1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm môn văn hóa dân gian việt nam tự sự dân gian

16 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

THẦN THOẠI1.1 Khái niệm Thần thoại là một thể loại văn học dân gian ra đời từ sớm , là truyện kể về các vị thần và những điều thần bí phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gố

Trang 1

Học Viện Hành Chính Quốc Gia

Chuyên ngành quản lý di sản Văn Hóa và phát triển du lịch Nguyễn Phan Thanh Hà Bùi Thu Hoài

Nguyễn Thị Minh Ngọc Từ Vũ Diệu Linh Nguyễn Thanh Thảo Nguyễn Thu Hương.

Trang 4

TỰ SỰ DÂN GIAN

● TỰ SỰ: Là phương thức trình bày, tường thuật một chuỗi các sự việc,hiện tượng bằng cách nói, viết hoặc vẽ để truyền đạt cho người nghe, người đọc.

● VĂN TỰ SỰ: Là phương thức biểu đạt được dùng để kể hoặc tường thuật lại các sự kiện theo một trình tự nhất định, nối tiếp nhau tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh ● DÂN GIAN: Ở đây để nói về những người cùng chung sống ở một nơi có chung một

nền văn hóa và sống cùng một lối sống hay những thứ hoặc tài sản thuộc về nhân dân,là một từ diễn tả cái gì đó thuộc về cộng đồng Khi nhắc đến 2 từ “dân gian” thì ta thường nghĩ ngay đến sự lưu truyền, gìn giữ.

=> TỰ SỰ DÂN GIAN: Là những câu chuyện thuộc về một cộng đồng nội dung thường

để nói về những gì xoay quanh trong cuộc sống của nhân dân được tồn tại qua nhiều thế hệ và có ý nghĩa đối với đời sống con người.

1 THẦN THOẠI

1.1 Khái niệm

Thần thoại là một thể loại văn học dân gian ra đời từ sớm , là truyện kể về các vị thần và những điều thần bí phản ánh quan niệm của con người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống của con người.

1.2 Đặc trưng

Một thể loại văn học dân gian ra đời từ rất sớm Là sự sáng tạo tự phát,chưa được chuyên môn hóa

Thay vì nhận thức và giải thích tự nhiên theo khoa học thì người xưa lại giải thích theo hướng mê tín gắn với niềm tin vào tín ngưỡng và các tục thờ cúng

Thần thoại là một sáng tạo nghệ thuật vô ý thức

1.3 Nội dung

Giải thích thế giới bằng tưởng tượng

a Giải thích sự hình thành vũ trụ

● Những câu truyện thần thoại ra đời chính là nhằm giải đáp câu hỏi bằng sự hình dung về cái thời hỗn mang hồng hoang nguyên thủy.

Ví dụ : Thần Trụ Trời của người Việt với đôi tay khổng lồ đào đất,đắp cột đá chống

trời hay người Chăm lý giải nguồn gốc vũ trụ bằng vị thần Tầm Thênh hoặc là dc thực hiện bởi một cặp thần nam nữ: Ông Đực-Mụ Cái;Ông Đung-Bà Đà

● Qua những câu chuyện thần thoại giải thích nguồn gốc vũ trụ dù đơn lẻ hay các cặp đôi thì các vị thần cũng đều tượng trưng cho sức lao động của con người.Các thần làm nên kỳ tích cũng đều phải dùng sức mạnh thể lực của mình để kiến tạo vũ trụ

Trang 5

chứ không phải là hóa phép,tư duy cổ xưa dù có thơ mộng đến đâu,trí tưởng tượng có bay bổng đến chừng nào đi chăng nữa thì cũng không vượt khỏi nhận thức về khả năng cải tạo tự nhiên bằng chính sức lao động của con người

b Giải thích các hiện tượng tự nhiên

● Với sự hiểu biết nông cạn người nguyên thủy đã gán nhận thức sai lệch ấy cho các vị thần với những câu chuyện được tô vẽ bằng những đôi cánh lộng lẫy của trí tưởng tượng bay bổng

● Họ sùng bái các vị thần và giải thích những hành động gây hại đối với con người chẳng qua là do sự nhầm lẫn, sự vô ý hoặc do tính tình

Ví dụ : hạn hán kéo dài là do thần Mưa quên làm nhiệm vụ của mình

● Mọi hiện tượng trong tự nhiên không phải dc sinh ra từ hư vô, mà do sức lao động của các vị thần

c Giải thích nguồn gốc loài người

● Mô típ phổ biến nhất của thần thoại về nguồn gốc loài người là mô típ "quả trứng thiêng"(Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt, truyện Đẻ đất đẻ nước của người Mường ) và"quả bầu mẹ"(truyện thần thoại của người Dao )

● Sự giải thích nguồn gốc từ 2 mô típ trên chỉ là sự phản ảnh về nhu cầu giải thích nguyên nhân sinh sản nhưng hiểu biết còn hạn hẹp nên chưa đủ khả năng giải thích Nhưng sự giải thích sai lệch đó lại mang đến những tình tiết ly kỳ và hấp dẫn trong những câu chuyện thần thoại

Phản ánh ước mơ chinh phục tự nhiên con người

Cùng với khát vọng giải thích tự nhiên,con người thể hiện ước mơ chinh phục tự nhiên và dc gửi gắm trong những người anh hùng thần thánh của cộng đồng

Ví dụ : Sơn Tinh - Thủy Tinh của ng Việt, chàng Quải của người Thái, chàng Lương

Vương của người Mường

Tuy chỉ chinh phục tự nhiên trong tưởng tượng và bằng tưởng tượng nhưng những ước mơ đã góp phần kích thích thái độ cách mạng đối với hiện thực,một thái độ thực tiễn làm thay đổi thế giới.

1.4 Nghệ Thuật

● Mục đích : gửi gắm niềm tin ngây thơ của con người vào các lực lượng siêu nhiên,đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhận thức về tự nhiên của mình

● Các truyện thần thoại có kết cấu khá đơn giản,ít tình tiết.Truyện thường tập trung mô tả diện mạo,đặc điểm,hành trạng các nhân vật một cách khái quát, rất ít được bộc lộ tâm lý

● Sự mở đầu và kết thúc được diễn ra trong một không gian đặc biệt gọi là"không gian phi thời gian" và "thời gian phi thời gian" tạo nên một thế giới nghệ thuật đặc thù

Trang 6

● Về nghệ thuật xây dựng hình tượng thần:nhân vật trung tâm của thần thoại là các vị thần, được xây dựng bằng bút pháp nghệ thuật mà người đời sau không thể nào bắt chước được

● Hình tượng các vị thần được xây dựng là sự mô phỏng về cái đồ sộ của tự nhiên,vũ trụ Các vị thần tuy khổng lồ,kỳ vĩ nhưng vẫn mang đặc tính của con người ● Thần trong thần thoại được sáng tạo ra như những nhân vật chức năng, mỗi thần

đảm nhiệm một chức năng riêng(có lợi hoặc có hại)

1.5 Tổng kết

Mặc dù không có ý thức sáng tạo nghệ thuật, nhưng trí tưởng tượng phóng khoáng, hồn nhiên và thơ mộng của người nguyên thủy đã chắp đôi cánh lộng lẫy cho các hình tượng thần Là một thể loại gắn liền với thời thơ ấu của loài người, sức hấp dẫn của thần thoại là sức hấp dẫn của một nghệ thuật nảy nở trong điều kiện xã hội sơ khai.

2 TRUYỀN THUYẾT

2.1 Khái niệm

Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vật và sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan ảnh hưởng tới lịch sử trọng đại của dân tộc hay giai cấp, qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ đối với nhân vật và sự kiện lịch sử

2.2 Đặc trưng

• Thuộc về dân gian, truyền miệng là chính.

• Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử • Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.

• Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật

=> Giúp ta nhận thức một cách đầy đủ và thi vị về lịch sử dân tộc, đồng thời bổ sung

nguồn tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc

2.3 Nội dung

Truyền thuyết về người anh hùng cứu nước và dựng nước :

a.Giai đoạn trước công nguyên

● Là hiện thân của tập thể nhân dân, được nhân dân trao cho toàn bộ nghị lực, kinh nghiệm và sức mạnh để chiến thắng kẻ thù

● Ví dụ tiêu biểu nhất về chủ đề chống giặc ngoại xâm thời kỳ cổ đại là truyện Thánh Gióng, hình ảnh của người anh hùng vùng đồng bằng, lúc nước, là hiện thân của tập thể nhân dân, người anh hùng trong buổi đầu chống giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi

b.Giai đoạn Bắc thuộc

● Truyền thuyết thời kỳ này rất phong phú, bắt đầu là truyền thuyết Hai Bà Trưng và kết thúc là truyền thuyết về Lê Lợi

Trang 7

● Tất cả tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ, nó thể hiện tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc với sức sống mãnh liệt của nhân dân ta

c.Giai đoạn thời kỳ phong kiến tự chủ

● Truyền thuyết thời kỳ độc lập phong kiến tự chủ vẫn tiếp tục truyền thống ngợi ca những anh hùng trong lịch sử

● Ví dụ : nhóm truyện về Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Thái Tổ tất cả đều phản ánh ý chí độc lập và tinh thần quyết tâm chống giặc ngoại xâm của nhân dân

○ So với truyền thuyết thời kỳ dựng nước, truyền thuyết đời sau người anh hùng hiện lên rõ nét hơn, không mang tính khái quát chung nữa mà đã với tư cách là một nhân vật cá thể, nhân vật mang tính chiều sâu về tư tưởng ● Truyền thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa

○ Ra đời và phát triển dồi dào trong khoảng bốn thế kỷ XVI, XVII, XVIII và XIX Đây là thời kỳ suy thoái của chế độ quân chủ phong kiến, mâu thuẫn giai cấp diễn r sâu sắc

○ Truyền thuyết thời kỳ này ca ngợi những người anh hùng nhân dân một cách trung thực khách quan, ít lý tưởng hóa các nhân vật anh hùng

■ Truyền thuyết về người anh hùng nông dân khởi nghĩa là nguồn tài liệu lịch sử quý báu cho đời sau

● Truyền thuyết về các danh nhân văn hóa

○ Thời kỳ trung đại có một bộ phận truyền thuyết ca ngợi những anh hùng văn hóa kiệt xuất của dân tộc

○ Ví dụ : truyền thuyết về vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long ■ Ngợi ca những nhân cách cao cả, tài năng lỗi lạc của họ trong sự

nghiệp chấn hưng nền văn hiến của dân tộc, làm rạng danh các danh sĩ nước Nam khiến phương Bắc cũng phải e dè kính nể

2.4 Nghệ thuật

Khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại

2.5 Tổng kết

Truyền thuyết giúp ta nhận thức một cách đầy đủ và thi vị về lịch sử dân tộc , đồng thời bổ sung nguồn tư liệu quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử dân tộc.

3 TRUYỆN CỔ TÍCH

3.1 Khái niệm

Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự chủ yếu sử dụng yếu tố kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động

Trang 8

3.2 Đặc trưng

Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kì ảo

Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất, có cốt truyện hoàn chỉnh Truyện cổ tích có tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài học về đạo đức, ứng xử, về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh.

3.3 Nội dung

a Phản ánh hiện thực cuộc sống của người xưa:

● Trước hết là hiện thực cuộc sống gia đình trong xã hội cũ với những mối quan hệ và mâu thuẫn sâu sắc còn phản ánh qua mâu thuẫn nảy sinh từ sự tranh chấp về quyền lợi và địa vị của những người trong gia đình nó thường kéo dài, gay gắt, thậm chí một mất một còn.

● Bên cạnh đó , truyện cổ tích phản ánh hiện thực xã hội sâu sắc trong truyện các giai cấp luôn ở tình trạng thù địch lẫn nhau ở đó người lao động luôn là nạn nhân của sự áp bức bóc lột các giai cấp thống trị luôn cố tìm đủ mọi cách bóc lột sức lao động của người nông dân một cách tàn tệ giành mọi lợi ích về mình.

● Truyện cổ tích còn phản ánh những cảnh đời trái ngược trong xã hội kẻ ăn không hết người lần không ra

b Phản ánh ước mơ của người lao động:

● Ước mơ trở thành con người hoàn thiện hoàn mỹ ( cô Tấm, Thạch Sanh) ● Ước mơ đổi đời về phương diện vật chất

● Ước mơ đổi đời về phương diện chính trị ( chàng Sọ dị tật con nhà nghèo sau cùng trở thành Trạng Nguyên)

● Ước mơ về 1 thế giới công bằng chính nghĩa, người ở hiền gặp lành , kẻ yếu đuối được bênh vực , ác giả ác báo kẻ làm điều xấu thì bị trừng trị đích đáng.

3.4 Nghệ thuật

Có 3 dạng kết cấu cơ bản:

o Kết cấu 1 trục thẳng: là kiểu kết cấu cốt truyện có 1 nhân vật chính, nhân vật

đó hành động liên tiếp, các nhân vật và sự kiện bị chi phối bởi hành động của nhân vật đó

o Kết cấu 3 chặng tăng cấp: đây là kết cấu phổ biến của chuyện cổ tích thế giới

nhưng hiếm thấy ở truyện cổ tích Việt Nam Mỗi chặng của cốt truyện là 1 thử thách đối với nhân vật, thử thách sau cao hơn thử thách trước, khi vượt qua thử thách cuối là lúc họ đạt được mục đích cuối cùng và cốt truyện kết thúc.

o Kết cấu đồng quy: là kết cấu mà nhân vật chia làm hai tuyến, cả hai đều

đứng trước những thử thách như nhau, bản chất khác nhau của nhân vật được bộc lộ qua cách xử lý tình huống khác nhau, dẫn đến những kết thúc trái ngược nhau.

Trang 9

Xây dựng nhân vật:

Nhân vật cổ tích thần kì Nhân vật chính

Nhân vật địch thủ cho nhân vật chính Nhân vật trợ thủ cho nhân vật chính

-> Hai nhóm nhân vật đầu luôn ở hai thế giới đối lập, xung đột với nhau suốt cả cốt truyện Một bên đại diện cái ác

Một bên đại diện cái thiện

o Nhân vật chính thường được xây dựng thành nhân vật có tính lý tưởng, đẹp cả về phẩm chất lẫn hình thức bên ngoài.

o Còn có nhân vật kỳ ảo, nó giúp cho nhân vật chính khẳng định sự chiến thắng của bản thân Nó thường xuất hiện kịp thời đúng lúc để giải toả những bế tắc của nhân vật chính một cách triệt để

Nhân vật cổ tích sinh hoạt: Khá đông đảo nhưng không nhất quán

Đặc biệt ở chỗ tác giả luôn chọn những chi tiết đắt, tiêu biểu của nhân vật để thể hiện chủ đề

Chủ yếu tập trung vào những khoảnh khắc đặc biệt trong cuộc đời mỗi người, nắm lấy những cảnh, những tình huống độc đáo để nhân vật bộc lộ tính cách

Trong tiểu loại này không có nhân vật hoàn toàn tham lam độc ác, không có nhân vật thần kỳ nào tham gia vào để giúp cho nhân vật chính diện

Nhân vật cổ tích loài vật

Nhân vật chính là hững con vật mang tính cách rõ ràng, dựa vào những đặc tính vốn có nào đó của loài

=>Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt tạo sức hấp dẫn cho truyện cổ tích loài vật là xây dựng

những cuộc đối thoại Càng có nhiều cuộc đối thoại sinh động thì sẽ khiến câu chuyện thêm hấp dẫn thú vị

3.5 Tổng kết

Truyện cổ tích là thể loại tự sự xã hội , những nội dung mà truyện đề cập đến phản ánh ước mơ của người xưa , “chắp cánh cho những ước mơ của con người.khiến họ ham sống,sống vui vẻ và mạnh mẽ.Hơn nữa,truyện không ru ngủ con người bằng ước mơ , nó nâng đỡ những ước mơ lãng mạn và cao cả của con người nối liền với hiện thực,biến thành hiện thực” Chính vì vậy mà truyện cổ tích có sức sống lâu bền trong đời sống tinh thần của nhân dân ta.

4 TRUYỆN CƯỜI

Trang 10

4.1 Khái niệm

Truyện cười là những truyện kể dân gian sử dụng ngôn ngữ hành vi , hoàn cảnh ,tính cách đáng cười để gây cười từ đó bộc lộ quan điểm phê phán những gì đối lập trái tự nhiên, trái quy luật đồng thời gián tiếp khẳng định mặt tốt đẹp,tiến bộ của cuộc sống.

4.2 Đặc trưng

Luôn mang yếu tố gây cười cho người đọc

Thường được xây dựng,tạo nên từ những yếu tố gây cười

Các phương pháp gây cười được áp dụng vào câu chuyện một cách linh hoạt,nên áp dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại,nhờ đó câu chuyện sẽ tang them tính hài hước.

4.3 Nội dung

a.Tiếng cười khôi hài với mục đích mua vui, giải trí

● Tiếng cười làm mục đích chính ● Mua vui nhiều hơn tính xã hội ● Không nhiều triết lý

● Thường vui tươi sắc sảo mang lại tinh thần thoải mái ● Nhân vật

○ thường có khuyết tật : mù , điếc thong manh , ○ hay nhược điểm phổ biến : sợ vợ , hay ghen

● khai thác sự nhầm lẫn, máy móc hoặc mất cảnh giác về chính mình

TÓM TẮT : Những câu chuyện như thế này

● Thường không làm cho người ta khinh ghét tức giận, mà còn bao hàm sự thông cảm.

● Gây tiếng cười nhờ nghệ thuật hư cấu dựng truyện, tạo ra những tình huống, ngôn ngữ và cử chỉ đáng cười rất tài tình của tác giả dân gian.

b.Tiếng cười khôi hài với mục đích phê phán giáo dục

● Mang nội dung xã hội rõ rệt và phê phán mọi thói hư tật xấu ● Đề tài phê phán nổi bật

○ thói tham ăn

○ phóng đại bản tính nhân vật đến mức độ cực đoan

○ đặt nhân vật vào 1 tình huống bị phát hiện thực chất trong khi cố che giấu

c.Châm biếm đả kích những cái xấu trong xã hội

Trang 11

Tập trung vào đả kích phê phán những thói hư tật xấu của tầng lớp bên trên ● Tầng lớp vua quan

○ vạch trần sự vô đạo đức, bất tài, tham lam

○ hệ thống truyện trạng, ca ngợi nhân vật trạng thông minh tài trí, dám đương đầu với thế lực đen tối đồng thời cũng vạch trần bản chất xấu xa, giả dối, nhân cách thấp hèn của vua chúa quan lại.

● Các loại thầy trong xã hội

○ Thầy đồ, thầy bói, thầy phong thủy địa lý, thầy chùa

○ Những tên nhà giàu keo kiệt, tham lam, đê tiện ( phú hộ, địa chủ ) ○ Nội dung đả phá sự ngu dốt, làm mất nhân cách của nhân vật.

4.4 Nghệ thuật

a Nhân vật.

● Thường chỉ nhìn thẳng vào thực tại, quan sát những mục ruỗng của thực tại ấy ● chỉ xuất hiện với những nét tầm thường, xấu xa, đê tiện

● Nói năng hành động trong không gian đời thường, với những giả đối, mâu thuẫn đặc biệt giữa nội dung và hình thức.

● Phong phú nhưng thường mang tính đại diện cho 1 hạng người, 1 tầng lớp người hơn là cá nhân cụ thể.

● Thường có 2 loại nhân vật

○ nhân vật trực tiếp gây ra cái cười, nhưng không phải đối tượng thực sự của cái cười châm biếm.

○ Nhân vật gây ra cái cười và cũng là đối tượng bị đả kích

b Kết cấu như vở kịch ngắn

● Thời gian sự kiện ngắn

● Một lát cắt đồng đại, nhất thời trong cuộc đời nhân vật

● Trong khoảnh cắt đó, chi tiết được lựa chọn, bố trí sao cho cái đáng cười nhanh bị phát hiện, bung ra cách bất ngờ.

● Nhân vật được sắp xếp 1 cách tài tình khéo léo.

● nút thắt chặt dần đến khi cao trào thì cởi ra rất nhanh gần như nhập vào 1 điểm với cao trào.

● Yếu tố bất ngờ làm tiếng cười được nổ tung

c Tình huống

● Truyện cười là loại truyện tình huống ● Tình huống gây cười quan trọng nhất

○ phải được đặt cụ thể sinh động và đáng cười nhất ○ càng căng thẳng, khả năng gây cười càng lớn ● Thường phải rất ngắn

● Rõ ràng đơn giản

● Khiến người nghe tập trung chú ý ● Tạo bất ngờ, giải tỏa nhanh

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w