Vài nét khái quát về Huyện Thanh Trì – TP Hà nội

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối huyện thanh trì – tp hà nội trong giai đoạn 2012 – 2017 (Trang 30 - 35)

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN HUYỆN THANH TRÌ - TP. HÀ NỘI

2.1. Vài nét khái quát về Huyện Thanh Trì – TP Hà nội

Huyện Thanh Trì nằm ở cửa ngõ phía Nam của Thủ đô Hà Nội cách trung tâm thành phố 10km. Huyện là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông quan trọng với nhiều đường giao thông lớn như đường sắt Bắc - Nam đi qua, đường giao thông

Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 28 -

có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 1B Pháp Vân - Cầu Giẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết kinh tế.

Dân số tính tới năm 2009 là 198.706 người, tổng diện tích tự nhiên 63,17km2, mật độ dân số là 3.145 người/ km2.

Về địa giới:

Huyện Thanh Trì nằm ven phía Nam và Đông Nam Hà Nội, giáp các quận:

Thanh Xuân (phía Tây Bắc), Hoàng Mai (phía Bắc), Hà Đông (phía Tây); huyện Gia Lâm và tỉnh Hưng Yên (với Sông Hồng làm ranh giới tự nhiên) ở phía Đông, Thanh Oai và Thường Tín ở phía Nam.

Về hành chính:

Trước năm 1945, huyện Thanh Trì thuộc phủ Thường Tín tỉnh Hà Đông.

Năm 1961, huyện Thanh Trì được sáp nhập vào Hà Nội.

Năm 2001, một phần huyện Thanh Trì được cắt ra để thành quận Thanh Xuân, khi đó diện tích tự nhiên của huyện Thanh Trì là 9.791 ha (97,91 km²), gồm 24 xã và 01 thị trấn.

Đến năm 2003, một phần huyện Thanh Trì được cắt ra để hợp với một số phường của quận Hai Bà Trưng thành quận Hoàng Mai, gồm toàn bộ 9 xã sau:

Thanh Trì, Yên Sở, Vĩnh Tuy, Lĩnh Nam, Trần Phú, Thịnh Liệt, Hoàng Liệt, Đại Kim, Định Công và một phần (55 ha) của xã Tứ Hiệp.

Đến nay Huyện Thanh Trì có một thị trấn Văn Điển và 15 xã: Thanh Liệt, Đông Mỹ, Yên Mỹ, Duyên Hà, Tam Hiệp, Tứ Hiệp, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Vĩnh Quỳnh, Tả Thanh Oai, Đại Áng, Vạn Phúc, Liên Ninh, Hữu Hòa, Tân Triều.

2.1.2. Địa hình và địa chất công trình:

Về địa hình : Huyện Thanh Trì nằm trong phạm vi tuyến đê sông Hồng. Địa hình của huyện Thanh Trì thấp với nhiều điểm trũng. Sông Hồng nhiều lần chuyển dòng để lại vết tích những điểm trũng này là các ao, hồ, đầm. Tên huyện Thanh Trì (chữ Hán: ) và tên cổ Thanh Đàm ( ) có nghĩa "ao xanh" và "đầm xanh"

chính là dựa vào đặc điểm địa hình của huyện.

Về địa chất công trình: Nhìn chung địa chất công trình huyện Thanh Trì tương đối đơn giản nhưng cũng khá đa dạng, làm nền tảng cho cảnh quan tự nhiên,

Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 29 -

tạo thuận lợi cho phát triển các loại hình kinh tế, xây dựng các công trình hạ tầng, dân dụng và khu công nghiệp.

2.1.3. Khí hậu

Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Huyện Thanh Trì mang sắc thái đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa hạ, mưa nhiều. Tháng có nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6 và tháng 7, tháng 7 cũng là tháng có lượng mưa cao nhất. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh, thời kỳ đầu hanh khô nhưng đến nửa cuối mùa đông lại thường ẩm ướt.

2.1.4. Sông hồ

Sông Hồng chạy dọc phía Đông của huyện điểm cuối qua xã Duyên Hà và Vạn Phúc là ranh giới tự nhiên của huyện Thanh Trì. Vị trí địa lý đặc thù của huyện nằm cạnh sông lớn như vậy và nhiều sông hồ là tiềm năng quan trọng cho phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp, cảng sông hiện đại.

2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất đai: Huyện Thanh Trì có diện tích nhỏ nhất trong số 18 huyện ngoại thành của Hà Nội. Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, huyện Thanh Trì hoàn toàn có khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các khu công nghiệp có công nghệ cao.

Về đất nông nghiệp: có diện tích 33,96km2 chiếm 60,1%;

Về đất chuyên dùng: 13,88km2 chiếm 24,56% diện tích đất toàn huyện.

Về đất ở: 8,63km2 chiếm 14,79% tổng diện tích đất,

Đất chưa sử dụng: 0,31km2 chiếm 0,55% diện tích đất tự nhiên toàn huyện.

Bảng 2.1: Diện tích các loại đất của huyện Thanh Trì

TT Loại đất Diện tích (km2) Tỉ lệ %

1 Đất nông nghiệp 33,96 60,1

2 Đất chuyên dùng 13,88 24,56

3 Đất ở 8,36 14,79

4 Đất chưa sử dụng 0,31 0,55

Cộng 56,51 100

(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Trì, năm 2010)

Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 30 -

- Khoáng sản: Trong huyện chỉ có khoáng sản nguyên liệu gạch, gốm, sét...

- Tài nguyên nước: Với hệ thống sông Hồng có thể làm cơ sở cho phát triển công nghiệp khai thác cát, đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng trên địa bàn huyện.

- Tài nguyên du lịch: Chỉ là tiềm năng, vì là huyện đang phát triển. Trong huyện có nhiều khu vực cảnh quan đẹp.

2.1.6. Dân số

- Là một huyện đang trên đà phát triển mạnh của Thủ đô Hà Nội, dân số của huyện Thanh Trì cũng khá cao, nhu cầu sử dụng điện sẽ rất lớn.

- Dân số và mật đột dân số được thể hiện trong bảng ở trang sau.

Bảng 2.2: Dân số và mật độ dân số huyện Thanh Trì

TT Hạng mục Dân số (người) Mật độ (người /km2)

Toàn Huyện 202.081 3.212

1 Thị trấn Văn Điển 16.547 18.386

2 Xã Thanh Liệt 13.505 3.926

3 Xã Đông Mỹ 7.069 2.589

4 Xã Yên Mỹ 5.071 1.401

5 Xã Duyên Hà 5.169 1.901

6 Xã Tam Hiệp 11.822 3.718

7 Xã Tứ Hiệp 12.134 2.952

8 Xã Ngũ Hiệp 14.683 4.574

9 Xã Ngọc Hồi 9.639 2.571

10 Xã Vĩnh Quỳnh 22.599 3.471

11 Xã Tả Thanh Oai 19.436 2.394

12 Xã Đại Áng 9.157 1.813

13 Xã Vạn Phúc 11.237 2.054

14 Xã Liên Ninh 12.385 2.949

15 Xã Hữu Hòa 9.127 3.115

16 Xã Tân Triều 22.501 7.551

( Nguồn: Niên giám thống kê huyện Thanh Trì, năm 2010)

Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 31 -

2.1.7. Môi trường kinh tế

Thanh Trì là một huyện gần nội đô nên hệ thống giao thông tiện ích đi các hướng và thuận lợi cho việc phát triển kinh tế.

Là một huyện sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chính như lúa, ngô, đậu, rau xanh. Về công nghiệp, huyện cũng có nhà máy phân lân Văn Điển, nhà máy pin Văn Điển, nhà máy chế tạo biến thế ABB, khu công nghiệp Ngọc Hồi.

Trong năm năm, từ năm 2005 - 2010, tình hình kinh tế huyện Thanh Trì duy trì tăng trưởng khá. Hầu hết các chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu, trong đó, kinh tế đạt tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 17,1%(vượt 2,1%), thu ngân sách hàng năm tăng 28,55% (vượt 12,55% so vói kế hoạch)… Tuy là huyện thuần nông, nhưng đến nay Thanh Trì cũng đã có 1.236 doanh nghiệp trong và ngoài nhà nước; 1.477 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN); 1.002 doanh nghiệp và 5.630 hộ kinh doanh dịch vụ thương mại (DV- TM). Trong phát triển, huyện luôn chú trọng quy hoạch và bảo vệ môi trường mà điển hình là cụm công nghiệp Ngọc Hồi là nơi đầu tiên xây dựng nhà máy xử lý nước thải, có 34 doanh nghiệp hoạt động ổn định và dự kiến mở rộng thêm 18,2 ha. Huyện đã xây dựng cụm làng nghề tập trung Tân Triều;

đang đầu tư làng nghề cho các xã: Hữu Hòa, Tam Hiệp, Vạn Phúc; cùng đó xây dựng thương hiệu sản phẩm truyền thống bánh trưng xã Duyên Hà, mây tre nan (Vạn Phúc)… Trong nông nghiệp, huyện mạnh dạn, đầu tư kiên cố hóa kênh mương, lấy nước sông Hồng (từ kênh Hồng Vân) thay nước sông Tô Lịch ô nhiễm phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các xã Vĩnh Quỳnh, Đại Áng, Liên Ninh, Tả Thanh Oai…; chuyển đổi 200 ha sang nuôi trồng thủy sản, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, hình thành 228 trang trại, đạt giá trị sản xuất trên 100 triệu đồng/ha…

Nhờ vậy, thu nhập bình quân đầu người từ 5,5 triệu đồng (năm 2005) tăng lên 13,3 triệu đồng, vượt 4,3 triệu đồng so với kế hoạch; giá trị sản xuất trên một ha canh tác đạt 70,7 triệu đồng (tăng 15,7 triệu đồng so năm 2005).

Mục tiêu của huyện từ năm 2010 - 2015 là phát huy những lợi thế sẵn có về nông nghiệp, công nghiệp, hệ thống cơ sở hạ tầng để đẩy nhanh việc phát triển kinh tế theo hướng bền vững, xây dựng huyện giàu mạnh, văn minh, hiện đại.

Bảng 2.3: Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế trên địa bàn huyện Thanh Trì

Vũ Ngọc Lân - Lv. Ths. - 32 -

TT Ngành GTSX

(tr.đồng) Cơ cấu (%)

1 Công nghiệp 1.194.028 63,06

- Công nghiệp 1.047.076 55,76

- Xây dựng 146.952 7,76

2 Dịch vụ 381.934 20,17

- Thương nghiệp, ngân hàng và các dịch

vụ khác 381.934

3 Nông nghiệp 317.546 16,77

Tổng số 1.893.508 100

Một phần của tài liệu Phân tíh thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối huyện thanh trì – tp hà nội trong giai đoạn 2012 – 2017 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)