1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền tùy nghi truy tố, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền tùy nghi truy tố, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam
Tác giả Tiêu Thị Hà Phương
Người hướng dẫn TS. Mai Thanh Hiếu
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Luật
Chuyên ngành Luật Hình sự và tố tụng hình sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 23,79 MB

Nội dung

công to, Vũ Đức Hanh 2020, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận ánChức năng công to trong to tụng hình sự Việt Nam và Đức, Dam QuangNgọc, Trường Dai học Luật Hà Nội 2020; Luận văn Th

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIEU THỊ HÀ PHƯƠNG

QUYEN TÙY NGHI TRUY TO, KINH NGHIEM

LUẬN VAN THẠC SĨ LUAT HOC

Hà Nội, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

TIEU THỊ HÀ PHƯƠNG

QUYEN TÙY NGHI TRUY TO, KINH NGHIEM

MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI VÀ

Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sw

Mã số: 8380101.03LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Thanh Hiếu

Hà Nội, 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết

quả trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các sốliệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn bảo đảm tính chính xác, tin cậy và trungthực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụtài chính theo quy định của Trường Đại học luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét dé tôi có thé

bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm on !

NGƯỜI CAM ĐOAN

Tiêu Thị Hà Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo tại Khoa Luật —Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và hướng dẫn tôi trong suốt quá

trình học tập và nghiên cứu tại Trường.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Mai Thanh Hiếu đã dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu dé tài và hoàn thiện luận văn củamình.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Trần Trí Trung - Trưởng BanThanh tra và Pháp chế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã ủng hộ và tạo điều kiện

tai nơi công tác, g1úp tôi có thé hoàn thành chương trình học tập của mình tại

Trường Đại học luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Xin được cảm ơn TS Lê Lan Chi đã luôn động viên, khích lệ và truyền

cảm hứng dé tài, xây dựng nên tang dé tài từ bậc học cử nhân cho đến ngày

hôm nay.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã đồng hành cùng tôi trong

suốt quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua!

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

0909) ó65990 ) i 0900) ,ÔỎ ii

ý Ô.Ô.Ô.Ô.ÔỎ | CHƯƠNG 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VÀ LICH SỬ - 7

VỀ QUYỀN TÙY NGHI TRUY TTỒ 22 £EEE£+EEEEEEEEEEEEEEEEEEerrEeerri 71.1 Khái niệm truy tố, quyền tùy nghi truy tỐ 2c-©c¿+2+e+£Exestrxeerrreeee 7

1.2 Ý nghĩa của quyền tùy nghỉ truy tỐ -22+22++z+2EExerrrxeerrrreecee 11 1.3 Lich sử của quyền tùy nghi truy tỐ ¿-©:2e+2E++etEErEerrrrkerrrrreccee 13

KET LUẬN CHƯNG L - 2-6 St+Sk+EEEEEEEEESEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEErkrsrkerrrrrs 18

CHƯƠNG 2: QUYỀN TÙY NGHI TRUY TO TRONG PHAP LUẬT HOA

KY VÀ MOT SO QUOC GIA KHÁC -2 2©+++EEEeSEEEevEEkeetrkerrrred 19

2.1 Quyền tùy nghỉ truy tố trong pháp luật Hoa Kỳ - 192.1.1 Tổng quan về t6 tụng hình sự tại Hoa KKỲ - 5+5 cscsxsseseerses 19

2.1.2 Cơ quan tiến hành truy tỐ ¿-©2¿+2E++£+2EE+£+EEEE+2EEEEetErrserrrreeree 21 2.1.3 Thủ tục truy tO cceeccccecccsseescsssessssseesssseessssesssssesssssessssseeessseeessssesesssesssseeeesseess 22 2.1.4 Quyền tùy nghỉ truy tỐ -2¿-©2222+22EEESEEEEE1EEE1212711122111 12111 25

2.2 Quyền tùy nghỉ truy t6 trong pháp luật một số quốc gia khác 392.2.1 Quyền tùy nghi truy tố trong pháp luật Đức -¿-©csc++: 392.2.2 Quyền tùy nghi truy tố trong pháp luật Pháp -¿- +: 462.2.3 Quyền tùy nghỉ truy tố trong pháp luật Nga -¿- c-c-ccczee 482.2.4 Quyền tùy nghi truy tố trong pháp luật Trung Quốc -. 55

KET LUẬN CHƯƠNG 2 cccccccccccccccvrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 58 CHƯƠNG 3 : THUC TRẠNG PHÁP LUẬT TO TUNG HÌNH SU VIỆT NAM

VỀ QUYEN TRUY TO VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIEN THEO KINHNGHIỆM MOT SO QUOC GIA TREN THE GIỚI .2 -2- +¿ 60

11

Trang 6

3.1 Thực trạng pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền truy tó 603.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam về quyền truy tố 81KET LUẬN CHƯNG 3 2-22 set SEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEkrrkrrrkrrrrrrs 85KET LUẬẬN c6-©ScSt E1 EE112E12111211171121111111112111111711111211111 712111 86TÀI LIEU THAM KHẢO -22-22£©++£9EEE£SEEEESEEEEEEEEEEEEEE2E11222112E21e re 88

iv

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tàiThủ tục truy tố hình sự, một trong những nội dung quan trong của tốtụng hình sự nhằm đưa bị can ra toà dé xét xử Việc truy tố hay không truy tô

bị can ra trước tòa án không những có tác động lớn đến người phạm tội, làm cho họ nhận thức rõ được mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi do minh

gây ra và sự trừng phạt nghiêm minh của pháp luật mà còn có ý nghĩa quan

trọng đối với tình hình trật tự, trị an của xã hội Khi quyết định truy tố, việnkiểm sát (viện công tố) phải cân nhắc nhiều yếu tố để truy tố chính xác, kịp

thời, đúng pháp luật và hiệu quả.

Hiện nay, có hai nguyên tắc truy tố chủ yêu được ghi nhận trên thé giới,

đó là nguyên tac truy to bắt buộc và nguyên tắc tuy nghỉ truy to Nguyên tắc

truy tố bắt buộc được áp dụng ở nhiều nước theo truyền thống luật lục địa, đặt

ra yêu cầu khi có đầy đủ bằng chứng về hành vi phạm tội của một người nào

đó, cơ quan công tô buộc phải truy tổ người đó ra tòa Nguyên tắc tùy nghi

truy tố được áp dụng ở hầu hết các nước theo truyền thống luật án lệ và ở một

số nước châu Âu lục địa [36] cho phép công tố viên có quyền lựa chọn truy tố

tụng hình sự Việt Nam Tuy nhiên, qua thực tiễn xét xử cho thay nhiéu vu an

có hậu qua không lớn, bi cáo đã bồi thường thiệt hại va bi hai thé hiện mong

Trang 8

muốn giảm án (hoặc bãi nại) cho bị cáo, quy định viện kiểm sát phải bắt buộctruy tố bị cáo ra tòa để xét xử đã bộc lộ nhiều hạn chế Bên cạnh đó, có rấtnhiều các vụ án kinh tế mà mục đích của bị hại chỉ là khắc phục được hậuquả kinh tế, bị cáo có khả năng khắc phục và không mong muốn bị truy cứu

trách nhiệm hình sự, quy định bắt buộc Viện kiểm sát truy tố trong những

trường hợp này cũng thé hiện sự cứng nhắc và chưa linh hoạt, xa rời hoàn

cảnh cụ thể làm phát sinh vụ án Hơn nữa, trong xu thế của sự hội nhập, giao lưu giữa các hệ thống pháp luật, trước yêu cầu của cải cách tư pháp được

Đảng và Nhà nước ghi nhận tại Nghị quyết số 49/NQ-TW (sau đây gọi làNghị Quyết 49) ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tưpháp đến năm 2020 là “Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyên vàhoàn thiện tổ chức, bộ máy các cơ quan tu pháp” [1]; tiếp đó, Kết luận số 79-KL/TW ngày 28/7/2010 của Bộ Chính trị về Dé án đổi mới tổ chức và hoạt

động của Tòa án, Viện kiểm sát và các Cơ quan điều tra theo Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách đến năm 2020 khang định [2| “Mục tiêu chung của việc đổi mới là xác định rõ chức năng, nhiệm

vụ, mô hình tổ chức của hệ thống tòa án, viện kiểm sát và cơ quan điều tra

thực sự khoa học, đảm bảo tính đông bộ, phù hợp với các chủ trương, đườnglỗi của Đảng về cải cách tư pháp ” và gần đây là Nghị quyết Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định định hướng phát triển đấtnước giai đoạn 2021 — 2030 [3] là “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp

quyên xã hội chu nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu qua” thì việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới nhằm

vận dụng phi hợp với Việt Nam dé nâng cao chất lượng của hoạt động tô

tụng là điều hết sức cần thiết.

Từ đó, có thé thay rằng, nguyên tắc tùy nghi truy tố sẽ giải quyết đượcphan nao những hạn chế còn tồn đọng mà nguyên tắc truy t6 bắt buộc khó có

Trang 9

thé làm được Và quyền tùy nghi truy tố là sự thể hiện rõ ràng nhất của

nguyên tắc tùy nghi truy tố Do vậy, người viết chọn đề tài: “Quyên tùy nghỉ truy to, kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và bài học cho Việt Nam”

để làm đề tài luận văn của mình Luận văn sẽ tập trung phân tích, làm rõ

những van dé lý luận cơ bản của quyền tùy nghỉ truy tố, phân tích quyền tùy

nghi truy tố trong hệ thống pháp luật một số quốc gia, nhìn nhận bat cập trong

VIỆC truy tố của viện kiểm sát tại Việt Nam Từ đó, hi vọng luận văn sẽ góp

phan b6 sung lý luận khoa học cũng như củng cố và hoàn thiện hơn nữa vềchế định quyết định việc truy tố của viện kiểm sát trong tố tụng hình sự tại

Việt Nam.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong những năm gan đây dé đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, đã

có nhiều đề tài, sách, tạp chí chuyên ngành dé cập đến van dé thủ tục tố tung

hình sự cũng như van đề quyên công tổ trong tố tụng hình sự tại Việt Nam

Điền hình như: Sách chuyên khảo Những vấn dé lý luận và thực tiễn cấp

bách của việc đổi mới thủ tục tô tụng hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của TS Lê Hữu Thẻ, TS Đỗ Văn Duong, ThS Nguyễn Thị Thủy (Đồng chủ

biên) (2013), Nxb Chính trị Quốc gia; Sách chuyên khảo Nhiing mô hình to tungtrên thé giới của TS Tô Văn Hòa (Chủ biên) (2012), Nxb Hồng Đức; Sách Một

số van dé về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội của tác giả Lê Minh Thông; Sách Cai cách tư pháp ở Việt Nam trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp

quyền, Nxb Tư pháp của tác giả Lê Hữu Thé (2005),

Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác như: Luận án Quyển công to ở Việt Nam, Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Viện Nhà nước và Pháp luật;

Luận án Chủ thể buộc tội trong tô tụng hình sự, Nguyễn Trọng Nghĩa (2019),Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận án Ché định thực hành quyền

Trang 10

công to, Vũ Đức Hanh (2020), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận ánChức năng công to trong to tụng hình sự Việt Nam và Đức, Dam QuangNgọc, Trường Dai học Luật Hà Nội (2020); Luận văn Thẩm quyển truy tố của

Viện kiểm sát theo Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nguyễn Ngọc Bằng, Khoa

Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2021); Luận văn Chức năng công to của Viện

kiểm sat”, Lại Văn Thái (2013), Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; Luận văn Quyên công t6 trong tô tụng hình sự tranh tụng và việc vận dung trong diéu kiện Việt Nam, Ly Văn Chính (2004), Khoa Luật, Dai học Quốc Gia Hà

Nội; Luận văn Cơ sở lý luận và thực tiên đổi mới tổ chức Viện kiểm sát nhândân đáp ứng yêu câu cải cách tu pháp ở Việt Nam của Hoàng Thế Anh(2006), Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bài “Những vấn đề lý luận

về chế định quyền công tố” của tác giả Lê Cảm, Tap chí Khoa học Pháp luật

số (4) năm 2001; “Sự cần thiết áp dụng nguyên tắc truy tố tùy nghỉ trong tố

tụng hình sự Việt Nam” của tác giả Đàm Quang Ngọc, Tạp chí Luật học số 10năm 2015; “Bàn về khái niệm quyên công tố” của tác giả Lê Hữu Thẻ, Tap

chí Kiểm sát số (9) năm 2000; “Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải

cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp số (7) năm 2006 v.v

Tuy nhiên, đa phần những nghiên cứu trên là rất rộng, và ít nghiên cứutrực tiếp đến Quyên tùy nghi truy tố kinh nghiệm tại các quốc gia và bai họccho Việt Nam Một số kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học này sẽ

được tác giả kế thừa và phát triển trong luận văn của mình Luận văn phân tích, làm rõ các van đề về Quyên tùy nghỉ truy tố của một số quốc gia trên thé giới từ đó, đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động tô tụng

tại Việt Nam.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các quy định

Trang 11

về nguyên tắc tùy nghi truy tố cũng như về quyền tùy nghỉ truy tổ của một sốquốc gia trên thế giới, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị tiếp thu chếđịnh về quyền tùy nghi truy tổ phục vụ cho hoạt động tổ tụng tại Việt Nam,phù hợp với bối cảnh hội nhập, phát triển.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Dé thực hiện được mục đích như trên, tac gia

xác định nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

- Làm rõ cơ sở lý luận và lịch sử của quyền tùy nghỉ truy tố bao gồm:

khái niệm, ý nghĩa, sự hình thành và phát triển của quyền tùy nghỉ truy tố;

- Phân tích quy định về quyền tùy nghỉ truy t6 của một số quốc giatrên thế giới, đặc biệt là pháp luật Hoa Ky;

- Xem xét những quy định của pháp luật về nguyên tắc quyết định việc

truy tố của Viện kiểm sát tại Việt Nam và nhận xét những bất cập trong nội

dung và một số nhận định về thực tiễn áp dụng;

- Để xuất một số kiến nghị từ việc tiếp thu các hạt nhân hợp lý về

quyên tuỳ nghi truy tố cho tố tụng hình sự tại Việt Nam.

4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nhữngvấn dé lý luận và luật thực định về quyền tùy nghi truy tố

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận văn là pháp luật

hiện hành của các quốc gia: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Việt Nam.

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vậtbiện chứng Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộngsản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, quan điểm tiễn bộ của nhân loại vềkhoa học luật tố tụng hình sự

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học khác

nhau như: phương pháp quy nạp, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật

Trang 12

lịch sử gắn liền với phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích,tong hợp, thống kê; kết hợp giữa lý luận và thực tiễn tư duy logic dé phân

tích, chứng minh

6 Những đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ và đưa lại tri thức khoa học pháp lý, trình

bày, phân tích và đánh giá có hệ thống về quyền tùy nghỉ truy tố của các quốc

gia trên thế giới;

- Luận văn đưa ra những đánh giá trong nội dung quy định pháp luật

hiện hành và thực tiễn trong quá trình thực hiện quy định pháp luật tố tụnghình sự về hoạt động quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát tại Việt Nam;

- Luận văn đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng trong hoạt động quyết định việc truy tố của Viện kiểm sát trong giai

đoạn truy tố.

7 Kết cầu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 03 chương:

Chương 1: Những van dé lý luận và lịch sử về quyền tùy nghỉ truy tổ

Chương 2: Quyên tùy nghỉ truy tô trong pháp luật Hoa Kỳ và một sốquốc gia khác

Chương 3: Thực trạng pháp luật to tụng hình sự Việt Nam về quyêntruy tô và giải pháp hoàn thiện theo kinh nghiệm một số quốc gia trên thé

giới.

Trang 13

CHUONG 1: NHỮNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VÀ LICH SỬ

VE QUYEN TÙY NGHI TRUY TO 1.1 Khái niệm truy tố, quyền tùy nghỉ truy tố

Trước khi tìm hiểu khái niệm “truy tố” cũng như “quyên truy tố” hay

“quyền tùy nghỉ truy tố” chúng ta sẽ tìm hiểu xem xét khái niệm về quyềncông tố Hiện nay, chưa có sự thống nhất về nội hàm từ góc độ khoa học pháp

lý [16, tr.64], những quan điểm khoa học về quyền công tố được đưa ra chủ

yếu như:

Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các hoạt động của kiểm sát việctuân theo pháp luật là thực hành quyền công tố Quan điểm này xuất phát từchức năng của Viện kiểm sát nhân dân dé xem xét quyền công tó, theo đó, tat

cả hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đều là thực hành quyền công tố

ngay cả khi Viện kiểm sát yêu cầu sửa chữa những hành vi vi phạm pháp luật

của mình trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội (trước đây gọi là chứcnăng kiểm sát chung) cũng gọi là thực hành quyên công tổ [17]

Quan điểm thứ hai cho răng quyền công tô là quyền của Nhà nước giao cho Viện kiểm sát truy tố kẻ phạm tội ra Tòa án [20] thực hiện sự buộc tội tại

phiên tòa và thực hành quyền công tố Có thé thấy, tác giả quan điểm nàynhìn công tố ở một phương diện là buộc tội

Quan điểm thứ ba cho rằng quyền công tố là quyền đại diện cho Nhanước dé đưa các vụ việc vi phạm trật tự pháp luật ra cơ quan xét xử để bảo vệ

lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật [19, tr.53] Nếu như quan điểm thứ hai nhìn quyền công tố ở góc độ hẹp chỉ trên phương diện buộc tội thì

quan điểm này mở rộng phạm vi của quyền công tố không chỉ dừng lại “buộctội” trong tố tụng hình sự mà còn nhìn rộng ra nhiều lĩnh vực khác

Quan điểm thứ tw cho rằng quyền công tô là quyền bao gồm quyền

khởi tô, điêu tra vụ án, quyên truy tô và buộc tội bi cáo trước tòa án Vé ban

Trang 14

chất, tại quan điểm này quyền công tố được sử dụng để bảo vệ không chỉ các

lợi ich công (lợi ich chung của toan xã hội) ma cả lợi ích cua cá nhân khi bị hành vi phạm tội xâm hại [21].

Qua xem xét bốn quan điểm trên, có thê rút ra một số đặc điểm sau:

Một là, quyền công tố luôn luôn gắn liền với bản chất nhà nước, với

cách thức tổ chức thực hiện quyền lực ở mỗi quốc gia trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực thống nhất có sự phân

công và phối hợp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan lậppháp, hành pháp và tư pháp Do vậy, quyền công tố ở nước ta là quyền củaNhà nước giao cho Viện kiểm sát nhân danh Nhà nước thực hiện quyên này

Hai là, hoạt động công tố chỉ có trong các lĩnh vực hình sự, bắt đầu từkhi phát hiện, khởi tố vụ án đến truy tố bị can và tranh tụng tại tòa (nội dung

trong báo cáo thâm tra Văn bản của Quốc hội số 729 ngày 14-03-2002 về dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân tối cao) Đồng thời, trong Bộ luật tố

tụng hình sự hiện hành cũng có nhiều điều quy định như này Do vậy quyềncông tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự chứ không có trong các lĩnh vực khác vađối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội

Do vậy, ở mức độ cơ bản nhất, quyền công tố thường được định nghĩanhư là khả năng sử dụng quyền lực nhà nước dé buộc tội ai đó trước tòa án.Quyền này thường được thực hiện bởi các công chức nhà nước là công tố viên

hoặc kiểm sát viên thuộc các viện công tố hoặc viện kiểm sát Mà cu thé tại Việt Nam, quyền công tổ là quyền của Nhà nước, được Nhà nước giao cho viện kiểm sát thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước dé phát hiện tội phạm, truy

tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa, nên thựchiện quyền công tố chính là thực hiện các hành vi tố tụng cần thiết theo quy

Trang 15

định của pháp luật tố tụng hình sự dé truy cứu trách nhiệm hình sự người

phạm tội, đưa người phạm tội ra xét xử trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 3 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dânnăm 2014 xác định: “Thực hành quyền công tô là hoạt động của Viện kiểmsát nhân dân trong tố tụng hình sự dé thực hiện việc buộc tội của Nhà nướcđối với người phạm tội, được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo

về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi to, điều tra, truy

tổ, xét xử vụ án hình sự” [6] (tác giả nhấn mạnh).

Như vậy, nói đến khái niệm “truy tố”, có hai khái niệm liên quan cầnlàm rõ: Truy t6 với vai trò là mét hoạt động đặc trưng của cơ quan công totrong to tụng hình sw; và truy t6 với vai trò là một giai đoạn trong to tụng

hình sự.

- Thứ nhất, “truy tổ” là một hoạt động đặc trưng của cơ quan công

tố Theo đó, truy tố thé hiện rõ nét nhất nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan công tố trong tố tụng hình sự Đó là buộc tội một người trước tòa án bằng

bản cáo trạng.

- Thứ hai, “truy tố” với tư cách là một giai đoạn trong tố tụng hình sự.

Quyết định việc truy tố là giai đoạn thứ ba của hoạt động tố tụng hình sự, mà

trong đó viện kiêm sát căn cứ vao các quy định của pháp luật tố tụng hình sựtiến hành các biện pháp cần thiết nhăm đánh giá một cách toàn diện, kháchquan các tài liệu của vụ án hình sự (bao gồm cả kết luận điều tra và quyết

định đề nghị truy tố) do Cơ quan điều tra chuyên đến và trên cơ sở đó viện kiểm sát ra quyết định: Truy tố bị can trước Tòa án bang bản cáo trạng (kết luận về tội trạng); Trả hồ so dé điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hay tạm đìnhchỉ vụ án hình sự.

Có thể nói, trong giai đoạn truy tố hay hoạt động truy tố thì quyết địnhviệc truy tố của cơ quan công tố là hoạt động trung tâm Đồng thời cũng chỉ

Trang 16

có cơ quan công tô có thâm quyền này mà không có ở bất kỳ một cơ quan nhànước nào khác Quyết định việc truy tổ nằm ở việc trong giai đoạn truy tố, cơquan công tố đánh giá tổng hợp chứng cứ, tài liệu ma cơ quan điều tra đãchuyên giao, cũng như đã thu thập được thêm các tài liệu chứng cứ khác trong

giai đoạn truy tô dé ra các quyết định liên quan đến việc truy tố Các quyết

định này được chia thành hai nhóm, đó là quyết định truy tố bị can và quyếtđịnh không truy tố bị can (đình chỉ vụ án), quyết định chưa truy tố bị can (tạm

đình chỉ vụ án, trả hồ sơ dé điều tra b6 sung) Những quyết định này dẫn đến

những hậu quả pháp lý nhất định có liên quan đến việc giải quyết vụ án hình

sự ở giai đoạn truy tố

Theo từ điển Tiếng Việt, “tùy nghi” được hiểu là: tùy theo hoàn cảnh,làm theo sự phù hợp Theo từ điển Black’s Law thì tùy nghi truy tố được hiểu

như sau: “A prosecutor’s power to choose from the options available in a criminal case, such as filling charges, prosecuting, not prosecuting, plea-

bargaining, and recommending a sentence to the court” [50] (Quyên của công

tổ viên trong việc lựa chọn cách giải quyết vụ án hình sự, như khởi tổ bị can, truy 6, không truy tổ, thỏa thuận nhận tội, dé xuất với toà án mức án) Nói

cách khác, quyền tùy nghi truy tố là quyền giải quyết vụ án hình sự cao nhấtthuộc về công tố viên, không ai có thé can thiệp vào việc đưa ra quyết định

đưa ai đó ra xét xử trước Tòa hay không.

Từ sự phân tích trên đây, có thé rút ra khái niệm: Tay nghỉ truy tổ là

quyên của công to viên được lựa chọn việc truy tô hay không truy tố một

người ra trước tòa án.

Như vậy:

- Bản chất quyên tùy nghỉ truy tố là quyền tự do lựa chọn cách thức,

phạm vi giải quyết một vụ án của cơ quan công tố đối với việc truy t6 [18,

tr.34] Theo đó, công tố viên có quyền tự do lựa chọn một trong trong các

10

Trang 17

cách thức giải quyết vụ án phù hợp như: quyết định truy tố, quyết định không

truy tố, quyết định áp dụng thỏa thuận nhận tội, chứ không bị hạn chế như đối

với việc áp dụng truy tố bắt buộc;

- Mức độ tùy nghi trong quyền năng trao cho cơ quan công tô là gần

như tuyệt đối Công tố viên có toàn quyền quyết định với số phận của một vụ

án hình sự trong giai đoạn tiền xét xử Theo đó, kể cả tòa án hay cơ quan điều

tra cũng không có thâm quyền can thiệp vào việc đưa ra quyết định của công

tố viên Cơ quan điều tra, tại một số quốc gia, cũng chỉ có thẩm quyền kiến

nghị với cơ quan công tố cấp trên về quyết định của công tố viên ma họ thayrằng chưa thỏa đáng, nhưng tuyệt nhiên họ không có quyên hủy hay can thiệpvào quá trình đưa ra quyết định của công tô viên;

- Căn cứ để công tô viên đưa ra các quyết định phải được dựa trên sự

xem xét về chứng cứ và sự cân băng, hài hoà với lợi ích công cộng, lợi ích

của xã hội mà công tổ viên là đại diện Điều nay là “hòn đá tảng” giúp cho công tố viên có thé thích ứng với từng vụ việc cụ thé ứng với từng lợi ích công cộng cụ thê, tạo sự linh hoạt, kịp thời khi giải quyết tình huống, quyết định việc truy tố hay không;

- Có cơ chế độc lập và trách nhiệm cá nhân cao đối với công tố viêntrong việc thực thi thẩm quyền của mình Các công tố viên khi đưa ra cácquyết định thường làm việc độc lập, có nhiều trường hợp, một công tố viên cóthể giải quyết vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, hay nói cách khác là

từ khi điều tra cho đến khi xét xử, kết án, thi hành án phạt tù, bảo lĩnh, tạm tha

tù có điều kiện.

1.2 Ý nghĩa của quyền tùy nghỉ truy tố

Quyên tùy nghỉ truy tổ được áp dụng ở hau hết các nước theo hệ thống

Common Law, theo đó, việc có quyền tự quyết cao nhất trong việc quyết định

đưa ra lời buộc tội, đình chỉ vụ án hay xem xét có áp dụng thỏa thuận nhận tội

11

Trang 18

hay không đã đem lại những ý nghĩa vô cùng thiết thực cho hoạt động té tung

hình sự.

Thứ nhất: Đảm bảo tinh hiệu quả của hoạt động xét xử

Khi áp dụng quyên tùy nghi truy tố thì không phải mọi hành vi phạm

tội đều phải đưa ra toà do phải cân nhắc các nguồn lực và lợi ích công chúng Thay vì truy tố tat cả, cơ quan công tố chỉ tập trung vào các tội phạm nghiêm

trọng, phức tạp tuỳ theo biến động của tình hình Khi áp dụng nguyên tắc tuỳ

nghi truy tố, Viện công tố có quyền không truy tố một tội phạm ngay cả khi

đủ bằng chứng phạm tội Nhờ áp dụng nguyên tắc này mà phán quyết có tội ởcác nước Cộng hoà Pháp, Nhật Bản, Vương Quốc Anh rất cao, tại Nhật Bảnhon 99% Tai Trung Quốc, khi đã đầy đủ chứng cứ và xét thay cần truy t6 bican ra toà thì Viện kiểm sát mới quyết định việc truy tô [22, tr.348] Việc sử

dụng linh hoạt nguyên tắc quyết định truy tố hay không truy tố cho phép Viện công tô chi đưa ra toà xét xử những tội phạm nghiêm trọng, đình chỉ những

vụ phạm tội ít nghiêm trọng, nhằm giải quyết một cách mềm dẻo vấn đề tộiphạm, cân bằng giữa lợi ích công và lợi ích cá nhân Và theo đó, sẽ giảm tải

được một số lượng không lồ các vụ án tồn đọng ở Tòa Từ đó, giúp cho việc

thực hiện công lý được nhanh chóng, hiệu quả.

Thứ hai: Tiết kiệm các nguôn lực tư pháp bằng cách tránh được chi phí

cho hoạt động xét xử.

Việc công tố viên trong thâm quyền của mình có thé đưa ra quyết định

đình chỉ vụ án và quyết định áp dụng thủ tục thỏa thuận nhận tội (đặc biệt là

quyết định giải quyết vụ án thông qua thỏa thuận nhận tội) đã giúp tiết kiệm

được chỉ phí cho hoạt động xét xử Theo thâm phán Burger trong vụ án hình

sự Santobello và New York thì “nếu mọi trường hợp buộc tội đều được đưa raxét xử tại tòa án thì các tiểu bang và chính quyền liên bang sẽ cần bổ sung

thêm rất nhiều thẩm phán và cơ sở vật chất cho Tòa án” Ngay từ đầu những

12

Trang 19

năm 1970 tại Hoa Kỳ, thì đã có gần 90% các vụ án hình sự được giải quyếtthông qua thủ tục mặc cả nhận tội Và đến thời điểm hiện nay, thống kê cho

thấy có đến 97% các vụ án hình sự cấp liên bang được giải quyết bằng hình

thức thỏa thuận “ngoài tòa” và hoàn toàn không thông qua việc xét xử [37].

Thứ ba: Đối với người bị buộc tội: Khuyến khích họ nhận toiThông qua quyết định áp dụng thỏa thuận nhận tội của công tố viên,người bị buộc tội sẽ nhận được lợi ích đó là nhận được dé xuất về một sự

buộc tội nhẹ hơn hoặc một bản án có lợi hơn Thông thường, những người nhận tội thông qua thủ tục mặc cả sẽ được hưởng hậu quả pháp lý nhẹ hơn so

với việc bị xét xử tại tòa Qua đó, người bị buộc tội sẽ dễ dàng khai báo, cũngnhư thành thật trong tiến trình nhận tội Từ đó, con đường ổi đến sự thật của

vụ án cũng dé dàng hơn [ 14, tr.50]

Thứ tư: Đối với người bị hại: công lý được thực thi hiệu qua, kịp thời

mang lại tâm lý an tâm và tin cậy cho bị hại

Thông qua việc giải quyết nhanh chóng vụ án, đặc biệt với những

người không muốn khai báo tại phiên tòa, không muốn mất thời gian theo

đuổi một vụ án cùng với những thủ tục xét xử dài ngày, thì việc bi hại nhanh

chóng biết được kết quả giải quyết vụ án, giúp giảm bớt sự chờ đợi, lo lắng,

đem lai sự hài long cho bị hại [14, tr.51].

1.3 Lịch sử của quyền tùy nghỉ truy tố

Tùy nghi truy tố là một khái niệm mang nguồn gốc từ các nước theo hệ

thống Common Law Vì thé, dé tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử hình thành va

phát triển của chế định này, luận văn sẽ trình bày lịch sử hình thành củaquyên tùy nghi truy tố trong hệ thống pháp luật Anh và Hoa Kỳ

Quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo

trạng (Nolle Prosequi)

Ở Anh, quyền quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle Prosequi) là một thiết chế mà Tổng chưởng lý được bổ

13

Trang 20

nhiệm có thể sử dụng dé cham dứt một vụ truy tố hình sự đang diễn ra Nhiềukhả năng bắt đầu từ thế kỷ XVI, Tổng chưởng lý đã sử dụng thủ tục để bác bỏcác vụ truy tố mà ông coi là phù phiếm hoặc trái với lợi ích của hoàng gia Vìhau hết các vụ truy tô hình sự trong thời kỳ đầu hiện đại là tư tố, nên quyền

quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle)

là hình thức duy nhất của quyền “tùy nghi truy tố” được thực hiện bởi một

đơn vi công Quyền quyết định ngưng truy t6 các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle) là một thủ tục hành pháp, chỉ dành cho Tổng chưởng lý

và thường được thực hiện theo chỉ đạo rõ rang của nhà vua Thu tuc tổ tụnghình sự của Hoa Kỳ đã tiếp thu các thủ tục của quyên quyết định ngưng truy

to các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle), và trong thực tiễnliên bang, ca Tổng thống Hoa Ky và các công tổ viên trực tuyến đều thừa

hưởng quyền lực đối với quyền này Mặc dù tên giống nhau, quyền quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng Nolle phục vụ một chức năng khác ở Hoa Kỳ so với ở Anh Trong hệ thống tư tố ở Anh, quyền quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trang

Nolle là một điểm kiểm soát riêng biệt có sẵn cho nhà vua Ở Hoa Kỳ, cáccông tố viên đã sử dụng quyền quyết định ngưng truy tô các tội danh đã trìnhtòa trong bản cáo trạng (Nolle) dé cham dứt các vụ truy tổ mà chính ho đã

khởi xướng Do đó, quyền quyết định ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa

trong bản cáo trạng (Nolle) của Hoa Kỳ là một trong nhiều thiết chế t6 tụng

mà các quan chức nhà nước sử dụng dé kiểm soát các vu truy tố hình sự.

Ở Anh, Tổng chưởng lý hoàng gia đã không chia sẻ quyết định ngưng

truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle Prosequi) với các

quan chức chính phủ khác; không tồn tại khái niệm công tố viên chính thức.Ngược lại, trong hệ thống công tố của Hoa Kỳ, Tổng thống đã chia sẻ quyếtđịnh ngưng truy tố các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle

14

Trang 21

Prosequi) với các công tô viên công, mặc di các "luật sư quận" đầu tiên củaHoa Kỳ không được quy định rõ ràng dưới sự kiểm soát của Tổng thống.Ngay từ thời gian đầu, các công tổ viên cao cấp cũng đã chia sẻ quyền miễntrừ của Tổng thống từ việc xem xét lại tư pháp trong việc sử dụng quyết địnhngưng truy tô các tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle Prosequi).

Điều này dường như đã cung cấp biểu hiện đầu tiên của Hoa Kỳ về khái niệm

rằng quyền tùy nghỉ truy tố là không thé xem xét lại Các toa án Hoa Ky công

nhận công tố viên cao cấp có quyền đưa ra quyết định ngưng truy t6 các tội

danh đã trình tòa trong ban cáo trạng (Nolle Prosequi), áp dụng hình thức

xem xét tư pháp tương tự đối với quyết định ngưng truy tô các tội danh đã

trình toa trong ban cáo trạng (Nolle Prosequi) được thực hành ở Anh, và do

đó áp dụng cách tiếp cận thực tiễn cho ít nhất một quyết định truy to [51,

viên dường như đã góp phần vào việc mở rộng quyên tùy nghỉ truy tố và bao

gồm cả quyết định buộc tội Tại Hoa Ky v Hill, một bồi thâm đoàn đã trả lại

các ban cáo trạng chính thức và các các phát biểu không chính thức của hộithâm chống lại bị cáo Vì các công tố viên có thể quyết định ngưng truy tổ với

bat kỳ cáo buộc nào, nên việc tiến hành một buổi nhận xét của hội thẩm về vụ

kiện mà “luật sư không nghĩ rằng việc đưa ra các thủ tục tố tụng” có lẽ chỉ

dẫn đến việc ngưng truy tố Việc trì hoãn quyết định của công tô viên về việc

khi nào nên tiễn hành tố tụng đã tiết kiệm thời gian cho tòa án và tăng hiệuquả phạm vi của quyền tùy nghỉ truy tố bao gồm quyết định buộc tội [51,

tr.19]

15

Trang 22

Lý thuyết hiện đại thay thế cho quyết định ngưng truy tố các tội

danh đã trình tòa trong bản cáo trạng (Nolle)

Vào đầu thế kỷ XX, cách tiếp cận của tòa án Corrie theo tùy nghi truy

tố đã được áp dụng rộng rãi hơn và việc tách rời lý thuyết quyền lực công tố

đã trở nên có cơ sở trong luật án lệ liên bang Kết quả là, quyền tùy nghỉ truy

tố đã không còn liên quan đến quyết định ngưng truy tố (các) tội danh đã trình

toa trong bản cáo trang (Nolle); sự tách biệt của lý thuyết quyền lực công tổ

bắt đầu đứng một mình [51, tr.23].

“Quyền tùy nghỉ truy tố” đương đại

Thuật ngữ “Quyền tùy nghỉ truy tố” lần đầu tiên xuất hiện trong Luật

án lệ của Hoa Kỳ vào năm 1961 trong vụ kiện của Tòa án tối cao (Poe v.Ullman) Poe liên quan đến yêu cầu một cặp vợ chồng về việc trợ giúp pháp

lý chống lại việc thực thị luật chống ngừa thai Connecticut Đến năm 1975,

cụm từ “quyền tùy nghỉ truy tố” đã xuất hiện trong gần một trăm vụ án cấp liên bang và ít hơn một chút ở các vụ án cấp tiểu bang Hai mươi năm sau, có hơn một ngàn thuật ngữ này được sử dụng trung bình mỗi năm “Quyền tùy nghỉ truy tổ”, như sự phân tách của học thuyết quyền lực công tố hỗ trợ nó,

hiện đang ton tại và gan chat trong án lệ hiện dai [51, tr.26]

Hiện nay, quyền tùy nghi truy tổ đã được vận dụng, tiếp thu va ghinhận trong pháp luật tô tụng hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới Với nềntảng pháp luật, kinh tế, xã hội và thể chế của mình, các quốc gia có sự vận

dụng, tiếp biến quyền tùy nghỉ truy tố hết sức linh hoạt Tại Mỹ, quốc gia với truyền thống thông luật có mô hình tố tụng tranh tụng thì sự phát triển của quyên tùy nghỉ truy tố rất mạnh mẽ, công tố viên có quyền lực gần như tuyệt đối trong việc quyết định truy tô Không chỉ dừng lại ở các quốc gia theo mô

hình tranh tụng, quyền tùy nghỉ truy tố còn được các quốc gia theo truyềnthống pháp luật châu âu lục địa với mô hình tố tụng thâm van như Đức, Pháp,

16

Trang 23

Nga, Trung Quốc ghi nhận trong pháp luật tố tụng hình sự của mình Đây lànhững quốc gia có phan nào nén tảng pháp luật, kinh tế xã hội, thé chế chínhtri tương đồng với Việt Nam, và đặc biệt là mô hình tố tụng thấm van, do đóViệt Nam hoàn toàn có cơ sở dé học tập kinh nghiệm của những quốc gia trên

dé hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự của mình

17

Trang 24

KET LUẬN CHƯƠNG 1

Tại Chương | tác gia đã phân tích làm rõ khái niệm, ý nghĩa cũng như

đưa ra góc nhìn lich sử về quyền tùy nghi truy tố Có thé thấy, đây là quyền

lực của công tô viên được hình thành từ lâu đời trong hệ thống pháp luật Anh

- Mỹ, và được phát triển một cách rực rỡ tại Mỹ Khi có quyền lực này, công

tố viên có toàn quyền trong việc quyết định truy tố hay không truy tố một người ra trước tòa án Điều này không những giúp đảm bảo tính hiệu quả của

hoạt động xét xử, bởi khi đưa ra quyết định truy tố, công tô viên đã phải cânnhắc rất kỹ các yêu tô liên quan đến cấu thành tội phạm cũng như cân nhắc lợiích công, tập trung truy tố những tội phạm nghiêm trọng, nhờ đó, cũng tiếtkiệm được một nguồn lực tư pháp lớn khi tránh được các chi phí cho hoạtđộng xét xử Đối với người phạm tội, việc áp dụng quyền tùy nghỉ truy tố

thông qua thỏa thuận nhận tội sẽ khuyến khích họ nhận tội Và hơn hết, khi áp

dụng quyền tùy nghỉ truy tố, các vụ án sẽ được giải quyết nhanh chóng, qua

đó, công lý được thực thi sớm đối với nạn nhân “Công lý chậm trễ thì không còn là công lý”, bởi vậy, việc giải quyết các vụ án mà không phải theo đuôi tố

tụng đài ngày sẽ giúp nạn nhân nhanh chóng 6n định tâm lý và cuộc sống

18

Trang 25

CHUONG 2: QUYEN TÙY NGHỊ TRUY TO TRONG PHÁP LUẬT

HOA KỲ VÀ MỘT SO QUOC GIA KHAC

2.1 Quyền tùy nghỉ truy tố trong pháp luật Hoa Ky

2.1.1 Tổng quan về tổ tụng hình sự tại Hoa Kỳ

Hệ thống pháp luật Mỹ được chia thành 2 cấp độ: Liên bang và Tiểubang Hai hệ thống này gần như độc lập tách rời nhau trong đó có sự phânđịnh lĩnh vực nào thuộc thấm quyền của Bang và thuộc thẩm quyền Liên

bang Cả chính quyên liên bang và chính quyền các tiểu bang đều có quyền truy tố tội phạm, đều có hệ thống pháp luật, hệ thong toà an, công tố, cảnh sát riêng [15, tr.362] Cơ quan có thâm quyền thực hành quyền công tố ở Mỹ rất khác nhau ở từng bang Trong giai đoạn đầu của nền tư pháp Mỹ, quyền quyết

định truy tô tội phạm ra tòa thuộc vé các Ủy viên Hội đồng tại các thành phó,

đại bồi thẩm đoàn và các công dân Vai trò của công dân được đặc biệt nhấnmạnh với thâm quyền được tư tố trong những năm đầu lập quốc của quốc gianày Hiện nay, các cơ quan công tô của Mỹ được phân chia theo cấp bang và

liên bang Ở cấp bang, do pháp luật mỗi bang khác nhau nên nhiệm vụ và quyền hạn của công tố viên ở từng bang cũng khác nhau Điểm chung nhất của cơ quan công tố bất ky cấp nào cũng là truy t6 tội phạm ra trước Tòa án.

Các quy định của luật pháp và thực tiễn áp dụng cho thấy, các tội phạm

do cơ quan liên bang truy tố thường là các tội phạm buôn bán, vận chuyên ma

tuý, tội phạm có tô chức, tội phạm về tài chính và gian lận mức độ lớn, nhữngtội phạm xâm hại đến các quyền lợi liên bang như chống lại công chức liênbang, lừa đảo, gian lận nhăm vào liên bang Thêm nữa, có một số loại chỉchính quyền liên bang mới có quyền truy tố, bao gồm các tội phạm trong lĩnhvực hải quan, thuế liên bang, tội gián điệp, phản quốc [38]

19

Trang 26

Chính quyền các bang truy tố hầu hết các loại tội phạm nhằm vào cánhân, như giết người và cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu nhưcướp, trộm cắp Nhìn chung, số vụ án các bang xử lý lớn hơn rất nhiều so vớicon số của liên bang [23, tr56] Mặc dù các bang có thâm quyên lớn trongVIỆC truy tố hầu hết các loại tội phạm nêu trên, nhưng họ chỉ có thể điều tra vàtruy tố các tội phạm xảy ra trên dia bàn lãnh thé của bang Thâm quyền của

liên bang thì mở rộng trên phạm vi toàn liên bang Do vậy, liên bang có khanăng tốt hơn khi điều tra và truy tố các tội phạm phức tạp, xảy ra trên bình

diện rộng.

Văn phòng các vấn đề quốc tế (OIA), bộ phận hình sự, Bộ Tư phápHoa Kỳ chịu trách nhiệm xử lý tất cả các trường hợp dẫn độ tội phạm vớinước ngoài Khi các chính phủ nước ngoài yêu cầu dẫn độ, họ phải cung cấp

chứng cứ cho phía Bộ Tư pháp Hoa Kỳ để Bộ Tư pháp trình bày tại toà khi

Quyết định dẫn độ bị kiện, hay bi xem xét tại toa án [38]

Mặc dù có sự khác nhau trong tố tụng hình sự giữa các bang với nhau, giữa các bang và chính quyền liên bang, nhưng một số nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự được áp dụng thong nhất cho các hoạt động điều tra và

truy tố của các bang và liên bang

Thứ nhất, một nguyên tắc thống nhất là việc điều tra và truy tố thuộctrách nhiệm của nhánh quyền lực hành pháp Công tố viên, nhân viên điều tra

và cảnh sát là các thành viên nhánh hành pháp, không nam trong nhánh quyền

lực tư pháp Hoa Kỳ không có thâm phán điều tra - vốn tồn tại ở hệ thống pháp luật lục địa, dân sự Tuy nhiên, một số hoạt động điều tra chỉ có thé được tiễn hành sau khi có được sự chấp thuận, cho phép của thầm phán Chỉ

thầm phán mới có quyền ra lệnh khám xét và thu giữ chứng cứ về tội phạm,mới có quyền ra lệnh ghi âm các cuộc nói chuyện điện thoại, hay ra lệnh triệutập nhân chứng hay một người nao đó dé cung cấp thông tin, tài liệu và nếu từ

20

Trang 27

chối sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự và trong trường hợp đặc biệt, chỉ thầmphán mới có thé ra lệnh bắt người [19].

Bất cứ khi nào, một công tổ viên (hay một nhân viên cảnh sát, trongtrường hợp khẩn cấp) khi thấy cần thiết phải có một quyết định, hay lệnh của

toà án để phục vụ hoạt động điều tra, phải làm một yêu cầu chính thức gửi toà

án và trình bày rõ các tình tiết và chứng cứ minh chứng cho tính cần thiết của

yêu cầu đó Một thâm phán sẽ chỉ ra lệnh hay quyết định nếu đã xác định

rằng, các căn cứ nêu ra có cơ sở cho việc ra lệnh Chăng hạn, để ra lệnh khám

xét, thẩm phán phải xác định rằng các chứng cứ nêu ra cho thấy có căn cứ vềmột tội phạm đã xảy ra và chứng cứ về tội phạm có thé tìm thấy ở nơi cần

khám xét [38].

Thứ hai, một sô thủ tục, nguyên tac tố tụng hình sự được quy địnhtrong Hiến pháp Hoa Kỳ [15, tr.361] và được áp dụng cho tố tụng hình sự của

cả các bang và liên bang.

2.1.2 Cơ quan tiễn hành fruy tổ

Như đã nêu, trách nhiệm điều tra, truy tố tội phạm ở Hoa Kỳ thuộc

nhánh quyền lực hành pháp Tất cả các công tố viên của Hoa Kỳ đều thuộc

Bộ Tư pháp [15, tr.405] Thêm vào đó, tất cả các nhân viên của Cục điều traliên bang (FBI), của lực lượng phòng chống ma tuý (DEA), của lực lượngcảnh sát liên bang (U.S Marshals) và các điều tra viên của lực lượng phòngchống rượu, thuốc lá, vũ khí và chất nỗ (BATFE) đều trực thuộc Bộ Tu

pháp và toàn bộ các lực lượng này đều thuộc quyền tổng chỉ huy của Bộtrưởng Bộ Tư pháp (ATTORNEY GENERAL) [19].

Việc truy tố các tội phạm liên bang ở mỗi toà án của quận nào thuộc

trách nhiệm của Chưởng lý liên bang tại mỗi quận đó (US Attorney for that

district) Chưởng lý liên bang tại mỗi quận do Tổng thống bổ nhiệm và thôngbáo tới Bộ trưởng Bộ Tư pháp Các thông tin về chứng cứ đã được Điều tra

21

Trang 28

viên thu thập sẽ được trình lên Bộ Tư pháp hoặc Chưởng lý liên bang Sau đó,

công tố viên liên bang sẽ quyết định có truy tố vụ việc ra Toà hay không Ởcấp bang, các công tô viên tiến hành truy tô các tội phạm xâm phạm pháp luậtcủa bang, quyền hạn và trách nhiệm của các công tố viên địa phương được

phân chia theo cấp quận, mỗi bang đều có một Tổng chưởng lý và viên chức này có toàn quyền truy tố tat cả các tội phạm theo pháp luật bang quy định.

Có 94 toà án quận ở Hoa Kỳ [23] và có 93 Chưởng lý liên bang Số lượng các Chưởng lý và công tố viên liên bang ở mỗi quận phụ thuộc vào số

lượng các vụ việc ở mỗi quận (cả lĩnh vực hình sự và dân sự) Chăng hạn,

Văn phòng Chưởng lý liên bang quận Nam NewYork (Manhattan) có đội ngũ

nhân viên nhiều hơn Văn phòng tư pháp thuộc quận Connecticut Các nhânviên thuộc Vụ hình sự thuộc Bộ Tư pháp liên bang ở thủ đô có quyên truy tốmoi tội phạm xảy ra trên tất cả các quận toàn nước Hoa Kỳ, nhưng đứng đầu

đội ngũ công tổ viên là 93 giám đốc Chưởng lý liên bang và các chưởng lý dưới quyền, trợ lý chưởng lý liên bang [38].

2.1.3 Thủ tục truy t6

Khi một trong các cơ quan điều tra liên bang tin rằng, đã có đủ chứng

cứ về một tội phạm liên bang đã xảy ra, nhân viên điều tra sẽ trình bày mọi

phát hiện của họ tới Văn phòng Chưởng lý liên bang tại quận đó Một trong

những trợ lý của Chưởng lý liên bang sẽ xem xét mọi tình tiết và hỏi lại cơquan điều tra dé xem đã đủ dé kết luận một tội phạm đã xảy ra hay không

Quyết định việc truy tố dựa trên 3 yếu tố :

e Thứ nhất, truy tô khi có đủ chứng cứ pháp lý (đủ các yếu tổ tối thiểu

để phát động truy tố hình sự), theo đó, một văn phòng công tố có thê tiếpnhận nhiều vụ án đề truy tố nhưng xử lý phan lớn các vụ án đó thông qua thủ

tục mặc cả thú tội Những căn cứ để xem xét truy tổ bao gồm: Có đủ chứng

cứ liên quan đến việc người bị tình nghi đã phạm tội; Tính nghiêm trọng của

22

Trang 29

tội phạm; sỐ lượng án tại Tòa án; Sự cần thiết phải duy trì các nguồn lựccông tố dé giải quyết những vụ án nghiêm trọng hơn; Tính sẵn sàng (thực tế)của những lựa chọn đối với hình thức truy tố; Sự có lỗi của bị can (đáng khiểntrách về mặt dao đức); Hồ sơ hình sự của bị can (tiền án tiền sự); Sự mong

muốn của bị can trong việc hợp tác tại giai đoạn điều tra hoặc truy tố nhữngngười khác.

e Thứ hai, dé đây nhanh tiến trình tố tụng đối với các vụ án, giảm sự ùn

tac số lượng án tại các Tòa án, duy trì quyền công tố và giảm các phi ton từ

các nguồn lực của Tòa án, các công tô viên bỏ qua những vụ án chứng cứ yếu

từ ngay đầu vào và giảm mức độ nghiêm trọng xuống thành tội ít nghiêmtrọng nhằm giải quyết các vụ án thông qua thỏa thuận nhận tội

e Thứ ba, các công tô viên chỉ truy tô khi có đủ khả năng dé xét xử, baogồm cơ sở truy tố, điều tra của cảnh sát và đối chứng của luật sư Các công tốviên chỉ đệ trình bản buộc tội trong trường hợp có đủ bằng chứng để đảm bảo

việc kết án và chỉ sử dụng tối thiểu thỏa thuận nhận tội.

Nếu thấy chứng cứ chưa đủ cấu thành tội phạm, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ yêu cầu cơ quan điều tra tiếp tục cuộc điều tra hoặc quyết định chuyền vụ việc cho Đại bồi thâm đoàn (grand jury) và Đại bồi thâm đoàn sẽ

tiến hành điều tra vụ việc đó

Nếu chứng cứ đã đủ, trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ trình bay vụ việcvới Đại bồi thâm đoàn và yêu cầu họ bỏ phiếu thông qua (hay phê chuẩn)quyết định buộc tội - coi như chính thức truy tố Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp không đủ thời gian để trình bày với Đại bồi thâm đoàn vì cần bắt

giữ người phạm tội ngay, thì trợ lý Chưởng lý liên bang sẽ yêu cầu Toà án

ban hành lệnh bắt dựa trên một văn bản đề nghị (có tuyên thệ) trong đó nêu rõ

các căn cứ tình tiết, chứng cứ về việc phạm tội của bị can Sau khi đã xem xét

kỹ lưỡng, thâm phán thay rang đã đủ căn cứ theo yêu cầu về chứng cứ, ông ta

23

Trang 30

có thé ra lệnh bắt người đó Nếu lệnh bắt đã được ban hành theo thủ tục trên,Chưởng lý liên bang sau đó phải trình bày vụ việc với Đại bồi thâm đoàn vàphải có được quyết định phê chuẩn việc khởi tố từ Đại bồi thâm đoàn.

Đại bồi thâm đoàn bao gồm 16 - 23 thành viên có trách nhiệm xem xét

moi tình tiết, chứng cứ đưa ra dé bỏ phiếu thông qua quyết định buộc tội [23,tr.120] Thông thường, Đại bồi thẩm đoàn chỉ nghe thông tin từ phía cơ quan

của Chính phủ (công tố) Mục tiêu của một cuộc điều tra (ví dụ một cá nhân

mà cuộc điều tra hướng tới) có thể không bị triệu tập ra trình bày trước Đại

bồi thâm đoàn, nhưng anh ta có thể tự nguyện trình bày trước Đại bồi thẩmđoàn Song điều này hiếm khi xảy ra

Theo quy định, dé truy tố một người, ít nhất 12 thành viên của Đại bôithâm đoàn phải nhất trí là có đủ tình tiết, chứng cứ chứng tỏ bị can đã phạmtội Khi Đại bồi thẩm nghị án, các thành viên như công tố viên, điều tra viên

và nhân viên thư ký toà án và tất cả những người khác phải rời khỏi phòng của Đại bồi thâm đoàn.

Theo Hiến pháp, người bị khởi tố về tội có mức hình phạt từ một năm

tù trở lên có quyền được quyết định truy tô bởi Đại bồi thâm đoàn Đại bồi

thâm đoàn không có quyền phán quyết một người nào đó có tội hay vô tội

Việc đó chỉ được thực hiện tại phiên toà xét xử chính thức sau này.

Công tố viên liên bang không có quyền ra lệnh triệu tập một người nào

đó đến dé khai báo hoặc cung cấp chứng cứ mà ho đang có, mà Đại bôi thẩm đoàn mới có thẩm quyền ra các lệnh này Do đó, xét về ban chất, Đại bồi thâm đoàn có thâm quyền điều tra Trong thực tế, các trợ lý Chưởng lý liên bang và các công tố viên liên bang thường ban hành các Lệnh triệu tập nhân

danh Đại bồi thẩm đoàn Còn các Đại bồi thầm đoàn có thé tự ban hành cácLệnh triệu tập bố sung nhân chứng theo ý của mình

24

Trang 31

Khi nhân chứng được triệu tập ra trước Đại bồi thẩm đoàn, trợ lýChưởng lý liên bang thường đặt câu hỏi với họ, mặc dù trong nhiều trườnghợp, các bồi thâm cũng đặt câu hỏi Một nhân chứng khi trình bày trước Đạibồi thâm đoàn, cũng như nhân chứng trước phiên toà, có thé không bi bat

buộc phải cung cấp chứng cứ nếu chứng cứ đó có thé dẫn đến việc buộc tội

chính mình Như đã nêu trên đây, quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp(Tu chính án thứ năm), gọi là Quyên uu tiên hay Nguyên tắc chong lại việc

công dân buộc phải tự buộc tội chính mình (dua ra chứng cứ chong lai chinhminh)[15, tr.374].

Hoạt động của Dai bồi thâm đoàn được ghi vào biên bản thông quanhân viên đánh máy và được giữ bí mật Nếu một công tố viên hay một thànhviên bồi thẩm có bất kỳ bình luận gì trước công chúng về hoạt động của Đại

bồi thâm doan sẽ phạm tội hình sự Công tố viên cũng không được tiết lộ với bat kỳ công tố viên hay điều tra viên nào khác, trừ những người trực tiếp tham gia vụ an, về các hoạt động của Đại bồi thâm đoản Thông tin về hoạt động của Đại bồi thâm đoàn chỉ có thể được tiết lộ nếu có Lệnh của một Toa án

liên bang Tuy nhiên, điều đó hiếm khi xảy ra Tất nhiên, những chứng cứ thuđược từ bồi thâm đoàn có thé được sử dụng tại phiên toà xét xử sau nảy, nếuĐại bồi thâm đoàn quyết định truy tố Trong những vụ án lớn và phức tạp,chăng hạn các vụ gian lận tài chính lớn, sự tham gia từ đầu của Đại bồi thâmđoàn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động điều tra Trong những vụ như vậy,

điều tra viên và công tố viên cũng sẽ phối hợp làm việc chặt chẽ ngay từ giai đoạn điều tra ban đầu [38].

2.1.4 Quyền tùy nghỉ truy tổ

Thuật ngữ "quyên tùy nghỉ truy t6" (Prosecutorial Discretion) đề cập

đến thực tế luật pháp tại Hoa Kỳ nơi mà các công tố viên có quyên lực gầnnhư tuyệt đôi và có quyên lựa chọn có đưa ra cáo buộc hình sự hay không, và

25

Trang 32

những cáo buộc nao sẽ đưa ra, trong trường hợp bang chứng sẽ chứng minhtội danh Ngoài ra, tùy nghi truy tố còn được thé hiện ở nhiều quy định trongHướng dẫn hành nghề luật tại Hoa Kỳ (The United States Attoneys’s Manual)[40] Thâm quyền này cung cấp nền tảng cơ bản cho việc phô biến thỏa thuận

bào chữa/mặc cả nhận tội (plea bargaining), và đảm bảo rằng các công tố viên

Hoa Kỳ là một trong những quan chức quyền lực nhất trong hệ thống công

quyền Nó cũng cung cấp một cơ hội đáng ké cho sự khoan hồng và lòng thương xót trong một hệ thống thường được đánh dấu bởi luật hình sự rộng

lớn và khắc nghiệt, và, ngày càng tăng lên trong những thập kỷ cuối của thế

kỷ XX, bởi những hạn chế về mặt lập pháp đối với quyết định tùy nghi tuyên

án của các thầm phan [41]

Việc trao quyền tùy nghỉ rộng rãi cho các công tố viên đã ăn sâu vào

luật pháp Hoa Kỳ đến nỗi các luật sư Hoa Kỳ thường cho rằng quyền tùy nghỉ

truy tố là không thể tránh khỏi Trên thực tế, một số quốc gia ở châu Âu và

châu Mỹ La tinh tuân thủ nguyên tắc ngược lại là "truy tố bắt buộc", ít nhất là

về nguyên tắc, các công tố viên có nghĩa vụ đưa ra bất kỳ cáo buộc nào được

hỗ trợ bởi bằng chứng do cảnh sát cung cấp hoặc do công dân báo cáo Mức

độ mà nguyên tắc đó thực sự được tuân theo trong thực tế ở các quốc gia này

đã gây tranh cãi Một số học giả đã lập luận răng các thực tiễn tương tự nhưquyết định tùy nghi truy tố và mặc cả nhận tội của Hoa Ky nói chung có tôntai du ít dù nhiều, du chủ ý hay không ở các quốc gia đó, hoặc thay vào đó,

cảnh sát mới là người thực thi quyền tùy nghi chứ không giống như các công

tố viên Hoa Kỳ [41].

Quyên tùy nghi truy tố được chấp nhận rộng rãi tại Hoa Kỳ gắn chặt với hệ thống pháp luật tranh tụng Nguyên tắc trang tụng được thực thi với ý

nghĩa là các thẩm phán tại tòa án Hoa Kỳ không được ủy quyền điều tra các

vụ án, xác định sự thật và cung câp công lý Thay vào đó, các tòa án được

26

Trang 33

hiểu là các tô chức giải quyết tranh chấp, trong đó các thâm phán có vai tròthụ động hơn, chỉ xem xét các sự kiện như các bên đưa ra cho họ và chỉ quyếtđịnh các vấn đề đó là cần thiết để giải quyết các tranh chấp Trách nhiệmchính để xác định bản chất của tranh chấp, và trình bày các sự kiện có liên

quan, thuộc về các bên và luật sư của họ Cu thé hơn, các vụ án hình sự được coi là tranh chấp giữa chính phủ và các cá nhân bị cáo buộc phạm tội Giống

như một nguyên đơn (plaintiff) trong vụ kiện dân sự (civil suit) có quyền rút

lại yêu cầu của mình, hoặc giải quyết nó một cách riêng tư với bị đơn, trong

trường hợp đó, tòa án không có vai trò gì nữa, vì vậy trong một vụ án hình sự,

công tố viên, với tư cách là đại diện của chính phủ, có thé quyết định răng loiích của khách hàng của anh ta được phục vụ tốt nhất bằng cách không thựchiện bất kỳ hành động pháp lý nào, hoặc bằng cách giải quyết thiếu lý do có

thê có trên lý thuyết nếu vụ kiện được theo đuôi đến kết luận cuối cùng Về cơ bản cùng một lý do, hệ thống của Hoa Kỳ thừa nhận một lời nhận tội chính thức của một bị cáo hình sự là một giải pháp kết luận của vụ án loại bỏ sự cần thiết phải điều tra tư pháp vào các sự kiện Nếu chính phủ nguyên đơn và bị đơn về cơ bản là thỏa thuận về việc liệu bị đơn có nên bị trừng phạt hay

không, không có tranh chấp, và không có gì dé tòa án làm Thâm quyền của

cả công t6 viên va bị cáo từ bỏ hoặc giải quyết các khác biệt tiềm năng của

họ, do đó làm tăng khả năng thương lượng, trong đó công tố viên đồng ý từ

bỏ một số cáo buộc hoặc biện pháp trừng phạt tiềm năng đề đáp lại thỏa thuận của bị cáo không tranh chấp với người khác [41].

Do đó, công tố viên đóng một vai trò quan trọng trong quản trị công lý

ở Hoa Kỳ Trong phạm vi mà công tố viên là luật sư của nhà nước, khách

hàng của họ không phải là sở cảnh sát hoặc nạn nhân cá nhân của một tội

phạm, mà là chính xã hội Hơn nữa, giống như một vấn dé thực tế, công tốviên không chỉ đơn thuần là luật sư đại diện cho lợi ích của xã hội trước tòa

27

Trang 34

án, mà còn là quan chức nhà nước có nhiệm vụ quyết định mức độ quan tâmcủa xã hội trong việc tìm kiếm hình phạt Do đó, công tố viên không chỉ đơnthuần là một luật sư, thực hiện kỹ năng kỹ thuật để biện hộ cho các vị trí do

người khác quyết định, mà là một quan chức nhà nước quan trọng, thực hiện

quyền lực chính trị thay mặt nhà nước để xác định vị trí quan trọng của mình

Do đó, công tổ viên thường là một cá thé có trách nhiệm chính tri Ở hầu hết

các bang, công tố viên trưởng của một quận được bầu, thường là ở cấp quận.(Thông thường, tổng chưởng lý tiêu bang, thường là một quan chức được bầu,

và có một số thâm quyền giới hạn nói chung với giới luật sư tại địa phương) Trong hệ thống liên bang, công tố viên trưởng tại một khu tư pháp được bổ

nhiệm bởi Tổng thống, theo xác nhận của Thượng viện Trong khi không

được bầu trực tiếp, công tố viên trưởng có trách nhiệm với mọi người thông

qua tổng thống được bầu và Tổng chưởng lý

Như đã trình bày, một trong những đặc trưng lớn nhất của nền tư pháp Hoa Kỳ là thâm quyền tuỳ nghi rộng lớn của công tổ viên trong các van dé

hình sự Chang hạn, một công tố viên liên bang có thể quyết định không truy

tố một tội phạm, nếu thấy vụ việc quá nhỏ dé truy tố theo thâm quyền liênbang Chang hạn, số lượng ma tuý hay thiệt hại cho nạn nhân không đáng kể.Khi đó, cơ quan điều tra (liên bang) có thể chuyển vụ việc cho một công tố

viên của bang (nếu vụ việc đó có thé bị truy tố ở toà án bang) và công tô viên của bang cũng có toàn quyên truy tô hay không truy tố Tương tự, công tố

viên liên bang có thé không truy tổ một tội phạm ít nghiêm trọng nếu cho

rằng, có giải pháp khác thay thế, chăng hạn bị cáo đồng ý bồi thường cho nạnnhân [38].

Bị cáo bị khởi tố về các tội ít nghiêm trọng, không bạo lực, có thể được

xử lý theo các cách thức khác, thông thường là bồi thường, khắc phục hậu quả

cho nạn nhân Nếu bị cáo thực hiện xong các biện pháp đó, họ sẽ không bị

truy tố nữa và tránh bị lập lý lịch tư pháp.

28

Trang 35

Một cách thức nữa mà công tố viên có thể không truy tố hoặc đề nghịĐại bồi thâm đoàn rút lại quyết định (phê chuẩn) truy tố là mặc dù có đủchứng cứ đề khởi tố và phê chuẩn việc truy tố, nhưng các chứng cứ dù có bổsung sau này cũng không thể chứng minh được bị cáo phạm tội tại phiên toàxét xử chính thức Trong những trường hợp như vậy, công tố viên không bị

bắt buộc phải đề nghị ra lệnh bắt Còn nếu công tổ viên đã khởi tố, buộc tội,

có phê chuẩn từ Đại bồi thâm đoàn, đã có lệnh bắt bị can từ toà án, (mà sau đó quyết định không truy tố), thì việc đó được coi như lam dụng quyền tuy nghi

của công tố viên

Cùng với đó, công tố viên cũng có thé dựa trên hồ sơ của cơ quan cảnhsát sẽ quyết định có đưa một vụ án ra phiên tòa hay không? Truy tổ ai, đưa ra

những lời buộc tội nào, khi nao thì bỏ qua lời buộc tội, có thực hiện việc mặc

cả thú tội hay không và cần phải tổ chức thực hiện việc truy tố như thế nào Theo các luật gia Hoa Kỳ, một vụ án có thé được phân công giải quyết theo

“chiều doc” (vertical handling) và/hoặc theo “chiều ngang” (horizontal handling) Một vụ án được giao cho một công tố viên giải quyết từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc, hay nói cách khác là từ khi điều tra cho đến khi xét

xử, kết án, thi hành án phạt tù, bảo lĩnh và tạm tha tủ có điều kiện là truy tốtheo chiều dọc Cơ sở lý luận cho cách thức truy tố vụ án theo chiều dọc nằm

ở tính hiệu quả Một công tô viên tiến hành truy tố một vụ án từ lúc bắt đầuđến khi kết thúc sẽ chất lượng hơn so với các công tố viên khác nhau chịutrách nhiệm truy tố ở những giai đoạn khác nhau của vụ án — phân công giải

quyết theo chiêu ngang Tuy nhiên, vụ án giải quyết theo chiều ngang sẽ giúp các công tố viên có cơ hội học tập các công tổ viên có kinh nghiệm [52].

Quyền năng của công tố viên Hoa Kỳ có thé được xem là chế định

quyền lực lớn nhất trong hệ thống tư pháp hình sự Quyền năng của công tố

viên bat nguôn từ 2 yêu tô: sự ảnh hưởng của công tô viên đôi với các hành

29

Trang 36

động của cơ quan khác trong hệ thống; và sự tự do, không bị xem xét lại đối

với quyền quyết định việc truy tố Cơ sở lý luận cho việc trao quyền truy tốcho cơ quan công tố mà không bi xem xét bởi cơ quan khác xuất phát từ họcthuyết tam quyền phân lập được quy định trong hiến pháp Theo đó, Tòa án

là cơ quan tư pháp nên không được can thiệp vào sự tự do thực hiện quyền năng cân nhắc truy tô của công tố viên, việc thực hiện quyền tùy nghi tố của công tô viên chịu sự điều chỉnh của các quy tắc hành chính nội bộ của Bộ Tư

pháp [42].

Ngoài ra, có ba vẫn đề chính mà quyền tự quyết của Công tố viên đượcthé hiện rõ là: Quyết định đưa ra lời buộc tội, quyết định bãi bỏ lời buộc tội và

thỏa thuận nhận tội.

- Quyết định đưa ra lời buộc tội [40]

Trong những trường hợp tội phạm nghiêm trọng và cân nhắc giữa lợi

ích công, quyết định đưa ra lời buộc tội hoàn toàn có thể được đưa ra Điều

này không làm mất di tính quan trọng của quyên tuy nghỉ truy tố Các Bộ luật

Hình sự của Hoa Kỳ thường có các đạo luật chồng chéo với các hình phạt khác nhau cho cùng một hành động và một kế hoạch tội phạm cụ thể có thể

bao gồm một số hành vi, một số trong đó có thể bị buộc tội độc lập như cáctội phạm riêng biệt Ví dụ, một kế hoạch lừa dao cụ thé có thé cho phép các

công tố viên đưa ra các cáo buộc về tội gian lận, có thé được phân biệt thành

các mức độ, cũng như các tội giả mạo ít nghiêm trọng hơn, mạo danh, khai

báo sai hoặc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh Công tố viên có thé chọn từ bỏ các cáo buộc nghiêm trọng nhất, hoặc chỉ đưa ra một tập hợp con của các cáo buộc có thể trong lý thuyết là có thể chứng minh được.

Quyết định này có thể đặc biệt quan trọng khi một số hoặc tất cả các cáo buộc dự tính có chứa các bản án tối thiểu bắt buộc Trong trường hợp như

vậy, công tô viên có thê có hiệu lực kiêm soát đáng kê đôi với bản án được áp

30

Trang 37

dụng nếu bị cáo bị kết án Bằng cách chọn đưa ra cáo buộc mang hình phạtbắt buộc, công tổ viên có thé đảm bảo rằng thâm phán không có quyền áp

dụng bản án nhẹ hơn, trong khi chọn một buộc tội khác mà thiếu hình phạt bắt

buộc sẽ giải phóng hình phạt nhẹ nhàng hơn nếu công tố viên mong muốn.Hơn nữa, các công tô viên cũng có thé ảnh hưởng đến số phận của các bị cáobằng nhiều quyết định khác nằm trong quyền tùy nghỉ truy t6 của họ Giốngnhư cảnh sát, các công tô viên có quyên lực rộng lớn dé tiến hành điều tra, và

có thể chọn trong số các công cụ điều tra khác nhau, (nói chung) mà không có

sự giám sát hay ràng buộc tư pháp Thật vậy, vì sự kiểm soát của họ đối với các quyên lực điều tra rộng lớn của bồi thâm đoàn, các công tố viên có nhiều quyền lực hơn để đưa ra các cuộc điều tra sâu hơn so với cảnh sát Các nhân chứng tiềm năng có thê từ chối hợp tác với cảnh sát (vì bất kỳ lý do nào hoặc

không vì lý do nào), nhưng công tổ viên có thê thực thi quyền lực trát hầu tòa

(subpoena) của bồi thẩm đoàn dé yêu cầu các nhân chứng tham dự và trả lời, không có đặc quyền hợp pháp Do đó, công tố viên, chỉ chịu sự xem xét tư

pháp rất hạn chế, có thể yêu cầu các nhân chứng phải trả lời các câu hỏi mở

rộng và chuyên sâu, hoặc đáp ứng các yêu cầu nặng nề và tốn kém cho việc

đưa ra tài liệu, bất cứ khi nào anh ta muốn tiếp tục điều tra

- Quyết định bãi bỏ lời buộc tội (từ chối truy tô) [40]:

Về quyết định ban đầu để lập hồ sơ cho một cáo buộc liên bang, quy

định ghi rõ:

“Công tố viên liên bang cần bat đầu hoặc đề xuất truy tố liên bang nếu

anh ta/cô ta tin rằng việc làm của người đó cầu thành một tội phạm liên bang

và rằng chứng cứ được chấp nhận có thé đủ dé đạt được và hỗ trợ kết án, trừphi, theo đánh giá của minh, công tố viên có thê từ chối truy tố vì:

1 Việc truy tố không đem lại lợi ich đáng ké nào cho bang (lợi ích công);

2 Người đó sẽ bị truy tố hiệu quả ở thâm quyền xét xử khác (như ở một

trong 50 tiểu bang hoặc ở chính phủ nước ngoài);

31

Trang 38

3 Khi truy tố, có khả năng hợp rằng đó không phải là án hình sự [42].

“Để xác định có nên từ chối truy tố không vì việc truy tổ không đem lại lợiich đáng ké nao cho liên bang, công tố viên cần đánh giá tat cả các van đề cóliên quan, bao gồm:

1 Các ưu tiên thi hành luật của liên bang;

2 Bản chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm;

3 Tác động ngăn chặn của việc truy tố;

4 Sự có tội của người đó đối với tội phạm;

5 Tiền sử phạm tội của người đó;

6 Sự sẵn sàng phối hợp của người đó trong quá trình điều tra hoặctruy tổ đối tượng khác; và

7 Bản án có thể xảy ra và các hậu quả khác nếu người đó bị kết án

“Để xác định có nên từ chối truy tố không vì người đó sẽ bị truy tố

hiệu quả ở thẩm quyền xét xử khác, (công tố viên liên bang) nên đánh giá tất

cả các van dé có liên quan, bao gồm:

1 Mức độ quan tâm của các thẩm quyền xét xử khác vào việc truy tố

“Đề xác định có nên từ chối truy tố không vì khi truy tố, có khả năng

hợp lý rằng đó không phải là án hình sự, công tố viên liên bang nên đánh giá

tất cả các vấn đề có liên quan, bao gồm:

1 Các chế tài hiện có theo các cách xử lý khác nhau;

2 Khả năng đặt ra chế tài hiệu quả; và

3 Tác động của cách xử lý phi hình sự đối với lợi ích thi hành luật

32

Trang 39

Liên bang.”

- Thu tục thỏa thuận nhận toi

“Thỏa thuận nhận tội” là một thủ tục rất quan trọng và có vai trò vôcùng to lớn trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự tại Hoa Kỳ Điều này thể

hiện ở tỷ lệ các vụ án được áp dụng thủ tục này để giải quyết, theo thống kê

cứ 100 vụ án được phát hiện tai Hoa Ky thì có 10 vụ được đưa ra xét xử tai

phiên tòa có bồi thâm đoàn, còn lại 90 vụ được giải quyết thông qua “thỏathuận nhận tội” [14, tr.5 1 |.

Theo Điều 11, Nguyên tắc Tố tụng hình sự Hoa Kỳ, tuy không trực tiếpđịnh nghĩa, nhưng tại phần quy định chung và phần công bố một thỏa thuận

thú tội có ghi nhận: Toa án không được tham gia vào những cuộc thảo luận

giữa bên luật sự biện hộ và công tô viên khi họ “thỏa thuận nhận tội”, nhưng

các bên phải công bố diéu đó tại tòa công khai [42].

Tuy nhiên, hiểu đơn giản thì thỏa thuận nhận tội là sự thỏa thuận giữa

công tổ viên, bị cáo và luật sự biện hộ của họ cho phép bị cáo nhận tội dé đôi lay một vài sự nhượng bộ như giảm lời buộc tội hoặc đưa ra mức án khoan dung hơn Có thể xem thỏa thuận nhận tội như một cơ hội được giảm nhẹ mức

án và chi phí luật sư cho người bị buộc tội Ngoài ra, thông qua hoạt động

nay, công tô viên cũng thực hiện quyền tùy nghi truy tổ của mình băng sự trao

đổi thương lượng giữa các bên Hoạt động áp dụng nguyên tắc thỏa thuận

nhận tội không chỉ đem lại những lợi ích nhất định cho người bị cáo buộc mà

còn cả phía Nhà nước trước các thủ tục tố tụng.

Với bản chất là sự thảo luận, trao đổi và thương lượng giữa hai bên có

sự nhượng bộ lẫn nhau để đạt được những mục đích nhất định, với công tố

nhằm giải quyết vụ án nhanh gọn, kịp thời, với người bị buộc tội thì có thể

được hưởng một bản án nhẹ hơn, thì thủ tục thương lượng nhận tội có các

đặc diém sau:

33

Trang 40

- Thứ nhất: Là cuộc đàm phán giữa bên buộc tội (công tố viên) và bên

gỡ tội (người bị buộc tội, luật sư bào chữa) Việc Tòa án không tham gia vào

quá trình thương lượng của các bên nhằm đảm bảo sự bình đăng và tự nguyện của các bên trong quá trình thương lượng Sau khi Công tố viên, bị cáo và luật

sư biện hộ của bị cáo thảo luận, thương lượng xong sẽ công bố sự thương

lượng này tại phiên tòa và tòa án có quyền chấp nhận hoặc bác bỏ sự thương lượng này Nhưng xét về nội dung cuộc thương lượng không được có sự tác

động của tòa án.

- Thứ hai: Sự nhận tội mang tính chất tự nguyện, không phải là kết quả

của việc ép buộc, đe dọa hoặc hứa hẹn khác (không phải hứa hẹn được ghi

trong nội dung thỏa thuận) Thương lượng nhận tội chỉ diễn ra khi có sự đề

nghị của bị cáo xuất phát từ sự tự nguyện hoặc thông qua lời khuyên của luật

sư biện hộ Sự tự nguyện của bị cáo phải được thé hiện rõ trong quá trình mặc

cả thú tội Điều này có nghĩa rằng bị cáo phải được cảnh báo về những hậu

quả của việc tự nhận tội, hiểu được rất nhiều vấn đề như: bản chất của sự

buộc tội đối với anh ta, những loại chế tài gắn với sự buộc tội đó, nhữngquyền mà anh ta có thê phải từ bỏ khi nhận tội

- Thứ ba: Thỏa thuận dựa trên cơ sở thực tế Nói cách khác, bị cáo

phải thực sự là người thực hiện hành vi phạm tội.

Theo quy định về các Nguyên tắc Tố tụng hình sự tại Điều 11 vềthương lượng nhận tội, khi tiễn hành thương lượng nhận tội bao gồm các chủthể sau:

- Công to viên

Quyết định truy tố được đảm bảo khi có đủ các chứng cứ pháp lý dé đảm

bảo cho việc truy tố về hình sự Thỏa thuận nhận tội được diễn ra hay khôngphụ thuộc rat lớn vào Công tố viên Công tố viên là một bên có định trong khithỏa thuận nhận tội, Công tố viên và luật sư sẽ thảo luận và đưa ra những thỏathuận có lợi nhất cho cả hai bên, nghĩa là công tố viên sẽ giảm bớt một số truy

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w