CHUONG IKHAI QUAT VE DU LICH Muc tiéu chuong: Sau khi kết thúc chương này, sinh viên có thé: * Phát biểu được bản chất của hoạt động du lịch, cơ bản hình thành ngành du lịch và điều kiện
Trang 1ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
KHOA DU LỊCH
TỎNG QUAN DU LỊCH
Giảng viên: Ths Lê Quỳnh Chỉ
(Tài liệu lưu hành nội bộ)
Hà Nội, 2018
Trang 2Lời nói đầu
Tông quan Du lịch là môn học được giảng dạy bắt buộc cho sinh viên thuộcchuyên ngành đào tạo du lịch Là một trong những môn học cung cấp kiến thức cơ sởngành nên có phạm vi nghiên cứu rộng, bao quát nhiều vấn đề của hoạt động du lịch Nộidung của môn học với mục tiêu nhằm trang bị những, kiến thức cơ bản, cần thiết cho sinhviên chuyên ngành du lịch, đồng thời là cơ sở cho việc nghiên cứu các môn học chuyên
ngành.
Giáo trình “Tổng quan Du lich’ cung cấp những kiến thức cơ bản về du lịch nhưkhái quát về lịch sử hình thành và phát triển du lịch ; sản phẩm du lịch ; thị trường dulịch ; hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch, cơ sở lưu trú du lịch, lao động trong dulịch ; các tác động của du lịch và chiến lược phát triển của du lịch Việt Nam
Đối tượng học tập môn “Tổng quan Du lich’ là sinh viên năm thứ nhất chuyênngành du lịch Để học tập tốt môn học này, sinh viên cần chủ động trong học tập, đọc
giáo trình, tìm thông tin, các nội dung có liên quan môn học, làm bai tập và thảo luận hiệu quả.
Tác giả
Trang 3CHUONG I
KHAI QUAT VE DU LICH
Muc tiéu chuong:
Sau khi kết thúc chương này, sinh viên có thé:
* Phát biểu được bản chất của hoạt động du lịch, cơ bản hình thành ngành
du lịch và điều kiện phát triển du lịch đối với một quốc gia;
+ Trinh bay được khái niệm du lịch và một số khái niệm có liên quan;
@ — Mô tả được lich sử hình thành và phát triển du lịch trên thé giới và ở ViệtNam;
¢ Phân tích được các chức năng của du lich;
@ — Liệt kê được một số tổ chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam,trong khu vực và trên thế giới;
$ M6 ta được bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam và một số nước trên thé
Trang 4Nam 1930, ông Glusman (Thụy Si) đã định nghĩa : ‘Du lịch là sự chính phục không gian
của những người đến một địa điểm mà ở đó họ không có chỗ cư trú thường xuyên"
Theo định nghĩa của hai học giả Thụy Sĩ Hunziker và Kraff đã được Hiệp hội các
chuyên gia du lịch thừa nhận : ‘Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắtnguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không
phải là nơi ở và làm việc thường xuyên của hg’.
Theo các tác giả McIntosh, Goeldner va Ritchie lại cho rằng khi nói đến du lịchcần cân nhắc tới các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch để hiểu bản chất của dulịch một các đầy đủ Các thành phần đó bao gồm : Khách du lịch, các doanh nghiệp cungcấp hàng hóa và dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư địa phương.Theo các tiếp cận này, du lịch được hiểu là : ‘Tong số các hiện tượng và moi quan
hệ nay sinh từ sự tác động qua lai giữa khách du lịch, các nhà kinh doanh, chính quyền
và dan cư địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón du khách `”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch đã được quy định trong Luật Du lịch 2017 và đượchiểu là : “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến di của con người ngoài nơi
cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cẩutham quan, nghỉ dưỡng, giải tri, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với
mục dich hợp pháp khác".
2 Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là thuật ngữ dùng để chỉ những người đi du lịch Ở Việt Nam, khái
niệm khách du lịch được quy định tại Luật Du lịch (2017) như sau : “khách du lịch la
người di du lịch hoặc kết hop đi du lịch, trừ trường hợp di học, làm việc hoặc hành nghề
để nhận thu nhập ở nơi đến" Như vậy, khách du lịch là những người ra khỏi nơi lưu trúthường xuyên của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho các mục đích khác nhaunhưng không làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
Khách du lịch được chia thành hai loại, khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội
địa.
Khách dụ lịch quốc tế: Năm 1937 Ủy ban Thống kê Liên Hiệp Quốc đã đưa rakhái niệm du khách quốc tế như sau : ‘Du khách quốc tế là những người thăm viếng mộtquốc gia ngoài quốc gia đang cư trú thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất là
24h'.
Trang 5Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): 'Khách du lịch quốc tế là một ngườilưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia cưtrú thường xuyên với nhiều mục đích khác nhau ngoài việc hành nghề dé nhận thu nhập ởnơi đến".
Khách du lịch nội địa : Theo Tô chức Du lịch thé giới (UNWTO) :‘Khach du lịchnội địa là những người đang sống trong một quốc gia, không kẻ quốc tịch nào, đi thămmột nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên tại quốc gia đó trong khoảng thờigian ít nhất 24h va không quá một năm với một mục đích nào đó ngoài việc hành nghề dé
có thu nhập tại nơi đến
Ở Việt Nam, khách du lịch bao gồm khách nội địa, khách quốc tế đến Việt Nàm
và khách du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt
Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thể Việt Nam
Khách du lịch vào Việt Nam (khách inbound) : là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài (khách outbound) : là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Những người sau đây không được coi là khách du lịch:
- Những người ra nước ngoài dé tìm kiếm việc làm hoặc dé làm theo hợp đồng
- Những công din ở vùng giáp giới, sống ở nước bên này nhưng làm việc ở
nước bên kia.
~_ Những người dân di cư tạm thời hoặc có định
Trang 6thay đổi ở một nơi khác ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm phục hồi sức khỏe và nângcao hiểu biết Các nhu cầu đó luôn gắn kết với sự phát triển của lực lượng sản xuất Lựclượng sản xuất càng phát triển thì nhu cầu về du lịch của con người càng tăng lên Điều
đó xuất phát từ thu nhập của con người tăng lên, trình độ nhận thức văn hóa phát triển,thời gian nhàn rỗi dành cho du lịch càng nhiều đồng thời trong quá trình phát triển lựclượng sản xuất thì con người phải lao động trong những điều kiện căng thẳng hơn Những,
ly do đó đã thúc day nhu cầu và cầu về du lịch phát triển Lúc đầu, nhu cầu du lịch chỉ lànhững hiện tượng đơn lẻ của tang lớp quý tộc và bộ phận dân cư, sau đó du lịch trở thànhhiện tượng phổ biến, có tính đại chung và trở thành một nhu cầu tắt yếu khách quan trongcuộc sống con người
Đồng thời, kết quả của sự phát triển lực lượng sản xuất còn đem lại những điềukiện thuận lợi cho các chuyến đi của du khách Chẳng hạn sự phát triển của hệ thốngđường xá, phương tiện giao thông đã có khả năng rút ngắn khoảng cách giữa các vùng vàcác quốc gia Các khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp cho phát triển du lịch cũng không.ngừng tăng lên, như đầu tư cho trùng tu, xây dựng các khu bảo tàng, công viên, trung tâmthương mại Các yếu tố đó tao nên sự hấp dẫn, kích thích nhu cầu du lịch tăng lên.Ngành du lịch được hình thành dựa trên cơ sở của phát triển lực lượng sản xuất và
phân công lao động xã hội.
Khi lực lượng sản xuất chưa phát triển thì nhu cầu du lịch của dân cư chủ yếuđược thực hiện một cách đơn lẻ do các cá nhân và tập thể tự đứng ra tổ chức để thỏa mãnnhu cầu của mình Đến một mức độ phát triên nhất định của lực lượng sản xuất đòi hỏiphải có một bộ phan lao động xã hội đứng ra đảm nhiệm, tô chức đáp ứng nhu cầu du lịchcủa dân cư hay nói cách khác trong điều kiện đó xã hội đòi hỏi sự ra đời của ngành du
lịch.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ kéo theo sự phát triển của phân công laođộng xã hội Với sự phát triển của phân công lao động xã hội, nhiều ngành nghề mới rađời, trong đó có ngành du lịch Như vậy, sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân
công lao động xã hội là hai cơ sở cho phép ngành du lịch ra đời.
2 Các điều kiện phát triển ngành du lịch
Như đã trình bày ở trên, ngành du lịch chỉ ra đời khi có đủ những tiền đề làm nảy
sinh các hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch Do đó, ngành du lịch sẽ phát triên
Trang 7nhanh khi các tiền đề ra đời của ngành được củng có và tăng cường Song xem xét trênphạm vi một quốc gia cụ thể cần hội tụ thêm các điều kiện cơ bản sau:
Thứ nhất, để phát triển du lịch, các vùng, các quốc gia phải có tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt Tài nguyên du lịch
ảnh hưởng trực tiếp đến tô chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc và chuyên mônhóa của vùng du lịch Quy mô hoạt động du lịch của một vùng, một quốc gia được xácđịnh trên cơ sở khối lượng nguồn tài nguyên du lịch Nguồn tài nguyên du lịch còn quyếtđịnh đến tính chất mùa trong kinh doanh du lịch, nhịp điệu dòng khách du lịch Do vậy,tài nguyên du lịch có thé đánh giá là một trong những yếu tố rất quan trọng dé tạo vùng
du lịch và quyết định đến khả năng phát triển du lịch của một quốc gia
Với vai trò như vậy, phát triển du lịch không thể tách rời nguồn tài nguyên du lịch
là một nguyên tắc trong quy hoạch phát triển du lịch của mỗi vùng, mỗi quốc gia Mặtkhác, cũng cần nhận thức rằng nguồn tài nguyên được sử dụng trong quá trình kinhdoanh phải được phát hiện, khai thác đồng thời với ý thức bảo vệ, tôn tạo, làm giàu hơncác nguồn tài nguyên đó
Thứ hai, điều kiện khác cũng ảnh hưởng quan trọng đến phát triển ngành du lịch làcác điều kiện về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Cơ sở hạ tầng nói chung có vai trò đặcbiệt đối với việc đây mạnh phát triển du lịch Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch bao gồm hệthống đường xá và các phương tiện giao thông cùng các công trình cung cấp điện, nước,
thông tin liên lạc trong đó mạng lưới đường xá và phương tiện giao thông đóng vai trò
quan trọng hàng đầu Điều kiện cơ sở hạ tầng phục thuộc vào sự phát triển của tiến bộkhoa học kỹ thuật và sự phát triển của nền kinh tế, điều đó lý giả tại sao ở các nước cónền kinh tế phát triển thì ngành du lịch có sự phát triển mạnh hơn
Thứ ba, nhu cầu và cầu về du lịch phát triên Trong phát triển kinh doanh du lịch
sẽ không thể bỏ qua vai trò của yếu tố “nhu cầu”, nhu cầu tăng lên là một động lực chủyếu cho các chiến lược đầu tư phát triển du lịch Nhu cầu và cầu du lịch của một quốc giaphụ thuộc chủ yếu và các yếu tố như: thu nhập, trình độ nhận thức, thời gian r Trongbối cảnh du lịch đang trở thành một xu thế có tính đại chung và cả thế giới đang xích lạigần như, xóa bỏ dần những ranh giới khác biệt về chính trị thì nhu cầu và cầu về du lịch
sẽ tăng lên không ngừng.
Thứ tư, các điều kiện về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cho khách du lịch Dulịch chỉ xuất hiện và phát triển trong điều kiện hòa bình, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo
Trang 8Ngược lại, tại các quốc gia có chiến tranh hoặc có nhiều hạn chế về trật tư, an toàn xã hội sẽảnh hưởng lớn đến khả năng thu hút du khách Vậy có thé nói, điều kiện về an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đây hoặc kìmhãm sự phát triển của du lịch trong nước và quốc tế.
3 Lịch sử hình thành và phát triển du lịch trên thế giới
Cũng như nhiều ngành khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, sản xuất, ngành Du lịchđược hình thành rất sớm trong bối cảnh lịch sử nhất định
Thời cổ đại, các quốc gia chiếm hữu nô lệ với các nền văn minh rực rỡ ở Ai Cập,Lưỡng Hà, an Độ, Hy Lap, La Mã được hình thành Con người đã có quá trình giao lưukinh tế và văn hoá Nhu cầu tìm hiểu, tham quan và cả nghỉ ngơi đã xuất hiện mà trước.hết ở giai cấp quý tộc, chủ nô rồi tới các thương gia Các nhà sử học cho rằng từ 5000năm trước đây những chuyến vượt biên đã được bắt dau từ Ai Cập Trong những chuyến
đi ấy, người ta kết hợp các mục đích, trong đó có cả mục đích du lịch - dù khái niệm "du
lịch" lúc này còn chưa ra đời Hàng nghìn năm trước công nguyên cư dân ở Ai Cập,
Lưỡng Hà, ấn Độ, Trung Quốc đã thực hiện các chuyến hành hương đến các đền, chùa,lăng tam trong những lễ hội tôn giáo Những chuyền đi dài ngày, thậm chí hàng thang
và cách xa nơi ở của họ đã dẫn tới việc xuất hiện những nơi ăn ở dành cho người hànhhương Một số nhà tư tưởng đã thực hiện chuyến đi dài ngày trên lãnh thổ quốc gia rộnglớn như Không Tử đã đến nhiều vùng của Trung Hoa
Từ thế kỷ IV trước công nguyên, Hy Lạp đã phát triển cường thịnh Việc đi đếncác vùng đất ở Địa Trung Hải với các mục đích nghỉ dưỡng, chữa bệnh, tham quannghiên cứu ngày càng thu hút đông đảo giai cấp chủ nô Hy Lạp
Năm 776 trước công nguyên ở Hy Lạp người ta đã tổ chức cuộc thi thể thao màsau này gọi là thế vận hội Olympic, tổ chức 4 năm một lần Cuộc thi này đã thu hút nhiềungười đến thi đầu và cả những người đến xem
Dé quốc La Mã ra đời và phát triển cực thịnh từ thé kỷ I trước công nguyên đếnthé ky I sau công nguyên đã đánh dấu sự phát triển của các hoạt động du lich ở Địa TrungHải Sự phát triển của đường giao thông, việc xây dựng các công trình kiến trúc đồ sộ vàhoành tráng như các đền thờ, dinh thự, quảng trường ở các thành thị cổ đại La Mã đã thôithúc con người từ nhiều nơi đến tham quan Người La Mã đã lập ra một hệ thống trạmdừng chân cho khách với các dịch vụ nghỉ trọ, ăn uống, bán cỏ khô cho ngựa hay thay ngựa
cho khách Trong các trạm này có cả những phòng đặc biệt dành cho quý tộc, chủ nô, quan
Trang 9chức và phòng bình thường dành cho khách lữ hành Cũng từ bán đảo La Mã, nhiều người đã
đi du lịch tới các vùng Địa Trung Hải như thăm Kim Tự Tháp ở Ai Cập, vườn treo Babylon
ở Lưỡng Hà, các đền đài ở Hy Lạp
Sự suy tàn của các quốc gia cổ đại trong đó có để quốc La Mã từ thế kỷ IV và từkhi dé quốc Tây La Mã diệt vong (năm 476) kéo theo sự suy tàn của hoạt động du lịch,người ta gọi đó là "thời kỳ đen tối" với các cuộc xung đột, thôn tính lẫn nhau giữa cácquốc gia phong kiến châu Âu đang trong quá trình hình thành và phát triển thịnh đạt.Ngoài ra cuộc hành quân chinh phạt, xâm lăng mà dang kể là các cuộc Thập tự chính (có
8 cuộc Thập tự chỉnh lớn từ phương Tây sang phương Đông) Những chuyền đi du lịch ít6i và cũng khá mạo hiểm Ngoài sự mất an toàn, người ta còn gặp trở ngại bởi sự xuống,cấp của đường xá và của các dịch vụ du lịch Sự ra đời của các lãnh địa phong kiến rộnglớn thời Trung Cổ đã làm suy sụp các hoạt động du lịch thịnh hành thời cô đại Tuy vậycũng có những nhà du lịch mạo hiểm với khát khao tìm hiểu thế giới rộng lớn Vào năm
1271, Marco Polo (ý) đã từ Venise đi Trung Quốc và nhiều nơi ở phương Đông Ong
cũng đã từng dat chân lên thương cảng Đại Chiêm (nay là Hội An, Việt Nam) Marco
Polo trở về châu Âu năm 1292 và viết cuốn "Marco Polo du ký" Cuốn sách đã gợi lênlòng ham hiéu biết của nhiều thế hệ người châu Âu sau này
Cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI, những hiểu biết về địa lý, thiên văn, hải đương và
kỹ thuật đi biển đã giúp con người có những phát kiến địa lý lớn Từ 1492 đến 1504,Christopher Colombus đã tiến hành 4 cuộc hành trình thám hiểm sang một châu lục mới
mà sau này được gọi là châu Mỹ Phát kiến lớn tiếp theo là chuyến đi vòng quanh châuPhi, vượt qua ấn Độ Dương đến ấn Độ (1497-1499) của Vasco de Gama người Bồ DaoNha Chuyến đi vòng quanh thế giới trên biển của đoàn thám hiểm do Fernand Majellandẫn đầu (1519 - 1522) cũng là phát kiến rất quan trọng, có ý nghĩa nhiều mặt Các chuyến
đi này tuy không phải vì mục đích du lịch nhưng trên ý nghĩa nhất định, đã mở hướngcho hoạt động lữ hành quốc tế trên phương tiện vận tải thuỷ Mặt khác những chuyến đinày có thé coi là những chuyền du lịch thám hiểm, nghiên cứu của con người với thé giới
rộng lớn.
Từ thế kỷ XVI trở đi, những chuyến lữ hành của con người đến các châu lục trởnên phô biến hơn Các thương gia, nhà ngoại giao, nhà khoa học, nhà truyền giáo từchâu Âu đến châu Á, châu Phi, châu Mỹ đã được coi là những chuyến lữ hành vĩ đại, gópphan giao lưu giữa các nền văn hoá thế giới
Trang 10Đến thé ky XVII loại hình du lịch có tên gọi là Grand Tour xuất hiện ở châu Au Đây là cácchuyến đi học tập trong một khoảng thời gian nhất định của các sinh viên đại hoc.
Thomas Cook người Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch.Tháng 6 năm1841, ông đã vận động và t6 chức cho 570 người di tau hoa với khoảng cách
12 dặm để dự hội nghị Năm 1842 ông đã sáng lập ra hãng lữ hành đầu tiên trên thế giớivới tên gọi là Thomas Cook Bắt đầu bằng việc tổ chức những chuyến đi trong phạm vitrong nước phục vụ học sinh, phụ huynh và các cặp vợ chồng Nắm bắt được nhu cầumuốn nghỉ hè và tham quan du lịch ở nước ngoài, năm 1854 hãng Thomas Cook và cáccon đã bắt đầu tổ chức các tuyến du lịch quốc tế sang Châu Âu Năm 1871 ông thiết lậptrụ sở tại New York và đến năm 1880 đã có hơn 60 chỉ nhánh trên khắp thé giới Năm
1872 Cook thực hiện chuyến đi du lịch vòng quanh thế giới đầu tiên với 11 du khách
Trong khoảng thời gian này, Thomas Cook có khoảng 200 khách sạn trong chương trình
của mình Đến 1890 những chuyến lữ hành của Thomas đã chiếm lĩnh toàn thế giới vớigần 1.000 khách sạn trong danh mục Sự ra đời của hãng lữ hành Thomas Cook là mốcquan trọng, đánh dấu sự ra đời hình thành của các hãng lữ hành làm cầu nối giữa khách
du lịch và các thành phần phục vụ du lịch để hoạt động du lịch trở nên thuận tiện hơn
Từ nửa sau thế kỷ XIX, đặc biệt là vào 30 năm cuối, du lịch có điều kiện pháttriển Thành tựu khoa học kỹ thuật đã tạo điều kiện để du lịch phát triển
'Vào những năm vắt ngang hai thể kỷ XIX và XX, du lịch bằng ôtô xuất hiện cùngvới việc xây dựng đường ôtô và sự phát triển các phương tiện thông tin liên lạc Người đi
du lịch chủ yếu vẫn là tầng lớp quý tộc, quan chức, thương gia và tư sản giàu có, chủ yếu
tập trung ở các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, giải trí
Sau chiến tranh thế gới thứ nhất, du lịch tiếp tục phát triển với việc sử dụngphương tiện vận chuyển bằng máy bay Chiến tranh thế giới lần thứ hai làm cho hoạtđộng du lịch gần như ngưng trệ Sau những năm khôi phục nền kinh tế xã hội bị tàn phábởi chiến tranh, từ thập kỷ 60 du lịch đã bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh Sự phát triểncủa kinh tế thế giới đã tạo điều kiện cho nhân loại mở rộng và tăng cường các hoạt động
du lịch Đồng thời các dịch vụ du lịch cũng ngày càng được mở rộng và nâng cao cả vềquy mô và chat lượng
4 Lịch sử phát triển du lịch ở Việt Nam
Tài nguyên du lịch của Việt Nam khá phong phú và đa dạng Ba phần tư diện tíchlãnh thổ nước ta là núi đồi với nhiều cảnh quan ngoạn mục, những cánh rừng nhiệt đới
Trang 11với nhiều loài cây cỏ, hệ thống sông hồ tạo nên bức tranh đẹp Đất nước với 54 dân tộcnhiều phong tục, tập quán khác lạ có sức hap dẫn mạnh mẽ Có thé nói hoạt động du lịch
ở nước ta đã có từ lâu đời Việc mở mang bờ cõi có liên quan đến các chuyến đi của cácvua quan hoặc các học giả Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan cóthể được coi là những người chu du của thời trung đại Các dấu tích trên đá của chúaTrịnh Sâm ở Hương Tích và của nhiều vua quan, nhà nho khác là những bằng chứng vềchuyến du ngoạn của họ
Tuy nhiên việc khai thác tài nguyên phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng trở nên rõ nét hơn trong thời kỳ đô hộ của Pháp Hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ được xây dựng
ven các bãi biển, vùng hồ, hay vùng núi, những nơi có khí hậu ôn hoà như Đồ Sơn, Vũng
Tàu, Ba Vì, Tam Đảo, Đà Lạt
Sau ngày hoà bình lập lại năm 1954, đất nước tạm chia cắt thành 2 miền, việc khai
thác du lịch đi theo 2 hướng khác nhau:
- Miền Bắc mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, song thanh thiếu niên, họcsinh, sinh viên thường tô chức các chuyến đi tham quan cắm trại và tham gia các hoạt
động vui chơi ngoài trời.
- Miền Nam, một số khách sạn lớn được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của một
số ít người thuộc tầng lớp giàu có và binh lính, sỹ quan quân đội nước ngoài.
4.1 Giai đoạn 1960 đến 1979
- Nghị định 26/CP ngày 9/7/1960 của Hội Đồng Bộ trưởng thành lập Công ty
Du lịch Việt Nam đầu tiên trực thuộc Bộ Ngoại thương với nhiệm vụ cơ bản là phục vụ
các đoàn khách của Đảng và Chính phủ.
- Ngay 16/3/1963 Bộ trưởng Bộ Ngoại thương đã ra quyết định giao cho Công ty Dulịch Việt Nam nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu ngoại tệ cho đất nước
- Ngày 18/8/1969 ngành Du lịch chịu sự quản lý trực tiếp của Phủ Thủ tướng
Để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho du khách, ngày 12/9/1969 Thủ tướng Chínhphủ đã ra quyết định số 94TTg giao cho Bộ Công an nhiệm vụ quản lý ngành Du lịch.Tuy trong giai đoạn này, hoạt động của ngành du lịch Việt Nam vẫn mang tính chất phục vụ làchủ yếu, song dé đáp ứng nhiệm vụ phát triển của ngành, ngành du lịch Việt Nam đã đầu tư xâydựng một số tuyến điềm du lịch quan trọng, thành lập xí nghiệp xe, công ty vật tư du lich và một
số bộ phận chuyên môn chuyên phục vụ chuyên gia và khách du lịch nước ngoài
Trang 12bộ công nhân viên có trình độ kinh nghiệm để phục cụ khách du lịch trong và ngoài
nước.
- Ngày 18/6/1987 Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 120/HĐBT quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam nhằm thống nhất chỉ đạo hệthống kinh doanh trong phạm vi cả nước
4.3 Giai đoạn 1990 đến nay
- Trong quá trình tỉnh giảm biên ché, rút gọn bộ máy tổ chức, ngày 31/3/1990,
6 cơcăn cứ Quyết định số 224 của Hội đồng Nhà nước, Tổng cục Du lịch cùng với mộtquan khác thành Bộ Văn hoá - Thông tin - Thể thao và Du lịch Cùng thời gian này, nềnkinh tế Việt Nam đã bắt đầu có sự chuyển đồi về cơ bản, đạt những thành quả đáng khích
lệ Thêm vào đó, năm 1990 được chọn là “Năm du lịch Việt Nam” đã góp phần thúc đâytích hoạt động du lịch của đất nước
- Tháng 4/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định 119/HD-BT về việc thànhlập Tổng Công ty Du lịch Việt Nam trên cơ sở các bộ phận kinh doanh du lịch trước đâyvới tiền thân ban dau là công ty du lich.Téng công ty có các chỉ nhánh tại thành phó HồChí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng Do trực thuộc bộ chủ quan không mang tính chất kinh
tế, không có sự chỉ đạo phù hợp về chuyên môn, nhiều chông ty du lịch lâm vào tinhtrạng thua lỗ, gây thiệt hại cho nên kinh tế của đất nước
- Trên cơ sở coi du lich là một ngành kinh tế dịch vụ, ngày 21/8/1991 ngành Dulịch được tách khỏi Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch để sáp nhập với Bộ
Thương mại trở thành Bộ Thương mại - Du lịch.
Tuy nhiên, do bản chất của ngành du lịch không chỉ là một ngành kinh tế dịch vụđơn thuần mà là một ngành kinh tế mang tính chất tổng hợp cao cho nên trong công tác
tổ chức, quản lý của Bộ chủ quản vẫn còn gặp nhiều vướng mắc nhất định Hiệu quảhoạt động du lịch còn chưa cao, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chất lượng phục vụ
Trang 13thấp Trên cơ sở đó, ngày 26/10/1992, Chính phủ đã ra Nghị định 05/CP về việc thànhlập lại Tổng cục Du lịch như một cơ quan độc lập ngang Bộ, trực thuộc Chính phủ.
- Ngày 27/12/1992, Chính phủ ra Nghị định 20/CP quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Du lịch
~ Ngày 7/8/1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 53/CP về cơ cấu tổ chức củaTổng cục Du lịch
- Ngày 25/12/2002 Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 18/2002/QD-BNV về
việc cho phép thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam.
- Ngày 08/8/2007 Chính phủ ra Nghị định sé 09/NĐ-CP về việc sáp nhập Tổngcục Du lịch cùng một SỐ cơ: quan quản lý nhà nước khác trở thành Bộ Văn hoá, Thể thao
đề khác nhau, như “Du lịch là giấy thông hành của hoà bình” (1967), “Du lịch không chỉ
là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người” (1983) kêu gọi hàng triệu ngườiquí trọng lịch sử, văn hoá và truyền thống của các quốc gia, giáo dục lòng mến khách vàtrách nhiệm của chủ nhà đối với khách du lịch, tạo nên sự hiểu biết và tình hữu nghị giữa
các dân tộc.
2 Chức năng sinh thái
Chức năng sinh thái của du lịch được thể hiện trong việc tạo nên môi trường sống.
ồn định về mặt sinh thái Nghỉ ngơi du lịch là nhân tố có tác dụng kích thích việc bảo vệ,
khôi phục môi trường thiên nhiên xung quanh.
Việc tham quan các danh lam thắng cảnh và môi trường thiên nhiên có ý nghĩa lớnđối với du khách Nó tạo cho du khách có điều kiện hiểu biết sâu sắc về tự nhiên, thấyđược giá trị của tự nhiên đối với đời sống con người, từ đó góp phan tích cực vào việc
giáo dục môi trường.
Trang 14Nhu cầu nghỉ ngơi của nhân dân đòi hỏi phải hình thành các kiểu cảnh quan được bảo vệnhư các công viên quốc gia Do đó các công viên thiên nhiên được thành lập vừa dé bảo vệ cáccảnh quan tự nhiên, vừa để tổ chức các hoạt động giải trí du lịch.
Du lịch và môi trường có quan hệ mật thiết với nhau, du lịch góp phần bảo vệ môitrường sinh thái tạo điều kiện để phát triển du lịch
3 Chức năng kinh tế
Con người là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội Với chế độ nghỉ ngơi hợp lý,
du lịch góp phần vào việc hồi phục sức khoẻ, tái sản xuất sức lao động từ đó có thể tăngnăng suất lao động Ngành du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo ra thu
nhập xã hội từ hoạt động du lịch
4 Chức năng xã hội
Chức năng xã hội thé hiện ở vai trò của du lịch trong việc giữ gìn, phục hồi sứckhỏe cho nhân dân Trong chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật, kéo.dai tuổi thọ và khả năng lao động của con người Các công trình nghiên cứu về sinh họckhẳng định, nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch hợp lý, bệnh tật của dân cư trung bình giảm30%, bệnh đường hô hap giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%
IV CÁC TÔ CHỨC DU LỊCH
1 Một số té chức du lịch trên thế giới
1.1 Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization - UNWTO)
®$ Thành lập: Tô chức Du lịch thế giới là tổ chức chuyên môn của Liên HợpQuốc, thành lập năm 1947 tại Paris (Pháp) với tên gọi Liên hiệp Quốc tế của các tổ chức
du lịch chính thức (International Union of Official Travel Organization, viết tắt làIUOTO) Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị trù bị về thành lập Tổ chức Du lịch thế
Trang 15nhau, tôn trọng nhân quyền và quyền tự do cơ bản, không phân biệt chủng tộc, giới tính,ngôn ngữ và tôn giáo, đặc biệt quan tâm đến quyền lợi các nước đang phát triển trong
lĩnh vực du lịch.
$ — Trụ sở Trụ sở của Tổ chức Du lịch thé giới đặt tại Madrit (Tây Ban Nha)
®&— Ngân sách: Ngân sách của Tổ chức Du lịch thé giới do các nước thành viên
chính thức đóng góp, được chia thành 15 bậc va đóng theo sự tăng trưởng của khách lữ hành
quốc tế vào nước đó
® Thành viên: chia thành 3 loại: thành viên chính thức, thành viên liên kết và
thành viên chỉ nhánh.
Thành viên chính thức: là các quốc gia có chủ quyền tham gia, hiện có 140 quốc giathành viên Ngày 17/9/1981, tại Hội nghị Đại hội đồng của Tổ chức Du lịch thế giới lần thứ 4họp tại Italia, Du lịch Việt Nam đã được kết nạp là thành viên chính thức của tổ chức.
- Thành viên liên kết là những vùng lãnh thổ, hiện có 6 thành viên thuộc loạinày là Aruba, Macao, Madeire, Hồng kông, Frémish va quan đảo Antilles
- Thanh viên chỉ nhánh là các công ty du lich, hãng du lich, hiện nay có 350 thành viên.
® — Cơ cấu tổ chức: gồm Đại hội đồng, Hội đồng chấp hành, Ban Thư ký, các ủy
ban khu vực.
- Dai hội dong: Họp thường kỳ hai năm hop một lần, có nhiệm vụ thông quachủ trương, chính sách du lịch, định hướng phát triển du lịch phục vụ sự phát triển kinh tếthé giới; bầu các chức vụ quan trọng của UNWTO như Tổng thư ký, các nước trong Hộiđồng chấp hành UNWTO, kết nạp thành viên mới và đình chỉ nước thành viên khi nợngân sách quá 2 năm liền
Ngoài Đại hội đồng thường kỳ, UNWTO cũng có thé triệu tập cuộc họp bấtthường theo yêu cầu của Hội đồng chấp hành hoặc do 2/3 sé thành viên chính thức yêucầu
- H6i đồng chấp hành: Hội đồng chấp hành gồm 27 nước thành viên được bautheo khu vực địa lý Nhiệm kỳ của Hội đồng chấp hành là 2 năm và được tái cử Hộiđồng chấp hành do 1 chủ tịch và 3 phó chủ tịch lãnh đạo Hội đồng chấp hành là cơ quanđiều hành giúp UNWTO triển khai các chủ trương chính sách đã được Đại hội đồngthông qua Hội đồng chấp hành họp 2 kỳ 1 năm và có các cuộc họp bất thường theo dénghị của Tổng Thư ký hay của 2/3 số thành viên Hội đồng chấp hành
Trang 16- Ban Thư ký: giúp việc cho Đại hội đồng.
- Uy ban khu vực: gồm 6 ủy ban: ủy ban khu vực Châu Phi - CAF; ủy ban khuvực các nước Châu Mỹ - CA; ủy ban khu vực Đông Nam A - Thái Bình Dương - CAP(Việt Nam là thành viên thứ 11 của Uỷ ban này); Uỷ ban khu vực Nam Á - CSA Uỷ bankhu vực Châu Âu - CEU; và Uỷ ban khu vực Trung Đông - CME)
1.2 Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới (World Travel & Tourism Council - WTTC)Hội đồng lữ hành và du lịch thế giới là một tổ chức liên kết quốc tế bao gồm cácnhà lãnh đạo của mọi ngành nghề trong công nghệ du lịch như vận chuyền, lưu trú, nhà
hàng, vui chơi giải trí và các dịch vụ lữ hành WTTC có trụ sở chính tại Bỉ và văn phòng hoạt động tại Canada, Anh và Mỹ Mục đích của WTTC là:
Thuyết phục các chính phủ công nhận sự đóng góp to lớn của lữ hành và du lịchvào sự phát triển kinh tế quốc gia và quốc tế và bảo dam rằng chính sách phản ánh tương.xứng kết quả
Khuyến khích sự mở rộng thị trường lữ hành và du lịch trong khuôn khổ hài hoà
với môi trường.
Loại trừ các rào cản gây trở ngại cho sự phát triên của công nghệ du lịch.
Năm 1992 WTTC thiết lập Trung tâm nghiên cứu môi trường lữ hành và du lịchquốc tế tại Anh Trung tâm này biên soạn cơ sở dữ liệu về các hoạt động của công nghệ,chính sách chính phủ và các phương thức tiếp cận thực tế hữu hiệu nhất dé giải quyết vấn
dé môi trường
WTTC đưa ra những biện pháp làm giảm những thủ tục về hành chính cũng nhưxuất nhập cảnh gây phiền hà đối với khách du lịch Tuy nhiên WTTC không đồng tìnhvới chính sách miễn thị thực xuất nhập cảnh (visa) đối với khách du lịch vì nhu cầu anninh của du khách cũng như của các quốc gia
1.3 Higp hdivan chuyén hang không quốc té (International Air Transport Association -IATA)IATA là một tổ chức quốc tế bao gồm hầu như tat cả các hãng hàng không trên thégiới Với quy mô lớn như vậy, hoạt động của IATA nhằm đạt được những mục đíchchính như: tạo điều kiện thuận lợi cho sự chuyên chở hành khách và hàng hoá từ bất kỳđiểm nào trên mạng hàng không thế giới đến bất kỳ điểm nào khác cho dù phải kết hợpcác lộ trình khác nhau Điều này thể hiện ở phương thức mua một vé hàng không duynhất, với một giá duy nhất, trả bằng một loại tiền tệ duy nhất và có hiệu lực suốt lộ trình
Trang 17với cùng một chất lượng dịch vụ IATA đưa ra tiêu chuẩn chung không những cho véhàng không mà còn cho vận đơn, phiéu kiểm tra hàng lý
Chính vì vay, IATA đã tạo được sự liên kết nhiều tuyến hàng không quốc tế riêngbiệt trở thành một hệ thống thống nhất phục vụ hành khách nói chung, cũng như tạo điềukiện thuận lợi cho sự phát triển của du lịch trên thế giới
IATA hiện có hơn 270 thành viên là các hãng hàng không ở khắp các châu lục,đảm nhận 94% khối lượng vận chuyển hàng không quốc tế thường lệ Hãng hàng khôngquốc gia Việt Nam là thành viên của IATA từ năm 2006
1.4 Hiệp hội khách sạn và nhà hàng quốc tế (International Hotel & Restaurant
Association -IH & RA)
La một tổ chức quốc tế được thành lập năm 1946 đại diện cho ngành kinh doanhkhách sạn và nhà hàng trên toàn thế giới Được sự thừa nhận của Liên hợp quốc, Hiệp hộiđại diện cho ngành thực hiện việc giám sát và vận động ủng hộ cho tắc cả các cơ sở kinhdoanh trên thế giới gồm khoảng 300.000 khách sạn, 8 triệu nhà hàng với 60 triệu lao động vàhang năm đóng góp 950 tỷ USD cho nên kinh tế toàn cầu
Hội viên là các hiệp hội khách sạn và nhà hàng của trên 100 quốc gia, tập đoànkhách sạn và nhà hàng quốc gia và quốc tế của 50 thương hiệu nỗi tiếng trên thế giới; các
thành viên phôi hợp khác như: các khách sạn riêng lẻ, các công ty cung ứng dịch vụ, các
cơ sở giáo dục đào tạo, các công ty tư vấn và các hiệp hội du lịch, lữ hành và dịch vụ
khác Trụ sở TH&RA đặt tại Paris (Pháp).
2 Một số tổ chức du lich trong khu vực
2.1 Hiệp hội du lịch Châu Á- Thái Bình Dương (Pacific Asia Travel Association -PATA)PATA là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, được thành lập năm 1951 tạiHawai do sáng kiến của Mỹ Chức năng chính của PATA là phát triển sản phẩm và hỗ trợxúc tiền du lịch thông qua việc đưa ra các sáng kiến mang tầm chiến lược đối với mụctiêu phát triển lâu dài của ngành du lịch
PATA hỗ trợ các thành viên của mình dưới các hình thức: Phát triển nguồn nhânlực; Cung cấp thông tin cập nhật về các xu hướng phát triển và các vấn đề của ngành dulịch; Tư vấn chuyên môn và lực lượng hoạch định kế hoạch; Tổ chức các chương trình bảo.tồn văn hoá và môi trường; Hỗ trợ về chính sách đầu tư và phát triển du lịch PATA cũng hỗtrợ công tác nghiên cứu thị trường các tuyến điểm du lịch và kinh doanh lữ hành, công tác xúc
Trang 18tiến quảng bá và bán sản phẩm; Tổ chức các diễn đàn cho những người đứng đầu ngành du
lịch và lữ hành khu vực Châu á - Thái Bình Dương.
Hiện nay PATA có trên 2.1000 thành viên thuộc 82 chỉ hội ở 49 quốc gia trên thếgiới gồm: các chính phủ, các hãng lữ hành, khách sạn, các nhà điều hành tour, các hãnghàng không và vận tải biên, các tập đoàn, công ty có liên quan đến du lịch, các cơ sở dao tạo dulịch Trong, suốt một thời gian dài PATA có trụ sở chính đặt tại Safrancisco (Mỹ) Đầu năm
1998, PATA chuyên trụ sở về Bangkok (Thái Lan)
PATA cho ra nhiều ân phẩm về du lịch như tạp chí du lịch hàng tháng “PATANEWS”, sách tra cứu hàng năm “PATA GUIDE BOOK”, thông tin thống kê hàng năm
“PATA STATISTICS”.
® = Chỉ hội PATA Việt Nam: Năm 1994, được sự đồng ý của Chính phủ va củaTổng cục Du lịch, được PATA TW chấp thuận, Chỉ hội PATA Việt Nam chính thứcđược công nhận và là một bộ phận của Hiệp hội du lịch Châu Á - Thái Bình Dương.Chỉ hội PATA Việt Nam là một tổ chức nghề nghiệp trong đó thành viên là các đơn vịthuộc mọi thành phần kinh tế, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực du lịch, hoạt động trên lãnhthé Việt Nam, liên kết tự nguyện nhằm tăng cường trao đổi thông tin, hợp tác và giúp nhaucùng phát triển theo pháp luật nhà nước Việt Nam và phù hợp với điều lệ Hiệp hội PATA.Hiện nay Chỉ hội PATA Viet Nam có gần 200 hội viên, hau hết là các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận tải trên cả nước.
Chi hội PATA Việt Nam có chức năng:
- Ladién dan trao đồi thông tin về hoạt động du lịch, kiến nghị với các cơ quan nhànước về chính sách liên quan đến du lịch nhằm thúc day sự nghiệp phát triển du lich
- Hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển hoạt động du lịch, góp phần nâng cao trình độquản lý, điều hành và nghiệp vụ cho các tổ chức thành viên
- — Tổ chức Hội thảo, tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị thương mại du lịchtrong va ngoài nước theo quy chế của nhà nước, quy định của Tổng cục Du lịch
- Thông qua hoạt động của mình trong hệ thống Hiệp hội PATA, làm cầu nóigiữa các tổ chức thành viên với Hiệp hội, với các Chi hội PATA các nước
-._ Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức thành viên
Chi hội PATA Việt Nam có những nhiệm vụ:
- _ Đóng góp cho sự phát triển du lịch, nâng cao chất lượng hiệu quả du lich củaViệt Nam và trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
Trang 19- Hu6ng dẫn, tư van, cung cấp thông tin kinh tế du lịch cho các thành viên.
- TO chức hoạt động hỗ trợ, thiết lập và phát triển các mi quan hệ hợp tác kinh
tế giữa các tổ chức thành viên với các đối tác trong và ngoài nước
- _ Tập hợp, nghiên cứu và tham khảo ý kiến các thành viên dé phản ánh, đề đạtvới các cơ quan nhà nước về những van đề liên quan đến hoạt động du lịch
- Thực thi và giúp đỡ việc thực hiện các dự án Hiệp hội PATA và của các thành viên Chỉ hội PATA Việt Nam.
- _ Tổ chức các hoạt động giải trí lành mạnh, các chuyến tham quan du lich, tìmhiểu thị trường trong và ngoài nước, các hoạt động nhằm giới thiệu sản phẩm của các
thành viên.
2.2 Hiệp hội du lịch Đông Nam A (ASEAN Tourism Association -ASEANTA)
- Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA) thành lập ngày 27/3/1971.ASEANTA là hiệp hội du lịch phi lợi nhuận bao gồm các tổ chức du lịch khu vực công
và tư của các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Trụ sở của ASEANTA hiện nay đặt tai Kuala Lumpur (Malaysia) và có II
nước thuộc khối ASEAN tham gia: Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia,
Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Đông Timor
được tính chuyên nghiệp;
~ Thúc day và duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dan và các quốc gia ASEAN;
- Khuyén khích, hỗ trợ và giúp đỡ phát triển du lịch trong khu vực ASEAN;
- Là tiếng nói của các hội viên và đề xuất với các cơ quan chính phủ hoặc các tổ chứckhác những vấn dé liên quan đến các hội viên và ngành du lịch trong các nước ASEAN;
- Đề xuất và đáp ứng các hỗ trợ cho các chính phủ và cơ quan quốc tế về nhữngvấn đề liên quan đến du lịch
Hội viên: Các hội viên của ASEANTA bao gồm các Cơ quan du lịch quốc gia, các Hiệp.hội khách sạn quốc gia, các Hiệp hội lữ hành quốc gia, các Hãng hàng không quốc gia và các phápnhân quan tâm kinh doanh khác trong khối ASEAN
Trang 20Ban lãnh đạo ASEANTA gồm Ban chấp hành, Ban chấp hành bầu ra Chủ tịch, Phó chủtịch, Tổng thư ký và một người phụ trách tài chính Nhiêm kỳ của Ban chấp hành là 2 năm Mỗiquốc gia thành viên có một đại diện tham gia Ban chấp hành Mỗi năm Ban chấp hành họp trungbình 4 kỳ theo hình thức luân phiên tại các nước thành viên nhằm tạo ra sự thân thiện, gắn kết vàhợp tác giữa các cộng đồng doanh nghiệp du lịch với nhau.
ASEANTA tổ chức 3 nhóm chuyên môn gọi là Liên đoàn: Liên đoàn Lữ hành, Liên đoànKhách sạn — Nhà hàng và Liên đoàn Hàng không quốc gia Hiệp hội Du lịch Việt Nam (VITA)
gia nhập ASEANTA từ tháng 4 năm 2004.
Hàng năm ASEAN tổ chức Diễn đàn Du lịch ASEAN (ASEAN Travel Forum —ATF), nhằm quảng bá du lịch cho tất cả các nước thành viên, coi ASEAN như một điểm
du lịch thống nhất, đồng thời tìm biện pháp hợp tác đa phương đề triển khai thực hiện thuhút, đón tiếp và phục vụ khách ASEAN, đưa ra những sáng kiến du lịch ATF là sự kiệnthường niên của ASEANTA Sự kiện này là công vụ tiếp thị, xúc tiến du lịch ASEAN,
trong đó ASEANTA đóng vai trò là Hiệp hội của các tô chức thuộc khu vực tư nhân, và
có đại diện từ các ngành lữ hành, khách sạn, hàng không của các nước ASEAN Diễn đàn
Du lịch ASEAN tổ chức mỗi năm một lần gồm 4 nội dung:
- Hội nghị của các tổ chức du lịch quốc gia và cuộc họp không chính thức bộ
trưởng du lịch các nước thành viên ASEAN;
- Hop thường niên của Hiệp hội lữ hành ASEAN;
- Hội nghị du lịch;
- Hội chợ du lich ASEAN.
2.3 Trung tâm thông tin du lịch ASEAN (ASEAN Tourism Information Centre -ATIC)
Trung tâm được thành lập năm 1988 dé công khai hóa các điểm hap dẫn du lịch vaxem xét tiền năng đầu tư vào các nước ASEAN ; cung cấp cơ sở dữ liệu chung ; hànhđộng như một cánh tay quản lý của Tiểu ban về Du lịch ASEAN cáp chính phủ Thànhviên của trung tâm bao gồm chính phủ của các nước thành viên và trung tâm đặt tại
Trang 213.1 Hiệp hội Du lịch Việt Nam (Vietnam Tourism Association -VITA)
Ở Việt Nam, hiệp hội nghề nghiệp của những người làm du lịch là Hiệp hội Dulịch Việt Nam, tên giao dịch tiếng Anh là Vietnam Tourism Association (VITA) đượcthành lập theo Quyết định só: 18/2002/QD-BNV ngày 25/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ và có trụ sở tại 54 Phố Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hiệp hội đã tiến hành Đại hội lần thứ I (ngày 09/01/2003) và Đại hội lần thứ II(ngày 21/12/2005) Tháng 3/2006 bản Điều lệ (sửa đổi) của Hiệp hội đã được Bộ Nội vụphê duyệt Hiệp hội Du lịch Việt Nam ra đời đánh dau một bước phát triển quan trọng
của Ngành du lịch Việt Nam.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam là một tổ chức tự nguyện phi chính phủ của các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động hợp pháp trong lĩnh vực du lịch.Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật vềkinh doanh dịch vụ, tạo bình én thị trường, nâng cao giá tri chất lượng, sản phẩm du lịch,khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hội viên; đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của Hội viên.
Hiệp hội Du lịch Việt Nam hoạt động trong phạm vi cả nước và ở nước ngoài theo quy định
của pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ của Hiệp hội
Nhiệm vụ của Hiệp hội
«Tuyên truyền giáo dục dé hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách củaĐảng, Nhà nước và của Tổng cục Du lịch về xây dựng, phát triển ngành Du lịch Việt Nam.
« Tham gia tô chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá hình ảnh đất nước,danh lam thắng cảnh, con người, truyền thống văn hoá và lịch sử của dân tộc Việt namvới bạn bè quốc tế, xúc tiến du lịch Tham gia xây dựng chiến lược phát triển ngành Dulịch Việt Nam khi được yêu cầu
¢ Dai diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách,biện pháp khuyến khích, tạo điều kiện phát triển ngành Du lịch và bảo vệ quyền và lợi íchchính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp, vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi củaNgành và của hội viên theo thâm quyền của Hiệp hội; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
theo quy định của pháp luật.
« Động viên sự nhiệt tình và khả năng sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ,giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động, kinh doanh du lịch trên cơ sở trao đổi
Trang 22kinh nghiệm, phổ biến và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến; đoànkết giúp đỡ nhau trong khó khăn.
¢ Hỗ trợ tư vấn cho các tô chức và hội viên của Hiệp hội trong quá trình sắp xéplại tổ chức; cung cấp thông tin về kinh tế, thi trường liên quan đến du lich dé hội viên tổchức kinh doanh đạt hiệu quả và phát triển bền vững
«Phối hợp với các tổ chức liên quan trong nước nhằm thực hiện tôn chỉ, mục
đích của Hiệp hội.
Quyền hạn của Hiệp hội
« Tổ chức các Hội nghị, Hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyếnkhích hợp tác, liên kết giữa các hội viên dé nâng cao chất lượng hoạt động du lịch
« T6 chức các hoạt động dao tạo, dich vụ, tư vấn và các hoạt động khác theo quyđịnh của pháp luật và Điều lệ này
«Nghiên cứu, tham gia góp ý, đề xuất kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan nhànước những chính sách, luật pháp đưa ngành du lịch phát triển
¢ Phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chat, xây dựng và phát triển các mối quan
hệ của Hiệp hội với các tổ chức, cá nhân trong nước và ở nước ngoài theo quy định củapháp luật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, uy tín và vị thế của Hiệp hội
¢ Xuất bản tập san, các ấn phẩm và các tài liệu tuyên truyền, quảng bá du lịch, phổbiến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước và của ngành Du lịch về xâydựng, phát triển du lich,phé biến kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý, kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
« _ Thực hiện các quyền hạn khác của tô chức Hiệp hội theo quy định của pháp luật.Đến nay Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã có trên 260 hội viên trực tiếp và 15 Hiệphội ở các tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, HàTây, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên — Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, BìnhThuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tầu, Cần Thơ với hàng trăm các chỉ hội, câu lạc bộngành nghề khác nhau đưa tổng số hội viên của Hiệp hội lên gần 1.000 doanh nghiệp trong tất cả
các lĩnh vực của ngành du lịch như lữ hành, khách sạn, vận chuyên, hội chợ - quảng cáo, công.
nghệ thông tin du lịch, hàng lưu niệm (kể cả sản phẩm làng nghề và thủ công mỹ nghệ), vui chơi
giải trí, các trường du lịch, v.v
Hiệp hội Du lịch Việt Nam là thành viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từ tháng 8/2004.
Trang 23Thang 4/2004, Hiệp hội Du lịch Việt Nam gia nhập Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á
(ASEANTA) có trụ sở tại Kuala Lumpur (Malaysia).
3.2 Hiệp hội Khách sạn Việt Nam
Ngày 10/1/2010, tại Hà Nội, Hiệp hội Du lịch Việt Nam đã thành lập Hiệp hội Khách
sạn Việt Nam (Quyết định sé 22/QDHHDLVN) và tỏ chức Đại hội lần thứ Nhat
Hiệp hội Khách sạn có 110 hội viên đầu tiên, trong đó 90 hội viên đại diện cho các
khách sạn, cơ sở lưu trú du lịch trên cả nước Hiệp hội được thành lập với mục đích liên
kết, hợp tác, hỗ trợ về kinh tế, kỹ thuật, kinh doanh dịch vụ, tạo bình ổn thị trường, nângcao giá trị chất lượng, sản pham du lich, khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước của hộiviên, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên Hiệp hội sau khi đượcthành lập sẽ bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và công dân Việt Nam hoạt động
hợp pháp trong lĩnh vực kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan khác.
Hiệp hội Khách sạn Việt Nam cung cấp cho hội viên những thông tin cập nhật vềngành Du lịch, lĩnh vực kinh doanh Khách sạn, nhà hàng trong nước và quốc tế qua trangwebsite hoặc bản tin, tạp chí Tư vấn cho hội viên về công tác xúc tiến quảng bá hìnhảnh, thương hiệu, sản phẩm, hỗ trợ tìm kiếm đối tác, thị trường thông qua việc tham giaHội chợ, triển lam trong nước và quốc tế
Hướng dẫn hội viên thực hiện các văn bản pháp luật của nhà nước và của ngànhliên quan đến hoạt động kinh doanh khách sạn Kịp thời phản ánh và phối hợp với các cơquan chức năng giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc kinh doanh như: Giáđiện, nước, chính sách thuế đất Hỗ trợ giải quyết các khiếu nại, tranh chấp trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
Hiệp hội Khách sạn Việt Nam là tổ chức bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng củacác hội viên, phản ánh với các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách chưa phù hợp,ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các cơ sở lưu trú du lịch
Đại diện hội viên tuyên truyền hình ảnh đất nước, con người, văn hoá truyềnthống, lịch sử dan tộc với bè bạn quốc tế, ký kết các hiệp định hợp tác, chuyên giao công
nghệ với các đôi tác nước ngoài cũng như đại dié và bảo vệ cho hội viên trong các
trường hợp tranh chấp, kiện tụng trong nước và quốc tế
Thiết lập quan hệ với các tổ chức liên quan đến lĩnh vực khách sạn, quan hệ songphương và đa phương với các Hiệp hội Khách sạn trong khu vực và thế giới
Trang 24Ký kết các Hiệp ước hợp tác về đào tạo, chuyền giao công nghệ, kỹ thuật, lao động tronglĩnh vực Khách sạn với các tổ chức quốc tế.
Nghiên cứu và đóng góp ý kiến về hệ thống Văn bản pháp luật liên quan đến hoạtđộng kinh doanh khách sạn, thực hiện các đề tài khoa học về lĩnh vực khách sạn do BộVan hoá - Thể thao và Du lịch, Tổng cục giao
V CƠ QUAN QUAN LÝ NHÀ NƯỚC VE DU LICH Ở MỘT SO QUOC GIA
1 Quan lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam
Tổng cục Du lịch có chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch trongphạm vi cả nước, bao gồm hoạt động du lịch của các thành phần kinh tế, cơ quan, đoànthể tổ chức xã hội, công dân và người nước ngoài tại Việt Nam Nhiệm vụ và quyền hạncủa Tổng cục nhu sau:
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển du lịch;
+ Xây dựng các dy an luật pháp lệnh về hoạt động du lịch và các văn bản dưới luật;
« Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ du lịch, khách san, thông tin, tuyêntruyền quảng cáo du lịch;
« Hop tac quéc tế;
« - Xây dựng hệ tống tổ chức, chức danh, đào tạo bồi dưỡng tiền lương, khen
thưởng và kỷ luật;
+ Thanh tra, kiểm tra
¢ _ Quản lý các doanh nghiệp, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo quy định.1.2 Cơ quan quán lý Nhà nước về Du lịch tại địa phương
Là cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về du lịch tai địa phương Cụ thé làgiúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động du lịch trên địabàn tỉnh hoặc thành phó Sở Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch chịu sự chỉ dao, hướng dẫn,
Trang 25kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn nghiệp vụ du lịch Nhiệm vụ và quyền hạncủa Sở do UBND địa phương quyết định.
2 Quản lý nhà nước về du lịch ở một số quốc gia
2.1 Châu A
2.1.1 Nhật Ban
Co quan quản ly nhà nước vé du lịch tai Nhật Bản là Ban Du lich trực thuộc Bộ Giao.thông Vận tải, với các chức năng ban hành và chỉ đạo thực hiện các chính sách du lịch quốc gia.Ban Du lịch của Nhật Bản gồm: Phòng kế hoạch hoá chính sách du lịch, phòng kế hoạch hoáchính sách kinh doanh lữ hành, phòng kế hoạch hoá chính sách xúc tiền
Bên cạnh cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Nhật bản còn có Tổ chức Du lịchQuốc gia Nhật Bản (JNTO), là cơ quan chịu trách nhiệm về nghiên cứu thị trường, hoạtđộng xúc tiến và các dịch vụ thông tin du lịch trong và ngoài nước Quản lý nhà nước dulịch cấp địa phương chịu trách nhiệm xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, kế hoạchxúc tiến, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, bảo tồn đi sản văn hoá và cấp phép xâydựng các khách sạn, cơ sở du lịch ở địa phương theo sự chỉ đạo ngành đọc của Tổ chức
Du lịch Quốc gia
2.1.2 Thái Lan
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có tên là Cơ quan Du lịch Quốc gia Thái lan trựcthuộc Chính phủ Đứng đầu là thống đốc, giúp việc cho thống đốc có văn phòng thống đóc, hộiđồng tư vấn, viện đào tạo Khách sạn và Du lịch, văn phòng kinh doanh du lịch Bangkok, Ban
quản lý hoạt động khu du lịch và Thanh tra Tài chính nội bộ.
2.1.3 Trung Quốc
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc giaCộng hoà Nhân dân Trung Hoa dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ) Đứngđầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng Nhiệm vụ của Cục là xây dựng, ban hành cácchính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách đó; xây dựng chiếnlược phát triển khu du lịch; phối hợp với các ban ngành liên quan trong hoạt động đầu tư,phát triển du lịch; nghiên cứu thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép hoạt động lữ hành;xúc tiền quảng cáo du lịch ra nước ngoài
Cục Quốc gia được chia thành 2 bộ phận chính là Bộ phận Hành chính và bộ phận Marketing,mỗi bộ phận do một cục phó phụ trách Từng bộ phận lại chia thành các Vụ chức năng
Trang 262.1.4 Malaysia
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Malaysia là Cục Xúc tiến Du lịch trựcthuộc Bộ Văn hoá - Nghệ thuật và Du lịch Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia bao gồm: VụPhát triển, Vụ Xúc tiến, Vụ Nghiên cứu và đào tạo, Vụ Quản lý hội thảo quốc tế, VụTổng hợp, các văn phòng tại nước ngoài và các trung tâm thông tin
2.2 Chau Âu
2.2.1 Pháp
Co quan quản lý nhà nước về du lịch Pháp là Tổng cục Du lịch nằm trong Bộ Giaothông, Thiết bị, Nhà ở và Du lịch Các cơ quan của Tổng cục bao gồm: Viện Quy hoạch
du lịch, Hội đồng Du lịch quốc gia, Viện Phát triển du lịch, Cục Chính sách du lịch, Cục
Kế hoạch chiến lược, Phòng Nghiên cứu cứu quy hoạch du lịch miền núi, Phòng Quan hệquốc tê, Phòng Thông tin quan hệ đối nội, Vụ Công nghiệp du lịch, Vụ Tổ chức, Vụ Đàotạo, Vụ Chính sách lãnh thổ, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính, Vụ Thống kế, Vụ Địa phương
và các sở du lịch Ngoài ra có “Ngôi nhà nước Pháp” là tổ chức phụ trách các hoạt độngxúc tiền và marketing du lịch
2.2.2 Vương quốc Anh
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của Vương quốc Anh là Cục Du lịch thuộc
Bộ Việc làm Chức năng nhiệm vụ chính của Cục là xúc tiến du lịch trong và ngoài nước,sản xuất và tuyên truyền các loại ấn phẩm; tài trợ cho các khách sạn nhỏ, xây dựngchương trình du lịch trọn gói; bảo vệ các nguồn tự nhiên, duy trì bảo dưỡng các cơ sở vậtchất du lịch khác Cơ quan điều hành của Cục là Hội đồng điều hành, Cục chia thành 6
uỷ ban: Marketing, chiến dịch, cơ sở hạ tầng, phát triển, di tích văn hoá, khách sạn và
Vụ Kế hoạch, Vụ Nghiên cứu, Vụ Tổng hợp, Vụ Xúc tiến, Văn phòng Hội nghị quốc tế
và văn phòng du lịch ở nước ngoài.
Trang 272.3.2 Canada
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có tên là Cơ quan Du lịch quốc gia Canadathuộc Bộ Công nghiệp, Khoa học và công nghê Cơ quản Du lịch quốc gia Canada gồmcác vụ như Vụ Tổng hợp, Vụ Phát triển thị trường, Vụ Đầu tư và Phát triển, Vụ Nghiêncứu chiến lược và các Văn phòng du lịch quốc gia ở nước ngoài Chức năng, nhiệm vụchính của Cơ quan Du lịch quốc gia Canada là xúc tiến du lịch ở nước ngoài, phát triểntrị trường, kế hoạch hóa phát triển du lịch và điều phối phát triển các dự án giữa các
bang, nghiên cứu du lịch.
2.4 Châu Đại Dương
cơ quan báo chí vào Australia khảo sát, tham gia các hội chợ du lịch, hội nghị và các hoạt động khác.
2.4.2, New Zealand
Co quan quan ly nhà nước về du lịch New Zealand thuộc Bộ Du lich va Côngcộng bao gồm: Cục Xúc tiến Du lịch, Vụ Thông tin và Quảng cáo, Vụ Du lịch, Vụ Quản
lý tài chính và hành chính, Trung tâm Nghiên cứu quảng cáo quốc gia và các Văn phòng
Du lịch ở nước ngoài Chức năng, nhiệm vụ của nhà nước nhà nước về du lịch gồm: xúctiến, quảng cáo du lịch ra nước ngoài; phát hành các ấn phẩm; xây dựng kê hoạch, điềuphối thực hiện nhằm phát triển du lịch, cung cấp thông tin; trợ giúp hoạt động du lịch ở
các địa phương.
VBeNội dung ôn tập
Trang 285 Các tổ chức du lịch trên thé giới và trong khu vực châu A — Thái Bình Dương.
6 Các hiệp hội du lịch ở Việt Nam.
7 Cơ quản quản lý nhà nước về du lịch ở Việt Nam và một số quốc gia trên thé giới
Trang 29CHƯƠNG II
SAN PHAM DU LICH
Muc tiéu chuong:
Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên cẩn năm được những nội dung sau:
« Trình bày được khái niệm sản phẩm du lịch, các yêu 16 cầu thành và phân tíchđược các đặc điểm của sản phẩm du lich;
¢ Phân tích được lý thuyết về nhu cau, động cơ đi du lịch;
® Trình bày được khái niệm loại hình du lịch, tầm quan trọng của việc phân loại
loại hình du lich; phân biệt được các loại hình du lịch theo các tiêu chí phân loại khác nhau.
L SAN PHAM DU LICH
1, Khái niệm sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ du lịch, các hàng hóa và tiện nghỉ cung cấpcho du khách, nó được tạo nên bởi các yếu tố tự nhiên trên cơ sở vật chất kỹ thuật và lào
động du lịch tại một vùng, một cơ sở nào đó.
Theo Michael M.Coltman: “Sản phẩm du lịch là một tổng thé bao gồm các thành phankhông đồng nhất hữu hình và vô hình” Như vậy, sản phẩm du lịch bao gồm những sản phẩmhữu hình (hàng hóa) và những sản phẩm vô hình (dịch vụ) đề cung cấp cho du khách hay nó baogồm các hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ khách du lịch Sản phâm du lịch có thê làsản phẩm đơn lẻ hoặc sản phẩm tổng hợp
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005) quy định: “san phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụcân thiết để thỏa mãn nhu cau của khách du lịch trong chuyến đi dụ lich”
Như vậy hiểu một cách chung nhất, sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ
và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu
của du khách.
s* Dịch vụ vu lịch gồm:
- Dich vu van chuyén;
Trang 30- Dich vụ lữ hành;
- Dich vụ lưu trú, ăn uống;
- Dich vu vui choi, giai tri;
- Dịch vụ mua sắm;
- Dich vụ thông tin, hướng dẫn;
- Dịch vụ trung gian và bồ sung
% Tài nguyên du lịch gồm:
- Tai nguyén du lich ty nhién;
- Tai nguyên du lịch nhân văn.
2 Đặc điểm của sắn phẩm du lịch
¢ — Tính vô hình: Du lịch là ngành dịch vụ và sản phẩm ton tại ở dang vô hình.Người tiêu dùng không thể nhìn thấy sản phẩm du lịch và sử dụng các chỉ số để mô tảhay đánh giá chất lượng của sản phẩm Sản phẩm du lịch về cơ bản không tồn tại dướidạng vật chất Người mua không thể kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm tại thờiđiểm mua như các sản phẩm hữu hình
¢ — Tính đồng thời của sản xuất và tiêu đừng: Quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm
du lịch diễn ra cùng không gian và thời gian Đối với sản phẩm du lịch không thể tiến hành sảnxuất vào mùa nhu cầu thấp dé lưu kho rồi mang ra tiêu thụ khi nhu cầu tăng cao Sản phẩm chiđược sản xuất khi có sự hiện diện của người tiêu dùng
« — Tính không chuyến đổi quyên sở hữu: Đối với sản phẩm du lịch, du kháchkhông có quyền sở hữu sản phẩm mình mua, chỉ có quyền sử dụng sản phẩm trong nhữngđiều kiện cụ thể
¢ — Tính không thé di chuyển: không giống các sản phẩm tồn tại ở dang vật chất,sản phẩm du lịch không có khả năng đi chuyền đến nơi tiêu thụ Sản phẩm du lịch đượctạo ra thường gắn liên với yếu tố tài nguyên du lịch nên không thé dịch chuyển được.Doanh nghiệp lữ hành không thể mang sản phẩm du lịch đến nơi khách có nhu cầu, mà dukhách phải đến nơi có sản phẩm du lịch để thỏa mãn các nhu cầu của mình thông qua việc tiêu
ding sản phâm du lịch Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho
các doanh nghiệp lữ hành trong việc tiêu thụ sản phẩm
¢ — Tính mùa: Sản phẩm du lịch mang tính mùa rõ rệt, nhu cầu về sản phẩm dulịch thường xuất hiện vào những thời điểm nhất định trong năm tùy thuộc vào một sốđiều kiện nhất định
Trang 31¢ — Tính không đông nhất: Sản phẩm du lịch không có tính đồng nhất vì đókhông phải là những sản phẩm giống nhau Sản phẩm du lịch được tạo ra trên cơ sở khaithác các tài nguyên du lịch kết hợp với các dịch vụ Mà dịch vụ cung ứng không phảiluôn đồng nhất.
3 Loại hình du lịch
3.1 Khái niệm loại hình du lịch
“Loại hình du lịch được hiểu là một tập hợp các sản phẩm du lịch có những đặc điểmgiống nhau, hoặc vì chúng thỏa mãn những nhu cầu, động cơ du lịch tương tự, hoặc được báncho cùng một nhóm khách hàng, hoặc vì chúng có cùng một cách phân phối, một cách tổ chứcnhư nhau hoặc được xép chung theo một mức giá bán nào đó”
3.2 Ý nghĩa của việc phân loại loại hình du lịch
Sự cần thiết phải phân loại loại hình du lịch vì :
Sự phân loại loại hình giúp xác định được những đóng góp kinh tế và những hạnchế của từng loại hình du lịch Khi con người đi du lịch có nghĩa là họ đã mang một phầnthu nhập của mình từ nơi này để chỉ tiêu ở một nơi khách Ngược lại nơi đến du lịch sẽnhận được thêm nguồn thu nhập mới từ bên ngoài đưa vào
Phân loại loại hình làm cơ sở cho hoạt động marketing của các điểm đến và các tổchức kinh doanh du lịch Mỗi loại hình du lịch sẽ chứa đựng những nét đặc trưng của mộtnhóm du khách Qua việc phân tích các loại hình du lịch đang tồn tại có thể xác địnhđược cơ cầu khách hàng mục tiêu của điểm đến du lịch hay của cơ sở kinh doanh du lịch
- Du lịch tham quan: là hoạt động của con người để nâng cao nhận thức về mọi mặt.Loại hình du lịch này có thể khai thác cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
- Du lịch khám phá: là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết về thế giớixung quanh Tùy thuộc vào mức độ có thể chia thành tìm hiểu và mạo hiểm
Trang 32- Du lịch giải tri: là loại hình du lịch nảy sinh do nhu cầu thư giãn, nghỉ ngơi,giải trí để phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thắng, mệt mỏi Đời sống xãhội ngày càng phát triển thì nhu cầu vui chơi, giải trí của con người cũng ngày càng tăng.
Do vậy trong chương trình du lịch, ngoài thời gian cho các hoạt động tham quan, cần có
chương trình có các hoạt động vui chơi, giải trí, thư giãn.
- Du lịch nghỉ dưỡng là hoạt động du lịch nhằm khôi phục sức khỏe của conngười sau những ngày lao động vat vả Khách tham gia hoạt động nghỉ dưỡng thườngthích những nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp như các bãi biển, vùngnúi hoặc miền quê
- Du lịch thé thao: bao gồm thé thao chủ động và thụ động là loại hình nhằm đápứng lòng đam mê thé thao của du khách Khách du lịch có thé lựa chọn các hình thức théthao được ưa chuộng như câu cá, chơi golf, bơi thuyền, lướt ván, trượt tuyết, leo núi
¢ — Du lịch kết hợp: ngoài mục đích du lịch thuần túy cũng có nhiều chuyến đivới các ly do khác nhau như công tác, hội thảo, tôn giáo Về cơ bản có các loại hình dulịch kết hợp sau:
- Du lịch tôn giáo là hình thức du lịch tâm linh Khách đến hành hương, chiếmbái những công trình có ý nghĩa tôn giáo Hoạt động du lịch tôn giáo thường được diễn ratại các địa bàn liên quan đến sự ra đời của tôn giáo, tín ngưỡng như đình, đền, chùa,
thánh địa ;
- Du lịch thé thao kết hợp kết khác với du lich thé thao thuần túy ở chỗ chuyến
đi của các vận động viên có mục đích là luyện tập, tham dự các hoạt thể thao Vì vậy, cáchoạt động thẻ thao của vận động viên, huấn luyện viên được coi như một nghề chuyênnghiệp, giống như nhiều nghề khác của xã hội Ngoài thời gian tập luyện thi đấu, họ cóthể tìm hiểu các giá trị tự nhiên, văn hóa — xã hội ở nơi đến Vì thế, có thé coi chuyến đicủa họ là chuyến du lịch thê thao kết hợp
- Du lịch công vụ bao gồm những người đi dự hội nghị, hội thảo, hoặc tham giacác cuộc họp, đàm phán kinh doanh Bên cạnh mục đích chính của chuyến đi là thựchiện các công việc họ có thé tranh thủ nghỉ dưỡng, tham quan, ngắm cảnh trong thời gianrảnh rỗi Ở loại hình du lịch này, khách thường là những đối tượng có khả năng chỉ trảcao Do đó, cần đảm bảo đầy đủ các dịch vụ có chất lượng cao để phục vụ nhu cầu của du
khách.
Trang 33- Du lịch chữa bệnh với mục đích chính của chuyến đi là để chữa bệnh, nâng cao sứckhỏe cho khách du lịch Địa điểm đến thường là những nơi có nguồn nước khoáng, có điềukiện thích hợp để chữa bệnh Đặc điểm của loại hình này là để đáp ứng yêu cầu chữa bệnh,khách thường lưu trú dai ngày nên cần đảm bảo cơ sở phục vụ tốt.
- Du lịch thăm thân nhân là loại hình kết hợp du lịch trong chuyến đi với mụcđích hỏi bà con, họ hàng, bạn bè Loại hình này có ý nghĩa đối với những quốc gia cónhiều kiều bào sống xa Tổ quốc
2.3.2 Phân loại theo tài nguyên du lịch
Phân loại theo tài nguyên du lịch, du lịch được phân thành hai hình thức cơ bản sau: du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.
@ Du lịch văn hóa “là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dan tộc với sựtham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống” Đây
là loại hình du lịch nhằm nâng cao hiểu biết cho du khách về lịch sử, kiến trúc, phong tụctập quán, bản sắc văn hóa ở nơi họ đến thăm Địa điểm đến thăm của du khách có thể làcác di tích văn hóa — lịch sử, bảo tàng, lễ hội của địa phương, liên hoan nghệ thuật
® Du lịch sinh thái “là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc vănhóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững” Du lịch sinh thái làhoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiéu về các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa ban địa.Địa điểm tổ chức loại hình này thường là những khu vực có hệ sinh thái còn tương đối hoang
sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa bản địa được bảo tồn như các vườn quốc gia, các khu dự trữsinh quyền, các khu bảo tổn thiên nhiên, các bản làng
2.3.3 Phân loại theo lãnh thé hoạt động
® Du lịch nội địa là tất cả các hoạt động phục vụ cho nhu cầu của du khách ở trongnước đi nghỉ ngơi, tham quan các đôi tượng du lịch trong phạm vi dat nước mình
@ Du lịch quốc tế là loại hình du lịch sử dụng nguồn tài nguyên du lịch bên ngoàilãnh thổ quốc gia nơi khách đang lưu trú Du lịch quốc tế chia thành hai loại:
- Du lịch quốc tế chủ động (du lich đón khách): là loại hình du lịch quốc tế đónkhách nước ngoài đến tham quan, nghỉ ngơi, giải trí Là loại hình du lịch mang lại ngoại
tệ cho quốc gia
- Du lịch quốc tế thụ động (du lịch gửi khách): là loại hình du lịch quốc tế đưa
khách từ trong nước ra nước ngoài tham quan, nghỉ ngơi, giải trí
Trang 342.3.4 Phân loại theo vị trí địa lý
+ Du lịch biên là loại hình gắn với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạtđộng tăm biển, thé thao nước Loại hình này có tính mùa vụ cao
_ Du lịch núi là loại hình du lịch gắn với các khu vực có địa hình cao Điều kiện khíhậu ở đây thuận lợi để nghỉ mát vào mùa hè và nghỉ đông vào mùa đông Ngoài ra còn phù hợpvới các hoạt động thể thao núi như trượttuyết, trượt băng
+ Du lịch đô thị mà điểm đến là các thành phó, các trung tâm kinh tế với nhiều côngtrình kiến trúc lớn, khu thương mại, đầu mối giao thông, công viên giải trí
* Du lịch đồng quê thường diễn ra ở những nơi có không khí trong lành,thoáng mát, thanh bình Đây là khu vực địa lý có sức hấp dẫn đối với khách là những.người dân sống ở các khu đô thị, nhất là các khu đô thị lớn
2.3.5 Phân loại theo độ dài chuyến di
- Du lịch ngắn ngày là loại hình du lịch thường kéo dài từ 1-3 ngày (hoặc dưới 1tuần), tập trung chủ yếu vào những ngày nghỉ cuối tuần Loại hình nay thích hợp với cácđối tượng du khách có quỹ thời gian ít
- Du lịch dai ngày là loại hình du lịch thường gắn với các kỳ nghĩ dai ngày từ vàituần đến hàng tháng ở các địa điểm cách xa nơi ở của khách
2.3.6 Phân loại theo phương tiện vận chuyển
- Du lịch xe đạp là loại hình sử dụng phương tiện chính là xe đạp Loại hình du
lịch này phát triển ở các khu vực có địa hình bằng phăng, con người thân thiện, thích gầngũi với thiên nhiên Đây là loại hình du lịch phổ biến ở các nước phát triển Ưu điểm củaloại phương tiện này du khách có thẻ thâm nhập dễ dàng vào đời sống dân cư bản địa.Tuy nhiên phương tiện này phù hợp với khoảng cách di chuyển ngăn Đây cũng là hìnhthức kết hợp với du lich thé thao
- Du lịch ôtô là loại phương tiện phổ biến và có nhiều lợi thé so với các phươngtiện vận chuyển khác Đặc điểm nồi bật của loại phương tiện này là chỉ phí thấp, dễ tiếpcận với các điểm du lịch nhưng không phù hợp cho khoảng cách du chuyển dài
- Du lịch tàu hỏa là phương tiện phố biến đối với nhiều du khách vì chi phí thấp,
có thê tận dụng thời gian cho việc di chuyển vào ban đêm Tuy nhiên so với ôtô, tính linhhoạt của loại phương tiện này không cao, các tuyến đường sắt khó tiếp cận với các điểm
Trang 35du lịch nên thường phải kết hợp với các phương tiện vận chuyển khác để chuyên chở
khách.
- Du lịch máy bay là một trong những loại hình hiện đại, có thé di chuyển vớikhoảng cách địa lý xa trong thời gian ngắn Tuy nhiên nhược điểm của loại hình này là chỉphí cao nhưng hiện nay vẫn là phương tiện chủ yếu cho hoạt động du lịch của du khách
- Du lịch tàu thủy là loại hình phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển Ưuđiểm của loại hình này là phương tiện vận chuyển đồng thời là cơ sở lưu trú, ngoài rakhách được tận hưởng không khí trong lành và được tham quan nhiều điểm đến trongmột chuyến đi Tuy nhiên đây là loại hình chỉ phù hợp với một nhóm nhỏ du khách vì chỉphí cao và yêu cầu về sức khỏe
Hiện nay trong thực tế khách du lịch có xu hướng kết hợp các loại hình trên vì nhưvậy có thể kết hợp những ưu điểm của các phương tiện vận chuyền và du khách có được
những trải nghiệm đa dạng.
2.3.7 Phân loại theo hình thức tổ chức
Phân loại theo hình thức tô chức có các loại hình du lịch theo đoàn, du lịch cá nhân và du lịch gia đình.
- Du lịch theo đoàn là loại hình có sự tham gia của một nhóm khách thường
thuộc các tổ chức, sử dụng dịch vụ của các doanh nghiệp lữ hành
- Du lịch cá nhân là hoạt động du lịch do cá nhân tự quyết định về chuyên đi nhưlịch trình, cơ sở cung ứng các dịch vụ Loại hình này ngày càng phát triển vì có những ưuthé nhất định như linh hoạt, đề cao được nhu cầu của cá nhân du khách trong chuyến đi
- Du lịch gia đình là loại hình du lịch do các gia đình tự tổ chức hoặc sử dụng
dịch vụ của các công ty lữ hành Loại hình du lịch này thường tập trung vào mùa hè, hoặc
những dịp nghỉ lễ trong năm
Ngoài các cách phân loại như trên, người ta còn sử dựng cách phân loại khác như
theo lứa tuổi đối tượng khách (thiếu nhi/hoc sinh, thanh niên, người lứa tuổi, tuần trăng.mật ); theo phương thức hợp đồng (du lịch trọn gói và từng phần); theo đặc điểm lưutrú (khách sạn, bãi cắm trại, làng du lich )
Il DONG CO DU LICH
1 Nhu cầu của con người
1.1 Lý thuyết Maslow về nhu cầu của con người
Trang 36Tiến sĩ Abraham Maslow trong bài “Lý thuyết về động lực của con người” đăng
trên tạp chí “Tâm sinh lý học của con người” năm 1943 đã đưa ra mô hình khái quát các
nhu cầu của con người xếp theo thứ bậc như sau (mô hình ):
Nhu cầu sinh lý: nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ và nghỉ ngơi
Nhu cầu an toàn, an ninh
Nhu cầu về hoà nhập và tình yêu
Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trong
Nhu cầu tự hoàn thiện
Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người ngàycàng trở nên phong phú hon, da dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu của con người cũngđược bồ sung thêm hai thang bậc cho phù hợp
1.2 Lý do đi du lịch
Con người đi du lịch vì nhiều nhu cầu rất khác nhau Với một số người, du lịchđồng nghĩa với những kinh nghiệm bổ ích nhất, với những người khác, hoạt động đượctham gia tại nơi đến du lịch mới là quan trọng nhất Trong khi hầu hết mọi người đi dulịch để nghỉ ngơi, thư giãn thì vẫn có những nhóm người đi du lịch với các mục đíchkhác Theo Harssel, những nhu cầu con người đi du lịch có thể khái quát thành bốn
nhóm:
+ Tự khám phá (self-exploration): con người di du lich sẽ hiểu biết về bảnthân mình thông qua hiéu biết thé giới xung quanh Du lịch kết nối du khách với một thégiới mà họ chưa hiểu và biết một cách chính xác thông qua công việc và hoạt động hang
ngày.
+ Giao lưu văn hóa (social interaction): nhu cầu giao lưu xã hội là một phầnquan trọng để tạo nên chất lượng của kinh nghiệm thu nhận được qua chuyến đi.+ Sự hứng thú (excitement): một trong những nhu cầu phô biến của du kháchgiải trí là du lịch phải đem lai sự thay đổi so với công việc và cuộc sống đơn điệu thường,ngày, phải tạo ra được những cái khác thường hoặc mới lạ và dé thu nhận được nhữngkinh nghiệm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày của họ
* Tăng cường bản ngã (ego enhancement): đây là một phạm trù triết học của
sự “để cao cái tôi“ trong mỗi người Với những lý do đã đề cập ở trên đều có thể gópphần tăng cường bản ngã của người đi du lịch Tuy nhiên nó cũng có thể tồn tại như một
Trang 37lý do độc lập Đối với nhiều du khách, uy tín cá nhân ảnh hưởng đến sự lựa chọn chuyến
đi.
2% Động cơ du lịch
Con người làm bất cứ việc gì đều có động cơ Động cơ là sự thúc đây con ngườithực hiện hoạt động theo mục tiêu nhất định nhằm thỏa mãn các nhu cầu đặt ra Do đóvấn đề quan trọng để hiểu được động cơ du lịch là xem chuyến đi có thỏa mãn được cácnhu cầu và mong muốn hay không Động cơ du lịch phản ánh những nhu cầu, mongmuốn của du khách và là lý do của hành động đi du lịch Động cơ chính là nhu cầu mạnhnhất của con người trong một thời điểm nhất định và nhu cầu nay quyết định hành dongcủa con người Nhu cầu du lịch nói chung rất phức tạp, đa dạng, mang tính cá nhân vàchủ quan, tuy nhiên có thẻ tập trung lại thành 3 nhóm:
e — Nhóm nhu cầu đặc trưng: thỏa mãn sự hiểu kỳ, nâng cao hiệu biết, thu nhậnkinh nghiệm, thưởng thức giải trí là động lực chính cho chuyến đi
« Nhóm nhu cần cơ bản: ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyền gắn liền với sự tồn
tại của con người dù đang ở nơi cư trú hay đi du lịch.
¢ Nhu cầu bổ sung: thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt cá nhân khác ngoài hainhóm nhu cầu trên trong chuyến đi
Động cơ du lịch mang tính chủ quan và cá nhân nên rất khó xác định Nó đượcbộc lộ qua lý do đi du lịch của mỗi cá nhân Tuy nhiên khách du lịch vì các lý do khácnhau mà không muốn hoặc không thể nói ra động cơ thúc đây họ tham gia vào chuyến di
cụ thể Chính vì vậy, việc nhận thức được động cơ và bộc lộ động cơ du lịch của khách
có thể thuộc một trong ba trường hợp sau đây:
+ Trường hợp 1: Nhận thức được động cơ và sẵn sang bộc lộ ly do that sự củachuyến đi
+ _ Trường hợp 2: Nhận thức được động cơ di du lịch nhưng không muốn bộc lộ
hoặc bộc lộ qua những lý do không đúng.
¢ _ Trường hợp 3: không nhận thức được động cơ, không bộc lộ động cơ thật sự
của chuyền đi
Xuất phát từ nhu cầu, các học giả đã nhóm các động có du lịch thành bốn loại sau:
« Các động cơ về thé chất: những động cơ này nhằm giảm bớt tình trạng căngthing, hồi phục sức khỏe thông qua các hoạt động thể chất như nghỉ dưỡng, tham gia thể
Trang 38thao, nghỉ biển, tắm suối khoáng, giải trí thư giãn và các động cơ khác liên quan trực tiếp
tới sức khỏe.
« Cac động cơ vẻ tìm hiểu (tri thức): Khách du lịch muốn tìm hiểu về các vùng, cácnước, các nền băn hóa và các điểm háp dẫn khác nhau Mục đích của nhóm khách này là nhằmkhám phá, tìm hiểu, học tập và nâng cao vốn sống, vốn tri thức của mình.
« — Các động cơ về giao lưu: Bao gồm sự gặp gỡ những con người mới, tạonhững mối quan hệ bạn bè mới, thăm thân nhân hoặc bạn bè, thoát ly khỏi sự nhàm chán.của công việc và gia đình thường ngày, rời xa sự ồn ào và hối hả của cuộc sống thànhphó, hoặc đề tận hưởng sự đồng hành cùng những người khác
« Cac động cơ về địa vị và uy tín: đây là động cơ liên quan đến nhu cầu đề cao
và phát triển cá nhân Nội dung của loại động cơ này bao gồm các chuyến đi liên quanđến kinh doanh, hội nghị, nghiên cứu, theo đuổi các sở thích và giáo dục Thông qua dulịch để nhằm thỏa mãn khát vọng được chú ý, đánh giá, thừa nhận và kính trọng Cáchthức du khách tiêu tiền và sử dụng thời gian rảnh rỗi trở thành một phương tiện biểu lộ sự
Trang 39CHƯƠNG III
THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
Muc tiêu chương :
Sau khi nghiên cứu chương này, sinh viên cẩn năm được những nội dung sau:
+ — Trình bày được khái niệm thị trường du lịch, phân tích được đặc điểm và chức
năng của thị trường du lịch ;
® Phân biệt được các loại thị trường theo các tiêu chi phân loại khác nhau và
phan tích được các tác động tương hỗ giữa chúng ;
¢ Trình bày được khái niệm câu trong du lịch, phân tích được các đặc trưng vacác yếu tô ảnh hưởng đến câu du lịch ;
+ — Phái biểu được khái niện cung trong du lịch, phân tích được các đặc trưng vàcác yếu tô ảnh hưởng đến cung trong du lịch ;
¢ — Phân tích được ý nghĩa của một số chỉ tiêu được thông kê trong du lịch ;+ — Phat biểu được khái niệm và phân tích được đặc điểm của tính thời vụ (mùa) trong
dụ lịch.
1 THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
1 Khái niệm và đặc điểm của thị trường du lịch
1.1 Khái niệm thị trường du lịch
Khái niệm thị trường gắn liền với quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá, tồn tạitrong điều kiện sản xuất hàng hoá Thị trường có thể xem như là nơi trao đổi hàng hoá vậtchât và dịch vụ Trong kinh tế chính trị học, thị trường được định nghĩa là: “Phạm tri củanền sản xuất và lưu thông hàng hoá, phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua
và người bán, giữa cung và cầu và toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuậtgắn với các mối quan hệ đó“
Tir khái niệm trên, thị trường du lịch được hiểu “la bộ phận của thị trường chung, mộtphạm trù của sản xuất và lưu thông hàng hoá, dịch vụ du lịch, phản ánh toàn bộ quan hệ traođổi giữa người mua và người bán, giữa cung va câu và toàn bộ các môi quan hệ, thông tin kinh
1, kỹ thuật gắn với mỗi quan hệ đó trong lĩnh vực du lich“
Trang 401.2 Đặc điểm của thị trường du lịch
Thị trường du lịch là một bộ phận của thị trường hàng hoá nói chung nên nó có
đầy đủ đặc điểm như thị trường ở các lĩnh vực khác Tuy nhiên, do đặc thù của du lịch,
thị trường du lịch có những đặc trưng riêng Những đặc trưng riêng này làm cho thị
trường du lịch có tính độc lập tương, đối so với thị trường hàng hoá Thị trường du lịch có
những đặc trưng cơ bản sau:
¢ Thịtrường du lich xuất hiện muộn hon so với thi trường hàng hoá nói chung
¢ — Trong tiêu dùng du lịch không có sự di chuyền của hàng hoá vật chất và dịch
vụ từ nơi sản xuất đến địa phương thường trú của khách du lịch
¢ = Trên thị trường du lịch, cung — cầu chủ yếu về dịch vụ Hàng hoá vật chấtcũng được mua bán trên thị trường du lịch nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn
¢ — Trên thị trường du lịch, đối tượng mua, bán rất đa dạng Đó là những giá trị
nhân văn, tài nguyên du lịch tự nhiên.
i trường giữa người bán và người mua bắt đầu từ khi khách du lịch
« Quan hé
quyết định mua hàng hoá đến khi khách trở về nơi thường trú của họ Day là một đặc thù
khác so với thị trường hàng hoá khác.
+ Thị trường du lịch mang tính thời vụ rõ rệt Điều đó thẻ hiện ở chỗ cung hoặccầu du lịch chỉ xuất hiện trong một thời gian nhất định của một năm
2 Chức năng của thi trường du lịch
Cũng như thị trường hàng hoá, thị trường du lịch có các chức năng thực hiện và
công nhận, thông tin và điều tiết
¢ — Chức năng thực hiện và công nhận: thị trường du lịch thực hiện giá trị hang
hoá dịch vụ thông qua giá bán Việc trao đổi mua bán nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch vàthực hiện giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch Chi phí sản xuất sản phẩm du lịchcủa từng doanh nghiệp chỉ được công nhận là chỉ phí xã hội cần thiết khi hành vi mua vàbán được tiến hành và kết thúc trên thị trường du lịch Sản phẩm du lịch không được tiêuthụ sẽ dẫn đến thất thu và khi quá trình này kéo dài, doanh nghiệp sẽ lâm vào thua lỗ và
phá sản.
¢ — Chức năng thông tin: thị trường cung cấp hàng loạt các thông tin về sốlượng, cơ cấu, chất lượng của cung và cầu du lịch, thông tin về quan hệ cung — cầu dulịch Từ đặc thù của thị trường du lịch ta nhận thấy chức năng thông tin của thị trường đulịch rất quan trọng Đối với người bán, thị trường cung cấp những thông tin về cầu du