1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu giải pháp nâng cao phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực tuyến

95 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 14,04 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

000 BAO CAO TONG KET

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HQC VA CONG NGHE CAP TRUONG NGHIEN CUU GIAI PHAP PHAP NANG CAO PHAT TRIEN THE LUC

CHUNG CHO SINH VIÊN NĂM THU NHÁT TRUONG DAI HỌC MO HA NOI TRONG DIEU KIEN DAY HQC TRUC TUYEN

Mã số: MHN 2022-03.39

Chủ nhiệm đề tài: ThS Lê Thị Thoa

Hà Nội, tháng 12/ 2022

Trang 2

VA DON VỊ PHOI HỢP CHÍNH + Đơn vị phối hợp chính: Trường Đại học Mở Hà Nội + Danh sách thành viên tham gia nghiên cứu dé tài:

TT Họ và Tên Năm Chức Trình Đơn VịSinh Danh Độ

1 | Lê Thị Thoa 1987 | Giảng viên | Thạc sỹ | Trường DH Mở Hà Nội2 | Lê Đức Anh 1987 | Giảng viên | Thạc sỹ | Trường DH Mở Hà Nội3 | Lê Mạnh Hùng 1989 Giảng viên | Thạc sỹ | Trường ĐH Mở Hà Nội 4 | Nguyễn Tiến Dũng 1983 | Giảng viên | Cử nhân | Trường DH Mở Hà Nội

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIÊU ĐÒ

CÁC DON VỊ DO LUONG TRONG LUẬN VĂN MỞ ĐÀU

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIEN THE LỰC CHUNG TRONG DIEU KIỆN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN.

1.1 Khái quát hoạt động giảng dạy GDTC trong điều kiện trực tuyến 1.1.1 Khái niệm day học trực tuyến

1.1.2 Ưu điểm1.1.3 Sự cần thi

1.1.4 Giải pháp tô chức dạy học trực tuyên môn Giáo dục thé chất ở các Trường Dai học,

đăng hiện nay

Ỹ a3 Cac yéu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục thê chất

.3.2 Mục đích, nhiệm vụ, phát triển thé lực chung trong công tác GDTC cho sinh vị

Những tiêu chí đánh giá chất lượng TLC đối với sinh viên.

1 Các quan điểm đánh giá TDTL.

Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá thé lực theo quy định của Bộ GD&ĐT.

1ú 5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện dạy học trực tuyế

1.5.1 Sử dụng các ứng dụng trong dạy học trực tuyên1.5.2 Sử dung ky năng thực hành dạy học trực tuyế

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THE CHAT. ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI.

2.1 Thực trạng công tác Giáo dục thể chất ở Trường ĐH Mớ Hà Nội

2.1.1 Thực trạng vê nội dung chương trình môn học GDTC của Trường Đại học Mở Hà

2.1.2 Thực trạng các bài tập phát triển lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Dai học

Mở Hà Nội.

2.1.3 Thực trạng đội ngũ giảng viên Giáo dục thé chat của Trường Đại học Mở Hà Nội2.1.4 Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy môn GDTC của Trường Đại học MởHà Nội 42.1.5 Thực trạng thê lực chung của sinh viên năm thứ nhât Trường

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ ỨNG DỤNG CÁC GIẢI PHAP NHAM NANG CAO THE LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN NAM THỨ NHAT TRUONG ĐẠI HOC MO HA NOI TRONG DIEU KIEN DAY HQC TRUC TUYEN

3.1 Phương pháp nghiên cứu.

3.1.1 Phương pháp phân tích và tông hợp tài liệ

3.1.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm.

3.2 Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao thể lực chung cho sinh viên

năm thứ nhất Trường Đại học Mé Hà Nội trong điều kiện day học trực truyén 3.2.1 Lựa chọn các test đánh giá trình độ TLC cho sinh viên năm thir nhất “Trường Đại học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực truyến

Trang 4

Dai học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực truyền.

3.2.2.1 Cơ sở lý luận và thực tiên lựa chọn các giải pháp.

3.2.2.2 Nguyên tắc lựa chọn các giải pháp.

Giải pháp 5: Ứng dụng công, nghệ thông tin trong công t

3.2.3 Lựa chọn các bai tập nhăm phát triển thé lực chung cho sinh viên năm thứ nhất TưởngĐại học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực truyền

3.2.3.1 Cơ sở lý thuyết và thực tid

năm nthứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội lạng điều

3.2.4.1 Tô chức thực nghiệm các giải pháp phát triểnTrường Đại học Mở Hà Nội

3.2.4.2 Đánh giá thực trạng thê lực chung,RLTT.

3.2.4.4 Kết quả ‘kiém tra sau 5 tháng thực nghiệm các giải pháp nhăm phát triên thê lực chung đối với sinh viên năm thứ nhất Trường Dai học Mở Hà Nội theo tiêu chuân RLTT

3.2.4.5 Đánh giá kết quả học tập môn GDTC của sinh viên sau thực nghiệm KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

PHU LỤC 1PHỤ LỤC 2

Trang 5

iia STT Nội dung Trang

Nội dung chương trình môn học Giáo dục thê chât Trường Đại học21 NAY: 40

Mở Hà Nội

+; _ | Thực trạng về chat lượng và đội ngũ giảng viên Giáo dục thé chất | „,trong Trường Đại học Mở Hà Nội.

2 _ | Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ giảng day và tập luyện TDTT | „„l của Trường Đại học Mở Hà Nội

24 Ket quả khảo sát trình độ thê lực của sinh viên năm thứ nhật 467 Trường Đại học Mở Hà Nội (n=450)

25 Thực trạng nhận thức về vai trò, tác dụng của giờ học môn Giáo 52

l dục thé chat của sinh viên Trường Dai học Mở Ha Nội (n=450)2ø _ | Thực trạng khó khăn khi tham gia học tập môn học Giáo đục thé | ;.

l chât của sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội (n=450)Kết quả phỏng vấn các nguyên tắc lựa chọn giải pháp nhằm nâng

3.1 | cao thé lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Dai học Mo 60

Hà Nội (n= 35)

3.2 | Kết quả phỏng van lựa chọn các giải pháp nâng cao chat lượng 61GDTC cho SV năm thứ nhật Trường Đại học Mo Hà Nội (n = 35)33 Kiêm định mức độ tin cậy của các giải pháp nâng cao thê lực chung 6

cho sinh viên nam thứ nhat Trường Dai học Mở Hà Nội

3.4 | Kiêm định mức độ tin cậy của 5 giải pháp nâng cao thé lực chung | ,.* _ | cho sinh viên năm thứ nhất Trường Trường Đại học Mở Hà Nội

Kết quả phỏng van lựa bài tập phát trién thé lực cho sinh viên nam

ý 3.5 | thứ nhất Trường ĐH Mở Hà Nội trong điều kiện day học trực | 66

Bảng 4£truyện (n= 35)

36 Ket quả kiêm tra thé lực chung trước thực nghiệm của nữ sinh viên 70l năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội lứa tuổi 19 (Nụ =117)

Kết quả kiêm tra thé lực chung trước thực nghiệm của nam sinh

3.7 | viên năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội lứa tuổi 19 (Ni | 70

3,g | Ket qua kiêm tra the lực chung trước thực nghiệm của nữ sinh viên | „¡l năm thứ nhất Trường Dai học Mở Hà Nội lứa tuôi 19 (Nace =113)

Kết quả kiêm tra thê lực chung trước thực nghiệm của nam sinh 3.9 | viên năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội lứa tuổi 19 (Nae | 71

3.10 Ket quả học môn GDTC trước thực nghiệm của sinh viên năm thứ 80

“10 _| nhất Trường Dai học Mở Hà Nội (NTN n=147)

311 Keét quả học môn GDTC trước thực nghiệm của sinh viên năm thứ 81: nhất Trường Dai học Mở Ha Nội (NDC n=143)

3 ¡2_ | Kết quả kiểm tra thé lực chung sau thực nghiệm của nữ sinh viên |.l năm thứ nhất Trường Dai học Mở Hà Nội lứa tuôi 19 (Nm =117)3⁄13 Ket qua kiêm tra thê lực chung sau thực nghiệm của nam sinh viên 83

: nam thứ nhat Trường Dai hoc Mở Ha Nội lứa tuôi 19 (Nm =30)3.14 Keét quả kiêm tra thê lực chung sau thực nghiệm của nữ sinh viên 84

“1 | năm thứ nhất Trường Dai học Mở Hà Nội lứa tuổi 19 (Nac =113)3.15 | Kết quả kiêm tra thể lực chung sau thực nghiệm của nam sinh viên |

năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội lứa tuổi 19 (Nac =30)

Trang 6

3.16 | nhất Trường Đại học Mở Hà Nội năm học 2021-2022 (NTN 90

Ket quả học môn môn GDTC sau thực nghiệm của sinh viên năm.3.17 | thứ nhât Trường Đại học Mở Hội năm học 2021-2022 (NDC 9I

n=143)

Trang 7

THUONG DUNG TRONG DE TÀI

Trang 8

Tinh cấp thiết: Trong công cuộc đổi mới của nên kinh tế Xã hội Chủ nghĩa hiện nay, Dang và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm, chú trong đầu tư đó chính là lĩnh vực Giáo dục Để đảm bảo cho sự phát triển bên vững của mỗi quốc gia thì nhân tố then chốt để làm nên điều đó chính là nhân tố con người Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta luôn coi “Giáo duc là quốc sách hàng đầu” của sự phát Xã hội.

Theo Nghị quyết Trung ương II khóa VIII đã họp về van đề Giáo dục - Dao tạo - khoa học công nghệ và khang định rằng các yếu tố này luôn phải đi cùng và gắn liên

với nhau Từ đó “Giáo dục - Đào tạo - Khoa học và công nghệ mới thực sự trở thành

quốc sách hàng dau Muốn đất nước trở lên giàu mạnh, văn minh phải có những con người phát triển toàn diện Một con người phát triển toàn diện không chỉ phát triển về trí tuệ, đạo đức, lối sống mà còn phải có một thé trạng cường tráng về thé chất ”.[2]

Trong cuộc cách mạnh “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” của nền kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước Đảng và Nhà nước lại càng chú trọng hơn công tác giáo dục thé chất (GDTC) cho học sinh — sinh viên là những người sẽ kế tiếp truyền thống cha ông, dé trở thành chủ nhân tương lai của đất nước; Điều đó được xem là tiền đề quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Để có được một thế hệ trẻ phát triển hài hoà về thé chat, tinh than, tư duy, trí tuệ và đạo đức, thì cần phải có chính sách giáo dục, chiến lược lâu dài.

Hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 diễn ra từ năm 2019 vẫn còn để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho xã hội nói chung và ngành Giáo dục và dao tạo nói riêng Do dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn còn những diễn biến phục tạp nên nhiều cơ sở Giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyển sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật.

Chính vì vậy việc dạy học hiện nay được các cơ sở giáo dục áp dụng hệ thống công nghệ vào day học trực tuyến (online), day học lai ghép (Hybrid), day học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) rất nhiều, và đây cũng là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19 Việc dạy học trực tuyến là phương pháp được đây mạnh trong giai đoạn dịch bệnh, nó đã đem lại hiệu quả cao cho việc áp dụng một cách có định hướng để truyền tải kiến thức

Trang 9

củng cố và dần trở thành một xu thế tất yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học để thích ứng với tình hình mới.

Được sự chỉ đạo sát sao quyết liệt của Chính phủ đã góp phần nâng cao hiệu quả của cả hệ thống chính trị, ngành Giáo dục và đào tạo ở nước ta Từ đó cho thấy xã hội đã rất nhiều những bước tiến mới, đặc biệt là đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ sở vật chat, thiết bị dạy học; Từ đó giúp thay đổi, điều chỉnh các hoạt động dạy học, tổ chức day học trực tuyến góp phần phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong day học, thúc day chuyển đổi sé trong giáo dục và đào tạo; mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục cho sinh viên, tạo điều kiện để sinh viên được học ở mọi nơi, mọi lúc và bảo đảm công tác phòng, chống dich, thích ứng với tình hình của dich COVID-19; đồng thời thực hiện tốt phương châm “tạm dừng đến Trường, không dừng học” đáp ứng mục tiêu chương trình, kế

hoạch công tác của năm học.

Đối với giáo dục đại học, hiện đã có 150 cơ sở giáo dục đại học đã kịp thời chuyển đổi hình thức dạy — học từ trực tiếp sang sang trực tuyến nhằm day mạnh công tác phòng chống dịch Tại một số địa phương, việc day mạnh công tác áp dung công nghệ thông tin vào việc chuyền đổi hình thức học từ trực tiếp sang trực tuyến đã được các tô chức trên địa bàn áp dụng một cách triệt để không chỉ đối với các môn học lý thuyết mà ngay cả đối với các môn học thực hành như giáo dục thể chất cũng được đây mạnh.

Đối với Trường Đại học Mở Hà Nội, là ngồi trường đại học đã có sẵn tiền đề về áp dụng công nghệ trong dạy học trực tuyến như đảo tạo Elearning, chính vì vậy mà việc chuyển đổi từ học trực tiếp sang trực tuyến đã được Nhà Truong đây mạnh và tăng cường áp dụng đối với tất cả các môn học trong nhà trường.

Nha trường đây mạnh công tác dao tao cho sinh viên trên hệ thống LMS (https://cas.hou.edu.vn/) đối với tất cả các ngành học nói chung Nhà trường không chỉ đây mạnh công tác giảng dạy đối với các ngành, nghề thuộc lĩnh vực khoa học xã hội hoặc những ngành nghề, môn học, mô đun có nội dung lý thuyết Mà trong đó còn có môn học Giáo dục thể chất là học thực hành chủ yếu dạy học động tác cũng đã được nhà trường day mạnh trong công tác day học trực tuyến.

Trang 10

Với mục tiêu rèn luyện sức khỏe, sự tự tin, năng động cho sinh viên thông qua

nhiều hình thức hoạt động trong giờ học giáo dục thể chất, hướng tới phát triển toàn diện các phẩm chất và năng lực, các giảng viên GDTC Trường Đại học mở Hà Nội đã tìm nhiều phương pháp day học trực tuyến dé tạo hứng thú, hấp dẫn sinh viên, giúp các em nâng cao thé trang chống lại dich bệnh.

Môn GDTC là rất cần thiết để nâng cao sức khỏe vì "Có sức khỏe là có tắt cả" Chi cần một góc sân nhỏ, một khoảng trồng nhất định với tinh thần ham thích luyện tập của sinh viên, sự đồng hành của nhà Trường,giảng viên và sinh viên có những giờ học bồ ích, rèn luyện sức khoẻ, đem lại niềm vui cho bản thân sinh viên.

Xây dựng chương trình GDTC phù hợp với dạy học trực tuyến

Do ảnh hưởng của dich Covid-19, trong năm học này, công tác day và học của

giảng viên và sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội đều được chuyển sang hình thức học trực tuyến đối với tất cả các môn học trong đó có môn Giáo dục thể chất Trải qua hơn một năm, môn học này được triển khai hiệu quả, nhận được sự ủng hộ nhiệt

tình của Nhà Trường và sinh viên.

Mặc dù môn Giáo dục thể chất là một môn học rất đặc thù Khác với các môn học khác đã có tài liệu cứng, nội dung quen thuộc, môn giáo dục thẻ chất còn rất xa lạ với khái niệm học trực tuyến Nhưng để đảm bảo chương trình giảng dạy môn học đạt được hiệu quả tốt nhất, khi chuyển sang hình thức dạy học online Trung tâm GDTC&QPAN đã bồi dưỡng giảng viên môn GDTC những kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao ứng dụng các phần mềm phục

vụ cho công tác giảng dạy.

Ngoài ra, các giảng viên té chức day học trực tuyến qua hệ thống đào tạo LMS (https://cas.hou.edu.vn/) xen kẽ các bài giảng Powerpoint với những hình anh bắt mắt, những video sinh động, âm thanh rõ ràng thu hút và tạo hứng thú đối với sinh viên Trong giờ học, các giảng viên trình bày nhiều hoạt động, bài tập hấp din nhằm tao

cho sinh viên hứng thú, yêu thích tập luyện.

Môn giáo dục thé chất có hướng dẫn các kỹ năng vận động, tập luyện rat tốt cho việc đảm bảo sức khoẻ cho sinh viên Thâm chỉ ngoài giờ học chính khoá sinh viên vẫn có thẻ tập luyện nâng cao sức khoẻ thông qua các video hướng dẫn của giảng

Trang 11

viên Nhà Trường vẫn tiếp tục tìm các giải pháp nhằm nâng cao thể lực chung cho

sinh viên.

Với mong muốn day mạnh công tác giáo dục thé chất cho sinh viên nhằm đóng góp vào sự phát triển chung của nhà Trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Nghiên cứu giải pháp nâng cao phát triển thể lực chung cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà ội trong điều kiện dạy học trực tuyến” là vần đề cần thiết với tình hình thực tiễn hiện nay.

Mục đích nghiên cứu:

Thông qua việc phân tích lý luận và nghiên cứu thực trạng chất lượng và các yếu tố điều kiện đảm bảo chất lượng GDTC, đồng thời lựa chọn và ứng dụng các

nhóm giải pháp thích hợp, có tính khả thi theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập

của sinh viên, góp phần nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực tuyến.

Mục tiêu nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định các mục tiêu cụ thể như sau: 1 Cơ sở lý luận phát triển thể lực chung cho sinh viên trong điều kiện dạy học trực tuyến.

2 Nghiên cứu thực trạng công tác GDTC hiện nayở trường Trường Đại họcMở Hà Nội

3 Lựa chọn và ứng dụng các giải pháp nhằm nâng cao thé lực chung cho sinh viên năm thứ nhất trường Trường Đại học Mở Hà Nội trong điều kiện dạy học trực truyền

Đối tượng nghiên cứu:

Các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC cho sinh viên Trường Đại học Mở Hà

Phạm vi nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu: Là sinh viên Trường Đại học Mở Hà Nội năm thứ nhất lứa tuổi 18-19.

- Quy mô nghiên cứu bao gồm:

+ Số lượng nghiên cứu: Là 300 sinh viên (trong đó 250 nữ và 50 nam sinh viên)

Trang 12

+ Phạm vi không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tai Bộ môn

GDTC-QS Trường Đại học Mở Hà Nội.

Trang 13

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIEN THẺ LỰC CHUNG TRONG DIEU KIEN DẠY HỌC TRỰC TUYẾN 1.1 Khái quát hoạt động giảng dạy GDTC trong điều kiện trực tuyến Trong những năm gần đây, khái niệm “dạy học trực tuyến” từ xa lạ đã trở nên quen thuộc bởi lẽ do yêu cầu khách quan của đại dịch Covid-19 Các nhà Trường từ bậc mam non đến bậc đại học điều triển khai tổ chức đạy học trực tuyến Tuy nhiên, tùy theo từng bậc học, điều kiện thực tế của các nhà Trường cũng như trình độ, lứa tuổi của người học mà tổ chức day học trực tuyến với mức độ khác nhau Với sự phát triển của công nghệ 4.0 cũng như dé đối phó với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, ngành giáo dục đang chủ động thay đổi phương thức tổ chức day học phù hợp với bối cảnh mới.

Giáo dục thể chất (GDTC) là một môn học đặc thù và còn rất xa lạ với khái niệm dạy học trực tuyến Song để đảm bảo chương trình giảng dạy môn học đạt được hiệu quả tốt nhất, khi chuyển sang hình thức dạy học online, giảng viên phải có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin và không ngừng tự bồi dưỡng nâng cao ứng dụng các phần mềm phục vụ cho công tác giảng dạy như Zoom, Teams, Meet, các phần mềm chỉnh sửa clip, sửa anh, cắt ghép nhạc Dé thích ứng với tình hình mới, giảng viên các Trường đại học, cao ding da thay đổi, chủ động lựa chọn nội, xây dựng, đề xuất điều chỉnh kế hoạch chương trình phù hợp với dạy trực tuyến, quay video clip bài giảng rõ hình, rõ tiếng, hướng dẫn từng động tác các bài tập phục vụ hiệu quả cho sinh viên tập luyện Ngoài ra, mỗi giảng viên tổ chức day học trực tuyến cũng như thiết kế các bài giảng PowerPoint có hình ảnh bat mắt, sinh động, âm thanh rõ ràng

thu hút sự tập trung của sinh viên.

Từ ban đầu, nhiều Trường Đại học, Cao đẳng chỉ chuyển đổi đối với một số học phần mang tính đối phó, đến nay tắt cả các học phần theo các phân môn hẹp, cả chuyên và không chuyên GDTC đều được chuyên sang hình thức dạy học trực tuyến, sẵn sàng giảng dạy hiệu quả thích ứng với thời kỳ mới.

1.1.1 Khái niệm day học trực tuyến

Trang 14

Dạy học trực tuyến là hình thức giảng dạy và học tập ở các lớp học trên Internet Người dạy và người học sử dụng phần mềm nền tảng học trực tuyến, ứng dụng truyền âm thanh, hình ảnh và các thiết bị thông minh (laptop, smartphone, máy

tính bảng, Các bài giảng, tài liệu (dưới dạng văn bản, hình ảnh, video ) được

đưa lên các nền tảng và người dùng có thé dé dàng truy cập và học mọi lúc mọi nơi.

Bên cạnh đó còn có các khóa học cùng thời gian thực có sự tham gia và tương tácgiữa giảng viên và sinh viên.

1.1.2 Ưu điểm của dạy học trực tuyến

~ Hạn chế tối đa nguy cơ địch bệnh lan truyền: Áp dụng công nghệ vào dạy học trực tuyến đa mang lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy Giúp cho các lớp học vẫn được diễn ra theo đúng kế hoạch Và còn giảm thiểu được nguy cơ lây nhiệm bệnh Covid 19 trong lớp học và cộng đồng.

~ Thúc day tính tự học: Giúp người học rút ngắn thời gian vì có thé chủ động lựa chọn khóa học mong muốn và học bắt cứ lúc nào, ở đâu.

~ Ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục: Giảng viên trau đổi năng lực, tìm tòi các hình thức giảng dạy mới để thu hút người học Từ đó, chất lượng giảng

day được nâng cao.

Trong dạy học trực tuyến có 2 khái niệm mà người dùng hay nhằm lẫn đó là: công cụ day học trực tuyến và nền tảng giáo dục trực tuyến.

— Công cụ dạy học trực tuyến: Đây là các phương tiện giúp người dạy và người học cùng tham gia vào cùng một thời điểm và có thể tương tác với nhau Một số công cụ hỗ trợ dạy học online thông dụng là: Zoom, Skype, Hangouts, Google Meet,.

— Nền tảng giáo dục trực tuyến: Day là phần mềm học trực tuyến cho phép tổ chức các buổi học trong thời gian thực và các khóa học trực tuyến — nơi người học có thể truy cập bắt cứ thời gian nảo, sử dụng tài liệu được tải lên hệ thống để tự học.

1.1.3 Sự cAn thiết tổ chức day học trực tuyến đối với môn Giáo dục thể chất

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Dao tạo, cũng như các môn văn hóa khác,

môn GDTC cũng thực hiện giảng dạy theo hình thức trực tuyến Chứng kiến sinh viên học môn thé thao vận động trực tuyến, nhiều người tỏ ra hoài nghỉ về tính hiệu quả của nó Mục đích của việc dạy học trực tuyến giứp cho giáo viên có thể truyền đạt

Trang 15

những kiến thức về môn học mà sinh viên không thé đến được Trường vì những lí do

khách quan.

Trên thực tế, môn học GDTC đã được triển khai day trực tuyến từ năm 2020 khi tình hình dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp khiến kế hoạch giảng dạy của các Trường trên cả nước phải thay đổi cho phù hợp Cứ một hai tháng lại giãn cách một lần, không thể bỏ môn học này nên các nhà Trường đã thống nhất dạy trực tuyến và yêu cầu các người dạy phải biên soạn giáo án sao cho phù hợp với tình hình thực tế mà vẫn đáp ứng được tiêu chí của môn GDTC Giáo án số là một khái niệm xa lạ đối với nhiều giảng viên, song dé đảm bảo chương trình giảng day và thích ghi với tình hình mới, các giảng viên đều phải thay đổi, chủ động xây dựng, quay clip bài giảng hướng dẫn từng động tác các bài thé dục, các động tác theo từng môn thé thao tự chọn, tô chức dạy học trực tuyến.

Nội dung GDTC có hướng dẫn các kỹ năng vận động, tập luyện đảm bảo sức khỏe cho sinh viên Ngoài giờ học chính khóa, sinh viên có thể tập luyện để nâng cao sức đề kháng phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Không thé vì giãn cách xã hội mà chúng ta bỏ môn học này Khó khăn trong dạy trực tuyến cũng như bao khó khăn khác, nếu chúng ta cùng nhau khắc phục, cùng nhau tìm ra giải pháp thì vẫn đem lại những hiệu quả tích cực Việc cho rằng GDTC không cần thiết phải day trực tuyến chỉ là nhận định và quan điểm của một số ít người nhưng cũng còn rất nhiều người lại đánh giá cao ý nghĩa và tầm quan trọng của môn học này Từ đó, có thể từng bước tiến tới đào tạo trực tuyến môn học này.

Phương pháp dạy này không chỉ hỗ trợ trong thời dịch bệnh sinh viên không thể học trực tiếp mà còn giúp day mạnh công tác dạy học đối với các hệ dao tao từ xa, vừa học vừa làm Dạy học trực tuyến cũng tạo cơ hội cho người dạy và người học chủ động tiếp cận nguồn học liệu hữu ích trên Internet đề phục vụ việc giảng dạy và học tập Thông qua dạy học trực tuyến GDTC, nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong day học, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra - đánh giá.

Như vậy, dạy học trực tuyến GDTC tạo điền kiện hình thành và phát triển các năng lực “tự chủ và tự học”, “năng lực tin học”, “năng lực công nghệ”, “giải quyết vấn đề và sáng tạo”.

Trang 16

1.1.4 Giải pháp tổ chức đạy học trực tuyến môn Giáo dục thể chất ở các Trường Đại học, Cao đẳng hiện nay

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), dạy học trực tuyến là hoạt động nhằm hỗ trợ hoặc thay thế đạy học trực tiếp, thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung bài học hoặc chủ đề trong chương trình để hỗ trợ hoặc thay thế day học trực tiếp bài học hoặc chủ đề đó Mô hình dạy học mới được áp dụng tiêu biểu là “đào tạo trực tuyến” ~ một trong những giải pháp tối ưu có khả năng đáp ứng nhu cau cấp thiết trong học

tap, giảng dạy và thuận lợi trong đào tạo nhiêu cap học cũng như những mặt tích cựcmà phương thức này mang lại trong quá trình giảng dạy và học tập.

Dạy học trực tuyến là hình thức giáo dục phô biến nhiều quốc gia Làm thế nào để dạy học trực tuyến mang lại hiệu quả là vấn đề khiến các nhà quản lý giáo dục,

người dạy và người học quan tâm.

Đầu tư cơ sở vật chat, trang thiết bị và nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học

Đối với nhà Trường: Đầu tư hạ tang mang, trang thiết bị công nghệ thông tin (máy tính, camera, máy in, máy quét), đường truyền, dịch vụ Internet, tận dụng tối đa các phương tiện để hỗ trợ khi dạy học trực tuyến Bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên) có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu chuyền đồi số Trước hết là ky năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ dạy học Hướng dẫn cụ thể về tổ chức học trực tuyến để triển khai, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật thực hiện, xây dựng kế hoạch chỉ tiết.

Nha Trường, giảng viên phối hợp với sinh viên dé trao đổi kế hoạch, thống nhất cách làm, tăng cường sự phối hợp khi sinh viên học tập tại nhà Căn cứ vào đặc thù vùng miền và các điều kiện hiện có, các giảng viên chủ động, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức đạy học sao cho phù hợp.

Điều tra, khảo sát sinh viên khả năng đáp ứng yêu cầu học trực tuyến về thiết bị học tập, tâm thế chuẩn bị học tập GDTC, trang bị cho sinh viên những kỹ thuật để duy trì sự hứng thú, sự tập trung trong học tập trực tuyến cũng như cách thức cân bằng sức khỏe tinh thần va thé chất trong bối cảnh tập luyện trực tuyến.

Trang 17

Đối với giảng viên: Tự trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thành thạo các phần mềm, hệ thống day học trực tuyến Ngoài ra, có thể lựa chọn một trong các hình thức như dạy thông qua trực tuyến, qua online, qua nhóm Zalo, Messenger, Facebook, Email fe} những nơi không có điều kiện về mạng, kỹ thuật cần tìm giải pháp dé giao bài, giao nhiệm vụ cho sinh viên như quay clip budi

Giang viên dành thời gian thiết lập các méi quan hệ, làm quen kết nói với sinh viên Chuẩn bị các hoạt động dạy học cũng như các tài liệu, video clip với các hoạt động tổ chức day học vui nhộn tao bầu không khí thoải mái trong lớp học GDTC.

Giảng viên luôn chủ động tương tác với sinh viên, ghi nhận và khen thưởng trong quá

trình học tập Qua đó, tạo mối thân thiện giữa giảng viên và sinh viên, hướng dẫn sinh viên cần chậm hơn bình thường, tránh việc vô ý tạo ra áp lực thời gian cho sinh viên

vì nó sẽ làm triệt tiêu hứng thú học tập.

Đối với sinh viên: Chuẩn bị tâm lý, tâm thế sẵn sàng, trang phục phù hợp, đúng yêu cầu chuyên môn khi tham gia học trực tuyến và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, thiết bị học tập quan trọng nhất là điện thoại thông minh, máy vi tính, máy tính bảng và các dụng cụ đơn giản theo yêu cầu của giảng viên.

Sinh viên chọn cho mình góc học tập, không gian yên tĩnh thoải mái phù hợp.

Trong quá trình tập luyện cần chú ý lắng nghe, tham gia thảo luận và thực hiện theo đúng yêu cầu chỉ dẫn tập luyện do giảng viên đưa ra Ngoài ra, sinh viên cần tạo nhóm học tập trên Zalo, Facebook đê chia sẻ, giải đáp thắc mắc nội dung bài tập và tham gia tập luyện thêm ngoài giờ học, hướng đến thể thao suốt đời Chú ý tắt một số tính năng trên thiết bị gây ảnh hưởng đến giờ học Điều đó sẽ mang lại cho bản thân người học nhớ lâu hơn về kiến thức, và giúp thực hiện đúng bài tập, hình thành kỹ năng

động tác nhanh hơn.

Cách dạy học trực tuyến GDTC chỉ có hiệu quả nếu có sự phối hợp đồng bộ giữa nhà Trường, giảng viên và sinh viên Dé hoạt động dạy học giáo dục thé chat thực sự chất lượng, trước mắt giảng viên và sinh viên phải thay đổi, thích nghỉ và tìm ra các cách dạy và học giáo dục thẻ chất trực tuyến hiệu quả, tối ưu nhất.

Mặc dù hình thức đảo tạo trực tuyến còn hạn chế với nhiều khuyết điểm, nhưng với phương châm “tạm ngừng đến Trường nhưng không ngừng học”, những nỗ lực

Trang 18

chuyển đổi số, áp dụng công nghệ trong giảng dạy đang dần được cơ sở đào tạo áp dụng và phát triển mạnh mẽ Cùng với thời gian, phương thức này dần mang lại những hiệu quả tích cực và thể hiện được nhiều ưu điểm Một số tiết đạy ở Trường CĐSP Lạng Sơn đã triển khai trực tuyến.

Da dạng hóa các phương pháp, hình thức và phương tiện dạy học

Nguyên tắc dạy học trực tuyến là “đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng,

hiệu quả, nội dung dạy học GDTC theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giảng viên,

khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, sinh viên”; không tạo ra áp lực đối với giảng viên và sinh viêntrong việc t6 chức thực hiện đạy học trực tuyến.

Việc công nhận kết quả dạy và học trực tuyến phải dựa trên cơ sở đánh giá chính xác, khách quan kết quả học tập của sinh viên và theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đánh giá, xếp loại học sinh, sinh viên Việc đánh giá thường xuyên kết quả học tập GDTC có thé thực hiện bằng hình thức trực tuyến Việc xét và công nhận kết quả học tập trực tuyến của sinh viên được thực hiện như hình thức học tập trực tiếp.

Hình thức dạy học từng bước chuyển mình, được chủ động lựa chọn nội dung

phù hợp, xen kẽ các hình thức giảng dạy, sử dụng sáng tạo và hiệu quả các công cụ

công nghệ giúp sinh viên không bị gián đoạn kế hoạch đào tạo Áp lực đối với người dạy và người học dần được cải thiện thông qua các lớp tập huấn làm chủ công cụ, qua các đợt hướng dẫn cụ thẻ chỉ tiết cho giảng viên và sinh viên toàn Trường, các giờ học đã đạt được hiệu quả mong muốn.

Các nhà Trường đã tổ chức triển khai tập huấn cho các giảng viên về kỹ năng công nghệ thông tin và làm chủ các phần mềm hỗ trợ day học Triển khai phân công

nhiệm vụ cho các giảng viên soạn giáo án giảng dạy theo từng nhóm chuyên môn,các giảng viên theo nhóm chuyên môn thực hiện các nhiệm vụ được phân công, từng,

bước làm quen và làm chủ các giờ dạy trực tuyến Giáo án, bài giảng được giảng viên đầu tư biên soạn theo nhóm chuyên môn, sử dụng PowerPoint tạo các bản trình chiếu hấp dẫn người học Các hình ảnh được chỉnh sửa công phu, làm rõ góc độ, trực quan, các clip được quay và chỉnh sửa rõ ràng giúp người học có thể tham khảo và tiếp cận với kiến thức kỹ thuật mới dé dang Các bài tập được giảng viên hướng dẫn kỹ càng,

Trang 19

quá trình tập được sửa sai, sinh viên tự tin tiếp cận với công nghệ và chủ động, tích cực tham gia luyện tập theo chỉ dẫn của giảng viên.

Thời gian học GDTC mỗi buổi được chia thành các phần phù hợp, sinh viên được tạo các quãng nghỉ thích hợp bằng hình thức tập luyện quay vòng theo nhóm Các giảng viên tương tác, hỗ trợ sửa động tác sai cho sinh viên thông qua camera, sinh viên không bị mệt mỏi và tránh được các sai lầm khi tập luyện, thuận lợi tiếp thu kỹ thuật động tác mới Đưa giờ học GDTC mặc định là không thể học trực tuyến sang một trang mới, chuyên đổi hình thức giảng dạy linh hoạt và hiệu quả.

Ngoài tập luyện trong giờ trên lớp, sinh viên được các giảng viên hướng dẫn thực hiện các buổi tập luyện thêm ở nhà, quay clip bài tập hướng đến mục đích của giáo dục thể chat, giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của giáo dục thé chất, từng bước giúp sinh viên có kiến thức về phương pháp và nguyên tắc giáo dục thẻ chất, phòng tránh chắn thương khi tham gia tập luyện thé thao hướng đến thé thao suốt đời.

1.2 Khái niệm cơ bản có liên quan đến phát triển thể lực chung.

1.2.1 Thê lực

1.2.1.1 Đặc điểm của các bài tập thé lực (BTTL)

BTTL là những hoạt động vận động chuyên biệt do con người sáng tạo ra một

cách có ý thức, có chủ dich, phù hợp với quy lyat GDTC Người ta dùng chúng dé giải quyết những nhiệm vụ GDTC và tỉnh thần của con người Không phải bất cứ hoạt động nào cũng được coi là BTTL Trong các hoạt động hằng ngày của con người diễn ra rất nhiều sự vận động khác nhau và đa dạng như: Đi, chạy, nhảy, mang vác vật nặng và rất nhiều loại hình lao động chân tay khác nhau Có thể thấy, BTTL dựa

trên những kỹ năng vận động cơ bản của con người và những động tác trong lao động,mà con người gọi là những bài tập vận động tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo trèo),nhưng có những hình thức và nội dung hoàn toàn khác so với lao động chân tay và

được sử dụng một cách có ý thức, chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chất con người để chuẩn bị cho lao động và đời sông [26],[27].

Các BTTL cần được xây dựng phù hợp với các tiêu chí về mục đích, nhiệm vụ của quá trình huắn luyện, giảng dạy Tính mục đích của các bài tập trong huấn luyện thé hiện ở chỗ, chúng có tác dụng nhằm phát triển thành tích của người tập Các BTTL được sử dụng một cách thích hợp dé phát triển các tiền để thành tích cần thiết cho thi

Trang 20

đấu, hoặc kỹ thuật phải phù hợp với yêu cầu của cấu trúc bài tập, khả năng chịu đựng LVĐ phải được nâng cao một cách liên tục Các chỉ số thể lực được phát triển một cách nhanh chóng, tối ưu qua quá trình hồi phục nhanh Thông qua việc xây dựng hợp lý từng BTTL, cũng như việc phân chia tối ưu khối LVĐ của từng bài tập, hoặc nhóm bài tập Từ đó, có thể đảm bảo cho người tập phát triển đầy đủ những năng lực cần thiết của họ trong lứa tuổi đạt thành tích cao nhất [30],

Sự khác nhau của các BTTL được sử dụng trong huấn luyện không chi căn cứ vào hình thức của quá trình vận động, mà cần phải quan tâm đến sự khác nhau trong các đặc điêm Các bài tập riêng lẻ khác với các điều kiện thi đấu chuyên môn ít hoặc nhiều, không chỉ ở hình thức của quá trình vận động, mà còn phụ thuộc ở đặc điểm lượng vận động và những đặc điểm riêng khác, Ví dụ: Tính liên hợp và tính phức tạp trong khối lượng vận động Vì vậy, mỗi bài tập chỉ giải quyết được một sé nhiệm vụ nhất định trong phát triển thé lực và một số năng lực khác cho người tập Từ đó, có thể nhận thấy các BTTL có vai trò quan trọng mang tính quyết định đối với yêu cầu của LVĐ và rất có ý nghĩa với các yêu cầu BTTL được tạo thành bởi các động tác cụ thé dé tăng cường thé chat, nang cao trình độ thé thao hoặc vui chơi giải trí, nhưng

không phải động tác nào cũng trở thành BTTL Chỉ có những động tác trong phương

tiện được dùng dé thực hiện các mục đích và nhiệm vụ của GDTC mới được gọi là BTTL, những động tác đó phải phù hợp với yêu cầu và có lợi cho việc thực hiện các

nhiệm vụ GDTC [ 28] [30],

Trong điều kiện hợp lý, BTTL có thể giúp tăng cường quá trình trao đổi cơ sở (đồng hoá và dị hoá) trong cơ thé cũng như thúc day quá trình hồi phục và năng lực thích ứng Đồng thời qua đó, chúng còn phát triển các kỹ năng và năng lực vận động nhất định, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, ý chí , đó chính là đặc điểm, tác dụng cơ

bản của BTTL.

BTTL được sử dụng dé giải quyết nhiệm vụ GDTC đáp ứng nhu cầu thé chất va tinh thần của con người Vì vậy, có thé nói, BTTL chuyên môn là những động tác vận động đặc thù, được lựa chọn và sắp xếp theo một trình tự hợp lý nhằm phát triển một số TCTL nào đó Những động tác này được các nhà chuyên môn sáng tạo ra một cách có chọn lọc, phù hợp với các nguyên tắc của công tác huấn luyện thể lực (HLTL) cho người tập, nhờ đó mà nhiệm vụ HLTL trong công tác huấn luyện được giải quyết

Trang 21

một cách tốt nhất.

Dé có thé điều khiển tốt việc sử dụng một cách có trọng, điểm các bài tập, phải xác định rõ nhiệm vụ cơ bản trong từng giai đoạn huấn luyện và phải chú ý tới thời gian ảnh hưởng tối ưu của từng bài tập Muốn làm được điều đó, trong quá trình HLTL cho người tập cần phải nắm vững các van dé sau đây.

1.2.1.2 Nội dung bài tập thé lực

Nội dung BTTL bao gồm các thành phần tạo nên các bài tập đó và các quá trình cơ bản xảy ra trong cơ thể do việc thực hiện bài tập đó tạo nên Các quá trình xảy ra trong cơ chế rất phức tạp và đa dạng, có thể được xem xét từ các góc độ khác nhau như: tâm lý, sinh lý, sinh hoá Về mặt sinh lý học nội dung BTTL là biến đổi trong hoạt động chức năng của cơ thể khi thực hiện bài tập làm cho cơ thể chuyền sang một chức năng hoạt động cao hơn so với lúc yên tĩnh Nhờ vậy, mà có thé hoàn thiện được những khả năng chức phận của cơ thé Vì vậy, bai tap thé chất được coi là nhân tố có tác dụng mạnh mẽ, làm tăng khả năng chức phận và hoàn thiện những đặc diém cấu trúc của cơ thể [20];[21].

1.2.1.3 Hình thức của BTTL

Là cấu trúc bên trong và bên ngoài của nó Hình thức bài tập phụ thuộc vào đặc điểm nội dung của nó.

Cấu trúc bên trong của BTTL: Thể hiện ở méi quan hệ và sự phối hợp, tác động, lẫn nhau giữa các quá trình phối hợp thần kinh - cơ, sự phối hợp và tác động lần nhau giữa hoạt động của hệ vận động và hệ thực vật, cấu trúc của quá trình chuyển hoá

năng lượng (tương quan giữa quá trình có ôxy và không có ôxy)

Cấu trúc bên ngoài của BTTL: Là hình dáng có thé nhìn thấy của nó, thể hiện đặc trưng ở mối quan hệ giữa các thông số không gian và thời gian và lực của các

động tác tạo thành bài tập [26]

Hình thức và nội dung của BTTL: Có quan hệ hữu cơ với nhau, trong đó nội

dung là một yếu tố quyết định Điều đó, có nghĩa là để thực hiện được một hoạt động vận động quy định nào đó cao hơn khả năng hiện có, trước hết phải thay đổi một cách tương ứng mặt nội dung của nó, tức là phải nâng cao khả năng chức phận của cơ thể, các năng lực vận động, tố chất thể lực (TCTL) chủ yếu tương ứng với mức hoạt động

vận động đó đòi hỏi [28].

Trang 22

Nội dung thay đổi thì hình thức bai tập cũng thay đổi, ví dụ: Sức mạnh hoặc sức bền thay đổi thì biên độ va tần số động tác cũng có thé thay đôi.

Hình thức có ảnh hưởng đến nội dung Hình thức chưa hoàn thiện của bài tập sẽ cản trở sự biểu hiện các khả nang tối đa của cơ thể, ngược lại, hình thức hoàn thiện sẽ tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả các năng lực thể chất Tính độc lập tương đối của hình thức bài tập thể hiện ở chỗ, các bài tập có nội dung khác nhau, có thể hình thức bên ngoài tương tự như nhau đồng thời các bài tập có nội dung về cơ bản giống nhau lại có thể có những hình thức khác nhau [20]

1.2.1.4 Chất lượng BTTL

Chất lượng BTTL là yếu tố đánh giá một cách khách quan yêu cầu của lượng vận động Việc duy trì các thông số vận động quyết định ảnh hưởng của mỗi bài tập Bởi vậy cần phải tìm các thông sé vận động tối ưu và thường xuyên kiểm tra sự duy trì các thông so đó trong tập luyện Mỗi bài tập phải thực hiện với chất lượng tốt nhất trong điều kiện cho phép, nhằm thực hiện triệt để các nhiệm vụ được đặt ra Nếu không như vậy sẽ không đạt được mục đích đặt ra trong quá trình huấn luyện thể lực cho người tập, cũng như trong quá trình giáo dưỡng nhằm hoàn thiện các kỹ xảo vận động Ngoài ra, phải thường xuyên thực hiện đầy đủ khối LVĐ với các hình thức thực hiện khối lượng vận động khác nhau, mà trong đó có chứa các thông số vận động thi đấu.

1.2.1.5 Cường độ của LVD

Cường độ vận động được xác định thông qua độ lớn của từng kích thích, hoặc

thông qua công sản sinh ra khi thực hiện một loạt các bài tập nhất định trên đơn vị thời gian Việc quy định cường độ vận động trong thực tế huấn luyện rat khó khăn phức tạp, trước hết chúng ta cần phân biệt cường độ vận động và mật độ vận động [26]

Cường độ vận động liên quan tới các bài tập Vi vay một BTTL có thê thực

hiện với các cường độ khác nhau Bởi vậy, để thuận lợi cho lập kế hoạch và đánh giá quá trình huấn luyện cần phải phân biệt giữa các vùng cường độ khác nhau Ở các bài tập sức mạnh, sức mạnh tốc độ và tốc độ, cường độ được phân chia thành: Cường độ tới hạn (100% cường độ tối đa) và từ đó dẫn ra các vùng cường độ khác Khối lượng của lượng vận động trong từng cường độ cũng cần được ghi riêng trong biên bản tập

Trang 23

Cường độ nhằm phát triển các TCTL khác nhau phải vượt qua một giới hạn nhất định, đó là van đề mà các huắn luyện viên phải quan tâm trong quá trình huấn luyện Ngoài ra, cường độ vận động không chi ảnh hưởng tới nhịp độ phát triển mà còn ảnh hưởng đến mức độ thành tích và các TCTL, các kỹ xảo vận động riêng lẻ.

Việc lựa chọn cường độ vận động không cho phép chỉ căn cứ vào những thích

ứng về hình thái chức năng mà còn cần chú ý đến trình độ kỹ thuật 1.2.1.6 Khối lượng của LVĐ

Khối lượng của LVĐ thể hiện ở số lượng các yêu cầu của LVĐ Các đơn vị sử dụng dé xác định khối lượng của LVD trong huấn luyện sức nhanh và các môn thé thao mang tính chat kỹ thuật là số lần lặp lại động tác Khối lượng của LVD là một trong những yếu tố cơ bản nhất của LVĐ Nó phải được nâng lên từ năm này qua năm khác trong quá trình phát triển năng lực thể chất, từ người mới tập đến người tập có trình độ cao Khối lượng của LVĐ quyết định mức độ ảnh hưởng của các yêu cầu LVĐ trong các buổi tập nhằm phát triển thể lực Trong huấn luyện kỹ, chiến thuật, khối lượn ig LVĐ tác động vào việc phat triển thành tích trong sự thống nhất với chất lượng

thực hiện bài tập [28], [30].

Một LVĐ với một cường độ vận động nhất định chỉ mang lại hiệu quả đầy đủ nếu nó đạt được một khối LVĐ phù hợp Điều đó, không những chỉ có ý nghĩa đối với việc phát triển các TCTL và các phẩm chat tâm lý, mà còn vì nguyên tắc

thể thao cũng có giá trị đối với việc học và hoàn thiện kỹ xảo kỹ thuậ

Khối lượng LVD trong budi tập thé thao phải được điều chỉnh sao cho có thé duy trì được LVĐ hiệu quả Vì vậy, LVĐ có cường độ thấp hơn về cơ bản phải lớn hơn LVĐ có cường độ cao Mức độ của LVĐ trong một buổi tập cần phải biết sắp xếp thông nhất với số lượng buổi tập Sự hồi phục sau budi tập có cùng cường độ và mật độ sẽ còn kéo dài nếu khối lượng LVĐ càng lớn về nguyên tắc khả năng làm việc của cơ thé cần được hồi phục trước khi bắt đầu một buổi tập luyện mới Như vậy, khối lượng của LVĐ trong một buổi tập được xác định dựa theo nhịp độ hồi phục cá biệt và khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi Điều này, cần đặc biệt chú ý trong quá trình tập luyện hàng ngày đối với người mới tập Những "nhảy vọt" của LVĐ sẽ

Trang 24

được coi là đúng, chừng nào chúng được chuẩn bị bằng sự tăng dần những yêu cầu tập luyện Nếu không được chuẩn bị như vậy, thì những nhảy vọt đó sẽ mâu thuẫn với sự tăng cường sức khoẻ, hạn chế thành tích thé thao Mặt khác, tính chất nâng dần nếu không kết hợp với một nhịp độ tăng LVĐ cao đến mức day đủ, sẽ dẫn đến sự phát triển chậm chạp và sau đó đến cả dừng lại của trình độ tập luyện [18], [21].

1.2.1.7 Thời hạn của LVD

Các đơn vị khối lượng dưới hình thức thời hạn các kích thích của LVĐ đơn lẻ hoặc mỗi đợt lặp lại LVĐ cùng tác động đến phương hướng và mức độ các yêu cầu của LVD trong huấn luyện nhằm phát triển sức nhanh và phat triển tối ưu sức mạnh tối đa, không những phải tạo sự căng cơ lớn, mà còn phải tạo nên cơ sở kéo dài cần thiết ở các động tác đơn lẻ Như vậy, các yếu tố của LVĐ là cơ sở cho việc phát triển thành tích Song, tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể thao chuyên sâu, tuỳ thuộc vào trình độ tập luyện, đặc điểm của đối tượng tập luyện mà sử dụng cho phù hợp mới đạt được mục đích đặt ra của quá trình huấn luyện Mặt khác, khi chúng ta xác định được các yếu tố của LVĐ thì người giảng viên huấn luyện phải xác định các yếu tố cơ bản của phương pháp thực hiện LVĐ [21], [26] [28].

1.2.1.8 Các phương pháp thực hiện LVĐ

Nhằm điều khiển chính xác việc tập luyện cần hạn chế tính đa dạng về

phương pháp thực hiện LVĐ, chúng cũng còn được gọi là các hình thức củaLVD.

Các hình thức của LVĐ tiêu chuẩn bao gồm: Các loại bài tập với các loại dụng cụ tập luyện và các thông số vận động đòi hỏi; Phương pháp tập; Khối lượng và cường độ của LVĐ; Các hình thức tổ chức thực hiện các phương pháp; Đặc điểm điều kiện bên ngoài.

Cần phải phân chia các hình thức của LVĐ theo việc giải quyết các nhiệm vụ

trong tập luyện Việc sử dụng các hình thức của LVĐ phải phù hợp với mục đích vànhiệm vụ của từng giai đoạn Theo quy luật của quá trình thích nghĩ, thì hiệu quả của

LVD có thé bị giảm di sau một thời gian dài sử dụng nó Do vậy, sự thay đổi các hình thức của LVĐ có câu trúc khác và yêu cầu cao hơn cần được thực hiện theo yêu cầu

khoa học [21], [26] [28].

Trang 25

1.2.2 Phát triển thé lực chung.

Theo A.G.Novikov,G.P.Matveep “Phát triển thể lực chung (TLC) của con người là quá trình biến đổi các tính chất hình thái và chức năng tự nhiên của cơ thể con người trong suốt cả cuộc sống cá nhân của nó” [1].

Theo Đồng Văn Triệu, Lê Anh Thơ: Phát triển TLC là một quá trình hình thành, biến đồi tuần tự theo quy luật sống từng người (tương đối lâu dài) về chức năng và cả những tố chất thé lực và năng lực thé chất Chúng được hình thành “trên” và “trong” cái nên thân thể ấy [42]

Phat trién TLC la sy phat triển về chức năng thể hiện ở sự biến đổi các khả năng chức phận của cơ thé theo các thời ky và các giai đoạn phát triển theo lứa tuổi của nó, sự biến đổi này thể hiện qua các tố chất thể lực như: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo, mềm dẻo Sự biến đổi năng lực hoạt động của hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ bai tiết, hệ thần kinh, tâm lý và ý chí phát triển thé chất tuân theo các quy luật tự nhiên, trong các quy luật đó có quy luật tác động lẫn nhau của các xu huớng phát triển di truyền và các xu hướng bị điều kiện sống tác động: quy luật xác định lẫn nhau của các biến đổi cầu trúc và chức năng; các thời kỳ theo lứa tuổi phát triển từ từ và thay thé nhau (các thời ky phát triển nhanh được thay thé bằng các thời ky ồn định tương đối về cầu trúc và chức năng, sau đó đến các thời kỳ biến đồi sút kém)

Tuy nhiên theo A.G.Novikov,G.P.Matveep phát triển TLC của con người còn phụ thuộc vào các điều kiện sống và hoạt động của con người (điều kiện phân phối và sử dụng sản phẩm vật chất, giáo dục, lao động, sinh hoạt ) và do đó sự “phát triển TLC của con người là do xã hội tác động và tác động ở mức độ quyết định” [1].

Tổng hợp quan điểm của nhiều tác giả cho thay, phát triển TLC của con người là quá trình biến đồi các yếu tố về thé chất và tinh thần, quá trình này diễn ra trong suốt cuộc đời của một cá thể theo hai giai đoạn cơ bản là giai đoạn phát triển thuận chiều (dương tính) và phát triển ngược chiều (âm tính hay giai đoạn suy thoái) Phát triển TLC phụ thuộc vào tổng hòa các yếu tố tự nhiên và xã hội.

Phát triển TLC của sinh viên là quá trình phát triển ở giai đoạn day thì đã tương đối ổn định, chịu anh hưởng của quy luật tự nhiên về sinh học, của công tác giáo dục thể chất nhà Trường và sự tác động của các yếu tố tự nhiên - xã hội, theo lứa tuôi,

Trang 26

giới tính Như vậy khẳng định rằng: Phát triển TLC là một quá trình diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời một cá thể Những biến đổi về chức năng và tố chất vận động là những yếu tố cơ bản để đánh giá sự phát triển Phát triển TLC là một quá trình chịu sự tác động của tổng hợp các yếu tố tự nhiên — xã hội.

Các chỉ tiêu nghiên cứu đề đánh giá phát triển TLC cũng rất đa dạng như: các chỉ tiêu về chức năng (công năng tim, dung tích sống, Test tepping), các chỉ tiêu về tố chất vận động (bật xa, chạy 30m XPC, dẻo gập thân, chạy 5 phút ).

Hiện nay có nhiều quan niệm, góc độ nhìn nhận vẻ thể lực chung Song mục tiêu cuối cùng là đưa ra được các bài tập có khả năng ứng dụng đem lại hiệu quả cao nhằm phát triển trình độ thẻ lực chung.

1.2.3 Hoàn thiện thể lực chung

Theo A.G.Novikov,G.P.Matveep “Hoàn thiện TLC là tng hợp các ý niệm về phát triển thé chất cân đối ở mức độ hợp lý và về trình độ huấn luyện thé lực toàn

điện của con người” [1], [41], [42].

Theo Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn “Hoàn thiện TLC là mức tối ưu (tương đối với một giai đoạn lịch sử nhất định) của trình độ chuẩn bị thé lực toàn diện và phát triển thé chất cân đối; đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của lao động và những hoạt động cần thiết khác ”.

1.3 Các hoạt động GDTC cho sinh viên trong Trường Đại học, Cao đẳng GDTC trong nhà Trường là một bộ phận quan trọng của nên giáo dục Xã hội Chủ nghĩa, nhằm dao tạo thé hệ trẻ phát triển toàn diện, có tri thức, đạo đức và hoàn thiện về thể chất Trong các Trường Đại học, Cao đăng, Trung cấp chuyên nghiệp GDTC cho học sinh sinh viên là một mặt giáo dục góp phần bồi đưỡng thế hệ trẻ thành những người phát triển toàn diện, có sức khỏe dồi dào, có thé chất cường tráng, có dũng khí kiên cường dé kế tục sự nghiệp của Dang, Nhà nước và nhân dân một cách đắc lực Cùng với những mặt giáo dục khác, GDTC giúp cho học sinh sinh viên hoàn thiện về nhân cách và những phẩm chất cần thiết khác, nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của cuộc sống và chuyên môn nghiệp vụ.

1.3.1 Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động giáo dục thể chất

Công tác giáo dục thé chất và hoạt động thé thao trong Trường học những năm gần đây đã có những bước chuyển biến rõ rệt Việc thực hiện giảng dạy đã có những

Trang 27

bước tiến bộ Giảng dạy chương trình thể dục nội khóa đã di vào nề nép, chất lượng đã dần được nâng cao Các hoạt động ngoại khóa đã thu hút được nhiều sinh viên tham gia, các hình thức tô chức hoạt động thể thao cho sinh viên ngày được mở rộng với quy mô và chất lượng cao.

Chính vì vậy, dé từng bước day mạnh và nâng cao chất lượng GDTC theo tinh thần các Chỉ thị 36 CT/TW, Nghị quyết TW II khóa VIII, Chi thị 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá đúng mức những có găng và thành tích đạt được; đồng thời chỉ rõ những tồn tại, thiểu xót trong công tác GDTC và thé thao học đường những năm qua: “Có sự chỉ đạo thống nhất từ Bộ xuống các Trường và có sự chăm lo bước đầu về các điều kiện đảm bảo như cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí, có tổ chức Hội thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam từ cơ sở lên toàn ngành và hoạt động có nhiều có gắng đạt kết quả, có mối quan hệ quốc tế rộng rãi và có vị trí tương xứng”.[12]

Đối với học sinh, sinh viên khi hoàn thành chương trình môn học GDTC phải thí lấy chứng chỉ môn học thể dục, đây là điều kiện để xét tốt nghiệp Cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá: “Các Trường thực hiện cap chứng chỉ đã nhận thay việc học tập thể dục và rèn luyện thể lực của học sinh, sinh viên có chuyển biến tốt và dần dần đi vào nề nếp tự giác”.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá việc thực hiện chương trình giảng dạy

thể dục nội khóa: “Việc dạy và học ở nhiều Trường mới chỉ dừng lại ở hình thức, chủ yêu cho có được điểm số đánh giá mà chưa chú trọng thực chất”.

Theo điều tra của Bộ Giáo dục và đào tạo về công tác giảng dạy nội khoá cho thấy nhìn chung khối các Trường Đại học và Cao đẳng đảm bảo về chương trình và thời gian giảng day (95%) có giảng viên chuyên trách về thé dục, có sân tập, dụng cụ tối thiểu Tuy nhiên chất lượng giờ dạy thể dục vẫn còn thấp, nhiều nơi chỉ là hình

Về cơ sở vật chất TDTT Trường học theo thống kê số liệu của ngành TDTT cho thay, đất dành cho TDTT còn rat hạn ché, trong đó các Trường Dai học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp cũng nằm trong tình trạng không có đất dành cho xây dựng các công trình TDTT, nhất là các Trường đóng ở thành phó lớn như: Hà Nội, Đà nang, Thành phô Hồ Chí Minh

Trang 28

Vé đội ngũ giảng viên thé duc thé thao: Trình độ chuyên môn của các giảng viên đã có sự tiến bộ, tỷ lệ giảng viên được dao tạo có trình độ cử nhân, thạc và tiến sĩ tăng Tuy nhiên do quan điểm về xây dựng quy mô và chất lượng giảng viên thể dục thé thao trong Trường học còn chưa được nhất quan từ trung ương đến địa phương, chưa có định biên và định chuẩn giảng viên TDTT thống nhất trong Trường học, ở một số Trường giảng viên giảng dạy chưa có giảng viên trong biên chế (chỉ thuê theo thời vụ), nên chất lượng giảng dạy thấp Chính sách, chế độ đãi ngộ với giảng viên TDTT còn ít, chưa được giải quyết kịp thời, việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ của

giảng viên chưa được quan tâm đúng mức.

Thực trạng về tổ chức, quản lý GDTC và thể thao Trường học: Hệ thống tổ chức quản lý nhà nước còn chưa đồng bộ, nhận thức về vị trí môn học giáo dục thể chất trong nhà Trường của các cấp quản lý giáo dục còn có nhiều hạn chế, chưa tạo được điều kiện đồng bộ về cơ sở vật chất phục vụ việc dạy và học Ở nhiều Trường còn bỏ giờ dạy học, cắt xén chương trình thể dục.

Sự hiểu biết và nhận thức về môn hoc giáo dục thể chất của học sinh, sinh viên chưa đúng đắn Sinh viên chưa hiểu được vai trò của giáo dục thể chất đối với con người trong quá trình giáo dục con người phát triển toàn diện Do đó việc tham gia học môn giáo dục thé chất đối với nhiều sinh viên chỉ mang tính đối phó, hoặc chỉ dé

hoàn thành môn học Chính vì lý do đó mà hiệu quả môn giáo dục thê chât trong các

Trường hiện nay chưa cao, chưa phát huy hết vai trò, tác dụng trong công tác giáo dục con người toàn diện Vì thế chưa lôi cuốn số đông học sinh - sinh viên tham gia

tập luyện ngoại khoá, Thê dục ngoại khoá chưa trở thành thói quen trong học sinh,

sinh viên và chiếm ty lệ rất nhỏ, mới chỉ đạt từ 20 -25 % số học sinh, sinh viên Tất cả những van dé nêu trên dẫn đến sự phát triển thể lực của học sinh - sinh viên bị ảnh hưởng nghiêm trọng Một số năng lực thé chất so với trước đây hầu như không thay đổi hoặc phát triển chậm So với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan ở nhiều chỉ tiêu học sinh - sinh viên nước ta còn thua kém

Trang 29

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định và đặt đúng vị trí của GDTC đối với thế hệ trẻ, trong đó có sinh viên Theo đó, giáo dục thể chất là một trong năm mặt giáo dục con người toàn diện, là phương tiện dé đào tạo nhân cách, phát triển toàn diện

con người.

Mục đích của GDTC cho sinh viên là góp phần dao tạo đội ngũ cán bộ khoa học cho đất nước có thé chất cường tráng, có tri thức và tay nghề cao, có nhân cách của con người Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế thị Trường [42]

Vai trò to lớn của giáo dục thể chất trong sự nghiệp đào tạo Đại học ở nước ta được thé hiện rõ nét ở những đặc điểm sau:

- Giáo dục thé chất là một mặt giáo dục toàn diện cho sinh viên, tạo cho đất nước lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tỉnh thần, trong sáng về đạo đức, đáp ứng mọi yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Giáo dục thể chất có vai trò chủ động nâng cao sức khỏe, thể chất, năng lực

vận động cho sinh viên, nâng cao hiệu quả học tập chuyên môn nghiệp vụ.

- Giáo dục thé chất góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, ngăn chặn tệ nạn xã hội, tăng cường giao lưu hiểu biết lẫn nhau giữa các Trường, các ngành nghề và các vùng, mở rộng khả năng hòa nhập với sinh viên các Trường trong khu vực và thé giới.

- Giáo dục thé chất là môi Trường giáo dục, rèn luyện dao đức và ý chí cho thanh niên, phát hiện và bồi dưỡng các tài năng thể thao cho đất nước.

Dé đạt được mục đích giáo dục, công tác giáo dục thể chất cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đăng nhằm giải quyết các nhiệm vụ sau: [42]

- Giáo dục cho sinh viên về đạo đức Xã hội Chủ nghĩa, rèn luyện tỉnh thần tập thé, ý thức tổ chức kỷ luật, năng động và sáng tạo trong học tập, xây dựng niềm tin, lối sống tích cực và lành mạnh, tinh thần tự giác tích cực trong học tập, chuân bị sẵn sàng phục vụ sản xuất và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ Nghĩa.

- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện TDTT, kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao thích hợp Trên cơ sở đó, bồi dưỡng khả năng sử dụng các phương tiện để rèn luyện thân thé, tham gia tích cực vào việc tuyên truyền và tổ chức các hoạt động

TDTT của Nhà Trường và Xã hội.

Trang 30

- Góp phần duy trì và củng có sức khỏe cho sinh viên, phát triển co thể một cách hai hòa, xây dựng thói quen lành mạnh và khắc phục những thói quen xấu như: hút thuốc lá, uống rượu bia Rèn luyện thân thé dé đạt được những chỉ tiêu thé lực quy định cho từng đối tượng và năm học, trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể

theo lứa tuôi.

- Giáo dục óc thấm mỹ cho sinh viên và tạo điều kiện dé nâng cao trình độ thể

thao của sinh viên.

Giáo dục thé chất cho sinh viên các Trường Đại học, Cao đăng và Trung cấp chuyên nghiệp là một mặt giáo dục toàn diện cho sinh viên, giải quyết các nhiệm vụ của hệ thống Thẻ dục thể thao Việt Nam đó là:

- Nhiệm vụ tăng cường sức khỏe: Sức khỏe là trạng thái ôn định, hài hoa về thé chat, tinh than và các mối quan hệ xã hội Sức khỏe là tai sản thiêng liêng, vô giá của mỗi con người và cộng đồng Xã hội Việc tập luyện TDTT theo khuynh hướng sức khỏe nhằm phát triển hài hòa về mặt hình thái, chức năng của cơ thé, đồng thời phát triển các năng lực thể chất cho con người, tăng khả năng thích ứng của cơ thể đối với những tác động bắt lợi của ngoại cảnh bên ngoài và sức đề kháng đói với bệnh

~ Nhiệm vụ giáo dưỡng là nhằm hình thành một hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo vận động, các phẩm chat thé lực cơ bản cần thiết cho cuộc sống hàng ngày Trong đó có cả các kỹ năng, kỹ xảo vận động thực dụng và các kỹ năng, kỹ xảo vận động thé thao Đồng thời trang bị cho người học những tri thức lý luận cơ bản cần thiết về lĩnh

vực hoạt động TDTT với mục đích sử dụng một cách có hiệu quả các phương tiện tập

luyện trong đời sống.

~ Nhiệm vụ giáo dục nhằm hình thành cho người tập những phẩm chất đạo đức, ý thức tô chức kỷ luật, lòng dũng cảm, tỉnh thần đoàn kết giao lưu học hỏi góp phần tích cực vào giáo dục trí tuệ, giáo dục lao động và giáo dục thấm mỹ.

Dé công tác giáo dục thé chất đạt hiệu quả thì công tác giảng dạy cần tuân thủ theo những nguyên tắc chung về Thẻ dục thẻ thao đó là: nguyên tắc phát triển con người cân đói và toàn diện, nguyên tắc kết hợp TDTT với thực tiễn lao động sản xuất và an ninh quốc phòng, nguyên tắc tăng cường sức khỏe Bên cạnh đó cũng phải tuân thủ các nguyên tắc giảng dạy động tác là: nguyên tắc tự giác tích cực, nguyên tắc trực

Trang 31

quan, nguyên tắc hệ thống, nguyên tắc vừa sức (thích hợp) và các biệt hóa, nguyên tắc tăng dần yêu cầu (tăng tiến) [25]

1.4 Những tiêu chí đánh giá chất lượng TLC đối với sinh viên 1.4.1 Các quan điểm đánh giá TĐTL

Quan điểm đánh giá TDTL bằng các chỉ tiêu chức năng vận động, được áp dung chủ yếu là các nhà sư phạm Các tác giả thường sử dụng các chỉ tiêu đánh giá năng lực vận động và TCTL để đánh giá TĐTL của các đối tượng nghiên cứu, như đánh giá sức nhanh, sức mạnh, sức bền Một số tác giả sử dụng một test dé đánh giá TDTL

như Cooper (test Cooper), test PWC 170, Step test Harvard,Cooper K>(1950) cho

rằng: sức bền chung trong hoạt động TDTT đã đồng thời phản ánh trình độ TLC của

con người.

Nhiều tác giả đã sử dụng từ 3 đến 5 chỉ tiêu để đánh giá TĐTL thường theo hình thức mỗi một TCTL, thi sử dụng một chỉ tiêu dé đánh giá Vôncốp V.I (1987) sử dụng chỉ tiêu chạy 100m, chạy 1000m và bật xa tại chỗ (đối với nam); chạy 100m, chạy 500m và bật xa tại chỗ ( đối với nữ) để đánh giá trình độ TLC của nam va nữ lứa tuổi 17 Ở Tiệp Khắc (1987), đã sử dụng 4 test để đánh giá trình độ thé lực của nhân dân từ 6 — 60 tuổi bao gồm: nằm ngửa ngồi dậy, bật xa tại chỗ, nằm sắp co duỗi tay và test Cooper ở Nhật Bản (1993) đã quy định test kiểm tra thể lực cho mọi người từ 4 đến 64 tuổi bao gồm: Bật xa tại chỗ, ngồi gập thân trong 30 giây, nằm sắp co duỗi tay, chạy con thoi cự ly 5 m trong 15 giây và chạy 5 phút tính quãng đường.

[18], [19], [29].

Da phan tác giả sử dụng tổ hợp test từ 4 chỉ tiêu trở lên dé đánh giá TDTL cho các đối tượng Theo các tác giả, sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một TCTL, theo

hình thức sử dung test trong đương, cho phép đánh giá chính xác, khách quan TDTL

của đối tượng nghiên cứu Hình thức sử dụng hai hay nhiều test đánh giá một TCTL thì hau như đều sử dụng hai test đánh giá sức mạnh: Một test đánh giá sức mạnh của

hai tay, test đánh giá sức mạnh của hai chân.

Ở nước ta, các nhà sư phạm đã nghiên cứu đánh giá TDTL bằng các tổ hợp test sư phạm như: Đào Bình An (2011), Bùi Thị Hảo (2011), Nguyễn Thi Son (2015),

Trang 32

Pham Đức Cường (2012), Hoàng Thế Hoạt (2016),

'Vũ Đức Thu (1989) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm cải tiền chương trình GDTC trong các Trường đại học, đã xây dựng được tổ hợp chỉ tiêu và chuẩn mực đánh giá TĐTL của sinh viên Trên cơ sở các chuẩn mực được nghiên cứu, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp đã ban hành tiêu chuẩn RLTL cho học sinh các Trường đại học và cao đẳng trong cả nước, theo quyết định 203/QD

- TDTT ngày 23/1/1989.

Tập thé tác giả (BGD&ĐT, Tổng cục TDTT) (1973 — 1975), Vũ Đức Thu (1989), Nguyễn Xuân Sinh (1993), Đỗ Đình Kháng (1994), Nguyễn Mạnh Dần (1997), Nguyễn Đại Dương(1999), Lưu Quang Hiệp (2000) đã có những công trình nghiên cứu đánh giá TĐTL của học sinh, sinh viên nước ta và đã phát hiện ra một số đặc điểm phát triển thé lực theo lứa tuổi và giới tính.

1.4.2 Các chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá thể lực theo quy định của Bộ

Ngày 18 tháng 9 năm 2008 Bộ GD&DT đã ban hành quy định về việc đánh giá, xếp loại thé lực HSSV theo Quyết định Số: 53/2008/QĐÐ-BGDĐT như sau: [15].

Chương II: Tiêu chuẩn đánh giá thể lực của HSSV.

Điều 6 Tiêu chuẩn đánh giá thé lực đối với Nam từ 6 tuổi đến 20 tuổi Điều 7 Tiêu chuẩn đánh giá thé lực đối với Nữ từ 6 tuổi đến 20 tuổi Chương III: Yêu cầu cụ thé đối với từng nội dung đánh giá Chương IV: Tổ chức đánh giá, xếp loại thể lực HSSV.

Điều 14 Thời gian kiểm tra đánh giá, xếp loại: Hàng năm, các cơ sở giáo dục bố trí kiểm tra, đánh giá xếp loại thê lực cho học sinh, sinh viên vào cuối năm học.

Điều 15 Cách thức tô chức đánh giá

1 Mỗi HSSV được đánh giá 4 trong 6 nội dung nêu ở Điều 5 văn bản này, trong đó nội dung Bật xa tại chỗ và Chạy tùy sức 5 phút là bắt buộc.

2 Cách thức tô chức đánh giá

a) Tổ chức đánh giá theo giới tính (Nam, Nữ) Không kiểm tra quá hai nội dung

trong một giờ lên lớp.

Trang 33

b) Tổ chức đánh giá theo nhóm gồm 10 em, lần lượt thực hiện bốn nội dung

theo các bước như sau: Khởi động chung; Thực hiện các nội dung như quy định tại

khoản 1, Điều nay; Tha lỏng, hồi phục.

Điều 16 Xếp loại: HSSV được xếp loại thể lực theo 3 loại:

1 Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có ba chỉ tiêu Tốt và một chỉ

tiêu Đạt trở lên.

2 Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên 3 Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chi tiêu theo lứa tuổi có một chỉ tiêu dưới mức

1.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều kiện dạy học trực tuyến Do ảnh hưởng của dich COVID-19 diễn ra từ năm 2019 cho đến nay đã có làm ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xã hội nói chung và ngành Giáo dục và đào tạo nói riêng Do dịch bệnh Covid-19 hiện vẫn còn diễn biến phục tạp nên nhiều cơ sở Giáo dục và đào tạo phải đóng cửa kéo dài hoặc chuyền sang dạy học trực tuyến trong điều kiện thiếu sự chuẩn bị và bị động về năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý và cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật Tình trạng này bị gián đoạn và kéo dài qua bốn đợt bùng phát dịch COVID-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chương trình, phương pháp, kế hoạch tổ chức đạy và học, hoạt động của Trường, lớp và đến sự phát trién thé chat của sinh viên cả nước.

Dạy học trực tuyến (online), dạy học lai ghép (Hybrid), dạy học phối hợp (blended) trực tuyến với trực tiếp (trực diện) là giải pháp được nhiều quốc gia và các tổ chức giáo dục lựa chọn trong thời kỳ COVID-19.Trong đó, day học trực tuyến phương pháp giảng day khá hiệu qua mà giảng viên và sinh viên cần áp dụng một cách có định hướng dé truyền tải kiến thức đến sinh viên một cách linh hoạt, giúp cho

người học theo được mạch bài giảng đạt được mục tiêu của bài học và môn học Dạy

học trực tuyến đã, đang và sẽ trở thành xu hướng được tăng cường, củng có và dần trở thành một xu thé tá yếu, nhiệm vụ chính trong các nhiệm vụ triển khai năm học đề thích ứng với tình hình mới.

Ý nghĩa của việc ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến

Dat nước ta đang trong thời kì đổi mới toàn diện, thời kì hội nhập và toàn cầu hóa Chính vì vậy, việc tiếp nhận những công nghệ mới của nhân loại trong đó có

Trang 34

công nghệ thông tin là điều tat yếu, đây là yếu tố khách quan dé khang định sự phát triển của mỗi quốc gia Sự phát triển của một đất nước luôn phụ thuộc vào sự phát trién của khoa học công nghệ Tuy nhiên, để có được một nền khoa học công nghệ phát triển thì nền kinh tế tri thức phải được ưu tiên hàng đầu, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục thể hiện sự lớn mạnh về nền khoa học, công nghệ, kinh tế và nó sẽ làm thay đồi căn bản bức tranh tong thé của nền kinh tế tri thức đó.

Tam quan trọng, sự hiệu quả và ảnh hưởng của việc ứng dung công nghệ thông tin trong dạy học đã được khẳng định bằng thực tiễn ở nước ta và trở thành xu thé tat yếu của giáo dục Ngành Giáo dục va Dao tạo nhiều năm qua đã triển khai nhiều giải pháp quan lý, chỉ đạo nhằm day mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong day học tại các nhà Trường Đến nay, Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin được đầu tư, việc kết nối Internet được thực hiện, hầu hết các nhà Trường đều đã trang bị phòng máy tính, đáp ứng tương đối đầy đủ máy chiếu

phục vụ cho việc giảng dạy và học tập; kho bài giảng điện tử, kho tài liệu tham khảo.

và bài giảng PowerPoint được xây dựng online trên website của ngành, nhiều phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, dạy học được áp dụng rộng rãi

- Công nghệ giúp truy cập tức thời tới các nguồn tri thức

Từ tri thức phổ thông đến tri thức học thuật đều có thé dé dàng tìm kiếm và áp dụng trong quy trình giảng dạy thông qua các hệ thống tra cứu của thư viện, các công, cụ tìm kiếm như Google Search, Google Scholars, Google books các cơ sở dữ liệu

học thuật Scopus, các mang xã hội Acadamy, Resarch Gates

- Công nghệ phù hợp, hap dẫn và gắn kết người học.

Các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh đều là những công cụ mà người học có thể sử dụng ở nhà thông qua các ứng dụng Do đó người học sẽ thoải mái và tích cực hơn khi dùng các công cụ này dé kết nói với bạn học, thay cô và nhà Trường Sử dụng công nghệ trong lớp học giúp người học dé dàng biểu thị mối quan

tâm, sự chú ý, những mong đợi và thái độ tích cực với việc học.

- Công nghệ giúp người học linh hoạt và thích ứng nhanh trong công việctương lai

Tính linh hoạt và di động đang là một đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn thực hành nghề nghiệp Sinh viên sử dụng công nghệ trong lớp học sẽ thích ứng nhanh với việc

Trang 35

sử dụng công cụ đó khi đi làm Không chỉ dừng ở kỹ năng số, người học được rèn luyện kỹ năng mềm, tư duy phản biện, khả năng nghiên cứu độc lập và thành thạo khi phối hợp sử dụng các công nghệ khác nhau.

- Công nghệ giúp tao lập môi Trường học tập tích hợp

Việc sử dụng giáo trình điện tử, tổ chức thi và nộp bài trực tuyến giúp giảm chi phi cho việc in ấn và mua học liệu giấy Ngoài ra, người học thực sự thích thú việc học đồng thời cả trực tuyến trên mạng và trực tiếp trên lớp Bên cạnh đó các công cụ công nghệ sẵn có giúp giảng viên tổ chức giờ học một cách thân thiện, vui

vẻ và hiệu quả.

Các PTDH không chỉ dừng lại ở chức năng minh họa trực quan mà thông qua

những minh họa trực quan đó tạo nên động cơ tích cực cho người học GV có thể sử dụng các PTDH đơn giản có tính chất nghịch lí để tạo nên những tình huống có vấn đề Từ đó kích thích những tranh luận, những ý kiến quan điểm cá nhân của sinh viên, sự tò mò hứng thú khám phá kiến thức.

1.5.1 Sử dụng các ứng dụng trong dạy học trực tuyến

Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, những giảng viên, giảng viên nắm rõ được cách tổ chức lớp học online hiệu quả sẽ có nhiều cơ hội phát triển hơn Vì vậy, sử dụng các ứng dụng công nghệ trong day học online phổ biến nhất hiện nay

như sau:(1) Zoom

Zoom là một nền tảng hộp trực tuyến, cho phép nhiều người đồng thời trao đổi với nhau thông qua các thiết bị di động điện tử có kết nói Internet Nền tảng này cung cấp bản miễn phí cho tắt cả người dùng đăng ký, trong mỗi cuộc họp, mỗi người đều có thê dùng tính năng mở micro, mở camera để trò chuyện, nhắn tin trên box chat, giơ tay phát biểu, hiện tại Zoom được ứng dụng dạy học online cho rất nhiều

trường học.

Ưu điểm

Chi phí thấp: Người dùng có thé sử dụng bản miễn phí, tuy nhiên sẽ bị giới hạn nhiều chức năng như quản lý lớp học, ghi hình buôi học, han chế thời gian và số

người sử dụng,

Trang 36

Cài đặt dé dang: Bạn có thé dé dang tai Zoom từ các link đã được đưa ra, sau đó đăng nhập và sử dụng dễ dàng.

Hỗ trợ việc giảng dạy và học tập: Ứng dụng cho phép chia sẻ màn hình, giơ tay phát biểu, bật micro và camera, Vì vậy sẽ giúp tổ chức một buổi dạy trực tuyến cơ ban dé truyền tải nội dung bài học Bên cạnh đó, ứng dụng cho phép ghi màn hình với bản trả phí va sẽ gửi bản ghi đếm email đã đăng ký, giúp người day và người học có thé xem lại dé dàng.

(2) VNPT E-learning

'VNPT E-learning là một nên tảng dạy và học trực tuyến đo người Việt tạo ra Uu điểm

Chỉ phí thấp: Người dạy có thể đăng nhập và sử dụng phần mềm miễn phí, tuy nhiên cơ sở giáo dục sẽ phải chỉ tiền dé thiết lập và sử dụng các tính năng quan lý, tao bài kiểm tra, Dù vậy, chi phí này đang được miễn giảm do chính sách hỗ trợ

trong đại dịch Covid-19.

Có thể tổ chức các buổi kiểm tra: Người dạy có thé tạo trước dé kiểm tra và hẹn giờ kiểm, sau đó thông báo cho người học đề vào làm bài đúng giờ Nếu bài kiểm tra là trắc nghiệm, nền tảng sẽ tự chấm và gửi kết quả về tài khoản của người dạy, giúp dễ dàng đánh giá mức độ hiểu bài của người học.

(5) LMS (Learning Management System)

LMS - Learning Management System chính là hệ théng quan lý dao tạo trực tuyến Hiện nay, đây là hệ thống được các doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn tin tưởng và cân nhắc lựa chọn dé đem tới hiệu quả cao trong đào tạo nguồn nhân lực dự bị cho công ty Với nhiều ưu điểm nồi bật, những lợi ích không ngờ thì phần mềm LMS hiện nay trở thành sự lựa chọn không chỉ cho công ty mà còn được triển khai ở nhiều trung

tâm, cơ sở giáo dục.

Với phần mềm LMS khi sử dụng giúp phân phối nhanh chóng, hiệu quả các tài liệu eLearning tới một lượng lớn các học viên, đồng thời có khả năng hỗ trợ việc quản lý dé dang, theo dõi chuẩn xác, điều chỉnh kịp thời, hay thực hiện việc đánh giá

quá trình đào tạo toàn diện và hiệu quả Đặc biệt là thường xuyên được xây dựng

cùng với phần mềm quản lý giáo dục, cho các trung tâm — cơ sở đào tạo Thông qua

Trang 37

đó, công tác đào tạo được hoàn thiện và nâng cao, chất lượng đầu ra cũng được đảm

bảo nhờ quy trình quản lý học tập chặt chẽ.

Hiện nay, có nhiều hệ thống LMS khác nhau được cung cấp, đưa vào sử dụng dé đáp ứng nhu cầu riêng của từng đơn vị, hay thực tế của con người Thế nhưng, thực tế thì cốt lõi của hệ thống LMS là khả năng đảm bảo giải quyết được nhu cầu tương tác giữa các chu thể chính trong một hệ thống học tập trực tuyến, đồng thời giúp cung cấp nội dung học tập cho học viên, nội dung hoạt động cho người điều hành, và thông tin đến người quản lý tương tác, được diễn ra tốt nhất.

Chúng ta có thể hiểu LMS chính là một Trường học thu nhỏ và mang tới tính tiện lợi cao khi nó hoạt động trên nền tảng di động và internet, đem tới khả năng chủ động tối đa Hoạt động giảng dạy, học tập, hay thực hiện đánh giá, tiến hành kiểm tra, thực hiện trau d6i kiến thức của từng cá nhân trong một hệ thống được hoàn thành tốt như yêu cầu đã dé ra Từng nhân viên trong một tổ thức có thé học tập, nâng cao khả năng, hiểu biết của bản thân qua khóa học, qua những kết quả kiểm tra đã được lưu lại, Lúc này, việc quản lý hiệu quả, đồng thời giúp đánh giá được năng lực, khả năng thực sự của một nhân viên được thực hiện tốt.

Việc sử dụng hệ thống LMS hỗ trợ cho hoạt động đào tạo nhiều ưu điểm lớn, nhiều lợi ích thiết thực Khả năng giúp tiết kiệm được đáng ké nhiều chi phí như in An, đi lại, khi tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ cho cho người tham gia.

1.5.2 Sử dụng kỹ năng thực hành day học trực tuyến Khả năng truyền đạt

Đối với giảng viên, cho dù dạy môn học gì đi chăng nữa, bạn cũng cần phải có kỹ năng truyền đạt thông tin Khi dạy học online, bạn không thể tương tác trực tiếp với học viên mà sẽ truyền tải kiến thức qua video Chính vì vậy, đây là một trong số những kỹ năng quan trọng nhất trong giảng dạy trực tuyến.

Tinh logic trong kiến thức truyền tai, sự đơn giản, dé hiểu trong cách sử dung từ ngữ, tông giọng truyền cảm phù hợp với môn học, đặc biệt là kết hợp ngôn ngữ cơ thé trong quá trình giảng dạy là tat cả những yếu tố bạn cần dé có thé truyền đạt thông tin chính xác và hiệu quả nhất.

Kỹ năng soạn thảo, trình bay

Trang 38

Một kỹ năng mềm khác cũng quan trọng không kém đó chính là kỹ năng soạn thảo và sử dụng các công cụ, phần mềm hỗ trợ giảng dạy phổ biến bao gồm: PowerPoint, Word, Excel, Lightworks, Movavi, với mục đích mang đến một bài giảng chất lượng, dễ tiếp thu cho học viên Kỹ năng soạn thảo sẽ luôn song hành cùng, với kỹ năng truyền đạt.

Để có thể truyền đạt tốt kiến thức, song song đó, bạn cần trình bày bài giảng một cách khoa học và dễ hiểu Tuy theo từng nội dung học, từng, đối tượng người học

mà việc soạn thảo và trình bày sẽ khác nhau.Khả năng phân chia nội dung giảng dạy

Giảng viên cần xác định bài giảng dài hay ngắn, nội dung ít hay nhiều thong tin Nhờ đó, bạn có thé phân chia nội dung và thời lượng giảng day cho mỗi buổi học chuẩn xác hơn Nếu buổi học quá dài, học viên sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán nản.

Ngược lại, nếu buổi học quá ngắn, học viên sẽ cảm thấy hut hang và có cảm giác “bị lừa” Bên cạnh đó,trong Trường hợp bạn ngắt nội dung chưa chuẩn, người học sẽ không thé hiểu hết những thông điệp mà bạn muốn chia sẻ.

Biết cách quay phim cơ bản

Một kỹ năng mềm cần thiết khác khi giảng dạy trực tuyến đó là biết quay phim cơ bản Trong học tập online, việc giảng viên dùng video dé truyền tải thông tin bài học được rất nhiều học viên ưa chuộng Vì thế, biết quay phim sẽ là một lợi thế lớn khi bạn gia nhập lĩnh vực giáo dục trực tuyến Tùy theo môn học cũng như đặc điểm giảng dạy mà yêu cầu quay cũng khác nhau.

Vi dụ như các bài tập thé thao thì bạn cần chọn góc độ quay, lọc âm cần thận Mặt khác, đối với công nghệ thông tin thì bạn chỉ cần quay màn hình máy tính kèm theo giọng hướng dẫn là đủ Đặc biệt, ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng bạn cần chú ý khi quay bài giảng trực tuyến.

Kỹ năng marketing online

Mở lớp học online đồng nghĩa với việc bạn cũng phải triển khai hình thức, phương pháp marketing online Đây là phương pháp hiệu quả, tiết kiệm giúp bạn có thể quảng bá khóa học của mình đến với nhiều học viên tiềm năng ở khắp mọi

nơi.

Trang 39

Chính vì thế, bạn cũng nên trang bị cho mình một số kiến thức về digital marketing cơ bản cũng như kỹ năng sử dụng các công cụ marketing trực tuyến phổ biến như Facebook Ads, tạo ra các nội dung hữu ích, đọc báo cáo trên Google Analytics, Những công cụ này có ưu điểm là khá dé sử dụng va đã có sẵn tính nang, nên bạn chỉ cần chịu khó tìm hiểu trong vài ngày là sẽ có thể ứng dụng được.

Khả năng xây dựng thương hiệu cá nhân trên mạng xã hội

Chất lượng bài dạy luôn đi đôi với uy tín và trình độ của người dạy Để thu hút người học, bạn cũng nên tạo thương hiệu cá nhân của riêng mình Có một số hoạt động mà ở bắt kỳ ngành học nào, giảng viên cũng đều có thé thực hiện như: tham gia tư vấn tại những diễn đàn chuyên môn, nhận “đỡ đầu” (mentoring) cho một số cá nhân, xây dựng những nội dung chuyên môn bé ích dành cho cộng đồng, hoặc đơn giản là luôn can thận, chin chu trong từng phát ngôn trên mang xã hội.

Kỹ năng quản trị khủng hoảng

Chắc han, trong quá trình giảng dạy cũng sẽ có đôi lần bạn xảy ra sai sót Có thể bạn quá bận nên chưa kịp trả lời thắc mắc của học viên, dẫn đến việc họ phan nan trên cộng đồng Hoặc có thé trong quá trình day học, bạn vô tinh đưa vào những chi tiết không phù hợp và video đó được chia sẻ trên mạng xã hội.

Từ những tình huống như vậy, bạn sẽ có thể bị rơi vào trạng thái khủng hoảng Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát để chúng không biến thành khủng hoảng thật sự và giải quyết kịp thời Trước hết, bạn cần phải thật sự chân thành và cầu thị với tình huống khủng hoảng Tiếp đến, trung thực với mọi người dé tìm ra vấn dé tạo nên khủng hoảng, từ đó tìm ra phương án giải quyết triệt đẻ.

Tinh kiên nhẫn

Giảng viên luôn phải kiên nhẫn với học viên, và đặc biệt khi dạy trực tuyến, chắc chắn bạn sẽ cần phải kiên nhẫn hon thé nữa Các giảng viên giảng dạy online có tính kiên nhẫn cao sẽ có thể đưa ra mức độ hỗ trợ cao hơn cho sinh viên.

Khi ấy, họ có xu hướng kiên trì hơn một chút khi hỗ trợ sinh viên giải quyết van đề Họ sẽ diễn giải câu hỏi theo một góc độ khác, họ sẽ tiếp tục đối thoại bat chap sự phản kháng của sinh viên Họ hy vọng rằng khoảnh khắc đột phá đang dần cận kẻ Kiên nhẫn thực sự là một kỹ nang cần thiết trong giáo dục trực tuyến.

Qua nghiên cứu chương I, đề tài đi đến những kết luận sau:

Trang 40

- Công tác GDTC trong Trường học là một phần không thể thiếu trong việc giáo dục con người toàn diện GDTC nhằm nâng cao sức khỏe, hoàn thiện thể chất cho thế hệ trẻ, bên cạnh đó góp phần vào sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

- Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ của chương trình GDTC để công tác GDTC đạt hiệu quả thì việc giải quyết các nhiệm vụ đạt mục đích cần phải tuân theo những nguyên tắc và phương pháp GDTC.

- Có rất nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu trong lĩnh vực nảy Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng công tác GDTC cần phải được đánh giá thông qua các mặt như: kết quả học tập, năng lực thể chất (thể lực) của học sinh sinh viên.

Ngày đăng: 14/04/2024, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w