1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN HỮU DONG

XÂY DUNG CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN BEN VUNG

CHO TINH SON LA TRONG GIAI DOAN 2023-2030

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HOC QUOC GIA HÀ NỘI

TRUONG QUAN TRI VÀ KINH DOANH

NGUYEN HỮU DONG

XÂY DUNG CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN BEN VUNG

CHO TINH SON LA TRONG GIAI DOAN 2023-2030 Chuyén nganh: Quan tri An ninh phi truyén thong

Mã số : 8900201.05QTD

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: PGS.TS HOANG DINH PHI

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

CAM KET

Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động

của chính tác giả thu được chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chưa được

công bồ trong bat cứ một chương trình nghiên cứu nào của người khác.

Những kết quả nghiên cứu và tài liệu của người khác (trich dẫn, bảng, biểu, đồ thị cùng những tài liệu khác) được sử dụng trong luận văn này đã được giả tự biên soạn và có trích dẫn cụ thé.

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và pháp luật về những cam kết nói trên.

Hà Nội, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đông

Trang 4

LOI CAM ON

Trong qua trình làm luận văn với những kiến thức đã được học, tham khảo tài liệu và

kinh nghiệm công tác, cùng với sự giúp đỡ của các giảng viên giảng dạy trong Chương

trình đào tạo thạc sĩ Quản trị an ninh phi truyền thống (MNS) tại Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng nghiệp, tôi đã hoàn thành Luận văn

của mình.

Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc tới thầy PGS.TS Hoàng Đình Phi là giảng viên trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn khoa học, đã tận tình

hướng dẫn cho tôi về phương pháp nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành cám ơn các giảng viên của Trường Quản tri và Kinh doanh

và bạn bẻ cùng trường đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quátrình hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cám ơn các đồng nghiệp và các nhà quản lý, nhà quản trị tại Sơn La đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập đữ liệu và cung cấp thông tin của

luận văn.

Mặc dù đã cố gang nỗ lực dé hoàn thành luận van, tuy nhiên luận văn không tránh khỏi một số hạn chế Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của các giảng viên và các nhà khoa học dé tiếp tục các nghiên cứu toàn diện hơn và hoàn thiện năng lực nghiên cứu và ứng dụng kiến thức đã học trong thực tiễn công tác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Đông

il

Trang 5

1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược phát triển bền vững - 5 1.1.1 Khái niệm chiến lược -s+-+++++EEktttEEkkrtttkrrttrirrrtrirrrrrrrrriree 5 1.1.2 Phát triển bén vững -¿- 2 % E922 EEEEEEEEE1211211211115111111 11111 ce 6 1.2 Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia - 2-22 +¿22+2x++cx++rxsreez 7 1.2.1 Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia -22- 2 2c++cEe+Ezrserseei 7 1.2.2 Lợi ích của Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia - 8

1.3 Quan điểm của Dang ta về Phát triển bền vững - 2-55 ccczzccrxerxeei 9

1.4 Chiến lược phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam - 10 1.5 Chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp và tô chức - 13 1.6 Chiến lược phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống I8 1.7 Quy trình và công cụ xây dựng chiến lược phát triển bền vững 21

1.7.1 Quy trình xây dựng chiến lược phát triển bền ving cece eee 21 1.7.2 Công cụ xây dung chiến lược phat triển bền vững - 2 5552 22

CHƯƠNG 2: XÂY DUNG VA DE XUẤT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIEN BEN

VỮNG CHO TINH SON LA TRONG GIAI DOAN 2023-2030 -.- 31 2.1 Giới thiệu tóm tắt về tinh Sơn La :-¿©+++2++tttxxtrtrrrrrrrrrrrrrrrrrree 31

PIN No CHUN 0n 4444344 ÔỎ 31

2.1.2 Đặc điểm các lĩnh vực trên dia ban tỉnh Son La giai đoạn hiện nay 32

2.2 Phân tích các yêu tố môi trường bên ngoài - 2-2 + 2+ +++£x+zx+zszs+2 41

11

Trang 6

2.3 Phân tích các yếu tố môi trường bên trong - 2-2 2+ 2+s+x+£x+rxzzszx+z 48 2.4 Phân tích và lựa chọn các nhóm chiến lược - - ¿s+s+z+++x+xeE+x+xezezxzxez 58 2.5 Thực trang phát triển bền vững trên địa bàn tinh Sơn La giai đoạn 2015 - 2020 62 2.5.1 Về kinh tẾ - 5c ©52+S<22E 2x2 122197171121121127171121121111711211 11.1111.1111 cre 62

2.5.2 Văn hóa, xã hội và an sinh xã hỘIi + c S222 E 3+ +22 EVE+seevxeeeexeeese 66

2.5.3 Quan lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu 69

2.5.4 Công tác quốc phòng, an ninh, đối ngoại 2-2 2 +x+zx+zx+zszce2 70 2.5.5 Xây dựng chính quyền, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội, hội quần 0n 5 71 2.6 Một số hạn chế trong quá trình phát triển bền vững Sơn La trong giai đoạn

"0b 201 :dÂÂÂẦ.)”.:)iÍ)iÍ-:L)L)L , 73

CHƯƠNG 3: DE XUẤT MỘT SO GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN BEN VỮNG CHO TINH SON LA TRONG GIAI DOAN

2023-2030 “rrc((/((/ 75

3.1 Dinh hướng phat triển của tinh Sơn La c.ccecscessesssessssssssseessessssssesssecsseestesseessecs 75 3.1.1 Sứ mệnh của Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Sơn La -5z52 75 3.1.2 Phương hướng và Mục tiêu phát triển -¿- 5: ©++s++cxzzxezxssrxz 76 3.2 Đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững tinh Sơn La đến năm 2030 79 3.2.1 Phát triển kinh tế bỀn vững -¿- 2 2 £+E+SE+EE+EE2EEEEE2EE2EEEEEEEEEEerkrrrree 79 3.2.2 Phát triển văn hóa, xã hội và thực hiện tiến bộ, công bang xã hội, nâng cao Oi 0 8n Mn 90

3.2.3 Quản lý và sử dụng hiệu quả tai nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường và

chủ động ứng phó với biến đồi khí hậu, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai 94 s00 9:1 95

TÀI LIEU THAM KHẢO -2-22-©522SS£2SE‡2EEEEEEEE2E1211711221211711 71.21 xe 98

PHU LUC wiceesesscsssesssesssesssessvsssecssessvessusssecssvcssecsssssesssecsuessusssesssesssessesssesssessseeseseseeess 100

iV

Trang 7

An ninh phi truyén thong

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái

Bình DươngDoanh nghiệp

Trường Quản trị và Kinh doanh, ĐHQGHN

Hội đồng nhân dân Nhà xuất bản

Phát triển bền vững Ủy ban nhân dân

Xã hội chủ nghĩa

Internal Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong một tô chức hay DN

External Factors Evaluation: Đánh giá các yếu tố môi

trường bên ngoài

Ma trận lựa chọn các nhóm chiên lược

Trang 8

DANH MỤC BANG BIEU

Bảng 2.1.: Ma trận đánh giá các yếu tô bên ngoài - ¿+ ©c++cx++zxccrxeee 42 Bảng 2.2.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong - + ++s+cs+cxsrxcrez 49

Bảng 2.3.: Ma trận TOWS HH HH TH HH HH HH tre 59

DANH MỤC HÌNH VE

Hình 1.1: Mô hình ngôi nhà phát triển bền vững quốc gia -5- 5 52 14 Hình 1.2: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp 16 Hình 1.2: Quy trình xây dựng và quản trị chiến lược -¿-z5z-: 21

VI

Trang 9

PHAN MỞ DAU 1 Tinh cấp thiết của dé tài nghiên cứu

Hiện nay, đa số lãnh đạo các quốc gia trên thế giới đều đang cố găng ban hành và chỉ đạo thực thi các chính sách dé thúc đây sự phát triển bền vững quốc gia

theo 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) dựa trên ba trụ cột chính là kinh tế, xã hội và môi trường Là một nước đang phát triển có trách nhiệm, Việt Nam cũng đã có cam kết phan đấu thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững theo lộ trình ở cấp trung ương và cấp địa phương Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII năm 2021 đã chỉ rõ “Tiếp tục phát triển nhanh và bền vững đất nước”, phát triển bền vững là yêu cầu xuyến suốt trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội

đến năm 2030 và đã rút ra bài học: “Phải thực sự coi trọng chất lượng, hiệu quả tăng

trưởng và phát triển bền vững Tăng cường huy động, gắn với sử dụng có hiệu quả

các nguồn lực trong và ngoài nước”; “Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với thực hiện tiễn bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” “Triển khai đồng bộ, toàn diện các mục tiêu kinh tế, tiến bộ, công bằng xã hội và môi trường Xây dựng và thực hiện đồng bộ thể chế, chính sách phát triển xã hội, quản lý phát triển xã hội bền vững, hài hòa” Các văn kiện và nghị quyết các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đã nhiều lần nhấn mạnh việc “phát triển nhanh và bền vững đất nước trên cơ sở phát triển bền vững kinh tế vi mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh”, đồng thời cũng đề cập tới yêu cầu phải “phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh; phát triển kinh tế, gan kết chặt chẽ với phát

triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm quốc phòng, an ninh va giữ vững hòa bình, 6n định để xây dựng đất nước”; giải quyết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện

tiễn bộ và công băng xã hội, bảo vệ môi trường”.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành “Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội 10 năm 2010-2020” và các chỉ đạo mang tính chiến lược về phát trién bền vững

Việt Nam cho đến năm 2030 tầm nhìn đến 2045 Chính phủ Nước CHXHCNVN

cũng đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg ngày 12/4/2012 về việc phê duyệt

Trang 10

“Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020” Tuy nhiên, các báo cáo tổng kết liên quan tới tình hình hay mức độ phát triển bền vững ở cấp độ quốc gia và cấp độ 63 tỉnh thành trực thuộc trung ương trong 10 năm cho thấy có nhiều chiến lược và mục tiêu chiến lược phát triển bền vững chưa đạt được kết quả

như mong đợi, trong đó có các mục tiêu về phát triển kinh tế xanh, đảm bảo an ninh môi trường và phát huy bản sắc văn hóa con người Việt Nam.

Sơn La là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn nhưng van dang phan dau dé hoàn thành tốt các mục tiêu phát triển bền vững trên cả ba trụ cột là kinh tế - xã hội và môi trường Tuy nhiên, hiện nay các cấp ủy và chính quyền Sơn La còn thiếu nguồn nhân lực lãnh đạo và quản trị chiến lược phát triển bền vững, kinh nghiệm xây dựng cũng như chỉ dao thực thi các chiến lược phát triển bền vững từ cấp tỉnh đến cấp

huyện và cấp xã Chính vì vậy, theo yêu cầu thực tiễn công tác và trong khuôn khổ

nhiệm vụ học tập với mong muốn nghiên cứu theo cách tiếp cận liên ngành của chương trình thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống, tác giả đã chon dé tài: “Xây dựng chiến

lược phát triển bền vững cho tinh Sơn La trong giai đoạn 2023-2030” làm luận văn

thạc sĩ.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Cho đến nay trên thế giới và tại Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên

cứu trực diện về chiến lược phát triển bền vững và quan tri chiến lược phát triển bền vững ở các cấp và các ngành Đa số các nghiên cứu tập trung vào các khía cạnh khác nhau của phát triển bền vững theo quan điểm và 17 mục tiêu phát triển bền

vững (SGDs) của Liên hợp quốc Trong đó có một số công trình như:

- Tác giả Gurran và cộng sự (2015) đã có giới thiệu về quá trình chính quyền

Úc đã nghiên cứu, xây dựng và triển khai hai chiến lược quan trọng có liên quan

đến nhau đề đạt được sự phát triển bền vững, bao gồm: Hiện đại hóa các hoạt động

sản xuất và xây dựng các thê chế đi kèm dé khuyến khích phát trién bền vững.

- Nghiên cứu của Allen và cộng sự (2020) khi thực hiện nghiên cứu về các chương trình hành động quốc gia gắn với các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs)

ở Úc đã chỉ ra rằng tại Úc đã có những thay đôi lớn trong việc đạt được các mục

Trang 11

tiêu liên quan đến y tế và giáo dục trong khi các mục tiêu liên quan đến hành động khí hậu và giảm bất bình đăng chưa đạt được kết quả như mong muốn.

- Lee và cộng sự (2018) chỉ ra rang các quốc gia chau A đã rất nỗ lực trong

việc thu hút sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong việc cùng chung tay giải quyết các van đề liên quan đến phát triển bền vững của khu vực cũng như ưu tiên

đối với việc sản xuất thải ít carbon và hiệu quả về năng lượng.

Tại Việt Nam, liên quan tới chủ đề xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hay chiến lược phát triển bền vững cho doanh nghiệp có một số tác giả có luận văn thạc sĩ Tuy nhiên, theo tác giả tìm hiểu thì chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về

xây dựng chiến lược phát triển hay chiến lược phát triển bền vững cho cấp tỉnh.

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu, tổng hợp và lựa chọn khung lý thuyết phục vụ cho công tác quan trị chiến lược phát triển bền vững cho một tô chức nói chung, trong đó có quy trình và công cụ xây dựng và đề xuất chiến lược phát triển bền vững cho một địa

phương cấp tỉnh.

- Vận dụng các công cụ lý thuyết, phân tích các yếu tố môi trường bên trong

và bên ngoài tác động tới mức độ phát triển bền vững cấp tinh dé xây dựng chiến

lược phát triển bền vững cho tỉnh trong giai đoạn 2023-2030.

- Đề xuất các nhóm chiến lược và một số giải pháp để triển khai thực hiện chiến lược phát triển bền vững cho tỉnh trong giai đoạn 2023-2030.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là khung lý thuyết, quy trình và công cụ xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho một tô chức hành chính cấp tỉnh và những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc lựa chọn các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững cho tinh trong giai đoạn 2023-2030.

- Phạm vi nghiên cứu

+ Về thời gian: Tổng hợp các dữ liệu cứng (thứ cấp) trong thời gian 5 năm (1/2015- 12/2020) vé tinh hinh thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển tỉnh; Nghiên cứu thu thập các dữ liệu thứ cấp (bảng hỏi và phỏng vấn) để đánh giá các

Trang 12

yếu tố bên trong và bên ngoài tác động tới việc lựa chọn các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững tỉnh trong giai đoạn 2023-2030.

+ Về không gian: Tập trung nghiên cứu và khảo sát các đối tượng và hoạt động chính liên quan tới công tác quản lý chiến lược phát triển Kinh tế Xã hội

-Môi trường theo hướng bền vững của tỉnh.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận co bản của chủ nghĩa Mac-Lénin va cách tiếp cận liên ngành của khoa học quản trị an ninh phi truyền thống; dựa trên đường lối,

chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các quy định của nhà nước trong lĩnh vựcquản tri hành chính và thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức năng.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu

cụ thé như: Thu thập dữ liệu thứ cấp (dữ liệu cứng) từ các báo cáo liên quan của

Tinh ủy, HĐND, UBND tỉnh và các huyện có liên quan trong giai đoạn 2015-2020;

thu thập dữ liệu sơ cấp (dữ liệu mềm) bằng phương pháp thiết kế và sử dụng phiếu khảo sát 30 nhà lãnh đạo và quản trị tại địa phương; phương pháp phỏng vấn

chuyên sâu các cán bộ quản trị liên quan trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện

chiến lược hay các kế hoạch phát triển của tỉnh và của huyện; phương pháp tổng

hợp dữ liệu và phân tích thông qua sử dụng các công cụ xây dựng chiến lược.

6 Kết cau của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung dé tài được cau trúc thành 3 chương:

Chương 1: Lý luận về xây dựng chiến lược phát triển bền vững

Chương 2: Xây dựng và đề xuất chiến lược phát triển bền vững tỉnh Sơn La

trong giai đoạn 2023-2030.

Chương 3: Đề xuất một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển bền vững

tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023-2030.

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CƠ BAN VE XÂY DỰNG CHIEN LƯỢC

PHAT TRIEN BEN VỮNG

1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược phát triển bền vững 1.1.1 Khái niệm chiến lược

Khái niệm chiến lược gắn với chiến thuật và chiến dịch đã hình thành từ rất

lâu trong lịch sử quân sự thế giới Trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập toàn cầu thì khái niệm chiến lược được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực từ chính trị, xã hội đến kinh tế, văn hóa, giáo dục, công nghệ, kinh doanh Nhiều nhà nghiên

cứu đều có quan điểm chung cho rằng chiến lược bao gồm việc ấn định các mục

tiêu cơ bản dài hạn của một tô chức, đồng thời lựa chọn cách thức hoặc tiến trình

hành động và phân bồ các tài nguyên thiết yếu dé thực hiện các mục tiêu đó.

Theo Fred R David (16) thì chiến lược là kế hoạch phối hợp các mục tiêu

chủ yếu, các chính sách và hành động của đơn vi thành một tổng thể kết dính lại với

nhau Còn theo giáo su Michael Porter (10), một trong những học giả nỗi tiếng thé giới chuyên nghiên cứu về chiến lược thì khái niệm chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các hoạt động của một công ty; theo đó, chiến lược liên quan đến vị trí

cạnh tranh của doanh nghiệp và cách thức làm cho doanh nghiệp trở nên khác biệt

đối với người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng thông qua một hệ thống các hoạt động kinh doanh khác biệt với đối thủ cạnh tranh; là sự kết hợp các mục tiêu cuối cùng dé doanh nghiệp tồn tại va phát triển.

Theo Keven Scholes, Gerry Johnson (18) thì chiến lược là việc xác định định

hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dai hạn, ở đó tô chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan đến tô chức.

Theo tác giả Hoàng Đình Phi (8) thì đối với bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp

nào thì "chiến lược là một tài liệu, có thể viết tay, in máy hay điện tử, trong đó những người có trách nhiệm dé ra sứ mệnh, tâm nhìn, giá trị cốt lõi và các mục tiêu

dai hạn cho một tổ chức, thông thường là trong 5 năm, cũng như xác định các

Trang 14

nguồn lực can huy động và các giải pháp can thực hiện dé đạt được các mục tiêu đã đề ra".

Trong khuôn khổ luận văn và ứng dụng thực tiễn, tác giả lựa chọn định nghĩa về chiến lược cũng như các công cụ xây dựng chiến lược được giảng dạy và hướng dẫn cho nhiều thế hệ học viên cao học theo các tài liệu giảng dạy các môn học về

quản trị chiến lược và phát triển bền vững thuộc Chương trình đào tạo thạc sĩ quản

trị an ninh phi tryén thống 1.1.2 Phát triển bền vững

Thuật ngữ "phat triển bên vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong an phẩm Chiến lược bảo tôn Thế giới (công bỗ bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển

của nhân loại không thé chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng

những nhu câu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học".

Khái niệm này được phổ biến rộng rãi vào năm 1987 nhờ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Our Common Future) của Uy ban Môi trường và Phát triển Thế giới - WCED (nay là Uy ban Brundtland) Báo cáo này ghi rõ: Phát triển bền vững là "sự phát triển có thé đáp ứng được những nhu cẩu hiện tại mà

không anh hưởng, tốn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cau của các thế hệ

tương lai " Nói cách khác, phát triển bền vững phải bao đảm có sự phát triển kinh tế hiệu quả, xã hội công bằng và môi trường được bảo vệ, gin g1ữ Đề đạt được điều này, tất cả các thành phần kinh tế - xã hội, nhà cầm quyền, các tổ chức xã hội phải bắt tay nhau thực hiện nhằm mục đích dung hòa 3 lĩnh vực chính: Kinh tế Xã hội

-Môi trường.

Mục tiêu của PTBV là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đăng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa

giữa con người và tự nhiên.

Nguyên tắc PTBV đưa ra nhằm phục vụ cho việc xác định quyền và nghĩa vụ

của các tô chức, cá nhân đối với cộng đồng Các quy định nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc PTBV bao gồm:

Trang 15

+ Nguyên tắc về sự uy thác của nhân dân: Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại về môi trường ở bất cứ nơi đâu xảy ra Nguyên tắc này cho rang công chúng có quyền đòi hỏi chính quyền với tư cách là tổ

chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời với các sự cố môi trường.

+ Nguyên tắc bình đăng giữa các thé hệ: Là quyền cột lõi của phát triển bền vững Việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại không phương hại đến nhu cầu của tương lai Nguyên tắc này phụ thuộc vào sự áp dụng tổng hợp các nguyên tắc khác

của sự phát trién bền vững.

+ Nguyên tắc phòng ngừa: Ở những nơi xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, phải có biện pháp ngăn ngừa đề phòng kể cả các biện pháp chỉ phí, khi chúng ta còn nghi ngờ tác động đến môi trường của sự phát triển thì cần phải có biện pháp phòng ngừa tương ứng với mức độ tác động xấu nhất.

+ Nguyên tắc phân quyên và ủy quyền.

+ Nguyên tắc bình đăng trong nội bộ thế hệ.

+ Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền.

+ Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền.

1.2 Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia 1.2.1 Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia

Phát triển bền vững là sự phát triển dựa trên các yếu tố cụ thé kết hợp với nhau trong một quốc gia như:

+ Phát triển bên vững về kinh tế: Đây là quá trình đạt được tăng trưởng kinh

tế 6n định và đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo cân đối cán cân

thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương hại đến xã hội và

môi trường.

+ Phát triển bên vững về xã hội: Day là yêu tố mang tinh chất quyết định cụ

thé việc phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã hội, xóa đói giảm nghèo,

tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đảm bảo người dân có cơ

hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục nhưng không làm

phương hại đến kinh tế và môi trường.

Trang 16

+ Phát triển bên vững về môi trường: Yêu t6 này cần kết hợp với hai yếu tố

trên; đó là sự kết hợp giữa bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và phát triển xã hội phải đi đôi với nhau, hay cũng có thé xem yếu tố này là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, duy trì một nền tảng nguồn lực ồn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh Phát triển bền vững về môi

trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự ồn định khí quyền và các hoạt động sinh

thái khác, cần hạn chế van dé ô nhiễm môi trường, bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiêu các tác động của biến đồi khí hậu và thiên tai.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể thấy rằng đối với phát triển bền vững về môi trường cần phải định hướng các doanh nghiệp từng bước thay đổi mô hình sản

xuất và hướng đến các công nghệ sản xuất sạch hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không làm phương hại đến kinh tế - xã hội và ngược lại phát triển kinh tế và xã hội không gây ảnh hưởng tới các yếu tố của môi trường, đó chính là nền tảng của chiến lược phát triển bền vững của quốc

gia hiện nay.

1.2.2 Lợi ích của Chiến lược phát triển bền vững Quốc gia

Việc củng cố, đây mạnh hơn nữa các nội dung của phát triển bền vững trong

giai đoạn hiện nay là rất cần thiết, bởi:

Thứ nhất: Phát triển bền vững đảm bảo tính bền vững về kinh tế Sự phát triển bền vững giúp kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh nhưng vẫn đảm bảo

tính an toàn, lành mạnh, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống, nâng cao đời sống

nhân dân.

Thứ hai: Phát trién bền vững đảm bảo được tính bền vững về xã hội, thể hiện ở sự công bằng xã hội và phát triển của con người thông qua thước đo là chỉ số HDI Theo đó, sức khỏe, dinh dưỡng, học vấn, xóa đói giảm nghèo được đảm bảo, mọi thành viên trong xã hội đều được bình đăng ngang nhau chính là sự thể hiện

của tính bền vững Từ đó, có thé làm giảm nguy cơ xung đột, bất ổn trong xã hội

hay chiên tranh giữa các quôc gia.

Trang 17

Thứ ba: Phát trién bền vững đảm bảo được tính bền vững của môi trường Các nguồn tài nguyên thiện nhiên hiện nay đang ngày càng bị suy giảm, cạn kiệt cả về số lượng và chất lượng Chính vì thế, phát triển bền vững là nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, không ngừng bảo vệ chất lượng cuộc sống ngày càng tích cực.

1.3 Quan điểm của Đảng ta về Phát triển bền vững

Trong xu thế hội nhập và đôi mới, Việt Nam đã lựa chọn chiến lược phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững để thực hiện mục tiêu "Dân giàu,

nước mạnh, dân chủ, công bang, văn minh" Trong quá trình hội nhập và phát triển, chủ trương, quan điểm của Đảng về phát triển bền vững dat nước luôn được Việt Nam không ngừng bồ sung và hoàn thiện.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: Chiến lược phát triển tổng thể của đất nước ta là đây mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc Đôi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước; bảo đảm gan két chat ché va trién khai đồng bộ các nhiệm vụ,

trong đó: Phát triển kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; xây dựng Đảng là then

chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tỉnh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên.

Những nội dung mới được khang định là: “Phát triển nhanh và bên vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyên đổi số Phát huy toi da loi thé của các vùng, miền; phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; quan tâm, tạo điều kiện

thuận lợi cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, người yếu thế,

dong bào dân tộc thiểu số ”.

Nhận thức, quan điểm về phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam vừa có sự kế thừa nhận thức và xu hướng phát triển chung của thế giới vừa có sự vận dụng, bồ sung, phát triển phù hợp với điều kiện cụ thé của Việt Nam Theo đó, trong bối

cảnh hiện nay, Việt Nam xác định:

Một là, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển

đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển

xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, chủ động ứng phó với biên đôi khí hậu,

Trang 18

bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội va bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia.

Hai là, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thê xã hội, các cộng đồng dân cư và mỗi người dân Huy động mọi nguồn lực xã hội;

tăng cường sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, đoàn

thể, doanh nghiệp và các bên liên quan nhằm đảm bảo thực hiện thành công các mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030.

Ba là, con người là trung tâm của phát triển bền vững Phát huy tối đa nhân t6 con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân;

xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Bon là, tạo điều kiện dé mọi người va mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đăng dé phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp

cho những thế hệ mai sau Không dé ai bị bỏ lại phía sau, trước tiên tiếp cận những

đối tượng dễ bị ton thuong nhat, bao gom trẻ em, phụ nữ, người cao tuổi, người

nghèo, người khuyết tật, đồng bào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,

vùng biên giới, hải đảo và những đối tượng dé bị tổn thương khác.

Năm là, khoa học và công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

và chuyền đổi số quốc gia sẽ là nền tảng và động lực cho phát triển bền vững dat

nước Công nghệ hiện đại, sạch và Phát triển bền vững là cơ sở dé phát triển nhanh,

phát triển nhanh để tạo điều kiện, nguồn lực cho phát triển bền vững Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính

sách phát triển kinh tế - xã hội.

1.4 Chiến lược phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh toàn cầu, Phát triển bền vững không

chỉ là mối quan tâm của các nhà hoạt động chính tri, các nhà hoạt động môi trường mà còn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức và doanh nghiệp Ở cấp

độ quốc tế, đa số các quốc gia trên thế giới đã và đang thực hiện các cam kết đã ký

10

Trang 19

trong Chương trình Nghị sự 21 của Liên hợp quốc bằng việc cụ thể hóa các mục tiêu trong việc xây dựng và thực thi các chiến lược phát triển bền vững ở tầm quốc gia Dang Cộng sản Việt Nam đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan tới đường lồi và chủ trương phát triển bền vững của Việt Nam Chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2010-2020.

Những năm gần đây, bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều khó khăn, biến

động, biến đổi phức tạp khó lường; tuy nhiên, Việt Nam vẫn cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, cụ thể giai đoạn 2021-2030 là:

Thứ nhất, Phát trién bền vững về kinh tế.

Việt Nam phan dau, trong giai doan 2020-2030, tốc độ tăng trưởng GDP

trung bình tăng 7%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đến năm

2030 đạt khoảng 7.500 USD Mục tiêu đến năm 2030, năng suất lao động trong

nông nghiệp tăng gấp 1,5 lần; lộ trình tăng thu nhập bình quân đầu người khu vực

nông thôn là: Đạt 43 triệu (năm 2020); 60 triệu (năm 2025) và 90 triệu (năm 2030).

Ty trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khoảng 30% GDP; kinh tế số đạt khoảng 30% GDP Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50% Tổng đầu tư xã hội bình quân đạt

33 - 35% GDP; nợ công không quá 60% GDP Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt 50% Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội

bình quân đạt trên 6,5%/nam Giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP ở

mức | -1,5%/nam.

Thứ hai, phát trién bền vững về xã hội

Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7; tuổi thọ bình quân đạt 75

tuôi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh dat tối thiểu 68 năm Tỷ lệ lao động qua dao tạo có bằng cấp, chứng chi đạt 35-40% Ty trong lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội giảm xuống dưới 20%.

Thứ ba, Phát trién bền vững về môi trường

Tỷ lệ che phủ rừng 6n định ở mức 42% Tỷ lệ xử lý và tái sử dụng nước thải

ra môi trường lưu vực các sông đạt trên 70%; giảm 9% lượng phát thải khí nhà

kính 100% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt quy chuẩn về môi trường Tăng diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3-5% diện tích tự nhiên vùng biển quốc gia.

11

Trang 20

Năm 2030 có thể đạt được các mục tiêu phát triển bền vững về tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đồi khí hậu Chống sa mạc hóa, phục hồi các vùng đất

và đất bị thoái hóa.

Đề phát triển kinh tế nhanh và bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã xúc tiến thực hiện nhiều nhiệm vụ và giải pháp quan trọng, trong đó đã tập trung hoàn thiện,

nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải

quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà nước, Thị trường và Xã hội Xây dựng, hoàn thiện khung khổ pháp lý, thử nghiệm cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đây quá trình

chuyển đôi SỐ, kinh tế SỐ, phát triển các mô hình kinh tế mới, khởi nghiệp sáng tạo,

cung cấp dịch vụ công, quan ly và bảo vệ môi trường Sử dụng thé chế, các nguồn lực, công cụ điều tiết, cơ chế, chính sách phân phối, phân phối lại để phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh, nâng cao phúc lợi xã hội

và bảo vệ môi trường.

Phát huy vai trò của người dân, doanh nghiệp, các tô chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp và cộng đồng trong tham gia xây dựng, phản biện và giám sát thực

hiện pháp luật, cơ chế, chính sách của Nhà nước Cải cách thủ tục hành chính một

cách quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, bãi bỏ các rào cản hạn chế quyền tự do kinh

doanh, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh

lành mạnh, bình đăng, minh bạch Phấn đấu đến năm 2030, môi trường kinh doanh

của Việt Nam được xếp vào nhóm 30 quốc gia hàng đầu Tăng cường thúc đây hình thức đầu tư đối tác công tư, thu hút các nhà đầu tư mới để hướng tới phát triển bền vững Trong điều kiện nguồn vốn nhà nước hạn hẹp, trợ giúp phát triển chính thức

(ODA) hạn ché, thì hình thức đầu tư đối tác công tư và huy động nguồn vốn đầu tư

từ khu vực tư nhân sẽ đóng vai trò quan trọng.

Tiếp tục đầu tư mạnh vào cải thiện chất lượng nguồn nhân lực; chú trọng nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân nghèo, vùng sâu, vùng xa, cả về thé lực và trí lực nhằm đạt mục tiêu thiên niên kỷ như đã cam kết về phát triển con

người Ưu tiên phục vụ con người, phát huy cao nhất yếu tố con người trong mỗi

chiến lược phát triển Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu các nước có thu

12

Trang 21

nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước công nghiệp phát triển hiện

đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.

1.5 Chiến lược phát triển bền vững của doanh nghiệp và tô chức

Theo tác giả Hoàng Đình Phi (8), tùy theo quy mô và ngành nghề kinh doanh, một doanh nghiệp có thể có nhiều loại chiến lược theo các cấp độ khác nhau như:

Chiến lược phát triển tổng thể doanh nghiệp cho mỗi giai đoạn, thường là 5 năm

hay 10 năm; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực; Chiến lược tài chính; Chiến lược công nghệ; Chiến lược sản xuất; Chiến lược marketing; Chiến lược bán hàng: Chiến lược văn hóa Mục tiêu cuối cùng của việc xây dựng và thực thi các chiến lược là dé đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và duy trì khả năng cạnh tranh.

Các nghiên cứu từ trước tới nay đã chỉ ra rằng bat kỳ một tô chức nào ké cả một

đơn vị hành chính cấp trung ương tới địa phương, tổ chức công lập hay đơn vị hành

chính sự nghiệp có thu thì cũng cần phải có các định hướng chiến lược đề phát triển theo các giai đoạn làm mục tiêu phan dau cho tat cả các thành viên trong tô chức.

Như vậy, một chiến lược đầy đủ của một tô chức hay doanh nghiệp cần có đủ

Nhận thức được tầm quan trọng của phát triển bền vững, các nhà quản trị ở các cấp độ khác nhau từ nhà nước đến bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đã bắt đầu kết hợp yếu tố bền vững vào các hoạt động lãnh đạo, quản trị và điều hành Trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thì chiến lược phát triển dài hạn luôn quan trọng Một chiến lược dài hạn từ 5-10-50 năm và lâu hơn bao gio cũng thể hiện tính bền vững trong hành trình phát triển của bất kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào.

Trong quá trình xây dựng chiến lược bền vững của tổ chức hay doanh nghiệp, các

nha quan tri can đưa nội dung Phát triên bên vững vào trong tâm chiên lược.

13

Trang 22

Đối với doanh nghiệp, phát triển bền vững được hiểu là việc thực thi các chiến lược và hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và các đối tác tại thời điểm hiện tại mà vẫn có thể duy trì và củng cố các nguồn lực sản xuất kinh doanh (tài nguyên thiên nhiên, nhân lực, tài chính ) dé đáp ứng cho nhu cầu trong tương lai của doanh nghiệp.

Các chiến lược nói chung đều phục vụ mục tiêu phát triển của tô chức hay

doanh nghiệp Tuy nhiên chiến lược phát triển bền vững là khái niệm mới gắn với xu thế mới là tất cả các quốc gia và doanh nghiệp trên thế giới đang tích cực tham gia thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững mà Liên hiệp quốc đã thông qua.

NGOI NHÀ PTBV QUOC GIA

NANG LỰC QUANTRI PHÁT TRIEN BEN VỮNG QUOCGIA

NĂNG LỰC QUANTRI AN NINH TRUYEN THONG (QUOCGIA)NANG LỰC QUANTRI AN NINH PHI TRUYEN THONG (NN, CB, DN)

NANGLUC QUANTRI KHOAHOCVA CONGNGHE (NN & DN)

Hình 1.1: Mô hình ngôi nhà phat triển bền vững quốc gia Nguồn: Hoàng Đình Phi (13)

Hoàng Đình Phi và cộng sự (13) đã giới thiệu mô hình Ngôi nhà phát triển bên vững quốc gia Đây là một công cụ hữu ich dé phân tích các yếu tô năng lực có liên quan tới quản trị phát triển bền vững ở các cấp độ quốc gia Một trong những

chức năng quan trọng của quan trị là lãnh đạo chiến lược Theo pháp luật hoặc theo ủy quyền thì mỗi cấp lãnh đạo của quốc gia hay tổ chức đều có nhiệm vụ tô chức

xây dựng, ban hành và thực thi các chiến lược, đặc biệt là chiến lược phát triển bền

14

Trang 23

vững trong tình hình mới Như vậy, chiến lược phát triển bền vững có nội hàm cụ thé hơn va sâu sắc hơn khi các mục tiêu phát triển của t6 chức hay doanh nghiệp phải gắn với các mục tiêu phát triển bền vững theo cả ba trụ cột là Kinh tế, Xã hội và Môi trường Từ lôgic đó, có thể nhận thấy rằng lý thuyết và công cụ quản trị chiến lược phát triển bền vững có vai trò quan trọng và có thé giúp cho các chủ thé

quản tri ở mọi cấp độ.

Kha năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp nhân mạnh vào tầm quan trọng của hiệu quả sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp như một yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển cũng như sự tăng trưởng dài hạn của doanh nghiệp Có nhiều cách thức định nghĩa khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: Là khả năng doanh nghiệp có thé sản xuất ra sản phâm với chi phí biến đổi trung bình thấp hơn

giá của sản phẩm trên thị trường; là khả năng giành được và duy trì thị phần trên thị

trường với lợi nhuận nhất định; là khả năng cung ứng sản phẩm của chính doanh nghiệp trên thị trường mà không phân biệt nơi bố trí sản xuất của doanh nghiệp

Nhìn chung, khả năng cạnh tranh là khả năng mà doanh nghiệp có được và duy trì

để có được lợi nhuận nhất định thông qua việc huy động và sử dụng có hiệu quả các

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có một năng lực cạnh

tranh, là thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc

thỏa mãn yêu cau của thị trường dé thu lợi nhuận ngày càng cao Suy rộng ra, khả năng cạnh tranh bền vững hàm ý khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được duy trì nhằm đảm bảo việc khai thác các lợi thế cạnh tranh về dài hạn.

Nhiều tổ chức và doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển lâu dài được vì

có nhiều yếu kém về năng lực hay khả năng cạnh tranh xét theo 17 yếu tố khác nhau từ các năng lực cơ bản đến năng suất, hiệu quả, thương hiệu, lợi nhuận, trách nhiệm xã hội, trách nhiệm bảo vệ môi trường căn cứ theo hình tháp về khả năng cạnh tranh bền vững (8) theo hình dưới đây:

15

Trang 24

THỊ PHAN

(Môi địa, XK, Thương hiệu}

SÀN PHAMIDY & GIÁ TRỊ CHO KHACH HANG

(Nang suất, Chất lượng Gia cả}

Hình 1.2: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn: Hoàng Đình Phi (9)

Khả năng cạnh tranh bền vững của một tổ chức có một số điểm khác với khả

năng cạnh tranh của một doanh nghiệp căn cứ theo địa vi pháp lý, sứ mệnh và mục tiêu

của tô chức Thông thường quốc tế chia các tô chức chính trị - xã hội thành các tô chức

chính phủ (GO: Governmental Organization) và các tô chức phi chính phủ (NGO:

Non-Governmental Organization) Các tổ chức phi chính phủ có thé hoạt động vì lợi nhuận,

phi lợi nhuận hay dạng doanh nghiệp xã hội Còn các tô chức chính phủ phải hoạt động theo các luật quy định về bộ máy tổ chức nhà nước và xã hội của mỗi quốc gia Tại Việt

Nam, các nhà quản trị công có tham khảo chỉ số PCI (Provincial Competitiveness Index) Về bản chất thì PCI là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh về thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào

từng tỉnh Chỉ số này thé hiện một phan năng lực của bộ máy chính quyền một tỉnh và các điều kiện KT-XH-MT thuận lợi cho thu hút đầu tư Tuy nhiên chỉ số này không thể hiện khả năng cạnh tranh toàn diện và tổng thể của một tỉnh nếu xét theo 12 trụ cột hay

nhóm yếu tố đánh gia khả năng cạnh tranh của một quốc gia (8) (24).

Theo các quy định, các cấp lãnh đạo Dang và chính quyền của một tinh bao gồm: Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Đề lãnh đạo về Đảng hay

16

Trang 25

quản lý/quản trị về mặt chính quyền thi cần thiết phải có đội ngũ nhân sự chủ chốt

có năng lực, vừa hồng, vừa chuyên, đặc biệt là “tầm nhìn chiến lược” và “tư duy

chiến lược” theo yêu cầu về năng lực của cán bộ quy hoạch cấp chiến lược của Đảng và Nhà nước Tư duy chiến lược và tầm nhìn chiến lược ở đây được thé hiện qua việc lãnh đạo và ban hành các đường lối, chủ trương, chính sách phát triển Kinh tế - Xã hội - Môi trường Như vậy, nhóm các nhà lãnh đạo chủ chốt của một tỉnh có tư duy chiến lược và tam nhìn chiến lược thì cần phải tham gia vào việc ra các quyết định mang tính chiến lược, trong đó có một nhiệm vụ quan trọng là nghiên cứu, tô chức xây dựng, tổ chức thông qua và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển bền

vững cho địa phương trong các giai đoạn 5 năm hay 10 năm.

Đề thực hiện được các nhiệm vụ, tổ chức hành chính như cấp Tỉnh thì bao

giờ cũng sử dụng các năng lực cơ bản như: Năng lực nguồn nhân lực; Năng lực tài

chính; Năng lực khoa học công nghệ kết hợp với truyền thống văn hóa và lợi thế thiên nhiên của địa phương để xây dựng các chiến lược nói chung và chiến lược phát triển bền vững nói riêng.

Như vậy, nếu muốn phân tích hay đánh giá được các yếu tố môi trường bên trong

tô chức (IFE: Internal Factors Evaluation) thì cần phải thu thập các dữ liệu thể hiện các

điểm mạnh, điểm yếu và xu thé thay đôi của các yếu tố này trong 5-10 năm tới Day là

cơ sở dé phân tích dữ liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và lựa chọn các mục tiêu chiến lược phát triển bền vững của một tô chức hành chính cấp tỉnh Từ tông hợp và phân tích lý thuyết nêu trên, tác giả lựa chọn một số tiêu chí cơ bản để làm cơ sở lý

thuyết cho việc thiết kế phiếu khảo sát, phỏng vấn và thu thập dữ liệu, bao gồm: (1) Nang lực nguồn nhân lực (khu vực công, tư)

(2) Năng lực tài chính (địa phương, doanh nghiệp, các nguồn khác)

(3) Năng lực công nghệ (cơ sở KHCN thuộc tỉnh, chủ yếu của doanh nghiệp) (4) Nang lực truyền thông

(5) Năng lực giáo dục và dao tạo

(6) Mức độ hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế

(7) Mức độ hoàn thành các mục tiêu ôn định và phát triển xã hội

(8) Mức độ hoàn thành các mục tiêu bảo vệ môi trường

17

Trang 26

1.6 Chiến lược phát triển bền vững và công tác quản trị an ninh phi truyền thống Vấn đề ANPTT được Đảng ta nhận thức từ rất sớm và thê hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 17/12/1998, của Bộ Chính trị khóa VIII Tại Nghị quyết, Đảng ta đã chỉ ra các yêu tố thách thức đối với an ninh quốc gia, trong đó có vấn đề ANPTT Trước đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (Tháng 6/1996) của

Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta tuy chưa chính thức sử dụng khái niệm an ninh

phi truyền thống trong văn kiện chính trị của mình nhưng đã từng chỉ ra những dấu hiệu, những vấn đề của an ninh phi truyền thống: “Thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế sự bùng né về dân số, phòng ngừa va day lùi những bệnh tật hiểm nghéo ), không một quốc gia nao có thé tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương” Đại hội IX (tháng 01/2001) tiếp tục khăng định các tinh thần của Đại hội VIII và bổ sung thêm van đề chống tội phạm quốc tế vào nội dung này Dai hội X đã bé sung và phát triển: “Nhiều van đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức phối hợp giải quyết; khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; sự gia tăng dân số cùng với

các luồng di cư; tinh trạng khan hiếm nguồn năng lượng, cạn kiệt tài nguyên, môi

trường tự nhiên bị hủy hoại; khí hậu diễn biến ngày càng xấu, kèm theo những thiên tai khủng khiếp; các dịch bệnh lớn, các tội phạm xuyên quốc gia có chiều hướng

tăng” Đại hội XI của Đảng (tháng 4/2011), Đảng ta chính thức sử dụng khái niệm

An ninh phi truyền thống với các van dé được chỉ ra, như: Chống khủng bố, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế bùng nổ dân số, phòng ngừa và hạn chế dịch bệnh hiểm nghèo Đại hội XII (tháng 01/2016) đặt an ninh phi truyền thống bên cạnh an ninh truyền thống, chỉ ra một số vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đôi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, an ninh mạng, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố Đồng thời có lưu ý đến “Các hình thái chiến tranh kiểu mới” với hàm ý khả

năng chuyền hóa giữa an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống.

Đặc biệt, Đại hội XIII của Đảng năm 2021 đã tiếp tục khang định nhận thức,

quan điểm nhất quán về nội dung, thách thức của ANPTT đối với sự nghiệp xây

dựng và bảo vệ Tô quôc hiện nay Đại hội nhân mạnh: “Những vân đê toàn câu như:

18

Trang 27

Bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội va an ninh

phi truyén thong, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, ô nhiễm

môi trường tiếp tục diễn biến phức tạp”, “Những vấn đề an ninh phi truyền thống ngày càng đa dạng, phức tạp, tac động mạnh mẽ”, từ đó, dé ra nhiệm vu “san sang ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống va an ninh phi truyền

théng” ; bảo đảm an ninh kinh tế, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mang và

an ninh xã hội KỊp thời đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, nhất là tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao Chủ động phối hợp với

các quốc gia bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; xử lý các vấn đề ANPTT, tạo vành đai bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về

quốc phòng, an ninh phù hợp với hội nhập quốc tế và yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong

tình hình mới”.

Đại hội XIII của Đảng đặt ra nhiệm vụ phải ứng phó với các mối đe dọa ANPTT và một trong các giải pháp là hoàn thiện chính sách, pháp luật Bởi lẽ, các mỗi đe doa ANPTT có thé khiến một quốc gia, thê chế, chế độ lung lay, bat ôn, sup đồ, tiêu

vong mà không cần bất kỳ một hoạt động chiến tranh quân sự nào; cùng với đó, nhiều

nội dung của ANPTT còn ảnh hưởng đến tất cả các nước, trong khu vực hay trên toàn

thế giới, như vấn đề an ninh môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm Đặc biệt, các mối đe dọa cua ANPTT thậm chi được chuyên hóa dẫn đến các van đề an ninh truyền thống,

an ninh quân sự bởi đặc tính “lan tỏa nhanh” và “xuyên quốc gia”.

Trong thời gian gần đây, an ninh phi truyền thống đã trở thành một mối quan

tâm lớn, một chủ đề quan trọng nhận được sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu của

các nhà khoa học Theo đánh giá của nhiều nhà nghiên cứu, an ninh phi truyền thong là một cách tiếp cận mới trong quản trị dé phát triển bền vững bat kỳ một tổ chức hay doanh nghiệp nào; đóng vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết đối với tổ chức, doanh nghiệp, quyết định sự tôn tai và phát triển bền vững của tô chức và doanh nghiệp (Nguyễn Văn Hưởng và cộng sự, 2015) Một số lĩnh vực quản trị an ninh doanh nghiệp trong an ninh phi truyền thống như an ninh tài chính (phòng

tránh các rủi ro tài chính và đảm bảo nguồn lực tài chính), an ninh công nghệ (phát

triên, bảo vệ và sử dụng hiệu quả các năng lực công nghệ), an ninh con người (phát

19

Trang 28

triển, sử dung an toàn và hiệu quả nguồn nhân lực), an ninh thương hiệu (xây dựng, sử dụng, bảo vệ, phát triển thương hiệu)

Căn cứ theo phương trình co bản về quản trị an ninh phi truyền thống 3S-3C của các tác giả Nguyễn Văn Hưởng và Hoàng Đình Phi (6) thì S3 là yếu tố phát triển bền vững.

S’S = (SI+S2+S3) - (C1+C2+C3)

Trong phương trình co bản về quản trị an ninh phi truyền thống thi:

S’S= an ninh PTT của một chủ thé hay kết quả công tác quản trị AN PTT của một chủ thé trong 1 giai đoạn đánh giá, có thé là 1 năm

S1= Mức độ an toàn của chủ thé/ khách thé trong năm đánh giá

S2= Mức độ ồn định của chủ thé/ khách thé

S3= Mức độ phát triển bền vững của chủ thé/ khách thé

Cl= Chi phí cho các hoạt động quan tri rủi ro

C2= Chi phí cho các hoạt động quản trị khủng hoảng

C3= Chi phí cho các hoạt động khắc phục hậu quả sau khủng hoảng

Căn cứ theo phương trình trên thì chiến lược phát triển bền vững của một

doanh nghiệp hay một tổ chức có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh phi

truyền thống cho một chủ thé, tức là việc duy trì mức độ và tốc độ phát triển bền

vững (S3) của chủ thể hay đối tượng cần được bảo vệ.

Như vậy, luận văn của tác giả tập trung phân tích các yếu tổ liên quan tới S3, đó là các mục tiêu phát triển bền vững của chủ thé Điều này thé hiện mối quan hệ

mật thiết và biện chứng giữa quản trị chiến lược phát triển bền vững và quản trị an

ninh phi truyền thống Dựa vào phương trình 3S-3C, có thé khang định răng nếu xây dựng va quản trị tốt chiến lược phát triển bền vững thì có thể đảm bảo được an ninh phi truyền thống.

Nếu không có chiến lược phát triển bền vững thì bất kỳ một t6 chức hay một doanh nghiệp nào cũng khó có thé đảm bảo phát triển bền vững trong giai đoạn 10 năm, 20 năm hay lâu hơn Chính vi vậy, bat kỳ t6 chức hay doanh nghiệp nào cũng

cần thiết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển bền vững cho các thời

kỳ khác nhau.

20

Trang 29

1.7 Quy trình và công cụ xây dựng chiến lược phát triển bền vững

1.7.1 Quy trình xây dựng chién lược phát triển bỀn vững

Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, đối với bat kỳ tổ chức hay doanh nghiệp nào thì công tác quản trị chiến lược hay quản trị chiến lược phát triển bền vững cũng cần phải tuân theo một quy trình quản trị chiến lược chung vừa mang tính khoa học và vừa mang tính pháp lý để mỗi cá nhân tham gia xác định được rõ quyên và nghĩa vụ theo luật pháp và quy định chung của tổ chức/doanh nghiệp.

Có nhiều tác giả đưa ra nhiều quy trình mẫu cho việc xây dựng và thực thi chiến lược theo nhiều bước khác nhau dé các tổ chức và doanh nghiệp có thé lựa chọn Sau quá trình học tập và thực hành trong khuôn khổ Chương trình đào tạo thạc sĩ quản trị an ninh phi truyền thống tại HSB thuộc DHQGHN, tác giả nhận thay

mô hình sau đây có thé dé dàng được vận dụng và điều chỉnh các bước cho phù hợp

với quy định mang tính pháp lý của từng tô chức.

_ BANH GIÁ CÁC YEU TỔ, KHẢ NANG CANH TRANH,

——al 1 PHAN TÍCH SWOT, CHUOI GIÁ TRL, 5 LỰC LƯỢNG CANH TRANH

(BOARD, CEO, CSO ANDVOR CONSULTANTS)

LỰA CHỌN TAM NHIN, SỬMENH, GIÁ TRI COT LOL, MỤC TIỂU DAI HAN

2 PHAN TICH TOWS & LỰA CHON CÁC CHIẾN LƯỢC 5-10 NAM

(GM, BOARD, CEO, CSO)

3 DY THẢO, BE XUẤT, THONG QUA CÁC CHIẾN LƯỢC & KE HOẠCH LIEN QUAN

(GM, CHAIR, CEO, CS, CTO, CEO, CPO )

4 THỰC HIỆN VA DIEU CHỈXH CAC CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH

(GM, CHAIR, CEO, C50, CTO, CFO, CPO )ry

5 GIẢM SÁT, HỖ TRỢ, BAN GIÁ, HIỂU CHINH, KHEN THƯỞNG

(GM, BOARD, CEO, C80, OTHERS)

MÔ HÌNH QUY TRINH QUAN TRI CHIẾN LƯỢC & KE HOẠCH THEO 5 BƯỚC

VỚI ĐỊNH HƯỚNG SANG TẠO & CẠNH TRANH BEN VỮNG CUA DN

NGUON; HOANG ĐĨNH PHI 2007

Hình 1.2: Quy trình xây dựng va quản trị chiến lược.

Nguồn: Hoàng Đình Phi (8)

21

Trang 30

Mô hình trên đây cơ bản minh họa cho một quy trình xây dựng và quản trị

chiến lược của một tổ chức hay một doanh nghiệp với 5 bước cơ bản (8)

Căn cứ theo mô hình lý thuyết trên đây thì tác giả nhận thấy bất kỳ một tô chức nào cũng có thể vận dụng sáng tạo các bước trong quá trình xây dựng chiến

lược phát triển Quá trình xây dựng một chiến lược được tiến hành qua bước 1 và

bước 2 với rất nhiều công cụ có thé được sử dụng như: Phân tích các năng lực cơ

ban, khả năng cạnh tranh, phân tích IEF, EFE, sử dụng ma trận TOWS.

1.7.2 Công cụ xây dựng chiến lược phát triển bén vững

Theo các lý thuyết cơ bản về quản trị chiến lược thì có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng dé xay dung chiến lược cho một tô chức hay một doanh nghiệp tùy thuộc vào mục tiêu và yêu cầu Tuy nhiên qua quá trình học tập lý luận và nghiên cứu thực tiễn

ở nhiều doanh nghiệp thì tác giả nhận thấy, bên cạnh việc sử dụng tri thức và công cụ của

quản trị an ninh phi truyền thống và quản trị chiến lược găn với các mục tiêu phát triển bền vững thì các công cụ chính sau đây là cần thiết và hữu ích:

1.7.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tô môi trường bên trong (IFE)

Môi trường bên trong với các yếu tô nội bộ của doanh nghiệp luôn được xem

là rất quan trọng đối với mỗi chiến lược kinh doanh và các mục tiêu mà doanh

nghiệp đó đề ra Vì vậy, việc đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (Internal

Factor Evaluation - IFE) giúp các nhà quan tri nhìn nhận được những điểm mạnh nội bộ (internal strength) va diém yếu nội bộ (internal weakness) của doanh nghiệp hay của tổ chức ké cả là một tổ chức hành chính cấp tỉnh.

Phân tích môi trường bên trong là việc phân tích nội bộ doanh nghiệp hay tô chức nhằm chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và các lợi thế của doanh nghiệp hay tổ chức trong từng lĩnh vực hoạt động làm cơ sở cho việc xây dựng và thông qua chiến lược kinh doanh Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp có thể được xem xét

đến như vốn điều lệ, chất lượng tài sản có, chất lượng dịch vụ, cơ cau tô chức,

nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học - công nghệ - kỹ thuật, mạng lưới marketing,

uy tín thương hiệu

Các yếu tố bên trong của một tô chức hành chính cấp tỉnh đã được phân tích

và lựa chọn ở mục 1.1.2 bao gồm:

22

Trang 31

(1) Nang lực nguồn nhân lực (khu vực công, tư)

(2) Năng lực tài chính (địa phương, DN, các nguồn khác)

(3) Nang lực công nghệ (cơ sở KHCN thuộc tinh, chu yếu của DN) (4) Năng lực truyền thông

(5) Năng lực giáo dục và dao tao

(6) Mức độ hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế

(7) Mức độ hoàn thành các mục tiêu ồn định và phát triển xã hội

(8) Mức độ hoàn thành các mục tiêu bảo vệ môi trường

Ma trận IFE giúp các nhà quản trị trực tiếp xây dựng chiến lược hay các chuyên gia xây dựng chiến lược xem xét khả năng phản ứng của tổ chức thông qua việc lượng hóa các năng lực nội bộ; từ đó xác định năng lực cốt lõi và quan trọng,

có kế hoạch duy trì, phát triển các năng lực cần thiết, tận dụng tối đa điểm mạnh

hiện tại và duy trì tiếp tục trong tương lai dé khai thác và chuẩn bị kết hợp với các nguồn lực để tận dụng các cơ hội và vượt qua các thách thức trong tương lai.

Các bước hình thành một ma trận IFE:

Bước 1: Các nha quản tri hay nhà nghiên cứu sử dụng các phương pháp khảo

sát dữ liệu, phỏng van, brain-storming (động não theo nhóm) dé lập ra danh mục từ

10 - 20 yếu tố bao gồm những điểm mạnh và điểm yếu cơ bản có ảnh hưởng đến tô

chức trong khoảng thời gian theo yêu cầu xây dựng chiến lược, thường là từ 5 đến

10 năm hoặc 20 năm.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,01 (ít quan trọng) đến 0,1 hoặc 0,2 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tam quan trọng hay trọng số của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ anh hưởng của các yêu tố tới sự thành công của doanh

nghiệp Tổng số tầm quan trọng của tat cả các yếu tố phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định thang điểm đánh giá cho từng yếu tổ theo thang điểm Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả sử dụng thang điểm 1-5 dé đưa vào các phiếu khảo sát, phỏng van; trong đó 1 là điểm rất yếu, 2 là yếu, 3 là điểm trung bình, 4 là điểm mạnh/ cao, 5 là rất mạnh hay rất cao Điểm đánh giá theo thang này thể

hiện mức độ hay khả năng mà DN hay tổ chức có khả năng tận dụng điểm mạnh và

khả năng khắc phục điểm yếu như thé nào trong hiện tại và tương lai 5-10 năm theo

23

Trang 32

giới hạn của chiên lược.

Bước 4: Nhân tâm quan trọng của từng yêu tô với trọng sô đê xác định sôđiêm quan trọng của từng yêu tô.

Bước 5: Cộng sô điêm của tat cả các yêu tô đê xác định tông sô diém ma tran.

Nếu tổng số điểm dưới 3 thì tổ chức hay doanh nghiệp yếu về những yếu tố nội bộ;

nếu tổng số điểm trên từ 3 trở lên hoặc từ 4 - 5 thì chứng tỏ mức độ tận dụng điểm

mạnh hay khắc phục điểm yếu của doanh nghiệp hay tô chức là cao hoặc rất cao.

MA TRAN IFE

TLD LD | Cac yéu | Mức độ quan trọng | Thang điểm đánh Số điểm

tố bên hay trọng số giá

1 2 3=1x2

1 Mức độ ảnh hưởng của | Theo thang điểm Nhân mức độ yếu tô (Đơn vị %) 1 - rất thấp quan trọng của 0,1 - không quan trọng | 2— thấp yêu tố với loại dé 2,0 - quan trọng nhất | 3 - trung bình xác định số điểm

4 - cao của yếu tố đó

1.7.2.2 Ma trận đánh giá các yếu to môi trường bên ngoài (EFE)

Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (External Factor Environment - EFE) giúp các nhà quản trị chiến lược hay các chuyên gia xây dựng chiến lược đánh giá các yếu tố bên ngoài bao gồm những cơ hội và thách thức chủ yếu đến từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức hay doanh nghiệp; qua đó giúp nhà quản trị đánh giá được mức độ phản ứng của tô chức hay

24

Trang 33

doanh nghiệp với những cơ hội và thách thức này trong khoảng thời gian 5-10 năm

tới theo yêu cầu xây dựng chiến lược.

Ma trận EFE cho phép các nhà quản trị tóm tắt và đánh giá các thông tin môi trường bên ngoài (kinh tế, xã hội, văn hóa, địa lí, chính trị, luật pháp công nghệ, cạnh tranh ) bang cách định lượng hóa các yếu tố này Các yếu tố thường được xem xét đến như môi trường chính trị - xã hội, tăng trưởng của nền kinh tế, thói quen và hành vi, chiến lược của đối thủ cạnh tranh

Các bước hình thành một ma trận EFE:

Bước 1: Lập danh mục từ 10 - 20 yếu tổ bao gồm những điểm mạnh và điểm yéu cơ bản có ảnh hưởng đến doanh nghiệp hay tổ chức và những mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.

Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,1 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) cho từng yếu tố Tầm quan trọng của những yếu tố này phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới sự thành công của doanh nghiệp Tổng số tam quan trong của tat cả các yếu tô phải bằng 1,0.

Bước 3: Xác định thang điểm đánh giá mức độ phản ứng với từng yếu tố

theo thang điểm từ 1 đến 5; trong đó 1 là điểm rất thấp, 2 là thấp, 3 là điểm trung bình, 4 là điểm mạnh/ cao, 5 là rất mạnh hay rat cao.

Bước 4: Nhân tam quan trong của từng yếu tổ với trọng số dé xác định số điểm của từng yếu tố.

Bước 5: Cộng số điềm của tat cả các yếu tô dé xác định tông số diém ma trận Tổng số điểm của ma trận không phụ thuộc vào số lượng các yếu tô có trong ma trận Tổng số điểm quan trọng càng cao cho thấy doanh nghiệp hay tổ chức dang có sự phản ứng ở mức độ càng cao đối với sự thay đổi của môi trường bên ngoài, hay nói cách khác doanh nghiép/té chức có khả năng cao trong việc tận dụng cơ hội cũng như vượt qua thách thức Tổng điểm bằng 5,0 có nghĩa rằng những lãnh đạo hay những người có trách nhiệm của tô chức/ doanh nghiệp phản ứng rat tốt với các

cơ hội và thách thức; tong điểm bang 1,0 có nghĩa rang tổ chức hay doanh nghiệp

phản ứng rât kém với các cơ hội và thách thức.

25

Trang 34

1 Mức độ ảnh hưởng của Theo thang diém Nhân mức độ yếu tô (Don vị %) 1 - rất thấp quan trọng của 0,1 - không quan trọng | 2- thấp yếu tô với loại

1.7.2.3 Ma trận lựa chọn các nhóm chiến lược (TOWS)

Phân tích TOWS là phân tích các yếu tố, hoàn cảnh môi trường bên trong và

môi trường bên ngoài của tô chức hay doanh nghiệp đê nhận diện các cơ hội, cáchiêm họa và các điêm mạnh, điêm yêu của doanh nghiệp; từ đó, nhà quản trị hoạch

định các chiến lược phù hợp với tổ chức/ doanh nghiệp và các yêu tố môi trường.

Tương tự với ma trận SWOT (Strength - Weakness - Opportunity - Threat)

được sử dụng trong phân tích chiến lược, ma trận TOWS (Threat Opportunity -Weakness - Strength) cũng tiễn hành phân tích các yếu tổ điểm mạnh - điểm yếu

bên trong và cơ hội - thách thức bên ngoài; tuy nhiên, điểm khác biệt giữa hai mô thức là thứ tự phân tích các yếu tố Mô thức TOWS liên quan đến quá trình liệt kê

các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức giống như phân tích SWOT, nhưng phân tích TOWS xem xét đến môi trường bên ngoài bao gồm các thách thức và cơ

hội trước, môi trường bên trong bao gôm các điêm mạnh va điêm yêu được xem xét

26

Trang 35

sau Sau khi liệt kê những thách thức, cơ hội, điểm yếu và điểm mạnh, các nhà tư vấn và quản trị sẽ cân nhắc các chiến lược tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức bang cách khai thác các điểm mạnh và khắc phục các điểm yếu Về cơ bản, SWOT và TOWS đều phân tích các yếu tố giống nhau và thường được các chủ thé quản trị

sử dụng theo các mục đích khác nhau.

Các bước thiết lập ma trận TOWS:

Bước 1: Liệt kê những nguy cơ chủ yếu đến từ môi trường bên ngoài (TI, T2 ) Nguy cơ hay thách thức là những hoàn cảnh, yếu tố, sự kiện gây khó khăn

cho việc thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc mục tiêu nào đó, hoặc đem lại

một kết quả không mong đợi cho tô chức/ doanh nghiệp.

Bước 2: Liệt kê những cơ hội chủ yếu đến từ môi trường bên ngoài (O],

O2 ) Cơ hội kinh doanh là những yếu tố, sự kiện, hoàn cảnh tạo điều kiện thuận

lợi dé tổ chức/ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh hay thực hiệu hiệu

quả mục tiêu.

Bước 3: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của tô chức/doanh nghiệp (W1, W2 ).

Điểm yếu là những khó khăn, bất lợi còn tồn tại mà tổ chức/doanh nghiệp chưa

khắc phục được.

Bước 4: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của tô chức/doanh nghiệp (S1, S2 ).

Điểm mạnh là những lợi thế vượt trội hoặc khác biệt mà những doanh nghiệp khác

không có, giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.

Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh S với các cơ hội O hình thành chiến lược

SO Chiến lược SO sử dụng những điểm mạnh bên trong của tổ chức/doanh nghiệp

dé tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Bước 6: Kết hợp các điểm yếu W với các cơ hội O hình thành chiến lược WO Chiến lược WO nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong tổ chức/ doanh

nghiệp bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh S với các nguy cơ T hình thành chiến lược

ST Chiến lược ST sử dụng những điểm mạnh của doanh nghiệp đề tránh khỏi hoặc

giảm di những ảnh hưởng của môi trường bên ngoài.

Bước 8: Kết hợp các điểm yếu W với các nguy cơ T hình thành chiến lược

27

Trang 36

WT Chiến lược WT nhằm giảm đi điểm yếu bên trong và tránh khỏi những mối đe

dọa từ môi trường bên ngoài.

MA TRẠN TOWS

Những điểm mạnh (S) Những điểm yêu (W)

Những cơ hội (O) Các chiến lược SO sử Các chiến lược WO vượt

dụng các điểm mạnh để | qua điểm yếu dé tận dụng

tận dụng tối đa các cơ hội cơ hội

Những thách thức (T) Các chiên lược ST sử Các chiên lược WT khắc

dụng cơ hội dé vượt qua

Bên cạnh việc phân tích TOWS cho tổ chức hay doanh nghiệp, thì mẫu ma

trận này còn có thể được sử dụng dé phân tích và so sánh với tình hình của đối thủ

cạnh tranh.

Liên quan đến việc sử dụng ma trận TOWS trong hoạch định chiến lược của tô chức hay doanh nghiệp, một điểm cần chú ý là chiến lược được xây dựng dé nâng cao tính cạnh tranh hoặc đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững Khi đó, tô chức/doanh nghiệp đóng vai trò là nhà quan trị các nguồn lực và các hoạt động dé phát triển và phát triển bền vững theo các mục tiêu chung đã đề ra.

Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược của tổ chức hay doanh nghiệp cần

phải được thực hiện trên tất cả các cấp độ từ cao đến thấp:

- Cấp doanh nghiệp: định hướng phát triển của doanh nghiệp và các mục tiêu dai hạn có liên quan đến những mục tiêu tổng thé và quy mô của doanh nghiệp, lựa

chọn các hoạt động mà các đơn vị kinh doanh có khả năng cạnh tranh và có sự phối

hợp phát triển giữa các đơn vị.

- Cấp kinh doanh: Là cách thức doanh nghiệp có thé cạnh tranh thành công trên

một thị trường hay một phân khúc thị trường, nhân mạnh vào việc phát triển và bảo vệ các lợi thé cạnh tranh cho sản phẩm là hàng hóa và dich vụ mà doanh nghiệp quản lý.

28

Trang 37

- Cấp chức năng: Là các mục tiêu và phương thức hoạt động ngắn hạn nhằm đạt được các mục tiêu ngắn hạn của các đơn vi kinh doanh và mục tiêu trung, dai

hạn của doanh nghiệp.

Trong quá trình phân tích TOWS, các nhà quản trị phải chú trọng vào lợi thế cạnh tranh hay các điểm mạnh của một tổ chức hay doanh nghiệp Lợi thế cạnh tranh là năng lực mà doanh nghiệp đặc biệt thực hiện tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh, là những thế mạnh mà đối thủ cạnh tranh không có hoặc không dễ dàng thích ứng hay sao chép Lợi thế cạnh tranh này đến từ các giá trị vượt trội của doanh nghiệp thông qua cách thức giảm chi phí sản xuất, kinh doanh và/hoặc tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm dé khách hàng sẵn lòng trả thêm một mức giá và đánh giá cao hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh

khi tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp ngay cao hơn tỷ lệ lợi nhuận bình quân trong

ngành, và lợi thế cạnh tranh này được duy trì nến như doanh nghiệp có thé duy tri tỷ lệ lợi nhuận cao trong thời gian dài Theo Michael Porter (10), lợi thế của doanh nghiệp phụ thuộc vào hai yếu tố cơ bản là lợi thế về chi phí sản xuất (lợi thế so

sánh) và lợi thế về sản xuất các hàng hóa và dịch vụ khác biệt (lợi thế cạnh tranh).

Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp phải đảm bảo lợi thế cạnh tranh được khai thác

và duy trì một cách bền vững.

Khác biệt với doanh nghiệp, các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ cung cấp dịch vụ công hay tô chức chính trị - xã hội của nhà nước có mục tiêu và nhiệm vụ chính trị, phụng sự xã hội Tuy nhiên dé phát triển về lâu dai và có

chiến lược phát triển bền vững, các tổ chức này cũng cần phải chú trọng trong quá

trình xác định các yếu tố môi trường bên trong và bên ngoài để hoạch định chiến lược phát triển bền vững cho mình Đối với loại hình tổ chức này, cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch và chiến lược phát triển cần phải tính đến yếu tổ pháp lý

trong lĩnh vực công và đặc thù của ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động của tô chức.

Việc phân tích môi trường bên ngoài không chỉ chú ý đến xu hướng phát trién của thế giới, quốc gia, xã hội, thị trường mà còn phải đặc biệt chú trọng trước hết vào các định hướng, quan điểm và chỉ đạo của Đảng, của chính phủ, cùng với các chính sách, văn bản pháp luật đặc thù của ngành nghề, lĩnh vực Đối với môi trường bên

29

Trang 38

trong, cần phải đặc biệt đánh giá chính xác và cần thận thực trạng của tô chức về bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động, đội ngũ nhân lực, cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính (bao gồm nguồn kinh phí ngân sách cấp và nguồn kinh phí tự chủ), các công tác/hoạt động được phân công trong lĩnh vực quản lý nhà nước vốn là nhiệm vụ, chức năng được phân công của don vị Sau khi tiến hành phân tích các yêu tô điểm

mạnh - điểm yéu và cơ hội - thách thức, don vi cần đặt ra sứ mệnh va tam nhìn dài

hạn, xác định các giá tri cốt lõi, các mục tiêu tổng quát và cụ thể, các mục tiêu chiến lược ngắn - trung - dai hạn dé đưa ra các giải pháp chiến lược đối với các nguồn vốn nhân lực, vốn cơ sở hạ tầng, vốn tài chính của đơn vị nhằm phát triển tổ chức bền vững Bên cạnh đó, do tính đặc thù của đơn vi hoạt động trong lĩnh vực công,

việc tô chức thực hiện, thanh tra giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả và hiệu quả

hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc thực hiện các chiến lược phát

triên của tô chức.

30

Trang 39

CHƯƠNG 2:

XÂY DUNG VÀ ĐÈ XUẤT CHIEN LƯỢC PHÁT TRIEN BEN VUNG CHO

TỈNH SƠN LA TRONG GIAI ĐOẠN 2023-2030

2.1 Giới thiệu tóm tắt về tỉnh Sơn La

2.1.1 Đặc điểm chung

Sơn La là tỉnh miền núi, biên giới phía Tây Bắc Việt Nam cách Hà Nội 320 Km, nằm trên trục Quốc lộ 6 Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu,

có diện tích tự nhiên trên 14.109 km? (đứng thứ 3 trong só 63 tỉnh, thành pho trên

cả nước) Tỉnh có 12 đơn vị hành chính, gồm thành phố Sơn La (Trung tâm) và 11 huyện; bao gồm 204 xã, phường, thị tran, 2.303 bản, tiểu khu, tổ dân phó, với trên

274 km đường biên giới giáp với nước CHDCND Lào với 17 xã biên giới; có 02

cửa khâu Quốc gia và nhiều cửa khâu phụ vừa mang ý nghĩa chính trị vừa kết hợp

giao thương kinh tế, văn hoá, xã hội.

Sơn La có địa hình rộng bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng

khí hậu, có đặc trưng sinh thái khác nhau; có hai cao nguyên chạy dai theo trục

Quốc lộ 6, đất đai bằng phẳng, màu mỡ phì nhiêu (cao nguyên Mộc Châu có độ cao

trung bình 1.050m so voi mực nước biển, mang đặc trưng cua khí hậu cận ôn doi;

cao nguyên Nà Sản có độ cao trung bình 800m đặc trưng khí hậu cận ôn đới) Đặc

điểm khí hậu địa hình đa dạng cho phép phát triển một nền sản xuất nông, lâm

nghiệp phong phú.

Sơn La có hệ thống thủy văn phong phú, khá dày với 2 hệ thống chính là

sông Đà dài 280 Km với 32 phụ lưu và sông Mã dài 90 Km với 17 phụ lưu Diện

tích lòng hồ thủy điện Sơn La: 224 Km”, Diện tích lòng hồ thủy điện Hòa Bình: 208

Km’ Diện tích lưu vực của thủy điện Sơn La: 43.760 Km” Diện tích lòng hồ rộng

cộng thêm yếu tố về khí hậu cho phép Sơn La có nhiều tiềm năng đề khai thác, phát triển về du lịch.

Dân số trên 1,3 triệu người, mật độ dân sỐ trung bình 89 người/km” (Trong

đó tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm trên 70%), với 12 dân tộc chủ yếu cùng sinh

31

Trang 40

sống đã tạo cho Sơn La có nền văn hoá dân tộc đặc sắc phong phú về: Lễ hội truyền thống, phong tục, trang phục, ầm thực

Từ các lợi thế về địa hình, khí hậu, thuỷ văn, văn hoá, con người đã tạo

cho Sơn La các điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá

trị như: Các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày, chăn nuôi gia

súc, gia cầm, thủy sản tập trung, quy mô lớn và đa dạng hóa các sản phâm nông sản,

thủy sản mang tính đặc trưng của địa phương; khai thác phát triển du lịch sinh thái,

du lịch văn hoá.

2.1.2 Đặc điểm các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn hiện nay

2.1.2.1 Về kinh tế

Hệ thống kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội trên dia ban tinh tiếp tục được quan

tâm đầu tư, phát triển theo hướng đồng bộ: Hệ thông ha tang giao thông được quan

tâm đầu tư, nhiều công trình hoàn thành được đưa vao sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho kết nối giao thương, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường liên kết vùng; một số dự ấn giao thông quan trọng được khởi động triển khai, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo (Tuyến cao tốc Hòa Bình - Sơn La, dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản, tuyến tránh thành pho Son La); ha tang giao

thông nông thôn được tăng cường Hạ tang thủy lợi tiếp tục được xây dung, nâng cấp

theo hướng đa mục tiêu, góp phần bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và thúc đây phát triển kinh tế - xã hội Hạ tầng năng lượng, nhất là hạ tầng điện nông thôn được quan tâm đầu tư, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện sinh hoạt an toàn tăng từ

86,7% (năm 2015) lên 94,1% (năm 2022) Hạ tầng kỹ thuật đô thị được mở rộng,

công tác quản lý phát triển đô thị đạt được những kết quả tích cực, cảnh quan đô thị có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại, có bản sắc; thành phố Sơn La đã được công nhận là đô thị loại II, các thị tran Hát Lót và Mộc Châu được công nhận là đô thị loại IV, các khu trung tâm hành chính huyện Sốp Cộp, Quỳnh Nhai được công nhận đạt đô thị loại V Hạ tầng nông thôn được cải thiện rõ rệt; hạ tầng huyện mới thành lập, các khu, cụm công nghiệp, thương mại, bưu chính, viễn thông, y tế, giáo dục và đào

tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao và du lịch được đầu tư ngảy một

32

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:32

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mô hình ngôi nhà phat triển bền vững quốc gia Nguồn: Hoàng Đình Phi (13) - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030
Hình 1.1 Mô hình ngôi nhà phat triển bền vững quốc gia Nguồn: Hoàng Đình Phi (13) (Trang 22)
Hình 1.2: Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn: Hoàng Đình Phi (9) - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030
Hình 1.2 Hình tháp khả năng cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Nguồn: Hoàng Đình Phi (9) (Trang 24)
Hình 1.2: Quy trình xây dựng va quản trị chiến lược. - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030
Hình 1.2 Quy trình xây dựng va quản trị chiến lược (Trang 29)
Bảng 2.1.: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030
Bảng 2.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Trang 50)
Bảng 2.3.: Ma trận TOWS - Luận văn thạc sĩ luật học: Xây dựng chiến lược phát triển bền vững cho Tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2023 - 2030
Bảng 2.3. Ma trận TOWS (Trang 67)