Tên đề tài
‘‘Thực trạng và mối liên hệ giữa vấn đề nghiện điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ, kết quả học tập của sinh viên Khoa Y –
Dược, Đại học Đà Nẵng’’
Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Điện thoại thông minh hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi Sự gia tăng sử dụng ĐTTM trên phạm vi toàn cầu đã đưa đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thiết bị này, nhất là do sự tích hợp của nhiều chức năng nhúng và tính di động của ĐTTM [1] Một số người, đặc biệt là thế hệ trẻ, ưa chuộng ĐTTM hơn là máy tính xách tay và máy tính cá nhân, chủ yếu là do ĐTTM tích hợp nhiều chức năng khác nhau: giải trí, xem thể thao, trò chơi trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, email, trò chuyện, mua sắm trực tuyến, tham gia mạng xã hội, hỗ trợ hoàn thành bài tập về nhà và công việc [1][29]
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc sử dụng ĐTTM đã có những tác động nhất định đến đời sống vật chất và tinh thần của người dùng Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tích cực của ĐTTM như: củng cố tương tác xã hội và tối ưu hóa giao tiếp [2] ; những chuyên gia chăm sóc sức khỏe cũng có thể sử dụng ĐTTM để truyền đạt thông điệp về sức khỏe, điều chỉnh hành vi lối sống và giám sát dữ liệu sức khỏe bệnh nhân [3] Ngoài ra, việc cung cấp nguồn học liệu thông qua ĐTTM cũng trở nên dễ dàng [4] , việc học ngoại ngữ cũng thuận tiện hơn [5]
Bên cạnh những nghiên cứu về những lợi ích của ĐTTM mang lại thì việc sử dụng ĐTTM quá mức có thể dẫn đến một loạt thay đổi về chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân [6 - 9] Một nghiên cứu ở Ấn Độ về “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại di động tới giấc ngủ” cho thấy: trong số 566 người tham gia, 128 người (22.61%) có PSQI ≥ 5, phản ánh chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém [10] Việc sử dụng ĐTTM nhiều hơn có liên quan đáng kể đến chất lượng giấc ngủ kém như một thành phần của bảng câu hỏi PSQI [28] (P = 0.01) và điểm PSQI tổng thể cao hơn (P = 0.01)
[10] Tại Đại học King Abdulaziz (Jeddah, Ả Rập Xê-út) cũng có kết quả tương tự, tần suất sử dụng ĐTTM cao chiếm ưu thế ở những người tham gia (73.4% sử dụng >5 giờ/ngày), khoảng 2/3 số người tham gia có chất lượng giấc ngủ kém [11]
Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng ĐTTM được cho là gây mất tập trung trong quá trình học tập trên lâm sàng và trên lớp [12] Theo kết quả nghiên cứu trên sinh viên Điều Dưỡng của nhóm nghiên cứu Yang, Asbury, Griffiths (2018), sử dụng ĐTTM chủ yếu sẽ hoạt động giải trí hơn vào việc học dẫn đến sao nhãng và trì hoãn việc học, PSU có mối tương quan tích cực và đáng kể với sự trì hoãn trong học tập (r = 0.36, p