Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 17 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
17
Dung lượng
452,84 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA: NGÔN NGỮ TRUNG QUỐC BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đề tài: Phân tích lỗi sai của sinh viên khoa ngôn ngữ Trung Quốc – Đại học Phenikaa khi học thanh điệu và những giải pháp khắc phục Họ và tên sinh viên: Đinh Thúy Nga - 21012289 Nguyễn Thị Thu Thảo - 21012297 Giảng viên hướng dẫn : Ths Trần Lê Hà Thu Năm học: 2022 – 2023 MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông” lại có nhiều nét tương đồng về văn hóa, lịch sử…, chính vì vậy hai nước từ lâu đã có quan hệ láng giềng hữu nghị 72 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc (18/1/1950) cho đến nay, mặc dù có những thăng trầm nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính trong quan hệ hai nước Gần đây, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO và đặc biệt hơn nữa là chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, từ ngày 30/10/2022-1/112022 đã thành công tốt đẹp và để lại những dấu ấn quan trọng trong quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước Từ đó chúng ta lại càng có thêm rất nhiều cơ hội hợp tác và phát triển lâu dài quan hệ lâu dài với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ vàng: “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” Có thể nói, chiếc chìa khóa vàng để mở cánh cửa giao lưu và hợp tác giữa Việt Nam – TQ chính là ngôn ngữ Chính vì thế số lượng người Việt Nam học tiếng Trung ngày càng đông đảo Hiện nay tiếng Trung Quốc cũng trở thành một trong những ngôn ngữ được người Việt Nam theo học nhiều nhất Tiếng Trung là một loại ngôn ngữ phức tạp nhưng cũng rất đặc sắc, trong đó thanh điệu là một phần vô cùng quan trọng Nó có tác dụng phân biệt ý nghĩa của từ vựng…Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc chúng tôi hiểu rất rõ tầm quan trọng của thanh điệu Tuy nhiên trong quá trình học tập tại khoa tiếng TQ trường đại học Phenikaa chúng tôi nhận thấy được bản thân mình cũng như các sinh viên khi phát âm thường mắc rất nhiều lỗi về thanh điệu dẫn việc đến người nghe hiểu sai ý nghĩa của câu Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài “: Phân tích lỗi sai của sinh viên khoa ngôn ngữ Trung Quốc – Đại học Phenikaa khi học thanh điệu và những giải pháp khắc phục” để tìm ra những lỗi sai thanh điệu của các bạn sinh viên khi nói đồng thời đưa ra những biện pháp khắc phục Từ đó giúp các bạn sinh viên có thể phát âm và giao tiếp một cách chính xác nhất, tăng hiệu quả học tập 2 Mục đích, đối tượng và phương pháp nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của bài luận cũng là tên gọi của nó: “Phân tích lỗi sai của sinh viên khoa ngôn ngữ Trung Quốc – Đại học Phenikaa khi học thanh điệu và những giải pháp khắc phục.” Thứ nhất chúng tôi sẽ tập trung trả lời hai câu hỏi: Những lỗi sai thanh điệu đó là gì? Tại sao lại có những lỗi sai và trở ngại đó? Thứ hai, từ tình trạng mắc lỗi về thanh điệu như đã khảo sát, phỏng vấn chúng tôi đưa ra các giải pháp để khắc phục lỗi Đối tượng của bài nghiên cứu: đề tài chủ yếu nghiên cứu những lỗi sai khi phát âm thanh điệu của sinh viên khoa Trung và từ đó tìm ra nguyên nhân đồng thời đưa ra giải pháp khắc phục Phương pháp nghiên cứu : đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, phương pháp tổng hợp phân tích NỘI DUNG CHƯƠNG I: TÌNH TRẠNG PHÁT ÂM NHỮNG TỪ CÓ THANH ĐIỆU CỦA SINH VIÊN KHOA TIẾNG TRUNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA 1 Cơ sở lý luận 1.1 Giới thiệu chung về thanh điệu trong tiếng Trung Thanh điệu là một loại âm vị siêu đoạn tính, có tác dụng là thay đổi ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ Thanh điệu được thể hiện cùng với toàn bộ âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết Hay nói cách khác thanh điệu là độ trầm, bổng của giọng nói trong một âm tiết có tác dụng cấu tạo, cũng như khu biệt vỏ âm thanh của từ và hình vị Trong tiếng Trung thanh điệu (dấu trong tiếng Trung) đảm nhiệm vai trò mang âm sắc cho chữ Thanh điệu kết hợp với các thanh mẫu và vận mẫu để tạo thành những từ ngữ đa dạng về nghĩa và còn tạo ra hiện tượng đồng âm Nếu như trong tiếng Việt chúng ta có sáu thanh điệu: huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng và ngang thì trong pinyin tiếng Trung có 4 thanh điệu chính là thanh một, thanh hai, thanh ba, thanh bốn và một thanh điệu phụ thuộc vào âm trước được gọi là “khinh thanh” (thanh nhẹ) Khinh thanh là thanh điệu tiếng Trung không chính thức Vì nó không có cách đọc cố định mà phụ thuộc vào âm vực và thanh điệu của chữ đứng trước Cách viết khinh thanh là không có dấu Khinh thanh xuất hiện là cân bằng âm thanh trong 1 cụm từ, thường là hình thức lặp từ, trong đó từ đứng trước sẽ giữ nguyên thanh điệu và từ đằng sau sẽ trở thành khinh thanh Ví dụ: 爸爸(bàba),妈妈(妈妈(māma),妈妈(妹妹(mèimei),妈妈(弟弟(dìdi) … 1.2 Tầm quan trọng của thanh điệu Thanh điệu trong tiếng Trung có tầm quan trọng cũng như dấu trong tiếng Việt Thanh điệu biểu thị ý nghĩa của từ vựng hay thậm chí là cả câu Việc viết đúng, phát âm chuẩn các thanh điệu là điều bắt buộc phải làm khi học tiếng Trung Tuy nhiên, hiện nay một bộ phận người học tiếng Trung kể cả người mới bắt đầu hay người đã học lâu năm thì việc nhầm lẫn thanh điệu vẫn xảy ra thường xuyên dẫn đến những hiểu lầm cho người nghe hoặc gây ra những tình huống dở khóc dở cười Ví dụ: 1.2.1 Từ vựng “wuli” với những thanh điệu khác nhau có những nghĩa: 物理 (wùlǐ – wùlǐ – vật lý))、物力 (wùlǐ – wùlì – vật lực)、无理 (wùlǐ – wúlǐ – vô lý))、无力 (wùlǐ – wúlì – vô lực)、屋里(wùlǐ – wū lǐ – trong phòng)、五里 (wùlǐ – wǔlǐ – năm dặm)、武力 (wùlǐ – wǔlì – vũ lực)、无利 (wùlǐ – wúlì – vô lợi)… 1.2.2 Từ vựng “youyu” với những thanh điệu khác nhau có những nghĩa: 优 于(yōuyú – tốt hơn),有余(yǒuyú – có dư),忧郁(yōuyù – sầu muộn) 鱿鱼(yóuyú – các mực),犹豫(yóuyù – do dự), 由于(yóuyú – do, vì),有雨(yóuyǔ – có mưa),妈妈(优育(yōuyù – nuôi dạy tốt) 1.2.3.我想问你。(Wǒ xiǎng wèn nǐ.):Tôi muốn hỏi bạn 我想吻你。(Wǒ xiǎng wěn nǐ): Tôi muốn hôn bạn 1.2.4.A:老板,妈妈(你好! B: 你好!请问,妈妈(你要买什么? A: 我要一个被子。 B: 好的,妈妈(你等我一下。这是你的被子。 A:不是这个。我要不是这个。我要的是被子,妈妈(是用来喝水的那个。 B:不是这个。我要哦那是杯子不是杯子。 2 Hiện trạng phát âm thanh điệu của sinh viên khoa Trung Phenikaa hiện nay - Về âm đọc khá hay và giống người Trung Quốc, sinh viên năm nhất phần nào đó khi đọc một đoạn văn chỉ là miễn cưỡng mô phỏng sao cho đúng, còn chưa thật sự hiểu được nội dung và ý nghĩa của đoạn văn đó và tốc độ đọc vẫn còn chậm, chưa được lưu loát Đối với sinh viên năm hai thì tốc độ nhanh hơn, lưu loát hơn, nhưng vì vốn từ vựng chưa được rộng nên khi đọc một đoạn văn có nhiều từ mới thì đọc sai khá nhiều về thanh một và bốn, các loại biến điệu cũng nhầm lẫn khá nhiều, nhưng khi đọc chuẩn bị trước thì mô hình chung đọc lưu loát hơn, lỗi sai cũng không đáng kể - Bên cạnh đó, lỗi sai thường gặp nhất của sinh viên khoa Trung trường Phenikaa là sự nhầm lẫn giữa thanh một và thanh bốn, sinh viên năm nhất cũng gặp khó khăn tương tự với các biến điệu của thanh ba CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG PHIẾU ĐIỀU TRA 2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu Chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên 39 sinh viên chuyên ngành tiếng Trung, độ tuổi từ 18 -19, có cơ quan phát âm, thính giác bình thường Số sinh viên này dược chia thành các nhóm như sau: - Nhóm sinh viên năm thứ nhất: 16 người Nhóm sinh viên này vừa kết thúc giai đoạn rèn luyện âm Mục đích của bài kiểm tra là nhằm hiểu rõ những khó khăn mà họ gặp phải khi mới học thanh điệu trong tiếng Hán - Nhóm sinh viên năm thứ hai: 23 người Mục đích của bài kiểm tra là nắm được mối liên hệ giữa những lỗi sai khi phát âm ở giai đoạn sơ - trung cấp với các giai đoạn khác 2.2 Các bước tiến hành điều tra Bước 1: Tiến hành phỏng vấn sinh viên khoa Trung Phenikaa Bước 2: Tạo biểu mẫu khảo sát Bước 3: Tổng hợp số liệu và đưa ra kết luận 2.3 Xử lý và phân tích kết quả điều tra 2.3.1 Tổng hợp kết quả điều tra Nhóm sinh viên năm nhất STT Nội Đoạn văn Tổng Số Tỉ Số Tỉ dung số người lệ người lệ điều người đọc đọc tra đúng sai 1 Thanh 1 每当这个月圆的节 16 10 62, 6 37, một và 日到来时,妈妈(我总是 5 5 thanh 早早地上床睡觉,妈妈( bốn 我怕邻居家传来的 2 Thanh 那一阵阵欢快的笑 16 13 82, 3 17, nhẹ 声,妈妈(也害怕银色的 4 6 月光照在我的脸 3 a Biến 16 11 68, 5 31, 上,妈妈(我甚至怕看到 điệu 同事们交换各式各 8 2 của 样的月饼时那一张 “一” 张笑脸,妈妈(我并不是 b Biến 没有月饼吃,妈妈(家里 16 10 62, 6 37, điệu 5 5 của 桌上的月饼一盒比 “不” 一盒好,妈妈(我从不 c Biến 吃。在我们这个破 16 9 56, 7 43, điệu 碎的家里,妈妈(吃圆圆 7 3 của 的月饼,妈妈(看圆圆的 thanh ba 月亮,妈妈(简直是一种 痛苦。 2 绕口令是一种中国 传统的语言游戏,妈妈( 由于它是将若干双 声、叠词词汇或发 音相同、相近的 语、词有意集中在 一起,妈妈(组成简单、 有趣的语韵,妈妈(要求 快速念出,妈妈(所以读 起来使人感到节奏 感强,妈妈(妙趣横生。 Nhóm sinh viên năm hai STT Nội Đoạn văn Tổng Số Tỉ Số Tỉ dung số người lệ người lệ điều người đọc đọc tra đúng sai 1 Thanh 长江是国量长的河流,妈妈(它 23 13 57, 10 42, một và 國取长的河流,妈妈(它像一条 4 6 thanh 维璨夺目的蓝色玉带系子 bốn 中华大地的股同,妈妈(它的不 2 Thanh 朽生命便它成为中华文明 23 20 87, 3 12, nhẹ 的第二个哺育区。首先,妈妈( 1 9 3 a Biến 在长江流域发现的新旧石 23 16 69, 7 31, điệu 器时期的文化遺址仅次于 5 5 của 黄河流域地区。其次,妈妈(长 “一” 江甲下游地区,妈妈(以水稻作 b Biến 为代表的水田农业文化是 23 15 65, 8 34, điệu 在中国文化中心逐渐南移 1 9 của 的|历史背景下发展起来 “不” 的。由手这里气侯溫和,妈妈( c Biến 雨量充沛,妈妈(水运交通優 23 13 56, 10 43, điệu 利 ,妈妈(又诱发了发达的商贸 6 4 của 文化(如水运商业)、丝织 thanh 工艺文化(如胸瓷、丝绸、 ba 文房四宝等)、园艺文化 (如花果裁培)和园林文化 (如江南私园等)。所有这 些都与黄河流域文化形成 鮮明的对比,妈妈(显示了中国 文化多姿多彩的特色。 Qua điều tra, chỉ có 8,4% số sinh viên trong tham gia khảo sát đọc đúng thanh điệu và 95,6% còn lại chưa thể đọc đúng hoàn toàn, chưa thể biến điệu một cách linh hoạt, lưu loát Từ kết quả điều tra cho thấy: - 22,5% sinh viên năm thứ nhất chỉ miễn cưỡng mô phỏng các âm chưa hiểu được nội dung mình đang đọc - 18% số sinh viên tuy có biết đúng về thanh điệu của từng chữ nhưng khi đọc chúng trong một đoạn văn lại đọc sai vì chưa luyện đọc hay chưa hiểu kĩ về từ đó - 11,2% đọc đúng nhưng đọc khá chậm, chưa thực sự lưu loát - 82,3% sinh viên năm hai đọc đúng thanh một và thanh bốn trong đó có 70% đọc lưu loát, hiểu được nội dung đoạn văn, bên cạnh đó 31,4% đọc chưa được lưu loát và chưa thật sự nắm được cụ thể chi tiết đoạn văn vừa đọc 2.3.2 Phân tích những lỗi sai thanh điệu Tiếng Trung Quốc là một loại ngôn ngữ phát âm có thanh điệu Chính vì vậy đối với những người nước ngoài có ngôn ngữ mẹ đẻ là ngôn ngữ không có thanh điệu thì việc học tiếng Trung rất khó khăn Tuy nhiên, người Việt chúng ta may mắn hơn vì thanh điệu tiếng Việt cũng có kha khá điểm tương đồng với thanh điệu tiếng Trung Mặt khác, cũng vì sự tương đồng đó mà người Việt thường lạm dụng thanh điệu trong tiếng Việt vào tiếng Trung dẫn đến hậu quả chúng ta phát âm sai và lâu ngày thành thói quen khó sửa 2.3.2.1 Lẫn lộn giữa thanh một và thanh bốn Lẫn lộn giữa thanh một và thanh bốn là lỗi phổ biến mà nhiều bạn sinh viên gặp phải nhất Có rất nhiều lí do dẫn đến hiện tượng này Có thể do các bạn sinh viên không nắm vững được thanh điệu của các từ dẫn đến phát âm sai Hoặc do ngay từ ban đầu việc học phát âm không đúng mà không sửa khiến cho lỗi sai trên lâu ngày trở thành thói quen 2.3.2.2 Lỗi phát âm thanh nhẹ Thanh nhẹ thực chất không phải một thanh điệu nhưng lại vô cùng quan trọng, Việc phát âm thanh nhẹ giúp chúng ta nói tiếng Trung hay hơn và có cường điệu Lỗi các bạn sinh viên thường mắc phải là không biết phát âm thanh nhẹ như thế nào hoặc phát âm giống với thanh 1 2.3.2.3 Lỗi phát âm khi gặp những âm biến điệu Các bạn sinh viên mắc lỗi phát âm khi gặp những âm biến điệu thường ít hơn so với 2 lỗi phát âm bên trên Nguyên nhân của việc phát âm sai những âm biến điệu là do các bạn không biết hoặc không nhớ quy tắc biến điệu a.Biến điệu của “ 一” Trường hợp 1: Thanh điệu gốc của 一 ‘yī’ là th’ là thanh 1, thanh điệu này sẽ giữ nguyên không biến điệu khi ‘yī’ là th’ đứng một mình, đứng cuối câu hoặc ‘yī’ là th’ được sử dụng như số đếm, số thứ tự (星期一 ‘xī’ là thngqī’ là thyī’ là th’; 第一 ‘dìyī’ là th’) Yi sẽ biến điệu khi: -Trường hợp 2: ‘yī’ là th’ đứng trước các từ mang thanh 4, khi đó yi sẽ mang thanh 2 Ví dụ: 一样 ‘yiyang yíyàng’ 、一下 ‘yixia yíxià’ -Trường hợp 3: ‘yī’ là th’ đứng trước các từ mang thanh 1, 2 , 3 Khi đó ‘yī’ là th’ sẽ mang thanh 4 Ví dụ: 一年 ‘ ‘yinian yìnián’、一起 ‘yìqǐ’、一天 ‘ ‘yìtiān’ b Biến điệu của “ 不” Thanh điệu gốc của 不 ‘bù’ là thanh 4, thanh điệu này sẽ giữ nguyên không biến điệu khi ‘bù’ được sử dụng độc lập, hoặc khi ‘bù’ đứng trước các từ mang thanh 1, thanh 2 và thanh 3 Ví dụ: 不知道 ‘ ‘bù zhī’ là thdào’, 不同 ‘bùtóng’ -Trường hợp 不 ‘bù’ sẽ biến điệu khi nó đứng trước các từ mang thanh 4, khi đó ‘bù’ sẽ mang thanh 2 Ví dụ: 不用 ‘búyòng’, 不错 ‘ ‘búcuò’ c Biến điệu của thanh ba - 2 âm tiếng tiếng Trung đều mang thanh 3, âm tiết thứ nhất sẽ chuyển sang thanh 2 Ví dụ: cụm từ 你好 nǐ hǎo được đọc là “ní hǎo” - Nếu 3 âm tiết thanh 3 liền nhau, 2 âm tiết đầu sẽ biến điệu theo thanh 2 Ví dụ 我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc biến điệu thành “Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo” CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP VÀ BÀI TẬP 3.1 Giải pháp - Cần phân biệt rõ tên gọi, hình dạng cũng như cách phát âm của các thanh điệu , đặc biệt là thanh 1 và thanh 4 - Khi gặp phải một từ vựng có chứa hai thanh 1 và 4 thì cần phát âm chuẩn, đọc đi đọc lại tránh nhầm lẫn và để có thể tạo một lối mòn tư duy cho từ vựng ấy - Nắm vững quy tắc biến điệu trong tiếng Trung Cần phải nhớ rằng: biến điệu chỉ là biến đổi về mặt âm thanh (về phần phát âm) còn khi viết thì vẫn phải giữ nguyên bản các thanh điệu - Chăm chỉ học từ vựng, học chất lượng hơn số lượng Đôi khi do cách học qua loa mà dẫn đến nhầm lẫn các từ với nhau - Ghi lại cách phát âm hoặc quay video khẩu âm của bản thân - Đọc to, đọc thành tiếng để cải thiện cách phát âm tiếng Trung - Luyện đọc nhiều các loại văn bản khác nhau để hình thành thói quen và nâng cao phản xạ khi phát âm các từ cần biến điệu - Khi học phát âm nên học theo nhóm 2-3 người để dễ dàng phát hiện lỗi sai của đối phương và sửa kịp thời 3.2 Bài tập 1 Phiên âm đúng của từ 地方 là: A dífǎng B dìfang C dǐfàng D dī’ là thfáng 2 Phiên âm đúng của từ 胡同 là: A hútong B hútōng C hútòng D hútóng 3 Phiên âm đúng của từ 朋友 là: A péngyǒu B péngyòu C péngyōu D péngyou 4 Phiên âm đúng của từ 开会 là: A kāihuī’ là th B kàihui C kāihuì D kàhuì 5 Phiên âm đúng của từ 忧郁 là: A yóuyú B yóuyǔ C yōuyù D yóuyù 6 Phiên âm đúng của từ 一天 ‘ là:不是这个。我要y—tiān A ī’ là th B ì C í 7 Phiên âm đúng của từ 一致 là:不是这个。我要y—zhì A ì B ī’ là th C í 8 Phiên âm đúng của từ 不谢 là:不是这个。我要b—xiè A ú B ù 9 Phiên âm đúng của từ 我请你 là:不是这个。我要 A wǒ qíng nǐ B wó qíng nǐ C wǒ qǐng nǐ 10 Phiên âm đúng của từ 我也很好 là:不是这个。我要 A wǒ yé hén hǎo B wó yě hén hǎo C wǒ yě hěn hǎo D wó yé hén hǎo Ngoài bài tập trên chúng tôi muốn giới thiệu một số bài hát giúp các bạn luyện âm: +两只老虎 +小兔子乖乖 +洗澡歌 +数鸭子 +小星星 +王老先生有块地 +小苹果 +我的朋友 在那里 3.3 Hướng dẫn cách học thanh điệu (thanh 1 và thanh 4) - Thanh một: đọc bình thường không nhấn nhá lên xuống và kéo dài như một đường thẳng - Thanh bốn: khi đọc giọng của chúng ta đi từ trên xuống nhưng nhấn mạnh phần cuối, giống như đi từ trên đỉnh núi xuống dưới chân núi - III KẾT LUẬN Bài nghiên cứu khoa học trên chỉ dựa trên sự hiểu biết và thực tế điều tra của người viết, phạm vi chưa thật sự lớn Hơn nữa những khảo sát chỉ là một bộ phận nhỏ các bạn sinh viên nên sẽ có rất nhiều sai sót Bài nghiên cứu trên đã giúp chúng tôi thấy được tầm quan trọng của thanh điệu Phát âm không chuẩn thanh điệu tiếng Trung ảnh hưởng đến việc nghe, gây ra ấn tượng không tốt, gây hiểu lầm, làm giảm hiệu quả giao tiếp, mất tự tin…Sau khi tìm ra những lỗi phát âm sai thanh điệu chúng tôi đã đưa ra một số giải pháp mong có thể giúp các bạn sinh viên có thể cải thiện được phát âm của mình từ đó có một kết quả học tập và giao tiếp tiếng Trung tốt nhất PHỤ LỤC - Link form khảo sát: https://forms.gle/JepZaDkdTr7g45tw5 -