổ biến trong tự nhiên, xã hội,

tư duy Theo đó, lôgic hình thức không đề cập đến và không cấm loại mâu thuẫnnày Lôgic hình thức chỉ cấm loại mâu thuẫn lôgic trong tư duy phản ánh đối tượng ởphẩm chất xác định để đảm bảo tư duy chính xác Tuy nhiên, hai tư tưởng mâu thuẫnnhau là phải xét trong cùng thời gian, không gian, cùng mối quan hệ Nếu hai tưtưởng cùng phản ánh về một đối tượng mà khác thời gian, không gian, khác mốiquan hệ thì có thể không mâu thuẫn nhau

Tính xác định về chất của sự vật, hiện tượng là cơ sở khách quan của quyluật cấm mâu thuẫn

Một số yêu cầu thực hiện quy luật cấm mâu thuẫn:

Không được dung chứa mâu thuẫn trực tiếp khi phản ánh đối tượng Yêu

cầu này đòi hỏi, khi suy nghĩ về một đối tượng tồn tại ở phẩm chất xác định thìkhông thể vừa khẳng định cho nó một dấu hiệu nào đó, rồi lại phủ định ngaychính điều vừa khẳng định (tiền hậu bất nhất) Chẳng hạn, học viên lớp A chấphành nghiêm kỷ luật nhưng đôi khi không chấp hành nghiêm

Không được dung chứa mâu thuẫn gián tiếp khi phản ánh đối tượng Thể

hiện ở hai dạng: dạng thứ nhất, khẳng định cho đối tượng có một dấu hiệu nào đó,rồi lại phủ định chính những hệ quả tất yếu được rút ra từ điều khẳng định Chẳnghạn, khi suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội, có hai tư tưởng: “Dưới chủ nghĩa xã hội,công nhân đã làm chủ nhà máy của mình” và “Dưới chủ nghĩa xã hội, công nhânkhông được phát huy tài năng của mình trong sản xuất” Suy nghĩ như thế là mâuthuẫn, vì khi người công nhân đã làm chủ nhà máy của mình thì tất yếu họ cũng cónhững điều kiện để phát huy tài năng và trí tuệ sáng tạo của mình trong sản xuất

Trang 22

Dạng thứ hai, cùng một đối tượng, vừa khẳng định một dấu hiệu a, lại vừakhẳng định một dấu hiệu b, mà trong thực tế hai dấu hiệu đó loại trừ nhau Chẳnghạn, khẳng định: “Chủ nghĩa đế quốc là thủ phạm của mọi cuộc chiến tranh”, nhưnglại khẳng định: “Các nước đế quốc luôn tôn trọng nhân quyền” là mâu thuẫn.

Quy luật cấm mâu thuẫn chỉ cấm mâu thuẫn đối với tư duy đã định hìnhphản ánh đối tượng ở cùng một phẩm chất xác định, còn các trường hợp cùngphản ánh một đối tượng, nhưng ở không gian, thời gian, mối quan hệ khác nhauhoặc đối tượng phản ánh khác nhau thì không vi phạm

Quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong xây dựng và rèn luyện tưduy lôgic Bởi lẽ, quy luật giúp cho con người tránh được những mâu thuẫnlôgic trong quá trình suy nghĩ nhằm đảm bảo cho tư duy mạch lạc, rõ ràng,chính xác Đây là yếu tố đảm bảo tính chặt chẽ lôgíc của tư duy trong quá trìnhtìm ra chân lý Việc tuân thủ quy luật cấm mâu thuẫn còn là một trong nhữngtiêu chuẩn của lý luận khoa học

Quy luật cấm mâu thuẫn có ý nghĩa to lớn trong đấu tranh tư tưởng Hiệnnay, các thế lực thù địch thường đưa ra những lập luận có dung chứa mâu thuẫn (cảtrực tiếp và gián tiếp) Quy luật này giúp ta phát hiện được mâu thuẫn trong tư duycủa đối phương để đấu tranh vạch trần sự giả dối Trong thực hiện nhiệm vụ ở môitrường quân sự, quy luật cấm mâu thuẫn cung cấp cơ sở để phát hiện ra những mâuthuẫn dung chứa trong tư tưởng của người khác, qua đó bác bỏ tư tưởng của họ Nógiúp cho tư duy của người cán bộ trong quân đội rõ ràng, mạch lạc, chính xác

2.2.3 Quy luật bài trung

Quy luật bài trung là quy luật quan trọng của lôgic hình thức Quy luật bàitrung có quan hệ và bổ sung cho quy luật cấm mâu thuẫn, làm rõ hơn tính xácđịnh, tính không mâu thuẫn của tư duy lôgic

Nội dung quy luật chỉ ra, hai tư tưởng mâu thuẫn nhau cùng phản ánh một

đối tượng trong một thời gian, không gian, một mối quan hệ xác định chỉ có thể một tư tưởng là chân thực, một tư tưởng là giả dối, không có khả năng thứ ba.

Quy luật bài trung được biểu hiện bằng công thức:

Công thức trên được diễn đạt: “A hoặc là không A” hay “A hoặc là chânthực, hoặc là giả dối” Trong đó, A là ký hiệu để chỉ một tư tưởng, một ý nghĩ đãđược định hình

Trang 23

Quy luật bài trung chỉ rõ, một đối tượng được phản ánh trong cùng mộtkhông gian, thời gian, một mối quan hệ xác định có thể hình thành hai tư tưởngđối lập nhau, trong đó, dứt khoát có một tư tưởng chân thực, một tư tưởng giảdối; nếu tư tưởng này chân thực thì tư tưởng kia giả dối và ngược lại, không cònkhả năng thứ ba.

Mặc dù, quy luật bài trung có quan hệ chặt chẽ với quy luật cấm mâuthuẫn, song quy luật cấm mâu thuẫn chỉ khẳng định, hai tư tưởng mâu thuẫnnhau phản ánh về một sự vật ở phẩm chất xác định thì không thể cùng chânthực, nhưng giá trị lôgic cụ thể của những tư tưởng ấy là thế nào, quy luật cấmmâu thuẫn không đề cập đến Quy luật cấm mâu thuẫn yêu cầu tư duy khôngđược dung chứa mâu thuẫn, nhưng quy luật bài trung đòi hỏi phải xác định mộttrong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau ấy, một tư tưởng là chân thực, một tư tưởng

là giả dối, không còn khả năng nào khác Như vậy, quy luật bài trung khôngchấp nhận tư duy trung dung, không rõ ràng, không dứt khoát

Cơ sở khách quan của quy luật bài trung cũng là tính xác định, tính địnhhình tương đối của sự vật hoặc thuộc tính của sự vật

Một số yêu cầu thực hiện quy luật bài trung:

Phải ghi nhận một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau khi phản ánh đối tượng ở một phẩm chất xác định Yêu cầu này đòi hỏi, khi phản ánh đối tượng ở

phẩm chất xác định, có thể hình thành hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, trong hai tưtưởng mâu thuẫn, sẽ có một tư tưởng chân thực, một tư tưởng giả dối Theo đó,phải ghi nhận một trong hai tư tưởng đó và chỉ một mà thôi; nếu lừng chừngđứng giữa, hoặc không ghi nhận tư tưởng nào, hoặc ghi nhận cả hai thì vừa viphạm quy luật cấm mâu thuẫn, vừa vi phạm quy luật bài trung

Trong thực tế, yêu cầu này thường bị vi phạm, đó là tư duy chung chung,đại khái, nước đôi Tuy nhiên, quy luật này chỉ khẳng định, trong hai tư tưởngmâu thuẫn nhau phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định, có một tư tưởng chânthực, một giả dối; còn tư tưởng nào chân thực, bản thân quy luật bài trung khôngchỉ ra, điều đó do thực tiễn quyết định

Phải xác định được nội dung các thuật ngữ trong tư tưởng đó Để ghi

nhận tính chân thực của một trong hai tư tưởng mâu thuẫn nhau, cần phải xácđịnh được nội dung các thuật ngữ cấu thành của tư tưởng đó; nếu không sẽ thiếu

cơ sở để lựa chọn Bởi lẽ, tư duy bao giờ cũng được thể hiện thông qua ngônngữ Theo đó, chỉ có thể hiểu được tư tưởng nếu xác định được nội dung cácthuật ngữ cấu thành của tư tưởng đó Chẳng hạn, để ghi nhận một trong hai tư

Trang 24

tưởng: “Cuộc chiến tranh này là chính nghĩa” và “cuộc chiến tranh này là khôngchính nghĩa”, thì trước hết chúng ta phải hiểu được nội dung của thuật ngữ

“cuộc chiến tranh này”, xem thuật ngữ đó nói về cuộc chiến tranh nào, do ailãnh đạo và mục đích của cuộc chiến tranh đó ra sao? Đồng thời phải hiểu rõ nộidung của thuật ngữ “chính nghĩa” Có như vậy, chúng ta mới đủ cơ sở để ghinhận tư tưởng này hay tư tưởng kia là chân thực hoặc giả dối

Quy luật bài trung có ý nghĩa to lớn trong rèn luyện và phát triển tư duylôgic Bởi lẽ, quy luật đòi hỏi tư duy phải rõ ràng, mạch lạc, dứt khoát, khôngmập mờ nước đôi Đây là một trong những yêu cầu quan trọng của tư duy chínhxác Trong thực tế cuộc sống, nhiều khi đứng trước những vấn đề mâu thuẫnnhau đòi hỏi con người phải lựa chọn, quy luật này chỉ rõ, dứt khoát phải nghiêncứu kỹ và lựa chọn một trong hai vấn đề ấy

Quy luật này làm cơ sở cho các hình thức tư duy khác như bác bỏ, chứngminh phản chứng; giúp con người có cơ sở để tin tưởng vào quan điểm của mình,

có thái độ và lập trường rõ ràng trong cuộc sống, lựa chọn và ủng hộ những tưtưởng, quan điểm đúng, phê phán, gạt bỏ những tư tưởng, quan điểm sai trái

2.2.4 Quy luật lý do đầy đủ

Quy luật lý do đầy đủ là quy luật quan trọng của lôgic hình thức Quy luậtnày khẳng định tư duy, suy nghĩ chặt chẽ, lôgic phải có đầy đủ căn cứ để chứngminh tính chân thực hay giả dối

Nội dung quy luật chỉ ra, một tư tưởng chỉ được thừa nhận là chân thực

khi có đủ căn cứ chứng minh cho tính chân thực của nó Nghĩa là, một tư tưởng

nào đó được coi là chân thực, không phải chỉ đơn giản tuyên bố nó là chân thực,

mà phải có đầy đủ căn cứ, lý lẽ để chứng minh, xác minh cho tính chân thực của

nó Ngược lại, tư tưởng nào đó không có đầy đủ căn cứ thì không thể tin cậy

Chẳng hạn, trong một cuộc họp bầu chiến sĩ thi đua ở đơn vị, một đồngchí nhận xét: đồng chí A là học viên tốt, các môn học đều đạt từ 8 điểm trở lên

Do đó, đồng chí A xứng đáng được bầu là chiến sĩ thi đua Tư tưởng này là chânthực, song lý do, căn cứ đưa ra chưa đầy đủ, vì đồng chí đó chưa nhận xét tưcách đạo đức, tác phong, việc chấp hành kỷ luật, uy tín, sự tín nhiệm của đồngchí A trước tập thể Do đó, ý kiến trên chưa thuyết phục

Quy luật lý do đầy đủ được biểu hiện bằng công thức:

a1 , a2, a3, an => PCông thức trên được diễn đạt là a1, a2, a3, a4,…an dẫn đến P Trong đó: a1, a2, a3,a4,… an là các căn cứ; P là một tư tưởng

Trang 25

Cơ sở khách quan của quy luật là mối liên hệ phổ biến của các sự vật,hiện tượng trong hiện thực khách quan Trong hiện thực khách quan, mỗi sự vật,hiện tượng không tồn tại cô lập, tách rời mà có sự liên hệ, tác động, ràng buộcvới những sự vật, hiện tượng khác Mỗi sự vật, hiện tượng có thể vừa là kết quảcủa nguyên nhân này, đồng thời lại là nguyên nhân của kết quả khác Sự vậnđộng, chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan ấy tạothành quy luật nhân - quả Quy luật đó phản ánh vào trong tư duy để hình thànhnên quy luật lý do đầy đủ.

Một số yêu cầu thực hiện quy luật lý do đầy đủ:

Phải xác định rõ giá trị lôgíc của tư tưởng đó Yêu cầu này đòi hỏi, phải

xác định được tư tưởng, ý nghĩ đã được định hình trong tư duy, phản ánh đốitượng ở phẩm chất xác định là chân thực hay giả dối Bởi lẽ, nếu không biết đượcgiá trị lôgic của nó là chân thực hay giả dối, thì không biết chứng minh cho cái gìvới những căn cứ nào Theo đó, phải xác định được giá trị lôgic của tư tưởng, làm

cơ sở tìm căn cứ chứng minh cho giá trị lôgic của nó

Phải tìm căn cứ lôgic để chứng minh cho tính chân thực ấy Đây là yêu

cầu trực tiếp thực hiện nội dung quy luật Yêu cầu này đòi hỏi, khi đã xác địnhđược giá trị lôgic của tư tưởng, phải tìm các căn cứ lôgic để chứng minh cho giátrị lôgic của nó Căn cứ được sử dụng để chứng minh là những tư tưởngđã địnhhình trong tư duy mà tính chân thực đã được chứng minh, để từ đó suy ra tínhchân thực của điều vừa khẳng định Căn cứ còn là những quy luật, quy tắc lôgícxác định và cách thức tổ chức chúng

Trong thực tế, có các trường hợp vi phạm quy luật như đưa ra các luậnđiểm có tính chất áp đặt chủ quan, quy chụp Các lý do đưa ra làm luận cứ chophép chứng minh chưa được chứng minh là chân thực Sử dụng một luận điểmgiả dối để chứng minh cho một luận điểm là chân thực

Quy luật lý do đầy đủ có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức khoa học cũngnhư trong hoạt động quân sự Quy luật này giúp chủ thể nói chung, đội ngũ họcviên đào tạo sĩ quan trong quân đội nói riêng suy nghĩ và hành động một cáchthận trọng, chắc chắn, tăng tính thuyết phục trong lập luận Quy luật này còn gópphần quan trọng trong đấu tranh chống tư tưởng duy tâm, tôn giáo, mê tín dị đoan

và những tư tưởng không có căn cứ khác

Như vậy, mỗi quy luật cơ bản của lôgic hình thức phản ánh một khía cạnh,chi phối một mặt tư duy để đảm bảo tư duy đúng đắn, trong đó quy luật đồng nhấtđảm bảo tư duy nhất quán; quy luật cấm mâu thuẫn đảm bảo tư duy không dung

Trang 26

chứa mâu thuẫn; quy luật bài trung đảm bảo tư duy xác định; quy luật lý do đầy đủđảm bảo tư duy có căn cứ, có tính thuyết phục Bốn quy luật cơ bản có quan hệbiện chứng và cùng chi phối tư duy để tư duy phản ánh đúng đắn, chính xác hiệnthực khách quan Vi phạm một trong bốn quy luật đều làm cho tư duy không lôgic,sai lầm Theo đó, không được tuyệt đối hoá quy luật nào

VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Các tình huống vi phạm quy luật đồng nhất

2 Các tình huống vi phạm quy luật cấm mâu thuẫn

3 Các tình huống vi phạm quy luật bài trung

4 Các tình huống vi phạm quy luật lý do đầy đủ

Trang 27

Chương 3 KHÁI NIỆM 3.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHÁI NIỆM 3.1.1 Đặc điểm của khái niệm

Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy, phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng Hình thức của tư duy là

phương thức liên kết các thành phần của tư tưởng với nhau Khái niệm là mộthình thức cơ bản của tư duy có nghĩa là tư duy phải dùng khái niệm và thôngqua khái niệm để phản ánh sự vật, hiện tượng Hay nói cách khác, trong hoạtđộng thực tiễn, con người nhận thức thế giới trên cơ sở xây dựng các khái niệm

và sử dụng các khái niệm đó để tư duy

Thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động và làm bộc lộ nhữngthuộc tính của sự vật, hiện tượng Bằng các thao tác của tư duy, con người kháiquát và hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng Sự vật, hiện tượng có nhiềuthuộc tính, nhiều mối liên hệ khác nhau, trong đó có những thuộc tính, nhữngmối liên hệ cơ bản và không cơ bản; bản chất và không bản chất Khái niệm chỉphản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng;những thuộc tính và mối liên hệ không cơ bản, không bản chất không được phảnánh trong khái niệm Tất cả thuộc tính, mối liên hệ bản chất gọi là dấu hiệu, giúpchúng ta phân biệt sự khác nhau của các sự vật, hiện tượng

Các sự vật, hiện tượng được phản ánh trong khái niệm gọi là đối tượng

Do trình độ nhận thức hoặc do tính hư cấu nên có những khái niệm phản ánhnhững sự vật, hiện tượng không có trong hiện thực khách quan, những kháiniệm đó được gọi là khái niệm rỗng như “Chúa”, “Thượng đế”, “nàng tiên cá Khái niệm có các đặc điểm cơ bản sau (trừ khái niệm rỗng):

Khái niệm phản ánh toàn diện về đối tượng Đó là những phản ánh nhiều

chiều, nhiều mặt về đối tượng Phản ánh toàn diện về đối tượng, không có nghĩa

là khái niệm phản ánh tất cả các thuộc tính, mối liên hệ mà chỉ chỉ tập trung vàocác dấu hiệu bản chất Ngược lại với sự phản ánh toàn diện là sự phản ánh phiếndiện, một chiều, không đầy đủ dẫn đến sự hiểu biết sai lầm về đối tượng nhưchuyện ngụ ngôn “thầy bói xem voi”

Khái niệm phản ánh có hệ thống về đối tượng Các dấu hiệu của khái

niệm được sắp xếp theo trình tự, kết cấu hợp lý và liên kết với nhau thành mộtchỉnh thể thống nhất Bởi vì, các dấu hiệu của sự vật, hiện tượng có quan hệ và

Trang 28

quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, do đó tư duy phản ánh đúng đắn sự vật làmột hình ảnh trọn vẹn về đối tượng Ngược lại, những hiểu biết lộn xộn, rời rạc,

cô lập, tách rời theo kiểu liệt kê, mô tả thì chưa phải là khái niệm

Khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ bản chất của đối tượng Đối tượng phản ánh có vô số các thuộc tính, các mối liên hệ khác nhau,

nhưng khái niệm chỉ phản ánh những thuộc tính, những mối liên hệ bản chất Đó

là các thuộc tính, mối liên hệ quy định sự tồn tại của đối tượng Do đó, kháiniệm là những hiểu biết sâu sắc giúp tư duy phân biệt được đối tượng này vớiđối tượng khác Những hiểu biết không bản chất, ngẫu nhiên, bề ngoài khôngđược phản ánh trong khái niệm

Khái niệm phản ánh chính xác về đối tượng Những tri thức mà khái niệm

phản ánh là những hiểu biết đã được sàng lọc, lý giải và chứng minh tính chânthực Ngược lại những hiểu biết mơ hồ, phỏng đoán, rời rạc không được phảnánh trong khái niệm Những tri thức này thể hiện sự nhận thức chưa chắc chắnvề đối tượng đang được phản ánh

Khái niệm góp phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn Khái niệm là sản phẩm

của hoạt động thực tiễn, song khi đã hình thành khái niệm lại góp phần chỉ đạohoạt động thực tiễn Nhận thức đúng là cơ sở để hành động đúng, nhận thức sựvật, hiện tượng càng sâu sắc, con người càng có điều kiện cải tạo sự vật, hiệntượng có hiệu quả

Khái niệm vừa là sản phẩm của tư duy, vừa là công cụ để nhận thức.Trong cuộc sống, để nâng cao trình độ hiểu biết, con người phải thực hiện cácthao tác của tư duy, phải khái quát hóa, trừu tượng hóa hệ thống tri thức, kinhnghiệm bằng các khái niệm Đồng thời, để lưu giữ và chuyển giao những trithức, kinh nghiệm cho các thế hệ sau, con người cũng phải sử dụng hệ thống cáckhái niệm Khái niệm là kết quả của quá trình nhận thức ở giai đoạn trước và làcông cụ, phương tiện của quá trình nhận thức tiếp theo Từ nhận thức đến hànhđộng bao giờ cũng còn những khoảng cách và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ýchí, quyết tâm của chủ thể, năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn Tuy nhiên, với

tư cách là những tri thức sâu sắc, bản chất về sự vật, hiện tượng, tư duy bằngkhái niệm là tiền đề để hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả cao

Các đặc điểm trên là yêu cầu lý tưởng của khái niệm Trong thực tế khôngphải bao giờ cũng đạt tới được khái niệm như thế bởi nhận thức là quá trình lâudài, phức tạp Thực tiễn và nhận thức của con người cũng luôn vận động, pháttriển nên có những khái niệm trước đây là chính xác, nhưng sau đó sẽ trở nên lạchậu, nên khái niệm luôn có sự bổ sung và phát triển

Trang 29

3.1.2 Quan hệ giữa khái niệm và từ

Khái niệm và từ có quan hệ với nhau Mọi khái niệm đều được biểu hiệnbằng một từ hay cụm từ Từ là cơ sở vật chất của khái niệm, không có từ thì kháiniệm không được thể hiện

Từ và khái niệm không đồng nhất với nhau Từ là phạm trù của ngôn ngữhọc, là sự quy ước có tính chất riêng biệt của mỗi cộng đồng, mỗi dân tộc Kháiniệm là hình thức của tư duy, có tính chất chung cho mọi cộng đồng, mọi dântộc, không phụ thuộc vào sự đa dạng về ngôn ngữ của các dân tộc

Khái niệm là sự phản ánh của tư duy về đối tượng bằng một từ hoặc cụm

từ Do đó, từ có thể hiện khái niệm hay không là tùy thuộc vào trình độ nhậnthức của người sử dụng khái niệm Đồng thời, khái niệm được thể hiện bằng từhoặc cụm từ nên cần phải sử dụng đúng từ để biểu thị khái niệm phản ánh đúngbản chất đối tượng trong những hoàn cảnh cụ thể Tránh sử dụng những từ phảnánh đối tượng không rõ ràng, không đúng dẫn đến đánh tráo khái niệm, lẫn lộnkhái niệm hoặc không đúng văn cảnh Trong các ngành khoa học kỹ thuật, đểtránh hiểu sai khái niệm trong các văn cảnh khác nhau, người ta đã sử dụng hệthống các thuật ngữ riêng để biểu thị chính xác các khái niệm

Xét trong khuôn khổ một loại ngôn ngữ, thì từ và cụm từ cũng khôngđồng nhất với khái niệm, vì trong một loại ngôn ngữ có nhiều từ đồng âm khácnghĩa, do đó, một từ có thể biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau Chẳng hạn,cùng một từ “ba”, có thể là số ba, cũng có thể là người cha; hoặc từ “mai”, cóthể là “hoa mai”, có thể là “ngày mai” và cũng có thể là “cái mai” để đào đất,…Đồng thời, trong một loại ngôn ngữ cũng có những từ đồng nghĩa khác âm, do

đó, một khái niệm có thể biểu đạt bằng nhiều từ khác nhau Ví dụ: để biểu thị

“người đàn bà sinh con và nuôi con” có sử dụng nhiều từ, như: mẹ, má, mợ, u,bầm… Việc thay đổi vị trí của từ trong khái niệm cũng có thể dẫn tới thay đổibản chất của tư tưởng

Sự phong phú của từ vựng làm cho ngôn ngữ thể hiện khái niệm rất linhhoạt, có thể diễn tả những sắc thái tư duy khác nhau ở cùng một nội dung phảnánh, song cũng có khả năng làm cho tư duy mắc lỗi lôgic Lôgic học hiện đạiđang xây dựng một hệ thống ngôn ngữ nhân tạo để diễn đạt chính xác và đơnnghĩa hệ thống khái niệm trong tư duy

3.2 KẾT CẤU LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM

Xét về mặt kết cấu lôgic hay cơ cấu lôgic, bất kỳ một khái niệm nào cũnggồm hai bộ phận là nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Trang 30

3.2.1 Nội hàm của khái niệm

Nội hàm của khái niệm là tập hợp các dấu hiệu của đối tượng được phản ánh trong khái niệm Theo nghĩa Hán Việt, “nội” nghĩa là bên trong, “hàm” nghĩa

là hàm chứa Nội hàm của khái niệm là nội dung của khái niệm được xét dướidạng chia nhỏ thành những thuộc tính, mối liên hệ bản chất, giúp nhận biết sựvật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác Có thể biểudiễn nội hàm của khái niệm theo mô hình A (b, c, d ) Trong đó A là khái niệm,

b, c, d là những dấu hiệu của đối tượng được khái niệm phản ánh Vì vậy,những dấu hiệu trong nội hàm phụ thuộc vào đối tượng mà khái niệm đó phảnánh Ví dụ khái niệm con người có nội hàm là: động vật bậc cao, biết chế tạo và

sử dụng công cụ lao động, có ngôn ngữ và tư duy

Đối tượng càng phức tạp thì nội hàm càng phức tạp, do đó việc nhận thứcđối tượng sẽ khó khăn Giữa nội hàm của khái niệm và khái niệm chỉ khác nhautương đối, có những khái niệm này là nội hàm của khái niệm khác Ví dụ: “kỷluật” là một khái niệm nhưng lại là một dấu hiệu nội hàm của khái niệm “sứcmạnh chiến đấu của quân đội”

3.2.2 Ngoại diên của khái niệm

Ngoại diên của khái niệm là tập hợp các đối tượng có những dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm của khái niệm Theo nghĩa Hán Việt, “ngoại” nghĩa

là ngoài, “diên” nghĩa là bao quanh, thực chất ngoại diên của khái niệm là sốlượng đối tượng được khái niệm phản ánh, giúp nhận biết được đối tượng nàothuộc hay không thuộc khái niệm đó Ví dụ: ngoại diên của khái niệm “sĩ quanQuân đội nhân dân Việt Nam” bao gồm tất cả những người có quân hàm từ thiếu

úy đến đại tướng đang phục vụ trong quân đội

Căn cứ vào ngoại diên, phân chia thành các loại khái niệm khác nhau gồmkhái niệm chung, khái niệm đơn nhất và khái niệm rỗng Khái niệm chung làkhái niệm có ngoại diên từ hai đối tượng trở lên Trong khái niệm chung lại cókhái niệm vô hạn và khái niệm hữu hạn Khái niệm vô hạn là khái niệm có ngoạidiên không thể đếm hết Ví dụ: khái niệm “số chẵn”, “số tự nhiên” Khái niệmhữu hạn là khái niệm chung mà ngoại diên có thể đếm hết được, thống kê được

Ví dụ: khái niệm “các nước Đông Nam Á”, “giảng viên Học viện Kỹ thuật quânsự” Khái niệm đơn nhất là khái niệm mà ngoại diên chỉ có một đối tượng duynhất Ví dụ: khái niệm “Thủ đô Hà Nội”, “Học viện Hậu cần” Khái niệm rỗng

là khái niệm mà ngoại diên không có đối tượng nào Ví dụ: khái niệm “động cơvĩnh cửu”, “nàng tiên cá”

Trang 31

3.2.3 Quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Nội hàm thể hiện mặt chất của khái niệm, còn ngoại diên thể hiện mặt lượng củakhái niệm Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên là nếu nội hàm càng nhiềudấu hiệu thì ngoại diên càng ít đối tượng và ngược lại nếu nội hàm càng ít dấuhiệu thì ngoại diên càng nhiều đối tượng Ví dụ:

3.3 QUAN HỆ GIỮA CÁC KHÁI NIỆM

Các khái niệm được hình thành là kết quả của sự phản ánh những đặcđiểm, những thuộc tính bản chất của các sự vật, hiện tượng Các sự vật, hiệntượng lại nằm trong mối quan hệ tác động qua lại với nhau, do đó các khái niệm

Trang 32

cũng quan hệ chặt chẽ với nhau về nội hàm và ngoại diên Lôgic học hình thứcchỉ nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm về ngoại diên.

Xét về ngoại diên, các khái niệm có quan hệ với nhau theo hai nhóm lànhóm quan hệ phù hợp (quan hệ tương thích) và quan hệ không phù hợp (quanhệ không tương thích)

3.3.1 Nhóm quan hệ phù hợp

Quan hệ phù hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của nó có

ít nhất một phần trùng nhau Trong nhóm quan hệ phù hợp, có ba loại quan hệ là

quan hệ đồng nhất, quan hệ bao hàm và quan hệ giao nhau

Quan hệ đồng nhất là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên hoàn toàn trùng nhau Trong quan hệ đồng nhất, xét về mặt ngoại diên thì hoàn toàn

trùng nhau, còn xét về mặt nội hàm có thể không trùng nhau Nhưng sự khácnhau đó không đối lập hay loại trừ nhau mà chỉ là sự khái quát những mặt,những khía cạnh khác nhau về cùng một đối tượng Quan hệ đồng nhất có côngthức và mô hình hóa sau:

Trong đó, A là khái niệm thứ nhất, B là khái niệm thứ hai, dấu “ ¿ ” biểuthị quan hệ đồng nhất Ví dụ khái niệm “tam giác đều” (A) và “tam giác có bacạnh bằng nhau” (B) Trong hai khái niệm trên, ta thấy tam giác đều là tam giác

có ba cạnh bằng nhau và tam giác có ba cạnh bằng nhau là tam giác đều Vì vậy,hai khái niệm này có ngoại diên trùng nhau

Khi xem xét sự đồng nhất giữa hai khái niệm phải xem xét tư duy trongcùng một chất và lượng, nếu không sẽ dẫn tới sai lầm sự vật, hiện tượng có sốlượng đối tượng bằng nhau nhưng nội hàm hoàn toàn khác nhau Ví dụ kháiniệm “học viên lớp A” có ngoại diên là 50 người và “học viên lớp B” có ngoạidiên cũng là 50 người Hai khái niệm này mặc dù có số lượng đối tượng bằngnhau nhưng không có quan hệ đồng nhất

Quan hệ bao hàm (quan hệ phụ thuộc) là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của khái niệm này nằm trong ngoại diên của khái niệm kia và ngoại diên của khái niệm kia có chỉ có một phần thuộc ngoại diên của khái niệm này.

Trong quan hệ bao hàm, khái niệm có ngoại diên rộng hơn gọi là khái niệmgiống, khái niệm chi phối, khái niệm bậc trên, khái niệm loại; tương ứng kháiniệm có ngoại diên hẹp hơn là khái niệm loài, khái niệm phụ thuộc, khái niệm

Trang 33

A

A B

bậc dưới, khái niệm chủng

Quan hệ bao hàm có công thức và mô hình hóa sau:

Trong đó, A là khái niệm loài, B là khái niệm giống, dấu “” biểu thịquan hệ bao hàm Ví dụ khái niệm “con người”(B) và “người Việt Nam” (A).Trong hai khái niệm trên, “con người” có ngoại diên rộng hơn và bao hàm kháiniệm “người Việt Nam”

Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng có một phần trùng nhau.Trong quan hệ giao nhau, các khái niệm có

chung một phần ngoại diên, phần ngoại diên còn lại là những dấu hiệu chỉ có ởriêng mỗi khái niệm Quan hệ giao nhau cócông thức và mô hình hóa sau:

Từ ví dụ trên ta có sơ đồ sau:

Trong đó, A là khái niệm thứ nhất, B là khái niệm loại thứ hai, dấu “”biểu thị quan hệ giao nhau Ví dụ khái niệm “sĩ quan” (A) và “bác sỹ” (B).Trong hai khái niệm trên, ta thấy, trong sĩ quan có một bộ phận là bác sĩ, trongbác sĩ có một bộ phận là sĩ quan Vì vậy, hai khái niệm này nằm trong quan hệgiao nhau A giao với B hay B giao với A

3.3.2 Nhóm quan hệ không phù hợp

Quan hệ không phù hợp là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng không có phần nào trùng nhau và chúng cùng nằm trong ngoại diên một khái niệm rộng hơn Trong nhóm quan hệ không phù hợp, có ba loại quan hệ là

quan hệ tách rời, quan hệ đối lập và quan hệ mâu thuẫn

Quan hệ tách rời là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của chúng hoàn toàn nằm ngoài nhau Quan hệ tách rời có mô hình hoá sau:

A B

BA

Trang 34

A A

Ví dụ: Khái niệm “cái bàn” (A) và “bút bi” (B)

Trong quan hệ tách rời, nếu các khái niệm tách rời là khái niệm loài thuộccùng một khái niệm giống nào đó thì gọi là khái niệm tách rời ngang hàng Môhình hoá quan hệ tách rời ngang hàng:

Ví dụ: khái niệm “hoa” (A), “hoa hồng” (A1),

“hoa lan” (A2), “hoa mai” (A3), “hoa cúc”(A4) Trong ví

dụ trên, khái niệm “hoa” (A) là khái niệm giống, các

khái niệm A1,A2,A3,A4 là những khái niệm loài cùng

thuộc ngoại diên của khái niệm “hoa”

Quan hệ đối lập là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm trái ngược nhau, tổng ngoại diên của hai khái niệm đó nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung Trong quan hệ đối lập, nội hàm hai khái niệm đó đối lập, trái

ngược nhau, còn ngoại diên thì tách rời nhau và tổng ngoại diên của hai kháiniệm nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm giống chung Nếu ngoại diên của haikhái niệm đối lập là A và B, còn ngoại diên của khái niệm giống chung là C, thìA+B<C Quan hệ đối lập có mô hình hoá sau:

Ví dụ: khái niệm “màu trắng” (A) và “màu đen” (B)

Khái niệm “màu trắng” (A) có dấu hiệu nội hàm trái ngược

với “màu đen” (B) và tổng ngoại diên của hai khái niệm

“màu trắng” (A) và “màu đen” (B) nhỏ hơn ngoại diên của

khái niệm “màu sắc” (C) Vì vậy, khái niệm màu trắng (A)

và màu đen (B) nằm trong quan hệ đối lập

Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ giữa hai khái niệm có nội hàm phủ định nhau, tổng ngoại diên của hai khái niệm này bằng ngoại diên của khái niệm giống chung Nếu khái niệm thứ nhất là A, thì khái niệm thứ hai là phủ định A

(Ā), ngoại diên của khái niệm giống chung là B, khi đó, A+Ā=B Quan hệ mâuthuẫn có mô hình hoá sau:

Ví dụ: khái niệm “số tự nhiên” (B), “số chẵn” (A),

“số lẻ” (Ā) Ngoại diên của khái niệm “số chẵn”, cộng với

ngoại diên của “số lẻ” bằng ngoại diên của “số tự nhiên”

Tương tự, có các khái niệm như “chiến tranh chính nghĩa”

(A) và “chiến tranh phi nghĩa” (Ā); “động vật có xương

sống” (A) và “động vật không có xương sống” (Ā)

3.4 CÁC THAO TÁC LÔGIC CỦA KHÁI NIỆM

3.4.1 Định nghĩa khái niệm

Trang 35

Định nghĩa khái niệm là thao tác lôgic nhằm xác định nội hàm và định hình khái niệm.

Trong thực tiễn, con người luôn có nhu cầu nhận thức về các sự vật, hiệntượng và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác Để phân biệt chính xác các sựvật, hiện tượng cần phải dùng từ hoặc thuật ngữ khoa học để làm rõ khái niệmvề sự vật, hiện tượng đó Quá trình này gọi là định nghĩa khái niệm Do đó, khiđịnh nghĩa khái niệm cần chỉ ra nội hàm của khái niệm, tức là chỉ ra đầy đủnhững thuộc tính, mối liên hệ bản chất của đối tượng Đồng thời, làm rõ nghĩacủa các thuật ngữ thể hiện trong khái niệm đó, tức là phân biệt đối tượng đượcthể hiện trong khái niệm với các đối tượng khác Chức năng của định nghĩa kháiniệm là vạch ra nội hàm của khái niệm cần định nghĩa và phân biệt được đốitượng cần định nghĩa với những đối tượng khác Ví dụ: định nghĩa “Hình vuông

là hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau” Trong định nghĩa này đã chỉ ra nộihàm của hình vuông và phân biệt hình vuông với các loại hình học khác

Cấu trúc của định nghĩa khái niệm Trong mỗi định nghĩa bao giờ cũng

có hai thành phần là khái niệm cần định nghĩa (Definiendum - Dfd) và kháiniệm dùng để định nghĩa (Definience - Dfn) Khái niệm cần định nghĩa (Dfd) làkhái niệm chưa biết, cần phải làm rõ nội hàm của nó Khái niệm dùng để địnhnghĩa (Dfn) là khái niệm đã biết, thông qua đó để làm rõ nội hàm của khái niệmcần định nghĩa Công thức: Dfd = Dfn Mối liên hệ lôgic giữa khái niệm cầnđịnh nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa được thể hiện bằng từ “là” hoặc dấugạch ngang “-” và cũng có thể thay bằng “khi và chỉ khi”

Các quy tắc định nghĩa khái niệm

Quy tắc 1, định nghĩa khái niệm phải cân đối.

Định nghĩa khái niệm cân đối là định nghĩa mà ngoại diên của khái niệmcần định nghĩa (Ngd Dfd) bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa(Ngd Dfn) Công thức: Ngd Dfd = Ngd Dfn

Ví dụ: hình thoi là hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằng nhau “Hìnhthoi” là khái niệm cần định nghĩa, “hình bình hành có hai cạnh liên tiếp bằngnhau” là khái niệm dùng để định nghĩa Định nghĩa này cân đối vì ngoại diêncủa hai khái niệm này bằng nhau (Ngd Dfd = Ngd Dfn)

Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn tới định nghĩa quá rộng hoặc quá hẹp.Định nghĩa quá rộng là định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm dùng để địnhnghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd < Ngd Dfn)

Trang 36

Ví dụ: súng cối là vũ khí mà nòng không có rãnh xoắn Khái niệm, “súngcối” là khái niệm cần định nghĩa, “vũ khí mà nòng không có rãnh xoắn” là kháiniệm dùng để định nghĩa “Vũ khí mà nòng không có rãnh xoắn” gồm rất nhiềuloại, như súng cối, ĐKZ, 105… Vì vậy, ngoại diên của khái niệm dùng để địnhnghĩa lớn hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd < Ngd Dfn).

Định nghĩa quá hẹplà định nghĩa mà ngoại diên của khái niệm dùng đểđịnh nghĩa nhỏ hơn ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd > NgdDfn) Ví dụ: học viên là những người đang học ở Trường Sĩ quan Chính trị.Trong định nghĩa trên, “học viên” là khái niệm cần định nghĩa, “những ngườiđang học ở Trường Sĩ quan Chính trị” là khái niệm dùng để định nghĩa “Họcviên” không chỉ là những người đang học ở Trường Sĩ quan Chính trị, mà còn lànhững người đang học ở các học viện, nhà trường khác, như Học viện Kỹ thuậtQuân sự, Học viện Hậu cần Vì vậy, ngoại diên của khái niệm dùng để địnhnghĩa nhỏ ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa (Ngd Dfd > Ngd Dfn)

Quy tắc 2, định nghĩa khái niệm không được vòng quanh.

Định nghĩa vòng quanh là định nghĩa mà khái niệm dùng để định nghĩađược giải thích qua khái niệm cần định nghĩa Tức là khái niệm dùng để địnhnghĩa không rõ ràng, không độc lập với khái niệm cần định nghĩa Vi phạmnguyên tắc này sẽ dẫn đến trùng lặp, mà thực chất không định nghĩa được gì

Ví dụ: “Sự quay là sự chuyển động xung quanh trục của mình” và “Trục

là một đường thẳng mà xung quanh nó diễn ra sự quay” Trong định nghĩa này,khái niệm cần định nghĩa “sự quay” và khái niệm dùng để định nghĩa “sựchuyển động xung quanh trục của mình”, hai khái niệm này không rõ ràng vàđộc lập với nhau Vì vậy, định nghĩa khái niệm đó luẩn quẩn, vòng quanh

Quy tắc 3, định nghĩa khái niệm phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.

Định nghĩa khái niệm rõ ràng, ngắn gọn, chính xác là định nghĩa diễn đạtbằng những từ (thuật ngữ) chuẩn xác, tường minh, không được dài dòng, không sửdụng những từ mập mờ, đa nghĩa, ví von, không dùng hình tượng nghệ thuật Ngắngọn trong định nghĩa không có nghĩa là nói đến số lượng từ ngữ mà nói đến hìnhthức diễn đạt Thuật ngữ diễn đạt trong khái niệm phải được sắp xếp tuần tự, làmnổi bật các dấu hiệu khác biệt của đối tượng cần định nghĩa Nếu vi phạm quy tắcnày sẽ dẫn đến nhận thức sai về bản chất, hiểu lầm về đối tượng cần định nghĩa

Ví dụ: trẻ em là mầm non của đất nước Trong định nghĩa này, “trẻ em” làkhái niệm cần định nghĩa, “mầm non của đất nước” là khái niệm dùng để định

Trang 37

nghĩa Đây là định nghĩa khái niệm dùng từ ngữ ví von, hình tượng, nên không

rõ ràng, vi phạm quy tắc trên

Quy tắc 4, định nghĩa khái niệm không nên phủ định.

Định nghĩa phủ định là định nghĩa khái niệm thông qua phủ định cái đốilập với cái cần định nghĩa Sự phủ định được biểu thị bằng những từ “khôngphải là”, “không là” Vi phạm quy tắc này sẽ không vạch ra được dấu hiệu trongnội hàm khái niệm cần định nghĩa Do đó, không thể phát hiện bản chất của đốitượng, không thể chỉ ra được đối tượng đó là gì

Ví dụ: sĩ quan trẻ không phải là sĩ quan già Trong định nghĩa này, “sĩquan trẻ” là khái niệm cần định nghĩa, “sĩ quan già” là khái niệm dùng để địnhnghĩa, “không phải là” là thuật ngữ phủ định Định nghĩa này chưa chỉ ra nộihàm của khái niệm “sĩ quan trẻ”, chưa làm rõ được khái niệm cần định nghĩa,không chỉ ra được đối tượng đó là gì

Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể có thể phải định nghĩa kháiniệm theo hình thức phủ định để khẳng định sự vật cần định nghĩa Ví dụ địnhnghĩa trong toán học “hai đường thẳng song song là hai đường thẳng nằm trongcùng một mặt phẳng và không có điểm chung”

Các hình thức định nghĩa

Định nghĩa thông qua giống khác biệt về loài.

Định nghĩa thông qua giống khác biệt về loài là hình thức quy khái niệmcần định nghĩa vào khái niệm giống gần nó nhất và chỉ ra dấu hiệu bản chất củakhái niệm cần định nghĩa Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất, bảnchất của hình thức định nghĩa khái niệm này là chỉ ra khái niệm giống gần nhấtcủa khái niệm cần định nghĩa và chỉ ra những thuộc tính bản chất, khác biệt giữa

khái niệm cần định nghĩa với các loài khác trong giống đó.

Công thức: A là B (a + α))

Trong đó, A là khái niệm cần định nghĩa (loài), B là khái niệm dùng đểđịnh nghĩa (giống), (a + α)) là dấu hiệu cơ bản khác biệt

Ví dụ: hình chữ nhật là hình bình hành có một góc vuông Trong định

nghĩa này, “hình chữ nhật” là khái niệm cần định nghĩa (A), “hình bình hành” là

khái niệm giống (B), “có một góc vuông” là dấu hiệu cơ bản khác biệt (a + α)).Trong khái niệm giống (hình bình hành) có các khái niệm loài như hình thoi, hìnhchữ nhật, hình vuông

Trang 38

Định nghĩa theo nguồn gốc.

Định nghĩa theo nguồn gốc là hình thức định nghĩa vạch ra nguồn gốc,cách thức tạo thành đối tượng cần định nghĩa Định nghĩa theo nguồn gốcđược sử dụng rộng rãi trong các môn khoa học tự nhiên, như hình học, vật lý,hoá học…

Công thức: A là B xuất hiện bằng cách

Ví dụ: “Hình trụ là hình được tạo thành khi quay một hình chữ nhật quanhmột cạnh cố định”

Định nghĩa thông qua quan hệ.

Định nghĩa thông qua quan hệ là hình thức định nghĩa khái niệm đượcthực hiện thông qua quan hệ của nó với khái niệm khác Hình thức này thườngdùng để định nghĩa những khái niệm rộng lớn như phạm trù, bởi không có kháiniệm nào có ngoại diên rộng hơn các phạm trù Hình thức định nghĩa này cònđược áp dụng với những khái niệm có dấu hiệu đặc trưng quan hệ Quan hệ này

có thể là quan hệ đối lập, quan hệ tương đồng, quan hệ chi phối như hiện tượng bản chất, vợ - chồng, nguyên nhân - kết quả

-Công thức: A có quan hệ R với B

Ngoài những hình thức định nghĩa cơ bản trên, trong những trường hợpcần thiết có thể sử dụng hình thức định nghĩa mô tả, liệt kê; định nghĩa sosánh… Những hình thức này có thể chưa thể hiện đầy đủ đặc điểm của kháiniệm, nhưng do các hình thức định nghĩa trên không thể áp dụng nên để đáp ứngnhu cầu nhận thức cần phải sử dụng những hình thức này

3.4.2 Mở rộng và thu hẹp khái niệm

Trong tư duy con người luôn có nhu cầu chuyển từ một khái niệm nàysang một khái niệm khác có nội hàm và ngoại diên thay đổi so với nội hàm vàngoại diên của khái niệm ban đầu Sự chuyển đổi như vậy theo hai chiều tráingược nhau dựa trên mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm.Thao tác lôgic chuyển đổi đó là mở rộng hay thu hẹp khái niệm

Trang 39

A BC

ABC

Việc bỏ đi các dấu hiệu này không phải là tùy tiện mà ta chỉ bỏ đi những dấuhiệu đặc trưng riêng chỉ có ở khái niệm ban đầu, còn các dấu hiệu chung, bảnchất mà có ở khái niệm cần mở rộng thì giữ nguyên

Mở rộng khái niệm đáp ứng nhu cầu khái quát hoá, đi tìm những tri thứcchung, bản chất về lớp đối tượng, đó là khuynh hướng đi từ cái đơn lẻ tới cáichung Giới hạn cuối cùng của mở rộng khái niệm là phạm trù vật chất

Ví dụ: mở rộng khái niệm “nhà giáo ưu tú Việt Nam” (C) ta bỏ đi dấuhiệu về phẩm chất “ưu tú” của nhà giáo được khái niệm “nhà giáo Việt Nam”(B), tiếp tục bỏ đi dấu hiệu “Việt Nam” được khái niệm “nhà giáo” (A)

Mô hình hóa:

Thu hẹp khái niệm

Là thao tác lôgic chuyển khái niệm có ngoại diên rộng sang khái niệm có ngoại diên hẹp hơn bằng cách mở rộng nội hàm của khái niệm đó.

Cách thức tiến hành: thêm vào nội hàm của khái niệm ban đầu những dấuhiệu mới Việc thêm các dấu hiệu này không phải là tùy tiện mà phải thêmnhững dấu hiệu đặc trưng riêng của đối tượng

Càng thêm nhiều dấu hiệu thuộc nội hàm khái niệm ban đầu thì ngoạidiên của khái niệm càng thu hẹp Giới hạn cuối cùng của thu hẹp khái niệm làkhái niệm đơn nhất

Ví dụ: thu hẹp khái niệm “Máy bay” (A) Từ khái niệm (A), thêm dấuhiệu “quân sự”, ta thu được khái niệm “Máy bay quân sự” (B) Từ khái niệm(B), tiếp tục thêm dấu hiệu “Việt Nam”, ta thu được khái niệm “Máy bay quân

sự Việt Nam” (C)

Mô hình hóa:

3.4.3 Phân chia khái niệm

Là thao tác lôgic phân ngoại diên của khái niệm giống thành ngoại diên của các khái niệm loài ngang hàng trên cơ sở xác định.

Trang 40

Mục đích của việc phân chia khái niệm là để củng cố và mở rộng sự hiểubiết về một đối tượng mà ta cần nghiên cứu Cấu tạo gồm ba bộ phận: khái niệmbị phân chia là khái niệm giống ban đầu, khái niệm xuất phát Khái niệm thànhphần là những khái niệm loài thu được sau khi phân chia Cơ sở phân chia là cơ

sở, tiêu chí cụ thể để dựa vào đó phân chia khái niệm Cơ sở khác nhau thì từmột khái niệm giống ban đầu sẽ thu được khái niệm loài thành phần khác nhau

Ví dụ: phân chia khái niệm “Chiến tranh” dựa vào cơ sở tính chất chính trị,

xã hội được các khái niệm “Chiến tranh chính nghĩa” và “Chiến tranh phi nghĩa”;dựa vào cơ sở quy mô chiến tranh được các khái niệm “Chiến tranh thế giới” và

“Chiến tranh cục bộ”

Các quy tắc phân chia khái niệm

Quy tắc 1, phân chia khái niệm phải cân đối.

Yêu cầu của quy tắc là sau khi thực hiện phân chia khái niệm, tổng ngoạidiên của các khái niệm thành phần thu được bằng ngoại diên của khái niệm bị phânchia Nếu vi phạm quy tắc này sẽ dẫn tới một trong hai lỗi lôgic là phân chiathiếu hoặc phân chia thừa

Phân chia thiếu là tổng ngoại diên của khái niệm thành phần nhỏ hơn ngoạidiên của khái niệm bị phân chia Ví dụ: phân chia khái niệm “Người Việt Nam”theo cơ sở dân tộc ta chỉ thu được hai khái niệm thành phần là: “Dân tộc Kinh” và

“Dân tộc Mường” là phân chia thiếu vì còn bỏ sót 52 dân tộc còn lại

Phân chia thừa là tổng ngoại diên của khái niệm thành phần lớn hơn ngoạidiên của khái niệm bị phân chia Ví dụ: phân chia khái niệm “Yếu tố hoá học”thành các khái niệm thành phần là: “Kim loại”, “Phi kim” và “Khoáng sản” thìkhái niệm “Khoáng sản” là khái niệm thành phần thừa của khái niệm “Yếu tốhoá học”

Quy tắc 2, các khái niệm thành phần phải loại trừ nhau.

Nội dung quy tắc này chỉ rõ ngoại diên khái niệm thành phần phải nằmtrong quan hệ tách rời ngang hàng Vi phạm quy tắc này khi ngoại diên các kháiniệm thành phần có quan hệ giao nhau, phụ thuộc, chi phối

Quy tắc 3, phân chia khái niệm phải liên tục.

Khi phân chia khái niệm phải tiến hành theo thứ tự từng cấp, nghĩa là từkhái niệm được phân chia, chia thành khái niệm loài của nó, sau đó mới đếnkhái niệm loài kế tiếp Thực chất tính liên tục trong quá trình phân chia khái

Ngày đăng: 06/05/2024, 08:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng giá trị lôgic - Giáo trình logic học
Bảng gi á trị lôgic (Trang 54)
Bảng giá trị lôgic - Giáo trình logic học
Bảng gi á trị lôgic (Trang 55)
w