1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài tập khái quát văn hóa dân gian việt nam

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái quát Văn hóa Dân gian Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Thảo, Lưu Tiểu Nhi, Phạm Triệu Nhi, Thiều Thị Minh, Vũ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Thủy, Bùi Thị Việt Linh, Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn Phạm Lan Oanh
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa dân gian Việt Nam
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 159,61 KB

Nội dung

Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và môi tr

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI KIỂM TRA ĐIỀU KIỆN

HỌC KỲ: II NĂM HỌC: 2020-2021 BÀI TẬP: KHÁI QUÁT VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM

Giảng viên: Phạm Lan Oanh

Nhóm: 1

Lớp: VHTT11B

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2021.

Trang 2

Thành viên nhóm 1:

1 Nguyễn Thị Thu Thảo ( Nhóm rưởng)

2 Nguyễn Thị Thảo

3 Lưu Tiểu Nhi

4 Phạm Triệu Nhi

5 Thiều Thị Minh

6 Vũ Thị Bích Thủy

7 Nguyễn Thị Thủy (30/1)

8 Bùi Thị Việt Linh

9 Nguyễn Thị Thu Trang

Trang 3

Mục lục

1 Khái niệm văn hóa dân gian

1.1 Thuật ngữ văn hóa

1.2 Thuật ngữ dân gian

1.3 Văn hóa dân gian

2 Đặc trưng của văn hóa dân gian

2.1 Tính nguyên hợp

2.2 Tính dị bản

2.3 Tính diễn xướng

2.4 Tính nghệ thuật

3 Những vấn đề văn hóa xã hội ảnh hưởng đến văn hóa dân gian

3.1 Đặc điểm địa lý

3.2 Đặc điểm địa hình văn hóa khu vực

4 Những thành tố của văn hóa dân gian

4.1 Nghệ thuật ngôn từ dân gian

4.2 Nghệ thuật tạo hình dân gian

4.3 Nghệ thuật biểu diễn dân gian

4.4 Một số thành tố khác

5 Mối quan hệ của các thành tố

5.1 Giữa các thành tố với nhau

5.2 Giữa các thành tố với tâm thức và ứng xử dân gian

Trang 4

1 Khái niệm văn hóa dân gian

Để hiểu rõ nội hàm khái niệm văn hóa dân gian, chúng tôi sẽ hệ thống lại những đĩnh nghĩa về văn hóa và dân gian

1.1 Khái niệm văn hóa

GS Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong thực tiễn, trong sự tương tác của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội”

Nghị quyết TW5 khóa 8, Đảng quan niệm: Văn hoá bao gồm các lĩnh vực: tư tưởng, đạo đức, lối sống, giáo dục khoa học, văn học nghệ thuật, thông tin đại chúng, giao lưu văn hoá quốc tế, thể chế và thiết chế văn hoá …Văn hoá là nền tảng tinh thần, là mục tiêu, động lực thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển

Bách khoa toàn thư văn hóa Nga: “Văn hóa là toàn bộ những gì nhân tạo, do con người tạo ra đối lập với những gì thiên tạo, tự nhiên”

Trung Quốc: Văn trị giáo hóa ( Khổng Tử - văn hóa gắn với giáo dục)

Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loiaf người, mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn hojcm nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn mặc và phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo và phát minh

đó tức là văn hóa.”

Bên cạnh đó là những cách hiểu khác về văn hóa:

Văn hóa là hoạt động sáng tạo của con người (văn hóa gắn với con người, đối lập với những gì có sẵn trong tự nhiên)

Văn hóa là những giá trị mà con người tạo ra (gắn liền với những chuẩn mực, với cái đẹp) Văn hóa là phương thức ứng xử của con người với môi trường sống Văn hóa là tri thức, là trình độ học vấn Văn hóa là những gì người ta làm, người ta nghĩ, người ta có với tư cách là thành viên của xã hội

Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình con người tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội (quá trình sống, sinh tồn, phát triển)

Trang 5

Văn hóa Việt Nam là giá trị vật chất và tinh thần do người Việt Nam (cộng đồng các dân tộc Việt Nam) tạo ra trong quá trình hình thành và phát triển…

1.2 Thuật ngữ dân gian

Văn hóa dân gian là cội nguồn của mọi nền văn hóa trên thế giới, là cơ sở rất quan trọng của văn hóa dân tộc, chi phối đời sống con người mọi phương diện

do vậy không thể hiểu được bản sắc của một dân tộc nếu như không hiểu văn hóa dân gian của dân tộc đó

Thuật ngữ dân gian có thể hiểu như sau:

Chữ “dân” là người dân, nhân dân, hội đồng nhân dân, công dân, quần chúng, dân trị, Dân xuấ hiện ở những thời điểm khác nhau ( xưa, nay, mai sau…) trong những xã hội khác nhau

“dân” trong dân gian được hiểu là quầ chúng nhân dân lao động đa dạng về ngành nghề, vị thế xã hội, trình độ nhận thức, tư duy, các sản phẩm sáng tạo Chữ “gian” có nhiều nghĩa khác nhau: gian tà, gian tham, gian nan, dân gian, trung gian…

Gian trong “dân gian” là khoảng, khu vực lớn, vùng (không gian)

Dân gian có nghĩa là ”trong dân”: trong khu vực, trong địa hạt của dân, trong đời sống của dân – đời sống hàng ngày, là thực tiễn, những gì diễn ra xung quanh cuộc sống của người dân

1.3 Văn hóa dân gian

Văn hóa dân gian ( foklore) được thể hiện ở mọi lĩnh vực, mọi không gian, mọi thời điểm có cuộc sống, có người dân thì ở đó có văn hóa dân gian Tìm hiểu về văn hóa dân gian là tiếp cận với cuộc sống của dân tộc đó, đi sâu vào cuộc sống của dân tộc đó

, văn hóa dân gian là sáng tạo của dân, từ dân và phục vụ cho cuộc sống của dân VHDG là bộ phận quan trọng cấu thành văn hóa dân tộc, nó là kho tri thức, trí tuệ vô giá của nhân dân, là thứ văn hóa được tồn tại, lưu giữ và thực hành ở trong dân (là văn hóa của dân, từ dân mà ra, và phục vụ cuộc sống của dân

Trang 6

Quá trình hình thành VHDG: thực tiễn - sáng tạo – sản phẩm – phục vụ/chi phối – thực tiễn

VHDG là bộ phận văn hóa phi văn bản, phi chính thống do quần chúng nhân dân lao động sáng tạo, lưu giữ và sử dung Lực lượng sáng tác chính là dân, các tác phẩm phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân Các sản phẩm văn hóa dân gian chi phối đời sống của người dân

2 Đặc trưng văn hóa dân gian

2.1 Tính nguyên hợp

Tính nguyên hợp là đặc trưng đầu tiên, cơ bản nhất của các hiện tượng văn hóa dân gian văn hóa dân gian

Khi làm công việc sáng tạo, dân gian không phân biệt rạch ròi các hình thức như văn, nhạc, múa, diễn… mà họ kết hợp sử dụng tất cả các hình thức đó Họ có sẵn những phương tiện ngôn từ như hình ảnh, âm thanh, động tác,… và sử dụng tất cả các hình thức đó một tổng hóa, tỉ lệ có thể cao thấp khác nhau, nhưng không chuyên hẳn một phưng tiện hay biện pháp nào

Buổi khởi đầu đó con người vừa là nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ,… tất cả những khả năng thể hiện, cảm thông, phản ánh đó cùng một lúc hòa với nhau (hợp) trong giây phút khởi đầu ( nguyên) Vì thế người ta gọi là nguyên hợp Công thức để minh họa sự tổng hợp này là:

- Môi trường ( viết tắt là C) : diễn ra ở đâu

- Lịch sử (viết tắt là H) : có quan hệ gì với thời điểm lịch sử nào

- Hành động (viết tắt là A) : có những công việc gì

- Màu sắc( viết tắt là P) : có màu cờ quạt, quần áo, cảnh trí

- Sự phân vai( vi t tắt là R) : có các vai diễn trong kịch, trong trò, trong diễn xướng

- Những tình tiết (viết tắt là I): có nhiều chi tiết về sự việc hoặc tính cách

- Sự hóa trang ( viết tắt là M) : có sự tô điểm, dùng mặt nạ, khí giới

Trang 7

- Những ngôn từ ( viết tắt là L): có lời lẽ, ngôn từ

Gộp cả 9 yếu tố lại, ta có chữ CHAPRIMOL Cái tổng hòa chaprimol này phản ánh rất đầy đủ tính nguyên hợp của căn hóa dân gian

2.2 Tính dị bản

VHDG có tính đa tác giả nên dẫn đến tính dị bản cao Ai cũng cho lời ca, hát, kể của mình là đúng và khó xác định tính chân xác của tác phẩm dân gian đó do yếu tố lan truyền văn hóa qua 3 cấp độ:

- Dị bản cấu trúc: cốt truyện, tích trò, kết cấu xây dựng khác nhau dù cùng nội dung

- Dị bản địa phương: địa phương hóa theo phong tục tập quán riêng

- Dị bản nghệ nhân: tài hoa của từng nghệ nhân khác nhau

2.3 Tính diễn xướng

Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không gian diễn xướng

Diễn xướng là một đặc trưng quan trọng góp phần định hình toàn vẹn tác phẩm dân gian Diễn xướng trả văn hóa dân gian về với môi trường nảy sinh, về với hình hài khởi đầu và về với cái duyên của nó Lời nói, khác với chữ viết, có một

bộ phận ý nghĩa được tạo sinh bằng ngữ điệu Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không gian diễn xướng

Thuật ngữ “diễn xướng” thể hiện được đặc trưng của văn họá dân gian ở chỗ cộng gộp được mối liên hệ giữa người diễn xướng với môi trường và các cá nhân tham gia vào không gian diễn xướng

Diễn xướng đồng thời là sự thể hiện đặc trưng nguyên hợp Diễn xướng phô diễn vẻ đẹp dân gian qua cả nghệ thuật ngôn từ, âm nhạc và vũ đạo trong môi trường – không gian diễn xướng Tính diễn xướng của văn học dân gian thể hiện khác nhau ở từng thể loại Tùy vào thể loại mà phương thức diễn xướng tập trung vào lời nói, trình bày sáng tác dân gian bằng động tác, lời lẽ, âm thanh, nhịp điệu

Trang 8

Còn nghệ thuật diễn xướng do người Việt sáng tạo nên, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, môi trường sống Các trò diễn dân gian, cách thức tổ chức hội làng, đồng dao trẻ em… xuất phát từ quan niệm cộng sinh, cộng cảm, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần Diễn xướng là sự liên kết, gắn bó tất cả mọi người tham gia, hình thành nên cộng đồng bền vững với ý thức cùng chung sống Như vậy, diễn xướng mang tính nguyên hợp không phân tách, gồm hai thành tố cơ bản đặc hữu cùng tham gia theo dẫn giải:

- Diễn: Hành động xảy ra

- Xướng: Hát lên, ca lên

Với nội hàm trên, khái niệm diễn xướng có nghĩa sau:

Diễn xướng là tổng thể các phương thức nghệ thuật, cùng thể hiện đồng nhất giữa ca hát và hành động của con người theo chiều thẩm mỹ

Ví dụ về tính diễn xướng qua không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên: người biểu diễn là thường là nam giới Cách thức diễn xướng là: dùng cườm tay hoặc nắm tay rồi đánh vào núm của cồng, chiêng Hoặc trình diễn kết hợp với múa theo vòng tròn

Dàn chiêng thường có 13 đến 15 chiêc, mỗi người phụ trách một âm trong một dàn nhạc Cồng chiêng được biểu diễn trong nhiều dịp: như chiêng trong nhà mồ: u buồn, ảm đạm; chiêng mùa gặt: rộn ràng, tươi vui Không gian diễn xướng cồng chiêng thường ở nhà sàn, nhà rông, nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng,…

2.4 Tính nghệ thuật

Văn hóa dân gian sử dụng phương pháp nghệ thuật: văn hóa dân gian phản ánh cuộc sống nhưng không qua sao chép mà thông qua các biểu tượng (lời ru, điệu hát, giao duyên)

Ví dụ về tính nghệ thuật qua nghệ thuật tạo hình là:

- Chất liệu để thể hiện tính nghệ thuật:chủ yếu lấy từ thực vật(tranh , tre, gỗ, sành sứ)

Trang 9

- Mô típ thể hiện: tất cả các sự vạt xung quanh con người trở thành các yếu tố đưa lên hội họa trong các sản phẩm: cây cỏ, hoa lá, động vật(trâu, gà, lợn),các loại các dưới nước…

- Màu sắc: sử dụng từ nguồn gốc thực vật

3 Những vấn đề văn hóa xã hội ảnh hưởng đến văn hóa dân gian

3.1 Đặc điểm địa lý

Việt Nam là một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương, trung tâm khu vực Đông Nam Á Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa với lượng mưa trung bình trong năm khoảng trên 2.000mm (cá biệt có nơi như vườn quốc gia Bạch Mã (Thừa Thiên) đạt tới 7.977mm), vào loại cao nhất thế giới Sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn hóa dân gian

Có thể nói đặc trưng nước chính là kết quả tổng thể của những đặc điểm về địa hình, địa lý cũng như khí hậu Sông nước đã để lại dấu ấn rất quan trọng trong tinh thần văn hóa khu vực này Đây là một hằng số địa lí quan trọng, chính nó tạo nên nét độc đáo của nền văn hóa nông nghiệp lúa nước Ta có thể bắt gặp dấu ấn sông nước trong nhiều thành tố của văn hóa dân gian Như trong nghệ thuật ngôn từ dân gian, ta dễ dàng nhận thấy những làn điệu hò, vè ca bên bờ sông; hay không khó bắt gặp tính sông nước trong các bài ca dao, tục ngữ như:

- Mênh mông sóng nước tăm tăm

Ai về Châu Đốc ghé thăm làng bè

- Qua sông anh đứng anh chờ

Qua cầu anh đứng ngẩn ngơ vì cầu

Yếu tố nước mang tính chất phổ quát, ta có thể bắt gặp yếu tố này trong nghệ thuật biểu diễn dân gian như múa rối nước

3.2 Đặc điểm loại hình văn hóa khu vực

Việt Nam thuộc văn hóa nông nghiệp phương đông (văn hóa trọng tĩnh): nằm trong vùng văn hóa phương Đông, văn hóa nông nghiệp, ứng xử với môi trường

tự nhiên, sống phụ thuộc vào tự nhiên Những yếu tố này ảnh hưởng lớn đến các thành tốvăn hóa dân gian như các phong tục dân gian về thờ cúng các vị thần tự

Trang 10

nhiên, các lễ hội dân gian cầu mùa màng tốt tươi, các tri thức dân gian về mùa

vụ, canh tác cây trồng,…

Văn hóa Việt Nam được hình thành trên nền không gian của văn hóa khu vực Đông Nam Á Tuy có sự giao lưu và gắn bó mật thiết với văn hóa trung hoa nhưng trong cội nguồn thì không gian văn hóa Việt Nam được hình thành trên nền văn hóa Đông Nam Á Văn hóa Việt Nam là nơi hội tụ đầy đủ nhất của văn hóa khu vực Giáo sư Đinh Gia Khánh gọi “Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ”

4 Những thành tố của văn hóa dân gian

4.1 Nghệ thuật ngôn từ dân gian

Văn hóa dân gian chính là những sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miệng do con người sáng tạo ra trong khi tham gia các sinh hoạt tập thể nhằm biểu đạt, ghi lại những tri thức, kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm về cuộc sống xã hội và thiên nhiên, vũ trụ

Trong kho tàng văn hóa dân gian thành tố này chiếm vị trí lớn nhất, có diện rộng được ứng dụng thuận lợi trong các bình diện sinh hoạt Nghệ thuật ngôn từ dân gian gồm hai phạm trù là văn học và ngôn ngữ và thường vận dụng các loại hình tự sự, trữ tình để thể hiện Từng thể loại trong những phạm trù ấy đều dồi dào khối lượng và phong phú nội dung, có thể dựa theo cách gọi tên quen thuộc

mà chia ra:

- Sáng tác dân gian văn xuôi: gồm có thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn truyện cười,

- Sáng tác dân gian văn vần gồm có trường ca, truyện thơ, ca dao, đồng,…

Ở phạm trù ngôn ngữ có nhiều thể loại đa dạng: tục ngữ, phương ngôn, thành ngữ có thể quy vào một nhóm Nhóm kia là những khẩu ngữ, tiếng lóng

Nghệ thuật ngôn từ dân gian tồn tại có dạng:

- Tồn tại ngầm ẩn (trí nhớ con người)

- Tồn tại theo hình thức diễn xướng

- Cố định (Tác phẩm dân gian)

Trang 11

4.2 Nghệ thuật tạo hình dân gian

Nghệ thuật tạo hình gắn chặt với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội Con người sử dụng các nguyên liệu , vật liệu có sẵn trong tự nhiên nơi con người sinh sống để tạo ra các vật phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người (ăn, mặc,

ở, đi lại, vui chơi giải trí ), lưu lại thông qua vật thể (chùa, miếu, đền, đình, nhà

ở, vật dụng ) thể hiện tính ích dũng nâng lên thành thẩm mỹ Môi trường xã hội: làng quê, các nghề truyền thống ra đời; đan lát, dệt vải, điêu khắc, chạm trổ làng nghề truyền thống ra đời

Nghệ thuật tạo hình dân gian là những tác phẩm mỹ thuật dân gian, ra đời vì mục đích sử dụng thực tế, để thỏa mãn những nhu cầu trong sinh hoạt bình thường của người dân hay hoạt động tôn giáo tín ngưỡng

Nghệ thuật tạo hình rất phong phú đa dạng có nhiều loại hình:

Kiến trúc dân gian:

- Gắn chặt với môi trường tự nhiên phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội:dân chúng trong xã hội cổ xưa biết sử dụng các vật liệutrong tự nhiên(tranh, tre, nứa ) để xây dựng những kiến trúc dângian: nhà ở, kiến trúc công cộng

- Kiến trúc nhà ở dân gian: Không gian: cao ráo, thoáng mát, xung quanh làng có

gò đồi bao quanh,mặt chồi phía trước Hướng,phong thủy: cao ráo, xung quanh

có bờ tre, rặng dâm bụt âm dương hài hòa làm ăn mới phát đạt

- Kiến trúc công cộng:cầu, quán liếng,miếu đình,chùa

Hội họa dân gian:

- Hình vẽ,điêu khắc trên trống đồng, nhà ở và các công trình công cộng dân gian như đình, chàu, miếu

- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nghề thủ công

- Tranh dân gian:Hàng Trống, làng Sình, Đông Hồ

Điêu khắc dân gian: chạm khắc, sơn khảm, tạo đúc

4.3 Nghệ thuật biểu diễn dân gian

Nghệ thuật biểu diễn dân gian là loại hình sáng tác văn học làm lay động tư tưởng và cảm xúc của con người (VD: điện ảnh, âm nhạc, hội hoạ ), những kĩ năng trong cuộc sống đạt đến mức độ chuyên nghiệp (nghệ thuật nấu ăn,…)

Ngày đăng: 08/04/2024, 17:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w