1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật qua thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên

98 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 22,44 MB

Nội dung

Vậy, pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật trong hoạt động nhằm xác lập quyên sở hữu đối với phan di sản cho từng người một có quyền hưởng t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAN THANH BIEN

HANH NGHE CONG CHUNG TẠI TINH ĐIỆN BIEN

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NOI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

PHAN THANH BIÊN

Chuyên ngành: Lý luận va Lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong

bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toan tắt cả các nghĩa vụ

tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người cam đoan

Phan Thanh Biên

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

09831000 |

CHUONG 1: NHUNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE PHÁP LUẬT VE PHAN CHIA DI SAN THỪA KE THEO PHAP LUAT 5

1.1 _ Khái quát về pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 5

1.1.1 Khái niệm pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 5

1.1.2 Nội dung pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 6

1⁄2 Khái niệm, đặc điểm thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật - ¿2 SE EEEEEEEEEEErkerrrkrkrree 15 1.2.1 Kai niệm Gv Tnhh 15 1.2.2 Đặc điểm hn HH Hư l6 1.3 Chủ thể, hình thức, quy trình thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 2 - 5 S2+E+Ee£ccxzEererxred 17 1.3.1 Chu thê -Ă LH ST TT HH HH nh 17 1.3.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật - - - <6 1110111991 ng ng 19 1.3.3 Quy trình cọ nh 21 1.4 Cac yếu tố ảnh hướng đến thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật + 2 2S +x‡EeErrxererxred 27 1.5 Vai trò của thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo phap 1uat 0 29

.450008/.909:10/9) c0 32

Trang 5

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VẺ

PHAN CHIA DI SAN THỪA KE THEO PHAP LUAT CUA CAC TO CHỨC HANH NGHE CONG CHUNG TAI TỈNH ĐIỆN BIEN 0oo cccccccsccsccccscscscecscscsecsesesscscscsesecevsveseacsvsvseeavsvsveasevaes

2.1 Khai quát về các tổ chức hành nghề công chứng tai tỉnh Điện

Biên và các yếu tố tác động đến hoạt động phân chia di san

thừa kế theo pháp luật của các tổ chức hành nghề công

chứng tại tỉnh Điện Biên - . - - G Q BS sgk,

2.2 Thực trạng các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa

kế theo pháp luật của các tổ chức hành nghề công chứng 2.2.1 Quy định về di sản thừa kẾ - 2© sE‡EEE2EeEEEEEEEEEEEEErkerrees2.2.2 Quy định về người thừa kẾ - + 2E kESE2E‡EEEEEEEEEEErEererees

2.2.3 Cách thức phân chia di sản theo pháp luật 2.2.4 Đánh giá thực trạng pháp luật - -.- «555 *+ssvvessseeeess

- -‹-<-2.3 Thực tiễn phân chia di sản thừa kế theo pháp luật của các tổ

chức hành nghề công chứng ở Điện Biên 2-5 2 55¿2.3.1 Thực tiễn các hoạt động trước khi tiến hành trực tiếp phân chia

Ci SẲT Gọi kt

2.3.2 Thực tiễn triển khai việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

KET LUẬN CHƯNG 2 -¿-¿- -EkkEEEEEEEEEEE TT ru

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THỰC HIỆN

3.1.

3.2.

3.3.

3.3.1.

LUẬT PHAN CHIA DI SAN THỪA KE CUA CAC TO

CHỨC HANH NGHE CONG CHUNG ccccccscccscssscescscscsecsesceees

Yêu CAU co cecccccccccccscccesccsecsssesscesssscsscesssessasssssssessesecesessecsucesseseceseessCác giải pháp hoàn hiện pháp luật phân chia di san thừa kế

của các tổ chức hành nghề công chứng eee eens

Các giải pháp nâng cao hiệu quả phân chia di sản thừa kế của các tổ chức hành nghề công chứng - 2 5s 552

Đôi với các tô chức hành nghê công chứng - -«<<<>++

Trang 6

3.3.2 Đối với công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng 82

3.3.3 Đôi với cơ quan, tô chức có thâm quyên có liên quan đên hoạt

Trang 7

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Thừa kế là quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp

và quy định trong Bộ luật dân sự Việt Nam Trong bối cảnh hội nhập, vớithực trạng nền kinh tế thị trường làm cho xã hội luôn thay đổi từng ngày, từnggiờ nên pháp luật hiện hành vẫn chưa thể dự liệu hết những tình huống xảy ratrên thực tế

Hiện nay, các tranh chấp về thừa kế có xu hướng ngày càng gia tăng vàtrở nên phức tạp hơn Sự nhận thức không đầy đủ về pháp luật của các cánhân và những khó khăn, vướng mắc lớn khi áp dụng các quy định của phápluật dé giải quyết tranh chấp thừa kế chính là van dé phân chia di sản thừa kế

Phân chia di sản thừa kế bao gồm: phân chia di sản thừa kế theo di chúc

và phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, trong đó phân chia di sản thừa kế theo pháp luật chiếm chủ yếu Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, phân tích,

kiến nghị để làm sáng tỏ một số nội dung về phân chia di sản thừa kế theopháp luật, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa

kế theo pháp luật qua thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng tạitỉnh Điện Biên” để làm đề tài luận văn thạc sĩ Đây là một đề tài có ý nghĩaquan trọng, cấp bách cả về phương diện lý luận cũng như thực tiễn

2 Tình hình nghiên cứu đề tàiTrong những năm gan đây, có rất nhiều các công trình khoa học, cácbài viết trong các báo, tạp chí, hội thảo khoa học chuyên ngành, các sách, tàiliệu chuyên khảo bàn về nghiên cứu về có rất nhiều công trình trên nghiêncứu về thực tiễn áp dụng quy định thừa kế theo pháp luật, trong đó có các

công trình tiêu biểu sau:

Sách: “Pháp luật về thừa kế và thực tiễn giải quyết tranh chấp” của tác

Trang 9

giả Pham Văn Tuyết - Lê Kim Giang, xuất bản năm 2017 Sách: “Thoi hiệu,

thừa kế và thực tiễn xét xử” của tác giả Tưởng Duy Lượng (2017) Luận vănthạc sỹ luật học: “Phân chia di sản thừa kế” của tác giả Nguyễn Đào Tơ Luậnvăn thạc sỹ luật học: “Phân chia di sản thừa kế theo Bộ luật Dân sự 2015” của

tác giả Nguyễn Hữu Thành

Bên cạnh việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về thừa

kế theo pháp luật, các tác giả đã đưa ra những đánh giá, nhận định về tìnhhình thực thi pháp luật về thừa kế theo pháp luật diễn ra trong thực tế Một sốtác giả đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập của các quy định pháp luật về thừa kếtheo pháp luật hiện hành tại thời điểm các công trình này được thực hiện

Có thé thay có rất nhiều công trình nghiên cứu về thừa kế nói chung vathừa kế theo pháp luật nói riêng Tuy nhiên, chưa có một công trình naonghiên cứu cụ thé về van đề phân chia di sản thừa kế theo pháp Các côngtrình đã công bố nghiên cứu một số nội dung nhất định liên quan đến thừa kế

quy định tại BLDS 2015 Ngoài ra, các công trình trên chỉ đánh giá chủ yếu

về van dé áp dụng pháp luật phân chia di sản thừa kế, chưa nghiên cứu về van

đề thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế, đây một van đề rộng hơn Đối

tượng nghiên cứu của các công trình trên nghiên cứu chung, đối tượng nghiêncứu của tác giả là cụ thé, đó là các t6 chức hành nghề công chứng tại ĐiệnBiên, những tổ chức này có những điều kiện, hoàn cảnh riêng biệt

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thực hiện pháp luật về phân chia

di sản thừa kế theo pháp luật tai các tổ chức hành nghề công chứng

Địa điểm nghiên cứu của luận văn tại các tô chức hành nghề công

chứng tại tỉnh Điện Biên.

Thời gian nghiên cứu từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến hết ngày 31

tháng 12 năm 2021.

Trang 10

4 Mục tiêu nghiên cứu

4.1 Mục tiêu tong quát

Lam rõ hơn các quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật,

tìm hiểu thực tế thực hiện pháp luật trong các tổ chức hành nghề công

chứng trên cơ sở áp dụng BLDS 2015 và Luật Công chứng 2014 Từ đó

kiến nghị hoàn thiện chế định phân chia di sản thừa kế theo pháp luật chophù hợp với tổng thé các quy định trong bộ luật dân sự và đồng bộ hóa các

quy định của ngành luật khác.

4.2 Mục tiêu cụ thể

Dé thực hiện mục tiêu tổng quát trên, luận văn có các mục tiêu cụ thé sau:

- Tìm hiểu, phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật

về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

- Tìm hiểu, phân tích các quy định pháp luật về phân chia di sản thừa

kế theo pháp luật Thực tiễn thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của các tô chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên

- Đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phân chia

di sản thừa kế của các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên, đưa

ra một số kiến nghị sửa đổi quy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế

5 Phương pháp nghiên cứu đề tàiXuất phát từ cách tiếp cận tìm hiểu van dé này, luận văn chủ yếu sửdụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, tông hợp, quy nạp, phântích dé làm rõ hơn cơ sở lý luận cũng như thực tiễn các quy định về thừa kếnói chung và thừa kế theo pháp luật nói riêng Đặc biệt, tác giả của đề tài

có một điểm thuận lợi là được trải nghiệm trong thực tiễn nghề nghiệp,được tham gia quá trình thủ tục thừa kế theo pháp luật tại các tổ chức hànhnghề công chứng để có cái nhìn toàn diện hơn về thực tiễn áp dụng các quy

phạm pháp luật.

Trang 11

6 Ý nghĩa của luận văn

Bằng sự tìm tòi nghiên cứu của mình, tác giả mong muốn luận văn sẽđóng góp vào việc làm rõ hơn các quy định chung về thừa kế; giúp bổ sung,hoàn thiện những vấn đề về thừa kế theo pháp luật Từ đó, tác giả mong muốnviệc nghiên cứu đề tài này sẽ tạo ra một nguồn tài liệu tham khảo phù hợp với

thực tiễn cũng như pháp luật hiện hành, phục vụ công tác nghiên cứu, học tập

và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo cũng như mong muốn góp phần hoàn thiệnthủ tục thừa kế theo pháp luật tại các tổ chức hành nghề công chứng được

hoàn thiện hơn.

7 Kết cầu của Luận vănNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungcủa Luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của thực hiện pháp luật về phânchia di sản thừa kế

Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật của các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên

Chương 3: Giai pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật phân chia

di sản thừa kế của các tổ chức hành nghề công chứng

Trang 12

CHƯƠNG 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE PHÁP LUAT

VE PHAN CHIA DI SAN THUA KE THEO PHAP LUAT

1.1 Khái quát về pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật 1.1.1 Khái niệm pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Con người muốn tồn tại và phát triển đều phải dựa trên những cơ sở vậtchất nhất định Tài sản do con người tạo một cách hợp pháp sẽ thuộc sở hữu

của họ, họ có các quyền chiếm hữu, sử dụng dé phuc vu cho nhu cầu của ban

thân và có quyền định đoạt chúng khi cần thiết Khi họ chết, những tài sản

thuộc sở hữu của họ sẽ được dịch chuyên cho người khác, quá trình dịch

chuyền tài sản được gọi là thừa kế Như vậy, thừa kế là quá trình dich chuyềntài sản của người đã chết cho những người còn sống khác

Quan hệ thừa kế luôn tồn tại song song với quan hệ sở hữu và phát triểncùng với sự phát triển của xã hội loài người Nếu sở hữu là sự phản ánh tàisản nào trong xã hội thuộc về ai thì thừa kế là sự phản ánh tài sản của ai đó sẽdịch chuyên cho ai khi họ chết, vi thé sở hữu là cơ sở làm xuất hiện van dé

thừa kế còn thừa kế là phương tiện dé duy trì van đề sở hữu.

Trong xã hội chưa có nhà nước và pháp luật thì thừa kế chỉ đơn thuần

là một hiện tượng xã hội Sự dịch chuyên tài sản từ người chết cho người cònsống khác được thực hiện theo phong tục, tập quán của thời kỳ, dân tộc đó

Sự dịch chuyên di sản từ một người đã chết sang người còn sống đượcthực hiện theo một trong hai căn cứ là ý chí của người dé lại di sản và quyđịnh của pháp luật Nếu sự dịch chuyên di sản đó căn cứ vào ý chí của ngườichết đề lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc, nếu sự dịch chuyên tài sản củangười chết sang người sống căn cứ vào quy định của pháp luật thì được gọi làthừa kế theo pháp luật Như vậy, thừa kế theo pháp luật được hiểu theo một

Trang 13

cách đơn giản là quá trình dịch chuyên di sản của người chết sang những

người còn sống theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Hiện nay do sự phát triển kinh tế, xã hội dẫn đến tài sản tích lũy củamỗi cá nhân và gia đình ngày càng nhiều Vì vậy, các tranh chấp nói chung vàcác tranh chấp liên quan đến vấn đề thừa kế nói riêng ngày càng tăng về sỐlượng đồng thời mang tính chất phức tạp hơn Đích cuối cùng của tranh chấpthừa kế giữa các bên chủ thê là xác định di sản và phân chia di sản thừa kếđúng để đảm bảo quyền, lợi ích của những người được hưởng thừa kế

Trong quan hệ thừa kế nếu chỉ có một người có quyền hưởng di sản thì

họ là sở hữu duy nhất của khối di sản sau khi đã thực hiện các nghia vụ tài sản

của người chết dé lại và cũng chỉ có mình họ phải thực hiện các nghĩa vụ tài

sản đó Vì lẽ đó mà việc phân chia di sản thừa kế chỉ đặt ra khi có ít nhất từhai người trở lên có quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết dé lại

Vậy, pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là tập hợp các

quy phạm pháp luật trong hoạt động nhằm xác lập quyên sở hữu đối với phan

di sản cho từng người một có quyền hưởng thừa kế trong khối di sản chung

sau khi đã thực hiện nghĩa vụ tai sản từ di sản theo quy định của pháp luật về

thừa kế Chấm dứt tình trạng nhiều người cùng có quyên được hưởng thừa kế

từ một hoặc nhiêu tài sản do người chết! để lại

1.1.2 Nội dung pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật1.1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến phân chia di sản thừa kế theo

Trang 14

theo quy định của pháp luật hoặc được định đoạt theo ý chí của người dé lại đisản đã được thể hiện trong di chúc hợp pháp của họ Như vậy, di sản bao

gồm: phần tài sản dùng để thanh toán nghĩa vụ, phần tài sản được chia cho

những người thừa kế, phan tài sản được dùng vào việc thờ cúng, phan tài sản

dùng dé di tặng.

Khái niệm di sản dùng dé chia thừa kế: Di sản dùng dé chia thừa kế

là phần di sản được dùng dé chia cho những người thừa kế của người dé lại

đi sản sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ về tài sản mà người chết dé lại,thanh toán các chi phí liên quan đến thừa kế, phan di sản dé thờ cúng, dé ditặng (nếu có)

Khái niệm người thừa kế theo pháp luật: Người thừa kế theo pháp luật

là cá nhân được hưởng di sản mà người chết để lại do pháp luật xác định trên

mỗi quan hệ về hôn nhân hoặc quan hệ về huyết thống hay nuôi dưỡng giữa

họ với người dé lại di sản Như vậy, người thừa kế theo pháp luật chỉ có thé là con người cụ thé (cá nhân) và phải là cá nhân có một trong ba mối quan hệ

(hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng, hoặc huyết thông) với người dé lại di sản

1.1.2.2 Các nguyên tắc cơ bản trong pháp luật phân chia di sản thừa

kế theo pháp luật

Bất kỳ một quan hệ xã hội nào cũng có tính khả biến và đặc trưngriêng Quan hệ pháp luật thừa kế cũng không loại trừ chân lý này Quyền thừa

kế là một chế định của BLDS nên việc thừa kế phải tuân thủ các nguyên tắc

cơ bản đã được quy định Bên cạnh đó, với tư cách là một chế định riêng nênquyền thừa kế cũng có những nguyên tắc riêng của mình Tuy nhiên, cácnguyên tắc này không được trái với nguyên tắc chung của BLDS Dựa theotinh than của các điều luật trong chế định về quyền thừa kế, có thé thấy pháp

luật về thừa kê có một sô nguyên tac sau đây:

Trang 15

Thứ nhất: Bình đăng về thừa kế của cá nhân

Nguyên tắc bình đăng về thừa kế của cá nhân đã được quy định cu thé

tại BLDS 1995 như sau: “Moi cá nhân đêu bình dang về quyên dé lại tài sản

của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” [7, Điều 635] Quy định này được giữ nguyên tại Điều 632 của BLDS

2005 và Điều 610 của BLDS 2015.

Tuân thủ nguyên tắc này trong thừa kế sẽ gạt bỏ được hoàn toàn tư

tưởng trọng nam khinh nữ, bất bình dang giữa nam va nữ, giữa vợ và chồng

trong thừa kế mà chế độ phong kiến đề lại và từng ăn sâu vào ý thức của đa số

người dân từ bao đời nay.

Có thé thay rang, quy định về bình đăng giữa các cá nhân trong việc dé

lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc

pháp luật là việc BLDS của nước ta hướng tới các nội dung sau đây:

- Vợ, chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ, chồng trước khi chết.

- Vợ, chồng có quyền hưởng di sản của nhau khi một bên chết trước.

- Cha, mẹ có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của con

- Các con có quyền ngang nhau trong việc hưởng di sản của cha mẹ.

- Những người thân thích khác của người chết được hưởng di sản củangười đó một cách ngang nhau nếu họ cùng một hàng thừa kế

Thứ hai: Tôn trọng quyên định đoạt của người dé lại di sảnTheo nguyên tắc này, các cá nhân khi đã có đủ năng lực chủ thể đều có

quyền bằng ý chí của minh dé quyết định có lập di chúc hay không, phân định

tài sản cho ai, cho mỗi người bao nhiêu, cho loại tài sản nào, dé lại bao nhiêuphần di sản để di tặng hoặc dùng vào việc thờ cúng hoàn toàn theo sự tự

nguyện cua họ mà không ai được ép buộc, ngăn cản Ngoài ra, người lập di

chúc luôn có quyền thay đổi sự định đoạt của mình không qua việc sửa đôi,

bồ sung hoặc thay thé di chúc.

Trang 16

Nếu một người chết đã đề lại di chúc và di chúc có hiệu lực pháp luậtthì phải căn cứ vào di chúc dé dịch chuyên tài sản của họ cho những ngườithừa kế theo ý chí mà họ đã thể hiện trong di chúc đó Chỉ có thé dịch chuyền

di sản của họ cho người thừa kế theo quy định của pháp luật trong trường hợp

không có di chúc hoặc di chúc không có hiệu lực pháp luật.

Thứ ba: Tôn trọng ý chí của người thừa kếBản chất của quan hệ dân sự là các chủ thé luôn được tự do ý chí khithiết lập và thực hiện các quan hệ mà họ tham gia Vì vậy, trong quan hệthừa kế, pháp luật nước ta cũng cho phép chủ thể được hưởng thừa kế cóquyền bằng ý chí của mình để quyết định sự lựa chọn nhận hay không nhận

di sản thừa kế

“Người thừa kế có quyên từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từchối nhằm trồn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với

người khác ”

“Kế từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyên, nghĩa

vụ do người chết dé lại ” Quy định này tại Điều 614 BLDS 2015 cho thấy, bắtđầu từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế có quyền hưởng di sản Mà đã làquyền thì họ có thé bằng ý chí của mình dé quyết định đối với quyền đó Vìvậy, ngoài việc có quyền từ chối nhận di sản, người thừa kế còn có thểnhường quyền hưởng di sản cho người khác, mặc dù van đề về nhường quyền

hưởng di sản không được luật hiện hành quy định.

Thứ tw: Đảm bảo quyên hưởng di sản của một số người thừa kế theo

pháp luật

Một mặt, luôn tôn trọng quyền định đoạt của người dé lại thừa ké, phápluật nước ta còn hướng tới quyền lợi thiết thực của một số người thừa kế theopháp luật Theo nguyên tắc này, nếu vào thời điểm mở thừa kế, người dé lại di

sản còn có những người mà giữa họ với những người đó có quan hệ gân gũi

Trang 17

thân thiết như cha, mẹ, vợ, chồng, con chưa thành niên và con đã thành niên

nhưng không có khả năng lao động thì người để lại di sản bắt buộc phải cho

mỗi người trong số họ được hưởng phần di sản ít nhất là bằng hai phần ba của

một suất thừa kế theo pháp luật

Có thé hiểu rằng, theo nguyên tắc này thì người dé lại thừa kế chỉ đượcquyền định đoạt tài sản của mình một cách không hạn chế nếu vào thời điểm

mở thừa kế họ không còn ai trong số những người nói trên Nếu họ còn nhữngngười này thì quyền định đoạt tài sản của họ sẽ bị hạn chế để bảo đảm quyền

lợi cho những người đó.

Thứ năm: Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của người thừa kếĐây là nguyên tắc cơ bản của quan hệ pháp luật dân sự và được cụ thêhóa trong quan hệ pháp luật thừa kế Bởi bản chất của quan hệ dân sự là

những quan hệ trong đời sống sinh hoạt hàng ngày nên việc tôn trọng ý chí

các bên dé nhằm đảm bảo cho một xã hội bình đăng, linh hoạt và mềm mại,

tạo một môi trường sống lành mạnh và an lành cho xã hội Có thể sự thỏa

thuận của người thừa kế không đúng với nội dung di chúc nhưng đúng phápluật và đạo đức xã hội thì vẫn được công nhận Tòa án chỉ giải quyết khi cácbên không thỏa thuận được và phát sinh tranh chấp

1.1.2.3 Các trưởng hop

Theo Điều 650 BLDS 2015 thì các trường hợp thừa kế theo pháp luật

được chia thành hai nhóm chính sau đây [13]:

Nhóm thứ nhất: Di sản thừa kế hoàn toàn được chia theo pháp luật, baogồm các trường hợp sau đây:

+ Không có di chúc;

+ Di chúc không hợp pháp toàn bộ;

+ Di chúc hợp pháp nhưng toàn bộ di chúc không có hiệu lực thi hành

do tat cả người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm

10

Trang 18

với người lập di chúc hoặc đều không có quyền hưởng di sản hay đều từ chốiquyền hưởng di sản; cơ quan, tô chức được hưởng thừa kế theo di chúc khôngcòn vào thời điểm mở thừa kế.

Nhóm thứ hai: Di sản vừa được chia theo di chúc vừa được chia theo

pháp luật, bao gồm các trường hợp sau đây:

+ Có phan di sản không được định đoạt trong di chúc;

+ Có một phần di chúc không có hiệu lực pháp luật;

+ Có một hoặc một số người trong số những người thừa kế theo di chúcchết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; một hoặc một số

cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa

kế hoặc có một hoặc một số người trong số những người thừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hay từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc.

Theo quy định trên, việc thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong

những trường hợp sau đây:

Thứ nhất: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp

không có di chúc hoặc được coi là không có di chúc

Đây là những trường hợp mà người để lại di sản không lập di chúc hoặc

có lập di chúc nhưng đã hủy di chúc như đốt, xé hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc

đã lập Cũng được coi là không có di chúc trong những trường hợp người chết

có dé lại di chúc nhưng khi có tranh chấp về thừa kế xảy ra di chúc đó đã bịthất lạc hoặc đã bị hư hại hoàn toàn đến mức không thể hiện được đầy đủ và

rõ ràng ý chí của người lập di chúc và cũng không thể chứng minh được ýnguyện đích thực của người lập di chúc Ngoài ra, nêu bản di chúc được viếtbăng ký hiệu hoặc băng ngôn từ khó hiểu làm cho tất cả người thừa kế cócách hiểu không đồng nhất về toàn bộ nội dung của bản di chúc đó thì cũng

được coi là không có di chúc.

11

Trang 19

Trong các trường hợp nói trên, toàn bộ di sản mà người chết để lại sẽ

được phân chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật

Thứ hai: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp có di

chúc nhưng đi chúc không hợp pháp

Di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu đáp ứng được day đủ các điều

kiện của một giao dịch có hiệu lực và các điều kiện đã được BLDS 2015 quyđịnh tại Điều 630 Di chúc bị coi là không hợp pháp sẽ không có hiệu lựcpháp luật, do vậy di sản liên quan đến di chúc đó sẽ được giải quyết theopháp luật Tuy nhiên, một di chúc bất hợp pháp có thể không có hiệu lựcpháp luật ở nhiều mức độ khác nhau Di chúc bất hợp pháp có thê bị coi là

vô hiệu toàn bộ nhưng cũng có thê chỉ vô hiệu một phần nên khi giải quyếtmột tranh chấp về thừa kế có liên quan đến di chúc phải căn cứ vào từngtrường hợp cụ thể, vào các điều kiện mà di chúc đã vi phạm dé xác định mức

độ vô hiệu của di chúc.

Một di chúc sẽ bi coi là vô hiệu toàn bộ nếu di chúc đó do người khôngcòn minh man, sáng suốt lập ra hoặc di chúc đó không phải là ý chí tự nguyện

đích thực của người lập di chúc, do bị người khác cưỡng ép, ngăn cản hoặc

lừa đối Di chúc cũng bi coi là vô hiệu toàn bộ nêu do người dưới mười limtuổi lập ra hoặc do người đủ mười lam tuổi đến dưới mười tám tuổi lập ranhưng không có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ Ngoài ra, một dichúc dù không vi phạm các điều kiện trên vẫn bị coi là vô hiệu toàn bộ nếu

toàn bộ nội dung của di chúc đó trai pháp luật, trai đạo đức xã hội Khi xac

định di chúc không có hiệu lực toàn bộ thì việc thừa kế sẽ hoàn toàn được

được giải quyết theo pháp luật, nghĩa là toàn bộ di sản mà người lập di chúc

để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của họ

Một di chúc đã đáp ứng được các điều kiện về năng lực hành vi, tính tự

nguyện, độ minh man, sang suôt của người lập di chúc nhưng nội dung của nó

12

Trang 20

lại có một phần không hợp pháp hoặc trái đạo đức xã hội và phần không hợp

pháp đó không anh hưởng đến hiệu lực đối với phan còn lại của di chúc thì dichúc đó bị coi là vô hiệu một phần Trong trường hợp này, khi giải quyếttranh chấp về thừa kế thì phần di sản có liên quan đến phần di chúc không cóhiệu lực pháp luật sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật để chia cho những ngườithừa kế theo pháp luật của người dé lại di sản, phan di sản liên quan đến phan

di chúc có hiệu lực pháp luật sẽ được chia cho những người thừa kế được xác

định trong di chúc.

Thứ ba: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp ngườithừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập dichúc, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc không còn vào thờiđiểm mở thừa kế

Theo quy định tại điều 613 BLDS 2015 thì người thừa kế nếu là cá

nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức đượcthừa kế theo di chúc phải còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Vì vậy, khigiải quyết một vụ thừa kế mà người chết có để lại một di chúc hợp pháp cần

phải xác định cá nhân, tô chức được chỉ định làm người thừa kế có còn sống,

còn tồn tại vào thời điểm người dé lại di sản chết hay không Theo đó, nếu tat

cả cá nhân được thừa kế theo di chúc đều đã chết trước hoặc chết cùng thờiđiểm với người dé lại di sản, các cơ quan, tô chức được hưởng di sản theo dichúc cũng không còn tôn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản của

người chết đề lại được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của người

đó Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo đi chúc chết trước hoặcchết cùng thời điểm với người để lại di sản, một hoặc một số cơ quan, tổ chứckhông còn vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luậtđối với phan di sản liên quan đến người thừa kế theo di chúc đã chết, cơ quan,

tô chức không còn vào thời diém mở thừa kê Những người còn sông, các cơ

13

Trang 21

quan, tổ chức còn ton tại vẫn được hưởng phan di sản đã được người dé lại di

sản định đoạt trong di chúc.

Thứ tư: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng đối với phần di sản

không được định đoạt trong đi chúc

Trong trường hợp người lập di chúc chỉ mới định đoạt một phần di sản

thì phần di sản này được chia theo di chúc Phần di sản chưa được định đoạttrong di chúc sẽ áp dụng thừa kế theo pháp luật để dịch chuyển cho nhữngngười thừa kế theo pháp luật của người đề lại di sản Những người trong cùngmột hàng thừa kế sẽ được hưởng ngang nhau đối với phần di sản này Vì vậy,một người dù đã được hưởng di sản theo di chúc vẫn được hưởng một phantrong phần di sản chưa được định đoạt nếu họ là người đứng trong hàng thừa

kế được hưởng di sản theo pháp luật, trừ trường hợp người lập di chúc đã nói

rõ họ chỉ được hưởng phần di sản theo di chúc

Thứ năm: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợpngười thừa kế theo di chúc không có quyên hưởng di sản

Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản là nhữngngười được người để lại đi sản chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưngchính họ lại có một trong các hành vi được quy định tại khoản 1 Điều 621BLDS 2015 nên đã bị pháp luật tước bỏ quyền hưởng di sản Nếu toàn bộnhững người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì ápdụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc đã đểlại Nếu chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc không có quyềnhưởng di sản thì chỉ áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với phần di sản liênquan đến người đó Những người thừa kế theo di chúc không có các hành vinói trên được hưởng phan di sản mà người dé lại di sản đã xác định trong dichúc Ngoài ra, nếu người thừa kế theo di chúc đồng thời là người thừa kếtheo pháp luật của người để lại đi sản còn được cùng với những người thừa kế

14

Trang 22

theo pháp luật khác hưởng phan di sản mà những người thừa kế theo di chúcnhưng không có quyền hưởng.

Thứ sáu: Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp ngườithừa kế theo di chúc từ chối quyên hưởng di sản

Nếu người thừa kế theo di chúc thực hiện việc từ chối nhận di sản đúngvới quy định tại Điều 620 BLDS 2015 thì phần di sản liên quan đến họ sẽđược áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết Nếu người thừa kế theo dichúc không đồng thời là người thừa kế theo pháp luật thì việc họ từ chối nhận

di sản luôn chỉ là từ chối hưởng di sản theo di chúc Nếu người thừa kế theo

di chúc đồng thời là người thừa kế theo pháp luật của người lập di chúc thìcần phải xác định họ từ chối toàn bộ (cả theo di chúc, cả theo pháp luật) haychỉ từ chối nhận di sản theo di chúc Vì vậy, đối với những người này nếu hochỉ từ chối quyền hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn là người thừa kế theopháp luật của người lập di chúc nên phần di sản được giải quyết theo phápluật vẫn phải chia cho họ Nếu họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản thiphan di sản đó được chia cho những người thừa kế theo pháp luật khác của

15

Trang 23

Thực hiện pháp luật là hiện tượng, quá trình có mục đích làm cho

những quy định của pháp luật trở thành hoạt động thực tế của các chủ thểpháp luật Như vậy, thuc hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo

pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp

luật về thừa kế theo pháp luật vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm phát huy tính tích cực, chủ động

trong thực hiện pháp luật, phòng ngừa và xu lý nghiêm mình các vi phạm

pháp luật dé phân chia di sản thừa kế theo pháp luật đảm bảo đúng quy định

pháp luật của Nhà nước.

1.2.2 Đặc điểmThực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có nhữngđặc điểm chung của thực hiện pháp luật nói chung, ngoai ra nó còn có những

đặc điểm mang tính chất đặc thù.

Thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật điềuchỉnh hoạt động dịch chuyền tài sản của người đã chết sang người khácbằng quy định pháp luật Thực hiện pháp luật phan chia di sản thừa kế theo

pháp luật phần nào đó điều chỉnh tình cảm các mối quan hệ trong xã hội.

Ví dụ: Như quy định về các hàng thừa kế phần nào đó ảnh hưởng đến mối

quan hệ trong xã hội, tình cảm con cái đối với bố, mẹ khác với tình cảm

cháu đối với cô, chú

Các đối tượng chủ thê của thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật rat đa dạng nhưng các chủ thé được phân chia di sản thừa kế

theo pháp luật lại có mối quan hệ gần gũi (hoặc hôn nhân, hoặc nuôi dưỡng,hoặc huyết thống)

Thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật mang tínhquyền lực nhà nước Quá trình thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng các

biện pháp của Nhà nước Chính sự đảm bảo của Nhà nước mới làm cho pháp

luật có môi trường thực thi bình đăng, công băng về quyên, nhiệm vụ pháp lý.

16

Trang 24

Pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo

pháp luật dân sự Vì vậy, sự thỏa thuận của những người thừa kế mang tínhchất tự do, tự nguyện cam kết, chỉ cần là những thỏa thuận này không viphạm điều cắm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội

Thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có tính chất

thừa kế riêng biệt, giá trị di sản lớn hay nhỏ là tùy thuộc vào kết quả, công sứclao động của người chết và chỉ những người thừa kế của người đó mới đượchưởng những di sản này, điều này khác với việc thừa kế sự phát triển chungcủa công nghệ, giáo dục, văn hóa mọi người đều có thể được hưởng

Thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật có quy

trình gồm nhiều bước, nội dung, yêu cầu của từng bước phức tạp, mất rất

nhiều thời gian, dé say ra những vi phạm pháp luật

1.3 Chủ thể, hình thức, quy trình thực hiện pháp luật phân chia disản thừa kế theo pháp luật

1.3.1 Chủ thể

Căn cứ vào các khái niệm thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa

kế theo pháp luật, chúng ta xác định được các chủ thể thực hiện pháp luật làcác cá nhân hoặc tổ chức Các cá nhân và tô chức này rất đa dạng, bao gồm:

Những người thừa kế theo pháp luật, người quản lý di sản, ngườiphân chia di sản đây là chủ thể chính trong thực hiện pháp luật về phân

chia di sản thừa kế

Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp

bắt buộc phải công chứng hoặc những người thừa kế yêu cầu công chứngvăn bản thảo thuận phân chia di sản theo pháp luật Về Công chứng viên: làngười có đủ tiêu chuẩn theo quy định Điều 8 của Luật Công chứng 2014 vàđược Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng Về tổchức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng

17

Trang 25

công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật Ngoài

ra còn một số các chủ thé liên quan đến công chứng như: Trong trường hợpngười yêu cầu công chứng không thông thạo tiếng Việt thì họ phải cóngười phiên dịch; Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không đọcđược, không nghe được, không ký, điểm chỉ được hoặc trong những trường

hợp khác do pháp luật quy định thì việc công chứng phải có người làm

chứng Tổ chức hành nghề công chứng và UBND cấp xã dé thực hiện quyđịnh niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia đi sản

trước khi thực hiện việc công chứng.

UBND cấp xã, Phòng Tư pháp trong trường hợp bắt buộc phải phảichứng thực hoặc những người thừa kế yêu cầu chứng thực văn bản phân

chia di sản.

Các ngân hàng trong trường hợp di sản để lại là tiền trong tài khoảnngân hàng, tiền gửi tiết kiệm, các khoản nợ đối với ngân hàng của người chết.Các ngân hàng này sẽ thực hiện thu hồi nợ, hoặc thực hiện chuyên quyền SỞhữu đối với tiền trong tài khoản ngân hàng, tiền gửi tiết kiệm của người chết

cho những người thừa kế

Các cơ quan thuế trong trường hợp di sản là chứng khoán; phần gópvốn trong các tô chức kinh tế, cơ sở kinh doanh; bất động sản, các tài sản phải

đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước,

những trường hợp thừa kế di sản này theo quy định pháp luật những ngườithừa kế phải nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ cho cơ quan thuế

Trung tâm quản lý đất đai, phòng tài nguyên môi trường, UBND trongtrường hợp di sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắnliền với đất, các cơ quan này thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản gắn liền đất sang cho những người thừa kế

Tương tự, Phòng Cảnh sát giao thông khi di sản là xe gắn máy, ô tô ,

18

Trang 26

tô chức bảo hiểm khi di sản là khoản tiền mà người chết nhận được từ hợpđồng bảo hiểm Ngoài ra còn rất nhiều các chủ thê khác.

1.3.2 Các hình thức thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế

theo pháp luật

Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng là một vấn đề được điều

chỉnh bởi quy định pháp luật, vì vậy các hình thức thực hiện pháp luật cũng

có những nét chung của các hình thức thực hiện pháp luật là tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật.

Tuân thủ pháp luật phân chia di sản thừa theo pháp luật là hình thức

thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thé pháp luật kiềm chế không tiễn hành

những hoạt động mà pháp luật ngăn cắm Những quy phạm pháp luật cắm quy

định tại Điều 7 của Luật Công chứng được thực hiện dưới hình thức này Déhình thức này di vào cuộc sống, các chủ thé pháp luật công chứng (công

chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người đại diện, tổ

chức hành nghề công chứng) phải kiềm chế không thực hiện hành vi bịnghiêm cam Ví dụ: Luật công chứng quy định “nghiêm cắm công chứng viênsách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng”, nghĩa là khi côngchứng viên không gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng thì lợi ích củangười yêu cầu công chứng được bảo vệ, ngược lại, khi công chứng viên gâykhó khăn, lợi ích của người yêu cầu công chứng sẽ bị xâm phạm

Thi hành pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là một

hình thức thực hiện phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, trong đó cácchủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích

cực Ví dụ: Luật Công chứng quy định “Công chứng viên có nghĩa vụ giải

thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyên, nghĩa vụ và lợi ích hợp

pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng”, như vậy Công chứng viên giải thích cho người yêu câu công chứng hiéu rõ quyên,

19

Trang 27

nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc

công chứng, trường hợp công chứng viên không giải thích thì hành vi đó là

hành vi vi phạm pháp luật.

Sử dụng pháp luật phân chia đi sản thừa kế theo pháp luật: là hình thứcthực hiện pháp luật, trong đó, các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thểcủa mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép) Ở hình thức này,chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật

trao, theo ý thức của mình, chứ không bị ép buộc phải thực hiện Ví dụ, theo

quy định của Bộ luật Dân sự “Người thừa kế có quyền từ chối nhận di san, trừtrường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tai sản củamình đối với người khác” Như vậy, người thừa kế có thể nhận di sản thừa kế,

cũng có thé từ chối nhận di sản thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn

tránh việc thực hiện nghĩa vụ tai sản của mình đối với người khác

Áp dụng pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật: là một

hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua các cơ quan có

thâm quyền hoặc nhà chức trách tô chức cho các chủ thé thực hiện các quyđịnh của pháp luật Trong trường hợp này, các chủ thể pháp luật thực hiện

pháp luật có sự can thiệp của Nhà nước Trong trường hợp đặc biệt, theo quy

định của pháp luật, cơ quan tô chức xã hội cũng có thé thực hiện hoạt động

này Ví dụ, Theo quy định của Luật Công chứng “Công chứng viên phải

kiểm tra dé xác định người dé lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất,quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người

được hưởng di sản; nếu thay chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành

xác minh hoặc yêu câu giám định”.

20

Trang 28

1.3.3 Quy trình

Quy trình phân chia di sản thừa kế bao gồm hai giai đoạn lớn bao gồm:

Thực hiện các hoạt động trước khi tiễn hành trực tiếp phân chia di sản thừa kế

theo pháp luật và trực tiếp phân chia di sản thừa kế

1.3.3.1 Thực hiện các hoạt động trước khi tiễn hành trực tiếp phânchia di sản thừa kế theo pháp luật

Bước thứ nhất: Công bé di chúc và họp mặt những người thừa kếSau khi có thông báo về việc mở thừa, trong trường hợp người chết có

di chúc thi tiễn hành công bố di chúc Đây là thủ tục bắt buộc để đảm bảo

quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên có liên quan đến di chúc, dé nhữngngười có liên quan biết đến di chúc và có quyền thầm định về tính chính xác,tính hiệu lực của di chúc Theo Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, nếu

di chúc được lập bằng văn bản được lưu giữ tại tô chức hành nghề côngchứng thì công chứng viên là người công bồ di chúc Trường hợp người dé lại

di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bồ dichúc; nếu người dé lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định những ngườiđược chỉ định từ chối công bố di chúc thì người thừa kế còn lại thỏa thuận cử

người công bồ di chúc.

Tuy nhiên, đi chúc này không hợp pháp toàn bộ hoặc một phần không

có hiệu lực, có một hoặc một số hay toàn bộ người trong sỐ những người thừa

kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

một hoặc một số cơ quan, tô chức được thừa kế theo đi chúc không còn vào

thời điểm mở thừa kế hoặc có một hoặc một số người trong số những ngườithừa kế theo di chúc không được quyền hưởng di sản hay từ chối quyềnhưởng di sản theo di chúc, hay có phần đi sản chưa có trong di chúc Do đó,cần phải phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Sau khi công bố di chúc và thông báo thời điểm mở thừa kế thì những

21

Trang 29

người được thừa kế tiễn hành họp mặt (Điều 656 Bộ luật dân sự 2015) Quyđịnh về họp mặt nhằm thống nhất các nội dung sau: Cử người quản lý di sản,

người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu

người dé lại di sản không chỉ định trong di chúc; Cách thức phân chia disản Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản

Ngoài ra, những người thừa kế còn có thể cử ra người phân chia di sản

luôn trong lần họp mặt này Điều 657 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

1 Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quan lý disản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế

thỏa thuận cử ra 2 Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc theo đúng thỏa thuận của những người thừa

kế theo pháp luật

Bước thứ hai: Lập danh mục di sản, thu hồi di sản, quản lý đi sản vàlập danh mục nghĩa vụ tài sản do người chết dé lại

Sau khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản, người quản

lý đi sản có nghĩa vụ lập danh mục di sản của người chết và thu hồi những di

sản này, thông báo tình trạng di sản cho những người thừa kế và bảo quản đi

sản (Theo Điều 617 Bộ luật Dân sự 2015)

Người quản lý di sản có quyền thỏa thuận về thù lao với những ngườithừa kế, được những người thừa kế thanh toán chi phí bảo quản Việc lậpdanh mục, thu hồi, quản lý di sản đòi hỏi phải mat nhiều công sức, đôi khingười quản lý còn phải bỏ tiền ra để mua sắm trang, thiết bị bảo quan di sảnnhư mua túi ni lông dé bọc tài sản, thuê kho cất di sản Quy định về côngsức của người quản lý đi sản còn để đảm bảo cho việc tài sản được giữ gìn vàhạn chế gia trị bi xuống cấp, hao mòn (Theo Điều 618 Bộ luật Dân sự 2015).

Về vấn đề lập danh mục nghĩa vụ tài sản của người chết không đượcquy định trong Bộ luật dân sự 2015, tuy nhiên trong thực tế người lập danh

22

Trang 30

mục nghĩa vụ tải sản của người chết nên để cho người quản lý di sản là hợp lýnhất Vì trong quá trình lập danh mục và thu hồi di sản của người chết, ngườiquản lý di sản tiếp xúc với nhiều người có mối quan hệ thân thiết với ngườichết, từ đó có thể đễ dàng lập danh mục nghĩa vụ tài sản của người chết.

Bước thứ ba: Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lạiĐây là một quy định không thể thiếu trong hoạt động phân chia di sảnthừa kế Để phân chia di sản thừa kế đúng và đủ theo di chúc hoặc theo thỏathuận của người thừa kế, can đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên

có liên quan đến di sản do người có di sản dé lại, cũng là dé phù hợp với tráchnhiệm về tài sản của mỗi cá nhân

Điều 658 Bộ luật Dân sự quy định về thứ tự ưu tiên thanh toán

1 Chi phi hợp lý theo tập quán cho việc mai tang phi

Tiền cap dưỡng còn thiếu

Chi phí cho việc bảo quản di sản

Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ Tiền công lao động

2

3

4

5

6 Tiền bồi thường thiệt hại

7 Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhà nước

8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân

9 Tiền phạt

10 Các chi phí khác.

Đối voi thứ tự thanh toán cũng đã thé hiện tính nhân văn của quy địnhpháp luật, hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam làtrách nhiệm lo ma chay cho người chết, là ưu tiên chi phí cho việc cấp đưỡng

Cu thé: chi phí mai táng phí là chi phí trực tiếp cho người dé lại di sản được

xếp thứ tự đầu tiên và là đương nhiên, cấp thiết Tiền mai táng phí gồm: chi phi

dé mua quan tai, chi phi khăn trang và chi phi mua đất đặt quan tai (nếu có)

23

Trang 31

Sau tiền mai táng phí là tiền cấp dưỡng Chi phí này được xếp thứ haibởi chi phí cấp dưỡng là gồm chi phí tiền ăn, học là những chi phí thiết yếucủa người được cấp dưỡng nên cần phải được quan tâm, ưu tiên thanh toán đểđảm bảo tính nhân văn của pháp lý Tiền cấp dưỡng phát sinh trong các

trường hợp vợ chồng khi ly hôn thì bố hoặc mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi

con đến khi con đủ 18 tuổi nếu người bố hoặc người me không trực tiếp nuôi

con, cấp dưỡng nuôi con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự

hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; Tiền cấp dưỡng nuôi con chưa thànhniên, nuôi bố mẹ giả của người bị hại, của nạn nhân trong vụ tai nạn Tiềncấp dưỡng có thể nộp theo tháng và vì vậy có thể người chết khi còn sống

đang thực hiện nghĩa vụ này, thì phần nghĩa vụ còn thiếu cho đến thời điểm

mở thừa kế sẽ tiếp tục được thực hiện trên phần di sản người chết đề lại

Thứ tự thanh toán thứ ba là chi phí cho việc bảo quản di sản, thứ tư là

tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ Đối với tiền trợ cấp cho người sống

nương nhờ xuất phát từ lòng hảo tâm của người dé lại di sản, đó là sự hỗ trợ

để giảm bớt một phần khó khăn cho người sống nương nhờ chứ không phải

trách nhiệm của người dé lại di sản

Thứ năm là tiền công lao động: thứ sáu là tiền bồi thường thiệt hại Đốivới tiền công lao động phát sinh từ hợp đồng lao động Tiền công lao độngthường phát sinh theo tháng, theo vụ việc Trên thực tế việc thanh toán tiềncông lao động rất linh hoạt, có thể cuối tháng người lao động mới được trả

lương hoặc kết thúc công việc được khoản mới được thanh toán, nhưng nhiều

khi người sử dụng lao động cho ứng trước tiền công thì khi thanh toán chỉphải thanh toán phần còn lại của tiền công lao động hoặc hợp đồng ký là một

năm nhưng khi người sử dụng lao động chết đi thì công việc có thể không

tiếp tục được thực hiện và chấm dứt quan hệ lao động Khi đó, tiền công chỉtính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động do người sử dụng lao động

24

Trang 32

chết nên nhà làm luật cần cần nhắc thêm từ “còn thiếu” vào phần thứ năm là:tiền công lao động còn thiếu dé ý nghĩa của điều luật được trọn vẹn và đỡ gâytranh cãi; Còn tiền bồi thường thiệt hại: Có thé là bồi thường thiệt hại tronghợp đồng là khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng dẫn đến thiệt hạiphải bồi thường; Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là không tổn tại hop

đồng nhưng có yếu tố lỗi, có thiệt hại và có mối quan hệ nhân quả từ yếu tố

lỗi đến thiệt hại thì phải bồi thường, ví dụ như bồi thường thiệt hại do nguồn

nguy hiểm cao độ gây ra, bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông

Thứ bảy là tiền thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách Nhànước Trong Điều 8 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định thứ tự thanh toán thứbảy là tiền thuế và các khoản nợ khác phải nộp vào NSNN Nghĩa là chỉ có

nợ Nhà nước mới phải thanh toán còn các khoản phí và lệ phí hoặc nghĩa vụ

khác thì không phải nộp, quy định này là bat cập nên Bộ luật Dân sự 2015 đã

sửa lai cho hoàn chỉnh hơn, phù hợp hơn; Thứ tam là các khoản nợ khác đối

với pháp nhân, cá nhân; Thứ chín là tiền phạt; Thứ mười là chi phí khác Đối

với Bộ luật Dân sự 2005 thì tiền phạt là thứ tám sau đó mới đến các khoản nợ

khác đối cá pháp nhân, cá nhân (thứ chín) Thì ở Bộ luật Dân sự 2015 đã đảo

vị trí hai khoản tiền này dé thấy đã coi trọng các khoản nợ của cá nhân, phápnhân hơn khoản tiền phạt của Nhà nước

1.3.3.2 Trực tiếp phân chia di sản thừa kế theo pháp luậtSau khi thanh toán nghĩa vụ tai sản của người chết, thực hiện các vẫn

dé di chúc về di sản thờ cúng và di tặng, phan di sản còn lại sé là đi sản thừa

kế được những người thừa kế phân chia Những người thừa kế tiến hành họpmặt lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Để lập văn ban phân chia di sản thừa kế theo pháp luật những ngườithừa kế cần phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến xác minh người dé lại di

sản đã chết, các giây tờ chứng minh quyên su dụng, quyên sở hữu tai sản của

25

Trang 33

người chết, các giấy tờ nhân thân của những người thừa kế, giấy tờ xác minhmôi quan hệ đối với người chết.

Sau khi chuẩn bi đầy đủ giấy tờ, nếu người thừa kế có từ chối nhận disản thừa kế thì phải lập văn bản từ chối di sản thừa kế và thông báo cho

những người thừa kế còn lại Những người thừa kế lập văn bản thỏa thuận

phân chia đi sản thừa kế theo pháp luật, nội dung của văn bản thỏa thuận phânchia di sản bao gồm thông tin của những người thừa kế, di sản thừa kế, mốiquan hệ của những người thừa kế với người chết, người thừa kế có đồng ý

nhận di sản thừa kế, người nhận di sản thừa kế có tặng di sản thừa kế cho

người thừa kế khác và người thừa kế có đồng ý nhận phần di sản do ngườithừa kế khác tặng cho Khi lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật những người thừa kế bắt buộc thực hiện công chứng hoặcchứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đối với những trường

hợp như sau: Di sản là quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn

liền với đất theo Điều 167 Luật Dat đai 2013; Di sản là nhà ở theo Điều 122Luật Nhà ở 2014; Những người thừa kế không xác định rõ phần di sản củatừng người theo Điều 57 Luật Công chứng 2014

Sau khi có văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, những ngườithừa kế ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Trường hợp phải

công chứng, chứng thực những người thừa kế cần đưa giấy tờ, văn bản thỏa

thuận phân chia di sản thừa kế này đến các cơ quan có thâm quyền dé côngchứng, chứng thực Các cơ quan có thâm quyền trước khi công chứng, chứngthực phải thực hiện niêm yết thụ lý văn bản thỏa thuận phân chia di sản theoquy định của pháp luật, sau đó mới cho những người thừa kế ký vào văn bản

thỏa thuận phân chia di sản, việc ký văn bản thỏa thuận phân chia di sản phải thực hiện trước mặt người công chứng, chứng thực.

Người phân chia di sản phân chia di san theo đúng văn bản thỏa thuận

26

Trang 34

phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế (Điều 657 Bộ luật Dân sự

2015), người phân chia di sản có thể được hưởng thù lao nếu những người

thừa kế có thỏa thuận

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật phân chia di sản

thừa kế theo pháp luật

Hoạt động thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luậtdiễn ra trong những hoàn cảnh, điều kiện khác nhau Các chủ thé thực hiện

pháp luật đón nhận sự tác động đó ở các mức độ khác nhau nên kết quả cũng

như mục đích của hoạt động thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kếcũng diễn ra ở những mức độ khác nhau Việc tìm ra yếu tổ ảnh hưởng đến

hoạt động thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật là hết sức cần thiết về mặt lý luận cũng như thực tiễn đời sống, các yếu tố này bao

gồm kinh tế, văn hóa xã hội, niềm tin, hệ thống pháp luật Như vậy các yếu

tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

rất đa dạng và phức tạp Các yếu tố ảnh hưởng có thê khái quát như sau:

Yếu to pháp luật: Hệ thống pháp luật có kết cấu khoa học, toàn diện,

đồng bộ, có nội dung thống nhất, phù hợp, được trình bày chính xác dé hiểu,

dễ thực hiện và áp dụng trong đời sống, những mục đích đề ra cho pháp luật

luôn có tính thực hiện cao là những điều kiện quan trọng thể hiện chất lượngcủa hệ thống pháp luật, từ việc nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật sẽgiúp cho các chủ thé thực hiện pháp luật được tốt và hiệu quả hơn

Vi dụ: Có thé nhận thấy quy trình phân chia di sản thừa kế theo pháp

luật chưa được Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể, sắp xếp các quy định

trong quy trình phân chia di sản thừa kế rời dạc, không khoa học dẫn đếnnhững người thừa kế khó có thé hình dung được quy trình phân chia di santhừa kế, bat đầu thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế từ vấn đề gì, cácbước tiễn hành như thé nao, quy định yêu cau của từng bước dẫn đến vi phạmpháp luật trong việc thực hiện phân chia di sản thừa kế

27

Trang 35

Yếu to ý thức pháp luật của con người: thái độ, tình cảm đúng đắn đốivới pháp luật khiến các chủ thé thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.Ngược lại, có những người do yếu tô chủ quan và khách quan dẫn đến có áccảm với pháp luật, mất lòng tin vào pháp luật và các cơ quan pháp luật là

nguyên nhân quan trọng dẫn đến vi phạm pháp luật Có rất nhiều người đánh

giá quy đỉnh pháp luật trong việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật làrườm rà, phức tạp, quy định vậy là không cần thiết dẫn đến không thực hiện

các quy định pháp luật.

Yếu to kinh tế: Nền kinh té xã hội phát triển, bền vững sẽ là điều kiệnthuận cho hoạt động thực hiện pháp luật, nâng cao hiểu biết xã hội và ý thứcpháp luật Ngược lại sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật Kinh

tế phát triển, đời sống vật chất được cải thiện, con người sẽ dễ tiếp cận đếnpháp luật và thực hiện nó dễ dàng hơn Khi nên kinh tế phát triển, con người

có điều kiện được học tập, mở mang kiến thức làm việc hiểu biết pháp luật

được nâng cao từ đó việc thực hiện pháp luật tốt hơn

Yếu to tuyên truyền, pho biến, giáo dục pháp luật: Nếu cơ quan và nhàchức trách có thâm quyền thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục có hiệuquả Từ đó các chủ thể năm rõ được nội dung, tỉnh thần các quy định củapháp luật, ho sẽ biết mình được làm gì, không được làm gi, phải làm gi Nhưng thực tế cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về

phân chia di sản thừa kế theo pháp luật còn rất kém, các cơ quan, tổ chức chủ

yếu tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng chống ma túy, chốngbạo lực gia đình, van đề về hôn nhan

Trinh độ chuyên môn nghiệp vu của các cá nhân, tô chức liên quan đếnthực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật: cá nhân, tổ chứcliên quan đến thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cótrình độ chuyên môn cao thực hiện tốt các quy định pháp luật về phân chia di

28

Trang 36

sản, thừa kế về tải sản Ví dụ: Trường hợp di sản của người chết là tiền trongtài khoản ngân hàng hay tiền gửi tiết kiệm, quy định pháp luật Việt Nam hiệnnay không bắt buộc công chứng, chứng thực thừa kế tiền trong tài khoản ngânhàng hay tiền gửi tiết kiệm, tuy nhiên một số ngân hàng bắt buộc những ngườithừa kế phải công chứng, chứng thực văn bản thảo thuận phân chia di sảnthừa kế theo pháp luật.

Nhận thức của người hưởng di sản thừa kế: Những người thừa kế cónhận thức sẽ giúp thực hiện pháp luật phân chia di sản tốt hơn, đúng theo quyđịnh của pháp luật, hạn chế được vi phạm pháp luật

Trình độ chuyên môn, quản lý của cơ quan bồ trợ tr pháp: Cơ quan bỗ

trợ tư pháp có trình độ chuyên môn, quản lý sẽ chỉ ra được những vi phạm

pháp luật, những hạn chế trong pháp luật phân chia di sản thừa kế theo phápluật Từ đó, cơ quan bồ trợ tư pháp đưa ra yêu cầu đối với các cá nhân, tổ

chức khắc phục vi phạm pháp luật.

1.5 Vai trò của thực hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo

pháp luật

Qua việc phân tích khái niệm phân chia di sản thừa kế theo pháp luật;

các nguyên tắc của thừa kế; khái niệm và đặc điểm của thực hiện pháp luậtphân chia di sản thừa kế theo pháp luật có thé thay được vai trò của thực hiệnpháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Thứ nhất: Đảm bảo sự công bằng và bình đăng, quyền lợi của nhữngngười thừa kế Từ những bài học lich sử, có thé khang định, một chế độ chínhtrị muốn tôn tại, phát triển bền vững thì một trong những nhiệm vụ quan trọng

có tính lâu dài đòi hỏi phải thực hiện được là đảm bảo công băng, bình đẳngphù hợp với điều kiện khách quan của thời đại Van đề công bang, bình dangđược Đảng ta khăng định như là một đặc trưng bản chất của quốc gia xã hộichủ nghĩa thể hiện qua cương lĩnh xây dựng đất nước và hiến pháp Từ những

29

Trang 37

quan điểm của Đảng và những quy định của Hiến pháp năm 2013 về côngbang, bình dang, nhiều văn bản pháp luật đã được xây dựng sửa đổi, bố sung

dé thể hiện ngày càng đầy đủ hơn về nhận thức và tạo khuôn khổ pháp lýcho việc giải quyết các vấn đề liên quan tới bình đăng, công bằng Nhữngquy định pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật cũng khôngngoại lệ Vì vậy, vai trò thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theopháp luật cũng đảm bảo sự công bằng và bình dang của những người thừa kế

theo pháp luật.

Thứ hai: Đảm bảo quyền hưởng di sản của một số người thừa kế theo

pháp luật Theo nguyên tắc đảm bảo quyền hưởng di sản của một số ngườithừa kế theo pháp luật đã được phân tích thì thực hiện pháp luật phân chia disản thừa kế theo pháp luật còn có vai trò đảm bảo quyền lợi của: cha, mẹ,

vợ, chồng đây là những người có phần công sức tạo nên khối di sản; con

chưa thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

đây là những người yếu thế trong xã hội, điều này góp phần đảm bảo chính

sách an sinh xã hội.

Thứ ba: Góp phần tích cực đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn Thực

hiện pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính pháp lý Quá trình hoạt

động thực hiện pháp luật được diễn ra đồng thời và tiếp nói với quá trình xâydựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước Dé quản lý xã hội bang pháp luậtđòi hỏi Nhà nước phải xây dựng và ban hành pháp luật Nếu pháp luật banhành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống, hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm

pháp luật không cao, chứng tỏ rằng quản lý nhà nước kém hiệu quả Vì vậy,

xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật là đỏi hỏi khách quan của việc

quản lý nhà nước Dé quản lý hoạt động phân chia di sản thừa kế theo phápluật, Nhà nước phải xây dựng, ban hành và từng bước hoàn thiện hệ thốngpháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, làm căn cứ pháp lý, tạo

30

Trang 38

môi trường thuận lợi cho các hoạt động nay Thực hiện pháp luật về phân chia

di sản thừa kế là tích cực đưa pháp luật ay vào cuộc sống thực tiễn

Thứ tư: Góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giảiquyết kịp thời những vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan tư pháp dễ dànggiải quyết các tranh chấp có thể xảy ra về thừa kế Pháp luật về phân chia disản thừa kế là một bộ phận của pháp luật nói chung nên nó cũng đòi hỏi cácchủ thé cần có nhận thức một cách đúng đắn, day đủ tư tưởng, nội dung và ýnghĩa, chủ động đề ra biện pháp và tự giác trong thực hiện Thực hiện pháp

luật phân chia di sản thừa kế một cách nghiêm chỉnh và triệt để của các chủ

thẻ là góp phần ngăn ngừa và hạn chế những vi phạm pháp luật Qua thực

hiện pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật sẽ phát hiện được

những sai sót để điều chỉnh hoặc xứ lý kip thời Việc thực hiện pháp luật phânchia di sản thừa kế theo pháp luật được thực hiện theo quy trình, trong từngquy trình đó đều có các yêu cầu cụ thể, điều này giúp các cơ quan tư pháp cóthé dé dàng nhận biết được vi phạm pháp luật ở đâu, thủ thé nào vi phạm phápluật trong trường hợp có thể xảy ra tranh chấp

31

Trang 39

KET LUẬN CHUONG 1

Trong chương 1, tác gia đã nêu được khái quát về pháp luật phân chia

di sản thừa kế theo pháp luật, trong phần này ngoài nêu ra được khái niệm vềpháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, tác giả còn đưa ra được cáctrường hợp áp dụng pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật, đây lànhững điều kiện sảy ra để hình thành nên quan hệ phân chia di sản thừa kếtheo pháp luật Các nguyên tắc trong pháp luật phân chia di sản thừa kế theopháp luật, có thé nói đây là một phan rất quan trọng, một yếu tố chính quyếtđịnh đến pháp luật phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

Tác giả đã nêu và phân tích các vấn đề về thực hiện pháp luật phân chia

di sản thừa kế bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, các chủ thể, hình thức, quytrình, các yêu tố ảnh hưởng, vai trò của thực hiện pháp luật phân chia di sảnthừa kế theo pháp luật Day là những nội dung cơ sở dé tác giả thực hiện xâydựng nội dung chính của các chương về sau và là cở sở để đánh giá từng vấn

đề về thực tiễn, giải pháp.

32

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE PHAN CHIA DI SAN

THỪA KE THEO PHÁP LUẬT CUA CÁC TO CHỨC HANH NGHE

CONG CHUNG TAI TINH ĐIỆN BIEN

2.1 Khái quát về các tổ chức hành nghề công chứng tai tỉnh Điện

Biên và các yếu tố tác động đến hoạt động phân chia di sản thừa kế theopháp luật của các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên

Hiện nay, tỉnh Điện Biên có 03 tổ chức hành nghề công chứng baogồm: Phòng Công chứng số 1 tỉnh Điện Biên, Văn phòng Công chứng Xuân

Phúc, Văn phòng Công chứng Điện Biên.

Thứ nhất: Phòng Công chứng số 1 tỉnh Điện Biên

Địa chỉ: Tổ 5, phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh

Điện Biên

Điện thoại: 0215 3 825751

Mã số thuế: 5600189003

Người đại diện theo pháp luật: Ông Phạm Ngọc Thiệm

Số lượng công chứng viên: 03 người

Thứ hai: Văn phòng Công chứng Xuân Phúc

Địa chỉ: Số nhà 524, Tổ 21, phường Him Lam, thành phố Điện Biên

Phủ, tỉnh Điện Biên

Điện thoại: 0215 3 815536

Mã số thuế: 5600240080

Người đại diện theo pháp luật: Ông Cao Hồng Phong

Số lượng công chứng viên: 02 người

Thứ ba: Văn phòng Công chứng Điện Biên

Địa chỉ: Số 748, Tổ 2, phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ,

tỉnh Điện Biên

33

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng kết quả hoạt động công chứng và số việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tại tỉnh Điện Biên - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực hiện pháp luật về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật qua thực tiễn của các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Điện Biên
Bảng k ết quả hoạt động công chứng và số việc công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật tại tỉnh Điện Biên (Trang 73)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w