Và cũng giống như vấn đề mà mọi nhà đầu tư mắc phải khi bước mới bước vào môi trường đầu tư hoàn toàn mới này, câu hỏi: “Vậy bạn biết gì về chứng khoán?" “Chứng khoán” là bằng chứng x
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÀI TẬP LỚN MÔN: ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI NGHIỆP
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU NHẰM
TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
: Nguyễn Thị Thuỳ Linh 25A4012374 Phạm Bùi Hà Chi 25A4011332 Trần Thị Thu Hà 25A4030611 Trần Thị Hải Lê 24A4012103 Nguyễn Thị Diệu Linh 25A4012371 Nguyễn Anh Thơ 25A4010700 Nguyễn Khánh Hà 25A4012126 Nguyễn Thị Thu Hà 25A4030609
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
Trang 2I KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MSB: 3
1 Giới thiệu chung: 3
1.1 Quá trình hình thành và phát triển: 3
1.2 Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tại MSB: 3
1.3 Niêm yết trên sàn chứng khoán: 4
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023: 4
2 Quá trình tăng vốn của MSB: 4
II PHÂN TÍCH ĐỢT TĂNG VỐN NGÀY 05/09/2022 CỦA MSB: 5
1 Phương thức tăng vốn và các thông tin tăng vốn: 5
2 Tính toán giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền: 8
III GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH: 9
1 Giả định về nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền: 9
2 Giả định về tăng vốn (MSB): 9
KẾT LUẬN 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 12
LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ, nền kinh tế đầy biến động Nếu như bạn có một khoản tiền
Trang 3nhàn rỗi bạn sẽ làm gì? Có lẽ đó là câu hỏi mà không ít người mắc phải! Gửi
tiền tiết kiệm, đầu tư vàng, thực hiện công việc kinh doanh là ước mơ của chính
mình hoặc đơn giản là để tiền ở trong két sắt và không làm gì cả ? Còn nhóm
tôi, những con người trẻ tuổi, thích sự phiêu lưu mạo hiểm, sẵn sàng chấp nhậnrủi ro Câu trả lời của nhóm là đầu tư chứng khoán! Và cũng giống như vấn đề
mà mọi nhà đầu tư mắc phải khi bước mới bước vào môi trường đầu tư hoàn
toàn mới này, câu hỏi: “Vậy bạn biết gì về chứng khoán?"
“Chứng khoán” là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của
người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành Chứng
khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu
điện tử Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu
tư, chứng khoán phái sinh Và có thể nói thực chất chứng khoán là một loại
hàng hóa
“Thị trường chứng khoán” là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng
khoán giữa các chủ thể tham gia Xét về mặt bản chất thì thị trường chứng
khoán chính là một định chế tài chính trực tiếp, nơi tập trung và phân phối các
nguồn vốn tiết kiệm hoặc tạm thời nhàn rỗi, nơi giao dịch các công cụ tài chínhcủa thị trường vốn
MSB là một trong những ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và đang
phát triển mạnh mẽ trên thị trường Việt Nam Với sự phát triển của thị trường
chứng khoán Việt Nam, MSB đã và đang tham gia tích cực vào lĩnh vực này,
cung cấp các dịch vụ liên quan đến chứng khoán như mở tài khoản chứng
khoán, giao dịch chứng khoán trực tuyến và cung cấp thông tin về thị trường
Trang 4chứng khoán.
Trong bài tập lớn này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về cách MSB tham gia
vào thị trường chứng khoán, các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến chứng
khoán mà MSB cung cấp, cũng như những thách thức và cơ hội mà MSB đangđối mặt trong lĩnh vực này
Mong rằng bài tập lớn này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hoạt động của
MSB trong lĩnh vực chứng khoán và đóng góp vào quá trình học tập của các
bạn Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và phân tích các thông tin để đưa ra những
kết luận và khuyến nghị chính xác và hữu ích!
I KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG MSB:
1 Giới thiệu chung:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) được thành lập
vào ngày 12/07/1991 tại thành phố cảng Hải Phòng,được Ngân hàng Nhà nướccấp phép hoạt động từ 8/6/1991 Ngân hàng MSB có trụ sở chính đặt tại số Số
54A Nguyễn Chí Thanh, P Láng Thượng, Q Đống Đa, TP Hà Nội Năm
2005, Ngân hàng chính thức chuyển Hội sở lên Hà Nội, mở đầu một giai đoạn
Trang 5phát triển mới với phạm vi hoạt động quy mô hơn Năm 2016 – đánh dấu chặng
đường 25 năm phát triển và nỗ lực không ngừng, Maritime Bank đã đạt được
những bước tiến vững chắc và trở thành thương hiệu Ngân hàng uy tín tại Việt
Nam
1.1 Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 1991: Ngân hàng MSB chính thức được thành lập và có trụ sở
chính tại Hải Phòng
- Năm 2005: Ngân hàng MSB chuyển trụ sở chính ra Hà Nội và mở rộng
quy mô hơn với các chi nhánh tại nhiều tỉnh thành khác nhau trên toàn quốc
- Ngày 12/08/2015: MSB chính thức sáp nhập vào ngân hàng TMCP
Maritime Bank
- Năm 2018: MSB đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào ứng dụng
ngân hàng điện tử và bắt đầu chuyển đổi toàn diện từ nhận diện thương hiệu
đến phương thức làm việc của ngân hàng
- 31/12/2022: Tổng tài sản của MSB đạt hơn 213.000 tỉ đồng
1.2 Các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp tại MSB:
Trang 6- Tài khoản: Cung cấp các gói tài khoản với nhiều giải pháp khác nhau,
phù hợp với nhu cầu riêng của mỗi khách hàng
- Tiết kiệm: Tiết kiệm trả lãi ngay, Tiết kiệm định kỳ sinh lời, Tiết kiệm
rút gốc từng phần, Tiết kiệm lãi suất cao nhất, Tiết kiệm rút gốc từng phần…
- Sản phẩm vay: Vay mua ô tô, Vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, vay tiêu
dùng không tài sản đảm bảo, Vay sản xuất kinh doanh, Vay mua nhà, xây
sửa nhà…
- Bảo hiểm: Bảo hiểm ô tô, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm nhân thọ, bảo
hiểm du lịch, bảo hiểm ung thư, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm nhà tư nhân, bảo
hiểm đầu tư linh hoạt
- Sản phẩm đầu tư
- Chuyển và Nhận tiền quốc tế
- Mua và bán ngoại tệ tại quầy
- Dịch vụ Ngân hàng điện tử miễn phí
b Dành cho khách hàng doanh nghiệp
MSB cung cấp các dịch vụ và giải pháp tài chính chuyên nghiệp cho các
doanh nghiệp như:
- Easy trade - Tín dụng toàn diện: Là giải pháp toàn diện cho các Doanh
nghiệp Xuất nhập khẩu với tỷ lệ tài trợ cao cùng với lãi suất cạnh tranh
- Gói tài khoản tối ưu M-Smart: Là gải pháp giao dịch tài khoản cho
khách hàng doanh nghiệp với các tính năng thanh toán đa dạng, nhiều ưu đãi
miễn và hoàn phí giao dịch
1.3 Niêm yết trên sàn chứng khoán:
Trang 7Ngày 23.12.2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) công bố
và trao quyết định niêm yết, chào mừng ngày giao dịch đầu tiên cổ phiếu
MSB của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB là mã cổ phiếu ngân
hàng đầu tiên niêm yết mới trên HoSE năm 2020 Với giá tham chiếu trongngày giao dịch đầu tiên là 15.000 đồng/cổ phiếu, giá trị vốn hóa khi chào sàn
của MSB đạt 17.625 tỷ đồng
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2023:
Với chiến lược kinh doanh đa dạng hóa nguồn doanh thu, tổng thu nhập
thuần của ngân hàng tại 31/12/2023 đạt gần 12.300 tỉ đồng, tăng 15% so vớinăm 2022 với thu nhập lãi thuần và thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ tăngtrưởng lần lượt 10% và 44% so với cùng kỳ năm trước Kết thúc năm tàichính, lợi nhuận trước thuế của MSB đạt hơn 5.830 tỉ đồng, tăng nhẹ so vớimức 5.787 tỷ đồng của năm 2022
Trang 82 Quá trình tăng vốn của MSB:
Các đợt tăng vốn của MSB (nguồn: Vietstock)
- Ngày 08/06/1991: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank)
chính thức được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 40 tỷ đồng
- Tháng 09/2007: Tăng vốn điều lệ lên 1,500 tỷ đồng
- Tháng 01/2009: Tăng vốn điều lệ lên 2,240 tỷ đồng
- Tháng 11/2009: Tăng vốn điều lệ lên 3,000 tỷ đồng
- Tháng 09/2010: Tăng vốn điều lệ lên 5,000 tỷ đồng, chính thức ra mắt bộnhận diện thương hiệu mới với sự kết hợp hai màu đỏ và đen
- Năm 2011: Tăng vốn điều lệ lên 8,000 tỷ đồng, Ngân hàng có 44 chi nhánh,
145 phòng giao dịch, 31 quỹ tiết kiệm và 1 công ty con
- Ngày 12/08/2015: Tăng vốn điều lệ lên 11,750 tỷ đồng
Trang 9-Ngày 23/12/2020: Ngày giao dịch đầu tiên trên HOSE với giá 15,000 đ/CP
- Ngày 23/11/2021: Tăng vốn điều lệ lên 15,275 tỷ đồng
- Ngày 05/09/2022, MSB được NHNN chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 20.000
tỷ đồng
II PHÂN TÍCH ĐỢT TĂNG VỐN NGÀY 05/09/2022 CỦA MSB:
1 Phương thức tăng vốn và các thông tin tăng vốn:
- Vốn điều lệ trước và sau khi tăng: theo BCTC năm 2022 là 19.857 tỷ sau tăng
là 20.000 tỷ
- Phương thức tăng vốn: Phát hành cổ phiếu thưởng (tăng vốn từ nguồn vốn
chủ sở hữu)
- Phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)
- Các thông tin tăng vốn:
+ Ngày 25/4, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ
chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên và thông qua kế hoạch
kinh doanh của ngân hàng trong năm 2022, phương án tăng vốn điều lệ, phát
hành ESOP và bầu thành viên Hội đồng quản trị cho nhiệm kỳ mới
+ Ngày 05/09/2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa thông báo chấpthuận cho Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) tăng vốn
điều lệ thêm 4.725 tỷ đồng từ mức hiện tại 15.275 tỷ đồng theo hai phương
thức sau:
- Phát hành cổ phiếu thưởng: Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - MSB
(Mã: MSB) cũng thông báo ngày giao dịch không hưởng quyền là 10/10 Theo
phương án đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phê duyệt trong tháng
Trang 109/2022, ngân hàng sẽ phát hành gần 458,25 triệu cổ phiếu thưởng phát hành
cho cổ đông hiện hữu để trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 30% so với vốn điều lệ
hiện tại Nguồn sử dụng để tăng vốn điều lệ là nguồn vốn chủ sở hữu, cụ thể là
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần có thể sử dụng đểtăng vốn điều lệ sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ theo báo cáo tài chính kiểm
toán năm 2021 Sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ của MSB sẽ tăng thêm
4.582,55 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng
Trang 12Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng của MSB (nguồn: Cafef)
- Phát hành cổ phiếu cho người lao động (ESOP):
Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu, MSBcũng phát hành ESOP cho cán bộ nhân viên theo chương chình chọn lựa người
lao động năm 2022 - 2023 và tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Theo đó, Ngân
Trang 13hàng sẽ phát hành tối đa 14.250.000 cổ phiếu cho chương trình ESOP từ nguồn
lợi nhuận chưa phân phối Cổ phiếu phát hành là cổ phiếu phổ thông, mệnh giá
10.000/cổ phiếu Tổng giá trị phát hành thêm theo mệnh giá là 4.725 tỷ đồng
Số lượng cổ phiếu đang lưu hành dự kiến sau phát hành sẽ tăng lên 2 tỷ cổphiếu, tương ứng với vốn điều lệ lên 20.000 tỷ đồng
2 Tính toán giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền:
Theo quy định, khi doanh nghiệp thông báo chia cổ tức bằng tiền hoặc cổ
phiếu thì về bản chất, tài sản của khách hàng vẫn sẽ giữ nguyên Đó chính là lý
do vì sao giá tham chiếu của cổ phiếu tại Ngày giao dịch không hưởng quyền
phải điều chỉnh giảm xuống tương ứng với tỷ lệ cổ tức được trả
Ta có công thức:
Trong đó: P1: Giá tham chiếu của cổ phiếu tại ngày giao dịch không hưởng
quyền (Giá tham chiếu là giá đóng cửa trước ngày GDKHQ)
N: số cổ phiếu đã phát hành
D: Trả cổ tức bằng tiền mặt
Trang 14P0: Giá tham chiếu của cổ phiếu chưa điều chỉnh (Giá đóng cửa trước
ngày GDKHQ)
N n :Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng cổ phiếu
ni: số cổ phiếu phát hành thêm
pi: giá cổ phiếu phát hành thêm
Cụ thể: n1: Số cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu
n2: Số cổ phiếu phát hành thêm để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu
n3: Số cổ phiếu phát hành thêm từ vốn chủ sở hữu
- Theo thực tế: Ngày 27/9/2022, MSB ra thông báo ngày ĐKCC nhận cổ phiếu
phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ NVCSH Theo đó, ta có:
+ Ngày giao dịch không hưởng quyền: 10/10/2022
+ Ngày đăng ký cuối cùng: 11/10/2022
+Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền: Không
+ Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu: 30% (người giữ 100 CP nhận 30 CP mới)
+ Giá cổ phiếu MSB ngày 7/10/2022 là 14.65 đồng
(vì 08/10/2022 là thứ 7, 09/10/2022 là chủ nhật)
Trang 15Áp dụng công thức:
11.269,2308 VNĐ/1 cổ phiếu ~ 11.270 VNĐ/1 cổ
phiếu
III GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH:
1 Giả định về nắm giữ cổ phiếu và hưởng quyền:
Giả sử nhà đầu tư A đang nắm giữ 1000 cổ phiếu, vào ngày giao dịch không
hưởng quyền A mua thêm 500 cổ phiếu, quyền nhận cổ tức của A có thay đổi không?
Trả lời: A mua thêm cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền, theo
chu kỳ thanh toán T+2 phải hai ngày sau A mới thực sự sở hữu số cổ phiếu
mới Vì vậy điều này không ảnh hưởng đến danh sách chốt của Trung tâm lưu
ký vào ngày đăng ký cuối cùng, quyền nhận cổ tức của A không đổi A sẽ
nhận được cổ tức của 1000 cổ phiếu
Trang 16Giả sử nhà đầu tư A mua thêm 500 cổ phiếu vào ngày đăng ký cuối cùng, quyền nhận cổ tức của A có thay đổi không?
Trả lời: Theo lý giải như trên, quyền nhận cổ tức của A không thay đổi Giả sử nhà đầu tư A mua thêm 500 cổ phiếu vào ngày giao dịch liền trước ngày giao dịch không hưởng quyền, quyền nhận cổ tức của A có thay đổi không?
Trả lời: Quyền nhận cổ tức của A có thay đổi, cụ thể là tăng lên tương ứng
với số cổ phiếu A mua thêm Vì giao dịch trước ngày không hưởng quyền, A
sẽ được ghi nhận số cổ phiếu đó vào danh sách chốt của Trung tâm lưu ký A
sẽ nhận được cổ tức của 1500 cổ phiếu
2 Giả định về tăng vốn (MSB):
MSB phát hành thêm cổ phiếu với tỉ lệ 2:1 (1 cổ phiếu được hưởng 1 quyền
mua, 2 quyền mua được mua 1 cổ phiếu mới), và trả cổ tức bằng tiền mặt 5%
mệnh giá (một cổ phiếu nhận được 500 đồng) Ngày đăng ký cuối cùng là
20/10/2023 và ngày giao dịch không hưởng quyền là 19/10/2023 Giả sử giá
đóng cửa của cổ phiếu MSB vào 18/10/2023 là 15000, giá phát hành cổ phiếu
mới cho cổ đông là 10000/cổ phiếu và lượng cổ phiếu phát hành được cổ đôngmua hết
Sau 2 nghiệp vụ này ta có:
- Mỗi cổ phiếu mà cổ đông sở hữu sẽ nhận được 500 đồng cổ tức, và cứ 2 cổ
phiếu đang sở hữu thì họ được mua 1 cổ phiếu mới
- Giá điều chỉnh của cổ phiếu vào ngày giao dịch không hưởng quyền là:
Trang 17=
2 100001+1
2
= 13000 VNĐ/1 cổ phiếu
Trang 18
KẾT LUẬN
Như vậy, Ngân hàng MSB đã trải qua nhiều đợt tăng vốn để đáp ứng yêu
cầu của Ngân hàng Nhà nước về vốn điều lệ và tăng cường năng lực tài chính.Các đợt tăng vốn này đã được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ
đông hiện hữu và cổ đông mới
Trong các tình huống giả định về nắm giữ cổ phiếu và hướng quyền, nếu
nhà đầu tư tin tưởng vào tiềm năng phát triển của MSB và quyết định nắm giữ
cổ phiếu trong thời gian dài, họ có thể đạt được lợi nhuận cao hơn so với việc
Trang 19mua bán cổ phiếu ngắn hạn Tuy nhiên, việc nắm giữ cổ phiếu cũng có thể gặp
rủi ro khi thị trường chứng khoán có biến động
Giả định về tăng vốn của MSB cho thấy rằng việc tăng vốn sẽ giúp ngân
hàng tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và mở rộnghoạt động kinh doanh Tuy nhiên, việc tăng vốn cũng có thể gây ra tác động
tiêu cực đến giá cổ phiếu khi cổ đông hiện hữu không đồng ý với kế hoạch tăng
vốn
Tổng quan, việc phân tích các đợt tăng vốn, các tình huống giả định về nắm
giữ cổ phiếu và hướng quyền, giả định về tăng vốn của MSB cho thấy rằng
ngân hàng này có tiềm năng phát triển và đáng để đầu tư Tuy nhiên, nhà đầu tư
cần cân nhắc kỹ lưỡng và đánh giá rủi ro trước khi quyết định đầu tư vào cổphiếu của MSB
Trang 20TÀI LIỆU THAM KHẢO