1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn

271 14 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNHLOGIC HỌC

Trang 2

55-2016/CXBIPH/107-995/CAND

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Giáo trình

LOGIC HỌC (Tái bản lần thứ năm có sửa đổi, bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂNHÀ NỘI- 2016

Trang 4

Người biên soạn

TS LÊ THANH THẬP

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Logic học là khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy

luật của tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới khách quan.

Mon khoa hoc nay ra đời vào khoảng thế kỉ thứV - IV trước Công

nguyên Với hơn hai ngàn năm lịch sử, logic học ngày càng khẳng

định được vị trí, vai trò và ý nghĩa tích cực đối với sự phát triển của tu duy nhân loại, qua đó tác động đến sự phát triển của khoa

học và xã hội.

Logic học cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống, sâu sắc; biết vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó để điều chỉnh và rèn luyện kĩ năng tư

duy Thêm vào đó, kiến thức logic học có tính chất gợi mở cách

tiếp cận, nhận thức vấn đề và xu hướng phát triển tư tưởng Học tập, nghiên cứu logic học góp phần hình thành các phẩm chất tư duy hệ thống, đúng đắn, chặt chế và chính xác, tránh được những lôi logic Nhận thức rõ tâm quan trọng của việc học tập, nghiên

cứu logic học, nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước và trên

thế giới đã đưa môn học này vào chương trình giảng dạy; đặc

biệt, trong các trường sư phạm, luật, báo chí, logic học là môn có

tính chất bắt buộc.

Đáp ứng nhu câu giảng dạy, học tập của giảng viên, sinh viên

nhà trường, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức biên soạn giáo

Trang 6

trình logic Giáo trình logic học được biên soạn lần này có sự kế thừa, tiép thu các giáo trình đã xuất bản trước đây đồng thời được

cập nhật, bổ sung những tri thức mới cho phù hợp với chuyên ngành đào tạo luật học hiện nay Tuy người biên soạn đã có nhiều cố gắng nhưng giáo trình cũng khó tránh khỏi những khiếm

khuyết nhất định.

Trường Đại học Luật Hà Nội xin chân thành cám ơn PGS.TS.

Trần Thành - Học viện chính trị-hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,

TS Nguyễn Nhu Hải - Trường Đại học su phạm I Hà Nội, TS Nguyễn

Gia Thơ - Viện triết học Viện khoa học xã hội Việt Nam đã đóng góp ý kiến phản biện giáo trình này.

Trường Đại học Luật Hà Nội xin trân trọng giới thiệu và

mong nhận được sự đóng góp ý kiến của bạn đọc để giáo trình

logic học ngày càng hoàn thiện hơn.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

CHUONG I

ĐỐI TUONG VÀ Ý NGHĨA CUA LOGIC HỌC L THUẬT NGỮ“LOGIC” VÀ “LOGIC HỌC”

1 Thuật ngữ “logic”

Logic trong tiếng Hy Lạp cổ là “logos”, nghĩa là: từ ngữ, ý nghĩ, tư tưởng, trí tuệ hoặc điều đã được nói Trong tác phẩm của mình, Heraclite (540 - 480 tr CN) - triết gia Hy Lạp cổ đại đã dùng “logos” để chỉ quy luật vận động của tồn tại Từ thuật ngữ “logos” xuất hiện thuật ngữ “logike” để chỉ ngành khoa học nghiên cứu về sự suy nghĩ đúng đắn Sau đó, trong nhiều ngôn

ngữ ở châu Âu đã xuất hiện các từ với những ý nghĩa tương đồng

như “logic” (Anh), “logique” (Pháp), “logika” (Nga) Thuật ngữ

“logic” trong tiếng Việt được du nhập từ phương Tây mang một số

nghĩa như sau:

Thứ nhất, logic khách quan là logic của thực tại khách quan -logic diễn ra bên ngoài và độc lập với quá trình tư duy của con

người Đó là mối liên hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng hoặcmối liên hệ tất yếu giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng của

hiện thực khách quan Chẳng hạn, quan hệ logic giữa hiện tượng

sóng thần và hiện tượng động đất ngoài đại dương; quan hệ logic giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất

Trang 8

Thứ hai, logic chủ quan là logic của sự suy nghĩ - logic của quá trình tư duy Logic chủ quan được sử dụng trong hai trường

hợp: Mot la dùng để chỉ cách thức tư duy, đó là cách lập luận, cách suy nghĩ của chủ thể nhất định: có thể là cá nhân hoặc tang

lớp, giai cấp, dân tộc hoặc thậm chí, của cả thời đại Chẳng hạn, khi có người nói: “đó là logic của anh còn logic cua tôi là ” hoặc

“øiai cấp bóc lột thường lập luận theo logic, đã bỏ tiền ra thuê thì có quyền sử dụng tối đa sức lao động của người mà họ đã thuê”

Hai là chỉ quá trình tư duy tuân theo những quy tắc nhất định, chặt chẽ, phản ánh đúng đắn logic khách quan Vi du, lập luận sau

là lập luận hợp logic: “Nếu quyền con người không được bảo đảm thì xã hội sé không có tự do; vì vậy, nếu xã hội có tự do thì quyền con người phải được bảo đảm”

Thứ ba, logic được dùng với nghĩa logic học như trong trường

hợp V.I Lênin viết: “Trong logic cũ không có chuyển hoá, không có phát triển (của những khái niệm và của tư duy), không có “liên

hệ bên trong, tất yếu” của tất cả các bộ phận và không có “sự

chuyển hod” của cái này thành cái kia’ Logic cũ mà V.I Lênin đề cập trong trích dẫn trên đây là logic học cổ điển của Aristotle.

2 Thuật ngữ “logic học”

Logic học, theo truyền thống vẫn được hiểu và nghiên cứu như

một nhánh của triết học Từ giữa thế ki XIX, logic học đã đượcnghiên cứu trong toán học và luật học; đến những năm cuối của

thế kỉ XX logic học được áp dụng vào phát triển trí tuệ nhân tạo là

thứ ngôn ngữ dùng cho máy tính Mặc dù tầm bao quát và ứng

dụng của logic học ngày càng mở rộng nhưng đối tượng, nhiệm vụ

(1).Xem: VJ Lénin toàn tập, Tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr 106.(bản tiếng Việt).

Trang 9

của nó, về cơ bản đã được xác định Theo V.I Lênin, logic học là

khoa học nghiên cứu về “sự phát triển của tư duy trong tính tất yếu của no” Tính tất yếu của tư duy là mối liên hệ ban chất, phổ biến

giữa các tư tưởng trong quá trình tư duy làm nền tảng cho các thao

tác logic; bảo đảm tính tất yếu là điều kiện cần để quá trình tư duy phù hợp với khách thể phản ánh Với cách định nghĩa đó, VI.

Lénin đã chỉ rõ nội dung, nhiệm vụ cơ bản của logic học.

Tư duy là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều ngành khoa

học như: tâm lí học, xã hội học, giáo dục học, điều khiển học, sinh

lí học thần kinh cao cấp v.v trong đó, mỗi ngành nghiên cứu một

khía cạnh của tư duy Chẳng hạn, tâm lí học nghiên cứu tư duy như hiện tượng tâm lí; điều khiển học nghiên cứu kết cấu tư duy để mô phỏng theo, tạo ra trí tuệ nhân tạo; sinh lí học thần kinh cao

cấp nghiên cứu cơ chế hoạt động của hệ thần kinh con người với tư cách là nên tảng vật chất của quá trình tư duy Logic học nghiên cứu về tư duy với tư cách là giai đoạn cao của quá trình

nhận thức, theo Ph Hêghen (1770-1831), đó là quá trình tư duy

“tự phản tư” về mình Khái quát đối tượng và mục đích nghiên

cứu có thể định nghĩa:

Logic học là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức và quy

luật tư duy nhằm nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực khách quan.

II TUDUY VA TUDUY LOGIC 1 Tu duy

Quá trình nhận thức gồm hai giai đoạn: nhận thức cam tính va

nhận thức lí tính Tư duy là giai đoạn nhận thức lí tính (còn được

gọi là tư duy trừu tượng), dựa vào những tài liệu thu nhận được ở

(1).Xem: Sdd, tr 103.

Trang 10

giai đoạn nhận thức cảm tính, trong đầu óc con người nảy sinh các

hoạt động: phân tích, so sánh, tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát

hoá rút ra những thuộc tính chung, bản chất của đối tượng phan

ánh hình thành nên khái niệm Sự liên kết giữa các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định vấn đề nào đó của đối tượng nhận thức

là phán đoán Từ những phán đoán đã có rút ra phán đoán mới làsuy luận Khái niệm, phán đoán, suy luận là các hình thức tư duy.

Như vậy, tư duy là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới.

Tư duy là sự phản ánh, xét về bản chất, đó là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Tư duy là phi vật chất nhưng nó

phụ thuộc vào bộ não, cái vật chất chứa đựng nó Ph Angghen nói: “Nếu người ta đặt câu hỏi rằng tư duy và ý thức là gì, chúng từ đâu đến, thì người ta sẽ thấy rằng chúng là sản vật của bộ óc người và bản thân con người”.") Yếu tố sinh học - quá trình sinh lí

của bộ não người là yếu tố cơ bản của tư duy nhưng yếu tố xã hội

lại là yếu tố có tính chất quyết định Như vậy, tư duy là sản phẩm

của xã hội xét cả về nguồn gốc lẫn phương thức hoạt động và kết

quả của nó Bởi vì, tư duy chỉ tồn tại trong mối liên hệ không thể

tách rời khỏi hoạt động lao động và ngôn ngữ là hoạt động mangtính đặc trưng của con người.

Tư duy phản ánh khái quát hiện thực khách quan là khả năng con người xây dựng được các khái niệm và liên kết các khái niệm, phát hiện ra các quy luật tương ứng của hiện thực Khi xây dựng

khái niệm, liên kết các khái niệm, khám phá phát hiện quy luật, tư

duy đã trừu tượng đi những dấu hiệu ngẫu nhiên, không bản chất

(1).Xem: C Mác va Ph Angghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1994, tr 55.

Trang 11

phản ánh những dấu hiệu chung và bản chất của sự vật, hiện tượngcủa hiện thực Tư duy phản ánh hiện thực khách quan một cách

gián tiếp là sự phản ánh thông qua giai đoạn nhận thức cảm tính Thêm vào đó là khả năng duy lí, từ những tri thức đã có ta rút ra những tri thức mới Đồng thời, tính gián tiếp của tư duy còn được

thể hiện thông qua hình thức tồn tại và hiện thực trực tiếp của nó

là hệ thống ngôn ngữ mang tính vật chất Tính tích cực của tư duy

trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan thể hiện ở chỗ tư

duy vượt lên nhận thức cảm tính, tự nó xây dựng nên hệ thống các tri thức về hiện thực khách quan trong tính toàn vẹn đầy đủ, tiến tới phản ánh bản chất của sự vật Quá trình tư duy chỉ diễn ra khi

xuất hiện vấn đề và để vấn đề trở thành tình huống có vấn đề của tư duy, đòi hỏi chủ thể phải có nhu cầu, mong muốn giải quyết vấn đề đó Mặt khác, chủ thể cũng phải có tri thức cần thiết có liên quan thì việc giải quyết vấn dé mới có thể diễn ra và quá trình

tư duy mới diễn ra được Như vậy, nhu cầu và lợi ích là động lực

thúc đẩy tính tích cực của tư duy, thúc đẩy con người nhận thức và

cải tạo hiện thực khách quan.

Tư duy là quá trình sáng tạo lại hiện thực dưới dang tinh thần.

Theo C Mác, “cái tỉnh thần (được hiểu là tu duy) chẳng qua là

cái vật chất được di chuyển vào trong đầu óc con người và được cải biến ở trong dé” “Cái vat chất” ở đây là các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan; “được di chuyển” là được phản

ánh vào trong đầu óc con người; “được cải biến” nghĩa là không

phải sự sao chép nguyên xi mà trong quá trình phan ánh đã có sutrừu tượng hoá, khái quát hoá, hướng vào nhận thức bản chất của

đối tượng Như vậy, tính sáng tạo của tư duy thể hiện ở chỗ trong

(1).Xem: C Mác, Tu bản, tap 1, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1971, tr 33.

Trang 12

quá trình phản ánh hiện thực, tư duy đã phân tích, tổng hợp, trừu

tượng hoá, khái quát hoá và hệ thống hoá những dấu hiệu của đối

tượng, xây dựng nên các khái niệm; kết hợp các khái niệm thànhphán đoán và từ những tri thức đã có sáng tạo ra tri thức mới; là

khả năng phản ánh vượt trước, dự báo tương lai; là quá trình mô hình hoá và hiện thực hoá tư tưởng v.v Khi nói đến tính sáng tạo của tư duy cũng phải thừa nhận, năng lực sáng tạo của tư duy ở mỗi người là không giống nhau, nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố

như điều kiện lịch sử-xã hội, thể chất, hoàn cảnh giáo dục của mỗi

cá nhân, môi trường chính trị 2 Tư duy logic

Tư duy logic là tư duy có hệ thống, tất yếu, chặt chế và chính

xác Tư duy hệ thống là đặc điểm cơ bản của tư duy logic, trong

đó các tư tưởng - yếu tố cấu thành hệ thống, trong quá trình tư duy

tuân theo trình tự nhất định, chúng quan hệ và quy định lẫn nhau

tạo thành kết cấu chặt chẽ, qua đó thấy rõ tính chỉnh thể của tư

tưởng Tư duy hệ thống cung cấp bức tranh tương đối chính xác về

đối tượng nên vị trí thứ nhất của tư duy hệ thống là quan tâm tới

cái toàn thể Để khác họa chính xác về cái toàn thể, tư duy hệ

thống tập trung làm rõ mối liên hệ, sự tương tác, quy định lẫn

nhau của các tư tưởng thành phần nằm trong hệ thống theo

khuynh hướng nhất định Vi du: Khái niệm “nhà nước” là chỉnh

thể theo quan điểm hệ thống, các thuộc tính nội hàm như: “tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế”, “bảo vệ trật tự xã

hội hiện hành”, “đàn áp sự phản kháng của các giai cấp khác” là

những thành tố tạo nên chỉnh thể ấy, chúng quy định, bổ sung lẫn

Trang 13

nhau phản ánh chính xác đối tượng."”

Tư duy tất yếu (tư duy đúng đắn) - V.I Lênin đã sử dụng đặc điểm này của tư duy logic để định nghĩa logic học là mối liên hệ

nội tại, tính quy định lẫn nhau của các tư tưởng; tiến trình vận

động và xu hướng phát triển của tư tưởng phù hợp với hiện thực

khách quan Trong đó, mối liên hệ bản chất bên trong, tính quy

định của các tư tưởng trong quá trình tư duy là tính nổi trội Nghĩa là trong những điều kiện nhất định để bảo đảm giá trị chân lí của

sự nhận thức thì tư duy nhất định phải diễn ra như thế chứ không

thể khác Chẳng hạn, nếu ta thừa nhận: “Mọi quốc gia đều có

quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị phù hợp với nguyện vọng

của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ của mình Việt Nam là

một quốc gia” Kết luận tất yếu hợp logic phải là: “Việt Nam có

quyền tự do lựa chọn chế độ chính trị phù hợp với nguyện vọng

của cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ của mình”.

Tư duy chặt chẽ là sự liên kết bền vững giữa các tư tưởng - yếu

tố cấu thành quá trình tư duy - bảo đảm tính nhất quán, rõ ràng,

mạch lạc, không mâu thuẫn và dựa trên những cơ sở vững chắc, phù hợp với logic khách quan Chẳng hạn, trong bài viết, các khái

niệm sử dụng phải nhất quán bảo đảm tính đồng nhất; các tư tưởng cấu thành nội dung của bài không loại trừ, không mâu thuẫn

nhau; để làm rõ vấn đề phải có luận cứ vững chắc, luận chứng chặt

Tư duy chính xác là tư duy có nội dung phù hợp với đối tượng

phản ánh Đó là tư tưởng phản ánh tương đối đây đủ những phẩm chất cơ bản, xác định của đối tượng, giúp cho mọi người trao đổi

(1).Xem: Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các mônkhoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Giáo trình triết học Mác-Lênin,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr 526.

Trang 14

thông tin, tiếp nhận thông tin một cách chính xác Như vậy, tư duychính xác hướng vào khái quát những thuộc tính đặc trưng bản chất

của đối tượng, qua đó giúp cho việc nhận biết đối tượng mà tư duy

phản ánh và phân biệt nó với đối tượng khác Chẳng hạn, khi làm rõ

nội hàm của khái niệm “pháp luật” phải nêu được tương đối đầy đủ

những dấu hiệu ban chất đặc trưng như: “hệ thong các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo dam thực hiện, thể hiện ý chí của giải

cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã

hoi” để qua đó nhận biết và phân biệt được hiện tượng “pháp luật”

với các hiện tượng xã hội khác Còn nêu nội hàm của khái niệm, khiến

người khác không hình dung ra hoặc hiểu sai đối tượng mà khái

niệm phản ánh là không bảo đảm tính chính xác của tư duy.

Trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, tính hệ thống,

tính tất yếu, tính chặt chế và tính chính xác dần dan được hình

thành và ngày càng phát triển Khi con người quan tâm nghiên cứu

về những vấn đề đó, khoa học logic ra đời Mỗi cá nhân thông qua hoạt động thực tiễn, quan hệ giao tiếp, rèn luyện, học tập, tích luỹ tri thức, trau đồi vốn ngôn ngữ làm cho tư duy logic ngày càng

phát triển.

3 Ngôn ngữ - hình thức tôn tai và biểu đạt tư duy

Tư duy được vật chất hoá dưới dạng ngôn ngữ Tư duy không

thể tồn tại, tạo lập hay phát triển bên ngoài ngôn ngữ Ngôn ngữ là

đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học Mỗi ngôn ngữ có hệ

thống từ vựng và cấu trúc ngữ pháp khác nhau, hình thành do nhu

cầu giao tiếp và sự quy ước lâu đời thành thói quen của mỗi cộng

đồng nhưng có quan hệ chặt chế với tư duy Sự xuất hiện của tư

(1).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lí luận nhà nước và phápluật, Nxb CAND, Hà Nội, 2009, tr 66.

Trang 15

duy đồng thời với sự xuất hiện của ngôn ngữ và ngược lại Vì vậy,

V.I Lênin nói “lịch sử của tu duy bằng lich sử của ngôn ng).

Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu âm thanh, chữ viết hoặc cử chỉ

hành động chứa đựng thông tin về đối tượng phản ánh để làm

phương tiện giao tiếp giữa con người với con người Ngôn ngữ là

hình thức tồn tại và thể hiện của tư duy Vì thế, ngôn ngữ mang

tính vật chất, tư duy là phi vật chất Ngôn ngữ và tư duy tạo thành

thể thống nhất biện chứng, bắt nguồn từ trong quá trình nhận thức.

Nhờ ngôn ngữ, con người trừu tượng hoá, khái quát hoá những

thuộc tính và quan hệ của khách thể nhận thức, có thể suy nghĩ

tách khỏi vật cảm tính Cũng nhờ ngôn ngữ kinh nghiệm được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác nên nó là hình thức tồn tại của tư duy.

Ngôn ngữ cũng phản ánh tồn tại khách quan, thông báo về thực tại đó, ghi lại kết quả nhận thức trước đây và hiện nay của xã hội Nó là hiện thực trực tiếp của tư duy Nghiên cứu tư duy không

thể tách khỏi cái “vỏ vật chất” là ngôn ngữ.

II ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CUA

LOGIC HỌC

1 Đối tượng nghiên cứu của logic học

1.1 Sự khác biệt giữa logic hình thức và logic biện chứng

Với tư cách là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, tư duy

cũng có quá trình vận động và phát triển Trong quá trình ấy, tư

duy bao hàm trong nó sự thống nhất của cả hai trạng thái: trạng

thái tinh và trạng thái động Vì vậy, khi nghiên cứu tư duy cũng

cần xem xét nó ở cả hai trạng thái.

(1).Xem: V.I Lénin toàn tap, Tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1987, tr 97.

Trang 16

Logic hình thức nghiên cứu tư duy ở trạng thái tinh, đó là tư

duy phản ánh sự vật tồn tại trong những phẩm chất xác định mà

không tính tới sự vận động và biến đổi của nó Chẳng hạn, pháp

luật là hiện tượng xã hội, từ khi ra đời đến nay đã có bốn kiểu và ba hình thức tồn tại nhưng đều có chung dấu hiệu để nhận biết và phân biệt nó với hiện tượng xã hội khác là: hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp

thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Logic biện chứng nghiên cứu tư duy ở trạng thái động, đó là tư

duy phản ánh sự vận động, phát triển của đối tượng và sự vận động, phát triển của các khái niệm Chẳng hạn, nghiên cứu hiện tượng pháp luật, logic biện chứng làm rõ sự vận động và phát triển của kiểu pháp luật cũng như từ kiểu pháp luật này sang kiểu pháp luật khác: chúng có sự kế thừa lẫn nhau; hoặc sự vận động đổi mới nội

dung của khái niệm nào đó trong lĩnh vực pháp luật theo trình độ

nhận thức và nhu cầu đòi hỏi của thực tiễn phát triển xã hội.

So sánh đối tượng nghiên cứu của logic hình thức và logic

biện chứng sẽ giúp cho việc hiểu rõ đối tượng của mỗi môn học, nhất là hiểu rõ và sâu sắc hơn đối tượng của logic hình thức:

Một là logic hình thức và logic biện chứng đều nghiên cứu quy luật và hình thức của tư duy nhưng mỗi ngành nghiên cứu

chúng ở những trạng thái khác nhau:

- Logic hình thức nghiên cứu các hình thức tư duy bên ngoài

sự phát triển của chúng (trạng thái tinh), không nghiên cứu nội dung cụ thể phản ánh trong tư duy, không nghiên cứu quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của tư duy mà chỉ nghiên cứu tư duy trong trạng thái vốn sẵn có va chủ yếu là sắp xếp, chỉnh lí

các khái niệm, phán đoán, suy luận về mặt hình thức.

Trang 17

- Logic biện chứng nghiên cứu tư duy trong sự thống nhất giữa

nội dung và hình thức, khảo sát tư duy trong quá trình phát triển

(trạng thái động), khái quát về mặt logic quá trình nhận thức của con người đồng thời chỉ ra những nội dung biện chứng của những

hình thức tư duy và quan hệ biện chứng giữa chúng.

Hai là logic hình thức và logic biện chứng đều phản ảnh thế

giới khách quan nhưng ở những cấp độ khác nhau:

- Logic hình thức phản ánh sự đứng im tương đối và ranh giới xác định của các sự vật, hiện tượng Khi con người nhận thức vự

vật, hiện tượng ở trạng thái ổn định, không quan tâm tới sự phát triển của chúng thì môn logic hình thức với những phạm trù cố

định là cần thiết và có hiệu quả Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hoá vai trò của logic hình thức sẽ dẫn đến sai lầm.

- Logic biện chứng không chỉ phan ánh sự khác nhau giữa các

sự vật mà còn phản ánh mối liên hệ, tác động qua lại giữa chúng; không chỉ phan ánh sự đứng im tương đối mà còn phan ánh quá

trình vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng.

Ba là logic hình thức và logic biện chứng bổ sung cho nhau: - Những quy luật và quy tắc của logic hình thức yêu cầu bắt buộc đối với tư duy trong mọi lĩnh vực và ở mọi trình độ, kể cả tư duy biện chứng đều phải tuân theo, nó là điều kiện cần để nhận thức hiện thực Chang hạn, nếu vi phạm quy luật logic hình thức sẽ dẫn đến mâu thuẫn logic, không thể phân tích, làm rõ được mâu

thuẫn khách quan của các sự vật, hiện tượng.

- Để nhận thức đúng đắn quá trình phát triển của các sự vật,

hiện tượng thì các phạm trù của logic hình thức chưa đủ mà phải vậndụng những quy luật của logic biện chứng một cách tự giác.

1.2 Đối tượng của logic hình thức

Trang 18

Logic hình thức là môn khoa học nghiên cứu về các hình thức

và quy luật tư duy (phản ánh trạng thái tương đối ổn định của các sự vật, hiện tượng); đồng thời nghiên cứu thao tác, quy tắc logic, qua đó, khẳng định tinh đúng đắn của tư duy là điều kiện cần để

đạt tới chân lí trong quá trình phản ánh hiện thực.1.2.1 Hình thức tu duy

Tư duy bao giờ cũng có nội dung xác định Nội dung của tư

duy do hiện thực khách quan quy định Đó là những thuộc tính,

những mối liên hệ của những đối tượng cụ thể của hiện thực

khách quan được phản ánh vào đầu óc con người Nội dung của tư

duy theo C Mác: “la cái vật chất được di chuyển vào trong đầu

6c con người và được cải biến ở trong đó”, theo V.I Lénin: “là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” Hình ảnh của “cái vật chất” ở “trong đầu óc con người” là nội dung tư duy cũng luôn

vận động và biến đổi theo sự vận động và biến đổi của “cái vật chất” Nội dung tư duy được thể hiện bằng một kết cấu bên trong tương đối ổn định D6 là hình thức tư duy - đối tượng nghiên cứu

của logic học hình thức.

Hình thức tư duy là phương thức liên kết các bộ phận cấu

thành của nội dung tư tưởng tạo nên ý nghĩ tương đối hoàn chỉnh

về đối tượng, qua đó có thể đánh giá được tính chân thực hay giả

dối của tư tưởng Có các hình thức tư duy như khái niệm, phánđoán, suy luận

1.2.2 Về quy luật tu duy

Phân theo lĩnh vực tác động của quy luật có: quy luật tự nhiên,

quy luật xã hội và quy luật tư duy Quy luật tự nhiên là mối liên

hệ bản chất, tất yếu, phổ biến của các hiện tượng và các quá trình tự nhiên; quy luật xã hội là mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ biến

Trang 19

của các hiện tượng và các quá trình xã hội Những quy luật đó,

không thuộc đối tượng nghiên cứu của logic học Logic học chỉ

nghiên cứu quy luật tư duy.

Quy luật tư duy là những mối liên hệ bản chất, tất yếu, phổ

biến giữa các tư tưởng tạo thành kết cấu bên trong của quá trình tư

duy, kết cấu này đã hình thành trong lịch sử, thích ứng với những

mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan Trên cơ sở những quy luật của phép biện chứng, logic biện

chứng làm rõ những đặc điểm, những nguyên tắc của các quy luật phổ biến tác động trong tư duy và ý nghĩa của chúng đối với sự

vận động của tư duy đi đến chân lí Logic hình thức nghiên cứu những quy luật phản ánh những quan hệ giữa các đối tượng đã được định hình trong tư duy như quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật lí do đầy đủ.

1.2.3 Thao tác và quy tắc logic

Thao tác logic là những phương thức tiến hành để tạo lập, xây dựng hoặc làm thay đổi kết cấu logic của các hình thức tư duy nhằm chỉ ra cách xác định đối tượng phản ánh hoặc thay đổi cách

tiếp cận khác nhau về vấn đề nghiên cứu Chẳng hạn, thao tác định

nghĩa khái niệm, phân chia khái niệm, biến đổi phán đoán Quy tắc logic là sự khái quát ngắn gọn các thao tác cần thiết, nêu lên những điều phải làm theo trong những điều kiện nhất định, để bảo đảm tính đúng đắn, chuẩn xác của các thao tác logic Chang hạn, quy tac định nghĩa, quy tắc phân chia khái niệm hoặc quy tắc của luận ba đoạn.

Như vậy, từ lí luận về các hình thức, quy luật tư duy đến việc

vận dụng lí luận đó để hình thành những thao tác logic đúng đắn, chính xác trong quá trình nhận thức nhằm đạt tới chân lí là phạm

Trang 20

vi và nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản của logic học hình thức.

2 Phương pháp nghiên cứu của logic học

Nghiên cứu kết cấu logic của tư duy là nghiên cứu mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành tư tưởng hoặc mối liên hệ giữa các tư

tưởng, qua đó làm rõ mối liên hệ tất yếu của chúng Để làm rõ kết

cấu logic, ta sử dụng các phương pháp như: phân tích, so sánh,

tổng hợp, trừu tượng hoá, khái quát hoá, mô hình hoá

Phân tích là thao tác tư duy phân chia chỉnh thể phức tạp thành

các mặt, các yếu tố, các bộ phận cấu thành vốn có của nó.

Phân tích trong logic học là phân tích mối quan hệ giữa các tư

tưởng trong quá trình tư duy Đó là chỉ ra các bộ phận, các yếu tố

cấu thành và các kiểu liên kết đúng của các tư tưởng trong chỉnh thể thống nhất.

Khi phân tích phải dùng các kí hiệu chữ viết, biểu đồ, biểu thức để mô tả các thành phần, các yếu tố, các bộ phận cấu thành và các mối liên hệ, các kiểu liên kết, sau đó khái quát hoá thành

những công thức Từ công thức chung, vận dụng vào thực tế chophép ta nghiên cứu những trường hợp tương tự Việc kí hiệu hoá,

công thức hoá quá trình tư tưởng phức tạp, làm rõ kết cấu của nó

gọi là phương pháp hình thức hoá.

Như vậy, nghiên cứu kết cấu logic của tư tưởng hoặc những

mối liên hệ giữa các tư tưởng, phải đồng thời sử dụng cả phương

pháp phân tích và hình thức hoá nên có thể gọi đó là phương pháp

kép: phương pháp phân tích và hình thức hoá Day là phương pháp

đặc trưng của logic học hình thức.

Ngoài phương pháp trên, chúng ta còn sử dụng các phương

pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp trừu tượng

hoá, khái quát hoá, hệ thống-cấu trúc v.v Thậm chí sử dụng cả

Trang 21

những phương pháp của bản thân logic học như diễn dịch, quy

nạp, tương tự

IV KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC

1 Khái lược về lịch sử phát triển của logic học

Cùng với lao động, ngôn ngữ và quan hệ xã hội, tư duy được

hình thành, phát triển đạt đến trình độ nhất định, con người lấy

chính bản thân tư duy làm đối tượng nghiên cứu, khi đó, khoa học

logic ra đời.

Thời Cổ-Trung đại, tư tưởng triết học ở phương Đông rất phát

triển như triết học Trung Quốc, Ấn Độ trong đó, một số học

thuyết đã dé cập vấn dé của logic học như giáo phái Nyaya

Vaisesika (Ấn D6) có “Nhân minh học” hay một số nhà triết học

Trung Quốc đề cập nội dung và hình thức biểu đạt khái niệm là

“thực” và “danh” nhưng chưa có tác giả nào xây dựng một cách

có hệ thống các phạm trù, quy luật của logic học Điều đó, vào thế ki V - IV trước Công nguyên ở phương Tây, người Hy Lap đã làm Người có công đầu trong việc xây dựng môn logic học là Aristotle

(384 - 322 tr CN) - nhà triết học Hy Lạp thời kì cổ đại.

Aristotle là học trò xuất sắc của Platon, mặc dù rất yêu quý và

kính trọng thầy giáo của mình nhưng ông vẫn phê phán và bác bỏ

nhiều luận điểm và học thuyết của Platon Là nhà bách khoa toàn thư, Aristotle đã để lại cho nhân loại nhiều công trình khoa học có

giá trị thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có logic học Tác

phẩm logic học của Aristotle lần đầu tiên được Anđrônik Rôđôski (nhà triết học theo trường phái ““Tiêu dao” La Mã cổ đại) cho xuất

bản vào thế kỉ thứ I trước Công nguyên, dưới tên gọi "Organon".

Organon nguyên nghĩa tiếng Hy Lạp là “công cụ” Với tên gọi đó,

Trang 22

Anđrônik Rôđôski muốn thể hiện rõ quan điểm của Aristotle cho rằng logic học là học thuyết về công cụ nghiên cứu khoa học.

nN é€

Trong bối cảnh như vậy, có thể hiểu “organon” là “công cụ của

nhận thức”, “công cụ của tư duy” Organon được tập hợp từ 5 tác

phẩm của Aristotle là "Các phạm trù", "Phân tích", "Về sự giải

thích”, “Nghệ thuật tranh biện” và "Bác bỏ phái ngụy biện" Logic học của Aristotle dựa trên cơ sở phân biệt giữa chân lí và sai lầm Theo ông, chân lí là sự phù hợp của tư tưởng với hiện thực, còn sai lầm là sự không phù hợp của tư tưởng với hiện thực Đúng như V.I Lênin đã nhận xét về vấn đề này cua Aristotle trong But kí triết học: - Lí tinh (li trí), tư tưởng, ý thức mà không có tự

nhiên, không phù hợp với nó là sai lâm = chủ nghĩa duy vat.

Logic học của Aristotle gồm hai phan: logic lí thuyết và logic

thực hành Trong logic lí thuyết, Aristotle đã nêu các phương pháp

cơ bản của việc xây dựng lí thuyết về khái niệm, phạm trù, phán

đoán, suy luận.

Trong lí thuyết về khái niệm, phạm trù ông coi khái niệm là cái chung Khái niệm được chia làm nhiều cấp độ Từ khái niệm

chung, ông đã tiến lên trình độ khái quát logic cao hơn là phạm

trù Ông tiến hành phân loại các phạm trù và nêu ra 10 phạm trù

cơ bản có quan hệ chặt chẽ với nhau Trong lí thuyết về phán

đoán ông cho rằng để nhận thức thực tại ngày càng sâu, rộng hơn

con người phải sử dụng phán đoán Phán đoán là sự kết hợp giữa

các khái niệm, các phạm trù theo những nguyên tắc và trật tự nhất

định để khẳng định hoặc phủ định về cái gì đó Ông chia phán

đoán thành ba loại, loại được phân theo chất, loại được phân theo

(1) Xem: VJ Lénin toàn tập, Tap 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva, 1981, tr 306(tiếng Việt).

Trang 23

lượng và loại phân theo tình thái Về suy luận, ông coi suy luận

là phán đoán mới được rút ra trên cơ sở những mối liên hệ của

những phán đoán tiền đề Ông xây dựng những quy tắc về luận ba đoạn để tìm ra kết luận tất yếu đúng Ông cố gắng giải quyết

mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng nhưng ông đã không giải

quyết được vấn đề chuyển hoá từ cái riêng thành cái chung.

Một trong những đóng góp to lớn của Aristotle về logic học là việc ông nêu ra ba quy luật cơ bản của tư duy: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba.

Phần logic thực hành, Aristotle đã nghiên cứu về thuật tranh biện; bác bỏ phái nguy biện.

Như vậy, với việc đưa ra hệ thống lí luận nghiên cứu về khái

niệm, phạm trù, phán đoán, suy luận và các quy luật cơ bản của tư

duy, tuy chưa hoàn chỉnh nhưng ông đã đặt nền tảng cho việc hình

thành môn logic học, đem lại cho nhân loại môn khoa học rất lí

thú Đồng thời, Aristotle không chỉ quan tâm tới logic hình thức mà còn quan tâm cả tới logic biện chứng Đó là xem xét vấn đề thống nhất và mâu thuẫn giữa logic chủ quan và logic khách quan Hơn thế nữa, ông muốn hiện thực hoá tư tưởng của mình là đưa lí

thuyết logic vào cuộc sống nên đã quan tâm đến việc xây dựnglogic thực hành Aristotle xứng đáng được coi là "cha đẻ của logic

hoc" như Ph Héghen - nhà triết học vĩ đại người Đức cuối thé ki

XVIII đầu thế ki XIX đã khẳng định.

Đến thời kì Trung cổ do ảnh hưởng của triết học kinh viện, logic học của Aristotle không có điều kiện để phát triển và hoàn

thiện Mãi đến thời kì Phục hưng, logic học mới được tiếp tục

phục hồi và phát triển.

Sang thời kì Cận đại, do nhu cầu phát triển của khoa học thực

Trang 24

nghiệm và sự phát triển của kĩ thuật phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế của giai cấp tư sản đang lên, khoa học về phương pháp tư duy ngày càng được chú trọng Sự phát triển của logic học trong thời kì này gắn liên với sự phát triển của khoa học tự nhiên

và tri thức của các khoa học khác như triết học, toán học Những

tác giả có đóng góp cho sự phát triển của logic học trước hết phải kể đến các nhà triết học lớn như F Bacon, R Descartes, G.V.

Leibniz, LM Kant, Ph Héghen

Francis Bacon (1561 - 1626) nhà triết học duy vật người Anh.

Tác phẩm chủ yếu đề cập logic hoc của F Bacon là "Neo organon"

(công cụ mới) Theo ông, logic học dạy lí trí và hướng dẫn lí trí đi đến chỗ phải thật sự phân tích giới tự nhiên, tìm ra những đặc tính

và những tác dụng của các vật thể cũng như những quy luật của các vật thể xác định trong vật chất Do đó, khoa học logic không

những chỉ xuất phát từ bản chất của trí tuệ mà còn xuất phát từ

bản chất của chính các sự vật F Bacon coi phương pháp thực

nghiệm là công cu chủ yếu của khoa học Theo ông, cần "tra khảo

tự nhiên" bằng những công cụ tỉnh xảo và sự giải thích chân chính về giới tự nhiên là ở những thí nghiệm được tổ chức một cách tỉ mỉ, đúng đắn F Bacon cho rằng cơ sở của phương pháp khoa học

là quy nạp Quy nạp xuất phát từ việc tri giác những sự vật riêng

rẽ, sau đó, nó tiến dần lên và đi đến tận những nguyên lí chung nhất; cần tránh quy nạp một cách hấp tấp và thô sơ, nhất là thông

qua "sự liệt kê một cách giản đơn" Ông đã đưa ra một số phương

pháp quy nạp khoa học như: Phương pháp đi tìm sự giống nhau;

phương pháp đi tìm sự vắng mặt trong cái gần nhất; phương pháp dựa trên sự biến đổi tương ứng.

Trong "Neo organon", F Bacon không những nói đến quy nạp

Trang 25

mà còn nói đến diễn dịch Đó là khi ông coi "rút ra hay lấy ra

những kinh nghiệm mới từ định lí” Tuy nhiên, F Bacon chưa thấyđược sự thống nhất của phương pháp quy nạp và phương pháp

diễn dịch.

Phương pháp quy nạp của F Bacon còn nhiều điểm chưa

nghiên cứu thấu đáo nhưng khi ấy, đã có tác dụng lớn trong sự

phát triển của tri thức thực nghiệm, trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện, góp phần phát triển và hoàn thiện thêm một

bước môn logic học.

René Descartes (1596 - 1650) - nhà triết học người Pháp đại

biểu của trường phái duy lí Tác phẩm chủ yếu đề cập những vấn

đề của logic học: "Luận về phương pháp"; “Nguyên lí triết học”.

Ông cho rằng lí trí của con người chỉ được coi là chân lí những cái

gi mà nó thấy rõ ràng và rành mạch, những cái gì không thể nghi

ngờ được, cho nên nó không bao giờ phạm sai lầm, nó là quan toà

tối cao công bằng, xét xử những công việc của chân lí Qua đó thấy rằng R Descartes đã không nhìn thấy biện pháp đối chiếu

khái niệm với đối tượng của thế giới bên ngoài phản ánh vào trong khái niệm, không thấy vai trò của thực tiễn đối với nhận thức Vì tách rời tư duy khỏi thế giới bên ngoài nên ông không tìm thấy

tiêu chuẩn thực tiễn khách quan của chân lí Quan niệm của ông còn mang tính chất chủ quan và duy tâm nhưng quan điểm đó

cũng đã góp phần bác bỏ chủ nghĩa kinh viện và thuyết thần bí

thời Trung cổ, thay thế lòng tin bằng tri thức, thay thế cái phi lí bằng cái hợp lí, thay thế sự quy lụy trước uy tín bằng sự chứng

minh logic.

Nếu F Bacon đưa phương pháp quy nạp lên hàng đầu làm

phương pháp của khoa học tự nhiên thực nghiệm thì R Descartes,

xuất phát từ tài liệu của toán học lại nhấn mạnh ý nghĩa của phương

Trang 26

pháp diễn dịch duy lí mà ông đem đối lập với chủ nghĩa kinh viện

trừu tượng Theo ông, những nguyên tắc cơ bản của logic học và của toán học là những cái “bẩm sinh”, không phụ thuộc vào kinh

nghiệm và tiến trình tư duy đi từ nguyên lí chung (rõ ràng, rành

mạch, khúc chiết) đến nhận thức về những đối tượng cụ thể.

Xuất phát từ nguyên lí chung (tư tưởng phải rõ ràng, rành

mạch) chứng tỏ R Descartes rất quan tâm đến tính logic của tư

tưởng Đó cũng là cơ sở để học trò của ông phát triển logic học

thành trường phái mạnh Trường phái R Descartes đã giữ vai trò

quan trọng trong lịch sử logic học Những môn sinh của R.

Descartes ở Po Roayan là Antôn Ácnôn (1612 - 1694) và Pie Nicôlơ

(1625 - 1695) đã viết cuốn sách giáo khoa logic hoc: "Logic học,

hay là nghệ thuật suy nghĩ" mà người ta biết dưới cái tên "Logic

học của Po Roayan" Logic học ấy gần gũi với chủ nghĩa duy lí của R Descartes, xuất phát từ quan niệm của R Descartes về tiêu

chuẩn của chân lí và bác bỏ nguồn gốc thực nghiệm của các tư

tưởng "Logic hoc cua Po Roayan" đánh giá cao tính chất rõ ràngvà rành mạch của tư tưởng, nên trên một mức độ lớn, nó đã thoát

khỏi gánh nặng cứng nhắc của chủ nghĩa kinh viện Trung cổ.

Goftfried Wilhelm Leibniz (1646 - 1716) nhà toán hoc và triếthọc người Đức G.V Leibniz là người kết hợp một số yếu tố củachủ nghĩa kinh nghiệm với chủ nghĩa duy lí Theo ông, bên cạnhnhững chân lí của lí trí có tính chất là tính tất nhiên logic và không

thể xác định được bằng kinh nghiệm, ông thừa nhận là có những chân lí của sự thật, xác định bằng con đường kinh nghiệm dựa vào

phương pháp quy nạp Ông cho rằng tất cả chân lí của logic học và

toán học đều thuộc về chân lí của lí trí còn những chân lí của khoa học tự nhiên thì thuộc về chân lí của sự thật Loại thứ nhất là tất

Trang 27

nhiên Loại thứ hai là "ngẫu nhiên” Muốn tìm ra những chân lí loại thứ nhất thì chỉ cần dùng logic học của Aristotle với những quy luật đồng nhất, cấm mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba là đủ, nhưng đối với chân lí của sự thật thì cần phải có lí do đầy đủ.

Ông nhấn mạnh, những phán đoán của chúng ta dựa trên hai

nguyên tắc vĩ đại: nguyên tắc cấm mâu thuẫn và nguyên tắc có lí do đầy đủ Theo nguyên tắc có lí do đầy đủ, chúng ta thấy rằng, không hiện tượng nào lại có thể là chân lí, không sự thật nào lại có thể là hợp lí nếu không có lí do đầy đủ, xem xét sự việc tại sao lại như thế này mà lại không như thế khác Từ quan điểm đó, G.V.

Leibniz xây dựng thành quy luật lí do đầy đủ và đã góp phần hoàn

thiện thêm một bước hệ thống quy luật của logic hoc.

Thêm vào đó, G.V Leibniz đi tìm "soi dây nhận thức” là

phương pháp chung, cho phép nắm được thực chất của tư duy.

Ông xây dựng khoa học đem lại phương pháp chung được gọi là

logic học mới Khác với logic học trước kia dùng làm phương tiện

để chứng minh, logic học mới, theo ông, phải trở thành "nghệ

thuật phát minh".

G.V Leibniz đã phân tích và dùng các kí hiệu để miêu tả đối

tượng của tư duy Ông cho rằng sự vận dụng các kí hiệu sẽ phản

ánh được mọi sự kết hợp có thể có của các đối tượng ấy và bản

thân sự kết hợp các kí hiệu logic phải đem lại khả năng phát hiện sự kết hợp sai lầm giữa các khái niệm Thế là logic học biến thành

thứ tính toán, biến thành "sự giám định phổ biến" Theo ông, chúng ta sử dụng các kí hiệu không phải chi là để diễn đạt sự suy nghĩ của ta cho người khác mà là để đơn giản hoá chính quá trình

suy nghĩ của chúng ta.

Phân tích cấu trúc ngôn ngữ, qua đó dùng kí hiệu để miêu tả kết cấu logic của tư duy, tạo tiền đề cho toán học hoá các hình thức tư

Trang 28

duy, G.V Leibniz đã phát triển logic học theo hướng mới, đặt nền

móng cho sự ra đời của ngành khoa học logic mới là logic kí hiệu

hay còn gọi là logic toán Logic toán là hướng phát triển tương đối độc lập trong sự phát triển của logic học truyền thống từ thời kì

Aristotle đến G.V Leibniz Những ý tưởng logic toán G.V Leibniz

dat nền móng, sau này đã được các nhà toán hoc như Bun (1815 - 1864)

người Anh; Phréghé (1841 1902) người Đức; Pochenxki (1846

-1907) người Nga phát triển thành ngành khoa học độc lập.

Việc ứng dụng toán học vào logic học là những phương tiện bổ trợ rất thuận lợi để trình bày các lí thuyết logic và đồng thời cũng hình thành một số phương pháp tính toán để giải các bài toán khó.

Người ta đã xác định được các nguyên lí xây dựng các lí thuyết

logic cho phép phát hiện ra những vấn đề logic mới và quan trọng Từ đây những hướng nghiên cứu mới về logic được mở ra.

- Sau G.V Leibniz, ngoài hướng phát triển logic toán còn hướng phát triển khác của khoa học logic là logic biện chứng Logic biện chứng được bắt đầu từ "logic tiên nghiệm" của LM Kant sau đó được Ph Héghen tiếp tục phát triển.

Hégen không dừng lại ở việc nghiên cứu trạng thái tinh trongcác hình thức tư duy mà nghiên cứu tư duy trong trạng thái vận

động Chính Ph Angghen đã nhận xét: “Sau Aristotle chỉ có Hégen là người duy nhất đã nắm lấy việc giải quyết một cách có hệ thống

nhiệm vụ này (nhiệm vụ nghiên cứu tu duy trong trạng thái vận

dong)” Hêghen đã phá vỡ “chân trời” chật hẹp của logic học truyền

thống, “Héghen đòi một logic mà những hình thức phải là những hình thức có nội dung, những hình thức có nội dung thực tế, sinh

(1).Xem: C Mác va Ph Angghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội, 1994, tr.732.

Trang 29

động, gắn liền chặt chế với nội dung.” Nhưng, logic học biện chứng

của Héghen lại bị hạn chế bởi thế giới quan triết học duy tâm.

Bằng phương pháp luận biện chứng duy vật, C Mác, Ph Angghen đã phê phán và “ước bỏ cái vỏ ngoài thần bí” trong hệ thống triết học Hêghen, gắn phép biện chứng với chủ nghĩa duy

vật làm cho nó trở thành “khoa học về những quy luật về thế giới

khách quan và về tu duyL ì.“) Trên cơ sở phương pháp luận đó, các ông đã xác định đúng đắn vị trí, vai trò và ý nghĩa của logic học

trong nhận thức khoa học.

V.I Lênin cũng đề cập nhiều vấn đề của logic học trong các tác

phẩm: “Chu nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,

“Bút kí triết học”, “Lại bàn về công đoàn” Những vấn dé mà V.I Lênin đề cập là: đối tượng, phương pháp, ý nghĩa của logic học,

mối quan hệ giữa logic học, lí luận nhận thức và phép biện chứng

Đến nay, ngoài logic học truyền thống (từ Aristotle đến

Leibniz đã phát triển tương đối đây đủ), chúng ta thấy xuất hiện nhiều môn khoa học logic khác Trong đó logic toán đã phát triển

thành ngành khoa học logic đồ sé gồm các môn như logic xác

suất, logic tinh thái, logic mờ, logic kiến thiết, logic tap hợp các

môn logic học đều đã được triển khai giảng dạy trong các trường đại học ở nhiều nước trên thế giới.

2 Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic học

Thứ nhất, học tập và nghiên cứu logic học góp phần nâng cao năng lực tư duy của mỗi người.

Muốn nâng cao năng lực tư duy phải có sự hiểu biết về tư duy

(1).Xem: V.I Lénin toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1981, tr.101.(2).Xem: C Mác và Ph Angghen toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, HaNội, 1994, tr 201.

Trang 30

và những ki năng thao tác logic cơ bản của nó Học tập, nghiên cứulogic học, một mặt, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản

để hiểu biết về tư duy một cách hệ thống, sâu sắc và toàn diện, biết vận dụng một cách tự giác sự hiểu biết đó vào lĩnh vực tư duy; mặt

khác, thông qua quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện các thao

tác logic là điều kiện để rèn luyện các kĩ năng tư duy.

Chẳng hạn, qua nghiên cứu các quy luật cơ bản của tư duy, điều rút ra là phải luôn chú ý tới tính hệ thống, sự nhất quán, tính không

mâu thuẫn và sự rõ ràng, mạch lạc trong tư duy Nó rèn luyện cho

chúng ta biết tư duy theo đúng những quy tắc, quy luật vốn có là điều kiện cần để đạt tới chân lí trong quá trình nhận thức thế giới.

Thêm vào đó, kiến thức logic học có tính chất gợi mở cách tiếp cận

vấn đề và hướng phát triển tư tưởng trong quá trình tư duy.

Thứ hai, logic học góp phần hỗ trợ cho việc học tập, nghiên

cứu các môn khoa học khác.

Mỗi môn khoa học đều có kết cấu logic riêng và thể hiện rõ

tính đặc thù trong hệ thống các môn khoa học Tuy nhiên, khi trình

bày nội dung và kết cấu đặc thù của mỗi môn khoa học, phải tuân

theo những vấn đề chung của logic học Chăng hạn như khi đưa ra

khái niệm đều phải làm rõ nội hàm và phạm vi khái niệm phản ánh,

đều phải tuân theo quy tắc định nghĩa khái niệm; phân chia chương, mục đều phải tuân theo quy tắc phân chia khái niệm hoặc khi phân tích, chứng minh vấn đề đều phải tuân theo các hình thức và quy tắc suy luận, chứng minh Nắm vững kiến thức logic học giúp cho

chúng ta nhanh chóng tiếp cận được phương pháp được trình bày và

kết cấu nội dung của vấn đề Nói cách khác, nó giúp cho chúng ta

biết phân tích và nhanh chóng tiếp cận được tư tưởng của người

khác Đồng thời, logic học giúp cho chúng ta kiểm tra lại tính chính

xác của các định nghĩa, các khái niệm xem xét tính hợp lí của kết

Trang 31

cấu giáo trình, bài giảng, biết hệ thống lại kiến thức theo quan điểm riêng (xây dựng lược đồ theo quy tac logic) dé nhớ, dễ thuộc Từ những tri thức đã tiếp thu được dựa theo các quy tắc suy luận biết

rút ra những hệ quả của nó một cách tất yếu

Thứ ba, học tập, nghiên cứu logic học cũng chính là học tập

phương pháp và rèn luyện tư duy để nhận biết và tránh những lỗi

logic đồng thời đấu tranh với những tư tưởng nguy biện Bởi vì, logic học cung cấp cơ sở lí luận cho việc rèn luyện ki năng tư duy, biết cách bảo vệ những tư tưởng đúng; biết phát hiện lỗi logic của

người khác qua nói chuyện, tranh luận và qua các bài viết; kiểm

tra lỗi logic trong lời nói và bài viết của chính bản thân mình; bác bỏ những tư tưởng sai hoặc lối tư duy ngụy biện.

Thứ tu, tư duy logic cần thiết cho hoạt động tư duy trong moi

lính vực xã hội; đặc biệt, với lĩnh vực hoạt động pháp luật, tư duylogic có vai trò rất quan trọng trong xây dựng pháp luật, thực hiệnvà áp dụng pháp luật.

Chẳng hạn, trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, tư duy logic

giúp cho người soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật, soạn ra các điều luật vừa mang tính khái quát nhưng đồng thời lại phải rõ

ràng, cụ thể, dễ hiểu Để làm được điều đó, các nhà làm luật phải nắm vững các quy tắc định nghĩa, quy tắc phân chia khái niệm và các thao tác logic khác trên khái niệm, nguyên tắc quan hệ giữa

các khái niệm trong phán đoán và quan hệ giữa các phán đoántrong quá trình suy luận.

Trong hoạt động xét xử, tư duy logic chặt chẽ sẽ giúp cho

công tố viên và thẩm phán đấu tranh lí lẽ với bị cáo, làm cho họ phải tâm phục, khẩu phục; khi tham gia tranh tụng, trình bày vấn đề khúc chiết, rõ ràng, đúng pháp luật và giải quyết vấn đề một

Trang 32

cách đúng đắn, không sai lầm.

Trong thực tiễn công tác điều tra tội phạm, cán bộ điều tra

phải có tư duy logic linh hoạt, chính xác, biết rút ra những kết

luận đúng đắn từ hàng loạt các sự kiện cụ thể; biết chứng minh và

bác bỏ vấn đề đúng logic, phù hợp với thực tế Các thao tác và suy luận logic giúp cho những người làm công tác điều tra có sự nhạy

cảm và sắc bén trong công tác nghiệp vụ của mình.

CÂU HOI VA NOI DUNG ON TẬP

Phan tich dac diém cua tu duy Phân tích đặc điểm của tu duy logic.

Phân tích đối tượng nghiên cứu của logic học.

BP bệ tr Phân tích cơ sở hình thành các phương pháp nghiên cứu củalogic học.

a Khái lược về lich sử phát triển của logic hoc.

6 Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic học Liên hệ với

chuyên ngành đang được đào tạo.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

— Logic học là gi? Hãy chọn phương án đúng.

a) Khoa học về tư duy

b) Khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy

nhằm nhận thức chân thực thế giới hiện thực khách quan

c) Khoa học nghiên cứu hình thức tồn tại của tư duy

d) Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tựnhiên, xã hội và của sự nhận thức

2 Phuong án nào day đủ nhất về nghĩa của thuật ngữ logic?

Trang 33

a) Chỉ mối liên hệ tất yếu giữa các sự vật, hiện tượng b) Chỉ một cách thức tư duy

c) Chi quá trình tư duy tuân theo những quy tac nhất định

phản ánh chân thực logic khách quan d) a, b, c đều đúng

3 Mệnh đề nào sau đây đúng?

a) Tư duy là hình ảnh tri giác được lưu lại ở trong đầu óc con người

b) Tu duy là hiện tượng không mang tính xã hộic) Tư duy là hiện tượng xã hội

d) Tư duy là quan niệm cá nhân

4 Mệnh đề nào sau đây đúng?

a) Tư duy logic là tư duy hình tượngb) Tư duy logic là tư duy chính xác

c) Tư duy logic là sự tổng hợp của giai đoạn nhận thức cảm tính d) Tư duy logic là tư duy kinh nghiệm được tổng hop lại 5 Chọn quan niệm đúng về đặc điểm của tư duy logic?

a) Trừu tượng, khái quát, cụ thể, cảm tinh, sinh động b) Trực tiếp, sâu sắc, sinh động, năng động - sáng tạo

c) Tu duy hệ thống, tất yếu, chặt chẽ, chính xác

d) Gian tiếp, năng động, sáng tạo, trừu tượng, khái quát, cụ thể 6 Quan điểm nào sau đây về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn

ngữ là sai?

a) Ngôn ngữ là hình thức tư duy

b) Ngôn ngữ là hình thức tồn tại của tư duy

c) Ngôn ngữ là vỏ vat chất của tư duy

d) Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy

Trang 34

7 Đối tượng của logic học là gì?

a) Nghiên cứu kết cấu ngôn ngữ của tư tưởng và các sơ đồ lập

b) Nghiên cứu về su phù hợp của tư tưởng với hiện thực

c) Nghiên cứu hình thức, quy luật, thao tác và quy tắc logic

của tư duy

d) Nghiên cứu các hình thức tồn tại của tư duy

8 Quan điểm nào về hình thức của tư duy sau đây là đúng?

a) Quan hệ của tư tưởng với hiện thực b) Một bộ phận của nội dung tư tưởng

c) Những kí hiệu, công thức, sơ đồ để diễn đạt nội dung tư tưởng

d) Là phương thức liên kết các bộ phận cấu thành nội dung tư tưởng

9 Phương pháp đặc trưng nghiên cứu logic học là gì? Hãy chọnphương án đúng nhất.

a) Phân tích

b) Phân tích và tổng hợp

c) Phân tích và hình thức hoá (mô hình hoá)

d) Quy nap và diễn dịch

10 Ai là người đã đưa toán học vào logic học, tạo tiền đề cho việc

Trang 35

CHƯƠNG II

KHÁI NIỆM

1 BẢN CHAT VÀ HÌNH THỨC BIỂU ĐẠT KHÁI NIỆM

1 Khái niệm là gì?

Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan có vô

vàn các thuộc tính, các mối liên hệ Những thuộc tính, những mối

liên hệ được con người nhận biết và nằm trong miền hoạt động

nhận thức của con người gọi chung là dấu hiệu Có những dấu

hiệu quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật, đó là những dấu hiệu cơ bản thể hiện bản chất Có dấu hiệu chỉ biểu hiện bề ngoài, thoáng qua giữ vai trò thứ yếu trong sự vận động và phát triển của sự vật là những dấu hiệu không cơ bản Để nhận biết được sự vật,

hiện tượng và phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác, phải căn

cứ vào các dấu hiệu cơ bản thể hiện bản chất Hơn nữa, đó phải là

những dấu hiệu bản chất mang tính chất đặc trưng Bởi vì, có dấuhiệu trong quan hệ này là dấu hiệu đặc trưng nhưng trong quan hệ

khác lại không phải là đặc trưng Chẳng hạn, dấu hiệu có một góc

vuông là dấu hiệu đặc trưng của hình chữ nhật trong các đối tượngcùng loại là hình bình hành, trong đó có hình vuông nhưng dấu

hiệu tất cả bốn cạnh đều bằng nhau lại là dấu hiệu đặc trưng của

hình vuông trong đối tượng cùng loại là hình chữ nhật.

Thông qua hoạt động thực tiễn, các sự vật, hiện tượng của thế

Trang 36

giới khách quan tác động vào các giác quan của con người tạo ra

cảm giác, tri giác, biểu tượng là cơ sở ban đầu của tư duy Những tri thức do giai đoạn nhận thức cảm tính mang lại chưa có thể

phân biệt hoặc xác định được cái bản chất và không bản chất, cái

tất nhiên và cái ngẫu nhiên mà mục đích của nhận thức là phải

nắm bắt bản chất của đối tượng và tính quy luật chi phối sự vận động và phát triển của nó Vì thế, tiếp tục giai đoạn nhận thức cảm

tính là nhận thức lí tính - giai đoạn cải biến những tri thức cảm

tính, trừu tượng hoá, hệ thống hoá, khái quát hoá, nắm bắt những

dấu hiệu bản chất đặc trưng của đối tượng và kết quả là sáng tạonên khái niệm.

Khái niệm là hình thức tư duy phản ánh những dấu hiệu bản chất đặc trưng của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách

quan Khái niệm là hình thức tư duy, bởi vì khái niệm là tư tưởng

tương đối trọn vẹn về đối tượng cụ thể nào đó của thế giới hiện

thực, có kết cấu chặt chẽ Nó là kết quả của quá trình nhận thức

-sản phẩm của tư duy đồng thời là hình thức phản ánh giới tự nhiên

một cách trừu tượng, khái quát Đúng như V.I Lênin đã nói: “khái

niệm là sản phẩm cao nhất của sự nhận thức, đồng thời là một hình thức phản ánh giới tự nhiên bởi con người”.

Thêm vào đó ta thấy con người chỉ có thể tư duy dưới hình thức khái niệm và sự nhận thức của con người cũng chỉ có thể thực

hiện được trên cơ sở xây dựng nên các khái niệm và sử dụngchúng làm công cụ trong quá trình tư duy.

Hệ thống khái niệm được ví như những mắt lưới để con người thâu tóm sự hiểu biết của mình về thế giới Vì vậy, trong tác phẩm

“Bút kí triết học”, V.I Lénin viết: “Trước con người, có màng lưới

(1).Xem: V.I Lénin toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1981, tr 192.

Trang 37

những hiện tượng tự nhiên Con người ban năng, con người man rợ, không tự tách khỏi giới tự nhiên, những phạm trù là những giai đoạn của sự tách khỏi đó, tức là của sự nhận thức thế giới Chúng

là những điểm nút của màng lưới giúp ta nhận thức và nắm vững duoc màng lưới ˆ'.°)

2 Đặc trưng của khái niệm

Khái niệm là sự phản ánh - “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” nhưng hình ảnh khái niệm khác với hình ảnh cảm

giác, tri giác, biểu tượng ở chỗ một bên mang tính trực quan cảm

tính, còn khái niệm là sự phản ánh mang tính khái quát, gián

tiếp Căn cứ nội dung phản ánh của khái niệm, có thể rút ra một

số đặc trưng sau:

Thứ nhất, khái niệm là sự phan ánh tương đối toàn diện về đối tượng

Những dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản ánh trong kháiniệm, chi phối toàn bộ các mặt, các mối liên hệ khác của đối

tượng Vì thế, hiểu biết đối tượng ở trình độ khái niệm là sự hiểu

biết tương đối toàn diện (tương đối đây đủ) về nó Vi du: Trong

khái niệm “gia đình”, hai dấu hiệu “hôn nhân” và “huyết thống”

chi phối tất cả các quan hệ khác Nghiên cứu các hình thức gia

đình trong lịch sử hoặc gia đình cụ thể nào đó trong xã hội qua việc làm rõ hai mối quan hệ bản chất đặc trưng đã nêu, sẽ hiểu

biết tương đối day đủ về các hình thức hoặc gia đình đó.

Thứ hai, khái niệm là sự phan ánh tương đối có hệ thống về đối tượng Các dấu hiệu được phản ánh trong khái niệm tuân theo trình tự nhất định, có quan hệ và quy định lẫn nhau một cách chặt chẽ, qua

đó cho ta hình ảnh tương đối trọn vẹn về đối tượng Có thể nói

(1).Xem: VI Lénin toàn tập, tập 29, Sdd, tr 102.

Trang 38

tính hệ thống của khái niệm do tính hệ thống của đối tượng phản

ánh quy định Đúng như V.I Lênin đã từng nói sự vật bắt đầu từ

đâu thì tư duy phải bắt đầu từ đó; cái logic chẳng qua là rút gọn cái lịch sử.

Ví du: Trong khái niệm “pháp luật”, những dấu hiệu “hệ thống

các quy tắc xử sự”, “do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện”, “thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội”, “nhân tố điều

chỉnh các quan hệ xã hội” tuân theo trật tự nhất định, chúng quy

định và bổ sung cho nhau thành hệ thống, thể hiện rõ nội dung

khái niệm.

Thứ ba, khái niệm là sự phản ánh tương đối chính xác về đối tượng Khái niệm phản ánh các sự vật, hiện tượng trong trạng thái

tương đối ổn định Các dấu hiệu bản chất, đặc trưng được phản

ánh trong khái niệm là những dấu hiệu quyết định sự tồn tại của

trạng thái tương đối ổn định đó Nêu đúng những dấu hiệu bản

chất đặc trưng là làm rõ mối tương quan phù hợp giữa khái niệm

và đối tượng Đó là bảo đảm tính chính xác của khái niệm.

Một trong những chức năng của khái niệm là dùng để nhận

biết đối tượng mà khái niệm phản ánh và phân biệt nó với các đối tượng khác, do đó, khi nêu khái niệm phải hình dung ra đối tượng

thì khái niệm mới thực hiện được chức năng giao tiếp và công cụ

để tư duy.

Thứ tư, khái niệm là san phẩm của tư duy và kết quả của sự nhận thúc,

là sự sáng tao của con nguoi

Khái niệm là sự phản ánh đối tượng trong hiện thực nhưng góp

phần chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người trong quan hệ với đối tượng Suy đến cùng, thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực của sự nhận thức Nếu không có nhu cầu thực tiễn, con người

Trang 39

không đặt các sự vật, hiện tượng của thế giới hiện thực thành đốitượng của sự nhận thức và cũng không khái quát thành khái niệm.

Vì vậy, xuất phát từ nhu cầu hoạt động thực tiễn và hoạt động

nhận thức mà hệ thống khái niệm được con người xây dựng và sử

dụng làm công cụ để tiếp tục quá trình nhận thức Hệ thống khái

niệm ngày càng được mở rộng cùng với hoạt động thực tiễn và

hoạt động nhận thức của con người và xã hội. 3 Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm

Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm là từ Từ là đơn vị cơ

bản của ngôn ngữ - đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.

Từ, cụm từ là một hoặc một số kí hiệu âm được quy ước trong

cộng đồng để biểu đạt khái niệm Sự quy ước về từ, có tính chất

riêng biệt, do sử dụng lâu đời thành thói quen của mỗi cộng đồng người Mỗi cộng đồng người có ngôn ngữ với hệ thống từ vựng

riêng biệt; nên cùng khái niệm nhưng mỗi cộng đồng biểu đạt

bằng những từ khác nhau:

Ví du:

Cộng đồng người | Từ (ngôn ngữ) Khái niệm (tư duy)

Người Việt Hàng hoá Là sản phẩm của lao động

Người Anh Goods có thé thoả mãn nhu cầu nàođó của con người thông qua

Người Nga Tobapb trao đổi mua bán với nhau.

Khái niệm và từ thuộc hai lĩnh vực nghiên cứu của hai ngành

khoa học khác nhau nhưng chúng có quan hệ chặt chẽ, là biểu hiện ở cấp độ cụ thể của mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ.

Khái niệm là hình thức tư duy, là nội dung, mang tính chất quyết

định đối với từ; còn từ là vỏ vật chất, hình thức biểu đạt nội dung

Trang 40

của khái niệm Khái niệm bao giờ cũng được biểu đạt bằng một

hay một số từ của thứ ngôn ngữ nhất định mà ta đã biết được ý

nghĩa của chúng Không có khái niệm tồn tại một cách thuần tuý

bên ngoài hệ thống từ vựng của thứ ngôn ngữ nhất định Một từ có

thể biểu đạt nhiều khái niệm khác nhau, gọi là các từ đồng âm

khác nghĩa (từ đa nghĩa) Vi du: Từ đồng là danh từ chỉ loại kim loại (Cu) hoặc chỉ vị trí địa lí nơi canh tác nông nghiệp (như từ đồng trong câu: “Trên đồng cạn dưới đồng sâu”) Một ví dụ khác,

từ “mà” có thể là danh từ như trong câu: “Ếch làm mà”, có thể là

liên từ nối các phán đoán đơn như trong phán đoán phức: “Không

thể nói ông A vi phạm pháp luật mà ông A không bị xử lí theo pháp luật”, có thể là từ chỉ mục đích như trong câu: “Lam lấy mà ăn”.

Đồng thời, nhiều từ cùng biểu đạt một khái niệm (từ đồng nghĩa) Ví dụ: Các từ “hổ”, “hùm”, “cọp” đều chỉ một loài động vật;

hoặc, các từ đồng nghĩa như: “nhìn”, “trông” cùng chỉ một hành vi.

Như vậy, khái niệm là sự phản ánh hiện thực khách quan, còn

từ là sự quy ước lâu đời thành thói quen của mỗi cộng đồng người.

Il KẾT CẤU LOGIC CUA KHÁI NIỆM

Xét về mặt kết cấu, khái niệm gồm hai mặt là nội hàm và

ngoại diên.

1 Nội hàm của khái niệm

Nội hàm của khái niệm là tổng hoà các dấu hiệu bản chất đặc

trưng của đối tượng được phản ánh trong khái niệm.

Ví dụ: Khái niệm “pháp luật”.

Nội hàm của khái niệm “pháp luật” bao gồm các dấu hiệu:

- Hệ thống các quy tắc xử sự;

- Do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) và bảo đảm thực hiện;

Ngày đăng: 25/04/2024, 10:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
3. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt khái niệm (Trang 39)
Sơ đồ biểu diễn 3 khái niệm A, B, C giao nhau: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Sơ đồ bi ểu diễn 3 khái niệm A, B, C giao nhau: (Trang 48)
Hình 8 2.2. Quan hệ đối lập (đối chọi) - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 8 2.2. Quan hệ đối lập (đối chọi) (Trang 49)
Sơ đồ biểu diễn: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Sơ đồ bi ểu diễn: (Trang 50)
Bảng giá trị cho phán đoán liên kết, gồm hai phán đoán thành phần: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Bảng gi á trị cho phán đoán liên kết, gồm hai phán đoán thành phần: (Trang 111)
Bảng giá trị: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Bảng gi á trị: (Trang 118)
Bảng giá trị của phán đoán tương đương như sau: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Bảng gi á trị của phán đoán tương đương như sau: (Trang 123)
Hình 23 Hoặc, ví du: - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 23 Hoặc, ví du: (Trang 168)
Hình 31 Theo hình 31: Tất cả S là P. - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 31 Theo hình 31: Tất cả S là P (Trang 185)
Hình 32 P¢M; SIeM; SleES; - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 32 P¢M; SIeM; SleES; (Trang 186)
Hình 34 Theo hình 34, có kết luận: S không là P. - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 34 Theo hình 34, có kết luận: S không là P (Trang 187)
Hình 36 Theo hình 36 có kết luận: Một số S là P - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 36 Theo hình 36 có kết luận: Một số S là P (Trang 188)
Sơ đồ hoá lập luận trên (xem hình 39): - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Sơ đồ ho á lập luận trên (xem hình 39): (Trang 191)
Hình 39 Loại hình II: A= Tất cả P* là M” - Giáo trình Logic học - Trường Đại học Luật Hà Nội. Lê Thanh Thập biên soạn
Hình 39 Loại hình II: A= Tất cả P* là M” (Trang 191)