1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình lịch sử kiến trúc : Lưu hành nội bộ - Giảng dạy cho sinh viên Kiến Trúc - PGS.TS,KTS Tôn Đại (Chủ biên), ThS.KTS Nguyễn Lam Giang

198 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 198
Dung lượng 29,09 MB

Nội dung

Giáo trình cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát về tiến trình phát triển củalịch sử kiến trúc trong cả một quá trình dài từ lúc khởi đầu cho đến thời kỳ đươngđại, với biết bao thàn

Trang 1

@ @

TRUONG DAI HOC MO HA NOIKHOA KIÊN TRÚC

GIÁO TRÌNH _ „

LỊCH SƯ KIÊN TRUC

( Lưu hành nội bộ - Giảng dạy cho sinh viên Kiến Trúc)

`

AThang 10 nam 2016

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦUGiáo trình Lịch sử kiến trúc này được biên soạn dành riêng cho sinh viên ngànhKiến trúc của Viện Đại học Mở Hà Nội.

Giáo trình được chia thành hai phần với những nội dung như sau :

Phần 1— LICH SỬ KIÊN TRÚC THE GIỚI

Chương 1 Kiến trúc thời kỳ cộng đồng nguyên thủy

Chương 2 Kiến trúc thời kỳ xã hội nô lệ

Chương 3 Kiến trúc thời kỳ phong kiến Châu Âu

Chương 4 Kiến trúc hiện đại

Chương 5 Lịch sử kiến trúc Châu Á

Phần 2 - LICH SỬ KIÊN TRÚC VIỆT NAM

Chương 1 Kiến trúc Việt Nam thời kỳ sơ khai

Chương 2 Kiến trúc cổ Việt Nam

Chương 3 Kiến trúc thuộc địa

Chương 4 Kiến trúc mới

Chương 5 Kiến trúc đương đại

Giáo trình cung cấp cho sinh viên kiến thức khái quát về tiến trình phát triển củalịch sử kiến trúc trong cả một quá trình dài từ lúc khởi đầu cho đến thời kỳ đươngđại, với biết bao thành tựu vĩ đại của nhân loại và những lý thuyết, luận điểm đượcđúc kết của những tác giả có ảnh hưởng lớn đến nền kiến trúc hiện đại Đó là nhữngkiến thức vô cùng bé ích

Mục tiêu cũng như yêu câu đặt ra của môn học là :

Trang 3

~ _ Sinh viên nắm được tiến trình phát triển của lịch sử kiến trúc thé giới cũng nhị

Việt Nam.

-_ Biết phân biệt công trình qua từng thời kỳ, thuộc từng giai đoạn, trào lưu, chủ

nghĩa khác nhau.

- Biết vận dụng lý thuyết đã học vào công việc làm đô án, tiến tới định hình

phong cách cho riêng mình.

Dé biên soạn được một giáo trình Lich sử kiến trúc với những kiến thức cô dongnhất, phù hợp với thời lượng cho phép và trình độ của sinh viên là công việc phứctạp, đòi hỏi một lượng kiến thức cũng như tài liệu vô cùng lớn Bước đầu không tránhkhỏi còn khiếm khuyét, chúng tôi mong muốn nhận được sự góp ý chân thành từ cácnhà chuyên môn cũng như ý kiến đóng góp từ các bạn sinh viên - đối tượng chính sửdụng cuốn giáo trình này đề có thé hoàn thiện và cập nhật trong các lần tái bản sau

Xin chân thành cảm ơn.

Nhóm tác giả

Trang 4

MỤC LỤC

PHAN 1 - LICH SỬ KIÊN TRÚC THE GIỚI

Chương 1 Kiến trúc thời kỳ cộng đồng nguyên thúy

Ll Thời kỳ đồ đá cũ (2,5 vạn I vạn năm tr.CN)

. 1.2 Thời kỳ đồ đá mới (1 vạn năm — 3 nghìn năm tr.CN)

1.3 Thời kỳ đồ đồng (3 nghìn năm tr.CN) -::-:: ¿+

Chương 2 Kiến trúc thời kỳ xã hội nô lệ

2.1 Kiến trúc Ai cập cô đại (từ năm 4000 TCN)

2.2 Kiến trúc Lưỡng Hà và Ba Tu (từ năm 5000 TCN)

2.3 Kiến trúc thời kỳ Tiền Columbo (TK V TCN- TK XVI TCN)

2.4 Kiến trúc Hy Lạp cổ đại (TK VIII TCN- TKI TCN)

2.5 Kiến trúc La Mã cổ đại (TK III TCN- TK V SCN)

Chương 3 Kiến trúc thời kỳ phong kiến Châu Âu

3.1 Kiến trúc Byzantine (TK IV) -.- ¿+22 2221222222232 zzxc2

3.2 Kiến trúc Roman (TKTV TK XY) secre

3.3 Kiến trúc Gothic (TK XII~ TK XV) `

3.4 Kiến trúc thời kỳ Phục Hưng (TK XV - TK XVI

3.5 Kiến trúc Baroque và Roccoco (cuối TK XVI- TK XVIII

3.6 Chủ nghĩa Cổ điển Pháp (TK XVII- TK

XVII) Chương 4 Kiến trúc hiện đại

4.1 Dau hiệu báo hiệu sự ra đời của Kiến trúc Hiện đại

4.2 Trào lưu Mô-đéc : Art Nouveau-Art Déco

E2 đi jnpvco0iso ST“ rẻ

48 61 72 97

108 112 116 121 127 132

135

138 139

Trang 5

4.4 Kiến trúc hữu cơ ccccccy

4.5 Chủ nghĩa biểu hiện

4.6 Chủ nghĩa thô mộc

4.7 Chuyển hóa luận -: -:

4.8 Kiến trúc Hậu hiện đại

4.9 Kiến trúc

High-Tech -4.10 Chủ nghĩa Phi cấu tạo

.-4.11 Kiến trúc sinh thái

Chương 5 Lịch sử kiến trúc Châu Á 5.1 Kiến trúc Trung Quốc

5.2 Kiến trúc Nhật Bản

5.3 Kiến trúc An Độ - -cc¿ PHAN 2 ~ LICH SỬ KIÊN TRÚC VIỆT NAM Khái quát chung

Chương 1 Kiến trúc Việt Nam thời kỳ sơ khai Chương 2 Kiến trúc cỗ Việt Nam 2.1 Kiến trúc quân sự - quốc phòng 2.2 Kiến trúc cung điện — dinh thự

2.3 Kiến trúc tôn giáo — tín ngưỡng

2.4 Kiến trúc dân gian

2.5.Kiến trúc vườn cảnh

Chương 3 Kiến trúc thuộc địa 3.1 Phong cách kiến trúc Tiền thực dân (Phong cách trại lính)

3.2 Phong cách kiến trúc Tân cô dién

3.3 Phong cách kiến trúc địa phương Pháp

150 155 158

161

165 169 171 173

176 186 192

199 201

205 210 213

225

232

234 235

238

Trang 6

3.4 Phong cách kiến trúc Art Deco, Art Neauvo ccccccccc sex

3.5 Phong cách kiến trúc Đông DUO vscsevevosanmesvnnenassnwanrcveuen

Chương 4 Kiến trúc mới

4.1 Giai đoạn trước năm 1954

4.2 Giai đoạn 1954 —1975

4.3 Giai đoạn 1976 — 1985

4.4 Giai đoạn 1986 — 2010

Chương 5 Kiến trúc đương đại

TÀI LIỆU THAM KHẢO

239

240

242

245 249 252 254

Trang 7

PHAN 1- LICH SỬ KIÊN TRÚC THE GIỚI

CHUONG 1 - KIÊN TRÚC THỜI KỲ CONG DONG NGUYÊN THỦY1.1 Thời kỳ đồ đá cũ (2,5 vạn — 1 vạn năm tr.CN)

Thời kỳ này, con người sống theo chế độ thị tộc : sống theo từng nhóm nhỏ,gồm vài gia đình có quan hệ họ hàng gần gũi với nhau, cùng làm chung, ăn chung.Những hình thức nhà ở thô sơ lúc bấy giờ như : đào ham trong lòng dat, khoéthang vào núi, lấy cây ghép thành liếp chắn gió dần dan cải tiến thành lều tròn cómái chóp nón, hoặc nhà vuông, mái dốc hai bên, nhà sàn với vật liệu thường làmbằng cành cây và miết đất

Hiện nay còn tồn tại một số di chỉ như :

- Hang động Lascaux (Pháp) có hình vẽ khắc họa những con nai, con ngựa

- Hang động Font de Gaume (Pháp)

- Hang động Pech Merle ở Lot (thuộc Pháp)

- Một số di chỉ còn sót lại của các liếp chắn gió ở Alsace (Pháp) hay Olduvai

Trang 8

ở bán đảo Malaya cành cây hình tròn của bộ lạc da đỏ ở Mỹ

Trang 9

1.2 Thời kỳ đồ đá mới (1 vạn năm - 3 nghìn năm tr.CN)

Ở Tây Nam A, thời kỳ đồ đá trong lich sử kiến trúc bắt đầu từ khoảng Ivannăm tr.CN ở cùng Cận Đông (levant), từ thời kỳ Tiền đồ sứ Đồ đã mới A và Tiền đồ

sứ Đồ đá mới B (Pre-Pottery Neolithic A/ Pre-Pottery Neolithic B) và mở rộng rahướng Đông và hướng Tây Thời kỳ văn minh Đồ đá mới ở Đông Nam Anatolia,Syria và Iraq vào khoảng 8000 năm tr.CN Hình thái xã hội hái lượm bắt đầu từ 7000năm tr.CN ở Đông Nam Châu Âu, và ở Trung Âu vào khoảng 5500 năm tr.CN ỞChâu Mỹ và Châu Đại Dương, người thổ dân bản địa vẫn còn ở thời kỳ đồ đá chođến khi người Châu Âu khám phá ra họ

Sang thời kỳ đồ đá mới, con người đã biết gia công đá thành công cụ lao độngphục vụ sản xuất, nông nghiệp và chăn nuôi phát triển, con người từ bỏ cuộc sống di

động, định cư lại, nên đã xây dựng được thêm các mẫu công trình mới Tôn giáo đã

có mầm mống rõ rệt hoặc đã định hình ở một số khu vực, chế độ xã hội chuyển sangmẫu hệ, không còn sống theo chế độ quần hôn

Do nhu cầu định cư, thôn xóm đã được hình thành, làng mạc được tập trunghơn với những nhà ở nhiều gian, mỗi gian có bếp lò riêng Nhà có thêm kho vàchuông súc vật, chứng tỏ con người đã có sản phẩm dư thừa (nhu cầu tích trữ), chăn

nuôi được chú trọng.

Quy hoạch trong kiến trúc của con người thời kỳ này cũng bắt đầu mang tính

quy luật cao hơn Nhà được đặt quanh sân, có nhà chính và nhà phụ, quanh làng có

bố trí chướng ngại vật để bảo vệ - hình thức sơ khai của các loại tường chắn và hàngrào ngày nay Về vật liệu và kết cầu, nhà có tường làm bằng cành cây trát đất, có nơinền nhà làm bằng cả những tắm đất sét nung, mái nhà đốc Ngoài nhà đất còn có nhàsan trên đất, sàn trên nước

Các cư dân thời Đồ đá ở Cận Đông, Anatolia, Syria, phía nam bình nguyênLưỡng Hà và Trung A là những nhà xây dựng vĩ đại Họ đã biết sử dụng gạch-bùn

Trang 10

để xây nhà ở và các ngôi làng Ở Catalhovuk, người ta đã biết trang trí nhà cửa v

những tranh vẽ tạo hình người và thú vật Các khu mộ tỉ mỉ cũng được xây dựng.

Người thời Đồ đá mới ở quần đảo Anh cũng xây dựng những nắm mô và phòng mộcho mình, các trại tường dat đắp (causewayed camps), các vòng tròn đá (henges flint

mines) và các đài đá lớn hình tròn (cursus monuments)

Nhiều làng xóm xuất hiện ở khắp nơi trên trái đất như ở Palestine vào Thiên niên

ky IX tr.CN, làng Scara Brey ở Irlanda, Khirotikia đảo Chypre vào Thiên niên ky

V Các cộng đồng làng xóm này mới mở ra và còn lạc hậu nhưng nó là nguồn gốccủa đô thị, là sự sơ khởi của những nền văn mình sơ khai cùng với việc phát minh rachữ viết

Làng xóm Khirokitia, ở dao Chypre ` thiên niên ky V tr.CN, xây bang gạch không nung, đặt trên nên đá

Trang 11

công việc nặng nhọc, phụ nữ ở nhà trồng trọt, chăn nuôi do đó chế độ Mẫu hệ chuyển

dần sang Phụ hệ Mầm mống của xã hội nô lệ đã nảy sinh trong lòng chế độ nguyênthủy Việc phân hóa giàu-nghèo, đưa đến việc hình thành các thành li — nhà ở kiên

cố của tang lớp thống trị - công trình có hình dạng hình học han hoi được xây dựngbằng gỗ, cây và đá Các cuộc chiến tranh, tranh giành giữa các bộ lạc dẫn đến sự rađời của nhiều công trình phòng ngự Con người bắt đầu xây dựng tường thành dé bảo

VỆ.

Một số loại hình kiến trúc thờ cúng đầu tiên, đáp ứng nhu cầu tỉnh thần của

con người nguyên thủy cũng đã ra đời trong giai đoạn này Đó là các công trình dựng

bằng đá : phòng đá, cột đá và lan can đá

Phong đá (Dolmen, hay còn gọi là thạch dai, bàn đá) : nghĩa là ngôi mộ nguyên

thủy, là nơi mai táng, thờ cúng lãnh chủ và phù thủy lúc bấy giờ Đó là những côngtrình làm bằng hai cột đá lớn dựng đứng, bên trên đặt một tắm đá ngang Phòng đá ởthời kỳ đầu có kích thước nhỏ, dai không quá 2 mét và cao không quá 1,5 mét Dan

Trang 12

dần được xây bằng các khối đã lớn hơn, đặt cách nhau tới 20 mét và tắm đá lợp nặn;tới hàng chục tan Việc xây dựng những phòng đá thời nguyên thủy chứng tỏ conngười đã biết vận dụng luật cân bằng lực.

Cách xây dựng phòng đá được phỏng đoán là : đầu tiên, người ta dựng hai cột

đá đứng, chèn đắp đá nhỏ cho cao bằng mặt đỉnh cột, rồi đặt đòn khiêng, con lăntrượt tâm đã mái lên, ssau đó tháo dg nền đá nhỏ, tháp đòn khiêng va con lăn là xong.Phòng đá được tim thay ở một số nơi như Đức, Thụy Điển, Pháp, Anh Phòng

đá ở Đức, phía trên còn đắp đất như hình thức một ngôi mộ đích thực hòng đá ởThụy Điền, ngoài những phòng đá đơn còn có những phòng đá có mặt bằng dài hìnhchữ nhật hay chữ T, sắp xếp nhiều phiến đá đứng, bên trên có 3-4 đến 7-8 phiến đá

lợp.

Cột đá (Menhir hay Monolith) : có kích thước cao thấp khác nhau tùy từngnơi, có cột đá cao tới 20 mét và nặng 300 tấn Các cột được dựng độc lập, thân cộtthường được chạm khắc hình cây cối, người, vật Có thé mỗi cột đá dé kỷ niệm mộtngười chết, cũng có thé đề tượng trưng cho lòng tin của con người đối với sức mạnh

của thiên nhiên.

Việc xây dựng cột đá được phỏng đoán : cũng dựa vào sức cân bằng của cột

đá và lực kéo, người ta day đá đến những cái hố được đào sẵn, buộc dây vào đầu cột

đá và kéo dân lên, sau đó có định chân cột

Ở vùng Carnac (Bretagne, Pháp) vẫn còn di tích của 3.000 cột đá xếp thànhnhiều dãy, dài tới 3 km (theo phỏng đoán có thẻ có tới 10.000 cột đá) Ở một số vùng

ở Anh và Pháp vẫn còn giứ được di chỉ về cột đá

Lan can đá (Cromlech, còn gọi là thạch hoàn) : là những vòng tròn hoặc những

vòng tròn đồng tâm, dựng nên bởi những cột đá, trên lợp các tâm đã dài tạo thànhnhứng vòng khép kín Lan ca đá dùng để cúng ma thuật Ở giữa vòng tròn đá là mộttâm đã dùng để đặt vật hy sinh cho lễ cúng

Trang 13

Lan can đá nổi tiếng nhất trong lịch sử kiến trúc là lan can đá SalisburyStonehenge, nước Anh Đây là di tích hoàn chỉnh về công trình sơ khai của loại kếtcấu đá này Lan can đá có đường kính 90m, các thanh đá đứng còn lại hiện này caotới 5 mét, bên trong vòng đá trong cùng còn có 5 công đá ( còn gọi là tháp đá, baogồm 2 thanh đá đứng cao 7-8 mét nói liền với một tim đá ngang) Các cột đá làmthành lan can đá có cột nặng tới 32 tan hay 50 tan, muốn dựng và kéo lên phải dùng

tới công sức của hơn 200 con người hợp lại Đây thực sự là một kỳ công của con người trong thời kỳ nguyên thủy.

Hình thức sơ khởi của đền thờ : người nguyên thủy đã xây dựng những đềnthờ kiểu sơ khai bằng đá, là mầm mồng của đền thờ sau này

Tiêu biểu là đền thờ Mnajdra — thờ nữ than mùa màng ở Malta Đó là nhữngkhông gian tạo dựng bằng đá có hình elip thô sơ nhưng kiên có, đền chưa có hìnhdạng hình học rõ nét, điều này phản ánh bởi chất liệu và kết cấu cũng như công cụchế tác nên tính chuẩn tắc của hình thức kiến trúc còn hạn chế

bế |

Phòng đá ở Bretagne, Pháp Phòng đá ở Anh

Trang 14

Cột đá Locmariaquer, Bretagne, Cột đá ở Anh

Pháp

Trang 15

CHƯƠNG 2

KIÊN TRÚC THỜI KỲ XÃ HỘI NÔ LỆ2.1 Kiến trúc Ai cập cổ đại (từ năm 4000 TCN)

2.1.1 — Khái quát chung

a Điều kiện tự nhiên

Ai Cập cô đại, hay nền van minh sông Nile, gắn liền với cư dân sông bên hai

bờ con sông Nile tại Ai Cập Dòng sông Nile dài khoảng 6500 km, có bảy nhánh đổ

ra biển Dia Trung Hải, tạo nên nơi sản sinh ra một trong những nền văn minh sớmnhất, rực rỡ nhất của nhân loại

Phần hạ lưu sông Nile rộng lớn, giống như hình tam giác dài 700 km, hai bên

bờ sông rộng 10-50km tạo thành một vùng sinh thái ngập nước và bán ngập nước —

một vùng đồng bằng phì nhiêu với hệ động thực vật đa dạng và đông đúc Hàng năm

từ tháng 6 đến tháng 9, nước lũ sông Nile dâng lên làm ngập cả khu đồng bằng rộnglớn và bồi đắp một lượng phù sa khổng 16, màu mỡ Các loại thực vật chủ yếu như :đại mạch, tiểu mạch, chà là, sen, sinh sôi nảy nở quanh năm Ai Cập cũng có một

hệ động vật phong phú như voi, hươu cao: cổ, sư tử, trâu bò, cá sấu và các loài chim Từ biển Địa Trung Hải, ngược dòng sông Nile (từ cùng Ai Cập hạ ngược lên vùng

Ai Cập thượng), lần lượt có các điểm dân cư sau :

Trang 16

Nuhlan Desert

Sơ đồ phân bố các điểm dân cư Ai Cập cỗ đại

Trang 17

b Tình hình kinh tế - xã hội

Tinh chất của nền kinh tế Cổ Ai Cập là tự cung tự cấp Số dân tự do khá đông

và lao động nô lệ chưa được dùng vào sản xuất xã hội một cách đại quy mô.Các ngành nghề như đánh bắt cá, nông nghiệp, thủ công nghiệp và thươngnghiệp rat phát triển từ 3.000 năm tr.CN Đặc biệt các di sản kiến trúc đồ sộ, đạt đếnmột trình độ vươn lên tầm kỳ quan của thé giới như : các kim tự tháp, các kiệt tác vềhội họa, điêu khắc, nghệ thuật ướp xác,

Theo cách phân định thời gian của Manetho (thế kỷ 3 tr.CN) thì lịch sử Ai Cập

cổ đại được chia thành Cổ, Trung, Tân vương quốc với 30 vương triều kéo dài khoảng

từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 tr.CN đến năm 332 tr.CN, thời Hậu kỳ từ năm 332 tr.CNđến năm 30 tr.CN

- Thời kỳ Cổ Vương quốc (từ vương triều thứ 1 đến Vương triều thứ 10, khoảng

từ 3.200 — 2130 tr.CN) : có địa điểm phát triển chính là khu tam giác châu thiều thổphía Bắc, với thủ đô là Memphis, loại hình kiến trúc chủ yếu là lăng mộ (mastaba và

kim tự tháp)

- Thời kỳ Trung Vương quốc (từ Vương triều thứ 11 đến Vương triều thứ17,khoảng từ 2130 — 1580 tr.CN) : lãnh thé mở rộng xuống khu vực phía Nam, hoạtđộng xây dựng chủ yếu tập trung quanh thủ đô Thefbes, loại hình kiến trúc chủ yếu

là đền đài

- Thời kỳ TânVương quốc (từ Vương triều thứ 18 đến Vương triều thứ 30, từ năm

1580 — 332 tr.CN) : vẫn lầy Thèbes làm thủ đô, các loại hình kiến trúc chủ yếu là đềnđài, đền đài trong đá, lăng mộ đục trong đá và nhà ở

Trang 18

- Hậu kỳ (từ năm 332 - 30 tr.CN) : thời kỳ này phía Bắc bị xâm lược, cuối cin;

bị La Mã thôn tính, kiến trúc có quy mô nhỏ nhưng tỉnh tế, bị ảnh hưởng của Hy Lạp

và La Mã

ce Tình hình chính trị - tôn giáo

Vé chính trị, Cổ Ai Cập là một nha nước nô lệ chuyên ché, cấp thấp, phát triển

chậm chạp và nô lệ bị lao động cưỡng bức Dưới nhà vua là các tăng lữ (Priest), dưới

nữa là các thư lại (Virit) Nông dân, thợ thủ công chiếm số lượng khá đông, tang lớpdưới cùng là nô lệ Số dân tự do vẫn còn khá đông và lao động nô lệ chưa được dùng

vào sản xuât xã hội một cách đại quy mô.

Khi chế độ thị tộc tan rã và giai cấp được hình thành, mâu thuẫn trong xã hộichủ yếu nảy sinh giữa một bên là nô lệ, bình dân và một bên là tầng lớp thống trị,bao gồm chủ nô, quý tộc, thầy cúng, tăng lữ

Từ thời Cổ Vương quốc, các Pharaon đều chủ trương dùng chính sách vũ trangxâm lược các nước láng giềng để cướp đoạt của cải, nô lệ tăng cường quyền lực củamình Pharaon được coi là những vị thần sống với quyền lực vô hạn, tên của vuacũng như tên của thần là húy kị, không được gọi, cho nên phải gọi vua là Pharaon,nghĩa là “kẻ ngự trị trong cung điện” Người ta cũng gọi Pharaon là “con thần Ra”(thần Mặt Trời) Tên gọi đó phản ánh bản chất giai cấp của tôn giáo Ai Cập, mặtkhác còn nhằm thần thánh hóa quyền lực của nhà vua

Mỗi địa phương ở Ai Cập thờ một số thần khác nhau, tổng số thần được thờ ở

Ai Cập lên đến con số 2000 Tôn giáo Ai Cập cô đại tin tưởng vô bờ bến vào cuộcsống sau cái chết Người ta cho rằng cuộc sống hiện tại chỉ là tạm thời, khi chết đimới bắt đầu “cuộc đời that” vĩnh viễn của mình và ở đó linh hồn (gọi là ka) sẽ trở về.Bởi vậy, người Ai Cập, đặc biệt là các Pharaon hết sức chú ý đến việc gìn giữ thi thể

và cất giấu vào nơi an toàn Cùng với ước vọng lưu lại đời đời tiếng tăm lừng lẫy và

Trang 19

uy quyền bắt diệt của mình, các Pharaon đã xây dựng nên những lăng mộ cực kkiên cố va hùng vĩ Đó là những Kim tự tháp làm kinh ngạc thé giới cỏ kim.2.1.2 — Đặc điểm và các loại hình kiến trúc Ai Cập cỗ đại

Đặc điểm kiến trúc xuyên suốt thời gian dài mây nghìn năm của Ai Cập là:các công trình có quy mô lớn, kích thước đồ sộ với cách bé trí rất tôn ngiêm, chặtchẽ, nặng nề và thần bí

Gỗ rất khan hiếm nên vật liệu xây dựng trong giai đoạn này đối với các loạikiến trúc thông thường chủ yếu là gạch chưa nung, các loại lau sậy, đất sét; đối vớicác công trình kỷ niệm, lăng mộ, đền đài thì bằng đá là chính

Phương thức kết cấu là kết hợp giữa dim, cột và tường chịu lực Cột trongkiến trúc Ai Cập cô rất lớn, khoảng cách giữa hai cột rat sit nhau Kết cấu dầm cộtnhư vậy, cùng với sự bồ trí các thành phan của công trình trải dai theo trục doc, chú

ý biểu hiện không gian bên trong, có đường dẫn vào phía trước khá dài khiến côngtrình gây nên cảm giác áp chế đối với con người rất mạnh Từ thời Cổ Vương quốc,người Ai Cập đã biết nung gạch và xây cuốn gạch Tuy nhiên cách làm này ít pháttriển do sự khan hiếm gỗ dé nung gạch va làm cốp pha

Tương ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, kiến trúc cỗ Ai Cập lại có những nétriêng, những loại hình khác nhau mà đến nay còn để lại ấn tượng rất mãnh liệt cho

người xem.

Tổng kết các loại hình triển trúc chủ yêu của Ai Cập cô đại :

- Lăng mộ : từ mastaba đến kim tự tháp

- Đền thờ : gồm đền thờ trên mặt đất và đền thờ đục trong lòng núi

- Nhà ở dân gian

a Lăng mộ

Trang 20

Mastaba : là loại hình lăng mộ giành cho tang lớp quý tộc, xuất hiện từ 4.000năm tr.CN Đó là những khối xây gần đặc có mặt cắt hình thang, mô phỏng các kiềunhà ở gạch đá của quý tộc thời bấy giờ Ăn sâu vào trong lòng khu xây này là một sốphòng để tưởng niệm người chết.Qua một lối vào là đến phòng tế lễ, sau cùng là gianthờ, đặt tượng người chết.

Để chôn người chết, người ta làm một cái giếng từ trên đỉnh mặt công trình,xuyên qua khối xây và ăn thắng xuống đất, đến một độ sâu đáng kể Qua hành langngang là phòng mai táng, ở đấy dé thi thể người chết Sau khi chôn cắt, giếng đượclấp kín

Mastabas được đặt thành từng cụm, có hướng Bắc-Nam, thường cùng với cácKim tự tháp, hình thành một khu vực lớn gọi là Necropole — “thành phố của nhữngngười chết”

Trang 21

Kim tự tháp: là lăng mộ của các Pharaon Kim tự tháp có nguồn gốc ban đầu

từ Mastabas, nhưng có hình khói dé sộ hơn nhiều và cách tô chức cũng khác: phòng

để thi thể đặt ở trong công trình, còn chỗ tế lễ xây dựng riêng ở ngoài

Có các dạng Kim tự tháp sau :

- Kim ty tháp có bậc : Một trong những kim tự tháp lần xuất hiện xuất hiện đầu tiêntrong lịch sử kiến trúc là kim tự tháp Djoser Nếu trước dây các ngôi mộ vua chỉ là

"ngôi nhà" thì kim tự tháp có bậc Djoser ở Sakkara là "ngôi nhà vĩnh cửu" Kim tự

tháp Djoser được xây dựng vào Vương triều thứ 3, năm 2770 TCN, dưới quyền chỉhuy của quan đầu triều của nhà vua, đồng thời cũng là một nhà kiến trúc lỗi lạc, nhàbiết sử, coi trọng văn tự, trí thức, tên là Imhotep Kim tự tháp Djoser có đáy hình chữnhật, cạnh Đông - Tây dài 126m, cạnh Bắc - Nam dài 106m, cao 60m, có sáu bậc,

Trang 22

các tầng thu nhỏ dan về phía trên Kim tự tháp Djoser đánh đầu một bước tiến nhavọt trong quá trình phát triển các loại hình lăng mộ của kiến trúc Ai Cập cô đại, nếu

so với ngôi mộ của Nebetka, nó khác xa ở những điểm mới sau đây :

+ Đặt phòng tế ở trước tòa tháp (mộ của Nebetka - phòng tế lễ đặt trên định mộ),

phát triển phần bệ của mộ kiểu bậc cấp thành một hình khối có hình đáng đồ sộ vàthuần tuý, mang tính chất mạnh mẽ của một "cái bia kỷ niệm"

+ Tòa kim tự tháp không còn mang dau ấn của kết cầu gỗ, về mặt hình thức cũngnhư phong cách gan với kiểu lăng mộ của quý tộc hình chữ nhật hơn

Nói chung kim tự tháp Djoser hình khối đơn giản, ổn định, vừa phù hợp vớiyêu cầu của một công trình kỷ niệm, vừa thích hợp với điều kiện thi công và xâydựng các công trình bằng đá

A Lỗi vào chính

B Lãi vào phụ

© Liễ vàn của ke dap edn

" Phong lan

Trang 23

- Kim tự tháp Medium : được xây dựng vào Thời kỳ cuối của vương triều thứ 3, đáy

tháp hình vuông kích thước 144,5m, cao khoảng 90m, góc nghiêng của thân tháp là

51 độ.

Trang 24

- Kim tự tháp Dashur : được xây dựng vào năm 2723 TCN, đáy vuông kích thước 187m, độ nghiêng thân tháp phía dưới 54 độ 15', độ nghiêng thân tháp phía trên là

43 độ.

Trang 25

Ba gu 13" BASE = 193.60 m5.

SECTION LOOKING SOUTH.

Mat cắt hướng Nam

MORTHERN

427/2A

SECTION LOOKING WEST

Mat cắt hướng Tay

Trang 26

- Kim tự tháp trơn : qua hai sự tìm tòi quá độ trên, kim tự tháp được hoàn chỉnh

thành kim tự tháp trơn với đại biểu tiêu biểu nhất là quần thể kim tự tháp ở Gizeh(thuộc vùng tam giác châu thd phia Bac, hạ lưu sông Nile), được xây dựng giữa thiênniên kỷ III tr.CN, cach Cairo 8km, trên một vùng cát cao 40m của sa mạc Libie Gồm

3 kim tự tháp lớn, tượng nhân sư, 6 kim tự tháp nhỏ và 400 mastaba.

Kim tự tháp lớn nhất là Kheops : cạnh đáy 230,6x227,5m; cao 146,7m

Kim tự tháp Khephren : 216x216m; cao 136,4m Phía trước có tượng nhân sư đài 4óm, cao 20m.

Kim tự tháp Mikerinos : 109x109m; cao 66,5m.

Trang 28

a: Kim tự tháp Cheops ¡: Đường đắp

b: Các Kim tự tháp hoàng hậu J: Tượng nhân sư (Sphinx)

c: Nghia trang phía Tây k: Đền thờ Chephren

d: Nghia trang phía Đông I: Dén thờ Nhân sư

e: Phế tích đền thờ Cheops m: Đài thờ hoàng hậu Chentkaue

fi các đài thờ Thần mặt trời n: Kim tự tháp Mycerinos

fl: Viện bảo tàng về tục thờ thần Mặt trời o: Miếu đường thờ Mycerinosg: Kim tự tháp Chephren p: Phế tích một con đường đắph: Miéu đường thờ Chephren q: Phé tích một đền thờ

Trang 29

- Lăng mộ đục trong đá (Hypogee): Là những lăng mộ đục ngầm vào núi đá hoặmột phần xây dựng ngoài trời và một phần đục vào núi đá, được phát triển từ thờiTrung vương quốc và Tân vương quốc ở vùng Thượng Ai Cập Đây là vùng núi cao

và thung lũng, địa hình hiểm trở, diện tích đất bằng phẳng ít vì vậy việc xây dựngnhứng Kim tự tháp có quy mô đồ sộ không còn thích hợp Các Pharaon thời kỳ này,

theo tập quán của các quý tộc Thèbes, đã cho xây dựng mộ trên núi cao trong các

hang động hoặc đục vào trong núi Điều này cũng phù hợp với việc thờ thần núi trong

tín ngưỡng Bái vật giáo nguyên thủy, các nhà vua đã lợi dụng hình tượng núi đã cao

để thần thánh hóa vai trò của mình

Kỹ thuật kết cấu đã tiễn bộ thêm một bước : dùng kết cầu dầm cột đề tạothành những không gian nội thất rộng rãi và vai trò của những không gian bên trongcủa các công trình kỷ niệm đã được khẳng định

Lăng Beni-Hassan (niên đại 2130-1785 trc.CN): hình thức lăng mộ ngầmtrong núi đá đầu tiên là lang mộ nhà vua Beni-Hassan và những người thuộc Vuongtriều thứ 11 và 12 Lăng được đặt trong một khu vực núi đá cao, phần lối vào có haicột giữa tạo thành ba cửa vào, tiếp đến là một vách đá có trổ cửa đi, bên trong là mộtđộng đá lớn hình vuông có 4 cột đỡ ở giữa, đáy trong cùng đặt điện thờ Kỹ thuật kếtcấu đã tiễn bộ thêm một bước: dùng kết cấu dầm cột để tạo thành những không gian

nội thât rộng rãi.

Trang 31

Sau lăng mộ Beni-Hassan, các lang mộ xây dựng trong núi có một chuôi

trình tự các không gian phức tạp hơn, chúng bao gồm một đền thờ nửa lộ thiên, mộthành lang dài đục trong đá, tiếp đến là một loạt các phòng và sảnh đục ngầm trong

đá Với bố cục như vậy, các đền thờ trở thành chủ thé của kiến trúc lăng mộ, có quy

mô lớn, xây dựng phía trước vách núi, chỗ để mai táng trong cùng, sâu trong núi

Nhu vậy toàn bộ ngọn núi đá được kết hợp một cách khéo léo vào tổng thé kiến trúclăng mộ, làm kiến trúc thêm hùng vĩ như những Kim tự tháp trước đây Người AiCập cô đại là những người kiệt xuất trong việc đưa thiên nhiên vào trong tìm ý sángtác và bố cục của mình

Lăng Mentu-Hotep III 6 Deir-El-Bahari, nhà vua thuộc Vương triều thứ 11,

có niên đại khoảng năm 2065 tr.CN Đây là tòa lăng mộ xây dựng trong đá nồi tiếngnhất trong lich sử kiến trúc Với tòa lăng này, một định chế về lăng mộ đã ra đời.Bằng cách triệt để khai thác cả khu đất bằng phía trước lẫn ngọn núi đã phía sau, mộtloạt các không gian kế tiếp nhau được bố cục bởi một trình tự chặt chẽ, quan niệmmới về kiến trúc lăng mộ được xác lập Vai trò của không gian nội thất đã sánh ngangvới vai trò của kiến trúc ngoại thất Tòa lăng còn giữ lại hình ảnh Kim tự tháp củacác đời Pharaon trước, cấu trúc của ngôi kim tự tháp này đã cản trở sự liên tục củanội thất Điều đó nói lên trong quá trình đổi mới, các truyền thống cũ có lúc lại thànhtrở ngại cho sự phát triển của những cái mới Lăng Mentu-Hotep III sử dụng các dốcbậc và hành lang cột tạo thành ánh sáng, bóng đổ, bóng bản thân, các phần đặc-rỗng

có tác dụng thâm mý rất lớn do sự tương phản mạnh mang lại Một số đặc điểm đángchú ý : nhắn mạnh trục, nhắn mạnh sự đối xứng, dùng sân trong, các hình điêu khắc

và đại sảnh làm tăng tính trang nghiêm và hoành tráng cho công trình

Trang 33

Lăng mộ nữ hoàng Hatshepsut, Vương triều thứ 18: là một tng thé kiến trúbiết khai thác và lợi dụng địa hình một cách khéo léo, dùng nhiều bản phẳng, nhiềubậc cấp, nhiều đường dốc thoải, nhiều hành lang cột đá và đại sảnh Về mặt ý tưởng

và phong cách , nhìn chung cũng nhất trí với lăng mộ của Mentu-Hotep III, nhưng

về quy mô lớn hơn, kết hợp với núi đá chặt chẽ hơn và loại bỏ kim tự tháp khỏi bốcục, nội thất rộng lớn, tính chất trục của công trình được nhắn mạnh hơn

oo cry

Trang 34

1- _ Sân thứ nhất 8- Hang cột giữa phía Nam

2- Đường dốc 9- Hàng cột punt

3- Hàng cột dưới phía Nam 10- Đên Hathor

4- Hàng cột dưới phía Bắc 11- Sân thứ 3

5- _ Sân thứ hai 12- Mộ Hatshepsut

6- Hàng cột giữa phía Bắc 13- Dén thờ Amun

b Dén thờ

Trang 35

Dén thờ trên mặt đất : công trình đáng chú ý là đền thờ thần Mặt trời (thảiAmmon), cũng chính là đền thờ Pharaon vì theo quan niệm của Ai Cập cô đại, các

vị vua chính là hiện thân của thần mặt trời Các chế đinh về đền thờ bắt dầu đượcđịnh hình từ thời kỳ Trung Vương quốc, lúc đầu là những đền miéu tế lễ của quý tộctrong vùng đặt ở phần trung tâm của những dinh thự dé ở của quý tộc, đặt trên mộttrục đọc làm chuẩn, người ta lần lượt sắp đặt các thành phần sau đây: cửa lớn, sântrong có hàng cột bao quanh, đại điện và một số phòng mật thất Sau đó khi xuất hiênđền thờ thần Mặt trời ở Thebes, đền thờ đã lấy bố cục nói trên vào trong thiết kế vàxây dựng đền, ở phía trước có thêm một đến hai cặp bia tháp vuông nhọn (hình thứcnhư cột ghi công Obelisk) nhưng thật ra loại cột vuông có chiều cao lớn này là tượngtrưng cho thần Mặt trời và cũng là tượng trưng cho xu hướng mướn vươn lên cao củangười Ai Cập cổ đại Đó là một khối đá nguyên khối, tiết điện vuông, càng lên trêncàng nhỏ dan, vat nhọn ở đỉnh

Đền thời thần Ai Cập cổ đại có hai điểm chốt (hai trọng điểm) nghệ thuật kiếntrúc Một là các cửa lớn, các nghỉ thức tôn giáo mang tính quần chúng được cử hành

ở phần phía trước cửa này, cho nên cửa phải đường bệ, lôi cuốn, phù hợp với kịchtính của nghỉ lễ Hai là khu vực nội bộ của đại điện, ở đây nhà vua tiếp nhận sùngbái của một số ít người, nên không gian phải u uẫn day vẻ áp chế như vậy mới đápứng được tính chất thần bí của nghỉ thức

Mặt bằng

Trang 36

1- Cổng vào (Pylon) 5- Tường rào

2- Sân 6-Tượng Pharaon

3- Sanh cột (Hypostyle) 7-Bia tháp (Obelisk)

4- Nơi thờ cúng 8-Tuong Nhân sư (Sphinx)

Trang 37

Mặt bằng chụp từ vệ tỉnh

Trang 38

Đền thờ trong lòng núi : đền thờ đục vào núi đã lớn nhất Ai Cập chính là đềnAbu Simbel, được xây dựng năm 1301 tr.CN, trước đền có tượng Ramses II cao 20m.

Trang 39

Mặt đứng Nội thất

‘comerete aome:”1ne temple was

‘and rebuilt tn exactly the Tebuilt rock face stone support new concrete dome canh and rubble

i for faade ‘of concrete infill, modem technological achievement

sat me dy rank withthe

peal °

‘supports for new dome The walls of the halls are conered with superbly preserved reliefs showing Ramesses cmquetine his enemies in the

‘Osiris statues mighty battle of Kadesh that he

ÍOugt his fifth year as king Almost 1500 figures of soldiers are

Eight large statues showing the carved and painted here Side King as Osiris stand in a double chambers off the hall were ~y

row, facing each other, i the store chambers for the temple's

entrance hall wealth

Mat cắt Đền Abu Simbel

Trang 40

c Dinh thự và nhà ở dân gian

Trong xã hội Ai Cập cổ dai, nhà ở thường làm bằng lau sậy va đất sét hoặc gỗ

và gạch (đá chỉ dùng trong kiến trúc tôn giáo)

Cung điện: có quy mô lớn, nhấn mạnh trục dọc, bên trong các phòng cónhiều cột, ngoài trục dọc có khi còn có trục phụ Cung điện sử dụng kết cầu gỗ, tường

gạch xây, mặt tường trát vữa, ngoài cùng xoa thạch cao Ngoài lớp thạch cao người

ta trang trí hình các loại thực vật và chim muông Trần, nền và cột nhà cũng được tô

vẽ các hình đẹp mắt, không gian bên trong đặt nhiều tượng vua và hoàng hậu, gỗ làmcung điện được vận chuyển từ Syrie tới Càng về sau việc thần hóa nhà vua càngđược cường điệu, cung điện càng mô phỏng hình thức đền thờ thần, trục dọc lại càngđược nhắn mạnh hơn nữa

Cung điện Malkata(Amenhotepl)

Ngày đăng: 05/05/2024, 23:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức sơ khởi của đền thờ : người nguyên thủy đã xây dựng những đền thờ kiểu sơ khai bằng đá, là mầm mồng của đền thờ sau này. - Giáo trình lịch sử kiến trúc :  Lưu hành nội bộ - Giảng dạy cho sinh viên Kiến Trúc - PGS.TS,KTS Tôn Đại (Chủ biên), ThS.KTS Nguyễn Lam Giang
Hình th ức sơ khởi của đền thờ : người nguyên thủy đã xây dựng những đền thờ kiểu sơ khai bằng đá, là mầm mồng của đền thờ sau này (Trang 13)
Bảng sau đây cho biết khái quát về việc phân chia và tính chất của các giai đoạn lịch sử, các nghệ sĩ lớn và các công trình tiêu biểu của kiến trúc thời đại văn hóa Phục Hưng ớ Italia. - Giáo trình lịch sử kiến trúc :  Lưu hành nội bộ - Giảng dạy cho sinh viên Kiến Trúc - PGS.TS,KTS Tôn Đại (Chủ biên), ThS.KTS Nguyễn Lam Giang
Bảng sau đây cho biết khái quát về việc phân chia và tính chất của các giai đoạn lịch sử, các nghệ sĩ lớn và các công trình tiêu biểu của kiến trúc thời đại văn hóa Phục Hưng ớ Italia (Trang 123)
Hình thức kiến trúc và nghệ thuật bích họa tiếp tục phát huy những thành quả của thời Nam Bắc triều và càng phong phú rực rỡ hơn nhiều - Giáo trình lịch sử kiến trúc :  Lưu hành nội bộ - Giảng dạy cho sinh viên Kiến Trúc - PGS.TS,KTS Tôn Đại (Chủ biên), ThS.KTS Nguyễn Lam Giang
Hình th ức kiến trúc và nghệ thuật bích họa tiếp tục phát huy những thành quả của thời Nam Bắc triều và càng phong phú rực rỡ hơn nhiều (Trang 179)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN