1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập nhóm học phần thị trường chứng khoán báo cáo đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam

34 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Tác giả Trần Thu Hà, Nguyễn Duy An, Đinh Thị Bích Thủy, Vũ Thị Phương Mai, Trần Thị Thanh Loan, Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Lê Duy Đức Thắng, Lục Tuấn Thành, Phạm Thị Trà My, Phạm Thu Huyền
Người hướng dẫn NCS Lê Thị Bích Ngân
Trường học Học viện Ngân hàng Khoa Tài chính
Chuyên ngành Thị trường chứng khoán
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 6,86 MB

Cấu trúc

  • I. Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán (5)
    • 1. Giới thiệu về công ty chứng khoán VPS (5)
      • 1.1. Thành lập (5)
      • 1.2. Hoạt động kinh doanh (5)
      • 1.3. Thành tích nổi bật (5)
      • 1.4. Lý do lựa chọn công ty cổ phần chứng khoán VPS (5)
    • 2. Quy trình đầu tư (6)
      • 2.1. Các bước mở tài khoản (6)
      • 2.2. Cách nộp tiền vào tài khoản (13)
      • 2.3. Cách thức đặt lệnh (14)
  • II. Giao dịch trên thị trường chứng khoán (17)
    • 1. Nhật ký đầu tư (17)
      • 1.1. Cổ phiếu LAF (17)
      • 1.2. Cổ phiếu GVR (19)
      • 1.3. Cổ phiếu MBB (20)
    • 2. Phân tích kỹ thuật theo các chỉ số cơ bản (24)
  • III. Đánh giá hiệu quả đầu tư (3)
    • 1. Mã cổ phiếu GVR (28)
    • 2. Mã cổ phiếu MBB (28)
    • 3. Mã cổ phiếu LAF (29)
  • IV. Bài học kinh nghiệm (3)
    • 1. Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán (31)
      • 1.1. Khái niệm (31)
      • 1.2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong phân tích chứng khoán (31)
      • 1.3. Ví dụ thực tiễn (31)
    • 2. Bài học kinh nghiệm (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

HỌC VIỆN NGÂN HÀNGKHOA TÀI CHÍNHBÀI TẬP NHÓMHọc phần: Thị trường chứng khoánBáo cáo đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt NamGiảng viên hướng dẫn : NCS Lê Thị Bích NgânNhóm th

Giới thiệu chung về thị trường chứng khoán

Giới thiệu về công ty chứng khoán VPS

Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) được thành lập vào năm 2006 và có tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBS) Trong năm 2015, Công ty đã chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần Đến năm 2018, VPBS đã đổi tên thành CTCP Chứng khoán VPS (VPS).

Hiện tại, VPS đã trở thành một trong những công ty chứng khoán hàng đầu tại Việt Nam Tính đến hết quý I/2024, VPS đứng đầu thị phần môi giới chứng khoán trên

2 sàn chứng khoán HOSE, HNX Cụ thể, VPS đang chiếm khoảng 1/5 thị phần môi giới của sàn HOSE với 20,29%, trong khi đó vị trí thứ 2 là SSI chỉ chiếm 9,32% Ở sàn HNX, VPS cũng chiếm đến 24,7% thị phần môi giới.

Các dịch vụ cốt lõi của VPS là Dịch vụ ngân hàng đầu tư, Nghiên cứu và phân tích, Dịch vụ môi giới khách hàng cá nhân, Dịch vụ môi giới khách hàng tổ chức, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ khách hàng cá nhân cao cấp.

Hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng tâm xuyên suốt trong định hướng phát triển của VPS Cụ thể, VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A),

Công ty VPS đã được ghi nhận và trao tặng những giải thưởng danh giá đến từ các tổ chức uy tín hàng đầu trong và ngoài nước Một số giải thưởng có thể kể đến như:

- Dịch vụ Môi giới Tài chính tiêu biểu 2023 tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2023

- Giải thưởng “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2023” do Tạp chí World Business Outlook vinh danh

- Giải thưởng “Công ty Môi giới Chứng khoán tốt nhất Việt Nam năm 2022” &

“Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2022” do tạp chí FinanceAsia vinh danh

- Giải thưởng "Công ty chứng khoán được khách hàng hài lòng nhất" năm 2021” do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG trao tặng.

1.4 Lý do lựa chọn công ty cổ phần chứng khoán VPS

Với ứng dụng VPS SmartOne, khách hàng có thể mở tài khoản chứng khoán trực tuyến tại công ty VPS Đây là một cách thức mở tài khoản vô cùng đơn giản, tiện lợi và nhanh chóng khi mà khách hàng sẽ không cần phải đến trực tiếp công ty để mở tài khoản. được đánh giá là có tính ổn định cao, ít khi xảy ra lỗi, tốc độ thực hiện giao dịch nhanh chóng và cùng với đó là mức độ bảo mật tốt, hạn chế tối đa những tình huống xấu có thể xảy ra.

Hỗ trợ lệnh giao dịch FS (Fractional Share) là loại lệnh cho phép các nhà đầu tư có thể mua bán bất kỳ cổ phiếu với số lượng cổ phiếu bất kỳ Theo quy định, lô chứng khoán cho các sàn giao dịch là 100 cổ phiếu, nhưng với lệnh FS nhà đầu tư có thể mua và bán cổ phiếu lẻ tới 1 - 2 cổ phiếu hoặc thậm chí đến con số thập phân như 1,5.

Dịch vụ chăm sóc, tư vấn khách hàng vô cùng chuyên nghiệp, tận tâm, luôn sẵn sàng giải đáp và giải đáp một cách nhanh chóng những thắc mắc của khách hàng.

Quy trình đầu tư

2.1 Các bước mở tài khoản

Nhóm thực hiện mở tài khoản chứng khoán VPS online

Bước 1: Tải ứng dụng Smartone

- Vào app, tại màn hình chọn “Mở tài khoản” để truy cập màn hình "Nhập thông tin cá nhân" và tiếp tục thực hiện mở tài khoản

Bước 2: Tại màn hình "Nhập thông tin cá nhân", điền đầy đủ các thông tin theo yêu cầu và bấm "Tiếp tục" để truy cập màn hình lựa chọn đăng ký tài khoản

Bước 3: Lựa chọn tài khoản số đẹp phù hợp và bấm "Tiếp tục" để truy cập màn hình

Bước 4: Tại màn hình "Xác thực thông tin", thực hiện đầy đủ các bước theo hướng dẫn để xác thực thông tin

Bấm "Tiếp tục" để truy cập màn hình "Xác nhận thông tin" Tại màn hình "Xác nhận thông tin", kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin và bấm "Tiếp tục" để chuyển đến màn hình "Tạo tài khoản"

Bước 5: Tại màn hình "Tạo tài khoản", thực hiện tạo "Tên đăng nhập/ Smart Id" và

"Mật khẩu" theo quy định Bấm "Tiếp tục" để truy cập màn hình "Nhập mã OTP" và thực hiện nhập mật mã SMS OTP được gửi về số điện thoại đăng ký.

Bước 6: Xác thực OTP thành công, hiển thị màn hình thông báo mở tài khoản thành công

Bước 7: Hoàn thành nhận số tài khoản – mật khẩu và hợp đồng mở tài khoản thông qua gmail.

2.2 Cách nộp tiền vào tài khoản

Bước 1: Đăng nhập vào website hoặc ứng dụng trực tuyến của MBBank, chọn chức năng “Chuyển tiền nhanh 24/7”

Bước 2: Nhập thông tin thụ hưởng như sau:

Số tài khoản thụ hưởng: 9611N23009

Tên tài khoản thụ hưởng: Nguyễn Duy An

Ngân hàng thụ hưởng: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV Thời gian nhận tiền: TKCK nhận được tiền trong 3-4 phút sau khi hoàn tất giao dịch

Bước 1: Tại màn hình mua/bán chọn tài khoản để giao dịch

Bước 2: Nhấp vào biểu tượng “Tìm mã cổ phiếu” và tìm chọn mã

Bước 3: Sau khi chọn được mã ưng ý, thực hiện chọn lệnh điều kiện, khối lượng, giá và lệnh mua/bán

Bước 4: Sau khi đặt lệnh mua/bán, kiểm tra lại thông tin và bấm xác nhận tại màn hình xác nhận lệnh.

Giao dịch trên thị trường chứng khoán

Nhật ký đầu tư

1.1 Cổ phiếu LAF a Lý do chọn

Về xuất khẩu hạt điều, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 3/2024, xuất khẩu hạt điều của Việt Nam đạt 55 nghìn tấn, trị giá 289 triệu USD, tăng 106,8% về lượng và tăng 103,4% về trị giá so với tháng 2/2024 Đây được xem là một ngành tiềm năng có thể đem lại lợi nhuận cho các nhà đầu tư.

Về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, năm 2023 CTCP Chế biến hàng Xuất khẩu Long An đạt được LNTT là 36,2 tỷ đồng tăng 11% so cùng kỳ năm 2022 và đạt 103% so kế hoạch 2023 Công ty luôn chủ động nắm bắt tình hình thị trường, tập trung kinh doanh mảng hàng đem lại hiệu quả cao Bên cạnh đó công ty luôn kiểm soát được tình hình công nợ, tài chính lành mạnh, cân đối tiết giảm chi phí lãi vay triệt để Đồng thời xây dựng mô hình kinh doanh đúng đắn, ổn định, bền vững, tăng tính cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành Dưới đây là các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của công ty:

(nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Chế biến HXK Long An năm 2023) b Quá trình đầu tư

Sau quá trình theo dõi tình hình thị trường và tìm hiểu các mã cổ phiếu, nhóm đã quyết định đầu tư mã LAF Nhóm đã đặt lệnh thành công mua 5 CP LAF vào lúc 10:49 ngày 15/3/2024 bằng lệnh thường với giá khớp lệnh là 14.6 nghìn đồng 1 CP.

Sau khi mua LAF nhóm tiến hành theo dõi biến động giá của CP Từ ngày 18 đến 28/3 giá LAF giảm tương đối sâu (giá lúc 9h ngày 28/3 là 13.8 nghìn đồng)

Sang 1/4 giá LAF tăng lên, lúc 13h là 14.6 nghìn đồng, nhóm kì vọng giá tiếp tục tăng.

Từ ngày 12 đến 19/4 LAF lại giảm sâu, giá lúc 9h ngày 19/4 là 13.8 nghìn đồng. Sang đến 22/4, nhận thấy giá LAF tăng lên, nhóm đã quyết định đặt lệnh bán cắt lỗ CP này vào lúc 9:27 và đã khớp lệnh lúc 14:14 với giá khớp là 14 nghìn đồng.

1.2 Cổ phiếu GVR a Lý do chọn

GVR là tập đoàn cao su lớn nhất Việt Nam, sở hữu hệ thống công ty con, liên kết trải dài khắp cả nước, hoạt động trong nhiều lĩnh vực như sản xuất, chế biến cao su, xuất khẩu, tài chính, bất động sản, Nhờ vậy, GVR có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn và tiềm năng phát triển mạnh mẽ GVR có kết quả kinh doanh ổn định trong nhiều năm qua, với doanh thu và lợi nhuận liên tục tăng trưởng.Ngoài ra, GVR được điều hành bởi đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm và có tầm nhìn chiến lược, đã dẫn dắt công ty vượt qua nhiều giai đoạn khó khăn và gặt hái được nhiều thành công

Triển vọng: Giá cao su xuất khẩu đầu năm 2024 đã tăng so với năm 2023 Trên thị trường thế giới, hiện giá cao su tự nhiên đã tăng lên mức cao chưa từng thấy trong

7 năm do nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc cùng với sản lượng kém ở Thái Lan, nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới Nhu cầu cao su thế giới dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới, đặc biệt là ở các thị trường như b Quá trình đầu tư

Trải qua quá trình nghiên cứu thị trường và đánh giá kỹ lưỡng các mã cổ phiếu, nhóm đã chọn mã GVR để đầu tư Vào lúc 13:11 ngày 14/03/2024, nhóm đã thực hiện giao dịch mua thành công 2 CP GVR bằng lệnh thường với giá khớp lệnh là 32.750 đồng/ 1 CP.

Kể từ khi mua vào GVR, nhóm đã dành thời gian theo dõi sát sao diễn biến giá của cổ phiếu này Tuy nhiên, chỉ trong vòng 1 tuần, giá GVR liên tục biến động thất thường Cụ thể, ngày 15/03/2024, giá cổ phiếu tăng 1.800 đồng/ CP nhưng sang ngày 18/03/2014 lại giảm 2.050 đồng/CP và đến ngày 20/03/2024 thì tăng 250 đồng/CP khiến nhóm quyết định bán ra Vào lúc 10:16 ngày 20/03/2024, nhóm bán 2 cổ phiếu GVR, giá khớp 32.600 đồng/ CP

1.3 Cổ phiếu MBB a Lý do chọn Đối với hoạt động của ngân hàng TMCP Quân Đội, năm 2023, Ngân hàng đã giữ được nhịp tăng trưởng ổn định và chắc chắn Các công ty thành viên tăng trưởng bền vững và giữ được thị phần, đơn cử như Công ty Chứng khoán MB (MBS), Công ty Bảo hiểm MB (MIC)… Lợi nhuận toàn tập đoàn hơn 26.300 tỷ đồng, ở mức cao nhất từ trước tới nay Về chất lượng tài sản, nếu nhìn theo quý thì MB đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, các khoản nợ xấu đều được trích lập dự phòng tốt.

→ Tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận năm 2024 của MBBank được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực như: Kỳ vọng quy mô tín dụng năm 2024 của MBB tiếp tục tăng trưởng; Tận dụng lợi thế nguồn vốn thấp và tỷ lệ CASA cao sẽ giúp tỷ lệ NIM năm

2024 mở rộng hơn và dự kiến tăng về mức trên 5% sau khi tạo đáy trong năm ngoái;

Là ngân hàng sở hữu lợi thế hệ sinh thái dịch vụ tài chính toàn diện, hỗ trợ tăng trưởng bền vững cho MBB trong dài hạn, bao gồm cho vay tiêu dùng, bảo hiểm, môi giới chứng khoán và quản lý quỹ… b Quá trình đầu tư

Theo dự báo của Stockbiz và quá trình theo dõi tình hình thị trường, nhận thấy giá MBB có xu hướng giảm nhóm đã quyết định đầu tư mã MBB Nhóm đã đặt lệnh thành công mua 3 CP MBB bằng lệnh thường với giá khớp lệnh là 23.65 nghìn đồng/ CP.

Kể từ khi mua vào MBB, nhóm đã dành thời gian theo dõi sát sao diễn biến giá của cổ phiếu này

Tuy nhiên sau đó, MBB giảm tương đối sâu ở 2 ngày 18 và 19 (23.200 đ) Nhóm tiếp tục theo dõi.

MBB sau đó đã tăng giá, đến các ngày 22, 25, 26, 27 liên tiếp tăng Đến ngày 28/03/2024, nhóm quyết định bán 3 CP MBB ở mức giá 25.450 đ/CP

Tính toán một số giá trị sau khi đầu tư: Đơn vị: nghìn đồng

Mã CP LAF GVR MBB

Giá trị đặt lệnh mua

Giá trị khớp lệnh mua (= Giá trị đặt lệnh mua )

Giá trị khớp lệnh bán

(Giá trị khớp lệnh bán

Phí môi giới (= Giá trị khớp lệnh mua x Tỷ lệ phí môi giới x Khối lượng CP)

Số tiền bị trừ trong tài khoản khi đặt lệnh mua (= Giá trị khớp lệnh mua x (1+ Tỷ lệ phí môi giới) x Khối lượng CP)

Số tiền được chuyển về tài khoản sau khi bán thành công (=Giá trị khớp lệnh bán x (1 -

Tỷ lệ phí môi giới -

Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần) x

Tỷ lệ phí môi giới = 0.027% (Giao dịch trực tuyến cơ sở của Công ty Chứng khoán VPS)

Thuế TNCN từ chuyển nhượng cổ phần = 0.1% (theo Công văn 1211/TCT- DNNCN ngày 04/04/2019 của Tổng cục thuế)

Đánh giá hiệu quả đầu tư

Mã cổ phiếu GVR

Ngày 14/03/2024, nhóm đã quyết định đặt mua 2 mã cổ phiếu GVR (Tập Đoàn Công Nghiệp Cao Su Việt Nam - CTCP) với mệnh giá 32,750 đồng/ cổ phiếu, trả phí lệnh mua là 17 đồng.

Sau khi theo dõi và thấy được rủi ro của mã GVR, nhóm đã thống nhất cắt lỗ và bán mã chứng khoán GVR vào ngày 20/03/2024 với mức giá là 32,600 đồng/ cổ phiếu, phí lệnh bán là 16 đồng và thuế TNCN chuyển nhượng CK là 66 đồng

Tỷ lệ lỗ của cổ phiếu GVR khi chưa trừ các chi phí mua bán:Giá khớp lệnh bán*số lượngGiá khớp lệnh mua*số lượng*1002,600*232,750*2*100 = 0.46%

=> Cổ phiếu GVR lỗ 0.46% - tương ứng với số tiền lỗ là 300 đồng.

Mã cổ phiếu MBB

Ngày 14 /03/2024, nhóm đã quyết định đặt mua 3 mã cổ phiếu MBB (Ngân hàng TMCP Quân đội - MB) với mệnh giá 23,650 đồng/ cổ phiếu, trả phí lệnh mua là 19 đồng.

Sau khi theo dõi và thấy được sự phát triển và tăng trưởng tiềm năng của MBB, nhóm đã thống nhất chốt lãi và bán mã chứng khoán MBB vào ngày 28/03/2024 với mức giá là 25,450 đồng/ cổ phiếu, phí lệnh bán là 20 đồng và thuế TNCN chuyển nhượng CK là 76 đồng

Tỷ lệ lãi của cổ phiếu MBB khi chưa trừ các chi phí mua bán:

Giá khớp lệnh bán*số lượngGiá khớp lệnh mua*số lượng*100

=> Cổ phiếu MBB lãi 7,61% - tương ứng với số tiền lãi là 5400 đồng Kết quả đó tạo nên nhờ sự phân tích đầu tư và tầm nhìn triển vọng về Ngân hàng TMCP Quân đội -

MB mà nhóm đã có được tỉ suất sinh lời khá hiệu quả.

Bài học kinh nghiệm

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực chứng khoán

1.1 Khái niệm Đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động kinh doanh chứng khoán: là tập hợp các chuẩn mực hành vi, cách cư xử và ứng xử được quy định cho nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán nhằm bảo vệ và tăng cường vai trò, tính tin cậy, niềm tự hào của nghề nghiệp kinh doanh chứng khoán trong xã hội.

1.2 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp trong phân tích chứng khoán

Tại hội nghị, các đại biểu, đại diện các thành viên của VASB đã tập trung trao đổi, thảo luận và cho ý kiến đóng góp đối với nội dung dự thảo Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho người hành nghề chứng khoán, trong đó, nội dung cốt yếu tập trung ở các vấn đề chính sau:

+ Đảm bảo văn hóa chịu trách nhiệm ở tất cả các cấp

+ Hạn chế và giải quyết rủi ro đạo đức thông qua các chính sách thưởng, phạt hợp lý, đảm bảo hành vi đạo đức tốt được nêu gương và hành vi đạo đức không tốt bị bài trừ

+Tạo hệ thống tự xác định các vấn đề và các xu hướng đáng ngờ

+ Duy trì văn hóa chủ động giải quyết các nghi ngờ và vi phạm; khuyến khích

Bộ quy tắc Đạo đức nghề nghiệp ngành chứng khoán

Quy tắc 1: Cần hiểu, tuân thủ và liên tục cập nhật các quy định của pháp luật

Quy tắc 2: Cần xây dựng cơ sở hạ tầng và nguồn lực phù hợp

Quy tắc 3: Xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp và năng lực phù hợp

Quy tắc 4: Cạnh tranh lành mạnh

Quy tắc 5: Hiểu biết và tôn trọng khách hàng

Quy tắc 6: Quản lý xung đột lợi ích: hành động vì lợi ích tối đa của khách hàng

Quy tắc 7: Đạo đức kinh doanh

Quy tắc 8: Môi trường xã hội và quản trị thông tin

Hai vụ án "thao túng thị trường chứng khoán" rúng động giới đầu tư Việt: xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán Trí Việt, Công ty CP Louis Holdings và một số công ty có liên quan, cụ thể:

Theo C03, trong thời gian từ ngày 4/1/2021 đến ngày 6/10/2021, ông Đỗ Thành dụng nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán thực hiện mua, bán và lôi kéo người khác mua, bán chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu của Công ty cổ phần Louis Capital (mã TGG), Công ty cổ phần Louis Land (mã BII) và các mã chứng khoán khác trái quy định pháp luật, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng.

Cùng tội danh thao túng chứng khoán, trước đó, ngày 29/3, Cơ quan cảnh sát điều tra đã quyết định khởi tố, bắt giam Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết

Tiếp đó, bà Hương Trần Kiều Dung - phó chủ tịch hội đồng quản trị, cựu tổng giám đốc tập đoàn FLC và Nguyễn Quỳnh Anh - tổng giám đốc Công ty cổ phần chứng khoán BOS cùng 2 em gái ruột của Trịnh Văn Quyết là Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thuý Nga cũng bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra hành vi giúp sức cho Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết thao túng chứng khoán

Hành vi thao túng thị trường chứng khoán của ông Quyết được xác định thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022 - phiên mà chủ tịch FLC bán chui 74,8 triệu cổ phiếu.

Theo đó, ông Quyết đã vẽ ra một "kịch bản" khá tinh vi, chỉ đạo nhiều người cùng tham gia "thổi giá" cổ phiếu của chính tập đoàn mình nắm giữ lên một mức cao ngất ngưởng để "lùa gà" nhiều nhà đầu tư rồi "úp sọt" bán chui số cổ phiếu ông mua rẻ với mục đích hưởng lợi bất chính Cụ thể, ông Quyết chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đình hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty

CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của

11 tổ chức thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả.

Mục đích là đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1.12.2021 lên giá "trần" cao nhất 24.050 đồng/cổ phiếu (trung bình là 22.586 đồng/cổ phiếu, tăng 64%) Sau đó, ông Quyết giao cho người thân trong gia đình đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đã khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586/cổ phiếu, nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỉ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỉ đồng.

Cơ quan chức năng nhận định ông Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty liên quan vụ thao túng thị trường chứng khoán, che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán xảy ra ngày 10/1, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bài học kinh nghiệm

Trải qua quá trình đầu tư và mua bán trên thị trường thật, chúng em đã rút ra đượcmột số kinh nghiệm sau:

- Trước khi đầu tư chứng khoán cần biết mình nên đầu tư vào mã cổ phiếu nào, cần tìm hiểu kỹ lưỡng về mã cổ phiếu đó, xem xét mã đó có xu hướng tăng lên trong tương lai hay không.

- Cần cân nhắc khi lựa chọn những mã cổ phiếu giá rẻ Bởi những mã cổ phiếu rẻ thường mang đến rủi ro cao Nếu không thận trọng, việc mua mã cổ phiếu giá rẻ sẽ gây thua lỗ lớn trong thời gian nhanh chóng.

- Phải thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình thị trường, vì thị trường luôn biến động không ngừng Cần nắm bắt được thời điểm thích hợp nhất để mua chứng khoán.

- Không đầu tư theo cảm tính, phải thực hiện việc phân tích cổ phiếu nghiêm túc Điều đó có thể giúp tiết kiệm được rất nhiều tiền bạc.

- Thị trường luôn biến động bất ngờ Vì vậy chúng ta cần bình tĩnh và kiên trì Nếu chúng ta đầu tư dài hạn thì không nên bán tháo cắt lỗ ngay Vì ta có thể hối tiếc khi giá cổ phiếu đó sẽ tăng lên về sau Tuy nhiên cũng đừng do dự khi bán cổ phiếu đã mất giá Nên đánh giá mỗi cổ phiếu dựa trên giá trị thực của nó, hãy xem xét loại cổ phiếu nào nên giữ lại và loại cổ phiếu nào nên bán đi.

- Mua cổ phiếu phải dựa theo nguyên tắc “mua đáy bán kim”, tức là nên mua cổ phiếu ở thời điểm cổ phiếu đã chạm đáy hoặc vượt qua đáy và sẽ có xu hướng tăng lên Tuy nhiên cũng có các nhà đầu tư có kinh nghiệm sẽ chọn cách “mua cao, bán cao hơn”– mua cổ phiếu khi biết chắc chắn nó sẽ tăng, bán ra khi đã kiếm đủ lời.

- Nếu kinh nghiệm đầu tư còn non trẻ, không thể dự đoán được thị trường thì chúng ta hãy tập trung phân tích cơ bản về các doanh nghiệp Phân tích vĩ mô, chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, xem xét kỹ các yếu tố tác động đến cổ phiếu của doanh nghiệp để đưa ra quyết định, thời điểm đầu tư

- Đa dạng hóa đầu tư như: đầu tư cổ phiếu của nhiều công ty; đầu tư vào nhiều ngành nghề lĩnh vực; đầu tư vào các cổ phiếu có vốn hóa thị trường khác nhau; để tránh và san sẻ rủi ro khi bị thua lỗ.

- Tâm lý là yếu tố quan trọng nhất trong việc đầu tư chứng khoán Phải chuẩn bị tâm lý vững vàng đầu tư là chấp nhận rủi ro, có thể bị lỗ khi thị trường gặp khủng hoảng Phải quyết đoán trong các quyết định đầu tư của mình.

Ngày đăng: 04/05/2024, 13:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân chia công việc - bài tập nhóm học phần thị trường chứng khoán báo cáo đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam
Bảng ph ân chia công việc (Trang 3)
Hình xác nhận lệnh. - bài tập nhóm học phần thị trường chứng khoán báo cáo đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam
Hình x ác nhận lệnh (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w