1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

112 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Tác giả Vừ Ngọc Tuấn
Người hướng dẫn TS. Vừ Thị Quỳnh Nga
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2021
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 18,46 MB

Nội dung

dựng những gói kích cầu du lịch, đưa du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạnkhủng hoảng và công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch S-Tours cuãng nằmtrong số đó và đã chọn phát triển loại hình du l

Trang 3

liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bồ trong bat kỳ công trình nào khác

“Tác giả luận văn

Võ Ngọc Tuấn

Trang 4

1 Tính cấp thiết của đề tis e cccccccsssseesscssssssessssssseseecssssvecescsssseeseessssesess 1

2 Đối tượng nghiên COU o ccscesscssessssssessssseesssssesesssessssssesessvesesseesssssesesssees 3

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU - - 6-6 +ctstexeevrerrrrrkevee 4 3: Phạm Vi nghiên GỨUsszectttitttitetcg1SSCRHVEEISIRIGGSIGIRSRSddg88 4 5: Phone pliap Shieh CUO siaanussogiisoduqfsggtagiqgsaowsasgssosg 4

6 Cấu trúc I0 0 5

CHUONG 1: CO SO LÝ LUẬN VE PHÁT TRIEN LOẠI HÌNH DULICH SINH THAI MOI CHO MOT DIEM DU LỊCH - 8

1.1 KHÁI NIỆM DIEM DU LICH VÀ LOẠI HÌNH DU LỊCH: §

1.2.2 Đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái: -‹-:-:-x-+ 10

1.2.3 Các nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái: lãi1.2.4 Tiềm năng phát triển loại hình du lich sinh thái: - 13

1.2.5 Phát triển loại hình du lịch sinh thái: -. - ¿s2 131.3 PHÁT TRIÊN SẢN PHẢM DU LỊCH SINH THÁI TẠI MỘT CÔNG

TY LU HANG 00077 15

1.3.1.Những van đề co bản về công ty lữ hành: - 15

1.3.2 Quy trình tiến trình phát triển sản phẩm DLST: 16

Trang 5

TRẠNG PHÁT TRIEN LOẠI HÌNH DU LICH SINH THAI TẠIHUYỆN NAM TRA MY, TINH QUANG NAM -c - 27

2.1 GIGI THIEU KHAT QUAT VE CONG TY TNHH MTV S- TOURS 27

2.1.1 Giới thiệu về công ty; 2¿¿22222++++t2EEv+vrrrrErkkerrrrrrrrvee OF

2.1.2 Cơ cấu tổ chức ooeeecesseessscssssseecccsssssescessssnssscssssnessesssneeseesssnieecsessiee 282.1.3 Các sản phâm dịch vụ du lịch của Công ty - - 302.2 THUC TRẠNG KINH DOANH CUA CÔNG TY TNHH MTV S-

TOURS GIATDOAN 2017 D019 GuaosgnssdotrdoghotOtBiaysautiynuaatatssg 32

2.3 THUC TRẠNG PHAT TRIÊN LOẠI HÌNH DU LICH SINH THAITREN DIA BAN HUYỆN NAM TRA MY TRONG THỜI GIAN QUA: 34

2.3.2 Về vị trí địa lý:

2.3.3 Điều kiện tự nhiên — xã hội: 352.4.TIỀM NĂNG PHÁT TRIÊN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠIHUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM: 36

2.4.1.Tài nguyên du lịch sinh thái của huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam:

¬—— :-: 36

2.4.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: .-¿ cc5cssceccss+ 37

2.4.3 Cơ sở hạ tang xã hội: c¿-22222ccccE2EEEEcrEEEEErrrrrrrrvee 402.5 THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI TẠI

HUYỆN NAM TRA MY, TINH QUANG NAM: . -+ 40

2.5.1 Tinh hình thu hút khách va doanh thu du lich tai Huyện Nam Tra

My tinh Quang Nam trong thời gian qua: - - - + 5+ 5+s+se+vsxexexexersre 40

2.5.2 Đối tượng khách du lịch đối với loại hình du lịch sinh thái tại

huyén Nam Tra MY? TT 44

Trang 6

2.5.4 Cac san pham du lich du lịch sinh thái đang được khai thác tai

huyện Nam Trà MY? - - c5 kh HH HH HH HH re 50

2.5.5 Hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các loại hình du lịch sinh thái

của huyện Nam Tra My: 5c St Hit 53

2.5.6 Các hoạt động hỗ trợ khác: - 2¿-222cccccvveserrrvrsrrree 542.6 DANH GIÁ CHƯNG: -::::-::cccctttrrrrtrthhuey 55

2.6.1 Kết quả đạt được: 2c¿-222xccSC2xx2EEEEEEEEEEELcrrrrrrerrree 55

5:62; Khó Kiến về tỒhflffsssxsngegitidtigiiistttlittbsiatbiueitiptgtonnggg 56

2.6.3: Nguyên HHẪH s¡¿ssxciszos6titzestsiofoititgtq48iBAX0Gi44483884ã888344818 57

KẾT LUAN CHU GNG ÔsiagcboitoioihitHdQGGIEIGGIUGNRGEISSIIQGĐIRRRURqu-RR 59CHƯƠNG 3 GIẢI PHAP PHÁT TRIEN LOẠI HÌNH DU LICH SINHTHÁI TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY, TÍNH QUẢNG NAM CHO CÔNG

TY TNHH MTV S-TOURS GIAI DOAN 2020 - 2025 60

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIÊN CỦA CÔNG TY TNHH MTV

S-TOURS GIAI DOAN 2020-2025: 60

3.1.1 Định hướng kinh doanh 60

3.1.2 Mục tiêu kinh doanh giai đoạn 2021-2025 - -.-cc c5: 60

3.2 CƠ HỘI THỊ TRƯỜNG ĐÓI VỚI LOẠI HÌNH LOẠI HÌNH DU LỊCHSINH THÁI TẠI HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM TRONG

THOT GIÀN DEN bunkncnns0 1608110 0B10NgHAHUAlS8SĐxG3038i00033080.010 t3188 61

3.3 Ý TƯỞNG SAN PHAM DU LICH SINH THÁI CỤ THE CO THEPHẬT TRIBN TAL NAM TRA MY sssssscssssncamenrcumnacmacananmennien 63

3.3.1 Cac diém tham quan, hoạt động trai nghiệm va dịch vụ hỗ trợ cầnphát triỀn mới: -+-+z222++t22E2121271112711111711112271112711121112 E11 re 63

Trang 7

3.3.3 Hình thành các sản phẩm du lịch sinh thái trọn gói tại Nam Trà

3.4 TỎ CHỨC CÁC KÊNH PHÂN PHÓI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC

TIEN HON HOP SAN PHAM DU LICH SINH THÁI CUA CÔNG TY

TNHH MTV S-TOURS DE DUA SAN PHAM DU LICH SINH THAI NAMTRA MY DEN KHACH HÀNG MỤC TIÊU: - ¿52+ 69

3.4.1 Các kênh phân phối sản pham DLST tại Nam Trà My 69

3.4.2 Các hoạt động xúc tiến hỗn hợp Công ty -Tours cho sản phẩm du

le sinh thái Nam Tra Mỹ? sssciscniitiitptiidtiboliiigf\tl)Bl4lttgiiitsaigistgtlaae 71

5:5 MOT SỐ GIẢI PHAP HO TRO xscecccserssesnevcscrvsesreexesnacocenenescereesereeess 74

3.5.1 Quy hoạch phát triển du lịch sinh thái dựa trên lợi thế so sánh, tập

74

trung dau tư các dé án phat triển sản phẩm có tinh đặc thù, riêng biệt:

3.5.2 Liên kết hợp tác phát triển du lịch với các địa phương trong tỉnh,thành phố Đà Nẵng và một số huyện giáp ranh của tỉnh Kon Tum, QuảngNgãi: 5

3.5.3 Đầu tư kết cấu hạ tầng đến các khu, điểm du lịch của địa phương:

488158589960501568165388155018415136819838 085085:56108518803084551 948584 VETEVGSIVEtESvEGEE800005080158011904 v0 7S)

3.5.4 Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch . - - 76

3.5.5 Khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống 768.5 6 Gial Phat Ve ÿ HP boanggnioelGLRLHERRIIGEDESGHIISSEIEIAiSdQinB 71

3.5.7 Giải pháp về cơ chế chính sách: -.c¿¿-522vcccz+ccccxve+ ay

3.5.8 Giải pháp quan lý Nhà nước về du lich: - 783.6 KIEN c0 78

3.6.1 Kiến nghị với UBND tỉnh Quang Nam - 5-5 «55+ 783.6.2 Đối với UBND huyện Nam Trà MY? -s+-cc-++ 80

Trang 8

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

TT | Chữ viết tắt Giải nghĩa

1 DLST Du lich sinh thai

2 DN Doanh nghiép

3 CSVC Co sé vat chat

4 UBND Uy ban nhân dan

5 TNHH Trach nhiệm hữu han

6 MTV Một thành viên

Trang 10

Bảng 2.2: Kết qua kinh doanh của Cong ty sscissesessscesssssvercrsessvevavsvensvenovenseenves 33Bảng 2.3: Biến động Số lượng và doanh thu du lich tại 4I

huyện Nam Trà My - tt HH1 ghe Al

Bang 2.4: Biến động lượt khách du lịch các tháng trong năm tại huyện Nam

Tra Mỹ £lai đoạn 20172201 sccm ame 42

Bảng 2.5: Cơ cầu khách theo thị trường du lịch đến Nam Tra My giai đoạn

201/7-20110 Sàn HH HH HH TH H1 tri 44

Bang 2.6: Cơ cấu khách DLST đến Nam Trà My giai đoạn 2017-2019 46

Bảng 2.7 Cơ cấu khách theo loại hình DLST đến Nam Tra My giai đoạn2017-2019 46

Bảng 2.8: Cơ cấu khách theo độ tuôi đến Nam Trà My giai đoạn 2017-201948Bảng 2.9: Các loại hình DLST chủ yếu được du khách lựa chọn khi đến Nam

Dra Mỹ Hatt 2019 BiitittygttosHti,iqGSGEDBHRSRRISRHERNHRGIIQRGNHRSĂHIWANG 49 Bang 2.10 Các hoạt động trai nghiệm

Bang 3.1 Dự toán kế hoạch kinh doanh Công ty giai đoạn 2021-2025 61

Baigs.2 mồ Bình SWOT amrnrromommmnmmammmmnmannmnaneaiens 62

Bang 3.3.Các tour du lịch trọn gói được dé xuất -cccccccsvc+ 68

Trang 11

Hình 1.1: Ma trận phát triển Sản phẩm — Thị trường (ma trận Ansoff) 14Hình 1.2: Tiến trình phát triển sản phẩm mới - ¿2+ 16Hình 1.3: Tiến trình phát triển loại hình du lịch sinh thái 21Hình 2.1: Co cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S- Tuors 28

Hình 2.2: Tình chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My

Hình 2.3: Tinh chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My

Hình 3.1 Kênh phân phối sản phẩm DLST qua Công ty S- Tours

Hình 3.2 Kênh phân phối sản phẩm DLST Nam Trà My qua Công ty Töuts với khách qUổ6 Ẳễ ::ossisssuoisqgtoattobiBit4ggh0GGđỹ00guasqusisgu 70

Trang 12

S-Du lịch tạo cơ hội lớn cho các nước đang phát triển và kém phát triển.Tuy nhiên việc vận dụng và khai thác các nguồn tải nguyên phục vụ cho du

lịch nhiều lúc, nhiều nơi còn chưa hiệu quả Các địa phương của quốc gia

không những không khai thác được hết tiềm năng của các dạng tài nguyên mà

còn dẫn tới những tác động không tốt cho môi trường Do vậy, trong nhữngthập ky gần đây, việc phát triển kinh tế du lịch phải được gắn với bảo vệ môi

trường, phát triển du lịch phải theo hướng bền vững Và du lịch sinh thái được

xem như một hướng đi có hiệu quả, một xu thế phát triển ngày càng chiếm

được sự quan tâm của nhiều người, bởi đó là loại hình du lịch thiên nhiên cótrách nhiệm hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa,

phát triển cộng đồng mà van đảm bảo nguồn lợi về kinh tế

Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với nhiều thảm thực vật

phong phú, đã thành lập được nhiều vườn quốc gia với tài nguyên sinh học đa

dạng, mang tính đặc thù cao, có những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và đó là

những điểm lý tưởng dé phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm trở lại đây, du lịch Quảng Nam thực sự đã có được

sức hút đối với du khách gần xa Số lượt du khách mỗi năm đến với tỉnh ngày

càng tăng Quảng Nam đang nỗ lực đề du lịch hấp dẫn du khách hơn trongviệc tạo điểm nhân cho hành trình, gây ấn tượng tốt với mỗi du khách ghé qua

đây Có thể nói, một số loại hình du lịch của tỉnh như: du lịch mua sắm, du

lịch tín ngưỡng, tâm linh tích cực, van cảnh di tích danh thắng, du lịch lễ hội,

du lịch biên giới đã và đang thực sự có chỗ đứng trong lòng du khách Ngay

từ đầu năm, các ngành chức năng đã tích cực đây mạnh các hoạt động nhằm

Trang 13

Trong những năm qua trong bối cảnh của đại dịch Covid -19 đã ảnhhưởng rất nặng nề đến ngành du lịch trong nước và thế giới, đối với du lịch

Việt Nam có thé thấy khi địch xảy ra, lệnh cắm và hạn chế đi lại đã được áp

dụng cho tất cả các điểm du lịch Các hoạt động trong lĩnh vực khách sạn, nhà

nghỉ, nhà hàng và giao thông hầu hết bị hoãn lại do lệnh đóng cửa trên toàn

quốc Ngoài ra, ngành Hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề khi hàng loạtcác chuyên bay nội địa và quốc tế đến và đi từ Việt Nam đều bị hủy Lượng

khách quốc tế chỉ có vào thời điểm tháng 1 và 2, từ tháng 3 hầu như không cókhách Khách du lịch nội địa cũng giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch

bệnh và Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội Doanh nghiệp du lịch gặp khó

khăn khiến không ít nhân viên ngành Du lịch mat việc làm giảm, thậm chí

không có thu nhập Những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 đến ngành

Du lịch năm 2020 là rất nặng nề Tuy nhiên, dich Covid-19 cũng gợi mở

nhiều cơ hội dé ngành du lịch vượt qua thách thức Trải qua hai đợt dịch bệnh

Covid-19 đã thay đồi về hành vi dẫn đến nhiều thay đổi nhu cầu của khách dulịch Theo đó, khách du lịch có xu hướng chú trọng hơn tới các yếu tô an toàn

sức khỏe, vệ sinh, bảo hiểm du lịch, tránh tiếp xúc đông người; nhu cầu đối

với các kỳ nghỉ dưỡng cao cấp ở các không gian mở, biệt lập gia tăng; lựa

chọn các điểm du lịch gần, cắt ngắn thời gian các kỳ nghỉ, kế hoạch đi du lịch

được xây dựng sát với thời điểm chuyến đi và có thé thay đồi linh hoạt hơntrước Thay vì ưu tiên về giá cả, khách hàng sẽ ưu tiên về an toàn và lựa chọn

sản phẩm du lịch có chất lượng cao Nắm bắt được cơ hội cũng như nhu cầu

của du khách các công ty du lịch, các doanh nghiệp đã điều chỉnh lại cáchhoạt động, nghiên cứu nhu cầu thị trường dé có những sản phẩm du lịch phù

Trang 14

dựng những gói kích cầu du lịch, đưa du lịch hồi phục nhanh sau giai đoạnkhủng hoảng và công ty TNHH MTV Dịch vụ du lịch S-Tours cuãng nằmtrong số đó và đã chọn phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện nam Trà

My, tỉnh Quảng Nam vào trong kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch giai

đoạn 2020-2025 của mình.

Nam Trà My là huyện miền núi, nằm dưới chân day Ngọc Linh Do cóđiều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp nên sản xuất nông nghiệp chất

lượng cao rất phát triển ở huyện Nam Trà My, đặc biệt là đối với cây quế Trà

My và cây sâm Ngọc Linh, đây đều là những cây dược liệu quý hiếm của tỉnhQuảng Nam nói riêng và cả quốc gia nói chung Ngoài ra, giá trị bản sắc văn

hoá truyền thống của đồng bào Ca Dong, Xê Đăng, M'Nông, luôn được duy

trì và trì và phát huy, thể hiện qua các sản phẩm âm thực độc đáo có tính chấtriêng của Quảng Nam và đồng bào dân tộc nơi đây

Huyện Nam Trà My được đánh giá là khu vực có tiềm năng phát triển du

lịch sinh thái với lợi thế về điều kiện khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, những

giá trị về bản sắc văn hoá dân tộc thuần khiết của đồng bào các dân tộc đang

cần được đầu tư đề phát triển và bảo đảm tính bền vững

Chính vi lý do đó mà học viên đã chọn đề tài “Phát triển loại hình du

lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tinh Quảng Nam” làm luận văn tốt

nghiệp của mình.

2 Đối tượng nghiên cứu

Lý luận và thực tiễn phát triển về loại hình du lịch sinh thái trên giác độ

một công ty du lịch tại điểm đến Nam Trà My

Trang 15

lịch sinh thái với tư cách là một tập hợp các sản phẩm du lịch sinh thái

+ Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại huyện

Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

+ Đề xuất các giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái mới

bên cạnh các sản phẩm du lịch sinh thái hiện tại và các giải pháp thương mại

hoá chúng trên giác độ một công ty du lịch

- Nghiên cứu, tiề năng phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện

Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

- Đưa ra các đề xuất cho công ty du lịch S-Tour phát triển các sản phẩm

du lịch sinh thái mới có thể triển khai trên địa bàn huyện Nam Trà My ,tỉnh

Quảng Nam.

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu: Thu thập các thông tin, dữ liệu

cơ bản từ các tài liệu, kết qua nghiên cứu trước đó về loại hình du lịch sinh

thái hay các loại hình liên quan tới du lịch sinh thái, các tài liệu về huyện

Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và các hoạt động du lịch tại huyện Nam Trà

My.

Trang 16

lượng chính xác và đầy đủ phục vụ cho mục đích điều tra và nghiên cứu từ đótổng hợp thành các nhận định, báo cáo hoàn chỉnh nhằm đưa ra một cái nhìn

tổng thể về phát triển du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng

Nam.

- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực tế được tiến hành tại

huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

- Phương pháp khác: Phương pháp chuyên gia, phương pháp tham

chiếu, phương pháp dự báo được sử dụng chủ yếu trong quá trình hoànthành luận văn nhằm kiểm tra tính logic và chính xác của kết quả điều tra và

tính khả thi của định hướng và giải pháp.

6 Cấu trúc luận văn:

Luận văn ngoài mở bài, kết luận có kết cấu 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển loại hình du lich sinh thái chomột điểm du lịch

Chương 2: Thực trạng kinh doanh sản phẩm du lịch của Công ty TNHH

MTV S- Tours và thực trang phát triển loại hình du lich sinh thái tại Huyện

Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển loại hình du lịch sinh thái tại Huyện

Nam Trà My, Tinh Quang Nam cho Công ty TNHH MTV S- Tours giai đoạn

2020-2025.

Trang 17

chuyên ngành về du lịch sau:

GSTS Nguyễn Văn Đính- PGS Trần Thị Minh Hòa, 2009, giáo trình

Kinh Tế Du Lịch- nhà xuất bản ĐH Kinh Tế Quốc Dân Tác giả đã hệ thốnghóa về các khái niệm du lịch, nhu cầu, loại hình và các lĩnh vực kinh doanh

du lich và các điều kiện phát triển du lịch Đồng thời bao hàm các các van dé

kinh tế du lịch như lao động trong ngành, cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ

và hiệu quả kinh tế từ du lịch

GS.TSKH, Lê Huy Bá, Du lich sinh thái, NXB Khoa học kỹ thuật.

Sách giới thiệu các nội dung chính về du lịch sinh thái, sinh thái môi trường

phục vụ du lịch sinh thái Cho ta nhìn một cái nhìn khái quát về phát triển dulịch sinh thái phù hợp với đặc điểm từng địa phương

Th.S Trần Thị Thúy Lan - CN Nguyễn Đình Quang, 2005, Giáo trình Tổng

Quan Du Lịch- nhà xuất bản Hà Nội Giáo trình cho thấy được những vấn đề cơ

bản về du lịch một cách có hệ thong từ khái quát du lịch đến chất lượng phục vụ

du lịch từ đó cho thay một cach nhìn tổng quan về du lịch hiện nay

Bên cạnh về lý luận, tác giả tham khảo các bài báo và bài nghiên cứu

về du lịch sinh thái trong nước như:

Tác giả Đào Thế Tuấn với “Từ du lịch sinh thái, văn hóa đến du lịch

cộng đồng” tạp chí Xưa và Nay số 247 năm 2005 nhấn mạnh mối liên kết

trong quan hệ DLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại trong quan hệDLST, văn hóa đối với cộng đồng nơi tồn tại hoạt động du lịch, đồng thời

nhân mạnh vai trò gìn giữ văn hóa bản sac dân tộc.

Trang 18

Tại vùng nghiên cứu của đề tài này, hiện nay đã có nhiều công trìnhkhoa học, luận văn nghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch tại Khu du lịch

sinh thái Tràng An ở các mức độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau như: Đặng

Văn Bào, Trương Quang Hải (2009), Khu du lịch sinh thái cảnh quan Tràng An-Những giá trị cảnh quan, sinh thái và môi trường, Hà Nội Cơ quan Hội di

sản văn hoá (2008), Ninh Bình Di sản văn hoá và tiềm năng du lịch, Tạp chíThế giới Di sản số 09/2008 UBND tỉnh Ninh Bình (2008), Báo cáo hội thảo

khoa học: Giá trị di sản văn hoá có đô Hoa Lư và khu du lịch sinh thái Tràng

An Những bài báo nghiên cứu trên tạp chí: Phạm Đức Ánh (2002), Du lịch

Ninh Bình phát triển bền vững; Nguyễn Thị Thanh Tâm (2005), Du lịch NinhBình phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Các nghiên cứunày cho thấy vai trờ DLST trong sự phát triển kinh tế của Ninh Bình Đề cậpđến văn háo, git gin bản sác dan tộc làm nền tảng, chưa đi sâu khai thác DLST

trãi nghiệm thực tế

Trang 19

SINH THÁI MOI CHO MOT DIEM DU LICH

1.1 KHAI NIEM DIEM DU LICH VA LOAI HINH DU LICH:

1.1.1 Khái niệm điểm du lịch:

Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO), đã đưa ra quan niệm về điểm

đến du lich(Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian dia

lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các

dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hànhchính dé quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh dé xác định khả năng cạnh

tranh trên thị trường”.

Theo Tourism destinatiom management, the George Washington

University, 2007 đưa ra khái niệm “Tourist attraction” (Điểm thu hút du lịch)

là một điểm thu hút khách du lich, nơi khách du lịch tham quan, thường cócác giá trị vốn có của nó hoặc trưng bày các giá trị văn hóa, ý nghĩa lịch sửhoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu, mạo hiểm, vui chơigiải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ”

Theo điểm 8 điều 4 chương | Luật Du lịch Việt Nam năm 2005: “Điểm

du lịch được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham

quan của khách du lịch”

Các chuyên gia về quản lý điểm đến của Tổ chức Du lịch thế giới định

nghĩa: “Điểm đến du lịch là một không gian vật chat mà du khách lưu trú lại ítnhất một đêm Nó bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các

điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một ngày Nó có các giới hạn

Trang 20

1.1.2 Khái niệm loại hình du lịch:

Khái niệm: Sở thích, thị hiếu và nhu cầu của du khách là hết sức đa

dạng, phong phú, chính vì vậy cần phải tiến hành phân loại các loại hình dulịch, chuyên môn hóa các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn cho sự lựa chọn

và đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu của du khách

1.2 LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI:

1.2.1 Khái niệm loại hình du lịch sinh thái:

DLST (ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và nhanh chóngthu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực du lịch Có thể

hiểu DLST ở góc độ rộng hơn thì nó chính là một laoij hình du lịch thiên

nhiên Vậy các hoạt động du lịch ngoài trời, ngắm cảnh, leo núi, tắm biển, đều có thể gọi là DLST

* Loại hình du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái

đặc thù, tự nhiên làm đối tượng đề phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên

nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh

thái Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế dulịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên

truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách

bền vững” (Lê Huy Bá — 2000)

“DLST là sự tạo nên và thỏa mãn sự khao khát thiên nhiên, là sự khai

thác các tiềm năng du lịch cho bảo tồn va phát triển va là sự ngăn ngừa cáctác động tiêu cực lên sinh thái, văn hóa và thâm mỹ”

Trang 21

Hay theo dinh nghia về DLST ở Việt Nam thì : “Du lich sinh thái là

một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa gắn với giáo dục

môi trường, có đóng góp cho nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sựtham gia tích cực của cộng đồng địa phương

Một số các loại hình DLST như:

- Du lịch xanh, du lịch da ngoại.

- Du lịch nhạy cảm, du thuyền trên sông, hồ, trên biển

- Du lịch thiên nhiên, tham quan miệt vườn, làng bản

- Du lịch môi trường.

- Du lịch thám hiểm, mạo hiểm, lặn biển, thăm hang động

1.2.2 Đặc trưng của loại hình du lịch sinh thái:

- Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào sức hấp dẫn của

tự nhiên và văn hóa bản địa Cho thấy đối tượng của DLST là những khu vực

hấp dẫn với các đặc điểm phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và

những nét văn hóa bản địa đặc sắc Đặc biệt những khu tự nhiên còn tươngđối hoang sơ, ít bị tác động bởi các hoạt động của con người Chính vì vậy,

hoạt động DLST thường được diễn ra và thích hợp với các Vườn quốc gia hay

các khu bảo tồn thiên nhiên

- Hỗ trợ bảo tồn và quản lý bền vững về sinh thái Đây là một đặc trưng

khác biệt nổi bật nhất của DLST so với các loại hình du lịch khác Trong

DLST, hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các hoạt động du lịch phải

được quản lí cho sự bền vững của cả hệ sinh thái và bản thân ngành du lịch

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường Đặc trưng nay trong

DLST là một yếu tố cơ bản thứ hai, phân biệt nó với loại du lịch tự nhiên

Trang 22

khác Giáo dục và diễn giải về môi trường là những công cụ quan trọng trong

việc tăng thêm những kinh nghiệm du lịch cho du khách Khách DLST là

những khách có thể biết và rất mong muốn được gần gũi, tiếp xúc với môitrường nhằm nâng cao kiến thức và trân trọng môi trường Việc giáo dực môi

trường trong DLST có tác dụng làm thay đổi thái độ của du khách, cộng đồng

và chính ngành du lịch đối với giá trị bảo tồn, và sẽ góp phần tạo nên sự phát

triển bền vững của hoạt động DLST Giáo dục môi trường trong DLST có thể

được xem là một công cụ quản lí hữu hiệu cho các khu tự nhiên.

- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương DLST phải đảm bảo cải thiện

đời sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng tại địa phương Cộng đồng địa

phương có thể tham gia vào những công việc vận hành DLST trên phươngdiện cung cấp kiến thức, kinh nghiệm thực tế, các dich vụ, và các sản phẩm

phục vụ khách.

- Thỏa mãn nhu cầu về kinh nghiệm du lich cho du khách Khách DLSTthường có mong muốn trải nghiệm trong thiên nhiên và mức độ đáp ứng nhucầu này sẽ thé hiện chất lượng của hoạt động DLST Vì vậy, các dịch vụ dulịch phải làm hài lòng du khách, về mặt trải nghiệm thiên nhiên

1.2.3 Các nguyên tắc của hoạt động du lịch sinh thái:

- Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn cho du khách Trong hoạt

động tham quan, tìm hiểu về tự nhiên, các hoạt động DLST bắt buộc phải

đảm bảo duoc an toàn cho du khách tham gia Day là nguyên tắc trung tâm

cho hoạt động du lịch Tạo cho du khách thuận lượi khám phá tự nhiên luôn

đi kèm với đảm bảo an toàn.

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường qua đó tạo ý thức

tham gia vào các nỗ lực bao tồn Đây là một trong những nguyên tắc cơ ban

Trang 23

của hoạt DLST, tạo ra sự khác biệt rõ ràng giữa DLST với các loại hình du

lịch khác Du khách khi rời khỏi nơi mình đến tham quan sẽ phải có được sự

hiểu biết cao hơn về các giá trị của môi trường tự nhiên, về đặc điểm sinh tháikhu vực và văn hóa bản địa Với những hiểu biết đó, thái độ ứng xử của dukhách sẽ thay đổi, được thé hiện bằng những nỗ lực tích cực hơn trong hoạt độngbảo tồn và phát triển những giá trị về tự nhiên, sinh thái và văn hóa khu vực

- Bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái Hoạt động DLST cũng

tiềm ẩn những tác động tiêu cực đối với môi trường và tự nhiên như các hoạt

động du lịch khác Nếu như đối với những loại hình du lịch khác, vấn đề bảo

vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái chưa phải là những ưu tiên hàng đầu thì

ngược lại, DLST coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọngcần phải bảo vệ vì:

+ Việc bảo vệ môi trường và duy trì các hệ sinh thái chính là mục tiêu hoạt động của du lịch sinh thái.

+ Sự tồn tại của du lịch sinh thái gắn liền với môi trường tự nhiên vàcác hệ sinh thái điển hình Sự xuống cấp của môi trường, sự suy thoái các hệ

sinh thái đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch sinh thái

Với nguyên tắc này thì tac cả các hoạt động sẽ phải được quan lý chặt

chẽ để giảm thiểu tác động đối với môi trường, đồng thời góp phần thu nhập

từ hoạt động du lịch sinh thái sẽ được đầu tư để thực hiện các giải pháp bảo

vệ môi trường và duy trì sự phát triển của hệ sinh thái

- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng Đây là một trong

những nguyên tắc quan trọng đói với hoạt động DLST, vì các giá trị văn hoá

bản địa là một bộ phận hữu cơ không thể tách rời các giá trị môi trường của

hệ sinh thái ở một khu vực Sự xuống cấp hoặc thay đổi tập tục, sinh hoạt văn

hoá truyền thống của cộng đồng địa phương dưới tác động nào đó sẽ làm mat

Trang 24

đi sự cân bằng vốn có Chính vi vậy, việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hoá

cộng đồng địa phương có ý nghĩa quan trọng và là nguyên tắc hoạt động của

du lịch sinh thái.

- Tạo cơ hội có việc làm và mang lại lợi ích công cộng cho địa phương.

Đây vừa là nguyên tắc, vừa là mục tiêu hướng tới của DLST DLST luôndành một phần đáng kể lợi nhuận từ hoạt động của mình để đóng góp nhằm

cải thiện môi trường sống của cộng đồng địa phương Ngoài ra, DLST hướng

tới việc sử dụng tối đa sự tham gia của người dân địa phương như: đảm nhiệmvai trò hướng dẫn viên, đáp ứng chỗ nghỉ cho du khách, cung ứng các nhu cầu

về thực phẩm, hàng lưu niệm cho du khách thông qua đó sẽ tạo thêm việclàm, tăng thu nhập cho cộng đồng địa phương Có việc làm cuộc sống của

người dân sẽ ít phụ thuộc hơn vào việc khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ

nhận thấy lợi ích của việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát

triển du lịch sinh thái Sức ép của cộng đồng đối với môi trường vốn đã tồn tại

từ bao đời nay sẽ giảm đi và chính cộng đồng địa phương sẽ là những người

chủ thực sự, những người bảo vệ trung thành các giá trị tự nhiên và văn hoá

bản địa của nơi diễn ra hoạt động du lịch sinh thái

1.2.4 Tiềm năng phát triển loại hình du lịch sinh thái:

- Các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch tự nhiên

- Các điều kiện kinh tế, xã hội và tài nguyên du lịch nhân văn

- Các điều kiện kinh tế, xã hội

- Tài nguyên du lịch nhân văn

1.2.5 Phát triển loại hình du lịch sinh thái:

Phát triển loại hình DLST nhắm hướng đến tăng doanh thu địa phương,

Trang 25

quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến du khách trong và ngoài nước Để

phát triển sản phẩm du lịch này tại địa phương hoặc thu hút du khách nơi khác

đến hay tao ra các sản phẩm DLST mới nhằm thu hút du khách Để thấy rõđiều đó, tác giải lập luận ứng dụng ma trận phát triển Sản phẩm — Thị trường

(product-market growth matrix) hay ma trận Ansoff dé làm rõ van đề

Mục tiêu chính ma tran Ansoff là phân loại và giải thích các chiến lược

tăng trưởng doanh thu, thị phần khác nhau đối với một doanh nghiệp Ma trận

Ansoff được xây dựng trên hai tiêu chí là sản phẩm (hiện tại và mới) và thịtrường (hiện tại và mới), hình thành hai trục của ma trận và phân thành bốn

khung chiến lược (Ansoff, 1957), như hình 1.1:

Hình 1.1: Ma trận phát triển Sản phẩm — Thị trường (ma trận Ansoff)

Sản phẩm

mù mg Sản phẩm mới

Thị trường tạ

FF 7

“Thị trưởng Tham nhập sâu Phát triển

hiện tại bo thị trưởn An phim

“Thị trường Phát triển Da dang hóa

méi thị trường in 1

(Nguon: Ansoff 1957)

Ung dụng cách tiếp cận ma trận Sản phẩm — Thi trường

(product-market growth matrix) hay ma trận Ansoff thì phát triển loại hình du lịch sinhthái là một dang chiến lược tăng trưởng: chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm là chiến lược tăng doanh thu bằng cách

tung các sản phẩm mới ra thị trường hiện tại Các sản phẩm mới có thể được

Trang 26

thay đổi phong cách, kiểu đáng mẫu mã, nâng cấp phiên bản mới, va được

bán cho khách hàng thông qua các kênh phân phối hiện có

Có ba cách chính để thực hiện chiến lược này tùy thuộc vào việc cómuốn đặt tên thương hiệu mới cho sản phẩm DLST này hay không Đó là: (1)

DLST có những điểm mới với những đặc trưng mới nhưng không thương

hiệu mới; (2) mở rộng thương hiệu DLST bằng thương hiệu mới và (3) tên

thương hiệu mudi với bản sắc riêng biệt Oqr cách tiếp cận (2) và (3) cần phải

có sự thay đổi về chất lượng, dịch vụ, Để áp dụng được chiến lược này cho

du khách hiện tại, sản phẩm mới này phải đáp ứng tốt hơn nhu cầu của một

tập du khách nào đó.

1.3 PHÁT TRIEN SAN PHAM DU LICH SINH THAI TẠI MOTCONG TY LU HANH:

1.3.1.Những vấn dé cơ bản về công ty lữ hành:

+ Khái niệm công ty lữ hành

Công ty lữ hành là một đơn vị kinh doanh bằng cách sắp xếp các dịch

vụ du lịch riêng lẻ như: vận chuyền, lưu trú, ăn uống, tham quan, hướng dẫn,vui chơi giải trí thành một sản phẩm chương trình du lịch (Tour) hoàn

chỉnh, thông qua mạng lưới đại lí du lịch (hoặc trực tiếp) bán cho du khách

+ Chức năng của công ty lữ hành

Đối với hoạt động của mình, chức năng chính của công ty lữ hành làthực hiện những công việc liên quan đến các dịch vụ môi giới trung gian, rồi

tổ chức cũng như sản xuất những chương trình du lịch và thực hiện khai thác

thêm những chương trình du lịch khác.

Trang 27

Phan tích _ marketing

kinh doanh

Hình 1.2: Tiến trình phát triển san phẩm mới

(Nguôn: Quản trị Marketing- Lê Thế Giới 2014)

Bước 1: Hình thành ý tưởng:

Việc phát triển sản phẩm mới bắt đầu bằng việc tìm kiếm những ýtưởng mới Một doanh nghiệp thường phải hình thành được nhiều ý tưởng đềtìm ra những ý tưởng tốt nhất Việc tìm kiếm ý tưởng mới phải được tiến hànhmột cách có hệ thống chứ không thé là một sự ngẫu nhiên Để hình thànhnhững ý tưởng mới về sản phẩm, doanh nghiệp phải tích cực nghiên cứu từ rấtnhiều nguồn khác nhau; khách hàng, chuyên gia đầu ngành, đối thủ cạnh

tranh, thị trường, phân phối sản phẩm, lãnh đạo doanh nghiệp

Bước 2: Sàn lọc ý tưởng:

Trang 28

Mục đích của việc hình thành ý tưởng là tạo ra được thật nhiều ý tưởng.

Mục đích của các giai đoạn tiếp theo là chat lọc bớt các ý tưởng đó dé chỉ giữ

lại những ý tưởng có triển vọng thành công

Trước hết doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu của việc phát triểnsản phẩm mới (lợi nhuận, doanh số, tốc đội tăng trưởng doanh thu, tăng thêm

uy tín) thị trường mục tiêu của nó và tình hình cạnh tranh, ước tính qui mô thị

trường, giá bán dự kiến, thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển và chi phí

sản xuất, khả năng sinh lời

Một ý tưởng phù hợp khi đáp ứng được các tiêu chí:

- Mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng,

- Mức độ của tính năng sản phẩm

- Khả năng cạnh tranh

- Lợi nhuận

Bước 3; Phát triển và thử nghiệm khái niệm:

Những ý tưởng đứng vững sau khi sàng lọc giờ đây phải được phát triểnthành những quan niệm về sản phẩm Có sự khác biệt giữa ý tưởng sản phẩm

và quan niệm sản phẩm Một ý tưởng sản phẩm là ý nghĩ về một sản phẩm có

thể có để doanh nghiệp tung vào thị trường Quan niệm sản phẩm là sựchuyển đạt khéo léo một ý tưởng bằng ngôn ngữ cho khách hàng có thể hiểu

được Hình ảnh sản phẩm là một bức tranh cụ thể của một sản phẩm mà khách

hàng có trong đầu về một sản phẩm thực tế hay tiềm năng

- Phát triển quan niệm: Mọi ý tưởng sản phẩm đều có thể chuyền thànhnhững quan niệm sản phẩm Từ những ý tưởng sản phẩm mới đã qua sàng

lọc, người làm marketing phải triển khai chúng thành những quan niệm sản

Trang 29

phẩm, đánh giá mức hap dẫn đối với khách hang của từng quan niệm san

phẩm đó và lựa chọn quan niệm sản phẩm thích hợp nhất

-_ Thử nghiệm quan niệm: Thử nghiệm quan niệm sản phẩm là đưa những

quan niệm sản phẩm đó ra thử nghiệm ở một nhóm khách hàng mục tiêu màdoanh nghiệp đang muốn hướng tới

+ Các quan niệm có thé trình bày bằng biểu trưng hay bằng hiện vật

Giai đoạn này, việc diễn đạt bằng lời hay bằng hình vẽ cũng đủ, tuy rằng sự

gợi ý cho khách hàng càng cụ thể và càng sinh động thì độ tin cậy của thử

nghiệm càng cao.

+ Người làm marketing phải đưa ra những câu hỏi cho nhóm khách hàng

mục tiêu để tìm hiểu xem quan niệm sản phẩm mới có hấp dẫn và phù hợp với

họ không và phù hợp đến mức độ nào theo quan niệm của khách hàng và

khách hàng còn kỳ vọng gì thêm nữa đối với sản phẩm mới của doanh nghiệp

Từ đó mà tiên lượng mức độ khả thi của sản phẩm mới Đây là một giai đoạnrất quan trọng

Bước 4; Hoạch định chiến lược marketing:

Giả sử quan niệm về sản phẩm mới qua thử nghiệm cho thấy là tốt nhất

Bước kế tiếp là phải triển khai khái quát chiến lược marketing nhằm giới thiệu

sản phẩm này cho thị trường

Kế hoạch chiến lược marketing gồm có ba phần

- Phần một mô tả quy mô, cấu trúc và cách ứng xử (behavior) của thịtrường mục tiêu, kế hoạch định vị và tiêu thụ sản phẩm, tỉ trọng chiếm lĩnh thịtrường và mức lợi nhuận dự kiến trong những năm đầu tiên

- Phần thứ hai trong kế hoạch chiến lược marketing dự kiến giá bán,

chiến lược phân phối và ngân sách marketing cho năm đầu tiên

Trang 30

- Phần thứ ba của kế hoạch chiến lược marketing trình bày doanh số dự

tính về lâu dài, mục tiêu lợi nhuận phải đạt và chiến lược marketing - mix

theo thời gian.

Bước 5: Phân tích kinh doanh:

Ở bước này Các nhà quản trị phải xem xét lại các dự toán về doanh số,

chi phi và mức lợi nhuận để xác định xem nó có thỏa mãn các mục tiêu củadoanh nghiệp không Nếu thỏa mãn được mục tiêu lợi nhuận hay chí ít là có

thể tiêu thụ được một số lượng sản phẩm đủ hòa vốn, doanh nghiệp có thểquyết định bước sang giai đoạn phát triển sản phẩm

Bước 6: Phát triển sản phẩm:

Nếu sản phẩm qua được cuộc thử nghiệm về mặt kinh doanh, nó sẽ đượcthành một sản phẩm cụ thể Khi mô hình sản phẩm đã được thiết kế và chếtạo, chúng phải được thử nghiệm Thử nghiệm về chức năng được tiến hànhtrong phòng thí nghiệm lẫn ngoài thực tế đối với khách hang dé đảm bảo rằng

chúng hoạt động an toàn và hiệu quả Thử nghiệm sản phẩm mới đối với

khách hàng là yêu cầu khách hàng sử dụng thử rồi đánh giá từng đặc tính

cũng như toàn bộ sản phẩm

Bước 7: Thí nghiệm thị trường:

Mục đích chủ yếu của thử nghiệm thị trường là thử nghiệm chính sản

phẩm đó trong các hoàn cảnh thực tế của thị trường Những thir nghiệm này

cũng cho phép doanh nghiệp kiểm nghiệm toàn bộ kế hoạch marketing chosản phẩm đó, bao gồm chiến lược định vị sản phẩm, quảng cáo, phân phối,

định giá, lập nhãn hiệu, làm bao bì và ngân sách marketing Doanh nghiệp sử

dụng thử nghiệm thị trường dé tìm hiểu phản ứng của người tiêu ding cũng

như của các trung gian phân phối trong vấn đề xử lý, sử dụng và mua lại sản

Trang 31

phẩm Các kết quả của thử nghiệm thị trường có thể sử dụng để tiên lượng

doanh số và khả năng sinh lời chính xác hơn

Bước 8: Thương mại hóa sản phẩm:

Việc thử nghiệm sản phẩm mới trên thị trường giúp cho ban lãnh đạo có

đủ dữ liệu dé đi tới quyết định cuối cùng là nên tung sản phâm mới đó ra thị

trường hay không ? Trong giai đoạn thương mại hoá sản phẩm mới, doanhnghiệp phải quyết định 4 vấn đề:

- Khi nào ? (thời điểm)

- Ở đâu ? (khu vực địa lý)

- Cho ai ? (thị trường mục tiêu).

- Như thế nào ? (chiến lược tung ra thị trường

Phát triển sản phẩm du lịch mới cũng phải tuân theo qui trình chung

giống như các sản phẩm thông thường

Tuy nhiên, sản phẩm du lịch, cũng giống như các sản phẩm khác đó là

rất dé bị sao chép Do đó, việc thử nghiệm quan niệm là rất rủi ro (rất dé bịđối thủ cạnh tranh sao chép) vậy nên ở bước này sẽ được bỏ qua

Việc thử nghiệm sản phẩm ở bước phát triển sản phẩm cũng vậy Mộtkhi phân tích kinh doanh cho phép một sự dự đoán về tính khả thi của việc

đưa ra sản phẩm thì sản phẩm sẽ được đưa vào kinh doanh thực sự với các

đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn nhân lực cần thiết

Qua đó, tác giả lập luận về quy trình phát triển loại hình du lịch sinh

thái sẽ gồm 5 bước theo hình 1.3

Trang 32

Ở quy trình này, tác giả tiến hành gộp 3 nước đâu tiên ở quy trình sảnphẩm mới thông thường thành 1 bước đó là Hình thành, san lọc và phát triển

ý tưởng và tiền hành lược bỏ bước phát triển sản phẩm phẩm như đã lập luận

trên.

Bước 1: Hình thành, sàn lọc và phát triển ý tưởng:

Ý tưởng về các sản phẩm DLST mới được hình thành từ nhiều nguồnkhác nhau; có thể được hình thành từ việc phân tích các nhu cầu chưa đượcđáp ứng của du khách khi đến một điểm đến, hay từ việc phân tích tài nguyên

du lịch của điểm đến, từ phân tích sản phẩm của các điểm đến có đặc điểmđến cạnh tranh, hay từ các nhà kinh doanh du lcihj trên địa bàn, đội ngủ

chuyên gia,

Trang 33

Ý tưởng về sản phẩm DLST mới cũng nên được sàn lọc dự trên các tiêu

chí như:

+ Mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách?

+ Mức độ tao ra sự khác biệt cho điểm đến sơ với các diém đến khác không?

+ Khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp du lịch?

+ Khả nang tạo lợi ích cho cộng đồng dân cư của điểm đến và khả năng

thúc day phát triển kinh tế xã hội chung của điểm đến đó

Phát triển ý tưởng thành các khái niệm sản phâm: sản pham du lịch sinh

thái mới đưuọc mô tả bằng lời qua đó phải chỉ ra được các điểm hấp dẫn dulịch mà khách du lịch sẽ đến khám phá và trảu nghiệm, sự liên kết không gian

giữa các điểm đó thành một tuyến hành trình hấp dẫn, các hoạt động mà du

khách có thể trải nghiệm tại các điểm hấp dẫn, các dịch vụ hỗ trợ cho sự trãi

nghiệm đó ( lưu trú, ăn uống, vận chuyền, aa)

Bước 2: Hoạch định chiến lược Marketing:

Thực hiện xác định Thị trường mục tiêu là thị trường bao gồm cáckhách du lịch có cùng nhu cầu hay mong muốn mà DLST đáp ứng về đại lýxuất phát hay động cơ và theo độ tuổi của khách:

- Khách quốc tế

- Khách trong nước

- Động cơ du lịch: khám phá, hoạt động trai nghiệm, nghiên cứu,

- Độ tuổi khách du lịch: Trung niên, thanh niên, thiếu niên,

Định vị du lịch sinh thái của điểm đến trên thị trường mục tiêu là việcđưa các ấn tượng tốt, đặc sắc khó quên về điểm đến du lịch sinh thái vào trongtâm trí khách du lịch bằng các chiến lược Marketing thích hợp

Trang 34

Bước 3: Phân tích kinh doanh:

Tiến hành phân tích thị trường là điểm khởi đầu cho tat cả các chu kỳ

phát triển sản phẩm du lịch dinh thái Nắm bắt được thị hiếu và xu hướng nhucầu của khách du lịch là một trong những yêu cầu cơ bản nhất dé việc pháttriển sản phẩm du lịch sinh thái được thành công Chính vì vậy, không cóđiểm đến du lịch nào có thể lập được danh mục đầu tư phát triển sản phẩm du

lịch sinh thái mà không có những yếu tố cơ bản sau:

- Hệ thống thu thập, phân tích và giải thích các số liệu thống kê về dulịch liên quan đến sản phẩm du lịch sinh thái tại điểm đến Ví dụ: số lượngkhách du lịch xuất, nhập cảnh tại các cửa khẩu, số lượng cơ sở lưu trú tạiđiểm đến, công suất sử dụng buồng tại các cơ sở, số ngày bình quân khách dulịch lưu lại tại điểm đến

- Nghiên cứu thị trường cần được tiến hành thường xuyên và đặc biệt

tập trung nghiên cứu về quy mô, đặc điểm và xu hướng trong các thị trường

nguồn khách lớn từ đó dự đoán doanh thu

Bên cạnh việc nghiên cứu về khách du lịch tiềm năng (cầu), cần phân tích vàđánh giá cụ thể về các vấn đề:

- Lam thé nào dé khách tiềm năng biết về điểm đến và những đối thủcạnh tranh của điểm đến

- Xác định thị trường hoặc phân khúc thị trường mà điểm đến hướng tới

và xác định tiềm năng của các thị trường hoặc phân khúc thị trường đó

Từ đó cho tìm thấy những cơ hôi thị trường đang dành cho loại hình du lịch

sinh thái:

Trang 35

- Xu hướng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới và trong nước ngày

càng cao

- Chiến lược phát triển du lịch của nước ta đang hướng đến phát triển

du lịch sinh thái.

- Các điểm đến an ninh, an toàn

Bước 4: Thí nghiệm thị trường:

Sản phẩm du lịch sinh thái là một tổng thể bao gồm các thành phần

không đồng nhất hữu hình và vô hình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái,

đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn,cơ sở vật chất kỹ thuật,cơ sở

hạ tang,dich vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch

Tiến hành đưa sản pham DLST mới ra thị trưởng tiếp cận du khách

Bước 5: Thương mại hóa sản phẩm:

Tiến hành thương mại hóa sản phẩm thông qua các giải pháp như:

a Kết nối các bên liên quan vào việc tạo và đưa sản phẩm đến các thị

trường du lịch

Cần thiết sự kết nói giữa các điểm du lịch và các công ty du lịch, kếthợp cùng các tour du lịch từ các điểm du lịch để đưa sản phẩm du lịch ra thịtrường mục tiêu Bên cạnh đó dé 1 điểm du lịch thu hút được nhiều khách du

lịch cần có sự kết hợp: bản thân điểm du lịch, cơ sở lưu trú tại điểm du lịch

hoặc lân cận, có sự kết nối mật thiết với người dân tại địa phương

Vai trò của công ty du lịch rất quan trọng, để giới thiệu cũng như thiết

kế tour, đưa các hoạt động tại điểm du lịch đến với du khách

b Xây dựng các chiến dịch truyền thông sản phẩm du lịch sinh thái đến

thị trường mục tiêu

Trang 36

Dé xây dựng chiến dich truyền thông hiệu quả cần xây dựng các bước:

- Xác định công chúng mục tiêu

- Xác ñịnh mục tiêu truyền thông

- Thiết kế thông điệp: thông điệp gắn liền với nổi bật, gái trị mà hoạt

động DLST tại điểm du lịch đó hướng đến

- Chọn lựa phương tiện truyền thông: du lịch là sự quảng bá, do đótruyền thông thông qua cách giới thiệu trên các phương tiện truyền thông, các

tapk chí về du lịch, kênh thông tin để tiếp cận hơn nữa đối tượng khách du

lịch hướng đến

- Thiết lập ngân sách và phối hợp cổ động

e Thiết lập các kênh tiếp cận sản phẩm du lịch sinh thái

Kênh 1: Công ty sản phẩm DLST làm marketing trực tiếp đến nơi ở

thường xuyên của khách DLST chào bán dịch vụ theo phương thức truyền

thống hoặc phương tiện hiện đại, đặc biệt là sử dụng thư điện tử hoặc các

website.

Kênh 2: Chào bán sản phẩm DLST thông qua các tô chức hành chính,

các đơn vị sự nghiệp và các doanh nghiệp.

Kênh 3: Chào bán sản phẩm DLST thông qua các công ty lữ hành trong

nước Đặc biệt, là các công ty lữ hành chuyên kinh doanh về sản phẩm DLST

là chính bên cạnh những công ty du lịch lữ hành kinh doanh sản phẩm du lịchnói chung Đối tượng khách mục tiêu của các công ty này là khách DLST chứ

không phải khách du lịch chung chung Kênh 3 là loại kênh cần khai thác triệt

để nhất vì chính các doanh nghiệp lứ hành là người thực hiện chức năng phân

phối sản phẩm trong du lịch

Trang 37

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Để làm cơ sở lý luận cho những chương sau, chương I tác giả đã đưa racác khái niệm cơ bản về du lịch, loại hình du lịch, loại hình DLST cung nhưcác mục tiêu của việc phát triển loại hình DLST đối với việc phát triển kinh tế

xã hội.

Trên góc độ lý luận chung, Chương | của Luận văn đã hệ thống hóa một

số vấn đề lý luận cơ bản về loại hình DLST, phát triển các sản phẩm DLST,trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển các sản phẩm DLST mới Chươngnày cũng đã làm rõ các đặc trưng, nguyên tắc của loại hình DLST nói chưngcũng như đề cấp bước trong tiến trình phát triển sản phẩm DLST mới nói

riêng

Với những cơ sở lý luận rõ ràng, là cơ sở lý thuyết cho ngiên cứu thựctiễn tại chương 2

Trang 38

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG KINH DOANH SẢN PHẢM DU LỊCH SINH

THAI CUA CONG TY TNHH MTV S- TOURS VÀ THỰC

TRẠNG PHÁT TRIEN LOẠI HÌNH DU LICH SINH THÁI

TẠI HUYỆN NAM TRA MY, TINH QUANG NAM

2.1 GIỚI THIỆU KHAT QUAT VE CÔNG TY TNHH MTV S- TOURS2.1.1 Giới thiệu về công ty;

Tiền thân công ty TNHH MTV Dich vụ Du lịch S-Tours là Công ty Cổ

phan Thuong mai Dich vu Du lich Trung Tuấn ( S-Tours) được thành lập vào

ngày 12/03/2013,chuyên tổ chức các chương trình du lịch đài ngày cho khách

du lịch tham quan các địa danh ở Việt Nam Đến năm 2016, Công ty đổi tên

thành Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S—Tours.

Phương châm kinh doanh “Mỗi khách hàng là một người thân” cùng chính

sách đa dạng hóa sản phẩm và bảo đảm thực hiện đúng những cam kết của

mình, S-Tours đã định vị trong lòng đối tác và khách hàng bởi chất lượng và

phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

Tên cơ quan: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S-Tours.

Tên giao dịch: Công ty du lịch S-Tours

Trụ sở chính Địa chỉ: 32 Tôn Thất Thuyết, phường Khuê Trung, quận Cẩm

Lệ, thành phố Đà Nẵng

Điện thoại: 093 586 44 06 Website: http://www.stours.vn

E-Mail: stours.vn@ gmail.com

Chi nhánh Dia chi: 140 Chương Duong, thành phố Quy Nhơn, tinh Bình Dinh

Dién thoai: 077 948 5868 E-Mail: stours.quynhon@ gmail.com

Logo Cong ty: Slogan: Mỗi khách hàng là một người than

Trang 39

nghiệp kinh doanh lữ hành Cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng được sắp xếp một

cách khoa học, phân công rõ ràng về mối quan hệ giữa các bộ phận và nhiệm

vụ của mỗi bộ phận Với mô hình này giám đốc công ty có thể kiểm soát đượcthông tin một cách trực tiếp, chi phí quản lý thấp, các đơn vị phòng ban dé

dàng phối kết hợp với nhau đạt được hiệu quả công việc cao

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S- Tuors

Trang 40

Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi công việc của công ty Là

người lập kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp cũng như thay mặt cho công

ty đàm phán với đối tác Đặc biệt giám đốc còn kiêm phụ trách mảng điều

hành tour cho công ty.

Phó giám đốc: Là người tư vấn kế hoạch cho giảm đốc, hỗ trợ giám đốctrong việc điều hành mọi hoạt động của các nhân viên trong công ty, phụ

trách mảng kinh doanh, chi đạo bộ phận sale của công ty và những thiết kế

hay quảng cáo cho bộ mặt công ty đều được qua tay ông Chịu trách nhiệmchính các hoạt động truyền thông, quảng cáo, khuyến mãi, quà tặng và chăm

sóc khách hàng của công ty.

Bộ phận điều hành : Điều hành được xem như cầu nối giữa công ty lữ

hành với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch Triển khai toàn bộ công việc

điều hành các chương trình Lập kế hoạch và triển khai các công việc liên

quan đến việc thực hiện các chương trình du lịch như đăng ký chỗ trong

khách sạn, visa, vận chuyển đảm bảo các yêu cầu về thời gian, chất lượng.Thiết lập và duy trì mối quan hệ mật thiết với các cơ quan hữu quan Ký hợpđồng với các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ du lịch Theo dõi quá trình

thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ phận kế toán thực hiện

các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và các nhà cung cấp du

lịch Nhanh chóng xử lý các trường hợp bất thường xảy ra trong qúa trình

thực hiện các chương trình du lịch Phối hợp với phòng điều hành, marketing,hướng dẫn viên để đem lại những chương trình du lịch làm hài lòng khách

hàng nhất có thể Bên cạnh đó còn là bộ phận sale cho khách đoàn

Bộ phận kinh doanh: Phòng kinh doanh hay còn được gọi là bộ phận

tham mưu của doanh nghiệp, thực hiện việc tham mưu cho ban giám đốc

Ngày đăng: 28/05/2024, 11:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Ma trận phát triển Sản phẩm — Thị trường (ma trận Ansoff) - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 1.1 Ma trận phát triển Sản phẩm — Thị trường (ma trận Ansoff) (Trang 25)
Hình thành - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình th ành (Trang 27)
Bước 1: Hình thành, sàn lọc và phát triển ý tưởng: - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
c 1: Hình thành, sàn lọc và phát triển ý tưởng: (Trang 32)
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S- Tuors - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch S- Tuors (Trang 39)
Bảng 2.1: Thực trạng khách du lịch tại Công ty - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.1 Thực trạng khách du lịch tại Công ty (Trang 43)
Bảng 2.3: Biến động Số lượng và doanh thu du lịch tại - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.3 Biến động Số lượng và doanh thu du lịch tại (Trang 52)
Bảng 2.4: Biến động lượt khách du lịch các tháng trong năm tại huyện - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.4 Biến động lượt khách du lịch các tháng trong năm tại huyện (Trang 53)
Hình 2.2: Tình chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.2 Tình chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My (Trang 54)
Hình 2.3: Tình chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 2.3 Tình chất mùa vụ trong du Lịch Nam Trà My (Trang 56)
Bảng 2.9: Các loại hình DLST chủ yếu được du khách lựa chọn khi đến - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.9 Các loại hình DLST chủ yếu được du khách lựa chọn khi đến (Trang 60)
Bảng 2.10. Các hoạt động trãi nghiệm - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 2.10. Các hoạt động trãi nghiệm (Trang 63)
Bảng 3.2. mô hình SWOT. - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.2. mô hình SWOT (Trang 73)
Bảng 3.3.Các tour du lịch trọn gói được đề xuất - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Bảng 3.3. Các tour du lịch trọn gói được đề xuất (Trang 79)
Hình 3.1. Kênh phân phối sản phẩm DLST qua Công ty S- Tours - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 3.1. Kênh phân phối sản phẩm DLST qua Công ty S- Tours (Trang 80)
Hình 3.2. Kênh phân phối sản phẩm DLST Nam Trà My qua Công ty S- S-Touts với khách quốc tế - Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển loại hình du lịch sinh thái tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
Hình 3.2. Kênh phân phối sản phẩm DLST Nam Trà My qua Công ty S- S-Touts với khách quốc tế (Trang 81)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN