Bên cạnh những công trình trực tiếp nghiên cứu đến ngôn ngữ cơ thể nói trên, chúng tôi cũng bắt gặp một số bài viết đăng trên các tạp chí gián tiếp đề cập đến ngôn ngữ cơ thể như: Lời ch
Tính cấp thiết của đề tài
Thuyết trình là hoạt động phổ biến, diễn ra thường xuyên đối với Sinh viên khi còn ngồi trên giảng đường đại học và đặc biệt là sau tốt nghiệp đi làm Hoạt động này càng quan trọng hơn đối với Sinh viên đang theo học các ngành liên quan đến công tác đối ngoại, truyền thông và đặc biệt là ngành du lịch tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Thuyết trình là quá trình trao đổi thông tin, ở quá trình này ngoài việc tiếp xúc về ngôn từ (lời nói) diễn giả và thính giả còn có sự tiếp xúc về mặt tâm lý, hiểu biết lẫn nhau, tương tác nhau qua các yếu tố thuộc về ngôn ngữ cơ thể Tuy nhiên, không phải diễn giả nào cũng có khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách thành thạo, nhuần nhuyễn Để sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp, hiệu quả, đòi hỏi mỗi chúng ta phải có quá trình tập luyện
Trong quá trình học tập, Sinh viên thường xuyên được giảng viên giao cho thực hiện các chủ đề thuyết trình cá nhân hoặc theo nhóm Mặt khác khi ra trường, đối với Sinh viên đang theo học các ngành như Quốc tế học và ngành Du lịch thì thuyết trình là một kỹ năng không thể thiếu Để có một bài thuyết trình hiệu quả, bên cạnh ngôn từ (lời nói) thì ngôn ngữ cơ thể là yếu tố không thể thiếu
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn làm đề tài nghiên cứu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Vấn đề Ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động giao tiếp đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ những năm đầu thế kỷ 20, chúng tôi xin điểm qua một số công trình tiêu biểu sau:
Trước hết phải kể đến The Expression of the Emotions in Manand Anima của Charles Darwin (1872), tác giả đã đề cập đến vấn đề biểu lộ cảm xúc ở con người và động vật Trong cuốn sách này, Darwin cho rằng động vật có vú, bao gồm cả con người và động vật, thể hiện cảm xúc thông qua biểu hiện khuôn mặt
Tác giả của Robert L trong cuốn “Ngôn ngữ khuôn mặt” đã đi sâu phân tích những biểu hiện của nét mặt và ý nghĩa thông tin được truyền đạt thông qua những biểu hiện của khuôn mặt Cũng đề cập đến biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể qua nét mặt còn có công trình “Đọc khuôn mặt” của Leopold Bellan và Xema Sinpolier Baker
Ngoài ra, liên quan đến ngôn ngữ cơ thể, chúng tôi bắt gặp một số công trình như: “Ngôn ngữ của cử chỉ” của Allan Pease; “Vận dụng ngôn ngữ cơ thể mới” của Janine Driver; “Thuyết phục, nghệ thuật tác động đến người khác” của James Borg cũng đề cập về ngôn ngữ của cơ thể trong giao tiếp, cụ thể họ đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa giao tiếp bằng mắt và khoảng cách khi đối thoại
Chúng tôi cũng bắt gặp một số cuốn sách nổi tiếng như: “Ngôn ngữ cơ thể” của Fast (1970), đã tập trung vào phương thức sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ thu hút những người khác; cuốn sách “Làm cách nào để hiểu một người như đọc một cuốn sách” của Nierenberg và Calero (1971), đã kiểm chứng những hành vi phi ngôn ngữ trong các tình huống đàm phán Tạp chí về Môi trường tâm lý học và hành vi phi ngôn ngữ cũng được thành lập năm
1978 Ở Việt Nam, ngôn ngữ cơ thể được bắt đầu quan tâm nghiên cứu từ những năm 90 của thế kỷ XX, với những tác giả tiêu biểu như: Trần Tuấn
Lộ (1993), Nguyễn Văn Lê (1996), Nguyễn Thiện Giáp (2005), Nguyễn Đức Dân (2006), Minh Đức (2007), Nguyễn Quang (2008), …
Tác giả Trần Tuấn Lộ (1993) với cuốn giáo trình “Tâm lý học giao tiếp” đã đề cập đến vấn đề “Ngôn ngữ, cử chỉ và hành động trong giao tiếp”
Trong cuốn Giao tế nhân sự - giao tiếp phi ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Văn
Lê (1996) đã phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ bao gồm: nét mặt, tư thế, cử chỉ, khoảng cách, trang phục, giao tiếp bằng đồ vật, khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội (Nguyễn Văn Lê, 1996)
Cũng bàn về vấn đề giao tiếp phi ngôn ngữ, Nguyễn Thiện Giáp (2005) xem thuyết ngôn ngữ cử chỉ là một trong những giả thuyết về nguồn gốc của ngôn ngữ, năm 2007 ông phát triển thành những yếu tố phi ngôn lời trong hội thoại Ông cho rằng “Những yếu tố phi ngôn lời xuất hiện song với những tín hiệu bằng lời, hòa lẫn với các tín hiệu bằng lời, cùng với các tín hiệu bằng lời hình thành nên một hệ thống giao tiếp trọn vẹn” (Nguyễn Thiện Giáp,
Trong cuốn “Ngôn ngữ của bàn tay” tác giả Minh Đức và Việt Nam đã đề cập đến vấn đề lịch sử bàn tay, vai giao tiếp bàn tay Tuy nhiên hai tác giả lại đi vào trình bày nhận biết về vận mệnh của con người bằng việc căn cứ vào đường chỉ tay và cấu tạo bàn tay
Tác giả Nguyễn Đức Dân (2006) trong Ký hiệu học – một số vấn đề cơ bản ở chương Biểu tượng và những ký hiệu phi ngôn ngữ đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ cử chỉ là một biểu tượng ký hiệu học Trong công trình này tác giả đã đề cao sức mạnh của ngôn ngữ cử chỉ, phân tích các yếu tố ảnh hưởng ngôn ngữ của chỉ và xác định nguồn gốc của nó
Trong công trình Giao tiêp phi ngôn từ qua các nền văn hóa, tác giả Nguyễn Quang (2008) đã phân tích một cách chi tiết giao tiếp phi ngôn từ thông qua các yếu tố cận ngôn từ và ngoại ngôn từ Tác giả chia ngôn ngữ thành 3 loại: Ngôn ngữ thân thể, ngôn ngữ vật thể và ngôn ngữ môi trường
Bên cạnh những công trình trực tiếp nghiên cứu đến ngôn ngữ cơ thể nói trên, chúng tôi cũng bắt gặp một số bài viết đăng trên các tạp chí gián tiếp đề cập đến ngôn ngữ cơ thể như: Lời chào với cái bắt tay với nụ cười của Hoàng Tuệ (1984); Bước đầu tìm hiểu giá trị thông báo của cử chỉ, điệu bộ của người Việt trong giao tiếp của Thục Khánh (1990); Thử tìm hiểu về ngôn ngữ, điệu bộ của Phi Tuyết Hinh (1996); Ngôn ngữ của chỉ trong dạy học ngoại ngữ của tác giả Nguyễn Quý Mão (1997); Cử chỉ - thứ ngôn ngữ không lời của Nguyễn Đức dân (2000); …
Trên đây là những công trình nghiên cứu về ngôn ngữ cơ thể mà chúng tôi đã bắt gặp cũng là những tài liên quan trọng làm cơ sở để chúng tôi đi vào tìm hiểu những vấn đề đặt ra trong đề tài Từ những công trình nghiên cứu đi trước mà chúng tôi bắt gặp, chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình nói chung và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch của Trường Đại học Sài Gòn nói riêng Vì vậy, trên cở sở kế thừa những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ cơ thể của các nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi đi vào nghiên cứu Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn.
Mục tiêu đề tài
Đề tài được thực hiện nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
Tìm hiểu, làm rõ những vấn đề thuộc về lí luận và thực tiễn của ngôn ngữ cơ thể nói chung và ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên nói riêng
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp để rèn luyện, nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung và ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình nói riêng cho Sinh viên Khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
- Vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào quá trình giảng dạy học phần Kỹ năng thuyết trình cho Sinh viên tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn.
Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp luận nghiên cứu: Chúng tôi dựa trên một số nguyên tắc, phương pháp luận cơ bản của tâm lý học như: Nguyên tắc hoạt động, nguyên tắc tiếp cận hệ thống Cụ thể, chúng tôi vận dụng phương pháp luận nghiên cứu của Tâm lý học để nghiên cứu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn trong mối quan hệ với các yếu tố liên quan khác như nhận thức, hành vi, cử chỉ, …
5.2 Phương pháp lí luận: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa các vấn đề thuộc về lý luận đề làm sơ sở cho quá trình thực hiện đề tài
5.3 Phương pháp điều tra – bảng hỏi: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình của
237 Sinh viên nhành quốc tế học, Việt Nam học và ngành Du lịch, Khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
5.4 Phương pháp quan sát: chúng tôi sử dụng phương pháp này để quan sát những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên khi thuyết trình trong các giờ học
5.5 Phương pháp phỏng vấn sâu: phương pháp này được chúng tôi sử dụng để phóng vẫn các đối tượng Sinh viên được chọn một cách ngẫu nhiên về thái độ, ý thức, cách thức … khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể
5.5 Phương pháp mô tả: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để mô tả lại trạng thái, hành động thuộc về ngôn ngữ cơ thể đã quan sát được trong quá trình thuyết trình của Sinh viên
Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng thủ pháp thống kê để xử lí số liệu thu thập được từ các phương pháp trên.
Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nghiên cứu của chúng tôi được triển khai qua ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Những vấn đề chung về thuyết trình
Bàn về khái niệm thuyết trình, tùy thuộc vào góc tiếp cận đối tượng, các nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau
Theo Angela Mury “Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễn viên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinh nghiệm và đào tạo”
Tác giả cho rằng: “Thuyết trình là trình bày bằng lời trước nhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe Thuyết trình là giao tiếp nói chuyện với đám đông” (Angela Mury, 2002)
Theo từ điển tiếng Việt, “Thuyết trình là trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người chẳng hạn như thuyết trình một đề tài khoa học Thuyết trình một dự án xây dựng mới Bản thuyết trình trước hội nghị” (Từ điển tiếng Việt, tr 1229)
Từ những quan điểm nêu trên, ở nghiên cứu này chúng tôi hiểu thuyết trình đơn giản là nói trước đám đông Trong cuộc sống, chúng ta có thể nhìn thấy thuyết trình có ở khắp nơi và thậm chí chính chúng ta thường xuyên thuyết trình nhưng đôi lúc chính chúng ta không nhận ra Chẳng hạn, khi sinh viên trình bày một đề tài, một chủ đề được giao trước lớp hoặc trình bày nghiên cứu khoa học hay khóa luận tốt nghiệp trước hội đồng đó cũng là thuyết trình Hoặc chúng ta thấy các nhà kinh doanh, người bán hàng, khi họ giới thiệu một dự án, một sản phẩm mới cho khách hàng chính là lúc họ đang thực hiện hoạt động thuyết trình
1.1.2 Vai trò của thuyết trình
Tùy thuộc vào mỗi trường hợp khác nhau để nhận định vai trò của tuyết trình trong đời sống xã hội Tuy nhiên, chúng ta phải thấy rằng tất cả các lĩnh vực của đời sống, thuyết trình tốt sẽ tạo ra một vị thế cao, một sự kính nể và thuyết phục từ những cá thể khác Trong lĩnh vực chính trị những nhà thuyết trình tài ba, họ đều là những người lãnh đạo thế giới, như: Barack Obama, Fidel Castro, Mather Luther King, John Kenedy, Hồ Chí Minh Trong lĩnh vực giáo dục, các bạn có nhận ra rằng một giáo viên nếu nói trước đám đông không hấp dẫn thì không làm cho học sinh hiểu bài, mặc dù có kiến thức sâu rộng Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận, có những thầy cô được học sinh, Sinh viên gắn cho những biệt danh như: “Tiến sĩ gây mê”,
“Nhà thôi miên” Trong lĩnh vực kinh tế, quản lý, một giám đốc giỏi không chỉ là người có tầm nhìn chiến lược, ý tưởng kinh doanh sáng tạo mà còn phải là một người có khả năng thuyết trình tốt, một nhà lãnh đạo có có thể làm cho nhân viên hiểu và làm theo những chiến lược và định hướng mà anh ta đề ra nhờ vào khả năng thuyết trình
Có thể thấy rằng, trong hoạt động giao tiếp, kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng quan trọng nhất vì nó tập hợp tất cả các yếu tố kỹ năng khác như: sự tự tin, kỹ năng sử dụng ngôn từ, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ thân thể, lập luận, hùng biện, sáng tạo Vì vậy, người ta thường nói rằng “nói trước đám đông như thế nào thì cuộc đời của bạn cũng thế” Do đó, kỹ năng thuyết trình chính là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình học tập và làm việc của mỗi chúng ta, là yếu tố quan trong tạo nên sự hành công của mỗi người Thuyết trình là một kỹ năng mà tất cả chúng ta đều có khả năng rèn luyện để đạt được kỹ năng này
Tùy thuộc vào hoàn cảnh, nội dung và mục đích của thuyết trình sẽ gắn với mỗi vai trò cụ thể, song chúng tôi mạnh dạn khái quát thuyết trình có 3 vai trò quan trọng sau:
- Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả
- Thuyết trình đóng vai trò to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân
- Thuyết trình như một nghề tạo thu nhập cao
Là một sinh viên, chắc chắn chúng ta luôn mong mình sẽ có những buổi thuyết trình trên lớp thành công để được thầy/cô đánh giá cao; ra trường sẽ có công việc ổn định và có thu nhập cao, thậm chí trở thành nhà lãnh đạo,
… chúng ta hãy rèn cho mình kỹ năng thuyết trình Đó là điều thực tế nhất bạn có thể chuẩn bị cho tương lai
Trong một lần diễn thuyết trước sinh viên ngành quản trị kinh doanh của Đại học Nebraska, hai nhà tỷ phú Mỹ Warren Buffett và Bill Gates nhận được một câu hỏi: “Chúng tôi nên làm những gì để luôn thăng tiến trong công việc?” Buffett đã trả lời rằng “hãy dành thời gian để phát triển kỹ năng thuyết trình” Dù bạn là ai, bạn đang làm công việc gì, dù bạn có kiến thức và tài giỏi nhiều đến đâu chăng nữa, nhưng nếu bạn không thể truyền đạt cho người khác hiểu những gì bạn muốn thì bạn sẽ rất khó thành công Vì vậy, rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho mình mỗi ngày sẽ rút ngắn con đường đi đến thành công của chúng ta Và điều quan trọng là, chúng ta càng thuyết trình giỏi, chúng ta càng dễ thuyết phục người khác Và đó cũng là kỹ năng mà tất cả những người đạt đến vị trí lãnh đạo đều phải có
1.1.3 Các loại thuyết trình thường gặp
Tùy thuộc vào tiêu chí để chúng ta phân loại thuyết trình Dựa vào mục tiêu thuyết trình, chúng tôi thấy thuyết trình có ba loại sau: Thuyết trình để cung cấp thông tin; Thuyết trình để thuyết phục và Thuyết trình để gây cảm hứng
- Thuyết trình là cách truyền đạt các ý tưởng và các thông tin: Ví dụ như một thầy giáo đang giảng bài, một bạn lớp trưởng thông báo một vấn đề gì đó trước lớp, …
- Thuyết trình thuyết phục, gây ảnh hưởng đến người nghe: Ví dụ như một nhân viên bán hàng thuyết trình thuyết phục khách hàng mua sản phẩm
Giới thuyết ngôn ngữ và Ngôn ngữ cơ thể
- Thuyết trình gây cảm hứng: Lãnh đạo công ty phải nói với nhân viên về một chủ đề nào đó nhằm kích thích tinh thần làm việc, một diễn giả thuyết trình một chủ đề nào đó, hay là một vị tướng nói chuyện với ba quân trước ngày ra trận
1.2 Ngôn ngữ và Ngôn ngữ cơ thể
Khi nghiên cứu về ngôn ngữ, Bromit (1995) nhận định, “Ngôn ngữ là một trong những hệ thống biểu tượng quan trọng nhất trong bất kì nền văn hóa nào” Emmitt & Pollock (1990) cho rằng, “Ngôn ngữ là một hiện tượng phức tạp và trừu tượng mà có thể được nhận biết thông qua các mã bằng lời nói và không bằng lời nói”
Theo Bell, ngôn ngữ không chỉ bao gồm kiến thức ngôn ngữ mà còn gồm kiến thức xã hội để tạo ra các hành động giao tiếp không chỉ đúng về ngữ pháp mà còn phù hợp với ngôn cảnh xã hội (Bell, 1981, tr 22),
Halliday (1985), phân loại ngôn ngữ thành ba chức năng chính:
- Chức năng tư tưởng (ideational function): liên quan đến trải nghiệm của người nói hoặc người viết về thế giới thực;
- Chức năng liên nhân (interpersonal function): để thiết lập các mối quan hệ xã hội giữa con người với nhau;
- Chức năng ngôn bản (textual function): liên quan đến các ngôn bản nói hoặc viết phù hợp với một tình huống cụ thể
Theo từ điển tiếng Việt: “1 Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng một cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau Tiếng Nga và tiếng Việt là hai ngôn ngữ rất khác nhau 2 Hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo Ngôn ngữ điện ảnh, ngôn ngữ hội họa Ngôn ngữ của loài ong 3 Cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng Ngôn ngữ
Nguyễn Du, ngôn ngữ trẻ em, ngôn ngữ báo chí.” (Từ điển tiếng Việt, tr
Như vậy, dù khái niệm về ngôn ngữ được đưa ra là không đồng nhất, nhưng các quan điểm này cùng có điểm tương đồng là: ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt, được sử dụng để giao tiếp, truyền đạt nghĩa tới người nghe, thiết lập và duy trì các mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội
1.2.2.1 Khai niệm ngôn ngữ cơ thể
Thuật ngữ giao tiếp phi ngôn ngữ được đưa ra vào năm 1956 bởi bác sĩ tâm thần Jurgen Ruesch và tác giả Weldon Kees trong cuốn sách “Giao tiếp phi ngôn ngữ: Ghi chú về nhận thức thị giác của các mối quan hệ giữa con người”
Thông điệp không lời đã được công nhận trong nhiều thế kỷ như một khía cạnh thiết yếu của giao tiếp Trong cuốn “Sự tiến bộ của học tập” Francis đã nhận xét rằng: “Các đường nét của cơ thể tiết lộ vị trí và khuynh hướng của tâm trí nói chung, nhưng các chuyển động của khuôn mặt và các bộ phận làm như vậy… ngoài ra, tiết lộ sự hài hước hiện tại và trạng thái của tâm trí và ý chí” (Francis, 1605)
Cho đến nay đã có nhiều khái niệm về ngôn ngữ cơ thể Nhìn chung ngôn ngữ cơ thể hay phi ngôn ngữ là những hành vi, cử chỉ, điệu bộ… của mỗi người khi giao tiếp Một phần nào đó, thể hiện nội dung, thái độ, văn hóa… trong quá trình giao tiếp và là phương tiện trong giao tiếp Theo các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực này thì giao tiếp phi ngôn ngữ chiếm tới 75% sự thành công trong toàn bộ quá trình giao tiếp Mặt khác, nếu sử dụng không đúng cách, không đúng thời điểm thì hậu quả mang lại sẽ là vô cùng đáng tiếc
Ngôn ngữ cơ thể hay còn gọi là body language, có thể hiểu đó là một hành động, cử chỉ thuộc về các bộ phận của cơ thể, đó có thể là một cái liếc mắt, gật đầu, bĩu môi, nhéo mày … Những hành động cử chỉ đó truyền tải rất nhiều thông điệp mà khi giao tiếp lời nói không thể diễn tả hết Những chuyển động của các bộ phận trên cơ thể hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể tồn tại song song với ngôn ngữ bằng lời Vì vậy, trong hoạt động giao tiếp, những hành động, cử chỉ của cơ thể, chúng ta thường vô thức hoặc chủ động sử dụng nó thay cho lời nói của mình mà chính bản thân không nhận ra
1.2.2.2 Các yếu tố thuộc ngôn ngữ cơ thể
Trong mỗi cuộc giao tiếp của chúng ta, “Lời nói chỉ chiếm 7% cho sự thành công, giọng điệu chiếm 38%, trong khi đó ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% cho sự thành công hay thất bại của cuộc giao tiếp đó Với 55% quyết định thành công hay thất bại trong giao tiếp” (Allen&Barbara Pebease, 2013, tr.11), ngôn ngữ cơ thể thường có các biểu hiện sau:
- Cử chỉ của tay: Theo một nghiên cứu của Vanessa Van Edwards, cử chỉ tay là một trong năm hình mẫu chính của tất cả các bài nói chuyện TED thành công Nói cách khác, chúng ta sử dụng cử chỉ bằng tay càng nhiều thì khả năng bài thuyết trình của chúng ta có khả năng thành công càng cao Dùng tay để truyền đạt những điểm khác nhau trong bài thuyết trình của mình Cách hiệu quả nhất để làm điều này là sử dụng ngón tay của chúng ta để đếm những điểm mình đang giải thích
Bên cạnh đó, bắt tay cũng là một hành động rất quan trọng, trước hết là một hành động thuộc về văn hóa giao tiếp nói chung, hành động này thường thay cho lời chào Tuy nhiên, nó chứa đựng những ý nghĩa nhiều hơn một lời chào, đó có thể là niềm vui, sự hân hoan đón tiếp, … chứa đựng những nét nghĩa mà một lời chào không thể biểu đạt hết
- Giao tiếp bằng mắt: Tùy theo từng nền văn hóa, từng hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, đôi mắt là một biểu hiện mạnh mẽ của ngôn ngữ cơ thể, nó bộc lộ đầy đủ các cung bậc cảm xúc của chủ thể giao tiệp
- Nụ cười: Trong giao tiếp, sử dụng nụ cười như là một nghệ thuật, nếu sử dụng đúng lúc, đúng nơi nó sẽ tạo cho chúng ta một kết quả giao tiếp tốt Nụ cười có thể dùng để biểu thị ý muốn làm quen, xin lỗi, hay thể hiện một nội dung tế nhị nào đó mà chủ thể giao tiếp không thể diễn đạt bằng lời
Nụ cười là công cụ mạnh mẽ nhất mà chúng ta có trong hộp công cụ ngôn ngữ cơ thể của mình Một nghiên cứu của UC Berkeley từ năm 2011 cho thấy: “Nụ cười đó có thể kích thích như nhận được tới 16.000 bảng Anh tiền mặt.” Hơn nữa, một nụ cười có thể ngay lập tức thay đổi nhận thức của chúng ta về ai đó, chưa kể nó khiến mọi người mỉm cười lại với chúng ta
Giới thuyết về giao tiếp và giao tiếp không lời
là đã có thể biết được mẹ đang vui hay buồn Cũng như vậy, chỉ cần nhìn vào những nét mặt, ánh mắt của người chồng hay người vợ cũng nói lên gia đình đó có hạnh phúc hay không
Thông thường, khi nhìn thấy ai đó mà chúng ta không quen, mắt chúng ta sẽ chuyển động theo đường zig-zag: mắt nhìn sang nhau qua sống mũi Với bạn bè, cái nhìn chuyển động trong một hình tam giác: nhìn từ mắt này sang mắt kia và cũng nhìn xuống cả dưới mũi và miệng
Trong những mối quan hệ gần gũi như gia đình, bạn bè, tình cảm gắn bó càng nhiều thì ngôn ngữ cơ thể càng đươc biểu hiện nhiều hơn Rất thường xuyên, người ta dùng ánh mắt, nụ cười, những cử chỉ thân mật như ôm, hôn, cọ má… để thể hiện sự chân thành, yêu quý thay cho lời nói “cám ơn” sẽ trở thành khách sáo
1.3 Giao tiếp và giao tiếp không lời
Theo Martin P Andelem (1950) “Giao tiếp là quá trình, qua đó chúng ta hiểu được người khác và làm cho người khác hiểu được chúng ta”
Theo John B Hoben (1954), “Giao tiếp là sự trao đổi với nhau tư duy hoặc ý tưởng bằng lời”
Giao tiếp là một hệ thống quy trình có mục đích và động cơ đảm bảo sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động thực tiễn, thực hiện các mối quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và những phương tiện đặc thù mà trước hết là ngôn ngữ (A.A Lêôchiep)
Trong hoạt động giao tiếp diễn ra quá trình thiết lập và phát triển các mối quan hệ giữa các cá nhân, xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động Đây là hoạt động nhằm xác lập và vận hành các mối quan hệ giữa người với người trong đời sống xã hội vì những mục đích nhất định Các mối quan hệ này có thể diễn ra giữa một người với một người, giữa một người với một nhóm, hoặc giữa các nhóm với nhau
Như vậy, cho đến nay có rất nhiều khái niệm về giao tiếp, song chúng ta có thể hiểu giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng, tình cảm giữa con người với con người trong xã hội để đạt được những mục đích nhất định
1.3.2 Giao tiếp không lời (giao tiếp phi ngôn ngữ)
1.3.2.1 Khái niệm giao tiếp không lời
Theo Cornier, “Giao tiếp phi ngôn ngữ dùng để chỉ một phương thức biểu đạt không sử dụng ngôn ngữ sử dụng lời nói (the verbal) Có một số cách con người có thể giao tiếp không lời: chuyển động cơ thể, tư thế, sử dụng không gian, cử chỉ, nét mặt, v.v.” (Cornier, 1977)
Cosnier cho rằng trong một tình huống giao tiếp, người nói có thể gửi thông điệp qua nhiều kênh (bằng lời nói và không bằng lời nói) Người nhận, nhận và sau đó giải thích thông tin này Cuối cùng, thông điệp bao gồm ngôn ngữ bằng lời nói nhưng điều này cũng đi kèm với cử chỉ Những cử chỉ này được gọi là ngôn ngữ không lời Như vậy, giao tiếp với người khác không chỉ bao hàm một cuộc đối thoại bằng miệng Việc thể hiện bản thân vì thế cũng liên quan đến hình thể và tính cách của mỗi người (Cornier, 1977)
Theo Mehrabian (1981), có ba loại ngôn ngữ:
- Ngôn ngữ bằng lời nói: lời nói;
- Ngôn ngữ song ngữ: âm điệu và nhịp điệu của giọng nói;
- Ngôn ngữ không lời: cử động cơ thể (Mehrabian, 1981)
Cả lời nói và cử động đều chủ yếu nói đến thính giác, mặc dù cử động môi và nét mặt cũng ảnh hưởng đến hai kiểu giao tiếp này Mặt khác, phi ngôn ngữ được chuyển đến các giác quan khác
1.3.2.2 Các kiểu giao tiêp không lời
Khi phân loại giao tiếp phi ngôn ngữ, Cosnier (1996) phân biệt các cử chỉ đi kèm với lời nói với các cử chỉ có chức năng định hướng tương tác Là một phần của các cử chỉ đi kèm với thông điệp, Cosnier xác định một số loại cử chỉ:
- Cử chỉ ân cần (hoặc chỉ định): Cử chỉ này tương ứng với cử chỉ chỉ tay để chỉ định một ai đó hoặc một cái gì đó
- Động tác minh họa: Ở đây, các chuyển động được sử dụng để bắt chước một hành động hoặc thể hiện các đặc điểm của một đối tượng
- Các cử chỉ ẩn dụ (hoặc ẩn dụ): Những cử chỉ này nhằm minh họa cho ý nghĩ và tạo điều kiện cho việc hình dung ra nó
- Cử chỉ bán ngôn ngữ: Chúng là những tín hiệu văn hóa được mã hóa để truyền tải một thông điệp đến người nhận thông tin Chúng được quy ước tùy thuộc vào nền văn hóa mà chúng được sử dụng (ví dụ, đối với chúng tôi, một cái gật đầu có nghĩa là “có”) (Cosnier, 1996)
1.3.2.3 Mối quan hệ giữa giao tiếp bằng lời và giao tiếp không lời
Nếu giao tiếp bằng lời nói đưa các sự kiện và ý tưởng thành lời nói; ngôn ngữ không lời trước hết thể hiện một cảm xúc Trong một tình huống giao tiếp, chúng ta thường sử dụng hai loại ngôn ngữ này để hiểu rõ hơn về bản thân Tuy nhiên, theo Chassé và Vezeau, việc giải thích các trao đổi phi ngôn ngữ đôi khi có thể khiến chúng trở nên mơ hồ Nói chung, giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng để nhấn mạnh một phần của thông điệp miệng Trọng âm này được tạo ra bởi khuôn mặt, ngữ điệu của giọng nói, cử chỉ, v.v Loại biểu thức này do đó có thể bổ sung cho các từ để chúng được hiểu rõ hơn Đôi khi nó cũng có thể thay thế ngôn ngữ bằng lời nói (Chassé và Vezeau,
2008, Tr 97) Carré (1998) trích dẫn nghiên cứu của A Mehrabian đã cố gắng xác định tỷ lệ phần trăm sử dụng lời nói và phi ngôn ngữ có trong một bài phát biểu Theo nghiên cứu này, nội dung (nghĩa là khía cạnh thuần túy của từ ngữ) chỉ chiếm 7% trong cuộc trao đổi giữa hai người đối thoại, 93% thông điệp là không lời (bao gồm 38% đối với giọng nói và 55% đối với ngôn ngữ cơ thể) (Carré, 1998) Do đó, những gì chúng ta truyền tải hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta truyền đạt nó
Những thông điệp không lời đôi khi không cần phải diễn đạt thành lời mới có thể hiểu được Thông thường, nhìn chằm chằm vào một học sinh ngỗ ngược có thể đủ để khiến anh ta hiểu rằng thái độ của anh ta là không đúng mực
1.3.2.3 Sự khác nhau giữa giáo tiếp bằng lời và giao tiếp không lời
Giao tiếp là một hiện tượng tự nhiên, nó là một hành động tương tác giữa con người với con người và chia sẻ thông với nhau Có hai hình thức giao tiếp bằng lời nói và giao tiếp không lời Giao tiếp bằng lời là một hình thức giao tiếp trong đó chúng ta sử dụng lời nói để trao đổi thông tin với người khác, cho dù dưới hình thức nói hay viết
Khái quát về khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Năm 2006, Khoa Văn hóa – Du lịch đào tạo ngành Việt Nam học hệ cao đẳng, là một trong những ngành ngoài sư phạm đầu tiên của nhà trường Năm 2008, trường tuyển sinh hệ đại học đầu tiên Cho đến nay, khoa đã đào tạo được 09 khóa đại học và 08 khóa cao đẳng Số lượng học viên cũng tăng dần theo từng năm Đến năm 2015, được sự cấp phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo khoa mở thêm mã ngành Quốc tế học và đổi tên khoa thành Khoa Quan hệ quốc tế Đến năm 2021 khoa tiếp tục mở thêm mã ngành du lịch và đổi tên thành khoa Văn hóa và Du lịch Cho đến nay, Khoa Văn hóa và Du lịch trực thuộc Trường Đại học Sài Gòn có ba ngành đào tạo, bao gồm: ngành Việt Nam học (Văn hóa – Du lịch), ngành Quốc tế học và ngành Du lich
Với số lượng Sinh viên lên đến 1478 Sinh viên, trong đó: ngành Quốc tê hoc
545 Sinh viên (QTH khóa 19: 137; Khóa 20: 144; Khóa 21: 148; K22: 116), Việt Nam học 721 Sinh viên (Khóa 19: 163; khóa 20: 150; khóa 21: 145; khóa 22: 263) Du lịch 212 Sinh viên (khóa 21: 78; Khóa 22: 135) Đặc thù của khoa là đào tạo các ngành nghề thiên về dịch vụ, là những ngành đòi hỏi kỹ năng nói trước công chúng
Hiện nay, khoa chưa biên soạn và in ấn được sách giáo trình phục vụ cho các ngành học, đa phần các giảng viên đều biên soạn tập bài giảng lưu hành nội bộ hoặc sử dụng giáo trình của các ngành gần để phục vụ cho quá trình giảng dạy của mình Tuy nhiên, trong thời gian tới, khoa đã có kế hoạch biên soạn một số giáo trình để phục vụ công tác đào tạo, nghiên cứu của giảng viên, Sinh viên
Từ ngày đầu thành lập khoa cho đến nay, số lượng giảng viên cơ hữu giảng dạy cho khoa ngày càng tăng, năm 2006 chỉ có 04 giảng viên nhưng đến nay đã có tổng cộng 22 giảng viên với trình độ chuyên môn cao, đặc biệt khoa hiện có, 01 Phó giáo sư, 11 Tiến sĩ, 01 giảng viên đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài Qua đó cho thấy khoa đang ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên từ trình độ chuyên môn đến phương pháp giảng dạy
Trong những năm gần đây, ngoài việc nâng cao chất lượng giảng dạy, Ban lãnh đạo khoa, cũng như đội ngũ cán bộ GV, chuyên viên đang chú trọng tới việc đảm bảo mục tiêu đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội về nguồn nhân lực, cũng như đáp ứng nguyện vọng của người học, đồng thời phải phù hợp với tính đặc thù đào tạo các ngành nghề thiên về lĩnh vực dịch vụ hiện có của khoa Để đạt được những mục tiêu nói trên, ngoài việc Sinh viên phải nắm vững những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, các kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên ngành như: kinh tế, chính trị, lịch sử, văn học, văn hoá, ngôn ngữ, Đồng thời, Sinh viên còn phải nắm vững một số nghiệp vụ cần thiết như: giảng dạy tiếng Việt, nghiệp vụ báo chí, nghiệp vụ du lịch, nghiệp vụ văn phòng Bên cạnh đó, trong xu hiện của xã hội nói chung, đặc trưng ngành nghề đào tạo nói riêng, Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch của Trường Đại học Sài Gòn cần chú trọng rèn luyện kỹ năng mềm đặc biệt là kỹ năng thuyết trình
Hiện nay, Khoa Văn hóa và Du lịch là được xem là một trong bốn khoa mạnh nhất trường, khoa đã có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn và phương pháp giảng dạy hiện đại với phương châm “lấy người học làm trung tâm”, đầy đủ các chuyên ngành như: Ngôn ngữ tiếng Việt, Ngôn ngữ học so sánh, Du lịch, Quản trị kinh doanh, Văn hóa Việt Nam, Nghệ thuật, Quan hệ Quốc tê, Quốc tế học… cộng với sự kết hợp tiềm lực về đội ngũ chung của toàn trường, cùng với các đối tác nước ngoài đang có mong muốn hợp tác, liên kết đào tạo với khoa, với nhà trường; đó là một tiềm lực rất lớn để mở các khóa đào tạo ngắn hạn thiên về các kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp Mặt khác, các khóa học nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ cho các học viên, là đội ngũ lao động có trình độ cao, chuyên môn sâu đáp ứng nhu cầu của xã hội trong nghiên cứu văn hóa và các hoạt động du lịch trong cả nước, đặc biệt là tại Thành phố Hồ Chí Minh
Hiện tại, ngoài học phần Kỹ năng thuyết trình đang được giảng dạy cho hai ngành Quốc tê học và Du lịch, bắt buộc Sinh viên phải trực tiếp rèn luyện kỹ năng thuyết trình, ở các môn học khác, hầu hết giảng đều yêu cầu Sinh viên thuyết trình trước lớp theo các chủ đề hoặc bài tập được giao nhằm nâng cao kỹ năng thuyết trình, nói chuyện trước công chúng cho Sinh viên
Ngôn ngữ cơ thể là một trong những nhân tố quan trọng trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng Đặt vấn đề ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn, ở chương này chúng tối đi vào giải quyết các vấn đề lý thuyết được xem là trọng tâm, làm tiền đề cho việc tìm hiểu thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên ở chương hai, như: Lý thuyết về thuyết trình; lý thuyết về ngôn ngữ và ngôn ngữ cơ thể; lý thuyết về giao tiếp Bên cạnh đó, chúng tôi nêu khái quát về Khoa văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn và việc nâng cao kỹ năng xã hội cho Sinh viên của khoa thông qua các hoạt động phục vụ cộng đồng để có cái nhìn khái quát hơn về đối tượng khảo sát phục vụ cho nghiên cứu này.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA VĂN HÓA VÀ DU LỊCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
Đặc điểm Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Như chúng tôi đã giới thiệu ở chương 1, Khoa Văn hóa và Du lịch của Trường Đại học Sài Gòn hiện nay đang là khoa có số lượng Sinh viên đứng thứ 4 của Trường (khoảng 1478 Sinh viên) với 3 ngành đào tạo, bao gồm: Việt Nam học (721Sinh viên); Quốc tê hoc (454 Sinh viên); và Du lịch (212 Sinh viên) Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thấy Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch có một số đặc điểm sau:
- Số lượng linh viên đông, đa dạng về ngành nghề đào tạo
- Đầu vào của Sinh viên lấy điểm tổ hợp một cách đa dạng: Ngành Việt Nam học lấy điểm đầu vào các môn thi thuộc tổ hợp C; ngành Quốc tế học lấy điểm đầu vào các môn thi thuộc tổ hợp D; Ngành Du lịch lấy điểm đầu vào các môn thi thuộc tổ hợp C và D Vì vậy khả năng hành văn, soạn thảo các loại văn bản của Sinh viên tương đối tốt Tuy nhiên, năng lực ngoại ngữ của Sinh viên ngành Việt Nam học và một số Sinh viên ngành Du lịch lại có những hạn chế nhất định
- Các ngành nghề Sinh viên đang theo học tại Khoa đều thuộc về lĩnh vực dịch vụ, là những ngành nghề đòi hỏi Sinh viên phải trau dồi cho mình nhiều kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng thuyết minh, thuyết trình
- Tuy là theo học các ngành nghề trong lĩnh vực dịch vụ, thiên về kỹ năng giao tiếp, thuyết trình thuyết minh trước công chúng Nhưng, qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy, phần lớn trước khi bước chân vào giảng đường Đại học, hầu hết các Sinh viên chưa được trang bị các kiến thức về kỹ năng thuyết trình Qua khảo sát cũng cho thấy, hầu hết Sinh viên năm nhất chưa có cơ hội đứng thuyết trính trước nhiều người, vì vậy còn có sự e ngại, thiếu tự tin khi giao tiệp
- Mặt khác, qua khảo sát chúng tôi thấy, đa số các học phần thuộc về cơ sở ngành và chuyên ngành, Sinh viên đều được giao bài tập, đề tài và thuyết trình trước lớp Đây chính là một trong những hoạt động rèn luyện kỹ năng thuyết trình mà Sinh viên được thực hiện trong quá trình học tập tại Khoa Văn hóa và Du lịch thuộc Trường Đại học Sài Gòn
2.1.3 Hoạt động nâng cao kỹ năng xã hội của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sai Gòn
Kỹ năng xã hội có thể hiểu là các kỹ năng sử dụng trong quá trình giao tiếp và tương tác với người khác, bao gồm bằng lời nói hoặc không bằng lời nói, chẳng hạn như ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ, v.v đây là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết đối mà mỗi chúng ta trong cuộc sống, lẫn công việc Đặc biệt đối với đặc thù của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn, việc thành thạo kỹ năng xã hội sẽ giúp các đi đến thành công sớm hơn Chính vì vậy, Trường Đại học Sài Gòn nói chung, Khoa Văn hóa và Du lịch của trường nói riêng, luôn chú trọng đến việc hình thành các kỹ năng xã hội cho Sinh viên thông qua các hoạt động giáo dục phục vụ cộng đồng, cụ thể như sau: a Các chương trình tình nguyện phục vụ cộng đồng trong năm học
2021 -2022 của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn:
Trong năm học 2021 – 2022, được sự cho phép của nhà trường và thực hiện các cuộc phát động của Đoàn Thanh niên, Sinh viên khoa Văn hóa và
Du lịch Trường Đại học Sài Gòn đã tiến hành các hoạt động tình nguyện sau:
1/ Mùa hè xanh 2021 với chủ đề “Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường”;
2/ Hỗ trợ công tác phòng chống dịch tại Thành Phố Hồ Chí Minh: Điều phối, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát dịch;
3/ Chiến dịch tình nguyện “Uống nước nhớ nguồn, tham gia đảm bảo an sinh xã hội;
4/ Tình nguyện viên dạy học cho học sinh tiểu học và cùng tham gia các hoạt động xã hội với học sinh tại trường tiều học và trung học cơ sở ĐắK Plao, huyện ĐắK G’long tỉnh ĐắK Nông b Kết quả của hoạt động giáo dục kỹ năng xã hội thông qua giáo dục phục vụ cộng đồng: Để đánh giá mức độ hình thành kỹ năng xã hội của Sinh viên, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng cách phỏng vấn Sinh viên trực tiếp tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng, cụ thể như sau:
1/ Học tập phục vụ cộng đồng như một nguồn tự hài lòng? Chủ đề này bao gồm nhận thức của học sinh về trải nghiệm dịch vụ cộng đồng Sinh viên chắc chắn rằng nó mang lại cho họ sự hài lòng về bản thân và trải nghiệm cuộc sống thực giúp họ học hỏi được nhiều điều, ví dụ như cách làm việc với các bạn cùng lớp, cách quản lý thời gian cho công việc tình nguyện và việc học của họ, cách dạy người khác, cách giúp đỡ người khác và trên hết là làm điều gì đó cho nhân loại Họ đều có quan điểm gần như giống nhau trong khi xác định việc học phục vụ cộng đồng
Chủ đề này cho thấy rằng Sinh viên đã trải nghiệm việc học tập phục vụ cộng đồng như một nguồn tự hài lòng, điều này cũng giúp cải thiện mối quan hệ của họ với đồng nghiệp của họ và với những người nhận Các Sinh viên đã thảo luận về tác động của những tương tác này lên nhân cách của họ Chủ đề này liên quan đến các kết quả khác nhau được xác định bởi những người tham gia nghiên cứu Trong suốt cuộc phỏng vấn, quan sát thấy rằng những người tham gia bày tỏ quan điểm của họ một cách rõ ràng bằng cách chia sẻ kinh nghiệm của họ
2/ Phát triển ý thức trách nhiệm xã hội? Kết quả học tập phục vụ cộng đồng được chia sẻ nhiều nhất được phần lớn Sinh viên trong các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung xác định là ý thức trách nhiệm xã hội được nâng cao Nhận thức này đi đôi với tinh thần trách nhiệm nhạy bén và một kỹ năng xã hội rất quan trọng được hình thành Điều này được thể hiện qua kết quả trả lời của những người được phỏng vấn sau đây:
“Từ chương trình học tập về dịch vụ cộng đồng, chúng em học được cách giúp đỡ người khác, thông qua khả năng lãnh đạo và cả trách nhiệm của một công dân tốt Chúng em nhận ra rằng ngay cả một người như chúng em cũng thực sự có thể tạo ra sự khác biệt”
Như phần trích dẫn ở trên cho thấy, chính Sinh viên đã phát hiện ra lòng tự trọng cao và cảm giác rằng một người có trách nhiệm với xã hội có thể tạo ra sự khác biệt lớn Các Sinh viên báo cáo rằng trải nghiệm học tập phục vụ cộng đồng đã hỗ trợ các giá trị của họ, đôi khi cũng được chuyển thành ý thức trách nhiệm được cải thiện Một thay đổi khác mà Sinh viên nhận ra là kết quả của kinh nghiệm phục vụ cộng đồng là nhận thức của họ về những người xung quanh và xã hội được nâng cao Kết quả tương tự cũng được báo cáo trong nghiên cứu được thực hiện bởi Astin và Sax (1998) rằng nhiều Sinh viên đã thảo luận về tác động của dịch vụ cộng đồng đến cách họ quan sát những người nghèo khó trong xã hội của họ, điều này giúp họ đánh giá lại niềm tin trước đây của họ
Một Sinh viên khác cho biết:
“Điều quan trọng mà em học được là cảm giác được ít đặc quyền hơn thực sự như thế nào Khi bạn biết thực tế của điều gì đó, bạn hành xử theo một cách khác bởi vì bạn cố gắng hiểu người khác từ quan điểm của họ”
Một Sinh viên khác đã chia sẻ một điểm rất thú vị sau đây:
“Ở trường, chúng em được thầy cô nuông chiều, nhưng khi đi phục vụ cộng đồng, chúng em nhận ra rằng việc nuông chiều người khác khó như thế nào”
Một kết quả nữa của việc học tập phục vụ cộng đồng mà Sinh viên xác định được trong các cuộc phỏng vấn nhóm tập trung là nâng cao nhận thức về các kỹ năng xã hội và thay đổi giá trị Tất cả họ đều có quan điểm giống nhau về việc học các kỹ năng xã hội từ chương trình để trở thành công dân có trách nhiệm Chẳng hạn, một nam Sinh viên đã nói về trải nghiệm phục vụ cộng đồng ảnh hưởng như thế nào đến cách tiếp cận của cậu ấy đối với việc hiểu các kỹ năng xã hội và hoạt động tình nguyện:
“Em nghĩ trải nghiệm này đã tạo ra một sự thay đổi thực sự lớn trong thái độ của chúng em đối với việc hiểu các kỹ năng xã hội Em đã học được cách tôn trọng người khác Từ đó, nó truyền cảm hứng cho em trở nên tốt với mọi người, giúp đỡ người khác và em nên tình nguyện nhiều hơn và coi đó là nghĩa vụ đạo đức của mình”
Những điều Sinh viên cần tránh khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
2.2.1 Thái độ và tư thế
Trong bất kì trường hợp nào, khi thuyết trình đều phải tỏ rõ thái độ thành thật, nhiệt tình, ung dung, đây là cơ sở để thuyết phục đối tượng, là tiền đề cơ bản để thể hiện sự tôn trọng người nghe Phải chú ý tránh 4 thái độ sau đây:
- Thái độ ngạo mạn, bởi thái độ này sẽ làm tổn thương đến lòng tự trọng của người nghe
- Thái độ lúng túng sẽ làm cho người nghe không dám tin tưởng vào những gì bạn thuyết trình
- Thái độ lạnh lùng, sẽ làm cho người nghe cảm thấy không thân thiện, từ đó họ không có sự hợp tác trong quá trình thuyết trình của chúng ta dễn đến buổi thuyết trình không hứng thú
- Thái độ tuỳ tiện sẽ làm cho người nghe không tôn trọng bạn
Nhưng nếu chỉ có thái độ chính xác thôi vẫn chưa đầy đủ, bởi lẽ người thuyết trình còn phải luôn luôn chú ý đến cách ăn nói của mình, tiếp tục tạo ấn tượng tốt cho người nghe để giúp bạn đạt được mục đích thuyết trình
Cho dù là Sinh viên thuyết trình về học tập hay khi ra trường thuyết trình với một vị thế khác, thì trong quá trình thuyết trình chúng ta cũng nên đặc biệt chú ý tránh những tư thế sau đây:
- Không nên nhìn đi nơi khác, nhấp nhổm, đứng ngồi không yên, nhìn ngang nhìn dọc, tư tưởng không tập trung Ví dụ như:
+ Không nên ngáp ngắn ngáp dài
+ Không được gãi đầu gãi tai, bẻ ngón tay
+ Không nên ngửa mặt lên trời, vênh vênh váo váo, không nhìn chằm chằm hoặc nhìn từ đầu tới chân người nghe
Tuỳ theo đối tượng và mục đích thuyết trình, chúng ta nên áp dụng những tư thế khác nhau Chẳng hạn khi thuyết trình nếu đối tượng là người ở vị trí trên chúng ta, để tỏ rõ sự tôn trọng, người thuyết trình nên có những tư thế cúi người về phía trước một chút Nếu là người cùng vị trí, vai vế và độ tuổi, …người thuyết trình có thể đứng với tư thế thoải mái hơn để tạo cảm giác gần gũi với người nghe
Với những trường hợp bình thường, trong thuyết trình, tư thế cần chính xác của người thuyết trình là: tự nhiên, ung dung, ân cần, mắt nhìn thẳng và bao quát người nghe, hơi cúi người một chút và chủ động chào hỏi trước khi thuyết trình Trong thời gian thuyết trình, nếu có người tương tác chúng ta nên có thái độ thể hiện sự cảm ơn thay cho lời nói, như cúi đầu, gặc đầu kết hợp hai bàn tay nắm vào nhau dơ cao ngang ngực
Hành động của đôi bàn tay là một động tác sử dụng nhiều nhất trong quá trình thuyết trình, nếu sử dụng thích đáng, sẽ làm cho những thông tin mà bạn muốn truyền đạt ra càng rõ ràng hơn Hành động của tay được thể hiện một cách thích đáng, sẽ có tác dụng nhấn mạnh về những nội dung mà bạn đang nói Nhưng cũng cần chú ý không nên sử dụng quá nhiều sẽ tạo cảm giác khó chịu đối với người nghe
Sử dụng động tác ra hiệu bằng tay ít, nhiều và ý nghĩa kèm theo của nó tuỳ thuộc vào từng quốc gia khác nhau, dân tộc khác nhau và những khu vực khác nhau Cho nên, trong quá trình thuyết trình nếu có người nước ngoài tham dự, người thuyết trình cần biết ra hiệu bằng tay một cách thích đáng là một kỹ năng không thể thiếu của một người thuyết trình chuyên nghiệp
Nét mặt bao gồm ánh mắt trong quá trình truyền đạt thông tin có tác dụng rất quan trọng Đặc biệt là trong những cuộc giao lưu bằng tình cảm, tác dụng của nét mặt chiếm tỷ lệ rất lớn Các nhà tâm lý phát hiện ra rằng, trong những cuộc giao lưu bằng tình cảm, truyền đạt thông tin cần có 12% ngôn ngữ cộng thêm 38% giọng nói và thêm 50% nét mặt, như vậy có thể thấy rõ được tính quan trọng của nét mặt Cho nên, một người thuyết trình nếu muốn truyền đạt tốt hơn những tư tưỏng của mình, có thể sử dụng hợp lý các cử chỉ như đôi mắt, lông mày và đôi môi để giúp bạn đạt được mục đích thuyết trình
Trong quá trình thuyết trình, dù là Sinh viên hay khi ra trường đi làm, thông thường việc sử dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất là nét mặt tươi cười Việc muốn cười hay không, “biết cười” hay không, là thể hiện năng lực của người thuyết trình Trong giao tiếp nói chung, thuyết trình nói riêng, cười và
“biết cười” một cách thích đáng là biểu hiện của sự hài hước Khi bắt đầu cho buổi thuyết trình, nếu người thuyết trình có những câu hài hước làm cho người nghe vui vẻ, sẽ làm cho những người tham dự hôm đó thấy bạn dễ gần hơn Đặc biệt là trong những buổi thuyết trình nhằm mục đích thuyết phục, nếu bạn biết tự nói ra những câu nói hài hước, có thể gia tang khả năng thuyết phục hơn Nếu trường hợp người nghe không hợp tác trong khi bạn thuyết trình, đặc biệt khi người nghe đưa ra quan điểm không đúng thì một nụ cười, một câu nói hài hước cũng có thể giúp họ tránh khỏi sự bối rối
Trong quá trình thuyết trình, ánh mắt chủ yếu có tác dụng tỏ ý tôn trọng, hữu hảo, quan tâm và tập trung… Trong tình huống quan trọng, ánh mắt có thể làm nổi bật điểm quan trọng, đó cũng là biện pháp điều chỉnh khoảng cách tâm lý với khách hàng
Trong giao tiếp nói chung cũng như trong thuyết trình nói riêng, ánh mắt phải nhìn thẳng vào công chúng, nếu không, người khác sẽ không cảm nhận được tính lịch sự của bạn, ánh mắt nhìn vào người khác phải tỏ rõ thiện ý, phải biết cách nhìn, nhìn vào chỗ nào cũng là điều cần lưu ý Thông thường là nhìn vào đầu, chủ yếu là đôi mắt, phần giữa của cơ thể thông thường không nên nhìn, mà đặc biệt là phần dưới, bất kì là nam hay nữ, già hay trẻ, với bất cừ đối tượng khán thính giả là ai, thì ánh mắt không nên nhìn cúi xuống, nên nhìn thẳng thậm chí có lúc cần ngửa lên Thời gian nhìn vào đối tượng cũng phải chú ý, theo một cách nói chuyên nghiệp, trong những cuộc giao lưu, thời gian nhìn vào khán thính giả là khoàng 1/3 của tổng thời gian của một một vấn đề nhỏ trong nội dung thuyết trình, lúc chào hỏi, nói chuyện và lúc chào tạm biệt đều phải nhìn vào khán thính giả, còn những thời gian khác có thể tuỳ theo tình hình để điều chỉnh ánh mắt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch
Tước hết chúng ta phải thừa nhận rằng, ngôn ngữ cơ thể là phản xạ tự nhiên, tự động thoát ra dưới sự điều khiển của tiềm thức nên đôi khi người ta rất khó kiểm soát Khả năng sử dựng ngôn ngữ cơ thể của mỗi một cá nhân chúng ta có thể là: bẩm sinh, di truyền, văn hóa, ngữ cảnh giao tiếp, đặc điểm bản thân Tuy nhiên, không phải ai sinh ra cũng được thiên phú cho khả năng sử dụng ngộn ngữ cơ thể tốt trong giao tiếp
Tuy ngôn ngữ cơ thể thuộc về phản xạ tự nhiên, tự động thoát ra dưới sự điều khiển của tiềm thức Nhưng để sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt thì chúng ta không thể chờ đợi vào sự thiên phú, nó đòi hỏi chúng ta phải có quá trình tập luyện để nó trở thành một kỹ năng và vận dụng kỹ năng này vào hoạt động giao tiếp của mình
Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình của Sinh viên: Bản thân Sinh viên chưa mạnh dạn, tự tin trong thuyết trình, chưa nắm bắt được vai trò cũng như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cở thể Sinh viên chưa tự giác học tập, tìm kiếm các giải pháp để luyện tập việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Hầu như Sinh viên chưa được học, tìm hiểu về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể nên việc đọc hiểu và sử dụng ngôn ngữ chưa mang lại thành công trong thuyết trịnh
Như vậy, yếu tố chủ quan đóng vai trò quyết định cho sự hình thành kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng của Sinh viên Để có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt hay không chính là ý thức rèn luyện của chính chúng ta, bởi lẽ không phải ai sinh ra cũng có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể tốt
Sự tác động từ phía phương pháp giảng dạy của giảng viên: Việc vận dụng phương pháp dạy học có sự ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành kỹ nng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên Đặc biệt giảng viên vận dụng phương pháp giảng dạy làm việc nhóm kết hợp với thuyết trình sẽ tạo điều kiện cho Sinh viên học tập và rèn luyện kỹ năng, trong đó có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Chương trình đào tạo: theo chương trình đào tạo hiện hành thì Sinh viên khoa văn hóa và du lịch Trường Đại học Sài Gòn đang được học học phần Kỹ năng thuyết trình (đối với Sinh viên ngành Quốc tế học) và kỹ năng thuyết trình – thuyết minh (đối với Sinh viên ngành Du lịch) Đây là những học phần không những cung cấp cho Sinh viên những kiến thức về thuyết trình, mà còn trực tiếp vào việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho Sinh viên khi học hai học phần này
Ngoài học phần kỹ năng thuyết trình được giảng dạy ở ngành quốc tế học và ngành du lịch, trong chương trình đào tạo của Trường Đại học Sài Gòn nói chung, khoa Văn hóa và Du lịch nói riêng hiên nay chưa có môn học nào tập trung chuyên sâu đào tạo kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho Sinh viên Mặt khác sự tác động của công nghệ trong thời đại công nghệ 4.0, với các mạng xã hội như facebook, zalo, làm giảm đi sự giao tiếp trực tiếp của Sinh viên, từ đó làm giảm đi cơ hội sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp
Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ và học thuật: Khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn hiện có 4 câu lạc bộ để Sinh viên tham gia các hoạt động giao lưu học thuật, văn thể mỹ: câu lạc bộ văn nghệ; câu lạc bộ ngoại ngữ; câu lạc bộ truyền thông đối ngoại, câu lạc bộ Nghiệp vụ du lịch Hàng năm các câu lạc bộ tổ chức những hoạt động thường niên như: Cuộc thi hướng dẫn viên tài năng, thi Sinh viên hùng biện giỏi, … chính những hoạt động này là môi trường rèn luyện kỹ năng giao tiếp nói chung và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ nói riêng cho Sinh viên.
Kết quả khảo sát thực trạng thuyết trình và Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn 50 1 Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát
2.4.1 Đối tượng, nội dung và phương pháp khảo sát
Thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tiến hành các cuộc khảo sát Sinh viên đang theo học tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn Đối tượng khảo sát: Khảo sát được tiến hành trên cả ba ngành đào tạo (Việt Nam học, Quốc tế học, Du lịch), cụ thể là Sinh viên thuộc khóa 19, 20,
21 và 22, được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, không phân biệt độ tuổi, giới tính
Phương pháp khảo sát: Chúng tôi sử dụng hai phương pháp chủ đạo là phỏng vấn trực tiếp và khảo sát qua link Bên cạnh đó, để cũng có thêm cơ sở cho nhận đinh, thực hiện thêm phương pháp quan sát hỗ trợ cho khảo sát
Nội dung khảo sát: Mục tiêu của khảo sát là để nắm bắt thực trạng về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên trong thuyết trình Vì vậy, định hướng khảo sát của chúng tôi xoay quanh các vấn đề sau:
1/ Hiểu biết của Sinh viên về ngôn ngữ cơ thể;
2/ Nhận thức của Sinh viên về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình;
3/ nhận thức của Sinh viên về vai trò của ngôn ngữ cơ thể;
4/ Thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên;
5/ Nhận thức và quá trình học tập, rèn luyện để nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên
Sau khi tiến hành gửi link khảo sát theo các nội dung trên, chúng tôi thu về được 165 kết quả Từ kết quả thu được, chúng tôi tiến hành thông kê, phân tích và đưa ra nhận định về thực trạng sử dụng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong thuyết trình của Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
- Giới tính: Nam: 47/237 Sinh viên (chiếm 19,8%); Nữ: 190/237 Sinh viên (hiếm 80,2%
Biểu đồ 2.1: Khách thể theo giới tính
- Khóa học được khảo sát:
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ Sinh viên được khảo sát theo khóa học
Nguồn: tác giả 2.4.2.2 Thực trạng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình a Thực trạng thuyết trình của Sinh viên
Tiến hành khảo sát về thực trạng thuyết thuyết trình của Sinh viên đang học tại Khoa Văn hóa và du lịch Trường Đại họ Sài Gòn cho thấy 93,7% đã từng thuyết trình, trong đó: Đã thuyết trình trên 5 lần trở lên 47,7%; 21,5% đã từng thuyết trình từ 3 đến 5 lần và 24,5% thuyết trình dưới 3 lần 6,3% chưa từng thuyết trình, tất cả đều là Sinh viên năm nhất (khoa 22) Kết quả cho thấy, phương pháp dạy học của giảng viên khoa văn hóa và du lịch rất chú trọng đến hoạt động thuyết trình, làm việc nhóm, đây cũng là phương pháp giúp Sinh viên có cơ hội hình thành, hoàn thiện các kỹ năng giao tiếp, đặc biệt kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Dưới đây là biểu đồ biểu hiện kết quả khảo sát về thực trạng thuyết trình trong học tập của Sinh viên
Biểu đồ 2.3: Thực trạng thuyết trình của Sinh viên
Nguồn: tác giả b Nhận thức của Sinh viên về vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
- Nhận biết hoạt động sử dụng ngôn ngữ trong quá trình thuyết trình: Kết quả khảo sát cho thấy, 86% Sinh viên khi thực hiện thuyết trình đã có ý thức đến các hành động thuộc về ngôn ngữ cơ thể, nghĩa là Sinh viên sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình một cách có chủ đích 14% Sinh viên chưa nhận thức được hoạt động thuộc về ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
Biểu đồ 2.4: Nhận thức về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Nhận thức về vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình: Khi đặt ra vấn đề vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, kết quả cho thấy 65,4% Sinh viên cho rằng ngôn ngữ cơ thể có vai trò rất quan trọng trong thuyết trình; 32,9% cho rằng ngôn ngữ cơ thể không thể thiếu trong quá trình thuyết trình hoặc giao tiếp; 1,7% cho rằng ngôn ngữ cơ thể không quan trọng trong thuyết trình Kết quả này cho thấy, 98,3% đã nhận thức được vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, 1.7% chưa nhận thức được vai trò của ngôn ngữ cơ thể đều là Sinh viên khóa 22 chưa được học học phần Kỹ năng thuyết trình
Biểu đồ 2.5: Nhận thức về vai trò của ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
Nguồn: tác giả c Nhận thức về rèn luyện và học tập kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
- Khi đặt vấn đề về quá trình học các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, kết quả khảo sát cho thấy 58,2% Sinh viên đã được học các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, 41,8% Sinh viên khoa văn hóa và du lịch chưa được học các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể Kết quả này cho thấy, phần lớn ở môi trường giáo dục phổ thông học sinh không được học các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, vì kết quả 41,8% chưa học kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể đều là Sinh viên khóa 22, chưa được học học phần kỹ năng thuyết trình
Biều đồ 2.6: thực trạng học kỹ năng thuyết trình
- Ở phương diện khác, khi đặt vấn đề về nhu cầu học tập và rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình thì có 99,2%
Sinh viên có mong muốn được học các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Bảng 2.7: Tỷ lệ mong muốn học kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
- Đặt vấn đề về việc tìm kiếm và vận dụng các giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình: Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 78,5% Sinh viên có ý thức tự giác tìm kiếm và vận dụng các giải pháp để nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, 21,5% chưa có ý thức trong việc vận dụng tìm kiếm các giải pháp để nâng cao kỹ năng này Như vậy, với Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch là khoa đào tạo các ngành nghề đòi hỏi kỹ nawg nói chuyện trước công chúng, thì 21,5% này là con số báo động, có có các giải pháp để nâng cao ý thức cho Sinh viên về việc rèn luyện kỹ năng nói trước công chúng nói chung và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình nói riêng
Biểu đồ 2.8: Nhận thức về vận dụng các giải pháp để nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Nguồn: tác giả d Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Kết quả khảo sát cho thấy, tuy đã được học học phần kỹ năng thuyết trình (đối với Sinh viên khóa 19,20, 21) nhưng tỷ lệ Sinh viên ý thức trong việc rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho thuyết trình là chưa cao, chỉ 54,4% có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình
Biểu đồ 2.9: Thực trạng rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể
Thuyết trình là một hoạt động diễn ra thường xuyên đối với Sinh viên nói riêng và các hoạt động xã hội nói chung Tuy nhiên, trên thực tế không phải tất cả ai người thuyết trình cũng đều nắm được các nguyên tắc trong hoạt động thuyết trình, đặc biệt là nguyên tắc sử dụng cơ thể trong thuyết trình Chính vì vậy, ở chương 2 này trước khi đi vào khảo sát thực trạng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình chúng tôi giới thiệu một số nguyên tắc sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyêt trình Bên cạnh đó, với đối tượng nghiên cứu là Sinh viên, vì vậy khi thuyết trình Sinh viên không tránh khỏi một số sai lầm, đặc biệt là sai lầm về sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Đó cũng là lý do ở chương này chúng tôi đã trình bày một số lỗi trong việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyêt trình mà Sinh viên cần phải tránh
Triển khai các vấn đề đặt ra trong chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát 237 Sinh viên đang theo học tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn về những vấn đề liên quan đến hoạt động thuyết trình của Sinh viên Kết quả khảo sát cho thấy phương pháp giảng dạy của giảng viên khoa văn hóa và du lịch Trường Đại học Sài Gòn rất quan tâm đến hoạt động thuyết trình cũng như phát triển kỹ năng thuyết trình của Sinh viên Mặt khác, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy Sinh viên khoa Văn hóa và Du lịch có định hướng và nhật thức tích cực trong về việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể cũng như kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Tuy nhiên, bện cạnh đó, kết quả khảo sát cũng cho thấy nhiều Sinh viên chưa từng thực hiện thuyết trình trong học tập cũng như chưa nhận thức được vai trò của thuyết trình và chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho thuyết trình.
GIẢI PHÁP CẢI THIỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CƠ THỂ TRONG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN
Căn cứ đề xuất giải pháp
3.1.1 Căn cứ vào đặc điểm ngành nghề đào tạo của khao Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Như chúng tôi đã trình bày ở chương hai của nghiên cứu này, Khoa văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn hiện có ba ngành đào tạo là: Việt Nam học (văn hóa – du lịch); Quốc tế học (ngoại giao và truyền thông) và năm 2020 khoa có thêm ngành Du lịch Đây là ba ngành học đòi hỏi Sinh viên phải chú trọng đến hoạt động thuyết trình, bởi lẽ những ngành nghề này khi ra trường đòi hỏi rất nhiều đến kỹ năng nói chuyện trước công chúng của Sinh viên Và trên thực tế, Sinh viên ở các khóa đào tạo của khoa Văn hóa và Du lịch đã tốt nghiệp, phần lớn đang công tác trong lĩnh vực du lịch và truyền thông Nhiều Sinh viên đã trở thành những hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, hoặc có những Sinh viên ngành quốc tế học đang hoạt động trong các công ty truyền thông, bộ phận marketting, … của các công ty nổi tiếng Đó là những hoạt động ưu tiên cho những Sinh viên có thế mạnh về kỹ năng nói chuyện trước công chúng
3.1.2 Căn cứ vào chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy của giảng viên khoa văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Với đặc thù là khoa đào tạo những ngành nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ của xã hội, đòi hỏi Sinh viên phải trau dồi kỹ năng mềm, đặc biệt kỹ năng nói chuyện trước công chúng, cho nên phương pháp giảng dạy của giảng viên đòi hỏi phải có những thay đổi so với phương pháp thuyết giảng truyền thống Tuy nhiên, trong chương trình đào tạo của khoa, thì ba ngành nghề hiện có của khoa chỉ có ngành Quốc tế học và Du lịch đưa học phần Kỹ năng thuyết trình vào phần cơ sở ngành để dạy cho Sinh viên, còn ngành ngành Việt Nam học, tuy là ngành học được định hướng chuẩn đầu ra là với hai nhóm ngành nghề là Văn hóa và Du lịch nhưng lại không đưa học phần Kỹ năng thuyết trình vào giảng dạy Chính vì vậy, tuy là ngành học đòi hỏi phải có kỹ năng thuyết trình trước công chúng nhưng Sinh viên ngành Việt Nam học lại không được đào tạo kỹ năng này
Mặt khác, qua khảo sát hoạt động học tập của Sinh viên, chúng tôi thấy giảng viên khoa Văn hóa và Du lịch không còn sử dụng phương pháp thuyết giảng truyền thống, 100% giảng viên đều sử dụng phương pháp dạy học có hoạt động thuyết trình, thảo luận nhóm, Sinh viên được thực hiện các hoạt động thuyết trình theo chủ đề của giảng viên phân công
Cũng qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy Sinh viên khi còn là học sinh ở bậc giáo dục phổ thông chưa có cơ hội để thuyết trình Chính vì vậy, hoạt động thuyết trình trong học tập đối với Sinh viên năm thứ nhất còn rất xa lạ Điều này được thể hiện qua kết quả khảo sát, 6,3% chưa từng thuyết trình đều là Sinh viên khóa 22 (Sinh viên năm nhất) Hoặc kết quả khảo sát về nhận thức của Sinh viên đối với kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, tỷ lệ nhận thức chưa đúng đều rơi vào nhóm đối tượng là Sinh viên năm nhất và Sinh viên ngành Việt Nam học Đó đều là những Sinh viên chưa được học học phần kỹ năng thuyết trình
3.1.3 Căn cứ vào thực trạng thuyết trình và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của Sinh viên trong thuyết trình
Như kết quả khảo sát ở chương 2, Sinh viên đang theo học tại Khao Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn cho thấy, hơn 94% Sinh viên đều có mong muốn được rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Kết quả khảo sát cũng cho thấy, Sinh viên đã có những nhận thức đúng về ngôn ngữ cơ thể và ý thức về rèn luyện về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy, đặc biệt là khi giảng dạy học phần kỹ năng thuyết trình cho Sinh viên ngành Quốc tế học, chúng tôi thấy, Sinh viên khi thực hiện thuyết trình theo chủ đề được giảng viên giao cho đã có nhiều Sinh viên thuyết trình rất tốt Tuy nhiên, số lượng Sinh viên có khả năng thuyết trình tốt là rất ít, và khi tiến hành phỏng vấn các Sinh viên có khả năng thuyết trình tốt, chúng tôi thu được kết quả đây đều là những Sinh viên phụ trách các công tác Đoàn Đội ở Trường Trung học phổ thông Dù có khả năng thuyết trình nổi bật, nhưng kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể của những Sinh viên này đều hình thành một cách ngẫu nhiên, vô thức mà chưa qua quá trình đào tạo
Từ thực trạng thuyết trình của Sinh viên, chúng tôi thấy Sinh viên khoa văn hóa và du lịch thuộc Trường Đại học Sài Gòn chưa được trải nghiệm các lớp học về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể Quá quá trình cho Sinh viên thuyết trình, làm việc nhóm trên lớp đã phơi bày những điểm yếu của Sinh viên về kỹ năng thuyết trình và đặc biệt là kỹ nang sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình Những hành động, cử chỉ thuộc về ngôn ngữ cơ thể được Sinh viên sử dụng trong thuyết trình chưa phù hợp hoặc chưa ăn khớp với ngôn ngữ nói và nội dung được thể hiện
3.1.3 Căn cứ vào ý kiến đề xuất từ phía người học
Cùng với quá trình khảo sát về thực trạng sử dụng cũng như rèn luyện kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình, chúng tôi để người học đề xuất các giải pháp để nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp, những đề xuất này là cơ sở để chúng tôi đưa ra một số phương pháp giảng dạy phù hợp hơn Quá trình lấy ý kiến từ phía người học, chúng tôi nhận được 79 ý kiến đề xuất sau:
1/ “Tham khảo các cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể và tập luyện thường xuyên để làm quen và thành thạo, có thể tập trước gương hoặc quay video và xem lại”
2/ “Thường xuyên luyện tập hay tập thuyết trình trước đám đông nhằm có thể nhận được nhiều lời góp ý và rút kinh nghiệm từ đó sẽ giúp ta rút ra được nhiều giải pháp để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong hoạt động thuyết trình.”
3/ “Em sẽ vận dụng và nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể thông qua việc nhỏ nhất là dùng nó để giao tiếp với bạn bè, thường tham gia các buổi thuyết trình để tập vững khả năng sử dụng và thường xuyên lên mạng xem những nhà diễn thuyết để học hỏi họ nhiều hơn về khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể.”
4/ “Để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, người thuyết trình cần phải có sự tự tin và tập luyện thường xuyên hơn Trong lúc thuyết trình, tập trung điều chỉnh cử chỉ, tư thế và di chuyển sao cho tự nhiên, thích hợp nhất có thể.”
5/ “Tự diễn thuyết trước gương hoặc người thân.”
6/ “Tập luyện với một nhóm nhỏ.”
7/ “Quay video xem các cử chỉ của bản thân trong quá trình thuyết trình rồi xem lại, từ đó chỉnh sửa cho phù hợp”
8/ “Bản thân nên rèn luyện, luyện tập cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể sao cho phù hợp với nội dung thuyết trình Cũng nên tiết chế, sử dụng vừa phải ngôn ngữ cơ thể để tránh tình trạng gây rối, mất kiểm soát.”
9/ “Thực hành được thầy cô chỉnh sửa lại.”
10/ “Tham gia các khoá đào tạo những động tác phù hợp cho từng tình huống.”
11/ “Em thường xuyên quan sát ngôn ngữ của người thực hiện thuyết trình từ đó học được những điều cần và tránh khi sử dụng ngôn ngữ cơ thể Ngoài ra em cũng xem các chương trình thời sự, sự kiện để luyện tập theo cách BTV và MC sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi họ trình bày Khi có bài thuyết trình, em sẽ tự tập bằng cách độc thoại nội dung, có thời gian rảnh thì tưởng tượng mình là một BTV rồi bật một chương trình mô phỏng theo Các bài tập sử dụng ngôn ngữ cơ thể khi thuyết trình trên youtube cũng là một cách hay để luyện tập Còn nếu ai có điều kiện và ước mơ trở thành một BTV,
MC, diễn giả thì có thể tìm một khóa học phù hợp để trau dồi
12/ “Em nghĩ nên mở các lớp về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể và các buổi giao lưu cho các bạn được thể hiện bản thân Từ đó giúp các bạn thêm tự tin và cải thiện ngôn ngữ cơ thể của mình.”
13/ “Em hay dơ tay lung tung nên hạn chế việc e sẽ cầm một cây bút hay remote điều khiển máy trình chiếu để hạn chế cử chỉ lung tung.”
14/ “Chúng ta nên kết hợp các ngôn ngữ cơ thể, đặc biệt là tay, ánh mắt để giúp cơ thể thả lỏng hơn, tinh thần có thể tập trung vào bài thuyết trình cũng như có thể giao tiếp với thính giả nhưng không cần phải sử dụng lời nói Đồng thời ngôn ngữ cơ thể rất cần thiết giúp cho thính giả tập trung hơn vào bài thuyết trình của chúng ta.”
15/ “Em muốn Trường Đại học Sài Gòn có lớp dạy về kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể cho Sinh viên.”
Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong thuyết trình cho Sinh viên khóa văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn
Bản chất con người trước hết thường hay được đánh giá ở vẻ bề ngoài… Khi chúng ta nói trong vài giây, người nghe sẽ hình thành ý kiến về tâm trạng hiện tại của chúng ta Tính khí của chúng ta và kỹ năng quản lý các mối quan hệ (cá nhân hoặc nghề nghiệp) cũng sẽ được xếp hạng Để nâng cao kỹ năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp nói chung và trong thuyết trình nói riêng, là giảng viên trực tiếp giảng dạy học phần Kỹ năng thuyết minh cho Sinh viên ngành Quốc tế học và ngành Du lịch tại khoa Văn hóa và Du lịch Trường Đại học Sài Gòn, trong quá trình giảng dạy, chúng tôi hướng dẫn Sinh viên học tập và thường xuyên rèn luyện ngôn ngữ cơ thể trong giờ thực hành thuyết trình, từ thực tiễn đó, chúng tôi đề xuất và áp dụng một số giải pháp sau:
3.2.1.1 Cải thiện khả năng đọc ngôn ngữ cơ thể cho Sinh viên
Luyện tập để hiểu đối phương mới đầu thì hơi lạ nhưng cứ luyện tập, và luyện tập, sau nhiều lần kết quả đạt được sẽ rất đáng ngạc nhiên Học cách
“đọc” khán thính giả để tìm hiểu xem người thuyết trình cần phải làm những gì? Một cách tốt để làm điều này là cố gắng nhận ra mối quan hệ giữa lời nói và ngôn ngữ cơ thể của người kia Có phải những vị khách của chúng ta đang nói điều gì đó và cơ thể, giọng nói và cách họ nhìn chúng ta có phản ánh điều gì khác không? Ở đây, lắng nghe tích cực là vũ khí tốt nhất của người thuyết trình Nói chung, chúng ta học cách sử dụng giao tiếp không lời để xây dựng sự tự tin, tỏ ra thoải mái và dễ chịu hơn, dễ chịu và dễ gần hơn, nhưng đôi khi cũng vững vàng và chắc chắn hơn về bản thân để không bị “kiễng chân” Để làm được điều này, chúng tôi cho Sinh viên tập quan sát những người xung quanh và đưa ra nhận định về họ, bằng các câu hỏi gợi mở, định hướng cho Sinh viên như: nếu ai đó tỏa ra khí chất thanh thoát, tự tin và thần thái khá đơn giản, bạn có thể nhận thấy điều gì ngay từ cái nhìn đầu tiên? Biểu hiện của họ trông như thế nào? Người này đi đứng, di chuyển như thế nào? Họ cư xử với môi trường và những người xung quanh như thế nào?
Người thuyết trình sẽ nhanh chóng thấy rằng “hào quang” này dựa trên một số yếu tố rất đơn giản mà bản thân chỉ cần biết và học cách áp dụng Như họ nói, “hãy giả mạo” cho đến khi mình thành công Việc áp dụng thái độ này và nhìn thấy những kết quả này, kịp thời có thể khiến Sinh viên thực sự cảm thấy tự tin hơn chứ không chỉ giả vờ hay chơi trò chơi Đừng ngần ngại đặt câu hỏi về những hành vi phi ngôn ngữ của người đối thoại, yêu cầu anh ta làm rõ những gì anh ta đang nói để hiểu rõ hơn về anh ta và biết cách phản ứng
Dưới đây là ba quy tắc giúp chúng ta có thể đọc chính xác ngôn ngữ cơ thể của người khác:
Quy tắc 1: Hiểu các điệu bộ theo cụm
Chúng tôi chỉ ra cho Sinh viên thấy, một trong những lỗi nghiêm trọng nhất mà một người mới học cách đọc ngôn ngữ cơ thể thường phạm phải, đó là họ hiểu một điệu bộ đơn lẻ và tách biệt với các điệu bộ hay tình huống khác Ví dụ: gãi đầu có nhiều nghĩa: đổ mồ hôi, không chắc chắn, tóc có gàu hay chấy, đãng trí hoặc nói dối tùy thuộc vào các điệu bộ khác đồng thời xảy ra vào lúc đó Như bất kỳ ngôn ngữ nói nào, ngôn ngữ cơ thể cũng có
“từ”, “câu” và “dấu câu” Mỗi điệu bộ giống như một từ đơn và một từ có thể có nhiều nghĩa khác nhau Ví dụ, trong tiếng Anh, từ “dressing” có ít nhất
10 nghĩa như: mặc quần áo, nước xốt rưới thức ăn, nhồi thịt gà, bôi thuốc lên vết thương, phân bón, tắm rửa, chải lông ngựa
Một từ phải nằm trong câu cùng với những từ khác thì mới có đầy đủ nghĩa Các cử chỉ, điệu bộ nằm trong “các câu” được gọi là cụm Chúng góp phần bộc lộ tình cảm hoặc thái độ thật của một người nào đó Giống như câu, một cụm ngôn ngữ cơ thể cũng có ít nhất 3 “từ” mới đủ để bạn định nghĩa chính xác “từ” Người “mẫn cảm” là người có thể hiểu được “câu” của ngôn ngữ cơ thể và kết hợp chúng với lời của người nói
Ví dụ: Gãi đầu có thể có nghĩa là không chắc chắn nhưng cũng có thể là dấu hiệu của gàu
Vì vậy, hãy luôn xem xét cả cụm điệu bộ để hiểu đúng sự việc Mỗi khi chúng ta lặp đi lặp lại một hoặc nhiều điệu bộ đơn giản, nghĩa là chúng ta đang cảm thấy buồn chán hay căng thẳng Sờ hoặc xoắn tóc liên tục là một ví dụ thường gặp, nhưng nếu tách biệt nó với các điệu bộ khác thì động tác này rất có thể là dấu hiệu cho thấy người đó đang cảm thấy không chắc chắn hoặc lo âu Người ta vuốt tóc hoặc vò đầu bởi vì đó là cách họ được mẹ an ủi khi còn nhỏ Để chứng minh luận điểm về cụm điệu bộ, xin giới thiệu sau đây cụm điệu bộ đánh giá hoài nghi mà người ta có thể sử dụng khi họ không có ấn tượng với những gì họ nghe thấy:
Chẳng hạn, khi ai đó không hiểu ý của bạn Dấu hiệu chính dùng để đánh giá hoài nghi là điệu bộ kết hợp tay và mặt, với ngón trỏ chĩa hướng lên má trong khi một ngón tay khác che miệng, còn ngón tay chống cằm Bằng chứng bổ sung cho thấy người này đang có những suy nghĩ mang tính phê phán đối với những gì được nghe là chân bắt chéo thật sát và cánh tay ôm ngang cơ thể (tự vệ), trong khi đầu và cằm cúi xuống (không đồng ý, chống đối) “Câu” ngôn ngữ cơ thể này có ý đại loại như: “Tôi không thích điều anh đang nói”, “Tôi không đồng ý”, hoặc “Tôi đang kìm nén những cảm xúc tiêu cực” Hillary Clinton dùng cụm điệu bộ này khi không tin vào lời người nói
Quy tắc 2: Tìm kiếm sự phù hợp
Nghiên cứu cho thấy các dấu hiệu không lời có tác động gấp 5 lần lời nói Khi 2 yếu tố này không khớp với nhau thì mọi người – đặc biệt là phụ nữ - sẽ dựa vào thông điệp không lời và không quan tâm đến nội dung của lời nói
Là diễn giả, khi bạn yêu cầu người nghe phát biểu ý kiến về những gì bạn đã nói, nếu người đó trả lời không đồng ý thì lời nói và cử chỉ của họ sẽ khớp với nhau Tuy nhiên, nếu người đó nói đồng ý với những gì bạn nói nhưng điệu bộ lại không phù hợp thì rất có thể họ đang nói dối
Khi lời nói và ngôn ngữ của cơ thể của một người mâu thuẫn với nhau thì phụ nữ sẽ không tin vào nội dung lời nói
Giả sử, bạn thấy một chính trị gia đang đứng trên bục, hùng hồn phát biểu với khán giả là ông ta sẵn sàng tiếp thu và hoan ngênh ý tưởng của những người trẻ tuổi trong khi hai cánh tay ông ta xếp chặt trước ngực (tự vệ) và cằm cúi xuống (hoài nghi, chống đối) thì bạn có tin không? Hoặc khi ông ta cố thuyết phục bạn về lòng nhiệt tình, sự quan tâm của mình nhưng lại giáng những cú chặt karate đanh gọn xuống mặt bàn của bục thì bạn thấy sao? Có lần, Sigmund Freud thuật lại rằng ông ta thấy một phụ nữ đang nói về niềm hạnh phúc trong hôn nhân của mình nhưng lại tuột ra tuột vào chiếc nhẫn cưới trên ngón tay một cách vô thức Vì nhận ra ý nghĩa của điệu bộ này nên ông không lấy làm ngạc nhiên khi bà bắt đầu bộc lộ những vấn đề hôn nhân
Việc theo dõi những điệu bộ, sự hòa hợp giữa ngôn ngữ cơ thể và lời nói là yếu tố then chốt để giải nghĩa chính xác thái dộ của người thông qua ngôn ngữ này
Quy tắc 3: Hiểu điệu bộ trong ngữ cảnh
Tất cả các điệu bộ nên được xem xét trong ngữ cảnh xuất hiện điệu bộ đó Ví dụ, nếu một người đợi ở xe buýt ở trạm cuối, tay chân khoanh lại thật chặt, cằm cúi xuống trong một ngày mua đông lạnh giá thì rất có thể người đó thấy lạnh, chứ không phải muốn tự vệ Thế nhưng, nếu ai đó ngồi đối diện với bạn và sử dụng những điệu bộ tương tự trong lúc bạn đang cố gắng chào bán một ý tưởng, sản phẩm hay dịch vụ với anh ta thì chính xác là anh ta không chấp nhận hoặc đang từ chối lời đề nghị của bạn
Trong cuốn sách này, tất cả các điệu bộ của ngôn ngữ cơ thể sẽ được xem xét trong ngữ cảnh và khi cần thiết, chúng ta sẽ nghiên cứu cụm điệu bộ
Cảm thấy lạnh, chứ không phải tự vệ
Tại sao điệu bộ lại có thể dễ bị hiểu nhầm?