1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận văn hoá dân gian việt nam chủ đề chuyện làng nghề cói kim sơn

12 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Sống trong cái nôi của làng nghề cói truyền thống cùng với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ cói Kim Sơn đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ cói như chiếu cói, thảm, hộp,....

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘIKHOA VIỆT NAM HỌC

BÀI TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: VĂN HOÁ DÂN GIAN VIỆT NAMHọc kỳ 1 năm học 2022-2023

CHỦ ĐỀ: CHUYỆN LÀNG NGHỀ CÓI KIM SƠN

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thuỳ Linh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hà MSV: 715606031

HÀ NỘI-2022

Trang 2

Thông tin cá nhân sinh viên:

Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị

Trang 3

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Phạm vi nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 3

II NỘI DUNG 4

1 Giới thiệu về làng cói Kim Sơn 4

2 Chiếu cói Kim Sơn 5

2.1 Nguyên liệu - Cây cói và văn hoá nước lợ 5

2.2 Quy trình làm chiếu – quá trình lao động đầy sáng tạo 6

2.3 Thực trạng nghề làm chiếu cói truyền thống ở Kim Sơn hiện nay 7

3 Các sản phẩm mỹ nghệ khác từ Cói 8

4 Giá trị lưu giữ, bảo tồn và phát triển của chiếu cói Kim Sơn nói riêng và nghề Cói Kim Sơn nói chung 8

III KẾT LUẬN (Nhận xét, đánh giá) 9 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

I.MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một đất nước nhiệt đới khí hậu ôn hòa, con người chất phác, thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động thực vật quý đa dạng về chủng loại, phong phú về số lượng Nền kinh tế nước ta chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, cư dân Việt Nam có nhiều thời gian rảnh rỗi ngoài thời vụ chính Vốn cần cù chịu thương chịu khó và có đôi bàn tay tài hoa, ngay từ xa xưa người việt cổ đã biết tận dụng những nguyên liệu sẵn có ấy để tạo ra nhiều sản phẩm thủ công có giá trị sử dụng cao, mang đậm tính nghệ thuật phục vục cho đời sống hàng ngày.

Khi đến với Ninh Bình du khách không chỉ biết đến những khu di tích lịch sử như: đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền Thái Vi; những khu danh kam thắng cảnh như: Tam Cốc – Bích Động, nhà thờ đá Phát Diệm, khi du lịch sinh thái Tràng An Mà du khách còn biết đến các làng nghề thủ công truyền thống như: thêu ren Văn Lâm, chạm khắc đá Ninh Vân, nghề mộc Phúc Lộc và đặc biệt là làng chế tác mỹ nghệ cói Kim Sơn.

Kim Sơn là cái tên được nhà doanh điền tài ba Nguyễn Công Trứ đặt cho Bằng những kinh nghiệm và hiểu biết của mình, ông đã chuyển biến tiềm năng của mảnh đất duyên hải Tổ quốc ngày càng phát triển bằng trồng trọt, kinh tế biển và đặc biệt là cây cói Cây cói đã ở vùng đất Kim Sơn gần hai thế kỷ và trải qua hàng trăm năm quai đê lấn biển, người dân nơi đây đã tạo nên những cánh đồng cói mênh mông trên những bãi bồi Sống trong cái nôi của làng nghề cói truyền thống cùng với đôi bàn tay khéo léo, tài hoa của những người thợ cói Kim Sơn đã tạo ra rất nhiều sản phẩm từ cói như chiếu cói, thảm, hộp, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng trong nước và ngoài nước.

Là một sinh viên ngành Việt Nam học đang học môn Văn hóa dân gian Việt Nam em đã chọn đề tài “Chuyện làng nghề cói Kim Sơn” nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa đặc sắc của chiếu cói Kim Sơn và vai trò của làng nghề cũng như những việc bảo tồn và gìn giữ nét văn hóa đặc sắc này.

2.Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu những nét về Cói Kim Sơn (lịch sử, nguyên liệu, quy trình…) - Nghiên cứu thực trạng làng nghề chiếu cói Kim Sơn

- Khảo sát, nêu thuật, phân tích sản phẩm

3.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu - Phương pháp phỏng vấn

- Phương pháp phân tích, tổng hợp

Trang 5

II.NỘI DUNG

1 Giới thiệu về làng cói Kim Sơn

Vị trí địa lý

Cách Hà Nội chưa đầy 100 cây số, Ninh Bình là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn bởi những danh thắng đẹp cả về cảnh quan và ý nghĩa lịch sử: Nhà thờ Đá Phát Diệm, di tích thờ Triệu Quang Phục, Bãi Ngang - Cồn Nổi, rừng ngập mặn Kim Sơn Trong đó, làng cói Kim Sơn là một trong những điểm du lịch mới được du khách trong và ngoài nước ưa thích bởi tới đây du khách được tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm những điều thú vị của một làng nghề thủ công truyền thống lâu đời ở Ninh Bình.

Vốn là một làng nghề làm cói truyền thống từ hơn 200 năm qua, Làng nghề cói Kim Sơn nằm yên bình bên cạnh Nhà thờ đá Phát Diệm, đồng thời là một trong những điểm tham quan tại Ninh Bình được nhiều người yêu thích

Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 1829, doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ theo lệnh của Vua Minh Mạng tổ chức khai hoang vùng đất hoang hóa ven biển và đặt tên là Kim Sơn, huyện “Núi Vàng” Bằng chính kinh nghiệm của mình, ông đã nhận thấy tiềm năng của vùng đất ven biển này, từ đó biến những lợi thế ấy trở thành một ‘mỏ vàng’ thật sự với nào cây cối, lúa, cói và cả kinh tế biển nữa Cũng chính từ dạo ấy, vùng đất hoang ngày nào đã thật sự lột xác, vươn mình trở thành một trong những làng nghề truyền thống nổi bật bậc nhất chốn Ninh Bình này Trải qua cả trăm năm quai đê lấn biển, người dân vùng Kim Sơn đã cùng nhau tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói – nguyên liệu chính của nghề dệt, đồng thời là người bạn đồng hành với người trồng, người thợ suốt cả cuộc đời cần lao Kể từ đó đến nay, người Kim Sơn cùng với bao nhiêu thế hệ kế tiếp nhau, bảy lần mở đất, lấn biển và đã tạo nên những bãi bồi mênh mông để trồng cói.

Ở vùng đất Kim Sơn sóng gió, bão biển, nước mặn, chỉ cây cói là luôn trụ vững trước những thách thức của tự nhiên Cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la và còn là biểu tượng của những con người lấn biển.

Cây cói ở Kim Sơn mới gần hai thế kỷ nhưng đã có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế của huyện Người dân Kim Sơn đã dùng cây cói làm nhiều sản phẩm như: chiếu, thảm, làn, khay, hộp, đĩa, cốc, tách, túi xách, mũ,…

Trang 6

Nhìn lại quá khứ nghề chế tác mỹ nghệ cói Kim Sơn đã có từ lâu đời, cũng chịu bao thăng trầm của lịch sử, biến cố thời đại Nhưng các lớp nghệ nhân, thợ giỏi vẫn say mê tâm huyết với nghề, thời đại nào có lớp nghệ nhân đó, từng lớp nghệ nhân đều đã làm rạng danh như một thương hiệu cho nghề của làng.

2 Chiếu cói Kim Sơn

Đặc biệt tại Kim Sơn nổi bật hơn hết là nghề làm chiếu cói truyền thống Mặc dù trải qua nhiều thăng trầm nhưng vẫn có những con người tâm huyết miệt mài giữ lửa cho nghề nên nghề làm chiếu cói vẫn được lưu giữ và phát triển Nghệ nhân Trần Thị Kính năm nay dù đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn gắn bó với nghề làm chiếu “Nghề dệt chiếu này cũng là nghề truyền thống của gia đình bà, từ thời ông của bà đã làm nghề này rồi và tính đến đời của con gái bà thì cũng được 4 đời rồi Bà theo nghề này từ năm 12 tuổi cho đến bây giờ”.

Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của biết bao hộ gia đình ở mảnh đất Kim Sơn Những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và ngoài nước với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên.

2.1 Nguyên liệu - Cây cói và văn hoá nước lợ

Là vùng đất ven biển, từ lâu cây cói cùng với cây lúa đã gắn bó bao đời với người dân vùng đất Kim Sơn Cói luôn có liên quan mật thiết tới cuộc đời mưu sinh của người dân nơi đây Cói không nhiều lá, nhiều cành Là nguyên liệu chính của nghề dệt chiếu, đối với những người làm nghề, cây cói gắn bó với nghề, với người thợ suốt cả cuộc đời cần lao

Cây cói có chu kỳ sinh trưởng và được chăm sóc như cây lúa Người trồng cói cũng phải làm đất, nhổ cỏ, bón phân Cói chiêm thu hoạch vào dịp tháng 5, cói mùa thu hoạch vào dịp tháng 10 âm lịch Chất lượng cói trồng phụ thuộc vào việc điều phối để nước mặn và nước ngọt vào ruộng theo tỷ lên thích hợp cho cây phát triển Nổi tiếng nhất trong các sản phẩm của Kim Sơn là chiếu cói.

Quy trình trồng cói cũng giống như cây lúa: cày, xới, phơi ải, tháo nước, cấy cói, rồi làm cỏ, sục bùn, bón phân Chất lượng cói trồng phụ thuộc đáng kể vào việc điều phối nước mặn và nước ngọt theo tỷ lệ thích hợp, hài hoà Hệ thống thuỷ lợi cho canh tác cây cói quan trọng không kém gì cây lúa Cói tươi thu hoạch về được chẻ nhỏ, phơi khô và đem ra chợ bán, rồi từ đó dệt thành chiếu hoa và các sản phẩm từ cói.

Với khẩu hiệu “lúa lấn cói”, “cói lấn sú vẹt”, “sú vẹt lấn biển” cây cói đã theo

Trang 7

bước chân những người lấn biển trở thành cây công nghiệp tiên phong, mang đến giá trị kinh tế cao trên mảnh đất này Ở Kim Sơn, cây cói mềm mại, óng ả, có vai trò là sợi nối giữa biển với bờ; giữa những con người cần cù, khoẻ mạnh với thiên nhiên trù phú, bao la Cây cói còn là sợi nối Kim Sơn với các miền trong nước và trên thế giới, góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch Ông Đoàn Lan cho biết thêm: “Người dân chúng tôi đặc biệt rất yêu nghề Bản thân mình sinh ra trên mảnh đất này nên càng thấy mến trọng và yêu nghề Đồng thời mình đóng góp xây dựng cho quê hương thì mình càng phải cố gắng cùng với bà con để giữ và phát triển nghề truyền thống”.

Cây cói là biểu tượng của những con người lấn biển Theo bước chân của những người lấn biển, cây cói luôn trụ vững trước mọi thách thức nghiệt ngã của nước mặn, của sóng gió bão biển Cây cói mềm mại, óng ả như sợi dây kết nối giữa biển với bờ, giữa những con người cần cù, khỏe mạnh với thiên nhiên trù phù, bao la Không chỉ thế, cây cói còn là biểu tượng của những người dân lấn biển, làm chủ trời đất, làm chủ thiên nhiên

Hơn thế nữa cói còn là sợi nối Kim Sơn với các miền trong nước và trên thế giới, góp một phần không nhỏ để phát triển kinh tế, văn hoá và du lịch, tạo nên thương hiệu riêng của vùng đất này Thế mạnh của nghề trồng cói và dệt cói ở Kim Sơn là sản xuất ra những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu của nhân dân Do vậy, nghề này tuy cực nhọc mà không hề mai một vì cây cói ở đây cũng chính là “quân tiên phong” lấn biển, chinh phục tự nhiên Khẩu hiệu “lúa lấn cói, cói lấn biển” là phương châm chinh phục thiên nhiên của hàng vạn người dân Kim Sơn.

2.2 Quy trình làm chiếu – quá trình lao động đầy sáng tạo

Để làm nên một chiếc chiếu cói đẹp, bền, đủ kích thước quả thật người thợ cũng phải dành nhiều thời gian để chăm chút, tỉ mẩn trong từng khâu từ lúc mới trồng cói cho đến khi thu hoạch, chọn cói, chẻ, phơi, nhuộm và khâu cuối cùng là đan, dệt, hoàn thiện sản phẩm Đặc biệt nhất là khâu dệt cải hoa của chiếu Người cải hoa phải nhanh, uyển chuyển, mềm mại, mắt phải tinh, tay cải phải chính xác, thuộc từng nét cải để không đan lỗi.

Việc dệt chiếu bao giờ cũng do hai người thực hiện với những thao tác ăn ý trên một dàn mắc sẵn sợi đay, người dân Kim Sơn còn gọi là cầu đay, một thanh gỗ dài được gọi là go, một ngời dập co bắt mép chiếu, người còn lại văng cói vào đường dệt Người văng sợi cói cần phải phối hợp nhịp nhàng với thợ giật để đảm bảo việc dệt chiếu hiệu quả nhất.

Chiếu sau khi dệt xong phải đem phơi nắng cho trắng, sau đó mới đem đi in hoa văn và cuối cùng sẽ được đem đi hấp trong lò để đảm bảo chất lượng, màu sắc hoa văn không bị phai màu theo thời gian.

Trang 8

Người dân nơi đây vốn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hơn 200 năm, thế nên ở nơi họ, hội tụ đầy đủ những tố chất của một người thợ thủ công chân chính Ngoài ra, chính những đôi tay khéo léo cùng sự nhạy bén với tính linh hoạt cao, sự nhanh nhay cùng lòng nhiệt thành, đam mê với nghề, họ đã đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe nhất của nghề làm sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản phẩm mỹ nghệ từ cói.

2.3 Thực trạng nghề làm chiếu cói truyền thống ở Kim Sơn hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chiếu như: chiếu trúc, chiếu tre, chiếu nhựa nhưng chiếu cói vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều hộ gia đình Với tôn chỉ chất lượng phải đặt lên hàng đầu, cho nên chiếu Kim Sơn nổi tiếng khắp khu vực miền bắc Chiếu cói Kim Sơn và những sản phẩm được làm từ cây cói là truyền thống trăm năm của mảnh đất Kim Sơn, những sản phẩm này đã trở nên nổi tiếng cả trong nước và nước ngoài với chất lượng tốt, độc đáo, gần gũi với cuộc sống và thiên nhiên Người dân Kim Sơn có đặc thù sống trong cái nôi làng nghề cói từ cách đây hàng trăm năm nên có đầy đủ tố chất của một người thợ thủ công chân chính, một bàn tay khéo léo, sự nhạy bén, tính linh hoạt cao, sự nhanh nhạy và đam mê nghề nghiệp Những tố chất này giúp cho họ đáp ứng được những đòi hỏi dù là khắt khe của nghề, tạo dựng nên nghề trồng, chế biến cói ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, được người tiêu dùng trong và ngoài nước rất ưa chuộng Xã Kim Chính hiện có 3 làng nghề truyền thống chế biến cói được UBND tỉnh công nhận, đó là làng nghề Thủ Trung, Kiến Thái, Trì Chính Phát triển làng nghề truyền thống đã và đang là hướng đi đúng đắn, thúc đẩy kinh tế của địa phương Những năm qua, làng nghề truyền thống của xã đã tạo việc làm thường xuyên trên 1.500 lao động với mức thu nhập ổn định từ 100 – 160.000 đồng/người/ngày, từ làm nghề truyền thống đã giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên khá giả Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 4,9% (theo tiêu chí mới), thu nhâ •p bình quân đầu người đạt 37 triê •u đồng.

Tuy nhiên, hiện nay với tốc độ kinh tế ngày càng phát triển, nền kinh tế bước vào thời kỳ đổi mới và hội nhập, trong điều kiện các mặt hàng truyền thống phải đối mặt với sức ép cạnh tranh với các mặt hàng công nghệ cao, thị trường đầu ra cho các sản phẩm truyền thống chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh những người trong độ tuổi lao động trẻ hầu hết đi làm việc tại các công ty, các khu công nghiệp Theo như lời nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, xã Kim Chính, huyện Kim Sơn chia sẻ “Hiện nay trên địa bàn huyện không còn nhiều nghệ nhân tiếp tục duy trì nghề dệt chiếu cói thủ công truyền thống Được biết vì một số nguyên nhân nên nhiều người đã lựa chọn hướng đi khác cho bản thân nhất là trong thời điểm dịch covid 19 diễn biết phức tạp việc sản xuất và buôn bán sản phẩm của bà con hết sức khó khăn.”

Trang 9

Thêm vào đó khi chiếu cói truyền thống ngày một khó cạnh tranh với các sản phẩm chiếu công nghiệp thì làng nghề cũng có những thay đổi nhất định để thích nghi với thị trường.

3 Các sản phẩm mỹ nghệ khác từ Cói

Bằng sự thông minh cùng bàn tay sáng tạo khéo léo của mình, không còn gói gọn trong tấm chiếu manh, giờ đây các sản phẩm làm từ cói Kim Sơn đã đa dạng hơn về mẫu mã người dân Kim Sơn đã tạo ra nhiều sản phẩm khác từ cói với mẫu mã và công năng đa dạng để duy trì, phát triển cũng như khẳng định vị thế làng nghề cói của mình Hiện nay, trên địa bàn huyện đã hình thành nhiều doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm từ cói mang cói Kim Sơn xuất rộng rãi đi các tỉnh và xuất khẩu ra nước ngoài Góp phần bảo tồn làng nghề cũng như tạo ra một nguồn thu nhập ổn định cho người dân nơi đây

Quy trình tạo lên một sản phẩm cói mỹ nghệ người thợ cũng phải dành nhiều thời gian để chăm chút, tỉ mẩn trong từng khâu từ lúc mới trồng cói cho đến khi thu hoạch, chọn cói, chẻ, phơi, nhuộm và khâu cuối cùng là đan, dệt, hoàn thiện sản phẩm Ngoài ra, để có thể làm ra được những sản phẩm đẹp, phù hợp với thị hiếu của mọi người, những người nghệ nhân làm cói còn phải trải qua những công đoạn khác như lên ý tưởng, thiết kế mẫu mã và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Đặc biệt hơn, ngày nay, họ còn ứng dụng cả kỹ thuật sử dụng keo polyascera để phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, giúp định hình ổn định và nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm.

4 Giá trị lưu giữ, bảo tồn và phát triển của chiếu cói Kim Sơn nói riêng vànghề Cói Kim Sơn nói chung.

Khi nền kinh tế bước vào thời kỳ hội nhập thì những làng nghề thủ công truyền thống như nghề dệt, đan cói cũng ít nhiều bị mai một Với đầu ra cho các sản phẩm ấy bị thu hẹp thì rất nhiều nghệ nhân đã không thể tiếp tục duy trì nghề truyền thống của dòng tộc và họ chuyển sang nhiều ngành nghề khác để kiếm kế sinh nhai Nhưng may thay, ở Kim Sơn vẫn còn giữ được làng nghề truyền thống đã có từ gần 2 thế kỷ này Dù trải qua bao thăng trầm của lịch sử, làng nghề chiếu cói Kim Sơn vẫn ngày càng thể hiện được vị thế của mình, tồn tại và phát triển cho tới ngày nay Các sản phẩm nơi đây rất đa dạng về mẫu mã, màu sắc hoa văn lại vô cùng bắt mắt.

Nói đến chiếu cói Kim Sơn là nói tới sự hội tụ những tuyệt kỹ tinh xảo nhất của một chiếc chiếu, từ sự cầu kỳ về nguyên liệu đến việc lên khung dệt Ngay khi

Trang 10

bước chân đến cổng làng, du khách đã nghe thấy thanh âm đặc trưng của làng nghề Đó là lúc những người thợ thủ công nơi đây đang dệt những chiếc chiếu đẹp về hình thức, tốt về chất lượng và chứa đựng cả tâm tình của mình trong mỗi sản phẩm.

Từ cây cói tròn mảnh mai, với bàn tay khéo léo và sức sáng tạo không ngừng theo năm tháng, người dân Kim Sơn đã tạo ra không biết bao nhiêu mặt hàng mỹ nghệ, gửi gắm trong đó tình cảm mặn mà, truyền thống lao động cần cù, sáng tạo để đến với mọi miền đất nước, đến với bạn bè các châu lục.

Sở dĩ sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn được thị trường, nhất là thị trường nước ngoài ưa chuộng là vì sản phẩm được làm bằng nguyên liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường, bền đẹp, đa dạng về kiểu dáng và màu sắc mà giá thành lại rẻ Từ những sợi cói dài loằng ngoằng tưởng như không có nhiều giá trị, nhưng chỉ qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm hữu dụng độc, lạ và có giá trị mà nơi khác không có được như: chiếu, mũ, dép, túi sách, hộp, cốc

Ngoài ra, để có được những mẫu mã đẹp, đáp ứng thị hiếu khách hàng, các doanh nghiệp sản xuất cói đã phối hợp chặt chẽ với phía đối tác để lên ý tưởng, thiết kế mẫu mã và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Điển hình như kỹ thuật sử dụng keo polyascera phun phủ lên bề mặt sản phẩm cói, vừa giúp định hình ổn định kiểu dáng công nghiệp, vừa nâng cao khả năng chống mốc, ẩm cho sản phẩm, nhất là trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài Nhờ đó mà sản phẩm cói mỹ nghệ của Kim Sơn luôn đảm bảo chất lượng khi tới tay người tiêu dùng, góp phần rất lớn trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế Để duy trì, phát triển làng nghề theo hướng bền vững, trong thời gian tới cần tập trung quy hoạch phát triển làng nghề và quy hoạch vùng nguyên liệu cho làng nghề Trong quy hoạch vùng nguyên liệu cói, tập trung hoàn chỉnh quy hoạch vùng sản xuất cói nguyên liệu phía tây đường 481, trước mắt tập trung phát triển vùng nguyên liệu cói hiện có của Công ty Nông nghiệp Bình Minh đảm bảo sản lượng ít nhất đạt 5.000 tấn cung cấp nguyên liệu cho sản xuất.

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w