1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối huyện thanh trì – tp hà nội trong giai đoạn 2012 – 2017

139 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Thực Trạng Và Đề Xuất Một Số Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Vận Hành Lưới Điện Phân Phối Huyện Thanh Trì – TP Hà Nội Trong Giai Đoạn 2012 - 2017
Tác giả Vũ Ngọc Lân
Người hướng dẫn TS. Ngô Văn Vượng
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

Trang 1 VŨ NGỌC LÂNBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --- VŨ NGỌC LÂN QUẢN TRỊ KINH DOANHPHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CÁO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ

Trang 1

TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

-

VŨ NGỌC LÂN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CÁO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI

TRONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2017

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :

TS NGÔ VĂN VƯỢNG

Hà Nội - 2012

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự

của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức đã học, nghiên

cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ:

Ngô Văn Vượng

Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực, các giải

pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối đưa ra xuất phát từ thực

tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình,

bảo vệ và công nhận bởi "Hội Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế"

Một lần nữa, tôi xin khảng định về sự trung thực của lời cam kết trên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 6

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 8

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN 11

1.1 Khái niệm về chất lượng 12

1.2 Các mô hình quản lý chất lượng 16

1.2.1 Mô hình thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng-I (Inspection)” 16

1.2.2 Mô hình thứ hai: “Kiểm soát chất lượng (QC - Quality Control) và kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC - Total Quality Control)” 16

1.2.3 Mô hình thứ ba: ''Đảm bảo chất lượng (QA-Quality Assurance)" 17

1.2.4 Mô hình thứ tư: ''Quản lý chất lượng toàn diện (TQM - Total Quality Management)" 18

1.2.5 Sự khác biệt về mặt chiến lược giữa các mô hình trên là: 18

1.3 Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng 19

1.4 Chi phí chất lượng 20

1.4.1 Khái niệm 20

1.4.2 Phân loại chi phí chất lượng 20

1.5 Chất lượng quản lý vận hành 21

1.5.1 Khái niệm lưới điện 21

1.5.2 Chất lượng vận hành lưới điện 21

1.5.3 Ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện 24

1.6 Một số phương hướng nâng cao chất lượng QLVH lưới điện 25

1.6.1.Về nhân lực 25

1.6.2 Về cung cấp điện: mức độ sẵn sàng cung cấp điện (ASAI) 25

1.6.3 Về quản lý vận hành 26

1.6.4 Về công tác ĐTXD mới lưới điện và sửa chữa lớn lưới điện 26

1.7 Tóm tắt chương I 27

Trang 5

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN

HÀNH LƯỚI ĐIỆN HUYỆN THANH TRÌ - TP HÀ NỘI 27

2.1 Vài nét khái quát về Huyện Thanh Trì – TP Hà nội 27

2.1.1 Quá trình hình thành 27

2.1.2 Địa hình và địa chất công trình 28

2.1.3 Khí hậu 29

2.1.4 Sông hồ 29

2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên 29

2.1.6 Dân số 30

2.1.7 Môi trường kinh tế 31

2.2 Quá trình hình thành và phát triển lưới điện phân phối Huyện Thanh Trì - TP Hà nội 32

2.3 Phân tích thực trạng quản lý vận hành lưới điện phân phối và chất lượng cung cấp điện tại Huyện Thanh Trì –TP Hà Nội 35

2.3.1 Phân tích chất lượng quản lý vận hành từ quan điểm bên trong của Công ty Điện lực 35

2.3.2 Phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới điện từ quan điểm bên ngoài (từ quan điểm của khách hàng) 57

2.4 Kết luận chương II 74

CHƯƠNG III: ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ – TP HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2017 80

3.1 Quy hoạch phát triển Công ty Điện lực Huyện Thanh Trì đến năm 2017 có xét đến năm 2020 80

3.1.1 Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu điện Huyện Thanh Trì 80

3.1.2 Dự báo nhu cầu điện năng Huyện Thanh Trì – TP.Hà Nội đến năm 2015 có xét đến năm 2020 80

3.1.3 Mục tiêu tổng quát 93

3.2 Về khối lượng xây dựng và vốn đầu tư 2010 - 2015 93

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn Huyện Thanh Trì - TP.Hà Nội đến năm 2015 100

Trang 6

3.3.1 Nhóm giải pháp hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý 100

3.3.2 Nhóm giải pháp đổi mới công nghệ 113

3.3.3 Nhóm giải pháp nhân sự 115

3.3.4 Nhóm giải pháp giảm tổn thất điện năng 121

3.3.5 Nhóm giải pháp về nâng cao sự hài lòng của khách hàng 124

3.4 Kết luận chương III 126

KẾT LUẬN 128

TÀI LIỆU THAM KHẢO 130

TÓM TẮT LUẬN VĂN 132

THESIS SUMMARY 134

PHỤ LỤC 136

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

SAIFI : Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện (System

Average Interruption Frequency Index);

SAIDI : Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện (System

Average Interruption Duration Index);

CAIFI : Số lần mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average

Interruption Frequency Index);

CAIDI : Thời gian mất điện trung bình của khách hàng (Customer Average

Interruption Duration Index);

ASAI : Mức độ sẵn sàng cung cấp điện trong tháng (Average Service

Availability Index);

ASUI : Mức độ không sẵn sàng cung cấp điện (Average Service

Unavailability Index);

ENS : Tổng điện năng không cung cấp (Energy Not Supplied);

AENS : Điện năng trung bình không cung cấp đến một khách hàng (Average

Energy Not Supplied);

ACCI : Điện năng trung bình không cung cấp đến một khách hàng bị ảnh

hưởng mất điện (Average Customer Curtailment Index);

GIS : Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System);

Trang 8

CBCNV : Cán bộ công nhân viên;

Lv Ths : Luận văn thạc sĩ

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của Huyện Thanh Trì 29

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số Huyện Thanh Trì 30

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện Thanh Trì 31

Bảng 2.4: Bảng thống kế khối lượng quản lý vận hành và kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Điện lực Thanh Trì 35

Bảng 2.5: Các chi phí quản lý vận hành lưới điện 37

Bảng 2.6: Tổng hợp chỉ số tin cậy từ tháng 01/2010 đến tháng 12/2011 40

Bảng 2.7: Tổng hợp sự cố lưới điện của Cty ĐL Thanh Trì đến tháng 12/2011 46

Bảng 2.8: Bảng thống kê chi tiết sự cố lưới điện của Cty Điện lực Thanh Trì 48

Bảng 2.9: Bảng thống kê kết quả kinh doanh của Cty Điện lực Thanh Trì năm 2007 đến tháng 12/2011 51

Bảng 2.10: Thông số kỹ thuật các trạm 110kV cấp điện cho Huyện Thanh Trì 59

Bảng 2.11: Mang tải các đường dây cấp điện cho Huyện Thanh Trì 61

Bảng 2.12: Tổng hợp hiện trạng lưới và trạm điện hạ thế các xã Huyện Thanh Trì 65

Bảng 2.13: Hạn mức giao vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn 69

Bảng 3.1 Suất tiêu thụ điện Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp 81

Bảng 3.2.Kết quả dự báo nhu cầu điện cho ngành Công nghiệp và Xây dựng 82

Bảng 3.3 Kết quả dự báo nhu cầu điện ngành nông – lâm – thủy sản……… …83

Bảng 3.4 Kết quả dự báo nhu cầu điện cho ngành dịch vụ - thương mại…… 83

Bảng 3.5 Định mức tiêu thụ điện năng cho tiêu dùng dân cư ……… …85

Bảng 3.6 Kết quả dự báo nhu cầu điện quản lý và tiêu dùng dân cư…….… ….85

Bảng 3.7 Kết quả tính toán nhu cầu điện cho các hoạt động khác ……….… 86

Bảng 3.8 Tổng hợp nhu cầu điện huyện Thanh Trì đến năm 2020………… … 86

Bảng 3.9 Tốc độc tăng trưởng điện năng và công suất……… 87

Bảng 3.10 So sánh chỉ tiêu điện năng tiêu thụ bình quân đầu người…….… 87

Bảng 3.11 Kết quả phân vùng phụ tải điện……… …….… 89

Trang 10

Bảng 3.12 Tổng khối lượng xây mới và cải tạo trạm biến áp huyện Thanh

Trì giai đoạn 2011-2015…… ……… ……… …… 94 Bảng 3.13 Khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây huyện Thanh Trì

Bảng 3.14 Tổng vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp huyện

Thanh Trì giai đoạn 2011-2015……….……… … 96 Bảng 3.15 Tổng vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo đường dây huyện

Thanh Trì giai đoạn 2011-2015……….… …… 98 Bảng 3.16 Tổng hợp khối lượng vốn đầu tư xây dựng mới và cải tạo lưới

Trang 11

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1: Chỉ số độ tin cậy SAIDI lưới điện phân phân phối một số nước

Hình 2.2: Chỉ số độ tin cậy SAIDI lưới điện phân phân phối một số thành

Hình 2.3: Chỉ số độ tin cậy SAIFI lưới điện phân phân phối một số nước

Hình 2.4: Chỉ số độ tin cậy SAIFI lưới điện phân phân phối một số thành

Hình 2.5: Sơ đồ hình cây về phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới

Hình 2.6: Sơ đồ hình cây về phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới

Hình 2.7: Sơ đồ hình cây về các nguyên nhân tác động đến chất lượng quản

Trang 12

MỞ ĐẦU

A TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tập trung đầu tư, chỉ đạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, ngành điện đã luôn cố gắng hoàn thành một cách có hiệu quả nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như công cuộc đổi mới xây dựng đất nước, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay

Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Thanh Trì nói riêng đã phải

cố gắng rất nhiều để thích nghi và tồn tại trong điều kiện mới

Khi Việt Nam hội nhập với thế giới, yêu cầu đổi mới ngành điện, thay đổi cơ chế vận hành thị trường điện năng càng trở nên cấp bách Thị trường phát điện cạnh trạnh đã dần được hình thành, cơ chế bao cấp cho ngành điện từ từ bị loại bỏ Vị thế độc quyền của các Công ty điện lực dần được xóa bỏ, môi trường kinh doanh càng ngày càng khó khăn, nguy cơ phải cạnh tranh với đối thủ trên thương trường đã hiện hữu

Là một cán bộ công tác đã hơn hai mươi năm trong ngành điện, tôi ý thức được rằng đã đến lúc phải thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng đầy đủ hơn nữa nhu cầu ngày

càng tăng của người tiêu dùng và thị trường Vì vậy tôi chọn đề tài: “Phân tích

thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối Huyện Thanhh Trì - Thành phố Hà Nội trong giai đoạn

2012 - 2017”

B MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Trang 13

Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý chất lượng và chất lượng quản lý vận hành lưới phân phối điện về phương diện lý luận và trên cơ sở đó phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới phân phối của Công ty Điện lực Thanh Trì

và đề xuất một giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới phân phối Công ty Điện lực Thanh Trì đến năm 2017

C ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu là chất lượng điện năng và chất lượng quản lý vận hành lưới điện của Công ty Điện lực Thanh Trì

Phạm vi nghiên cứu là thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện của Công ty Điện lực Thanh Trì từ tháng 12 năm 2006 đến tháng 12 năm 2011

D PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích chất lượng dựa trên

cơ sở những lý thuyết về quản trị chất lượng, phân tích trên các số liệu thống kê, so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng…

E NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng Trình bày các khái niệm về lưới điện, tổn thất điện năng, ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện và các tiêu chí đánh giá chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối

Phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới điện Huyện Thanh Trì

- Thành phố Hà Nội

Đề xuất một số giải pháp về hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý, đảm bảo nguồn nhân lực, giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài lòng của khách hàng tại Công ty Điện lực Thanh Trì giai đoạn 2012-2017

F KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Tên đề tài : “Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao

chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối Huyện Thanh Trì - Thành

phố Hà Nội trong giai đoạn 2012 - 2017”

Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương :

Trang 14

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng và chất lượng quản lý vận

hành lưới điện

Chương II: Phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới điện

Huyện Thanh Trì - TPHN

Chương III: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành

lưới điện trên địa bàn Huyện Thanh Trì - TPHN đến năm 2017

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN

Ngày nay mọi tổ chức năng động có qui mô lớn hay nhỏ, hoạt động mang tính địa phương hay toàn cầu đều đối mặt với những thách thức phải sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu các đối tượng tiêu dùng của mình Nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm và dịch vụ tốt có thể là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến những dự đoán trong tương lai Chất lượng được xác định bằng việc một sản phẩm hay dịch vụ được tạo ra hay cung cấp phải tạo được sự tin cậy và gần gũi với khách hàng

Một trong những phổ biến của nền kinh tế thị trường là “cạnh tranh” Có nhiều loại vũ khí cạnh tranh: chất lượng, giá cả, thời hạn giao hàng, các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng, các hoạt động xúc tiến bán hàng… Tùy thuộc vào điều kiện

cụ thể của từng môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng các loại vũ khí trên ở mức độ khác nhau

Đứng trên quan điểm của khách hàng, các yếu tố tác động đến quyết định của khách hàng trong việc mua một sản phẩm hay dịch vụ chính là chất lượng sản phẩm, giá cả và thời gian giao hàng Ở bất kỳ đối tượng khách hàng nào, chất lượng đều là mối quan tâm hàng đầu ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ Trước đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng khi mà thị trường người tiêu dùng thay thế cho thị trường người sản xuất trước kia, các doanh nghiệp đang gặp một bài toán khó, vừa làm sao sản xuất ra những mặt hàng có chất lượng cao, giá thành rẻ để đảm bảo lợi nhuận, đồng thời luôn sẵn có với giá cả cạnh tranh, bên cạnh đó phải đáp ứng yêu cầu luật pháp

Trang 15

Vì thế để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải đảm bảo được niềm tin cho khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình thông qua một môi trường sản xuất mà trong đó, từng cá nhân ở mọi cấp độ đều tham gia và có ý thức về chất lượng

1.1 Khái niệm về chất lƣợng:

Trong giai đoạn sản xuất chưa phát triển, lượng sản phẩm sản xuất chưa nhiều, thường trong phạm vi một gia đình Người mua và người bán thường biết rõ nhau nên việc người bán làm ra sản phẩm có chất lượng để bán cho khách hàng gần như là việc đương nhiên vì nếu không họ sẽ không bán được hàng Điều này cũng

có nghĩa là nhu cầu của khách hàng luôn được thỏa mãn một cách tốt nhất

Công nghiệp phát triển, các vấn đề kỹ thuật và tổ chức ngày càng phức tạp đòi hỏi sự ra đời một số người chuyên trách về hoạch định và quản lý chất lượng sản phẩm

Sự xuất hiện các công ty lớn làm nảy sinh các loại nhân viên mới như:

- Các chuyên viên kỹ thuật giải quyết các trục trặc về kỹ thuật

- Các chuyên viên chất lượng phụ trách việc tìm ra các nguyên nhân hạ thấp chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn hóa, dự báo phế phẩm và phân tích nguyên nhân hàng hóa bị trả lại Họ sử dụng thống kê trong kiểm tra chất lượng sản phẩm

Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trong giai đoạn này thường được thực hiện chủ yếu trong khâu sản xuất và tập trung vào thành phẩm nhằm loại bỏ những sản phẩm không đạt yêu cầu về chất lượng Tuy nhiên, thực tế cho thấy không thể nào kiểm tra được hết một cách chính xác các sản phẩm Rất nhiều trường hợp người ta loại bỏ nhầm các sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng, mặt khác, cũng rất nhiều trường hợp, người ta không phát hiện ra các sản phẩm kém chất lượng và đưa

nó ra tiêu thụ ngoài thị trường

Thực tế này khiến cho các nhà quản lý chất lượng phải mở rộng việc kiểm tra

chất lượng ra toàn bộ quá trình sản xuất - kiểm soát chất lượng Phương châm này

là phải tìm ra các nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng, giải quyết tốt các điều kiện cho sản xuất từ gốc mới có kết quả cuối cùng là chất lượng sản phẩm Người ta phải kiểm soát được các yếu tố:

Trang 16

- Con người (Men)

- Phương pháp sản xuất, qui trình kỹ thuật (Methods)

- Nguyên vật liệu (Materials)

- Thiết bị sản xuất (Machines)

- Phương pháp và thiết bị đo lường (Measurement)

- Môi trường (Environment)

- Thông tin (Information)

Người ta gọi là phải kiểm soát 5M, E, I Ngoài ra, người ta còn chú ý tới việc

tổ chức sản xuất ở công ty để đảm bảo năng suất và tổ chức kiểm tra theo dõi thường xuyên

Trong giai đoạn này, người ta đã đạt được nhiều kết quả trong việc đưa vào

áp dụng các biện pháp, các công cụ quản lý, ví dụ :

- Áp dụng các công cụ toán học vào việc theo dõi sản xuất

- Kiểm tra thiết bị, kiểm định dụng cụ đo

- Theo dõi năng suất lao động của công nhân, của máy móc

Tuy nhiên, trong kinh doanh, muốn tạo nên uy tín lâu dài phải bảo đảm chất

lượng, đây là chiến lược nhằm tạo niềm tin nơi khách hàng Bảo đảm chất lượng

phải thể hiện được những hệ thống quản lý chất lượng đó và chứng tỏ bằng các chứng cứ cụ thể về chất lượng đã đạt được của sản phẩm Ở đây cần một sự tín nhiệm của người mua đối với công ty sản xuất ra sản phẩm Sự tín nhiệm này có khi

người mua đặt vào nhà cung cấp vì họ chưa biết người sản xuất là ai Nhà cung cấp

làm ăn ổn định, buôn bán ngay thẳng và phục vụ tốt cũng dễ tạo tín nhiệm cho khách hàng đối với một sản phẩm mới Sự tín nhiệm này không chỉ thông qua lời giới thiệu của người bán, quảng cáo, mà cần phải được chứng minh bằng các hệ thống kiểm tra trong sản xuất, các hệ thống quản lý chất lượng trong nhà máy

Bảo đảm chất lượng vừa là một cách thể hiện cho khách hàng thấy được về công tác kiểm tra chất lượng, đồng thời nó cũng là chứng cứ cho mức chất lượng đạt được

Trong thực tế, từ công nhân đến giám đốc, ai cũng muốn kiểm tra chất lượng, vì có kiểm tra mới đảm bảo được chất lượng Nhưng không phải mọi người

trong sản xuất kinh doanh đều muốn nâng cao chất lượng, vì việc này cần có chi

Trang 17

phí, nghĩa là phải tốn kém Trong giai đoạn tiếp theo - mà ta thường gọi là quản lý chất lượng - người ta quan tâm nhiều hơn đến mặt kinh tế của chất lượng nhằm tối

ưu hóa chi phí chất lượng để đạt được các mục tiêu tài chính cho doanh nghiệp Quản lý chất lượng mà không mang lại lợi ích kinh tế thì không phải là quản lý chất lượng, mà là sự thất bại trong sản xuất kinh doanh

Để có thể làm được điều này, một tổ chức, một doanh nghiệp phải huy động mọi nguồn lực của nó, nghĩa là phải quản lý chất lượng toàn diện Trong bước phát triển này của chiến lược quản lý chất lượng, người ta không chỉ loại bỏ những sản phẩm không phù hợp mà còn phải tìm cách giảm tới mức thấp nhất các khuyết tật

và phòng ngừa không để xảy ra các khuyết tật Kiểm tra chất lượng trong quản lý chất lượng toàn diện còn để chứng minh với khách hàng về hệ thống quản lý của doanh nghiệp để làm tăng uy tín về chất lượng của sản phẩm Kiểm tra chất lượng trong quản lý chất lượng toàn diện còn mở rộng ra ở nhà cung ứng nguyên vật liệu nhập vào và ở nhà phân phối đối với sản phẩm bán ra

Chất lượng không tự sinh ra, chất lượng cũng không phải là một kết quả ngẫu nhiên Nó là kết quả tác động của hàng loạt các yếu tố liên quan chặt chẽ với nhau Muốn đạt được chất lượng mong muốn, cần phải quản lý một cách đúng đắn các yếu tố này Hoạt động quản lý định hướng vào chất lượng gọi là quản lý chất lượng

“Quản lý chất lượng là ứng dụng các phương pháp, thủ tục và kiến thức khoa học kỹ thuật bảo đảm cho các sản phẩm sẽ hoặc đang sản xuất phù hợp với thiết kế, với yêu cầu trong hợp đồng” (A.Robertson-Anh)

“Quản lý chất lượng đó là một hệ thống hoạt động thống nhất có hiệu quả

của những bộ phận khác nhau trong một tổ chức, chịu trách nhiệm triển khai những tham số chất lượng, duy trì và nâng cao nó để đảm bảo sản xuất và tiêu dùng một cách kinh tế nhất, thỏa mãn nhu cầu của tiêu dùng” (A Feigenbaum – Mỹ)

“Quản lý chất lượng là hệ thống các biện pháp tạo điều kiện sản xuất kinh tế

nhất những sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (Kaoru Ishikawa – Nhật)

Trang 18

“Quản lý chất lượng là một phương tiện có tính chất hệ thống đảm bảo việc

tôn trọng tổng thể tất cả các thành phần của một kế hoạch hành động” (P Crosby

– Mỹ)

Quản lý chất lượng đòi hỏi phải thực hiện những nguyên tắc chủ yếu là: quản

lý chất lượng phải được định hướng bởi khách hàng; coi trọng con người; nguyên tắc toàn điện và đồng bộ; quản lý chất lượng phải thực hiện đồng thời với các yêu cầu đảm bảo và cải tiến chất lượng; quản lý chất lượng phải thực hiện theo quá trình

Tiêu chuẩn ISO 9001, 2000 định nghĩa:

''Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng''

Điều hành và kiểm soát về mặt chất lượng bao gồm việc thiết lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng

Chính sách chất lƣợng: Ý đồ và định hướng chung của một tổ chức có liên

quan đến chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức

Hoạch định chất lƣợng: Một phần trong quản lý chất lượng, tập trung vào

việc lập ra các mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực có liên quan để thực hiện các mục tiêu chất lượng

Kiểm soát chất lƣợng: Là một phần trong quản lý chất lượng tập trung vào

thực hiện các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lƣợng: Là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào

cung cấp lòng tin rằng các yêu cầu chất lượng sẽ được thực hiện

Cải tiến chất lƣợng: Là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng

cao khả năng thực hiện các yêu cầu chất lượng

Trang 19

1.2.1 Mô hình thứ nhất: “Kiểm tra chất lƣợng-I (Inspection)”

Đây là mô hình ra đời sớm nhất Mô hình này định hướng vào sản phẩm căn

cứ vào các chỉ tiêu chất lượng đã được đề ra từ trước trong khâu thiết kế mà kiểm tra đối chiếu với chất lượng thực tế sản phẩm cuối cùng nhằm phát hiện những sản phẩm sai hỏng để loại bỏ và phân loại chúng theo mức chất lượng khác nhau Thực chất của mô hình này là KCS làm chức năng của bộ lọc, chỉ tập trung vào kiểm tra sản phẩm cuối cùng, chỉ loại bỏ những phế phẩm đã xuất hiện sai hỏng, mà không

có khả năng phát hiện ngăn chặn nguyên nhân sai hỏng, do đó không có tác dụng cải thiện tình trạng chất lượng Nó còn tạo ra sự đối lập giữa người kiểm tra và người sản xuất Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn, thời gian, nhân lực

và độ tin cậy không cao

1.2.2 Mô hình thứ hai: “Kiểm soát chất lƣợng (QC - Quality Control) và kiểm soát chất lƣợng toàn diện (TQC - Total Quality Control)”

Để khắc phục nhược điểm của mô hình “Kiểm tra chất lượng” Waltr A.Shewhart đã đề xuất mô hình kiểm soát chất lượng vào năm 1931

Khái niệm kiểm soát chất lượng được định nghĩa là: “Các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng”

Nội dung kiểm soát chất lượng tập trung vào khâu sản xuất bao gồm:

- Kiểm soát con người (Men)

- Kiểm soát phương pháp và quá trình (Methods)

- Kiểm soát các yếu tố đầu vào (Materials)

- Kiểm soát thiết bị (Machines)

- Kiểm soát môi trường (Environment)

Để đạt được mục tiêu chính của quản lý chất lượng và thỏa mãn nhu cầu khách hàng thì cần mở rộng phạm vi kiểm soát trong toàn bộ các quá trình trước và

Trang 20

sau sản xuất như: Marketing, thiết kế và nghiên cứu triển khai, cung ứng vật tư, đóng gói, bảo quản, lưu kho, vận chuyển, phân phối, bán hàng và dịch vụ sau bán hàng Quá trình đó đã cho ra đời phương pháp kiểm soát chất lượng toàn diện

Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC): là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển chất lượng, duy trì chất lượng và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức, sao cho các hoạt động marketing,

kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn hoàn toàn khách hàng

1.2.3 Mô hình thứ ba: ''Đảm bảo chất lƣợng (QA-Quality Assurance)"

Là toàn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được tiến hành trong hệ thống quản lý chất lượng và được chứng minh là đủ mức cần thiết để tạo sự tin tưởng thỏa đáng rằng thực tế sẽ thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng

Đảm bảo chất lượng nhằm hai mục đích: đảm bảo chất lượng nội bộ (trong một tổ chức) nhằm tạo lòng tin cho lãnh đạo và các thành viên trong tổ chức; đảm bảo chất lượng với bên ngoài nhằm tạo lòng tin cho khách hàng và những người có liên quan khác rằng yêu cầu chất lượng được thỏa mãn

Quan điểm đảm bảo chất lượng được áp dụng đầu tiên trong những ngành công nghiệp đòi hỏi độ tin cậy cao, sau đó phát triển sang các ngành khác Ngày nay bao gồm cả lĩnh vực cung cấp dịch vụ

Khi đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn của khách hàng Một trong những yếu tố thu hút được khách hàng đó là niềm tin của khách hàng đối với nhà sản xuất Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy không Các yếu tố đó chính là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng Khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản xuất một khi biết rằng chất lượng sản phẩm sản xuất ra sẽ được đảm bảo Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý của nhà sản xuất Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo đảm chất lượng của mình Các bằng chứng đó dựa trên hệ thống chất lượng bao gồm: Sổ tay chất lượng, qui trình, qui định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng về tổ chức và kỹ

Trang 21

thuật, phân công người chịu trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, phiếu kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, thử nghiệm, qui định trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm

1.2.4 Mô hình thứ tƣ: ''Quản lý chất lƣợng toàn diện (TQM - Total Quality Management)"

Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp ngoài việc xây dựng

hệ thống đảm bảo chất lượng còn phải tính toán đến hiệu quả kinh tế nhằm có được giá thành rẻ nhất Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến việc tối ưu hoá các nguồn lực nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Mục tiêu của quản lý chất lượng là

đề ra những chính sách thích hợp thông qua phân tích và hoạch định để có thể tiết kiệm được đến mức tối đa mà vẫn bảo đảm sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tới mức tối thiểu những chi phí không cần thiết

Quản lý chất lượng toàn diện là mô hình quản lý chất lượng theo phong cách Nhật Bản được tiến sĩ Deming tổng kết và phát triển lên thành một phương pháp quản lý có tính triết lý Ngoài các biện pháp kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm, quản lý hiệu quả chi phí, quản lý chất lượng toàn diện còn bao gồm nhiều biện pháp khác nhằm thoả mãn những nhu cầu chất lượng của cả nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn đạt được trình độ quản lý chất lượng toàn diện phải được trang bị mọi điều kiện kỹ thuật cần thiết để có được chất lượng trong thông tin, chất lượng trong đào tạo, chất lượng trong hành vi, thái độ, cử chỉ, cách cư xử trong nội

bộ doanh nghiệp cũng như đối với khách hàng bên ngoài

1.2.5 Sự khác biệt về mặt chiến lƣợc giữa các mô hình trên là:

- Kiểm tra chất lượng: Phân loại sản phẩm tốt và xấu, công việc này không

tạo ra chất lượng (Kiểm tra chất lượng: là hoạt động đánh giá sự phù hợp thông qua việc đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính)

- Kiểm soát chất lượng: Tạo ra sản phẩm thoả mãn khách hàng bằng cách

kiểm soát các quá trình Men (con người), Machines (máy móc), Materials (nguyên vật liệu), Methods (phương pháp), Environment (môi trường)

- Đảm bảo chất lượng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng

- Quản lý chất lượng toàn diện tập trung vào huy động tiềm năng và sức sáng tạo sẵn có của con người để tạo ra chất lượng

Trang 22

1.3 Các công cụ thống kê trong quản lý chất lƣợng

Trong quản lý chất lượng ngày nay, người ta sử dụng các công cụ thống kê

để kiểm tra và ngăn chặn nguyên nhân của những tình trạng kém chất lượng trong mọi khâu của qui trình (đây là sự khác biệt giữa quản lý chất lượng sản phẩm và kiểm tra chất lượng sản phẩm)

Có nhiều phương pháp thống kê kiểm tra chất lượng, trong đó có 7 (bảy) công cụ cơ bản và hữu hiệu cho quản lý chất lượng

7 công cụ đó là: phiếu kiểm tra chất lượng (control sheet), biểu đồ nhân quả

(Cause and Effect Diagram), biểu đồ kiểm soát (Control chart), Biểu đồ phân bố mật độ (Histogram), biểu đồ Pareto, biểu đồ phân tán (Scatter Diagram), biểu đồ phân tầng (Stratification)

Phiếu kiểm tra chất lƣợng (Control sheet) là những phiếu ghi các số liệu

một cách đơn giản bằng các ký hiệu các đơn vị đo về các dạng sai sót, khuyết tật của sản phẩm Mục đích của công cụ này là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra những quyết định xử lý hợp lý

Biểu đồ nhân quả (Cause and Effect Diagram) là một công cụ được sử

dụng để suy nghĩ và trình bày mối quan hệ giữa một kết quả với các nguyên nhân tiềm tàng có thể ghép lại thành nguyên nhân chính và nguyên nhân phụ để trình bày giống như một xương cá Vì vậy, công cụ này còn được gọi là biểu đồ xương cá

Đây là một công cụ hữu hiệu giúp liệt kê các nguyên nhân gây nên biến động chất lượng, là một kỹ thuật để công khai nêu ý kiến, để có thể dùng trong nhiều tình huống khác nhau

Biểu đồ kiểm soát (Control chart) là biểu đồ có một đường tâm để chỉ giá

trị trung bình của quá trình và hai đường song song trên và dưới đường tâm biểu hiện giới hạn kiểm soát trên và giới hạn kiểm soát dưới của quá trình Biểu đồ kiểm soát là công cụ để phân biệt các biến động do các nguyên nhân đặc biệt cần được nhận biết, điều tra và kiểm soát gây ra (biểu hiện trên biểu đồ kiểm soát là những điểm nằm ngoài mức giới hạn) với những thay đổi ngẫu nhiên vốn có trong quá trình

Trang 23

Biểu đồ phân bố mật độ (Histogram) là một dạng biểu đồ cột cho thấy

bằng hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập hợp các dữ liệu theo những hình dạng nhất định Mục đích của loại biểu đồ này là giúp ta có những kết luận chính xác về tình hình bình thường hay bất bình thường của chỉ tiêu chất lượng hay của quá trình

Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram) là một dạng biểu đồ hình cột dùng các dữ

liệu thu thập được để phân loại theo thứ tự quan trọng các hiện tượng hoặc nguyên nhân, sau đó sắp xếp từ lớn đến nhỏ các sự việc hoặc các chi phí sai sót của từng nguyên nhân Nhìn vào sơ đồ này người ta thấy được kiểu sai sót phổ biến nhất và thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến

Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) là đồ thị biểu hiện mối tương quan

giữa nguyên nhân và kết quả hoặc giữa các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng Công

cụ này giúp người ta đánh giá tình hình chất lượng dựa trên hai hay nhiều dữ liệu cùng một lúc thể hiện mối tương quan giữa các yếu tố đó

Biểu đồ phân tầng (Stratification) được sử dụng trong nhiều tình huống

như: phân tích Pareto, phân bố mật độ, biểu đồ nhân quả

Biểu đồ phân tầng chia tổng thể ra thành nhiều tầng, mỗi tầng không có phần chung và tương ứng với một phần trong tổng thể, khi kết hợp các tầng lại với nhau

ta lại được tổng thể ban đầu

Việc xây dựng những biểu đồ phân tầng khác nhau cho từng nguyên nhân (thường là các nguyên nhân chính) được coi là một kỹ thuật mang lại những kết quả

có ý nghĩa chuyên môn đặc biệt mà nó thực sự có ích cho việc phân tích

1.4 Chi phí chất lƣợng

1.4.1 Khái niệm

Chi phí liên quan đến chất lượng là các chi phí nảy sinh để tin chắc và đảm bảo chất lượng thỏa mãn cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn (theo TCVN ISO 8402:1999 – điều 4.2)

1.4.2 Phân loại chi phí chất lƣợng

Chi phí chất lượng có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau Căn cứ vào tính chất của chi phí chúng ta có thể phân chia chi phí chất lượng thành

3 nhóm: chi phí phòng ngừa, chi phí kiểm tra, đánh giá và chi phí sai hỏng, thất bại

Trang 24

Chi phí phòng ngừa: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động nhằm

ngăn ngừa sự không phù hợp có thể xảy ra hoặc làm giảm thiểu các rủi ro của sự không phù hợp đó

Chi phí kiểm tra, đánh giá: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động

đánh giá việc đạt được các yêu cầu chất lượng

Chi phí sai hỏng, thất bại: Đây là những chi phí/thiệt hại gắn liền với việc

xử lý, khắc phục, loại bỏ những trục trặc, hỏng hóc, nhầm lẫn trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh

1.5 Chất lượng quản lý vận hành lưới điện

1.5.1 Khái niệm về lưới điện: Là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp

và trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối

Lưới điện truyền tải là lưới điện dùng để đưa năng lượng điện từ nơi sản xuất điện đến lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối là lưới điện dùng để chuyển năng lượng điện từ lưới truyền tải đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện

1.5.2 Chất lượng vận hành lưới điện:

- Tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng trong hệ thống điện: Là sự mất mát xảy ra trong quá trình chuyển giao điện năng từ nhà máy đến hộ tiêu thụ gồm: nhà máy, đường dây truyền tải, trạm biến áp, hệ thống phân phối và hộ tiêu thụ Gồm có các loại tổn thất sau:

+ Tổn thất truyền tải (transmission losses): là lượng điện năng tiêu hao do các đặc tính điện của đường dây như tổn thất do điện trở dây, do vầng quang, do dòng điện rò qua sứ…

+ Tổn thất trạm biến áp (Substation losses): là lượng điện năng tiêu hao qua việc chuyển cấp điện áp lên hoặc xuống ở trạm biến áp trung gian hoặc TBA phân phối

+ Tổn thất phân phối (distribution substation): là lượng điện năng tiêu hao trong lưới phân phối điện: lưới phân phối sơ cấp, máy biến áp phân phối, lưới phân phối thứ cấp, nhánh rẽ khách hàng, công tơ trong từng khách hàng sử dụng điện, mất cắp

Trang 25

- Một số tiêu chí đánh giá chất lượng QLVH lưới điện phân phối

Đối với khách hàng sử dụng điện : đó là chất lượng điện năng được cung

cấp, đảm bảo thiết bị sử dụng điện đạt hiệu năng cao Việc đánh giá chất lượng

quản lý vận hành lưới điện phân phối thông qua xác định chất lượng điện năng:

Tần số hệ thống điện: dao động trong phạm vi 0,2Hz so với tần số danh định 50Hz Trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn định cho phép làm việc với độ lệch tần số 0,5Hz (Theo Luật điện lực 2005 và Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ công thương quy định về hệ thống điện phân phối )

Điều chỉnh tần số hệ thống điện quốc gia được chia làm 3 cấp:

Điều chỉnh tần số cấp 1 ở các tổ máy phát điện được quy định trước sao cho

Khi có sự thay đổi về tần số thì có thể gây ra một số hậu quả xấu vì:

Các thiết bị được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức Biến đổi tần số dẫn đến giảm năng suất làm việc của thiết bị

Làm giảm hiệu suất của thiết bị

Ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất

Độ lệch điện áp: dao động trong khoảng 5% so với điện áp danh định (Qui phạm trang bị điện tập 1 – mục I.2.39, Bộ Công nghiệp) Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5%÷-10% (Theo Luật điện lực 2005

và Thông tư số 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ công thương quy định về

hệ thống điện phân phối )

Các thiết bị điện trên lưới điện cũng như các thiết bị dùng điện của khách hàng đều được thiết kế để vận hành trong một dải điện áp nhất định Điện áp thấp các phụ tải khách hàng vận hành đều kém chất lượng, gây tổn thất lớn, thiết bị phát nhiệt, già cỗi cách điện và máy móc không chạy được hết công suất, ảnh hưởng đến năng suất tạo ra sản phẩm của khách hàng và các yếu tố xã hội khác Điện áp cao quá gây phá hoại cách điện, giảm tuổi thọ thiết bị của khách hàng

Trang 26

Các chỉ số độ tin cậy:

Hiện nay, các Công ty Điện lực trong Tổng Công ty điện lực Thành phố Hà nội đang triển khai các chương trình theo dõi mất điện, thống kê số vụ, thời gian mất điện nhưng chưa áp dụng các chỉ số cụ thể để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện

Các số liệu báo cáo của Tổng Công ty điện lực Hà nội năm 2008 như 409 vụ/366.37 giờ sự cố, 1094 vụ/859.34 giờ cắt điện đột xuất, chưa thể hiện được mức độ, phạm vi mất điện, trình độ quản lý lưới điện

Các Công ty điện lực trên thế giới thường xây dựng một số chỉ số định lượng

cụ thể để đánh giá Các thông số báo cáo như bình quân khách hàng khu vực sinh hoạt bị mất điện 3 vụ/năm, 120 phút/năm, sẽ cụ thể, dễ hiểu, dễ đánh giá hơn

Mỗi đơn vị (Công ty Điện lực hoặc Hiệp hội điện lực) tự xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá Các tổ chức điện lực uy tín như IEEE, EEI (Edison Electric Institue), EPRI (Electric Power Reasearch Institute) và CEA (Canadian Electric Association) xây dựng được nhiều chỉ số được nhiều đơn vị áp dụng Trong đó, hệ thống chỉ số của IEEE (The Institute of Electrical and Electronics Engineers nghĩa

là "Viện của các Kỹ Sư Điện và Điện Tử") là phổ biến nhất Đây là thước đo chính

về chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng và doanh nghiệp quản lý vận hành lưới điện

SAIFI (System Average Interruption Frequency Index): Số lần gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện phân phối;

K

n SAIFI j

1

1

J J

SAIFI SAIFI

n : số lần mất điện kéo dài trên 5 phút trong tháng j;

K : Tổng số khách hàng trong tháng j của Đơn vị phân phối

SAIDI (System Average Interruption Duration Index): Thời gian gián đoạn cung cấp điện trung bình của lưới điện phân phối;

K

K T J

I n i I

  1

Trang 27

1

J j

1

1

J j

m: số lần mất điện thoáng qua trong tháng j;

K: Tổng số khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của đơn vị phân phối điện trong tháng

Đối với Công ty: Hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc tính SAIDI, SAIFI để đánh

giá chất lượng điện năng cung cấp cho khách hàng từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2011

Các chỉ tiêu phản ảnh chất lượng quản lý vận hành lưới điện:

- Sự cố lưới điện, trạm điện

- Tổn thất điện năng

- Chi phí bảo trì, sửa chữa

- Giá bán điện bình quân

- Doanh thu bán điện

- Mức độ thực hiện các mục tiêu kế hoạch về quản lý vận hành lưới điện

1.5.3 Ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện:

Việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện có tầm quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp, thể hiện ở chỗ:

Chất lượng quản lý vận hành luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng đáp ứng chất lượng điện năng, quyết định sự phát triển của ngành điện

Tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Tăng chất lượng quản lý vận hành tương đương với tăng năng suất lao động

xã hội

Trang 28

Nâng cao chất lượng quản lý vận hành còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng, xã hội và người lao động

Tiết kiệm chi phí vận hành, quản lý lưới điện, sửa chữa bảo trì

Xây dựng được tác phong làm việc khoa học có tính hệ thống

Nâng cao năng suất lao động

Nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực để phát triển và sẵn sàng cho giai đoạn tiếp theo của ngành điện – thị trường điện cạnh tranh hoàn toàn

Đối với người lao động trong ngành điện đó là khả năng nâng cao thu nhập thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành điện

Đối với người tiêu dùng thì đó là được sử dụng điện năng có chất lượng tốt hơn, độ tin cậy cao hơn

1.6 Một số phương hướng nâng cao chất lượng QLVH lưới điện

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện cần đề ra một số phương hướng như sau

1.6.2 Về cung cấp điện: mức độ sẵn sàng cung cấp điện (ASAI)

Giải quyết đăng ký cắt điện phục vụ thi công cho các đơn vị thi công trên lưới điện một cách khoa học và hợp lý, như là đề ra biện pháp thi công, tổ chức thi công hợp lý khoa học, kết hợp nhiều cấp điện áp cùng lúc trên cùng một tuyến dây, kết hợp nhiều công việc trên cùng một lộ đường dây, trường hợp nào giải quyết được bằng giải pháp thi công hotline thì không giải quyết cắt điện để giảm tối đa thời gian gián đoạn cung cấp điện

Trang 29

Hoàn chỉnh qui trình tiếp nhận thông tin, giải quyết các phản ánh về sự cố trong sử dụng điện của khách hàng

Dự báo chính xác nhu cầu sử dụng điện của khách hàng để có kế hoạch chuẩn bị nguồn điện kịp thời

Đánh giá chính xác khả năng tải của các đường dây, trạm biến áp để có thể đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của phụ tải

1.6.3 Về quản lý vận hành:

Nghiên cứu các biện pháp giảm sự cố

Đảm bảo vận hành lưới điện ở điện áp ổn định

Nghiên cứu phương pháp vận hành tối ưu hệ thống điện

Phân tích sự cố theo các phương pháp hiện đại nhằm tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến sự cố để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu

Tăng cường công tác kiểm tra lưới điện định kỳ để kịp thời xử lý các điểm có nguy cơ gây ra sự cố trên lưới điện

Đảm bảo công tác bảo trì, bảo dưỡng lưới điện vào mùa khô để giảm sự cố thường xảy ra vào mùa mưa, thời tiết nắng nóng

Triển khai phòng trào thi đua xây dựng đường dây, trạm biến áp kiểu mẫu,

Chuẩn hóa các tiêu chuẩn vật tư thiết bị lưới điện

1.6.4 Về công tác ĐTXD mới lưới điện và sửa chữa lớn lưới điện

Đại tu sửa chữa đúng định kỳ, đảm bảo các tiêu chuẩn vận hành lâu dài Nâng cao chất lượng công tác khảo sát thiết kế, giám sát thi công lưới điện Nâng cao chất lượng vật tư, thiết bị

Nâng cao chất lượng nghiệm thu công trình

Đầu tư thêm nguồn công suất dự trữ đúng quy hoạch và tiến độ

Trang 30

Xây dựng các tuyến dây có thể kết nối, chuyển tải công suất với nhau

Từng bước ngầm hóa lưới điện nhằm giảm sự cố và tăng mỹ quan đô thị

1.7 Tóm tắt chương I

- Trong chương này bản luận văn đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận quan trọng của đề tài như: Quản lý chất lượng, các mô hình quản lý chất lượng phương pháp phân tích chất lượng; tổng kết một số tiêu chí đánh giá về chất lượng điện năng cung cấp và chất lượng quản lý vận hành lưới phân phối điện trên các quan điểm khác nhau Đây là các căn cứ khoa học cần thiết để thực hiện những phân tích trong chương 2 của Luận văn

- Từ phân tích các khái niệm, tiêu trí đánh giá về công tác vận hành, tác giả nhận thấy để nâng cao chất lượng quản lý vận hành cần đề ra một số phương hướng sau:

+ Công tác về nhân sự;

+ Về cung cấp điện: mức độ sẵn sàng cung cấp điện;

+ Công tác về quản lý vận hành;

+ Về công tác ĐTXD mới lưới điện và sửa chữa lưới điện

- Để làm rõ được các phương hướng trên, tác giả cần phân tích thực trạng tình hình quản lý vận hành lưới điện phân phối và chất lượng cung cấp điện tại huyện Thanh Trì, thông qua phân tích hai vấn đề chính:

+ Phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới điện từ quan điểm bên trong của Công ty Điện lực

+ Phân tích chất lượng quản lý vận hành lưới điện từ quan điểm bên ngoài (quan điểm của khách hàng)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN HUYỆN THANH TRÌ - TP HÀ NỘI

2.1 Vài nét khái quát về Huyện Thanh Trì – TP Hà nội

2.1.1 Quá trình hình thành

Huyện Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 10km Huyện là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt Bắc - Nam đi qua, đường giao thông

Trang 31

có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B Pháp Vân - Cầu Giẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế

Dân số tính tới năm 2009 là 198.706 người, tổng diện tích tự nhiên 63,17km2, mật độ dân số là 3.145 người/ km2

Về địa giới:

Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận: Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên (với Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam

Đến nay Huyện Thanh Trì có một thị trấn Văn Điển và 15 xã: Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tân Triều

2.1.2 Địa hình và địa chất công trình:

Về địa hình : Huyện Thanh Trì nằm trong phạm vi tuyến đê sông Hồng Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm Tên huyện Thanh Trì (chữ Hán: ) và tên cổ Thanh Đàm ( ) có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh" chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện

Về địa chất công trình: Nhìn chung địa chất công trình huyện Thanh Trì tương đối đơn giản nhưng cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên,

Trang 32

tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và khu công nghiệp

2.1.3 Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Huyện Thanh Trì mang sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, tháng 7 cũng là tháng có lượng mưa cao nhất Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu hanh khô nhưng đến nửa cuối mùa đông lại thường ẩm ướt

2.1.4 Sông hồ

Sông Hồng chạy dọc phía Đông của huyện điểm cuối qua xã Duyên Hà và Vạn Phúc là ranh giới tự nhiên của huyện Thanh Trì Vị trí địa lý đặc thù của huyện nằm cạnh sông lớn như vậy và nhiều sông hồ là tiềm năng quan trọng cho phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp, cảng sông hiện đại

2.1.5 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất đai: Huyện Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện ngoại thành của Hà Nội Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, huyện Thanh Trì hoàn toàn có khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp có công nghệ cao

Về đất nông nghiệp: có diện tích 33,96km2

chiếm 0,55% diện tích đất tự nhiên toàn huyện

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của huyện Thanh Trì

Trang 33

- Khoáng sản: Trong huyện chỉ có khoáng sản nguyên liệu gạch, gốm, sét

- Tài nguyên nước: Với hệ thống sông Hồng có thể làm cơ sở cho phát triển

công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện

- Tài nguyên du lịch: Chỉ là tiềm năng, vì là huyện đang phát triển Trong

huyện có nhiều khu vực cảnh quan đẹp

2.1.6 Dân số

- Là một huyện đang trên đà phát triển mạnh của Thủ đô Hà Nội, dân số của

huyện Thanh Trì cũng khá cao, nhu cầu sử dụng điện sẽ rất lớn

- Dân số và mật đột dân số được thể hiện trong bảng ở trang sau

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số huyện Thanh Trì

TT Hạng mục Dân số (người) Mật độ (người /km 2

Trang 34

Trong năm năm, từ năm 2005 - 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so vói kế hoạch)… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN); 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại (DV- TM) Trong phát triển, huyện luôn chú trọng quy hoạch

và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều; đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc)… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha… Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005)

Mục tiêu của huyện từ năm 2010 - 2015 là phát huy những lợi thế sẵn có về nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh việc phát triển kinh

tế theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh, hiện đại

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì

Trang 35

( Nguồn: Phòng thống kê, huyện Thanh Trì, năm 2010)

2.2 Quá trình hình thành và phát triển lưới điện phân phối Huyện Thanh Trì -

về quyền lợi và nghĩa vụ với Tổng Công ty điện lực TP.Hà Nội, không có quyền tự chủ hoàn toàn trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và hoạt động tài chính của mình Công ty hoạt động trên địa bàn Huyện Thanh Trì – TP.Hà Nội về chuyên ngành kinh doanh điện năng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển kinh tế, xã hội của Huyện

Do những đặc thù về kinh tế - kỹ thuật, trình độ công nghệ của ngành điện và đặc điểm của sản phẩm điện năng, đòi hỏi phải tập trung thống nhất về tổ chức và quản lý ở trình độ cao, mới đưa lại hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất và kinh doanh điện năng Công ty Điện lực Thanh Trì được tổ chức và hoạt động với các nhiệm vụ chính sau:

- Kinh doanh điện năng

Trang 36

- Quản lý vận hành lưới điện phân phối

- Sửa chữa, cải tạo lưới điện phân phối và một số dịch vụ khác có liên quan

- Xây lắp các công trình lưới điện từ cấp điện áp 35 kV trở xuống

- Tư vấn thiết kế, giám sát thi công các công trình lưới điện từ cấp điện áp 35kV trở xuống

- Thiết kế lưới điện cấp điện áp < 35kV

- Kinh doanh vật tư thiết bị điện

Trụ sở Điện lực Thanh Trì : Số 115 Đường Phan Trọng Tuệ - Thanh Trì - Hà Nội

Công ty Điện lực Thanh Trì được Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội giao vốn và tài sản của Nhà nước Công ty Điện lực Thanh Trì có trách nhiệm bảo toàn

và phát triển vốn được giao và làm tròn nghĩa vụ với Nhà nước, với Công ty điện lực TP.Hà Nội theo luật định và theo phân cấp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, không ngừng cải tiến, phát triển, đổi mới thiết bị - công nghệ, thực hiện giảm chi phí giá thành sản phẩm, giảm tổn thất điện năng

Công ty Điện lực Thanh Trì là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội, có tư cách pháp nhân, được sử dụng con dấu riêng và được mở tài khoản tại ngân hàng để hoạt động theo sự phân cấp, uỷ quyền của Tổng Công ty Điện lực TP.Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam

2.2.3 Cơ cấu quản lý của Công ty Điện lực Thanh Trì

Khi chuyển sang mô hình hoạt động mới đến nay, tổng số người lao động của Công ty đã là 198 CBCNV với cơ cấu như sau:

Trang 37

Tổng số CBCNV của toàn Công ty Ðiện lực Thanh Trì là 198 người

Giám đốc trực tiếp chỉ đạo: Phòng Hành chính Tổng hợp, Phòng Tài chính -

Kế toán, Phòng Kế hoạch Vật tư & Phòng Quản lý đầu tư xây dựng

Phó Giám đốc Kỹ thuật: trực tiếp chỉ đạo công tác kỹ thuật vận hành: Phòng

Kỹ thuật, Phòng thiết kế điện, Phòng Điều độ vận hành, Đội quản lý trạm biến áp

Phó Giám đốc Kinh doanh điện năng: chỉ đạo công tác kinh doanh bán điện: Phòng kinh doanh, các đội quản lý điện khu vực ( Đội 1 ÷ Đội 6 )

Phó Giám đốc Kinh doanh viễn thông và CNTT: chỉ đạo công tác kinh doanh viễn thông Phòng Viễn thông – Công nghệ thông tin, (công việc này nay đã bàn giao tài sản cho Tập Đoàn viễn thông Viettel – Quân đội, theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ - Tập Đoàn Điện lực Việt Nam – Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội)

Công ty Ðiện lực Thanh Trì có

 09 phòng chuyên môn, nghiệp vụ:

 08 Ðội quản lý điện

1 Ðội Quản lý điện khách hàng 1 – F9

2 Ðội Quản lý điện khách hàng 2

Trang 38

3 Ðội Quản lý điện khách hàng 3

4 Ðội Quản lý điện khách hàng 4

5 Ðội Quản lý điện khách hàng 5

6 Ðội Quản lý điện khách hàng 6

7 Ðội Quản lý trạm biến áp

8 Đội Kiểm tra giám sát mua bán điện

Để kinh doanh điện năng, Công ty Điện lực Thanh Trì phải tổ chức xây dựng mạng lưới phân phối Tuy nhiên, mạng phân phối này không giống như thông thường mà là hệ thống lưới điện, trung thế, hạ thế, máy biến áp, thiết bị bảo vệ và điều khiển Hiện nay, Công ty đang quản lý vận hành:

2.3 Phân tích thực trạng quản lý vận hành lưới điện phân phối và chất lượng cung cấp điện tại Huyện Thanh Trì –TP Hà Nội

2.3.1 Phân tích chất lượng quản lý vận hành từ quan điểm bên trong của Công ty

2.3.1.1 Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch về quản lý vận hành của Điện Lực

Các chỉ tiêu kế hoạch về chất lượng quản lý vận hành lưới điện, chất lượng điện năng:

Bảng 2.4: Bảng thống kê khối lượng quản lý vận hành và kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Điện lực Thanh Trì

Trang 39

Số lượng công tơ

5 Sản lượng đầu nguồn

(Nguồn: Công ty Điện lực Thanh Trì – tháng 12/2011)

Trong các năm từ 2007 đến 2009 Công ty đều đạt chỉ tiêu về tổn thất điện năng, riêng năm 2010 Công ty không đạt chỉ tiêu này, năm 2011 Trong 4 chỉ tiêu về

sự cố lưới điện thì Công ty đều đạt Từ 2007-2008 sự cố trung thế có chiều hướng giảm, nhưng đến năm 2009 lại có nguy cơ tăng, 2010-2011 có chiều hướng giảm Riêng chỉ tiêu về sự cố lưới điện hạ thế giảm dần theo các năm Khi chỉ tiêu sự cố tăng lên thì sẽ làm giảm độ tin cậy cung cấp điện, tăng chi phí sửa chữa, chi phí vận hành…

Trang 40

Các chi phí quản lý vận hành lưới điện

Bảng 2.5: Các chi phí quản lý vận hành lưới điện

Năm

Nội dung

(Nguồn: Công ty Điện lực Thanh Trì – tháng 12/2011)

Chi phí giải quyết sự cố là chi phí vật liệu nhằm khắc phục sau khi đã xảy ra

sự cố lưới và trạm điện Chi phí dùng cho giải quyết sự cố tăng hàng năm một phần

là do giá cả vật tư tăng nhưng cốt lõi vẫn là sự cố của các năm sau nhiều hơn năm trước, vật tư dùng cho giải quyết sự cố tăng nhiều

Chi phí sản xuất chung gồm có các chi phí như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí sản xuất chung khác Trong các chi phí trên thì chi phí sửa chữa lớn và chi phí sửa chữa thường xuyên là ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng quản lý vận hành lưới điện Thông thường thì hai loại chi phí này phải tăng theo tốc độ phát triển của lưới điện, nhằm sửa chữa bảo trì lưới điện tránh sự

cố xảy ra Nếu không kịp thời sửa chữa lưới điện bằng các nguồn vốn này thì có thể lưới điện bị sự cố, tổn thất điện năng, giảm độ tin cậy cung cấp điện…

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm có các chi phí như chi phí nhân viên quản

lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố

Ngày đăng: 22/01/2024, 14:59

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w