Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 1 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ, Trần Ngọc Hiệp (Phần 2)

258 0 0
Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam Tập 1 - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Phạm Văn Tuyết, Trần Thị Huệ, Trần Ngọc Hiệp (Phần 2)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Thứ ba, thâm quyền bề ngoài (ostensible/apparent authority): được xác định khi một người không được trao quyền đại diện nhưng lại làm cho người thứ ba hiểu rằng họ được trao quyền đại diện Khác với đại diện thực tế, đại điện bề ngoài không được xác

định dựa trên một căn cứ pháp lí rõ ràng nào Tuy nhiên, người

trao cho người khác thâm quyền đã làm cho cả thế giới thay rằng người đó có quyền hành động thay cho mình và làm cho người thứ ba hiểu rằng họ xác lập giao dịch là với người được đại diện chứ không phải với người được trao quyền đó Đại diện bề ngoài có ý nghĩa quan trọng nhất là đôi với đại điện của pháp nhân bởi không phải lúc nào bên thứ ba cũng có thé tiép cận với các tài liệu nội bộ của pháp nhân Đặc biệt, với các doanh nghiệp lớn có nhiều ngàn lao động, quy mô và nhiệm vụ khác nhau thì việc rà soát thâm quyền của từng người trong số họ dường như là không khả thi.

Thứ tư, phê chuẩn (ratification): Trường hợp một người thay mặt người khác thực hiện giao dịch mà không rơi vào bất kì quan hệ thâm quyên nào nêu trên nhưng người được người khác xác lập giao dịch nhân danh mình biết được điều đó và đã ra văn bản phê chuẩn việc tham gia giao dịch của người đại diện thì giao dịch sẽ

ràng buộc người được nhân danh đó.

1.4 Cham dứt đại diện

Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, quan hệ đại diện

không tôn tại mãi Nó cham dứt khi xảy ra những sự kiện pháp li nhất định Khi chấm dứt đại điện, mọi hậu quả pháp lí phát sinh từ hành vi của người đại diện đều không có giá trị pháp lí đối với

người được đại diện.

1.4.1 Chấm dit đại diện theo pháp luật

Đại diện theo pháp luật chấm dứt trong các trường hợp sau day!:

! Khoản 4 Điều 140 BLDS năm 2015.

Trang 2

- Người được đại điện là cá nhân đã thành niên hoặc năng lựchành vi dân sự đã được khôi phục: Đại diện theo pháp luật của

người chưa thành niên hoặc người mat năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi không còn cần thiết khi người được đại diện đã thành niên hoặc năng lực hành vi dân sự đã được khôi phục để tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự hoặc các quyền và nghĩa vụ khác.

- Người được đại diện là cá nhân chết, pháp nhân chấm dứt

tôn tại: Quyền được đại diện là quyền gắn với nhân thân của người được đại diện Vì vậy, khi người được đại diện là cá nhân

chết hoặc pháp nhân chấm dứt tồn tại thì tư cách chủ thé của họ chấm dứt và việc đại diện cho họ cũng chấm dứt theo.

- Căn cứ khác theo quy định của BLDS hoặc luật khác có liên

quan: Trường hợp có quy định khác hoặc theo quyết định của cơ quan có thầm quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật thì đại diện theo pháp luật sẽ chấm dứt khi theo các trường hợp đó Ví dụ, trường hợp Tòa án chỉ định người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng thì khi quá trình tố tụng kết thúc thì đại điện của pháp nhân cũng chấm dứt.

1.4.2 Cham dứt đại diện theo ủy quyền

Đại điện theo ủy quyền cham dứt trong các trường hợp sau day!: - Theo thoả thuận: Vì đại diện theo ủy quyền được xác lập

trên cơ sở hợp đồng nên cũng có thé chấm dứt theo sự thoả thuận

của các bên Trong trường hợp hợp đồng chưa cham dứt nhưng các bên thấy không cần thiết phải duy trì việc thực hiện hợp đồng ủy quyên đó thì các bên có thê thỏa thuận dé cham dứt hop đồng.

! Khoản 3 Điều 140 BLDS năm 2015.

Trang 3

Ví dụ, A do đi công tác xa nên đã ủy quyền cho B kí hợp đồng mua nhà với chủ đầu tư X Tuy nhiên, khi hợp đồng mua bán chưa được kí thì A về kịp thời và các bên thỏa thuận chấm dứt việc ủy quyên.

- Thời han ủy quyên đã hết: Trường hợp các bên hoặc một bên (trong trường hợp ban hành một văn bản ủy quyên) ấn định một khoảng thời hạn dé thực hiện công việc ủy quyền thì khi thời hạn ủy quyền kết thúc, quan hệ ủy quyền cũng chấm dứt Ví du, A là người đại diện theo pháp luật của công ti X ủy quyền cho B là

trưởng phòng của công ti kí các hợp đồng với khách hàng trong

thời hạn một thang, là khoảng thời gian A xác định sé đi công tác. Hết thời hạn này thì dù A về hay chưa quan hệ ủy quyền cũng cham dứt và B không có quyền nhân danh công ti dé kí hợp đồng

với khách hàng.

- Công việc được tty quyên đã hoàn thành: Việc ủy quyền được xác lập là nhằm mục đích thực hiện một công việc nhất định Do đó, khi công việc ủy quyền đã hoàn thành thì mục đích của ủy quyền đã đạt được và quan hệ ủy quyền chấm dứt Ví dụ, A ủy quyền cho B thực hiện việc đòi nợ C Khi B thực hiện xong việc đòi nợ cho A thì quan hệ ủy quyền chấm dứt.

- Người được đại diện hoặc người đại diện đơn phương cham dứt thực hiện việc ủy quyên: Hop đồng ủy quyền là căn cứ làm hình thành nên quan hệ đại diện, tức là một người nhân danh người khác để xác lap, thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự Vì

vậy, không giống với các hợp đồng khác, Bộ luật ghi nhận cho các

bên trong hợp đồng ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền bat kì lúc nào chỉ cần báo trước cho bên kia biết trước một khoảng thời gian hợp lí.! Đối với việc ủy quyền được

! Điều 569 BLDS năm 2015.

Trang 4

xác lập trên cơ sở hành vi pháp lí đơn phương của một bên trong

nội bộ của pháp nhân thì chỉ bên ban hành văn bản đó mới có

quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ văn bản ủy quyền, còn bên đại diện không có quyền đơn phương chấm dứt bởi lẽ đây là văn bản mang tính chất hành chính, mệnh lệnh.

- Người được đại diện, người đại điện là cá nhân chết, người được đại điện, người đại diện là pháp nhân cham dứt tôn tại: Quan hệ ủy quyền là quan hệ gắn với nhân thân của các chủ thể tham gia quan hệ đó nên khi một bên trong quan hệ là cá nhân chết hoặc pháp nhân cham dứt tồn tại thì quan hệ đó cũng cham dứt chứ không thé kế quyền hoặc dé lại thừa kế cho người khác bởi lẽ lúc nay tư cách chủ thé nhân danh hoặc được nhân danh không còn tồn tại Trong trường hợp này, quan hệ ủy quyền cham dứt còn quan hệ đã được xác lập hoặc đang thực hiện với người thứ ba có chấm dứt hay không thì tuỳ thuộc vào quan hệ đó là quan hệ tài sản hay quan hệ gắn với nhân thân của một trong các bên.

- Người đại diện không còn có đủ điều kiện lam người đại diện như bi mat nang luc hanh vi dan sy, bi han ché nang luc hanh vi

dân sự, có khó khăn trong nhận thức, lam chu hành vi, không có

năng lực pháp luật thực hiện công việc ủy quyén : Có những trường hợp vào thời điểm xác lập quan hệ ủy quyên thì người dai

diện có năng lực pháp luật và năng lực hành vi phù hợp với công

việc ủy quyền nhưng trong quá trình thực hiện việc ủy quyền người này lại rơi vào tình trạng không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện công việc ủy quyên thì quan hệ ủy quyền cham dứt.

- Căn cứ khác làm cho việc đại diện không thể thực hiện được: Ngoài các căn cứ nêu trên thì trên thực tế có thể diễn ra các sự kiện làm cho việc đại diện không thể thực hiện được, trong trường hợp đó, việc đại diện cũng cham dứt.

Trang 5

2 THỜI HẠN

2.1 Khái niệm và phân loại thời hạn2.1.1 Khái niệm thời hạn

Thời gian dưới góc độ triết học là một khái niệm thé hiện trình tự biến đổi của hiện tượng trong thé giới vật chất Thời gian luôn mang tính khách quan, không có bắt đầu và kết thúc, trôi đần đều theo một chiều duy nhất và không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người Còn thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác, có điểm bắt đầu và điểm kết thúc Do vậy, thời hạn vừa mang tính khách quan của thời gian nói chung đồng thời lại mang tinh chủ quan của người

định ra khoảng thời gian đó.

Trong giao lưu dân sự, thời hạn có vai trò quan trọng trong

việc xác lập quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể tham gia Thời hạn có thé là một khoảng thời gian do luật xác định mà hết khoảng thời gian đó sẽ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyên, nghĩa vụ của các chủ thé trong những trường hợp do pháp luật quy định hoặc các bên thỏa thuận Cụ thé, các bên có thé thỏa thuận về thời hạn là khoảng thời gian mà trong đó, một bên chủ thé phải hoàn thành nghĩa vu của minh Chang hạn, bên bán phải giao tài sản bán trong thời hạn 05 ngày, kế từ ngày hợp đồng được giao kết Nếu theo luật định thì thời hạn là mốc thời gian dé xác định quyền hoặc nghĩa vụ tương ứng với hành vi nhất định của chủ thé Chang hạn, người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai, liên tục đối với động sản thi sau 10 năm, ké từ thời điểm chiếm hữu, quyền sở hữu tai sản đó được xác

lập đối với người đã chiếm hữu.

Trang 6

2.1.2 Phân loại thời hạn

Dựa vào nguồn gốc xác lập mà thời hạn được phân thành 2 nhóm như sau:

- Thời hạn đo luật định: Là thời hạn pháp luật quy định bắt buộc đối với các chủ thê tham gia giao dịch, chủ thể không được phép thay đổi thời hạn đó Ví dụ, thời hạn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, thời hạn xác định để tuyên bố một người là mất tích hoặc đã chết

- Thời han do các chủ thé tự xác định, vi dụ, thời hạn vay tài sản, thuê tài sản, thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền, thời hạn thực hiện công việc trong hợp đồng dịch vụ, gia công

Dựa vào tính xác định mà thời hạn được phân thành:

- Thời hạn xác định: Là loại thời hạn được xác định chính xác

thời điểm bắt đầu, kết thúc Ví dụ, thời hạn cá nhân biệt tích đủ điều kiện dé Tòa án tuyên bố mất tích là 02 năm (Điều 68 BLDS năm 2015) hoặc các bên thoả thuận thời hạn vay là 02 năm ké từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 đến 02 tháng 02 năm 2018.

- Thời hạn không xác định: Là thời hạn trong đó chỉ quy định

một cách tương đối khoảng thời gian mà không xác định chính xác thời gian đó Trong các trường hợp này, luật thường sử dụng các thuật ngữ: “kịp thời”; “khoảng thời gian hợp lí”, “khi có yêu cầu”

2.2 Cách tính thời hạn

Vì thời hạn là một khoảng thời gian nên để tính được thời hạn thì cần phải xác định được thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc

của thời hạn.

Trang 7

2.2.1 Thời điểm bắt đầu thời hạn!

Khi thời hạn được xác định bằng phút, giờ thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định Ví dụ, các bên thoả thuận làm dịch vụ 02 giờ bắt đầu từ 8 giờ sáng thì thời hạn được tính từ 8 giờ 00 phút.

Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuân, tháng, năm thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề ngày được xác định Ví dụ, các bên kí hợp đồng vay thời hạn 02 năm vào ngày 01/02/2017 thì thời điểm bắt đầu của thời hạn tính từ 0 giờ ngày 02/02/2017.

Khi thời hạn bắt đầu băng một sự kiện thì ngày xảy ra sự kiện không được tính mà tính từ ngày tiếp theo liền kề của ngày xảy ra

sự kiện đó Ví dụ, A và B thoả thuận A thuê kho của B 03 tháng

kế từ ngày nhận hàng về Ngày 10/3/2018 A nhận được hang thì 0 giờ ngày 11/3/2018 là thời điểm bắt đầu của thời hạn.

2.2.2 Thời điểm kết thúc thời hạn?

Khi thời hạn tính bằng ngày thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn Ví dụ, A và B thoả thuận

thực hiện công việc sơn nhà trong 03 ngày, tính từ ngày 03/3/2018

thì thời điểm kết thúc thời hạn là 24 giờ ngày 05/3/2018.

Khi thời hạn tính băng tuần thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn Ví du, A và B thỏa thuận thực hiện việc giao hàng trong thời hạn 02 tuần tính từ thứ 6 ngày 02/3/2018 thì thời điểm kết thúc thời hạn sẽ là 24 giờ thứ 6 ngày 16/3/2018.

Khi thời hạn tính bằng tháng thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu

Ị Điều 147 BLDS năm 2015.

2 Điều 148 BLDS năm 2015.

Trang 8

tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó Ví dụ, A thoả thuận vay B

100 triệu, thời hạn vay là 03 tháng tính từ ngày 30/11/2017 Vì

tháng 02/2018 không có ngày tương ứng là 30/02 nên thời điểm kết thúc thời hạn là 24 giờ ngày 28/02/2018.

Khi thời hạn tính bằng năm thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cudi cùng của thời hạn.

Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng

của thời hạn vào lúc hai mươi tư gio của ngày đó.

Thời hạn có thé được tính theo dương lịch hoặc âm lịch theo

thỏa thuận của các bên Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn được tính theo dương lịch.

2.2.3 Cách tính thời hạn trong những trường hợp đặc biệt Trường hợp các bên có thỏa thuận về thời hạn là một năm, nửa năm, một tháng, nửa tháng, một tuần, một ngày, một giờ, một phút mà khoảng thời gian diễn ra không liền nhau thì thời hạn đó được tính như sau: Một năm là ba tram sáu mươi lam ngày; nửa năm là

sáu tháng; một tháng là ba mươi ngày; nửa tháng là mười lăm

ngày; một tuần là bảy ngày; một ngày là hai mươi tư giờ; một giờ

là sáu mươi phút; một phút là sáu mươi giây.

Trường hợp các bên thoả thuận về thời điểm đầu tháng, giữa tháng, cuối tháng, đầu năm, giữa năm, cuối năm thì các ngày tương ứng là ngày mong 1, ngày 15, ngày cuối cùng của tháng đó, ngày mông | tháng 01, ngày 30 tháng 6, ngày 31 tháng 12 Tuy nhiên, nêu những ngày này là ngày chủ nhật, ngày nghỉ lễ thì thời hạn cũng được xác định theo quy tắc chung - ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó mới là ngày kết thúc thời hạn.

Trang 9

3 THỜI HIỆU

3.1 Khái niệm thời hiệu và các loại thời hiệu

3.1.1 Khai niệm thời hiệu

Trong giao lưu dân sự, việc bảo đảm một môi trường ôn định để các chủ thể tham gia quan hệ dân sự yên tâm xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ đáp ứng lợi ích cho mình là một trong những mục tiêu và định hướng mà pháp luật hướng tới Để tránh xáo trộn và tạo sự yên tâm cho các chủ thể, một trong những nội dung được pháp luật của các nước trên thế giới ghi nhận là chế định thời hiệu.

Thời hiệu được hiểu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lí đối với chủ thé theo điều kiện do luật quy định (Điều 149 BLDS năm 2015).

Mặc dù cũng được xác định là một khoảng thời gian tính từ thời

điểm này đến thời điểm khác nhưng so với thời hạn thì thời hiệu có những điểm khác biệt nhất định Nếu thời hạn có thể do các chủ thể tham gia quan hệ tự ấn định thì thời hiệu luôn do pháp luật quy định trước, các bên tham gia quan hệ không được quyền ấn định Chính vì vậy, đối với thời hạn do các bên ấn định thì các bên có thé chủ động kéo dai hoặc rút ngắn Tuy nhiên, vì là thời hạn đo luật quy định nên khoảng thời gian của thời hiệu luôn cố định mà các bên không thể thỏa thuận thay đổi được Ngoài ra, đối với thời hiệu thì khi kết thúc luôn dẫn đến một hậu quả pháp lí nhất định đối với chủ thể Hậu quả đó có thé là phát sinh một quyền dân sự, chấm dứt một nghĩa vụ dân sự, mất quyền yêu cầu hoặc mắt quyền khởi kiện.

Có thé nói, thời hiệu đóng một vai trò quan trọng trong việc 6n

định các quan hệ dân sự Nếu không quy định thời hiệu, mỗi chủ

thé tham gia vào quan hệ dân sự luôn bị đe dọa bởi tranh chấp có

Trang 10

thé xảy ra, làm ảnh hưởng đến quyền lợi và đời sống của họ Hơn nữa, thời gian làm cho quá trình chứng minh các căn cứ phát sinh quan hệ dân sự trở nên phức tạp Khi giải quyết các tranh chấp dân sự, Tòa án cần phải tiễn hành điều tra, thu thập chứng cứ dé xác định sự thật khách quan nên nếu thời gian đã trôi qua quá lâu, quá trình thu thập chứng cứ khó bảo đảm chính xác Tuy nhiên, trong trường hợp dé bảo đảm lợi ích của mình mà các bên không yêu cầu áp dụng thời hiệu thì Tòa án cũng tôn trọng ý chí của các bên Khoản 2 Điều 149 BLDS năm 2015 quy định: Tòa án chỉ áp dụng

quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi

Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

3.1.2 Các loại thời hiệu

Căn cứ vào hậu quả pháp lí phát sinh khi kết thúc khoảng thời gian của thời hiệu, thời hiệu được phân làm bốn loại sau:

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự: Là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó, chủ thé được hưởng quyền dân sự (khoản 1 Điều 150 BLDS năm 2015) Tuy nhiên, không phải bất cứ quyền dân sự nào cũng có thể được xác lập theo thời hiệu mà chỉ trong những trường hợp được pháp luật quy định Ví dụ, Điều 236 BLDS năm 2015 quy định: “Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bat động sản thi trở thành chủ sở hữu tài sản đó, ké từ thời điểm bat đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật

này, luật khác có liên quan quy định khác ” Như vậy, khoảng thời

gian 10 năm và 30 năm chính là thời hiệu hưởng quyền dân sự bởi

Trang 11

khi kết thúc khoảng thời gian này chủ thể được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo điều kiện do luật định.

- Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dan sự: La thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 150 BLDS năm 2015).

Khác với thời hiệu hưởng quyền dân sự cho phép chủ thé hưởng quyền khi kết thúc thời hạn luật định, đối với thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, người có nghĩa vụ được miễn trừ không phải thực hiện nghĩa vụ nếu thời hạn đã kết thúc Về nguyên tắc

thì thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ có hậu quả làm giải trừ một nghĩa

vụ nên thông thường khoảng thời gian này là tương đối dài Thời hạn này thường là 10 hoặc 20 năm Ví dụ, Điều 857 Bộ Dân luật Bắc kỳ ấn định thời gian dài nhất để giải trừ nghĩa vụ là 20 năm,

theo đó: “Phàm nghĩa vụ mà pháp luật không quy định một thời

hạn ngắn hơn hay không tuyên rõ là không thể bị thời hiệu giải trừ được, thì cứ hết hai mươi năm tinh từ lúc người chủ nợ có quyền đòi hỏi mà không đòi hỏi gì, déu bị tiêu diệt vì thời hiệu giải trừ” Điều 935 Bộ Dân luật Trung kỳ cũng sử dụng cùng một văn từ trên nhưng lại an định thời hiệu giải trừ là 10 năm!.

BLDS năm 2015 chỉ ghi nhận về thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ theo nguyên tắc chung Các thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ cụ thê sẽ do các luật liên quan quy định Chang hạn theo Điều 85 Luật Nha ở năm 2014 thì nhà đầu tư nhà ở để bán phải thực hiện nội dung bảo hành đối với nhà ở đã bán và khi kết thúc các thời hạn “60 tháng”, “24 tháng” tương ứng với từng loại nhà thì nghĩa vụ bảo hành được miễn trừ.

L TS Trần Anh Tuấn, “Thoi hiệu đân sự nhìn tir góc độ lich sử và so sánh”,Tap chí Toa án nhân dân, sô 11, tháng 6/2011.

Trang 12

- Thời hiệu khởi kiện: Là thời hạn mà chủ thê được quyên khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện (khoản 3 Điều 150 BLDS năm 2015).

Trong quan hệ dân sự, khi người có nghĩa vụ không thực hiện

đúng nghĩa vụ, người có quyền có thé yêu cầu Tòa án buộc người có nghĩa vụ thực hiện thông qua các biện pháp cưỡng chế phù hợp với quy định của luật tố tụng dân sự Quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thâm quyền khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình chỉ được thực hiện trong một thời hạn xác định khi

các quyền này bị xâm phạm Kết thúc thời hạn đó mà chủ thé

không thực hiện quyền khởi kiện thì bị mất quyền khởi kiện (trừ khoản 2 Điều 149 BLDS năm 2015).

BLDS không quy định thời hiệu khởi kiện chung cho các quan

hệ dân sự mà quy định thời hiệu khởi kiện cho từng trường hợp

riêng biệt Ví dụ, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng, bồi thường thiệt hại là 03 năm, ké từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của minh bị xâm phạm (Điều 429, 588 BLDS năm 2015); Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản, kê từ thời điểm mở thừa kế (Điều 623 BLDS năm 2015).

Trong một số trường hợp, nhăm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, của Nhà nước mà pháp luật quy định về không áp dụng thời hiệu khởi kiện (Điều 155 BLDS năm 2015) Đó là các trường hợp: (ï) Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản; (ii) Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp luật có quy định khác; (iii) Tranh chấp về quyền sử dụng dat theo quy định của Luật Dat dai; (iv) Trường hợp khác do luật quy định.

Trang 13

- Thời hiệu yêu cẩu giải quyết việc dân sự: Là thời hạn mà chủ thé được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; nếu thời hạn đó kết thúc thì mat quyền yêu cầu (khoản 4 Điều 150 BLDS năm 2015) Ví dụ, Điều 132 BLDS năm 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dich dân sự vô hiệu do bị nhằm lẫn, lừa dối là 02 năm ké từ ngày người bị nhằm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhằm lẫn, do bị lừa dối Hoặc thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do bị đe dọa, bị cưỡng ép là 02 năm kế từ ngày người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép

3.2 Cách tính thời hiệu

Thời hiệu được tính từ thời điểm bắt đầu ngày đầu tiên của thời hiệu và chấm dứt tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hiệu (Điều 151 BLDS năm 2015) Như vậy, đơn vị tối thiểu

của thời hiệu được xác định là “ngày” Khác với thời hạn, trong

trường hợp các bên không có thoả thuận, ngày đầu tiên xảy ra sự kiện không tính vào thời hạn thì thời hiệu được xác định ngay từ ngày đầu tiên của thời hạn Ví dụ, thời hiệu yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu do người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình là 02 năm ké từ ngày người không nhận thức va làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch thì ngày xác lập giao dịch được tính là ngày bắt đầu của thời hiệu.

- Thời hiệu hưởng quyền dân sự và thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt (Điều 153 BLDS năm 2015) Sự kiện làm gián đoạn thời hiệu hưởng quyền dân sự là sự giải

Trang 14

quyết bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thâm quyền khác.

Căn cứ vào đặc điểm của pháp luật về thời hiệu mà khi pháp luật quy định chủ thể được hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự theo thời hiệu thì chỉ sau khi thời hiệu đó kết thúc, việc hưởng quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự mới có hiệu lực (Điều 152 BLDS năm 2015).

- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 154 BLDS năm 2015) Thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm là thời điểm người có nghĩa vụ phải thực

thực hiện nghĩa vụ nhưng họ đã không thực hiện Ví dụ, A và Bthỏa thuận A cho B vay 2 tỷ VNĐ, thời hạn vay là một năm tính từ

ngày 02/3/2017 Hết ngày 02/3/2018, B không trả nợ cho A B bị coi là vi phạm nghĩa vụ Trường hợp này, thời hiệu khởi kiện là 03 năm ké từ ngày 02/3/2018.

Trường hợp các bên không quy định thời hạn thực hiện nghĩa

vụ thì tuỳ theo tính chất của từng quan hệ mà pháp luật có những quy định riêng như “bất cứ lúc nào”, “ngay lập tức”, “khoảng thời gian hợp lí”, hoặc “khi có yêu cầu”, Chỉ sau khi kết thúc thời hạn đó mới coi là thời điểm vi phạm và bắt đầu tính thời hiệu Trong một số trường hợp, thời điểm bắt đầu thời hiệu có thể được tính vào ngày xảy ra một sự kiện nao đó, ví dụ như thời điểm mở thừa kế

Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được tính từ ngày phat sinh quyền yêu cau, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 154 BLDS năm 2015).

Trang 15

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự có thé bị gián đoạn khi xảy ra những sự kiện nhất định được pháp luật dự liệu Trong trường hợp này, thời hiệu tạm dừng, khoảng thời gian diễn ra các sự kiện đó không tính vào thời hiệu Điều 156 BLDS năm 2015 đã quy định thời gian có những sự kiện xảy ra không tính vào thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:

+ Có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thé có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thé khởi kiện,

yêu cầu trong phạm vi thời hiệu Sự kiện bất khả kháng là sự kiện

xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và

khả năng cho phép Vi dụ, bi tai nạn, thiên tai

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyên, nghĩa vụ dân sự không thé biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền hoặc nghĩa vụ dân sự của mình Ví dụ, thư tín bị thất lạc

+ Người có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu chưa thành niên, đang bị mat nang luc hanh vi dan su, dang bi han ché nang luc hành vi dân sự, dang có khó khăn trong nhận thức, lam chu hành

vi nhưng chưa có người đại diện hoặc chưa có người đại diện khác

thay thế trong các trường hợp luật định Những người này không thé tự mình yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của họ nên pháp luật quy định tạm ngừng thời hiệu khởi kiện.

Khác với việc tạm ngừng thời hiệu khởi kiện, trong đó khoảng

thời gian xảy ra trước khi có sự kiện tạm ngừng vẫn được tính vào thời hiệu chung thì bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện là việc pháp luật dự liệu những sự kiện, nếu chúng xảy ra thì thời hiệu khởi kiện

Trang 16

được tính lại từ đầu, thời gian trước khi xảy ra sự kiện không tính vào thời hiệu chung Theo Điều 157 BLDS năm 2015, thời hiệu khởi kiện bat dau lại trong các trường hợp sau: (i) Bên có nghĩa vụ đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (1) Bên có nghĩa vụ thừa nhận hoặc thực hiện xong một phần nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện; (iii) Các bên đã tự hoà giải với nhau.

Trong các trường hợp nêu trên, thời hiệu khởi kiện được bắt dau lại kế từ ngày tiếp sau ngày xảy ra sự kiện.

Quy định về tạm ngừng thời hiệu khởi kiện nhằm bảo vệ

quyền lợi của người có quyền vì những lí do khách quan không

thê thực hiện được quyền khởi kiện của họ trong thời gian xảy ra

sự kiện khách quan.

CÂU HOI HƯỚNG DAN ON TẬP,

ĐỊNH HƯỚNG THẢO LUẬN

1 Phân tích khái niệm đại diện Cho ví dụ minh họa.

2 So sánh đại diện theo pháp luật với đại điện theo ủy quyền?

Cho ví dụ minh họa.

3 Phân tích phạm vi, thầm quyền đại diện Cho ví dụ về vượt quá thâm quyền đại diện.

4 Phân tích khái niệm, ý nghĩa và các loại thời hạn.5 Phân tích khái niệm, ý nghĩa và các loại thời hiệu.

6 Cho ví dụ về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và thời gian

không tính vào thời hiệu khởi kiện.

7 So sánh thời hạn với thời hiệu? Cho ví dụ minh họa.

Trang 17

Chương 8

_QUYÊN SỞHỮU VÀ _ QUYEN KHÁC DOI VỚI TÀI SAN

1 NHUNG VAN DE CHUNG VỀ QUYEN DOI VỚI TÀI SAN 1.1 Khái niệm va đặc điểm của quyền đối với tài sản

Chế định quyền đối với tài sản có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Pháp luật dân sự điều chỉnh quan hệ tài sản thông qua hai nhóm quyên cơ bản là quyền đối với tài sản (hay còn gọi là vật quyền) và các quyền yêu cầu (hay còn gọi là các trái quyền) Việc phân loại quan hệ vật quyền và quan hệ trái quyền được thừa nhận rộng rãi từ các quy định của tư pháp La Mã cho đến các hệ thống pháp luật dân sự hiện hành của nhiều quốc gia trên thế giới.

Quyền đối với tài sản được hiểu là quyền của chủ thể được tác động vào tài sản nhằm khai thác lợi ích của tài san đó Khi phân tích về mỗi tương quan giữa hai nhóm quan hệ tài sản (quan hệ vật quyền va quan hệ trái quyền), chúng ta nhận thay quyền đối với tài sản (vật quyền) được coi là gốc rễ và là căn cứ để phát sinh nhiều trái quyền khác Một chủ thể vì có quyền sở hữu nên mới có quyền định đoạt tài sản thông qua các hợp đồng mua bán, hợp đồng cho vay Thậm chí đối với hợp đồng mua bán các tài sản hình thành trong tương lai thì cũng phải giải trình được sự hiện diện của quyền sở hữu trong tương lai (nhà sẽ xây hoặc ô tô sẽ mua) thì hợp đồng mới có giá trị pháp lí.

Các quyên đôi với tai san mang những đặc diém chung cơ bảnsau đây:

Trang 18

Thứ nhất, tính doi tài sản Quyền đối với tài sản thể hiện sự chi phối của các chủ thể lên tài sản Các chủ thể thực hiện quyền đối với tài sản bằng những hành vi tác động trực tiếp lên tài sản như nắm giữ, khai thác công dụng, bảo quản, giữ gìn tài sản,

Thứ hai, tính tuyệt đối Quyền đỗi với tài sản được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bat kì chủ thé khác Trong quan hệ này, chủ thé trung tâm là người có quyền đối với tài sản, mọi người khác đều có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người mang quyền đối với tài sản và sẽ bị coi là những chủ thể xâm phạm “tiềm tàng” lên các quyền đối với tài sản đó Pháp luật cho phép

người mang quyền đối với tài sản được kiện chống lại hành vi

xâm phạm của bất kì chủ thé khác Vi dụ, chủ sở hữu hay người có quyền hưởng dụng được pháp luật bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi hành vi chiếm đoạt tài sản hay làm hư hại tài sản của bất kì ai Đối lập với đó, trái quyền được bảo vệ một cách tương đối khỏi sự xâm phạm của một (hay một số) chủ thể nghĩa vụ xác định (ví dụ, quyền yêu cầu thanh toán của bên bán chỉ được bảo vệ khỏi sự vi phạm của bên mua).

Thứ ba, tính vô thời hạn Các quyền đỗi với tài sản được tồn tại vô thời hạn Sự vô thời hạn ở đây không được hiểu là “mãi mãi” hay “vĩnh viễn”, mà phải được hiểu với nghĩa “không xác định thời hạn”, là không bị hạn chế trong khoảng thời gian cụ thể nào Nói cách khác, sự tồn tại của các quyền đối với tài sản đi liền với sự tồn tại của chính tài sản đó Chủ thé mang quyền đối với tài sản có được quyền đối với tài sản đó một cách lâu dài, thậm chí được để lại thừa kế cho chủ thể khác, cho đến khi tài sản không còn nữa hoặc chính chủ thể đó từ bỏ quyền đối với tài sản Việc thực hiện quyền đối với tài sản không làm chấm dứt

quyền Trong suốt quá trình tồn tại của tài sản, các chủ thể mang

vật quyền thường xuyên thực hiện các hành vi tác động vào tài

Trang 19

sản theo nội dung của quyền đó (sử dụng, chăm sóc, làm thay đôi tài sản, ) Những hành vi đó không làm mất đi quyền của các chủ thé mang vật quyền Vật quyền tồn tại hầu như trong suốt quá trình tồn tại của tài sản Nếu chủ thể quyền đối với tài sản thực hiện quyền định đoạt theo phương thức chuyển giao quyền (bán tài sản, nhượng quyên) thì có nghĩa rằng quyền đối với tài sản đó sẽ tiếp tục tồn tại đối với chủ thé mới thế quyền Đối lập với đó, quan hệ nghĩa vụ (các trái quyền) chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định được xác định theo thỏa thuận giữa

các bên và các bên luôn tiễn tới chấm dứt quyền đó bằng cách

thực hiện xong quyền và nghĩa vụ của các bên Nói theo cách khác, việc thực hiện trai quyền lại chính là căn cứ chấm dứt trái quyền (ví dụ, khi chủ nợ thực hiện xong quyền đòi nợ thì bản thân quyền đòi nợ sẽ chấm dứt).

Thứ tư, tính dõi theo tài sản Tinh chat này được thé hiện không những ở quyền sở hữu, mà còn ở các quyền khác đối với tài sản Khi thay đổi chủ sở hữu tài sản (khi quyền sở hữu tài sản được dịch chuyền từ chủ thể này sang chủ thể khác) thì các quyền khác đối với tài sản đang tôn tại đối với tài sản đó vẫn được bảo lưu Ví dụ, người có quyền đối với bất động sản liền kề sẽ được bảo lưu quyền cả khi bất động sản liền kề đó được dịch chuyên sang chủ sở hữu mới Tính dõi theo tài sản này sẽ đảm bảo sự tồn tại độc lập của các quyền khác đối với tài sản khỏi sự lệ thuộc vào

quyền sở hữu.

Thứ năm, tính lợi ích Các quyền đối với tài sản được xác lập nhằm mang lại lợi ích cho chính chủ thể mang quyền Tính lợi ích này giúp chúng ta phân biệt các quyền đối với tài sản với các

quyền khác cũng tác động vào tài sản nhưng không được coi là quyền đối với tài sản Ví dụ, quyền của bên giữ tài sản (trong hợp

đồng gửi giữ) được thực hiện hành vi tác động vào tài sản nhăm

Trang 20

bảo quản, giữ gìn tài sản nhưng quyền đó của bên giữ sẽ không được công nhận là một trong các vật quyền độc lập do hành vi đó không nhằm hướng tới khai thác lợi ích hay khai thác giá trị của

tài sản.

1.2 Hệ thống các quyền đối với tài sản

Theo quy định trong BLDS năm 2015 thì hệ thống các quyền đối với tài sản bao gồm: (1) Quyền sở hữu; (2) Quyền đối với bất động sản liền kè; (3) Quyền hưởng dụng, (4) Quyền bề mặt Một số tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước còn bé sung quyên đối với tài sản bảo đảm (quyền đối với tài sản cầm có, thé chấp) Nguyên lí của hệ thống các vật quyền được xây dựng theo nguyên tắc mỗi quyền được hướng tới một chủ thê độc lập, trong đó nhân

vật trung tâm là chủ sở hữu.

- Quyên sở hữu trả lời cho câu hỏi: Tài sản của ai? Thuộc về ai? Ai có quyền chi phối tuyệt đối lên tài sản? Chủ sở hữu có mọi quyền năng tac động lên tài sản, là người quyết định được số phận của tài sản Chủ sở hữu thực hiện mọi quyền năng đó theo ý chí của mình, nhân danh mình và vì lợi ích của mình Nội dung quyền sở hữu bao gồm cả các quyền năng được pháp luật quy định (quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt) và cả các quyền năng khác mà pháp luật chưa quy định Nói cách khác, chủ sở hữu được thực hiện mọi quyền năng đối với tài sản, trừ những hạn chế do pháp luật quy định Mỗi quyền khác đối với tài sản hướng tới khai thác một khía cạnh của quyền sở hữu và đều xoay

quanh chủ sở hữu.

- Quyên đối với bat động sản lién ké được xác lập cho hang xóm liền kề của chủ sở hữu Khi một bat động sản bị vây bọc mà

không có lối đi ra đường đi chung thì chủ sở hữu bat động sản bị

vây bọc được xác lập quyên địa dịch đối với bất động sản vây bọc

Trang 21

nhằm “sử dụng hạn chế” bất động sản vây bọc đó Quyền đối với bất động sản liền kề mang tính đối vật, dõi theo bất động sản vây bọc (bất kế ai là chủ sở hữu bat động sản vây bọc) và gan liền với các chủ thể của bất động sản bị vây bọc Nội dung của quyền đối với bat động sản liền kề là quyền được “sw dung hạn chế” - được hiểu là quyền thực hiện hành vi tác động vào tài sản vây bọc không nhằm khai thác công dụng chính của bất động sản vây bọc mà chỉ nhằm vào một số mục đích được pháp luật quy định (như dé đi qua, cấp thoát nước qua, mac dây tải điện và đường dây thông tin liên lạc qua bất động sản vây bọc) Chủ thể quyền đối với bất động sản liền kề thanh toán cho chủ sở hữu bất động sản vây bọc một khoản tiền ban đầu nhằm bù đắp cho sự “phiền lụy” vĩnh viễn về sau Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, quyền đối với bất động sản liền kề qua thời gian mang một số tên gọi khác nhau (nhưng cùng chung bản chất) như quyền địa dịch, quyền sử dụng hạn chế bắt động sản liền kè.

- Quyên hưởng dụng thường được xác lập cho những người gần gũi thân thích nhất của chủ sở hữu Ví dụ, đối với một ngôi nhà thì cha mẹ già yếu, con chưa thành niên, vợ, chồng chủ sở hữu sẽ được hưởng quyền hưởng dụng đối với ngôi nhà đó (được quyền ở trong ngôi nhà đó) Quyền hưởng dụng xuất phát từ quyền sử dụng tài sản Chủ thể quyền hưởng dụng có quyền thực hiện hành vi tác động vào tài sản nhằm khai thác chính công dụng hữu ích của tài sản và được hưởng lợi ích từ việc khai thác công dụng đó (ở trong ngôi nhà, hái quả trên cây, vắt sữa bò, ) Việc sử dụng này có thé được thực hiện đồng thời hoặc độc lập với việc sử dụng của chủ sở hữu nhưng không phủ nhận quyền của chủ sở

hữu Quyền hưởng dụng bị giới hạn trong phạm vi thỏa mãn nhu

cầu sinh hoạt cá nhân tối thiêu hàng ngày Chủ thể quyền hưởng dụng có thé đích thân sử dụng hoặc chuyên giao quyền sử dụng

Trang 22

cho người khác (được ở trong ngôi nhà hoặc được cho thuê nhà).

Việc khai thác tài sản chủ yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày của chủ thé mang quyền chứ không mang tính thương mại, không nhằm tích lũy hay sinh lời, do vậy không được đem quyền hưởng dụng di góp vốn hay thé chấp.

Ở Việt Nam, quyền hưởng dụng được thừa nhận rộng rãi trong thực tiễn xã hội Người dân đều coi là lẽ đương nhiên khi con cái chưa thành niên (thậm chí đã thành niên) được quyền sông trong ngôi nhà của cha mẹ mà không cần thủ tục hình thức nào.

- Quyển bê mặt được xác lập cho các chủ thể có quyền cùng khai thác từng lớp khoảng không của bất động sản nhằm vào mục đích xây dựng hay gieo trồng trên khoảnh đất của chủ sở hữu Thực tế là chủ sở hữu đất đai (đặc biệt là Nhà nước) thường không sử dụng hết diện tích đất mình có vào nhu cầu riêng của mình Dé thu lợi tối đa mà vẫn duy trì quyền sở hữu của mình, chủ sở hữu có thé cho phép chủ thé khác sử dụng bề mặt của đất đai (quyền nay được biết đến từ thời La Mã dưới tên gọi là quyền Superficie -quyền bề mặt) Với -quyền bề mặt (mới được bổ sung vào BLDS năm 2015), chủ sở hữu quyền sử dụng dat có thé cắt lớp khoảng không dé giao từng lớp khoảng không cho các chủ thé khác nhau khai thác một cách tương đối độc lập (ví dụ, chủ sở hữu mặt nước ao hồ có quyền giao cho một người thứ nhất quyền sử dụng lòng nước để nuôi cá, giao cho người thứ hai quyền sử dụng mặt nước dé thả hoa sen, giao cho người thứ ba phía trên mặt nước dé xây nhà hàng ndi ).

- Quyển đối với tài sản bảo dam (hay còn được gọi là vật

quyền bảo đảm) được xác lập cho chủ nợ của chủ sở hữu - Bên cho chủ sở hữu vay tiền trong hợp đồng vay tài sản Cũng chính từ

sự “xoay quanh” chủ sở hữu mà một số tài liệu (trong đó có BLDS năm 2015) đã đặt tên chung cho bốn vật quyền cuối cùng (ngoài

Trang 23

quyền sở hữu) là “các vật quyên khác”, hoặc “các vật quyên phụ thuộc”, hoặc “các vật quyên hạn chế” Các quyền này được xác lập thông qua hợp đồng cầm có (thế chấp) giữa Bên cho vay (Bên nhận cầm có, nhận thế chấp) với Bên vay (Bên cầm có, thế chấp)

và được đăng kí ở cơ quan đăng kí giao dịch bảo đảm Nội dung

của quyền này bao gồm quyền xử lí (định đoạt) tài sản bảo đảm và quyền được ưu tiên thanh toán từ số tiền sau khi xử lí tài sản bảo đảm dé thu hồi lại số tiền cho vay và lãi (trong hợp đồng vay tài sản) Các nội dung nay có nguồn gốc từ trái quyền (phát sinh theo hợp đồng), tuy nhiên, dé thực hiện được các quyền này thì chủ thé quyền cần có khả năng chiếm giữ (trong cầm cố) và quyền định đoạt tài sản mà không phụ thuộc vào chủ sở hữu tài sản (Bên cầm

có, thế chấp) Từ lí do đó phát sinh nhu cầu công nhận các quyền

nay với tư cách vật quyên - vật quyền bảo đảm Điều này hoàn toàn phù hợp với lí luận, do hợp đồng (giao dịch) được coi là những căn cứ phô biến làm phát sinh các vật quyền Các vật quyền bảo đảm này hội tụ tương đối đầy đủ các đặc điểm của vật quyền nói chung (tính đối vật, tính tuyệt đối, tính dõi theo vật, tính lợi ich, ) Tuy nhiên, BLDS năm 2015 vẫn tiếp cận quyền đối với tài sản bảo đảm này theo hướng trái quyền, do vậy, các quy định về quyền đối với tài sản bảo đảm được đặt tại Phần thứ ba - Nghĩa vụ và hợp đồng (Mục về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ).

2 QUYEN SỞ HỮU

2.1 Khái niệm quyền sở hữu

Vẫn đề sở hữu được hình thành ngay từ thời kì sơ khai của xã

hội loài người, khi con người đã biết chiếm giữ những sản vật sẵn có trong thiên nhiên để phục vụ cho nhu cầu của mình Xã hội càng phát triển, bên cạnh những tài sản sẵn có trong tự nhiên, con người còn ý thức được tầm quan trọng của việc tạo ra và năm giữ, khai thác của cải vật chất trong xã hội dé đáp ứng nhu cau vật chat

Trang 24

và tinh thần của cuộc sống Sở hữu được hiểu là việc con người thể hiện ý chí trong việc làm chủ các tài sản (thể hiện qua việc chiếm giữ, khai thác, định đoạt) nhằm phục vụ cho nhu cầu của bản thân và xã hội Sở hữu tồn tại một cách khách quan trong bất cứ chế độ xã hội nào cùng VỚI su ton tại và phát triển của xã hội loài người (có thé hiểu, sở hữu luôn tồn tại cùng với sự ton tại của tài sản).

Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu của cải vật chất trong xã hội làm phát sinh các quan hệ sở hữu Do đó, quan hệ sở hữu luôn tồn tại một cách khách quan cùng với sự phát triển của xã hội Khi Nhà nước và pháp luật ra đời, Nhà nước dùng pháp luật như một công cụ pháp lí hữu hiệu để “phân phối” của cải vật chất trong xã hội, cụ thể bang việc ghi nhận các quyền năng nhất định mà Nhà nước trao cho người đang chiếm giữ của cải vật chất đó Lúc này, các quan hệ sở hữu đã được điều chỉnh băng pháp luật và hình thành nên quyền sở của các chủ thé có tài sản.

Nếu sở hữu được nhìn nhận dưới góc độ là một phạm trù kinh tế, thì quyền sở hữu được nhìn nhận dưới góc độ là một phạm trù pháp luật Nói cách khác, quyền sở hữu chỉ phát sinh khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định - xuất hiện Nhà nước và pháp luật Điều này có nghĩa, quyền sở hữu cũng sé mat đi khi không còn sự tồn tại của Nhà nước Quyền sở hữu được xem xét

dưới những góc độ khác nhau:

Theo nghĩa khách quan (nghĩa rộng):

Quyền sở hữu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do Nhà

nước ban hành, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng trong xã hội Nói cách khác, có thể hiểu quyền sở hữu chính là pháp luật về sở hữu.

Trang 25

Với tư cách là một chế định, pháp luật về sở hữu mang tính chất giai cấp rõ rệt, tồn tại cùng với sự tồn tại của Nhà nước Pháp luật về sở hữu được xây dựng nhằm những mục đích sau: (1) Xác nhận và bảo vệ băng pháp luật việc chiếm giữ những tư liệu sản xuất chủ yếu của giai cấp thống trị; (ii) Bảo vệ những quan hệ sở hữu phù hợp với lợi ich của giai cấp thống trị; (iii) Tạo điều kiện pháp lí cần thiết bảo đảm cho giai cấp thống trị khai thác được nhiều nhất những tư liệu sản xuất đang chiếm hữu dé phục vụ cho su thong tri, đồng thời xác định mức độ xử sự và các ranh giới hạn

chế cho các chủ sở hữu trong phạm vi các quyền năng: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt.

Theo nghĩa chủ quan (nghĩa hẹp):

Quyền sở hữu là khả năng thực hiện những xử sự được phép của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình Những quyền năng này cũng chính là nội dung của quyền sở hữu mà chủ sở hữu có được đối với tài sản BLDS năm 2015 không có định nghĩa trực tiếp về quyền sở hữu nhưng quy định: Quyên sở hữu bao gồm quyên chiếm hữu, quyên sử dụng và quyên

định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Quyền sở hữu còn được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm đầy đủ ba yếu tố: chủ thể, khách thể, nội dung Hiểu ở trạng thái tĩnh, quan hệ pháp luật về sở hữu là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối với chủ sở hữu là bên mang quyền (luôn được xác định một cách cụ thê), bên mang nghĩa vụ là tất cả các chủ thé khác trong xã hội - có nghĩa vụ tôn trọng quyền của chủ sở hữu đối với tài sản.

2.2 Nội dung quyền sở hữu

Với cách tiếp cận quyền sở hữu dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, quan hệ sở hữu cũng bao gồm day đủ ba yếu tố cau

Trang 26

thành: chủ thé, khách thể, nội dung Trong quan hệ pháp luật về sở hữu, chủ sở hữu luôn luôn được xác định một cách rõ ràng Tất cả những chủ thể khác ngoài chủ sở hữu đều đứng về phía bên kia

của quan hệ - bên mang nghĩa vụ Do đó, nghiên cứu nội dung

quyền sở hữu chính là nghiên cứu những quyền dân sự cụ thé của chủ sở hữu đối với tài sản Điều 158 BLDS năm 2015 quy định: “Quyên sở hữu bao gom quyên chiếm hữu, quyển sử dung và quyên định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật” Ba quyền năng này hợp thành nội dung của quyền sở hữu.

2.2.1 Quyền chiếm hữu

- Khải niệm chiếm hữu và quyên chiếm hữu

BLDS năm 2005 chỉ quy định về quyền chiếm hữu với tư cách là một trong ba quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản Nói cách khác, BLDS năm 2015 là văn bản pháp luật đầu tiên ghi nhận về chiếm hữu với vai trò là một nội dung độc lập so với quyên chiếm hữu Thiết nghĩ, sự minh bạch này là hoàn toàn phù hợp và thỏa đáng Một số lí giải có thé được chỉ ra sau đây:

Trong thực tế cuộc sống, người năm giữ, quản lí tài sản có thé là chủ sở hữu đối với tài sản, cũng có thể là người thuê, người mượn tài sản, thậm chí có thể là người có được tài sản thông qua hành vi trộm, cướp hoặc nhặt được tài sản bị bỏ quên, đánh rơi Một tên trộm có thể lẫy trộm chiếc điện thoại ở khu phố này và

công khai sử dụng chiếc điện thoại trong phong thái đĩnh đạc như

chủ sở hữu tài sản đó khi chạy thoát sang khu phố khác Rõ ràng, trong tình huống này, không thể không thừa nhận tên trộm là người đang trực tiếp năm giữ chiếc điện thoại trong tay Và người này hoàn toàn có thê được những người xung quanh “đánh giá” là

người có quyên đối với tài sản đó.

Trang 27

Nếu nhìn nhận quyền dưới góc độ là xử sự được phép mà một chủ thể được làm thì trong tình huống trên, tên trộm không thê được gọi là người có quyền chiếm hữu - mặc dù thực tế chính hắn đang là người trực tiếp chi phối tài sản.

Pháp luật của các quốc gia trên thế giới (luật học Anh - Mỹ và luật học La tinh) đều nhìn nhận một người được gọi là người chiếm hữu một tài sản khi người đó nắm giữ tài sản trong tư thế và với thái độ của người có quyền đối với tài sản Vấn đề người đó thực sự có hay không có quyền đối với tài sản không cần được đặt ra! Với cách tiếp cận này, vẫn đặt trong tình huống được nêu trên, khi tên trộm này bị một tên khác cướp mất chiếc điện thoại, chủ

thể được bảo vệ không ai khác chính là tên trộm đầu tiên Nói

cách khác, khi anh ta chứng minh được mình chính là nạn nhân của vụ cướp thì cơ quan nhà nước có thâm quyền cần bảo vệ nạn nhân băng cách khôi phục lại mối quan hệ xã hội theo đúng trạng thái như trước khi bị cướp (trả lại điện thoại nếu như bắt được tên cướp và tang vật).

Như vậy có thể thấy, tình trạng chiếm hữu tài sản với quyền chiếm hữu tài sản là hai nội dung hoàn toàn độc lập - một bên được nhìn nhận là một quan hệ thực tế, một tình trạng thực tế đối với tài sản và một bên được nhìn nhận là một phạm trù pháp lí, gắn liền với các quy định pháp luật Từ đây có thể hình dung về chiếm hữu và quyền chiếm hữu như sau:

Chiếm hữu là tình trạng thực tế đối với tài sản được thể hiện thông qua việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thé có quyền đối với tài sản đó.

! PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Khoa Luật, Trường Đại học Mở Thành phó Hồ Chí Minh,Giáo trình Luật dân sự (tập 1), Nxb Đại học Quốc gia TP HCM, 2016, tr 209.

Trang 28

Quyên chiếm hữu được hiểu là một bộ phận (một quyền cấu thành) của quyền sở hữu, theo đó, chủ thể được quyền quản lí, nam giữ, chi phối tài sản phù hợp với quy định của luật.

Với cách hiểu này, chủ thê thực hiện việc chiếm hữu tài sản có thé là bat kì cá nhân, pháp nhân nao Tuy nhiên, chủ thể có quyền chiếm hữu chỉ nằm trong phạm vi những chủ thể thực hiện việc quản lí, năm giữ tài sản theo quy định của BLDS năm 2015.

- Các hình thức và trạng thái chiếm hữu

+ Chiém hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn

cứ pháp luật Trên cơ sở tiếp cận chiếm hữu là một tình trạng thực

tế đối với tài sản, từ đó dẫn đến hai khả năng: (¡) Việc chiếm hữu

dựa trên những căn cứ do pháp luật quy định (nói cách khác, chủ

thé dang nắm giữ, chi phối tài sản được coi là người có quyền chiếm hữu tài sản đó); (ii) Chủ thé quản lí, chi phối, nắm giữ tai sản một cách trực tiếp nhưng không phù hợp với quy định của

pháp luật Hai khả năng này xảy ra trong thực tiễn tương ứng với

hai hình thức chiếm hữu cần được làm rõ: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Chiếm hữu có căn cứ pháp luật được hiểu là hình thức quản lí, năm giữ, chi phối tài sản của một chủ thể phù hợp với quy định của pháp luật Nói cách khác, chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu của người có quyền chiếm hữu Theo đó, những chủ thé này có thé là chủ sở hữu, có thé là người có quyền chiếm hữu thông qua ý chí của chủ sở hữu hoặc những trường hợp khác theo quy định của pháp luật BLDS năm 2015 đã quy định về những

trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật tại khoản 1 Điều 165.

Cụ thé bao gồm: Thi nhát, chủ sở hữu là chủ thé đầu tiên được xác định là người chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật Điều này hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là một trong những quyền mà chủ sở hữu được thực hiện đối với tài sản của mình, làm tiền đề cho việc

Trang 29

thực hiện những quyền khác (sử dụng, định đoạt tai san) Thứ hai, người có được quyên quản lí, nắm giữ, chi phối tài sản thông qua ý chí của chủ sở hữu, bao gồm: người được chủ sở hữu ủy quyền quản lí tài sản hoặc người được chuyển giao quyền chiếm hữu

thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật

(Điều 187, Điều 188 BLDS năm 2015) Thi ba, người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; gia suc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bi thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định 7? /, trường hợp khác do pháp luật quy định Việc chiếm hữu nay có thé được ghi nhận trong các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trong các văn bản pháp luật có liên quan Vi dụ, Cơ quan điều tra theo chức năng và thâm quyền của mình có quyền quản lí, nắm giữ tang vật trong các vụ án dé phuc vu cho viéc điều tra của mình

Chiém hữu không có căn cứ pháp luật là những trường hợp chủ thể quản lí, nắm giữ tài sản trên thực tế nhưng không dựa trên những cơ sở của pháp luật Nói cách khác, chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu của người không có quyền chiếm hữu Các tình huống này không rơi vào các trường hợp chiếm hữu có căn cứ pháp luật đã được nêu ở trên Thông thường, việc chiếm hữu không có căn cứ pháp luật sẽ không được pháp luật bảo vệ,

mặc dù dưới góc độ thực tế tài sản đang năm trong sự quản lí, chi

phối của chủ thé chiếm hữu Tuy nhiên, di đến tận cùng vấn đề, sự chiếm hữu thực tế này có thé dẫn tới hai khả năng căn cứ vào chính

ý chí chủ quan của chủ thé chiếm hữu: Khả năng thứ nhất, người

đang chiếm hữu hoàn toàn không biết hoặc không thé biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật Ví dụ, một người mua phải tài sản trộm cắp nhưng không biết và không thé biết được tài sản đó là do trộm cắp mà có Khả năng thứ hai, người

Trang 30

đang chiếm hữu biết hoặc tuy không biết nhưng cần phải biết rằng mình không được phép chiếm hữu tài sản đó Nói cách khác, người chiếm hữu cần phải biết răng người chuyền dịch tài sản cho mình là người không có quyền chuyên dịch hoặc tài sản đó bị cam chuyên dịch Ví dụ, một người vì ham giá rẻ nên đã mua tài sản có được từ hành vi trộm cắp, mặc dù biết chắc chắn đó là tài sản có được một cách bất hợp pháp.

+ Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình Thuật ngữ chiếm hữu ngay tình đã được quy định trong BLDS năm 2005 với cách hiểu là sự viết tắt của thuật ngữ chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình Đến BLDS năm 2015 thì quy định về chiếm hữu ngay tình là một trường hợp độc lập so với quy định về chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (Điều 180 BLDS năm 2015) Ngoài ra, chiếm hữu ngay tình cũng được quy định trong điều luật độc lập với điều luật quy định về chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu Cách quy định này dẫn đến sự lúng túng khi xác định chiếm hữu ngay tình thuộc hình thức chiếm hữu nào trong hai hình thức được đề cập ở trên.

Chiếm hữu ngay tinh được hiéu là một tình trang thực tế mà trong đó, người đang có hành vi chiếm hữu có căn cứ để tin răng mình là người có quyền đối với tài sản và có cách xử sự với tài sản như tài sản của chính mình Yếu tô ý chí (yếu tố chủ quan) trong hành vi chiếm hữu được quan tâm Ở đây, người chiếm hữu “tin rằng” mình là người có quyền đối với tài sản và việc thực hiện quyền nắm giữ, quản lí, chí phối tài sản là điều tất yêu Từ đây có thê thấy rằng, “căn cứ” mà người đang chiếm hữu dựa vào đó để nuôi đưỡng niềm tin của mình là không cụ thể, không chắc chắn.

Nói cách khác, những “căn cứ” này không dựa trên những căn cứ

mà pháp luật quy định để ghi nhận hành vi chiếm hữu của một

Trang 31

người là phù hợp với quy định của pháp luật (khoản 1

Điều 165 BLDS năm 2015) Suy cho cùng, chiếm hữu ngay tình vẫn chỉ là một tình trạng chiếm hữu mà khi đó, người chiếm hữu được xác định là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Tuy nhiên, người này rơi vào hoàn cảnh không biết hoặc không thê biết việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ.

Chiếm hữu không ngay tinh suy cho cùng cũng là một trường hợp chiếm hữu không có căn cứ pháp luật Nếu người ngay tình có căn cứ dé tin rằng mình có quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu không ngay tình là người đã biết hoặc phải biết (trong trường hợp pháp luật bắt buộc phải biết) mình hoàn toàn không có quyền đối với tài sản đó, nhưng vẫn thực hiện việc chiếm hữu Ví dụ, A mua được một chiếc điện thoại Iphone 7 từ B với giá rẻ, khi đã biết chiếc điện thoại đó do B thực hiện hành vi trộm cắp mà có Rõ ràng, hành vi chiếm hữu này là không phù hợp với quy định của pháp luật và người chiếm hữu không ngay tình sẽ không thé được bảo vệ khi chủ sở hữu đích thực chứng minh được chiếc Iphone là của họ và đòi tài sản về.! Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, với tính chất là một tình trạng thực tế đối với tài sản, việc chiếm hữu của A vẫn có thê được bảo vệ ở một mức độ nhất định nhằm bảo vệ và giữ gìn trật tự xã hội Cụ thể: Nếu A đang sử dụng điện thoại và bị C cướp mất, ngay sau đó, cơ quan chức năng đã bắt giữ được C cùng tang vật Trong trường hợp này, cần đặt ra van đề phải bao vệ A (bằng cách trả lại tài sản là tang vật của vụ cướp cho A nhằm khôi phục lại quan hệ xã hội như trước khi có hành vi phạm tội

' Ở nội dung này, khi xem xét đến người chiếm hữu ngay tinh sẽ có những điểmkhác biệt rõ rệt, nói cách khác, người chiếm hữu ngay tình có thể được bảo vệtrong những trường hợp nhất định Ví dụ, được bảo vệ khi chiếm hữu tài sản là đốitượng của một giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 133 BLDS năm 2015), được xác lậpquyền sở hữu theo thời hiệu đối với tài sản (Điều 236 BLDS năm 2015)

Trang 32

này xảy ra) Nội dung bảo vệ việc chiếm hữu sẽ được trình bày cụ thê trong phần sau.

+ Chiếm hữu liên tục Chiêm hữu liên tục được hiểu là một tình

trạng chiếm hữu của chủ thé đối với tài sản, theo đó chủ thé thực hiện hành vi chiếm hữu trong một khoảng thời gian mà không có tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết băng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật

của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyền khác (kế cả khi

tài sản được giao cho người khác chiếm hữu) Nói cách khác, tính liên tục được phản ánh thông qua hành vi chiếm hữu về mặt vật lí

trên thực tế hoặc có thê cũng được phản ánh thông qua chính ý chí của người đang chiếm hữu băng việc quản lí, nắm giữ, chi phối một

cách gián tiếp đối với tài sản (tình huống này xảy ra khi chủ thể giao tài sản đang thuộc quyền chiếm hữu của mình cho người khác quản lí, nắm giữ) Ví dụ, chủ sở hữu xác lập hợp đồng gửi giữ tài sản để giao tài sản cho người khác năm giữ, quản lí Trường hợp này, có thể việc chiếm hữu trực tiếp đối với tài sản do bên nhận gửi giữ thực hiện, nhưng chủ sở hữu vẫn có thể thực hiện quyền chiếm hữu về mặt pháp lí đối với tài sản đó Việc chuyển giao tài sản trong trường hợp này không được coi là căn cứ để xác định việc chiếm hữu của chủ sở hữu là không liên tục.

Chiếm hữu liên tục được quy định cụ thể tại Điều 182 BLDS năm 2015 Như vậy, có thé thấy, những hành vi chiếm hữu trên thực tế không thỏa mãn khoản 1 Điều 182 sẽ được xem xét là không liên tục - gián đoạn Sự bổ sung quy định “hoặc có tranh chấp nhưng chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyên khác” tại khoản 1 Điều 182 BLDS năm 2015 so với quy định tại Điều 190 BLDS năm 2005 là hợp lí Bởi lẽ, bản thân sự tranh chấp không thé làm gián đoạn sự chiếm hữu mà điều cần

Trang 33

thiết là việc tranh chấp phải được ngã ngũ bằng một bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, thừa nhận quyền đối với tài sản của người đang không chiếm hữu, khi đó mới xác định được việc chiếm hữu có liên tục hay không Tính liên tục của việc chiếm hữu trong trường hợp này sẽ được tinh lại từ đầu ké từ ngày ban án, quyết định có hiệu lực pháp luật!.

+ Chiém hữu công khai Tình trạng quản lí, năm giữ, chi phối đối với tài sản sẽ được xác định là công khai nếu chủ thé chiếm hữu thực hiện việc chiếm hữu một cách minh bạch, không giấu giém, sử dụng tài sản theo đúng tính năng, công dụng của tài sản và bảo quản, giữ gìn tài sản như tài sản của chính mình Việc chiếm hữu của chủ sở hữu đối với tài sản được thực hiện một cách công khai trong mối quan hệ với những chủ thé khác ngoài xã hội,

đó là điều dé hiểu Tuy nhiên, đối với những chủ thé không phải là

chủ sở hữu tài sản, việc chiếm hữu được xem xét là công khai khi chủ thê đó minh bạch, không giấu giém việc chiếm hữu đối với tài sản trước chủ sở hữu tài sản Nếu việc chiếm hữu công khai chỉ được thé hiện cho những chủ thé khác ngoài xã hội biết nhưng lai giấu giém, không minh bạch trước chủ sở hữu đích thực thì việc chiếm hữu đó trong một chừng mực nhất định vẫn được nhìn nhận

là không công khai.

2.2.2 Quyên sử dụng

“Sử dụng” được hiệu là đừng vào việc gì đó” Sử dụng tài sản

được hiéu là việc dùng tài sản nhăm khai thác công dung của tàisan và dem lại lợi ích nhât định vê vật chat hoặc tinh thân cho

| PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện, Khoa Luật, Trường Dai học Mở Thành phốHồ Chi Minh, Giáo trình Luật dân sự (tập 1), Nxb Dai học Quốc gia TP HCM,2016, tr 215.

2 http://tratu.coviet.vn/hoc-tieng-anh/tu-dien/lac-viet/V-V/s%E1%BB%AD%20d%

E1%BB%ASng.html

Trang 34

người sử dụng Có thể thấy răng, thông qua hành vi sử dụng tài sản, giá trị kinh tế của tài sản được phát huy một cách triệt dé nhất Nói cách khác, thông qua hành vi này mà tài sản bộc lộ được

gia tri của minh.

Pháp luật điều chỉnh về hành vi sử dung tai sản trong thực tế băng cách ghi nhận quyền của những chủ thể nhất định được phép khai thác công dụng của tài sản - quyền năng này chính là quyền sử dụng Hoan toàn có thé hiểu rằng, việc sử dụng tài sản không phù hợp với quy định của luật là việc sử dụng bất hợp pháp và những chủ thể đó là những người không có quyền sử dụng tai san.

Quyên sử dụng tài sản trước tiên được hiểu là quyền khai thác

công dụng, tính năng của tài sản, qua đó thỏa mãn những nhu cầu về sinh hoạt vật chất hoặc tinh thần cho bản thân người sử dụng.

Đương nhiên, những nhu cầu về vật chất và tinh thần này phải hợp

pháp và việc thực hiện quyền sử dụng không được làm ảnh hưởng

hay gây thiệt hại cho những lợi ích của Nhà nước, lợi ích công

cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không trái đạo đức xã hội Bên cạnh quyền khai thác công dụng của tài sản, trong quá trình chiếm hữu và sử dụng, tài sản có thể phát sinh hoa lợi hoặc lợi tức, chủ thé có quyền sử dụng có thé được xác lập quyền đối với những hoa lợi, lợi tức này khi thuộc những trường hợp pháp luật quy định Ví dụ, chủ sở hữu có quyền được hưởng số trứng được tạo ra từ số gà thuộc sở hữu hợp pháp của mình; người

thuê khoán có quyền được hưởng một nửa số gia súc con sinh ra

từ gia súc thuê khoán trong thời gian khai thác công dụng của gia súc thuê khoán đó Thông thường, quyền sử dụng bao gồm cả việc xác lập quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức khi các bên trong quan hệ có sự thỏa thuận hoặc những trường hợp cụ thé do pháp luật quy định.

Trang 35

Pháp luật quy định cho chủ sở hữu là chủ thể đầu tiên có quyền sử dụng tai sản Bởi lẽ, quyền sở hữu là quyền chi phối một cách thực tế đối với tài sản - chủ sở hữu là chủ thể được phép thực hiện những quyền tác động lên tài sản một cách đầy đủ nhất Căn cứ vào nhu cầu sinh hoạt hoặc nhu cầu sản xuất, kinh doanh, chủ sở hữu được khai thác công dụng của tài sản cũng như hưởng hoalợi, lợi tức phát sinh từ tài sản (đương nhiên là việc thực hiện quyền này không được gây phương hại cho lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng và quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác!, không trái đạo đức xã hội).

Bên cạnh đó, quyền sử dụng có thể được phát sinh cho chủ thể

khác trên cơ sở sự thỏa thuận Bằng ý chí của mình, chủ sở hữu có thé chuyên quyền sử dụng cho chủ thé khác thông qua việc xác lập

các hợp đồng chuyên quyền sử dụng tài sản hoặc có thé ủy quyền

cho chủ thể khác khai thác công dụng của tài sản Trong nhiều trường hợp thực tế, việc khai thác công dụng của tài sản đòi hỏi người sử dụng phải có kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn ở một mức độ nhất định Chủ sở hữu tài sản trong những trường hợp này nếu không thé tự mình khai thác giá trị của tài sản được thì có thé chuyên quyền sử dụng tai sản cho người khác, để tài sản phát huy được tối đa giá tri kinh tế vốn có của nó Ví dụ, A mua ô tô nhưng không biết lái xe, mục đích của việc mua xe là dé cho người khác

thuê và thu lợi nhuận từ việc cho thuê xe đó (10 triệu

đồng/tháng) Việc thực hiện những quyền của chủ thé có quyền sử dụng tài sản trong trường hợp này thông thường trong một thời

| Có thé lay ví dụ cho trường hợp này như: Pháp luật quy định trong một phạm vibán kính nào đó quanh sân bay hoặc một di tích văn hóa - lịch sử, việc xây dựngchỉ được thực hiện đến một độ cao nhất định dé đảm bảo cho sự lên xuống an toàncủa máy bay hoặc đảm bảo sự tôn nghiêm của di tích văn hóa - lịch sử đó Trongtrường hợp này, quyền sử dụng của chủ sở hữu bị hạn chế nhằm phục vụ chonhững lợi ích khác được ưu tiên hơn.

Trang 36

gian nhất định Có thé hiểu, quyền sử dụng của chủ sở hữu là vô hạn (tồn tại cho đến khi quyền sở hữu chấm dứt), nhưng quyên sử dụng của những chủ thể được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng hoặc ủy quyền sử dụng thì chỉ tồn tại trong một thời hạn nhất định

theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.

Trong những trường hợp nhất định, một chủ thể có thê có quyền sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật Ví dụ, A mua được chiếc xe đạp do B trộm cắp mà có (nhưng không biết đó là đồ trộm cắp) Trong thời gian sử dung, A cho C thuê xe trong thời hạn 01 tuần với giá 50 nghìn đồng/ngày Pháp luật ghi nhận trong trường hợp này, A hoàn toàn có quyền được hưởng lợi tức phát sinh từ việc khai thác giá trị sử dụng của tài sản (cho đến khi A biết được hành vi chiếm hữu chiếc xe đạp của mình là không có

căn cứ pháp luật) Việc hưởng hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản

cũng chính là một trong những nội dung của quyền sử dụng mà A

được phép xác lập trên tài sản.

2.2.3 Quyền định đoạt

Đây là quyên liên quan đên việc xác định “sô phận” của tảisản Biêu hiện của quyên định đoạt trên thực tê được thê hiện dướihai dạng:

Định đoạt số phận thực tẾ của tài sản: là làm cho tài sản không còn hoặc thay đổi trạng thái của tài sản trên thực tế Khi này, chủ thé bang những hành vi cụ thé tác động trực tiếp vào tài sản như tiêu dùng hết, tiêu hủy.

Định đoạt số phận pháp li của tài sản: là việc từ bỏ quyền SỞ hữu hoặc chuyền quyền sở hữu tài sản từ chủ thé này sang chủ thé khác Nếu việc định đoạt số phận thực tế của tài sản được chủ thé

có quyền định đoạt thực hiện qua việc tác động băng hành vi nhất

định lên tài sản, thì việc định đoạt số phận pháp lí của tài sản luôn

Trang 37

đặt ra van dé chủ thê phải xác lập những giao dich dân sự nhất định nhằm thay đổi tình trạng pháp lí của tài sản Cụ thể là từ chủ sở hữu ban đầu sang một chủ sở hữu mới Việc chuyển quyền sở hữu đối với tai sản có thé thông qua hợp đồng (mua bán, trao đôi, tặng cho, vay ) hoặc cũng có thể thông qua các hành vi pháp lí đơn phương (lập di chúc định đoạt tài sản, hứa thưởng với hình thức trả thưởng bằng tài sản ) Đương nhiên, việc định đoạt chỉ có hiệu lực khi những giao dịch được thực hiện thỏa mãn các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật.

Quyền định đoạt được quy định trước tiên cho chủ sở hữu tài

sản Rõ ràng, đây là chủ thể có quyền đầy đủ nhất đối với tài sản Bên cạnh đó, quyền định đoạt có thé phát sinh cho chủ thể không phải là chủ sở hữu trong trường hợp quyén này phát sinh thông

qua ý chí của chủ sở hữu (ủy quyền định đoạt) Khi hợp đồng ủy

quyền được xác lập, căn cứ vào những nội dung được thé hiện trong phạm vi ủy quyền, bên được ủy quyền sẽ thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản theo ý chí của chủ sở hữu Ngoài ra, theo quy định của pháp luật, trong một số trường hợp nhất định, một chủ thé không phải chủ sở hữu, cũng không phải người được chủ sở hữu ủy quyên, van có thé có quyền định đoạt tài sản Vi dụ, cơ

quan, tổ chức bán đấu giá theo quy định của pháp luật; bên nhậncầm cố có quyên bán tài sản khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ

trong quan hệ nghĩa vụ chính mà bên cầm cố không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ; cơ quan nhà nước có thâm

quyên có quyền tiêu hủy số gia súc, gia cầm nhiễm bệnh

Trên cơ sở việc thực hiện “quyền” nhưng không được gây phương hại cho những lợi ích cộng dong, lợi ich Nha nước, quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, đồng thời đảm bảo ổn địnhgiao lưu dân sự trong những trường hợp nhất định, pháp luật quy định việc hạn chế quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu Cụ thé,

Trang 38

khi tài sản đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật Di sản văn hóa thì Nhà nước có quyền ưu tiên mua Hoặc trong trường hợp cá nhân, pháp nhân có quyền ưu tiên mua đối với tài sản nhất định theo quy định của pháp luật thì khi bán tài sản đó, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên mua cho các chủ thé đó Ví dụ, tài sản thuộc hình thức sở hữu chung theo phần thì trước khi thực hiện quyền bán phần quyền của mình liên quan đến tài sản cho các chủ thể khác, cần dành quyền ưu tiên mua cho những đồng chủ sở hữu còn lại Chỉ sau khoảng thời gian nhất định thì chủ sở hữu mới có quyền định đoạt phần quyền đó theo ý chí của mình (Điều 218 BLDS năm 2015).

Tóm lại, nội dung quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam được cấu thành bởi ba quyền: quyền chiếm hữu,

quyền sử dụng, quyền định đoạt Chủ sở hữu là chủ thé có những

quyền này một cách đầy đủ nhất và thực hiện những quyền này lên tài sản một cách chủ động nhất Ngoài chủ sở hữu, những chủ thể nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận với chủ sở hữu có thé có một phan quyên, thậm chí cả ba quyền trên đối với tài sản Tuy nhiên, việc thực hiện những quyền này không thé chủ động và độc lập như chủ sở hữu, xét ở góc độ nhất định Ví dụ, bên thuê tài sản chỉ có thể có quyền sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định, thậm chí việc khai thác công dụng của tai sản cần được thực hiện nhằm đáp ứng một mục đích nhất

định nào đó đã được thỏa thuận từ ban đầu Cả ba quyền này có

mối liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau và tạo thành một thê thống nhất trong nội dung của quyền sở hữu Trong đó, quyền chiếm hữu phản ánh tình trạng thực tế đối với tài sản, là tiền đề dé thực hiện những quyên còn lại; quyền sử dụng phan ánh những nội dung liên quan đến giá trị kinh tế của tài sản và quyền định đoạt là yếu tố phản ánh tình trạng pháp lí của tài sản.

Trang 39

2.3 Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Quyền sở hữu được nhìn nhận dưới góc độ là một quan hệ pháp luật, do đó, cũng giống như những quan hệ pháp luật thông thường, việc xác lập hay chấm dứt quan hệ đó cần dựa trên những căn cứ nhất định Căn cứ xác lập quyền sở hữu được hiểu là những sự kiện xảy ra trong đời sống thực tế nhưng có ý nghĩa pháp lí do BLDS quy định mà thông qua đó làm phát sinh quyền sở hữu của một hoặc nhiều chủ thê đối với tài sản nhất định Pháp luật chỉ ghi nhận và bảo vệ các quyền của chủ sở hữu khi quyền đó được xác lập theo những căn cứ do pháp luật quy định Tùy thuộc vào pháp luật của mỗi chế độ sở hữu khác nhau mà các căn cứ xác lập

quyền sở hữu có thể được ghi nhận khác nhau qua các thời kì,

cũng như sự ghi nhận khác nhau trong pháp luật của mỗi quốc gia

về nội dung này Dựa trên cơ sở tính chất, nội dung của từng sự

kiện pháp lí mà các căn cứ được pháp luật quy định có thé là căn cứ xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thuộc hình thức sở hữu

này hoặc hình thức sở hữu khác.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu được quy định cụ thê tại Điều 221 BLDS năm 2015 Dựa vào ý chí trong việc xác lập quyền sở hữu, có thé phân loại các căn cứ xác lập quyền sở hữu thành hai loại: (i) Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu trước; (ii) Căn cứ xác lập quyền sở hữu theo ý chí của Nhà nước (quy định pháp luật) Ngoài ra, có thể căn cứ vào nguồn gốc phát sinh quyền sở hữu đối với tài san dé phân thành: căn cứ đầu tiên (căn cứ nguyên sinh) và căn cứ kế tiếp (căn cứ phái sinh) Hoặc căn cứ vào mức độ phổ biến làm phát sinh quyền sở hữu đối với tài sản dé phân chia thành: căn cứ phô biến và căn cứ it phổ biến

2.3.1 Xác lập quyên sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu

Sự thé hiện ý chí ở đây có thé được hiểu là thé hiện ý chi đơn phương hoặc đa phương Nói cách khác, quyền sở hữu có thé

Trang 40

được xác lập thông qua hợp đồng hoặc hành vi pháp lí đơn phương BLDS quy định về các hợp đồng thông dụng có mục đích nhăm chuyên quyên sở hữu tài sản bao gồm: hợp đồng mua ban, hợp đồng trao đối, hợp đồng tặng cho, hợp đồng vay tài sản Bên cạnh đó, việc nhận tài sản từ di sản thừa kế của người chết theo di

chúc hoặc nhận tai sản do hành vi trả thưởng của bên hứa hưởng,

bên tô chức cuộc thi có giải cũng xác lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo căn cứ này Thực chất, bản chất của căn cứ này chính là việc thực hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu trước - là một trong những quyền của chủ sở hữu tác động lên tài sản (đã được trình bày ở trên) Thông qua căn cứ này, quyền sở hữu sẽ được xác lập cho chủ sở hữu mới (từ thời điểm chủ sở hữu mới chiếm hữu tài sản hoặc thời điểm khác theo quy định của pháp luật) - đương nhiên những giao dịch này phải đảm bảo các điều kiện có hiệu lực theo quy định của pháp luật (Điều 117 BLDS năm 2015).

2.3.2 Xác lập quyên sở hữu theo quy định pháp luật

Bên cạnh ý chí của chủ sở hữu tài sản, việc xác lập quyền sở hữu được thực hiện theo những sự kiện pháp lí nhất định theo ý chí của Nhà nước Những căn cứ này bao gồm:

Thứ nhất, quyền sở hữu được xác lập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Kết quả của quá trình lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh được xác lập cho chủ thể đã có hành vi tác động vào thế giới tự nhiên dé có được tài sản đó Đây có thể coi là một trong những nguồn gốc ban dau của tài sản dưới góc độ vật chất Chủ thê thực hiện hoạt động sáng tạo có quyền được sở hữu đối với những tài sản tạo ra từ hoạt động sáng tạo đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.

Thứ hai, xác lập quyền sở hữu do sự kiện sáp nhập, trộn lẫn,

chê biên tài sản Đây có thê coi là sự biên đôi vê mặt vật lí của

Ngày đăng: 04/04/2024, 04:44

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan