Theo hai tác giả Nguyễn Huy Hoàn và Lương Vũ Lam Giang thì: Hội thầm nhân dân là những người đại diện của nhân dân, được lựa chọn, bầu theo quy định của pháp luật để cùng Thâm phán xét x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN MẠNH TUẦN
VAI TRÒ CUA HỘI THAM NHÂN DAN
TRONG HOAT DONG XET XU, TU THUC TIEN
TOA AN NHAN DAN HUYEN THANH HA,
TINH HAI DUONG
HA NOI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYEN MẠNH TUẦN
VAI TRO CUA HOI THAM NHÂN DAN
TRONG HOAT DONG XET XU, TU THUC TIEN
TOA AN NHAN DAN HUYEN THANH HA,
TINH HAI DUONG
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính
Mã số: 8380101.02
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS PHAM HONG THÁI
HÀ NỘI - 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trongbat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dan trong
Luận văn dam bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đãhoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết lời cam doan nay dé nghị Dai hoc Luật DHOGHN làm các thi tục dé tôi bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Mạnh Tuân
Trang 4CHƯƠNG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VỊ TRÍ, VAI TRÒ
HOI THẤM NHÂN DÂN - 52522 E22 2 EEEEEEEerrkrree 6
1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hội thâm nhân dân 6
1.2 Vị trí, vai trò của hội thẩm nhân dân 2-2 s52 11
1.2.1 Vi trí, vai trò nói chung của hội thầm nhân dân - s52 lãi1.2.2 Vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dân trong hoạt động xét xử của
1.3 Khai quát lich sử pháp luật Việt Nam về Hội thẩm nhân dân 241.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thiết chế tương
tự với hội thắm nhân dân ở Việt Nam - 2-5 s52 30
KET LUẬN CHƯNG 2- 52 ©52©E22EE£EESEEEEEEEEEEEEEErkrrrrerkrerrees 35
CHUONG 2: THUC TRẠNG VE VỊ TRÍ, VAI TRÒ CUA HỘI THẤM
Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội và công tác xét
xử của huyện Thanh Ha, tỉnh Hải Dương - - 36Thực trạng về vi trí, vai trò của hội tham nhân dân ở huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương (từ năm 2016 đến năm 2021) 38Những kết quả đạt được + - s5s+E2+E£EEeEEEEEEEEZErkerkerkrreee 38
Những mặt còn CS St TT 1 1 11111111111511211111111111511e 1xx xxE 45
KET LUẬN CHƯNG 2 - 2 SE SEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEErrkrrerkee 63
Trang 5CHUONG 3: QUAN DIEM VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO VI TRI,
VAI TRO CUA HOI THAM NHAN DAN TRONG HOAT ĐỘNG XÉT XU TAI TOA ÁN NHÂN DÂN 3.1 Quan điểm về nâng cao vị trí, vai trò của hội thắm nhân dân
trong hoạt động xét xử của Tòa án 55+ Ss + ssexsess
3.1.1 Nâng cao vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dân cần phải gắn với
nội dung của Chiến lược cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước
pháp quyền `9 I0
3.1.2 Nâng cao vi trí, vai trò của hội thâm nhân dân là trách nhiệm của
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp - ¿2s z+sz+xerx+rszzeee3.1.3 Nâng cao vị tri, vai trò của hội thẩm nhân dân phải phù hợp với
điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương - 2-2 s523.1.4 Nâng cao vi trí, vai trò của hội tham nhân dân phải vừa kế thừa
truyền thống pháp lý của Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế hội
nhập quốc 3.1.5 Việc nâng cao vi trí, vai trò của hội thâm nhân dân phải kết hợp
các giải pháp có tính toàn diện, hệ thống HH 3.2 Cac giải pháp nâng cao vi trí, vai trò của hội thẩm nhân dân
trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân
-3.2.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của hội thẩm nhân dân
3.2.2 Giải pháp về hoàn thiện pháp luật về hội thâm nhân dân 3.2.3 Giải pháp về tăng cường tiêu chuẩn lựa chọn hội thâm nhân dân
huyện Thanh Hà - E222 3231111321119 1 85115111 11 key
3.2.4 Giải pháp nâng cao đãi ngộ đối với hội thâm nhân dân
3.2.5 Giải pháp về quan lý, giám sát đối với hội thâm nhân dân 3.2.6 Giải pháp bồi dưỡng và tự bồi dưỡng năng lực, trình độ cho hội
thâm nhân dân 2-2-2 ++S£+EE+EE+EESEE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkrrkervee 430009/.909:1019)icc 1 KET LUẬN - 2 52222212 1E EEEEE712211211211211211 1111111111121 1y DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2-22-5522 z£x+xesred
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
ĐBQH: Đại biểu Quốc hội
HTND: Hội thâm nhân dân
MTTQ: Mặt trận tô quốc
TAND: Toa án nhân dân
TCCQĐP: Tổ chức chính quyền địa phươngUBMTTQ: Uy ban Mặt trận tô quốc
UBND: Ủy ban nhân dân
UBTVQH: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
XHCN: Xã hội chu nghĩa
Trang 7MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tàiHội thâm nhân dân là một chế định tiến bộ được ghi nhận trong Hiếnpháp, Luật tổ chức Toà án nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật tố
tụng của nước ta Nguyên tắc xuyên suốt của chế định Hội thâm nhân dân là hoạt động xét xử sơ thâm của toà án có sự tham gia của Hội thâm nhân dân Đây là nguyên tắc thê hiện bản chất dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vìnhân dân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Như vậy, Hội
thâm nhân dan là người đại diện cho tiếng nói của các tang lớp nhân dân trọng
xã hội tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án Hội thâm nhân dân là thànhviên Hội đồng xét xử để cùng Thâm phán ra phán quyết về những tranh chấp,xung đột pháp lý trong xã hội Khi xét xử Hội thâm nhân dân và thâm phán
độc lập, ngang quyền và chỉ tuân theo pháp luật.
Chế định Hội thâm nhân dân đã ra đời ngay từ buổi đầu đất nước tagiành được lập từ năm 1945, trải qua gần 80 năm, chế định này cho thấy sự
tién bộ, dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Mặc dù, chế độ
Hội thầm nhân dân cho thay tính ưu việt và tiến bộ của Nhà nước xã hội chủnghĩa Việt Nam Song, trên thực tế, van còn tổn tại ít nhiều những vướngmắc, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả thi hành chế định Hội thâm nhândân trên thực tế Thực tế, tồn tại không ít trường hợp, Hội thâm nhân dânchưa thực hiện tốt vị trí, vai trò của mình Bởi vì, vẫn có thực trạng năng lực,trình độ của không ít Hội thâm nhân dân không đáp ứng được nhu cầu nhiệm
vụ, quyền hạn được giao dẫn đến tình trạng Hội thâm nhân dân mờ nhạt, y lại,
lệ thuộc vào Thâm phán Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật vẫn còn
nhiều ton tại cũng góp phần ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò, nhiệm vụcủa hội thâm nhân dân trên thực tế
Vi các lẽ trên, việc nghiên cứu vi trí, vai trò của Hội thâm nhân dân qua
Trang 8thực tiễn xét xử của các Toà án nhân dân là rất cần thiết dé chi ra những mặt
đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại trong các quy định của pháp luật về
Hội thâm nhân dân Xét thấy, cho đến nay chưa có công trình khoa học nao
nghiên cứu về vị trí, vai trò của hội thâm nhân dân từ thực tiễn xét xử của Toà án
nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, học viên lựa chọn đề tài: “Vị trí, vaitrò của Hội thắm nhân dân từ thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án nhân dânhuyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình
về quyền con n8ười
Lê Văn Sua (2015), Chế định về Hội thẩm, vai trò của Hội thẩm khi thamgia xét xử - Một số kiến nghị hoàn thiện, https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/nghien-
cuu-trao-doi.aspx ?ItemID=1862
PGS.TS Nguyễn Hoà Bình (2021), Đổi mới và hoàn thiện cơ chế nhân dân tham gia hoạt động xét xử tại tòa án, đáp ứng yêu cau cải cách tư pháptrong giai đoạn mới, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/media-story/- /asset_publisher/V 8hhp4dK3 IGf/content/doi-moi-va-hoan-thien-co-che-nhan- dan-tham-gia-hoat-dong-xet-xu-tai-toa-an-dap-ung-yeu-cau-cai-cach-tu-phap- trong-giai-doan-moi
Nguyễn Tran Như Khuê (2020), Bảo dam sự độc lập của Hội thẩm
nhân dân trong hoạt động xét xu vụ an hình sự, Tạp chí Quản ly Nhà nước,
số 293 (6/2020
Trang 9Lê Thu Hà (2009), Một số kiến nghị về tổ chức và hoạt động của Hội
thẩm nhân dân, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 10 (211)
Hồ Thị Mỹ Hanh (2017), Vi tri, vai trò của hội thẩm nhân dân tronghoạt động xét xử cua Toa an - từ thực tiên Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa,Luận văn ThS Luật, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội
Vũ Thị Bích Diệp (2017), Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân
dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" trong công cuộc cai cách tupháp ở Việt Nam hiện nay, Luận văn ThS Luật, Khoa Luật — Dai học Quốcgia Hà Nội
Mạc Duy Phu (2020), Nguyên tắc thẩm phán và hội thẩm nhân dân xét
xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tô tụng hành chính - Từ thực tiễn tinh Hai Dương, Luan văn ThS Luật, Khoa Luật — Đại học Quốc gia Hà Nội
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vị trí, vaitrò của hội thâm nhân dân từ thực tiễn xét xử của Toà án nhân dân huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích, đánh giá một số vấn đề về vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dân theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, gan voi thuc
tiễn xét xử của Toà án nhân dân huyện Thanh Hà, tinh Hai Duong, dé từ đó
đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dântrong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện nói chung, Tòa án nhân dân Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nói riêng.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Đề đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn có nhiệm vụ giải quyết các nộidung sau đây:
Phân tích một sô vân đê lý luận về vi trí, vai trò của Hội thâm nhân dân
Trang 10Đánh giá thực trạng vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dân trong hoạt
động xét xử của Toa án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hai Dương, trên co
sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn ton tại và nguyên
nhân cũng những tồn tại này.
Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vị trí, vai tròcủa Hội thâm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện
Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành về vị trí, vai trò của Hội thâm nhân dân và vị trí, vai trò của hội thâmnhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân nói chung và trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nói riêng.
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm về cải cách tư pháp của
Đảng và Nhà nước ta.
Đề triển khai luận văn, các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương
pháp lịch sử, phương pháp so sánh, được sử dụng dé giải quyết những van
đề thuộc nhiệm vụ nghiên cứu.
6 Phạm vi nghiên cứu6.1 Luận văn chỉ nghiên cứu các quy định của pháp luật về vị trí, vai trò
của Hội thâm nhân dân được ban hành sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực
6.2 Phạm vi nghiên cứu của luận văn cũng được giới hạn về khônggian và thời gian Về không gian, luận văn chỉ khảo sát, đánh giá vị trí, vai tròcủa Hội thâm nhân dân trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Theo
thời gian, sự đánh giá chỉ giới hạn trong khoảng thời gian 05 năm (từ năm
2016 đến nay)
Trang 117 Ý nghĩa của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu, phân tích một cách có hệ thống,
tương đối toàn diện các vẫn đề lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò của Hộithâm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân huyện Thanh Hà,tỉnh Hải Dương từ đó cung cấp thêm một số quan điểm và đánh giá về lý luận
và thực tiễn về vi trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử
của Tòa án nhân dân ở nước ta.
Với những kết quả đạt được, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, áp dụng nhằm nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án nhân dân, nhất là các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội tương đồng với huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
8 Bố cục của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn baogồm các chương:
Chương 1: Những van đề lý luận về vị trí, vai trò Hội thâm nhân dân.
Chương 2: Thực trạng về vị tri, vai trò của Hội thấm nhân dân trong
hoạt động xét xử của Toà án nhân dân huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao vị trí, vai trò của Hội thẩmnhân dân trong hoạt động xét xử tại Toà án nhân dân dân.
Trang 12CHƯƠNG 1
NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE VỊ TRÍ,
VAI TRÒ HỘI THẤM NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm và đặc điểm của Hội thắm nhân dân
Cho đến nay, đã có nhiều nhà khoa học đưa ra khái niệm về hội thâm
nhân dân Theo hai tác giả Nguyễn Huy Hoàn và Lương Vũ Lam Giang thì:
Hội thầm nhân dân là những người đại diện của nhân dân, được lựa
chọn, bầu theo quy định của pháp luật để cùng Thâm phán xét xử sơ
thâm những vụ án thuộc thâm quyền dé phán quyết về quyền, nghĩa
vụ và trách nhiệm pháp lý của các bên trong các vụ án nhằm gópphần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền vàlợi ich hợp pháp của tổ chức, cá nhân [26]
Tác giả Trần Thi Thu Hang định nghĩa về Hội thẩm như sau:
Hội thấm là những người đại diện của nhân dân, được lựa chọn,
được bầu theo quy định của pháp luật dé cùng thâm phán trực tiếp
tham gia xét xử những vụ án thuộc thẩm quyền của toà án dé quyếtđịnh các vẫn đề về sự kiện, quyết định các vấn đề về pháp luật hoặchình phạt, nhăm đảm bảo tính dân chủ trong trong hoạt động xét xử,góp phần bảo vệ công lý, công bằng trong xã hội, bảo vệ quyền conngười, quyền công dan [21]
Như vậy, mặc dù có cách diễn đạt khác nhau nhưng về cơ bản, các nhà
khoa học đều cho thấy Hội thẩm nhân dân có những đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, Hội thẩm nhân dân là người đại diện của nhân dân:Khoản 1 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhang định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước phápquyên xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”
Trang 13Như vậy, Hiến pháp với tư cách là đạo luật cao nhất của quốc gia đã
khang định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân là mộtnhà nước mà quyên lực xuất phát từ nhân dân Quyền lực xuất phát từ nhân
dân được thê hiện là nhân dân thiết lập nên nhà nước, uỷ quyền cho nhà nước
và kiểm tra giám sát hoạt động của nhà nước Nhân dân không chỉ bầu ra cơquan đại diện của mình (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) mà còn tham gia một
cách chủ động, tích cực trong các hoạt động khác như phản biện chính sách,đóng góp ý kiến đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, tố cáo các
vi phạm pháp luật của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước Ngoài ra, nhândân còn trực tiếp tham gia vào hoạt động tư pháp Việc đảm bảo sự tham giacủa nhân dân trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và công tác
xét xử của Tòa án nói riêng là yêu cầu quan trọng trong một nhà nước tiễn bộ
Nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử thông qua những người đạidiện được bầu hoặc tuyển chọn theo những quy trình pháp lý nhất định.Những người nay là những công dân bình thường (nghĩa là họ không phải là
Thâm phán chuyên nghiệp) Họ là bất kỳ ai đại diện cho các tầng lớp nhândân trong xã hội, đại diện cho các lĩnh vực của đời song xã hội Tuy theo pháp
luật của mỗi nước mà có quy trình bầu hoặc tuyển chọn người đại diện cho
nhân dân tham gia xét xử tại Toà án sẽ khác nhau Pháp luật mỗi nước sẽ có
những tiêu chí khác nhau dé bầu hoặc tuyển chon ra người thích hợp Nhưng
về cơ bản, những người này là những người không bắt buộc phải là cácchuyên gia pháp luật Các vụ việc, tranh chấp trong đời sống vô cùng đa dạng
và phức tạp Có những vụ việc liên quan đến người chưa thành niên, có những
vụ việc liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, có những vụ việc liên quan đến
hoạt động xây dựng, Trong những vụ việc này, ngoài các yếu tố pháp lý thì
có các yếu tố khác như tâm lý, kiến thức kỹ thuật, kiến thức tài chính, các giá
Trang 14trị xã hội trong từng lĩnh vực, Nếu chỉ có Thâm phán tham gia thì có thénhìn con vòi thành cái vòi hoặc cái đuôi Sự tham gia của Hội tham nhân dântrong nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi, đánh giá chứng cứ, nghị án và biểu quyết dé
thông qua bản án, quyết định của Toà án sẽ làm cho vụ việc được giải quyết
toàn điện và thấu đáo Khi tham gia, nghiên cứu hé sơ, xét hỏi và đánh giáchứng cứ, Hội thâm nhân dân làm việc độc lập mà không phải chịu bắt kỳ sựtác động nào từ Thâm phán hay bất kỳ người nào
Tinh đại diện của nhân dân còn được thé hiện ở chỗ Hội thẩm nhân dân
đại diện cho tâm tư, nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân trong hoạt động
tư pháp nhằm bảo đảm sự việc xét xử khách quan, công tâm, công bằng, đúng pháp luật, phù hợp với giá trị chung của xã hội Tâm tư, nguyện vọng và tiếng nói của nhân dân được thể hiện qua các hành vi tố tụng của Hội thâm nhân dân.
Khi tham gia nghị án và biểu quyết thông qua bản án, quyết định của Toà án,Hội thấm nhân dân đại diện cho tiếng nói của nhân dân dé đưa ra quan điểm
Vì vậy, tiếng nói của nhân dân phải là tiếng nói chủ động chứ không phải làtiếng nói thu động hoặc hình thức Dé có được tính chủ động thì người đại diệncho nhân dân tham gia từng vụ việc phải là những người có kiến thức, kinhnghiệm trong lĩnh vực liên quan đến vụ việc Ví dụ, nếu vụ việc liên quan đến
trẻ em thì Hội thâm nhân dân tham gia xét xử phải là người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, chăm sóc và bảo vệ trẻ em Đối với những vụ việc liên quan đến người nước ngoài, cần có Hội thâm nhân dân là người có hiểu biết về vănhoá, tâm lý và ngôn ngữ của người nước ngoài tham gia vụ việc Như vậy, tưcách đạo đức, những kiến thức và kinh nghiệm xã hội cũng như những kiến
thức và kinh nghiệm trong những lĩnh vực chuyên môn là những tiêu chí cần
có đề bầu hoặc tuyển chọn Hội thâm nhân dân hoặc tương đương.
Tính đại diện của nhân dân còn được thể hiện tiếp ở việc hội thâm nhân
dân thông qua công tác xét xử, nắm bắt được các quy định của pháp luật và
Trang 15thực tiễn áp dụng pháp luật, để từ đó tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật
trong nhân dân, nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân Đề từ đó, ý thức
sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật ngày càng được nâng cao
Thứ hai, Hội thẩm nhân dân là một chức danh tư pháp, trong quan
hệ tố tụng, Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng, cùng với Thamphán xét xử các vụ việc thuộc thẩm quyền của Toà án
Như tác giả Bảo Hương chỉ ra rằng:
Hội thẩm nhân dân ở Việt Nam là một chức danh tư pháp đại diện
cho nhân dân trong hoạt động tố tụng Theo đó, hội thâm nhân dân
do hội đồng nhân dân địa phương bau ra theo nhiệm kỳ dé tham gia xét xử sơ thấm các vụ án hình sự, dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật Hội thâm cùng với thâm phán trực tiếp xét xử, đưa ra
các phán quyết của tòa án theo nguyên tắc bình đăng, quyết địnhtheo đa số Hội thâm nhân dân còn là người thường xuyên gắn bóvới nhân dân, tham gia giám sát hoạt động tư pháp, góp phần tuyêntruyền pháp luật và là nhịp cầu nối giữa tòa án và người dân [46]
Xã hội không chỉ có pháp luật Hay nói chính xác hơn, pháp luật làthượng tầng kiến trúc, là gương phản chiếu của đời sống xã hội Các Thâm phán là những chuyên gia pháp lý, họ được đảo tạo bài bản và đầy đủ về pháp luật để có thể vận dụng pháp luật nhằm đánh giá sự đúng sai trong ứng xử của
con người trong xã hội Tuy nhiên, Thâm phán không phải là cuốn bách khoatoàn thư Thâm phán không thê biết được mọi ngóc ngách của đời sống xã
hội Vì vậy, bên cạnh Tham phan cần có tiếng nói của các tầng lớp nhân dân
để những đánh giá, kết luận của toà án được khách quan và thấu tình đạt lý
Sự tham gia của những người công dân bình thường vào công tác xét xử là một phát minh vĩ đại trong hàng vạn những phát minh vĩ đại khác tạo nên một
xã hội tiến bộ ngày nay Bởi lẽ, Thâm phan là những người am hiểu pháp luật
Trang 16Nhung Tham phán cũng 14 con người nên không thể tránh khỏi sự thiên vị
hay chủ quan trong quyết định Trong nhiều trường hợp, chuyên gia pháp luật
sẽ hướng kết luận theo định kiến riêng của mình Đáng sợ hơn, khi những
người am hiểu pháp luật sử dụng sự hiểu biết của mình dé bẻ cong công lý Vì
vậy, sự tham gia của những người dân bình thường vào hoạt động xét xử sẽvừa kiềm chế được quyên lực của Thâm phán vừa đưa cái nhìn vô tư, kháchquan của người dân trong vụ việc Từ đó, bản án của Toả án sẽ không chỉ
đúng pháp luật mà còn hợp tình hợp lý.
Nhân dân tham gia hoạt động xét xử không phải là tham gia thụ động
mà là tham gia chủ động Có nghĩa là Hội thâm nhân dân trực tiếp tham giacác hoạt động nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi, đánh giá chứng cứ, nghị án và biểuquyết đề thông qua bản án Như một nhà khoa học đã nhận định:
Muốn đưa ra quyết định đúng đắn, giải quyết các tranh chấp đúng pháp luật, hợp với lẽ công băng, xử phạt đúng người, đúng tội, hiển
nhiên đòi hỏi những người làm công tác xét xử phải có đạo đức
trong sáng, có bản lĩnh, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ vữngvàng, có kiến thức và vốn hiểu biết cuộc song, có kinh nghiệm hoạt
động xã hội Vi thế pháp luật quy định khi xét xử có Hội thầm thamgia là sự bổ sung cần thiết Hội thâm là đại diện của các ĐIỚI, Các
ngành, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, hội thâm có thé phản ánh
một cách khách quan suy nghĩ, tâm tư của quần chúng nhân dân,chứ không phải từ góc độ của một luật gia thuần túy
Từ những nêu trên, có thể quan niệm: Hoi thẩm nhân dân là người đại
diện của nhân dân, được bầu cử, hay theo phương thức khác theo thủ tục luật
định dé tham gia xét xử cùng thẩm phán trong các vụ việc thuộc thẩm quyền
cua toà an.
10
Trang 171.2 Vị tri, vai trò của hội thắm nhân dân
1.2.1 Vị trí, vai trò nói chung của hội thẩm nhân dânHội thâm nhân dân đại diện cho nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt
động xét xử của toà án: Trong phần trước, học viên đã phân tích tinh đại diện
của hội thâm nhân dân Vi vậy, trong phan nay, học viên tập trung vào điềukiện và quy trình để một người trở thành hội thâm nhân - người đại diện củanhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt động xét xử của Toà án
Với vai trò là đại diện cho nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt động xét xử của Toa án, Hội thẩm nhân dân sẽ tham gia vào các hoạt động nghiên cứu hồ sơ, xét hỏi, đánh giá chứng cứ, nghị án và biểu quyết thông qua bản
án, quyết định Như vậy, công việc của Hội thẩm nhân dân cũng tương tự
công việc của Tham phán Tham phán là một nhà chuyên môn được dao tao
bài bản, được tôi rèn qua công việc và được tuyên chọn, bổ nhiệm qua một
quy trình khắt khe theo quy định của pháp luật Một người sẽ phải thoả mãnnhững tiêu chí nào và phải trải qua quy trình nào dé trở thành người đại diệncủa nhân dân tham gia trực tiếp vào hoạt động xét xử của Toà án Ở một số
nước (vi dụ Hoa Kỳ), thì tiêu chuẩn của bồi thâm viên không có quá khắt
khe Một cá nhân chỉ cần thoả mãn tiêu chí là công dân, đủ tuổi luật định, có
năng lực hành vi, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự là có thể trở thành bồi thâm viên Quy trình tuyên chọn bồi thâm viên cũng không quá khắt khe Đầu tiên thì Toà án sẽ chọn ngẫu nhiên những cá nhân từ danh sách người
có quyền bầu cử (hoặc người có bằng lái xe) Sau đó, Toà án sẽ gửi họ bảng
hỏi dé đánh giá xem người này có đủ tiêu chuẩn luật định dé trở thành bồithâm viên hay không? Sau khi điền bảng hỏi thì cá nhân sẽ gửi lại bảng này
về cho Thư ký Toa án Sau đó, Toà án sẽ xem xét bảng hỏi nao hoàn thiện
dé đánh giá ứng viên nào phù hợp dé trở thành bồi thâm viên Sở di ở Hoa
Ky, thủ tục chỉ định bồi thâm viên đơn giản như vậy bởi vì thâm quyền của
II
Trang 18bồi thẩm đoàn là xác định sự thật khách quan, còn thâm phán mới là người
xem xét vấn đề pháp lý.
Khác với cơ chế bồi thẩm, cơ chế hội thấm nhân dân lại quy định Hội
thâm nhân dân tham quyết biểu quyết cả vẫn đề chứng cứ và vấn đề pháp lý.
Vì vậy, Hội thẩm nhân dân không thể chỉ đơn giản là một công dân bình
thường không có hiểu biết pháp luật được Hơn nữa, việc tham gia xét xử của
Hội thâm nhân dân không những chỉ mang đến tiếng nói của nhân dân tronghoạt động xét xử mà Hội thẩm nhân dân có bù đắp thêm những khoảng trống
về hiểu biết và kinh nghiệm liên quan đến những lĩnh vực chuyên môn đặc
thù như người chưa thành niên, sở hữu trí tuệ, tội phạm công nghệ cao, tài chính, Như một nhóm chuyên gia nhận định: “HTND là người thực thi công vụ, nhưng ở khía cạnh khác, họ là người đại điện theo ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương, được lựa chon từ những thành viên wu tu trong các
cơ quan nhà nước, tổ chức, đoàn thé lao động ở địa phương”
Như vậy, bên cạnh những tiêu chí về quốc tịch (phải là công dân Việt
Nam), độ tuôi, đạo đức (không bị truy cứu trách nhiệm hình sự), thì dé đượctuyên chọn hoặc bầu làm hội thâm nhân dân, cá nhân cần phải đáp ứng một sé
các tiêu chí khác liên quan đến năng lực Trước hết, cá nhân đó phải có kiến thức pháp luật ở mức cơ bản Kiến thức pháp luật ở mức cơ bản được hiểu là
có kiến thức nền tảng về pháp luật bao gồm những hiểu biết cơ bản về Nhà nước, bộ máy nhà nước, vị trí, vai trò và thâm quyền của các cơ quan nhà nước (đặc biệt là toà án), hiểu biết cơ bản về tố tụng hình sự, tố tụng dân sự,
hiểu biết cơ bản về tội phạm và các tội phạm phổ biến, hiểu biết cơ bản vềdân sự, hôn nhân và gia đình Hội thâm nhân dân cần phải có được nhữngkiến thức cơ bản, cần thiết thì mới có thé tìm hiểu sâu hơn về các quy định
pháp luật chuyên sâu trong từng vụ việc Quan trọng hơn nữa, người đượctuyển chọn hoặc bầu làm hội thâm nhân dân phải là người có những hiểu biết
12
Trang 19chuyên sâu về những lĩnh vực mà thâm phán không có được như người chưa
thành niên, sở hữu trí tuệ, tội phạm công nghệ cao, tài chính, ngân hang, Như một nhóm chuyên gia đã chỉ ra:
Bằng kinh nghiệm, hiểu biết và kiến thức của mình, hội thẳm mang
đến phiên tòa những quan niệm đạo đức chung của xã hội, sự nhậnxét, đánh giá của nhân dân về hành vi phạm tội, tính chất của cáctranh chấp theo lẽ phải và công bằng Sự tham gia của hội thâmgóp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ
án, tăng thêm niềm tin cá nhân của thâm phán vào việc đưa ra phán
quyết giải quyết vụ án “thấu tình”, “đạt lý”, công bằng, khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, góp phần tạo sự đồng thuậntrong xã hội.
Tiếp đến, việc tuyên chọn hoặc bầu Hội thâm nhân dân cũng cần thông
qua một quy trình chặt chẽ để chọn ra những cá nhân ưu tú đại điện cho nhândân tham gia công tác xét xử của Toà án Trước hết, Toà án sẽ căn cứ vào nhu
cầu thực tế dé xác định được số lượng cũng như cơ cấu của hội thâm nhân dân Tiếp đến, Toà án sẽ đề xuất với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp tuyển chọn những cá nhân phù hợp dé trình lên Hội đồng nhân dân bau ra hội thẩm
nhân dân Thực ra, khâu tuyên chọn bởi Uy ban Mặt trận Tổ quốc là rất quan
trọng Vì vậy, quy trình đánh giá năng lực của ứng viên là rất cần thiết Những yếu tố cần được đánh giá bao gồm: tư cách công dân, năng lực hành vi
dân sự, tư cách đạo đức, kiến thức pháp luật và hiểu biết xã hội
Hội thâm nhân dân ngang quyền với Thâm phán: Hội thẩm nhân dân
đại diện cho nhân dân tham gia trong công tác xét xử của toà án Như vậy,
trong Hội đồng xét xử, có Tham phán là người đại diện cho công quyền dé
lắng nghe, phân tích và đánh giá ai đúng, ai sai trong một vụ việc Trong khi
13
Trang 20đó, Hội thâm nhân đại diện cho tiếng nói của quan chúng nhân dân dé dé lắng
nghe, phân tích và đánh giá ai đúng, ai sai trong một vụ việc Thực chất, sự
tham gia của Hội thâm nhân dân vào công tác xét xử thể hiện rõ nhất bản chất
dân chủ của nhà nước ta Theo đó, nhà nước và nhân dân cùng đóng vai trò làm
trọng tài dé phân xử vụ việc thuộc thâm quyền Nếu nguyên tac “7òa án nhândân xét xử công khai” là cơ ché bao đảm sự kiêm soát có tính chất tông thé, từ
bên ngoài của toàn xã hội đối với hoạt động xét xử của Tòa án, thì nguyên tắc “xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có hội thẩm tham gia” chính là cơ chế bảo đảm cho nhân dân kiểm tra trực tiếp, cụ thể và từ bên trong của hoạt động này Vì vậy, Thâm phán và Hội thâm nhân dân ngang quyền Như một
chuyên gia khang định:
Hội thâm ngang quyền với thâm phán: là quyền quyết định tat ca
các vẫn đề tội phạm, hình phạt, mức phạt được áp dụng, bức bồithường, áp dụng các biện pháp tư pháp và các quyết định khác củaHội đồng xét xử (HDXX) trong suốt quá trình xét xử sơ thâm Vaitrò của HTND không khác gì Tham phán (trừ quyền điều khiểnphiên toà) Kết quả biểu quyết từng vấn đề theo nguyên tắc xét xử
tập thé, “lá phiếu” của HTND có giá trị ngang với Thâm phán Nếu hai HTND có cùng quan điểm giải quyết vụ án nhưng khác với ý
kiến của Tham phán thì kết quả giải quyết vụ án theo đa số phiếucủa hội thâm
Thâm phán và Hội thâm nhân dân ngang quyền có nghĩa là Thâm phán
và Hội thâm nhân dân ngang quyên trong xét hỏi, đánh giá chứng cứ, tranhluận và biểu quyết Trong phiên toà, Thâm phán và Hội thâm nhân dân đều cóquyền ngang nhau trong việc xét hỏi người tham gia t6 tụng Trong khi nghị
án, Tham phán và Hội thâm nhân dân đều có quyền đưa ra quan điểm của
mình Môi thành viên Hội đông xét xử đêu có một phiêu bâu Tuy nhiên,
14
Trang 21Thâm phán và Hội thầm nhân dân ngang quyền không có nghĩa là Tham phán
có quyền hạn và nghĩa vụ gì thì Hội thẩm nhân dân có quyền hạn và nghĩa vụ
đó Hoạt động xét xử không chỉ có duy nhất giai đoạn xét xử tại phiên toà mà
còn có giai đoạn trước phiên toà Trong giai đoạn trước phiên toà, vai trò của
Thâm phán chủ toạ phiên toà là rất quan trọng Giai đoạn trước phiên toà
được bắt đầu từ thời điểm nguyên đơn nộp đơn khởi kiện (theo thủ tục tố tụng dân sự) hoặc Viện kiểm sát truy tố bị cáo ra trước Toà án (theo thủ tục tố tụng
hình sự) Về mat lý luận và thực tiễn, việc dé Hội thâm nhân dân tham gia
ngay từ giai đoạn trước phiên toà không khả thi và hiệu quả về kinh tế Về thực tế, Hội thâm nhân dân là những người không chuyên về công tác xét xử.
Họ là những người đang đảm nhiệm những công việc khác trong xã hội Vìvậy, đòi hỏi họ phải tham gia ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng đến công việc chínhcủa họ Nên, ở giai đoạn trước phiên toà, vai trò chính nên được giao cho
Thâm phán chủ toa phiên toà Sẽ là hợp lý hơn nếu dé hội thẩm tham gia ở
giai đoạn mà các công tác chuẩn bị đã tương đối hoàn thành Khi tham gia ở
giai đoạn này, Hội thẩm nhân dân có thời gian nghiên cứu hồ sơ, cùng Thâmphán đánh giá hồ sơ xem đã đủ cơ sở dé đưa vụ án ra xét xử chưa hay cần tra
lại hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung Bên cạnh đó, tại phiên toà, cần có một chủ toa dé điều hành phiên toà Vai trò chủ toa cần được giao cho một Tham phán
có năng lực chuyên môn cao Vì vậy, Hội thâm nhân dân cũng không đóngvai trò là chủ toạ phiên toà.
Hội thâm nhân dân độc lập trong xét xử: Nguyên tắc Hội thẩm nhândân và Tham phán ngang quyên sẽ trở nên vô nghĩa nếu như giữa Hội thẩmnhân dân và Thâm phán không có tính độc lập Vì vậy, Hội thâm nhân dân vàThâm phan độc lập trong xét xử Trong nghiên cứu hồ sơ, hội thẩm độc lập
nghiên cứu và đánh giá hồ sơ bằng niềm tin nội tâm của mình mà không chịu
sự chỉ dan hay tác động của Tham phan Tại phiên toà, Hội thấm nhân dân
15
Trang 22độc lập đưa ra các câu hỏi để đánh giá chứng cứ Trong nghị án, Hội thấm
nhân dân và Thâm phán độc lập với nhau về quan điểm Khi nghị án, Hội
thâm nhân dân sẽ phát biểu trước còn Thâm phán sẽ phát biểu sau Duongnhiên Thâm phán và Hội thâm nhân dân có thể trùng quan điểm với nhau.Nhưng sự trùng quan điểm ở đây không xuất phát từ việc Thâm phán áp đặt ýkiến của mình lên Hội thâm nhân dân; mà sự trùng quan điểm này xuất phát
từ việc giữa Hội thâm nhân và Thâm phán có cùng niềm tin nội tâm và sự
đánh giá chứng cứ và các quy định của pháp luật Nếu như ý kiến của Hội thâm nhân dân và Thâm phán có khác biệt thì các thành viên trong Hội đồng
xét xử tranh luận bình đăng Các thành viên sẽ dựa trên cơ sở các quy định
của pháp luật và chứng cứ thực thế dé bảo vệ quan điểm của mình Tiếp đến, các thành viên Hội đồng xét xử sẽ biểu quyết để xác định quan điểm đa số.
Như vậy, trong xét xử, Tham phán không được “vận động” hay áp đặt ý chicủa mình lên các hội thẩm, nếu thành viên HDXX có ý kiến thiểu số có quyềntrình bảy quan điểm trong biên bản bảo lưu ý kiến
Tính độc lập của Hội thâm nhân dân còn được thê hiện ở chỗ Hội thâmnhân dân không chịu sự tác động hay áp đặt bởi bat kỳ cá nhân, tổ chức nao.Khi xét xử, hội thẩm nhân dân sẽ bằng niềm tin nội tâm của mình đánh giáchứng cứ, phân tích các quy định của pháp luật để đưa ra quan điểm củamình Đương nhiên, khi xét xử, hội thâm nhân dân có quyền tham khảo các
kiến thức chuyên môn trong sách, báo chuyên môn Nhưng việc, có sử dụng
những thông tin trong sách, báo tham khảo hay không sẽ do hội thẩm nhândân tự quyết định mà không ai có quyền áp đặt
Tính độc lập của Hội thâm nhân dân còn được thê hiện ở việc hội thẩm
nhân dân tự mình xác minh, đánh giá chứng cứ cũng như tự mình nghiên cứucác các quy định của pháp luật để có quan điểm riêng của mình Như một
nhóm chuyên gia có trình bày như sau:
16
Trang 23Trong quá trình xét xử, HTND trực tiếp xác minh, thâm tra, xử lý
các chứng cứ liên quan đến vụ án, nên thuận lợi trong việc hiểu biết
về thực tiễn của địa phương, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của
người dân về nội dung cần giải quyết của vụ án — mà trung tâm là các van đề về quyền con người.
1.2.2 Vi trí, vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xửcủa toà an
Khi bàn về vị trí, vai trò của hội thẩm nhân dân trong quá trình xét xửcủa toà án, tác giả Lê Văn Sua phân tích:
Cùng với Tham phan, Thư ký Tòa án, Hội thâm khi được phân côngtham gia xét xử vụ án, thì Hội thấm được xác định là một trong
những người tiến hành tố tụng tại Tòa án Khi được phân công giải
quyết vụ án thì Hội thắm có các nhiệm vụ như: nghiên cứu hồ sơ vụ
án trước khi mở phiên tòa; tham gia xét xử vụ án theo thủ tục sơ
thâm (riêng đối với vụ án hình sự thì Hội thâm có thể tham gia xét
xử theo thủ tục phúc thâm trong trường hợp cần thiết); tiến hành cáchoạt động tổ tung và biểu quyết những vấn đề thuộc thâm quyền
của Hội đồng xét xử [49].
Như vậy, vi trí va vai trò của Hội thầm nhân dân trong quá trình xét xử
của toà án được thể hiện ở những điểm sau:
Hội thẳm nhân dân tham gia xét xử sơ thắm vu án theo sự phâncông của chánh án: Hội thâm nhân dân là người tiến hành tố tụng, tham giaxét xử theo thủ tục sơ thâm các vụ án theo sự phân công của Chánh án Nhưvậy, khác với Thâm phán, Hội thâm nhân dân không tham gia tất cả các quátrình tố tụng ở cấp sơ thâm mà chỉ tham gia vào hoạt động xét xử của Toà án
Ví dụ: Hội thâm không tham gia phiên họp giao nộp, tiếp cận, công khai
chứng cứ và hoà giải (trong tố tụng dân sự); Hội thâm nhân cũng không ký
17
Trang 24văn bản yêu cầu các bên giao nộp chứng cứ (trong tố tụng dân sự) Hội thâm
nhân dân chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến công tác xét xử:
nghiên cứu hồ sơ, đề nghị Chánh án ra các quyết định cần thiết thuộc thâm
quyền Như vậy, mặc dù không thuộc biên chế của Toà án, không phải là
người hành nghề xét xử chuyên nghiệp, nhưng Hội thâm nhân dân sẽ tham giaxét xử theo sự phân công của Chánh án Hội thẩm nhân dân có thé là cán bộ,
công chức, viên chức đương chức hoặc cán bộ hưu trí Hội thâm nhân dân
không nằm trong biên chế của Toà án, không hưởng lương theo ngạch các
chức danh tư pháp.
Về quan hệ hành chính, Hội thẩm nhân dân không chịu sự quản ly của Chánh án hay Toà án Vậy sự phân công của Chánh án đối với Hội thâm nhân dân mang tính tự nguyện hay mang tính bắt buộc? Nếu là sự phân công mang
tính tự nguyện thì Hội thâm nhân dân không bắt buộc phải tuân theo sự phâncông của Chánh án Điều này sẽ dẫn đến thực trạng là nếu vụ việc dễ dàng,không quá nhạy cảm thì Hội thấm nhân dân sẽ nhận nhưng nếu vụ việc phứctạp và nhạy cảm thì Hội thâm nhân dân sẽ từ chối với muôn vàn lý do Nếu sựphân công mang tính bắt buộc thì Hội thâm nhân dân sẽ buộc phải tham giathực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác xét xử theo sự phân
công của Chánh án Vấn dé đặt ra là làm thé nao dé ràng buộc được Hội thầm
nhân dân khi mà giữa Toà án và Hội thâm nhân dân không có mối quan hệ
hành chính tổ chức? Thực ra việc ràng buộc câu chữ không phải là một vấn đề
thực chất Bởi vì, mặc dù trong văn bản phân công có ghi là hội thâm nhândân chịu trách nhiệm thi hành, nhưng nếu hội thâm nêu ra những lý do như
bận cộng tác, ốm đau, dé từ chối tham gia thì sao? Do đó, sự phân công chỉ
có tính rang buộc thực chất khi có kèm theo những chế tài thực chất néu nhưhội thâm nhân từ chối tham gia xét xử Vấn đề đặt ra là ai sẽ là người áp dụng
chê tài? Toà án, cơ quan chủ quản nơi hội thâm nhân dân công tác hay là Hội
18
Trang 25đồng nhân dân nơi bầu ra hội thâm nhân dân? Có lẽ Toa án có thấm quyền áp
dụng biện pháp chế tài sẽ là phù hợp hơn cả Bởi lẽ, mặc dù nói rang giữa hội
thâm nhân dân và Toà án không có mối quan hệ hành chính tổ chức chỉ cónghĩa là hội thâm nhân dân không phải cán bộ, công chức của Toà án và
không hưởng lương ngân sách theo ngạch Toa án thôi Còn trong quan hệ xét
xu, hội thâm nhân dân là người có nhiệm vụ, quyền hạn xét xử theo sự phân
công của Toà án (Chánh án là người đại diện) Như vậy, hội thâm nhân dânchịu sự phân công của Toà án và phải phục tùng theo sự phân công này.
Trong trường hợp hội thẩm nhân dân không phục tùng mệnh lệnh phân công
thì sẽ phải chịu những biện pháp chế tài hành chính như khiến trách, cảnh cáo, thông báo về cơ quan chủ quản và một số biện pháp chế tài khác Tuy nhiên,
hội thâm nhân dân chỉ tuân theo sự phân công của Chánh án mà không chịubất kỳ chỉ thị hoặc chỉ dẫn nào của Chánh án liên quan đến đường lối xét xử.Bởi vì, Hội thâm nhân dân và Thâm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
nhiệm vụ ngang nhau (trừ vai trò chủ toạ của Thâm phán - Chủ toạ phiên toà)
Ngày nay, trong công tác xét xử, Toà án (đại diện là hội đồng xét xử) đóng
vai trò là trọng tài Điều đó có nghĩa là Hội đồng xét xử sẽ đóng vai trò làmtrung gian để phân xử tranh chấp giữa các bên (các vụ án dân sự, kinh doanhthương mại, hành chính ) Trong tổ tụng hình sự, Hội đồng xét xử khôngphải là cơ quan công t6 thứ ba mà là người cầm cân nay mực; theo đó, hội
đồng xét xử lắng nghe bên công tố (viện kiểm sát) và bi cáo, người tham gia
tố tụng khác trong vụ án tranh luận trên cơ sở chứng cứ và quy định của pháp
19
Trang 26luật, dé từ đó, hội đồng xét xử ra phán quyết Hội thâm nhân dân là thành viên
của Hội đồng xét xử Vì vậy, vai trò của hội thẩm nhân dân cũng không khác
gì một trọng tài viên Vai trò trọng tài viên của hội thâm nhân dân được théhiện ở những điểm sau đây:
Một là, hội thẩm nhân dân phải chí công, vô tư, không thiên vị, không
can thiệp vào hoạt động xuất trình chứng cứ, tranh luận của các bên: Trọngtài được hiểu là người trung gian không liên quan đến các bên, ngồi ở giữa dé
nghe các bên trình bày chứng cứ, luận điểm và sau đó trọng tài sẽ ra quyết định giải quyết vụ việc Nhu vậy, trọng tai phải là người chí công, vô tu, không thiên vị, không can thiệp vào hoạt động xuất trình chứng cứ cũng như tranh luận Hội thâm nhân dân được coi là trọng tài Vì vậy, hội thầm nhândân cũng phải chí công, vô tư, không thiên vị, không can thiệp vào hoạt động
xuất trình chứng cứ cũng như tranh luận Trước hết, hội thâm nhân dân phải
không được là người thân thích hoặc có quan hệ lợi ích với những người tham
gia tố tụng Bởi lẽ, mối quan hệ thân thích hoặc quan hệ lợi ích ràng buộc sẽ
làm mất đi sự vô tư, khách quan của hội thâm nhân dân Bên cạnh đó, khi xét
xu, hội thâm nhân nhân cần phải tránh thái độ thiên vị cho bắt kỳ bên nào.Hội thầm nhân dân phải đối xử công bằng, vô tư và khách quan với các bên.Trong quá trình xét xử, hội thẩm nhân dân không được có hành động mớmlời, không được có nhận xét bat lợi hay có lợi cho bat kỳ bên nao, và không
được có bất kỳ lời nói hoặc hành động nào gây khó khăn hoặc tạo lợi thế bất
hợp lý cho bat kỳ bên nào khi ho đang cung cấp lời khai, chứng cứ hoặc tranhluận tại phiên toà Ví dụ, trong phiên toà hình sự sơ thấm, hội thâm nhân dân
không được mặc định cho rằng bị cáo phạm tội hoặc có những lời nói mang
tính giáo duc nhưng gián tiếp ám chỉ bị cáo phạm tội
Hai là, hội thẩm nhân dân phải nắm vững vụ việc mà mình giải quyết:Với vai trò như là một trọng tài câm cân nây mực, hội thâm nhân dân không
20
Trang 27thể có những nhận định, phân tích, đánh giá thấu tình đạt lý nếu như hội thâm
nhân dân không nắm rõ vụ việc mà mình giải quyết Vì vậy, khi được phân
công xét xử, hội thâm nhân dân cần chủ động bố trí thời gian nghiên cứu kỹ
lưỡng hồ sơ vụ việc, đề nghị Tham phan chu toa phiên toà hoặc Chánh án
(nếu thuộc thâm quyền của Chánh án) yêu cầu các bên giải trình rõ hoặc cungcấp thêm tài liệu, chứng cứ, tại phiên toà, tích cực tham gia xét hỏi tại phiêntoà dé làm sáng tỏ sự thật khách quan
Ba là, Hội thẩm nhân dân phải nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc mà mình giải quyết: Bồi thâm viên trong mô hình bồi thâm chỉ xem xét các vấn đề chứng cứ còn hội thâm nhân dân trong mô hình hội thâm phải xem xét cả vấn đề chứng cứ và vấn đề pháp lý Vì vậy, Hội thâm nhân dân phải nam vững các quy định của pháp luật liên quan đến vụ
việc mà mình giải quyết Như phan trên đã trình bày, dé trở thành hội thâmnhân dân, công dân phải có kiến thức pháp luật ở mức cơ bản Kiến thức pháp
luật ở mức cơ bản sẽ giúp cho hội thẩm nhân dân có nền tảng đến nghiên cứu các quy định chuyên sâu trong vụ việc mà hội thâm nhân dân tham gia giải quyết Như vậy, khi được phân công xét xử một vụ việc cụ thể, hội thâm nhân
dân phải tìm tòi, nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến vụ việc Rõ
ràng, đây là một vấn đề rất khó khăn cho hội thâm nhân dân nếu như vụ việc
giải quyết không thuộc lĩnh vực chuyên môn của hội thâm nhân dan Vi dụ,
một hội thâm nhân dân không chuyên sâu về lĩnh vực tài chính sẽ vô cùng
khó khăn khi phải nghiên cứu các quy định của pháp luật liên quan đến tài
chính - ngân hàng.
Bon là, Hội thẩm nhân dân có quyên và nhiệm vụ tham gia xét hỏi,đánh giá chứng cứ: Hội thâm nhân dân phải tích cực tham gia vào hoạt độngxét hỏi nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan là cơ sở dé giải quyết vụ việc Vì
vậy, tham gia xét hỏi là quyền và nghĩa vụ của hội thẩm nhân dân Xét hỏi là
21
Trang 28quyên của hội thâm nhân dân có nghĩa là không ai được quyền tước bỏ quyềnnày của hội thâm nhân dân ké cả Tham phan chủ toa phiên toà Hội thắm
nhân dân được tham gia xét hỏi theo đúng thứ tự luật định Chủ toạ phiên toà
không được cản trở hay giới hạn các câu hỏi của hội thâm nhân dân Đươngnhiên, nếu như những câu hỏi của hội thâm nhân dân lạc long, không liênquan gì đến vụ án thì chủ toạ phiên toà có thê ngắt lời để góp ý nhằm hướnghội thẩm nhân dân tập trung vào nội dung của vụ việc đang giải quyết Xéthỏi là nhiệm vụ có nghĩa là hội thầm nhân dân phải tham gia xét hỏi Hộithâm nhân dân không thê tự biến mình thành một bù nhìn băng cách ngồi im
lặng từ đầu đến cuối phiên xét xử Dé có thé tham gia xét hỏi một cách tích cực cùng với thâm phán, hội thâm nhân dân phải nghiên cứu kỹ hồ sơ cũng như các quy định của pháp luật có liên quan đến vụ việc.
Năm là, Hội thâm nhân dân có quyền và nhiệm vụ tham gia thảo luận,nghị án và biểu quyết: Sau khi kết thúc phần tranh luận, hội đồng xét xử sẽnghị án Trong phòng nghị án, các thành viên Hội đồng xét xử cần trao đổi,tranh luận nghiêm túc và hiệu quả nhằm đạt được một quyết định thấu tình,đạt lý Như vậy, tham gia nghị án và biểu quyết là quyền và nhiệm vụ của hộithâm nhân dân Hội thâm nhân dân ngang quyền với Thâm phán kể cả Tham
phán chủ toạ phiên toà trong phòng nghị án Vì vậy, không ai có quyền cản
trở hội thâm nhân dân tham gia thảo luận, nghị án và biểu quyết Đồng thời,
hội thâm nhân dân phải tham gia tích cực vào hoạt động này Hội thâm nhândân phải trên cơ sở những thông tin, chứng cứ mà hội thâm nhân dân thu thập,
xác minh và đánh giá được cũng như các quy định của pháp luật có liên quan
dé đưa ra quan điểm của minh Quan điểm được đưa ra phải là quan điểm của
chính hội thẩm nhân dân mà không phải là quan điểm mà thẩm phán áp đặt
hay “mớm” cho Điều đó không có nghĩa là hội thâm nhân dân va Tham phán
phải đôi đâu với nhau trong phòng nghị án Bởi vì nêu như một bản án mà tât
22
Trang 29cả thành viên hội đồng xét xử đều nhận định, đánh giá đúng về cơ sở pháp lý,
sự thật khách quan va có kết luận thấu tình, đạt lý thì đó là một bản án đúng
dan Vì vậy, Tham phán và hội thâm nhân dân có thê đồng quan điểm Nhưngquan điểm vẫn phải là quan điểm do chính hội thâm nhân dân đưa ra màkhông phải tình trạng Thâm phán bảo đồng ý thì hội thâm nhân dân đồng ý vàkhông đồng ý thì hội thâm nhân dân không đồng ý Quyết định, bản án sẽ
được thông qua theo nguyên tắc biểu quyết theo đa số Thâm phán và Hội thâm nhân dân có số phiếu ngang nhau Nếu như có quan điểm thiểu số thì quan điểm thiêu số được ghi trong biên bản nghị án.
Hội thắm nhân dân có vai trò đưa tiếng nói của nhân dân vào trong
công tác xét xử: Hội thẩm nhân dân là người đại diện cho tiếng nói, tâm tư của nhân dân để kết hợp với trí tuệ, kiến thức và kinh nghiệm pháp luật
chuyên sâu của Tham phan dé có được một bản án, quyết định thật chính xác,khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân theo quy địnhcủa pháp luật Chánh án Toà án nhân dân tối cao Nguyễn Hoà Bình phân tích:
Bằng kinh nghiệm, hiểu biết và kiến thức của mình, hội thâm mang
đến phiên tòa những quan niệm đạo đức chung của xã hội, sự nhận
xét, đánh giá của nhân dân về hành vi phạm tội, tính chất của các
tranh chấp theo lẽ phải và công bằng Sự tham gia của hội thâm góp phần quan trọng vào việc xác định sự thật khách quan của vụ
án, tăng thêm niềm tin cá nhân của thâm phán vào việc đưa ra phán
quyết giải quyết vụ án “thấu tình”, “đạt lý”, công bằng, khách quan,đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, bảo vệ quyên, lợi ich hợppháp, chính đáng của cá nhân, tổ chức, góp phần tạo sự đồng thuận
trong xã hội [45].
Như vậy tiếng nói, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân trong hoạt động xét xử được thể hiện ra trong từng câu hỏi mà hội thẩm nhân dân đặt ra trong
23
Trang 30thủ tục xét hỏi, trong từng đánh giá, phân tích và quan điểm của hội thẩm
nhân dân trong phòng nghị án và được thé hiện trong bản án, quyết định giải
quyết vụ việc Bên cạnh đó, thông qua hội thẩm nhân dân, toa án (mà trực tiếp
là thâm phán) hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đề từ đó công tácxét xử ngày càng đúng pháp luật, đúng sự thật khách quan, công bằng, phùhợp với thực tiễn cuộc sống, bảo đảm công lý và được nhân dân ủng hộ
Hội tham nhân dân có vai trò phố biến, giáo dục pháp luật thôngqua mỗi vụ việc mà hội thẫm nhân dân tham gia: Qua mỗi vụ việc tham
gia, hội thâm nhân dan sẽ về phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị
mình công tác cũng như mà hội thâm nhân dân cư trú Trước hết, hội thâm nhân dân sẽ tuyên truyền những kiến thức pháp luật liên quan đến vụ việc Hội thâm nhân dân sẽ tuyên truyền băng cách chỉ ra những hành vi ứng xử
đúng pháp luật, hành vi ứng xử không đúng pháp luật trong vụ việc Tiếp đến,hội thâm nhân dân dân sẽ phô biến, giáo dục pháp luật thông qua việc chia sẻkết quả giải quyết vụ việc, những bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện vàtuân thủ pháp luật Rõ ràng, cách giáo dục và phô biến pháp luật thông qua vụviệc thực tế sẽ có hiệu qua cao hơn rất nhiều Day là một kênh phô biến giáo
dục pháp luật rất hiệu quả cần được đây mạnh.
1.3 Khái quát lịch sử pháp luật Việt Nam về Hội thâm nhân dân Ngày từ những ngày đầu mới giành độc lập, Đảng và Nhà nước ta đã
thé hiện rõ tư tưởng “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”.Bản chất nhà nước của nhân dân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã được thêhiện rõ nét trong bản Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 1946 cũng đãkhẳng định nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của toà án thông qua chếđịnh phụ thâm nhân dân Điều 65 Hiến pháp năm 1946 quy định: “Trong khi
xử việc hình thì phải có phụ thẩm nhân dân để hoặc tham gia ÿ kiến nếu làviệc tiêu hình, hoặc cùng quyết định với thâm phản nêu là việc đại hinh’’.
24
Trang 31Tuy nhiên, vai trò của phụ thâm nhân dân còn hạn chế Đối với đại
hình, phụ thâm nhân dân có quyền cùng với Tham phán nghị án và quyết
định Tuy nhiên, đối với việc tiểu hình thì phụ thâm nhân dân chỉ có quyền
tham gia ý kiến, còn Tham phán là người có thâm quyền quyết định về tội
phạm và hình phạt Đồng thời, phụ thâm nhân dân không tham gia xét xử các
vụ việc về dân sự Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950 đã đổi tên Toà án thường
thành Toà án nhân dân, quy định thành phần hội đồng xét xử sơ thâm là mộtThâm phán và hai hội thâm nhân dân và thành phần hội đồng xét xử phúcthầm gồm hai Tham phan và ba hội thâm nhân dân
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp giành được thắng lợi, miền Bắc
đi lên chủ nghĩa xã hội Bản Hiến pháp năm 1959 tiếp tục ghi nhận quyền làm chủ của nhân dân lao động Trong hoạt động tư pháp, nhân dân tiếp tục tham
gia hoạt động xét xử của Toà án thông qua chế định hội thẩm nhân dân Điều
99 Hiến pháp năm 1959 có quy định như sau:
Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có hội thâm nhân dân tham gia
theo quy định của pháp luật Khi xét xử, hội thâm nhân dân ngang
quyên với thâm phán.
Hiến pháp năm 1959 đã ghi nhận nguyên tắc quan trọng đó là: khi xét
xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với thâm phán Điều 12 Luật tổ chức Toà
án nhân dân năm 1960 có quy định:
Toà án nhân dân thực hành chế độ xét xử tập thể và quyết định
theo đa số
Khi sơ thâm, Toà án nhân dân gồm một thâm phán và hai hội thâm
nhân dân; trường hợp xử những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan
trọng thì Toa án nhân dân có thé xử không có hội thâm nhân dân
Khi phúc thẩm những ban án, những quyết định bị chống án hoặc bikháng nghị, và khi xét lại những bản án, những quyết định đã có
25
Trang 32hiệu lực pháp luật nhưng phát hiện có sai lầm thì Toà án nhân dânđịa phương phải có ba thâm phán Trong trường hợp đặc biệt có thé
có thêm hội thâm nhân dân
Nhu vậy, Luật tổ chức Toa án nhân dân năm 1960 đã khang định xét xử
sơ thâm phải có sự tham gia của hội thâm nhân dân (gồm một Thâm phán vàhai hội thẩm nhân dân) trừ những vụ án nhỏ, giản don và không quan trọngthi Toà án nhân dân có thé xử không có hội thâm nhân dân Bên cạnh đó,trong trường hợp đặc biệt thì phiên toà phúc thẩm có thé có sự tham gia của
hội thâm nhân dân Cũng theo quy định của Luật tổ chức toà án nhân dân năm
1960, việc bầu cử hội thâm nhân dân, nhiệm kỳ và chế độ công tác của hội thâm nhân dân sẽ do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định Thông tư số 377-
TC ngày 25/04/1961 của Toà án nhân dân tối cao đã ghi nhận rõ vai trò của
hội thâm nhân dân như sau:
Chế độ hội thẩm nhân dân là một hình thức tham gia quản lý công
việc Nhà nước của đông đảo quần chúng Sự tham gia của hội thâm
nhân dân làm cho tòa án xét xử được tốt vì các hội thẩm nhân dânsinh hoạt trong nhân dân, hiểu rõ được những tư tưởng, tình cảm,
phong tục tập quán của nhân dân, cho nên với sự tham gia xét xửcủa hội thấm nhân dan, tòa án xét xử được sát thực tế và sát với
nguyện vọng của nhân dân Trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có
một kinh nghiệm lớn là: nơi nào mà hội thâm nhân dan tích cựctham gia công tác tư pháp, thì công tác xét xử của tòa án rất tốt,công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật làm được nhiều, tư pháp
xã hòa giải, dàn xếp được rất nhiều việc xích mích, tranh chấp trongnhân dân, và do đó công việc của tòa án cũng bớt đi được rất nhiều
Thông tư số 377-TC ngày 25/04/1961 của Toà án nhân dân tối caocũng đưa ra tiêu chí vê thành phân xã hội của hội thâm nhân dân như sau:
26
Trang 33Đa số hội thẩm nhân dân phải là công nhân và nông dân Ở miền
núi, đại đa số hội thẩm nhân dân là người dân tộc thiểu số Số hội
thâm nhân dân là phụ nữ phải chiếm khoảng 20% tổng số hội thâm
nhân dân Những người nào đã quá bận công tác của Nhà nướchoặc của đoàn thé thì không nên làm hội thẩm nhân dân.
Nhiệm kỳ của hội thẩm nhân dân theo Thông tư số 377-TC ngày 25/04/1961
của Toà án nhân dân tối cao là hai năm Về số lượng của hội thâm nhân dân, thì căn cứ theo đề nghị của Toà án nhân dân cùng cấp, Hội đồng nhân dân
tỉnh (hoặc huyện) sẽ quyết định số lượng hội thấm nhân dân Về thủ tục bầu
cử hội thầm nhân dân, Uy ban mặt trận tổ quốc tỉnh (hoặc huyện) sẽ giới thiệu danh sách ứng cử viên hội thâm nhân dân cho toà án nhân dân cùng cấp Sau
đó, Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ bầu cử hội thẩm nhân dân trên cơ sở danh
sách do Uy ban mặt trận tổ quốc giới thiệu
Luật tô chức Toà án nhân dân năm 1961 quy định việc xét xử ở Toà ánnhân dân có hội thâm nhân dân tham gia, theo quy định của pháp luật Khi xét
xử, hội thẩm nhân dân ngang quyền với Tham phán Hội thẩm nhân dân củamỗi Toà án nhân dân địa phương sẽ do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
(theo sự giới thiệu của Uy ban mặt trận tổ quốc cùng cấp) va có thé bị cơ quan này bãi miễn Các hội thâm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Hội đồngNhà nước cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam Nhiệm kỳ của hội thấm nhân dân Toa án nhân dân tối
cao là hai năm rưỡi Nhiệm kỳ của hội thâm nhân dân các Toà án nhân dân
địa phương là hai năm.
Điều 44 Luật tô chức toà án nhân dân khăng định việc tham gia xét
xử là nhiệm vụ của hội thâm nhân dân Các cơ quan, xí nghiệp, hợp tác xã
và đoàn thé nhân dân có người được bau làm hội thâm nhân dân phải tao
điêu kiện cho hội thâm nhân dân làm nhiệm vụ tại Toà án Các hội thâm
27
Trang 34nhân dân được bồi dưỡng về nghiệp vụ và được hưởng phụ cấp khi tham gia
công tác xét xử.
Luật tô chức toà án nhân dân năm 1981 tiếp tục kế thừa các quy định về
chế định hội thâm nhân dân trong Luật tô chức toà án nhân dân năm 1961.
Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992 cũng vẫn tiếp tục kế thừa nguyên tắcviệc xét xử của toà án có hội thâm nhân dân tham gia Theo quy định tại Điều
40 của Luật tổ chức toà án nhân dân năm 1992, số lượng Thâm phán và Hội thâm của Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Toà án nhân dân tôi cao Uy ban thường vụ Quốc hội cũng quyết định số lượng hội thâm nhân dân của toà án nhân dân địa phương theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp sau khi đã thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao Theo Luật tổ chức toà án nhân dân
năm 1992, Hội thâm nhân dân Toà án nhân dân tối cao do Uỷ ban thường vụ
Quốc hội cử theo sự giới thiệu của Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam và do Uỷ ban thường vụ Quốc hội miễn nhiệm, bãinhiệm Hội thâm nhân dân Toà án nhân dân địa phương do Hội đồng nhândân cùng cấp bầu theo sự giới thiệu của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và
do Hội đồng nhân dân cùng cấp miễn nhiệm, bãi nhiệm.
Tiếp tục kế thừa nguyên tắc việc xét xử của toà án có hội thẩm tham gia, nhưng Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2014 khang định rõ việc xét xử
sơ thâm của Tòa án có Hội thâm tham gia theo quy định của luật tố tụng,trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn Như vậy, theo quy định của Luật
tô chức Toa án nhân dân năm 2013, hội thầm nhân dân chỉ tham gia Xét xu sotham của Toa án Hon nữa, đối với các vu việc được xét xử theo thủ tục rútgọn thì không có hội thâm tham gia Các với các luật tổ chức Toà án nhân dân
trước đó, Luật tổ chức Toa án nhân dan năm 2014 giành han chương VIII để được ra các quy định mang tính định hướng về nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu
28
Trang 35chuẩn, thủ tục bầu hội thâm nhân dân và các quy định liên quan khác Lịch sử
chế định hội thẩm nhân dân được khái quát và đánh giá bằng một đoạn văn
ngắn gọn, giàu thông tin và sâu sắc của Chánh án Toà án nhân dân tối cao
Nguyễn Hoà Bình như sau:
“Ké từ đó cho đến nay, trải qua các lần sửa đổi Hiến pháp, nguyên tac “xét xứ sơ thẩm của tòa án nhân dân có hội thẩm tham gia” luôn được
hién định như một phương thức dé nhân dân trực tiếp tham gia và giám sát
hoạt động xét xử của tòa án Qua đó thé hiện bản chất Nhà nước ta là “nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhândân ; do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”(khoản 1, khoản 2, Điều 2, Hiến pháp năm 2013) Trải qua hơn 75 năm hình
thành và phát triển, chế định hội thâm không ngừng được đổi mới và hoàn thiện theo các quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hội thẩm co ban đã được hoàn thiện; ngoài Hiến pháp, còn có 9 văn bản luật và đưới luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chế định này Chúng ta đã xây dựng được đội ngũ hội thâm đông đảo, với
17.299 hội thâm, trong đó có 16.913 hội thâm nhân dân và 386 hội thâm quânnhân Hoạt động của hội thẩm ngày càng nền nếp, có kinh nghiệm va đónggóp cho việc nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án Trong nhiệm kỳ 2016 -
2021, Hội thẩm nhân dân đã tham gia xét xử sơ thâm 998.257 vu án; bìnhquân mỗi hội thẩm nhân dân tham gia xét xử 70,8 vụ án/nhiệm kỳ Hội thâmquân nhân đã tham gia xét xử sơ thâm 672 vụ án; bình quân mỗi hội thâm
quân nhân tham gia xét xử 3,5 vụ án/nhiệm kỳ Trong nhiệm kỳ, có 35 lượt
hội thâm có quan điểm không thống nhất với Thâm phán chủ tọa phiên tòa
khi ra phán quyết; trong số này có 04 vụ án sau đó được tòa án cấp phúc thâm
ra phán quyết theo quan điểm của hội thâm
29
Trang 361.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về thiết chế tương
tự với hội thắm nhân dân ở Việt Nam
Không chỉ có Việt Nam, mà nhiều nước trên thế giới cũng thừa nhận
nguyên tắc nhân dân tham gia vào công tác xét xử của toà án thông qua cơ
chế đại diện Hiện nay, trên thế giới có các mô hình nhân dân tham gia vào
hoạt động xét xử của toà án như sau:
Mô hình thứ nhất — Mô hình bồi thẩm đoàn: Mô hình bồi thẩm đoàn
được hình thành và phát triển ở các nước thuộc hệ thống thông luật (Anh, Mỹ, Úc, ) Bồi thâm đoàn được hiểu là một nhóm người không phải là những người chuyên xét xử được tuyển chọn theo quy định của pháp luật dé ngồi nghe các bên trình bày chứng cứ và ra quyết định về sự thật khách quan.
Có hai loại bồi thâm đoàn là đại bồi thẩm đoàn (grand jury) và bồi thẩm
đoàn thường Đại bồi thẩm đoàn được thành lập đề quyết định xem có truy tố
bị cáo ra Toà án hay không Đại bồi thẩm đoàn sẽ ngồi lang nghe công tố
trình bày chứng cứ Nếu đại bồi thẩm đoàn quyết định rằng có đủ chứng cứ
thì, quyết định truy tố sẽ được ban hành Đại bồi thẩm đoàn bao gồm từ 16đến 23 bồi thâm đoàn viên và không công khai Bị cáo và luật sư của bị cáokhông được tham gia phiên họp của đại bồi thâm đoàn
Các phiên toà sơ thâm, có sự tham gia của bồi thẩm đoàn thường Ở Hoa Kỳ, trong phiên toà hình sự sơ thâm, bồi thâm đoàn bao gồm 12 thành viên và quyết định của bồi thâm đoàn phải được dựa trên nguyên tắc “vượt
qua sự nghi ngờ hợp lý” và chỉ được thông qua theo nguyên tắc nhất trí Còn
đối với các vụ việc dân sự, thì bồi thâm đoàn gồm 06 bồi thâm viên và quyết
định của bồi thâm đoàn dựa trên nguyên tắc bên nào có tính thuyết phục hon.Thâm phán sẽ quyết định vấn đề pháp luật áp dụng còn bồi thâm đoàn sẽ
quyết định các vấn đề về sự thật khách quan của vụ việc Khi kết thúc phần
tranh tung, Thâm phán sẽ họp cùng với bồi thâm đoàn Tại đây, Thâm phán sẽ
30
Trang 37hướng dẫn cho bồi thâm đoàn các quy định của pháp luật áp dụng cho vụ việc
và bồi thâm đoàn phải tuân theo hướng dẫn của Thâm phán Tuy nhiên, bồi
thầm đoàn phải chịu trách nhiệm về quyết định liên quan đến sự thật khách
quan Theo đó, dựa trên cơ sở các bằng chứng, tài liệu và lập luận của các bên
tại phiên tòa, bồi thâm đoàn có trách nhiệm trả lời 4 câu hỏi: Có hành vi phạm
tội xảy ra hay không; bị cáo có phải là người thực hiện hành vi phạm tội đóhay không; bị cáo có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội hay không: nếu
bị cáo có tội thì có đáng được khoan hồng hay không.
Về tiêu chuẩn của bồi thấm viên, pháp luật của các nước thuộc hệ thống thông luật không có quy định quá khắt khe về năng lực chuyên môn Về cơ bản, bồi thấm viên phải là công dân, đủ tuổi luật định, có đầy đủ năng lực (tương đương với năng lực hành vi của chúng ta), có khả năng giao tiếp bằng
tiếng Anh, cư trú tại quận có Toa án xét xử vụ việc it nhất một năm, không bịtruy cứu trách nhiệm hình sự về trọng tội Ngoài ra, theo pháp luật của Mỹ thìnhững người thuộc một trong ba nhóm sau đây không làm bồi thâm viên:
- Quân nhân đang làm nhiệm vụ;
- Cảnh sát và lính cứu hoả;
- Công chức liên bang, bang hoặc địa phương làm việc toan thời gianNgoài ra, mỗi toà án quận sẽ có thẩm quyền quy định về thủ tục và
chính sách miễn trừ làm nhiệm vụ bồi thâm Ví dụ, người từ 70 tuổi trở lên,
người đã làm công tác cứu hộ, Toà án quận sẽ lựa chọn ngẫu nhiên danh
sách công dân trong quận theo danh sách người có quyền bầu cử hoặc danhsách người có bằng lái xe Sau đó, Toà án quận sẽ gửi bảng hỏi đến những
người được chọn để xác định xem ai là người đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định Những người đạt tiêu chuẩn sẽ được chọn ngẫu nhiên đề tham gia bồi thâm đoàn Luật sư hai bên bị cáo và nguyên cáo có quyền chất vấn nhữngngười được chọn rôi loại bỏ nêu bôi thâm viên đã có săn thành viên.
31
Trang 38PGS.TS Nguyễn Hoà Bình nhận xét về mô hình này như sau:
Tuy nhiên, việc xét xử có bồi thẩm đoàn phải trải qua nhiều công
đoạn, có nhiều người tham gia nên tốn thời gian Bên cạnh đó, bồithâm tham gia xét xử một cách thụ động nên dé có xu hướng cảmtính, bị ảnh hưởng bởi các thông tin báo chí hoặc mang định kiến cánhân khi đưa ra quyết định, do đó, vô hình trung ảnh hưởng đếnchất lượng xét xử Trong điều kiện mạng xã hội phát triển và nhiềumặt trái bi lợi dụng như hiện nay, nhược điểm này bộc lộ rõ rànghơn Trong mô hình này, do bôi thâm là người dân bình thường nên
năng lực của luật sư có ảnh hưởng rat lớn đến phán quyết của bồi thâm đoàn Điều này có thé dẫn đến tinh trạng các luật sư giỏi sẽ được nhiều người thuê và gây bất công cho những người nghèo
không có điều kiện dé thuê luật sư giỏi với chi phi cao [45]
Học viên cũng đồng tình với đánh giá trên của PGS.TS Nguyễn HoàBình Rõ ràng, mặc dù có những ưu điểm nhất định, cơ chế bồi thâm đoàn
cũng bộc lộ những khiếm khuyết nhất định Bản thân, nhiều chuyên gia pháp
luật của Anh Mỹ cũng thừa nhận chế định bồi thâm đoàn cùng với nguyên tắc
tranh tụng dẫn đến thực trạng các bên trong tranh chấp nỗ lực dé chiến thắng chứ không nỗ lực dé tìm ra 100% sự thật.
Mô hình hội tham nhân dân: Mô hình hội thẩm nhân dân được hình
thành và phát triển ở một số nước theo mô hình Nhà nước của nhân dân, do
nhân dân va vì nhân dân, trong nó điển hình là Trung Quốc Theo mô hìnhnày, hội thâm nhân dân được bau, cử, bố nhiệm theo quy định của pháp luật.Theo Luật Hội thẩm nhân dân năm 2018 của Trung Quốc, dé được bau làmhội thâm nhân dân, công dân phải đáp ứng các điều kiện sau:
Tuân thủ hiến pháp và pháp luật Trung Quốc; Lớn hơn 28 tuổi (trong Nghị quyết 2005 là 23 tuổi); Có trạng thái tinh thần bình
32
Trang 39thường; Có sức khỏe tốt; Có trình độ tối thiếu là tốt nghiệp trung
học (trong Nghị quyết 2005 là trung cấp); Không phải là luật sư, đại
biểu Hội đồng nhân dân, nhân viên của các cơ quan an ninh, Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; Không có tiền sử phạm tội; và
Không từng bị cơ quan nhà nước sa thải.
Luật Hội thâm nhân dân năm 2018 của Trung Quốc áp dụng cơ chế đề
cử và ứng cử Toà án nhân dân cấp cơ sở và phòng tư pháp cấp cơ sở sẽ phối
hợp với nhau thâm định về điều kiện và tiêu chuẩn của ứng cử viên Sau khi
thâm định xong thì danh sách ứng cử viên đạt tiêu chuẩn sẽ được trình lên Chánh án Toà án nhân dân cấp cơ sở dé Chánh án Toa án nhân dân cấp cơ sở
đệ trình danh sách này lên Hội đồng nhân dân cùng cấp dé tiến hành bé nhiệm theo quy định của pháp luật Hội thâm nhân dân sẽ do Hội đồng nhân dân cấp
cơ sở miễn nhiệm khi có đề xuất của Toà án nhân dân cùng cấp Các trườnghợp miễn nhiệm hội thâm nhân dân bao gồm:
Tự xin rút khỏi vị tri HTND; Từ chối tham gia xét xử mà không có
lý do chính đáng, gây ảnh hưởng đến hoạt động pháp lý bình thường;
Vi phạm các quy định của pháp luật về xét xử, thiên vị khiến phán
xét sai lầm hoặc các hậu quả pháp lý nghiêm trọng khác; Hội thâmviên phạm tội hình sự, phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhiệm kỳ của HTND là 05 năm HTND đương nhiên miễn nhiệm khi
hết nhiệm kỳ mà không cần phê chuẩn của Hội đồng nhân dân TAND cấp cơ
sở có trách nhiệm thông báo băng văn bản cho cá nhân hội thâm viên và cơquan công tác, chính quyền địa phương nơi cư trú TAND cấp cơ sở cũngchịu trách nhiệm xóa tên hội thâm viên khỏi danh sách hội thẩm nhân dân,báo cáo lên TAND cấp trên và thông báo rộng rãi
Theo pháp luật của Trung Quốc, các vụ việc sau đây phải có sự tham
gia của hội thâm nhân dân: “Các vụ án hình sự, dân sự và hành chính có ảnh
33
Trang 40hưởng xã hội lớn; Các vụ án hình sự, dân sự và hành chính mà người biện hộcho bị cáo (với án hình sự) hay nguyên don (với án hành chính) yêu cau phải
có mặt của hội thẩm nhân dân”
Tương tự pháp luật Việt Nam, theo pháp luật Trung Quốc, hội thẩm
nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử và ngang quyền với Thâm phán trong
xét xử Ở Trung Quốc tuỳ từng trường hợp mà Hội đồng xét xử gồm 03 người hoặc 07 người Đối với Hội đồng xét xử 03 người có hội thẩm nhân dân tham
gia thì sẽ có 02 Thâm phán và 01 hội thâm nhân dân Đối với Hội đồng xét xử
07 người có hội thẩm nhân dân tham gia thì sẽ có 03 Tham phan và 04 hội thâm nhân dân Đối với hội đồng xét xử có ba người thì hội thâm có quyền phát biểu ý kiến độc lập va có quyền biểu quyết khi xác định sự thật vụ án và
áp dụng pháp luật Tuy nhiên, với hội đồng xét xử có bảy người, hội thẩm
nhân dân chỉ có quyền phát biểu ý kiến độc lập về xác định sự thật của vụ án
và biéu quyết cùng với thâm phán; về áp dụng pháp luật có thé phát biểu ýkiến nhưng không được tham gia biểu quyết
Bên cạnh hai mô hình phổ biến trên, ở một số nước (tiêu biểu là Nga)
có phát triển mô hình đan xen Đây là mô hình kết hợp giữa mô hình bồithâm đoàn và mô hình hội thâm nhân dân Theo nghiên cứu của PGS.TS
Nguyễn Hoà Bình:
Điển hình cho việc áp dụng mô hình này là Nga Quốc gia này
trước đây áp dụng chế định hội thâm, nhưng sau đó đã chuyền sang
mô hình bồi thâm đoàn tham gia xét xử một số vụ án hình sự Tuynhiên, đối với phiên tòa sơ thâm xét xử vụ án dân sự, kinh tế, Nga
vẫn quy định cho đương sự được quyền lựa chọn phiên tòa xét xử
băng hội đồng gồm 01 thâm phán và 2 hội thâm [45]
34