Theo quy định của hầu hết các nước trên thế giới thì Bảo hiểm xã hội là hệ thống các chế độ do Nhà nước quy định nhằm bảo đảm về mặt vật chất cho người lao động và gia đình của ho, khiến
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LUU VAN OANH
PHAP LUAT BẢO HIỂM XA HỘI Ở VIỆT NAM THỤC TRẠNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
CHUYÊN NGÀNH: LUAT KINH TẾ
MA SỐ: 60105
Welor HOG
LUAN VAN THAC SY LUAT HOC
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:
TS: NGUYEN HUY BAN
HA NỘI - NAM 2005
Trang 2BANG CHỮ CÁI VIẾT TAT
BDXH Bao dam xã hội.
BHXH Bao hiém xa hoi
BHYT Bao hiểm Y tế
ILO Tổ chức Lao động Quốc tế
MSLĐ Mất sức lao động.
PGS Phó giáo sư.
TBXH Thương bình xa hội.
Ts Tién si.
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cap thiết cua đề tài.
Với sự xuất hiện và ngày càng phát triển của nên kinh tế thị trường thìkhoảng cách về thu nhập, về mức sống của các tang lớp dân cư ngay càng có
sự phân hoá lớn Sự đầu tu, các biện pháp thay đổi cơ cấu công nghệ để cạnh tranh và tồn tại đã làm gia tăng số người mất việc làm, sự nghèo khó xuất hiện
cùng voi sự giàu có ngày càng tăng thì các nhu cầu về chế độ xã hội ngaycàng phát triển theo Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta phải làm gì?
Để chống lại sự cùng quan về kinh tế, xã hội dẫn đến sự chấm dứt haygiảm sút đáng kể về mặt thu nhập làm cho cuộc sống của một hay nhiều thànhviên trong xã hội gặp khó khăn thì buộc xã hội phải thực hiện các biện pháp
bảo vệ bang cách đưa ra hàng loạt các bện pháp công cộng Các biện pháp
công cộng mà xã hội đưa ra được gọi là các “Biện pháp bao dam xã hội” Mot
trong các bộ phan quan trọng nhất cấu thành nên “Bao đảm xã hội” chính là
“Bảo hiểm xã hội”
Theo quy định của hầu hết các nước trên thế giới thì Bảo hiểm xã hội là
hệ thống các chế độ do Nhà nước quy định nhằm bảo đảm về mặt vật chất cho
người lao động và gia đình của ho, khiến cho họ được an toàn trong các trường
hợp bị nguy cơ mất hoặc giam hoặc bị gián đoạn về khả năng lao động hoặc
do những nguyên nhân rủi ro khác trên cơ sở đóng góp của người lao động người sử dụng lao động và Nhà nước.
Ở nước ta, pháp luật Bảo hiểm xã hội đã được Nhà nước ban hành và
thực hiện hơn 50 năm nay Do hoàn cảnh của lịch sử của đất nước nên phápluật Bảo hiểm xã hội được hình thành và phát triển trong cơ chế quan lý hành
chính tập trung bao cấp Hiện nay, Việt Nam dang trên đà phát triển nền kinh
tê thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước
nên chúng ta cũng không thể nằm ngoài bối cảnh chung của thế giới được.
Trang 4Vậy thì so với các quy định pháp luật về Bảo hiểm xã hội của các nước trênthế giới thì các quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam có gì khác
không? Hệ thống pháp luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao g6m những gi?
Việc áp dung chúng trong đời sống thực tiền ra sao ?
Trong thực tế hiện nay, hệ thống pháp luật Bảo hiểm xã hội của chúng
ta đã và đang bộc lộ nhiều nhược điểm cả về mặt lý luận cũng như mặt thực
tiễn: cả trên mặt văn bản pháp luật cũng như việc tổ chức thực hiện Để có can
cứ cho việc hoàn thiện pháp luật Bảo hiểm xã hội cũng như hoàn thiện các chế
độ trợ cấp BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước và người lao
động cho phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội đồng thời phải đồng bộ
với các quy định của pháp luật kinh tế, xã hội khác có tính đến thông lệ vàpháp luật quốc tế thì việc nghiên cứu về “pháp luật Bao hiểm xd hội ở \ Tệt
Nam, thực trạng và các giải pháp hoàn thiện ` là rất cần thiết.
Với những lý do trên, người thực hiện đề tài đã lựa chọn đã lựa chọn đề
tài “Phap luật Bảo hiểm xa hội ở Việt Nam, thực trạng và các giải pháp
hoàn thiện ” để viết với mong muốn là được góp một phần vào công việc
nghién cứu nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật Bao hiểm xã hội ở Việt
Nam.
2 Mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu của đê tài
- Đề tài được nghiên cứu nhằm những mục đích sau:
+ Đánh gid được thực trạng việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội ở
Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay.
+ Trên cơ sở đường lối đổi mới của đảng và Nhà nước từ tình hình thựctiễn của Việt Nam cùng với việc nghiên cứu, tham khảo pháp luật về Bảo hiểm
xã hội của một số nước trên thế giới đưa ra được vác kiến nghi ve phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật Bảo
hiểm xã hội
Trang 5- Nhiệm vụ của đề tài:
+ Xem xét các vấn đề chung trong cách thức điều chỉnh của pháp luật
đối với Bảo hiểm xã hội
+ Nghiên cứu một số nét chính của quá trình hình thành và phát triển
của pháp luật Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam Bên cạnh đó cũng nghiên cứu
tham khảo pháp luật về Bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới cả về mặt
ly luận lẫn thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội
+ Đề xuất phương hướng và các giải pháp nhãn hoàn thiện pháp luật
Bảo hiểm xã hội cơ chế thực hiện pháp luật Bảo hié= xã hội ở Việt Nam.
3 Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu, người thực hiện đề tài có sử dụng phương
pháp tiếp cận hệ thống; phương pháp thu thập phân tích và tổng hợp tài liệu:
phương pháp so sánh đối chiếu: phương pháp thống kê.
4 Kết quả đạt được
- Làm rõ thêm một số vấn đề về pháp luật Bao hiểm xã hội như: Khái niệm Bao hiểm xã hội, ý nghia, đối tượng áp dụng, phạm vi, nguyên tac, cơ chế điều chỉnh của pháp luật đối với Bảo hiểm xa hei.
- Chỉ ra được một số đặc điểm cơ bản của các giai đoạn lịch sử hình
thành và phát triển của pháp luật Bảo hiểm xã hội.
- Chỉ ra được một số đặc điểm về thực trạng pháp luật Bảo hiểm xã hội
Việt Nam.
- Dua ra được những nhận xét, đánh giá về thực trạng pháp luật Baohiểm xã hội ở Việt Nam
- Dua ra được những phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện hệ
thống pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội.
Trang 65 Kết cau của luận van.
Tên luận văn “Pháp luật Bao hiém xd hội ớ Vier Nam, thức trang và
các giải pháp hoàn thiện `.
Luận van bao gom phan Mở đầu phan Kết luận và nội dung chính gom
3 chương:
CHUONG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUAT BẢO HIẾM XA
HỘI.
CHUONG 2: THUC TRANG PHÁP LUAT BẢO HIẾM XA HỘI Ở VIỆT NAM.
CHUGNG 3 NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHAM HOÀN THIEN PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
Kết luán
Danh mục tài liệu tham khao
Trang 7CHUONG I
MOT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHAP LUAT BẢO HIẾM XÃ HỘI
1.1 Khái niệm Bao hiểm xa hội.
1.1.1 Sự hình thành của Bảo hiểm xa hội.
Ở thời cổ dai, con người phần vừa tự lực phan vừa kết hợp đoàn để đi
san ban, lao động nhằm kiếm sống vật lộn với thiên nhiên Khi gap rủi ro, tai
biến thì họ tự mình chịu đựng, khác phục, vừa được các thành viên của cộng
đồng hỗ trợ cưu mang Ở thời nay, sự tương trợ lan nhau mang tính tự phát.
theo bản nang mới chỉ được thực hiện trong phạm vi cộng đồng nhỏ: trong gia
đình thân toc, giữa các thành viên cùng bộ lac, thôn xóm
Ở giải đoạn có phân công lao động, sản xuất, xã hội phát triển hon,
quan hệ xã hội, quan hệ tác động lan nhau giữa các cá nhân giữa các cong
đồng cũng phát triển hơn Tôn giáo xuất hiện Các thánh địa hội nhà thờ, hội
nhà chùa, trại bao dưỡng được thiết lap, trong đó có mục đích từ thiện trợ
giúp các tín đồ, con chiên gap phải nghịch cảnh, trước hết là người nghèo, trẻ
mo côi.
Ngành công nghiệp hình thành, hàng loạt dân thôn di cư ra thành thị.
Trong khoảng thé ky 16 đến thế ky 18, một số nghiệp đoàn thợ thủ công ra đời Tình đoàn kết tương thân, tương ái piữa những người làm thuê nảy nở
dần Ở một số nước châu Âu đã có nhiều quỹ tương trợ được thành lập.
Giai đoạn Cách mang công nghiệp, số công nhân cong nghiệp đông dan,Giai cấp công nhân công nghiệp chỉ dựa vào tiền lương làm nguồn sống chủ
yếu có làm việc thì mới có lương để sống Do vậy, những rủi ro tai biến xảy ra
với họ sẽ gay ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của họ Để giảm thiểu
những nồi lo âu của người làm công an lương đã có nhiều hệ thống nhiều hình
thức trợ siúp xã hội ra đời Bên cạnh những khoản tiền nhỏ của các hội tương
‘a
Trang 8tế, còn có những quỹ tiết kiệm được Nhà nước khuyến khích thành lap, những
quy định bat buộc của người sử dụng lao động phải chu cấp cho neười thuộc
quyền quan lý bị ốm đau hoặc tai nạn lao dong
Trong quá trình phát triển công nghiệp, trước cục diện mới, giai cấp
công nhân ngày càng đông đảo nên đã có nhiều sức ép về chính trị và xã hội
tác động, ảnh hưởng đến đời sống chính trị của các nước Do vậy chính phủ
các nước bat buộc phải quan tâm đến tình cảnh lao động và đã từng bước cải
thiện đời sống, điều kiện lao động cho người làm công an lương Nam 1850,
dưới thời Thủ tướng Bismac, nhiều bang của nước Đức đã giúp cho các dia
phương lập quỹ bảo hiểm ốm đau, do các công nhân phải đóng tiền để được
bảo hiểm Như vậy, nguyên tác bao hiểm bat buộc bat nguồn từ thời điểm này
Chế độ ốm đau được phổ cập trong toàn nước Đức vào năm 1883 và
năm 1884 xuất hiện tiếp chế độ bao hiểm các rủi ro nghé nghiệp Năm 1989,
xuất hiện tiếp chế độ bao hiểm tuổi gia và bảo hiểm tàn tật Như vay, trongkhoảng từ năm 1883 đến năm 1889 một hệ thống Bảo hiểm xã hội lớn đầu tiên
ra đời với sự tham gia bát buộc của những người làm công an lương, theo
nguyên tac người được bao hiểm phải đóng phí Bao hiểm xã hội Sáng kiến về
Bao hiểm xã hội của chính quyền Bismac được nhiều nước chau Âu tiếp nhận.sau đó nhiều nước ở các châu lục khác cũng lần lượt áp dung cơ chế Bao hiểm
xã hội tương tự Nhiều Nhà nước đã lần lượt ban hành các đạo luật để làm cơ
sở điều chỉnh các mối quan hệ về trợ cấp cho những người gap rủi ro, bất
hạnh.
Ở nước ta, việc bảo vệ người lao động trước những rủi ro ngẫu nhiên da
được Đảng và Nhà nước rất quan tâm Chúng ta đã có các quy định pháp luật
về vấn đề này ngay từ những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ
Cong hoà Các quy định này để kế thừa và phát huy một cách đúng dan truyền
thống nhân ái vốn có của dân tộc ta, đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm phong phú của các nước Trong các cơ chế bao vệ người lao động,
6
Trang 9nước ta đã sớm thực hiện các chế độ Bảo hiểm xã hội Việc thực hiện Bảohiểm xã hội ở nước ta được tiến hành trong điều kiện kinh tế nghèo nàn lạc
hậu chiến tranh chống ngoại xâm kéo đài là một cố gan hết sức to lớn củaĐảng va Nhà nước ta, tạo điều kiện tốt cho cán bộ công chức Nhà nước yên
tam sản xuất, công tác, g6p phần ổn định cơ sở bản than va gia đình của ho
Cho đến nay, các đạo luật thuộc lĩnh vực trợ cấp này ở các nước trên thế
giới thường có phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng khác nhau tuỳ thuộc
vào điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị ở từng nước Chính vì có sự khác nhau
về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của pháp luật cho nên cũng có các
khái niệm hoặc các tên gọi khác nhau của các đạo luật như: luật Bao dam xã
hội, luật Bảo hiểm xã hội, luật Cứu trợ xã hội Mặc dù chúng có tên gọi khácnhau, đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh có khác nhau nhưng các dang trợ
cấp này đều nhằm mục tiêu là góp phần ổn định đời sông cho người lao độnghoặc các thành viên trong xã hội khi không có khả năng làm việc hoặc bị mất
điều kiện làm việc.
Do BHXH là một trong những bộ phan cấu tianh nên BDXH nên trước
khi tìm hiểu về khái niệm BHXH chúng ta cần phải tìm hiểu về BĐXH
Về thuật ngữ, “Bảo đảm xã hội” được xuất hiện chính thức lần đầu tiên
tại một đạo luật ở Mỹ năm 1935, đạo luật về Bao đảm xã hội Tuy vậy, dao
luật này mới chỉ đề cập đến một số rủi ro như già yếu, chết, tàn tật và thấtnghiệp Năm 1938, “Bao dam xã hội” lại xuất hiện trong một đạo luật ở NewZealand nhưng có thêm một số khoản trợ cấp mới Trong hai đạo luật
này, đối tượng điều chỉnh và phạm vi áp dung bao g6m các thành viên trong
xã hội rơi vào tình cảnh bất hạnh bị mất hoặc không có nguồn thu nhập để
song.
Trong thời kỳ chiến tranh, “Bao dam xã hoi” xuất hiện tong Hiến
chương Dai Tây Dương nam 1941 Sau đó Tổ chức lao động quốc tế (I.L.O)
đã chính thức sử dụng cụm từ này trong các công ước của mình cho đến nay.
Trang 10Đặc biệt wong năm 1952, Hội nghị quốc tế về lao động đã thông qua Cong
ước số 102.
Công ước quy định các quy phạm tối thiểu về Bảo đảm xã hội Tổ chức
lao động quốc tế (ILO) cũng đã thừa nhận Bao đảm xã hội là một tong những
nguyện vọng sâu sac và phổ biến nhất của các dân tộc trên thế giới và được
ghi nhận trong bản Tuyên ngôn nhân quyền như là một trong các quyền của
con người.
Do mỗi nước có một cách nhìn nhận riêng của mình về Bảo đảm xã hội
cho nên khái niệm Bao đảm xã hội cũng được giải thích theo các cách nhìn
nhận riêng đó Theo công ước số 102 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì
Bảo đảm xã hội có thể được hiểu như sau:
là sự bao vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông
qua hàng loạt các biện pháp công cộng nhằm chống lại tình cảnh
khốn khổ về kinh tế và xã hội gây ra bởi tình trạng bị ngừng hoặc giảm sút đáng kể về thu nhập do ốm dau, thai sản, thương tật trong lao động, thất nghiệp, tàn tật, tuổi già, tử vone sự cung cấp về chăm
s6c y tế và cả sự cung cấp các khoản tiền trợ giúp cho các gia đình
đông con [49].
Định nghĩa này đề cập đến Bảo đảm xã hội trên phương diện nội dung
bảo vệ cụ thể, gan liền với các chế độ Bảo đảm xã hội
Theo Wiliam H Beridge, nhà kinh tế và xã hội học nước Anh (1879
-1963) thì “Bao đảm xã hội là sự bảo đảm về việc làm khi người ta còn sức làm
việc và bao dam một lợi tức khi người ta không còn sức làm việc nữa” |69, tr.22].
Tuy nhiên, khái niệm nay chỉ bao hàm những người có sức làm việc thi
được bảo vệ trong khi còn khả năng làm việc và khi không còn khả năng làm việc Còn những đối tượng vi một lý do nào đó mà khòng có sức làm việc (tàntat bam sinh, trẻ mồ côi ) thì lại chưa được đề cập đến
Trang 11Theo quan niệm về Bao đảm xã hội trong Hiện chương Dai Tây Dươngnam 1941 thì “Bao dam xã hội là sự bảo đảm thực hiện quyền con người được
song trong hoà bình, tự do làm an, cư trú, được bao vệ và bình dang trước pháp
luật được học tập, được làm việc và nghỉ ngơi, được chăm sóc y tế và dam bao
thu nhap”|69, tr.Š57| Với quan niệm này thì phạm vi của Bao dam xã hội rất
rong, nó vượt khỏi phạm vi về bao dam trợ giúp nhằm ổn định cuộc sống củacác thành viên trong xã hội.
Nhu vay, chúng ta có thể thấy rằng Bao đảm xã hội có một đối tượng áp
dụng rộng lớn bao gồm toàn bộ thành viên xã hội Nội dung của Bảo đảm xã hội là sự bảo vệ của xã hội được thực hiện thông da một loạt các biện pháp
công cộng được tiến hành bởi Nhà nước, tổ chức, cá nhân dưới các hìnhthức tương trợ bằng tiền, hiện vật nhằm mục đích là chống lại sự cùng quan
về kinh tế, khó khăn về mặt xã hội của người dân khi gặp phải những biến cố, rủi ro gop phần đảm bảo cuộc sống cho con người và cao hơn là đảm bao an
toàn chung cho toàn xã hội:
Ở nước ta cũng có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm Bảo đảm xã
hội.
Theo PGS Tương Lai thì “Bao dam xã hội là lĩnh vực rộng lớn không
chỉ bao hàm sự bảo vệ của xã hội đối với mọi người hi gap phải thiếu thốn về
kinh tế mà còn bảo đảm về môi trường thuận lợi để siúp mọi người phát triển
về giáo dục, van hoá nhằm nâng cao trình độ dân trí, học vấn ”{45 tr.34|
Theo PGS - TS Đỗ Minh Cương thì:
Bao đảm xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với những thành viên
của mình, trước hết là trong các trường hợp túng thiếu về kinh tế va
xã hội, bị mất hoặc giam thu nhập đáng kể do gap những rủi ro như
ốm dau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tàn tat, mất việc làm
mất người nuôi dưỡng, do nghi thai san, về già trong các trường hợp
bị thiệt hại về thiên tai hoá hoạn, dich hoa Đồng thời xa hội cùng
9
Trang 12ưu đãi những thành viên của mình đã xả thân vì nước, vì dân có
những cong hiến đặc biệt cho sự nghiệp cách mang, xây dựng va
bảo vệ Tổ quốc Mat khác cũng cứu vớt những thanh niên lam lạcmac vào tệ nan xã hội, nhằm phối hợp chặt chẽ với các chính sách
xã hội, đạt tới mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội văn minh {35,
tr [8].
Nhu vậy chúng ta có thể thấy rang Bảo đảm xã hội là một lĩnh vực rong
lớn phức tap và khó có thể đưa ra một định nghĩa đáp ứng được tất cả các nội
dung trong điều kiện kinh tế, xã hội chính trị, truyền thong dân tộc tôn giáo
cho từng nước khác nhau hoặc trong các giai đoạn lịch sử của từng nước.
Tóm lai, Bao dam xã hội đã được tất cả các nước thừa nhân như là một
trong những quyền con người Nội dung về Bao đảm xã hội đã được phi nhận
trong ‘Tuyén ngôn về nhân quyền” do Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua
ngày 10 tháng 12 năm 1948, theo đó tất ca mọi người với tư cách là một thành viên của xã hội có quyền hưởng Bảo đảm xã hội Quyền đó đặt cơ sở trên sự
thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho sự tự do phát
triển cá nhân
Ngày 25 tháng 6 năm 1952, Hội nghị toàn thể các thành viên của TỔ
chức Lao động Thế giới đã thông qua công ước 102 - Công ước về quy phạm
tối thiểu Bảo đảm xã hội với 9 chế độ: chăm sóc y tế; trợ cấp ốm đau: thai sản:
trợ cấp thất nghiệp: trợ cấp tuổi già: trợ cấp tai nạn và bệnh nghề nghiệp: trợcấp tử tual; trợ cấp mat người nuôi dưỡng; trợ cấp gia đình Tuy thuộc vào
điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử của mình mà các nước
áp dụng và tổ chức thực hiện các chế độ Bảo đảm xã hội cho phù hợp với nước
mình Trong Công ước ILO cũng có những quy định ưu tiên cho các nước
đang phát triển về việc áp dụng và tổ thực hiện các chế độ trợ cấp
Trên thé giới hơn 70 năm nay, xu hướng chung là thực hiện hệ thông
Bao dam xã hội Trong quá trình thực hiện hệ thống pháp luật về Bao đảm xa
10
Trang 13hội thì các nước thường chia ra hai nhóm quan hệ để ban hành ra các đạo luậtkhác nhau có đối tượng, phạm vi, nguyén tác, điều chỉnh khác nhau, đó làpháp luật về Bao hiểm xã hội và Cứu trợ xã hội Tuy Bảo hiểm xã hội là một
trong các cơ chế chủ yếu cấu tạo nên Bảo đảm xã hội song các nước trên thế
giới lại thường tập trung vào định nghĩa về Bao đảm xã hội (hay còn gọi là An
toàn xã hội) còn Bao hiểm xã hội chỉ được phân biệt với các cơ chế khác
trong hệ thống bang những đặc trưng cơ bản của Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội kể từ khi xuất hiện đến nay luôn luôn phát huy tác dụng
trong những lúc người lao động gap khó khăn hiểm nghèo do bị ốm dau, thaisản, thất nghiệp lao động, tuổi già trên cơ sở cam kết đóng g6p của người lao
động và người sử dụng lao động cho bên thứ ba (cơ quan bao hiểm) trước khi
xảy ra những biến cố đó Tuy nhiên, Bảo hiểm xã hội không trực tiếp chữa bệnh
cho người tham gia bao hiểm khi họ ốm dau, tai nan, sắp xếp việc làm cho
người mất việc lam ma chi giúp họ giữ thang bang phần thu nhập bị giam
hoặc mất, hoặc giúp cho họ trang trai phần chi tiêu bị tăng cao đột xuất do gap Các rui ro nói trên.
Nhu vậy, dưới góc độ kinh tế thi Bao hiểm xã hội được hiểu là một
phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bao thu nhập nhằm đảm bao cơ sở cho
người lao động khi bị giảm hoặc mất khả nang lao động.
Dưới góc độ pháp lý thì Bao hiểm xã hội “Bảo hiểm xã hội là tong hợp các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ kinh tế xã hội hình
thành trong lĩnh vực Bao dam trợ cấp nhằm ổn định đời sống cho người lao
động khi ho gap những rủi ro, hiểm nghèo trong qua trình lao động hoặc khi
già yếu không còn khả năng lao động” |44 tr |.
Theo Lénin thì:
Cái phần do người lao động an lương làm ra mà họ được hưởng dướihình thức lương thật ra chẳng có ý nghĩa gì bởi vì nó khó lòng màthoả mãn được những nhu cầu sống thiết yếu nhất do vậy giai cấp
11
Trang 14vỏ sản mất moi kha nang lao động vì ốm đau, tuổi gia, tàn phế hoặc
lâm vào cảnh thất nghiệp thường gan liền không thể triệt tiêu được
với kiểu sản xuất Tư bản chủ nghĩa Như vậy trong mọi trường hợp.bảo hiểm của những người cong nhân phải chang là sự đòi hỏi cải
cách khẩn thiết, bát buộc trong toàn bộ quá trình phát triển tư bản
chủ nghĩa [46, tr.246].
Theo Viện sỹ thông tấn luật học M.I.Ypaxacb thì * Bao hiểm xã hội là
những quy định của Nhà nước về các dạng trợ cấp xã hội đối với công nhân
viên chức, nông trang viên và quân nhân nhằm bao dam cho họ có mức thunhập cần thiết khi họ mất khả nang lao động hoặc tuổi gia” [ŠI tr.84|
Khái niệm này chỉ được giới hạn trong những quy định của pháp luật về
Bao hiểm xã hội ở Liên Xô cũ trong những thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ
trước Do vậy, nó chưa bao hàm hết bản chất chung của Bảo hiểm xã hội làhiện tượng đã tồn tại và phát triển ở nhiều nước trong những thời điểm khác
nhau.
Cũng như Bảo đảm xã hội, Bảo hiểm xã hội là đối tượng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học kinh tế, xã hội chính trị O nước ta trong những nam gần
day, trong quá trình nghiên cứu về Bảo hiểm xã hội, cũng đã có một số tác gia đưa ra các khái niệm về Bảo hiểm xã hội.
Theo TS Kinh tế Mạc Văn Tiến thì:
Bảo hiểm xã hội thực hiện việc đền bù các “rủi ro xã hội” thông qua
quá trình tổ chức va sử dụng quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích dan
do sự đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động nhằm
thoả man những nhu cau sinh sống thiết yếu cho người lao động vàgia đình của họ Như vậy, về mặt vật chất, Bao hiểm xã hội chính là
quá trình tổ chức và phân phối và phân phối lại thu nhập |60 tr.2Š|.
Tuy nhiên khái niệm này về Bao hiểm xã hội chủ yếu thể hiện phươngpháp tổ chức và thực hiện Bảo hiểm xã hội Nó mới chỉ thể hiện được tính
12
Trang 15kinh tế của Bao hiểm xã hội mà chưa bao hàm hết được mục tiêu và bản chất
của Bao hiểm xã hội Trong khi đó, phương pháp tổ chức phân phối và phân
phối lại thu nhập ở mdi nước trong từng thời kỳ là khác nhau Và không phải
lúc nào đều có sự đóng góp của người sử dụng lao động và của người lao
động Ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước hiện nay đã thực
hiện Bảo hiểm xã hội trên cơ sở nguyên tác phân phối theo lao động Theo
quan điểm này thì người được hưởng Bảo hiểm xã hội là theo cống hiến sứclao động và người lao động không phải đóng góp Bao hiểm xã hội trực tiếp từ
thu nhập của mình Khái niệm về Bảo hiểm xã hội trong “Đại từ điển báchkhoa Việt Nam” được xác định như sau:
Bảo hiểm xã hội là sự bao đảm thay thế hoặc bù dap một phần thu
nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giam thu nhập do bị 6m
đau, thai sản, tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tàn tật, thất
nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ sở một quỹ tài chính do sự đóng
gop của các bên tham gia Bao hiểm xã hội, có sự bao hộ của Nha
nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao
động và gia đình họ, đồng thời góp phar bảo dam an toàn xã hội
[52 tr.110].
Xét về thực chất, khái niệm này gần giống với khái niệm được xác định
cho hoạt động bao dam xã hội mà tổ chức lao động quốc tế ILO đưa ra
Nhung nó cũng đã nói lên được bản chất của hoạt động Bao hiểm xã hội 6
nước ta
Bao hiểm xã hội là một bộ phan của Bao dam xã hội nhưng chỉ có phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng là người lao động Do đó, theo khái niệm
về Bao đảm xã hội mà Tổ chức Lao động Quốc tế đã nêu (ở trên) thì chúng ta
có thể rút ra khái niệm về Bảo hiểm xã hội như sau: “Bao hiểm xd hoi là sự
bao vệ của và hội đối với người lao dong thông qua các biện pháp cong cong
nhằm chong lại những khó khăn vẻ kinh tế và xd hoi do do bi ngừng hoặc bi
Trang 16giám thu nhập gây ra bởi 6m dau, thai san, tai nạn, thát nghiệp, thương lát,
moi gid, chết Đồng thời, bao dam chăm sóc y tế và trợ cấp cho các than nhântrong gia đình `.
Từ những khái niệm ở trên ta có thể thấy được các đặc trưng cơ bản của
bao hiểm xã hội như sau:
- Bao hiểm cho người lao động trong va sau quá trình lao dong.
- Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như: ốm
đau tại nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thai sản, thất nghiệp, già yếu.
chết Do những rủi ro này mà người lao động bị giảm hoac mất nguồn thunhập Họ cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống
- Người lao động muốn được quyền hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội phải
có nghĩa vụ đóng Bảo hiểm xã hội Người chủ sở dụng lao động cũng phải cónghĩa vụ đóng bao hiểm cho người lao động mà mình thuê mướn Quỹ baohiểm xã hội là do có sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội Quỹ
bảo hiểm xã hội dùng để chi trả các trợ cấp khi có các nhu cầu phát sinh về
bảo hiểm xã hội.
- Các hoạt động Bảo hiểm xã hội được thực hiện trong khuôn khổ pháp
luật các chế độ Bao hiểm xã hội cũng do luật định Nhà nước bảo hộ các hoạt
động của Bảo hiểm xã hội
Tóm lại, những biến cố làm giảm hoặc mất thu nhập của người lao động
là những biến cố gắn liền với quá trình lao động và được nhìn nhận không chỉ
trên cơ sở quan hệ lao động mà cả trên quan điểm xã hội Nó bao g6m những
trường hợp bị mất việc lam, mất hoặc giảm kha nang làm việc trong quá trình
lao dong, mất người nuôi dưỡng, tàn tật không do tai nạn lao động tuổi gia.đồng thời Bảo hiểm xã hội cũng đảm nhận nhiều trường hợp làm tăng chỉ tiêuđột ngột như thai sản, chăm sóc y tế Bởi vì, xét cho cùng thì việc tang chi tiêu
đột ngột ong những trường hợp như thế sẽ làm hụt ngân sách gia đình tính
trên đầu người và làm giảm kha năng thanh toán của người lao động doi vớinhững nhu cầu sinh sống thiết yếu mà Bảo hiểm xã hội phải đảm trách
14
Trang 17Tất ca những khía cạnh đã nêu trên cho thấy, Bao hiểm xã hội được lập
ra là để thay thế nguồn thu nhập của người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội
nham bao dam thoả man cho những nhu cầu sinh sống thiết yếu cho họ.
1.1.2 Ban chất của Bảo hiểm xa hội.
Bảo hiểm xã hội là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế hàng hoá Khi
trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia đạt đến một mức độ nào đó thì hệthống Bảo hiểm xã hội có điều kiện ra đời và phát triển Vì vậy các nhà kinh
tế cho rằng, sự ra đời và phát triển của Bảo hiểm xã hội phản ánh sự phát triểncủa nền kinh tế Một nền kinh tế chậm phát triển đời sống nhân dân thấp kém
thì không thể có một hệ thống Bảo hiểm xã hội vững mạnh được Bảo hiểm xã
hội là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tap của xã hội nhất là trong xã hội
mà sản xuất hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê
mướn lao động phát triển đến một mức độ nào đó Kinh tế càng phát triển thì
hệ thống Bảo hiểm xã hội càng đa dạng, các chế độ ngày càng mở rộng, các
hình thức Bảo hiểm xã hội ngày càng phong phú Vì thé, có thể nói rang, kinh
tế là nền tang của Bảo hiểm xã hội hay Bảo hiểm xã hội không vượt quá trangthái kinh tế của mỗi nước.
Thực chat, Bao hiểm xã hội là sự đền bù hậu qua của những “rủi ro xã
hội” Sự đến bù này được thực hiện thông qua quá trình tổ chức và sử dụng
quỹ tiền tệ tập trung hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia baohiểm xã hội Như vậy, Bảo hiểm xã hội cũng là quá trình phân phối lại thunhập Xét trên phạm vi toàn xã hội, Bao hiểm xã hội là một bộ phan của GDP,
được xã hội phân phối lại cho những thành viên khi phát sinh nhu cau Bao
hiểm xã hội như ốm dau, sinh đẻ, tai nạn lao dong, bệnh nghề nehiệp gia yếu
chết
Vì vay, thực chất của Bao hiểm xã hội là thực hiện mục tiêu bảo dam an
toàn kinh tế cho người lao động và gia đình họ và diễn ra giữa ba bên: Bên
Trang 18tham gia Bao hiểm xã hội, bên Bao hiểm xã hội và bên được Bảo hiểm xã hội.Bên tham gia Bảo hiểm xã hội có thể chỉ là người lao động hoặc ca người laođộng và người sử dụng lao động Bên Bảo hiểm xã hội thông thường là cơquan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ Bên được Bảo hiểm xã hội là
người lao động va gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết Bao
hiểm xã hội là quá trình tổ chức sử dụng thu nhập cá nhân và tổng sản phẩm
trong nước (GDP) để thoả mãn nhu cầu an toàn kinh tế của người lao động và
an xã hội.
Bao hiểm xã hội mang ca bản chất kinh tế và cả bản chất xã hội Về matkinh tế, nhờ có sự tổ chức phân phối lai thu nhập đời sống của người lao động
và gia đình họ luôn được bao đảm trước những bất trac, rủi ro xã hội Về mat
xã hội, do có sự “san sẻ rủi ro” của Bảo hiểm xã hội, người lao động chỉ phải
đóng góp một khoản nhỏ trong thu nhập của mình cho quỹ Bảo hiểm xã hội,
nhưng xã hội sẽ có một lượng vật chất đủ lớn trang trải những rủi ro xảy ra Ở
đây, Bảo hiểm xã hội đã thực hiện nguyên tac “lấy của số đông bù cho số it”
Tuy nhiên tính kinh tế và tính xã hội của Bảo hiểm xã hội không tách
rời mà dan xen lần nhau Khi nói đến sự bảo đảm kính tế cho người lao động
va gia đình của họ là nói đến tính xã hội của Bao hiểm xã hội Ngược lại, khi
nói tới sự đóng góp ít nhưng lại đủ trang trải mọi rủi ro xã hội thì cũng đã đề
cập đến tính kinh tế của Bảo hiểm xã hội.
Dưới góc độ kinh tế, có thể nói trong một quốc gia thì hoạt động Baohiểm xã hội chiếm một vai trò đặc biệt quan trọng và là thành phần cơ bản của
hệ thống Bảo hiểm xã hội Theo thống kê của tổ chức lao động quốc tế, nguồn
thu về đóng g6p Bảo hiểm xã hội chiếm đến trên dưới 10% tổng chỉ tiêu cho
các hoạt động Bảo đảm xã hội Như vậy, đứng về góc độ kinh tế mà nói thì
hoạt dong Bao hiểm xã hội là sự bù dap mất mát về tài chính của cá nhân có
tham gia đóng góp Bao hiểm xã hội khi ho gap sự cố trong cuộc sống như ốm
dau, thai san, tai nan lao động và bênh nehề nehiép hoac không may mấtB eas = : (= o : < «
16
Trang 19kha nang lao động tam thời hoặc vĩnh viên hoặc lúc về gia không có thu nhập
có nghia là tạo ra một khoản thu nhập thay thế cho người lao động khi ho gap
phải rủi ro thuộc Bao hiểm xã hội Ngoài ra, hoạt động Bao hiểm xã hội cònsóp phần khuyến khích tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng GDP.
Dưới sóc độ xã hội, bản chất của Bảo hiểm xã hội được hiểu như là mộtchính sách xã hội nhằm bảo đảm đời sống cho người lao động khi thu nhậpcủa ho bị giảm hay mất Thông qua đó bảo vệ và phát triển lực lượng lao dong
xã hội lực lượng sản xuất, tăng nang suất lao động, ổn định trật tự xã hội Baohiểm xã hội sóp phan ổn định cuộc sống cá nhân mdi người lao động, giambớt sự nghèo đói trong dân cư, là cơ sở của sự ổn định và an toàn xa hội Baohiểm xã hội mang tính xã hội thông qua tính chất hỗ trợ cộng đồng mà bất kỳ
một xã hội nào nếu thiếu hệ thống bảo đảm xã hội nói chung hoặc hệ thông
Bao hiểm xã hội nói riêng sẽ làm ảnh hưởng đến kha năng điều chỉnh vi mô
nên kinh tế của chính phủ đối với các mat hoạt động khác nhau của nền kinht¢ quốc dan.
Dưới sóc độ chính tri, ban chất của Bảo hiểm xã hội là sự liên kết của
những người lao động xuất phát từ lợi ích của họ.
1.1.3 Chức nang cơ ban của Bảo hiểm xa hội.
Chức năng là sự khái quát của các nhiệm vụ cơ bản là dạng hoạt động
đặc trưng và khái quát nhất của tổ chức hay cá nhân gan với chức danh nào đó
trong một hệ thống tổ chức hoạt động thuộc một phạm vi nhất định trong xãhội Bảo hiểm xã hội cũng như các thành phần khác của kinh tế Bảo hiểm có
hai chức năng cơ bản là chức năng phân phối và chức năng giám đốc Tuy
nhiên do tính đặc thù của minh, Bao hiểm xã hội khong những có tính kinh tế
mà còn có tính xã hội rất cao Vì vậy, Bảo hiểm xã hội có những chức năng
chủ yếu sau:
17
Trang 20Thứ nhát: Thay thế hoặc bù đáp một phần thu nhập cho người lao động
được bảo hiểm khi họ bị giảm hoac mất thu nhập do mất khả nang lao động
hoặc mất việc làm theo những điều kiện xác định Sự bảo đảm thay thế hoặc
bù dap này chac chăn phải xảy ra và xảy ra đúng như thế khi người lao động
bị rơi vào các trường hợp nói trên và hội tụ các điều kiện quy định Sở dĩ như
vậy là vì giữa người lao động với cơ quan Bảo hiểm xã hội có mối quan hệ hết
sức chat che Mối quan hệ này phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và quan
hệ tài chính Bảo hiểm xã hội Quan hệ đó được diện ra giữa ba bên: bên thamgia bao hiểm, bên nhận bảo hiểm và bên được bảo hiểm Bên tham gia trướchết là người sử dụng lao động có trách nhiệm phải đóng phí để bảo hiểm chongười lao động mà mình sử dụng, đồng thời người lao động cũng phải có trách
nhiệm đóng phí để tự bảo hiểm cho mình Sự đóng góp này là bat buộc, đều
kỳ và theo những mức quy định cho bên nhận bao hiểm, là cơ quan Bảo hiểm
xã hội chuyên nghiệp.
Khi người lao động hội đủ các điều kiện cần thiết thì họ được hưởng trợ
cấp với mức lương, thời điểm và thời hạn lương theo đúng các quy định của
pháp luật Đây là chức năng cơ bản nhất của Bảo hiểm xã hội nó quyết định
nhiệm vụ, tính chất và cơ chế tổ chức hoạt động của Bảo hiểm xã hội.
Thứ hai: Tiến hành phân phối phân phối lại thu nhập giữa những người
tham gia Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là bảo dam thay thế hoặc bù dapmột phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do
ốm đau thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp tuổi già
bang cách hình thành và sử dụng một quy tài chính tập trung được tồn tích
dan bởi sự đóng sóp của những người sử dung lao động và người lao dong và
có sự hồ trợ thêm của Nhà nước.
Tham gia Bao hiểm xã hội không chỉ có người lao động mà ca những
người sử dụng lao động Các bên đều phải đóng sóp vào quy Bảo hiểm xa hội.
Nhu vậy những người sử dụng lao động bất buộc phải đóng gdp vào quy Bao
l8
Trang 21hiểm xã hội là để bảo hiểm nhưng không phải trực tiếp cho mình mà là cho
người lao động do người sử dụng nên không được quyền hưởng trợ cấp còn
những người lao động có đóng góp vào quy Bao hiểm xã hội mới có quyền
hưởng trợ cấp nhưng do còn khoẻ mạnh, có việc làm và có thu nhập bình
thường nên cũng không được hưởng trợ cấp bảo hiểm Quỹ này dùng để trợcấp cho một số người lao động tham gia bao hiểm khi họ bị giảm hoặc mất thunhập Số lượng những người này thường chiếm ty trong nhỏ trong tổng số
những người tham gia đóng góp Như vay, Bảo hiểm xã hội đã lấy số đông bù
số ít và thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc và chiều ngang giữa những người lao động có thu nhập cao và những người có thu nhập
thấp, giữa những người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu
phải nghỉ việc Ở mức độ khái quát hon là giữa số đông những người đóng
góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội đều kỳ với số ít người hưởng trợ cấp theo những
chế độ xác định Thực hiện chức năng này có nghĩa là Bảo hiểm xã hội đã gdp
phần thực hiện công bằng xã hội.
Thứ ba: Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích, khuyến khích người laođộng hang hái lao động sản xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và nang
suất lao động xã hội Người lao động có việc làm, khi họ còn khoẻ mạnh làm
việc bình thường họ sẽ có tiền công, tiền lương do n¿ười sử dụng lao động trả.
Còn khi ốm dau, thai san, tai nan lao động, tuổi già hoặc không may bị chết
đã có Bảo hiểm xã hội bảo dam thay thế hoặc bù dap một phần thu nhập quantrong bị mat, do đó, đời sống của bản thân và gia đình họ luôn luôn được bao
đảm và có chỏ dựa Chính vì vậy, người lao động luôn luôn yên tam, gan bó
tận tình với công việc, với nơi làm việc, tích cực lao động sản xuất nâng cao
năng suất lao động và hiệu quả kinh tế.
Tóm lại tiền lương (tiền công) và Bao hiểm xã hội chính là nhữne động
lực thúc day hoạt động lao động của người lao dong
19
Trang 22Thứ tư: Phát huy tiểm nang và gan bó lợi ích giữa người lao động vàngười sử dung lao động, giữa người lao động với xã hội Bảo hiểm xã hội dựa
trên cơ sở đóng góp ít nhưng đều kỳ của mọi người sử dụng lao động người
lao động và Nhà nước cho bên thứ ba là cơ quan Bảo hiểm xã hội để tạo thành
một quỹ tập trung, quỹ này lại huy động phần nhàn roi tương đối vào hoạtđộng sinh lợi để làm tang thêm phần thu nhập Do vay, Bao hiểm xã hội có thểthay thế hoặc bù đáp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gap rủi ro,
khó khan theo những chế độ đã được xác định.
Trong thực tế lao động sản xuất, người lao động và người sử dụng lao
dong vốn có những mâu thuan nội tại, khách quan về tiền lương, tiền công
thời gian lao dong Bang phương thức dàn trải rủi ro thiệt hại theo cả thờigian và không gian, Bảo hiểm xã hội đã giúp làm giảm thiểu thiệt hại cho sốdong người trong xã hội, đồng thời làm tang khả năng giải quyết rủi ro, khókhăn của những người lao động tham gia bảo hiểm với một tổng dự trữ ít nhất
Người lao động và người sử dụng lao động đều thấy nhờ có Bảo hiểm xã hội
mà mình có lợi và được bảo vệ, từ đó làm cho họ hiểu nhau hon và gan bó lợi
ích được với nhau.
Đối với Nhà nước và xã hội chỉ cho Bảo hiểm xã hội là cách thức phải chi ít nhất và có hiệu quả nhất nhưng vẫn giải quyết được khó khăn về đời
song cho người lao động và gia đình họ, góp phần làm cho sản xuất ổn định
kinh tế, chính trị và xã hội được phát triển ổn định và an toàn hơn.
Tóm lai, Bao hiểm xã hội đã phát huy được tiềm năng của số đông và
ưu điểm của nhiều phương thức hoạt dong trong kinh tế thị trường để dam bảo
an toàn đời sống cho người lao động cũng như cho xã hội Đồng thời Bảo
hiểm xã hội cũng tạo ra sự gan bó chặt chẽ về lợi ích cả lợi ích trước mat và lợi ích lâu dài của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội, cũng như của các bên
doi với Nhà nước.
Trang 231.1.4 Các nguyên tác của Bảo hiểm xa hội.
* Nguyên tac Nhà nước thong nhát Quan lý Bao hiểm xd hoi.
Bao hiểm xã hội là mot chính sách lớn của mỗi quốc gia vì nó liên quan
đến đời sống của đông đảo người lao động, nó có ảnh hưởng đến nhiều mặt
đời sông xã hội và nội dung pháp lý Om dau, tai nan, that nghiệp rủi ro
không chi là trách nhiệm cua cá nhân người lao động mà còn là trách nhiệm
của người sử dụng lao động, trách nhiệm chung của cả cộng đồng, của toàn xãhội Tuy nhiên, nếu để người sử lao động thực hiện nghĩa vụ Bảo hiểm xã hội
cho người lao động thì sẽ đặt người lao động vào sự lệ thuộc chủ sử dụng lao
động, như thế sẽ tao ra sự mất công bang Dé dam bảo thực hiện mục tiêu của
mình và đảm bảo công bằng trong hoạt động Bảo hiểm xã hội thì Nhà nước
phải thống nhất quản lý Bảo hiểm xã hội.
Nhà nước là người trực tiếp tổ chức, chỉ đạo và quản lý toàn bộ sựnghiệp BHXH thông qua việc xây dung và ban hành các quy định pháp luật về
BHXH và kiểm tra việc thực hiện các quy định đó Tuỳ theo điều kiện phát
triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ mà Nhà nước quy định chính sách quốc
gia về BHXH cho phù hợp, dam bao từng bước nang cao đời sống cho ngườilao động và gia đình họ khi họ gap hoàn cảnh, điều kiện làm phát sinh nhu cau
Bảo hiểm, góp phần ổn định xã hội
Ngoài ra, Nhà nước tham gia quản lý BHXH không chỉ với vai trò là
người quan lý mà còn là một bên trong quan hệ bảo hiểm Quy BHXH được
hình thành trên cơ sở đóng gop của người lao dong, người sử dụng lao động va
có sự hỗ trợ của Nhà nước Lịch sử phát triển của BHXH cho thấy không thể thiếu văng vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức và hoạt dong của quỳ
BHXH Nhà nước bao hộ cho các hoạt động của quy, dam bao sự an toàn về
tài chính và cho phép cơ quan BHXH thực hiện các biện pháp bao toàn và tăng
trưởng quỹ.
21
Trang 24* Nguyên thực hiện Bao hiểm trén cơ sở "phản phối theo lao động” và
“lây số dong bù so it”.
Tiền lương và BHXH là một trong những hình thức phân phối tổng sản
phẩm quốc dân nên việc thực hiện BHXH phải dựa trên cơ sở nguyên tác
“phan phối theo lao động” Nghĩa là phải dam bao sự hợp lý giữa dong gop
của người lao động cho xã hội thể hiện thông qua mức tiền công tiền lương
thời gian đóng góp cho quỹ BHXH để từ đó quy định mức trợ cấp và độ dài
thời gian hưởng trợ cấp sao cho phù hợp với sự đóng sóp cho xã hội của người
lao động Theo đó, người tham gia BHXH được hưởng quyền lợi phù hợp với nghĩa vụ đóng gop của minh, “ai đóng góp nhiều thì hưởng nhiều, ai đóng góp
ít thì hưởng it”.
Tuy nhiên, vì là một trong những bộ phan thuộc BHXH có bản chất là chia sẻ rủi ro, tương trợ cộng đồng nên khi thực hiện BHXH thì bên cạnh việc
dam bao nguyên tac phân phối theo lao động còn phải tuân thủ nguyên tac
“lay số đông bù số ít” Người lao động đóng góp vào quỷ BHXH không có
nghia là họ sẽ được hưởng mọi chế độ trợ cấp Bảo hiém mà là để chia sẻ rủi ro
với người khác Khi xem xét về các điều kiện để được hưởng các chế độ
BHXH chúng ta thấy rõ rang việc đóng BHXH không phân biệt nam hay nữnhư chế độ thai sản thì chủ yếu áp dụng đối với lao động nữ, hay chỉ những
người bị tai nạn lao động thì mới được hưởng loại trợ cấp này còn những ai không bi tai nạn trong quá trình lao động thì không được hưởng trợ cap
Nhu vay, việc thực hiện BHXH phải đảm bảo phù hop, công bang, phảidựa trên nguyên tac “phân phối theo lao động” và chia sẻ rủi ro “lay số đông
bù số it”.
* Nguyên tac thực hiện BHXI trong mọi trường hop bị giảm hoặc matkha nang lao động.
Người lao động khi tham gia BHXH có mục đích là khong để cho mình
rơi vào hoàn cảnh khó khan Vì vậy, khi có đủ điều kiện họ đều được hưởng
22
Trang 25quyền lợi BHXH Mặt khác, ý nghĩa của BHXH chỉ được thực hiện khi BHXH
được áp dụng đối với mọi người lao động mà không có sự phan biệt giới tính.
tôn giáo, thành phần kinh tế Nguyên tác này đảm bảo cho mọi người lao
động nói chung đều được tham gia và hưởng BHXH với các hình thức khác
nhau Pháp luật cũng đã quy định rất rõ về chế độ BHXH với hai loại hìnhBHXH là bat buộc và tự nguyện Thực hiện nguyên tac này nham đảm bảo sự
bình dang cho mọi người lao động và góp phần thực hiện công bang xã hội.
* Nguyên tac "mức tro cấp BHXH không được cao hơn mức tiền lươngkhi dang làm việc nhưng phải dam bao được cuộc sống tối thiểu cho người thu
hưởng ”.
Trợ cấp BHXH là khoản tiền bù dap hoặc thay thế thu nhập của người
lao động khi ho gap phải biến cố rủi ro làm giảm hoặc mất kha nang lao động.
Lúc nay, người lao động còn làm việc được nữa nên ho sống phụ thuộc vào
khoản trợ cấp này.
Về nguyên tác, khoản trợ cấp này không thể bảng hoặc cao hơn tiền
lương khi người lao động đang làm việc, bởi vì, nếu như nó cao băng hoặc cao hơn mức tiền lương thì nó sẽ làm mất đi ý nghĩa củe tiền lương và không đảm bảo được mối tương quan giữa người đang làm việc với người nghỉ, người
không làm việc Tuy nhiên, mức trợ cấp BHXH cũng phải đảm bao được chongười lao động một mức sống tối thiểu Vì vậy, khi quy định mức trợ cấp BHXH tối thiểu thì phải tính đến những nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của người
lao động (theo quy định của pháp luật hiện hành thì mức BHXH tối thiểu áp
dụng hiện nay bằng mức tiền lương tối thiểu) Mức trợ cấp BHXH tối thiểu
được quy định, thay đổi tuỳ theo điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể và thường căn
cứ vào một số yếu tố có liên quan như: mức sống tối thiểu mức tiền lương tối
thiểu nhu cầu chỉ tiêu tối thiểu phát sinh khi có sự kiện bảo hiểm xã hội
Trang 261.2 Cơ chế dieu chỉnh của pháp luật Bảo hiểm xa indi
Mục dich của Bảo hiểm xã hội là nhằm trợ giúp cho người lao độngchong đỡ được sự thiếu hut về kinh tế trong những trường hop bị tạm thời hoạc
vinh viễn mất đi kha nang lao động.
Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội đã trải qua rất
nhiều cách thức tổ chức khác nhau Xét về mặt kinh tế Bảo hiểm xã hội chính
là sự phân phối, phân phối lại thu nhập nên Bảo hiểm xã hội có quan hệ mậtthiết với các lĩnh vực xã hội và chính trị Do vậy, những cách thức tổ chức Bao
hiểm xã hội theo sự tự nguyện và mang tính cục bộ sẽ không thể tồn tại được
lâu, điều này đã dẫn đến việc trợ cấp cho người lao động không được ổn định
Chính vi vậy, trên thế giới đã xảy ra nhiều cuộc đấu tranh gay gat piữa những người công nhân với người chủ, giữa những người lao động với Chính phủ về
Bảo hiểm xã hội
Cùng với sự phát triển của xã hội thì vị trí, vai trò của Bảo hiểm xã hộicùng đã từng bước được xác lập Dac biệt, từ cuối thế ký 19 đã có một so nước
nhận thấy răng cần phải tổ chức Bảo hiểm xã hội trên một phạm vi rộng lớn
thì mới có thể huy động được sự đóng góp của nhiều thành viên để từ đó cókha năng điều tiết và trợ cấp cho người lao động Tuy nhiên, ngoài việc đóng
góp của người lao động thì người sử dụng lao động cũng có trách nhiệm đóng
sóp và đôi khi Nha nước cũng có sự hỗ tro, bảo hộ cho quỹ Bao hiểm xã hội
được tồn tại.
Trong bản Tuyên ngôn về nhân quyền do Đại hội đồng Liên hiệp quốc
thông qua ngày 10/12/1948 có ghi: “Tat cả mọi người với tu cách là thành
viên của xã hội có quyền hưởng bao đảm xã hội Quyền đó đặt trên cơ sở sự
thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội” [70, tr.112] Tuy nhiên Bao hiểm xa
hội không thể có san, do vậy, phải tạo ra nó Ở mỗi nước khi muốn xây dung
hệ thống Bảo hiểm xã hội thì việc đầu tiên phải làm là Nhà nước phải tạo điều
kiện về môi trường kinh tế, xã hội, về chính sách và đạc biệt là pháp luật Chi
24
Trang 27có pháp luật thì mới có sự bảo dam để thực hiện Bảo hiểm xã hội Vai trò của
Nhà nước đối với Bảo hiểm xã hội được khang định trong các đạo luật vé Bao
hiểm xã hội và chỉ khi có một hệ thống pháp luật về Bảo hiểm xã hội thì mới
có điều kiện để điều chỉnh các mối quan hệ có liên ¿san đến việc trợ piúp cho
người lao động.
O nước ta, vấn dé Bảo hiểm xã hội đã được khang định trong Hiến pháp
nam 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến
pháp sửa đổi 2001 Dé các quy định của Hiến pháp được thực hiện thì phải
xây dựng luật nhằm cu thể hoá việc điều chính các mối quan hệ Bao hiểm xãhội Bảo hiểm xã hội là dạng trợ cấp vật chất có nhiều mối quan hệ rất phứctạp nên cần thiết phải có sự điều chỉnh của pháp luật Chúng ta có thể thấy
được vấn đề này thông qua hai nhóm quan hệ chủ yếu của Bảo hiểm xã hội mà
nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật thì không thể thực hiện Bao hiểm
xã hội được, đó là việc hình thành quỹ Bảo hiểm xã hội và việc thực hiện các
Tất ca các quỹ đều không chỉ tồn tại với một khối lượng tinh tại tại một thời
điểm mà chúng luôn luôn biến động tăng lên ở đầu vào với các nguồn thu vàgiảm di ở đầu ra với các khoản chỉ như một dòng chảy liên tục Dé đảm bảo
cho đầu ra được ổn định, người ta thiết lập một lượng dự trữ do vậy để nam
và điều hành được một quỹ nào đó thì không phải chỉ năm được khối lượng
của nó tại một thời điểm mà quan trong là phải nam được lưu lượng của nó
trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo quan niệm về quỹ nói chung như trên thì quỷ Bảo hiểm xã hội là
tập hợp những đóng sóp bang tiền của những người tham gia Bao hiểm xã hội
Trang 28hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được baohiểm xã hội và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm mất
khả nang lao động hoặc bị mất việc làm Như vậy, quy Bảo hiểm xã hội là một
quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng: nó vừa mang tính kinh tế, vừa
mang tính xã hội rất cao và nó là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất
đảm bao cho toàn bộ hệ thống Bảo hiểm xã hội tồn tại và phát triển
Quy Bao hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ tập trung được dồn tích dan từ
sự đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội Thông thường thì phápluật Bảo hiểm xã hội của các nước trên thế giới quy định người sử dụng lao
động và người lao động đều có trách nhiệm đóng góp vào quỹ Bao hiểm xã
hội Ngoài ra, Nhà nước có tham gia đóng góp vào quỹ Bao hiểm xã hội Tuy
nhiên, phương thức đóng góp của các bên tham gia Bảo hiểm xã hội là có sự
khác nhau Ở nước ta, hiện nay quỹ Bảo hiểm xã hội được hình thành từ các
nguồn: thứ nhất, người sử dụng lao động đóng góp bang 15% tổng quỹ tiềnlương của những người tham gia Bao hiểm xã hội, người lao động đóng góp
bang 5% tiền lương tháng, Nha nước đóng góp va hỗ trợ thêm để đảm bảo
thực hiện các chế dộ Bảo hiểm xã hội cho người lao động và các nguồn khác.Đây là nguồn chiếm tỷ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ Thứ hai là phần tang
thêm do bộ phận nhàn rồi tương đối của quỹ được tổ chức bảo hiểm chuyên
trách đưa vào hoạt động, sinh lợi Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân
và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về Bảo hiểm xã hội
26
Trang 29Trên thé giới, mức đóng góp Bảo hiểm xã hội ở một số nước như sau:
TA | 1 na HH rốn Ty ra aawrẽrẽwứến 7 — 7 >
lên nước ' Chính phủ Tỷ lệ đóng góp của Ty lệ đóng góp của.
| người lao dong so | người sử lao động so
- với tiền lương (%) với quỹ lương (2)
“CHLBDtc —- Bù thiếu 148-188 | 16.3 + 22.6
CH Phap _ Bù thiếu | 11,82 | 19.68
|Indonéxia | Ba thiéu 30 | 6.5
- Philippin | Bu thiêu | 2,85 + 9,25 6.85 + 8.05
“Malayxia = Chi toàn bộ chế độ | 9.5 12.75
| Om dau, thai san
=1 = ; = it = “=—
(Nguồn: BHIXH ở một số nước trên thế giới)
Doi với người sử dụng lao động, qua hơn một thé ký thực hiện Baohiểm xã hội trên thế giới thì ít gap những trường hợp người sử dụng lao động
tự nguyện đóng hoặc tự nguyện thực hiện Bảo hiểm xã hội cho người lao
động Bởi vì, việc đóng Bao hiểm xã hội sẽ là một khoản chi phí tốn kém của
người sử dụng lao động, cho nên, ở hầu hết các nước thường gap những trường
hợp đóng thiếu, đóng chậm hoặc trốn tránh việc đóng Bảo hiểm xã hội củangười lao động.
Đối với người lao động thì việc đóng Bao hiểm xã hội là thể hiện mối
quan hệ qua lại giữa nghĩa vụ và quyền lợi nhưng không phải ở đâu và lúc nào
người lao động cũng san sàng đóng góp Bởi vi, đây là việc có liên quan đến
lợi ích của họ nên họ cân nhắc và tính toán xem bản thân được lợi hay bị thiệt
Từ hai lý do trên cho ta thấy: việc thành lập quy Bao hiểm xã hội nếu
không có sự điều chỉnh của pháp luật, không có t⁄+h cưỡng chế các khoản
đóng góp thì không thể có nguồn thu Bảo hiểm xã hội ổn định tồn tại lâu dài
Việc tham gia đóng góp của Nhà nước cũng cần phải có những quy định chat
che và cụ thể của pháp luật bởi vì ngan sách Nhà nước luôn luôn phải chi
27
Trang 30nhiều khoản mục quan trọng khác nhau Mặt khác, Chính phủ là cơ quan hành
pháp do vậy, Chính phủ có trách nhiệm điều hành mọi công việc của đất
nước khi có vấn đề đột biến xảy ra cần tới sự chỉ tiêu của ngân sách thì dễ dẫn đến việc cat giam các khoản chỉ khác trong đó có thể có nguồn chi cho Bảo
hiểm xã hội
Ngoài sự điều chỉnh của pháp luật về việc đóng góp Bao hiểm xã hội thì
sự điều chỉnh của pháp luật về quan lý quỹ Bảo hiểm xã hội cũng vô cùngquan trong Quy Bảo hiểm xã hội là một quỹ tiền tệ có đặc điểm là sự đónggop vào quỹ Bảo hiểm xã hội của các bên tham gia Bao hiểm xã hội được diễn
ra một cách thường xuyên và liên tục Việc chi trả các chế độ trợ cấp (tức làviệc tiêu dùng tiền của quỹ Bảo hiểm xã hội) cũng diễn tra một cách thườngxuyên, liên tục Do vậy, việc quan lý, hạch toán, cân doi, sử dụng và bao tồn
gia trị của quỹ Bao hiểm xã hội phải được quy định hết sức chat chẽ rõ rangnhằm tránh mọi vi phạm có thể xảy ra
Ở nước ta, theo quy định của pháp luật hiện hành, việc quản lý quỹ Bảo
hiểm xã hội thuộc về cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam dưới sự chỉ đạo trựctiếp của Thủ tướng chính phủ, quản lý Nhà nước của Bộ Lao động và Thươngbinh xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Y tế và có sự giám sat của tổ chức Công đoàn
với các nhiệm vụ cụ thể được quy định trong các văn bản pháp luật.
Song song với những quan hệ của việc đóng góp vào quy BHXH là
những quan hệ về trả trợ cấp BHXH Đây cũng là những moi quan hệ rất phức
tạp Các dạng trợ cấp BHXH đều phải xác định được đúng đối tượng đủ điều
kiện mức độ trợ cap, phương thức trả tiền trợ cấp Tong hợp các hoạt động
có liên quan đến việc trợ cấp BHXH phải được điều chỉnh bởi pháp luật thì
mới đảm bao được tính thống nhất, đúng dan và có kết quả
BHXH có một tác dụng rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
thiện tinh trang sức khoẻ, giảm ốm đau nhờ đó người lao động có điều kiện
28
Trang 31tiếp tục tăng nang suất lao động BHXH cũng tạ“ thành môi trường thuận
tiện để người lao động có thể di chuyển nơi làm việc, chuyển đổi ngành nghề
chuyển đổi đơn vị mà không bị lệ thuộc vào thâm niên làm việc tại một đơn
vị một cách cứng nhac Điều này đã góp phần cho việc chuyển dich cơ cấu
kinh tế, phát triển kinh tế của một đất nước
Pháp luật của nhiều nước đều cho phép dùng tiền nhàn rồi của quỷ
BHXH để đầu tu sinh lời Chính vấn dé đầu tư của quy BHXH đã được hình
tượng như những vòng xoáy càng ngày càng lớn Bởi vì khi đầu tư sé tạo thêm
việc làm cho người lao động lại vừa phát triển kinh tế, tăng thêm nhiều người
đóng góp vào quỹ BHXH để sau đó lại có tiền để đầu tư, lại tạo thêm công ăn
việc làm
Ngoài ra, với tư cách là một quỹ tiền tệ, BHXH có tác động mạnh me tới hệ thống tài chính ngân sách Nhà nước, tới hệ thống tín dụng, tiền tệ ngân hàng và nhờ có sự tác động này sự tăng trưởng của nền kinh tế có thêm được
những nhân to ảnh hưởng tích cực.
BHXH đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế
quốc dân của một nước nếu như nước đó có một chính sách BHXH đúng dan,ngược lại, nếu không có định hướng, không có kế hoạch cụ thể giữa việc tạo
quy BHXH và việc chi các chế độ trợ cấp thì BHXH sẻ rơi vào tình trạng
khủng hoảng và lúc đó BHXH sẽ có tác động tiêu cực tới nên kinh tế của đất
nước.
Về mat xã hội, BHXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp Mỗi ngườitrong xã hội là một mat xích của hệ thống giá trị xã hội BHXH tạo cho nhữngngười bất hạnh có thêm được những điều kiện cần thiết để khác phục những
“rủi ro”, có thêm cơ hội để phát triển, có cơ hội để hoà nhập vào cộng đồng
BHXH kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con người hướng con
người tới những giá trị cao đẹp của chuẩn mực đạo đức
Trang 32BHXH thể hiện truyền thống đoàn kết, piúp đỡ lẫn nhau, tương thântương ái Sự đoàn kết giúp đỡ lần nhau trong cộng dong là một trong nhữngnhân tố để ổn định và phát triển xã hội, đồng thời naam hoàn thiện những giatrị nhân bản của con người, bảo đảm cho xã hội phát triển một cách lành
mạnh Ngoài ra, BHXH cũng góp một phan trong việc thực hiện công bang xahội Bởi vì, trên bình diện xã hội, BHXH là công cụ để cải thiện các điều kiện
sông của các tầng lớp dân cư, đặc biệt là những người nghèo khó.
Cho đến nay, loài người đã ý thức được rang sự phát triển là một quá trình Trong quá trình phát triển đó các nhân tố kinh tế và các nhân tố xã hội
thường xuyên tác động lan nhau Chiến lược phát triển của thế giới nói chung
và của nước ta nói riêng trong những năm gan đây là bao đảm có những cải
thiện nhất định về đời sống, hạnh phúc cho mỗi người dân và đem lại lợi ích
tới cho mọi người BHXH cũng đã góp phan không nhỏ trong việc cải thiện
đời song, hạnh phúc cho những người khó khan, gia yếu, đem lại lợi ích cho
xã hội, cho mục tiêu phát triển của đất nước.
BHXH còn đóng vai trò tích cực đối với sự ổn định tình hình chính trị
của một đất nước Nói như vay là bởi vì tình hình kinh tế, xã hội của một đấtnước có ổn định có vững mạnh thì tình hình chính trị mới ổn định và vữngmạnh Mat khác, khi cuộc sống của người dân thường xuyên bị de doa bởi
những thiếu thốn do ốm đau, do thất nghiệp, do tai nạn lao động thì cũng có
những ảnh hưởng sâu sắc tới tình hình chính trị Trên thế giới thường xảy ranhững cuộc biểu tinh, gay xáo trộn về nội các của một số Chính phủ vì do các
nước này khong đáp ứng được vấn đề về trợ cấp cho công nhân khi ốm đau,
thất nghiệp hưu trí.
Ở nước ta, do điều kiện về lịch sử có chiến tranh hàng chục năm nên
vấn đề BHXH rất có ý nghĩa về mat chính trị bởi vì nước ta có hàng chục triệu
người vừa tham gia công tac, vừa tham gia kháng chiến nên van dé bảo dam
đời sống cho họ khi không có khả nang làm việc là một việc hết sức to lớn.
Trang 33Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tới vấn đề này và kết qua là da tạođược lòng tin yêu của người lao động đối với Dang và Nhà nước đối với thểchế chính trị của đất nước ta.
Tóm lại pháp luật Bảo hiểm xã hội là một công cụ pháp lý hữu hiệu để
người lao động có thể thực hiện được quyền được trợ cấp của mình
1.3 Một số đạo luật về Bảo hiểm xa hội trên thế giới.
Ngay từ khi mới ra đời, Bảo hiểm xã hội đã được nhân loại đón nhận
như một sự đảm bảo cho họ trong cuộc sống Là một sự bảo vệ phổ cập và
đồng nhất với mọi thành viên của xã hội vì vấn đề công bảng xã hội và dựa
trên nguyên tac liên kết, Bảo hiểm xã hội ngày càng phát huy vai trò của mình
trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia Cho đến nay, Bao hiểm xã hội đãđược thực hiện ở gần 200 quốc gia trên thế giới Tham khảo qua bảng tổng kếtsau cho thấy sự phát triển của Bảo hiểm xã hội với sự tham gia thực hiện ngàycàng tăng của các quốc gia:
(Nguồn: “Social Security Programs Throughout the World” page xli - Social
Security Administration - 1999 - Thi viện Trung tâm KHI Bao hiém xả hoi Viet
Nam)
Những con số trên cho thấy không một nước nao thực hiện được het
ngay từ đầu các chế độ bảo hiểm Thông thường, hầu hết các nước đã thiết lập
3l
Trang 34hệ thong Bao hiểm xã hội đều chú ý tập trung vào việc bảo vỆ rủi ro do tai nạn lao động, bệnh nghé nghiệp đầu tiên Tiếp đó là sự mở rộng sự bảo vệ đến
những lĩnh vực rủi ro, biến cố khác Có nước lựa chọn chế độ chăm sóc Y tế
hay trợ cấp ốm đau thai sản là những nhánh thâm niên đóng góp ngăn được
hưởng trợ cấp nhanh lại dễ đem lại sự tín nhiệm cho hệ thống để thực hiện đầutiên (Đức, Hoa Kỳ, Canada ), có nước lại chọn trợ cấp hưu trí để tích tụ đượcnhiều vốn tăng đầu tư sinh lợi, Như vay, mặc dù 1ö chức Lao động Quốc tế
(ILO) có đưa ra các quy phạm tối thiểu về các chế độ Bảo hiểm xã hội nhưng việc tổ chức và thực hiện như thế nào, bat đầu từ dau thì lại phụ thuộc vào điều
kiện kinh tế, chính trị, xã hội và lịch sử truyền thống của mỗi quốc gia.
Nhìn vào bang thống kê cho thấy, số nước có chế độ Bảo hiểm tai nạn,
bệnh nghề nghiệp là lớn nhất Tiếp đến là các chế độ Bảo hiểm tuổi gia, tàn tật
và tử tuất Chỉ khoảng 1/4 số nước được thống kê là có chế độ Bao hiểm thất
nghiép, chủ yếu là các nước công nghiệp theo điều kiện kinh tế thị trường Xu
thế chung hiện nay của thế giới là mở rộng tối đa hơn nữa đối tượng hưởng và
da dạng các chế độ trợ cấp nhằm ngày càng bảo vệ hen nữa các thành viên của
xã hội.
Từ năm 1998, Việt Nam chính thức tham gia với tư cách là thành viênHiệp hội an sinh ASEAN Đây thể hiện sự phát triển của hệ thống Bảo hiểm
xã hội Việt Nam trong những năm vừa qua Hơn thế nữa, Việt Nam còn được
đánh giá là một trong những nước rất thành công trong sự nghiệp phát triển hệ
thống Bảo hiểm xã hội những năm gan đây Hiện nay Việt Nam dang giữ vai
trò Chủ tịch Hiệp hội An sinh ASEAN Trong phạm vi đề cập, tôi xin trình
bày hệ thống Bảo hiểm xã hội một số nước (đặc biệt là các nước trone khu
vực) để có cách nhìn toàn diện hơn nhằm tiếp thu những thành cong của các
mô hình Bảo hiểm xã hội các nước
32
Trang 351.3.1 Bảo hiểm xa hội ở Philipin.
Trong khu vực, hệ thống Bảo hiểm xã hội của Philipin đượơc đánh giá
là khá thành cong, thực hiện nhiệm vụ Bao hiểm xã hội có hiệu quả nhất trong Hiệp hội Bao hiểm xã hội ASEAN Bao hiểm xã hội Philipin bao gom Hệ
thống Bảo hiểm xã hội (viết tắt là SSS) được thành lập từ 1954 theo Luật Bảo
hiểm xã hội 18/6/1954 (được sửa đổi năm 1997), hệ thống Bảo hiểm xã hội
giành cho công nhân viên chức nha nước (viết tat là GSIS) được thành lập từ
1936 Day được coi là văn bản luật làm cơ sở cho hệ thong Bao hiểm xã hộitoàn diện của Philippin Ngoài ra, còn có các chương trình tích luy dưỡng cấp
tư nhân theo ngành nghề, loại hình này chỉ áp dụng giới hạn cho người lao
động trong các doanh nghiệp tư nhân có quy mô lớn.
Về đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội, theo Luật thì có hai dạng đối tượng tham gia bat buộc và tự nguyện Nét đặc biệt là ngoài người lao động
thuộc khu vực tư nhân, nhóm đối tượng lao động tự do, nông dan, dan chai, người làm việc nhà, người giúp việc gia đình cũng thuộc đối tượng tham gia
bat buộc nếu dam bao một mức thu nhập theo quy định (phải có thu nhập hangtháng tối thiểu 1500 Pêsô - tương đương 28,5 đô la) Đối tượng tu nguyện là
những người không còn là hoặc đã là thành viên của Bảo hiểm xã hội, người
lao động ở nước ngoài, vợ hoặc chồng của người lao động không có việc làm.
Hiện nay, đối tượng tham gia Bao hiểm xã hội của Philippin khoảng 21 triệu
người, chiếm hơn 2/3 lực lượng lao động thuộc khu vực tư nhân Chính phủ
Philippin có một hệ thống Bảo hiểm xã hội riêng cho công chức Chính phủ kể
cả quân đội.
Các chế độ hưởng trợ cấp Bao hiểm xã hội bao g6m: trợ cấp ốm đau.thai sản, mất sức lao động, hưu trí và tử tuất Mức đóng gop vào quỹ hiện nay
là 8.4% mức lương tháng, trong đó người lao động đóng 3.33%, người sử dụng
lao động đóng Š.07% Ngoài ra Philippin còn có chế độ đền bù cho người lao
động (do chủ sử dụng lao động đóng gdp bang 1% lương thang) nhằm trợ gitip
33
Trang 36cho người lao động khi bị tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như dịch vụ y té
trợ giúp điều trị phục hồi chức nang, trợ cấp bang tiền Người hưởng các
chế độ đền bù từ Quỹ đền bù cho người lao động vẫn được hưởng các chế độBảo hiểm xã hội nếu như thoả mãn được các điều kiện
Ở Philippin, Tỷ suất đóng góp cho người lao động được Chính phủ quy
định như sau:
mm ¬ | Người lao dong | Chủ | Fong số _ Trần
| Che do dai han va 6m dau | 333 | 4,67 | 8.00 | 10 000 (285 dola)
— Thasản 040 —- 0/40 10.000 (285 đôla)
Bao hiểm a tế Bà | qe 25_ ite [1,25 | 2,50 | 3.000 (85 đôla)
Tai nạn lao dong | a et | ee 100 TINH 10.000 (285 dola)
—— Tổng số | 4,58 (| 7,32 11,90 |
-Doi với người tự tạo việc làm thì ty suất đóng góp được quy định như
sau: đối với các chế độ dài han và ốm đau là 8%, đối với Bao hiểm Y tế là
2.5% Với các chế độ dài hạn thì tuổi hưu là 60 nếu như đã đóng góp 120thang và tiếp tục làm việc; Tỷ suất tiền hưu bang 300 Pêsô cộng với 20% tiền
lương trung bình cộng 2% cho mỗi năm trên 10 năm đóng góp Ví dụ: một
người đã đóng góp 30 năm, ty suất hưởng sẽ là: 300 Pêsô + 60% tiền lươngtrung bình, thêm 10% của tiền hưu cho trẻ dưới 21 tuoi, tối đa là Š con; Chi trả
tháng 13 tháng lương mỗi nam; Hưởng Bảo hiểm y tế không mất tiền
Hiện nay, chế độ Bảo hiểm y tế ở Philippin được tổ chức lại trong Bao
hiểm y tế thống nhất trong cả nước Việc quản lý hệ thống chính là Bao hiểm
xã hội được đặt dưới sự điều hành của Hội đồng ba bên và chịu trách nhiệmbáo cáo trước Văn phòng Tổng thống Hệ thống Bảo hiểm xã hội chịu trách
nhiệm quản ly tài chính và đầu tư quỹ một cách hiệu quả Chế độ tai nạn lao
động và Bảo hiểm y tế được quản lý riêng rẽ nhưng hệ thống Bao hiểm xã hộichịu trách nhiệm phần thu các đóng góp Còn hệ thống Bao hiểm công chức
Trang 37được tổ chức riêng cho công chức, quân đội và các cán bộ khác của Chính
phủ.
Tom lai, Philippin là một nước thực hiện tốt nhiệm vụ quan lý và chỉ trachế độ Bao hiểm xã hội cho các đối tượng hưởng Trong khu vực đây là một
nước áp dụng với mô hình “kidt thông tin” chuyên cung cấp thông tín và giải
đáp thắc mac qua dịch vụ điện thoại 24/24 giờ, hệ thong thu các khoản đóng
sóp qua hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và hệ thống nhận dạng sử
dụng sinh trac bằng thẻ với các đối tượng [68]
1.3.2 Bảo hiểm xa hội ở Malaisia.
Bảo hiểm xã hội ở Malaisia được thực hiện từ rất sớm Nam 1951
Malaisia đã xác định chế độ đóng góp cho tuổi già, mất sức và tử tuất, được
thực hiện bằng Quỹ Tiết kiệm Lao động thuộc Bộ Tai chính: và năm 1969 Bao
hiểm xã hội chỉ tai nạn lao động và mất sức lao động, cùng với chế độ tử tuất,được thực hiện bởi Tổ chức Bảo hiểm xã hội thuộc Bộ nguồn nhân lực Các
luật khác về ốm đau, thai sản và trợ cấp thôi việc được chỉ trả trực tiếp thông qua trách nhiệm của chủ sử dụng lao động.
Chế độ đóng góp bat buộc vào Quỹ Tiết kiệm lao động bao gồm mọi
người làm công an lương trừ giáo viên, cán bộ Nhà nước va quân đội Ty suất
đóng góp là người lao động 11%, chủ sử dụng lao động là 12% tiền lương
Mỗi thành viên có 3 tài khoản cá nhân, trong đó 60% là tổng số đóng góp chuyển vào tài khoản 1, số tiền đóng góp va lãi suất trong tài khoản này chỉ được rút ra khi người lao động đủ 55 tuổi: 30% được chuyển sang tài khoản 2 dùng để rút ra chỉ tiêu cho xây dựng nhà cửa cho đến 50 tuổi, khi đó tài khoản
có thể đóng lại và 10% được chuyển vào tài khoản 3 dành cho các chỉ phí y tế
trong những trường hợp ốm đau nang của ban thân người lao động hay gia
đình của họ.
-3) an
Trang 38Hệ thống Tổ chức Bảo hiểm xã hội bao hiểm cho mọi người làm công
an lương có thu nhập dưới 2000 đôla Malai/thang (bảo hiểm tiếp tục nếu nhưthu nhập thấp hơn giới hạn) Đối với chế độ mất sức thì ty suất đóng của chu
và người lao động đều bằng 0,5%, đối với chế độ tai nạn lao động thì chỉ có
chủ phải đóng với ty suất là 1,25% tổng quỹ lương Tỷ suất tiền hưởng hàng
thang bang 50% cộng với 1% cho mỗi năm sau 2 năm đóng gop tý suất
hưởng tối đa là 65% tiền lương Chế độ tử tuất được chi trả cho các trường hợp
chết trước tuổi 5Š hoặc những người chết khi đang hưởng chế độ hàng tháng
với Ly suất 60% số tiền mất sức hang tháng cho người god bua và 40% cho các
con dưới 21 tuổi nếu còn đi học phổ thông hoặc đại học (nếu không có ngườigoa bua thì các con được hưởng là 60%) Tổng số tiền tuất tối đa cho một gia
đình được hưởng bằng 100% số tiền mất sức hàng tháng đang được lĩnh
Các mức hưởng về tai nạn lao động bang 80% tiền lương đối với người
mất khả năng lao động tạm thời và 90% đối với người mất khả năng lao động
vĩnh viễn Những nhân thân (người goa, con, bố mẹ, anh chi em va ông bà nội)
có thể tổng số được hưởng bằng 100% số tiền hưởng hàng tháng trước đó của
người chết.
Về hệ thống bao hiểm trách nhiệm của chủ thì Bộ Nguồn nhân lực có
trách nhiệm giám sát chế độ bao hiểm trách nhiệm của chủ về bù dap cho
người lao động (chủ yếu cho lao động nước ngoài từ Indonéxia, Bangladet và
Thái Lan) về các chế độ ốm đau, thai sản và thôi làm việc theo Đạo luật Việc
làm.
Đối với chế độ Bảo hiểm y tế thì Bộ Y tế có trách nhiệm chăm sóc sức
khoẻ cộng đồng bằng việc cung cấp dịch vụ y tế với giá rẻ Tuy nhiên mọi
bệnh viện của Chính phủ dang được tổ chức lại thành các đơn vị pháp nhân và
sẽ tính giá dịch vụ trong tương lai Nhiều loại hình bảo hiểm dang đượcnghiên cứu xem xét.
Trang 391.3.3 Bảo hiểm xa hội ở Thái Lan.
Bảo hiểm xã hội ở Thái Lan được quy định trong các van bản luật đầutiên là năm 1972 Trong văn bản luật này, Thái Lan mới chỉ xác định cho bao
hiểm tai nạn lao động Nam 1990, Thái Lan đã ban hành một van bản luật
mới, trong đó có quy định về một hệ thống bảo hiểm toàn diện
Hiện nay, các chế độ Bảo hiểm xã hội hiện hành của Thái Lan bao g6m:
chế độ tai nan lao động, 6m dau, thai san, mất sức I::› động và cham sóc y tế Hiện nay, Thái Lan cũng dang xem xét và có kế hoạch đưa vào luật các chế độ khác như: hưu trí, các chế độ dài han, thất nghiệp và các phụ cap gia đình.
Đối tượng hưởng bảo hiểm bao gồm tất cả các lao động trong các doanh
nghiệp có từ 10 lao động trở lên Ty suất đóng góp của các đối tượng lao động được quy định có khác nhau theo từng chế độ Đối với chế độ tai nạn lao độngthì chỉ quy định chủ sử dụng lao động phải đóng từ 0,2 % đến 2% tổng quỳ
tiền lương cho các rủi ro Đối với các chế độ khác thì chủ sử dụng lao động,
người lao động và Chính phủ đều phải đóng là 1.5% tiền lương Mức trần
dong gop là 15.000 Bạt (tương đương với 375 đôla).
Việc quản lý thực hiện nghiệp vụ do Cơ quan Bảo hiểm xã hội thuộc BộLao động và Phúc lợi xã hội Tổ chức ba bên chỉ đóng vai trò tư vấn cho hệ
thống.
1.3.4 Công ước số 102 ve Bảo hiểm xa hội của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO-International Labour Organization).
Chúng ta đã biết rang chế độ là khái niệm pháp lý dùng để chi một hệ
thống những quy phạm pháp luật về một lĩnh vực, một vấn đề nào đó Đồng
thời chúng ta cũng đã khái niệm về BHXH là sự bao đảm thay thế hay bù dapmột phan thu nhập của người lao động khi họ gap phải những biến co làm giảm hoặc mất khả năng lao động, việc làm Những nguyên nhân đó là: 6m
dau, thai san, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp thất nghiệp hưu trí
37
Trang 40chết Trên cơ sở những nguyên nhân nay, người ta xây dựng các loại hình trợ
cấp với những quy định chặt chẽ về đối tượng, điều kiện hưởng mức lương
tập hợp những quy định về những loại hình trợ cấp này được gọi là chế độ
BHXH Các chế độ BHXH này có liên quan chặt chế với nhau và là thành phần chính tạo nên hệ thống BHXH.
Từ một vài loại hình trợ cấp ban đầu, BHXH ngày càng phát triển,
nhiều loại hình trợ cấp phong phú, đa dạng Tuy ở mỗi quốc gia các chế độ
BHXH có những nội dung khác nhau nhưng do tính hội nhập quốc tế nên đã
tạo ra những chuẩn mực, khung tối thiểu cho các chế 460 BHXH ở các điều ướcquốc tế.
Ngày 28 tháng 6 năm 1952, I.L.O đã tổ chức hội nghị Geneve và đã
thông qua công ước số 102 về BHXH để định ra kết cấu thống nhất và có sự
phối hợp về BHXH giữa các nước thành viên thuộc [.L.O Cong ước 102 quy
định có 9 loại trợ cấp bao gồm:
1 Tro cấp ốm dau (Sickness benefits).
a Cham sóc y tế (Medical Care).
3 Trợ cấp thai sản (Maternity Protection).
4 Trợ cấp tuổi già (Old-age Benefits).
an Tro cấp tai nan lao động - bệnh nghề nghiệp (Employment Injury
Protection).
6 Tro cap tan tat (Phisycally Handicapped).
LẺ Trợ cấp tử tuất (Survivorship Benefits).
8 Trợ cấp thất nghiệp (Unemployment Benefits).
Đ, Trợ cấp gia đình (Family Beneliets, Family Allowances).
Nguyên tắc chung của Công ước đặt ra là phải đối xử bình đẳng giữa
mọi thành viên trong xã hội kể cả người nước ngoài Tài chính bao đảm choBHXH có thể bang đống sóp hoặc lấy từ nguồn thuế (Ngân sách Nhà nước).hoặc có thể có nhiều hình thức cho những quốc gia khác nhau nhưng phải
38