Giáo trình biên soạn dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; kế thừa kết quả nghiên cứu của các bộ giáo trình đã xuất bản; bổ sung, cập nhật tư liệu mới, những kết luận và tổng kết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. Nội dung của giáo trình gồm 11 chương. Chương 1: Đối tượng, phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương 2: Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Chương 3: Đảng lãnh đạo giành chính quyền cách mạng (1930 - 1945); Chương 4: Đảng lãnh đạo giữ vững chính quyền cách mạng và toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954); Chương 5: Đảng lãnh đạo tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng (1954 - 1975); Chương 6: Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 1986); Chương 7: Đảng lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; Chương 8: Đường lối và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới; Chương 9: Đường lối của Đảng về tăng cường quốc phòng - an ninh và mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời kỳ đổi mới; Chương 10: Đảng lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới; Chương 11: Những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giáo trình cung cấp hệ thống những tri thức cơ bản về quá trình ra đời, lãnh đạo, chỉ đạo và những bài học kinh nghiệm của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, từ đó thấy được bản lĩnh, trí tuệ, tính đúng đắn, sáng tạo của Đảng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi của sự nghiệp cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giáo trình được biên soạn để đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của đối tượng học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy - tham mưu, hậu cần, kỹ thuật, quân y, tình báo cấp phân đội, trình độ đại học. Ngoài ra, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng học viên đào tạo trình độ đại học ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội. Đây là công trình khoa học do tập thể cán bộ, giảng viên chuyên ngành Lịch sử Đảng ở một số học viện, trường sĩ quan biên soạn. Trong quá trình biên soạn, tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, bạn đọc trong và ngoài Quân đội.
Trang 1MỤC LỤC
Trang
Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
3.5 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh
nghiệm thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945)
47
Chương 4 ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIỮ VỮNG CHÍNH QUYỀN CÁCH
MẠNG VÀ TOÀN QUỐC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 - 1954)
56
4.1 Đảng lãnh đạo xây dựng, bảo vệ chính quyền và chuẩn bị
toàn quốc kháng chiến (9/1945 - 12/1946)
4.4 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
84
Trang 2Chương 5 ĐẢNG LÃNH ĐẠO TIẾN HÀNH ĐỒNG THỜI HAI
5.4 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm
của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
119
Chương 6 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA (1975 - 1986)
123
6.1 Đảng lãnh đạo thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước
(1975 - 1976)
123
6.2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng và quá trình
Đảng chỉ đạo xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (1976 - 1981)
Chương 7 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1537.1 Mô hình xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong thời
Chương 8 ĐƯỜNG LỐI VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
172
8.1 Đường lối phát triển kinh tế thời kỳ đổi mới 1728.2 Chiến lược phát trển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 182
Chương 9 ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG QUỐC
PHÒNG - AN NINH VÀ MỞ RỘNG QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
193
9.1 Đường lối của Đảng về tăng cường quốc phòng, an ninh
trong thời kỳ đổi mới
193
9.2 Đường lối của Đảng về mở rộng quan hệ đối ngoại trong
thời kỳ đổi mới
203
Chương 10 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH
TRỊ TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
21210.1 Hệ thống chính trị trong thời kỳ đổi mới 212
Trang 310.2 Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng hệ thống chính
trị trong thời kỳ đổi mới
214
Chương 11 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM LỚN CỦA CÁCH
MẠNG VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG
11.5 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết
định thắng lợi của cách mạng Việt Nam
245
Trang 4Chương 1 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1 ĐỐI TƯỢNG, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU MÔN LỊCH
SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.1.1 Đối tượng nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là một khoa học, đối tượng nghiên cứu là
những quy luật về sự ra đời, phát triển của Đảng và những quy luật về hoạt độnglãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu nhóm quy luật về sự
ra đời, phát triển, trưởng thành của Đảng (nghiên cứu về bản thân Đảng) Nhóm quyluật này đòi hỏi phải làm rõ: Tính tất yếu khách quan ra đời của Đảng Cộng sản ViệtNam là do nhu cầu đấu tranh dân tộc, đấu tranh giai cấp phát triển đến độ chín muồiđòi hỏi phải có Đảng lãnh đạo; quy luật ra đời của Đảng (sản phẩm của sự kết hợp lýluận Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam), vừaphản ánh quy luật chung về sự ra đời của các Đảng Cộng sản trên thế giới, thể hiệntính đặc thù về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ở một nước thuộc địa nửaphong kiến Đồng thời, làm rõ quy luật xây dựng, phát triển, trưởng thành của Đảng
cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức; về mối quan hệ giữa số lượng, chất lượng đảngviên; thành phần giai cấp và tiêu chuẩn đảng viên; đấu tranh tự phê bình và phê bìnhtrong Đảng; về việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng,…
Môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu nhóm quy luật vềhoạt động lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng Nghiên cứu nhóm quy luật nàyphải làm rõ những vấn đề có tính quy luật trong nội dung lãnh đạo của Đảng; conđường, biện pháp Đảng lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành thắng lợi; về nghệthuật lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng qua mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Xác định đối tượng nghiên cứu của môn học cần phân biệt rõ ranh giới giữaLịch sử Đảng với Lịch sử dân tộc, Lịch sử quân sự Mặc dù giữa ba bộ môn này cómối liên hệ với nhau, nhưng môn học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam có đốitượng, nhiệm vụ nghiên cứu riêng, không trùng lặp với các chuyên ngành kháctrong khoa học lịch sử Vì vậy, cần nắm vững đối tượng nghiên cứu của từngchuyên ngành lịch sử thì mới lựa chọn được nội dung theo đúng phạm vi xác định,đồng thời làm cơ sở mở rộng nghiên cứu sang các lĩnh vực khác thuộc ngành lịch
sử, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, học tập được toàn diện và hiệu quả hơn
Trang 51.1.2 Chức năng của môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Chức năng nhận thức
Môn học Lịch sử Đảng giúp học viên học tập, nghiên cứu, tái hiện, miêu tả,giải thích các hiện thực lịch sử về Đảng và quá trình lãnh đạo của Đảng một cáchkhách quan, khoa học Qua đó giúp người học nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vềđường lối chiến lược, sách lượng của Đảng và những khái niệm, phạm trù, quy luật
về sự phát triển của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam trong lịch sử
Nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam còn giúp người họcnhận rõ xu hướng vận động, phát triển của cách mạng Việt Nam, của xã hội ViệtNam Học Lịch sử Đảng đồng thời giúp người học nhận thức được quá khứ, hiểu
rõ hiện tại và dự đoán được tương lai của sự phát triển V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Khixem xét bất cứ một hiện tượng xã hội nào trong quá trình phát triển của nó, thì baogiờ người ta cũng tìm thấy trong đó vết tích của quá khứ, những cơ sở của hiện tại
và những mầm mống của tương lai”1 Dự đoán tương lai là vấn đề khó, nhiều môn
khoa học xã hội nhân văn có chức năng dự báo, song khoa học Lịch sử Đảng có điều kiện để thực hiện sự dự báo đó tốt nhất Ví dụ: Năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh đã dự báo: Năm 1945, Việt Nam độc lập Sau này,
Người còn nhiều lần dự báo chính xác trong hai cuộc kháng chiến Để dự báo đúngtương lai đòi hỏi người nghiên cứu phải có kiến thức lịch sử sâu, rộng và tư duy lýluận sắc sảo, nhạy bén với cái mới
b) Chức năng giáo dục
Chức năng giáo dục của khoa học Lịch sử Đảng là giáo dục chính trị, tưtưởng, phẩm chất, đạo đức cách mạng, định hướng hành động đúng đắn cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân, phục vụ các nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâudài Thực hiện tốt chức năng nhận thức là cơ sở thực hiện chức năng giáo dục Nộidung giáo dục bao gồm những vấn đề cơ bản sau:
Vấn đề quan trọng hàng đầu của Khoa học Lịch sử Đảng là giáo dục nângcao sự giác ngộ sâu sắc về mục tiêu cách mạng, lý tưởng của Đảng cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân Đây cũng là nội dung cốt lõi trong công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng; làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng vàcủa toàn xã hội Việt Nam, của mọi cn người Việt Nam
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước chân chính, chủ nghĩa quốc tế xã hội chủnghĩa trong sáng, chống chủ nghĩa dân tộc cực đoan, sô vanh nước lớn Chú trọngkhông ngừng giáo dục chủ nghĩa yêu nước truyền thống, chủ nghĩa yêu nước thời
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005, tr 218.
Trang 6đại Hồ Chí Minh, giáo dục lịch sử, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, củadân tộc Việt Nam xuyên suốt chiều dài lịch sử.
Giáo dục đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nướcqua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng, góp phần nâng cao giác ngộ, niềm tin xã hộichủ nghĩa, giữ vững phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin tuyệtđối của quần chúng vào Đảng, vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và tất yếu thắnglợi của con đường cách mạng vô sản mà Đảng và dân tộc lựa chọn, làm cho cán bộ,đảng viên và quần chúng nhân dân nêu cao ý chí quyết tâm, ra sức phấn đấu, cốnghiến thực hiện thắng lợi mục tiêu, lý tưởng của Đảng, đáp ứng nguyện vọng chínhđáng của nhân dân
c) Chức năng dự báo
Chức năng dự báo của khoa học Lịch sử Đảng là trên cơ sở nhận thức những
gì diễn ra trong quá khứ để hiểu rõ về hiện tại và dự báo tương lai của sự pháttriển Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng để dự báo chính xác các
sự kiện nổi bật của cách mạng Việt Nam Năm 1942, trong tác phẩm Lịch sử nước
ta, Người dự báo “Năm 1945 Việt Nam độc lập” và thực tế lịch sử đã diễn ra đúng
như dự đoán của Người Hiện nay, trước những diễn biến nhanh chóng, mau lẹ vàphức tạp của tình hình thế giới, khu vực, Đảng ta đặc biệt quan tâm đến năng lực
dự báo chiến lược Có dự báo sát đúng thì mới chủ động đề ra đường lối, chủtrương phù hợp, lượng đón thời cơ, vượt khó khăn, thách thức, đưa đất nước tiếptục vững bước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội
Ngoài những chức năng cơ bản trên, Khoa học Lịch sử Đảng còn có chức
năng phê phán Để tăng cường sự lãnh đạo, nâng cao sức chiến đấu của Đảng phải
kiên quyết phê phán những biểu hiện tiêu cực, lạc hậu, hư hỏng, ngăn chặn, đẩy lùisuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện “tự diễnbiến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; kiên quyết đấu tranh và đẩy mạnh công tácxây dựng, chỉnh đốn Đảng làm cho Đảng không ngừng lớn mạnh, trưởng thành,thực sự tiêu biểu về đạo đức, trí tuệ, văn minh…
1.1.3 Nhiệm vụ của môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Trình bày đường lối cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Trình bày đường lối cách mạng của Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cáchmạng là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất của khoa học Lịch sử Đảng Đảnglãnh đạo cách mạng và lãnh đạo toàn xã hội trước hết bằng đường lối, chủ trương,chính sách… Hoạch định đường lối là nội dung căn bản trong hoạt động lãnh đạocủa Đảng, là nhân tố bảo đảm giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa cách mạngphát triển Trình bày đường lối cách mạng của Đảng phải trung thực, khách quan,khoa học; trong đó cần tập trung làm rõ một số nội dung chủ yếu, như:
Trang 7Trình bày hoàn cảnh lịch sử hình thành đường lối của Đảng trong từng thời
kỳ, giai đoạn cách mạng.
Thực tiễn luôn vận động, biến đổi, luôn xuất hiện những yêu cầu khác nhau
ở mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử cụ thể, đòi hỏi Đảng phải nắm vững, giải quyếtthành công những yêu cầu lịch sử đó
Trình bày hoàn cảnh lịch sử là dựng lại bối cảnh chân thực, sinh động, cụthể của lịch sử Chú trọng đi sâu, làm rõ đặc điểm tình hình có liên quan, tácđộng chi phối đến việc hoạch định đường lối của Đảng; không liệt kê các sựkiện, phải chọn lọc các sự kiện điển hình nhất, liên quan trực tiếp đến sự hìnhthành đường lối của Đảng ở một thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định
Trình bày hoàn cảnh lịch sử là làm rõ căn cứ thực tiễn để Đảng vận dụngsáng tạo lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kinh nghiệm cách mạngthế giới, kinh nghiệm cách mạng Việt Nam vào thực tiễn, định ra đường lối,chủ trương, chính sách phù hợp cho từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Trình bày quá trình hình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối.
Đường lối cách mạng của Đảng có quá trình hình thành và qua chỉ đạothực tiễn từng bước được bổ sung, phát triển, hoàn thiện Đường lối ban đầu củaĐảng trên từng lĩnh vực, trong mỗi giai đoạn cách mạng có thể đúng trên nhữngvấn đề cơ bản, song thông thường đều mang tính chất đặt nền móng và sơ khai.Qua tổ chức thực tiễn, tổng kết thực tiễn, đường lối đó dần được bổ sung, pháttriển đi đến hoàn thiện cho phù hợp với diễn biến tình hình và thực lực cáchmạng Thực tiễn cho thấy đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hình
thành từ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, được Hội nghị thành lập Đảng (03/02/1930) thông qua; Luận cương Chính trị (10/1930); các Nghị quyết
Trung ương 6 (11/1939), Trung ương 7 (11/1940), Trung ương 8 (5/1941) bổsung, phát triển và được hoàn thiện tại Đại hội II (02/1951) của Đảng Các nộidung đường lối cách mạng trên từng lĩnh vực như đường lối quân sự, kinh tế,đối ngoại… của Đảng cũng diễn ra quá trình hình thành, phát triển, từ chưahoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện hơn
Trình bày quá trình Đảng tổ chức thực hiện đường lối (tổ chức thực tiễn)
Tổ chức thực tiễn là quá trình đưa đường lối, chính sách của Đảng vàophong trào hành động cách mạng của quần chúng, biến đường lối thành kết quảtrong thực tiễn Quá trình tổ chức thực hiện đường lối bao gồm nhiều hoạt độngđan xen với nhau như công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác cán bộ, côngtác chính sách, phát động các phong trào cách mạng của quần chúng Đảng lãnhđạo toàn diện các mặt của đời sống kinh tế, xã hội Đảng lãnh đạo Nhà nước thểchế hoá đường lối thành Hiến pháp, pháp luật và những chính sách, kế hoạch đồng
Trang 8bộ, cụ thể Đảng không bao biện, làm thay Nhà nước Là Đảng cầm quyền, Đảngthực hiện sự kiểm tra của mình đối với Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội,qua đó kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, phát hiện những nhân tố mới,những kinh nghiệm mới bổ sung và hoàn thiện đường lối
b) Trình bày phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Đảng lãnh đạo trước hết bằng đường lối, chiến lược và sách lược cáchmạng Song để đường lối của Đảng trở thành kết quả cụ thể trong thực tiễn cáchmạng thì đường lối đó phải được đưa vào phong trào hành động của quầnchúng Vì vậy, để hoàn thành tốt nhiệm vụ, Đảng phải biết tập hợp, tổ chức,tuyên truyền, giáo dục và phát động quần chúng lên mặt trận đấu tranh theo mụctiêu, lý tưởng của Đảng và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Tiến trình cáchmạng Việt Nam cho thấy, Đảng luôn nhận thức rõ vai trò “đầu tàu” của quầnchúng nhân dân trong lịch sử, quán triệt sâu sắc quan điểm “lấy dân làm gốc”trong mọi hoạt động lãnh đạo cách mạng của mình và hết sức chú trọng công tác
tổ chức, giáo dục, vận động quần chúng nhân dân Nhờ đó, sức mạnh của quầnchúng nhân dân đã được phát huy cao độ và mối quan hệ Đảng - dân ngày càngbền chặt hơn Trình bày phong trào cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạocủa Đảng là trình bày những vấn đề sau đây:
Quá trình Đảng đề ra nhiệm vụ, mục tiêu sát hợp với nguyện vọng, khảnăng của quần chúng và tiến hành tập hợp, vận động, tuyên truyền, giáo dục,huy động, tổ chức quần chúng với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợpvới tình hình trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử nên đã lôi cuốn được đông đảoquần chúng nhất tề đứng lên, tin theo Đảng và đấu tranh cách mạng
Trình bày sự phát triển phong trào cách mạng của quần chúng đi từ thấpđến cao trong những bối cảnh lịch sử cụ thể Phong trào cách mạng thường đạttới cao trào, song đôi khi cũng có tổn thất, mất mát, thậm chí có khi thoái trào,nhưng kết cục đều phát triển đến thắng lợi hoàn toàn
Từ quá trình lãnh đạo của Đảng và phong trào hành động cách mạng củaquần chúng để làm nổi bật mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng Đó là mốiquan hệ máu thịt giữa lãnh đạo với thực hiện trong sự gắn kết bền vững trên cơ
sở hội tụ thống nhất của ý Đảng - lòng dân Có Đảng lãnh đạo, phong trào quầnchúng trở nên tự giác, có mục đích rõ ràng và được tổ chức chặt chẽ Ngược lại.,quần chúng nhân dân là người trực tiếp thực hiện đường lối của Đảng bằngnhững kết quả sinh động trong thực tiễn và đóng góp trí tuệ, công sức cho sựhình thành, phát triển, hoàn thiện đường lối cách mạng của Đảng nói chung, vớicông tác xây dựng Đảng nói riêng Ví dụ, Chỉ thị 100 (1/1981) của Ban Bí thư
Trang 9“Về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nôngnghiệp”, là kết quả tổng kết từ các hiện tượng khoán “chui” ở cơ sở và làm thíđiểm khoán cây lúa vụ mùa năm 1980 dưới sự chỉ đạo của các tỉnh uỷ.
Trình bày phong trào cách mạng của quần chúng, rút ra được những bàihọc kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào quần chúng Đó làbài học kinh nghiệm về phát động một cao trào cách mạng; về tổ chức và nuôidưỡng phong trào, nhất là lúc cách mạng khó khăn Trong điều kiện ngày naycần đặc biệt quan tâm đến sự tổng kết những chủ trương, biện pháp làm choĐảng gắn bó chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm, bảo vệ Đảng,tham gia tích cực vào công tác xây dựng Đảng Tổng kết rút ra những bài học vềphong trào cách mạng của quần chúng cũng là tổng kết sự lãnh đạo của Đảng
c) Trình bày nhiệm vụ xây dựng Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Nhiệm vụ này đòi hỏi phải trình bày toàn bộ tiến trình lịch sử xây dựngĐảng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, bảo đảm cho Đảng luôn ngang tầm vớiyêu cầu, nhiệm vụ của đất nước, thời đại trong mỗi giai đoạn, thời kỳ cách mạng.Nội dung đó bao gồm những vấn đề sau đây:
Trình bày quá trình hình thành, phát triển, hoàn chỉnh đường lối về công tácxây dựng Đảng trong mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng Trong đó cần làm rõ vềmục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ… của công tác xây dựng Đảng; về nguyên tắc
tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của Đảng; về công tác kiểm tra, giám sát và thihành kỷ luật trong Đảng
Quá trình xây dựng, củng cố, phát triển đội ngũ Đảng viên và hệ thống tổchức Đảng từ Trung ương đến cơ sở Công tác tuyên truyền, giáo dục bồi đắp lýluận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin, lý tưởng cộng sảnchủ nghĩa và bản chất giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ, đảng viên Nhiệm vụxây dựng và đấu tranh tư tưởng, lý luận trong nội bộ Đảng và trình bày những bàihọc kinh nghiệm về xây dựng Đảng qua các thời kỳ, giai đoạn cách mạng
Lịch sử xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức gắn bó chặt chẽvới nhau Trình bày nhiệm vụ xây dựng Đảng phải bắt đầu từ nhiệm vụ chính trịcủa Đảng trong mỗi thời kỳ, giai đoạn lịch sử, đó là căn cứ để Đảng xác định yêucầu cho công tác xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằm đápứng hiệu quả với yêu cầu của nhiệm vụ chính trị Do đó, yêu cầu về xây dựngĐảng có những tiêu chuẩn chung của đảng viên cho mọi thời kỳ, nhưng cũng cónhững tiêu chí cụ thể trong từng thời kỳ cách mạng Bởi vậy, trình bày vấn đề xâydựng Đảng là phải trình bày cụ thể thực tiễn công tác xây dựng Đảng đã tiến hànhtrong mỗi thời kỳ, giai đoạn cách mạng bằng sự gắn kết chặt chẽ giữ lý luận và
Trang 10thực tiễn Qua đó làm nổi rõ sứ phát triển về nhận thức và tư duy lý luận, kết quả
và kinh nghiệm của công tác xây dựng Đảng…
d) Trình bày kinh nghiệm của từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng và bài học kinh nghiệm tổng quát của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Kinh nghiệm được khái quát từ thực tiễn, quay trở lại chỉ đạo thực tiễn Thựctiễn tiếp tục bổ sung làm cho kinh nghiệm phát triển đầy đủ, sâu sắc hơn Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Cần phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thựchành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó đầy đủ,dồi dào thêm”1
Trong lịch sử Đảng, trình bày kinh nghiệm là một nhiệm vụ hết sức quantrọng, được tổng kết ở các cấp độ khác nhau:
Cấp độ thứ nhất: Là kinh nghiệm lịch sử của từng thời kỳ Vấn đề này
thường là từ diễn biến, sự kiện lịch sử để tổng kết thành những kinh nghiệm Vìvậy, kinh nghiệm gắn với một thời kỳ lịch sử nhất định
Cấp độ thứ hai: Là bài học lịch sử được tổng kết trong khoảng thời gian dài
hơn, ở trình độ cao hơn thành những vấn đề mang tính quy luật, những vấn đề lýluận của cách mạng Việt Nam Cấp độ này thường là tổng kết những bài học kinhnghiệm trong một quá trình thực hiện những nhiệm vụ chiến lược của cách mạng(cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, công cuộc đổi mới), hoặc đúc kết những bàihọc kinh nghiệm tổng quát của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Trình bày kinh nghiệm, bài học kinh nghiệm nhưng không rơi vào chủ nghĩakinh nghiệm, hoặc chủ quan duy ý chí
Trình bày kinh nghiệm phải khách quan, trung thực, gắn kết chặt chẽ giưa lýluận với thực tiên, tránh phương pháp lựa chọn sự kiện gượng ép “gọt chân chovừa giầy” Vì vậy, khi trình bày phải tôn trọng sự thật lịch sử, cách mạng có thểthành công, nhưng cũng có sai lầm thiếu sót; có chiến thắng, nhưng cũng có hysinh mất mát; có dự báo đúng, sáng suốt, nhưng cũng có thể có dự báo sai, xảy
ra bất ngờ, bị động
Cần phân biệt giữa lý luận và kinh nghiệm Lý luận định hướng hoạt độngthực tiễn, còn kinh nghiệm được nghiên cứu, khái quát từ thực tiễn trên cơ sở lýluận gắn với hoạt động thực tiễn Vì vậy, khi vận dụng kinh nghiệm phải chútrọng tính hiệu quả, thiết thực Có những kinh nghiệm đúng với thời kỳ này,đúng với nước này, nhưng sẽ sai lầm khi vận dụng máy móc vào thời kỳ khác,nước khác Vì vậy, cần chống tư tưởng chủ quan, giản đơn, phiến diện và máymóc trong việc tổng kết thực tiễn, trình bày, vận dụng kinh nghiệm
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 417.
Trang 111.2 NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP, Ý NGHĨA CỦA MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1.2.1 Nguyên tắc nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Tính Đảng, tính khoa học là nguyên tắc hàng đầu trong nghiên cứu mônhọc Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Nắm vững tính Đảng, tính khoa học lànguyên tắc quan trọng nhất, chỉ đạo mọi hoạt động nghiên cứu, học tập, trìnhbày một công trình Khoa học Lịch sử Đảng
Tính Đảng trong môn Lịch sử Đảng đòi hỏi phải đứng vững trên lậptrường của giai cấp công nhân để xem xét, đánh giá khách quan, trung thực các
sự kiện, quá trình lịch sử, phục vụ cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dânlao động và của toàn dân tộc; triệt để đấu tranh chống thái độ vô trách nhiệm,các quan điểm cơ hội, xét lại dưới mọi màu sắc; bảo vệ Đảng và sự nghiệp cáchmạng của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Vấn đề này đã được V.I.Lêninchỉ rõ: “Tính phi đảng trong xã hội tư sản chỉ là biểu hiện giả dối, che đậy, tiêu cựccủa tình trạng đứng trong đảng của những kẻ no bụng, đứng trong đảng của bọnthống trị, đứng trong đảng của bọn bóc lột Tính phi đảng là tư tưởng tư sản Tínhđảng là tư tưởng xã hội chủ nghĩa”1
Nội dung tính Đảng nói chung thể hiện tập trung ở tính giai cấp Ttuy nhiên,cần phân biệt tính Đảng trong nghiên cứu khoa học, tính Đảng trong tuyên truyền,giảng dạy và tính Đảng trong sinh hoạt Đảng
Tính khoa học trong Khoa học Lịch sử Đảng là sử dụng các phương phápkhoa học để phản ánh khách quan, trung thực và toàn diện các sự kiện lịch sử, quátrình lịch sử của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
Tính khoa học đòi hỏi phải tuân thủ phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận sử họcmácxít để trình bày khách quan, trung thực về lịch sử hình thành, tồn tại, phát triểncủa Đảng và hoạt động hoạch định chủ trương, chỉ đạo thực tiễn cách mạng củaĐảng qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử
-Tính Đảng và tính khoa học là hai phạm trù khác nhau, nhưng không đối lậpnhau và có mối quan hệ khăng khít với nhau
Vì lợi ích giai cấp, dân tộc và của Đảng, đòi hỏi môn Lịch sử Đảng phảinghiên cứu, phản ánh đúng sự thật tiến trình lịch sử để từ đó tìm ra quy luật vậnđộng, phát triển của lịch sử và hành động theo quy luật đó Đây cũng chính là mụcđích mà tính khoa học hướng tới Do đó, khách quan, trung thực chẳng những làbiểu hiện của tính khoa học mà còn là sự biểu hiện cao nhất của tính Đảng
Tính Đảng và tính khoa học cũng có sự khác nhau nhất định và không thểđồng nhất Mặc dù tính Đảng, tính khoa học thống nhất với nhau ở mục đích phản
1 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2005, tr 165.
Trang 12ánh trung thực, khách quan lịch sử Song tính Đảng, tính khoa học khác nhau ởhình thức vận động và được thể hiện qua năng lực chủ quan của mỗi nhà khoa học,mỗi tổ chức chính trị xã hội Do đó, để tạo sự thống nhất ngày càng cao giữa tínhĐảng với tính khoa học đòi hỏi mỗi người, mỗi tổ chức phải thấm nhuần sâu sắc lýluận cách mạng và không ngừng nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
Nắm vững tính Đảng, tính khoa học là cơ sở bảo đảm cho công tác nghiêncứu, giảng dạy và học tập môn Lịch sử Đảng có định hướng chính trị đúng đắn,không tùy tiện, phiến diện, chủ quan, giáo điều Cùng với việc nắm vững tính Đảng,tính khoa học, phải nắm vững nguyên tắc lý luận liên hệ với thực tiễn, lịch sử gắnliền với hiện thực…
1 2.2 Phương pháp nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
a) Phương pháp chung
Lịch sử Đảng là một khoa học nằm trong hệ thống các môn khoa học xã hội
và nhân văn Do vậy, phương pháp nghiên cứu, dạy và học phải dựa trên cơ sởphương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và những phươngpháp chung của các khoa học xã hội và nhân văn để nghiên cứu, trình bày và nhậnthức lịch sử một cách khách quan, trung thực, đúng quy luật
Nhận thức các sự kiện và tiến trình lịch sử trong các mối quan hệ: nguyênnhân và kết quả, hình thức và nội dung, hiện tượng và bản chất, cái chung và cáiriêng, phổ biến và đặc thù
Nhận thức tiến trình cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phảidựa trên lý luận về hình thái kinh tế - xã hội; về giai cấp và đấu tranh giai cấp; vềdân tộc và đấu tranh dân tộc; về vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân tronglịch sử; về các động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và lịch sử; về cách mạng
xã hội và tính tất yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa, sứ mệnh lịch sử của giai cấp
vô sản và Đảng Cộng sản
Cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tưtưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh dẫn dắt sựnghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Nghiên cứu, nắm vững tư tưởng Hồ ChíMinh có ý nghĩa quan trọng để hiểu rõ Lịch sử Đảng Tư tưởng Hồ Chí Minh và tưduy, phong cách khoa học của Người là cơ sở và định hướng về phương phápnghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, không ngừng sáng tạo,chống chủ nghĩa giáo điều và chủ quan, duy ý chí
b) Phương pháp cụ thể
Khoa học Lịch sử Đảng là bộ phận của Khoa học Lịch sử; do đó, phươngpháp nghiên cứu, dạy và học phải tuân theo phương pháp luận khoa học lịch sử
Trang 13Trong đó, phương pháp chủ yếu nhất là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc
và sự kết hợp hai phương pháp đó với nhau
Phương pháp lịch sử, là phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch sử, quá
trình lịch sử trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, xác định, trong quá trình vậnđộng, phát triển theo trình tự thời gian lịch sử và mối quan hệ biện chứng, tácđộng qua lại với nhau Phương pháp lịch sử yêu cầu làm rõ quá trình phát sinh,phát triển và hình thức vận động của mỗi sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử và mốiliên hệ của chúng với các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử khác; đồng thời phânbiệt được sự khác nhau giữa các sự kiện, quá trình lịch sử
Phương pháp lôgíc, là phương pháp nghiên cứu các sự kiện lịch sử, quá
trình lịch sử dưới hình thức khái quát lý luận thành những mệnh đề, những nguyên
lý, phạm trù… nhằm làm rõ bản chất, quy luật vận động, phát triển của sự vật,hiện tượng Phương pháp lôgíc có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu Lịch sửĐảng để tìm ra bản chất, quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng, để tìm ra chân
lý khoa học thông qua các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử
Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc là hai phương pháp khác nhau,
nhưng có mối quan hệ biện chứng với nhau, được sử dụng nhằm tìm ra
chân lý khách quan của sự phát triển lịch sử Do đó, để nghiên cứu, dạy và họcmôn Lịch sử Đảng có chất lượng, hiệu quả cao phải kết hợp nhuần nhuyễn, chặtchẽ, linh hoạt, sáng tạo phương pháp lịch sử với phương pháp lôgíc Ph.Ăng ghenviết: “Phương pháp lôgíc chẳng qua cũng là phương pháp lịch sử, có điều là đãthoát khỏi hình thái lịch sử và khỏi những hiện tượng ngẫu nhiên gây trở ngại màthôi Lịch sử bắt đầu từ đầu thì tư duy cũng bắt đầu từ đó và sự vận động tiếp tụccủa nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới một hình thức trừu tượng
và nhất quán về lý luận”1
Cùng với phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, Khoa học Lịch sử Đảng
còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp lịch đại, đồng đại, phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia
Để nâng cao chất lượng nghiên cứu, dạy và học Lịch sử Đảng, các phương pháp trênphải được kết hợp sử dụng uyển chuyển, linh hoạt, sáng tạo theo yêu cầu, nội dungtrong từng chương, từng phần của Lịch sử Đảng Chỉ có như vây, nghiên cứu, dạy
và học Lịch sử Đảng mới sinh động, đạt chất lượng, hiệu quả cao
1.2.3 Ý nghĩa nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định, là cả một pho lịch sử bằng vàng Đó chính là tính khoa học, cách mạng,
1 C.Mác và Ph Ăng ghen, Toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2002, tr 614.
Trang 14giá trị thực tiễn sâu sắc trong Cương lĩnh, đường lối của Đảng; là sự lãnh đạođúng đắn, kịp thời, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ do lịch sử đặt ra; những kinhnghiệm, bài học kinh nghiệm quý báu của cách mạng Việt Nam và truyền thống
vẻ vang của Đảng
Nghiên cứu, học tập Lịch sử Đảng góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết
về Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiền phong lãnh đạo cách mạng Việt Nam đưađến những thắng lợi vĩ đại, có ý nghĩa to lớn trong sự phát triển của dân tộc Qua
đó, giáo dục lý tưởng, truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng và của dân tộc,củng cố, bồi đắp niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường cách mạng màĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn
Nghiên cứu, học tập môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam góp phần tăngcường đoàn kết trong Đảng, đồng thuận trong xã hội, xóa bỏ mọi thành kiến, khắcphục khó khăn, ra sức học tập, công tác, cống hiến để xứng đáng với truyền thống
vẻ vang của Đảng, xứng đáng với các đồng chí đã hy sinh vì cách mạng, vì lýtưởng cộng sản chủ nghĩa, nguyện cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp củaĐảng, đất nước
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Chức năng, nhiệm vụ môn Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
3 Nguyên tắc, phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu môn Lịch sử Đảng Cộngsản Việt Nam
Trang 15Chương 2 CUỘC VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX
2.1.1 Tình hình thế giới
Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã chuyển từ tự do cạnh tranh, sanggiai đoạn độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) Các nước tư bản đế quốc, bên trong thìtăng cường bóc lột nhân dân lao động, bên ngoài thì tiến hành xâm lược và áp bứcnhân dân các nước thuộc địa Sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc đã làm cho đờisống nhân dân lao động ở các nước trở nên cùng cực Mâu thuẫn giữa các dân tộcthuộc địa, nửa thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc ngày càng gay gắt Phong trào đấutranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công mở ra thời đại mới, thời đạiquá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới Vớithắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga, Nhà nước Xô Viết dựa trên nền tảngliên minh công - nông dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích Nga ra đời Cuộccách mạng này cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhândân lao động ở các nước tư bản và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa,trong đó có Việt Nam
2.1.2 Tình hình trong nước
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, sau khi cơ bản kết thúc giai đoạn vũ trangxâm lược Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Để bóc lột đượclợi nhuận tối đa, thực dân Pháp một mặt duy trì phương thức sản xuất phong kiến,mặt khác thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.Chúng thực hiện chính sách độc quyền kinh tế trên các mặt: Xuất, nhập khẩu,khai thác mỏ, giao thông vận tải, ngân hàng, tài chính, thuốc phiện, muối, rượu,chiếm đất lập đồn điền, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý Chúng bóc lột đến tậnxương tủy, khiến dân ta ngày càng nghèo khổ, cùng cực, nước ta xơ xác, tiêuđiều Chúng thi hành chính sách chuyên chế về chính trị, làm cho dân ta không cómột chút tự do, dân chủ nào Để phá hoại tình đoàn kết giữa các dân tộc, chúng
thi hành chính sách “chia để trị” Cùng với độc quyền về kinh tế, chuyên chế về
chính trị, về văn hóa, thực dân Pháp thi hành chính sách ngu dân nhằm giam hãmdân tộc ta trong vòng nô lệ
Những chính sách trên của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam thayđổi, từ một xã hội phong kiến độc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Về cơ cấu xã hội, bên cạnh giai cấp địa chủ phong kiến và giai cấp nông dân
đã tồn tại từ lâu, xuất hiện các giai cấp mới, đó là giai cấp công nhân, giai cấp tiểu
Trang 16tư sản thành thị và giai cấp tư sản Mỗi giai cấp có địa vị kinh tế và thái độ chínhtrị khác nhau.
Giai cấp địa chủ phong kiến, trong những thế kỷ trước đã giữ vai trò tiến bộ
nhất định, nhưng từ khi Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp, giai cấp địa chủ bịphân hóa Một bộ phận câu kết, làm tay sai cho thực dân Pháp, ra sức đàn áp phongtrào yêu nước và bóc lột nông dân Một bộ phận nêu cao tinh thần dân tộc, khởixướng, lãnh đạo phong trào chống Pháp và bảo vệ chế độ phong kiến Một số làlãnh đạo phong trào nông dân chống Pháp xâm lược và bọn phong kiến phản động.Một bộ phận địa chủ phong kiến chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản
Giai cấp nông dân, chiếm hơn 90% dân số Họ sản xuất ra một phần quan
trọng của cải xã hội, nhưng lại là người bị bóc lột nặng nề Ruộng đất của nôngdân bị đế quốc, phong kiến tước đoạt Chính sách độc quyền kinh tế của đế quốc
đã đẩy nông dân tới bần cùng không có lối thoát Một số phải rời quê hương bổsung vào giai cấp công nhân làm thuê cho tư sản và thực dân Pháp ở các nhàmáy, hầm mỏ, đồn điền… Giai cấp nông dân vừa mất đất, vừa mất độc lập, tự donên họ mang nặng hận thù với cả đế quốc và phong kiến, họ có tinh thần chống
đế quốc và phong kiến Nông dân không thể lãnh đạo cách mạng được vì họkhông đại biểu cho một phương thức sản xuất độc lập, không có hệ tư tưởng độclập, nhưng là đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân trong cách mạng dântộc dân chủ nhân dân
Giai cấp công nhân, là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa
của đế quốc Pháp Cuối thế kỷ XIX ở Việt Nam đã xuất hiện tầng lớp công nhân ViệtNam, đầu thế kỷ XX công nhân Việt Nam đã hình thành với tư cách một giai cấptrong xã hội Giai cấp công nhân tuy số lượng ít, văn hoá và trình độ kỹ thuật thấp,nhưng họ sống tập trung, lại đại biểu cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất, có tinh thầnđoàn kết và ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần triệt để cách mạng Giai cấp côngnhân sinh trưởng ở nước thuộc địa nửa phong kiến, phải chịu ba tầng áp bức bóc lộtcủa đế quốc, phong kiến và tư sản Phần lớn giai cấp công nhân xuất thân từ nôngdân, nên họ gắn bó chặt chẽ với nông dân, không chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cảilương, không có tầng lớp công nhân quý tộc Giai cấp công nhân sinh ra trong mộtdân tộc có truyền thống yêu nước, kiên cường bất khuất, họ sớm tiếp thu chủ nghĩaMác - Lênin và bước lên vũ đài chính trị sau Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi
Do địa vị kinh tế, chính trị và điều kiện lịch sử khách quan quy định, giai cấp côngnhân Việt Nam là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo thực hiện thắng lợi cuộc đấutranh giành độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội
Giai cấp tư sản, ra đời trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân
Pháp, nhưng bị tư bản Pháp chèn ép, đến thời kỳ trong và sau Chiến tranh thế giới
Trang 17lần thứ nhất, giai cấp tư sản mới bắt đầu trở thành một giai cấp Lúc này chủ nghĩa
tư bản thế giới đã bước vào thời kỳ đế quốc chủ nghĩa, giai cấp tư sản không còn làđại biểu cho lực lượng đang lên nữa Ở Việt Nam, bọn tư bản độc quyền Pháp nắmhết mọi quyền lợi kinh tế, giai cấp tư sản Việt Nam không đủ điều kiện phát triểnđộc lập cả về kinh tế và chính trị Cũng như ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địakhác, giai cấp tư sản Việt Nam có hai bộ phận: Tư sản mại bản và tư sản dân tộc
Tư sản mại bản là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc, quyền lợi của chúng gắn liềnvới quyền lợi của đế quốc, góp vốn kinh doanh với thực dân Pháp và phục vụ chochính sách xâm lược của Pháp Tư sản dân tộc có hai mặt, tích cực và tiêu cực.Yếu tố tích cực của họ chỉ được phát huy trong những điều kiện lịch sử nhất định.Trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân họ có khả năng tham gia phong tràocách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, khi cách mạng gặp khókhăn họ hay ngả nghiêng, dao động
Giai cấp tiểu tư sản, gồm: Tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công, viên chứcnhỏ, học sinh, dân nghèo thành thị…, mỗi tầng lớp có mức sống khác nhau, nhưngnhìn chung địa vị kinh tế bấp bênh, luôn bị đe doạ phá sản và thất nghiệp, họthường dao động trước sự khủng bố của kẻ thù Giai cấp tiểu tư sản bị đế quốc vàphong kiến áp bức bóc lột, khinh rẻ nên họ hăng hái cách mạng Đặc biệt là tầnglớp trí thức, học sinh có tinh thần yêu nước nồng nàn, họ rất thiết tha với độc lập,
tự do, dân chủ và rất nhạy cảm, thức thời Giai cấp tiểu tư sản là một lực lượngcách mạng to lớn và là đồng minh đáng tin cậy của giai cấp công nhân
Từ cơ cấu giai cấp thay đổi dẫn đến mâu thuẫn cơ bản trong xã hội cũngthay đổi Trong xã hội thuộc địa nửa phong kiến có hai mâu thuẫn cơ bản, đó là:Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữanhân dân Việt Nam (chủ yếu là nông dân) với giai cấp địa chủ phong kiến Haimâu thuẫn đó gắn liền với nhau không thể tách rời Yêu cầu khách quan để đưa xãhội Việt Nam phát triển đi lên là phải đồng thời giải quyết cả hai mâu thuẫn cơ bản
đó, đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phải đi đôi với xoá bỏ chế độ phong kiến, đấu tranhgiành độc lập dân tộc không thể tách rời đấu tranh giành dân chủ, tự do
2.2 CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC Ở VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX, ĐẦU THẾ KỶ XX
2.2.1 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến
Ngay từ khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước ta, với tinh thần yêu nướcnồng nàn, bất chấp chủ trương đầu hàng của triều đình phong kiến, nhân dân cảnước đã vùng lên đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược Thực dân Pháp đã vấpphải một phong trào đấu tranh vũ trang quyết liệt và kéo dài, hễ phong trào này bịdập tắt thì phong trào khác lại bùng lên, không hề ngưng nghỉ, đúng như lời tuyên
Trang 18bố đanh thép của Nguyễn Trung Trực trước giờ bị xử tử: Bao giờ Tây nhổ hết cỏnước Nam mới hết người Nam đánh Tây
Ngày 05/7/1885, phái chủ chiến còn sót lại trong triều đình Huế do Tôn ThấtThuyết dẫn đầu tấn công vào đồn Mang Cá và Tòa khâm sứ Trung Kỳ Bị thất bại,Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra vùng Quảng Trị Ngày 13/7/1885, nhà vuaxuống chiếu “Cần Vương” Phong trào Cần Vương nhanh chóng lan ra nhiều địaphương ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Nam Kỳ Ngày 01/11/1888, vua Hàm Nghi bịthực dân Pháp bắt Phong trào Cần Vương còn kéo dài đến năm 1896 khi cuộckhởi nghĩa của Phan Đình Phùng bị thất bại
Cũng trong thời gian đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân chống Phápkhông ngừng bùng nổ khắp các miền của đất nước Cuộc khởi nghĩa lớn nhất, tiêubiểu cho ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất, bền bỉ của nông dân Việt Nam làcuộc khởi nghĩa Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo vào năm 1884 Thực dânPháp đã bốn lần dùng lực lượng lớn tiến công Yên Thế nhưng đều bị nghĩa quânđánh bại Chỉ sau khi Hoàng Hoa Thám hy sinh (10/3/1913), cuộc khởi nghĩa YênThế mới kết thúc
Tư tưởng cơ bản của các trào lưu này là đấu tranh giành độc lập dân tộc,thiết lập lại chế độ phong kiến Mặc dù phong trào diễn ra trong thời gian dài rấtsôi nổi quyết liệt nhưng kết cục cuối cùng đều thất bại Qua đó chứng tỏ sự bế tắccủa ngọn cờ cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, đánh dấu sự chấm dứt vai tròlịch sử của giai cấp phong kiến
2.2.2 Phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng tư sản
Trào lưu cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản, khuynh hướng bạo
động của cụ Phan Bội Châu (1904 - 1912), mục tiêu đấu tranh là giành độc lậpdân tộc, phát triển đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa, phương pháp tiếnhành là dựa vào Nhật để đánh Pháp nhưng không thành công Khuynh hướng cảilương của cụ Phan Chu Trinh (1905 - 1908), mục tiêu đấu tranh cũng là giànhđộc lập dân tộc, phát triển đất nước theo xu hướng tư bản chủ nghĩa, phươngpháp tiến hành theo con đường nghị viện tư sản (cải lương), dựa vào Pháp đểđánh đổ chế độ phong kiến mà không cần bạo lực, kết quả cũng đi đến thất bại.Đặc biệt, vào cuối những năm hai mươi của thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện tổchức Việt Nam Quốc dân Đảng Những hoạt động của tổ chức này thể hiện rõnét tư tưởng dân chủ tư sản Họ chủ trương đẩy mạnh cách mạng dân tộc, xâydựng nền dân chủ, nhưng không duy trì đấu tranh giai cấp, hoạt động thiên về
ám sát cá nhân, manh động, tổ chức lỏng lẻo, kỷ luật thiếu nghiêm minh, địabàn hoạt động chỉ bó hẹp trong một số địa phương ở miền Bắc Lợi dụng nhữngyếu kém sơ hở của Việt Nam Quốc dân Đảng, thực dân Pháp đã thẳng tay đàn
Trang 19áp và nhanh chóng dập tắt các cuộc khởi nghĩa (tiêu biểu là khởi nghĩa Yên Báingày 09/02/1930) Thất bại của trào lưu cứu nước theo khuynh hướng dân chủ
tư sản ở Việt Nam đầu thế kỷ XX chứng tỏ sự lỗi thời, lạc hậu của tư tưởng tưsản, sự non yếu về kinh tế, chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ này, tuyphát triển sôi nổi nhưng vẫn mang tích chất tự phát, đã có hơn 60 cuộc đấutranh, biểu tình nổ ra khắp cả nước, tập trung ở những khu công nghiệp lớn như:Quảng Ninh, Vinh, Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, Sài Gòn… hình thức chủyếu là đập phá máy móc, bỏ trốn, đánh cai mang nặng màu sắc đấu tranh đòiquyền lợi về kinh tế đơn thuần
2.2.3 Nguyên nhân khủng hoảng của các phong trào
Từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước ở ViệtNam lúc đầu diễn ra khá sôi nổi, nhưng cuối cùng đều bị thất bại Cách mạngViệt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước Nguyênnhân của cuộc khủng hoảng là:
Do hạn chế về lịch sử, nên những nhà yêu nước Việt Nam lúc đó không
nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của thời đại mới và của cách mạng ViệtNam Sự bế tắc của trào lưu cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến đã lỗi thờicuối thế kỷ XIX là tiền đề cho sự tìm tòi xu hướng cứu nước mới đầu thế kỷ XXtheo khuynh hướng dân chủ tư sản Tuy là nét mới trong nhận thức tư tưởngchính trị của những người yêu nước Việt Nam, nhưng nó đã lỗi thời với xu thếphát triển tất yếu của thời đại Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủnghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng Cách mạng tháng MườiNga 1917 Nên thất bại là điều khó tránh khỏi
Do hạn chế về lập trường giai cấp, nên những người lãnh đạo phong trào
yêu nước lúc đó không nhận thức được tính chất, đặc điểm và mâu thuẫn xã hộiViệt Nam Không nhận thức được bạn, thù, tách rời chống đế quốc với chốngphong kiến, nên không xác định đúng đối tượng cách mạng, do đó không cóđường lối cứu nước đúng Họ không nhận thức được lực lượng cách mạng to lớn,yếu tố quyết định thành công của cách mạng là công nông, ngược lại họ coi côngnông là lực lượng thấp hèn, vì thế không có chủ trương tập hợp lực lượng này vàcũng không có phương pháp tổ chức đấu tranh thích hợp để tập hợp quần chúng
Giai cấp công nhân Việt Nam đã hình thành và đang trong quá trình phát triển, nhưng chưa thể đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình vì chưa được
trang bị lý luận cách mạng tiên phong, chưa tổ chức ra được chính đảng Đây lànguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước ở Việt Nam
Trang 20lúc bấy giờ Sự khủng hoảng đó chỉ được giải quyết khi giai cấp công nhân đãtrưởng thành cả về số và chất lượng, tổ chức ra được chính đảng của mình đểlãnh đạo cách mạng.
2.3 NGUYỄN ÁI QUỐC TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC VÀ CHUẨN BỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
2.3.1 Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, lớn lên ở mộtđịa phương có truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm (xã Kim Liên, huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An) Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ củathực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào, chứngkiến thất bại của các phong trào yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến và dân chủ
tư sản Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu thời đó, nhưngNgười không tán thành con đường đi của họ và có nhận xét sâu sắc rằng: Conđường cứu nước của cụ Phan Bội Châu chẳng khác nào “đuổi hổ cửa trước, rướcbeo cửa sau”, con đường của cụ Phan Chu Trinh là “mong giặc rủ lòng thương”,con đường của cụ Hoàng Hoa Thám “có thực tế hơn, nhưng vẫn nặng về cốt cáchphong kiến” Nguyễn Ái Quốc đã vượt qua tầm nhìn của các sĩ phu yêu nướcđương thời Bằng thiên tài trí tuệ, sự mẫn cảm chính trị đặc biệt, Người ra đi tìmcon đường cứu nước mới, khác hẳn so với các sỹ phu yêu nước đương thời Người
đã đến tận sào huyệt của kẻ thù đang thống trị dân tộc mình để tìm hiểu bản chất,
âm mưu của chúng
Từ bến cảng Nhà Rồng, tháng 6/1911, Nguyễn Ái Quốc rời Tổ quốc đi sangphương Tây, đến nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Mỹ Con đường của Người
đi là tự hoà mình vào cuộc sống lao động của những người cùng khổ dưới áchthống trị bóc lột của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân Đồng thời Ngườimuốn thông qua thực tiễn đấu tranh để hiểu biết thực chất của các quyền “tự do,bình đẳng, bác ái” và kinh nghiệm đấu tranh giành tự do, độc lập thực sự của nhândân các nước Người quyết tâm tìm hiểu, lý giải những vấn đề hệ trọng đối với vậnmệnh của cả dân tộc đang sống trong lầm than tủi nhục
Sự lựa chọn phương hướng đi tìm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốcthể hiện một tư duy chính trị mới trên con đường phát triển của cách mạng ViệtNam Vào năm 1916, từ thực tiễn hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc ở nhiềunước trên thế giới, Người có được nhận thức lý luận chính trị quan trọng là: Ở đâuchủ nghĩa tư bản cũng tàn ác vô nhân đạo, ở đâu giai cấp công nhân, nhân dân laođộng cũng bị áp bức bóc lột dã man Bởi vậy, giai cấp công nhân và nhân dân laođộng ở tất cả các nước đều là bạn, còn chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù Khẳngđịnh này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặt cơ sở quan điểm đúng đắn trong xác
Trang 21định bạn, thù, xác định đúng đối tượng và lực lượng cách mạng, về sự kết hợp cáchmạng Việt Nam với cách mạng thế giới
Cuối năm 1917, từ nước Anh, Nguyễn Ái Quốc trở lại hoạt động ở Pháp,một trung tâm hoạt động của nhiều nhà chính trị thế giới Người được tiếp cận vớinhững thông tin nhanh chóng và đầy đủ về sự kiện vĩ đại làm rung chuyển thế giới,
đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga Chiến tranh thế giới lần thứ nhấtkết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Véc-xây (Pháp) để chiaphần Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đếnHội nghị bản yêu sách 8 điểm, đòi Pháp và chủ nghĩa thực dân phải thừa nhậnquyền tự do, bình đẳng của dân tộc Việt Nam Đây là đòn tấn công trực diện đầutiên của Người vào bọn trùm đế quốc, là người Việt Nam đầu tiên dám nói lênchính nghĩa, những khát vọng cháy bỏng của các dân tộc bị áp bức, nên đã có tiếngvang lớn trong nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các nước thuộc địacủa Pháp Bản yêu sách của Người không được Hội nghị chấp nhận, qua đó Ngườirút ra kết luận: Những lời tuyên bố tự do, dân chủ, bình đẳng của bọn đế quốcchỉ là luận điệu giả dối Muốn có tự do, độc lập thật sự các dân tộc bị áp bứcphải trông cậy vào lực lượng của chính bản thân mình, người Việt Nam phải tựgiải phóng lấy mình Kết luận này có ý nghĩa quan trọng là vạch trần bản chấtphản động không thay đổi của chủ nghĩa đế quốc, nhận rõ bộ mặt thật củachúng, khẳng định tính chủ động cách mạng của các dân tộc thuộc địa Phê phánquan điểm trông chờ, ỷ lại của các dân tộc thuộc điạ, hy vọng vào sự ban ơn củachủ nghĩa đế quốc cho độc lập dân tộc, hoặc tư tưởng coi trọng cách mạng chínhquốc, coi nhẹ cách mạng thuộc địa của một số Đảng ở các nước tư bản lúc bấy giờ
Đầu năm 1919, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đảng Xã hội Pháp, Người có dịptiếp xúc, hoạt động cùng với nhiều nhà lý luận và hoạt động chính trị nổi tiếng ởPháp để nghiên cứu về các cuộc cách mạng trên thế giới và nghiên cứu lý luận.Tháng 3/1919, Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) ra đời, có ảnh hưởng lớn đến phongtrào cách mạng thế giới Năm 1920, cuộc đấu tranh giữa hai con đường diễn raquyết liệt trong nhiều đảng công nhân và ngay trong Đảng xã hội Pháp: Tiếp tụctheo đường lối của Quốc tế II (con đường cải lương) hay đi theo Quốc tế III (conđường cách mạng) Những vấn đề cơ bản về nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lêninđều được đề cập và tranh luận sôi nổi theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ haicủa Quốc tế Cộng sản Vấn đề bônsêvích hoá các đảng xã hội - dân chủ, vấn đềdân tộc thuộc địa, vấn đề vai trò của cách mạng giải phóng dân tộc được Nguyễn
Ái Quốc đặc biệt quan tâm
Một sự kiện quan trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong chuyển biến tư tưởngchính trị của Nguyễn Ái Quốc và cũng là bước ngoặt trong tiến trình phát triển của
Trang 22cách mạng Việt Nam, tháng 7/1920, Người được đọc Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, đăng trên Báo Nhân
Đạo (L’Humanité) Luận cương đã giải đáp trúng những vấn đề mà Nguyễn ÁiQuốc đang trăn trở, tìm hiểu, giúp Người thấy rõ con đường thắng lợi của cáchmạng giải phóng dân tộc, nhận rõ lập trường của Lênin và Quốc tế III khác hẳnvới những lời tuyên bố suông của Quốc tế II Luận cương của Lênin đã có ảnhhưởng quyết định đến lập trường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc: Người đến vớichủ nghĩa Mác - Lênin, tán thành Quốc tế III, đặt cách mạng giải phóng dân tộctrong quỹ đạo cách mạng vô sản, sau đó trở thành một trong những người thamgia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp và là người cộng sản đầu tiên của Việt Nam
Sau gần 10 năm (1911 - 1920) hoạt động, tìm tòi nghiên cứu, khảonghiệm, tổng kết thực tiễn, nâng cao nhận thức lý luận, đồng chí Nguyễn ÁiQuốc đã bắt gặp, tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, từ người yêu nước đã trởthành chiến sĩ cộng sản Người khẳng định dứt khoát chủ nghĩa tư bản khôngcứu được nước, không cứu được dân Thắng lợi của Cách mạng tháng MườiNga năm 1917 đã giúp đồng chí Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng nhận ra chân lýthời đại: Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được cácdân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ
Khác với những nhà yêu nước đương thời, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cómột phương pháp nghiên cứu độc lập, tự chủ, sáng tạo, đem lý luận đối chiếuvới thực tiễn, lấy mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội làm tiêu chuẩn
để đánh giá các học thuyết, tiếp thu kinh nghiệm cách mạng thế giới một cách
có chọn lọc Tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo đó đã được thể hiện nổi bật trongviệc vận dụng học thuyết Mác - Lênin, vạch ra đường lối cứu nước đúng đắncho dân tộc ta
2.3.2 Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ khi trở thành người cộng sản, cùng với việc thực hiện những nhiệm vụđối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Nguyễn Ái Quốc xúc tiến mạnh
mẽ việc nghiên cứu lý luận giải phóng dân tộc theo học thuyết cách mạng vô sảncủa chủ nghĩa Mác - Lênin để truyền bá vào nước ta, từng bước chuẩn bị về tưtưởng, chính trị và tổ chức cho việc thành lập chính đảng cộng sản ở Việt Nam
a) Chuẩn bị về tư tưởng
Sau khi tiếp thu được lý luận Mác - Lênin và trở thành người cộng sản, đồngchí Nguyễn Ái Quốc bắt tay vào việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước
Mục đích của việc truyền bá nhằm tố cáo tội ác của đế quốc thực dân, khơidậy truyền thống yêu nước, giác ngộ dân tộc, giác ngộ giai cấp, làm cho chủnghĩa Mác - Lênin chiếm ưu thế trong đời sống xã hội; định hướng hành động
Trang 23cho quần chúng nhân dân theo con đường cách mạng vô sản, gắn độc lập dân tộcvới chủ nghĩa xã hội
Nội dung tuyên truyền là truyền bá lý luận cách mạng vào phong trào côngnhân và phong trào yêu nước Phương pháp tuyên truyền là thông qua việc viết sách,báo, kịch, qua các tổ chức cách mạng, các diễn đàn quốc tế, phong trào vô sản hóa.Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc cùng một số chiến sĩ cách mạng ở nhiều nước thuộcđịa của Pháp lập ra Hội liên hiệp thuộc địa Hội đã quyết định xuất bản tờ báo
Người cùng khổ do Nguyễn Ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút Người đã viết nhiều bài trên các báo như: Báo Người cùng khổ, Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp, báo Đời sống công nhân của Tổng Liên đoàn Lao động Pháp, báo Sự thật của Đảng Cộng sản Liên Xô,… và xuất bản một số tác phẩm Đặc biệt, tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp do Người viết (1925) đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ
nghĩa đế quốc che giấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”, chỉ rõ phươnghướng hành động của nhân dân các nước thuộc địa; kêu gọi nhân dân Việt Nam vànhân dân các thuộc địa phải tự đứng dậy giải phóng cho mình
b) Chuẩn bị về chính trị
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc từng bước phác thảo đường lối cứu nước từ saunăm 1920, thể hiện tập trung trong tập bài giảng của Người cho những cán bộ cốtcán của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) Năm
1927 được in thành sách lấy tên là “Đường cách mệnh” Đường lối cứu nước củaNguyễn Ái Quốc thể hiện:
Chỉ có cách mạng vô sản là cách mạng triệt để, vì lợi ích của đại đa số dânchúng Đây chính là điểm xuất phát của con đường cách mạng Nguyễn Ái Quốc và
nó khác hoàn toàn với các con đường cứu nước trước đó
Mục tiêu và con đường đi lên của cách mạng Việt Nam là sau khi hoànthành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân phải đưa nước ta đi lên chủ nghĩa xãhội Muốn xoá bỏ chế độ người bóc lột người, muốn có tự do, hạnh phúc bình đẳngthật sự thì phải qua hai cuộc cách mạng: Cách mạng giải phóng dân tộc và cáchmạng xã hội chủ nghĩa Hai cuộc cách mạng này có quan hệ mật thiết với nhau
Lực lượng cách mạng: Công nông là gốc của cách mạng, học trò, nhà buônnhỏ, điền chủ nhỏ là bầu bạn của công nông Cách mạng là việc chung của dânchúng, không phải là việc của một hai người
Phương pháp cách mạng: Cách mạng muốn thắng lợi phải dùng sức mạnhcủa quần chúng, khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền phải có sách lược, kếhoạch, biết lúc nào làm và lúc nào chưa nên làm
Đoàn kết quốc tế “Cách mạng An Nam cũng là một bộ phận của cách mạng thếgiới Ai làm cách mệnh trên thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả” “Chúng ta
Trang 24cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chốnglại tư bản và đế quốc chủ nghĩa (như Đệ tam quốc tế)”1.
Cách mạng trước hết phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững cách mạngmới thành công Muốn cho Đảng vững phải làm cho trong Đảng ai cũng hiểu, aicũng theo chủ nghĩa Mác - Lênin
Những nội dung trên đã thể hiện sâu sắc tư tưởng độc lập dân tộc gắn liềnvới chủ nghĩa xã hội, là nội dung cốt lõi trong đường lối cứu nước của Nguyễn
Ái Quốc Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, con đường cứu nước của Nguyễn ÁiQuốc đã mở đường giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở ViệtNam đầu thế kỷ XX
c) Chuẩn bị về tổ chức
Từ năm 1925 trở đi, Nguyễn Ái Quốc tập trung vào những vấn đề lớn có ýnghĩa quyết định là huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng, lực lượng nòng cốt đểhình thành tổ chức tiền thân của Đảng Tháng 6/1925, khi điều kiện đã chín muồi,Người lập ra Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, nòng cốt là nhóm Cộng sảnđoàn Người mở những lớp huấn luyện cán bộ và ra tờ báo Thanh niên Phần lớncác cán bộ trẻ tuổi đã qua huấn luyện trở về nước để truyền bá chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng của Người vào phong trào công nhân, phong trào nông dân vàcác tầng lớp nhân dân lao động khác Từ năm 1926 đến năm 1929, Hội có cơ sở ởnhiều trung tâm kinh tế, chính trị trong cả nước Năm 1928, Hội đề ra chủ trương
“vô sản hoá” để rèn luyện những trí thức tiểu tư sản về lập trường giai cấp côngnhân và từng bước kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân vàphong trào yêu nước Đây là cách làm sáng tạo của Người khi sáng lập Hội, nhằmchuẩn bị tiền đề về tổ chức để tiến tới thành lập Đảng
Cách mạng Việt Nam thực sự chuyển biến mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu bức thiếtphải tổ chức ra chính đảng của giai cấp công nhân, những điều kiện về chính trị, tưtưởng, tổ chức dần dần chín muồi vào cuối năm 1929 đầu năm 1930
2.3.3 Sự ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
Do hoạt động tích cực của đồng chí Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt NamCách mạng Thanh niên, phong trào cách mạng Việt Nam có những bước chuyểnmạnh mẽ Đến năm 1929, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên không đủ sứclãnh đạo phong trào cách mạng trong nước, trong nội bộ Hội xuất hiện nhữngkhuynh hướng khác nhau: Khuynh hướng thứ nhất đòi giải tán Hội Việt NamCách mạng Thanh niên, thành lập Đảng cộng sản ngay, khuynh hướng này xuấthiện trong bộ phận Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Bắc Kỳ Khuynh
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 305.
Trang 25hướng thứ hai, muốn duy trì Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên với tư cách
là một Đảng Cộng sản và khuynh hướng thứ ba cho rằng cần duy trì Hội ViệtNam Cách mạng Thanh niên thêm một thời gian nữa rồi mới thành lập Đảng
Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng trong Đại hội lần thứ nhất của HộiViệt Nam Cách mạng Thanh niên (5/1929), không thống nhất được chủ trươngthành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam Sự bất đồng ý kiến và sự bất lực trong vaitrò lãnh đạo Đại hội của Ban Chấp hành Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên đã dẫn đến tình trạng các đại biểu Bắc Kỳ bỏ Đại hội ra về và xúc tiến thànhlập Đông Dương Cộng sản Đảng vào ngày 17/6/1929 Đồng thời, mở đợt tuyêntruyền sâu rộng về cương lĩnh của mình từ Bắc chí Nam
Ở Nam Kỳ, những hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanhniên đã tổ chức ra chi bộ cộng sản đầu tiên và trên cơ sở các chi bộ lập ra An NamCộng sản Đảng vào tháng 10/1929
Ở Trung Kỳ, bộ phận tiên tiến trong Tân Việt Cách mạng Đảng đã thoát ly
tổ chức này và lập ra Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào ngày 01/01/1930
Cuối năm 1929 đầu năm 1930, ở Việt Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộngsản Đó là bước phát triển về chất của phong trào cách mạng Việt Nam từ khi cóánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường Thể hiện nguyện vọng của giai cấpcông nhân và nhân dân lao động, phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của cáchmạng Việt Nam Song, nhược điểm là phân tán về tổ chức, tranh giành ảnh hưởngquần chúng và đảng viên về mình, công kích lẫn nhau Nếu để kéo dài tình trạngphân tán về tổ chức sẽ dẫn đến sự phân hoá về chính trị, tư tưởng, gây tổn hại chophong trào cách mạng Do đó, yêu cầu khách quan là phải nhanh chóng đi đếnhợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập một chính đảng duy nhất của giai cấpcông nhân Việt Nam
2.4 HỘI NGHỊ THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN
2.4.1 Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhận được tin ở Đông Dương có nhiều tổ chức cộng sản cùng hoạt động, vềlâu dài không có lợi cho cách mạng, Nguyễn Ái Quốc rời Xiêm về Hồng Kông(Trung Quốc), chủ động triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản ở Đông Dương bànviệc hợp nhất thành một Đảng Cộng sản duy nhất
Từ ngày 06/01 đến ngày 07/02/1930, Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng họp
ở bán đảo Cửu Long (Hồng Kông, Trung Quốc), với sự tham gia của hai đại biểuĐông Dương Cộng sản Đảng, hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng và hai đạibiểu ngoài nước, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc
Hội nghị nhất trí tán thành hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng duy
nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt,
Trang 26Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng và Lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng
do đồng chí Nguyễn Ái Quốc soạn thảo Đồng thời, Hội nghị còn thống nhất về cách
tổ chức các đoàn thể quần chúng, quyết định các tổ chức cơ sở, thảo luận các vănkiện đã được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Hội nghị giao nhiệm vụ chocác đại biểu khi về nước làm nhiệm vụ thống nhất các tổ chức cộng sản và cử ra BanChấp hành Trung ương lâm thời
2.4.2 Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng được thông qua tại Hộinghị thành lập Đảng xác định những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược củacách mạng Việt Nam Đó là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Nội dung chủyếu của các văn kiện trên là:
Phương hướng chiến lược của cách mạng Việt Nam là: “tư sản dân quyền
cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”1
Nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng là
đánh đổ đế quốc, phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày; đồngthời sớm hình thành tư tưởng phân hóa giai cấp địa chủ, phong kiến, tập trung đánh
đế quốc và việt gian tay sai, đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu
Lực lượng cách mạng: Trên cơ sở lấy giai cấp công nhân, giai cấp nông dân
là lực lượng chính, do giai cấp công nhân lãnh đạo, mở rộng đoàn kết với các giaicấp, các tầng lớp và toàn thể dân tộc
Phương pháp cách mạng: Sử dụng sức mạnh tổng hợp của quần chúng để lật
đổ ách thống trị của đế quốc, tay sai, lập nên chính phủ công nông
Mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới: Cách mạng
Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng vô sản thế giới Phải thựchành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là giai cấp
vô sản Pháp
Vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam
Như vậy, ngay từ khi ra đời, Đảng ta đã có một Cương lĩnh, tuy vắn tắtnhưng đã xác định đúng những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam Tư tưởngcốt lõi của Cương lĩnh là Đảng đã giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc và giai cấptrên lập trường giai cấp công nhân - giải quyết đúng đắn các mối quan hệ giữa độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dân tộc và dân chủ, dân tộc và quốc tế Chính việcgiải quyết nhuần nhuyễn các mối quan hệ đó nên cách mạng Việt Nam khôngnhững không bị chệch hướng mà còn giành được những thắng lợi to lớn
2.4.3 Ý nghĩa lịch sử sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2019, tr 2.
Trang 27Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cáchmạng nước ta Chấm dứt thời kỳ cách mạng Việt Nam ở trong tình trạng “đen tốinhư không có đường ra”, chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối cứunước suốt hơn hai phần ba thế kỷ, kể từ khi nước ta bị đế quốc Pháp xâm lược.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với đường lối đúng đắn là điều kiện cơ bản,
có ý nghĩa quyết định đối với toàn bộ quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam
từ đó về sau, bảo đảm cho những thắng lợi oanh liệt và những bước nhảy vọt lớntrong lịch sử phát triển của dân tộc
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấpcông nhân đối với cách mạng nước ta Mở ra một thời đại mới trong lịch sử cáchmạng Việt Nam, đó là thời đại mà giai cấp công nhân ở trung tâm kết hợp các tràolưu cách mạng, là giai cấp quyết định nội dung và phương hướng phát triển chínhcủa xã hội Việt Nam Đây là thời đại nhân dân ta làm ra lịch sử một cách tự giác và
có tổ chức, là thời đại nhân dân ta tham gia vào sự nghiệp giải phóng loài ngườikhỏi mọi chế độ áp bức và bóc lột
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là trung tâm kết hợp các nhân tố giai cấp,dân tộc, quốc tế, tạo thành sức mạnh tổng hợp của cách mạng để giành thắng lợi,đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1 Quá trình tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản ViệtNam của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
2 Sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam
3 Nội dung Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hộinghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Trang 28Chương 3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO GIÀNH CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG (1930 - 1945)
3.1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO CÁCH MẠNG (1930 - 1931) VÀ HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG LẦN THỨ NHẤT (10/1930)
3.1.1 Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng (1930 - 1931) với đỉnh cao Xôviết Nghệ - Tĩnh
a) Nguyên nhân bùng nổ cao trào cách mạng (1930 - 1931)
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) nổ ra trong hệ thống cácnước tư bản chủ nghĩa, tàn phá nền kinh tế ở các nước này, đẩy lùi sản xuất về mứccuối thế kỷ XIX Giai cấp tư sản ở các nước đế quốc trút gánh nặng khủng hoảng lênnhân dân trong nước và nhân dân các nước thuộc địa, nửa thuộc địa Mâu thuẫn giữacông nhân với tư bản, giữa nông dân với địa chủ, giữa các nước thuộc địa, nửa thuộcđịa với các nước đế quốc, giữa các nước đế quốc với nhau trở nên gay gắt
Liên Xô - nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới phát triển nhanhchóng và đạt được nhiều thành tựu tất cả các mặt Tính ưu việt của chế độ xã hộichủ nghĩa đã cổ vũ các dân tộc bị áp bức, nhân dân lao động ở các nước tư bảnvùng lên đấu tranh
Ở Đông Dương, thực dân Pháp trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng bằngcách tăng cường bóc lột nhân dân các nước thuộc địa Công nhân và nông dân lànhững nạn nhân trực tiếp và chịu nhiều tai họa nhất Công nhân thất nghiệp ngàycàng nhiều, nông dân bị bần cùng hóa, nạn đói diễn ta trầm trọng Hàng vạn ngườiphải rời bỏ làng xã Thợ thủ công phá sản, nhà buôn đóng cửa Viên chức bị sa thảihàng loạt Nhiều nhà tư sản dân tộc và địa chủ nhỏ cũng không tránh khỏi bị sa sút
và phá sản Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp rất sâu sắc
Đảng Cộng sản Việt Nam mới ra đời đã lãnh trách nhiệm thúc đẩy phongtrào cách mạng quần chúng phát triển thành cao trào cách mạng trong cả nước
Nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã
ra lời kêu gọi công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, học sinh và toàn thểđồng bào bị áp bức, bóc lột đứng lên đi theo Đảng làm cách mạng chống đế quốc
và tay sai, giành lấy quyền sống Lời kêu gọi khẳng định: “Sự áp bức và bóc lột vônhân đạo của đế quốc Pháp đã làm cho đồng bào ta hiểu rằng có cách mạng thìsống, không có cách mạng thì chết”1
b) Sự phát triển của cao trào cách mạng, đỉnh cao là Xôviết Nghệ - Tĩnh
Phong trào cách mạng được mở đầu bằng những cuộc đấu tranh của côngnhân, có tổ chức, lãnh đạo chặt chẽ và đã giành được thắng lợi bước đầu quan
1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 21
Trang 29trọng Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5.000 công nhân đồn điền Phú Riềng(03/02/1930), 4.000 công nhân nhà máy sợi Nam Định (25/3/1930) và của 400công nhân nhà máy diêm Bến Thuỷ - Vinh (19/4/1930) Những cuộc đấu tranhnày như “phát pháo hiệu” báo rằng cao trào cách mạng ở Việt Nam đã nổ ra vàchứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam xứng đáng là đội ngũ tiên phong củacách mạng Việt Nam.
Nhân ngày kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động (01/5/1930) và ngày Quốc tế đỏ(01/8/1930), Đảng chủ trương mở cuộc vận động, đấu tranh chống chiến tranh đếquốc, ủng hộ Liên Xô Thực hiện chủ trương đó, từ tháng 5/1930 trở đi, các cuộcđấu tranh của quần chúng đã phát triển thành cao trào rộng lớn trong phạm vi cảnước Hầu hết các cuộc đấu tranh đã giành được thắng lợi
Tháng 9/1930, phong trào phát triển lên đến đỉnh cao ở hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh Hưởng ứng các cuộc đấu tranh của công nhân Bến Thuỷ (Vinh), các cuộcbiểu tình có vũ trang của nông dân với hàng nghìn người kéo lên huyện lỵ, tiến vàohuyện đường, đốt trụ sở, đốt hồ sơ, phá nhà tù, thả tù chính trị Khi bộ máy thốngtrị của địch ở cơ sở tan rã, các ban chấp hành nông hội do các chi bộ Đảng lãnhđạo đã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở nông thôn, làmnhiệm vụ lịch sử của chính quyền nhân dân theo kiểu chính quyền Xôviết Chínhquyền đã chia ruộng đất, chia thóc tịch thu được của bọn địa chủ phong kiến chodân nghèo, tổ chức đội tự vệ, tổ chức đời sống mới Từ tháng 9/1930 đến đầu năm
1931, chính quyền cấp xã thuộc các huyện: Thanh Chương, Nam Đàn, Can Lộc,Đức Thọ, Thạch Hà và một phần của huyện Anh Sơn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên,Diễn Châu, Nghi Xuân, Hương Khê đã ra đời Xôviết Nghệ - Tĩnh ra đời là kết quảcủa cao trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân, chống lại chính quyềncủa bọn đế quốc phong kiến Với thắng lợi đó, một đội quân chính trị quần chúnghùng hậu đã hình thành
Chính quyền Xôviết thành lập, Trung ương Đảng nhận định thời cơ giànhchính quyền trong cả nước chưa có và dự đoán các Xôviết sẽ không tồn tại đượclâu dài Tháng 9/1930, Trung ương Đảng chỉ thị cho Xứ uỷ Trung Kỳ chuyểnhướng hoạt động, tìm mọi cách chống khủng bố, duy trì phong trào, giữ vững ảnhhưởng, bảo vệ lực lượng của Đảng và nông hội Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, khi đóđang hoạt động ở nước ngoài đã ca ngợi cuộc đấu tranh của quần chúng Nghệ -Tĩnh và góp ý với Trung ương Đảng về mục tiêu đấu tranh trước mắt là giànhquyền lợi hằng ngày, chứ không phải là tiến hành khởi nghĩa Ngày 29/9/1930,Người gửi thư cho Quốc tế Cộng sản đề nghị kêu gọi các đảng cộng sản và côngnhân trên thế giới lên án đế quốc Pháp khủng bố trắng ở Đông Dương
Trang 30Hưởng ứng chủ trương của Đảng, nhiều địa phương trong cả nước sôi nổiđấu tranh bằng nhiều hình thức và ủng hộ Xôviết Nghệ - Tĩnh Chỉ trong tháng 9
và tháng 10/1930, cả nước có 362 cuộc đấu tranh (29 cuộc ở miền Bắc, 316 cuộc
ở miền Trung, 17 cuộc ở miền Nam) Tuy nhiên, phong trào đấu tranh chưa đủmạnh, chưa đều khắp, do đó đế quốc Pháp và tay sai đã tập trung lực lượng khủng
bố, đàn áp gây nhiều tổn thất nặng nề cho cách mạng
3.1.2 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất và Luận cương chính trị của Đảng
Tháng 4 năm 1930, Trần Phú tốt nghiệp Trường Đại học Phương Đông, được
bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời và phân công cùng Ban Thường vụchuẩn bị cho Hội nghị lần thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ nhất họp từ ngày 14 đến ngày30/10/1930 tại Hương Cảng (Trung Quốc) do đồng chí Trần Phú chủ trì, thông qua
Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ cần kíp của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị của Đảng, Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng Thực hiện Chỉ thị
của Quốc tế Cộng sản, Hội nghị đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành ĐảngCộng sản Đông Dương Hội nghị cử ra Ban Chấp hành Trung ương chính thức và
cử đồng chí Trần Phú làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Nội dung cơ bản của Luận cương chính trị (10/1930):
Tính chất cách mạng Đông Dương: Cách mạng Đông Dương là cách mạng
tư sản dân quyền do giai cấp công nhân lãnh đạo, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội,
bỏ qua thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa
Mâu thuẫn giai cấp: Luận cương chỉ rõ mâu thuẫn giai cấp diễn ra ngày càng gay gắt ở Việt Nam, Lào và Cao Miên, đó là mâu thuẫn giữa “một bên thì thợ thuyền, dân cày và các phần tử lao khổ; một bên thì địa chủ, phong kiến, tư bổn và
đế quốc chủ nghĩa” 1
Phương hướng, nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền: Cách mạng tư
sản dân quyền có hai nhiệm vụ chiến lược chống đế quốc và chống phong kiến đểgiành độc lập dân tộc và ruộng đất cho dân cày Hai nhiệm vụ ấy phải tiến hànhkhăng khít không thể tách rời nhau, trong đó vấn đề ruộng đất là cái cốt của cáchmạng tư sản dân quyền
Lực lượng cách mạng: Luận cương xác định động lực chính của cách mạng
tư sản dân quyền là công nhân và nông dân, do giai cấp công nhân lãnh đạo
Phương pháp cách mạng: Con đường giành thắng lợi của cách mạng tư sản
dân quyền là bằng khởi nghĩa vũ trang của quần chúng Khi chưa có tình thế cáchmạng, phải đặt ra khẩu hiệu “phần ít” như: Tăng lương, giảm giờ làm, giảm thuế,
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2019, tr 94.
Trang 31chống thuế… Qua cuộc đấu tranh hàng ngày, giáo dục quần chúng ý thức đấutranh đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, ruộng đất cho dâncày Khi có tình thế cách mạng, phải chuyển sang các khẩu hiệu cao hơn: LậpXôviết, vũ trang công nông, vũ trang thị uy, tổng bãi công bạo động Luận cươngnhấn mạnh: Vũ trang khởi nghĩa giành chính quyền “không phải là một việcthường”, mà là một nghệ thuật “phải theo khuôn phép nhà binh”.
Quan hệ cách mạng Đông Dương với cách mạng thế giới: Cách mạng Đông
Dương và cách mạng thế giới có liên hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp vô sản ĐôngDương phải liên lạc mật thiết với giai cấp vô sản trên thế giới, nhất là giai cấp vôsản Pháp
Vai trò lãnh đạo của Đảng: Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là điều kiện cốt yếu
cho thắng lợi của cách mạng Đảng phải có đường lối chính trị đúng, có kỷ luật tậptrung, mật thiết liên lạc với quần chúng và từng trải tranh đấu mà trưởng thành Đảng làđội tiền phong của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng
Những nội dung cơ bản của Luận cương chính trị đã khẳng định lại nhiềuvấn đề cơ bản thuộc về chiến lược của cách mạng Việt Nam Có những nội dung
đã đề cập sâu sắc hơn so với Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt như: Tính chấtcủa cuộc cách mạng; phương pháp tiến hành trong cách mạng tư sản dân quyền;nguyên tắc xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản
Tuy nhiên, Luận cương chính trị vẫn còn những hạn chế nhất định như:Chưa xác định được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nửa phong kiến,
do đó chưa nêu được nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của cách mạng; chưa đề rađược chiến lược liên minh dân tộc, giai cấp rộng rãi trong cuộc đấu tranh chống
đế quốc và tay sai Luận cương đánh giá không đúng mức vai trò cách mạng củagiai cấp tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, không đề
ra được sách lược phân hoá và lôi kéo một bộ phận giai cấp địa chủ vào cuộccách mạng giải phóng dân tộc
Nguyên nhân hạn chế của Luận cương chính trị là do một số đồng chí lãnhđạo Đảng chưa từng trải trong thực tiễn, chưa nắm vững tình hình, đặc điểm,truyền thống dân tộc, vận dụng máy móc, kinh nghiệm nước ngoài, bị ảnh hưởngkhuynh hướng “tả” của Quốc tế Cộng sản và một số Đảng Cộng sản trên thế giớitrong thời gian đó Mặt khác, trên thế giới lúc bấy giờ giai cấp tư sản đã trở thànhgiai cấp phản động và cũng chưa có sự liên minh nào giữa giai cấp vô sản với giaicấp tư sản dân tộc được thành công Ở Việt Nam trong những năm 1930 - 1931,mặt tích cực của giai cấp tiểu tư sản và tư sản dân tộc cũng chưa được bộc lộ rõ
Trang 323.2 ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN PHONG TRÀO CÁCH MẠNG (1932 - 1935)
3.2.1 Tình hình đất nước sau cao trào cách mạng (1930 - 1931)
Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng đã làm cho thực dân Pháp
và tay sai hoảng sợ, chúng dùng mọi hành động khủng bố dã man để dập tắt phongtrào cách mạng Chúng tăng cường hàng vạn quân kết hợp với đưa bọn tay sai gian
ác về kìm kẹp các địa phương trọng điểm, tiến hành đàn áp triệt hạ làng mạc, bắt
bớ, tù đày tràn lan Hàng chục vạn chiến sĩ cộng sản và quần chúng yêu nước bịbắt và giết hại Đi đôi với việc đàn áp, khủng bố, đế quốc Pháp còn dùng mọi thủđoạn mị dân, lừa bịp, chia rẽ, hòng làm nhụt ý chí cách mạng của quần chúng
Do chính sách khủng bố trắng và cải cách lừa bịp của kẻ thù, Đảng và phongtrào cách mạng đã chịu nhiều tổn thất, khó khăn Từ giữa năm 1931 đến giữa năm
1932, hầu hết các cơ sở cách mạng bị phá vỡ, tổn thất lớn Hệ thống tổ chức Đảng
từ Trung ương đến cơ sở bị phá hoại nghiêm trọng Hầu hết các uỷ viên Trungương bị địch bắt và giết hại, có nơi không còn lực lượng lãnh đạo, quần chúngkhông có phương hướng hoạt động…
Trước những tổn thất của cách mạng, phần lớn đảng viên và quần chúngcách mạng vẫn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và thắng lợi cách mạng Songmột bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hoang mang dao động, sợ hy sinh, cómột số ra đầu thú, nhận thẻ quy thuận, phản bội lại cách mạng, một số khác nằm
im, một số lảng tránh đấu tranh, che dấu mình
3.2.2 Đảng lãnh đạo đấu tranh khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng
Sự khủng bố và lừa bịp của thực dân Pháp không làm cho những chiến sĩcách mạng và quần chúng yêu nước từ bỏ con đường cách mạng Các đảng viêntrong tù đã thành lập các chi bộ Đảng để lãnh đạo đấu tranh, biến nhà tù đế quốcthành trường học cách mạng, nơi rèn luyện đào tạo cán bộ Một số tổ chức Đảng ởbên ngoài đã bám chắc quần chúng để hoạt động Các đồng chí vượt tù tích cựctham gia khôi phục các tổ chức của Đảng, lãnh đạo quần chúng đấu tranh
Năm 1932, theo Chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, đồng chí Lê Hồng Phong vàmột số cán bộ chủ chốt tổ chức Ban lãnh đạo Trung ương của Đảng Tháng 6/1932,
Ban lãnh đạo Trung ương đã thảo ra bản Chương trình hành động của Đảng Cộng
sản Đông Dương gửi về nước chỉ đạo khôi phục hệ thống tổ chức Đảng và phongtrào cách mạng
Chương trình hành động đã khẳng định đường lối cách mạng do Luận
cương chính trị (10/1930) của Đảng đề ra là đúng Đảng đánh giá cao những thắng
Trang 33lợi trong hai năm 1930 - 1931 và nhắc nhở cán bộ, đảng viên, quần chúng tintưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, vào khả năng cách mạng to lớn của quần
chúng nhân dân Chương trình hành động đề ra 4 yêu cầu chung:
1 Đòi các quyền tự do dân chủ, tự do tổ chức, xuất bản, ngôn luận, hội họp,
đi lại trong nước và ra nước ngoài
2 Bỏ những luật hình đặc biệt đối với người bản xứ, trả tự do cho tù chínhtrị, bỏ ngay chính sách đàn áp, giải tán Hội đồng đề hình
3 Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thứ thuế vô lý khác
4 Bỏ các độc quyền về muối, rượu, thuốc phiện.
Chương trình hành động còn đề ra những yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai
cấp và tầng lớp nhân dân Về xây dựng Đảng, phải làm cho Đảng vững mạnh, có
kỷ luật nghiêm, giáo dục đảng viên về tư tưởng, chính trị, rèn luyện đảng viên quađấu tranh cách mạng
Chương trình hành động đã cụ thể hoá cương lĩnh của Đảng trong thời kỳ
thoái trào, đề ra những yêu cầu chính trị trước mắt, những biện pháp tổ chức vàđấu tranh phù hợp, góp phần nhanh chóng khôi phục phong trào cách mạng và hệthống tổ chức Đảng
Thực hiện Chương trình hành động của Đảng, chỉ trong một thời gian ngắn,
các xứ uỷ Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Trung Kỳ bị thực dân Pháp phá vỡ nhiều lần, đã lầnlượt được lập lại trong hai năm 1932 và 1933 Nhiều tỉnh uỷ, huyện uỷ, chi bộ lầnlượt được phục hồi Ở miền núi phía Bắc, một số tổ chức của Đảng được thành lập
Ở Lào, tháng 9/1934, Hội nghị đại biểu các đảng bộ địa phương đã cử ra Ban Chấphành Đảng bộ Lào Ở Campuchia, một số cơ sở Đảng được xây dựng Đầu năm
1934, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Ban lãnh đạo hải ngoại của ĐảngCộng sản Đông Dương được thành lập do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu Banlãnh đạo có nhiệm vụ tập hợp và phục hồi các cơ sở Đảng thành hệ thống, đào tạo
và bồi dưỡng cán bộ, lãnh đạo thực hiện Chương trình hành động của Đảng năm
1932, chuẩn bị triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng
Cùng với việc phục hồi hệ thống tổ chức Đảng, các tổ chức quần chúng cũngdần được khôi phục và phát triển Bên cạnh các tổ chức bí mật: Công hội, nônghội, hội thanh niên, phụ nữ, Đảng còn xây dựng các tổ chức công khai như: Hộicấy, hội cày, hội gặt, hội đá bóng, hội đọc sách… nhằm tập hợp, giáo dục vàhướng dẫn quần chúng đấu tranh hợp pháp và nửa hợp pháp Nhờ đó, phong tràođấu tranh đã thu hút được đông đảo quần chúng tham gia Phong trào đã lan rộng
ra cả các vùng miền núi Việt Nam, Lào và Campuchia
Cán bộ của Đảng còn dùng báo chí hợp pháp phê phán một số quan điểmchính trị, triết học, văn học nghệ thuật, tư sản, vạch trần tư tưởng nô lệ của một sốbồi bút tay sai của thực dân, tuyên truyền quan điểm cách mạng của Đảng
Trang 34Từ ngày 14 đến ngày 26/6/1934, Ban lãnh đạo hải ngoại và đại biểu các
Đảng bộ ở trong nước đã họp kiểm điểm việc thực hiện Chương trình hành động
của Đảng Hội nghị đã đề ra một số nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức đảng và các tổ
chức quần chúng Hội nghị quyết định lấy Chương trình hành động của Đảng và
Nghị quyết của Hội nghị làm tài liệu chính để thảo luận trong các chi bộ nhằmchuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng
3.2.3 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đảng tiến hành từ ngày 27 đến ngày31/3/1935 tại Ma Cao (Trung Quốc) Dự Đại hội có 13 đại biểu thay mặt cho 600đảng viên thuộc các đảng bộ trong nước và các tổ chức đảng hoạt động ở nướcngoài Đồng chí Hà Huy Tập chủ trì Đại hội
Đại hội đã thừa nhận Luận cương chính trị tháng 10/1930, Chương trình hành động của Đảng tháng 6/1932 và kiểm điểm phong trào cách mạng, công tác
tổ chức và lãnh đạo của các cấp bộ Đảng trong thời gian từ 1932 đến đầu năm
1935 Đại hội xác định 3 nhiệm vụ chủ yếu:
Củng cố và phát triển Đảng, tăng cường lực lượng Đảng ở các xí nghiệp,nhà máy, đồn điền, hầm mỏ, đường giao thông quan trọng, đồng thời đưa nôngdân, lao động và trí thức cách mạng đã qua thử thách vào Đảng Các đảng bộ cầnthường xuyên phê bình và tự phê bình, đấu tranh trên cả hai mặt trận chống “tả”khuynh và hữu khuynh, giữ vững kỷ luật, giữ vững sự thống nhất về tư tưởng vàhành động của Đảng
Đẩy mạnh cuộc vận động quần chúng, chú ý phụ nữ các dân tộc ít người, binhlính, dìu dắt quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hàng ngày, củng cố và phát triểncác tổ chức quần chúng, mở rộng ảnh hưởng của Đảng trong quần chúng
Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh đế quốc, ủng hộLiên Xô - thành trì của cách mạng thế giới và ủng hộ cách mạng Trung Quốc
Đại hội đã thông qua Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết vềvận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, binh lính, về công tác liênminh phản đế, công tác vận động các dân tộc thiểu số, về đội tự vệ, về cứu tế đỏ
Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 13 uỷ viên (9 ủy viênchính thức và 4 ủy viên dự khuyết) Đồng chí Lê Hồng Phong được bầu làm Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng đánh dấu thắng lợi của cuộc đấu tranhkhôi phục hệ thống tổ chức của Đảng và các tổ chức quần chúng cách mạngtrong cả nước, chuẩn bị điều kiện cho Đảng bước vào thời kỳ đấu tranh mới.Song, Đại hội chưa tổng kết được kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng từ khi thànhlập, chưa nhạy cảm với thời cuộc trước nguy cơ của chủ nghĩa phátxít và chiếntranh đế quốc, vì vậy chưa đề ra được chuyển hướng chỉ đạo chiến lược và sáchlược thích hợp
Trang 353.3 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO VẬN ĐỘNG DÂN CHỦ ĐÔNG DƯƠNG (1936 - 1939)
-Tháng 7/1935, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản khai mạc ởMátxcơva Đại hội xác định: Kẻ thù trước mắt của nhân dân thế giới lúc này là chủnghĩa phátxít; nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân, nhân dân thế giới là đấutranh chống chủ nghĩa phátxít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hoà bình, bảo
vệ Liên Xô Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cần thành lập Mặt trận thống nhất của giaicấp công nhân và thiết lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống phátxít và chiếntranh, đòi tự do, dân chủ, hoà bình và cải thiện đời sống
Tháng 4/1936, Mặt trận nhân dân chống phátxít được thành lập ở Pháp (lúc
đó gọi là Mặt trận bình dân Pháp), do Đảng Cộng sản làm nòng cốt và đã giànhthắng lợi lớn trong cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội Sau đó, một chính phủ có
xu hướng tiến bộ được thành lập (6/1936), do lãnh tụ Đảng Xã hội Lêông Blum(Léon Blum) làm Thủ tướng Đối với các nước thuộc địa, Cương lĩnh của Mặttrận nhân dân Pháp nêu ra việc thả tù chính trị, cử các phái đoàn điều tra tình hìnhthuộc địa, đặc biệt là Bắc Phi và Đông Dương, thi hành một số cải cách xã hộicho giới lao động
và tay sai của chúng
Tác động của những chính sách tiến bộ của Chính phủ Pháp, kẻ thù ở ĐôngDương bị phân hoá thành 2 bộ phận: Một bộ phận tán thành chủ trương cải cách
của chính phủ; một bộ phận chống lại chủ trương đó, bọn này là tay chân của bọn
phátxít ở Pháp có quyền lợi lớn trên đất Đông Dương (tức bọn phản động thuộcđịa, chủ trương đưa Đông Dương theo con đường phátxít)
Đảng Cộng sản Đông Dương qua thời kỳ bị khủng bố trắng rất khốc liệt năm
1931 vẫn tồn tại và bước đầu được khôi phục những năm 1932 - 1935 Đây chính
Trang 36là nhân tố cơ bản nhất quyết định cách mạng Đông Dương có khả năng tiến vàomột cao trào cách mạng mới.
b) Chủ trương của Đảng
Quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đáp ứngnguyện vọng của các tầng lớp nhân dân; căn cứ vào tương quan so sánh lực lượnggiữa lực lượng cách mạng và lực lượng phản cách mạng Tháng 7/1936, Ban lãnh đạocủa Đảng họp tại Thượng Hải (Trung Quốc), kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiếnlược, định ra đường lối và phương pháp tổ chức và đấu tranh trong thời kỳ mới
Hội nghị khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống đế quốc và chốngphong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày; song mục tiêutrước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phátxít và chiếntranh, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình Hội nghị quyết định lập Mặt trậnthống nhất nhân dân phản đế, bao gồm các giai cấp, đảng phái, dân tộc, đoàn thểchính trị, xã hội và tôn giáo khác nhau, với nòng cốt là liên minh công nông Hộinghị nêu khẩu hiệu ủng hộ Mặt trận nhân dân Pháp để phối hợp với Đảng Cộngsản Pháp và nhân dân lao động Pháp chống phátxít và phản động thuộc địa, đồngthời nêu khẩu hiện ủng hộ Chính phủ Lêông Blum nhằm đòi thực hiện các yêu cầudân chủ cho nhân dân Đông Dương
Hội nghị chủ trương chuyển hình thức tổ chức bí mật, không hợp pháp sanghình thức tổ chức công khai, hợp pháp và nửa hợp pháp nhằm tập hợp quần chúngrộng rãi, giáo dục và lãnh đạo quần chúng đấu tranh Để giữ vững sự lãnh đạo đốivới các hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, hợp pháp, Đảng cần phải củng cốcác tổ chức bí mật của Đảng
Hội nghị tháng 7/1936 đã giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mục tiêuchiến lược và mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng, giữa liên minh côngnông và mặt trận đoàn kết dân tộc rộng rãi, giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giaicấp, giữa phong trào cách mạng Đông Dương và phong trào cách mạng ở Phápcũng như trên thế giới; đề ra các hình thức tổ chức và đấu tranh linh hoạt, thíchhợp nhằm hướng dẫn quần chúng đấu tranh giành quyền lợi hằng ngày, chuẩn bịcho cuộc đấu tranh cao hơn để giành độc lập, tự do cho dân tộc Sau đó, các hộinghị Ban Chấp hành Trung ương vào tháng 3/1937, tháng 9/1937, tháng 3/1938,tiếp tục triển khai ngày càng hoàn thiện hơn chủ trương chuyển hướng chỉ đạochiến lược của Đảng
3.3.2 Sự chỉ đạo của Đảng
a) Đảng chỉ đạo đấu tranh đòi các quyền dân chủ, dân sinh
Chủ trương của Đảng đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ, cơm áo và hoà bình
đã đáp ứng yêu cầu bức thiết của quần chúng, phù hợp với nguyện vọng của mọitầng lớp nhân dân, làm dấy lên cao trào cách mạng mới trong cả nước
Trang 37Mở đầu cao trào đấu tranh là phong trào Đông Dương Đại hội Nhân dịpQuốc hội Pháp cử phái đoàn sang Đông Dương để điều tra tình hình chính trị vàkinh tế, Đảng chủ trương vận động và tổ chức nhân dân ở tất cả các nhà máy, hầm
mỏ, đồn điền, công sở, trường học, khu phố, làng xã họp bàn, kiến nghị các yêucầu tự do, dân sinh, dân chủ, thảo ra các bản dân nguyện để gửi tới phái đoàn điềutra của Pháp, tiến tới tổ chức Đông Dương Đại hội
Để hướng dẫn các hoạt động của quần chúng, Đảng nêu ra các yêu cầu về tự
do, dân chủ chủ yếu như: Các quyền tự do về ngôn luận, hội họp, tổ chức và đi lại;trả tự do cho các tù chính trị; thực hành luật lao động ngày làm 8 giờ và định lươngtối thiểu, bỏ thuế thân và giảm các thứ thuế khác, nam nữ bình đẳng… Đảng kêugọi thành lập các ủy ban hành động từ thành thị đến nông thôn để vận động quầnchúng bầu cử đại biểu tham dự Đông Dương Đại hội Tháng 8/1936, Ủy ban trù bịĐông Dương Đại hội được thành lập
Để đối phó lại chính quyền cách mạng, chính quyền thực dân dùng thủ đoạncho một số người trong Đảng Lập hiến ở Nam Kỳ, Viện dân biểu ở Trung Kỳ vàBắc Kỳ tổ chức các cuộc họp gồm những đại diện cho tư sản, địa chủ, trí thức đểthảo ra bản “dân nguyện” theo chỉ đạo của chúng hòng hạn chế phong trào đấutranh của quần chúng lao động, song thủ đoạn đó đã bị vạch trần và thất bại Cuốicùng chính quyền thực dân chuyển sang đàn áp, ra lệnh giải tán các ủy ban hànhđộng, cấm tất cả các cuộc họp của nhân dân, cho tay sai và khuyến khích bọntờrốtkít xuyên tạc chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương, vu cáo nhữngngười cộng sản Do sức mạnh đấu tranh của quần chúng, tháng 10/1936, thực dânPháp phải đưa ra một số quy định về quyền lợi cho công nhân và lao động làm thuênhư: Ngày làm việc 8 giờ, nghỉ ngày chủ nhật, thi hành một phần việc “ân xá” tùchính trị Đến cuối năm 1936, trên 1.000 tù chính trị được thả, tính đến tháng10/1937, đã có 1.532 tù chính trị mà phần lớn là đảng viên cộng sản ra khỏi nhà tù
đế quốc Đó là một thắng lợi lớn của Đảng và của cách mạng
Đông Dương Đại hội bị cấm song quần chúng lao động đã được thức tỉnh,Đảng có một số kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp cho nênphong trào đấu tranh đòi các quyền dân chủ, cải thiện đời sống của công nhân,nông dân và các tầng lớp lao động khác tiếp tục phát triển Tiêu biểu là cuộc tổngbãi công của hơn 30.000 công nhân khu mỏ Hồng Gai vào tháng 11/1936 Đầunăm 1937, nhân dịp phái viên của Chính phủ Pháp là Gôđa (Justin Godart) sangđiều tra tình hình Đông Dương, tiếp đó là Bơrêviê (Juies Brévié) sang nhậm chứcToàn quyền Đông Dương, Đảng lại vận động và tổ chức quần chúng biểu dươnglực lượng bằng cách đi đón và đưa yêu sách cho Chính phủ Pháp Trên đườngGôđa đi từ Sài Gòn ra Hà Nội, đâu đâu nhân dân cũng biểu tình đưa ra yêu sách vềdân sinh, dân chủ
Trang 38b) Đảng chỉ đạo đẩy mạnh cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trên báo chí
Thực hiện chủ trương của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng pháttriển mạnh Trong năm 1937, có gần 400 cuộc đấu tranh của công nhân và hơn 150cuộc đấu tranh của nông dân, tiểu thương đã bãi chợ ở các thành phố, thị xã, họcsinh đòi lập thêm trường học; đẩy mạnh các hoạt động báo chí công khai củaĐảng, Mặt trận và các tổ chức quần chúng phục vụ cho đấu tranh cách mạng Đảngcòn xuất bản các tập sách chính trị để giới thiệu chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lốicủa Đảng và phát động phong trào truyền bá chữ quốc ngữ trong nhân dân
Đảng lợi dụng khả năng hợp pháp để tham gia các cuộc tranh cử vào cácViện dân biểu Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ, nhằm mở rộng lựclượng của Mặt trận dân chủ, kết hợp đấu tranh của quần chúng bên ngoài với đấutranh trên nghị trường chống chính sách thuộc địa phản động của Pháp, bênh vựcquyền lợi cho dân chúng
Năm 1938, nguy cơ Chiến tranh thế giới lần thứ hai đang đến gần, phátxítNhật chuẩn bị nhảy vào Đông Dương, Chính phủ Pháp ngả dần về phía hữu, bọnphản động thuộc địa ra sức đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương Hội nghịBan Chấp hành Trung ương tháng 3/1938, đã xác định một số nhiệm vụ mới vànhấn mạnh việc thành lập Mặt trận dân chủ Đông Dương là nhiệm vụ trung tâm, đề
ra những chủ trương cụ thể về vận động công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ,các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và tư sản dân tộc, địa chủ nhỏ Hội nghị quyếtđịnh phải củng cố cơ sở Đảng đã có, phát triển cơ sở Đảng mới, củng cố cơ quanlãnh đạo của Đảng ở các cấp, giữ vững nguyên tắc quan hệ giữa bộ phận hoạtđộng bí mật và bộ phận hoạt động công khai của Đảng Hội nghị ra nghị quyếtriêng về phòng thủ Đông Dương, chống bắt lính, phát động quần chúng cảnh giácvới âm mưu xâm lược của Nhật Hội nghị bầu đồng chí Nguyễn Văn Cừ làmTổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương thay đồng chí Hà Huy Tập
Đầu năm 1939, phong trào Mặt trận nhân dân Pháp tan rã, Chính phủ Phápchuyển sang cực hữu, bọn phản động thuộc địa ở Đông Dương tăng cường bóc lột
Trang 39và đàn áp nhân dân Các cuộc đấu tranh chống phátxít, đòi phòng thủ Đông Dương,cải thiện đời sống nhân dân bị đàn áp dữ dội Trong tháng 3 và tháng 4/1939, Đảngkêu gọi đấu tranh chống khủng bố, đòi tự do, dân chủ,… đề phòng họa phátxít đangđến gần Cuộc tranh cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ của những người ứng cử củaMặt trận dân chủ bị thất bại do không có sự thống nhất trong Đảng.
Tháng 7/1939, đồng chí Nguyễn Văn Cừ cho xuất bản tác phẩm Tự chỉ trích Tác phẩm khẳng định đường lối chính trị của Đảng là đúng đắn, phân tích
những khuyết điểm và rút ra kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo Mặt trận dânchủ Tác phẩm Tự chỉ trích là một mẫu mực về tổng kết kinh nghiệm, đấu tranh nội
bộ tự phê bình và phê bình, góp phần vào kho tàng lý luận về xây dựng Đảng, xâydựng Mặt trận dân tộc thống nhất của các mạng nước ta
Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ Bọn cầm quyền Pháp ởĐông Dương ráo riết đàn áp các lực lượng cách mạng Thời kỳ vận động dân chủhoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp chấm dứt
3.4 ĐẢNG LÃNH ĐẠO CAO TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939 - 1945)
3.4.1 Tình hình và chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
a) Tình hình thế giới và trong nước
Tình hình thế giới
Ngày 01/9/1939, phátxít Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ haibùng nổ Về quy mô, đây là cuộc chiến tranh thời gian dài nhất, ác liệt nhất, tàn phálớn nhất trên quy mô thế giới, có 72 nước tham gia với 110 triệu quân, 50 triệu ngườichết (riêng Liên Xô khoảng 20 triệu người chết), chi phí lên tới 4.000 tỷ đô la Mỹ Vềtính chất cuộc chiến tranh, từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941 là chiến tranh đếquốc với đế quốc; từ tháng 6/1941 trở đi, khi Đức tấn công Liên Xô, tính chất cuộcchiến tranh đã thay đổi, đó là cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng dân chủ
do Liên Xô làm trụ cột với một bên là lực lượng phátxít do phátxít Đức cầm đầu
Khác với Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc Chiến tranh thế giới lầnnày đã có Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới
Chiến tranh thế giới lần thứ hai làm đảo lộn mọi mặt hoạt động của đời sống
xã hội ở Đông Dương, đã tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới cách mạng nước ta Cóthể nói, chưa có lúc nào mà tình hình thế giới lại có ảnh hưởng mạnh mẽ và trựctiếp đến nước ta như lúc này Bởi lẽ, thực dân Pháp là kẻ xâm lược Đông Dương
đã tham gia chiến tranh ngay từ những ngày đầu Mặt khác, phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc trên thế giới đang trên đà phát triển mạnh mẽ
Tình hình trong nước
Do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới lần thứ hai, đế quốc Pháp thi hànhchính sách cai trị thời chiến rất hà khắc, đàn áp và vơ vét sức người, sức của phục
Trang 40vụ chiến tranh Về chính trị, chúng phátxít hóa bộ máy cai trị, điên cuồng tiến côngvào Đảng Cộng sản và các đoàn thể quần chúng do Đảng tổ chức và lãnh đạo; báochí tiến bộ bị đóng cửa; các tổ chức dân chủ và những quyền lợi mà quần chúng đãgiành được ở thời kỳ 1936 - 1939 đều bị thủ tiêu Những cuộc khám xét, bắt bớcủa đế quốc diễn ra hàng loạt… nhiều trại tập trung mới được lập thêm để giamgiữ những người Cộng sản và những người yêu nước, tiến bộ ở khắp các miềntrong nước… Các nhà tù và các trại tập trung đó chưa đủ chứa những người cáchmạng, chúng phải đưa đi đày sang các hòn đảo ở các thuộc địa khác của Pháp ởchâu Phi và Trung Mỹ Về kinh tế, chúng thẳng tay vơ vét tiền của, thóc gạo, tịchthu thuyền bè, xe cộ, xí nghiệp của tư nhân phục vụ cho quốc phòng Kiểm soát gắtgao sản xuất và phân phối xuất, nhập khẩu, thực hành chính sách kinh tế thờichiến Về quân sự, chúng ban bố lệnh tổng động viên, bắt lính, bắt phu xây dựngđường xá, công trình quân sự phòng thủ (sau mấy tháng chiến tranh đã có 80.000lính ở miền Bắc bị đưa sang Pháp làm “bia đỡ đạn”).
Tình hình trên đã làm cho tất cả các tầng lớp, các giai cấp trong xã hội ViệtNam lúc này đều chịu thiệt hại do chính sách phátxít và chiến tranh của Pháp (saunày là Pháp - Nhật) gây ra Tháng 6/1940, Phátxít Đức chiếm được Pháp Tháng9/1940, lợi dụng sự suy yếu của Pháp, Nhật nhảy vào Đông Dương Chỉ sau vàicuộc thử sức nhỏ, bọn thống trị Pháp đầu hàng Nhật Từ đây, Đông Dương bị hai
kẻ thù Phátxít Nhật và thực dân Pháp thống trị Chính vì vậy, các giai tầng trong xãhội đều có chung nguyện vọng muốn thoát khỏi ách thống trị đế quốc, được sống
tự do, trừ một bộ phận làm tay sai cho đế quốc như bọn địa chủ lớn, tư sản mại bản
có quyền lợi gắn chặt với đế quốc
Đất nước ta đang đứng trước tình thế cách mạng mới Như Lênin từng nói:
“Giai cấp thống trị không thể thống trị như cũ và giai cấp bị trị không thể sống như
cũ được nữa” và chiến tranh đã đẩy mâu thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc xâmlược lên cao Khả năng biến chiến tranh phátxít thành cách mạng giải phóng dântộc đã xuất hiện và vấn đề giành chính quyền được đặt ra thành nhiệm vụ trướcmắt của cách mạng Trước tình hình ấy, Đảng đã nhạy bén, chủ trương chuyểnhướng chỉ đạo chiến lược
b) Chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
Dưới tác động của Chiến tranh thế giới lần thứ hai và tình hình trong nướcđặt ra cho Đảng ta nhiều vấn đề cấp thiết về chỉ đạo chiến lược, sách lược để đưacách mạng tiến lên
Đầu tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6họp tại Bà Điểm (Gia Định), các đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, Lê Duẩn,Phan Đăng Lưu… tham dự Hội nghị nhận định: Trong điều kiện lịch sử mới, giải