1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình

119 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình
Tác giả Nguyễn Xuân Đạt
Người hướng dẫn GS. TS. Hoàng Thị Kim Quế
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 28,01 MB

Nội dung

Đào Trí uc chủ trì,bao vệ năm 1995; "Mot số van dé lý luận và thực tiễn vẻ giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, HàNội, 1995; "Mo

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUAT

RKKKKKKEKKKKKE

NGUYEN XUAN DAT

GIAO DUC PHAP LUAT CHO CONG CHUC QUAN LY

THI TRUONG QUA THUC TIEN

TINH QUANG BINH

Chuyên ngành: Ly luận và lịch sử Nha nước và Pháp luật

Mã so: 60 38 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS TS Hoàng Thị Kim Quế

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bô trong bât kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dan trong Luận văn dam bảo tính chính xác,

tin cậy và trung thực.

Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa

vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi việt Lời cam đoan này đê nghị Khoa Luật xem xét đê tôi có thê

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Xuân Đạt

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHU VIET TAT

GDPL Giáo dục pháp luật

QLTT Quản lý thị trường

UBND Ủy ban nhân dân

Trang 4

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE GIAO DỤC PHÁP LUAT CHO CÔNG

CHỨC QUAN LY THỊ TRƯỜNG, ¿5c 125 E‡EE2E2E2E21212112112121.22 xe 8

1.1 NHAN THUC CHUNG VE GIAO DUC PHAP LUAT ceccccscsesseeseseeseeseeeees 8

1.1.1 Các quan điểm cơ ban về giáo duc pháp luật . -sccscc<c- §

1.1.2, Khái niệm và mục đích giáo dục pháp luật eseeesoeiiiinieiasre 9

1.2 GIÁO DỤC PHÁP LUAT CHO CÔNG CHỨC QUAN LÝ THỊ

TRƯỜNG 1S 1 12121 112122121 1111211121211 012 2111211121111 1211 14

1.5.1 Khải miện công GHỨC «-cccn sosntavensreeeunsibe 550565 vaddx ion lụa 90520 g/Ến 15

1.2.2 Trách nhiệm, vai trò của công chức quản lý thị trường . - 16 1.2.3 Khai niệm, mục đích của giao dục pháp luật cho công chức quan lý

THÍ UO Bens se nestews onions onmne wages caney roms wenn nme g091007080001005558 80010 tũầgiguggglixg8tlG00ữ07c888 17

1.3 DAC DIEM CO BAN VE GIAO DUC PHAP LUAT CHO CONG

CHỨC QUAN LY THỊ TRUONG cccscssssesssssssseesssssneeessssneeeeessnnnneseseessssn 23

1.3.1 Dac diém ve đối tượng giáo dục pháp luật : :- 2-55 5sc2ccssxcss2 23

1.3.2 Đặc điểm về nội dung giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị

TP TT es essen eeepnenmnge ema nn ilred4 gi gi i29 0m neutral Sas eS SRE ARES Tee EE Te ZY

1.3.3 Đặc điểm về hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho

ng ting nu lý TE, HƯỚNG reesemssemaessoeintiiiiko88061)400106048101Lả<00gEsseseissgdgei0g0.493612E 28

1.4 CÁC YEU TO TÁC DONG DEN CHAT LƯỢNG, HIỆU QUẢ GIÁO

DỤC PHÁP LUAT CHO CÔNG CHỨC QUAN LÝ THỊ TRƯỜNG 32

1.4.1 Nhận thức chung về chat lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật 32

1.4.2 Mức độ hoàn thiện của hệ thong pháp luật về quan lý thi trường 33

1.4.3.Yéu tố về chế độ tuyển dụng, dao tao, sử dung, chính sách đãi ngộ

va, quan lý công chức quan Jy thị ƯỜN «ueseeseeesennroenremeordD Dierartoesrgteite 34

1.4.4 Yếu tố chất lượng của công tác giáo dục pháp luật cho công chức timẩm lộ THỊ RENENHDEruoasmsssnentnrnennnnnskiniteiataretinua44tiitssl8 hzoaatigsiildisdi460064g3s080â00h000-40081460 36 1.4.5 Yếu tố trình độ học van, văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ,

ý thức đạo đức, ý thức pháp luật của công chức quản lý thị trường 38

Trang 5

1.4.6 Yếu tố điều kiện kinh tế, xã hội ở địa phương, trình độ ý thức pháp

kuật:cla rmigifối tâTT, sascccnennnannsiET1181/3133080541565458859386EEĐUSEESSSGESS515481013558817E021035 835058 41

Kết luận Chương 1 o cccceccscscssescssssesscsesssssssuesesvsvesesescsevescsesesueseseacsusscsesueseessaesusenenees 42

Chương 2: THỤC TRẠNG GI AO DUC PHAP LUAT CHO CONG

cove QUAN LY THI TRUONG TINH QUANG BÌNH -5 : 44

DIEU KIỆN DIA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TE, XÃ HOI CUA TINH

QUẢNG BÌNH VÀ SỰ TÁC ĐỘNG DEN Ý THUC PHÁP LUẠT, CÔNG

TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUAT CHO CÔNG CHỨC QUAN LÝ THỊ

TRƯỜNG «sec =1 44

2.1.1 Khái quát điêu kiện địa lý tự nhiên, kinh tê, văn hoá - xã hội của

2.1.2 Sự tác động của các yếu tô địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội đến ý

thức pháp luật và công tác giáo dục pháp luật đôi với công chức quản lý

so trường ở tinh Quảng Binh cssssissvesssssoosserecovensesnnnenensaressssnsiaasitsnessoooeees 45

2 TO CHỨC BO MAY VA CHỨC NANG CUA CHI CUC QUAN LY

Te TRƯỜNG 5 21 21 21 121221121211211212111211211212111121221112121 2d 48

2.2.1 Tô chức bộ máy của Chi cục quản lý thị trường tỉnh Quang Bình 48

ee Chức nang của Chi cục quản lý thi trường tỉnh Quang Bình 54

CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG

CHU RE TET UA BUI ee een, uyên gọn aeeesae ssn chs emery enn asia E680 1890081 56

2.4 THUC TIEN TO CHỨC GIÁO DỤC PHAP LUAT CHO CONG

CHU € QUAN LY THỊ TRƯỜNG VA KET QUA HOAT DONG CUA

CÁC CO QUAN QUAN LY THỊ TRƯỜNG TINH QUANG BINH 58

2.4.1 Thực tiễn tô chức giáo duc pháp luật cho công chức quan lý thị

RƯÔTP, coi tung gGGE0050005S5088858 se chuc cai 2060i5a.100100855115EB2/TGIG08.0750'S43 E8 an 3i.112001201059.07:08001g 5.88 58

2.4.2 Vai trò của giáo dục pháp luật cho công chức quan lý thị trường đối với kết quả hoạt động của các cơ quan quản lý thị trường tinh Quảng Bình 66

Kết luận Chương 2 - + tt tt SE 12 1111112111111 111111111 1111111110111 11c crrưyu 76Chương 3: QUAN DIEM, GIẢI PHÁP CƠ BAN VE GIÁO DỤC PHAP

LUAT CHO CÔNG CHỨC QUAN LÝ THỊ TRƯỜNG Ở VIET NAM

VÀ TINH QUANG BÌNH HIEN NAY 0o ccccccccsscsscsssessessessessesseesessesssesssessessseesess 77

3.1 QUAN DIEM CO BAN VE GIAO DUC PHAP LUAT CHO CONG

C HỨC QUAN LY THỊ TRƯỜNG HIEN NAY - 2-55 252ccSxc2EczExerrxcrt TẾ

3.1.1 Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường phải được thực

hiện đồng bộ với giáo dục đạo đức nghề nghiệp, giáo dục chính trị, tư lifTnm, pháo boi) BGfi HÔWD se e-—ssesesenngitrotterkerdiste-oeeeesrgopnVoo/g140509004 77

3.1.2 Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường nhằm xây

dựng ý thức và lỗi sống tuân thủ pháp luật, nâng cao năng lực thực thi

Trang 6

pháp luật, tơn trọng va bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp của các cá nhân, tổ

HỒ cua cesvbg coi 2205 96000800588/18Eeicnesscitrsiiseerddg 2Dgi00503820375 VSESSE EingSDSEE10977S50/2018585ixs xem nes ii gt 78 3.1.3 Giáo dục pháp luật cho cơng chức quản lý thị trường cần tiến hành

dong bộ với phát trién kinh té, xã hội, đây mạnh cải cách hành chính, phát

huy vai trị của hệ thống chính trị địa bàn tinh Quảng Bình ¿ 78

3.1.4 Giáo dục pháp luật cho cơng chức quản lý thị trường cần được thực

hiện một cách thường xuyên, liên tục với nội dung, hình thức và phương

pháp phù hợp tính chất, yêu cầu của quản lý thị trường trên địa bàn tỉnh

77707242 //// 2 T20 yyyyaZà: 1 `` ` 80

3.2 GIẢI PHAP CƠ BAN VE GIAO DUC PHAP LUAT CHO CONG

CHỨC QUAN LY THỊ TRUONG HIEN NAY cececccccscssescssesvescsceseseesseesesesaeeevees 81

3.2.1 Hồn thiện pháp luật về quan lý thi trường 2s s+zz+zxzszxzceez 81

3.2.2 Xây dựng chương trình, kế hoạch và nội dung giáo dục pháp cho

cũ CHÍ CIID DY) lu THỜ oeesaai aS-<sseeiaHDLEIAEDEEIA-OIGESGEUISEGNGO2IB210088-=ee=erzoi 86

3.2.3 Đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật, nâng cao năng

lực giáo dục pháp luật của đội ngũ cán bộ giáo dục pháp luật cho cơng chức quản lý thị trưỜng - - c3 111121112 11112 111191111 v1 HH g nrhg 9]

3.2.4 Kết hợp giáo dục đạo đức và giáo dục pháp luật cho cơng chức

QUART THỊ TFƯỜ HD tssnnneo ninh cause 1EENG38A06 150/59 580 5y capsigeyeneees HEEEEEEEDHET3GTS155 18571 ssuessgU 95

3.2.5 Giáo dục cho cơng chức chức quan lý thị trường về phịng, chống

ø71£2821- 05;757700000000yyyyaaggĨỊỒĨ131 1ˆ 99

3.2.6 Giáo dục quyền con người cho cơng chức chức quản lý thị trường 100

3.2.7 Đổi mới cơng tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, đãi ngộ, quản lý, xử

lý vi phạm, khen thưởng đối với cơng chức quản lý thị trường 1023.2.8 Tăng cường trách nhiệm lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác giáo

dục pháp luật cho cơng chức quan lý thị trường .- : + ssxssxsxsses 105

Kết luận Chương 3 5-52 212E2212112122151121121 211112111111 1101011 reg 107

TÀI LIEU THAM KHẢO 25c 25+ 222+22211223122112211122112 2211 E1 ctee 110

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi

hỏi phải có đội ngũ công chức hành chính chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức

nhân văn và ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật, năng lực thi hành pháp luật,

trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con người Một trong

những nhiệm vu quan trọng là phải tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật cho đội

ngũ công chức Đối với đội ngũ công chức quản lý thị trường, kiến thức phápluật, năng lực và kỹ năng thực thi pháp luật đang được đặt ra một cách cấp bách

đề có thê đáp ứng được nhiệm vụ nặng nê mà họ đảm nhận.

Hoạt động của công chức quản lý thị trường thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng,

liên quan trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, đến quyền, lợi ích của cá

nhân, tô chức và lợi ích quốc gia, địa phương Các cơ quan quản lý thị trường từ

trung ương đến địa phương thuộc Bộ Công thương có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, dau tranh phòng chóng các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng

cắm, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác; thanh

tra, kiêm tra việc chap hành pháp luật thương mại đối với các tổ chức, cá nhân

hoạt động thương mại.

Trong điều kiện hệ thống pháp luật về quản lý thị trường chưa có tính ồn

định cao, thường xuyên thay đổi như ở nước ta thì sự hiếu biết, cập nhập thông tin

pháp luật lại càng cần thiết đối với công chức quản lý thị trường Nhiệm vụ của

công chức quản lý thị trường là hoạt động kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm

pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trường, một lĩnh vực quản lý rất phức tạp, bao

gồm nhiều loại hình công việc khác nhau Do vậy đòi hỏi ở công chức quản lý thị

Trang 8

trường nhiều yếu tô về tính chuyên nghiệp, kiến thức pháp luật, kỹ năng vận dụng

pháp luật, năng lực phát hiện, xử lý các tình huống trong các địa bàn, thời gian

khác nhau không kể ngày, đêm, ngày lễ, ngày nghỉ Bản lĩnh và đạo đức nghềnghiệp là những yêu cầu, tiêu chí đánh giá công chức quản lý thị trường

Công tác phô biến, đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục pháp luật cho công chức

quản lý thị trường ở tỉnh Quảng Bình thời gian qua đã được lãnh đạo tỉnh quan

tâm chỉ đạo và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Tuy vậy, trong

công tác giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường cũng còn nhiều hạnchế, yếu kém so với yêu cầu của thực tiễn xã hội Do vậy, việc tìm hiểu, nghiên

cứu về giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở cả nước nói chung

và trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng có ý nghĩa thực tiễn và lý luận quan

trọng.

Là một công chức đã có nhiều năm gắn bó với nghề nghiệp, tôi mạnh dan

chọn dé tài luận văn là Giáo duc pháp luật pháp luật cho công chic quan lý thị

trường qua thực tiễn tỉnh Quảng Bình Tôi mong muốn qua đó được góp một phần nhỏ vào việc tìm hiểu, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm

đảm bảo chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật pháp luật cho công chức quản lý

thị trường ở tỉnh Quảng Bình nói riêng và ở các địa phương khác trong cả nước nói chung.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan đến đề tài giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho

công chức hành chính nói riêng đã nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học,

các nhà quản lý được thê hiện ở các công trình khoa học Xin được dé cập mộtcách ngăn gọn vẻ tình hình nghiên cứu đề tài dưới đây

No

Trang 9

Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Đình Khiên về đề tài: "Nang cao ý thức pháp

luật của đội ngũ can bộ quản lý hành chính nhà nước hiện nay"; Đề tài khoa học

"Vay dựng ý thức và loi sống theo pháp luật" do GS TSKH Đào Trí uc chủ trì,bao vệ năm 1995; "Mot số van dé lý luận và thực tiễn vẻ giáo dục pháp luật trong

công cuộc đổi mới", của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, HàNội, 1995; "Mot số van dé giáo dục pháp luat ở miền núi và vùng dan tộc thiểusé", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996; "Giáo duc pháp luật trong các trường

đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện

nay", Luận án tiến sĩ Luật học của Dinh Xuân Thảo, 1996; "Giáo duc pháp luật

qua hoạt động tư pháp - hình thức đặc thù của giáo dục pháp luật", Luận án tiễn

sĩ của Duong Thanh Mai, 1996; "Công tác tuyên truyện giáo dục pháp luật ở nước

ta - Thực trạng và giải pháp"

Đối với các nhóm đối tượng xã hội cụ thể, đã có các công trình tiêu biểunhư: Dé tài khoa học cấp Bộ, Khoa Nhà nước pháp luật, Học viện Chính trị Quốc

gia Hồ Chí Minh, 1999; “Đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính

trị ở nước ta hiện nay", Luan văn thạc sĩ của Nguyễn Ngọc Hoang, 2000 Dé tài

"Co sở khoa học của việc xây dựng ý thức và lối sống theo luật pháp" trong

chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07; tác giả Đào Duy Tấntrong luận án tiến sĩ triết học "Những đặc điềm của quá trình hình thành ý thức

pháp luật ở Việt Nam hiện nay", Hà Nội 2000.

Sách chuyên khảo của tiến sỹ luật học Nguyễn Quốc Sửu : "Giáo đực pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Nxb Chính trị Quốc Gia — Sự thật, Hà Nội,

2011; Mot số van dé giáo dục pháp luật ở miền núi và vùng dan tộc thiêu so, Nxb

Trang 10

Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996; Mot s6 van dé về giáo dục pháp luật trong giai

đoạn hiện nay, Nxb Thanh Nién, Hà Nội, 1997;

Luận văn thạc sỹ của tác gia Phạm Kim Dung về đề tài "Giáo dục pháp luật

cho cán bộ công chức cơ quan hành chính ở thành phố Hà Nội hiện nay", bảo vệ

năm 2010 tại Khoa Luật - ĐH QG HN;

Đồng thời thời gian qua cũng đã có nhiều bài viết liên quan đến đề tài giáo

dục pháp luật như các bài viết của các nhà khoa học: GS TSKH Đào Trí Úc, : "Làm

thé nào đề xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật", tạp chí nhà nước

và pháp luật số 4/1993: GS.TS Hoàng Thị Kim Qué, Ban chất dich thực của mối

quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 1, năm 2010;GS.TS Hoàng Thị Kim Qué, Bàn về hiệu qua pho biến, giáo dục pháp luật ở nước

ta hiện nay, tap chí Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật Thành phó Hồ Chi

Minh, Số 4/2011; GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, M6t số suy nghĩ về mối quan hệ

giữa pháp luat và dao đức trong hệ thống điều chỉnh xã hội, Tạp chí Nhà nước vàpháp luật s6 7 năm 1999; ThS Lê Thi Phương Nga, Giáo duc pháp luật, giáo ducđạo đức và kỹ năng sống cho trẻ em ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lập

pháp vv

Các công trình nêu trên đã đặt ra nhiều ý tưởng cần quan tâm nghiên cứu,

tìm hiệu, có giá trị tham khảo tốt về lý luận và thực tiễn trong hoạt động giáo dục

pháp luật.

Tuy vậy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, toàn

diện về giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường nói chung, ở tỉnh Quảng Bình nói riêng Chính vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận

Trang 11

văn là Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường, liên hệ thực tiễn tỉnh

Quảng Bình.

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của Luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Tác giả luận văn xác định mục đích nghiên cứu VỀ CƠ SỞ lý luận của giáo

dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường, nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở tỉnh Quảng Bình và một số địa

phương khác Đồng thời đề xuất các quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao

chát lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở tỉnh

Quảng Bình nói riêng ở cả nước nói chung.

3.2 Nhiệm vụ của luận văn

Đề thực hiện được mục đích trên, luận văn đặt ra các nhiệm vu:

Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của giáo dục pháp luật cho công chức

Trang 12

Phân tích các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo

dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở nước ta nói chung và đối với

tỉnh Quảng Bình nói riêng.

4 Phạm vi nghiên cứu của Luận văn

Luận văn tập trung vào việc nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục pháp

luật cho công chức quản lý thị trường, làm rõ các đặc điểm và yêu té tác động đếnchất lượng, hiệu quả của giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường; tập

trung nghiên cứu thực trạng giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

ở tỉnh Quảng Bình và một số địa phương khác; đề xuất giải pháp, quan điểm về

giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở tỉnh Quảng Bình cũng như

trong phạm vi toàn quóc

Š Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ

nghĩa Mác — Lenin, tư tưởng Hồ Chi Minh va quan điểm của Đảng ta về Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về giáo dục pháp luật, giáo dục

quyền con người và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nha nước.

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp; thống kê, hệ thống, so

sánh dé nghiên cứu các nội dung của luận văn, tiếp cận từ phương diện mã số

chuyên ngành Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật.

7 Điểm mới của Luận văn

Đây là công trình khoa học ở cấp độ luận văn thạc sỹ luật học về dé tài giáo

dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường, liên hệ thực tiền tỉnh Quang Bình Do vậy, tính mới của luận văn được thể hiện ở kết quả nghiên cứu toàn diện

Trang 13

đặc điểm và các yếu tó tác động đến giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị

trường.

Điểm mới tiếp đến là việc đề xuất có luận giải về các quan điểm, giải pháp

cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho công chứcquan ly thị trường theo hướng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp;

kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục quyền con người, giáo dục đạo đức và

giáo dục phòng chống tham nhũng

8 Kêt cầu Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được

chia thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

Chương 2: Thực trạng giao dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường ở tỉnh

Quảng Bình

Chương 3 Quan điềm và giải pháp cơ bản về giáo dục pháp luật cho công chức

quản lý thị trường ở Việt nam và ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

Trang 14

Giáo dục pháp luật là điều kiện cần thiết, có ý nghĩa vô cùng quan trọng

trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ,

công chức nói chung, công chức quản lý thị trường nói riêng.

Về phương diện lý luận, giáo dục pháp luật đã và đang được quan tâm

nghiên cứu Trong khoa học, từ trước đến nay đã có khá nhiều quan điểm, cách tiếp

cận có sự khác nhau nhất định Các quan điểm khác nhau chủ yếu nhất là về nhận

thức giáo dục pháp luật, về mối quan hệ giữa giáo dục pháp luật và các loại hình

giao dục khác như chính tri, tư tưởng và đạo đức.

- Quan điềm thứ nhất cho rằng giáo dục pháp luật là một phần của công tác

giáo dục chính tri tư tưởng và công tác giáo dục đạo đức.

Theo quan điểm này, chỉ cần thực hiện tốt giáo dục chính trị tư tưởng và giáo

dục đạo đức thì mọi người sẽ có ý thức chấp hành pháp luật Quan điểm này cho

rằng, chỉ cần con người tốt, có đạo đức là sẽ chấp hành đúng pháp luật Theo tácgiả, quan điểm này có nhiều tính hợp lý, song chưa toàn diện vì pháp luật bao gồm

nhiều quy định chứ không chi là những điều cam, như luật giao thông đường bộ,đường thủy, luật về thủ tục hành chính wv Thiếu hiểu biết pháp luật là một trong

Trang 15

những nguyên nhân dẫn dén vi phạm pháp luật như thực tế đã cho thay Nhat là đối

với công chức khi thi hành công vụ.

Quan điểm khác lại đồng nhát giáo dục pháp luật với tuyên truyền phô biến

hay giải thích pháp luật Quan điểm này có phần đồng nhất hoàn toàn giáo dục

pháp luật và tuyên truyền pháp luật Theo đó, chỉ cần cung cấp thật nhiều kiến thức

là con người tự khắc chấp hành pháp luật và chỉ do một số cơ quan nhà nước

chuyên trách thực hiện.

Trong lý luận cũng còn một quan điềm khác lại cho rằng giáo dục pháp luậtdong nghĩa với dạy và học pháp luật ở các nhà trường, còn việc phô biến pháp luật

ở ngoài xã hội không phải là giáo dục pháp luật.

Có quan điểm khác phiến diện hơn, phủ nhận sự cần thiết của giáo dục pháp

luật, khăng định không có khái niệm giáo dục pháp luật nào bởi pháp luật là các qui

tác có tính bắt buộc chung, mọi người déu phải có nghĩa vụ tuân thu Quan điểm

này cho rằng, đặt ra vấn đề giáo dục pháp luật là vô nghĩa, có chăng chỉ là phố biến

pháp luật dé mọi người hiểu và xử sự theo cho đúng [1, Tr 6 — 8]

1.1.2 Khái niệm và mục dich giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng Hiện nay, ở nước ta đã hình thành

cách gọi chung là pho biến, giáo dục pháp luật.

Theo các chuyên gia trong Dự án VIE/98/ 001 Bộ tư pháp, phô biến pháp

luật có thê hiểu theo hai nghĩa.

Theo nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri

thức, tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cao ý thức tôn trọng

pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng.

Trang 16

Theo nghĩa rộng: là một loại hình hoạt động (công tác) phỏ biến giáo dụcpháp luật bao gồm tat cả các công đoạn về phô biến giáo dục pháp luật [2, tr 7].Theo đó, cả cụm từ phố biến, giáo dục pháp luật có hai nghĩa:

Nghĩa hẹp: là việc truyền bá pháp luật cho đối tượng nhằm nâng cao tri thức,tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tượng từ đó nâng cap ý thức tôn trọng phápluật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối tượng

Nghĩa rộng: là công tác, lĩnh vực phỏ biến, giáo dục pháp luật bao gồm tất cảcác công đoạn phục vụ cho công tác phô biến giáo dục pháp luật Nghĩa là, giáodục pháp luật chính là sự truyền tải thông tin pháp luật có định hướng mục đích:

nâng cao ý thức pháp luật, hình thành lối sóng tuân thủ pháp luật trong nhân dân [3,

tr 354].

Lê các khái niệm: tuyên truyền, pho biến và giáo dục pháp luật

Đây là những khái niệm mà trên thực tế sách báo phô thông hay ngôn ngữ

đời thường hay cho là đồng nhất hoặc coi như một từ ghép Kẻ cả “phô biến, giáo

dục pháp luật” cũng được coi như một từ ghép từ “hai từ là phổ biến và giáo dục

pháp luật” [2, tr 7].

Có ba khái niệm cần làm rõ là : tuyên truyền, phd biến, giáo dục Theo từđiển Tiếng Việt của nhà xuất bản khoa học xã hội năm 1994 thì tuyên truyền là:

pho biến một chủ trương, một học thuyết dé làm chuyền biến thái độ của quần

chúng và thúc đây quần chúng hoạt động theo một đường lối nhất định Còn phổ

biên là tuyên truyền rộng rãi cho nhiêu người biệt và có ở khap mọi nơi [4].

Giáo dục — là quá trình hoạt động có mục đích, có kế hoạch nhằm tuyêntruyền cho mọi người những tri thức về tự nhiên, về xã hội, về tư duy dé họ có thé

tham gia vào lao động và đời sông xã hội Khái niệm "phô biên, giáo dục pháp

10

Trang 17

luật" đã chính thức sử dụng trong Luật Phé biến, giáo dục pháp luật đã được Quốc

hội khóa XIII, ngày 20/6/2012 thông qua.

Theo quan niệm pho biến hiện nay, khái niệm giáo dục được hiểu như sau:

Theo nghĩa rộng, giáo dục pháp luật là quá trình ảnh hưởng của những điều

kiện khách quan như chế độ xã hội, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị,pháp luật; môi trường sống, những điều kiện chủ quan đến ý thức, hành vi của con

người

Theo nghĩa hẹp, giáo dục pháp luật hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế

hoạch của nhà giáo dục (chủ thể giáo dục pháp luật) dé chuyền tải, truyền đạt tri thức

pháp luật, thông qua các phương pháp giáo dục khoa học và hình thức giáo dục phù

hợp tới đối tượng tiếp nhận giáo dục (khách thê giáo dục pháp luật) nhằm đạt được

những mục tiêu, hiệu quả giáo dục nhât định.

Trong luận văn này giáo dục pháp luật được tiếp cận theo nghĩa hẹp Theo

đó, có thê đưa ra khái niệm giáo dục pháp luật như sau:

Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức và mục đích của

chủ thê giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thườngxuyên bằng những hình thức và phương pháp nhất định nhằm cung cấp tri thức

pháp luật, thông tin pháp luật, hình thành và nâng cao tình cảm, thái độ, ý thức tôn

trọng va tuân thủ pháp luật của mọi cá nhân trong xã hội.

Giáo dục pháp luật là cần thiết khách quan, các nhà kinh điển của chủ nghĩa

Mac-Lénin đã chi ra rằng: “Con người vốn là san phâm của hoàn cảnh và giáo dục

Và do đó con người thay đổi vốn là sản phâm của hoàn cảnh và giáo dục đã thay

đồi” [5, tr 10] Chủ tịch Hồ Chi Minh kính yêu của chúng ta cũng đã dạy:

1]

Trang 18

“Hiền, dữ đâu phải là tính sẵnPhan nhiều do giáo dục mà nên” [6, tr.383].

Hiện nya, tuy điều kiện xã hội hiện nay đã thay đổi, song trong ý thức pháp

luật, ý thức đạo đức của con người vẫn còn rơi rớt lại những tàn dư của ý thức pháp

luật, ý thức văn hoá đạo đức cũ, phản tiền bộ, không phù hợp với thời cuộc mới

Do vậy, giáo dục pháp luật có vai trò to lớn, nhằm mục đích hình thành ở cá

nhân tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi tích cực pháp luật cho hoạt động của con

người phù hợp với pháp luật hiện hành Mặc dù bối cảnh xã hội hiện nay đã thay

đồi, song trong ý thức pháp luật, ý thức đạo đức của con người vẫn còn rơi rớt lại những tàn dư của ý thức pháp luật, ý thức văn hoá đạo đức cũ, phản tiền bộ, không

phù hợp với thời cuộc mới.

Muc đích cua giáo dục pháp luật

Giáo dục pháp luật là một hoạt động đa dạng, có nội dung và hình thức

phong phú Giáo dục pháp luật tựu chung lại có một số mục đích chủ yếu sau đây:

Mục đích nhận thức:

Giáo dục pháp luật trang bị, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật phùhợp với đòi hỏi khác nhau của các đối tượng giáo dục và phù hợp với các điều kiện,hoàn cảnh cụ thé Đây chính là việc nâng cao hiểu biết pháp luật cho người dân

Tri thức pháp luật được thé hiện ở nhiều cấp độ: phổ thông, cơ bản, chung,

chuyên ngành Tri thức pháp luật dưới dạng các bài học, các chuyên đề, các thông

tin về các văn bản pháp luật vv

Mục đích cảm xúc:

12

Trang 19

Giáo dục pháp luật hướng vào việc hình thành, củng cố lòng tin của con

người vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thực tiễn áp dụng pháp luật )

- mục đích cảm xúc.

Đây là mục dich quan trọng, bởi nếu có tri thức pháp luật mà không có tìnhcảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như tin vào các cơ quan tuyên truyền,

bảo vệ pháp luật, co quan thực thi pháp luật thì con người van rất rễ hoạt động

trệch khỏi các chuẩn mực pháp luật

Mục đích hành vi:

Giáo dục pháp luật nhằm xây dựng được thói quen xử sự theo pháp luật:

những yêu cầu của quy định pháp luật, các quyết định áp dụng pháp luật và cácchuẩn mực, yêu cầu của đạo đức xã hội Giáo dục pháp luật góp phần hình thành

động cơ và hành vi tích cực pháp luật.

Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường phải được thê hiện ở

tông hợp các mục đích: cung cấp kiến thức, kỹ năng pháp luật, hình thành ý thức

tôn trọng hành vi tuân thủ pháp luật của họ trong thi hành công vụ cũng như trong cuộc sông.

Mục đích hành vi có ý nghĩa đặc biệt trong hệ thống các mục đích giáo dục

pháp luật cho mọi cá nhân nói chung và cho công chức quản lý thị trường nói

riêng.

Điều kiện thuận lợi dé thực hành các thói quen sử sự theo pháp luật, nói rộng

ra là cân đên môi trường pháp luật, môi trường văn hoá pháp luật.

Nội dung của việc giáo dục pháp luật cho cá nhân bao gồm các mục đích:

13

Trang 20

- Hình thành tri thức pháp luật ban đầu.

- Mở rộng và làm sâu sắc tri thức pháp luật

- Am hiéu thầu đáo pháp luật

- Biết đánh giá một cách đúng đắn các hành vi pháp lý

Nhận thức pháp luật là cả một qua trình, không chỉ phụ thuộc vào chủ thé

giáo dục pháp luật và đối tượng được nhận sự giáo dục đó mà phụ thuộc vào nhiều

yếu tố khách quan và chủ quan khác Ví dụ, môi trường làm việc hàng ngày của

công chức quản lý thị trường, nếu công tác xử lý vi phạm đối với công chức khôngkịp thời, không công bằng và minh bạch thì sẽ làm giảm tác dụng, hiệu quả của

giáo dục pháp luật.

Do vậy, địa phương nào mà còn có hiện tượng bao che, tiếp tay cho một số

cán bộ, công chức có hành vi vị phạm pháp luật thì nơi đó hiệu quả giáo dục pháp

luật sẽ thấp, làm giảm niềm tin của người dân và đội ngũ công chức Liên hệ lĩnh

vực đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, làm hàng giả, nhiều

trường hợp do bị mua chuộc và công tác xử lý thiếu nghiêm minh, nhiều công chức

đã vi phạm pháp luật, gây hậu quả thiệt hai và tính nghiêm minh của pháp luật.

1.2 GIÁO DỤC PHÁP LUAT CHO CÔNG CHỨC QUAN LY THỊ

TRƯỜNG

1.2.1 Khái niệm công chức

Cán bộ, công chức, viên chức là những thuật ngữ cơ bản của chế độ công

vụ, công chức Thuật ngữ “cán bộ” được sử dụng khá lâu tại các nước xã hội chủ

nghĩa và bao hàm phạm vi rộng những người làm việc thuộc khu vực nhà nước

và tô chức chính trị và các tô chức chính trị - xã hội Các khái niệm cán bộ, công

14

Trang 21

chức đã được xác định rõ trong Luật Cán bộ, công chức đã được Quốc hội thông

qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khoá XII Đây là một văn bản có giá trị pháp ly cao nhát từ trước đến nay về cán bộ, công chức Điều 4

của Luật quy định:

"1 Cán bộ là công dân Việt Nam, được bau cử, phê chuẩn, bồ nhiệm giữ

chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,

Nhà nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phó trực thuộctrung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phó thuộctinh (sau đây gọi chung là cap huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân

sách nhà nước.

2 Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dung, bd nhiệm vào

ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà

nước, tô chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện: trong cơ quan,

đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên

nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, don vị thuộc Công an nhân dân mà

không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản

lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tô

chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong

biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy

lãnh đạo, quan lý cua đơn vi sự nghiệp công lập thì lương được bao đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”.

Trên cơ sở Luật cán bộ, công chức, có thê nêu khái niệm công chức quản lý thị trường như sau: công chức quản lý thị trường là công dân Việt Nam, được

15

Trang 22

tuyên dụng, bỏ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong các cơ quan quản lýthị trường, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Một cách cụ thê hơn, theo thông tư số: 13/2014/TT-BCT ngày 14 tháng 05

năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Cong thương, quy định hoạt động công vụ cua công

chức Quản lý thị trường thì đối tượng được coi là công chức quản lý thị trường

bao gom: công chức quản lý thị trường làm việc tại cơ quan Quản lý thị trường,

bao gồm công chức chuyên ngành quản lý thị trường và công chức chưa được bổ

nhiệm vào một trong các ngạch công chức chuyên ngành quản lý thị trường.

1.2.2 Trách nhiệm, vai trò của công chức quản lý thị trường

Giáo dục pháp luật cho công chức quan lý thị trường cần phải được tô chức

thực hiện phù hợp với chức năng của các cơ quan quản lý thị trường.

- Chitc năng của các cơ quan quan lý thị trường

Các cơ quan quản lý thị trường từ trung ương đến địa phương thuộc Bộ

Công thương có chức năng kiểm tra, kiêm soát thị trường, đấu tranh chóng các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cam, sản xuất, buôn bán hàng giả và các hành vi kinh doanh trái phép khác; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật

thương mại đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại; tuyên truyền, phô

biến chính sách, pháp luật thương mại; kiến nghị với UBND tỉnh, thành phó các

biện pháp đảm bảo việc thi hành pháp luật thương mai và ngăn ngừa các hành vi

vi phạm pháp luật; kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác quản

lý thị trường; tông hợp tình hình thực thi pháp luật trên thị trường và hoạt độngkiêm tra, kiểm soát thị trường tại địa phương và thực hiện chế độ báo cáo theo

quy định; tô chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho kiểm soát viên.

16

Trang 23

Công chức quản lý thị trường có trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát

nham phát hiện, kiểm tra hàng nhập lậu, hàng cam, sản xuất, buôn bán hang giả;

kiêm tra thực hiện dang ký kinh doanh và chấp hành nội dung đã đăng ký; kiểmtra viéc chấp hành các quy định về thương nhân và hoạt động thương mại; phát

hiện các hành vi khác vi phạm pháp luật thương mại trên địa bàn theo sự phân

công, phân cấp của Chỉ cục Quản lý thị trường Áp dụng các biện pháp ngăn chặn

và xử lý các vi phạm pháp luật thương mại theo thẩm quyền.

1.2.3 Khái niệm, mục đích của giáo dục pháp luật cho công chức quản

lý thị trường

- Khái niệm giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

Giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường là một loại hình của giáo

dục pháp luật nói chung cho nên cũng có chung các đặc điểm như đối với các loại

hình giáo dục pháp luật khác Đồng thời, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý

thị trường, cũng có những đặc điêm riêng xuất phát từ tính chất, yêu cầu và mục

đích của quản lý thị trường ở nước ta hiện nay.

Xét theo nghĩa hẹp và cũng là cách hiéu phô biến, cơ bản về giáo dục pháp luật, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường là hoạt động có mục đích,

có tô chức, có định hướng và kế hoạch nhất định của các chủ thé giáo dục pháp luật

đối với công chức quản lý thị trường nhằm cung cấp kiến thức, thông tin pháp luật

quản lý thị trường, kỹ năng thực hiện quy định pháp luật quản lý thị trường, thông qua các hình thức, phương pháp giáo dục phù hợp, với mục đích xây dựng tình cảm, thái độ tôn trọng pháp luật, hành vị ứng xử phù hợp pháp luật quản lý thị trường.

17

Trang 24

Xét theo nghĩa rộng, giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường là

quá trình tác động của những điều kiện khách quan và chủ quan đến ý thức, hành

vi của công chức quản lý thi trường, của các cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực quản

lý thị trường ở Việt Nam Chăng hạn, sự tác động từ phía người dân, người kinh

doanh, sản xuất, tiêu thụ hang hóa về phương diện hiểu biết pháp luật và điều

kiện kinh tế, xã hội của họ đến ý thức và hành vi pháp luật, ý thức và hành vi đạo

đức của các công chức quản lý thị trường.

Giáo dục pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường có mối quan hệ mật thiết

với giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, tư tưởng Chất lượng, hiệu quả của giáodục pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục đạo

đức, giáo dục chính trị, tư tưởng và cả giáo dục kỹ năng thực hiện pháp luật, tu

dưỡng phẩm chất đạo đức nhân văn của công chức quản lý thị trường Giáo dục

pháp luật cho cán bộ quản lý thị trường là hoạt động thường xuyên, liên tục với nội

dung, hình thức, phương pháp, phù hợp.

- Mục đích giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường có các mục đích sau

Muc đích nhận thức:

- Về bản chát, giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường có mục

đích trang bị kiến thức, kỹ năng áp dụng pháp luật, tạo lập ý thức tôn trọng và

tuân thủ pháp luật, tôn trọng và bảo vệ các quyền, lợi ích của con người trong

hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường.

Mục đích nhận thức bao gồm kiến thức về bản chất, vai trò của pháp luật nóichung và pháp luật về quản lý thị trường nói riêng Kiến thức pháp luật không chỉ

18

Trang 25

bao gồm các nguyên tắc, quy định pháp luật cụ thé mà còn bao gồm thông tin về

thực tiễn pháp luật: xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật của cá nhân, tô chức

và hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan chức năng về quản lý thị trường

Đây là mục đích cơ bản vì sự am hiểu pháp luật, nhận thức đúng đắn về vaitrò và giá trị xã hội của pháp luật là điều kiện cần thiết đảm bảo sự phát triển ý thức

pháp luật, tư duy pháp lý và hình thành tình cảm, lòng tin, thái độ tích cực đối với

pháp luật ở công chức quản lý thị trường.

Đối với công chức, sự am hiéu tri thức pháp luật không phải là sự am hiểuđơn giản một vài quy phạm pháp luật nào đó mà là sự am hiểu có hệ thống vềpháp luật, nhận thức thấu đáo vẻ nội dung pháp luật, về giá trị xã hội và vai tròcủa pháp luật, biết đánh giá các sự kiện pháp luật để hành động một cách hợp

pháp.

Trong điều kiện hệ thống pháp luật về quản lý thị trường chưa có tính ồn

định cao, thường xuyên thay đồi như ở nước ta thì sự hiếu biết, cập nhập thông tin pháp luật lại càng cần thiết đối với công chức quản lý thị trường Bằng những

hình thức, phương pháp thích hợp, đưa được các thông tin về pháp luật đến công

chức và các đối tượng xã hội có liên quan là điều cần thiết để đảm bảo việc chấp

hành pháp luật.

- Mục đích cảm xúc

Giáo dục pháp luật hướng vào việc hình thành, củng có lòng tin của con

người vào pháp luật (vào các quy định pháp luật, vào thực tiễn áp dụng pháp

luật ) Đó chính là bản chất của mục đích cảm xúc trong giáo dục pháp luật Đối

với giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường, đây là mục đích quan

trong, bởi nếu có kiến thức pháp luật, nam vững các quy định pháp luật nhưng

19

Trang 26

néu không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật, thái độ tôn trọngquyền của cá nhân, tổ chức trong hoạt động công vụ thì người công chức quản lýthị trường van có thé dé dàng vi phạm pháp luật hoặc ít nhất là gây khó khăn,

thiếu sự công tâm, trách nhiệm trong khi thi hành công vụ, ví dụ như công chức

gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp hoặc bà con tiêu thương

Nội hàm của mục đích cảm xúc trong giáo dục pháp luật cho công chức

quản lý thị trường đạt được thông qua việc:

Thứ nhất, giáo dục tình cảm, thái độ công bằng, tôn trọng lẽ phải, sự thật

khác quan, biết xác định các tiêu chuẩn đánh giá tính công bằng của pháp luật,

biết ứng xử công bằng với các cá nhân, tô chức trong việc thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn của họ.

Thứ hai, giáo dục tình cảm trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi

nơi mọi lúc, thía độ lên án, đấu tranh tích cực các hành vi vi phạm pháp luật của

đồng nghiệp và của các cá nhân, tô chức có liên quan trên cơ sở quy định pháp luật Đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp

luật Có được tình cảm trên, người công chức sẽ có được lòng tin vững chắc vào

sự cần thiết tuân theo những quy phạm pháp luật Lòng tin, thái độ tôn trọng

pháp luật là điều kiện cơ bản dé công chức quản lý thị trường có hành vi chấp

hành pháp luật ở mọi nơi, mọi lúc.

Tri thức pháp lý càng đầy đủ thì tình cảm pháp luật càng mạnh mẽ Tình cảmpháp luật được nuôi dưỡng trên cơ sở các khái niệm, quan niệm, các phạm trù về

pháp luật, thiếu những điều đó không thê tồn tại cảm xúc pháp luật Tuy nhiên, có

tri thức pháp luật mà thiếu tình cảm tôn trọng đối với pháp luật thì không dự đoán

20

Trang 27

và đảm bảo hành vi hợp pháp, con người dễ dàng hành động không phù hợp chuẩn

mực pháp luật vì lợi ích cá nhân.

Do vậy, trong giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường cần đặc

biệt quan tâm đến mục đích cảm xúc dé giáo dục tính tích cực pháp luật, tình cảm pháp luật ủng hộ hành vi hợp pháp và dau tranh không khoan nhượng với mọi

hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức trong thực thi pháp luật Giáo dục ý

thức không khoan nhượng đối với những biéu hiện chống đối pháp luật Giáo dục

thái độ không khoan nhượng với hành vi vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng

trong việc hình thành hành vi tích cực trong cuộc dau tranh chống tiêu cực.

Mục dich hành vi

Mục đích hình thành động cơ hành vi và thói quen xử sự hợp pháp tích cực (goi là mục đích hành vi).

Két quả cuói cùng của giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

được thê hiện ở hành vi xử sự theo pháp luật của họ trong hoạt động công vụ cũngnhư trong cuộc song, đặc biệt là trong hoạt động công vu Mục đích nhận thức,

mục dich cảm xúc của quá trình phổ biến, giáo dục pháp luật là để phục vụ cho

mục đích hình thành động cơ, hành vi, thói quen xử sự hợp pháp, tích cực của công

dân.

Thói quen tuân thủ pháp luật của người công chức có ý nghĩa không chỉ đốivới bản thân người công chức mà đặc biệt có ý nghĩa đối với quyền, lợi ích của các

cá nhân, tô chức và lợi ích xã hội nói chung.

Như vậy, phô biến, giáo dục pháp luật là quá trình tac động định hướng của

các nhân tố chủ quan nhằm hình thành tri thức pháp luật (mục đích nhận thức),

lòng tin pháp luật (mục đích cảm xúc) và động cơ, hành vi hợp pháp (mục đích

BÀI

Trang 28

hành vi) Giữa các mục đích có sự đan xen quan hệ qua lại thống nhất, chặt chẽ.

*Từ tri thức pháp luật đến tính tự giác, từ tính tự giác tới tính tích cực, từ tính tíchcực đến thói quen xử sự theo pháp luật”[7, tr 32]

Liên hệ vào thực tiễn tỉnh Quảng Bình, đội ngũ công chức được đào tạo từ

nhiều nguồn khác nhau, trình độ chuyên môn còn thấp, chưa đồng đều, địa bàn

phức tạp, cách thức tư duy cũng có những đặc trưng riêng như tính chất cương

quyét, thang than, bộc trực, có phần nóng tính của người miền trung Những tố

chất này vừa có tính tích cực, vừa có thé có mặt hạn ché, ví như sự nóng nây sẽ

dẫn đến những lời nói và hành động thái quá của công chức đối với các cá nhân vi

phạm pháp luật về quản lý thị trường.

Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường nhằm xây dựng cho

công chức ý thức thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, ý thức tôn trọng và bảo vệ các

quyền con người Đây cũng chính là yêu cầu đặt ra đối với công chức trong nhà

nước pháp quyền theo Hiến pháp năm 2013 Nhà nước pháp quyền có trách nhiệm

thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người [8] Công chức quản lý

thị trường trong hoạt động công vụ cần có kiến thức về quyền con người và trách

nhiệm tôn trọng, bảo vệ quyên, lợi ích chính dang, hợp pháp của các cá nhân, tô chức, xử lý nghiêm minh, minh bạch và công bằng mọi hành vi vi phạm pháp luật.

Giáo dục pháp luật góp phần hình thành động cơ và hành vi tích cực pháp luật Muốn đạt được mục đích này, cần tạo lập môi trường văn hoá pháp luật của

đội ngũ công chức nói chung, công chức quản lý thị trường nói riêng và văn hóa

pháp luật của cả cộng dong, xã hội.

Mặc dù có nhiều yếu tổ tác động dé hình thành hành vi hợp pháp của người công chức, song trong số các yếu tố đó phải là hoạt động giáo dục pháp luật Cung

22

Trang 29

cấp tri thức, giáo dục lòng tin sâu sắc vào sự cần thiết phải tuân theo một cách tự nguyện những mệnh lệnh của pháp luật là nguyên tố rất quan trọng, nhằm hình

thành động cơ hợp pháp Giáo dục và nhận thức là cả một qúa trình, không chỉ phụ

thuộc vào chủ thé giáo dục pháp luật và đối tượng được nhận sự giáo dục đó màphụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác

1.3 DAC DIEM CƠ BẢN VE GIÁO DỤC PHAP LUAT CHO CÔNG

CHỨC QUAN LY THỊ TRƯỜNG

1.3.1 Đặc điểm về đối tượng giáo dục pháp luậtĐối tượng của giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường là các

công chức quản lý thị trường Bản thân họ cũng là công chức hành chính nhà

nước nên họ cũng có chung những đặc điểm cơ bản của công chức hành chính

Dong thời còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ nghề nghiệp của mình là

công chức quản lý thị trường Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị

trường muốn đạt chất lượng, hiệu quả cao thì cần thiết phải nam vững những đặcđiểm về chức năng, nhiệm vu, quyền han, tính chat của hoạt động công vụ của đội

Trang 30

theo quy định pháp luật Công chức hành chính là những người thực hiện chức

năng, nhiệm vụ của bộ máy hành pháp nên hoạt động của nó mang tính chất phục

vụ Đây là đặc điểm phân biệt công chức hành chính với hoạt động tư pháp là xét

xử, phán quyết liên quan đến lợi ích Nhà nước, quyền và lơi ích hợp pháp của

công dân, tô chức, cũng như những người làm việc trong các cơ quan, đơn vị

thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân.

Hoạt động của công chức hành chính có tính chuyên nghiệp và ồn định

Do hoạt động của công chức hành chính luôn gắn liền với hoạt động quản

lý nhà nước của các cơ quan công quyền hoặc liên quan đến hoạt động quản lýnên có tính chuyên nghiệp và tính ồn định nhằm đảm bảo cho công chức hành

chính hoạt động liên tục, đi vào chuyên môn cao, có đủ khả năng giải quyết các

vân dé nảy sinh trong quản lý hành chính.

Công chức hành chính nhà nước có vai trò to lớn trong việc thực hiện chính

sách, pháp luật, đưa pháp luật vào đời song; bảo vệ, bảo đảm quyên, lợi ích của cá

nhân, tô chức [9].

Vì vậy nếu đội ngũ công chức hành chính có năng lực, trình độ tốt thì việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước sẽ

đạt được hiệu quả cao Còn ngược lại nếu đội ngũ công chức hành chính không

đủ năng lực, trí tuệ, hoặc trí tuệ, năng lực chưa theo kip với những đòi hỏi từ thực

tiễn quản lý, thực tiễn đời sông kinh tế, xã hội, chưa ngang tầm với thời đại thì dùcho đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có tốt đến máy, phù

hợp với quy luật khách quan đến mấy cũng khó mà có thê thực hiện thành công,

có hiệu quả tốt Dong thời, công chức hành chính còn có vai trò trong việc đề

24

Trang 31

xuất, kiến nghị dé bổ sung, sửa đôi, hoàn thiện chính sách, pháp luật, bảo vệ tốt

hơn quyên, lợi ích của người dân, các tô chức kinh tê, xã hội.

Công chức quản lý thị trường ngoài những đặc điểm như đối với các đốitượng công chức hành chính khác còn có những đặc điểm riêng xuất phát từ tínhchất, nguyên tắc của nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý thị

trường Đây là vấn đề cần được quan tâm đặc biệt trong công tác giáo dục pháp

luật cho công chức quản lý thị trường.

Đặc điềm riêng về tính chất, chức năng nghề nghiệp của công chức quản lýthị trường được thê hiện chủ yếu ở những điểm sau đây

- Tính chất, yêu cầu nghề nghiệp của công chức quản lý thị trường

Khác với các đối tượng công chức hành chính khác, hoạt động nghé nghiệp

của công chức quản lý thị trường mang tính chất kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi

phạm pháp luật trong lình vực quản lý thị trường.

Quản lý thị trường là lĩnh vực rất phức tạp, bao gồm nhiều loại hình công

việc khác nhau Do vậy đòi hỏi ở công chức quản lý thị trường nhiều tiêu chuẩn nghè nghiệp kiến thức pháp luật, kỹ năng vận dụng pháp luật, năng lực phát hiện,

xử lý các tình huống trong các địa bàn, thời gian khác nhau không kẻ ngày, đêm,

ngày lễ, ngày nghỉ Bản lĩnh va đạo đức nghề nghiệp là những yêu cầu, tiêu chí

đánh giá công chức quản lý thị trường.

Chỉ với trình độ chuyên môn, sự am hiéu pháp luật và năng lực áp dụng

pháp luật, ý thức pháp luật mới đảm bảo cho công chức quản lý thị trường không

bỏ sót hành vi vi phạm và cũng không làm oan, gây phiền hà cho các cá nhân, tổ

chức trong hoạt động công vụ về quản lý thị trường

25

Trang 32

Hoạt động của quản lý thị trường có những tinh chat, đặc điểm cơ bản sau:

Thường xuyên đụng chạm đến lợi ích kinh tế của thương nhân và mọi tầng

lớp dân cư, kể cả dân nghèo được bọn “đầu nau” thuê mướn dé mang thuê, vác

mướn Cuộc dau tranh này vô cùng phức tạp, không dé dàng nhận được sự đồng tình ủng hộ của mọi người, kể cả của chính quyền ở một số địa phương (vì lợi ích

cục bộ của mình) đã làm ngơ hoặc không tạo điều kiện cho quản lý thị trường hoạ

động.

Cán bộ quản lý thị trường phải đương đầu với sự nguy hiểm, nguy cơ tiềm

an của sự nguy hiểm, của những đối tượng buôn lậu, làm hàng giả có tổ chức,hoạt động theo kiêu “Mafia”, có phương tiện hiện dai, nhiều khi có vũ khí, nhiều

thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt Hoạt động của quản lý thị trường không theo thời

gian hành chính bởi các đối tượng buôn lậu hoạt động không theo một quy luật

nào, chúng thường tận dụng mọi kẽ hở vẻ không gian, thời gian, theo dõi chặt chẽ, năm bắt quy luật hoạt động của các lực lượng kiểm tra, kiểm soát dé vận chuyên hàng lậu; do vậy, để kiểm soát, phát hiện kịp thời, công chức quản lý thị trường phải luân phiên thay nhau kiểm tra, kiểm soát, hoạt động không kể giờ

giác, ngày đêm, các ngày chủ nhật, lễ, tết cũng không được nghỉ; công việc kha

vat vả và it có thời gian dé chăm sóc gia đình, con cái.

Vẻ phía các đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật, vì mục lợi nhuận,

người sản xuất — kinh doanh tim mọi kẽ hở của luật pháp dé khai thác mham

mang lại lợi ích cho bản thân Trong thực tiễn, trên thị trường nước ta không chỉ

có các thương nhân, doanh nghiệp trong nước mà còn có cả thương nhân và

doanh nghiệp nước ngoài Do vậy, yêu cầu đối với công chức quản lý thị trường

là phải có kiến thức, kỹ năng pháp luật, bản lĩnh nghề nghiệp, tâm huyết và trách

Trang 33

nhiệm cao Ho không chỉ am hiểu sâu sắc về luật pháp, tinh thông về nghiệp vụ

mà còn phải hiểu biết các kiến thức về kinh tế, xã hội, ké cả thông lệ quốc tế để

thích ứng với yêu cầu của hoạt động công vụ về quản lý thị trường trong điều

kiện hội nhập quóc tế và diễn biến phức tạp của các hành vi vi phạm pháp luật.

Vai trò của công chức quản lý thị trường rất quan trọng Thông qua vai trò

kiêm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và hạn chế các hành vi: đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép; bảo vệ nền sản xuất trong nước, quyền và

lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh hợp pháp và của người tiên dùng; góp phần chống thất thu cho ngân sách nhà nước.

Chính từ những đặc điểm nêu trên, nên nội dung, hình thức và phương

pháp giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường phải có những đặc thù

riêng ngoài các đặc điểm chung như đối với giáo dục pháp luật cho các đối tượng

công chức khác.

1.3.2 Đặc điểm về nội dung giáo dục pháp luật cho công chức quản lý

thị trường

Về nội dung giáo dục pháp luật cho công chức quan lý thị trường: do hệ

thong văn bản pháp luật về quản lý thị trường rat đa dang, phức tạp, thường

xuyên được bồ sung, thay đồi cho phù hợp tình hình thực tiễn, do vậy phải có sự

cập nhật thường xuyên và kịp thời pho biến, tập huấn cho đội ngũ công chức quản

lý thị trường.

Điều này đòi hỏi các chủ thê tổ chức giáo dục pháp luật phải thường xuyên theodõi, cập nhập văn bản pháp luật, nắm vững sự thay đổi dé truyền đạt có hiệu quả.Nhung không chi dừng lại ở việc cung cấp kiến thức, quy định pháp luật cụ thé,

nội dung quan trọng trong giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường đó

27

Trang 34

là giải thích về ý nghĩa, mục đích, giá trị đạo đức của các quy định pháp luật, về

yêu cầu của việc kiểm soát, phát hiện và giải quyết, xử lý các hành vi vi phạm

pháp luật.

Trong nội dung giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường cần chú trọng quy định pháp luật về những điều họ không được phép làm TheoThông tư số 13/2014/TT-BCT của Bộ Công thương đã ban hành có hiệu lực từngày 1-7-2014 quy định về hoạt động công vụ của công chức Quản lý thị trường

Những việc công chức Quan lý thị trường không được làm trong hoạt động công

vụ như: tham gia đánh bạc dưới mọi hình thức; sử dụng các loại ma túy; uống

rượu bia khi đang thực hiện hoạt động công vụ; không mặc trang phục Quan lý

thị trường, đeo biên hiệu, phù hiệu, cắp hiệu đúng quy định; không xuất trình Thẻ

kiém tra thị trường khi thực hiện hoạt động kiểm tra kiêm soát thị trường theo quy

định: không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về quản lý, sử dụng

vu khi, cong cụ ho trợ được giao; có cu chỉ, that độ quan liêu, hách dịch, cửa

quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tô chức, đơn vị, cá nhân khi hoạt dong cong vu; lợi dung hoạt động công vụ được giao để mưu lợi cá nhân hoặc nhận hồi lộ dưới mọi hình thức:

1.3.3 Đặc điểm về hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật cho

công chức quản lý thị trường

Vẻ hình thức giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường cũng có

những nét đặc trưng riêng ngoài những hình thức chung như giáo dục pháp luật

cho các đối tượng khác là người dân, học sinh, cán bộ, công chức các lĩnh vực

khác Theo đó, hình thức t6 chức các khóa học tập huấn chuyên đè, các lớp bồi

dưỡng nghiệp vụ, ky năng, các cuộc hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp

28

Trang 35

cho công chức quản lý thị trường là rất cần thiết và phù hợp với tính chất thường

xuyên thay đổi của pháp luật quản lý thị trường và tính chất phức tạp trong hoạt

động công vụ của công chức quản lý thị trường.

Tổ chức hội nghị hợp tac, chia sẻ kinh nghiệm giữa các chi cục quản lý thịtrường trong việc kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật cũng là

hình thức cần thiết của giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường

Các chỉ cục quản lý thị trường là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo

phòng chồng buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại tỉnh, nên đòi hỏi sự hợp tác tích cực, chủ động, sự phỏi hop chặt ché trong việc tô chức kiêm tra liên

ngành chóng buôn lậu, hàng gia và gian lận thương mại, kiểm tra theo các chuyên

đề, theo lĩnh vực kinh doanh có trọng tam, trọng, điểm đem lại hiệu quả cao.

Các đội quan lý thị trường can tăng cường phối hợp với các lực lượng chức

năng điều tra, phát hiện các 6 nhóm, đối tượng vận chuyển, buôn bán, sản xuất,

kinh doanh, tiêu thụ hang lau, hàng gia và gian lận thương mại: xử lý vận chuyên

via súc, gia cam, san phẩm gia càm và thủy san không có nguồn góc, xuất xứ,

không qua kiểm dịch; tham gia công tác phòng chống dịch bệnh: kiêm tra vẻ lĩnh

vực an toàn thực phầm, nhóm ngành hàng vật liệu xây dựng, các mặt hàng thiết

yeu phục vụ le, tet.

Hình thức giáo duc pháp luật cho họ còn bao gồm các cuộc làm việc, đối

thoại với các tô chức sản xuất, kinh doanh, bằng cách đó mà nâng cao sự am hiểu

thực tiễn, lang nghe ý kiến, sự phản hồi của các cá nhân, tổ chức về hành vi vàquyết định của công chức quản lý thị trường Điều này rất cần thiết bởi vì như đã

nêu, nội dung pháp luật quản lý thị trường rất phức tạp, thường xuyên thay đồi.

29

Trang 36

Công chức quản lý thị trường trong hoạt động công vụ, không chỉ là xử lý mà còn

phải giải thích cho các cá nhân, tổ chức vi phạm về các quy định pháp luật.

Các cơ quan quản lý thị trường có chức năng trên cả hai lĩnh vực là tổ chức

tuyên truyền, hướng dẫn, phô biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân sản xuất

kinh doanh trên địa bàn; tổ chức kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý các hành vi

vi phạm trong hoạt động thương mại và công nghiệp Thời gian qua, các cơ quan

quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã đạt nhiều thành tích trong công tác phd

biền, giáo dục pháp luật trên địa bản vẻ các lĩnh vực thuộc thâm quyền hoạt động.

Những thành tích đã đạt được của lực lượng Quản lý thị trường đã đóng góp một

phần quan trọng vào thành tích chung của tỉnh, nhất là trên mặt trận chống buôn

lậu, hàng giả và gian lận thương mại; góp phan làm cho thị trường ồn định và

phát triên lành mạnh, hàng hoá được lưu thông thuận lợi [10].

Hình thức giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường rất đa dạng

Một trong những hình thức cơ bản trong giáo dục pháp luật cho công chức quản

lý thị trường là đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và dài hạn về kiến thức pháp luật,

chuyên môn, nghiệp vụ Trực thuộc Bộ công thương, Cục quản lý thị trường có

trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quan lý thị trường, nơi tổ chức thường xuyên

các khóa dao tạo dài han, ngắn hạn theo tính chất tập huấn nghiệp vụ cho công

chức quản lý thị trường.

Hình thức, nội dung và phương pháp giáo dục pháp luật cũng phải đa dạng,

linh hoạt để phù hợp với tính chất liên ngành, sự hợp tác, phối hợp với các ngành

chức năng khác trong hoạt động công vụ của công chức quản lý thị trường Sự am

hiệu, nắm bat tình hình thực tế về sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các loại hàng

30

Trang 37

hóa, về lối sóng, phong tục, tập quán, điều kiện sinh sống của người dân, doanh

nghiệp trên địa bàn.

Trong công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho công

chức quản lý thị trường nói riêng, cần phải kết hợp các hình thức giáo dục khácnhau nhằm phát huy tối đa mặt tích cực và hạn chế của từng loại hình dé đạt được

kết quả cao nhất

Về phương pháp giáo dục pháp luật: cần đa dạng, linh hoạt và sử dụng kếthợp các phương pháp giảng giải, thuyết phục, bởi lẽ, đặc thù nghé nghiệp củaquan lý thị trường rất phức tạp, khó khăn, vất vả và nguy hiểm, và cũng dé xây ra

sai phạm, lạm quyền, ứng xử thiêu văn hóa từ phía công chức.

Trong giáo dục pháp luật, chủ thé giáo dục là các chuyền gia không chỉ am

hiệu về pháp luật mà còn phải nam bat nhiều lĩnh vực liên quan Phương pháp sư

phạm trong giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường cần được vận

dụng cụ thể hóa vào việc trang bị kiến thức pháp luật thì mới có thê đem lại hiệu quả Ngoài phương pháp sư phạm, chủ thé giáo dục pháp luật cần sử dụng nhiều

phương pháp khác như: phương pháp tư duy logic, tâm lý, thực hành, giải quyếttình huống Một nguyên tac chung nhất khi sử dụng các phương pháp giáo dục

pháp luật cho cán bộ, công chức đó là kết hợp lý luận với thực tiễn thi hành pháp

luật (thông qua việc xử lý tình huống).

1.4 CÁC YEU TO TÁC DONG DEN CHAT LƯỢNG, HIEU QUA GIÁODỤC PHAP LUAT CHO CONG CHỨC QUAN LÝ THỊ TRƯỜNG

1.4.1 Nhận thức chung về chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật

Chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật là những vấn đề phức tạp, còn khá

mới ở nước ta cả về phương diện lý luận và thực tiễn Tuy không đi sâu vào vấn

3i

Trang 38

đẻ này, nhưng trên mức độ khái quát chung, xin đề cập ngắn gọn về chất lượng,

hiệu quả giáo dục pháp luật như sau.

Theo lý thuyết chung, hiệu quả pháp luật được hiểu là kết quả đạt được

trong quá trình pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội, ý thức xã hội dé đạt

được mục đích và yêu cầu của pháp luật đặt ra với những chi phí vật chat, tinh

thân tháp nhất

Theo GS TS Hoàng Thi Kim Qué: “hiệu quả của phố biến, giáo dục phápluật là kết quả đạt được dưới sự tác động định hướng của phổ biến, giáo dục phápluật nhằm cung cấp cho các cá nhân kiến thức pháp luật cần thiết, hình thành ở

họ thái độ, tình cảm, niềm tin pháp luật và hành vi phù hợp pháp luật với chi phí

về vật chất, tinh thần thấp nhất” [11, tr 3 - 8]

Liên hệ vào lĩnh vực giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường,

chất lượng, hiệu quả giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường được

thé hiện ở tính hấp dẫn, sinh động, rõ ràng, thiết thực của các bài giảng, chia sẻkinh nghiệm, giải bài tập tình huống nghĩa là ý nghĩa thiết thực cho công việc của

công chức quản lý thị trường.

Hiệu quả giáo dục pháp luật được the hiện ở chỗ, sau khi được giáo dục

pháp luật (theo những hình thức nhất định), ý thức pháp luật, hiểu biết pháp luật,

kỹ năng xử lý công việc của công chức được nâng cao hơn trước, giảm thiểu việc

vi phạm pháp luật, ké cả vi phạm quy trình, thủ tục trong hoạt động công vụ của

công chức quản lý thị trường.

Hiệu quả của giáo dục pháp luật được biểu hiện ở hiệu quả pháp lý và hiệu quả xã hội Hiệu quả pháp lý nghĩa là kết quả thực hiện đúng các yêu cầu của pháp luật về quản lý thị trường với những chỉ phí hợp lý Còn hiệu quả xã hội thì

Trang 39

rộng hơn, đó là sự giảm thiểu, hạn ché vi phạm pháp luật của các cá nhân, tô chức

trong lĩnh vực quản lý thị trường thông qua việc phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật của công chức quản lý thị trường.

Đồng thời hiệu quả xã hội dem lại còn là sự ổn định, phát triển kinh tế, xãhội của địa phương, sự hài lòng, ủng hộ, tin tưởng của người dân đối với lựclượng quản lý thị trường Về phía các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất qua

đó cũng có ý thức tôn trọng pháp luật hơn Hiệu quả xã hội còn biéu hiện về

phương diện tâm lý, văn hóa, kinh tế, góp phan tạo lập trật tự xã hội, sự bình ancho người dân, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, phát huy tiềm năng của địa

phương Và nhất là tạo lập cho người công chức quản lý thị trường có lối sống đạo đức, tôn trọng; tuân thủ pháp luật, tôn trọng, bảo vệ quyên, lợi ích chính đáng của các cá nhân trong thi hành công vụ Đây là một yêu cầu đặt ra đồi với đội ngũ

công chức nói chung, công chức quản ly thị trường nói riêng theo tinh thần Hiến

pháp năm 2013.

Giáo dục pháp luật cho công chức quản lý thị trường chịu sự tác động của

nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xét trên phạm vi cả nước cũng như trong

từng địa phương Dưới đây là những yếu tố cơ bản tác động đến giáo dục pháp

luật cho công chức quản lý thị trường.

1.4.2 Mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về quản lý thị trường

Đây là một yếu tố có tam quan trọng đặc biệt đối với giáo dục pháp luật

cho công chức quản lý thị trường Hệ thống pháp luật về quản lý thị trường vốn

đã rất rộng nên yêu cau về sự hoàn thiện lại càng trở nên cấp thiết Sự hoàn thiệncủa pháp luật về quản lý thị trường bao gồm các tiêu chí cơ bản như: tính hợp

hiến, hợp pháp, sự hài hòa các loại lợi ích, tính minh bạch, công khai, tính thống

33

Trang 40

nhát, đồng bộ, tính 6n định; tính hợp lý, chế tài đủ độ ran đe; cơ chế trách nhiệm

ro rang VV

Bởi vì, nếu hệ thống pháp luật về quan lý thị trường không phù hop thựctiễn xã hội, mâu thuẫn, chồng chéo, thường xuyên thay đổi hay chế tài không nghiêm minh vv sẽ tao điều kiện thuận lợi cho việc vi phạm pháp luật đối với

cả bản thân các cá nhân, tô chức và ban thân công chức quản lý thị trường Họ có

thê lợi dụng những sơ hở, mâu thuẫn, chồng chéo của các quy định pháp luật đề

lách luận, vi phạm pháp luật dẫn đến thiệt hại đến lợi ích quốc gia, địa phương và

xâm phạm quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức Và việc giáo dục pháp

luật cho họ sẽ không đem lại hiệu quả như mong muốn Bat cập nhất là về cơ chếtrách nhiệm pháp lý hiện còn chưa rõ ràng như hiện nay cũng là một yếu tố làm

cho công tác giáo dục pháp luật đạt hiệu quả thấp

1.4.3.Yếu tố về chế độ tuyến dụng, đào tạo, sử dụng, chính sách đãi ngộ

và quản lý công chức quản lý thị trường

Trong số các yếu tố tác động đến giáo dục, yếu tố về chế độ tuyển dụng,

dao tạo, sử dụng, chính sách đãi ngộ va quan lý công chức quản ly thị trường có

tác động rất lớn đến chất lượng, giáo dục pháp luật đối với đội ngũ công chức

quản lý thị trường.

Nếu ché độ tuyển dụng minh bạch, công khai, nội dung kiểm tra, phỏng

vấn phù hợp tính chất, yêu cầu của nghành thị trường thì ngay từ đầu đã cho phép

tuyên dụng được nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn tốt Điều này sẽ góp phần

đảm bảo cho việc họ tiếp thu các kiến thức pháp luật cũng như năng lực giải

quyết công việc, thi hành công vụ Chính sách ngộ phù hợp, khen thưởng, xử lý

đúng và kịp thời sẽ động viên, răn đe và phòng ngừa hành vi vi phạm đối với

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w