Bài tiểu luận xuất khẩu nông sản việt nam sang trung quốc

23 1 0
Bài tiểu luận xuất khẩu nông sản việt nam sang trung quốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

nh hẢưởng c a COVID-19 đêắn phủương th c xuấắt kh u hàng hóa Vi t Nam ứẩệsang Trung Quốắc:...13V/ Gi i pháp thúc đ y xuấất kh u:ảẩẩ14VI/ Nh ng ký kếất hi p đ nh thữệịương m i quốấc tếấ:ạ

lOMoARcPSD|38894866 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TRÃI BÀI TIỂU LUẬN XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG TRUNG QUỐC Giảng viên: TS Nguyễn Thị Thúy Hồng Họ và tên : Nguyễn Thị Mai Anh Nguyễn Thị Thanh Bình Nguyễn Thị Thúy Nga Nguyễn Thị Kiều Oanh Nguyễn Thu Phương Nguyễn Thị Vân Nguyễn Thị Xoan Nhóm : 6 K21-TQH Năm học: 2022 – 2023 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 MỤC LỤC NỘI DUNG 2 I/ Giá trị kim ngạch xuấất khẩu: 2 II/ Cơ cấấu mặt hàng xuấất khẩu: 3 1 Gạo: 3 2 Rau, hoa quả: .4 3 Cà phê: 5 4 Hạt điêều: .6 5 Cao su: 7 6 Sắắn và các sản phảm từ sắắn: 8 7 Hạt tiêu: 9 III/ Cơ cấấu thị trường xuấtấ khẩu: 10 IV/ Phương thức xuấất khẩu: 12 1 Các hình thức xuấắt khẩu: 12 2 Ảnh hưởng của COVID-19 đêắn phương thức xuấắt khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốắc: 13 V/ Giải pháp thúc đẩy xuấất khẩu: 14 VI/ Những ký kếất hiệp định thương mại quốấc tếấ: 16 Tài liệu tham khảo 20 1 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 NỘI DUNG I/ Giá trị kim ngạch xuất khẩu: Trung Quốc luôn là thị trường xuất khẩu hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung quốc giai đoạn 2010 - 2019 gồm 10 mặt hàng chủ yếu là thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, chè, gạo, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su và sản phẩm từ cao su, gỗ và sản phẩm gỗ, sản phẩm mây, tre, cói, thảm Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc chiếm bình quân 28,16% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam Trong đó, nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn như rau quả, thủy sản, hạt điều, gạo, cao su và sản phẩm cao su, sắn và sản phẩm sắn, gỗ và sản phẩm gỗ - kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng trong giai đoạn 2010 - 2019 Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc năm 2010 đạt 2.924,34 triệu USD, năm 2015 tăng lên 5.909,75 triệu USD và đến năm 2019 lên tới 8.353,90 triệu USD Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường này bình quân 15,45%/năm - Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc ngày càng đa dạng, phong phú Việt Nam phát triển sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản mới như các loại rau, quả (nhãn, vải thiều, chanh leo, mít, măng cụt…) 6 mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực (thủy sản, rau quả, hạt điều, cà phê, gạo, gỗ và sản phẩm gỗ) chiếm 87,50% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của nước ta sang thị trường này - Kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc không ngừng gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2019 Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2010 đạt 74,90 triệu USD, năm 2015 tăng lên 1.194,83 triệu USD, đến năm 2019 lên tới 2.476,65 triệu USD - Tuy nhiên giá trị xuất khẩu hàng rau quả tính đến 5 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt 1,47 tỷ USD, giảm 13,6% so với cùng kỳ năm 2021 Riêng tháng 5/2022, xuất khẩu rau quả ước đạt 300 triệu USD, giảm 11% so với tháng 5/2021… Trong bức tranh không mấy sáng sủa khi xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc, thời gian qua các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đều có dấu hiệu giảm, riêng mặt hàng chuối đã biểu hiện bước phát triển vượt bậc Trong 5 tháng 2022, Trung Quốc nhập khẩu 742 nghìn tấn chuối, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó chuối Việt Nam chiếm 43%, vượt qua Phillipines với 28% 2 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 II/ Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu: 1 Gạo: Tính chung cả năm 2018 cả nước xuất khẩu 6,11 triệu tấn gạo, tương đương 3,06 tỷ USD, tăng 5,6% về lượng và tăng 17,1% về kim ngạch so với năm 2017 Giá xuất khẩu đạt 501 USD/tấn, tăng 10,9% Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đại lục mặc dù giảm mạnh 41,8% về lượng và giảm 33,4% về kim ngạch so với năm 2017, nhưng vẫn đứng đầu về tiêu thụ gạo của Việt Nam, đạt 1,33 triệu tấn, trị giá 683,36 triệu USD, chiếm 22% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước Giá xuất khẩu tăng 14,3%, đạt 512,7 USD/tấn Riêng trong tháng 12/2018 xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm mạnh 61,5% về lượng và giảm 61,8% về kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 26.607 tấn, tương đương 13,2 triệu USD Năm 2019, thị trường Trung Quốc đứng vị trí thứ 3, giảm mạnh trên 64% cả về lượng và kim ngạch so với năm 2018, đạt 477,127 tấn, tương đương 240,39 triệu USD, chiếm 7,5% trong tổng lượng và chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước Giá xuất khẩu cũng giảm 1,7%, đạt trung bình 503,8 USD/tấn Năm 2020, trong khi nhiều mặt hàng nông sản gặp khó khăn do tác động của dịch Covid-19 thì xuất khẩu gạo lại có sự tăng tốc cực kỳ ngoạn mục Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, sản lượng gạo 3 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 xuất khẩu đạt 929.000 tấn, kim ngạch hơn 430 triệu USD, tăng 30,5% về lượng và tăng 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019 Đáng chú ý, gạo xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc tăng rất mạnh, với mức tăng 595% về lượng và tăng 724% về kim ngạch, đạt hơn 66.000 tấn, tương đương 37 triệu USD Điều này trái ngược với năm 2018, 2019 khi kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc sụt giảm mạnh, chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 20%.Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Trung Quốc tăng mua gạo từ Việt Nam sau 2 năm trầm lắng là do năm 2020 dự báo sản lượng gạo của Trung Quốc giảm khoảng 1,8 triệu tấn, xuống còn 146,7 triệu tấn Trong khi đó, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến vô cùng phức tạp, có tác động không nhỏ đến lưu thông hàng hóa toàn cầu và người dân có tâm lý tích trữ lương thực Xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc năm 2021 đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 523 triệu USD, tăng lần lượt 30,6% và 12,9% Thị trường này đang chiếm 17% trong tổng lượng và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước 7 tháng đầu năm năm 2022, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc chiếm trên 11,4% trong tổng lượng và chiếm 12,2% trong tổng kim ngạch, đạt 466.225 tấn, tương đương 242,74 triệu USD, giá trung bình 520,6 USD/tấn, giảm 28% cả về lượng và kim ngạch; giá giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ năm 2021 2 Rau, hoa quả: Trị giá và tỷ trọng xuất khẩu rau quả Việt Nam sang Trung quốc Năm Trị giá (tỷ USD) Tỷ trọng (%) 2018 2,78 73,03 2019 2,43 64,84 2020 1,84 56,27 2021 1,907 53,71 Từ cuối năm 2018, phía bên Trung Quốc đã có quy định mới về hàng hóa rau quả của Việt Nam, các loại nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc đều phải đăng kí thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho Hải quan Trung Quốc Những yếu tố đó đã khiến kim ngạch xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh Trong 11 tháng năm 2019, xuất khẩu hàng rau quả sang thị trường Trung Quốc đạt 2,2 tỉ USD, giảm 14% so với cùng kỳ năm 2018 Tỉ trọng xuất khẩu 4 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 hàng rau quả sang thị trường này giảm 8,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2018, xuống còn 65,7% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước Sự bùng phát của Covid-19 trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng rất nhiều đến xuất khẩu sang trung quốc Đặc biệt là mặt hàng rau, quả Hàng nghìn xe công ùn ứ tại các cửa khẩu do phía trung quốc thực hiện chính sách “zero covid” nhằm kiểm soát dịch bệnh Lũy kế từ đầu năm đến 15/2/2022, xuất khẩu rau quả đạt kim ngạch 368,5 triệu USD, giảm hơn 16% (tương đương hơn 72 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái 3 Cà phê: Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc trong tổng KNXK cà phê của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Đơn vị: 1000 USD Năm 2018 2019 2020 2021 Vào Trung Quốc 109 340 101 137 95 681 128 451 Tổng KNXK cà phê 3 537 536 2 854 609 2 741 048 3 072 603 của Việt Nam Tỷ trọng (%) 3,09 3,54 3,49 4,18 Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê đã qua chế biến trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 28.667 tấn, trị giá hơn 146 triệu USD, tăng 3,7% về lượng, nhưng giảm 0,3% về trị giá so với 9 tháng đầu năm 2018 Trong đó, xuất khẩu sang Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Ấn Độ, Lào, Malaysia tăng, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản, Manma giảm Đáng chú ý, xuất khẩu cà phê đã qua chế biến sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 tăng 114,8% về lượng và tăng 87% về trị giá so với cùng kì năm 2018, đạt 2.378 tấn, trị giá hơn 7 triệu USD Giá xuất khẩu bình quân cà phê đã qua chế biến sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt 2.958 USD/tấn, giảm 13% so với cùng kì năm 2018 Trước đó, tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc hợp tác sản xuất và tiêu thụ chè, cà phê ngày 14/10, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Nguyễn Xuân Cường đánh giá Trung Quốc là thị trường đầy tiềm năng đối với mặt hàng cà phê khi tốc độ tiêu thụ mặt hàng này ngày một tăng.Trong khi đó, Trung Quốc mới đang đứng ở vị trí thứ 12 về thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam 5 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê Việt Nam sang Trung Quốc đạt 46,28 triệu USD, tăng 69,5 % so với cùng kỳ năm 2020 Tuy nhiên, thị trường cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giảm từ 12,34 % trong 9 tháng đầu năm 2020 xuống còn 11,94 % trong 9 tháng đầu năm 2021 Trung Quốc là một thị trường lớn nhưng lại có tính cạnh tranh đối đầu cao Chính thế cho nên, để xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng trở lại thì ngành cà phê Việt Nam cần tích cực thay đổi mới mẫu mã, vỏ hộp loại sản phẩm và nâng cao chất lượng để cung ứng nhu yếu ngày càng cao của người tiêu dung Trung Quốc lúc bấy giờ Ngoài ra, những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần tập trung chuyên sâu tăng nhanh việc tiếp thị quảng cáo loại sản phẩm và tên thương hiệu của doanh nghiệp 4 Hạt điều: Tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc trong tổng KNXK hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Đơn vị: 1000 USD Năm 2018 2019 2020 2021 Vào Trung Quốc 452 085 590 423 510 737 614 295 Tổng KNXK hạt 3 366 837 3 288 717 3 210 691 3 072 603 điều của Việt Nam Tỷ trọng (%) 13,43 17,95 15,91 19,99 Tháng 6/2019, xuất khẩu hạt điều sang thị trường Trung Quốc tăng tới 143,8% về lượng và tăng 104,2% về trị giá so với tháng 6/2018, đạt 6,6 nghìn tấn, trị giá 51 triệu USD Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc tăng 53,2% về lượng và tăng 24,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018, đạt 28,2 nghìn tấn, trị giá 221,47 triệu USD Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong quý I/2020, Việt Nam là nguồn cung hạt điều lớn nhất cho thị trường Trung Quốc, lượng nhập khẩu đạt 3,177 tấn, trị giá 20,81 triệu USD, giảm 7,3% về lượng và giảm 18,3% về trị giá so với quý I/2019 Thị phần hạt điều Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh từ mức 58,1% trong quý I/2019 lên 75,3% trong quý I/2020 Theo đánh giá của Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản, do tình hình căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã giúp tỷ trọng xuất khẩu hạt điều sang Trung Quốc tăng mạnh Để bù đắp sự thiếu hụt các loại hạt nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc có khả năng sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu hạt điều từ Việt 6 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Nam Và chính bởi điều này cũng có thể đẩy giá điều nhân tăng lên trong thời gian tới Thế nên, các Doanh nghiệp chế biến cần tập trung tối đa vào việc nâng cao chất lượng hạt điều để đáp ứng hiệu quả những tiêu chuẩn về An toàn thực phẩm và dư lượng chất cấm từ các nhà thu mua lớn, có như vậy mới không bị “từ chối” thông qua nhập khẩu vào thị trường nước bạn 5 Cao su: Tỷ trọng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong tổng KNXK cao su của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Đơn vị: 1000 USD Năm 2018 2019 2020 2021 Vào Trung Quốc 1 371 663 1 551 437 1 830 215 2 285 612 Tổng KNXK cao su 2 092 020 2 301 912 2 384 073 3 277 661 của Việt Nam Tỷ trọng (%) 65,57 67,40 76,77 69,73 Xuất khẩu cao su sang các thị trường chủ lực gồm: Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan duy trì tốc độ tăng khá Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, riêng tháng 9/2019, đạt 103.433 tấn, trị giá 133,18 triệu USD, tăng 2% về lượng và tăng 2,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018 Lũy kế 9 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc đạt 726.417 tấn, thu về 974,78 triệu USD, tăng 9,7% về lượng và tăng 8,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2018 Giá xuất khẩu cao su sang Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.342 USD/tấn, giảm 1,3% Thị trường Trung Quốc chiếm tới 65% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu cao su của Việt Nam Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,39 triệu tấn cao su, trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 2,6% về lượng và tăng 25% về trị giá so với năm 2020; Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.636 USD/tấn, tăng 21,8% so với năm 2020 Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, chiếm 87,2% tổng lượng cao su xuất khẩu sang Trung Quốc trong năm 2021, với 1,21 triệu tấn, trị giá 2,02 tỷ USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 30,4% về trị giá, giá xuất khẩu bình quân đạt 1.665 USD/tấn, tăng 21,5% so với năm 2020 Năm 2021, một số chủng loại cao su xuất khẩu sang Trung Quốc tăng cả về lượng và trị giá so với năm 2020, trong đó đáng chú ý như: SVR 3L tăng 18,4% về lượng và tăng 43,9% về trị giá; SVR 5 tăng 37,4% 7 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 về lượng và tăng 64,8% về trị giá; Cao su tổng hợp tăng 259,6% về lượng và tăng 307% về trị giá Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, xuất khẩu cao su sang Trung Quốc năm 2022 sẽ khó khăn hơn do chính sách kiểm soát COVID-19 của phía Trung Quốc Bên cạnh đó, mặc dù các sản phẩm của ngành cao su, đặc biệt là cao su thiên nhiên chủ yếu được tiêu thụ tại Trung Quốc - thị trường hiện không có những đòi hỏi khắt khe về chất lượng và tính hợp pháp cũng như nguồn gốc, song nhiều tín hiệu gần đây cho thấy yêu cầu của Trung Quốc đang và tiếp tục thay đổi nhanh trong tương lai Yêu cầu của Chính phủ Trung Quốc về các khía cạnh môi trường và xã hội đối với các sản phẩm nhập khẩu vào quốc gia này ngày càng chặt chẽ hơn Với mục đích đáp ứng yêu cầu của thị trường, ngành cao su cần hướng tới mục tiêu sản xuất cao su bền vững theo tiêu chuẩn của FSC Lý do là bởi tiêu chuẩn này được nhiều thị trường và khách hàng chấp nhận, có thể đem giá trị gia tăng cao nhất cho sản phẩm, trong khi đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về môi trường và xã hội 6 Sắn và các sản phảm từ sắn: Tỷ trọng xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc trong tổng KNXK sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam giai đoạn 2018-2021 Đơn vị: 1000 USD Năm 2018 2019 2020 2021 Vào Trung Quốc 844 318 864 031 928 826 1 101 102 Tổng KNXK sắn 958 900 966 877 1 011 555 1 179 025 các sản phẩm từ 88,05 89,36 91,82 93,39 sắn của Việt Nam Tỷ trọng (%) Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tháng 1/2022, Việt Nam xuất khẩu được 277,14 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 117,35 triệu USD, tăng 4,9% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với tháng 12/2021; So với tháng 1/2021 giảm 40,5% về lượng và giảm 32% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 423,4 USD/tấn, giảm 2,2% so với tháng 12/2021, nhưng tăng 14,3% so với tháng 1/2021 8 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Tính riêng mặt hàng sắn, trong tháng 1/2022, xuất khẩu sắn đạt 94 nghìn tấn, trị giá 25,6 triệu USD, tăng 19% về lượng và tăng 15,2% về trị giá so với tháng 12/2021 Trong tháng 1/2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc chiếm 96,4% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước, với 267,11 nghìn tấn, trị giá 112,14 triệu USD, tăng 7,4% về lượng và tăng 4,8% về trị giá tháng 12/2021; so với tháng 1/2021 giảm 40,2% về lượng và giảm 31,9% về trị giá Năm 2022, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn Nguyên nhân do mới đây, để đảm bảo phòng dịch, Trung Quốc yêu cầu với mặt hàng khô của Việt Nam, bên ngoài bao bì phải được bọc màng nylon, tránh virus xâm nhập Trong quy trình kiểm soát hàng của phía Trung Quốc sẽ có bước phải phun khử khuẩn hàng nông sản khô, do vậy doanh nghiệp bắt buộc phải đóng gói sản phẩm khô để tránh bị hỏng Cũng theo Cục Xuất nhập khẩu, trong 10 ngày giữa tháng 2/2022, nhu cầu của Trung Quốc yếu nên giá sắn không có nhiều biến động, xuất khẩu tinh bột sắn bằng đường biển vẫn chậm Một vài nhà máy tinh bột sắn tại miền Trung, Tây Nguyên nâng giá thu mua sắn tạo động lực thu hoạch cho người dân trong bối cảnh lượng sắn đưa về các nhà máy thấp 7 Hạt tiêu: Từ năm 2000 đến nay, Việt Nam liên tục đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu, chiếm 50% sản lượng xuất khẩu toàn cầu Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng 12/2018 đạt 12 nghìn tấn, trị giá 39 triệu USD, giảm 4,2% về lượng, nhưng tăng 0,5% về trị giá so với tháng 11/2018, giảm 4,0% về lượng và giảm 27,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017 Năm 2018, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 232 nghìn tấn, trị giá 758 triệu USD, tăng 8,1% về lượng, nhưng giảm 32,2% về trị giá so với năm 2017 Năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam có sự chuyển dịch về cơ cấu thị trường Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng sang các thị trường Hoa Kỳ, EU, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pakistan tăng, trong khi tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, ASEAN giảm mạnh Số liệu 10 tháng năm 2021 cho thấy kim ngạch nhập khẩu hồ tiêu của Trung Quốc giảm 6,4% so với cùng kỳ năm 2020, đạt 45,79 triệu USD Việc Trung Quốc mua chậm hoặc thậm chí ngừng mua tùy thời điểm cũng là một nguyên nhân quan trọng làm giảm giá tiêu hiện nay, từ mức thu mua bình quân 3.000-4.000 tấn/tháng thì trong tháng 10/2021 Trung Quốc chỉ mua 546 tấn, tháng 11 mua 463 tấn, tháng 9 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 12 mua 513 tấn Chính sách Zero COVID của Trung Quốc đã tác động không nhỏ tới thị trường hồ tiêu của Việt Nam khi 90% lượng hồ tiêu của nước ta xuất khẩu đi Trung Quốc qua đường tiểu ngạch Theo dự báo của Cục xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), năm 2022, ngành hồ tiêu Việt Nam vẫn được hưởng lợi về giá do nguồn cung hạn chế Tuy nhiên, thời điểm đầu năm, ngành hồ tiêu Việt Nam đối mặt với khó khăn do phía Trung Quốc tạm dừng hoạt động thông quan Nhưng khi mở cửa trở lại, phía Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tăng mạnh nhập khẩu để bù đắp cho thời gian bị gián đoạn III/ Cơ cấu thị trường xuất khẩu: Từ nhiều năm nay, Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông sản lớn của Việt Nam, với nhiều mặt hàng nông sản chiếm từ 40 đến 70% tổng thị phần xuất khẩu nước ta Cụ thể, Trung Quốc chiếm khoảng 70% tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng rau, quả; hơn 22% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, có tới 60-70% nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua tiểu ngạch khiến giá trị xuất khẩu bị giảm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, thiếu bền vững Từ năm 2018 đến nay, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong nhập khẩu nông sản của Việt Nam khi đồng ý nhập khẩu một số nông sản của nước ta (chủ yếu là trái cây) qua đường xuất khẩu chính ngạch Về vấn đề này, phía thị trường Trung Quốc đã đưa ra hàng loạt quy định đối với nông sản Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường này, điển hình là mặt hàng rau quả Hiện nay, trái cây xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và quy định về an toàn nguyên liệu thực phẩm; đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật của Trung Quốc; phải đăng ký mã số vùng, địa danh của nông sản với Hải quan Trung Quốc Các đơn vị nhập khẩu phải khai báo rõ ràng xuất xứ nguồn gốc kèm theo nhãn mác; sản phẩm phải bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật bao gói, điều kiện vệ sinh, không nhiễm côn trùng hại… Đặc biệt, Trung Quốc có một số thay đổi trong giám sát xuất nhập khẩu hoa, quả vào nước này Theo đó, từ ngày 1-10-2019, thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải có Chứng nhận an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp cho các lô hàng Ngoài ra, đối với các mặt hàng thủy sản, nông sản khác, Trung Quốc cũng siết chặt kiểm soát chất lượng Về phía doanh nghiệp, Tổng Giám đốc Tập đoàn Vina T&T Nguyễn Đình Tùng cho rằng, những yêu cầu về chất lượng cao đồng nghĩa với việc xuất khẩu sẽ theo hướng chính ngạch; đồng thời, giảm dần xuất khẩu tiểu ngạch Đây chính là thách thức cho xuất khẩu của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nông sản nước ta nói riêng Năm 2018, kim ngạch 10 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 3,8 tỷ USD Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt hơn 1,2 tỷ USD Nguyên nhân là do trước đây, hầu hết doanh nghiệp xuất khẩu rau quả qua Trung Quốc theo đường tiểu ngạch Từ đầu năm 2019, Trung Quốc đẩy mạnh nhập khẩu theo đường chính ngạch với những yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng khắt khe hơn nên nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được Tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, tỷ trọng xuất khẩu một số ngành hàng xuất khẩu sang Trung Quốc có xu hướng giảm như trái cây Cụ thể: rau quả 2020 giảm 25% so với 2019, 9 tháng đầu năm 2021 có phục hồi nhưng chậm, tăng 6.5% so với cùng kỳ Số liệu cập nhật về thị trường của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc tính hết tháng 1 giảm mạnh 18,5% so với cùng kỳ năm 2021 Nguyên nhân tỷ trọng xuất khẩu Trung Quốc giảm là do sự cạnh tranh về chất lượng, giá cả, thương hiệu…Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, phía Trung Quốc không ngừng mở rộng và đa dạng nguồn nhập khẩu (Năm 2020 đã mở cửa xoài (Campuchia), chuối (Lào), Sầu (Indonexia), Chanh leo (Lào, 2021 ); áp dụng các biện pháp siết chặt kiểm soát hàng hóa khi nhập khẩu vào Trung Quốc Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc cần lưu ý một số yêu cầu của thị trường Trung Quốc như sau: - Đối với trái cây tươi: chỉ xuất khẩu các loại trái cây đã được phép xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch thực vật, hóa chất…, có mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói - Đối với sản phẩm thủy sản: đảm bảo chỉ tiêu, giới hạn an toàn thực phẩm; đáp ứng các quy định của Trung Quốc về điều kiện bảo đảm vệ sinh ATTP… - Đối với sản phẩm thuộc 14 loại sản phẩm: ruột (lòng), sản phẩm ong, trứng và sản phẩm từ trứng, dầu ăn và nguyên liệu dầu, thực phẩm hỗn hợp từ bột mỳ, ngũ cốc thực phẩm, sản phẩm ngũ cốc công nghiệp và mạch nha, rau 11 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 tươi và rau tách nước, đậu khô, gia vị, các loại hạt và hạt giống, quả khô, hạt ca cao và hạt cà phê chưa rang, thực phẩm dinh dưỡng đặc biệt, thực phẩm chức năng: thực hiện đăng ký theo nội dung Công hàm 353/2021 Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường Trung Quốc, khuyến nghị các nhà sản xuất và doanh nghiệp một số nội dung sau: (1) Thay đổi nhận thức về an toàn thực phẩm và nâng cao chất lượng hàng nông sản (2) Nắm chắc và chấp hành nghiêm các Luật; nghị định, thông tư, tiêu chuẩn… và các hướng dẫn liên quan: Mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác, yêu cầu nhập khẩu… (3) Đảm bảo an toàn và chất lượng của sản phẩm đầu ra đúng quy trình canh tác, chế biến/đóng gói/vận chuyển IV/ Phương thức xuất khẩu: 1 Các hình thức xuất khẩu: Việt Nam xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc qua hai hính thức là chính ngạch và tiểu ngạch - Về hình thức xuất khẩu chính ngạch : Xuất khẩu nông sản chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa số lượng lớn qua biên giới thông qua các cửa khẩu Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch phải đạt các kỳ kiểm duyệt kỹ lưỡng về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định đã có trong luật của các cơ quan chức năng như cục hải quan, cũng như hoàn thành mọi thủ tục và trách nhiệm như đóng thuế đầy đủ thì mới được thông quan Xuất khẩu nông sản chính ngạch luôn có các hợp đồng mua bán đầy đủ, ràng buộc giữa người mua và người bán theo quy định và luật pháp quốc tế Vì vậy, hình thức này luôn được sử dụng phổ biến trong mua bán quốc tế với các hợp đồng mua bán lớn - Về hình thức xuất khẩu tiểu ngạch : Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch trên thực tế chính là trao đổi hàng hóa giữa cư dân 2 bên biên giới, đa phần được thực hiện tại các chợ biên giới bên phía ta hoặc bên phía Trung Quốc Ưu điểm của hình thức này là thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp Đây cũng chính là lý do các thương lái lựa chọn hình thức này để mua, bán, kinh doanh hàng hóa Tuy nhiên, họ vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt về chất lượng sản 12 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 phẩm, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm và các tiêu chuẩn khác đã được quy định trong luật xuất nhập khẩu được thực hiện bởi các cơ quan quản lý có liên quan như cục xuất nhập cảnh, hải quan nhà nước để được thông quan Những hạn chế của hình thức xuất khẩu tiểu ngạch là tính ổn định tương đối thấp, dễ bị ép giá vì khi hàng hóa đến cửa khẩu làm thủ tục hải quan sẽ không thể mang về, cộng với đó là chi phí bến bãi khi hàng bị ứ đọng mà không làm được thủ tục 2 Ảnh hưởng của COVID-19 đến phương thức xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Trung Quốc: Năm 2021, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp Là một nước theo đuổi chính sách “zero Covid”, Trung Quốc đã nhiều lần siết chặt quản lý hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới với Việt Nam nhằm ngăn ngừa sự xâm nhập của dịch bệnh Việc này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nước này, đặc biệt là các mặt hàng nông sản Ngay khi đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 tại Trung Quốc, để phòng ngừa dịch bệnh lây lan, nước này đã đóng cửa các cửa khẩu phụ, lối mở, chỉ cho hàng hóa xuất khẩu thông quan qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính ngạch Thậm chí với cả các cửa khẩu này, Trung Quốc cũng tăng cường các hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch, dẫn đến tốc độ thông quan bị chậm hơn so với bình thường, khiến hàng hóa của Việt Nam nhiều lần bị ùn ứ tại các cửa khẩu biên giới Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2021 tình trạng ùn tắc càng trở nên nghiêm trọng hơn do đây là thời điểm thu hoạch của nhiều loại nông sản của Việt Nam như thanh long, xoài, mít…và nhu cầu tiêu dùng dịp Tết của thị trường Trung Quốc tăng cao Ngoài ra, áp lực từ một số chính sách siết chặt nhập khẩu của Trung Quốc được thực hiện bắt đầu từ ngày 01/01/2022, cùng với thông báo của Trung Quốc dự kiến tạm dừng nhập khẩu hàng đông lạnh trước và sau Tết Nguyên đán 2022, khiến các doanh nghiệp Việt Nam đổ dồn hàng hóa lên các cửa khẩu để kịp xuất khẩu trước thời gian này Trong khi đó, Trung Quốc lại dừng thông quan tại một số cửa khẩu như Móng Cái (Quảng Ninh), Tân Thanh, Chi Ma (Lạng Sơn)… Ở một số cửa khẩu khác, Trung Quốc cũng tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, bao gồm: tăng cường kiểm tra, khử trùng hàng hóa, phương tiện vận chuyển từ Việt Nam… Điều này khiến cho thời gian thông quan kéo dài, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn hàng hóa nghiêm trọng tại biên giới giữa hai nước Có những cửa khẩu chỉ đáp ứng 20-25% lưu lượng thông quan hàng hóa so với bình thường 13 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Việc Trung Quốc tạm đóng các cửa khẩu hoặc siết chặt các biện pháp nhập khẩu không chỉ khiến hàng ngàn xe nông sản bị “giam” tại các cửa khẩu, không kịp giao hàng đúng hẹn cũng như không đảm bảo chất lượng hàng hóa (do đa số là những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn, dễ bị hư hỏng), mà còn dẫn đến tình trạng rớt giá của hàng loạt nông sản, trái cây tươi trên thị trường nội địa, gây thiệt hại nghiêm trọng tới người nông dân và các doanh nghiệp của Việt Nam Trước tình hình đó, các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã làm việc với phía Trung Quốc nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới Một số biện pháp được đề xuất bao gồm: khôi phục hoạt động thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đang tạm dừng, tăng thời gian làm việc cũng như nâng cao hiệu suất làm việc của các lực lượng chức năng, đơn vị tại các cửa khẩu hải quan phía Trung Quốc, thống nhất thủ tục kiểm dịch đối với hàng hóa nông lâm, thủy sản, hoa quả tươi trong giai đoạn 2 nước đẩy mạnh phòng dịch Covid-19… Bên cạnh những kiến nghị đưa ra với phía Trung Quốc, các cơ quan hữu quan của Việt Nam cũng đưa ra các biện pháp nhằm điều tiết lượng hàng hóa xuất khẩu ngay từ các địa phương trong nước Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề nghị các địa phương cần phối hợp với các đơn vị liên quan như Sở Công Thương, Sở Giao thông Vận tải… nhằm thông tin kịp thời tới các doanh nghiệp trên địa bàn về tình hình thực tế tại các cửa khẩu, từ đó giúp các doanh nghiệp có phương án vận chuyển phù hợp hoặc bảo quản nông sản ngay tại địa phương khi đã đưa xe lên cửa khẩu Các doanh nghiệp cũng được khuyến khích xuất khẩu hàng hóa theo các phương thức vận chuyển khác như đường sắt, đường biển, đường hàng không, để tránh tập trung hàng xuất về các cửa khẩu đường bộ, giảm bớt tình trạng ùn tắc Ngoài ra, với các chính sách siết chặt quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu mới của Trung Quốc bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2022, trong đó có các yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam sang Trung Quốc phải đăng ký với Hải quan Trung Quốc, tăng cường truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra đánh giá sự phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm…, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn khi xuất khẩu sang thị trường này Vì vậy, trong thời gian tới các bộ ngành, địa phương và các đơn vị liên quan cũng cần phối hợp trong việc tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất khẩu, kiểm soát các vùng trồng trọt nhằm thực hiện tốt việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ, quy định nhãn mác, bao bì sản phẩm… nhằm đảm bảo hàng hóa đủ điều kiện thông quan khi đưa lên cửa khẩu 14 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 V/ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu: Chính phủ Trung Quốc ngày càng siết chặt những quy định quản lý nhập khẩu hàng hóa và chủ trương tiến hành thương mại chất lượng cao; đồng thời không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, an toàn vệ sinh thực phẩm, truy xuất nguồn gốc, đăng ký doanh nghiệp xuất nhập khẩu, kiểm tra vùng trồng, nhà máy đối với hàng hóa nói chung, hàng hóa nhập khẩu nói riêng Để có thể giữ được thị trường xuất khẩu bền vững đồng thời thúc đẩy xuất khẩu thị trường nông sản Xuất khẩu nông sản Việt Nam cần thay đổi cải tiến để phù hợp với thị trường tiêu thụ Trung Quốc: - Nâng cao chất lượng sản phẩm : Cải thiện chất lượng giống cây trồng, ưu tiên thúc đẩy các giống cây trồng phù hợp khí hậu Việt Nam, có năng suất lớn và có tiềm năng Xác định quy mô sản xuất theo từng ngành hàng, tập trung để đưa cơ giới hóa vào sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng đồng đều Đầu tư đổi mới và nâng cao chất lượng máy móc, thiết bị; công nghệ sản xuất; quy trình sản xuất; tổ chức sản xuất; quan tâm đến từng khâu như bảo quản sau thu hoạch, xử lý kiểm dịch, đóng gói và vận chuyển Chú ý tới việc phát triển thương hiệu, giao dịch và ký kết hợp đồng, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch thực vật… và các lưu ý khác khi xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc - Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm: Áp dụng các tiêu chuẩn phù hợp với thị trường xuất khẩu gồm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường Tăng cường các mối liên kết giữa các khâu sản xuất - vận chuyển - chế biến - tiêu thụ; giữa doanh nghiệp cung ứng nguyên phụ liệu với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối Tăng cường công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp xuất khẩu: Doanh nghiệp xuất khẩu là mắt xích quan trọng trong việc đảm bảo hàng hóa xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường sở tại Các cơ quan có chức năng kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cần tăng cường năng lực kiểm tra kiểm nghiệm để có thể phát hiện sớm những doanh nghiệp không đáp ứng được các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chế tài phù hợp với pháp luật để ngăn chặn những doanh nghiệp này tham gia vào hoạt động xuất khẩu những mặt hàng có nguy cơ vi phạm cao Quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng, xây dựng chuỗi giá trị khép kín Bên cạnh công tác quản lý chất lượng của các doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến công tác quản lý chất lượng của các hộ gia đình và doanh nghiệp nuôi trồng vì đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu Thực tế các vụ việc vướng mắc liên quan đến vấn đề vệ sinh kiểm dịch của hàng nông sản xuất khẩu 15 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 cho thấy, trong nhiều trường hợp, mặc dù quy trình sản xuất của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu tuân thủ chặt chẽ các quy chuẩn liên quan nhưng hàng hóa vẫn không đạt các tiêu chí về vệ sinh kiểm dịch do ngay từ đầu vào, nguyên liệu đã có dư lượng hóa chất vượt quá mức cho phép Vì vậy, cần phải kiểm soát theo chuỗi cung ứng ngay từ khâu cung cấp đầu vào cho sản xuất cho đến xuất khẩu mới là giải pháp bền vững - Giải quyết các vấn đề liên quan tới quá trình xuất khẩu: vấn đề thiết hụt nhân công tại khu vực cửa khẩu; giải quyết các lúng túng trong khâu bảo quản nông sản Gỡ bỏ khó khăn khi chuyển đổi phương thức vận tải nông sản từ đường bộ sang đường biển Quản lí chặt chẽ hơn việc xuất khẩu hàng hóa theo hình thức “đi chợ” (thương nhân bán không có hợp đồng mua bán sẵn với đối tác Trung Quốc), ồ ạt chở hàng lên biên giới khi vào vụ, khiến năng lực thông quan nhất thời không đáp ứng, gây ùn tắc tại khu vực cửa khẩu và gây áp lực cho công tác quản lý - Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm theo chuỗi giá trị, từ xuất khẩu nguyên liệu thô sang sản phẩm chế biến Nâng cao giá trị sản phẩm, đồng thời phù hợp với thị trường, giảm áp lực cho thị trường nông sản thô - Công tác bắt thông tin nhanh nhẹn, bắt kịp nhu cầu để phù hợp với thị trường Nhà nước nên xây dựng hệ thống tìm hiểu thông tin thị trường tại các nước, huy động hệ thống tham tán thương mại, kết nối với các tổ chức chuyên nghiên cứu thị trường ở các nước xuất khẩu Đồng thời quan tâm tới các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh tốt hơn thị trường Trung Quốc - Chính phủ tăng cường đàm phán để tiếp tục mở cửa thị trường cho các nông sản mới, đặc biệt là nhóm rau, hoa quả đang có nhiều tiềm năng Đồng thời có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như giảm chi phí và hạ giá thành thông qua: Phát triển hạ tầng cơ sở và logistics; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận được đất đai, nhất là các dự án đầu tư vào chế biến sâu sản phẩm, cụm liên hoàn sản xuất - sơ chế - bảo quản - chế biến công nghiệp để giảm tổn thất sau thu hoạch; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ sản xuất hiện đại như thuế nhập khẩu nhà kính, cập nhật các loại máy móc hiện đại phục vụ sản xuất - kinh doanh nông sản (máy chiếu xạ, máy xử lý hơi nước nóng) trong danh sách máy móc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu VI/ Những ký kết hiệp định thương mại quốc tế: Với quyết tâm xây dựng mối quan hệ kinh tế lâu dài bền vững từ tháng 11 năm 1991 đến nay chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước 16 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cùng nhau ký kết nhiều hiệp định kinh tế thương mại quan trọng như: - Hiệp Định Thương mại biên giới Việt – Trung (12/9/2016 ) Được ký tại Bắc Kinh Nhằm tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chau-a/336-vietna/1.%20HD%20thuong%20mai%20bien%20gioi-%20TQ.pdf )\ - Hiệp Định Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Hoa (07/11/1991 ) Được ký tại Bắc Kinh Nhằm thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thân thiện giữa hai nước và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.Tính tới đặc điểm phát triển kinh tế và thương mại của mỗi nước (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chau-a/336-viet-na/2.%20HD%20thuong%20mai%201991-%20TQ.pdf ) - Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Quá Cảnh Hàng Hoá (09/04/1994 ) Được ký tại Hà Nội Với lòng mong muốn củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại, trên nguyên tắc bình đẳng Cùng có lợi ,qua thương lượng hữu nghị (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/chuyen-de/492-hiep-dinh-viet- nam trung-hoa-ve-qua-canh-hang-hoa ) - Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Đảm Bảo Chất Lượng Hàng Hóa Xuất Nhập Khẩu Và Công Nhận Lẫn Nhau (22/11/1994 ) Được ký tại Hà Nội Với mục đích đảm bảo sức khoẻ, sự an toàn của nhân dân, bảo vệ mội trường tự nhiên và lợi ích người tiên dùng hai nước, đảm bảo chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, chất lượng phục vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại hai nước (Nội dung hiệp định : https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/4.%20HD%20dam%20bao%20chat%20luong%20hang%20hoa %20XNK%201994-%20TQ.pdf ) 17 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 - Hiệp Định Thanh Toán Về Hợp Tác Giữa Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam Và Ngân Hàng Nhân Dân Trung Quốc (26/05/1993 ) Được ký tại Bắc Kinh Căn cứ vào Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ký ngày 7 tháng 11 năm 1991, để tăng cường thúc đẩy phát triển về mậu dịch, kinh tế và hợp tác tiền tệ, thực hiện tốt công tác thanh toán giữa hai nước (Nội dung hiệp định : https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chau-a/336-viet-na/10.%20HD%20ve%20thanh%20toan%201993-%20TQ.pdf ) - Hiệp Định Việt Nam -Trung Hoa Về Tránh Đánh Thuế Hai Lần Và Ngăn Ngừa Việc Trốn Lậu Thuế Đối Với Các Loại Thuế Đánh Vào Thu Nhập (18/10/1996 ) Được ký tại Hà Nội Với mong muốn ký kết một Hiệp định về việc tránh đãnh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/5.%20HD%20tranh%20danh%20thue%202%20lan-%20TQ.pdf ) - Hiệp Định Việt Nam - Trung Hoa Về Mua Bán Hàng Hóa Ở Vùng Biên Giới (19/10/1998 ) Được ký tại Bắc Kinh Trên cơ sở Hiệp định tạm thời về việc giải quyết công việc trên vùng biên giới hai nước giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Hiệp định tạm thời) và Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (gọi tắt là Hiệp định thương mại) ký ngày 7/11/1991 Nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị láng giềng giữa hai nước và thúc đẩy hợp tác thương mại ở vùng biên giới giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/6.%20HD%20mua%20ban%20hang%20hoa%20bien%20gioi- %20TQ.pdf ) - Hiệp Định Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa Về Khuyến Khích và Bảo Hộ Đầu Tư (2/12/1992) Được ký tại Hà Nội 18 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com) lOMoARcPSD|38894866 Nhận thấy rằng, việc khuyến khích, bảo hộ và tạo những điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư của các nhà đầu tư của một Bên ký kết trên lãnh thổ của Bên ký kết kia trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi, nhằm mục đích phát triển sự hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/7.%20HD%20khuyen%20khich%20va%20bao%20ho%20dau %20tu-%20TQ.pdf ) - Hiệp Định Về Thành Lập Ủy Ban Hợp Tác Kinh Tế Thương Mại Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (22/12/1994) Được ký tại Hà Nội Với mục đích tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, thúc đẩy sự phát triển và quan hệ hợp tác kinh tế hữu nghị giữa hai nước trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi và tôn trọng chủ quyền của nhau (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/8.%20HD%20thanh%20lap%20UBHT%20KTTM-%20TQ.pdf - Hiệp Định Hợp Tác Kinh Tế Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Chính Phủ Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (2/12/1992 ) Được ký tại Hà Nội Nhằm phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa hai nước, Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Nội dung hiệp định: https://trungtamwto.vn/upload/files/hiep-dinh-khac/321- chaua/336vietna/9.%20HD%20hop%20tac%20kinh%20te%201992-%20TQ.pdf - Hiệp Định Về Vận Tải Đường Bộ Giữa Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ( 22/11/1994) Được ký tại Hà Nội Nhằm củng cố và phát triển tình hình hữu nghị nhân dân giữa hai nước, chú ý đến sự phát triển thuận lợi mối quan hệ song phương về kinh tế, thương mại trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, phát triển vận tải hàng hóa và hành khách qua lại giữa hai nước theo đường bộ 19 Downloaded by Bach Van (bachvan11@gmail.com)

Ngày đăng: 19/03/2024, 16:02

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan