Giáo trình Triết học Mác - Lênin do tập thể tác giả Khoa Triết học Mác - Lênin. Giáo trình được biên soạn trên cơ sở kế thừa nội dung cơ bản về triết học Mác - Lênin trong các công trình nghiên cứu khác và tham khảo ý kiến chuyên gia. Trên cơ sở trình bày những nội dung cơ bản về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, giáo trình được kết cấu thành 12 chương. Mục tiêu của giáo trình nhằm trang bị cho học viên hệ thống tri thức cơ bản về triết học Mác - Lênin, góp phần hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, trên cơ sở đó vận dụng vào nhận thức quan điểm, đường lối của Đảng trong học tập và hoạt động thực tiễn. Tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của cán bộ, giảng viên, học viên và bạn đọc để lần sau xuất bản được tốt hơn.
Trang 1MỤC LỤC
Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1 Đối tượng, chức năng, phương pháp nghiên cứu môn triết
Chương 3: HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
3.2 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển 53
Chương 4: NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG
4.2 Quy luật chuyển hoá từ những sự thay đổi về lượng thành
Chương 5: CÁC CẶP PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN
7.3 Vấn đề môi trường, dân số trong sự phát triển xã hội hiện nay 135
Trang 28.1 Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất 1408.2 Quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát
8.3 Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
11.2 Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội 220
VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG
XÃ HỘI
1.1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin
Triết học là loại hình nhận thức đặc thù ở trình độ lý luận của con người, rađời từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên tại những trung tâmvăn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp Triết học ra đời có nguồngốc nhận thức và nguồn gốc xã hội
Về nguồn gốc nhận thức, triết học xuất hiện khi con người có khả năng tưduy trừu tượng, có năng lực khái quát hóa tri thức về thế giới Cùng với sự pháttriển của sản xuất và đời sống, tri thức của con người ngày càng phong phú, đa
Trang 3dạng, mang tính hệ thống, đòi hỏi con người phải khái quát hoá, trừu tượng hoá
để tiến tới những hiểu biết chung, bản chất, quy luật về các sự vật, hiện tượngcủa thế giới Quá trình nhận thức đó tất yếu sẽ hình thành hệ thống tri thức, quanđiểm, quan niệm chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con ngườitrong thế giới đó Đó là lúc triết học xuất hiện Triết học là loại hình tư duy lýluận đối lập với triết lý huyền thoại và tôn giáo Về nguồn gốc xã hội, triết học
ra đời khi đã có sự phân công lao động xã hội và sự phân chia giai cấp Triết học
ra đời khi chế độ cộng sản nguyên thuỷ tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ đã hìnhthành, phương thức sản xuất dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất đã xáclập và phát triển, trong xã hội có sự phân chia giai cấp, nhà nước ra đời và pháttriển Cùng với quá trình đó, lao động trí óc tách khỏi lao động chân tay trởthành một nghề trong xã hội, giáo dục và nhà trường hình thành, phát triển, tầnglớp trí thức xuất hiện Đây là tầng lớp có nhu cầu, khả năng và điều kiện đểnghiên cứu, có năng lực hệ thống hoá các quan niệm, quan điểm thành hệ thống
lý luận, học thuyết, giải thích được quy luật vận động, phát triển của một đốitượng nhất định Những người như vậy được xã hội công nhận, gọi là các nhàthông thái, các triết gia, nhà tư tưởng “Triết học là thuật ngữ được sử dụng lầnđầu tiên trong trường phái Socrates (Xôcrát) Còn thuật ngữ “Triết gia”(Philosophos) đầu tiên xuất hiện ở Heraclitus (Hêraclit), dùng để chỉ ngườinghiên cứu về bản chất của sự vật”1
Sự phân chia nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội của triết học chỉmang tính tương đối để hiểu triết học đã ra đời trong điều kiện nào, với tiền đề
gì Trong thực tế, nhiều quan điểm, học thuyết triết học trải qua nhiều thế hệ mớiđược khẳng định, tôn vinh Hơn nữa, những bằng chứng thể hiện sự hình thànhtriết học không còn nhiều, đa số bị thất lạc hoặc không còn nguyên vẹn
Trong lịch sử, đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học Ở TrungQuốc, khái niệm triết học có gốc ngôn ngữ từ chữ “triết” với nghĩa là sự truy tìmbản chất của đối tượng nhận thức, thường là con người, xã hội, vũ trụ và tưtưởng Triết học là biểu hiện cao của trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của conngười về toàn bộ thế giới (thiên - địa - nhân) và định hướng nhân sinh quan chocon người Ở Ấn Độ, khái niệm triết học bắt nguồn từ thuật ngữ “Dar'sana” có
nghĩa là chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải Ở Hy Lạp Cổ đại khái
niệm triết học có nguồn gốc thuật ngữ “Philo - sophia”, nghĩa là yêu mến sự
thông thái Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin: Triết học là hệ thống tri
thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí, vai trò của con
1 Từ điển Bách khoa Triết học (2010), http:/philosophy.niv.ru/doc/dictionary/philosophy/articles/62/filosofya.htm
Trang 4người trong thế giới ấy.
Trong lịch sử triết học, đối tượng của triết học thay đổi trong các trườngphái triết học và theo từng giai đoạn Thời kỳ Cổ đại, triết học được xem là hình
thái cao nhất của tri thức, bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, không
có đối tượng riêng, triết học được coi là “khoa học của mọi khoa học” Thời kỳtrung cổ, ở Tây Âu, quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực Triết học trởthành một bộ phận của thần học, phụ thuộc và là nô lệ của thần học Đối tượngcủa triết học thời kỳ này chỉ tập trung vào các chủ đề như niềm tin tôn giáo,thiên đường, địa ngục - những nội dung nặng về tư biện Thế kỷ XV - XVI, khoahọc phát triển mạnh mẽ đã tạo ra thời kỳ phục hưng văn hóa, trong đó có triếthọc Ccác bộ môn khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính cách là những khoahọc độc lập Những phát kiến lớn về địa lý, thiên văn cùng những thành tựukhác của cả khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn đã mở ra một thời
kỳ mới cho sự phát triển triết học duy vật Cuộc đấu tranh giữa khoa học, triếthọc duy vật với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo diễn ra mạnh mẽ Lúc này xuất hiện
tư tưởng cho rằng các khoa học cụ thể đã là triết học Thế kỷ XVII - XVIII triếthọc duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực nghiệm đã pháttriển nhanh chóng, đạt tới đỉnh cao trong chủ nghĩa duy vật ở Anh, Pháp, HàLan Thời kỳ này, các khoa học cụ thể phát triển và dần dần tách khỏi triết học,hình thành các bộ môn riêng biệt như: Bản thể luận, nhận thức luận, logic học,triết học lịch sử, mỹ học, đạo đức học… Bên cạnh chủ nghĩa duy vật Anh, Pháp,
Hà Lan, tư duy triết học có bước phát triển mạnh mẽ trong các học thuyết triếthọc duy tâm, đỉnh cao là triết học Cantơ và Hêghen của triết học cổ điển Đức Như vậy, sự phát triển của các khoa học cụ thể đã từng bước làm mất đi vaitrò của triết học tự nhiên, làm phá sản tham vọng triết học là “khoa học của cáckhoa học” Triết học Hêghen là học thuyết triết học cuối cùng mang tham vọng
đó Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự nhận thức,trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những mắt khâu phụ thuộc vàotriết học, là lôgich ứng dụng
Đầu thế kỷ XIX, hoàn cảnh kinh tế - xã hội và sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác - Lênin Đoạn tuyệt triệt để vớiquan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học Mác - Lênin xác định đúngđắn đối tượng nghiên cứu
Triết học là lý luận chung nhất về thế giới và vai trò của con người trongthế giới nên vấn đề tư cách khoa học của triết học và đối tượng của nó đã gây ranhững cuộc tranh luận kéo dài cho đến hiện nay Nhiều học thuyết triết họcphương Tây hiện đại muốn từ bỏ quan niệm truyền thống về triết học, xác định
Trang 5đối tượng nghiên cứu riêng cho mình như mô tả những hiện tượng tinh thần,phân tích ngữ nghĩa, chú giải văn bản
Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, đối tượng nghiên của triết học được xácđịnh khác nhau, nhưng đều hướng tới nghiên cứu những vấn đề chung nhất củagiới tự nhiên, của xã hội và con người, mối quan hệ của con người nói chung, của
tư duy con người nói riêng với thế giới xung quanh Do đó, mọi hệ thống triết họcđều phải giải quyết vấn đề quan trọng, là nền tảng, là điểm xuất phát để giải quyếtnhững vấn đề còn lại, đó là: Quan hệ giữa tư duy và tồn tại Đây chính là vấn đề
cơ bản của triết học Theo Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặcbiệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”1 Mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức là mối quan hệ rộng nhất, bao quát toàn bộ thế giới,giải quyết mối quan hệ này tất yếu phải hướng đến giải quyết những vấn đề lýluận chung nhất về bản chất và quy luật vận động, phát triển của thế giới theolập trường và phương pháp khác nhau
Giải quyết vấn đề cơ bản, mỗi hệ thống triết học không chỉ xác định nềntảng và điểm xuất phát của mình để giải quyết các vấn đề khác, thông qua đó,lập trường, thế giới quan của các học thuyết, các nhà triết học cũng được xácđịnh Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, mỗi mặt trả lời cho một câu hỏilớn Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất cái nào có trước, cái nào có sau, cáinào quyết định cái nào? Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thếgiới hay không? Trả lời hai câu hỏi trên liên quan mật thiết đến việc hình thànhcác trường phái triết học và các học thuyết về nhận thức của triết học
Giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học chia các nhà triết họcthành hai trường phái lớn Những người cho rằng vật chất, giới tự nhiên là cái cótrước và quyết định ý thức của con người là các nhà duy vật Học thuyết của họhợp thành các môn phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật Cho đến nay, chủnghĩa duy vật đã được thể hiện dưới ba hình thức cơ bản: Chủ nghĩa duy vậtchất phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện chứng
Ngược lại, những người cho rằng, ý thức, tinh thần có trước, quyết địnhgiới tự nhiên là các nhà duy tâm Họ hợp thành các môn phái khác nhau của chủnghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: Chủ nghĩa duy tâm chủ
quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan Chủ nghĩa duy tâm chủ quan khẳng định
mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể,phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới Chủ nghĩa duy tâm khách quancũng thừa mọi sự vật, hiện tượng do tinh thần, ý thức sinh ra Nhưng đó là tinh
thần có trước, tồn tại độc lập với con người (tinh thần khách quan) Tinh thần
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, tr.403
Trang 6khách quan này thường mang tên gọi khác nhau như: Ý niệm, tinh thần tuyệtđối, lý tính thế giới,
Chủ nghĩa duy tâm bằng cách này hay cách khác thừa nhận có sự sáng tạo rathế giới Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lýluận, luận chứng cho các quan điểm của mình Tuy nhiên, có sự khác nhau giữachủ nghĩa duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo Trong chủ nghĩa duytâm tôn giáo, lòng tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo Còn chủ nghĩaduy tâm triết học là sản phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí
Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từcách xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào
đó của quá trình nhận thức của con người Ngoài ra, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn
do nguồn gốc xã hội Sự tách rời lao động trí óc với lao động chân tay và địa vịthống trị của lao động trí óc đối với lao động chân tay trong các xã hội cũ đã dẫnđến sự tuyệt đối hoá vai trò quyết định của nhân tố ý thức, tinh thần Các giai cấpthống trị và những lực lượng xã hội phản động ủng hộ, sử dụng chủ nghĩa duytâm làm nền tảng lý luận cho những quan điểm chính trị - xã hội của mình
Trong giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản, học thuyết triết học nàothừa nhận chỉ một trong hai thực thể (vật chất hoặc tinh thần) là nguồn gốc của
thế giới, được gọi là nhất nguyên luận (nhất nguyên luận duy vật hoặc nhất
nguyên luận duy tâm) Học thuyết triết học giải thích thế giới bằng cả hai bảnnguyên vật chất và tinh thần, coi đó là hai bản nguyên cùng quyết định nguồngốc và sự vận động của thế giới, những học thuyết triết học này được gọi là nhịnguyên luận Xét đến cùng, nhị nguyên luận thuộc chủ nghĩa duy tâm Tronglịch sử triết học, các quan điểm, trường phái triết học rất đa dạng, phong phú,song đều thuộc về một trong hai lập trường cơ bản duy vật hoặc duy tâm, do vậytriết học được chia thành hai trường phái chính: Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm Lịch sử triết học chủ yếu là lịch sử đấu tranh của hai trường phái này.Giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học, với câu hỏi: “Con người
có thể nhận thức được thế giới hay không?” Học thuyết triết học thừa nhận khảnăng nhận thức được thế giới của con người được gọi là thuyết khả tri - khẳngđịnh về nguyên tắc con người có thể nhận thức được bản chất của sự vật Họcthuyết triết học phủ nhận khả năng nhận thức của con người được gọi là thuyếtbất khả tri (không thể biết) - khẳng định về nguyên tắc con người không thể hiểuđược bản chất đối tượng Liên quan đến thuyết bất khả tri còn có thuyết hoàinghi luận - nghi ngờ tính xác thực của tri thức con người Những người theo tràolưu này nâng sự hoài nghi lên thành nguyên tắc trong việc xem xét tri thức đãđạt được và cho rằng con người không thể đạt đến chân lý khách quan Trong
Trang 7lịch sử, thuyết bất khả tri và hoài nghi luận bị phê phán về mặt lý luận và bị thựctiễn bác bỏ Thực tế đã chứng minh, nhận thức là một quá trình không ngừng đisâu khám phá bản chất của đối tượng Quá trình đó, nhận thức sẽ đi từ chưa biếtđến biết, về nguyên tắc không có gì con người không thể nhận thức được.
Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình Các khái niệm “biệnchứng” và “siêu hình” trong lịch sử triết học được dùng theo một số nghĩa khácnhau Còn trong triết học hiện đại, đặc biệt là triết học mácxít được dùng để chỉ
hai phương pháp tư duy chung nhất đối lập nhau Phương pháp siêu hình là phương pháp tư duy cứng nhắc, nhận thức đối tượng trong trạng thái biệt lập,
ngưng đọng, tách rời, bất biến, nếu có sự biến đổi thì đấy chỉ là sự biến đổi về sốlượng Nguyên nhân của sự biến đổi nằm ở bên ngoài đối tượng Phương phápsiêu hình làm cho con người “chỉ nhìn thấy những sự vật riêng biệt mà khôngnhìn thấy mối liên hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại củanhững sự vật ấy mà không nhìn thấy sự phát sinh và sự tiêu vong của những sựvật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của những sự vật ấy mà quên mất sự vậnđộng của những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng”1
Phương pháp biện chứng là phương pháp tư duy mềm dẻo, linh hoạt, nhận
thức đối tượng trong các mối liên hệ ràng buộc, ảnh hưởng, trong trạng thái vậnđộng, biến đổi, chuyển hoá, phát triển không ngừng Nguyên nhân sự phát triểnnằm trong chính bản thân sự vật Phương pháp biện chứng “xem xét những sựvật và những phản ánh của chúng trong tư tưởng trong mối liên hệ qua lại lẫnnhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự vận động, sự phát sinh và sự tiêu vongcủa chúng”2 Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại
Do đó, phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp conngười nhận thức và cải tạo thế giới
Cùng với sự phát triển của tư duy con người, phương pháp biện chứng đã qua
ba giai đoạn phát triển, được thể hiện trong triết học với ba hình thức trong lịch sử:Phép biện chứng tự phát, phép biện chứng duy tâm và phép biện chứng duy vật.Triết học Mác - Lênin ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX do C.Mác(1818 - 1883), và Ph.Ăngghen (1820 - 1895) sáng lập, được V.I.Lênin (1870 -1924) bảo vệ và phát triển Triết học Mác - Lênin xuất hiện là một tất yếu củalịch sử phát triển tư tưởng triết học và khoa học của nhân loại, là kết quả tất yếucủa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan Triết học Mác - Lênin tạo nên
một cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử triết học Triết học Mác - Lênin là hệ
thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy, là thế giới quan và phương pháp luận khoa học, là vũ khí tinh thần của giai cấp công nhân
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.37
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.38
Trang 8và nhân dân lao động để nhận thức và cải tạo thế giới.
Triết học Mác - Lênin là triết học duy vật biện chứng Trước C.Mác, chủnghĩa duy vật thường tách rời với phép biện chứng Trong triết học duy vậttrước C.Mác, mặc dù đã có những tư tưởng biện chứng nhất định, song nó mangtính trực quan, tự phát, chưa trở thành hệ thống; phương pháp siêu hình chi phốimạnh mẽ, nhất là chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII - XVIII Trong khi đó, phépbiện chứng lại được nghiên cứu và phát triển trong một số hệ thống triết học duytâm, nhất là trong triết học của Hêghen
Trên cơ sở kế thừa những tinh hoa của tư duy triết học nhân loại, khái quátnhững thành tựu quan trọng nhất của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thựctiễn xã hội, triết học Mác - Lênin đã cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ siêu hình,máy móc, cải tạo cả phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vậtbiện chứng, thống nhất thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng Trongtriết học Mác - Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơvới nhau Chủ nghĩa duy vật ở triết học Mác - Lênin là hình thức cao nhất củachủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học - chủ nghĩa duy vật biện chứng Phépbiện chứng ở triết học Mác - Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứngtrong lịch sử triết học - phép biên chứng duy vật
Trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, triết học Mác - Lênin đã luận giảimột cách khoa học sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội, chứng minh tínhtất yếu ra đời một xã hội mới tiến bộ hơn - xã hội cộng sản chủ nghĩa, chỉ ra sứmệnh lịch sử của giai cấp xây dựng xã hội đó - giai cấp công nhân Vì vậy, triếthọc Mác - Lênin đã trở thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, là vũkhí tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hộitiến bộ để nhận thức và cải tạo xã hội Lênin khẳng định: “Triết học Mác là mộtchủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là giaicấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại”1
Là một hình thái phát triển cao của tư tưởng triết học nhân loại, đối tượngnghiên cứu của triết học Mác - Lênin vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt sovới đối tượng nghiên cứu của các hệ thống triết học khác trong lịch sử Triết học
Mác - Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình là: Giải quyết mối quan hệ
giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy
Trong lịch sử triết học, mỗi hệ thống triết học thường xác định cho mìnhmột đối tượng nghiên cứu riêng, song đều hướng đến giải quyết mối quan hệgiữa vật chất và ý thức theo một lập trường nhất định - duy vật hoặc duy tâm
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.54
Trang 9Chủ nghĩa duy vật trước C.Mác, mặc dù đã có công lớn trong việc xác lập thếgiới quan duy vật, đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo song vẫn tồn tạinhững thiếu sót trong giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức đó là: Siêuhình, máy móc, duy vật trong tự nhiên nhưng duy tâm trong đời sống xã hội,không thấy được tính năng động, sáng tạo của ý thức Ngược lại, chủ nghĩa duytâm cường điệu vai trò của ý thức, tư tưởng, coi đó là yếu tố sản sinh, quyết định
sự vận động của thế giới vật chất
Với bản chất khoa học và cách mạng, triết học Mác - Lênin khắc phụcnhững hạn chế, sai lầm của cả chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duytâm Triết học Mác - Lênin xem xét, giải quyết khoa học mối quan hệ giữa vậtchất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng Trên cơ sở đó triết học Mác -Lênin khẳng định chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, thế giới thốngnhất ở tính vật chất Thế giới vật chất tồn tại, vận động, phát triển tuân theo quyluật khách quan Triết học Mác - Lênin đã chỉ ra và luận giải các quy luật chungnhất của sự vận động, phát triển của thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội, tưduy) một cách khoa học Trên cơ sở luận giải bản chất và các quy luật chungnhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học Mác - Lênin đã giải quyết đúng đắnmối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan
Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết họcMác - Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình không chỉ là những quyluật phổ biến của tự nhiên mà cả những quy luật phổ biến của lịch sử - xã hội.Đối tượng của triết học Mác - Lênin, do đó cũng chứa đựng trong đó vấn đề vềcon người Triết học Mác - Lênin xuất phát từ con người, từ thực tiễn, chỉ ranhững quy luật vận động, phát triển của của xã hội và tư duy con người Mụcđích của triết học Mác - Lênin là nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức vàthực tiễn nhằm phục vụ lợi ích của con người
Với đối tượng nghiên cứu đã xác định, triết học Mác - Lênin còn phân biệt
rõ mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu của triết học và đối tượng nghiên cứucủa các khoa học cụ thể, đoạn tuyệt với quan niệm coi triết học là “khoa học củacác khoa học” Các khoa học cụ thể nghiên cứu những quy luật trong các lĩnhvực riêng biệt của tự nhiên, xã hội hoặc tư duy Triết học nghiên cứu những quyluật chung nhất, phổ biến nhất của cả ba lĩnh vực này Triết học Mác - Lênin vớicác khoa học cụ thể có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau cùngphát triển Bất cứ một khoa học cụ thể nào, dù tự giác hay tự phát đều phải dựavào một cơ sở triết học nhất định Các khoa học cụ thể cung cấp những dữ liệu,đặt ra những vấn đề khoa học mới, làm tiền đề, cơ sở cho sự phát triển triết học.Triết học Mác - Lênin khái quát những kết quả của khoa học cụ thể, vạch ra
Trang 10những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, trở thành cơ sở thếgiới quan, phương pháp luận cho những khoa học cụ thể Sự kết hợp giữa trithức của các khoa học cụ thể và triết học là tất yếu
Triết học Mác - Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩaduy vật lịch sử Đây là hai bộ phận thống nhất hữu cơ với nhau Chủ nghĩa duyvật biện chứng là khoa học về bản chất và những quy luật chung nhất của thếgiới vật chất Chủ nghĩa duy vật lịch sử là sự mở rộng, sự vận dụng quan điểmduy vật biện chứng vào nhận thức lịch sử xã hội, là khoa học về bản chất vànhững quy luật chung nhất của xã hội Sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duyvật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử làm cho triết học Mác - Lênin trởnên thực sự sâu sắc, hoàn bị và triệt để Ngoài ra, triết học Mác - Lênin còn làtiền đề, cơ sở để nghiên cứu các khoa học triết học cụ thể như: Mỹ học, Đạo đứchọc, Tôn giáo học, Chiến tranh và quân đội
1.1.2 Chức năng, phương pháp nghiên cứu môn triết học Mác - Lênin
Triết học Mác - Lênin có hai chức năng cơ bản: Thế giới quan và phương
pháp luận Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người (bao hàm
cả cá nhân, xã hội và nhân loại) về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống
và vị trí của con người trong thế giới đó Thế giới quan quy định các nguyên tắc,
thái độ, định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người Thế giớiquan là phương thức để con người chiếm lĩnh hiện thực, thiếu thế giới quan conngười không có phương hướng hành động Thế giới quan gồm: Tri thức, niềm tin,
lý tưởng gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau Tri thức là cơ sở hình thành thếgiới quan, song tri thức chỉ gia nhập thế giới quan khi đã trở thành niềm tin củacon người qua thể nghiệm lâu dài trong cuộc sống Niềm tin là thành phần quantrọng nhất, là “hạt nhân” của thế giới quan, không có niềm tin thế giới quankhông tồn tại Lý tưởng là trình độ phát triển cao của thế giới quan
Trong lịch sử phát triển của xã hội, thế giới quan được phân loại theonhiều cách, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tập trung ở ba hìnhthức chủ yếu: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quantriết học
Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan Thếgiới quan chung nhất, phổ biến nhất, được hình thành trong mọi ngành khoa học
và trong toàn bộ đời sống xã hội là thế giới quan triết học Các trường pháichính của triết học trong lịch sử thể hiện các thế giới quan khác nhau, thậm chíđối lập nhau Triết học Mác - Lênin là thế giới quan duy vật biện chứng, là đỉnhcao của thế giới quan triết học và cũng là đỉnh cao của thế giới quan đã có trong
Trang 11lịch sử Thế giới quan duy vật biện chứng là sự thống nhất giữa tri thức khoahọc, niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng Nó có vai trò đặc biệt quantrọng, trang bị cho con người nhận thức khoa học về sự tồn tại, vận động, pháttriển của thế giới và vị trí, vai trò của con người trong thế giới Đây chính là cơ
sở triết học để con người nhận thức đúng bản chất của tự nhiên, xã hội và nhậnthức đúng mục đích, ý nghĩa của cuộc sống
Thế giới quan duy vật biện chứng là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tíchcực, giá trị quan đúng đắn, là cơ sở để con người nhận thức và hành động theonhững chuẩn mực chân - thiện - mỹ Triết học Mác - Lênin là hệ thống lý luậnkhoa học giúp con người nhận thức đúng về thế giới, về bản thân, thấy được quyluật tất yếu của sự vận động, phát triển sẽ giúp họ trân trọng cuộc sống, biếtphấn đấu, hướng tới giá trị tốt đẹp
Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan
điểm khoa học định hướng mọi hoạt động Triết học Mác - Lênin là hệ thống tri
thức lý luận khoa học, không chỉ giúp con người nhận thức thế giới, mà còn là
cơ sở định hướng hành động một cách khoa học Từ đó giúp con người xác địnhthái độ và cách thức hoạt động của mình, cho nên trên một ý nghĩa nhất định,thế giới quan cũng đóng vai trò là phương pháp luận
Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo củacon người trong cải tạo thế giới Triết học Mác - Lênin xây dựng cho con ngườiniềm tin vào khả năng nhận thức và cải tạo thế giới, vào tính tất yếu của sự pháttriển, sự tiến bộ Do đó, nó khơi dậy trong con người khát khao và sự nỗ lực,tích cực, sáng tạo trong hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới
Thế giới quan duy vật biện chứng còn là cơ sở khoa học để đấu tranh vớithế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học Thế giới quan duy vật biệnchứng luận giải thế giới trên cơ sở khoa học, chỉ ra quy luật phát triển kháchquan của tự nhiên, xã hội và tư duy, đối lập với thế giới quan duy tâm, tôn giáogiải thích thiếu cơ sở khoa học, hư ảo, hoang đường về thế giới
Thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân trong hệ tư tưởng của giaicấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng trong cuộc xây dựng xã hộimới, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản động, phảncách mạng, tư tưởng cơ hội, xét lại, phòng chống diễn biến hoà bình, tự diễnbiến, tự chuyển hoá
Phương pháp luận là lý luận về phương pháp; là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp Xét
phạm vi tác dụng phương pháp luận có thể chia thành ba cấp độ: phương phápluận ngành, phương pháp luận chung và phương pháp luận chung nhất
Trang 12Phương pháp luận ngành (còn gọi là phương pháp luận bộ môn) làphương pháp luận của một ngành khoa học cụ thể nào đó Phương pháp luậnchung là phương pháp luận được sử dụng cho một số ngành khoa học Phươngpháp luận chung nhất là phương pháp luận được dùng làm điểm xuất phát choviệc xác định các phương pháp luận chung, các phương pháp luận ngành và cácphương pháp hoạt động khác của con người.
Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới vàvai trò của con người trong thế giới đó và nghiên cứu những quy luật chung nhấtcủa tự nhiên, xã hội và tư duy Triết học thực hiện chức năng phương pháp luậnchung nhất Trong triết học Mác - Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu
cơ với nhau Phép biện chứng duy vật là lý luận khoa học phản ánh khái quát sựvận động và phát triển của hiện thực, do đó, nó không chỉ là sự diễn tả quanniệm về thế giới, là lý luận về thế giới quan mà còn là lý luận về phương pháp.Tính đúng đắn và triệt để của triết học Mác - Lênin đã trở thành nhân tố địnhhướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, trở thành những nguyêntắc xuất phát của phương pháp luận; là phương pháp chung của toàn bộ nhậnthức khoa học Phương pháp luận duy vật biện chứng trang bị cho con người hệthống những nguyên tắc, những quy tắc, những yêu cầu định hướng cho nhậnthức và hoạt động thực tiễn
Chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận có mối quan hệbiện chứng với nhau Thế giới quan là cơ sở cho phương pháp luận, phươngpháp luận góp phần củng cố và hoàn thiện thế giới quan, là sự thể hiện thế giớiquan trong hành động Thế giới quan chính là giải thích thế giới, sự giải thích ấyđược khái quát trong nội dung các nguyên lý, quy luật, phạm trù Khi vận dụngcác nguyên lý, quy luật, phạm trù vào nhận thức và cải tạo thì nó trở thànhphương pháp luận
Ngoài hai chức năng cơ bản là thế giới quan và phương pháp luận, triếthọc Mác - Lênin còn có các chức năng khác như: Chức năng nhận thức, chứcnăng giáo dục, chức năng dự báo khoa học, chức năng phê phán… Tuy nhiên,triết học Mác - Lênin không phải là “chìa khóa” vạn năng có thể giải quyết đượcmọi vấn đề Để nhận thức và hoạt động thực tiễn có hiệu quả, cùng với tri thứctriết học con người cần phải có tri thức khoa học cụ thể và kinh nghiệm hoạtđộng xã hội
Nghiên cứu triết học Mác - Lênin cần vận dụng tổng hợp nhiều phươngpháp Trong đó cần sử dụng phương pháp đặc trưng sau:
Nghiên cứu triết học Mác - Lênin cần vận dụng tốt phương pháp trừu
tượng và cụ thể Tri thức triết học Mác - Lênin mang tính khái quát, trừu tượng,
Trang 13đòi hỏi phải sử dụng tư duy trừu tượng Tuy nhiên, triết học Mác - Lênin khôngphải là sản phẩm thuần tuý của tư duy mà được khái quát từ tri thức của cáckhoa học cụ thể Vì vậy, để hiểu tri thức triết học Mác - Lênin cần kết hợp tưduy trừu tượng với tư duy cụ thể Để hiểu bản chất các khái niệm, phạm trù, quyluật trong triết học Mác - Lênin phải thông qua tri thức của các khoa học cụ thể,thông qua các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể.
Nghiên cứu triết học Mác - Lênin cần vận dụng tốt phương pháp lịch sử
và lôgic Lý luận của triết học Mác - Lênin luôn gắn với việc giải quyết nhữngnhiệm vụ của lịch sử đặt ra Do đó, nghiên cứu triết học Mác - Lênin cần liên hệchặt chẽ với đời sống xã hội, nắm chắc hoàn cảnh lịch sử ra đời của các tưtưởng, các tác phẩm Nghiên cứu các nguyên lý, quy luật, phạm trù phải liên hệvới thực tiễn đời sống xã hội, với thực tiễn cách mạng trong những giai đoạn cụthể chúng ta mới hiểu sâu sắc bản chất của tri thức đó Triết học Mác - Lênin rađời không đơn thuần là sản phẩm chủ quan của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin.Các ông đã kế thừa một cách sáng tạo những tinh hoa tư tưởng triết học nhânloại Những khái niệm, phạm trù, quy luật trong triết học Mác - Lênin đã đượccác nhà triết học trong lịch sử nghiên cứu Công lao của C.Mác, Ph.Ăngghen,V.I.Lênin là làm cho nó trở thành khoa học và cách mạng, trên cơ sở chỉ ra hạnchế, sai lầm của các trường phái triết học khác Vì vậy, nghiên cứu triết học Mác
- Lênin phải đặt trong dòng chảy của lịch sử triết học nhân loại, thấy được sựphong phú, đa dạng của các tư tưởng triết học, rút ra lôgic của sự phát triển, thấytính tất yếu ra đời của triết học Mác - Lênin Chỉ có như vậy, chúng ta mới thấytính đúng đắn, cách mạng, khoa học, sáng tạo của triết học Mác - Lênin
Đồng thời, nghiên cứu triết học Mác - Lênin cần sử dụng tốt phương pháp
so sánh Triết học Mác - Lênin là hình thức phát triển cao trong dòng chảy lịch
sử triết học nhân loại Để thấy được tính khoa học, cách mạng, tính hoàn bị, triệt
để của triết học Mác - Lênin cần so sánh với hệ thống triết học đã có trong lịch
sử Người nghiên cứu cần so sánh một cách khách quan, toàn diện, lịch sử, cụthể tư tưởng của triết học Mác - Lênin với các trường phái triết học trong lịch
sử Trên cơ sở đó, mới thấy những đóng góp, những hạn chế của các trường phái
đó, đồng thời, thấy được sự kế thừa, bổ sung, phát triển của triết học Mác Lênin so với hệ thống triết học trong lịch sử
-1.2 VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1.2.1 Vai trò của triết học Mác - Lênin trong lịch sử
Sự ra đời của triết học Mác - Lênin là một cuộc cách mạng vĩ đại tronglịch sử triết học nhân loại Kế thừa một cách có phê phán những thành tựu của tư
Trang 14duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học mới về chất, hoàn bịnhất, triệt để nhất trong đó thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biệnchứng, giữa quan niệm duy vật về tự nhiên với quan niệm duy vật về đời sống
xã hội, giữa việc giải thích hiện thực về mặt triết học với cuộc đấu tranh cải tạohiện thực bởi thực tiễn cách mạng Triết học Mác - Lênin trở thành thế giới quan
và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và chính đảng của nó đểnhận thức và cải tạo thế giới
Triết học Mác - Lênin xác định rõ vị trí, vai trò, chức năng, mối quan hệ củatriết học với các khoa học cụ thể và mối quan hệ giữa triết học với thực tiễn cải tạothế giới của con người Với sự ra đời của triết học Mác - Lênin, vai trò xã hội củatriết học cũng như vị trí của nó trong hệ thống tri thức khoa học của nhân loạicũng có sự biến đổi rất căn bản Giờ đây, triết học không chỉ có chức năng giảithích thế giới hiện tồn, mà còn phải trở thành công cụ nhận thức khoa học để cải
tạo thế giới bằng cách mạng “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”1 Luận điểm đó của Máckhông những chỉ ra sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết học của các ông vớitất cả các học thuyết triết học trước đó
Triết học Mác - Lênin khắc phục triệt để sai lầm của chủ nghĩa duy tâmtrong luận giải đời sống xã hội, lần đầu tiên trong lịch sử, C.Mác và Ph.Ănghen
đã giải thích quy luật hình thành, vận động, phát triển của xã hội loài ngườimột cách khoa học; chỉ ra tính tất yếu ra đời xã hội mới nhân văn, tốt đẹp hơn;chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin nói chung và triết học Mác - Lênin nói riêng với phong trào côngnhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình độ tự phát lên
tự giác Triết học Mác - Lênin còn là cơ sở lý luận khoa học cho chiến lược vàsách lược cách mạng của giai cấp vô sản, là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chốnglại hệ tư tưởng tư sản, chủ nghĩa xét lại, cơ hội, giáo điều
1.2.2 Vai trò của triết học Mác - Lênin với đời sống xã hội và Quân đội ta hiện nay
Thế giới đương đại mà chúng ta đang sống chịu sự tác động, ảnh hưởng,chi phối bởi rất nhiều nhân tố Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), khẳng định: “Cuộc cáchmạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn ramạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước Các mâu thuẫn cơbản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn
1 C.Mác và PH.Ăngghen Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, tr.12
Trang 15tại và phát triển”2 Trong nước, hơn 35 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt đượcnhững thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Quá trình đổi mới cũng còn tồn tại nhiều vấn đề lớn,phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục đểđưa đất nước phát triển nhanh và bền vững Trong lĩnh vực quân sự, khoa họcnghệ thuật quân sự có những chuyển biến mạnh mẽ Dưới tác động của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nhiều thành tựu mới được ứng dụng
vào lĩnh vực quân sự, làm xuất hiện những hệ thống vũ khí thế hệ mới, vớinhững tính năng mới, có sự nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả Sự phát triểncủa khoa học quân sự dẫn đến cuộc chạy đua vũ khí mới, sự ra đời của nhữngloại hình chiến tranh mới, hình thức tác chiến mới
Như vậy, thế giới đương đại đang đứng trước những thay đổi nhanh chóng
và mạnh mẽ, xuất hiện những đặc điểm, xu hướng mới, đòi hỏi phải có thế giớiquan, phương pháp luận khoa học để luận giải và dự báo khuynh hướng vậnđộng, phát triển Công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước thời kỳ mới dựa trênnền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đạt được nhiều thànhtựu to lớn song cũng đang đối mặt với những khó khăn, thử thách, xuất hiệnnhững vấn đề mới cần có sự khái quát về mặt triết học Sự phát triển của vũ khí,trang bị, kỹ, chiến thuật, nghệ thuật quân sự hiện đại đặt ra nhiều vấn đề cần có
lý luận nền tảng để luận giải Với bản chất khoa học và cách mạng, triết họcMác - Lênin càng khẳng định vai trò lý luận khoa học để chúng ta thấy bản chấtcủa những vấn đề trên, từ đó, định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn
Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học,
cách mạng cho các khoa học phát triển Chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở
lý luận - phương pháp luận cho các phát minh khoa học, cho sự tích hợp, tíchlũy và truyền bá tri thức khoa học hiện đại Các thành tựu mới của cuộc cáchmạng khoa học công nghiệp lần thứ tư càng chứng minh tính đúng đắn, khoahọc của chủ nghĩa duy vật biện chứng, càng khẳng định giá trị khoa học củaphạm trù vật chất và sức mạnh, tính sáng tạo của của ý thức con người, càngkhẳng định tính biện chứng trong quá trình phát triển của thế giới vật chất, khảnăng nhận thức của con người Đồng thời, những giới hạn mới của hệ thống trithức khoa học hiện đại cũng đang đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi triết học Mác
- Lênin phải có bước phát triển mới
Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học,cách mạng luận giải bản chất của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, kinh tếtri thức và toàn cầu hoá hiện nay Bản chất của cuộc cách mạng khoa học công
2 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2011, tr.67
Trang 16nghệ hiện đại là sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất Cách đây hơn
100 năm C.Mác đã dự đoán: “Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấytri thức xã hội phổ biến (wissen knowledge) đã chuyển hóa đến mức độ nào
thành lực lượng sản xuất trực tiếp”1 Sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoahọc công nghệ tiên tiến hiện đại, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tưvới sự phát triển nhanh, mang tính đột phá của công nghệ thông tin tất yếu dẫnđến sự ra đời và phát triển của nền kinh tri thức và toàn cầu hoá
Triết học Mác - Lênin là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học,cách mạng để luận giải xu hướng phát triển của thời đại và cải tạo hiện thực trong
điều kiện mới Hiện nay, chủ nghĩa xã hội đang lâm vào thoái trào, chủ nghĩa tư
bản đang có điều chỉnh, thích nghi Mặc dù vậy, phong trào công nhân, phongtrào xã hội chủ nghĩa và phong trào độc lập dân tộc vẫn tồn tại, phát triển với cácphương thức đấu tranh mới Cùng với đó, hàng loạt các mâu thuẫn khác mangtính toàn cầu cũng đang nổi lên gay gắt, trong đó, trong đó mâu thuẫn giữa tínhchất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tưnhân tư tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà càng trở nênsâu sắc Thế giới hiện nay có nhiều biến động, song quan niệm duy vật về lịch sử,học thuyết về giá trị thặng dư, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, học thuyết vềgiai cấp, về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, học thuyết vềchủ nghĩa xã hội, học thuyết về con người vẫn còn nguyên giá trị trong nhận thứcthời đại ngày nay, trong xác định vai trò, sứ mệnh của giai cấp công nhân, hướngtới xây dựng một xã hội mới, con người mới nhân văn và tốt đẹp hơn
Triết học Mác - Lênin là lý luận khoa học và cách mạng soi đường chogiai cấp công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong
cuộc đấu tranh diễn ra ở điều kiện mới, hình thức mới Triết học Mác - Lênin
mở ra một mô hình xã hội mới mà nhân loại mơ ước và chứng minh tính tất yếu
của nó, là mục tiêu mà nhân loại hướng đến Không chỉ là những định hướng
lớn, triết học Mác - Lênin còn là lý luận trực tiếp để các Đảng Cộng sản vậndụng sáng tạo trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội như: Xác định cácgiai đoạn phát triển của cách mạng, vận dụng trong xây dựng đảng, xây dựngchính quyền nhà nước và các tổ chức quần chúng, xây dựng đời sống vật chất vàtinh thần của nhân dân
Triết học Mác - Lênin là cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sự nghiệp đổi mới toàn diện ở Việt Namtất yếu phải dựa trên cơ sở lý luận khoa học, trong đó hạt nhân là phép biện
1 C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, Tập 46, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, tr.372
Trang 17chứng duy vật Chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, triết học Mác - Lênin nóiriêng là cơ sở lý luận để Đảng ta xây dựng chính sách kinh tế kinh tế, văn hoá,
xã hội, giáo dục đào tạo, đối ngoại, quân sự, quốc phòng, an ninh… Đảng ta xácđịnh: “Kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh”1
Triết học Mác - Lênin cần phải tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện dochính yêu cầu đổi mới triết học hiện nay Triết học Mác - Lênin luôn đề cao tínhsáng tạo cả trong nhận thức và vận dụng Tuy nhiên, việc nhận thức và vận dụng
lý luận triết học Mác - Lênin ở nước ta và các nước theo chủ nghĩa xã hội trên thếgiới vẫn mắc phải giáo điều, xơ cứng, thiếu tính sáng tạo Đây là một trong nhữngnguyên nhân của sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội thế giới Hiện nay, donhững hạn chế của điều kiện lịch sử, nhiều vấn đề lý luận các nhà sáng lập chủnghĩa Mác - Lênin chưa luận giải một cách đầy đủ hoặc chưa dự báo hết, nhiềuvấn đề thực tiễn đặt ra cần tiếp tục khái quát về mặt triết học Bổ sung, phát triển
và vận dụng sáng tạo triết học Mác - Lênin là nhu cầu tự thân, tất yếu hiện nay
Trong lĩnh vực quân sự, triết học Mác - Lênin cũng có vai trò quan trọng
Hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của triết học Mác - Lênin là cơ sởkhoa học để phân tích, luận giải bức tranh toàn cảnh thế giới; xu hướng pháttriển của quân sự thế giới, chiến lược quân sự - quốc phòng của các nước lớn vàcủa mỗi quốc gia Triết học Mác - Lênin là cơ sở khoa học để hiểu thực chất vànhững vấn đề có tính quy luật của chiến tranh, của đấu tranh vũ trang và cáchiện tượng, các quá trình quân sự trong thế giới đương đại Trên cơ sở hệ thốngcác nguyên tắc phương pháp luận khoa học của triết học Mác - Lênin chúng ta
sẽ nhìn nhận thấu đáo bản chất của các cuộc chiến tranh, đấu tranh vũ trang,xung đột sắc tộc, tôn giáo và cuộc chạy đua vũ trang mới hiện nay Lý luận triếthọc Mác - Lênin giúp chúng ta hiểu rõ bản chất, tính tất yếu của các kiểu chiếntranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao, dự báo phương thức tác chiến, nghệthuật tác chiến, nghệ thuật quân sự mới của chủ nghĩa đế quốc
Hiện nay, tác động của tình hình thế giới, trong nước, sự phát triển củakhoa học quân sự và thực tiễn xây dựng Quân đội trong giai đoạn mới đòi hỏi tấtyếu phải có nhận thức đúng đắn, đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc lý luận xây dựngquân đội, phương thức tác chiến và nghệ thuật quân sự phù hợp với thực tiễn.Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận khoa học để Đảng, Nhà nước ta xây dựngđường lối quân sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 2021, tr.126
Trang 18Triết học Mác - Lênin là cơ sở lý luận để Đảng ta xác định đối tác, đốitượng, xác định nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trongtình hình mới; xác định xác những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng nềnquốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân hiện đại, xây dựng sức mạnh quân sựquốc gia và xây dựng sức mạnh chiến đấu của quân đội phù hợp với thực tiễncủa đất nước Triết học Mác - Lênin còn là cơ sở lý luận để Đảng ta luận giải,làm rõ và xây dựng đường lối, nghệ thuật quân sự truyền thống và hiện đại như:Mối quan hệ giữa con người và vũ khí, vai trò nhân tố chính trị tinh thần, nghệthuật chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, nghệ thuất lấy ít địch nhiều, lấyyếu thắng mạnh, sự chuyển hoá sức mạnh quân sự quốc gia…
Cán bộ Quân đội cần phải nắm vững bản chất khoa học và cách mạng củatriết học Mác - Lênin V.I.Lênin đã khẳng định: “Sự hấp dẫn không gì cưỡng nổi
đã lôi cuốn những người xã hội chủ nghĩa của tất cả các nước đi theo lý luận đó,chính là ở chỗ nó kết hợp tính chất khoa học chặt chẽ và cao độ (đó là đỉnh caonhất của khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng và kết hợp không phải mộtcách ngẫu nhiên, không phải chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy đã kết hợptrong bản thân mình những phẩm chất của nhà bác học và của nhà cách mạng, mà
là sự kết hợp trong chính bản thân lý luận ấy, một sự kết hợp nội tại và khăngkhít”1 Chỉ có nắm vững bản chất khoa học và cách mạng cán bộ Quân đội mớithấy được tính ưu việt của triết học Mác - Lênin so với các hệ thống triết họckhác, mới có niềm tin khoa học và lý tưởng cách mạng để hành động, cống hiến;đồng thời có đủ cơ sở lý luận sắc bén để đấu tranh chống lại những luận điệuxuyên tạc, chống phá triết học Mác - Lênin hiện nay Để nắm được bản chất khoahọc và cách mạng của triết học Mác - Lênin, mỗi cán bộ cần nêu cao ý thức họctập lý luận, chú trọng nâng cao kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung,triết học Mác - Lênin nói riêng
Cán bộ Quân đội cần tích cực học tập nâng cao trình độ kiến thức toàndiện nhất là kiến thức quân sự và chuyên môn Triết học Mác - Lênin là thế giớiquan, phương pháp luận chung định hướng cho nhận thức và hoạt động thực tiễncủa con người, nhưng nó không phải là chìa khoá vạn năng Để hoạt động thựctiễn có hiệu quả, trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của triết học Mác -Lênin mỗi cán bộ Quân đội phải không ngừng học hỏi để có tri thức toàn diện.Bởi vì, tri thức càng sâu, rộng, càng định hướng hoạt động hiệu quả, kết quảthực hiện nhiệm vụ càng cao Tri thức quân sự, tri thức chuyên môn là chìa khoá
để mỗi cán bộ quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Vì vậy, trên cơ sởthế giới quan, phương pháp luận cách mạng, khoa học của triết học Mác - Lênin,
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.173
Trang 19mỗi cán bộ quân đội cần tích cực học tập, học tập suốt đời, trau dồi tri thức toàndiện, đặc biệt phải chủ động, tự giác học tập những kiến thức chung về quân sự,kiến thức chuyên ngành chuyên sâu để có chuyên môn giỏi.
Cán bộ Quân đội cần vận dụng sáng tạo lý luận vào hoạt động thực tiễn Trithức sâu, rộng là lý luận chỉ đường, là cơ sở để hoạt động tốt, hoàn thành tốt nhiệm
vụ Nhưng tri thức lý luận chỉ thực sự có ý nghĩa khi được vận dụng sáng tạo vàothực hiện thắng lợi nhiệm vụ cụ thể được giao Mỗi cán bộ quân đội, không chỉ giỏi
về lý luận, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải tích cực, chủ động, áp dụngsáng tạo lý luận đã học vào thực tiễn công tác Do đó, trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ, chống bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều Bệnh kinh nghiệm là đề caohoạt động thực tiễn, đề cao kinh nghiệm coi nhẹ lý luận Ngược lại, bệnh giáo điềucoi nhẹ kinh nghiệm, coi nhẹ hoạt động thực tiễn, nặng về lý thuyết, đề cao lý luận
Cả hai bệnh này đều trái với lý luận của triết học Mác - Lênin
Quá trình hoạt động thực tiễn là quá trình kiểm nghiệm lý luận đã học.Thực tiễn muôn hình, muôn vẻ và luôn vận động, biến đổi, do đó có lý luậnkhông phản ánh hết hoặc không theo kịp sự phát triển của thực tiễn Trong quátrình thực hiện nhiệm vụ, người cán bộ quân đội cần dựa vào lý luận, bám chắc
lý luận, vận dụng sáng tạo lý luận giải quyết nhiệm vụ Đồng thời thấy được bấtcập, hạn chế, sự chưa phù hợp giữa lý luận với thực tiễn hay những vấn đề đòihỏi phải khái quát mới về lý luận Từ đó đúc kết, bổ sung, hoàn thiện lý luận.Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu, thường xuyên của những người mácxít
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin với việc xem xét mốiquan hệ giữa đối tượng nghiên cứu của triết học với đối tượng nghiên cứu củacác khoa học cụ thể
2 Đặc trưng của chức năng, phương pháp nghiên cứu triết học Mác - Lênin
3 Vai trò của triết học Mác - Lênin trong giải quyết những vấn đề cấpthiết của lý luận, thực tiễn xã hội trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay
4 Vai trò của triết học Mác - Lênin trong giải quyết những vấn đề cấpthiết của lý luận và thực tiễn quân sự hiện nay
Trang 20Chương 2 VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
2.1 VẬT CHẤT, CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT VÀ TÍNH THỐNG NHẤT VẬT CHẤT CỦA THẾ GIỚI
2.1.1 Phạm trù vật chất
Vật chất là một phạm trù nền tảng của triết học Trong lịch sử tư tưởngnhân loại, xung quanh vấn đề này luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩaduy vật và chủ nghĩa duy tâm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm thì cơ sở của mọi tồn tại là mộtbản nguyên tinh thần nào đó Đó có thể là “ý niệm”, là “ý niệm tuyệt đối”, là “ýchí của thượng đế”, hoặc lực lượng có tính chất siêu nhiên Tuy thừa nhận sự tồntại của các sự vật, hiện tượng nhưng lại phủ nhận sự tồn tại khách quan củachúng Họ cho rằng đặc trưng cơ bản nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồntại lệ thuộc vào lực lượng siêu nhiên Như vậy, về thực chất, các nhà triết họcduy tâm đã phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất, qua đó chống lạichủ nghĩa duy vật bằng cách phủ nhận phạm trù nền tảng của nó
Quan niệm về phạm trù vật chất của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác thừanhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên đểgiải thích tự nhiên Cùng với những tiến bộ của lịch sử, quan niệm của các nhàtriết học duy vật về vật chất cũng từng bước phát triển theo hướng ngày càngđầy đủ và khoa học hơn
Các nhà triết học duy vật cổ đại có khuynh hướng chung là đi tìm và đồngnhất vật chất với một vật thể cụ thể Vật thể này vừa là bản nguyên đầu tiên sinh
ra mọi sự vật, hiện tượng khác; vừa là thực thể duy nhất mà mọi sự vật, hiệntượng sẽ hoá thành khi phân huỷ, diệt vong Chẳng hạn, các nhà triết học HyLạp cổ đại, với Talét là nước, với Anaximen là không khí, với Hêraclít là lửa,với Empeđôclơ là đất, nước, lửa, không khí
Ở phương Đông các nhà triết học cho rằng thế giới các sự vật, hiện tượng
là do một số yếu tố vật chất đầu tiên tạo thành Trường phái triết học Lôkayata ở
Ấn Độ cổ đại cho rằng, bốn yếu tố: đất, nước, lửa (hay ánh sáng), không khí(hay gió) sinh ra mọi vật Thuyết Ngũ hành ở Trung Quốc cổ đại lại cho rằng,mọi vật là do năm yếu tố: Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên
Ở phương Tây, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Anaximan cho rằng, cơ sở đầutiên của mọi vật trong vũ trụ là một dạng vật chất đơn nhất, vô định, vô hạn và
tồn tại vĩnh viễn đó là apeirôn.
Trang 21Các nhà nguyên tử luận là Lơxíp và Đêmôcrít cho rằng vật chất là nguyên
tử Nguyên tử là những hạt nhỏ nhất, không thể phân chia, không khác nhau vềchất, tồn tại vĩnh viễn và sự phong phú của chúng về hình dạng, tư thế, trật tựsắp xếp quy định tính muôn vẻ của vạn vật
Thuyết nguyên tử được các nhà triết học và khoa học tự nhiên thời kỳPhục hưng và cận đại (thế kỷ XV - XVIII) như Galilê, Bêcơn, Hốpxơ, Xpinôda,Hônbách, Điđơrô, Niutơn… tiếp tục nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duyvật Đặc biệt, những thành công của Niutơn trong vật lý học cổ điển và việckhoa học vật lý thực nghiệm chứng minh được sự tồn tại của nguyên tử cànglàm cho quan niệm trên được củng cố thêm Các nhà triết học duy vật thời kỳcận đại thường đồng nhất vật chất với khối lượng
Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX
và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất Năm 1895,Rơnghen phát hiện ra tia X Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng
xạ của nguyên tố Urani Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử Năm 1901,Kaufman đã chứng minh được khối lượng của điện tử không phải là bất biến, màthay đổi theo vận tốc vận động của nguyên tử Năm 1898 - 1902, MariScôlôđốpsca và Pie đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh là pôlôni và rađium.Những phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng nguyên tử không phải là phần tử nhỏnhất mà nó có thể bị phân chia, chuyển hoá Năm 1905, thuyết tương đối hẹpcủa A.Anhxtanh ra đời đã chứng minh: không gian, thời gian, khối lượng luônbiến đổi cùng với sự vận động của vật chất
Như vậy, việc phát hiện ra trường, điện từ và điện tử đã bác bỏ một cáchtrực tiếp quan niệm siêu hình về vật chất Những quan niệm đương thời về giớihạn tột cùng của vật chất - nguyên tử hoặc khối lượng - đã bị sụp đổ trước khoahọc Vấn đề nảy sinh là trong nhận thức lúc đó, các hạt điện tích, điện từ bị coi
là cái gì đó phi vật chất Đây chính là mảnh đất để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng.Trước những phát minh nói trên, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằngvật chất đã tiêu tan, chủ nghĩa duy vật đã bị bác bỏ “Cuộc khủng hoảng của vật
lý học” xuất hiện
Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩaduy vật máy móc, siêu hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duytâm V.I.Lênin gọi đó là “chủ nghĩa duy tâm vật lý học” và coi đó là “một bướcngoặt nhất thời”, là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là “chứng bệnh của sự trưởngthành Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I.Lênin cho rằng: “Tinh thần duyvật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ
Trang 22chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủnghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”1.
Kế thừa những quan niệm về vật chất của C.Mác và Ph.Ăngghen, tổng kếttoàn diện những thành tựu mới nhất của khoa học, đấu tranh chống mọi biểuhiện của duy tâm về vật chất, V.I.Lênin đã bảo vệ và phát triển xuất sắc quanniệm duy vật biện chứng về phạm trù vật chất
Để đưa ra được một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I.Lênin
đặc biệt quan tâm đến phương pháp định nghĩa cho phạm trù này Không thể
định nghĩa phạm trù vật chất theo phương pháp thông thường mà phải dùng mộtphương pháp đặc biệt - định nghĩa nó thông qua khái niệm đối lập với nó là ý
thức V.I.Lênin viết: “Không thể đem lại cho hai khái niệm nhận thức luận này
một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái niệm đó, cái nàođược coi là có trước”2
Với phương pháp nêu trên, trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ
nghĩa kinh nghiệm phê phán”, V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa kinh điển về vật
chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đượcđem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”3
Vật chất là một phạm trù triết học, là sản phẩm của sự khái quát hóa, trừutượng hóa bao quát được vô số các sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất V.I.Lênin nhấn mạnh rằng, phạm trù triết học này dùng để chỉ cái “đặc tính duy nhấtcủa vật chất - mà chủ nghĩa duy vật triết học là gắn liền với việc thừa nhận đặctính này - là cái đặc tính tồn tại với tư cách là thực tại khách quan, tồn tại ởngoài ý thức của chúng ta”4 Tính trừu tượng của phạm trù vật chất bắt nguồn từ
cơ sở hiện thực Vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài ý thức của conngười, tức là vật chất là hiện thực chứ không phải là hư vô và hiện thực này làkhách quan
Phạm trù vật chất trong triết học khác với quan niệm của các khoa học cụthể nghiên cứu về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các đối tượng, các dạngvật chất phong phú của thế giới vật chất Các đối tượng vật chất cụ thể bao giờcũng có giới hạn nhất định, có sinh ra và mất đi để chuyển hóa thành cái khác;còn vật chất nói chung với tính cách là phạm trù thì vô hạn và vô tận, không do aisinh ra và cũng không mất đi
1 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.379
2 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.171
3 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.151
4 V.I.Lênin, Toàn tập, Tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.151, tr.321
Trang 23Với tư cách là phạm trù triết học, vật chất vừa mang tính trừu tượng vừamang tính cụ thể, nếu tuyệt đối hoá tính trừu tượng của phạm trù này sẽ khôngthấy vật chất đâu cả, sẽ rơi vào quan điểm duy tâm Ngược lại, nếu tuyệt đối hoátính cụ thể của phạm trù này sẽ đồng nhất vật chất với vật thể, và đó là thực chấtquan điểm của chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về vấn đề này Như vậy, mọi sựvật, hiện tượng từ vi mô đến vĩ mô, từ những cái đã biết đến những cái chưa biết,
từ những sự vật “giản đơn nhất” đến những hiện tượng vô cùng “kỳ lạ”, dù tồn tạitrong tự nhiên hay trong xã hội cũng đều là những đối tượng tồn tại khách quan,độc lập với ý thức con người, nghĩa là đều thuộc phạm trù vật chất, đều là cácdạng cụ thể của vật chất
Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho
con người cảm giác Vật chất là một phạm trù khái quát về mặt thế giới quan
dùng để chỉ thuộc tính chung của mọi sự vật là tồn tại khách quan độc lập với ýthức của con người Vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của
mình dưới dạng các thực thể Các thực thể này tồn tại khách quan không phụ
thuộc vào ý thức và khi trực tiếp hay gián tiếp tác động vào giác quan thì gây racảm giác Thuộc tính này là tiêu chuẩn cơ bản để phân biệt cái gì là vật chất, cái
gì không phải là vật chất, là tiêu chuẩn để khẳng định rằng thế giới vật chất có tồntại thực hay không, là cơ sở khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm Chủnghĩa duy vật triết học không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến
nó trong mối quan hệ với ý thức của con người Về nhận thức luận thì vật chất làcái có trước, là tính thứ nhất; còn cảm giác (ý thức) là cái có sau, là tính thứ hai, làcái phụ thuộc vào vật chất V.I.Lênin đã giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bảncủa triết học trên lập trường nhất nguyên duy vật
Vật chất - cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánhcủa nó Ngoài dấu hiệu tồn tại khách quan, phạm trù vật chất còn có một dấuhiệu quan trọng khác là tính có thể nhận thức được Vật chất không phải tồn tạimột cách thần bí, vô hình mà tồn tại một cách hiện thực, được phản ánh vàotrong cảm giác, vào ý thức của con người Vật chất tồn tại dưới dạng sự vật, hiệntượng cảm tính mà giác quan con người có thể nhận thức một cách trực tiếp haygián tiếp Bằng những hình thức phản ánh (chép lại, chụp lại, phản ánh…) conngười có thể nhận thức được thế giới vật chất Vì vậy, về nguyên tắc không cóđối tượng nào con người không thể không nhận thức được; chỉ có đối tượngchưa nhận thức được mà thôi
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã bác bỏ thuyết không thể biết, đồngthời khắc phục những khuyết điểm các quan điểm siêu hình - máy móc về vậtchất Định nghĩa này có ý nghĩa to lớn cho việc nhận thức các hiện tượng thuộc
Trang 24đời sống xã hội Xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội Ngày nay,khoa học ngày càng đi sâu khám phá ra những bí mật của thế giới vật chất, pháthiện ngày càng nhiều các dạng khác nhau của vật chất: hạt, phản hạt, trường vớicác thuộc tính và kết cấu mới lạ Những phát hiện đó, càng khẳng định quanđiểm duy vật biện chứng về vật chất Định nghĩa vật chất càng thể hiện rõ vai trò
là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận đúng đắn của các khoa học hiện đại
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin nói riêng, đã giải quyết cả hai mặt vấn
đề cơ bản của triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng Nócung cấp thế giới quan và phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủnghĩa duy tâm, thuyết không thể biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểuhiện của chúng trong triết học về phạm trù này Đồng thời, nó còn tạo cơ sở cho
sự liên kết giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử thànhmột hệ thống lý luận thống nhất Định nghĩa đó chấm dứt cuộc khủng hoảng vềthế giới quan, đồng thời còn cổ vũ các nhà khoa học tự nhiên đi sâu nghiên cứuthế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, thuộc tính mới của vật chất, khôngngừng làm phong phú tri thức của con người về thế giới Đến nay định nghĩacòn giữ nguyên giá trị
sự phân biệt với các khoa học cụ thể, triết học không nghiên cứu những biểu hiện
cụ thể của các phương thức tồn tại của vật chất, mà tập trung làm rõ những đặctrưng phổ quát nhất về vận động của vật chất trong không gian và thời gian
Vận động theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là mọi sự
biến đổi nói chung Ph.Ăngghen viết: “Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, tức được hiểu là một phương thức tồn tại của vật chất, là một thuộc tính cố hữu của vật chất, - thì bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong
-vũ trụ, kể từ sự thay đổi vị trí đơn giản cho đến tư duy”1 Như vậy, khác vớiquan niệm thông thường, trong triết học, vận động không chỉ là sự thay đổi vị trítrong không gian, mà có những hình thức vận động khác, phức tạp hơn nhiều
Theo Ph.Ăngghen, vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phươngthức tồn tại của vật chất Điều này có nghĩa là vật chất tồn tại bằng cách vận động.Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện sự tồn tại
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.519
Trang 25của mình, không thể có vật chất không vận động Ngược lại, không có thứ vậnđộng nào lại không phải là vận động của vật chất, không thuộc về vật chất.
Vật chất chỉ có thể tồn tại bằng cách vận động và thông qua vận động màbiểu hiện sự tồn tại của nó với các hình dạng phong phú, muôn vẻ, vô tận Do
đó, con người chỉ nhận thức được sâu sắc sự vật, hiện tượng bằng cách xem xétchúng trong quá trình vận động Nhận thức sự vận động của một sự vật, hiệntượng chính là nhận thức bản thân sự vật, hiện tượng đó Ph.Ăngghen khẳngđịnh: “Các hình thức và các dạng khác nhau của vật chất chỉ có thể nhận thứcđược thông qua vận động; thuộc tính của vật thể chỉ bộc lộ ra qua vận động; vềmột vật thể không vận động thì không có gì mà nói cả”1
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, vận động là thuộc tínhvốn có bên trong của vật chất, là tự thân vận động Bởi sự vật được cấu tạo từnhững thuộc tính, những yếu tố khác nhau, tác động qua lại lẫn nhau tạo nên sựbiến đổi nói chung, chính là vận động Đây chính là các thành tố nội tại trongcấu trúc của vật chất Điều này trái ngược với quan điểm duy tâm và siêu hình
về vận động
Vận động là một thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất,
nó tồn tại vĩnh viễn Quan niệm này đã được các nhà khoa học tự nhiên chứngminh bằng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng Theo định luật này, thìvận động của vật chất được bảo toàn cả về số lượng và chất lượng Bảo toàn vềlượng của vận động có nghĩa là tổng số vận động của vũ trụ là không thay đổi,lượng vận động của sự vật này mất đi thì cũng ngang bằng lượng vận động củacác sự vật khác nhận được Bảo toàn về chất của vận động là bảo toàn các hìnhthức vận động và bảo toàn khả năng chuyển hoá của các hình thức vận động.Một hình thức vận động cụ thể thì có thể mất đi để chuyển hoá thành hình thứcvận động khác, còn vận động nói chung thì tồn tại vĩnh viễn gắn liền với bảnthân vật chất
Khi nghiên cứu về các hình thức vận động của vật chất, theo những tiêuchí phân loại khác nhau, người ta có thể chia vận động thành các hình thức khácnhau Ph.Ăngghen đã chia vận động của vật chất thành năm hình thức cơ bản:Vận động cơ học (sự di chuyển vị trí của các vật thể trong không gian); Vậnđộng vật lý (vận động của các nguyên tử, các hạt, điện tử, nhiệt ; Vận động hoáhọc (vận động của nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải các chất); Vậnđộng sinh học (trao đổi chất của cơ thể sống với môi trường); Vận động xã hội(sự thay thế của các quá trình xã hội, các hình thái kinh tế - xã hội)
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.743
Trang 26Các hình thức vận động tồn tại trong mối liên hệ không thể tách rời nhau.Giữa hai hình thức vận động cao và thấp có thể có hình thức vận động trunggian, đó là những mắt khâu chuyển tiếp trong quá trình chuyển hoá lẫn nhau củacác hình thức vận động Tuy nhiên, những kết cấu vật chất đặc thù bao giờ cũngđược đặc trưng bởi một hình thức vận động cơ bản nhất định Những hình thứcnày có mối quan hệ với nhau theo nguyên tắc nhất định:
Các hình thức vận động khác nhau về chất Những trình độ này tương ứngvới các kết cấu vật chất
Các hình thức vận động cao xuất hiện trên cơ sở các hình thức vận độngthấp, bao hàm trong nó tất cả các hình thức vận động thấp hơn Các hình thứcvận động thấp không có khả năng bao hàm các hình thức vận động ở trình độcao hơn Do đó, mọi sự quy giản các hình thức vận động cao về các hình thứcvận động thấp hơn đều sai lầm
Trong sự tồn tại của mình, mỗi sự vật có thể có nhiều hình thức vận động,nhưng sự vật đó bao giờ cũng có một hình thức vận động cơ bản, đặc trưng làhình thức vận động cao nhất
Nguyên tắc phân chia này là cơ sở để đã đấu tranh chống lại quan điểmchủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa Đácuyn xã hội về vận động Chủ nghĩa cơ giớiquy hình thức vận động phức tạp thành hình thức vận động giản đơn Chủ nghĩaĐácuyn xã hội quy vận động xã hội thành vận động sinh học, coi con người như
là một sinh vật thuần tuý Họ cho rằng sự tồn tại phát triển của xã hội là quátrình chọn lọc tự nhiên, trong đó con người đấu tranh để sinh tồn như những loàiđộng vật, kẻ nào mạnh, thích ứng được thì tồn tại, ngược lại sẽ bị tiêu diệt Rõràng, thuyết tiến hoá của Đácuyn là một khoa học chân chính; còn chủ nghĩaĐácuyn xã hội là sự xuyên tạc, vì nó hạ con người xuống hàng con vật
Trong khi thừa nhận vận động của vật chất là tuyệt đối, vĩnh viễn, triếthọc Mác - Lênin không những không loại trừ mà trái lại còn bao hàm trong đó
sự đứng im tương đối Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đứng
im là khái niệm triết học phản ánh trạng thái ổn định về chất của sự vật, hiện tượng trong những mối quan hệ và điều kiện cụ thể, là hình thức biểu hiện sự tồn tại thực sự của các sự vật, hiện tượng và là điều kiện cho sự vận động chuyển hoá của vật chất.
Như vậy, đứng im chỉ có tính tạm thời, chỉ xảy ra trong một mối quan hệnhất định, chỉ xảy ra với một hình thức vận động nào đó, ở một lúc nào đó.Đứng im chỉ là sự biểu hiện của một trạng thái vận động - vận động trong thăngbằng, trong sự ổn định tương đối Nói cách khác, đứng im là một dạng của vận
Trang 27động, trong đó sự vật chưa thay đổi căn bản về chất, nó còn là nó chứ chưachuyển hoá thành cái khác.
Vận động cá biệt có xu hướng hình thành, duy trì sự tồn tại ổn định của một
sự vật, hiện tượng nào đó Nhưng, vận động nói chung, tức là sự tác động qua lạicủa vô số các sự vật, hiện tượng làm cho nó không ngừng biến đổi, cho nên đứng
im chỉ tương đối, tạm thời Ph.Ăngghen viết: “Vận động riêng biệt có xu hướngchuyển thành cân bằng, vận động toàn bộ lại phá hoại sự cân bằng riêng biệt”1
Mặc dù mang tính chất tương đối tạm thời, nhưng không có đứng imtương đối thì không có sự ổn định của sự vật, và con người cũng không nhậnthức được chúng Không có đứng im thì sự vật, hiện tượng cũng không thể thựchiện được sự vận động chuyển hoá tiếp theo Vận động và đứng im tạo nên sựthống nhất biện chứng của các mặt đối lập trong sự phát sinh, tồn tại và pháttriển của mọi sự vật, hiện tượng, nhưng vận động là tuyệt đối, còn đứng im chỉ
là tương đối
Sự vật, hiện tượng khác nhau, hoặc cùng một sự vật, hiện tượng nhưngtrong các mối quan hệ khác nhau, ở các điều kiện khác nhau, thì đứng im cũngkhác nhau Vì vậy, vấn đề không chỉ là ở chỗ khẳng định tính tuyệt đối của vậnđộng và tính tương đối của đứng im mà phải nghiên cứu sự vận động và đứng
im của sự vật, hiện tượng với quan điểm lịch sử, cụ thể
Quan niệm của phép biện chứng duy vật về vận động của vật chất đòi hỏi
phải quán triệt quan điểm vận động vào nhận thức và thực tiễn Quan điểm vận
động đòi hỏi phải xem xét, đánh giá sự vật, hiện tượng trong quá trình vận động,đồng thời khi tiến hành cải tạo sự vật, hiện tượng phải thông qua những hìnhthức vận động vốn có, đặc trưng của chúng
Trong lịch sử triết học, phạm trù không gian và thời gian xuất hiện từ rấtsớm Những người theo chủ nghĩa duy tâm (I.Cantơ, E.Makhơ…) thường phủnhận tính khách quan của không gian và thời gian Các nhà duy vật siêu hìnhthường tách rời không gian và thời gian với nhau, tách rời không gian, thời gianvới vật chất
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không gian là hìnhthức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu,
sự tác động lẫn nhau Thời gian cũng là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt
độ dài diễn biến, sự kế tiếp nhau của các quá trình Theo Ph.Ăngghen thì khônggian và thời gian gắn bó chặt chẽ với nhau và đều là thuộc tính cố hữu của vậtchất Chúng là những hình thức tồn tại của vật chất Không thể có vật chất nàotồn tại bên ngoài không gian và thời gian, cũng như không thể có không gian,
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.740
Trang 28thời gian nào tồn tại bên ngoài vật chất V.I.Lênin viết: “Trong thế giới, không
có gì ngoài vật chất đang vận động và vật chất đang vận động không thể vậnđộng ở đâu ngoài không gian và thời gian”1
Sự phát triển của triết học và khoa học đã bác bỏ quan niệm sai lầm củacác nhà duy vật siêu hình về một không gian, thời gian thuần tuý, đồng nhất.Đặc biệt, thuyết tương đối của A.Anhxtanh đã vạch ra mối tương quan giữakhông gian, thời gian và vận động mà cơ học cổ điển chưa đạt tới; chứng minh
sự thống nhất giữa không gian và thời gian Thuyết tương đối đã bác bỏ tính bấtbiến của không gian, thời gian; chứng minh tính biến đổi của không gian, thờigian cùng với sự vận động của vật chất Đó là điều khẳng định không gian, thờigian là hình thức tồn tại của vật chất
Không gian và thời gian có tính chất cơ bản sau:
Tính khách quan Không gian, thời gian là thuộc tính của vật chất, tồn tạigắn liền với vật chất Vật chất tồn tại khách quan, do đó không gian và thời giancũng tồn tại khách quan
Tính vĩnh cửu và vô tận Vĩnh cửu nghĩa là nó tồn tại vĩnh viễn cùng vớivật chất Vô tận có nghĩa là không có tận cùng về phía nào cả, cả về đằng trướclẫn đằng sau, cả phía trên lẫn phía dưới, cả về bên phải lẫn bên trái Khoa họchiện đại ngày càng chứng minh tĩnh vĩnh cửu, vô tận của không gian và thời gian
Không gian, thời gian của vật chất là vô cùng, vô tận, còn của hiện thựcthì không gian là không gian ba chiều (chiều rộng, chiều dài, chiều cao), cònthời gian có tính một chiều từ quá khứ đến tương lai
Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian
là cơ sở lý luận khoa học để đấu tranh chống lại quan niệm duy tâm, siêu hìnhtách rời không gian và thời gian với vật chất vận động Quan niệm đó đòi hỏiphải quán triệt nguyên tắc phương pháp luận về tính lịch sử, cụ thể trong việcxác định không gian và thời gian của sự vật, hiện tượng
2.1.3 Tính thống nhất vật chất của thế giới
Căn cứ vào đời sống thực tiễn và sự phát triển của khoa học, chủ nghĩaduy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thốngnhất ở tính vật chất
Chỉ một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất Thế giới vậtchất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người
Mọi bộ phận của thế giới có mối quan hệ vật chất thống nhất với nhau,biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là sản phẩm của
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.209
Trang 29vật chất, cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan, phổ biến của thếgiới vật chất.
Thế giới vật chất không do ai sinh ra và cũng không tự mất đi, nó tồn tạivĩnh viễn, vô hạn và vô tận Trong thế giới, các sự vật và hiện tượng luôn luônvận động, biến đổi không ngừng và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyênnhân và kết quả của nhau
Quan niệm về tính thống nhất vật chất của thế giới của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng đã được kiểm nghiệm bởi cuộc sống hiện thực của con người và toàn
bộ sự phát triển của khoa học Con người không thể bằng ý thức của mình sảnsinh ra được các dạng vật chất, mà chỉ có thể cải biến thế giới vật chất trên cơ sởnắm vững những thuộc tính khách quan của các dạng vật chất và những quy luậtvận động của thế giới vật chất Ph.Ăngghen kết luận: “Tính thống nhất thực sựcủa thế giới là ở tính vật chất của nó, và tính vật chất này được chứng minh khôngphải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, mà bằng một sự phát triểnlâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên”1
Sự phát triển của khoa học đã bác bỏ những quan điểm duy tâm và tôngiáo tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới từ thần thánh, từ lực lượng siêu nhiên.Nếu như tôn giáo chia thế giới thành ba bộ phận tuyệt đối khác nhau về bản chất
- trần gian, địa ngục và thiên đường, do những đấng thiêng liêng nào đó tạo ra
và chi phối, thì trái lại, khoa học tự nhiên và triết học duy vật đã chứng minhrằng, thế giới xung quanh con người từ những vật vô cùng lớn đến vật vô cùngnhỏ, từ tự nhiên đến xã hội, từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, từ thực vật đếnđộng vật, tuy khác nhau, song đều có cùng bản chất vật chất và thống nhất ở bảnchất vật chất ấy Tính thống nhất vật chất của thế giới nó bao hàm tính đa dạng,tính muôn hình muôn vẻ về chất của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
Trong thế kỷ XIX, những phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên: Thuyết
tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hóa các loài đãchứng minh luận điểm về sự thống nhất vật chất của thế giới Chính những lýthuyết này đã giải thích mối liên hệ lẫn nhau và sự phát triển của các hiện tượngnhờ những nguyên nhân tự nhiên Sự phát triển của khoa học hiện đại tiếp tụcchứng minh nguyên lý về sự thống nhất vật chất của thế giới bằng những thànhtựu mới
Hoá học hiện đại đã chứng minh rằng giới hữu cơ được cấu tạo từ nhữngthành phần vô cơ, phát triển từ giới vô cơ; sự khác nhau giữa chúng chỉ ở kết
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.67
Trang 30cấu và trình độ tổ chức, giữa chúng có thể và tất yếu chuyển hoá sang nhautrong những điều kiện nhất định theo quy luật khách quan của thế giới vật chất.
Sự phát triển của sinh vật học, từ những phát hiện về tế bào, về gen, vềcác phân tử AND và ARN, đã cho chúng ta biết chắc chắn rằng thực vật, độngvật, cơ thể con người đều có thành phần vô cơ, cơ cấu trúc và phân hoá tế bàonhư nhau, có cùng cơ cấu di truyền sự sống, là các bậc thang trong quá trình tiến
hoá của thế giới vật chất Điều đó chứng tỏ sự phong phú của thế giới không
đồng nghĩa với tổng số các biến cố ngẫu nhiên, không phải là sự bày ra lộn xộncủa các sự vật, hiện tượng, không phải là sự sáng tạo ra một cách tuỳ tiện củamột lực lượng siêu nhiên nào mà là một chỉnh thể thống nhất trong đó các sựvật, hiện tượng luôn có mối liên hệ tất yếu với nhau, là điều kiện tồn tại chonhau, luôn được sinh ra, phát triển và mất đi theo một lôgíc nhất định, theonhững quy luật khách quan vốn có của thế giới vật chất
Sự phát triển vật lý học đã đi sâu vào thế giới vi mô, nghiên cứu cấu trúcphức tạp và chuyển hóa lẫn nhau của các hạt cơ bản Định luật bảo toàn vàchuyển hoá năng lượng cũng như các quy luật về vật chất vận động gần đây đềuchứng minh rằng vật chất không tự nhiên sinh ra và không mất đi không thể đểlại dấu vết, mà luôn chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác Những thành tựumới nhất về thiên văn học, cơ học lượng tử, thuyết tương đối cùng với sự pháthiện ra hạt và trường, hạt và phản hạt, cũng như khoa học thực nghiệm đã tạo rađược các phản nguyên tử, giải mã được bản đồ gen người… càng cho chúng tathấy rõ không có thế giới phi vật chất, không có giới hạn cuối cùng của vật chấtnói chung cả về quy mô, tính chất, kết cấu và thuộc tính
Xã hội loài người suy cho cùng cũng là cấp độ đặc biệt của tổ chức vậtchất và là cấp độ cao nhất của cấu trúc vật chất Trong xã hội đó, tuy nhân tốhoạt động là những con người có ý thức, song không làm mất đi tính vật chất,khách quan của đời sống xã hội, của các quan hệ vật chất xã hội Xã hội cũng làmột bộ phận của thế giới vật chất, có nền tảng vật chất, có kết cấu và quy luậtvận động khách quan không lệ thuộc vào ý thức của chính con người Nhữngquan hệ vật chất xã hội tồn tại khách quan, nhưng lại là kết quả hoạt động thựctiễn của con người Con người có vai trò năng động, sáng tạo to lớn trong thếgiới vật chất, chứ hoàn toàn không hề bất lực trước nó
Như vậy, thế giới bao gồm cả tự nhiên và xã hội về bản chất là vật chất,thống nhất ở tính vật chất Thế giới vật chất có nguyên nhân tự nó, vĩnh hằng và
vô tận với vô số những biểu hiện muôn hình muôn vẻ
Trang 312.2 NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC
2.2.1 Nguồn gốc của ý thức
Trong lịch sử triết học, không ngừng diễn ra những cuộc đấu tranh giữachủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xung quanh vấn đề ý thức Quan điểmcủa các nhà triết học duy tâm cho rằng ý thức có trước, sinh ra, chi phối sự tồntại và vận động của thế giới vật chất Tuy có những cách lý giải khác nhau, song
về thực chất là tách ý thức ra khỏi vật chất, lấy ý thức là điểm xuất phát, lànguyên nhân sinh ra, chi phối sự tồn tại và biến đổi của toàn bộ thế giới vật chất
Đối lập với các quan niệm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà duy vật ngoàimácxít phủ nhận tính chất siêu tự nhiên của ý thức, tinh thần Tuy nhiên, dotrình độ phát triển khoa học của thời đại và bị chi phối bởi phương pháp siêuhình nên không giải thích được những vấn đề phức tạp về nguồn gốc, bản chấtcủa ý thức Họ đã đồng nhất ý thức với vật chất, coi ý thức cũng chỉ là một dạngvật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra Chẳng hạn, thời cổ đại, Đêmôcơrítquan niệm ý thức là do những nguyên tử đặc biệt (hình cầu, nhẹ, linh động) liênkết với nhau tạo thành Nhà duy vật Pháp cabanit cho rằng óc tiết ra ý thức nhưgan tiết ra mật Một số nhà duy vật khác thuộc phái “Vật hoạt luận” (Rôbinê,Hếchken, Điđơrô) lại quan niệm ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vậtchất, từ giới vô sinh đến giới hữu sinh, mà cao nhất là con người Có chăng sựkhác nhau ấy giữa các giống, loài chỉ là ở cấp độ biểu hiện ra bề ngoài bằngngôn ngữ hay không mà thôi Theo Điđơrô: “Cảm giác là đặc tính chung của vậtchất, hay là sản phẩm của tính tổ chức của vật chất”1
Đứng vững trên lập trường duy vật biện chứng, dựa trên những thành tựucủa khoa học tự nhiên và đời sống thực tiễn xã hội, triết học Mác - Lênin khẳngđịnh, nguồn gốc của ý thức bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội
Xét về nguồn gốc tự nhiên của ý thức một thuộc tính của một dạng vậtchất có tổ chức cao nhất là bộ óc người và sự tác động của hiện thực khách quanvào bộ óc người
Ý thức là thuộc tính của vật chất, là thuộc tính của một dạng vật chất sống
có tổ chức cao là bộ óc người Bộ óc người là cơ quan vật chất của ý thức Ýthức là chức năng của bộ óc người Bộ óc người là sản phẩm của quá trình tiếnhóa lâu dài của thế giới vật chất Trình độ phản ánh của ý thức là trình độ phảnánh cao nhất, riêng có của bộ óc con người
Phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi sự vật hiện tượng Thuộctính này được biểu hiện ra trong sự liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng
vật chất với nhau Phản ánh là sự tái tạo những đặc điểm của một hệ thống vật
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.32
Trang 32chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại của chúng.
Kết quả sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật - vật tác động và vật nhận tácđộng Đồng thời, quá trình phản ánh bao hàm quá trình thông tin Nói cách khác,vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động Đây là điềuquan trọng để làm sáng tỏ nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Thuộc tính phản ánh của vật chất phát triển từ thấp đến cao, từ đơn giảnđên phức tạp, tương đương với trình độ, kết cấu của vật chất Trong giới tựnhiên vô sinh, chỉ có những phản ánh vật lý, hóa học Đây là những phản ánh cótính chất thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn Trong giới tự nhiên hữusinh, sự phản ánh là trình độ phản ánh sinh học Phản ánh sinh học trong các cơthể sống đã có sự định hướng, lựa chọn, nhờ đó các sinh vật thích nghi với môitrường để duy trì sự tồn tại của mình Phản ánh sinh học được thực hiện thôngqua các hình thức như sự kích thích trong cơ thể sống do tác động của môitrường ở thực vật, các phản xạ ở động vật có hệ thần kinh Trình độ phản ánhtâm lý động vật ở động vật cao cấp có bộ óc Tâm lý động vật là sự phản ánh cótính chất bản năng và do quy luật sinh học chi phối, chưa phải là ý thức
Là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất, ý thức chỉ nảy sinhcùng với sự xuất hiện của con người Ý thức là ý thức của con người, nằm trongcon người và không thể tách rời con người Bộ óc người là một tổ chức vật chấtsống đặc biệt, có cấu trúc tinh vi và phức tạp, bao gồm hàng tỷ tế bào thần kinh.Các tế bào này liên quan đến nhau và với các giác quan, tạo thành vô số nhữngmối liên hệ thu, nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể Hoạt động ý thức củacon người diễn ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ óc người Quátrình ý thức không đồng nhất, không tách rời, độc lập hay song song với quátrình sinh lý thần kinh Đây là hai mặt của một quá trình - quá trình sinh lý thầnkinh trong bộ óc người mang nội dung ý thức, cũng giống như tín hiệu vật chấtmang nội dung thông tin
Sự tác động của thế giới bên ngoài là nội dung phản ánh của ý thức Ýthức là sự phản ánh thế giới bên ngoài vào trong bộ óc Bộ óc của con người là
cơ quan phản ánh, song chỉ riêng có bộ óc thì chưa thể có ý thức, không có sựtác động bên ngoài lên các giác quan, đến bộ óc thì hoạt động ý thức không thểdiễn ra Như vậy, bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tác động lên bộ óc -
đó là nguồn gốc tự nhiên của ý thức
Xét về nguồn gốc xã hội của ý thức Ý thức không đơn giản là sự phảnánh thế giới xung quanh trong bộ óc người Sự ra đời của ý thức con người cònnhờ hoạt động lao động và ngôn ngữ
Trang 33Để tồn tại con người phải lao động tạo ra những vật phẩm để thoả mãnnhu cầu của mình Thông qua hoạt động lao động cải tạo thế giới khách quan màcon người từng bước nhận thức được thế giới, ý thức ngày càng sâu sắc về thếgiới đó Ý thức hình thành không phải là quá trình con người tiếp nhận thụ độngcác tác động từ thế giới khách quan vào bộ óc của mình, mà chủ yếu từ hoạtđộng thực tiễn, con người sử dụng công cụ lao động tác động vào các đối tượngtrong hiện thực bắt chúng phải bộc lộ ra những hiện tượng, những thuộc tính, kếtcấu nhất định Những thuộc tính, kết cấu đó tác động vào bộ óc, từ đó conngười phân loại, nhận biết nó ngày càng sâu sắc
Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người, mang tính xã hội.Thông qua lao động đã làm nảy sinh nhu cầu giao tiếp, trao đổi kinh nghiệmgiữa các thành viên trong xã hội Từ nhu cầu đó, bộ máy phát âm, trung tâmngôn ngữ trong bộ óc con người được hình thành và hoàn thiện dần.Ph.Ăngghen viết: “Đem so sánh con người với các loài vật, người ta sẽ thấy rõrằng ngôn ngữ bắt nguồn từ lao động và cùng phát triển với lao động, đó là cáchgiải thích duy nhất đúng về nguồn gốc của ngôn ngữ”1
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức Nó là “vỏvật chất” của tư duy; là hiện thực trực tiếp của ý thức; là phương thức để ý thứctồn tại với tư cách là sản phẩm xã hội - lịch sử Cùng với lao động, ngôn ngữ cóvai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của ý thức Ngôn ngữ vừa làphương tiện giao tiếp, đồng thời vừa là công cụ của tư duy Nhờ ngôn ngữ conngười có thể khái quát, trừu tượng hoá, suy nghĩ độc lập, tách khỏi sự vật cảmtính Cũng nhờ có ngôn ngữ mà con người có thể giao tiếp trao đổi tư tưởng vớinhau, lưu giữ, kế thừa những tri thức, kinh nghiệm phong phú của xã hội tíchluỹ được qua các thế hệ, các thời kỳ lịch sử Ý thức là một hiện tượng có tính xãhội, do đó không có phương tiện trao đổi xã hội về mặt ngôn ngữ thì ý thứckhông thể hình thành và phát triển được Ph.Ăngghen khẳng định: “Trước hết làlao động; sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai sức kíchthích chủ yếu đã ảnh hưởng đến bộ óc của con vượn, làm cho bộ óc đó dần dầnbiến chuyển thành bộ óc của con người”2
Như vậy, lao động và ngôn ngữ là hai sức kích thích chủ yếu làm chuyểnbiến dần bộ óc của loài vượn người thành bộ óc con người và tâm lý động vậtthành ý thức con người Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óccủa con người Nhưng không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.645
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.646
Trang 34ý thức, mà phải đặt chúng trong mối quan hệ với hoạt động xã hội của con người.
Ý thức là sản phẩm xã hội, một hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người
Xem xét nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của ý thức cho thấy, ýthức xuất hiện là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên, đồngthời là kết quả trực tiếp của thực tiễn xã hội - lịch sử của con người Trong đó,nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ để ýthức hình thành, tồn tại và phát triển Nếu chỉ nhấn mạnh mặt tự nhiên mà quên
đi mặt xã hội, hoặc ngược lại chỉ nhấn mạnh mặt xã hội mà quên đi mặt tự nhiêncủa nguồn gốc ý thức đều dẫn đến những quan niệm sai lầm, phiến diện của chủnghĩa duy tâm hoặc siêu hình, không thể hiểu được thực chất của hiện tượng ýthức, tinh thần của loài người nói chung, cũng như của mỗi người nói riêng.Chính vì có hoạt động thực tiễn phong phú của loài người, mà ý thức mới hìnhthành và khẳng định sức mạnh sáng tạo của nó Với ý nghĩa đó, ý thức đượcquan niệm có bản chất xã hội - lịch sử
Từ cách tiếp cận nguồn gốc của ý thức, có thể quan niệm: Ý thức là hình
thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện thực khách quan trên cơ
sở thực tiễn xã hội - lịch sử
Ý thức không phải là cái không thể nhận thức được như chủ nghĩa duytâm quan niệm, nhưng nó cũng không phải cái tầm thường như những người duyvật tầm thường gán cho nó Thực chất, ý thức chỉ là thuộc tính phản ánh của mộtdạng vật chất đặc biệt là bộ óc người Nói cách khác, chỉ có con người mới có ýthức Loài người xuất hiện là kết quả của lịch sử vận động, phát triển lâu dài củathế giới vật chất Cấu trúc hoàn thiện của bộ óc người là nền tảng vật chất để ýthức hoạt động; cùng với hoạt động thực tiễn và đời sống xã hội phong phú tạođộng lực mạnh mẽ thúc đẩy ý thức hình thành và không ngừng phát triển
2.2.2 Bản chất của ý thức
Quan điểm chủ nghĩa duy tâm về bản chất của ý thức đã cường điệu vaitrò của ý thức một cách thái quá, trừu tượng đến mức thoát ly đời sống hiệnthực, biến nó thành một thực thể tồn tại độc lập, là thực tại duy nhất, là nguồngốc từ đó sinh ra toàn bộ thế giới vật chất Ngược lại, chủ nghĩa duy vật siêuhình đã tầm thường hoá vai trò của ý thức Họ coi ý thức cũng chỉ là một dạngcấu trúc của vật chất, hoặc coi ý thức chỉ là sự phản ánh giản đơn, thụ động thếgiới vật chất, tách rời thực tiễn xã hội Những quan niệm sai lầm đó đã khôngcho phép con người hiểu được bản chất đích thực của ý thức, không hiểu đượcbiện chứng quá trình phản ánh ý thức của con người
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, trên cơ sở nắm vững lý thuyết phản ánh đãluận giải một cách khoa học bản chất của ý thức Muốn hiểu đúng bản chất của ý
Trang 35thức cần xem xét nó trong mối quan hệ với vật chất, mà chủ yếu là đời sống hiện
thực có tính thực tiễn của con người Bản chất ý thức là “hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan” 1 , là sự phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan trong bộ óc người trên cơ sở hoạt động thực tiễn.
Về mặt bản thể luận, thì ý thức chỉ là “hình ảnh” về hiện thực khách quan
trong óc người Đây là đặc tính đầu tiên để nhận biết ý thức Đối với con người,
cả ý thức và vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại thực Nhưng cần phânbiệt giữa chúng có sự khác nhau, đối lập nhau về bản chất: vật chất là hiện thựckhách quan; còn ý thức là hiện thực chủ quan Ý thức là cái phản ánh thế giớikhách quan, ý thức không phải là sự vật, mà chỉ là hình ảnh của sự vật ở trong ócngười Ý thức tồn tại phi cảm tính, đối lập với các đối tượng vật chất mà nó phảnánh luôn tồn tại cảm tính Thế giới khách quan là nguyên bản, là tính thứ nhất.Còn ý thức là “hình ảnh” về thế giới đó, là tính thứ hai Đây là căn cứ quan trọngnhất để khẳng định thế giới quan duy vật biện chứng, phê phán chủ nghĩa duy tâm
và duy vật siêu hình trong quan niệm về bản chất của ý thức
Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức mà nó
phản ánh là chủ quan Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trongđầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó Kết quả phản ánh của ýthức tùy thuộc vào nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội,phẩm chất, năng lực, kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh Cùng một đốitượng vật chất nhưng với các chủ thể khác nhau, có đặc điểm tâm lý, tri thức,kinh nghiệm, thể chất khác nhau, trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau thìkết quả phản ánh trong ý thức của họ cũng khác nhau Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Trênthực tế, bất kỳ phản ánh nào của hệ thống thế giới vào trong tư tưởng cũng đến
bị hạn chế về mặt khách quan bởi những điều kiện lịch sử, và về mặt chủ quanbởi những đặc điểm về thể chất và tinh thần của tác giả”2
Ý thức có tính tích cực, sáng tạo gắn bó chặt chẽ với thực tiễn xã hội Đây
là một đặc tính căn bản để phân biệt trình độ phản ánh ý thức người với trình độphản ánh tâm lý động vật Ý thức không phải là sự phản ánh ngẫu nhiên, đơn lẻ,thụ động thế giới khách quan Trái lại, đó là kết quả của quá trình phản ánh cóđịnh hướng, mục đích rõ rệt Ý thức hình thành, tồn tại và phát triển luôn gắnliền với hoạt động thực tiễn xã hội phong phú Thông qua thực tiễn, con ngườilàm biến đổi thế giới và qua đó chủ động khám phá sâu, rộng các đối tượng phảnánh Ý thức phản ánh ngày càng sâu sắc, từng bước xâm nhập các tầng bản chất,quy luật, điều kiện đem lại hiệu quả hoạt động thực tiễn
1 V.I Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.138
2 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1994, tr.57
Trang 36Sáng tạo là đặc trưng bản chất nhất của ý thức Tính sáng tạo của ý thứcthể hiện rất phong phú Trên cơ sở những cái đã có, ý thức có thể tạo ra tri thứcmới về sự vật, có thể tưởng tượng ra cái không có trong thực tế Ý thức có thểtiên đoán, phản ánh vượt trước, dự báo tương lai…Những khả năng đó nói lêntính phức tạp và phong phú trong đời sống tâm lý - ý thức của con người.
Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, song đây là
sự phản ánh đặc biệt - phản ánh trong quá trình con người cải tạo thế giới Quátrính ý thức là quá trình thống nhất của ba mặt sau đây: Thứ nhất, trao đổi thôngtin giữa chủ thể và đối tượng phản ánh Sự trao đổi này mang tính chất haichiều, có định hướng và chọn lọc các thông tin cần thiết Thứ hai, mô hình hoáđối tượng trong tư duy dưới dạng hình ảnh tinh thần Thực chất đây là quá trình
“sáng tạo lại” hiện thực của ý thức theo nghĩa mã hoá các đối tượng vật chấtthành các ý tưởng tinh thần phi vật chất Thứ ba, chuyển hoá mô hình từ tư duy
ra hiện thực khách quan, tức quá trình hiện thực hoá tư tưởng, thông qua hoạtđộng thực tiễn biến cái quan niệm thành cái thực tại, biến các ý tưởng phi vậtchất trong tư duy thành các dạng vật chất ngoài hiện thực Để thúc đẩy quá trìnhchuyển hoá này, con người cần sáng tạo đồng bộ nội dung, phương pháp,phương tiện, công cụ phù hợp để tác động vào hiện thực khách quan nhằm thựchiện mục đích của mình
Tính sáng tạo của ý thức không có nghĩa là ý thức sáng tạo sinh ra vậtchất Sáng tạo của ý thức là sáng tạo của sự phản ánh, theo quy luật sự phản ánh
Sự sáng tạo của ý thức không đối lập, tách rời sự phản ánh, mà ngược lại thốngnhất với phản ánh, trên cơ sở phản ánh Phản ánh và sáng tạo là hai mặt thuộcbản chất của ý thức Thực tiễn xã hội của con người tạo ra sự phản ánh phức tạp,năng động, sáng tạo của bộ óc người
2.2.3 Kết cấu của ý thức
Tiếp cận theo các yếu tố hợp thành
Ý thức bao gồm yếu tố: Tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí , trong đó trithức là nhân tố cơ bản nhất
Quá trình hình thành và phát triển ý thức cũng chính là quá trình con ngườitìm kiếm, tích lũy tri thức về thế giới xung quanh Tri thức bao hàm nhiều lĩnhvực khác nhau như tri thức về tự nhiên, xã hội, con người và có nhiều cấp độ khácnhau như: tri thức cảm tính và tri thức lý tính; tri thức kinh nghiệm và tri thức lýluận; tri thức tiền khoa học và tri thức khoa học Cùng với quá trình nhận thức sựvật, trong ý thức còn nảy sinh thái độ của con người đối với đối tượng phản ánh.Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh tồn tại, nó phản ánh quan hệgiữa người với người và quan hệ giữa người với thế giới khách quan Tình cảm
Trang 37tham gia và trở thành một trong những động lực quan trọng của hoạt động conngười Sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm tạo nên tính bền vững và hìnhthành niềm tin thôi thúc con người vươn lên trong mọi hoàn cảnh
Ý chí là những cố gắng, nỗ lực, khả năng huy động mọi tiềm năng trongmỗi con người vào hoạt động để vượt qua mọi trở ngại đạt mục đích đề ra
Tiếp cận theo chiều sâu nội tâm của ý thức
Ý thức gồm: tự ý thức, tiềm thức, vô thức những yếu tố đó cùng vớinhững yếu tố khác hợp thành ý thức, quy định tính phong phú, nhiều vẻ của đờisống tinh thần của con người
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệvới ý thức về thế giới bên ngoài Đây là một thành tố rất quan trọng của ý thức,đánh dấu trình độ phát triển của ý thức Trong quá trình phản ánh thế giới kháchquan, con người cũng tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với thế giới đó đểđánh giá mình thông qua các mối quan hệ Nhờ vậy, con người tự ý thức về bảnthân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác, đang tư duy; tự đánh giánăng lực và trình độ hiểu biết của bản thân về thế giới, cũng như các quan điểm,
tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, hành vi, đạo đức và lợi ích của mình; Qua đó,
ý thức về mình như một cá nhân - chủ thể có ý thức đầy đủ về hành động củamình; vươn lên làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của mình trongquá trình tác động qua lại với thế giới khách quan
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ýthức Về thực chất, tiềm thức là những tri thức mà chủ thể đã có được từ trướcnhưng đã gần như trở thành bản năng, thành kỹ năng nằm trong tầng sâu ý thứccủa chủ thể, là ý thức dưới dạng tiềm tàng Do đó, tiềm thức có thể tự động gây
ra các hoạt động tâm lý và nhận thức mà chủ thể không cần kiểm soát chúngmột cách trực tiếp Tiềm thức có vai trò quan trọng trong đời sống và tư duykhoa học Tiềm thức gắn bó chặt chẽ với loại hình tư duy chính xác, được lặp lạinhiều lần Khi tiềm thức hoạt động sẽ góp phần giảm bớt sự quá tải của đầu óc,khi công việc lặp lại nhiều lần, mà vẫn đảm bảo độ chính xác cao và chặt chẽcần thiết của tư duy khoa học
Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí điều khiển, nằm
ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không kiểm soát được trong một lúc nào đó.Con người là một thực thể xã hội có ý thức, nhưng không phải mọi hành vi củacon người đều do lý trí chỉ đạo Trong đời sống của con người, có những hành vi
do bản năng chi phối hoặc do những động tác được lặp đi lặp lại nhiều lần trởthành thói quen đến mức chúng tự động xảy ra ngay cả khi không có sự điều
Trang 38khiển của lý trí Vô thức là những trạng thái tâm lý ở tầng sâu điều chỉnh sự suynghĩ, hành vi, thái độ ứng xử của con người mà chưa có sự can thiệp của lý trí
Vô thức biểu hiện ra thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng hammuốn, giấc mơ, bị thôi miên, lỡ lời, nói nhịu, Mỗi hiện tượng vô thức có vùnghoạt động riêng, có vai trò, chức năng riêng, song tất cả đều có một chức năngchung là giải toả những ức chế trong hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất lànhững ham muốn bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quytắc của đời sống cộng đồng Nó góp phần quan trọng trong việc lập lại thế cânbằng trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ứcchế quá mức như ấm ức, dày vò mặc cảm Nghiên cứu những hiện tượng vôthức giúp cho con người luôn làm chủ đời sống nội tâm, có phương pháp kiềmchế đúng quy luật những trạng thái ức chế của tinh thần
2.3 MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC, KHÁCH QUAN VÀ CHỦ QUAN
2.3.1 Mối quan hệ vật chất và ý thức
Bàn về mối quan hệ vật chất và ý thức trong lịch sử triết học có nhiều quanđiểm khác nhau
Chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức, tinh thần là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là
tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiệnkhác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức, tinh thần sinh ra Trên thực
tế, chủ nghĩa duy tâm là cơ sở lý luận của tôn giáo, chủ nghĩa ngu dân Mọi conđường mà chủ nghĩa duy tâm mở ra đều dẫn con người đến với thần học, với
“đấng sáng thế” Trong thực tiễn, người duy tâm phủ nhận tính khách quan,cường điệu vai trò nhân tố chủ quan, duy ý chí, hành động bất chấp điều kiện,quy luật khách quan
Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn mạnh
một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ nhận tínhđộc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng tạo, vai trò
to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan Dovậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ khách quan chủnghĩa, thụ động, ỷ lại, trông chờ
C.Mác đã chỉ rõ hạn chế của cả chủ nghĩa duy vật trực quan và chủ nghĩaduy tâm: “Sự vật, hiện thực cái có thể cảm giác được, chỉ được nhận thức dưới hìnhthức khách thể, hay hình thức trực quan, chứ không được nhận thức là hoạt độngcảm giác của con người, là thực tiễn - không được nhận thức về mặt chủ quan Vì
Trang 39vậy, mặt năng động được chủ nghĩa duy tâm phát triển một cách trừu tượng, vì chủnghĩa duy tâm dĩ nhiên là không hiểu hoạt động hiện thực, cảm giác được”1.
Triết học Mác - Lênin kiên trì đường lối duy vật, nắm vững phép biệnchứng, luôn theo sát và kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoahọc tự nhiên, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc phục đượcnhững sai lầm, hạn chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình và nêu lên nhữngquan điểm khoa học, đúng đắn về mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới
là vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bảnchất, nhưng giữa chúng luôn có mối quan hệ biện chứng, vậtchất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau; vật chất là tính thứnhất, còn ý thức là tính thứ hai Vật chất tồn tại khách quan, độclập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức Ý thức không tồntại thụ động mà có tính độc lập tương đối tác động trở lại đối vớithế giới vật chất
Vật chất quyết định từ nguồn gốc ra đời, nội dung, tính chất và sự vậnđộng, biến đổi của ý thức
Bộ óc người là một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh
để hình thành ý thức Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộnão trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan Sự vận động của thế giới vậtchất là yếu tố quyết định sự ra đời của cơ quan vật chất có tư duy là bộ óc người.Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có tính xãhội - lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức phản ảnh
Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan Sự phát triển của hoạtđộng thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là động lực mạnh mẽ nhất quyết địnhtính phong phú và độ sâu sắc nội dung của tư duy, ý thức con người qua các thế
hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại Cùng với mỗi bướcphát triển của sản xuất, tư duy, ý thức của con người cũng ngày càng mở rộng,đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú Con người không chỉ ýthức được hiện tại, mà còn ý thức được cả những vấn đề trong quá khứ và dựkiến được cả trong tương lai, trên cơ sở khái quát ngày càng sâu sắc bản chất,quy luật vận động, phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy của họ
Sự vận động, biến đổi không ngừng của thế giới vật chất, của thực tiễn làyếu tố quyết định sự vận động, biến đổi của tư duy, ý thức của con người Khi
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, tr.19
Trang 40sản xuất xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, ý thức chính trị, pháp quyền cũng dầnthay thế cho ý thức quần cư, cộng đồng thời nguyên thuỷ
Ý thức không thụ động mà có tính độc lập tương đối, tác động trở lại đốivới thế giới vật chất
Vai trò tích cực của ý thức không phải ở chỗ nó trực tiếp tạo ra hay thayđổi thế giới vật chất mà là nhận thức thế giới khách quan và từ đó làm cho conngười hình thành mục đích, phương hướng, biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạtđộng của mình Sức mạnh của ý thức con người không phải ở chỗ tách rời điềukiện vật chất, thoát ly khỏi hiện thực khách quan, mà là biết dựa vào điều kiệnvật chất đã có để cải tạo hiện thực khách quan một cách chủ động, sáng tạo Sựtác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người.Theo Ph.Ăngghen: “tư tưởng căn bản không thực hiện được cái gì hết Muốnthực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”1
Chiều hướng sự tác động tuỳ thuộc vào chất lượng phản ánh hiện thựckhách quan là đúng đắn hoặc sai lầm Ý thức phản ánh đúng đắn hiện thựckhách quan, hoạt động thực tiễn phù hợp sẽ thúc đẩy hiện thực khách quan pháttriển Ý thức phản ánh không đúng hiện thực khách quan có thể kìm hãm cải tạohiện thực khách quan Sự tác động của ý thức đối với vật chất như thế nào, phụthuộc vào: trình độ, nội dung ý thức; mức độ thâm nhập của ý thức vào lựclượng vật chất xã hội và vào việc tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó khôngthể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vàocác điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động Nếuquên điều đó chúng ta sẽ lại rơi vào chủ nghĩa chủ quan, duy tâm, duy ý chí,không tránh khỏi thất bại trong hoạt động thực tiễn
Về mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chứng củaV.I.Lênin, rằng “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trongnhững phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này, chỉ giới hạn trong vấn đềnhận thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì là có trước và cái gì là cái có sau? Ngoàigiới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”2
Nghiên cứu mối quan hệ vật chất và ý thức, trong hoạt động quán triệtnguyên tắc khách quan, nghĩa là phải luôn xuất phát từ thực tế khách quan, tôntrọng và hành động theo các quy luật khách quan Điều này đòi hỏi trong nhậnthức và hành động con người phải xuất phát từ thực tế khách quan, lấy kháchquan làm cơ sở, tiền đề cho hành động của mình Đồng thời, cần phát huy tính
1 C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội 1995, tr.181
2 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2005, tr.173