THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VỚI CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ, KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

35 0 0
THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VỚI CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ, KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA Y – DƯỢC

BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

THỰC TRẠNG VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VẤN ĐỀ NGHIỆN ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH VỚI CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ, KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA

SINH VIÊN KHOA Y – DƯỢC, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đà Nẵng, 04/03/2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS BS Hoàng Thị Nam Giang, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng em hoàn thành đề cương báo cáo này theo đúng thời hạn đã giao, nhờ những bài giảng của cô

Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, nhóm 4 đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các bạn trong nhóm Nhóm 4 xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đã cùng nhau nỗ lực, cố gắng để hoàn thành bài báo cáo này

Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và cũng chưa có nhiều kinh nghiệm nên sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót Nhóm 4 rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Một lần nữa, nhóm 4 xin chân thành cảm ơn tới những người đã hỗ trợ nhóm trong suốt quá trình làm bài báo cáo

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 3 năm 2024

Nhóm 4 – YK21A

Trang 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Đà Nẵng, ngày 04 tháng 03 năm 2024

BÁO CÁO ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC A Thông tin nhóm

Họ và tên Nhiệm vụ Mức độ hoàn thành

B Chuyên ngành: Y tế công cộng

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

1 Tên đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1

2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 1

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 3

3 Tính cấp thiết của đề tài 4

4 Mục tiêu của đề tài 5

4.1 Mục tiêu chung 5

4.2 Mục tiêu cụ thể 5

5 Đối tượng nghiên cứu 5

6 Phương pháp nghiên cứu 6

6.1 Thiết kế nghiên cứu: 6

6.2 Thời gian thu thập dữ liệu 6

6.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 6

6.8 Đạo đức nghiên cứu 8

7 Nội dung nghiên cứu 9

8 Kết quả dự kiến 14

8.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 14

8.2 Đánh giá mức độ phụ thuộc ĐTTM của đối tượng nghiên cứu 15

8.3 Thực trạng chất lượng giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu 17

8.4 Mối liên quan giữa vấn đề nghiện ĐTTM, CLGN, KQHT và một số yếu tố liên quan khác 18 9 Sản phẩm dự kiến 19

10 Ý nghĩa/tác động của đề tài nghiên cứu: 19

11 Dự kiến kế hoạch thực hiện đề tài 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 5

MỤC LỤC BẢNG

Trang

Bảng 7.1: Các biến số về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu………9

Bảng 7.2: Các biến số về thực trạng sử dụng ĐTTM của đối tượng nghiên cứu…………9

Bảng 7.3: Các biến số về mức độ phụ thuộc vào ĐTTM của đối tượng nghiên cứu…….10

Bảng 7.4: Các biến số về CLGN của đối tượng nghiên cứu……… 12

Bảng 8.1.1: Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu……… 14

Bảng 8.1.2: Một số đặc điểm về ĐTTM của đối tượng nghiên cứu……… 15

Bảng 8.2.1: Thang đo SAS-SV về mức độ phụ thuộc ĐTTM của đối tượng nghiên cứu.15 Bảng 8.2.2: Phân loại nghiện ĐTTM theo thang đo SAS-SV ở 2 giới……… 17

Bảng 8.3.1: Đặc điểm về điểm số PSQI trong nghiên cứu………17

Bảng 8.3.2: Phân loại CLGN theo điểm PSQI……… 17

Bảng 8.4.1: So sánh CLGN giữa nhóm nghiện và không nghiện ĐTTM……….18

Bảng 8.4.2: So sánh KQHT giữa nhóm nghiện và không nghiện ĐTTM……….18

Bảng 8.4.3: Mô tả một số yếu tố liên quan đến KQHT của đối tượng nghiên cứu…… 18

Trang 6

PSU Các tình trạng sức khỏe đặc biệt liên quan đến điện thoại Problematic Smartphone Use

PSQI Thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Sleep Quality Index

Trang 7

1 Tên đề tài

‘‘Thực trạng và mối liên hệ giữa vấn đề nghiện điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ, kết quả học tập của sinh viên Khoa Y – Dược, Đại học Đà Nẵng’’

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Điện thoại thông minh hiện nay đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi Sự gia tăng sử dụng ĐTTM trên phạm vi toàn cầu đã đưa đến sự phụ thuộc ngày càng tăng vào thiết bị này, nhất là do

đặc biệt là thế hệ trẻ, ưa chuộng ĐTTM hơn là máy tính xách tay và máy tính cá nhân, chủ yếu là do ĐTTM tích hợp nhiều chức năng khác nhau: giải trí, xem thể thao, trò chơi trực tuyến, ngân hàng trực tuyến, email, trò chuyện, mua sắm trực tuyến, tham gia mạng xã hội, hỗ trợ hoàn thành bài tập về nhà và công việc[1][29]

Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh việc sử dụng ĐTTM đã có những tác động nhất định đến đời sống vật chất và tinh thần của người dùng Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác động tích cực của ĐTTM như: củng cố tương tác xã hội và tối

để truyền đạt thông điệp về sức khỏe, điều chỉnh hành vi lối sống và giám sát dữ liệu sức khỏe bệnh nhân[3] Ngoài ra, việc cung cấp nguồn học liệu thông qua ĐTTM cũng trở nên dễ dàng[4], việc học ngoại ngữ cũng thuận tiện hơn[5]

Bên cạnh những nghiên cứu về những lợi ích của ĐTTM mang lại thì việc sử dụng ĐTTM quá mức có thể dẫn đến một loạt thay đổi về chất lượng cuộc sống của

dụng điện thoại di động tới giấc ngủ”cho thấy: trong số 566 người tham gia, 128 người

ĐTTM nhiều hơn có liên quan đáng kể đến chất lượng giấc ngủ kém như một thành phần của bảng câu hỏi PSQI[28] (P = 0.01) và điểm PSQI tổng thể cao hơn (P = 0.01)[10] Tại Đại học King Abdulaziz (Jeddah, Ả Rập Xê-út) cũng có kết quả tương tự, tần suất sử dụng ĐTTM cao chiếm ưu thế ở những người tham gia (73.4% sử dụng >5 giờ/ngày), khoảng 2/3 số người tham gia có chất lượng giấc ngủ kém[11]

Trang 8

Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng việc sử dụng ĐTTM được cho là gây mất tập trung trong quá trình học tập trên lâm sàng và trên lớp[12] Theo kết quả nghiên cứu trên sinh viên Điều Dưỡng của nhóm nghiên cứu Yang, Asbury, Griffiths (2018), sử dụng ĐTTM chủ yếu sẽ hoạt động giải trí hơn vào việc học dẫn đến sao nhãng và trì hoãn

việc học, PSU có mối tương quan tích cực và đáng kể với sự trì hoãn trong học tập (r = 0.36, p < 0.01)[13] Nghiên cứu của Baert và cộng sự đã cho thấy rằng, 18 trong số 23 nghiên cứu được đưa vào (78.3%) đã báo cáo mối liên hệ tiêu cực đáng kể giữa việc sử dụng ĐTTM và kết quả học tập ở giáo dục đại học; một nghiên cứu tương tự đã chứng minh rằng việc sử dụng ĐTTM có liên quan tiêu cực đến điểm trung bình GPA của họ (p < 0.001)[11][15]

Điện thoại thông minh đã được chứng minh là hữu ích đối với sinh viên khối ngành sức khỏe như một công cụ học tập thực tế cho phép họ “học ở mọi lúc mọi nơi” Tuy nhiên, việc sử dụng ĐTTM quá mức đã gây ra những ảnh hưởng xấu đến hành vi học tập của nhóm sinh viên này[13] Theo nghiên cứu nhóm sinh viên y khoa ở Trung Quốc, sinh viên ngành y mắc chứng nghiện điện thoại di động dành phần lớn thời gian

của họ cho điện thoại di động, dẫn đến kết quả học tập giảm sút (r = 0.457, p < 0.01)[16] Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 224 sinh viên ngành y của một bệnh viện giảng dạy chăm sóc cấp độ 3 ở Bắc Ấn Độ đã cho ra kết quả: Tỷ lệ nghiện điện thoại thông minh được phát hiện là 33.33% ở nữ và 46.15% ở nam Trong nghiên cứu, 63.39% là những người ngủ kém được đánh giá theo điểm (PQSI) của họ và 62.05% báo cáo tình trạng sức khỏe kém theo điểm sức khỏe chung (GHQ) của họ Tỷ lệ sử dụng ĐTTM quá mức cao trong số các sinh viên ngành y là một nguyên nhân gây lo ngại và gây bất lợi cho sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của họ[17]

Kết quả của nghiên cứu “Việc sử dụng điện thoại thông minh và chất lượng cuộc sống của sinh viên y khoa ở vùng Kumaun, Uttarakhand” cho thấy trong 395 sinh viên y khoa tham gia, có tỉ lệ ám ảnh khi không có điện thoại thông minh (nomophobia)[18]

cao (43.8%), học sinh nam nghiện điện thoại thông minh nhiều hơn (OR = 1.45; CI = 0.962 – 2.174) so với học sinh nữ Nó có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến chất lượng cuộc sống, nhất là về mặt tâm lý của sinh viên khối ngành sức khỏe (p dao động từ < 0.001 đến 0.002)[19]

Trang 9

Nhìn chung tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐTTM tới chất lượng giấc ngủ và học tập của sinh viên ở nước ngoài đã được thực hiện khá nhiều Các nghiên cứu thường dùng phương pháp đo lường bằng thang đo Chất lượng giấc ngủ Pittsbugrh (PSQI)[28] và thang đo mức độ nghiện ĐTTM (SAS-SV)[26] kết hợp một số thang đo khác để thu thập dữ liệu từ người tham gia

Với mức độ phổ biến của chứng nghiện điện thoại thông minh ở sinh viên đại học trên toàn thế giới, điều quan trọng là phải khám phá mối quan hệ giữa chứng nghiện điện thoại thông minh với chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên để họ có nhận thức về vấn đề này

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Việt Nam đang nằm trong số các quốc gia có mức độ sử dụng ĐTTM cao trên thế

về “Ứng dụng di động 2021” của Appota, khoảng 95% lượng người dùng sử dụng Internet qua ĐTTM và trung bình họ dành 3 giờ 18 phút để sử dụng[30][20] Lý do là vì ảnh hưởng của COVID-19 và khoảng thời gian giãn cách xã hội trước đó đã làm thay đổi thói quen dẫn tới tăng thời gian tương tác với thế giới thông qua ĐTTM[20]

Hiện nay, tình hình nghiên cứu tại Việt Nam về ảnh hưởng của ĐTTM đến chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên, đặc biệt là sinh viên khối ngành sức khỏe vẫn chưa được đầy đủ và chi tiết Tuy nhiên, có một số nghiên cứu đã cho thấy rằng việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ, cụ thể như: Nghiên cứu “Mối liên quan giữa mức độ sử dụng điện thoại thông minh và các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý ở học sinh trung học phổ thông và sinh viên” của Nguyễn Minh Tâm và cộng sự[21] đánh giá chất lượng giấc ngủ trên 1150 học sinh, sinh viên Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ học sinh và sinh viên nghiện sử dụng ĐTTM lần lượt là 49.1% và 43.7%, có tới 51.6% sinh viên có tình trạng giấc ngủ không tốt, ở học sinh là 57.3% Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ học sinh, sinh viên nghiện sử dụng ĐTTM có liên quan và có ý nghĩa thống kê với các rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm lý (p<0.05) Nghiên cứu khác tại Cao đẳng y tế Quảng Nam[22] năm 2015 cho thấy khoảng 11% người bị nghiện ĐTTM và 44.3% đối tượng có chất lượng giấc ngủ kém Có sự khác biệt giữa nhóm không dùng/không nghiện ĐTTM và nhóm sử dụng quá

Trang 10

mức/nghiện ĐTTM đối với chất lượng giấc ngủ (p<0.05) Qua đó có thể thấy việc sử dụng ĐTTM quá mức có thể dẫn đến giảm chất lượng giấc ngủ Tương tự năm 2021, Phạm Thị Thu Đông và cộng sự đã khảo sát 291 sinh viên Cử nhân Điều dưỡng chính

sinh viên là 65.3%, tỷ lệ rối loạn giấc ngủ là 33.3%, tìm ra mối liên quan giữa nghiện ĐTTM với rối loạn giấc ngủ của sinh viên điều dưỡng (p<0.05)

Ngoài ra, tại Việt Nam cũng chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của ĐTTM đến kết quả học tập của sinh viên, các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào ảnh hưởng của ĐTTM đến các mối quan hệ xã hội và tương tác xã hội Nhưng vẫn có một số nghiên cứu đã khẳng định rằng việc sử dụng ĐTTM có ảnh hưởng đến quan hệ xã hội và kết quả học tập của sinh viên Theo nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Nghĩa

để lưu trữ thông tin, tài liệu học tập; 43% sinh viên có sử dụng các phần mềm văn bản như Word, Excel, Powerpoint trên ĐTTM Nhưng mặt khác, có 68.5% sinh viên cho rằng việc tìm kiếm, đọc tài liệu trên mạng làm sinh viên mất dần thói quen tìm tài liệu và đọc sách (in); 48.3% sinh viên cho rằng việc nghiện ĐTTM có ảnh hưởng xấu và rất xấu lên việc học tập; 23.3% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với ý kiến cho rằng ĐTTM làm sa sút việc học tập; 39.5% sinh viên đồng ý và rất đồng ý với ý kiến ĐTTM làm mất tập trung trong việc học tập Tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng ĐTTM đến kết quả học tập của sinh viên”[25] khảo sát 6 trường đại học tại TP Hồ Chí Minh và cho thấy càng sử dụng ĐTTM quá mức thì kết quả học tập càng giảm Đa số sinh viên đạt kết quả học tập ở mức trung bình Trong tổng số 318 sinh viên được khảo sát, có 45.6% sinh viên có kết quả học tập từ 6.1 đến 7.0

Nhìn chung, cùng với nghiên cứu trên thế giới, các nghiên cứu của Việt Nam đã chỉ ra được ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng ĐTTM quá mức tới chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên

3 Tính cấp thiết của đề tài

Như vậy, thông qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, chúng ta thấy rằng điện thoại thông minh ngày càng được sử dụng phổ biến trong cộng đồng sinh viên Sinh viên sử dụng điện thoại thông minh cho nhiều mục đích khác nhau như: hỗ trợ học tập,

Trang 11

giao tiếp, thông tin liên lạc, giải trí … Việc sử dụng điện thoại thông minh có ảnh hưởng tích cực lẫn tiêu cực đến đời sống, sức khỏe và kết quả học tập của sinh viên Cả sinh viên khối ngành sức khỏe cũng không loại trừ khỏi chứng nghiện điện thoại

Trong quan sát thực tế, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng ĐTTM ở sinh viên khối ngành sức khỏe có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ cũng như kết quả học tập của họ Hiện nay, các nghiên cứu về vấn đề này tại Việt Nam là tương đối ít Đây là nhóm đối tượng có chương trình học liên quan trực tiếp đến vấn đề sức khỏe cá nhân và cộng đồng Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi dự định tìm hiểu ảnh hưởng của việc sử dụng điện thoại thông minh và các yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên khối ngành sức khỏe tại Khoa Y - Dược, ĐHĐN

4 Mục tiêu của đề tài 4.1 Mục tiêu chung

• Mô tả thực trạng vấn đề nghiện điện thoại thông minh và chất lượng giấc ngủ của sinh viên Khoa Y – Dược, ĐHĐN

• Đánh giá mối liên hệ giữa vấn đề nghiện điện thoại, chất lượng giấc ngủ và kết quả học tập của sinh viên Khoa Y – Dược, ĐHĐN

4.2 Mục tiêu cụ thể

• Xác định tần suất sử dụng điện thoại thông minh và so sánh giữa các nhóm ngành • Xác định mục đích sử dụng điện thoại thông minh trong quần thể

• Xác định tỉ lệ nghiện điện thoại thông minh trong quần thể và so sánh giữa 2 giới • Xác định chất lượng giấc ngủ của quần thể

• So sánh kết quả học tập giữa nhóm nghiện điện thoại và không nghiện điện thoại • So sánh chất lượng giấc ngủ giữa nhóm nghiện điện thoại và không nghiện điện

thoại

• Xác định một số yếu tố liên quan đến kết quả học tập ở nhóm đối tượng nghiên cứu

5 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên Khoa Y – Dược, Đại học Đà Nẵng tham gia khảo sát

• Tiêu chí lựa chọn: điền khảo sát hợp lệ, đang sử dụng điện thoại thông minh • Tiêu chí loại trừ: điền khảo sát không hợp lệ, những người có tình trạng sức khỏe

đặc biệt liên quan đến chất lượng giấc ngủ

Trang 12

6 Phương pháp nghiên cứu 6.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

6.2 Thời gian thu thập dữ liệu

Thực hiện từ tháng 3/2024 đến tháng 6/2024

6.3 Phương pháp thu thập dữ liệu

• Sử dụng bộ câu hỏi bao gồm các đặc điểm về nhân khẩu xã hội, thực trạng sử dụng và mức độ phụ thuộc của ĐTTM, chất lượng giấc ngủ của quần thể nghiên cứu • Thu nhập dữ liệu bằng bảng khảo sát trực tiếp, điều tra viên trực tiếp đến các lớp

học và gửi bộ câu hỏi

• Đối với các đối tượng không thể gặp mặt trực tiếp, gửi bảng khảo sát trực tuyến thông qua lớp trưởng của các lớp Kết quả thu nhập được tổng hợp trên bảng tính gửi về hộp thư điện tử của nhóm nghiên cứu

6.4 Các thang đo sử dụng

• Thang đo Likert 6 mức (Từ “1 - Rất không đồng ý” đến “6 - Hoàn toàn đồng ý”) Smartphone Addiction Scale (SAS), chúng tôi sử dụng phiên bản rút gọn

thông minh của sinh viên khối ngành sức khỏe dao động từ 10 đến 60 điểm Phân loại nghiện điện thoại từ 31 điểm trở lên ở nam và từ 33 điểm trở lên ở nữ

• Thang đo chất lượng giấc ngủ PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index) của Pittsburgh[27], chúng tôi sử dụng phiên bản tiếng Việt của Y học TP Hồ Chí Minh (2014)[28] Thang PSQI nhằm đánh giá chất lượng giấc ngủ và những rối loạn trong thời gian 1 tháng Với số điểm dao động từ 0 - 21 điểm, với điểm càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng kém, nếu tổng điểm PSQI lớn hơn 5 điểm thì đánh giá có chất lượng giấc ngủ kém Độ nhạy đạt 89.6%, độ đặc hiệu đạt 86.5%[28]

6.5 Kỹ thuật chọn mẫu và cỡ mẫu

Trang 13

α: sai số loại 1 (chọn α = 0.05) → Độ tin cậy là 95%

P: tỷ lệ ước tính (chọn P = 11%) dựa trên một nghiên cứu sử dụng điện thoại

𝑒: sai số tuyệt đối (chọn 𝑒 = 0.035)

Chúng tôi ước tính tỷ lệ không phản hồi là 15% Vì vậy số mẫu chúng tôi cần tiếp tối thiểu là 354 sinh viên

6.5.2 Kỹ thuật chọn mẫu

Số mẫu chúng tôi cần tiếp cận tối thiếu là 354 sinh viên Sơ đồ cách chọn đối tượng tham gia khảo sát được thể hiện trong hình dưới đây

6.6 Phân tích dữ liệu

• Phiếu khảo sát được tổng hợp, chọn lọc và nhập dữ liệu bằng Microsoft-Excel 365 Số liệu được quản lý và phân tích bằng phần mềm R-studio 4.3.2

• Các biến định tính được mô tả theo tần suất và tỷ lệ phần trăm Các biến định lượng được mô tả theo trung bình và độ lệch chuẩn hoặc trung vị và tứ phân vị nếu phân phối không chuẩn

Khoa Y – Dược, ĐHĐN

144 sinh viên 70 sinh viên 70 sinh viên 70 sinh viên

354 sinh viên

Trang 14

• Kiểm định Chi-square được sử dụng để đánh giá sự khác nhau giữa các tỷ lệ phần trăm

• Kiểm định Fischer được sử dụng để kiểm tra ý nghĩa khác biệt giữa hai biến độc lập

• Phân tích trong hồi quy logistic đơn biến được chúng tôi thực hiện để ước tính mối liên hệ của từng biến độc lập với biến phụ thuộc là biến nhị phân

• Phân tích trong hồi quy logistic đa biến được chúng tôi thực hiện để nghiên cứu mối liên hệ giữa những yếu tố liên quan (biến độc lập) với biến phụ thuộc là biến nhị phân

• Tất cả dữ liệu có ý nghĩa thống kê được đặt ở P < α (α = 0.05) • Xử lý dữ liệu

6.7 Hạn chế sai số

Hạn chế sai số trong quá trình thu thập dữ liệu bằng cách tập huấn cho những điều tra viên về bộ câu hỏi và cách thu thập dữ liệu

Để tránh những sai số trong việc thu thập dữ liệu bằng bảng khảo sát trực tiếp, điều tra viên ưu tiên trực tiếp đến các lớp và gửi bộ câu hỏi

Để tăng tỉ lệ đồng ý tham gia nghiên cứu, các đối tượng tham gia được giải thích đầy đủ về mục đích và nội dung nghiên cứu

6.8 Đạo đức nghiên cứu

Tất cả những người đồng ý tham gia nghiên cứu hoàn toàn là tự nguyện và không chịu bất cứ sự ép buộc nào trong tham gia nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối, hoặc ngừng tham gia nếu không muốn hoặc nghi ngờ

Mục đích và nội dung nghiên cứu được thông báo cụ thể cho mọi đối tượng tham gia nghiên cứu Những thông tin được đối tượng cung cấp hoàn toàn được ẩn danh, bảo mật và chỉ nhằm mục đích nghiên cứu Các thông tin thu thập không bao gồm các thông tin có thể nhận diện được đối tượng nghiên cứu như tên, tuổi, nơi sinh sống,… Kết quả nghiên cứu được báo cáo không làm ảnh hưởng đến đối tượng nghiên cứu

Trang 15

7 Nội dung nghiên cứu

Bảng 7.1: Các biến số về đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu

Biến số Thuộc tính biến số Phân loại biến số Cách thu thập

Biến số Thuộc tính biến số Phân loại biến số Cách thu thập

Thời điểm sở hữu chiếc điện thoại đầu tiên

Trang 16

Bảng 7.3: Các biến số về mức độ phụ thuộc vào điện thoại thông minh của đối tượng học, trong khi làm bài tập hoặc trong khi làm việc

Không chịu được việc không có điện thoại

Cảm thấy thiếu kiên nhẫn và bực bội khi không có

Trang 17

Nghĩ về điện thoại ngay cả Không bao giờ ngừng sử

dụng điện thoại ngay cả

Sử dụng điện thoại thông minh nhiều hơn thời gian

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:50

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan