1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề án tổng quan du lịch và lữ hành tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển tại quy nhơn

55 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Án Tổng Quan Du Lịch Và Lữ Hành Tiềm Năng Và Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Biển Tại Quy Nhơn
Tác giả Phạm Thanh Bình
Người hướng dẫn TS. Phùng Thị Hằng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản trị Lữ hành
Thể loại báo cáo thực hành
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 389,7 KB

Cấu trúc

  • A. PHẦN MỞ ĐẦU (10)
  • B. NỘI DUNG (12)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH BIỂN (12)
    • 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch biển (12)
      • 1.1.1. Khái niệm về du lịch, du lịch biển (12)
      • 1.1.2. Đặc điểm của loại hình du lịch biển (12)
        • 1.1.2.1. Phân bố (12)
        • 1.1.2.2. Tính mùa vụ (12)
        • 1.1.2.3. Sự đa dạng về các loại hình du lịch (13)
      • 1.1.3. Nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch biển (13)
        • 1.1.3.1. Nguyên tắc phát triển du lịch (13)
        • 1.1.3.2. Chính sách phát triển du lịch (13)
    • 1.2. Các loại hình du lịch kết hợp với du lịch biển (14)
      • 1.2.1. Du lịch sinh thái (14)
      • 1.2.2. Du lịch nghỉ dưỡng (15)
      • 1.2.3. Du lịch ẩm thực (17)
      • 1.2.4. Du lịch văn hóa (19)
      • 1.2.5. Du lịch MICE (23)
        • 1.2.5.1. Khái niệm về du lịch MICE (23)
        • 1.2.5.2. Các loại hình du lịch MICE (23)
        • 1.2.5.3 Đặc trưng và vai trò du lịch MICE đối với du lịch biển (25)
  • CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI QUY NHƠN (28)
    • 2.1. Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Quy Nhơn (28)
      • 2.1.1. Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm dân cư (28)
      • 2.1.2. Các giá trị văn hóa của người dân bản địa (29)
      • 2.1.3. Cơ sở hạ tầng (30)
    • 2.2. Thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Quy Nhơn (37)
      • 2.2.1. Lượng khách và doanh thu (37)
      • 2.2.2. Hoạt động quản lý du lịch lữ hành (38)
      • 2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch (38)
      • 2.2.4. Các chương trình du lịch; các hoạt động xúc tiến, quảng bá (38)
      • 2.2.5. Các hoạt động thu hút đầu tư (40)
      • 2.2.6. Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Quy Nhơn (41)
        • 2.2.6.1. Điểm mạnh (41)
        • 2.2.6.2. Điểm yếu (42)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUY NHƠN VÀO MÙA THẤP ĐIỂM DU LỊCH (44)
    • 3.1 Thực trạng du lịch mùa thấp điểm ở Quy Nhơn (44)
    • 3.2. Một số giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Quy Nhơn (44)
      • 3.2.1. Giải pháp quảng bá truyền thông (44)
      • 3.2.2. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch (45)
      • 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch (48)
      • 3.2.4. Giải pháp tăng cường thu hút người dân địa phương tham gia làm du lịch (49)
      • 3.2.5. Du lịch đồng tổ chức lễ hội, sự kiện đặc biệt (50)
    • C. KẾT LUẬN (52)

Nội dung

Chính sách phát triển du lịch Thứ nhất, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển dulịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.Thứ hai, tổ c

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Quy Nhơn là một điểm đến du lịch phát triển nhanh chóng ở Việt Nam, với sự gia tăng đáng kể về lượng du khách trong những năm gần đây Thành phố này hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ của các bãi biển, di sản văn hóa độc đáo và ẩm thực phong phú Nhiều resort và khách sạn cũng đã được xây dựng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về dịch vụ lưu trú Tuy nhiên, vào mùa mưa các tỉnh miền Trung như Bình Định phải đối mặt với tình trạng thời tiết không ổn định, gây ra mưa to và bão giông đôi khi Điều này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động ngoại trời như bơi lội, lướt sóng hoặc thăm quan Các hiện tượng mưa lớn có thể dẫn đến nguy cơ lụt lội và sạt lở đất, làm hạn chế khả năng di chuyển và thậm chí gây nguy hiểm cho du khách Mưa có thể làm giảm trải nghiệm tắm biển và các hoạt động liên quan đến bãi biển, khiến du khách phải hạn chế hoặc thậm chí hủy bỏ kế hoạch Vì vậy du lịch của Quy Nhơn chỉ thực sự vào mùa trong tháng 5,6 còn các tháng còn lại lượng khách đến lẻ tẻ , không thực sự phát triển.

Chúng ta đang đối mặt với một thách thức lớn trong việc phát triển ngành du lịch, đó là việc tận dụng tiềm năng của mùa thấp điểm Trong một thế giới năng động và luôn biến đổi, chúng ta không thể bỏ qua khả năng tối ưu hóa các nguồn lực và cơ hội mà mùa thấp điểm mang lại Điều này không chỉ giúp duy trì hoạt động ổn định của ngành du lịch mà còn góp phần tăng cường sự đa dạng và bền vững của kinh tế địa phương. Đề án phát triển du lịch mùa thấp điểm không chỉ là một nỗ lực để thúc đẩy doanh thu và tạo việc làm mà còn là một cơ hội để tăng cường nhận thức về vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa đặc sắc của các địa phương, đồng thời góp phần vào việc bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa, môi trường Chúng ta cần tập trung vào việc xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, cung cấp dịch vụ chất lượng cao và tạo ra các trải nghiệm du lịch độc đáo, từ đó thu hút du khách và tạo nên sức hút bền vững cho mùa thấp điểm.

Với sự hợp tác từ các đối tác, doanh nghiệp, cộng đồng địa phương và chính quyền, chúng ta tin rằng đề án này sẽ mở ra một chương mới trong việc phát triển bền vững và thông qua đó, thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành du lịch mùa thấp điểm, đồng thời góp phần vào sự thịnh vượng của cộng đồng và đất nước chúng ta.Và tên đề án của tôi là : “ Tiềm năng và giải pháp để phát triển du lịch biển Quy Nhơn vào mùa thấp điểm ”

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đó là phân tích được tiềm năng phát triển du lịch ở Quy Nhơn hiện nay và đưa ra giải pháp để ổn định số lượng khách vào những tháng thấp điểm cũng như phương hướng phát triển mới cho du lịch biển kết hợp du lịch MICE, tổ chức sự kiện.

3 Đối tượng và phạm vi đề tài Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài đó là tiềm năng và các giải pháp khai thác, phát triển du lịch biển vào mùa thấp điểm tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.

4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Không gian: TP Quy Nhơn

4.2 Thời gian: từ năm 2020 đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, phân tích dữ liệu và phương pháp quan sát để nghiên cứu Đề tài chủ yếu sử dụng nguồn tài liệu thu thập được trong quá trình quan sát thực tế và các tài liệu về cơ sở lý luận, tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch biển cùng với đó nghiên cứu những hướng đi mới để đẩy mạnh doanh thu cho các mùa thấp điểm tại Quy Nhơn

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Có thể coi đây là một trong số công trình nghiên cứu sự phát triển du lịch biển và các giải pháp của thành phố Quy Nhơn (Bình Định) để khai thác được hết tiềm năng du lịch và tài nguyên , phần nào đóng góp vào sự phát triển của ngành du lịch tỉnh Bình Định.

7 Kết cấu của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch biển

Chương 2: Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch biển Quy Nhơn

Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch biển Quy Nhơn vào mùa thấp điểm

NỘI DUNG

1.1 Cơ sở lý luận về du lịch biển

1.1.1 Khái niệm về du lịch, du lịch biển

Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván…) Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng hoặc mùa hè với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20℃ Du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch theo đặc thù tài nguyên, được hiểu là sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch biển đảo của địa phương với các loại hình như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, thăm quan cảnh quan, di tích, các hệ sinh thái biển…

Du lịch biển đảo đang là loại hình du lịch được chú trọng đầu tư ở Việt Nam nhờ những lợi thế về biển Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 156 quốc gia có biển trên thế giới.Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo

Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch biển

Du lịch biển có nhiều đặc điểm độc đáo và thu hút người du lịch Dưới đây là một số đặc điểm chính của du lịch biển:

Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo Biển đảo Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn với đường bờ biển dài 3260km, hơn 1 triệu km2 mặt nước biển, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phân bố rải rác trên hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam.

Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Hoạt động du lịch biển đảo chịu tác động của yếu tố khí hậu Mùa hè là khoảng thời gian cao điểm của du lịch biển đảo vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng tăng cao Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DU LỊCH BIỂN

Cơ sở lý luận về du lịch biển

1.1.1 Khái niệm về du lịch, du lịch biển

Du lịch biển là loại hình du lịch gắn liền với biển, thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động tắm biển, thể thao biển (bóng chuyền bãi biển, lướt ván…) Loại hình du lịch này có tính mùa rất rõ nên nó thường được tổ chức vào mùa nóng hoặc mùa hè với nhiệt độ nước biển và không khí trên 20℃ Du lịch biển đảo là sản phẩm du lịch theo đặc thù tài nguyên, được hiểu là sản phẩm du lịch dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch biển đảo của địa phương với các loại hình như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, thăm quan cảnh quan, di tích, các hệ sinh thái biển…

Du lịch biển đảo đang là loại hình du lịch được chú trọng đầu tư ở Việt Nam nhờ những lợi thế về biển Việt Nam đứng thứ 27 trong tổng số 156 quốc gia có biển trên thế giới.Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo

Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.1.2 Đặc điểm của loại hình du lịch biển

Du lịch biển có nhiều đặc điểm độc đáo và thu hút người du lịch Dưới đây là một số đặc điểm chính của du lịch biển:

Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo Biển đảo Việt Nam có tiềm năng du lịch lớn với đường bờ biển dài 3260km, hơn 1 triệu km2 mặt nước biển, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, phân bố rải rác trên hầu hết các tỉnh từ Bắc vào Nam.

Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa Hoạt động du lịch biển đảo chịu tác động của yếu tố khí hậu Mùa hè là khoảng thời gian cao điểm của du lịch biển đảo vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng tăng cao Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, không thích hợp cho các loại hình tắm biển và nghỉ dưỡng Đặc biệt, Việt Nam nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường nên làm gián đoạn hoạt động du lịch biển đảo.

1.1.2.3 Sự đa dạng về các loại hình du lịch

Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều loại hình du lịch như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

1.1.3 Nguyên tắc và chính sách phát triển du lịch biển

1.1.3.1 Nguyên tắc phát triển du lịch

Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, pháp luật quy định 05 nguyên tắc phát triển du lịch như sau:

1 Phát triển du lịch bền vững, theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

2 Phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, tài nguyên thiên nhiên, khai thác lợi thế của từng địa phương và tăng cường liên kết vùng.

3 Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

4 Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch.

5 Phát triển đồng thời du lịch nội địa và du lịch quốc tế; tôn trọng và đối xử bình đẳng đối với khách du lịch.

1.1.3.2 Chính sách phát triển du lịch

Thứ nhất, Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Thứ hai, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

Thứ ba, Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

- Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;

- Lập quy hoạch về du lịch;

- Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

- Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

Thứ tư, Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

- Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;

- Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;

- Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;

- Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;

- Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

Thứ năm, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Các loại hình du lịch kết hợp với du lịch biển

Du lịch sinh thái biển là một hình thức du lịch có mục tiêu chính là bảo tồn và bảo vệ môi trường biển, giữ gìn đa dạng sinh học và hỗ trợ cho sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương Mục tiêu của loại hình du lịch này là tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo tồn và duy trì nguồn lợi tự nhiên.

Các đặc điểm chính của du lịch sinh thái biển bao gồm:

- Bảo tồn Môi Trường Biển: Du lịch sinh thái biển tập trung vào việc bảo vệ và giữ gìn môi trường biển, bao gồm cả đại dương, bãi biển, rạn san hô, và các sinh quyển khác.

- Phát triển Bền Vững: Nó không chỉ tập trung vào việc bảo tồn môi trường mà còn hướng đến việc phát triển bền vững cho cộng đồng địa phương Du lịch sinh thái biển thường hỗ trợ cho nền kinh tế địa phương, giáo dục, và quản lý tài nguyên một cách có trách nhiệm.

- Giáo Dục và Tầm Quan Trọng: Du lịch sinh thái biển thường đi kèm với các chương trình giáo dục và tạo nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường biển Du khách được khuyến khích tham gia vào các hoạt động bảo tồn và hiểu rõ hơn về hệ sinh thái biển.

- Quản Lý Hợp Lý: Để đảm bảo rằng hoạt động du lịch không gây hại cho môi trường, du lịch sinh thái biển thường áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ, bao gồm việc giới hạn số lượng du khách, quy định hoạt động du lịch, và theo dõi tác động môi trường.

Du lịch sinh thái biển đóng góp vào việc duy trì cân bằng môi trường và xã hội, tạo ra trải nghiệm du lịch tích cực và có trách nhiệm.

Biển nước ta là môi trường sống của các loài, đến nay đã phát hiện được 11.000 loài sinh vật cư trú trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, thuộc 6 vùng đa dạng sinh học biển khác nhau Chính vì lẽ đó mà biển nước ta được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển và trong 20 vùng biển giầu hải sản trên thế giới Nhiều khu vực ven biển nước ta có các bãi biển khá bằng phẳng, nước biển trong, sóng gió vừa phải, không có chỗ nước xoáy, không có sinh vật gây hại Sự kết hợp hài hoà giữa cảnh quan thiên nhiên biển - đảo, hang động ngầm, cảnh quan ngầm của các rạn san hô với các phong cảnh thiên nhiên ven biển và các giá trị văn hoá-xã hội vùng ven biển v.v đã tạo cho du lịch biển Việt Nam nhiều lợi thế phát triển so với du lịch trên đất liền Chính vì thế thời gian qua du lịch biển ở nước ta đã phát triển khá mạnh với lượng khách và doanh thu tăng hàng năm Dự báo đến năm 2010 sẽ tăng lên 7-7,5 triệu lượt khách và hơn 2 tỷ USD Trong đó, du lịch biển thu hút khoảng 80% lượng khách đến Việt Nam và chiếm khoảng trên 70% doanh thu so với cả nước Trong bối cảnh hội nhập quốc tế với chính sách kinh tế mở, thì du khách quốc tế và nội địa sẽ tiếp tục tăng, tạo thuận cho du lịch biển và du lịch sinh thái phát triển.

Du lịch nghỉ dưỡng (Leisure Travel) là mô hình du lịch mang đến lợi ích giúp phục hồi tinh thần và chăm sóc sức khỏe Hình thức du lịch này thường phổ biến với những cặp đôi và gia đình nhiều thế hệ Hình thức này phù hợp với những nơi thiên nhiên phong phú, không khí trong lành, mát mẻ Đồng thời cung cấp các dịch vụ lưu trú chú trọng vào độ tiên nghi, an toàn và phục vụ tận phòng Ngoài ra, bạn sẽ được tham gia các hoạt động, trải nghiệm nhằm mục đích thư giãn, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe tinh thần

Bảng 1.2 : Bảng phân loại các loại hình du lịch

Loại hình Ưu điểm Nhược điểm Đối tượng phù hợp

- Không cần di chuyển quá nhiều

- Được sử dụng miễn phí hoặc trả mức ưu đãi cho các tiện ích như spa, yoga….

- Không gian trong lành, yên tĩnh

- Chỉ có thể trải nghiệm trong khuôn viên resort

- Di chuyển khá xa tới các địa điểm giải trí, tham quan bên ngoài.

- Phù hợp với mọi người.

- Lịch trình du lịch chi tiết, nơi ăn uống, nghỉ ngơi, địa điểm tham quan đều được công ty du lịch chuẩn bị sẵn sàng.

- Vì tham gia cùng đoàn nên khó có trải nghiệm riêng tư.

- Phù hợp với mọi người.

Nghỉ dưỡng tại các khu biệt thự nguyên căn

- Có không gian sinh hoạt chung ấm cúng tiện nghi, tiết kiệm chi phí.

- Có thể sử dụng các tiện ích tại biệt thự như nấu ăn, hồ bơi, dịch vụ gym,…

- Khó có thể lựa chọn căn hộ ưng ý, đảm bảo không gian riêng tư tuyệt đối.

- Phù hợp với nhóm bạn bè, doanh nghiệp hoặc đại gia đình.

(Nguồn: Tổng cục du lịch Quốc gia Việt Nam năm 2018)

- Việt Nam có đường bờ biển kéo dài 3.260 km từ Bắc tới Nam tập trung những bãi biển đẹp tuyệt đẹp thích hợp cho những chuyến du lịch nghỉ dưỡng, với những eo biển vắng mang vẻ đẹp hoang sơ, thanh bình Vẻ đẹp của những bãi biển này luôn là một trong những bí ẩn lớn thu hút khách du lịch ghé thăm và khám phá Dưới đây là một số địa điểm nghỉ dưỡng biển nổi tiếng ở Việt Nam:

- Phú Quốc: Nằm ở cực Nam của Việt Nam, Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất của quốc gia này Nơi đây có những bãi biển tuyệt vời như Bãi Trường, Bãi Sao, vàBãi Kem Có nhiều resort và khách sạn sang trọng đặt tại đây, tạo điều kiện cho trải nghiệm nghỉ dưỡng tốt.

- Nha Trang: Nha Trang là một thành phố biển nổi tiếng với bãi biển dài và đẹp như Bãi Đá Ông Địa, Bãi Truồi, và Bãi Dài Khu vực này có nhiều resort và khách sạn sang trọng, cùng với các hoạt động giải trí và thể thao nước.

- Đà Nẵng: Với bãi biển Mỹ Khê nổi tiếng, Đà Nẵng thu hút du khách bằng cảnh đẹp tự nhiên và không khí trong lành Các khu nghỉ dưỡng ở đây thường kết hợp giữa thiên nhiên và tiện nghi cao cấp.

- Hội An: Mặc dù không phải là thành phố biển chính, nhưng Hội An có cảm giác cổ kính và hấp dẫn với bãi biển An Bàng Các resort ở đây thường mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng yên bình, gần gũi với lịch sử và văn hóa địa phương.

- Quy Nhơn: Được biết đến với bãi biển Ky Co, Trung Lương, và Eo Gió, Quy

Nhơn là một điểm đến biển trấn an và đẹp mắt Các resort tại đây thường tập trung vào việc tạo ra môi trường nghỉ dưỡng thư giãn.

- Cửa Đại - Cẩm An (Hội An): Khu vực này nổi tiếng với bãi biển Cửa Đại và

Cẩm An Có nhiều resort và homestay tại đây, mang đến trải nghiệm nghỉ dưỡng gần với thiên nhiên.

- Những điểm đến trên đều có những bãi biển tuyệt vời và cơ sở hạ tầng nghỉ dưỡng đa dạng, thuận lợi cho du khách muốn tận hưởng kỳ nghỉ biển ở Việt Nam.

- Theo ước tính của Tổ chức Du lịch ẩm thực thế giới (World Food Tourism Association - WFTA), có tới 81% số du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu ẩm thực địa phương Họ sẵn sàng dành trung bình 25-35% ngân sách cho các khoản chi tiêu liên quan đến thực phẩm và đồ uống trong hành trình du lịch Thống kê này cho thấy, ẩm thực không còn chỉ đóng vai trò là yếu tố phục vụ nhu cầu ăn uống đơn thuần của du khách mà đã dần trở thành một trong những mục đích chính của các chuyến du lịch, chi phối mạnh mẽ tới quyết định lựa chọn điểm đến và kích thích khả năng chi tiêu của du khách.

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN TẠI QUY NHƠN

Tiềm năng phát triển du lịch của thành phố Quy Nhơn

2.1.1 Khái quát vị trí địa lý, đặc điểm dân cư

- Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam và là địa phương cửa ngõ phía nam tỉnh Bình Định, có vị trí địa lý:

 Phía đông giáp Biển Đông

 Phía tây giáp huyện Tuy Phước và huyện Vân Canh

 Phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát

 Phía nam giáp thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.

Quy Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36'B đến 13°54'B, từ 109°06'Đ đến 109°22'Đ, cách Hà Nội 1.065 km về phía bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 650 km về phía nam, cách thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) 165 km và cách thành phố Đà Nẵng

Thành phố Quy Nhơn có mật độ dân số cao nhất tỉnh Bình Định với 987/km 2 gấp 3 lần mật độ dân số cả nước, trong đó dân tộc chủ yếu là người KinhTuy nhiên, Việt Nam cũng có sự đa dạng văn hóa và dân tộc, với nhiều dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống ở các khu vực khác nhau trên toàn quốc Ngoài người Kinh, có một số dân tộc thiểu số khác cũng sinh sống tại Quy Nhơn và các khu vực lân cận, bao gồm người Chăm, người Bana, người Êđê, và một số dân tộc khác Các dân tộc thiểu số này đóng góp vào sự đa dạng văn hóa và lịch sử của Quy Nhơn và cả nước Việt Nam.

Quy Nhơn là một trong những thành phố phát triển nhanh chóng ở miền Trung Việt Nam, với nền kinh tế chủ yếu tập trung vào ngành du lịch, sản xuất, nông nghiệp và thủy sản Dân số lao động tại Quy Nhơn thường tham gia vào các ngành kinh tế này, đặc biệt là trong ngành du lịch và sản xuất nông sản.

Trong khi một số người dân tại Quy Nhơn có thể tham gia vào các ngành nghề truyền thống như đánh cá, trồng trọt, thì ngành du lịch cũng đang ngày càng trở thành nguồn thu nhập quan trọng, nhất là sau khi hạ tầng du lịch của thành phố được nâng cấp.

2.1.2 Các giá trị văn hóa của người dân bản địa

Nhiều người cho rằng văn hóa là chứng minh thư của một vùng đất Người Bình Định đi khắp nơi cầm tấm căn cước văn hóa trên tay luôn ngẩng cao tự hào vì sự giàu có của mình Nơi đây trầm tích, nhiều tầng văn hóa cổ: Văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chăm Pa và những thời kỳ thăng hoa trong dòng chảy liên tục của văn hóa quê hương Tiến trình lịch sử ấy đã lưu dấu trên quê hương Bình Định một hệ thống di sản phong phú, đa dạng với 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 33 di tích cấp quốc gia, 87 di tích cấp tỉnh trúc với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo Trong đó phải kể đến hệ thống các tháp Chăm, vẫn sừng sững trên mảnh đất Bình Định với 8 cụm tháp và với 14 tháp hiện tồn tại, như những chứng nhân lịch sử quan trọng, vững chãi Từ Quy Nhơn đến An Nhơn, Phù Cát, các tháp Chăm như tháp Đôi, tháp Bánh Ít, Dương Long, Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm, Hòn Chuông… đã chiếm trọn tâm hồn du khách bởi vẻ trang nghiêm, lộng lẫy Đến với tháp Chăm Bình Định, du khách sẽ được sống lại với quá khứ hào hùng của một dân tộc đã từng hưng thịnh trên bản đồ Đông Á, được thưởng lãm vẻ đẹp độc đáo của kiến trúc Chăm Pa, từ đó thêm yêu mến mảnh đất Quy Nhơn, Bình Định này

Bình Định còn được biết đến là nơi sinh ra biết bao hào kiệt, danh nhân văn hóa, cách mạng của đất nước Nhắc đến đất võ, Bình Định là cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương của Tây Sơn tam kiệt và các tướng lĩnh nổi tiếng như Bùi Thị Xuân, Võ Văn Dũng, Trần Quang Diệu Các di tích thời Tây Sơn ngày nay đã trở thành những địa điểm tham quan du lịch hấp dẫn đối với du khách mỗi khi ghé thăm Bình Định Bảo tàng Quang Trung, Đàn tế trời, Lăng mộ Hiển tổ khảo Tây Sơn tam kiệt, Bến Trường Trầu, Gò Đá Đen, Di tích Gò Lăng, Đền thờ đô đốc Bùi Thị Xuân… là những địa điểm ghi dấu sự hiện diện lẫy lừng của đế chế Tây Sơn oai hùng

Nhắc đến "trời văn", Bình Định được vinh dự là "đất tổ" của nghệ thuật Tuồng, cái nôi của nghệ thuật bài chòi Bài chòi đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, một nét đẹp tinh thần riêng có của vùng đất này và đang được xây dựng để trở thành một thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du khách Các di tích gắn liền với nhân vật văn hóa - lịch sử nổi tiếng của Bình Định như: Đền thờ của Quận công Trần Đức Hòa, hệ thống đền thờ, lăng mộ, nhà lưu niệm Đào Duy Từ ởHoài Nhơn, mộ Đào Tấn ở An Nhơn, đền thờ Tăng Bạt Hổ, nhà lưu niệm Xuân Diệu ởTuy Phước, mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử, trại phong Quy Hòa nơi Hàn Mặc Tử sống những ngày tháng cuối đời ở Quy Nhơn… trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách lựa chọn du lịch về nguồn Ngoài ra, Bình Định còn có hệ thống các di tích lịch sử đã được tỉnh, nhà nước công nhận như thắng tích Hầm Hô, chứng tích Gò Dài, đền thờ Mai Xuân Thưởng, di tích chiến thắng Thuận Ninh, đền thờ Văn Phong, lăng mộ Võ Xán… Tất cả đều được giữ gìn tôn tạo nhằm đề cao giá trị nhân văn cao đẹp của người Việt, có ý nghĩa lớn lao đối với việc tuyên truyền tinh thần yêu nước, truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Nếu đến Bình Định, bên cạnh những thắng cảnh biển đảo đẹp mê hồn du khách nên ghé thăm những ngôi chùa cổ kính, những nhà thờ uy nghiêm như chùa Hang (Phù Mỹ), chùa Ông Núi (Phù Cát), chùa Bà Nước Mặn, tiểu chủng viện Làng Sông (Tuy Phước), chùa Thiên Hưng, chùa Nhạn Sơn (An Nhơn), tổ đình Long Khánh, chùa Minh Tịnh, nhà thờ Chánh tòa (Quy Nhơn)… để hiểu thêm vì sao Bình Định lâu nay vẫn được mệnh danh là vùng đất "địa linh nhân kiệt" Dù không phải là tín đồ, đến với các di tích tôn giáo, bạn vẫn tìm thấy được chốn bình yên trong tâm hồn Bởi lẽ, thiên nhiên, kiến trúc, sự hài hòa giữa cảnh và tình đã chiếm lĩnh tâm hồn những người tìm về xứ đạo.

Trong không khí tưng bừng ấm áp, người người nô nức du xuân, đây cũng chính là thời điểm người dân Quy Nhơn hân hoan mở hội Lễ hội tôn giáo, lễ hội làng nghề, lễ hội kỷ niệm chiến thắng… thu hút đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu cội nguồn văn hóa của cư dân Nam Trung bộ Nổi bật là các lễ hội như chợ Gò (mồng một Tết), Đống Đa (mồng năm Tết), chùa Ông Núi (24 tháng Giêng), chùa Nước Mặn (mồng một, mồng hai tháng 2), đua thuyền trên sông Gò Bồi (mồng hai Tết)… Lễ hội ở Bình Định khơi dậy lòng tự hào đối với truyền thống văn hóa, cầu mong một năm bội thu, thuận lợi, bình an cho nhân dân, thể hiện sức mạnh, tinh thần đoàn kết, thượng võ của người dân Vì vậy, những người tham gia lễ hội không mang suy nghĩ thắng thua, đua tranh được mất, mà họ thật sự vui vẻ, hòa đồng, đoàn kết Lễ hội đã mang đến niềm vui, gửi gắm những bài học có giá trị cho tất cả mọi người tham gia

Y tế cơ sở giữ vai trò tuyến đầu trong hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân; là nơi đầu tiên người dân tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe bản thân khi bị ốm đau, khi có dịch bệnh Những năm gần đây, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn thành phố đã từng bước được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy, được đầu tư kinh phí từ nhiều nguồn vốn khác nhau để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị và phát triển, bổ sung nguồn nhân lực Hoạt động của hệ thống y tế cơ sở đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Tuy nhiên, đến nay, hệ thống y tế cơ sở trên địa bàn thành phố vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của cơ cấu bệnh tật; chất lượng một số dịch vụ y tế chưa cao, kể cả lĩnh vực dự phòng, kiểm soát bệnh tật và lĩnh vực khám, chữa bệnh. Đặc biệt, với diễn biến hết sức phức tạp của dịch Covid-19 trong những năm vừa qua, hệ thống y tế cơ sở lại càng bộc lộ rõ những mặt còn hạn chế, tồn tại và thiếu thốn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, cơ chế hoạt động; đòi hỏi phải sớm được khắc phục, cải thiện để nâng cao năng lực, chất lượng triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và khả năng ứng phó với dịch bệnh thời gian tới.

Nghị quyết ban hành Đề án nâng cao năng lực hoạt động hệ thống y tế cơ sở của tỉnh Bình Định, giai đoạn 2022 - 2025, đề ra mục tiêu chung là nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân; đáp ứng cơ bản yêu cầu thực tiễn về kiểm soát dịch bệnh, khám bệnh, chữa bệnh của hệ thống y tế cơ sở trong tình hình mới; thực hiện công bằng, hiệu quả trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Mục tiêu cụ thể của Nghị quyết là đến năm 2025 hoàn thành xây mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh cho 11 TTYT huyện, thị xã, thành phố và 52 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Đồng thời, hoàn thành mua sắm, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị y tế thiết yếu cho 159 trạm y tế theo danh mục Bộ Y tế quy định; mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế chuyên dùng chủ yếu cho các TTYT theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật và theo năng lực sử dụng của từng đơn vị Phát triển nguồn nhân lực y tế tại các TTYT và trạm y tế; cơ bản đáp ứng về số lượng, chất lượng, có cơ cấu nhân lực phù hợp với tổ chức bộ máy và nhu cầu hoạt động của cơ sở y tế Rà soát, điều chỉnh tăng giường bệnh kế hoạch của các TTYT theo nhu cầu; đảm bảo tổng số giường bệnh kế hoạch của y tế tuyến huyện đạt từ 2.050 giường trở lên.

Cùng với đó, trên 95% dân số được quản lý, theo dõi bằng hồ sơ sức khỏe điện tử 100% trạm y tế thực hiện tốt các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tuyến xã Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã theo tiêu chuẩn Bộ Y tế ban hành.

Theo thống kê của CA TP Quy Nhơn, từ năm 2022 đến nay, lực lượng

CA thành phố điều tra, làm rõ 31 vụ trộm cắp xe máy và các tài sản khác, bắt 14 đối tượng trộm cắp hoạt động ở dọc bờ biển Quy Nhơn Đến thời điểm hiện tại, tình trạng cạy cốp xe máy để trộm cắp tài sản của người dân và khách du lịch để xe máy dọc biển cơ bản đã được ngăn chặn.

Song song với việc điều tra, làm rõ các vụ trộm cắp xảy ra dọc bãi biển,

Thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Quy Nhơn

2.2.1 Lượng khách và doanh thu

Theo thống kê, trong tháng 03 năm 2023, lượng khách du lịch đến Quy Nhơn ước đạt 302.300 lượt khách tăng 20% so với cùng kỳ năm 2022 (trong đó: khách quốc tế đạt 1.610 lượt khách, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2022; khách nội địa đạt 300.690 lượt khách, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2022) Tính chung 03 tháng đầu năm 2023, ngành Du lịch Bình Định đã đón khoảng 1.256.430 lượt khách, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2022.

Về doanh thu thuần, kết quả, tổng thu từ khách du lịch của Quy Nhơn trong tháng 03/2023 đạt 646 tỷ đồng tăng 90% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: doanh thu lưu trú đạt 168 tỷ đồng, chiếm 26% tổng doanh thu; doanh thu ăn uống đạt 187 tỷ đồng, chiếm 29% tổng doanh thu; doanh thu tham quan, vui chơi giải trí đạt 65 tỷ đồng, chiếm 10% tổng doanh thu; doanh thu lữ hành, vận chuyển đạt 103 tỷ đồng, chiếm 16% tổng doanh thu và doanh thu dịch vụ khác đạt 123 tỷ đồng, chiếm 19% tổng doanh thu Lũy kế doanh thu 03 tháng đầu năm 2023, tổng thu từ khách du lịch của Bình Định đạt 2.625 tỷ đồng, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2022.

2.2.2 Hoạt động quản lý du lịch lữ hành

Riêng về hoạt động quản lý lữ hành, từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Du lịch Bình Định đã cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho 11 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 72 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 16 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế được Tổng cục Du lịch cấp giấy phép và 56 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa do Sở Du lịch cấp giấy phép hoạt động.

2.2.3 Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch

Là 1 trong số ít tỉnh thành sở hữu hệ thống giao thông phát triển đồng độ (đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt), Quy Nhơn có nhiều thuận lợi để đẩy mạnh ngành du lịch thành phố vươn xa hơn nữa Với việc quốc lộ 19B đoạn nối giữa sân bay Phù Cát và khu kinh tế Nhơn Hội có chiều dài 18,5 km được thông xe, thời gian di chuyển từ sân bay đến thành phố Quy Nhơn được rút ngắn đáng kể Bên cạnh kế hoạch mở rộng các đường bay thẳng kết nối nhanh chóng Quy Nhơn với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long, sân bay Phù Cát còn được xúc tiến nâng cấp thành cảng hàng không quốc tế trong tương lai Điều này sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sức hút của du lịch phố biển.

Với mục tiêu phấn đấu thu hút 8 triệu lượt khách đến năm 2025, du lịch Bình Định đã, đang và sẽ có những chính sách hỗ trợ, xúc tiến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng dự đoán sẽ tăng đột biến sau giai đoạn "bình thường mới" hậu Covid-19 Trong số đó, ngành du lịch Bình Định sẽ triển khai 2 chương trình quan trọng kích cầu du lịch gắn với việc phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" Với chương trình bắt kịp thị hiếu và xu hướng du lịch nội địa khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng kỳ vọng sẽ tiếp tục đón một lượng lớn du khách nội địa trong thời gian tới.

2.2.4 Các chương trình du lịch; các hoạt động xúc tiến, quảng bá

Với mục tiêu phấn đấu thu hút 8 triệu lượt khách đến năm 2025, du lịch Bình Định đã, đang và sẽ có những chính sách hỗ trợ, xúc tiến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng dự đoán sẽ tăng đột biến sau giai đoạn "bình thường mới" hậu Covid-19 Trong số đó, ngành du lịch Bình Định sẽ triển khai 2 chương trình quan trọng kích cầu du lịch gắn với việc phát động chương trình "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam" Với chương trình bắt kịp thị hiếu và xu hướng du lịch nội địa khi tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới, Bình Định nói chung và Quy Nhơn nói riêng kỳ vọng sẽ tiếp tục đón một lượng lớn du khách nội địa trong thời gian tới.

Theo Sở Du lịch, để có được kết quả trên, ngay từ đầu năm 2023, ngành Du lịch đã tập trung triển khai các nhiệm vụ, nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch mới và làm mới sản phẩm du lịch đã có Tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện phát triển du lịch như: Khai mạc Lễ hội du lịch Bình Định 2023 “Quy Nhơn - Thiên đường biển” với nhiều hoạt động: Lễ hội khinh khí cầu, biểu diễn xe phân khối lớn trên cát, Giải đua xe đạp tỉnh Bình Định mở rộng năm 2023… góp phần quảng bá thương hiệu du lịch Quy Nhơn - Bình Định trong và ngoài nước Đẩy mạnh ký kết hợp tác phát triển du lịch Bình Định với các doanh nghiệp, hãng hàng không, các tập đoàn du lịch lớn như: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietravel, Saigontourist, Hanoitourist để thúc đẩy đưa khách du lịch đến Bình Định Triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh, thành trong nước như: Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi Tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh du lịch Quy Nhơn - Bình Định đến với bạn bè trong và ngoài nước…

Bà Nguyễn Thị Bích Hoa, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Thành ủy Quy Nhơn,cho biết: Thành phố định hướng phát triển du lịch phải đảm bảo môi trường du lịch 3 tốt (an ninh tốt, môi trường tốt, quan hệ cộng đồng tốt) và 3 không (không “chặt chém”, không giành giật khách, không người ăn xin) Trong quá trình thực hiện, 3 cơ quan cùng nhau trao đổi, đánh giá để kịp thời điều chỉnh nội dung phối hợp, nhằm thực hiện tốt chỉ tiêu theo chương trình hành động số 06 của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX về phát triển ngành Du lịch Bình Định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giai đoạn 2020 - 2025; chương trình hành động số 10 củaThành ủy Quy Nhơn về phát triển kinh tế biển, trọng tâm đẩy mạnh dịch vụ, du lịch biển TP Quy Nhơn đến năm 2025, phát triển Quy Nhơn thành trung tâm du lịch vùng gắn với thương hiệu “thành phố du lịch sạch ASEAN”.

TP Quy Nhơn là trung tâm KT-XH của tỉnh, lại có lợi thế về tài nguyên du lịch để phát triển du lịch với vai trò là hạt nhân của tỉnh, góp phần cùng với các địa phương khác trong tỉnh đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, là điểm đến không thể thiếu của du lịch Nam Trung bộ.

Giám đốc Sở Du lịch Trần Văn Thanh, cho biết: Thời gian tới, Sở Du lịch phối hợp với Thành ủy, UBND TP Quy Nhơn triển khai hiệu quả các chính sách phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh du lịch thành phố Quy Nhơn theo Đề án “Phát triển du lịch cộng đồng tại thôn Lý Lương, Lý Hưng - xã Nhơn Lý và Bãi Xép - phường Ghềnh Ráng, TP Quy Nhơn đến năm 2025”; Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Đề án “Đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Tăng cường phối hợp trong công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực du lịch, góp phần nâng cao năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho lực lượng lao động ngành Du lịch…

2.2.5 Các hoạt động thu hút đầu tư

Theo các chuyên gia, bất động sản Quy Nhơn thừa hưởng trọn vẹn yếu tố

“thiên thời - địa lợi” từ cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, giao thông kết nối, đến chính sách thu hút đầu tư của tỉnh Bình Định, sẵn sàng cho một vị thế mới với “tham vọng” trở thành trung tâm du lịch hàng đầu châu Á.

Sở hữu 72km đường biển đẹp nhất miền Trung với nhiều điểm check-in độc đáo như: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, Kỳ Co - Eo Gió, bãi tắm Hoàng Hậu, Hòn Khô,… kết hợp những công trình mang dấu ấn văn hóa Chăm Pa ngàn năm rực rỡ, TP.Quy Nhơn được tạp chí Rough Guides (Anh) bình chọn là top 3 điểm đến hàng đầu Đông Nam Á. Thống kê trong 3 năm trở lại đây, nhiều tập đoàn bất động sản danh tiếng trong và ngoài nước đã chọn Quy Nhơn làm nơi “đất lành chim đậu”, đón đầu xu hướng du lịch đa trải nghiệm đang “lên ngôi”.

Năm 2022, Quy Nhơn đã thu hút mới 81 dự án (gồm 80 Dự án trong nước) vượt 135% kế hoạch đề ra, với tổng vốn đầu tư 19.644 tỷ đồng Với dự án trong nước,tỉnh Bình Định thu hút 33 Dự án đầu tư trong các cụm công nghiệp với tổng vốn đầu tư2.110,61 tỷ đồng; 21 Dự án trong khu kinh tế, khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư3.310,46 tỷ đồng; 26 Dự án ngoài khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, với tổng vốn đầu tư 14.123,53 tỷ đồng. Đối với Dự án FDI, tỉnh Bình Định đã thu hút được 1 Dự án đầu tư mới với vốn đầu tư 4 triệu USD; 1 Dự án được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Ngoài ra,

5 Dự án FDI cũng được điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn điều chỉnh tăng 16,04 triệu USD Lũy kế đến nay, tỉnh Bình Định có 87 Dự án FDI với tổng vốn đăng ký trên 1,11 tỷ USD.

Năm 2023, Bình Định đặt mục tiêu phấn đấu thu hút 60 dự án mới của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Theo đó, Tỉnh sẽ chú trọng thu hút các nhà đầu tư vừa và nhỏ nhưng có công nghệ sạch và cao của Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Australia, New Zealand, Israel và các quốc gia châu Âu để vừa đẩy nhanh tiến độ lấp đầy Khu kinh tế Nhơn Hội, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh vừa đẩy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo, tạo tiền đề hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư lớn

2.2.6 Đánh giá thực trạng phát triển du lịch biển tại thành phố Quy Nhơn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUY NHƠN VÀO MÙA THẤP ĐIỂM DU LỊCH

Thực trạng du lịch mùa thấp điểm ở Quy Nhơn

- Hiện tại ở Quy Nhơn đang là mùa mưa, hay nói cách khác là giai đoạn du lịch thấp điểm tại thành phố biển miền Trung này Thế nhưng thực tế vẫn có không ít du khách chọn Quy Nhơn là nơi dừng chân trong hành trình khám phá của mình Theo kinh nghiệm của nhiều du khách, mùa mưa ở Quy Nhơn thường bắt đầu từ khoảng tháng 9 và kéo dài đến tháng 2 năm sau Vào mùa mưa thì Quy Nhơn cũng thường có mưa bão, nhưng đan xen vẫn có những ngày nắng đẹp, tạnh ráo Trong mùa mưa (những tháng có lượng mưa trung bình trên dưới 100mm), điều kiện để phát triển du lịch biển chỉ kém thuận lợi hơn mùa khô chút ít vì vào mùa mưa, lượng mưa trung bình tháng không lớn và mưa thường tập trung vào buổi chiều dưới hình thức mưa rào và dông, thời gian còn lại ban ngày vẫn có nắng và ấm, vẫn có thể tiến hành hoạt động du lịch biển.

- Với đặc điểm khí hậu trên, các khu du lịch biển miền Nam có điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch quanh năm (mùa du lịch cả năm) Chính vì thế, thời vụ du lịch ở các khu du lịch biển miền Nam không mang đặc điểm, tính chất thời vụ sâu sắc như ở các khu du lịch biển miền Bắc Cường độ dao động về khách trong năm không cao,mùa du lịch dài.Tuy nhiên, đây vẫn là mùa Quy Nhơn phải chịu ảnh hưởng doanh thu nhiều nhất.

Một số giải pháp phát triển du lịch tại thành phố Quy Nhơn

3.2.1 Giải pháp quảng bá truyền thông

Quảng bá truyền thông là một phần quan trọng để thu hút du khách và giữ chân họ trong mùa thấp điểm Dưới đây là một số giải pháp để quảng bá truyền thông cho du lịch mùa thấp điểm:

- Tạo Nội dung Chất lượng: o Tạo ra nội dung hấp dẫn, chất lượng về các trải nghiệm và hoạt động du lịch mà du khách có thể thưởng ngoạn trong mùa thấp điểm. o Sử dụng hình ảnh, video, và câu chuyện để thể hiện vẻ đẹp của địa điểm trong mùa thấp điểm.

- Chia sẻ Ưu đãi và Khuyến mãi: o Tạo các chương trình khuyến mãi, giảm giá, và ưu đãi đặc biệt để kích thích du khách đặt lịch trong mùa thấp điểm. o Quảng cáo những gói tour đặc biệt hoặc giá vé ưu đãi trong thời gian nhất định.

- Tăng cường Quảng bá trên Mạng Xã hội: o Sử dụng mạng xã hội để chia sẻ hình ảnh, video và thông tin về các sự kiện, hoạt động, và điểm du lịch trong mùa thấp điểm. o Tổ chức các cuộc thi, sự kiện trực tuyến, và thách thức để tạo sự tương tác và lan truyền thông điều này đến cộng đồng mạng.

- Hợp tác với Đối tác Du lịch: o Hợp tác với các đối tác du lịch, khách sạn, nhà hàng để tạo ra các gói hợp tác và chương trình khuyến mãi.

3.2.2 Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Dựa trên khái niệm về du lịch, năm 2017, Luật Du lịch đã đưa ra một khái niệm về sản phẩm du lịch như sau: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch để thoả mãn nhu cầu của khách tham quan” Tuy nhiên, khái niệm này chưa được coi là hoàn hảo và vẫn còn nhiều thiếu sót Để định nghĩa lại một cách đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa của sản phẩm du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã cho rằng: “ Sản phẩm du lịch là sự tổng hợp của 3 nhóm nhân tố cấu thành bao gồm Hệ thống dịch vụ, quản lý điều hành, Tài nguyên du lịch, Hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật.”

Sản phẩm du lịch nằm trong tổng thể ngành du lịch và cũng là nhân tố quyết định đến phần lớn doanh thu của ngành du lịch.

Mùa mưa bão khiến du lịch biển sẽ gặp nhiều hạn chế; cho nên muốn thu hút được khách, muốn tạo ra sản phẩm mới phù hợp với điều kiện đó thì phải tăng cường các sản phẩm gắn với nét đặc trưng văn hóa, giá trị lịch sử của địa phương để tạo ra điểm nhấn Để kích cầu mùa du lịch thấp điểm, ngành du lịch Quy Nhơn nên đưa ra các tour mới, nhiều cơ sở lưu trú, đơn vị vận tải giảm giá dịch vụ Đối với các đoàn khách, nhóm khách theo đoàn sẽ được khách sạn giảm giá phòng ít nhất là 50%, resort30% so với giá niêm yết; giảm giá ít nhất 10% dịch vụ ăn uống và ít nhất 20% giá cho thuê hội trường so với giá niêm yết.

Tỉnh Bình Định với tài nguyên thiên nhiên và bản sắc văn hóa độc đáo, đang ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, khẳng định thương hiệu DL Quy Nhơn - Bình Định Để đáp ứng nhu cầu của du khách, tỉnh không chỉ tập trung phát triển mạnh và thu hút du khách trong khung giờ ban ngày, mà còn tổ chức một số sản phẩm DL về đêm, như Chợ đêm Quy Nhơn; Hội đánh bài chòi, Đêm võ đài xứ Nẫu… vào cuối tuần Tuy nhiên, những hoạt động này chưa thực sự làm hài lòng du khách.

Do đó, để đa dạng hóa và tạo sự đặc sắc của sản phẩm DL, sản phẩm DL về đêm là nội dung cần thiết tiếp tục nghiên cứu và phát triển; cần thiết phải tăng cường sản phẩm DL đêm ở TP Quy Nhơn.

Theo các chuyên gia DL, muốn thu hút du khách, nhất là khách quốc tế, sản phẩm DL nói chung, trong đó có sản phẩm DL về đêm phải là sản phẩm “sống”, phản ánh chân thật sinh hoạt cộng đồng và đặc trưng của địa phương Quy Nhơn-Bình Định có đầy đủ các yếu tố để thực hiện theo hướng như vậy.

Theo tôi, cần hình thành không gian văn hóa nghệ thuật dọc đường Xuân Diệu, gắn với Quảng trường Trung tâm tỉnh, tổ chức các điểm biểu diễn, định kỳ biểu diễn ngâm thơ của các nhà thơ nổi tiếng của Bình Định như nhóm Bàn Thành Tứ Hữu, Xuân Diệu…; chương trình đêm võ đài Bình Định; biểu diễn nghệ thuật Bài chòi; Hát Bội xen kẽ nhau Hình thành các câu lạc bộ võ thuật, tuồng, bài chòi nhí (7-15 tuổi) để vừa tuyên truyền, phổ biến các loại hình nghệ thuật cho lớp trẻ, vừa lưu giữ các giá trị nghệ thuật truyền thống, vừa tham gia biểu diễn phục vụ khách DL Tổ chức thêm điểm biểu diễn âm nhạc đường phố, trò chơi giải trí dân gian… nhằm tạo sự sôi động, hấp dẫn du khách Tạo điều kiện cho du khách có thể tham gia trải nghiệm thực tế, mua một số sản phẩm lưu niệm đặc trưng của Bình Định.

Hình thành tuyến phố đi bộ kết hợp phố ẩm thực về đêm, trước mắt là đường Ngô Văn Sở và Trần Độc, với các món ẩm thực đặc trưng Bình Định và bổ sung một số quầy hàng lưu niệm phục vụ du khách Về lâu dài có sự phân chia tuyến để tạo ấn tượng cho từng con phố, như phố hải sản biển; phố bún chả cá Quy Nhơn; phố bánh xèo tôm nhảy; phố bánh hỏi cháo lòng; phố ốc, xìa, sò…

Hình thành một số địa điểm chuyên bar, pub, karaoke hoạt động về đêm với sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước Khuyến khích các khách sạn cao tầng ven biển phát triển các sky bar hay rooftop bar phục vụ âm nhạc đặc sắc, ngắm cảnh hoàng hôn.

Phát triển các phương tiện phục vụ du khách tham quan đêm Quy Nhơn, trong đó có xe ngựa; du thuyền trên đầm Thị Nại ngắm cảnh hoàng hôn, thưởng thức các món ẩm thực địa phương kết hợp các chương trình nghệ thuật, câu mực đêm Cần tổ chức các hoạt động dịch vụ tại tháp Đôi, biểu diễn nghệ thuật Chăm… heo các chuyên gia DL, muốn thu hút du khách, nhất là khách quốc tế, sản phẩm

DL nói chung, trong đó có sản phẩm DL về đêm phải là sản phẩm “sống”, phản ánh chân thật sinh hoạt cộng đồng và đặc trưng của địa phương Quy Nhơn-Bình Định có đầy đủ các yếu tố để thực hiện theo hướng như vậy.

KẾT LUẬN

Quy Nhơn, một thành phố bên bờ biển miền Trung Việt Nam, đầy quyến rũ và hấp dẫn, là điểm đến lý tưởng cho những người yêu thiên nhiên, văn hóa và trải nghiệm du lịch độc đáo Với bờ cát mịn, biển xanh ngọc, và những cảnh đẹp ngoạn mục, Quy Nhơn mang đến cho du khách trải nghiệm thuần túy của làn sóng biển êm đềm và bãi cát trắng như tinh chất lịch sử lâu dài của nó.

Khám phá Quy Nhơn đồng nghĩa với việc bắt đầu hành trình khám phá những di tích lịch sử độc đáo như Tháp Đôi, nơi ghi chép những câu chuyện cổ xưa của vùng đất này Ngoài ra, thành phố còn nổi tiếng với cuộc sống văn hóa phong phú, được thể hiện qua các lễ hội truyền thống, nghệ thuật dân gian và ẩm thực độc đáo của người dân địa phương.

Với các điểm du lịch nổi tiếng như Eo Gió, Kỳ Co, và Cù Lao Xanh, Quy Nhơn không chỉ là điểm đến lý tưởng cho những chuyến phiêu lưu mạo hiểm mà còn là bảo tàng tự nhiên của biển cả và địa danh lịch sử Đến Quy Nhơn, du khách sẽ được thưởng thức hòa mình vào không gian yên bình, trải nghiệm văn hóa độc đáo, và thưởng thức hương vị ẩm thực đặc sắc của miền Trung Việt Nam Quy Nhơn chắc chắn sẽ làm cho những chuyến đi của bạn trở nên khó quên và đáng nhớ.

Tuy nhiên, Dịch vụ về đêm ở Quy Nhơn vẫn còn ít, chưa hấp dẫn, do đó, cần đánh giá, khảo sát định hướng luồng lạch trên đầm Thị Nại để tạo ra sản phẩm du lịch, dịch vụ đêm trên thuyền Thành phố sẽ phối hợp với Sở VH&TT tổ chức các giải thể thao dọc bãi biển để tạo điểm nhấn, thu hút du khách Bên cạnh đó, thành phố sẽ đánh giá lại các khu phố ẩm thực để triển khai theo hướng mới mẻ hơn.

Nếu không thực hiện một cách bài bản thì du lịch có nguy cơ tụt hậu.Hiện nay đang mùa du lịch nhưng nhiều nhà hàng, khách sạn vắng khách, số chuyến bay còn ít, chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới Chất lượng các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, không tạo ra sự hấp dẫn; chưa có các điểm để du khách trải nghiệm vào ban đêm… Thời gian qua, cách thức thực hiện của các đơn vị chưa thực sự quyết liệt nên hiệu quả chưa cao, khó đạt được các mục tiêu đặt ra trong Chương trình hành động.

Ngành du lịch cần tích cực phát triển thị trường để thu hút khách, phát triển thị trường nội địa ở các khu vực phía Bắc, phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long; thu hút khách khu vực Đông Bắc Á Tỉnh sẽ làm việc với các hãng hàng không để mở các đường bay quốc tế Công tác quảng bá cần có cách thức, chiến lược thiết thực hơn, bài bản hơn, việc mời các DN có kinh nghiệm để quảng bá, kể cả trên môi trường số Tăng cường chức năng quản lý nhà nước, nhưng phải tạo điều kiện cho du lịch phát triển chứ không phải siết chặt Làm sao phải giữ được môi trường Bình Định sạch đẹp, văn minh, thân thiện, lịch sự, yên bình, mến khách Không đặt nặng mục tiêu đưa khách về đông, nhưng phải là nơi yên bình, thân thiện, không làm xáo trộn cuộc sống của người dân địa phương.

Ngày đăng: 27/02/2024, 08:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN