1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân qua thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

94 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 22,38 MB

Nội dung

Điều này đòi hỏi các cơ quan tổ tụng, người tiến hành tố tụng phải có định hướng giáo dục và tiễn hành việc tác động giáo dục có chủ đích ngaytrong từng giai đoạn tố tụng vi dụ như thu t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LƯU THỊ THỦY

GI,O DôC PH,P LUET THANG QUA HO!T SéNG

XDT XOCHA TBA ,N NH¢N DệN QUA THUC TION TRA ,N

NHeN D¢N HUYON SION BIẾN, TØNH SION BIEN

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LƯU THỊ THỦY

GI,O DôC PH,P LUET THANG QUA HO!T SéNG

XĐT XO

CHA TBA ,N NH¢N DệN QUA THUC TION TRA ,N

NHeN D¢N HUYON SION BIẾN, TØNH SION BIEN

Chuyên ngành: Lý luận va Lịch sử Nha nước và Pháp luật

Mã số: 8380101.01

Người hướng dẫn khoa học: TS MAI VĂN THÁNG

HÀ NOI - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dan trong

Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lưu Thị Thủy

Trang 4

Danh mục các từ viết tat

Danh mục các bảng, biêu đô

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUAT VE

Một số van đề lý luận của giáo dục pháp luật

-Khái niệm giáo dục pháp luật - ¿5+ ++ + ++vksseeseeeseeeese Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật - -<<<<<<<<<<<<

Một số vấn đề lý luận của giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

-Khái niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của

Tòa án nhân dân cấp huyện 2- 2 2 +E+EE+EE+EE+ErEerxrxreee

Chủ thể và đối tượng của giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử của Tòa án nhân dân - + ++++sx++++eseeersex Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân . -«++-«++ss<+++

Mục đích và các điều kiện bảo dam cho hoạt động giáo dục

pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Mục đích của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

xét xử của Tòa án nhân dân - - -EE E < + SE kk Y3 xe

Trang 5

1.3.2 Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật thông

qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân - «« «+ 30

Tiểu kết Chương 1 - 2-2 ®©E+E+E£+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE1EEcrkrrkee 31 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG

QUA HOAT ĐỘNG XÉT XU CUA TOA ÁN NHÂN DÂN

HUYỆN ĐIỆN BIEN, TÍNH ĐIỆN BIEN - 32 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử của Tòa án huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 32Điều kiện dân số, văn hóa, kinh tế, xã hội của huyện Điện Biên,

tỉnh Điện Biên . - 220111111 111993 111g 1 ket 32

Thực tiễn tô chức bộ máy, nhân sự và hoạt động xét xử của Tòa

án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - -‹ 34 Thực trạng giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

lưu động của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh ĐiệnBiên và hiệu quả đối với mục tiêu giáo dục pháp luật 37

Thực trạng công tác giáo dục pháp luật thông qua xét xử lưu động của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 37

Đánh giá hiệu quả đối với mục tiêu giáo dục pháp luật cho cácđối tượng thông qua hoạt động xét xử lưu động của Tòa án nhân

dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - 55555 <++<+++ 42

Thực trạng giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

tại trụ sở Tòa án của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh

Điện Biên và hiệu quả đối với mục tiêu giáo dục pháp luật 45

Tình hình giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử tại trụ

sở Tòa án của Tòa án nhân dân huyện Điện Biên và hiệu quả đối

mới mục tiêu giáo dục pháp luật ‹- «+ «+ ++£+se+seessex 45

Đánh giá hiệu quả đối với mục tiêu giáo dục pháp luật cho các

đối tượng thông qua hoạt động xét xử tại trụ sở Tòa án của Tòa

án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên - - - -‹ 50

Tiểu kết Chương 2 2-2 2S SE£SE2EE+EE2EEEEEE7EE71711211211211 11111 xe 59

Trang 6

Chương 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA

GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XU CUA TOA ÁN NHÂN DÂN CAP HUYỆN 60

3.1 Quan điểm bao đảm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động

xét xử của Tòa án nhân dân cap huyện -2- 2-55: 60

3.1.1 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử

của Tòa án phải luôn đi đúng với quan điểm, đường lối của Đảng 60

3.1.2 Thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả các quy định pháp luật của

Nhà nước thông qua hoạt động Xét XỬ - -+++-+++cs+sexs+ 63

3.1.3 Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong công tác giáo dục pháp

luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân 65

3.1.4 Cần phải lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục

pháp luật phù hợp với đặc thù của hoạt động xét xử 67

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo duc pháp luật thông

qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, liên

hệ tại Tòa án nhân dân huyện Điện Biên - 5+5 68

3.2.1 Giải pháp chung - x1 ngư, 68

3.2.2 Những giải pháp riêng cho Tòa án nhân dân huyện Điện Biên 71

Tiểu kết Chương 3 o ceccecccccesccsesssessessesseesessecsucssssscssessessessssecssesnesseeseeseeses 80 KET LUAN - + ©2222 21221 EEEEE211211211211211211 1111.1111111 11 1 xe 81 DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO -2ccccc+z+2EE2Exscced 84

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

GDPL: Giáo dục pháp luật

TAND: Tòa án nhân dân

Trang 8

DANH MỤC CÁC BANG, BIEU DO

SỐ hiệu Tên bảng Trang

Số lượng các vụ án TAND huyện Điện Biên xét xử

Bang 2.1

trong giai đoạn 2017-2021 36

Cơ cau loại tội phạm do TAND huyện Điện Biên

Bảng 2.2 Ty 2 "

xét xử sơ thâm trong giai đoạn 2017-2021 37

„ Đặc điểm nhân thân các bị cáo bị xét xử trong giai

Bảng 2.3

đoạn 2017-2021 47

SỐ hiệu Tên biểu đỗ Trang

Sô lượng các vụ án được xét xử lưu động trong giai

Biểu đồ 2.1

đoạn 2017-2021 39

Trang 9

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Công tác phổ biến, GDPL là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp

luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội

chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì

nhân dân Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã

dé cập đến công tác phổ biến, GDPL, từ Chi thị số 315/CT ngày 07/12/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc day mạnh công tác tuyên truyền,

GDPL, Nghị quyết liên tịch số 04 ngày 16/11/1985 giữa Bộ Tư pháp vàTrung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh về việc tăng cườngphối hợp phổ biến, GDPL trong thanh niên, đến Nghị quyết Đại hội lần thứVIII của Đảng đã khăng định:

Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và GDPL; huy động lực

lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương

tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự,

kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm

việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội [21].

Sau khi hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 03/1998/QĐ-TTg của

Thủ tướng Chính phủ, ngày 17/01/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, GDPL từnăm 2003 đến năm 2007, Năm 2012, Luật Phổ biến, GDPL được ban hành,

trong đó, khoản 5 Điều 14 quy định về các hình thức phổ biến, GDPL:

“Thông qua công tác xét xử, xử lý vi phạm hành chính, hoạt động tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tổ cáo của công dân và hoạt động khác của các cơ

quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải

ở cơ sở” Như vậy, ngoài chức năng hiến định và nhiệm vụ chính trị được

giao là xét xử, giải quyét các loại án thì một nhiệm vụ quan trọng khác của

Trang 10

TAND là thực hiện GDPL thông qua các hoạt động của mình nói chung va hoạt động xét xử nói riêng.

Thực tiễn đã khăng định những ưu điểm, thậm chí khi so sánh với giáo

dục pháp luật với một số hình thức khác thì GDPL thông qua hoạt động xét

xử của TAND còn nỗi trội với nhiều lợi thế hơn hắn Tuy nhiên, bên cạnh

những hiệu quả đạt được, GDPL thông qua hoạt động xét xử vẫn còn ton tại

nhiều vấn dé (cách thức thực hiện, hiệu quả, ) đặc biệt là tại khu vực Tây

Bắc - nơi có nhiều đồng bảo dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp Huyện

Điện Biên là một huyện của tỉnh Điện Biên (ở phía Tây Bắc của Tổ quốc),

dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc, trình độ văn hóa thấp, điều kiện kinh tế

xã hội còn nhiều khó khăn Trong những năm gần đây, thực trạng gia tăng các vi phạm pháp luật, tranh chấp gây ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự, trị

an trên địa bàn, cản trở sự phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của tỉnh Mộttrong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là trình độ hiểu biết phápluật của nhân dân còn nhiều hạn chế Điều này đặt ra nhiều vấn đề đối vớiGDPL thông qua hoạt động xét xử tại TAND tại khu vực phía Tây Đắc nóichung, tại địa bàn cụ thé như huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên nói riêng

Trước thực trạng này, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn tổ chức thực

hiện GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên có tính

cấp thiết, mang nhiều ý nghĩa cả trên phương diện lý luận và thực tiễn Do đó,

học viên chọn đề tài: “Giáo duc pháp luật thông qua hoạt động xét xử của TAND qua thực tiễn TAND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Tình hình nghiên cứuLĩnh vực GDPL luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội,

được nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu và có nhiều công t/rình khoa học về

vân dé này Trong phạm vi luận văn, tác giả tập trung các công trình nghiên

Trang 11

cứu trực tiếp liên quan đến GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND.

Cụ thê như sau:

- Đào Trí Uc, Vũ Công Giao (chủ biên) (2018), Công lý và quyên tiếp cận công lý: Một số van dé lý luận, thực tiên, NXB Hồng Duc, Việt Nam.

- Lê Tiến Thịnh (2014), Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xửhình sự của tòa án-qua thực tiễn tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ, KhoaLuật Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam

- Nguyễn Thị Tĩnh (2013), Giáo dục pháp luật trong hoạt động thu

thập chứng cứ tại Tòa án, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 4/2013.

- Vũ Văn Thắng (2014), Giáo duc pháp luật trong hoạt động xét xử tại TAND thành phố Hải Phong, Luận văn thạc sĩ, Khoa Luật Đại học Quốc gia

Hà Nội, Việt Nam.

Và một số công trình nghiên cứu khác về giáo dục pháp luật ở một số

địa phương được bảo vệ tại trường Đại học Luật Hà Nội, như:

- Bùi Duy Khoa (2013), Giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa xét xử

hưu động của Tòa án nhân dân tại thành phố Hải Phòng hiện nay, Luan văn

thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Việt Nam.

- Lê Anh Hưng (2018), Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo duc

pháp luật trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật

Hà Nội, Việt Nam.

Các công trình trên được các tác giả nghiên cứu trên các phương diện

khác nhau, chất lượng nghiên cứu khoa học cũng khác nhau nhưng hoặc lànội dung mang tinh chất nền tảng, cơ bản [18] hoặc là không trực tiếp nghiên

cứu GDPL thông qua phiên tòa hoặc là thời gian nghiên cứu từ lâu (2013, 2014, ), duy chỉ có Luận văn của tác giả Lê Anh Hưng từ năm 2018 là mới

nhất và liên quan đến công tác GDPL trên địa bàn tỉnh Điện Biên nhưng cũng

là nghiên cứu chung, không chuyên sâu về hoạt động xét xử nên công trình

Trang 12

nghiên cứu của tác giả vừa tập trung nghiên cứu GDPL thông qua hoạt động

xét xử vừa nghiên cứu trực tiếp tại một khu vực địa bàn có tính chất đặc thù

của tỉnh Điện Biên, đồng thời, chưa có công trình nghiên cứu vấn đề này tại

huyện Điện Biên nên luận văn của tác giả bảo đảm tính mới, tính thực tiễn

3 Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung mục đích sau: góp phần nâng cao hiệu quả hoạt

động GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên tỉnh

Điện Biên nói riêng và đối với Tòa án nhân dân cấp huyện nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn tập trung thực hiện 03 (ba) nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, phân tích làm rõ khái niệm, đặc trưng, vai trò của GDPL

thông qua hoạt động xét xử của TAND; tổ chức thực hiện GDPL thông qua

hoạt động xét xử của Tòa án.

Thứ hai, phân tích, đánh giá các yêu tố ảnh hưởng đến GDPL của Tòa

án nói chung và TAND huyện Điện Biên nói riêng; phân tích thực trạng công tác GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên.

Thứ ba, trên cơ sở thực trạng GDPL thông qua hoạt động xét xử tại

TAND huyện Điện Biên, căn cứ quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, luận văn đề xuất các giải pháp nhăm góp phần nâng cao hiệu quả của công tác

GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên.

3.3 Đối tượng nghiên cứu

GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên, tỉnh

Điện Biên.

3.4 Pham vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về GDPL thông qua hoạt động xét xử của TANDtại huyện Điện Biên, trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2021 (đối VỚI

Trang 13

ngành TAND, năm 2017 gắn liền với 10 sự kiện quan trọng, đặc biệt phải ké

đến: thực hiện việc công bố ban án, quyết định của Tòa án trên Công thông

tin điện tử của TAND; xây dựng va phat sóng thường ky Chương trình

Truyền hình TAND; lắp đặt và đưa vào sử dụng hệ thống truyền hình trực tuyến; Năm 2017 là mốc quan trọng, đánh dấu sự thay đổi về công tác

GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND).

4 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp luận của Chủ nghĩa Mac - Lê nin.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu

Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn, để đạt được mục đích nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể

sau đây: Phương pháp phân tích - tổng hợp dé nêu, phân tích, làm sáng tỏnhững van dé lý luận và thực tiễn; phương pháp so sánh, thống kê dé phân

tích các số liệu, đối chiếu, so sánh, làm rõ các nội dung liên quan đến van dé

GDPL thông qua hoạt động xét xử; phương pháp mô tả dé làm rõ những van

đề về GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên;

phương pháp lich sử dùng dé phân tích, đánh giá, bình luận về thực trạng của

công tác GDPL thông qua hoạt động xét xử tại TAND huyện Điện Biên từ

năm 2017 đến năm 2021

Quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp với các phương pháp,

như khảo sát thực tiễn, nghiên cứu các báo cáo tổng kết, hồ sơ, bản án các vụ

án đã được xét xử từ năm 2017 đến năm 2021

5 Những đóng góp về mặt khoa học của luận văn

Là công trình nghiên cứu toàn diện các vấn đề lý luận và thực tiễn về

GDPL thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, luận văn góp phần làm sáng tỏ

thêm vé mặt lý luận và cơ sở của các chính sách xã hội, chính sách pháp luật

Trang 14

đối với huyện Điện Biên, hiệu quả hóa hoạt động GDPL thông qua hoạt động

xét xử của TAND Đề tài cũng có thé được sử dụng làm tài liệu tham khảo

cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập, trong việc lập kế hoạch, thực

hiện việc chỉ đạo điều hành công tác GDPL thông qua hoạt động xét xử của

TAND Góp phần nâng cao hiệu quả của công tác GDPL và đấu tranh phòng,chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trên địa bàn huyện Điện Biên

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 03 (ba) chương:

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận và pháp luật về GDPL thông qua hoạt

động xét xử của TAND.

Chương 2: Thực trạng GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên.

Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL thông qua

hoạt động xét xử của TAND cấp huyện.

Trang 15

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VA PHÁP LUẬT VE GIÁO DỤC

PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ

CUA TOA ÁN NHÂN DAN

1.1 Một số van đề lý luận của giáo dục pháp luật

1.1.1 Khái niệm giáo dục pháp luật

Khái niệm giáo dục pháp luật hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau

“Giáo dục” được hiểu là “hoat động nhằm tác động một cách có hệ thống đến

sự phát triển tinh than, thé chất của một đối tượng nào đó, làm cho đổi tượng

ấy dan dan có được những phẩm chất và năng lực yêu cau dé ra” [9, tr.497]

“Pháp luật” được hiểu là “nhiing quy phạm hành vi do nhà nước ban hành màmọi người dân buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và

bao vệ trật tu xã hoi” [9, tr.971].

Pháp luật chỉ thực sự đi vào cuộc sống thông qua cơ chế điều chỉnh bao gồm các giai đoạn: ban hành; tuyên truyền giáo dục; tô chức thực hiện; kiểm tra giám sát Trong cơ chế đó, “yếu tố con người là cơ bản” Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật, con người phải suy nghĩ, lựa chọn cách xử sự thể hiện

qua hành vi Đây là một quá trình tâm lý phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tốchủ quan và khách quan Ở giai đoạn này, quy phạm pháp luật có khả năng tácđộng lên ý thức của cá nhân như khuyến khích hành vi hợp pháp hoặc kìm chếhành vi bat hợp pháp Vì vậy, việc phố biến văn bản pháp luật mới chi là điềukiện cần nhưng chưa đủ dé cá nhân hành động phù hợp theo yêu cầu của pháp

luật Điều kiện đủ ở đây là cá nhân phải có ý thức pháp luật đúng đắn, ý thức

đó phải được hình thành dưới sự tác động liên tục, thường xuyên của các điềukiện khách quan và nhân tố chủ quan dẫn đến hành vi hợp pháp của cá nhân.Cho nên xây dựng luật, công bố luật xong cũng cần phải tuyên truyền, GDPL

mới là giải pháp lâu dài, bảo đảm thi hành của các văn bản quy phạm pháp luật.

Trang 16

Khái niệm GDPL cần phải được xem xét toàn diện trên cả phạm vinghĩa rộng và nghĩa hẹp, cụ thé như sau:

Theo nghĩa hẹp: GDPL là hoạt động có ý thức, có mục đích và định

hướng của con người tác động lên khách thể giáo dục Theo cách hiểu này thi

sự tác động hay ảnh hưởng của các nhân tố không phải do con người thực

hiện không thuộc nội hàm của GDPL.

Theo nghĩa rộng: GDPL là quá trình ảnh hưởng của những điều kiện

khách quan (chế độ xã hội, môi trường song, điều kiện kinh tế ) va sự tác

động của nhân tố chủ quan (tác động có định hướng của con người như giáo

dục của gia đình, thầy, cô, bố, me, ) lên đối tượng giáo dục.

Trong thực tiễn, tuy thừa nhận ảnh hưởng của các điều kiện khách quan

là to lớn đối với việc hình thành ý thức cá nhân con người, các nhà lý luận,

các nhà khoa học vẫn nhắn mạnh đến yếu tô tác động hàng đầu, cực kỳ quantrọng, thậm chí mang yếu tô quyết định của nhân tố chủ quan trong giáo dục

Từ những quan niệm trên, GDPL trước hết là một hoạt động mang day đủ tínhchat chung của giáo dục nhưng cũng có những nét đặc trưng dé tác động lên ýthức con người Trong hoạt động này, con người nói chung là khách thé (hay

đối tượng) chịu ảnh hưởng và tác động của các điều kiện khách quan và nhân

tố chủ quan đề hình thành nên ý thức, tình cảm và hành vi pháp luật.

Hoạt động GDPL chính là sự tác động của nhân tổ chủ quan mà trước

hết là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định thành một hệ thống

của nhiều chủ thé Còn sự hình thành ý thức pháp luật là sản phẩm của điều

kiện khách quan Sự phân biệt hai phạm trù này có ý nghĩa quan trọng ở chỗ

tạo ra khả năng giải quyết các vấn đề thực tiễn của hoạt động GDPL Thựctiễn đã chỉ ra răng nếu “thả lỏng” việc GDPL thì các nhân tố tiêu cực như:

hiện tượng vi phạm pháp luật, phạm tội chưa được xử lý nghiêm minh; hiện tượng nhận hôi lộ, tham nhũng trong đội ngũ cán bộ, công chức sẽ có điêu

Trang 17

kiện tác động phản giáo dục rất mạnh lên nhận thức, tình cảm, lòng tin vàopháp luật của công dân Từ đó, có thé hình thành loại ý thức pháp luật ngượcvới mục tiêu của nên pháp chế và là cơ sở cho các hành vi vi phạm pháp luật

tăng lên Ngược lại, nếu xác định đúng đắn các yếu tố của GDPL như nội

dung, hình thức, phương pháp và định hướng chúng ngay trong các hoạt

động của thực tiễn pháp luật phù hợp với yêu cầu từng giai đoạn, từng thời kỳ

thì sẽ giảm bớt được tác động của các tiêu cực, giúp cho đối tượng được giáo

dục có ý thức pháp luật vững vàng, có khả năng phân tích, phê phán một cách

đúng đắn về hiện thực pháp luật trong quá trình vận động của nó, từ đó có thái

chặt chẽ với các loại hình giáo dục khác như giáo dục chính trị, đạo đức

Tính đặc thù của GDPL thê hiện ở cả mục đích, nội dung và ở cả hình thức,phương pháp.

Nét đặc thù của GDPL khác tương đối với các dạng giáo dục khác ở 03 (ba) điểm: (i) GDPL có mục đích riêng của mình, đó là hoạt động nhằm hình

thành tri thức, tình cảm và thói quen xử sự phù hợp với quy định của pháp

luật; (i) GDPL có nội dung riêng, đó là sự tác động định hướng với nội dung

cơ bản là truyền tải tri thức của nhân loại nói chung, của một nhà nước nóiriêng về hai hiện tượng nhà nước và pháp luật Trong đó, pháp luật thực địnhhiện hành cua Nhà nước là bộ phận vô cùng quan trong; (iii) Xét trên các yếu

tố chủ thé, khách thé, đối tượng, hình thức và phương pháp giáo dục cũng có

thé chỉ ra các nét đặc thù của GDPL Chang hạn, GDPL so với các dạng giáo

dục khác, đó là quá trình tác động liên tục, thường xuyên, lâu dài chứ không

Trang 18

phải là sự tác động một lần của chủ thé lên đối tượng giáo dục Vì thế, GDPL

trở thành sợi chỉ đỏ xuyên nối qua gia đình, nhà trường, các tập thể lao động,

các tổ chức Dang, Nhà nước, các đoàn thé xã hội Nhân tố con người với hành

vi hợp pháp đóng vai trò chủ đạo trong quá trình tác động qua lại giữa người

giáo dục (chủ thể) với người được giáo dục (đối tượng) Người được giáo dục

là người chịu sự tác động có tô chức, có định hướng các thông tin pháp luật

Vì vậy, sự hiểu biết về trình độ, đặc điểm nhân thân của người được giáo dục

là đòi hỏi hàng đầu đối với người giáo dục Đồng thời, người GDPL cần phải năm vững tri thức pháp luật, biết cách chuyền tải nó và hơn thế nữa phải là tam gương, phải là hình mau trong việc tuân theo pháp luật Bởi vì trong GDPL thì nguyên tắc “làm gương”, “làm mẫu”, có ảnh hưởng to lớn đối với

người được giáo dục.

Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng có thê hiểu “giáo dục phápluật” là: hoạ động có định hướng, có tổ chức, có chủ dich nhằm đạt mục đích

hình thành ở đối tượng được tác động tri thức pháp lý, tình cảm và hành vi

phù hợp với đòi hỏi của hệ thong pháp luật hiện hành, góp phan nâng cao

hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội và nâng cao trình độ pháp luật của nhân dân.

Với khái niệm “giáo dục pháp luật” như đã nêu trên, GDPL trước hết là một hoạt động giáo dục có mục đích, có tô chức, có định hướng nhằm tác động đến đối tượng giáo dục tri thức pháp luật, tình cảm, ý thức tuân thủ pháp

luật hiện hành GDPL được tiến hành bởi nhiều chủ thể khác nhau do vai tròchức năng nhiệm vụ của các chủ thé quy định, các chủ thể có thé là cơ quannhà nước, tổ chức, cá nhân và được thực hiện băng nhiều hình thức, phương

pháp cách thức khác nhau.

Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, việc trang bị tri thức pháp luật, xây

dựng tình cảm và thói quen pháp luật cho mọi công dân là trách nhiệm của cơ

10

Trang 19

quan nhà nước, tô chức chính tri, tô chức chính trị xã hội Trong đó, trước hết

thuộc về hệ thống các cơ quan có chức năng giáo dục đào tạo nói chung và

các cơ quan có chức năng GDPL của Nhà nước nói riêng.

GDPL là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong

việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa Bởi vì, GDPL là nhằm hình thành

ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, nhằm phát huy vai trò

và hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

1.1.2 Nội dung, hình thức giáo dục pháp luật

* Nội dung giáo duc pháp luật

Bản thân cụm từ đã thể hiện những nội dung giáo dục, tuy nhiên, vì cần quan tâm đến đối tượng và hình thức tuyên truyền ở đây là thông qua hoạt động xét xử của Tòa án, nên nội dung GDPL ở đây còn bị chi phối bởi nội

dung hoạt động xét xử của Tòa án Hiện nay, đa phần quan điểm của các nhàxây dựng luật tại Việt Nam cho rằng có 03 (ba) nhóm nội dung GDPL sau:(i) Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là cácquy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình,bình đăng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y

tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn

bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; (ii) Các điều ước quốc tế mà

nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thoả thuận

quốc tế; (iii) Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ phápluật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong

thực hiện pháp luật.

Trong đó, nội dung GDPL thông qua hoạt động xét xử sẽ tập trung chủ

yêu về: các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân

và gia đình, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, tương ứng với

lãi

Trang 20

các vụ án dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, thông qua hoạt

động xét xử sẽ giáo dục ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật, ý thức bảo

vệ pháp luật, lợi ích của việc chấp hành pháp luật cho người dân tham gia,

tham dự phiên tòa xét xử,

* Hình thức giáo dục pháp luật

Hình thức GDPL là cách thức mà Nhà nước sử dụng để tác động vào ýthức và tâm lí của các đối tượng được giáo dục Do nội dung giáo dục, đối

tượng giáo dục khác nhau nên đề bảo đảm hiệu quả GDPL thì cần có các hình thức GDPL tương thích, phù hợp, đặc biệt, cần đa dạng hoá các hình thức

giáo dục, phương pháp giáo dục để tăng cường hiệu quả, thích ứng với sự

phát triển kinh tế - xã hội Bên cạnh đó, việc sử dụng một hình thức GDPL nào cho phù hợp và có hiệu quả trên thực tế tùy thuộc vào từng đối tượng và

yêu cầu mục đích đặt ra Hơn nữa, việc lồng ghép các hình thức GDPL khác

nhau cho cùng một đối tượng, chương trình cũng hết sức cần thiết, tránh sự

nhàm chán đối với người được giáo dục, tuyên truyền Mặt khác, việc xã hội

hoá các hình thức GDPL nhằm tận dụng năng lực của các chủ thể (mở rộngnguồn) thúc đầy, kích hoạt ý thức và khả năng tham gia của nhiều loại chủ thé

đối với việc từng bước đưa pháp luật vào đời sống xã hội Hiện nay, có 08

(tám) hình thức cơ bản GDPL, cụ thể:

(i) Họp báo, thông cáo báo chi;

(ii) Phổ biến pháp luật trực tiếp; tư van, hướng dẫn tìm hiểu pháp luật;

cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật;

(iii) Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh,internet, pa-nô, áp-phích, tranh cổ động; đăng tải trên Công báo; đăng tảithông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; niêm yết tại trụ sở, bảng tin

của cơ quan, tô chức, khu dân cư;

(iv) Tổ chức thi tìm hiểu pháp luật;

12

Trang 21

(v) Thông qua công tác xét xử, xử lí vi phạm hành chính, hoạt động

tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và hoạt động khác

của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; thông qua hoạt động trợ giúp pháp lí, hoa giải ở cơ sở.

(vi) Lồng ghép trong hoạt động văn hoá, văn nghệ, sinh hoạt của tôchức chính trị và các đoàn thể, câu lạc bộ, tủ sách pháp luật và các thiết chế

văn hoá khác ở cơ sở.

(vi) Thông qua chương trình GDPL trong các cơ sở giáo dục của hệ

thống giáo dục quốc dân;

(viii) Các hình thức phổ biến, GDPL khác phù hợp với từng đối tượng

cụ thé mà các cơ quan, tô chức, cá nhân có tham quyền có thé áp dung dé bảo đảm cho công tác phô biến, GDPL đem lại hiệu quả.

Trong đó, GDPL thông qua công tác xét xử là một trong 08 (tám) hình

thức cơ bản GDPL Các hình thức GDPL này mặc dù được chia ra 08 (tám)hình thức nhưng thực chất vẫn có thể kết hợp đan xen với nhau, đơn cử tronghoạt động xét xử, người tiến hành tố tụng (đặc biệt là Thâm phán) vẫn phô

biến pháp luật trực tiếp dé cho các đương sự, bị cáo, người tham gia tố tụng khác hiểu phán quyết của Hội đồng xét xử Việc lựa chọn phương pháp GDPL thích hợp có tầm quan trọng đặc biệt Rõ ràng là không thể áp dụng các phương pháp như nhau cho các loại đối tượng giáo dục, cấp độ giáo dục

hoàn toàn khác nhau được.

1.2 Một số van dé lý luận của giáo dục pháp luật thông qua hoạtđộng xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

1.2.1 Khai niệm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của

Tòa án nhân dân cấp huyện

* Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động tổ tụng Hoạt động tố tụng là hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người

13

Trang 22

tiễn hành tô tụng, người tham gia tô tụng, của cá nhân, cơ quan, tổ chức góp

phần vào giải quyết các vụ, việc theo quy định của pháp luật Trong hệ thống

pháp luật của nước ta hiện nay, hoạt động tố tụng của các chủ thể trên được

quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng

hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành Trong phạm vi nghiên cứu của

luận văn tác giả chỉ nghiên cứu tập trung hoạt động GDPL thông qua hoạt

động tố tụng của cơ quan tiến hành tổ tụng, người tiến hành tố tụng (tập trung

vào hoạt động xét xử).

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tung, người tiến hành tố tụng được quy định cu thé tai các văn bản quy phạm pháp luật Bên cạnh các quy định về quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan tố tụng như Công an, TAND, Viện kiểm sát, của người tiến hành tố

tụng Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phan, trong thực hiện các hoạtđộng tô tụng hình sự, dân sự, hành chính thì các văn bản pháp luật cũng

quy định về chức năng GDPL của các chủ thể trên, như tại Luật Tổ chức

TAND năm 2014 quy định:

Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phan giáo duc công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác (khoản 1 Điều 2), TAND phối hợp với co quan, tổ chức phát huy tác dụng giáo dục của phiên tòa và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành bản án,

quyết định của TAND (khoản 1 Điều 17)

Như vậy, có thể nói GDPL là một chức năng, nhiệm vụ mà các cơ quan

tiến hành tổ tụng và người tiễn hành phải thực hiện trong khi thực hiện các

hoạt động tố tung của mình theo quy định của pháp luật.

Đối tượng tác động trong hoạt động GDPL của người tiến hành tố tụng

14

Trang 23

không chỉ gồm nhưng người tham gia tố tụng theo quy định mà còn là bất kỳ

cá nhân, tổ chức, cá nhân nào khác trong xã hội tham dự phiên tòa xét xử

Có ý kiến cho rang bản thân hoạt động tố tung đã là hoạt động điều

chỉnh ý thức và hành vi của những người tham gia vào các quá trình tố tụng sao cho phù hợp với các yêu cầu của pháp luật nên các quy định trên được

hiểu là su khang định rằng GDPL như là một kết quả tất yếu của hoạt động

tố tụng, chứ không đặt vẫn đề GDPL như một định hướng nội dung, một

chức năng riêng của các chủ thé tiến hành Các quan niệm trên có phan đúng

dưới góc độ đánh giá khả năng tác động giáo dục “tự thân” của pháp luật và

của thực tiễn thi hành pháp luật, nhưng chưa đủ dưới góc độ của yêu cầu GDPL nhằm hình thành một cách vững chắc ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân Yêu cầu đó đòi hỏi những

người tiễn hành tố tụng (Tham phán, Điều tra viên, Kiểm sát viên, ) khôngchỉ bằng lòng với tác dụng giáo dục của kết quả cuối cùng (bản án, quyếtđịnh hay một hành vi thực hiện pháp luật cụ thể ), mà còn phải biết và phải

có trách nhiệm chủ động khai thác mọi khả năng giáo dục thông qua quá

trình tiến hành hoạt động tố tụng để định hướng và tạo tiền đề tư tưởng

thuận lợi cho việc dat được kết quả cuối cùng đó Các yếu tố của ý thức pháp luật như hiểu biết, nhận thức về các nguyên tắc pháp luật, các quy phạm pháp luật cụ thể được áp dụng, cảm nhận về giá tri xã hội, tính công băng và nghiêm minh của pháp luật và của những người đại diện cho pháp luật, ý thức về bổn phận đạo đức và trách nhiệm pháp lý của cá nhân rõ ràng

là phụ thuộc không chỉ vào kết quả cuối cùng của hoạt động tổ tụng mà cònphụ thuộc vào nhiều yếu tố khác (cách thức, thủ tục tiễn hành các hoạt động

tố tụng, trình độ văn hoá pháp lý của những người tiến hành tố tụng, môi

trường pháp lý nơi diễn ra các hoạt động tố tụng, mức độ chuẩn bị và tham

gia chủ động của chính đối tượng được tác động bởi hoạt động tố tụng, ).

15

Trang 24

Đó chính là các yếu tố có ý nghĩa bảo đảm và củng cố hiệu quả tác động

giáo dục “tự thân” của hoạt động tố tụng Tuy nhiên, những yếu tố đó chỉ

phát huy tác dụng nếu cơ quan tiến hành t6 tụng, người tiến hành tố tụngtích cực và hành động có chủ đích dé sử dụng chúng với ý thức coi đó là một

phương pháp hoạt động, một chức năng riêng của mình.

Mặt khác, các hoạt động tố tụng, đặc biệt là hoạt động xét xử của

TAND luôn thu hút sự quan tâm, tham gia hoặc theo dõi của người dân, chính

vì vậy mà tác động giáo dục của các hoạt động tố tụng thường không giới hạn tại địa điểm diễn ra phiên tòa hay trong phạm vi giữa chủ thể và đối tượng trực tiếp của hoạt động (như giữa các cơ quan tổ tụng và những người tham gia tố tung) mà còn có tác động rộng rãi đến dư luận xã hội, đến những người quan tâm Điều này đòi hỏi các cơ quan tổ tụng, người tiến hành tố tụng phải

có định hướng giáo dục và tiễn hành việc tác động giáo dục có chủ đích ngaytrong từng giai đoạn tố tụng (vi dụ như thu thập chứng chứ, lay lời khai, thẩmđịnh tại chỗ, hòa giải, đối thoại, xét xử tại phiên tòa) lên nhận thức, thái độ vàtình cảm của từng đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình tố tụng, đồngthời phải tổ chức việc thông tin công khai, chính thức ở mức độ cần thiết

(trong khuôn khổ pháp luật cho phép) trước và sau hoạt động nhằm tạo tính tích cực pháp luật trong xã hội, hỗ trợ cho việc tiếp nhận, đánh giá chính xác,

khách quan tác động của GDPL và tác dụng phòng ngừa xã hội.

Như vậy, yêu cầu khách quan của xã hội và yêu cầu của công tác

GDPL đều đòi hỏi phải mở rộng và nâng cao tác động giáo dục “tự thân” củahoạt động t6 tụng bằng việc định hướng GDPL thành một chức năng đồnghành với chức năng, nhiệm vụ khác của các cơ quan tiễn hành tố tụng

Chức năng GDPL của các cơ quan tiễn hành tố tụng phải được thực

hiện theo 02 (hai) phương thức chính: (i) Định hướng và thực hiện GDPL

ngay trong từng hoạt động tố tụng như một nhiệm vụ độc lập của cơ quan tiến

16

Trang 25

hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đối với các đối tượng tham gia vào các

hoạt động đó; (ii) Sử dụng kết hợp những hình thức GDPL khác cùng với

hoặc tiếp sau hoạt động tố tụng để hỗ trợ, củng cô và nâng cao hiệu quả giáo

dục trong hoạt động tố tụng ở quy mô rộng lớn hơn và lâu bền hơn.

GDPL thông qua hoạt động tổ tụng có thê được khái niệm là: việc các

Cơ quan tiến hành tô tụng, người tiễn hành tổ tụng thực hiện một cách có tổ

chức, có chủ định việc cung cấp cho các đối tượng những hiểu biết cụ thể về các van dé pháp luật liên quan đến hoạt động tô tung đang được tiến hành,

giúp hình thành ở họ y thức trách nhiệm, trạng thái tam lý, tình cảm pháp luật

đúng đắn làm cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cẩu của pháp luật; qua đó, hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng cua chính hoạt động tổ tụng.

Như vậy, GDPL thông qua hoạt động tổ tụng mang day đủ đặc điểm,

mục đích, yêu cầu, hình thức của hoạt động GDPL nói chung

* Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân

Chức năng, nhiệm vụ của TAND được quy định tại Điều 102 Hiến

pháp năm 2013:

1 TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp 3 TAND có nhiệm vụ bảo

vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp

pháp của tô chức, cá nhân

Cụ thé hóa nội dung này, Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định:

TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp TAND có nhiệm vụ bảo vệcông lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ

xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích

hợp pháp của tổ chức, cá nhân Băng hoạt động của mình, Tòa án

17

Trang 26

góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm

chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc

sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi

phạm pháp luật khác (khoản 2 Điều 2).

Như vậy, xét xử là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án và trong hệ thốngchính trị của bất kỳ quốc gia nào thì chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử vàthực hiện quyền tư pháp

Xét xử là “hoạt động xem xét, đánh giá bản chất pháp lý của vụ việc nhằm dua ra một phán xét về tính chất, mức độ pháp lý của vụ việc, từ đó nhân danh Nhà nước dua ra một phán quyết tương ứng với bản chất, mức độ

trai hay không trái pháp luật của vụ việc (xét xử vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh, thương mai, lao động, hành chinh, ) [19, tr.869] “Xét xử” cũng

được hiểu theo nghĩa là một giai đoạn tố tụng quan trọng được tiễn hành dướihình thức phiên tòa nham xem xét, phán xét, nhân danh Nhà nước đưa ra mộtphán quyết theo trình tự luật định về vụ án thuộc thâm quyền của Toà án.Hoạt động xét xử gần như là khâu cuối của hoạt động tố tụng, bởi nếu không

có kháng cáo hoặc kháng nghị thì phán quyết của Tòa án sẽ có hiệu lực thihành Khoản 1 Điều 2 Luật Tổ chức TAND năm 2014 quy định: “Bang hoạt

động của mình Tòa án góp phân giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc,

nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác ”.

Như vậy, hoạt động GDPL của Tòa án không chỉ ở phiên tòa xét xử mà được

thực hiện ở các hoạt động khác có thé là trong hoạt động tố tụng hoặc các

hoạt động khác.

Chức năng chính của Toà án là thực hiện hoạt động xét xử Thông qua

hoạt động xét xử nói chung, cùng với việc đưa ra phán quyết, Toà án có thê

thực hiện hoạt động GDPL bằng nhiều hình thức, như thông qua các hoạt

18

Trang 27

động xét xử tại tại phiên toà, thông qua hoạt động thông tin, báo chí hoặc các

hoạt động khác (tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại trường học, địa

phương ); song hình thức tập trung nhất và mang tính đặc thù nhất vẫn là

GDPL thông qua hoạt động xét xử tại phiên toà.

Thông qua việc GDPL tại một phiên toa xét xử, những người tham gia

vào quá trình tố tụng (đối tượng trực tiếp) hoặc những người theo dõi phiên

toà (đối tượng gián tiếp) có thê hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy định pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ án (cả về luật nội dung và luật tố tụng), từ đó có thé tự đánh giá về hành vi và trách nhiệm pháp lý của mình, giúp hình thành ở họ những suy nghĩ về sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, củng có lòng tin và thái độ tôn trọng pháp luật, giúp họ định hướng hành

vi phù hợp, đúng đắn, nhờ đó mà phát huy tác dụng phòng ngừa tội phạm của

hoạt động xét xử cũng như hoạt động GDPL.

Từ các phân tích trên có thé định nghĩa “Giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử của Tòa án” là: Việc Toà án trước phiên toà, tại phiên toà

hoặc sau phiên toà thực hiện một cách co tô chức, có chủ định việc Cung cấp,

trang bị cho các đối tượng những tri thức, hiểu biết cụ thể về các van đê pháp

luật liên quan đến hoạt động xét xử đang được tiễn hành, giúp hình thành ở đổi tượng ý thức trách nhiệm, trạng thái tâm ly, tình cảm pháp luật đúng đắn, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng có và phát huy tác dung của chính hoạt động xét xử của Tòa án.

* Đặc điểm giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án

nhân dân

Thứ nhất, giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án

nhân dân hướng đến đối tượng chủ yếu là những người tham gia, tham dự

phiên tòa Những người tham gia, thạm dự phiên tòa là những người được

nghe, hiểu các nội dung pháp luật mà người tiễn hành tố tụng và những người

19

Trang 28

khác nói, tuyên truyền trực tiếp tại phiên tòa Những người tham gia này

thường là những người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa, họ hoặc là có

quyên lợi, nghĩa vụ liên quan hoặc là có nghĩa vụ phải đến (bị cáo, ); họ

cũng có thể là những người tham dự phiên tòa, đây là những người vì mối

quan hệ với người tham gia tô tung (bi hại, bị cáo, ) hoặc đơn giản vì hiểukì, mà đến tham dự phiên tòa, họ không phải người được Tòa án triệu tậpnhưng lại thường chiếm số lượng lớn tại các phiên tòa xét xử Có thé nói nếu

về việc hiểu quy định pháp luật thì giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét

xử của Tòa án nhân dân sẽ tác động nhiều hơn đến người tham gia phiên tòa, còn nếu số lượng thì hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân sẽ tác động người tham dự phiên tòa nhiều hơn.

Thứ hai, chủ thé thực hiện giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét

xử của Tòa án nhân dân chủ yếu bởi người tiến hành tố tụng Đây là nhữngngười giữ vị thế chủ chốt, quan trọng, là những người phát biểu chính tạiphiên tòa, họ điều hành (Tham phán), tranh luận (Kiểm sát viên, người baochữa), và thông qua những hoạt động đó, các kiến thức pháp luật sẽ được

làm rõ và dễ hiểu, sát với sự việc thực tế đã xảy ra trong cuộc song Tuy

nhiên, chủ thé chủ yếu thực hiện giáo dục pháp luật thong qua hoạt động xét

xử của Tòa án nhân dân là Tham phán, là Hội thâm nhân dan, bởi tai phiên tòa, đây chính là người giữ vai trò chủ đạo; còn các cá nhân khác như Kiểm

sát viên, người bào chữa, họ có vai trò khác, thường mang ý nghĩa tranh

biện nhiều hơn là giáo dục pháp luật

Thứ ba, giao dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toa án

nhân dân với các minh chứng thực tế, là sự đơn giản hóa, cụ thể hóa quy

định vào cuộc sống Bản chất của hoạt động giáo dục pháp luật thông qua

hoạt động xét xử là phải khiến cho người được giáo dục pháp luật hiểu,trong khi quy định pháp luật không phải là điều dễ tiếp cận và hiểu rõ;

20

Trang 29

chính vì vậy, bản thân những người thực hiện giáo dục pháp luật của Tòa

án thông qua hoạt động xét xử cần phải cụ thé hóa các quy định pháp luậtvào chính vụ án đang xét xử với cách hiểu đơn giản nhất, dễ hiểu nhất thì

hiệu quả của giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân mới được bảo đảm.

1.2.2 Chủ thể và đối tượng của giao dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử của Tòa ăn nhân dân

GDPL thông qua hoạt động xét xử do các chủ thê được quy định tại cácvăn bản quy phạm pháp về tô tụng thực hiện Ở đây chủ yếu do các chủ thénhư Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Tham tra viên, Thư ký Tòa án thực hiện

GDPL qua hoạt động xét xử do các chủ thé tiến hành tố tụng (cơ quan tiễn

hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng) hoặc liên quan đến hoạt động tố tụngtiễn hành (giám định viên, ) tiến hành

Chủ thể thực hiện GDPL đồng thời là chủ thể tiến hành hoạt động tốtụng tại phiên tòa Các chủ thể GDPL trong một phiên toà trước tiên là những

người tiễn hành tố tụng tại phiên toa (Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Thư ký

phiên toà, Kiểm sát viên) và những người tham gia tố tụng khác (người bào

chữa, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp phap, ) Các chủ thé này đều có một

nhiệm vụ chung là góp phần vào việc xác định sự thật khách quan của vụ ánlàm cơ sở dé ban hành được bản án, quyết định nghiêm minh, đúng người,

đúng tội (vụ án hình sự), đúng pháp luật, thông qua đó mà đạt được những

mục đích GDPL đã đề ra Tuy nhiên, tùy vào vi trí, vai trò, nhiệm vụ tại phiên tòa mà các chủ thé này lại có những phương cách, biện pháp tác động giáo dục rất khác nhau.

Đối tượng tiếp nhận GDPL đồng thời là đối tượng trực tiếp hoặc gián

tiếp của hoạt động xét xử Hoạt động GDPL tại phiên toà không chỉ hướng tới

những người tham gia tố tụng (bi cáo, người bi hại, nguyên đơn, bị don,

người khởi kiện, người bị kién, ) mà còn hướng những người tham dự, theo

21

Trang 30

dõi phiên toà Về tổng thé, đối tượng GDPL là những người có mặt tại phiêntoà theo luật định liên quan đến việc giải quyết vụ án hoặc vì lý do riêng cóliên quan đến vụ án Điểm thuận lợi của công tác GDPL tại phiên toà là các

đối tượng đều có sự quan tâm tới vụ án Do đó, về cơ bản, họ sẽ lắng nghe,

phân tích, đánh giá các sự kiện, lời nói, hành động của những người tiến hành xét xử để từ đó rút ra những kết luận, xác định thái độ, tình cảm và định

hướng hành vi riêng của mình đối với vụ án hoặc trong các tình huống tương

tự Tuy nhiên, các đối tượng này lại rất đa dạng, khác nhau về nhiều mặt, từquyền và nghĩa vụ trong vụ án đến độ tuổi, trình độ học van, văn hoa pháp lý,

về nhận thức và kinh nghiệm xã hội, về lợi ích, động cơ, trạng thái tâm lý khi

tham dự phiên toà.

Ngoài ra, dù không phải đối tượng trực tiếp được GDPL nhưng trong quá

trình GDPL thì không chỉ các chủ thể tham gia tố tụng/chủ thé tham dự phiêntòa như đã phân tích mà còn cả các chủ thé tiễn hành tố tụng (đặc biệt là Hộithâm nhân dân, Thư ký, Kiểm sát viên), tham gia t6 tụng (Luật su, Bao chữa

viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp) cũng sẽ chịu sự tác động ngược

lại hoặc chiu sự ảnh hưởng bởi quá trình GDPL (đặc biệt trong các vụ án dân

sự, kinh doanh thương mại, lao động, khi mà khối lượng kiến thức pháp luật

rất lớn được giáo dục thì nhiều khi không chỉ chủ thé thực hiện GDPL mà cònchịu sự tác động ngược lại, đơn cử: Hội thâm nhân dân không chỉ GDPL đối

với nguyên đơn, bị đơn, bị cáo mà đôi khi còn chịu ảnh hưởng, tiếp thu các các

kiến thức pháp luật mới về giám định, về thâm định giá, về kinh tế, machính bản thân họ chưa nam chắc, thậm chí còn chưa được tiếp cận)

1.2.3 Nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xw của Tòa an nhân dân

* Nội dung

Nội dung GDPL thông qua hoạt động xét xử rất đa dạng và được thựchiện ở hầu hết các thủ tục tố tụng tại phiên toà Nội dung của GDPL thông

22

Trang 31

qua hoạt động xét xử đặc biệt đã dạng vì tại các phiên tòa đối tượng được tác

động được tiếp cận, tìm hiểu những qui phạm pháp luật hình thức và nội dung

và cả những văn bản qui định chi tiết, hướng dẫn thi hành do đó đối tượng

giáo dục sẽ có sự hiểu biết sâu sắc và đa dạng hơn về lĩnh vực mình đang quan tâm Hơn nữa hoạt động giáo dục còn được thực hiện ở tất cả các giai

đoạn tố tụng như từ khi thụ lý, chuẩn bị xét xử và trong các phần tố tụng củaphiên tòa như phần chuẩn bị, phần hỏi, phần tranh luận, nghị án, tuyên án

* Phương pháp

Bên cạnh các phương pháp giáo dục khác, phương pháp GDPL thông

qua hoạt động xét xử chủ yếu là phương pháp kết hợp giữa thuyết phục và cưỡng chế, giữa diễn giải pháp luật và phân tích thực tiễn thông qua người thật, việc thật Do tính đa chủ thể và đa đối tượng giáo dục tại một phiên toà

nên phương pháp giáo dục cũng khá đa dạng phụ thuộc vào vi trí và đặc

điểm của từng chủ thể khi tiếp cận với từng loại đối tượng Điểm khác biệt

so với các hình thức giáo dục khác (trong nhà trường, qua báo chí ) là có sự

kết hợp giữa phương pháp thuyết phục, chứng minh, đưa ra chứng cứ (củaKiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp,

Giám định viên trong quá trình xét hỏi, tranh luận cũng như của Hội đồng

xét xử trong phần lập luận của bản án) với phương pháp cưỡng chế bằng

quyền lực nhà nước khi Hội đồng xét xử ra bản án, quyết định, thé hiện rõ

ràng, dứt khoát thái độ của Nhà nước đối với sự việc Sự kết hợp phương

pháp thuyết phục và cưỡng chế được quy định bởi tính giáo dục và tínhcưỡng chế của bản thân pháp luật và là kết quả tất yêu phản ánh nguyên tắcpháp chế của quá trình áp dụng pháp luật

* Hình thức

Hoạt động GDPL thông qua hoạt động xét xử của Tòa án về bản chất làmột hình thức GDPL, song lại hàm chứa đầy đủ các thành tố của hoạt động

23

Trang 32

GDPL Đó là hoạt động có mục đích, có định hướng, có tô chức, có kế hoạch,tuân theo những nội dung GDPL cụ thé được chủ thé xây dựng dành riêngcho đối tượng, dựa trên các phương pháp giáo dục và hình thức giáo dục phù

hợp với điều kiện thực tế của hoạt động xét xử.

Trong GDPL, thông qua hoạt động xét xử, sự tương tác giữa chủ thêgiáo dục và đối tượng tiếp nhận GDPL được thể hiện thông qua hoạt động

truyền đạt của chủ thé giáo dục (phổ biến, thuyết trình, tuyên truyền thông tin,

kiến thức pháp luật) và hoạt động lĩnh hội của đối tượng GDPL (nghe, tiếp

thu các thông tin, kiến thức pháp luật) Hoạt động truyền đạt và hoạt động lĩnh hội luôn nằm trong mối liên hệ hữu cơ, gan bó mật thiết với nhau Vì vậy, hình thức GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND chủ yếu là hình thức trực tiếp, công khai, hoạt động xét xử ở đây nói cách khác chính là phiên tòa

xét xử bao gồm xét xu tai tru sở và xét xử lưu động

1.3 Mục đích và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dụcpháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện

1.3.1 Mục dich cua hoạt động giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xứ của Tòa an nhân dân

Hoạt động GDPL thông qua hoạt động xét xử của TAND tác động đối với không chỉ những người tham gia phiên tòa (người tiễn hành tố tụng, người tham gia tố tụng) mà còn cả người tham dự phiên tòa, người theo đõi phiên tòa (qua hình thức trực tuyến, trực tiếp, gián tiếp) GDPL thông qua hoạt động

xét xử của TAND có các mục đích sau đây:

Thứ nhất, hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống trithức pháp luật của công dân Đây là mục đích quan trọng nhất bởi chính sự

am hiểu pháp luật, sự nhận thức đúng đắn về giá tri xã hội và vai trò điều

chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết dé hình thành tinh cảm và lòng

tin vào pháp luật của mỗi công dân Hơn nữa, tri thức pháp luật còn giúp cho

24

Trang 33

con người tổ chức một cách có ý thức hoạt động của mình và tự đánh giá

kiểm tra, đối chiếu hành vi với các chuẩn mực pháp luật Mục đích này đặc

biệt quan trọng trong điều kiện như nước ta hiện nay, khi mà hiểu biết pháp

luật của công dân còn thấp, còn chịu ảnh hưởng tư tưởng và nếp sống của

người sản xuất nhỏ, nhận thức về quyền và nghĩa vụ của công dân chưa đầy

đủ; mặt khác, công tác GDPL chưa được coi trọng dẫn đến tình trạng pháp chế bị buông lỏng, làm giảm hiệu lực của pháp luật, dẫn đến giảm lòng tin của

nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Thứ hai, thông qua hoạt động xét xử, hình thành tinh cảm và lòng tin

đối với Tòa án, pháp luật Mục đích này rất quan trọng vì nếu có tri thức pháp

luật mà không có tình cảm tôn trọng và lòng tin vào pháp luật cũng như các

cơ quan bảo vệ pháp luật thì con người rat dé hành động chéch khỏi các chuẩn

mực pháp luật vì lợi ích riêng tư Nội hàm của mục đích cảm xúc đạt được

thông qua việc: giáo dục tình cảm công bằng, biết xác định các tiêu chuẩnđánh giá tính công bằng của pháp luật, biết đối xử với người khác và vớichính mình bằng các tiêu chuẩn công bằng thể hiện qua các quy phạm pháp

luật; giáo dục tình cảm trách nhiệm, ý thức tuân thủ pháp luật ở mọi nơi mọi

lúc; phê phán, lên án những biểu hiện coi thường pháp luật, các hành vi phạm pháp, đồng thời ủng hộ và tích cực tham gia bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật Có được tình cảm trên, con người sẽ có được lòng tin vững chắc vào sự cần thiết tuân theo những quy phạm pháp luật Khi đã có lòng tin vào pháp

luật, con người sẽ có những hành vi hợp pháp.

Thứ ba, hình thành động cơ, hành vi va thói quen xử sự theo pháp luật.

Động cơ và hành vi hợp pháp là kết quả cuối cùng của cả quá trình nhận thức

pháp luật, đấu tranh nội tâm dưới tác động của những yếu tố tâm lý, tinh cảm,

lòng tin Thói quen xử sự hợp pháp được hiểu là thói quen tuân thủ các quyphạm hướng dẫn của pháp luật, thói quen thực hiện đúng đắn, tận tâm các

25

Trang 34

quyền và nghĩa vụ pháp lý, thói quen sử dụng và áp dụng các tri thức pháp

luật và các quy phạm pháp luật cụ thể để bảo vệ các quyền và nghĩa vụ hợp

pháp của mình, của người khác, của Nhà nước và của xã hội.

Đối với GDPL thông qua hoạt động xét xử của Tòa án ngoài việc đạt

được mục đích của GDPL còn phải đạt được các mục đích khác GDPL thông qua hoạt động xét xử là một trong những nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan

trọng mà Tòa án cần phải thực hiện Đề đạt được mục đích GDPL thông quahoạt động xét xử của Tòa án thì phải cụ thé hóa nó thành những mục đích cụthé theo những tiêu chí, yêu cầu đặt ra sao cho phù hợp với từng nhóm đối

tượng có liên quan; qua đó, đánh giá mức độ hoàn thành mục đích GDPL cho

đối tượng Thông thường, GDPL thông qua hoạt động xét xử của Tòa án phải

đạt được mục đích sau:

Thứ nhất, về tri thức GDPL thông qua hoạt động xét xử giúp cung cấp,trang bị cho các nhóm đối tượng những tri thức, hiểu biết pháp luật nói chung,

pháp luật của lĩnh vực được áp dụng trong quá trình xét xử nói riêng, từ đó

hình thành, phát triển ý thức pháp luật cho công dân GDPL thông qua hoạt

động xét xử là quá trình tác động có mục đích, có tô chức, có chủ định và có

kế hoạch của các chủ thể giáo dục (Thâm phán, Hội thâm nhân dân, Kiểm sát

viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, Thu ký phiêntòa) đến các đối tượng giáo dục (những người tham gia tố tụng và những

người tham dự, theo dõi phiên tòa) GDPL sẽ không ngừng nâng cao hiểu biết pháp luật cho đối tượng được giáo dục Đây là mục tiêu quan trọng của công tác GDPL bởi vì sự am hiểu và nhận thức đúng đắn về giá trị xã hội và vai trò điều chỉnh của pháp luật sẽ là điều kiện cần thiết để hình thành tình cảm và

lòng tin vào pháp luật của mỗi công dân Mặt khác, tri thức pháp luật còn giúp

cho con người tổ chức một cách có ý thức hành vi của minh và đánh giá hành

vi của mình trong sự đối chiếu với các chuân mực pháp luật dé có thé chủđộng, tự tin thực hiện những hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật

26

Trang 35

Đối với bị cáo trong vụ án hình sự, GDPL thông qua hoạt động xét xử

giúp cho bị cáo nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tính chất, mức độ và hậu

quả của hành vi phạm tội mà bi cáo đã gây ra Nhiều cá nhân, khi thực hiệnmột hành vi phạm tội, đã không biết rằng đó là hành vi phạm tội được quy

định trong Bộ luật, không hình dung được tính chất, mức độ nguy hiểm cho

xã hội của hành vi và không lường được hậu quả pháp lý mà họ phải gánh

chịu Nguyên nhân của tình trạng đó là do họ thiếu nền tảng học vấn, hiểu biết

xã hội, đặc biệt là thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật Trong quá trình xét xử,

bị cáo đã dan dần nam bắt được tinh chất, mức độ, hậu quả nguy hại mà hành

vi của minh đã gây ra cho xã hội nói chung, cho bị hại nói riêng Tuy nhiên,

mỗi hành vi phạm tội lại có những đặc điểm riêng về tính chất, mức độ nguy

hiểm, hậu quả gây ra cho xã hội, về phương thức, thủ đoạn phạm tội, tính

chất, mức độ lỗi, điều kiện, hoàn cảnh xảy ra tội phạm; ngoài ra, các đặc điểm

về nhân thân của các bị cáo cũng khác nhau, như tiền án, tiền sự, giới tính, độtuổi, học vấn, thể chất, bệnh tật Tất cả những đặc điểm đó khiến bị không

thé ngay lập tức nhận thức day đủ về tội lỗi của mình Bên cạnh đó, GDPL

có vai trò cung cấp, trang bị những thông tin, kiến thức pháp luật cần thiết cho

bị cáo; giúp chuẩn bị tâm lý, tư tưởng, kiến thức pháp luật dé bị cáo yên tâm

học tập, cải tạo trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam Trên thực

tế, không ai muốn mình trở thành người phạm tội bị tòa tuyên án, song, dù lỗi

cô ý hay vô ý, bị cáo cần phải được biết mình phạm tội gì, căn cứ theo những quy định pháp luật nào, có các quyền và nghĩa vụ gì, được hưởng chính sách

nhân đạo nao dành cho bi cáo theo quy định của pháp luật Hoạt động GDPLthông qua hoạt động xét xử chính là phương thức truyền đạt, chuyên giaonhững thông tin, nội dung pháp luật nói chung, pháp luật và tố tụng nói riêng

cho bị cáo, giúp họ tiếp thu, nắm bắt các quy định pháp luật một cách nhanh

chóng, kịp thời GDPL tại phiên tòa là phương thức hỗ trợ tích cực, là con

đường nhanh chóng và hiệu quả nhất để trang bị thông tin, kiến thức pháp luật

27

Trang 36

cần thiết cho bị cáo Khi đã giúp bị cáo có niềm tin vào tính công bằng,nghiêm minh của pháp luật thì họ sẽ tự biết ăn năn, hối cải, tự nhận thức đượctội lỗi của mình, hối hận vì đã thực hiện hành vi phạm tội Đó cũng là sựchuẩn bi cần thiết về tâm lý, tư tưởng, hành trang kiến thức pháp luật dé bị

cáo biết tự uốn nắn, chỉnh sửa những suy nghĩ, tư tưởng lệch lạc, tự xác định được động cơ, mục tiêu phan dau trong thoi gian chap hanh an.

Đối với đương sự trong vụ án dân sự (dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân

gia đình), trong vụ án hành chính, khi tham gia các phiên tòa, đương sự được

phô biến, giải thích về quyền và nghĩa vụ của đương sự được quy định tại Điều

70 Bộ luật Tổ tụng dân sự năm 2015 và Điều 55 Luật Tố tụng hành chính năm

2015, cùng với sự trợ giúp của bên hỗ trợ pháp lý, người đại diện theo ủy quyền

sẽ giúp các đương sự hiểu rõ hơn quy định pháp luật của pháp luật nội dung va

hình thức, từ đó nâng cao ý thức pháp luật cho ban thân So với phiên tòa xét xử

các vụ án hình sự, với tư cách, vị trí tham gia tố tụng của người tham gia tố tụng,

phiên tòa xét xử các vụ án này có nhiều điểm khác biệt nên việc GDPL cũng sẽkhác biệt, thậm chí, nếu muốn nói tới hiệu quả, vai trò, ý nghĩa thì GDPL thôngqua hoạt động xét xử vụ án hình sự có nhiều vai trò, ý nghĩa hơn

Ở chiều tác động ngược lại, chính những người tiễn hành tố tụng (đặcbiệt là Hội thâm nhân dân, Kiểm sát viên), những người tham gia tố tụng

hiểu biết pháp luật ở mức độ nhất định (Luật sư, Trợ giúp viên pháp ly, )

cũng chịu sự tác động GDPL, bởi thông qua hoạt động xét xử, chính họ cũng

được GDPL (dù không chịu ảnh hưởng lớn như những người chưa, ít hiểu

biết về pháp luật) Lý giải vấn đề này xuất phát từ lượng kiến thức rộng lớntrong lĩnh vực pháp luật nội dung nên việc chính những đối tượng này (Hộithâm nhân dân, Kiểm sát viên, Luật sư, Trợ giúp viên pháp ly, ) cũng chịu

sự tác động bởi GDPL.

Thứ hai, về cảm xúc GDPL thông qua hoạt động xét xử phải làm hìnhthành, củng cố cho các đối tượng GDPL về tình cảm, niềm tin đối với pháp

28

Trang 37

luật Đây là một trong những mục tiêu rất quan trọng của công tác GDPL

thông qua hoạt động xét xử, bởi nếu có tri thức pháp luật mà không có tình

cảm tôn trọng va lòng tin vào pháp luật cũng như vao các cơ quan bảo vệ

pháp luật thì con người rất dé sai lầm vì mục đích tư lợi GDPL thông qua

hoạt động xét xử nhằm hình thành ở các đối tượng ý thức pháp luật, trạng tháixúc cảm, tình cảm pháp luật đúng đắn làm cơ sở cho hành vi ứng xử phù hợp

với yêu cầu của pháp luật Sự tôn trọng, niềm tin đối với Tòa án, đối với pháp luật càng cần thiết đối với những người như Luật sư bởi họ đứng về phía thân

chủ mà thực hiện nghiệp vụ, nên nếu chính bản thân họ được củng cô niềm

tin, tình cảm thông qua GDPL tại các phiên tòa cũng là một điều cực kỳ quan trọng, cần thiết, càng củng cô thêm vị thé của Tòa án trong bảo vệ công lý.

Thứ ba, về hành vi GDPL thông qua hoạt động xét xử phải làm hình thành cho các đối tượng được giáo dục về ý thức tự giác chấp hành pháp luật

và hành vi xử sự tích cực theo các yêu cầu của pháp luật GDPL thông qua

hoạt động xét xử giúp cho những người tham gia tố tụng và những ngườitham dự, theo đõi phiên tòa hiểu sâu sắc và rõ ràng hơn về những quy địnhcủa pháp luật nội dung và pháp luật t6 tụng tương ứng được áp dụng dé giải

quyết vụ án Từ đó, giúp họ định hướng hành vi phù hợp với yêu cầu của

pháp luật Động cơ, hành vi và thói quen xử sự hợp pháp là kết quả của quá

trình nhận thức pháp luật, tuân thủ và áp dụng các quy phạm pháp luật vào

thực tiễn đời sống Tác giả nhận thấy khuynh hướng hành vi của những nhómđối tượng như Luật sư sẽ thiên về phía thân chủ, chính vì vậy, các khả năng

liên quan đến sự “thái quá”, “bộc phát” trong quá trình thao tác nghiệp vụ tại phiên tòa rất dé ảnh hưởng đến chất lượng phiên tòa và các van đề khác nữa,

vì vậy, GDPL thông qua hoạt động xét xử phải làm hình thành cho các đốitượng Luật sư này được giáo dục về ý thức tự giác chấp hành pháp luật vàhành vi xử sự tích cực theo các yêu cầu của pháp luật tại phiên tòa

29

Trang 38

1.3.2 Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật thông

qua hoạt động xét xứ của Tòa án nhân dân

Các điều kiện bảo đảm cho hoạt động GDPL thông qua hoạt động xét

xử của TAND bao gồm:

Thứ nhất, điều kiện về quy định pháp luật Pháp luật nội dung, pháp luật thủ tục, pháp luật tổ chức bảo đảm cơ sở pháp lý cho tô chức, hoạt động

tố tụng, hoạt động xét xử và giáo dục pháp luật thông qua phiên tòa Điều

kiện về pháp luật còn thể hiện ở các quy định về bảo đảm và khuyến khích

công tác giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Tòa án Khi xét

xử, Tòa án phải bảo đảm cho mọi công dân đều bình dang trước pháp luật,

thực sự dân chủ, khách quan; Thâm phán và Hội thâm nhân dân chỉ tuân theo pháp luật Có thể nói, Tòa án độc lập đến mức nào thì phán quyết sẽ đúng đắn

và có tác dụng giáo dục đến chừng ấy

Thứ hai, điều kiện về tô chức bộ máy hoạt động Bộ máy được tô chứchoạt động phải bảo đảm hợp lý, khoa học, phân công công việc và cơ chếphối hợp bảo đảm tiến hành hoạt động xét xử và hoạt động giáo dục pháp

luật Đồng thời, các yêu cầu về cơ sở vật chất, kinh phí, chế độ cho Thâm

phán, Hội thâm nhân dân, cán bộ, công chức trong ngành Tòa án tham gia vàohoạt động xét xử cũng cần phải bảo đảm

Thứ ba, điều kiện về con người Trình độ văn hóa pháp luật của

người tiễn hành tố tụng và của người tham gia tố tụng, mức độ quan tâm, tác động của xã hội đối với hoạt động tố tụng cũng phải được bảo đảm Bên cạnh đó, các điều kiện về đạo đức được vận dụng trong quá trình xét

xử các vụ án cũng có tác động rất mạnh đến ý thức của công chúng, đòi hỏi

Tham phán, Hội thẩm nhân dân ngoài việc chấp hành pháp luật còn phải

chú ý đến các giá trị đạo đức Bảo đảm các điều kiện này chính là bảo đảm điều kiện về con người, là bảo đảm cho hoạt động giáo dục pháp luật thông

qua hoạt động xét xử của TAND.

30

Trang 39

Tiểu kết Chương 1

Tổ chức thực hiện GDPL thông qua hoạt động xét xử của Tòa án là

hoạt động có mục đích của chủ thể trong việc xây dựng kế hoạch, sắp xếp, bố trí và sử dụng các nguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu thông qua hoạt động

xét xử cung cấp, trang bị cho các đối tượng được giáo dục những tri thức,hiểu biết cụ thé về các vấn dé pháp luật liên quan đến hoạt động xét xử đangđược tiến hành, giúp hình thành ở đối tượng ý thức trách nhiệm, trạng tháitâm lý, tinh cảm pháp luật đúng dan, tạo cơ sở cho hành vi xử sự phù hợp với

yêu cầu của pháp luật, qua đó hỗ trợ, củng cố và phát huy tác dụng của chính hoạt động xét xử của Tòa án Là một hoạt động giáo dục, phổ biến pháp luật

nhưng GDPL thông qua hoạt động xét xử có những đặc trưng riêng, được tô

chức thực hiện bởi các chủ thé nhất định là tất cả những người mà theo chức

năng, nhiệm vụ phải tham gia vào việc hiện thực hóa mục đích, mục tiêu

GDPL khi tiến hành hoạt động xét xử vụ án GDPL thông qua hoạt động xét

xử của Tòa án với mục đích hướng tới cung cấp, trang bị cho đương sự, bị

cáo, thân nhân của họ và những người tham dự, theo dõi phiên tòa những

thông tin, kiến thức pháp luật nói chung, kiến thức pháp luật liên quan đến

hành vi vi phạm cua họ nói riêng, từ đó làm hình thành ở họ tình cảm, niềm

tin đối với tính công băng, nghiêm minh của pháp luật; tạo thói quen, lối sống, hành vi xử sự tích cực theo pháp luật Hoạt động GDPL của Tòa án có

nội dung, phương pháp, hình thức chung và đặc thù so với hoạt động GDPL

do các chủ thê khác thực hiện Để bảo đảm cho hoạt động GDPL thì cần có

các điều kiện nhất định như điều kiện về thé chế, về tổ chức bộ máy, nguồn

lực của chủ thể tiễn hành, về ý thức pháp luật và khả năng tiếp nhận của đối

tượng được GDPL.

31

Trang 40

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG

XÉT XU CUA TOA ÁN NHÂN DAN HUYỆN ĐIỆN BIEN,

TÍNH ĐIỆN BIÊN

2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục pháp luật thông qua hoạt

động xét xử của Tòa án huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

2.1.1 Điều kiện dân số, văn hóa, kinh tế, xã hội của huyện Điện

Biên, tỉnh Điện Biên

Năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Điện Biên là

một huyện của tỉnh Lai Châu.

Ngày 30 tháng 11 năm 1952, huyện Điện Biên được Bộ đội chủ lực tiếnvào giải phóng lần thứ nhất Ngay 20 tháng 11 năm 1953 thực dân Pháp cho

quân nhảy dù tái chiếm huyện Điện Biên, xây dựng Điện Biên thành cứ điểm quân sự mạnh nhất khu vực Đông Nam Á Ngày 07 tháng 5 năm 1954, chiến

dịch Điện Biên Phủ toàn thắng kết thúc 09 năm kháng chiến chống thực dân

Pháp của dân tộc ta Huyện Điện Biên được hoàn toàn giải phóng, đồng bào

các dân tộc thực sự được hưởng tự do, hòa bình.

Ngày 29 tháng 4 năm 1955, Khu tự trị Thái - Mèo được thành lập gồm

16 châu, châu Điện Biên trực thuộc Khu tự trị Thái - Mèo vì không có cấp

hành chính tỉnh.

Từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 10 năm 1962, tại kỳ họp thứ năm Quốchội khóa II nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Nghị quyết đổi tên Khu tựtrị Thái - Mèo thành Khu tự trị Tây Bắc; thành lập lại hai tỉnh Sơn La, LaiChâu và một tỉnh mới Nghĩa Lộ Tỉnh Lai Châu lúc tái thành lập gồm có 07

huyện và 01 thị tran trong đó có huyện Điện Biên.

Đến năm 1968, huyện Điện Biên có 29 xã và O1 thị tran Trải qua

quá trình phát triên vê kinh tê, xã hội nhiêu xã, thị trân của huyện Điện

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2 Ty 2 &#34; - Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân qua thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bảng 2.2 Ty 2 &#34; (Trang 8)
Bảng 2.1: Số lượng các vụ án TAND huyện Điện Biên xét xử - Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân qua thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bảng 2.1 Số lượng các vụ án TAND huyện Điện Biên xét xử (Trang 44)
Bảng 2.2: Cơ cấu loại tội phạm do TAND huyện Điện Biên xét xử sơ thẩm - Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân qua thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bảng 2.2 Cơ cấu loại tội phạm do TAND huyện Điện Biên xét xử sơ thẩm (Trang 45)
Bảng 2.3: Đặc diém nhân thân các bị cáo bị xét xử - Luận văn thạc sĩ luật học: Giáo dục pháp luật thông qua hoạt động xét xử của Toà án nhân dân qua thực tiễn Tòa án nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
Bảng 2.3 Đặc diém nhân thân các bị cáo bị xét xử (Trang 55)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN