CHƯƠNG III: ĐỀ SUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ – TP. HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2017
3.1. Quy hoạch phát triển Công ty Điện lực Huyện Thanh Trì đến năm 2017 có xét đến năm 2020
3.1.3. Mục tiêu tổng quát
- Đảm bảo cung cấp điện an toàn và liên tục, nâng cao chất lượng cung cấp điện, tăng cao độ tin cậy nhằm đảm bảo tốt cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn huyện Thanh Trì, công tác quản lý vận hành lưới điện ổn định, hạn chế số lần mất điện nhằm nâng cao sản lượng thương phẩm phân phối, giảm tổn thất điện năng trên lưới điện.
- Thực hiện đồng bộ các dự án Đầu tư xây dựng đã đang và sẽ triển khai trong giai đoạn từ nay về sau nhằm đảm bảo cơ sở hạ tầng lưới điện được vận hành linh hoạt, đặc biệt là thực hiện công tác đầu tư xây dựng đúng trình tự và theo Luật xây dựng và Luật đấu thầu, giải ngân đúng tiến độ.
- Nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho CBCNV.
3.2. Về khối lƣợng xây dựng và vốn đầu tƣ 2010-2015
Căn cứ vào dự báo nhu cầu phụ tải của Viện Năng lượng trong từng thời điểm mà có kế hoạch đầu tư xây dựng lưới điện giai đoạn 2011 – 2015, được xác định cụ thể theo từng danh mục đường dây và trạm biến áp và được tổng hợp trong bảng dưới đây.
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 94 -
Bảng 3.12. Tổng khối lƣợng xây mới và cải tạo trạm biến áp huyện Thanh Trì giai đoạn 2011-2015
STT HẠNG MỤC
Tổng (2011-2015) Trạm MBA
D.Lƣợng (kVA)
I TRẠM BIẾN ÁP 267 275 149.600
A Xây dựng mới 198 204 115.010
1 Trạm 35(22)/0,4kV 57 58 30.340
100kVA 1 1 100
180kVA 1 1 180
250kVA 2 2 500
400kVA 23 23 9.200
630kVA 23 23 13.860
750kVA 5 6 4.500
1000kVA 2 2 2.000
2 Trạm 22/0,4kV & 6(22)/0,4kV 141 146 84.670
100kVA 1 1 100
250kVA 5 7 1.750
320kVA 2 2 640
400kVA 76 76 30.400
630kVA 31 32 19.530
1000kVA 22 23 23.000
3500kVA 1 2 7.000
B Cải tạo 69 71 34.590
1 Trạm 6/0,4kV về 22(6)/0,4kV 58 60 27.560
50kVA 4 4 200
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 95 -
100kVA 3 3 300
180kVA 8 8 1.440
250kVA 2 2 500
320kVA 17 17 5.440
400kVA 2 2 800
560kVA 12 12 6.720
630kVA 4 4 4.410
750kVA 2 2 1.500
1000kVA 3 5 5.000
1250kVA 1 1 1.250
2 Nâng công suất trạm 22/0,4kV 11 11 7.030
560kVA 2 2 1.120
630kVA 7 7 4.410
750kVA 2 2 1.500
(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét tới 2020) Bảng 3.13. Khối lượng xây dựng mới và cải tạo đường dây
huyện Thanh Trì giai đoạn 2011-2015
STT HẠNG MỤC Tổng khối lƣợng (2011-
2015) km
II ĐƯỜNG DÂY 306,0
A Xây dựng mới 165,3
1 Đường dây 35kV 21,7
PVC70 (lõi thép bọc cách điện) 10,9
Cáp ngầm XLPE 120 5,6
Cáp ngầm XLPE 240 5,2
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 96 -
2 Đường dây 22kV 75,2
Cáp ngầm XLPE 240 17,4
Cáp ngầm XLPE 120 2,9
PVC 185 9,0
PVC 70 45,9
3 Đường dây hạ thế 68,5
Cáp ngầm XLPE 240 3,0
ABC-95 32,5
ABC-50 33,0
B Cải tạo 140,7
1 Đường dây 6kV lên 22kV 47,7
Cáp ngầm XLPE 240 19,4
PVC 185 10,5
PVC 70 17,7
2 Đường dây hạ thế 93,0
ABC-95 45,0
ABC-50 48,0
III CÔNG TƠ 47.000
1 Lắp mới 18.500
2 Cải tạo 28.500
(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét tới 2020) Bảng 3.14. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng mới và cải tạo trạm biến áp huyện
Thanh Trì giai đoạn 2011-2015
STT HẠNG MỤC Tổng VĐT
(2011-2015) Triệu đồng
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 97 -
I TRẠM BIẾN ÁP 184.832
A Xây dựng mới 146.893
1 Trạm 35(22)/0,4kV 41.496
100kVA 308
180kVA 396
250kVA 901
400kVA 14.335
630kVA 17.622
750kVA 5.393
1000kVA 2.541
2 Trạm 22/0,4kV & 6(22)/0,4kV 105.397
100kVA 286
250kVA 3.371
320kVA 945
400kVA 45.067
630kVA 20.411
1000kVA 27.618
3500kVA 7.700
B Cải tạo 37.940
1 Trạm 6/0,4kV về 22(6)/0,4kV 31.605
50kVA 500
100kVA 642
180kVA 2.431
250kVA 889
320kVA 8.130
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 98 -
400kVA 979
560kVA 6.270
630kVA 4.136
750kVA 1.398
1000kVA 5.130
1250kVA 1.100
2 Nâng công suất trạm 22/0,4kV 6.335
560kVA 1.089
630kVA 3.976
750kVA 1.271
(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét tới 2020) Bảng 3.15. Tổng vốn đầu tƣ xây dựng mới và cải tạo
đường dây huyện Thanh Trì giai đoạn 2011-2015
STT HẠNG MỤC
Tổng VĐT (2011-2015)
Triệu đồng
II ĐƯỜNG DÂY 307.587
A Xây dựng mới 198.464
1 Đường dây 35kV 44.890
PVC70 (lõi thép bọc cách điện) 8.929
Cáp ngầm XLPE 120 16.342
Cáp ngầm XLPE 240 19.619
2 Đường dây 22kV 121.382
Cáp ngầm XLPE 240 66.225
Cáp ngầm XLPE 120 7.822
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 99 -
PVC 185 9.306
PVC 70 38.030
3 Đường dây hạ thế 32.191
Cáp ngầm XLPE 240 8.562
ABC-95 13.578
ABC-50 10.052
B Cải tạo 109.124
1 Đường dây 6kV lên 22kV 91.804
Cáp ngầm XLPE 240 71.629
PVC 185 8.587
PVC 70 11.587
2 Đường dây hạ thế 17.320
ABC-95 9.242
ABC-50 8.077
III CÔNG TƠ 15.245
1 Lắp mới 8.640
2 Cải tạo 6.605
(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét tới 2020) Bảng 3.16. Tổng hợp khối lƣợng vốn đầu tƣ xây dựng mới và
cải tạo lưới điện huyện Thanh Trì giai đoạn 2011-2015
STT HẠNG MỤC Tổng VĐT (2011-2015)
Triệu đồng
TỔNG VỐN ĐẦU TƢ 507.665
I Lưới phân phối trung áp và hạ áp 507.665
1 Lưới phân phối trung áp 442.909
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 100 -
2 Lưới phân phối hạ áp 49.511
3 Công tơ 15.245
(Nguồn: Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện Huyện Thanh Trì - TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, có xét tới 2020) 3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện trên địa bàn huyện Thanh Trì - TP.Hà Nội đến năm 2015
Giai đoạn 2007 - 2015 là giai đoạn bản lề then chốt của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội. Trong thời gian này, những thay đổi to lớn trong môi trường kinh doanh (hình thành thị trường điện bán buôn và bán lẻ cạnh tranh, Việt Nam gia nhập WTO...) sẽ tác động sâu sắc đến hoạt động của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội nói chung và Công ty Điện lực Thanh Trì nói riêng. Để thích ứng với tình hình mới, ngay từ bây giờ, Công ty cần phải có những điều chỉnh chiến lược kịp thời dựa trên việc phân tích điểm mạnh và điểm yếu cũng như những thuận lợi và thách thức mà Công ty sẽ gặp phải.
Căn cứ vào việc phân tích thế mạnh và điểm yếu, các cơ hội và thách thức, chúng ta sẽ đưa ra một số giải pháp cho công tác quản lý vận hành và kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Thanh Trì
3.3.1. Nhóm Giải pháp hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý 3.3.1.1. Căn cứ của giải pháp:
- Quy hoạch Công ty Điện lực Thanh Trì 2011- 2015.
- Trong hệ thống lưới và trạm điện hiện tại không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế xã hội, khả năng vận hành không linh hoạt, độ tin cậy vận hành thấp, tổn thất điện năng cao, sự cố nhiều…
- Không quản lý được hệ thống thông tin lưới điện chính xác, cập nhật thông tin lưới điện hoàn toàn thủ công, tốn kém nhiều nguồn lực cho công tác này.
3.3.1.2. Mục tiêu của giải pháp:
- Đáp ứng nhu cầu điện năng về công suất, lưới điện, trạm điện cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
- Đảm bảo kết nối lưới dễ dàng, thuận lợi, vận hành linh hoạt.
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 101 -
- Giảm tổn thất điện năng do giảm chiều dài đường dây tải điện, giảm sự cố, tăng cao độ tin cậy cung cấp điện.
- Số hóa hệ thống thông tin lưới điện, quản lý lưới điện trên bản đồ địa chính số, kiểm soát lý lịch từng phần tử lưới điện phục vụ cho việc quản lý, sửa chữa…
3.3.1.3. Nội dung của giải pháp:
* Biện pháp 1: đầu tư củng cố và phát triển lưới điện.
Đối với các Công ty từ nguồn điện đến lưới điện cao trung thế, các trạm biến áp và lưới điện hạ thế. Chỉ cần một sai sót hay trục trặc của bất kỳ thiết bị nào trên hệ thống cũng làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng. Trong thời gian này, Hà Nội nói chung và Huyện Thanh Trì nói riêng đang trong quá trình đô thị hoá. Nhiều khu công nghiệp cũng như đô thị mới đang được gấp rút xây dựng.
Giải pháp phát triển lưới điện sẽ giúp cho Công ty có thể bành trướng mạng lưới điện, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Điều này không những mang lại lợi ích cho Công ty mà còn tăng cường khả năng cạnh tranh, giúp cho Công ty có một vị thế quan trọng trên thị trường cung ứng điện năng, sẵn sàng đối phó khi thị trường bán lẻ điện được mở cửa.
Đối với các khu vực trung tâm, việc củng cố lưới điện theo hướng tăng cường khả năng cung ứng điện cần được quan tâm vì lưới điện ở những khu vực này đã có sẵn. Nhu cầu về điện ở những khu vực này thường tăng trưởng với tốc độ nhanh, giá bán điện lại cao cho nên hiệu quả đầu tư thường cao, thời gian thu hồi vốn ngắn. Tuy nhiên yêu cầu cung ứng điện ổn định lại cao hơn các khu vực ngoại vi. Vì vậy, ở những khu vực này nên thực hiện theo hướng phát triển lưới điện có độ dự trữ cao (để kéo dài khoảng thời gian tái đầu tư) và mức độ ổn định cao (bằng cách áp dụng công nghệ tự động hoá vận hành lưới điện DAS) để tăng thời gian cung ứng điện.
Chiến lược đầu tư củng cố và phát triển lưới điện không những giúp cho Điện lực nâng cao vị thế của mình trên thị trường mà còn giúp giảm tổn thất điện năng cả về kỹ thuật lẫn thương mại, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Như chúng ta đã biết, trong quá trình
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 102 -
sản xuất và tiêu dùng điện năng, luôn có một lượng điện năng mất đi một cách vô ích đó chính là tổn thất điện năng. Tổn thất điện năng gồm có hai phần:
- Tổn thất kỹ thuật: là tổn thất do các yếu tố kỹ thuật gây ra như: chất lượng cáp điện, tiết diện, chất lượng máy biến áp, kết cấu lưới điện...
- Tổn thất thương mại: là tổn thất do các yếu tố thương mại gây ra như:
khách hàng lấy cắp điện, ghi chỉ số không chính xác, hoá đơn tiền điện sai...
Đầu tư cải tạo lưới điện sẽ giúp Công ty Điện lực Thanh Trì giảm tổn thất điện năng mặt kỹ thuật và một phần tổn thất điện năng thương mại. Phát triển lưới điện sẽ làm giảm bán kính cấp điện, điều này đồng nghĩa với việc giảm tổn thất điện năng. Thêm vào đó, việc cải tạo lưới điện, thay thế cáp điện cũ bằng cáp mới có chất lượng tốt hơn, tiết diện lớn hơn sẽ làm giảm điện trở của dây dẫn cũng chính là giảm tổn thất kỹ thuật. Không chỉ làm giảm tổn thất điện năng kỹ thuật, đầu tư cải tạo lưới điện còn giúp cho Công ty hạn chế tổn thất thương mại bằng cách thay dây trần bằng cáp bọc có cách điện phù hợp với từng cấp điện áp, hạ ngầm 50 % lưới điện trung thế vào năm năm 2015, thay công tơ cũ bằng công tơ mới có độ chính xác cao hơn. Theo yêu cầu của Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội, từ nay đến 2015, Công ty sẽ phải thực hiện giảm 0,4 % tổn thất điện năng/năm.
* Biện pháp 2: về hoàn thiện kết cấu lưới điện.
Lưới điện trung thế :
Định hướng lâu dài, lưới điện trung áp trên địa bàn huyện sẽ vận hành ở một cấp điện áp duy nhất 22kV.
Giai đoạn đến năm 2015, lưới điện trung áp huyện Thanh Trì duy trì vận hànhở 2 cấp điện áp 35kV và 22kV. Lưới điện 6kV được cải tạo toàn bộ về lưới điện 22kV.
Về hạ ngầm đường dây nổi trên không cấp điện áp 22kV, ưu tiên cải tạo các đoạn đường dây đi trong khu cvực thị trấn Văn Điển, có mật độ dân cư đông đúc và yêu cầu cao về mỹ quan đô thị.
Tổng nhu cầu công suất huyện Thanh Trì dự báo đến năm 2015 là 121MW, để đáp ứng nhu cầu phụ tải huyện Thanh Trì ngoài các đường dây hiện có, giai đoạn này ngoài việc cải tạo một số đường dây hiện có, cần thiết phải xây dựng thêm một
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 103 -
số đường dây 22kV và 35kV mới lấy điện từ trạm 110kV Văn Điển (hiện có) và trạm 110kV Ngọc Hồi (dự kiến xây dựng mới). Khi đó kết cấu lưới điện trung áp huyện Thanh Trì đến năm 2015 như sau:
* Các xuất tuyến sau trạm 110kV Văn Điển (E1.10):
Lưới điện 35kV: gồm 3 lộ dây
+ Lộ 371-E1.10: Lộ hiện hữu có đường trục chính dài 20,1km, sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC120, AC95, AC70, AC50, cấp điện cho phụ tải xã Tân Triều, Tứ Hiệp và quận Hoàng Mai. Đến năm 2015 lộ 371-E1.10 cấp điện cho 26 trạm biến áp /tổng công suất đặt 12.170kVA (trong đó cấp cho Thanh Trì 19 trạm /tổng công suất 9.810, cấp cho quận Hoàng Mai 7 trạm/2.3960kVA). Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 7,8MW, tổn thất điện áp 3,96%. Lộ 371-E10.10 có liên lạc với lộ 371 - E3 (Mai Động).
+ Lộ 373-E1.10: Lộ hiện lữu có đường trục chính dài 22,.4km, sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC120, AC95, AC70, AC50, AC35, cấp điện cho phụ tải nhiều xã huyện Thanh Trì: xã Duyên Hà, Đông Mỹ, Liên Ninh, Ngọc Hồi, Ngũ Hiệp, Văn Điển, Tứ Hiệp, Hữu Hoà, Tả Thanh Oại, Tân Triều, Thanh Liệt, Ngũ Hiệp, Vĩnh Quỳnh. Đến năm 2015 lộ 373 - E1.10 cấp điện cho 168 trạm biến áp/tổng công suất đặt 73.195kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 36MW, tổn thất điện áp 4,5%. Lộ 373 - E1.10 có liên lạc với lộ 376 Tía (E1.10.4), lộ 377 Mai Động (E1.3), lộ 375 - E.10.
+ Lộ 375 - E1.10: Lộ hiện hữu có đường trục chính dài 7,2km, sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC150, AAAC120 cấp điện cho phụ tải Khu công nghiệp Ngọc Hồi. Đến năm 2015 lộ 375-E1.10 cấp điện cho 24 trạm biến áp/tổng công suất đặt 16.570kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 11MW, tổn thất điện áp 3,2%. Lộ 375 - E1.10 có liên lạc với lộ 373 - E1.10 tại vị trí gần trạm biến áp COMA 7 (400kVA).
Lưới điện 22kV: gồm 14 lộ dây
+ Lộ 474 - E1.10: Lộ hiện hữu được san tải bởi đường dây 22kV xây dựng mới sau trạm 110kV Ngọc Hồi. Sau khi được san tải, lộ dây có chiều đường trục chính dài 2,0km,sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC120, AC120,AC95, AC70,
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 104 -
AC50 cấp điện cho xã Vinhc Quỳnh, tứ Hiệp, NGũ Hiệp và cấp điện cho các trạm biến áp đấu nối vào lộ 670 - E1.10 sau khi lộ dây này được cải tạo, chuyển sang vận hành ở cấp điện áp 22kV. Đến năm 2015 lộ 474 - E1.10 cấp điện cho 22 trạm biến áp/tổng công suất đặt 10.420kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 7,1MW, tổn thất điện áp 0,6%. Lộ 474 - E1.10 có liên lạc với lộ 471- Ngọc Hồi gần trạm biến áp Viện Quy hoạch rừng (180kVA) và lộ 478E1.10 gần trạm biến áp Bơm Đồng Nội (400kVA).
+ Lộ 478 - E1.10: Lộ hiện lữu được san tải bởi đường dây 22kV xây dựng mới sau trạm 110kV Ngọc Hồi. Sau khi được san tải, lộ dây có đường trục chính dài 6,0km, sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC150, AAAC120, AC185, AC95, AC70, AC50, cấp điện cho thị trấn Văn Điển, xã Tứ Hiệp, Yên Mỹ, Ngũ Hiệp. Đến năm 2015 lộ478-E1.10 cấp điện cho 54 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 28.810kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 17,1MW, tổn thất điện áp 3,76%. Lộ 478-E1.10 có liên lạc với lộ 475- Ngọc Hồi gần trạm biến áp Việt Yên 1 (400kVA) và lộ 474-E1.10 gần trạm biến áp Bơm Đồng Nội (400kVA).
+ Lộ 480 - E1.10: Lộ hiện hữu được san tải bởi đường dây 22kV xây dựng mới sau trạm 110kV Ngọc Hồi. Sau khi được san tải, lộ dây có đường trục chính dài 3,0km, sử dụng dây dẫn XLPE-240mm2, AAAC1120, AC120, AC 95, AC70, AC50, cấp điện cho phụ tải xã Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hồi, Đại Áng. Đến năm 2015 lộ 480-E1.10 cấp điện cho 45 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 21.210kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 12,6MW, tổn thất điện áp 1,39%. Lộ 480-E1.10 có lieê lạc với lộ 471 - Ngọc Hồi qua dao nhánh Đại Angs và lieê hệ với lộ 477- E1.10 qua dao cột 9 Quỳnh Đô.
+ Xây dựng mới lộ 475-E1.10: nhằm cải tạo về cấp điện áp 22kV, hạ ngầm đường dây lộ 681-E1.10. Đường dây có đường trục chính dài 5km, sử dụng cáp ngầm XLPE-240mm2, dây lõi thép bọc cách điện PVC185 cấp điện cho phụ tải xã Tam Hiệp, Tả Thanh Oai, Thanh Liệt. Đến năm 2015 lộ 475-E1.10 cấp điện cho 42 trạm biến áp/ tổng công suất đặt là 16.310kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 9,7MW, tổn thất điện áp 1,35%. Lộ 475-E1.10 có liên lạc với lộ 477- E1.10 tại vị trí gần trạm biến áp Cụm dân cư Đường 70-1 (180kVA).
Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 105 -
+ Xây dựng mới lộ 477-E1.10: nhằm cải tạo về cấp điện áp 22kV,hạ ngầm đường dây lộ 676-E1.10. Đường dây có đường trục chính dài 6,5km, sử dụng cáp ngầm XLPE-240mm2, dây lõi thep bọc cách điện PVC185 cấp điện cho phụ tải xã Thanh Liệt, Tả Thanh Oai, Tân Triều, Tam Hiệp, Vĩnh Quỳnh, Hữu Hoà, Hà Đông.
Đến năm 2015 lộ 477-E1.10 cấp điện cho 33 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 14.460kVA. Công suất truyền tải cực địa của lộ là Pmax = 8,6MW, tổn thất điện áp 1,55%. Lộ 477-E1.10 có liên lạc với lộ 475-E1.10 và lộ 48-E1.5.
+ Xây dựng mới lộ 473-E1.10: nhằm cải tạo về cấp điện áp 22kV, hạ ngầm đường dây lộ 679-E1.10. Đường dây có đường trục chính dài 4km, sử dụng cáp ngầm XLPE-240mm2, dây lõi thép bọc cách điện PVC185 cấp điện cho thị trấn Văn Điển, xã Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Pháp Vân. Đến năm 2015 lộ 473-E1.10 cấp điện cho 58 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 22.480kVA. Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 12,9MW, tổn thất điện áp 1,44%. Lộ 473-E1.10 có liên lạc với lộ 475- E1.10 tại vị trí gần trạm biến áp Bưu điện Tam Hiệp (50kVA) và lộ 478-E1.10 gần trạm biến áp Tứ Hiệp 1 (400kVA).
+ Xây dựng mới lộ 487-E1.10: nhằm cải tạo về cấp điện áp 22kV, hạ ngầm đường dây lộ 677-E1.10. Đường dây đường trục chính dài 2km, sử dụng cáp ngầm XLPE-240mm2, dây lõi thép bọc cách điện PVC185 cấp điện cho phụ tải thị trấn Văn Điển, quận Hoàng Mai. Đến năm 2015 lộ 487-E1.10 cấp điện cho 16 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 6.910kVA (trong đó cấp cho huyện thanh trì thong qua 2 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 800kVA). Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 4,5MW, tổn thất điện áp 0,28%.
+ Xây dựng mới lộ 495-E1.10: sử dụng cáp ngầm XLPE-240, dây lõi thép bọc cách điện PVC185, chiều dài 9km cấp điện xã Đại Áng, CNN Tả Thanh Oai. Đến năm 2015 lộ 495-E1.10 cấp điện cho 20 trạm biến áp/ tổng công suất đặt 7.730kVA.
Công suất truyền tải cực đại của lộ là Pmax = 5,0MW, tổn thất điện áp 1,30%. Lộ 495 tạo liên kết mạch vòng với lộ 471-Ngọc Hồi.
+ Xây dựng mới lộ 491 và lộ 493-E1.10 nhằm cải tạo 2 lộ dây 6kV (Lộ 673,675-E1.10 cấp điện công ty VIDAMCO với tổng công suất đặt 6.750kVA) sang vận hành ở cấp điện áp 22kV.